CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 77/p (VŨ KHÍ CỔ ĐẠI)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Vũ khí cổ đại P15 + 12
Những chiến binh ghê gớm nhất trong lịch sử loài người
Họ là những chiến binh nổi tiếng xuyên suốt
lịch sử loài ngoài vì lòng quả cảm, ý chí chiến đấu và khả năng xung
trận. Những danh từ Ninja, Viking, Sparta, Apache... đôi khi đã trở
thành huyền thoại.
Chiến binh Aztec
Xứ Sparta là một trong những thành bang
nổi tiếng của Hy Lạp theo chủ nghĩa quân phiệt, nơi có những chiến binh
hết sức tinh nhuệ. Họ là một trong những người lính được huấn luyện và
đào tạo khắt khe nhất thế giới. Biết sử dụng kết hợp khiên và giáo thuần
thục. Đối với họ, chiến tranh là cuộc sống và họ sẽ chiến đấu đến hơi
thở cuối cùng. Trận Thermopylae (năm 480 trước Công nguyên) giữa Hy Lạp
và Ba Tư, tuy thất thủ, nhưng chiến binh Sparta (Hy Lạp) đã chiến đấu
anh dũng tới cùng.
Những hung thần trên chiến trường khiến kẻ thù chết khiếp( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Với dáng vẻ hung dữ, bản năng giết người man rợ khiến kẻ thù trên chiến trường khiếp sợ, bỏ mạng dưới hung khí của họ.
Chiến binh La Mã
Chiến
binh La Mã là một trong những người lính nổi tiếng nhất trong lịch sử
cổ đại, vì họ sẵn sàng làm mọi thứ để giành chiến thắng. Mỗi chiến binh
La Mã đều được trang bị vũ khí, áo giáp và kỹ năng giết người man rợ.
Qua tìm hiểu, để trở thành một chiến binh thì phải là công dân của La Mã dưới 45 tuổi. Mỗi quân đoàn thường có khoảng 5.400 binh sĩ, đây là một trong những mẫu quân đội trong lịch sử.
Chiến binh Mông Cổ
Nói
đến chiến binh La Mã, nhiều người thầm phục vì khả năng cưỡi ngựa phi
thương khiến cho quân Mông Cổ chiếm đóng nhiều vùng đất tại thế kỷ 13, 14.
Dưới
sự chỉ đạo của Thành Cát Tư Hãn, nhiều chiến binh Mông Cổ xông pha giết
địch trên chiến trường khiến kẻ thù phát hoảng, lo sợ tột cùng.
Ninja
Với
những kỹ năng lạ như nghe xuyên tường, phi thân trên nước, ném phi tiêu
ám toán, sử dụng vũ khí thành thạo... Ninja trở thành chiến binh nguy
hiểm nhất thời của Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo.
Đặc
biệt, ninja rất quả quyết và dũng cảm. Họ luôn bàn tính kỹ trước khi
hành động. Khi nhiệm vụ thất bại, mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống
để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.
Samurai
Samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, thuộc hạ của các shogun, daimyo và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác.
Đáng
chú ý, nếu mỗi Samurai không hoàn thiện được nhiệm vụ đã giao sẽ tự mổ
bụng, cho phép chiến binh hạ nhục phục hồi danh dự bằng cái chết.
Chiến binh dân tộc Sparta
Đây
là chiến binh được đào tạo chiến đấu nghiêm khắc từ khi lên 7 tuổi.
Trong quá trình đào tạo, nếu chiến binh nào không hoàn thành được bài
tập sẽ bị sát hại không thương tiếc. Do đó, những chiến binh được đào
tạo thành công sẽ là một cỗ máy giết người man rợ.
Mỗi
chiến binh Sparta khi lâm trận chỉ biết duy nhất là chiến đấu, dù khó
khăn đến mấy thì họ sẽ tử chiến quyết không đầu hàng, run sợ trước cái
chết cận kề. Chính vì thế, mỗi khi đụng trận với chiến binh Sparta thì
nhiều kẻ thù phải khiêp sợ, cho dù họ đã hy sinh.
Chiến binh Viking
Đây là chiến binh gây nỗi kinh hoàng cho những cuộc chiến tại châu Âu vào cuối thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 11.
Đây là chiến binh thiện chiến, đi thuyền rất giỏi và có sức khỏe phi thường. Họ có thể sử dụng rìu nặng, lá chắn sắt, mũ sắt để đi cướp bóc, xâm lược những vùng đất giàu tài nguyên.
