Phút giây cảnh giác 13
(ĐC sưu tầm trên NET)
(Ảnh minh họa)
Dàn cảnh tinh vi - Hai trong một - Kế hoạch không thành
10 mánh khóe lừa đảo vô cùng tinh vi của những thành viên "ăn xin hội"
Đình Đình |
10 mánh khóe tinh vi của bè lũ lừa đảo giả dạng ăn xin dưới đây có lẽ sẽ giúp bạn nhận biết được đâu mới là "hàng xịn", còn đâu mới là "phái diễn xuất thực lực".
Tại Trung Quốc, tuy đã có nhiều đường
dây ăn mày lừa đảo bị triệt phá, thế nhưng đội quân hành khất ở quốc gia
đông dân nhất thế giới này vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm.
Với những mánh khóe lừa đảo tinh vi, cộng thêm một chút năng khiếu diễn xuất, các băng đảng "ăn xin hội" này vẫn dễ dàng kiếm tiền trên lòng thương hại của người khác.
Để phân biệt được những hoàn cảnh khốn khó thực sự giữa vô vàn những kẻ giả nghèo giả khổ, chúng ta phải thật tỉnh táo nhận diện những mánh khóe của bè lũ lừa đảo, để lòng tốt không bị lợi dụng và tấm lòng hảo tâm được đặt đúng chỗ cần thiết.
Dưới đây là 10 mánh khóe lừa đảo thường gặp của các thành viên "cái bang" ở Trung Quốc:
1. Một kẻ giả bệnh, một kẻ khác xin tiền
Khi phóng viên hỏi chàng trai trong ảnh: "Người nằm dưới đất kia là ai?", anh ta rầu rĩ trả lời: "Bà nội bị bệnh."
Phóng viên hỏi tiếp: "Tại sao đã bị bệnh mà trưa nắng còn để bà nằm giữa đường như thế?" khiến cho chàng trai trẻ cứng họng lại.
Đến khi được hỏi: "Có cần giúp liên hệ với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ không?" thì anh ta lập tức xua tay: "Không cần! Không cần!"
Ngoài ra, mỗi khi có người giơ máy ảnh lên là anh ta lập tức nhặt những viên sỏi hoặc đá nhỏ ở xung quanh để ném về phía ống kính.
2. Giả bệnh nằm liệt một chỗ
Những
người lương thiện sẽ chẳng thể cầm lòng trước một hoàn cảnh đáng thương
như thế, đặc biệt khi đó còn là một ông lão trên đầu đã hai thứ tóc nữa
chứ.
Tuy nhiên, hãy nhìn xem, ngay sau khi kiếm được kha khá, ông lão khốn khổ ấy đã tự đứng dậy và di chuyển nhanh nhẹn chẳng khác gì những người bình thường xung quanh.
3. Bắt trẻ em giả bộ khổ sở xin tiền giữa đường
Giữa
đường phố đông người, khi dòng xe cộ đang đi lại như mắc cửi, một cô bé
đáng thương bỗng chạy đến quỳ rạp trước mũi xe của bạn rồi ngước đôi
mắt đượm buồn lên nhìn bạn, thử hỏi có mấy người nhẫn tâm bỏ đi khi chưa
kịp dúi vào tay cô bé ấy chút tiền lẻ?
Thế nhưng, sau khi đạt được mục đích, cô bé tội nghiệp lúc nãy nhanh chóng đứng dậy và chạy ra nô đùa với "đồng nghiệp" của mình.
4. Dập đầu quỳ lạy
Người
đàn ông trong ảnh đang không ngừng dập đầu cảm tạ những người tốt đã
quyên tiền cho vợ anh ta đi chữa bệnh. Nghe đâu chị vợ bị bệnh nặng lắm
mà không có tiền chạy chữ
Tình cảm dạt dào mà người đàn ông này dành cho người vợ bệnh tật đã khiến cho bao người phải cảm động và sẵn sàng góp chút tiền để giúp đỡ họ.
Ấy vậy mà, chỉ nửa tiếng sau, người ta đã chẳng thấy bóng dáng của cặp vợ chồng nghĩa nặng tình sâu ấy đâu.
Chị lao công đứng gần đó tiết lộ, sau khi kiếm được một khoản, cô vợ bệnh tật bèn ngồi bật dậy rồi hăm hở cùng chồng dọn dẹp đồ nghề để đi chỗ khác kiếm chác tiếp.
5. Giả dạng người tàn tật
Hiển nhiên là những người tàn tật đi ăn xin sẽ tạo cho người ta cảm giác khốn khổ hơn hẳn so với người bình thường.
Chính vì vậy, không ít kẻ lừa đảo có đủ tứ chi đã tìm mọi cách cách biến một phần cơ thể mình trở nên khiếm khuyết để dễ bề kiếm tiền.
Nhìn người đàn ông cụt một chân trong ảnh khó nhọc lê tấm thân trên đường, ai mà chẳng mủi lòng cơ chứ? Nhưng sự thật là anh ta chỉ buộc chân lại thôi chứ không hề cụt chân như nhiều người vẫn tưởng.
6. Bán đồ đạc kiếm tiền chữa bệnh cho con
Người đàn ông này đang rao bán chiếc điện thoại rẻ tiền của mình để có kinh phí chữa bệnh cho cậu con trai đang ốm đau dặt dẹo.
Một số người tốt tỏ ra thương cảm trước hoàn cảnh éo le của bố con họ và đã hào phóng rút tiền ra cho, dù họ chẳng hề nhận chiếc điện thoại kia, vì nhãn hiệu của nó là gì thì chẳng mấy người biết, hơn nữa cũng chẳng ai có thể kiểm định được liệu nó có chứa đựng mối nguy hại nào hay không.
7. Tích tiểu thành đại
Tuy mỗi nơi chỉ xin được một chút, nhưng đến cuối ngày, số tiền mà những người này kiếm được là không hề nhỏ.
Cô gái trong bức ảnh bị mất ví nên không có nổi 8 tệ (tương đương 27 nghìn đồng) để bắt xe về quê.
Hoàn cảnh đáng thương cùng con số nhỏ nhoi mà cô gái đưa ra khiến cho không ít người bị mắc lừa. Và tất nhiên, họ chẳng thể biết rằng mỗi ngày cô gái ấy phải "bắt xe về quê" bao nhiêu lần nữa.
8. Xin tiền theo kiểu trí thức
Đối
tượng mà những kẻ lừa đảo "đầy tri thức" này nhắm tới không chỉ gói gọn
trong phạm vi nội địa mà đã mở rộng sang cả người ngoại quốc.
Thủ đoạn này quá cao tay, khiến cho nhiều người mắc bẫy mà không mảy may nghi ngờ.
Bởi theo họ, những người lành lặn, sáng sủa lại có học thức như thế chắc chắn sẽ chẳng phải tốn công đi hành khất nếu không thực sự rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
9. Ép người tàn tật gia nhập băng đảng kiếm tiền bất chính
Những người này không tốn công hóa trang lại có biểu cảm rất chân thật, khiến cho những tên đầu sỏ kiếm được không ít tiền.
Với thân phận "đi làm thuê", những con người đáng thương ấy phải nộp lại toàn bộ số tiền xin được cho đại ca và chỉ được nhận lại một khoản vô cùng ít ỏi trong đó.
10. Đưa trẻ con đi ăn xin
Bất
kể xuân hạ thu đông, ngày nắng cũng như ngày mưa, những đứa trẻ được
lựa chọn làm "công cụ kiếm tiền phi pháp" này sẽ bị tha lôi đi khắp các
đầu đường xó chợ để cầu xin lòng thương hại của người khác.
Thậm chí, một số đứa trẻ còn bị ép phải uống thuốc ngủ liên tục để luôn ngoan ngoãn nằm im cho người lớn "hành nghề".
Tất nhiên, trong số những trường hợp nêu trên, sẽ có những người thật sự khốn khổ chứ không chỉ có bè lũ lừa đảo.
Thế nhưng, đã có quá nhiều những kẻ lợi dụng lòng thương hại của người khác bị lật tẩy, khiến cho lòng tin của con người bị lung lay nghiêm trọng và dường như bây giờ họ nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn lừa đảo, lừa đảo và lừa đảo mà thôi.
Với những mánh khóe lừa đảo tinh vi, cộng thêm một chút năng khiếu diễn xuất, các băng đảng "ăn xin hội" này vẫn dễ dàng kiếm tiền trên lòng thương hại của người khác.
Để phân biệt được những hoàn cảnh khốn khó thực sự giữa vô vàn những kẻ giả nghèo giả khổ, chúng ta phải thật tỉnh táo nhận diện những mánh khóe của bè lũ lừa đảo, để lòng tốt không bị lợi dụng và tấm lòng hảo tâm được đặt đúng chỗ cần thiết.
Dưới đây là 10 mánh khóe lừa đảo thường gặp của các thành viên "cái bang" ở Trung Quốc:
1. Một kẻ giả bệnh, một kẻ khác xin tiền
Bộ đôi ăn xin này làm việc "rất khoa học" và có sự phân công lao động rõ ràng.