Chiến binh Maori
Đây
là chiến binh mạnh mẽ, chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù. Theo họ,
việc chiến đấu thường xuyên sẽ mang lại sức mạnh tinh thần. Tổ tiên của họ là những thổ dân sống ở đông Polynesia. Họ tới New Zealand bằng thuyền nhỏ trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1300.
Read more at http://www.phunutoday.vn/nhung-hung-than-tren-chien-truong-khien-ke-thu-chet-khiep-d65893.html#0FppcjW5VuWOjL8I.99 Chân dung lính thuỷ La Mã cổ đại
Những thuỷ thủ La Mã cổ đại có mái tóc cắt ngắn như cái bát úp và
khuôn mặt mang nét trẻ thơ - đó là những gì được miêu tả trên bức chân
dung đầu tiên về một sĩ quan hải quân mới được khai quật ở Italy. Được
khắc trên một tấ
Những thuỷ thủ La Mã cổ đại có mái tóc cắt
ngắn như cái bát úp và khuôn mặt mang nét trẻ thơ - đó là những gì được
miêu tả trên bức chân dung đầu tiên về một sĩ quan hải quân mới được
khai quật ở Italy.
Được khắc trên một tấm bia đá, bức chân dung nằm sâu 3 mét dưới nước gần nghĩa địa Classe ở Ravenna, thành phố cảng nơi hạm đội Adriatic của thành Rome chiếm đóng. Được làm từ đá cẩm thạch, tấm bia dài 1 m có từ thế kỷ 1 sau Công nguyên có một lỗ trống ở trên đỉnh, ban đầu để đặt tro của người lính quá cố. Theo chữ viết miêu tả đã bị hư hỏng, tấm bia do một người đàn ông tên là Cocneus đặt làm cho Monus Capito - sĩ quan phục vụ trên con thuyền galê mang tên Aurata. Là một phần quan trọng trong hạm đội La Mã, thuyền galê là một loại thuyền chạy nhanh, nhẹ, cơ động, dùng để chiến đấu với cướp biển trên vùng biển Adriatic - một nỗi lo thường trực cho các tàu buôn La Mã. "Cuối cùng chúng ta cũng biết rằng một lính thuỷ La Mã hồi xưa trông như thế nào. Khi khai quật chúng tôi còn tìm thấy những tấm bia đá khác, nhưng tất cả những người được miêu tả đều mặc thường phục với áo choàng rộng", nhà khảo cổ Maria Grazia Maioli cho biết. Mang một áo giáp bảo vệ vùng ngực và lưng, với chiếc váy quân sự có tua da, và đôi sandal chuyên dụng đế dày, Monus Capito được trang bị hoàn toàn kỹ lưỡng. Trên chiếc thắt lưng được trang trí cầu kỳ có dắt một thanh gươm ngắn sắc nhọn - vũ khí chính của thuỷ quân La Mã trong các cuộc chiến giáp là cà. Tay phải Monus Capito cầm một thanh giáo. Đó là thứ vũ khí vô cùng lợi hại bởi nó có một đầu nhọn có thể đâm xuyên qua khiên hoặc thậm chí làm thương một người đàn ông mặc áo giáp. "Ông ta còn đeo một cái thắt lưng dài qua vai. Nó không phải để giắt vũ khí mà chỉ như một đồ trang trí quân sự", Maioli nói. Việc trang bị hoàn toàn phù hợp với một lính thuỷ đánh bộ. Được coi là một bộ phận thấp hơn trong lực lượng vũ trang, hải quân La Mã sử dụng phương pháp chiến đấu truyền thống. Các thuyền galê áp sát thuyền của quân địch để binh lính có thể trèo lên và đánh nhau. Tuy vậy, cho dù mang đầy áo giáp và vũ khí, Monus Capito không hề có vẻ nhìn dữ tợn hay oai vệ. Theo nhà khảo cổ Valentina Manzelli, vẻ mặt trẻ thơ của người lính chứng tỏ chất lượng kém của bức điêu khắc. "Có thể thấy rõ rằng người hoạ sĩ khắc tấm bia này không hề chuyên nghiệp. Nhưng cho dù đây không phải là tác phẩm xuất sắc, nó có ý nghĩa vô cùng lớn. Điều làm nó độc đáo là ở tính giàu chi tiết của nó", Manzelli nói. Bức chân dung của Monus Capito sẽ được trưng bày tại Bảo tàng khảo cổ Classe vào tháng tới. M.T. (theo Discovery) |
Nhận xét
Đăng nhận xét