Phóng viên hỏi tiếp: "Tại sao đã bị bệnh mà trưa nắng còn để bà nằm giữa đường như thế?" khiến cho chàng trai trẻ cứng họng lại.
Đến khi được hỏi: "Có cần giúp liên hệ với các cơ quan chức năng để được hỗ trợ không?" thì anh ta lập tức xua tay: "Không cần! Không cần!"
Ngoài ra, mỗi khi có người giơ máy ảnh lên là anh ta lập tức nhặt những viên sỏi hoặc đá nhỏ ở xung quanh để ném về phía ống kính.
2. Giả bệnh nằm liệt một chỗ
Những
đối tượng lừa đảo sẽ nằm im dưới đất và tạo cho người ta cảm giác chỉ
cần động đậy một chút thôi cũng đủ nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, hãy nhìn xem, ngay sau khi kiếm được kha khá, ông lão khốn khổ ấy đã tự đứng dậy và di chuyển nhanh nhẹn chẳng khác gì những người bình thường xung quanh.
3. Bắt trẻ em giả bộ khổ sở xin tiền giữa đường
Những đứa trẻ với gương mặt non nớt và dáng người nhỏ bé luôn dễ dàng chiếm được lòng thương hại của người khác.
Thế nhưng, sau khi đạt được mục đích, cô bé tội nghiệp lúc nãy nhanh chóng đứng dậy và chạy ra nô đùa với "đồng nghiệp" của mình.
4. Dập đầu quỳ lạy
Chỉ cần xin được tiền thì kể cả có dập đầu đến chảy máu cũng chẳng hề gì.
Tình cảm dạt dào mà người đàn ông này dành cho người vợ bệnh tật đã khiến cho bao người phải cảm động và sẵn sàng góp chút tiền để giúp đỡ họ.
Ấy vậy mà, chỉ nửa tiếng sau, người ta đã chẳng thấy bóng dáng của cặp vợ chồng nghĩa nặng tình sâu ấy đâu.
Chị lao công đứng gần đó tiết lộ, sau khi kiếm được một khoản, cô vợ bệnh tật bèn ngồi bật dậy rồi hăm hở cùng chồng dọn dẹp đồ nghề để đi chỗ khác kiếm chác tiếp.
5. Giả dạng người tàn tật
Chính vì vậy, không ít kẻ lừa đảo có đủ tứ chi đã tìm mọi cách cách biến một phần cơ thể mình trở nên khiếm khuyết để dễ bề kiếm tiền.
Nhìn người đàn ông cụt một chân trong ảnh khó nhọc lê tấm thân trên đường, ai mà chẳng mủi lòng cơ chứ? Nhưng sự thật là anh ta chỉ buộc chân lại thôi chứ không hề cụt chân như nhiều người vẫn tưởng.
6. Bán đồ đạc kiếm tiền chữa bệnh cho con
Nếu
thoạt nhìn thì chẳng ai nghĩ đây là một phương thức ăn xin, bởi trên
danh nghĩa thì họ vẫn là vừa mua được đồ lại vừa làm được việc thiện.
Một số người tốt tỏ ra thương cảm trước hoàn cảnh éo le của bố con họ và đã hào phóng rút tiền ra cho, dù họ chẳng hề nhận chiếc điện thoại kia, vì nhãn hiệu của nó là gì thì chẳng mấy người biết, hơn nữa cũng chẳng ai có thể kiểm định được liệu nó có chứa đựng mối nguy hại nào hay không.
7. Tích tiểu thành đại
Khác với kẻ giả bệnh, những đối tượng này không ngồi lỳ một chỗ mà liên tục thay đổi địa điểm hành nghề.
Cô gái trong bức ảnh bị mất ví nên không có nổi 8 tệ (tương đương 27 nghìn đồng) để bắt xe về quê.
Hoàn cảnh đáng thương cùng con số nhỏ nhoi mà cô gái đưa ra khiến cho không ít người bị mắc lừa. Và tất nhiên, họ chẳng thể biết rằng mỗi ngày cô gái ấy phải "bắt xe về quê" bao nhiêu lần nữa.
8. Xin tiền theo kiểu trí thức
Khi
chứng kiến cô gái trẻ mặt buồn thiu ngồi bên đường, bên cạnh là một
dòng chữ tiếng Anh dài dằng dặc, nhiều người không khỏi cảm thán: "Nghề
ăn mày ở Trung Quốc đã được quốc tế hóa mất rồi!"
Thủ đoạn này quá cao tay, khiến cho nhiều người mắc bẫy mà không mảy may nghi ngờ.
Bởi theo họ, những người lành lặn, sáng sủa lại có học thức như thế chắc chắn sẽ chẳng phải tốn công đi hành khất nếu không thực sự rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
9. Ép người tàn tật gia nhập băng đảng kiếm tiền bất chính
Có rất nhiều người tàn tật, khốn khổ thật sự đã bị những kẻ cái bang ép buộc phải gia nhập băng đảng ăn xin của chúng.
Với thân phận "đi làm thuê", những con người đáng thương ấy phải nộp lại toàn bộ số tiền xin được cho đại ca và chỉ được nhận lại một khoản vô cùng ít ỏi trong đó.
10. Đưa trẻ con đi ăn xin
Thậm chí, một số đứa trẻ còn bị ép phải uống thuốc ngủ liên tục để luôn ngoan ngoãn nằm im cho người lớn "hành nghề".
Tất nhiên, trong số những trường hợp nêu trên, sẽ có những người thật sự khốn khổ chứ không chỉ có bè lũ lừa đảo.
Thế nhưng, đã có quá nhiều những kẻ lợi dụng lòng thương hại của người khác bị lật tẩy, khiến cho lòng tin của con người bị lung lay nghiêm trọng và dường như bây giờ họ nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn lừa đảo, lừa đảo và lừa đảo mà thôi.
theo Kenh14/TTVN
“Cò” dịch vụ đăng ký xe máy: “Đưa 3,8 triệu đồng, 30 phút sau có giấy tờ”!
Đó là tuyên bố “xanh rờn” của một “cò mồi” dịnh vụ đăng ký xe máy ở quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Trong vai người dân đến tìm hiểu về các thủ tục để
đăng ký chiếc xe máy mới mua, phóng viên đã chứng kiến nhiều mánh khóe
lừa đảo, lươn lẹo của giới “cò mồi”.
Đây không phải là câu chuyện mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ, bởi đã có những cảnh tượng cãi lộn, giằng co giữa các nạn nhân bị lừa với các đối tượng “cò mồi” gây bức xúc trong dư luận.
Bị lừa “đắng ngắt”
Qua đường dây nóng, anh Nguyễn Đức H (29 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy) bức xúc kể lại những gì “đắng ngắt” mà anh và người nhà vừa trải qua trong quá trình đi đăng ký chiếc xe máy mới mua.
Theo anh H, sáng 25/5, trong quá trình nộp thuế đăng kiểm cho chiếc xe tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, ngay trước cửa, đã có một đối tượng “đón lõng” anh và gạ gẫm làm thủ tục đầy đủ với giá chỉ 100 nghìn đồng.
Sau khi đồng ý và đưa giấy tờ bao gồm hóa đơn đỏ và giấy đăng kiểm xe, anh đã liên tiếp bị đối tượng vòi vĩnh những khoản tiền vô lý, được gọi là các chi phí phát sinh. Nếu không đưa, chúng hăm dọa sẽ xé luôn các giấy tờ thủ tục đang cầm.
“Tổng cộng, số tiền không tên lên tới 1.300.000 đồng. Nhưng đã lỡ phóng lao phải theo lao, nên tôi đành nhắm mắt đưa chân, nuốt cục tức vào trong mà không làm gì được”, anh H cho biết.
Để tìm hiểu thêm về phản ánh này, trong liên tiếp các ngày từ 8 - 13/6, PV Báo Lao Động trong vai những người dân, đã tìm đến một vài điểm nóng về đăng ký xe máy để ghi nhận thực trạng này.
Tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, ngay từ hơn 8h sáng, hễ có người dân nào đến đó chuẩn bị bước vào phía trong để làm thủ tục nộp thuế, đăng ký xe máy là lập tức, có khoảng 2 - 3 đối tượng tìm cách tiếp cận để môi giới.
Khi PV đề cập việc mới mua một chiếc xe máy hiệu Honda Wave Alpha với giá ghi trong hóa đơn là 18,5 triệu đồng, một người đàn ông xưng tên là Toàn, nói luôn:
“Nếu anh làm thì mai cứ mang đầy đủ chứng minh thư, hoặc sổ hộ khẩu, hóa đơn mua bán xe ở đại lý đến đây, chúng tôi sẽ làm thay cho anh cả việc nộp thuế trước bạ, phí đăng kiểm. Cứ đưa 3,8 triệu, sau 30 phút là xong hết”.
Trà đá, bảo vệ kiêm luôn “cò mồi”
Sau khi nghe “cò mồi” tên Toàn “ra giá” cho dịch vụ này, thấy chúng tôi còn lấn cấn chưa yên tâm thì gã này cùng với mấy người ngồi trong quán trà đá cạnh đó liền trấn an rằng, từ nhiều năm nay đã làm dịch vụ này cho nhiều người rồi và đâu ai kêu gì.
Bảo chúng tôi cứ yên tâm giao giấy tờ cho hắn rồi đỡ mất công đi lại. Chỉ lấy công 200.000 - 300.000 đồng coi như tiền “trà thuốc”.
Không chỉ vậy, bà chủ quán ngồi bán nước ngay cạnh Chi cục Thuế Cầu Giấy cũng rất “tinh mắt” khi thấy có người đến đây làm thủ tục đăng ký xe máy rồi không quên việc mau chóng báo cho đội quân “cò mồi” biết sắp có “khách”.
“Cháu đến làm đăng ký xe hả, để bác giới thiệu cho cháu ra chỗ kia kìa sẽ có người chỉ dẫn cho.
Chứ vào trong cơ quan thuế làm mất thời gian và nhiêu khê lắm. Hết chỉ có 700.000 - 800.000 đồng thôi mà đỡ phải mất công mất việc nghỉ giữa buổi thế này”, người phụ nữ bán nước nhanh nhảu nói.
Theo
quan sát của PV, trung bình một ngày, cùng với phương thức mồi chài “cũ
rích” như vậy, các đối tượng này có thể “bỏ rọ” chừng 4-5 nạn nhân và
bỏ túi hàng triệu đồng mỗi người.
Không chỉ ở đó, theo ghi nhận của PV, hoạt động “cò mồi” còn diễn ra ở khu vực Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm. Thậm chí, ngay cả một nhân viên bảo vệ cũng có thể kiêm luôn chức năng “cò mồi” để kiếm chút đỉnh “tiền uống nước” với giá chỉ từ 150.000 đồng/lượt.
Cũng vẫn trong vai người cần đi đăng ký xe, chúng tôi được “cò” Trường, tận tình tư vấn: “Anh cứ mang cả chứng minh thư, hộ khẩu, hóa đơn mua bán và đi xe đến đây để cà số.
Phí đăng kiểm là 2 triệu, còn lại là thuế 850.000 đồng theo mẫu chung rồi. Anh em chỉ lấy thêm 500.000 đồng tiền công đi lại thôi. Bao giờ tôi gọi ra lấy xe chờ số thì ra cho khỏi mất công, chắc chỉ mất độ nửa tiếng là xong”.
Biết lừa vẫn “dính bẫy”
Đó chỉ là một trong số vô vàn các câu chuyện liên quan đến tình trạng “cò mồi” bủa vây người dân có nhu cầu đăng ký xe máy mới tại các chi cục thuế.
Câu hỏi đặt ra là tại sao, các phương tiện truyền thông đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này và cảnh báo mạnh mẽ mà vẫn có nhiều người dân đã “vô tình” lọt vào “ma trận” của những kẻ “cò mồi” này? Các thủ tục, quy trình có thực sự quá phức tạp hay không?
Theo một cán bộ thuộc Chi cục Thuế quận Cầu Giấy lý giải rằng, “cò mồi” lừa đảo vẫn còn đất sống bởi đánh trúng tâm lý ngại chạy qua chỗ nọ chỗ kia trong cơ quan thuế của quận.
Do đó, đừng cả tin vào “cò mồi” mà mất tiền oan. Trong khi thời gian hoàn thành thủ tục cũng không hết quá 30 phút, tùy trường hợp”, vị cán bộ thuế phân tích.
Đây không phải là câu chuyện mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ, bởi đã có những cảnh tượng cãi lộn, giằng co giữa các nạn nhân bị lừa với các đối tượng “cò mồi” gây bức xúc trong dư luận.
Bị lừa “đắng ngắt”
Qua đường dây nóng, anh Nguyễn Đức H (29 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy) bức xúc kể lại những gì “đắng ngắt” mà anh và người nhà vừa trải qua trong quá trình đi đăng ký chiếc xe máy mới mua.
Theo anh H, sáng 25/5, trong quá trình nộp thuế đăng kiểm cho chiếc xe tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, ngay trước cửa, đã có một đối tượng “đón lõng” anh và gạ gẫm làm thủ tục đầy đủ với giá chỉ 100 nghìn đồng.
Sau khi đồng ý và đưa giấy tờ bao gồm hóa đơn đỏ và giấy đăng kiểm xe, anh đã liên tiếp bị đối tượng vòi vĩnh những khoản tiền vô lý, được gọi là các chi phí phát sinh. Nếu không đưa, chúng hăm dọa sẽ xé luôn các giấy tờ thủ tục đang cầm.
“Tổng cộng, số tiền không tên lên tới 1.300.000 đồng. Nhưng đã lỡ phóng lao phải theo lao, nên tôi đành nhắm mắt đưa chân, nuốt cục tức vào trong mà không làm gì được”, anh H cho biết.
Để tìm hiểu thêm về phản ánh này, trong liên tiếp các ngày từ 8 - 13/6, PV Báo Lao Động trong vai những người dân, đã tìm đến một vài điểm nóng về đăng ký xe máy để ghi nhận thực trạng này.
Tại Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, ngay từ hơn 8h sáng, hễ có người dân nào đến đó chuẩn bị bước vào phía trong để làm thủ tục nộp thuế, đăng ký xe máy là lập tức, có khoảng 2 - 3 đối tượng tìm cách tiếp cận để môi giới.
Khi PV đề cập việc mới mua một chiếc xe máy hiệu Honda Wave Alpha với giá ghi trong hóa đơn là 18,5 triệu đồng, một người đàn ông xưng tên là Toàn, nói luôn:
“Nếu anh làm thì mai cứ mang đầy đủ chứng minh thư, hoặc sổ hộ khẩu, hóa đơn mua bán xe ở đại lý đến đây, chúng tôi sẽ làm thay cho anh cả việc nộp thuế trước bạ, phí đăng kiểm. Cứ đưa 3,8 triệu, sau 30 phút là xong hết”.
Trà đá, bảo vệ kiêm luôn “cò mồi”
Sau khi nghe “cò mồi” tên Toàn “ra giá” cho dịch vụ này, thấy chúng tôi còn lấn cấn chưa yên tâm thì gã này cùng với mấy người ngồi trong quán trà đá cạnh đó liền trấn an rằng, từ nhiều năm nay đã làm dịch vụ này cho nhiều người rồi và đâu ai kêu gì.
Bảo chúng tôi cứ yên tâm giao giấy tờ cho hắn rồi đỡ mất công đi lại. Chỉ lấy công 200.000 - 300.000 đồng coi như tiền “trà thuốc”.
Không chỉ vậy, bà chủ quán ngồi bán nước ngay cạnh Chi cục Thuế Cầu Giấy cũng rất “tinh mắt” khi thấy có người đến đây làm thủ tục đăng ký xe máy rồi không quên việc mau chóng báo cho đội quân “cò mồi” biết sắp có “khách”.
“Cháu đến làm đăng ký xe hả, để bác giới thiệu cho cháu ra chỗ kia kìa sẽ có người chỉ dẫn cho.
Chứ vào trong cơ quan thuế làm mất thời gian và nhiêu khê lắm. Hết chỉ có 700.000 - 800.000 đồng thôi mà đỡ phải mất công mất việc nghỉ giữa buổi thế này”, người phụ nữ bán nước nhanh nhảu nói.
Cò” Toàn (phải) đang chơi bài trong khi chờ khách tại quán nước cạnh Chi cục Thuế quận Cầu Giấy.
Không chỉ ở đó, theo ghi nhận của PV, hoạt động “cò mồi” còn diễn ra ở khu vực Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm. Thậm chí, ngay cả một nhân viên bảo vệ cũng có thể kiêm luôn chức năng “cò mồi” để kiếm chút đỉnh “tiền uống nước” với giá chỉ từ 150.000 đồng/lượt.
Cũng vẫn trong vai người cần đi đăng ký xe, chúng tôi được “cò” Trường, tận tình tư vấn: “Anh cứ mang cả chứng minh thư, hộ khẩu, hóa đơn mua bán và đi xe đến đây để cà số.
Phí đăng kiểm là 2 triệu, còn lại là thuế 850.000 đồng theo mẫu chung rồi. Anh em chỉ lấy thêm 500.000 đồng tiền công đi lại thôi. Bao giờ tôi gọi ra lấy xe chờ số thì ra cho khỏi mất công, chắc chỉ mất độ nửa tiếng là xong”.
Biết lừa vẫn “dính bẫy”
Đó chỉ là một trong số vô vàn các câu chuyện liên quan đến tình trạng “cò mồi” bủa vây người dân có nhu cầu đăng ký xe máy mới tại các chi cục thuế.
Câu hỏi đặt ra là tại sao, các phương tiện truyền thông đã đề cập rất nhiều đến vấn đề này và cảnh báo mạnh mẽ mà vẫn có nhiều người dân đã “vô tình” lọt vào “ma trận” của những kẻ “cò mồi” này? Các thủ tục, quy trình có thực sự quá phức tạp hay không?
Theo một cán bộ thuộc Chi cục Thuế quận Cầu Giấy lý giải rằng, “cò mồi” lừa đảo vẫn còn đất sống bởi đánh trúng tâm lý ngại chạy qua chỗ nọ chỗ kia trong cơ quan thuế của quận.
Do đó, đừng cả tin vào “cò mồi” mà mất tiền oan. Trong khi thời gian hoàn thành thủ tục cũng không hết quá 30 phút, tùy trường hợp”, vị cán bộ thuế phân tích.
theo Lao động
Lạnh gáy trước chiêu thức lừa đảo xuyên quốc gia trên mạng xã hội
Quân Anh (TH) |
(Soha.vn) - Trên facebook Văn Quang Tâm Nguyễn có chia sẻ một bài viết "cảnh báo về chiêu thức lừa đảo xuyên quốc gia" được cộng đồng mạng Việt rất quan tâm.
Hàng ngày trên thế giới có hàng triệu người sử dụng
mạng internet, mạng xã hội để giao lưu, kết bạn, để thực hiện các dịch
vụ, giao dịch một cách nhanh chóng, tiện ích. Nhờ có internet, mạng xã
hội mà mọi người trên thế giới gần nhau hơn, khoảng cách địa lý cũng vì
thế mà dần thu hẹp lại. Tuy nhiên bên cạnh những tiện ích thì mạng xã
hội cũng tiềm ẩn vô số những nguy hiểm đối với người sử dụng, nhiều kẻ
gian đã lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo đầy tinh
vi.
Dưới đây chúng tôi xin trích đăng những dòng chia sẻ trên facebook Văn Quang Tâm Nguyễn về chiêu thức lừa đảo xuyên quốc gia trên mạng xã hội thời gian gần đây:
"Viết sự thật từ sau việc 5 bạn của tôi nhận thư thăm đến .... khó xử đã hỏi tôi và thoát nạn... Nên tôi viết để các bạn cùng bạn đọc mong chia sẻ khỏi mắc mưu.
* Do nối mạng toàn cầu biết tâm lý người Việt trọng tình trọng nghĩa quý người nước ngoài nên bọn lọc lừa xuyên quốc gia đã sinh rất nhiều mánh khóe nhằm kích thích lòng tham ai ham của dễ sập bẫy chúng.
* Chúng thường xem các tên, nick, trang Facebook của người Việt chọn những người có học, có uy tín rồi kết bạn hay gửi thư ngỏ.
* Phương thức gái trẻ người nước ngoài xinh đẹp, giàu có...khiêu dâm tán trai Việt, trai trẻ người nước ngoài ga lăng giàu sang có vị trí xã hội gạ gái Việt.
* Mánh khóe:
Bước 1: Gửi thư thăm hỏi ca ngợi bạn, thậm trí tán yêu bạn nói với bạn rằng cả thế giới này không có ai hơn bạn... và khôn khéo báo hoàn cảnh vị thế của nó thật hấp dẫn như thật, tạo cho bạn thương, mến ấn tượng, chú ý.
Bước 2: Tiết lộ họ có tiền của lớn hàng tỷ USD, hay hàng triệu
Bảng...cần bạn bảo trợ hay nhận giúp để nhận hoa hồng 20% nếu là tiền;
hay biếu bạn vàng bạc, tiền USD, tiền Euro, tiền Bảng, kim cương, đá quý
....Hoặc gửi tiền cho bạn để đón bạn sang đó du lịch, thăm chơi hay ở
hẳn với nó.
Bước 3: Cho bạn các căn cứ pháp lý, hướng dẫn bạn làm thủ tục quốc tế có cả tên cơ quan, điện thoại lên lạc... như thật; rồi yêu cầu bạn cung cấp họ tên địa chỉ, số chưng minh thư, hộ chiếu, số tài khoản, số điện thoại để nó làm thủ tục.
Bước 4 : Báo xong và chuẩn bị nhận tiền hoặc quà ( thậm chí gọi điện trao đổi trực tiếp nếu ta nói được tiếng Anh - còn chủ yếu thư tiếng Anh qua thư email...)
Bước 5: Báo số tiền chi phí để chuyển tiền cho bạn, yêu cầu bạn phải gửi cho chúng ( thường là báo tiền USD quy tiền Việt từ 70 triệu đến 100, 200, 300, hoặc 500 triệu tiền Việt) ; Báo hóa đơn và danh cước bưu điện chuyển thùng hàng (quà) cho bạn và nói kẹt do thuế hay hải quan đang giữ hay vì muôn ngàn lý do nó không thể chuyển tiền đến đó, yêu cầu bạn chuyển tiền ngay để có thùng hàng về cho bạn nhận.
* Nếu bạn hồ đồ tin tiền hàng sẽ đến tay mình mà dại dột gom tiền gửi, chuyển đi tiền của bạn sẽ vào tay chúng như bay vào không trung mất tích mà không có chứng cứ pháp lý quốc gia nào bênh vực bạn.
* Nhưng nếu bạn khôn ngoan bảo nó hãy chuyển tiền về cho bạn thì bạn giúp không thì thôi nó sẽ chạy mất dép và chỉ ít phút sau bạn tìm tên nick đó không còn nữa.
*** HÃY ĐỪNG MẮC LỪA BỌN LỌC LỪA XUYÊN QUỐC GIA CÁC BẠN CỦA TÔI NHÉ."
Dưới đây chúng tôi xin trích đăng những dòng chia sẻ trên facebook Văn Quang Tâm Nguyễn về chiêu thức lừa đảo xuyên quốc gia trên mạng xã hội thời gian gần đây:
"Viết sự thật từ sau việc 5 bạn của tôi nhận thư thăm đến .... khó xử đã hỏi tôi và thoát nạn... Nên tôi viết để các bạn cùng bạn đọc mong chia sẻ khỏi mắc mưu.
* Do nối mạng toàn cầu biết tâm lý người Việt trọng tình trọng nghĩa quý người nước ngoài nên bọn lọc lừa xuyên quốc gia đã sinh rất nhiều mánh khóe nhằm kích thích lòng tham ai ham của dễ sập bẫy chúng.
* Chúng thường xem các tên, nick, trang Facebook của người Việt chọn những người có học, có uy tín rồi kết bạn hay gửi thư ngỏ.
* Phương thức gái trẻ người nước ngoài xinh đẹp, giàu có...khiêu dâm tán trai Việt, trai trẻ người nước ngoài ga lăng giàu sang có vị trí xã hội gạ gái Việt.
* Mánh khóe:
Bước 1: Gửi thư thăm hỏi ca ngợi bạn, thậm trí tán yêu bạn nói với bạn rằng cả thế giới này không có ai hơn bạn... và khôn khéo báo hoàn cảnh vị thế của nó thật hấp dẫn như thật, tạo cho bạn thương, mến ấn tượng, chú ý.
Cẩn thận với các mánh lừa đảo trên mạng xã hội
Bước 3: Cho bạn các căn cứ pháp lý, hướng dẫn bạn làm thủ tục quốc tế có cả tên cơ quan, điện thoại lên lạc... như thật; rồi yêu cầu bạn cung cấp họ tên địa chỉ, số chưng minh thư, hộ chiếu, số tài khoản, số điện thoại để nó làm thủ tục.
Bước 4 : Báo xong và chuẩn bị nhận tiền hoặc quà ( thậm chí gọi điện trao đổi trực tiếp nếu ta nói được tiếng Anh - còn chủ yếu thư tiếng Anh qua thư email...)
Bước 5: Báo số tiền chi phí để chuyển tiền cho bạn, yêu cầu bạn phải gửi cho chúng ( thường là báo tiền USD quy tiền Việt từ 70 triệu đến 100, 200, 300, hoặc 500 triệu tiền Việt) ; Báo hóa đơn và danh cước bưu điện chuyển thùng hàng (quà) cho bạn và nói kẹt do thuế hay hải quan đang giữ hay vì muôn ngàn lý do nó không thể chuyển tiền đến đó, yêu cầu bạn chuyển tiền ngay để có thùng hàng về cho bạn nhận.
* Nếu bạn hồ đồ tin tiền hàng sẽ đến tay mình mà dại dột gom tiền gửi, chuyển đi tiền của bạn sẽ vào tay chúng như bay vào không trung mất tích mà không có chứng cứ pháp lý quốc gia nào bênh vực bạn.
* Nhưng nếu bạn khôn ngoan bảo nó hãy chuyển tiền về cho bạn thì bạn giúp không thì thôi nó sẽ chạy mất dép và chỉ ít phút sau bạn tìm tên nick đó không còn nữa.
*** HÃY ĐỪNG MẮC LỪA BỌN LỌC LỪA XUYÊN QUỐC GIA CÁC BẠN CỦA TÔI NHÉ."
theo Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét