Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

CHUYỆN ÍT BIẾT 36

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                      Top 10 Sự Thật - TÂY DU KÝ

                                                                 Tây du ký chế

Tôn Ngộ Không và Tây Du Ký: những sự thật có thể bạn chưa biết

Ngày 18/06/2016 - Đăng bởi Lalung.vn
Bộ phim Tây Du Ký được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Ngô Thừa Ân, ra mắt công chúng năm 1986. Năm 1990 phim được chiếu tại Việt Nam và được phát lại nhiều năm liên tục, gắn liền với tuổi thơ thế hệ 8X, 9X.
Chúng tôi còn nhớ mỗi khi nhạc phim quen thuộc phát lên, nhà nhà đều khẩn trương tụ tập trước tivi, mọi hoạt động khác đều dừng lại, đường xá bỗng yên tĩnh lạ thường vì ai nấy đều háo hức chờ đợi những nạn kiếp mới của thầy trò Đường Tăng.
Dù biết rằng tiểu thuyết chỉ là hư cấu để lôi cuốn người xem, nhưng không ngờ cũng dựa trên nhân vật có thật là Đường Tam Tạng, ngài cũng là nhà tu hành một lòng theo đạo Phật và đã từng đi Tây Trúc (Ấn Độ ngày nay) thỉnh kinh.
Sự thật thì vị sư này chỉ đi một mình và cũng gặp nhiều gian nan trên đoạn đường rất dài là 10 vạn 8000 dặm (tương đương 54.000 cây số) trong 17 năm. Nhưng để trở thành một tác phẩm văn học được nhiều người đón nhận thì tác giả Ngô Thừa Ân đã “kêu gọi” thêm 3 đệ tử nữa là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng để hộ tống sư phụ đi đường an toàn. Đặc biệt nhân vật chú khỉ Tề Thiên Đại Thánh được các em nhỏ rất yêu mến.
Bây giờ chúng ta hãy khám phá tiếp về Tôn Ngộ Không và Tây Du Ký: những sự thật có thể bạn chưa biết ngay sau đây nhé!

1) Vai diễn Tôn Ngộ Không
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Lục Tiểu Linh Đồng
Là nhân vật chính của phim Tây Du Ký do nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đóng ở phiên bản phim đầu tiên. Nhưng không phải ai cũng biết, người đầu tiên đóng vai Tôn Ngộ Không mà đạo diễn phim Dương Khiết chọn lại là anh trai của Lục Tiểu Linh Đồng tên là Tiểu Lục Linh Đồng. Người anh đã thể hiện vai diễn rất tốt đến hết tập phim “Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh”. Thật không may sau đó Tiểu Lục Linh Đồng bị bệnh máu trắng qua đời. Trước tình hình đó, bố là Lục Linh Đồng đã giới thiệu Lục Tiểu Linh Đồng kế nhiệm vai diễn thay cho người anh đã mất.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên
Vốn sinh ra trong một gia đình có mấy đời làm nghề diễn kịch vai Tề Thiên nên hai anh em đã được cha rèn luyện từ bé. Ông dẫn con đến tham quan sở thú để xem và bắt chước những hành động của con khỉ và tập luyện võ công từ nhỏ đến lớn, nên ở trên phim, nhân vật Tôn Ngộ Không diễn rất sinh động với những động tác như liếc mắt, gãi gãi, tay chân lanh lẹ y chang loài khỉ. Và cho đến nay, chưa một diễn viên đóng vai Tề Thiên Đại Thánh nào có thể làm xuất sắc được như vậy.

2) Tề Thiên Đại Thánh bị cận nặng
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên
Trong phim Tây Du Ký, bạn Tôn Ngộ Không có thể nhìn thấu được yêu quái, nhìn xuyên qua vách tường nhưng ngoài đời thị lực anh chàng này lại có vấn đề. Những cảnh quay đầu tiên có đánh nhau, Lục Tiểu Linh Đồng thường phang gậy trúng đầu các diễn viên khác, khiến ai cũng sợ hãi và không dám đóng chung cảnh đánh tay đôi với anh. Đạo diễn Dương Khiết nghi ngờ và gặng hỏi mãi thì “Ngộ Không” mới thú thiệt vì quá mê vai diễn này nên bất chấp cận 6 độ cũng giấu biệt luôn. Anh cũng không thèm đeo kính áp tròng vì thấy không thoải mái.

3) Nguồn gốc Tôn Ngộ Không
Dựa vào đâu mà tác giả Ngô Thừa Ân lại nghĩ ra nhân vật Tề Thiên Đại Thánh? Đến nay gốc gác của Mỹ Hầu Vương vẫn còn là một ẩn số. Có người nói Ngộ Không là người Cam Túc, người khác lại nói là gốc Ấn Độ.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, tượng Tôn Ngộ Không, Ấn Độ
Tượng Tôn Ngộ Không trong một đền thờ ở Ấn Độ.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, tượng Tôn Ngộ Không
Vẻ mặt cũng hao hao giống khỉ.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Đường Tăng thỉnh kinh
Nhưng trong phát hiện của phương tiện truyền thông hiện nay, các chuyên gia đã dựa trên bức vẽ “Đường Tăng thỉnh kinh đồ” tại hang đá rừng cây du của tỉnh Cam Túc, đặc biệt trong bức họa có nhân vật đi sau Đường Tăng và con ngựa mang nét mặt của khỉ. Từ quai hàm nhọn, mũi thấp đến cái đầu lông lá y hệt tạo hình của Tề Thiên.
Ông Đoàn Văn Kiệt – Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Hoàng đã nói rằng người khỉ trong bức vẽ tên là Thạch Bàn Đà, quê ở thành phố Tỏa Dương, huyện An Tây, Tỉnh Cam Túc bây giờ, nên nhiều khả năng Ngộ Không là người Cam Túc.

4) Một người đóng nhiều vai
Một bí mật khác trong bộ sưu tập những sự thật có thể bạn chưa biết về Tây Du Ký đó là để tiết kiệm chi phí sản xuất phim, đoàn làm phim tận dụng lại các diễn viên chính cho những vai phụ.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Bát Giới
Mã Đức Hoa thủ vai Trư Bát Giới, ngoài ra anh còn hóa thân thêm 7 vai phụ khác như vua, yêu quái, người dân thường, lính cai…

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Sa Tăng
Mặc dù là diễn viên lớn tuổi nhất trong đoàn, nhưng Diêm Hoài Lễ đóng vai Sa Tăng cũng ủng hộ thêm vài vai nhỏ khác. Không biết có bao nhiêu khán giả phát hiện ra điều này nếu như Lục Tiểu Linh Đồng không tiết lộ nhỉ?

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Tam Tạng, Trì Trọng Thụy
Trì Trọng Thoại ngoài vai chính Tam Tạng cũng góp vui thêm vài nhân vật khác.
Ngoài ra một số người không phải diễn viên như trợ lý, thư ký trường quay, phó chủ nhiệm bộ phim… cũng tham gia để đóng các vai quần chúng khác. Một khi khán giả biết được sự thật này lại càng thấy thích thú hơn nữa, vì không ngờ rằng cách hóa trang tạo hình cho các nhân vật thời bấy giờ cũng tài tình quá đi chứ!

5) Có tới 3 Tam Tạng
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Uông Việt
Đường Tăng là nhà sư có diện mạo khôi ngô, tuấn tú và phúc hậu, tuy nhiên diễn viên đóng vai này cũng bị thay đổi tới 3 người. Diễn viên đầu tiên được chọn là Uông Việt – một chàng có gương mặt thư sinh đang học năm cuối khoa diễn xuất. Sau khi khởi quay được ba tập phim Tây Du Ký, Uông Việt cảm thấy nản vì mục tiêu anh muốn nhắm tới là phim điện ảnh chứ không phải loại truyền hình chiếm nhiều thời gian này. Đạo diễn Dương Khiết chấp thuận nguyện vọng cho anh rút lui.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Đồng Hoa
Sau đó nữ đạo diễn chọn Từ Thiếu Hoa, vốn dĩ được phân đóng vai Đông Hải Long Vương, kiêm thêm Bạch Long Mã, nhưng khi Uông Việt bỏ vai thì đạo diễn cho anh làm Tam Tạng luôn. Nhưng lại một lần nữa Từ Thiếu Hoa cũng không thể đến “Tây Trúc thỉnh kinh” vì quyết định học tiếp đại học, anh chỉ đóng được 8 tập phim sau đó chuyển qua Trì Trọng Thoại.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, Trì Trọng Thoại
Đối với Trì Trọng Thoại, trong cuộc đời diễn xuất của anh chưa đến 10 vai diễn nhưng với hóa thân thành Tam Tạng Huyền Trang đã giúp anh tỏa sáng và trở thành ngôi sao nổi tiếng Trung Quốc.

6) Lao đao vì chú ngựa trắng
Lao đao vì ngựa trắng
Bạch Long Mã là chú ngựa trắng mà Tam Tạng cưỡi nhưng thực chất lại là chú ngựa đen được quét sơn trắng. Vì không thể kiếm ra được một chú ngựa trắng tử tế để đóng phim, nên cả đoàn khá vất vả cho những cảnh quay con ngựa phải lội sông vượt suối, lúc đó nó hiện nguyên hình là lông đen và phải “tô” màu lại cho em ngựa.

7) Tiết lộ về bảy yêu tinh nhền nhện
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, yêu tinh nhền nhện
Trong tập 21 – Rơi vào động Bàn Tơ, đạo diễn Dương Khiết yêu cầu các con nhện phải có 7 màu sắc khác biệt trùng với trang phục 7 yêu nữ nhền nhện đang mặc. Bên cạnh đó các chú nhện phải thật sống động, các hoạt động phải ăn khớp với động tác của các diễn viên. Sau khi áp dụng phương án dùng động cơ điện đặt dưới bụng của các chú nhện mô hình, hay lắp bộ phận ròng rọc để có cử động như thật nhưng không khả thi và rắc rối, thì đoàn làm phim quay lại với cách làm thủ công là sử dụng cần câu và dây câu cá để làm dụng cụ điều khiển các con nhện khổng lồ, kết hợp với chất liệu tạo hình các con nhện từ khung tre, dây thép, vải nỉ sơn màu khác nhau thì đã có một bầy nhện hoàn hảo, có con nhỏ, con lớn, không con nào giống con nào. Đủ sức thuyết phục người xem rồi!

8) Nước thánh là bia hơi
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, bia hơi
Trong tập phim “Đấu phép hạ tam quái”, người xem chắc chắn không ít có những tràng cười đau bụng khi ba đồ đệ Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng đại náo điện Tam Thanh. Nhất là chi tiết ba huynh đệ tè vào ba chiếc bình để ban nước thánh cho ba yêu đạo là Hổ Lực, Dương Lực và Lộc Lực nhưng sau đó phát hiện ra đây chỉ là nước tiểu của khỉ và heo (của Tề Thiên và Bát Giới tè vào). Sự thật thì nước thánh đó là bia hơi vì có màu vàng cộng với bọt khí hao hao như nước tiểu.

9) Phụ đề phim là chữ viết tay
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, phụ đề
Thêm một sự thật có thể bạn chưa biết về Tôn Ngộ Không và Tây Du Ký do phó quay phim Đường Kế Toàn tiết lộ nữa là việc soạn thảo đề mục, font chữ tên đoàn phim, diễn viên, đạo diễn, ê kíp hậu trường, lời bài hát chạy lên ở đầu và cuối phim đều thực hiện thủ công. Đối với ngày nay thì công việc này thực hiện trên máy tính bằng phần mềm rất dễ dàng. Còn ngày đó phương tiện và công nghệ còn thô sơ, nên phải chơi chiêu “chế đồ”. Như với font chữ, họ mời một nhà viết thư pháp tới hỗ trợ.
Nghệ nhân này sẽ viết những nội dung yêu cầu lên một tờ giấy kiếng trong suốt, sau đó áp lên trên màn ảnh cho khán giả đọc.
Do đó, toàn bộ chữ từ đầu tới cuối phim đều là chữ viết tay. Đây cũng là một bí ẩn hết sức thú vị và ngạc nhiên hơn nữa, nghệ nhân thư pháp tài hoa lại là thư ký trường quay Mã Lệ Châu được đạo diễn Dương Khiết mời đến làm trợ thủ đắc lực.

10) Đoàn làm phim cũng gặp nhiều kiếp nạn
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, kiếp nạn
Kiếp nạn thứ nhất: lũ cuốn làm hỏng đường
Sau khi kết thúc cảnh quay ở núi Trường Bạch, đoàn làm phim khăn gói quả mướp trở lại Cát Lâm để về Bắc Kinh. Nhưng hỏi thăm dân tình mới hay mấy ngày nay Cát Lâm có bão, các đường nội tỉnh bị lũ cuốn bị hỏng nặng nề, hai cây cầu duy nhất để đi tới Cát Lâm đều bị mưa lũ tàn phá nên còn đang sửa chữa, xe cộ không thể qua lại. Cả đoàn phân vân giữa việc đi hay ở và cuối cùng đạo diễn Dương Khiết hô “đi” bằng con đường núi. Đoàn làm phim có cả thảy 3 xe lầm lũi khó nhọc vượt những chặng đường đất bùn nhão. Bên dưới núi, toàn bộ tỉnh Cát Lâm ngập trong biển nước mênh mông sau khi cơn đại hồng thủy đi qua.
Kiếp nạn thứ 2: Cầu bị sập không thể qua sông
Nhọc nhằn lắm cả xe và người mới đến được một thôn nhỏ là Nhị Đạo Hà Tử, nhà cửa đều ngập trong nước lũ đục ngầu. Một cây cầu gỗ để đi qua cũng bị lũ nuốt chửng nên đoàn phim có ý định sửa cầu. Thấy vậy dân làng đã nhiệt tình phụ giúp, người kiếm gậy, người kiếm gỗ, dây buộc lắp ghép lại để làm nên một cây cầu tạm. Cuối cùng ba chiếc xe đã vượt sông thành công trong sự vui mừng khôn xiết của cả đoàn và những người dân tốt bụng.
Kiếp nạn thứ 3: Khiêng đá vá đường
Đoàn xe lại tiếp tục cuộc hành trình, nhưng lại một thử thách nữa đến với họ khi trước mặt là một con sông lớn “ngoạm” luôn đường đi mất tiêu. Chỉ có duy nhất cây cầu đá nguyên khối còn trụ lại hiên ngang. Nhưng đoạn tiếp giáp giữa chân cầu với con đường đang đứng bị nước lũ xoáy một hõm sâu hơn nửa mét. Ai cũng thở dài ngao ngán. Lúc này nhiếp ảnh Cao Qúy Tường reo lên và chỉ tay về phía tảng đá lớn ven đường cách đó không xa: “Có rồi, dùng tảng đá kia chèn xuống là được.” Ngay lập tức nữ đạo diễn Dương Khiết xắn gấu quần lội bùn đầu tiên và tất cả mọi người trong đoàn tất thảy làm theo. Mặt mũi người nào người nấy đều lấm lem bùn đất nhưng bất chấp nghịch cảnh để thông xe. Sau một giờ thì tảng đá được lấp ngay ngắn, ba chiếc xe qua một cách an toàn. Mọi người reo hò sung sướng.

11) Bí mật việc đổi diễn viên ở phút chót
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, đổi vai diễn
Phần 2 phim Tây Du Ký được bấm máy vào ngày 1 tháng 6 năm 1997. Trước đó, bốn diễn viên chính nhận lời giao lưu với khán giả Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Thế nhưng, khi trở về Trung Quốc, lấy lý do tuổi tác và sức khỏe đoàn làm phim đã gạch tên Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới và Diêm Hoài Lễ vai Sa Tăng. Chính đạo diễn Dương Khiết cũng thấy bất lực vì đó là chỉ thị của cấp trên. Mặc dù được thay thế bằng hai diễn viên khác, nhưng hình ảnh về chàng Bát Giới ham ăn, háo sắc và sư đệ Sa Tăng thật thà, chăm chỉ vẫn còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả ở phần một.

12) Catse và kinh phí làm phim
Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, phim trường
Đằng sau ánh hào quang vô cùng chói sáng mà bộ phim Tây Du Ký mang lại, cứ ngỡ rằng catse của các diễn viên chính rất cao, nhưng thật sự họ diễn vì sự đam mê và nhiệt huyết chứ không hề rủng rỉnh tiền bạc. Lục Tiểu Linh Đồng cho biết vai Tôn Ngộ Không của ông chỉ nhận được 70 – 80 tệ (230 đến 260 VNĐ) cho mỗi tập thôi. Với các diễn viên khác thì thấp hơn.
Vào những năm 80, điều kiện vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu. Đoàn phim chỉ cấp được 6 hào cho mỗi bữa ăn, nên ở những nơi sinh hoạt phí cao như Quảng Châu sẽ không đủ tiền ăn, nhất là đối với những người sức dài vai rộng. Vì vậy, đạo diễn Dương Khiết sẵn sàng bỏ tiền túi để cả thành viên đoàn được ăn no.
Nhân lực lúc đó còn thiếu thốn, một người ôm nhiều vai, kể cả người trong đoàn không phải là diễn viên của tận dụng luôn.

Tôn Ngộ Không, Tây Du Ký, phim, Trung Quốc, diễn viên, kinh phí
Kinh phí làm phim rất eo hẹp, tuy nhiên ai nấy đều làm việc có tâm và dốc hết sức mình. Đạo diễn Dương Khiết cũng vô cùng tỉ mỉ với những cảnh quay, sau khi quay xong mọi người cùng nhau xem lại để phân tích và góp ý, có khi phải quay lại những cái liếc mắt, ngoái đầu sao cho tự nhiên nhất. Mất hết 17 năm ròng rã để hoàn thành bộ phim với tổng “thiệt hại” chưa đến 6 triệu Nhân Dân Tệ (khoảng 20 tỷ) cho một bộ phim truyền hình nhiều tập. So với hiện nay đó là một con số siêu nhỏ.

Để có được sự thành công của bộ phim ngoài năng lực của mỗi diễn viên còn có sự đoàn kết của tất cả mọi người trong đoàn. Cùng đồng cam cộng khổ vượt qua những trở ngại về địa lý và hoàn cảnh để giữ tinh thần Tây Du Ký thật vững vàng

Tiết lộ bí mật ít ai biết về nguồn gốc Tôn Ngộ Không

Tiết lộ bí mật ít ai biết về nguồn gốc Tôn Ngộ Không

9 năm sau khi hoàn thành phần 2, bốn thầy trò Đường Tăng lại gặp nhau trong tác phẩm được xem như món quà dành tặng cho tác giả của danh tác “Tây du ký”.

Từ một hậu duệ chưa được biết tới trong gia đình có truyền thống Hầu hí (kịch khỉ), năm 1986, với bộ phim Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng bất ngờ nổi tiếng chỉ sau một đêm thức dậy. Suốt 28 năm qua, tên tuổi của ông luôn gắn liền với hình ảnh Tôn Ngộ Không. Thành công này khiến Lục Tiểu Linh Đồng cảm thấy mình “mắc nợ” nhà văn Ngô Thừa Ân và mãi đến năm 2007, khi tìm được nhà đầu tư, ông mới triển khai dự án phim truyền hình Ngô Thừa Ân và Tây du ký.
Với Lục Tiểu Linh Đồng, đây là bộ phim tâm huyết mà ông thay mặc dòng họ thành kính biết ơn Ngô Thừa Ân khi đã tạo ra Tôn Ngộ Không - nhân vật chính của nghệ thuật Hầu hí. Còn với khán giả, nhất là những ai từng yêu thích Tây du ký thì sẽ biết được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (sau này được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa), đồng thời hiểu vì Ngô Thừa Ân lại sáng tạo ra nhân vật Tôn Ngộ Không.
Bí mật sự ra đời của Tôn Ngộ Không
Lục Tiểu Linh Đồng vừa đóng vai Ngô Thừa Ân vừa hóa thân thành Tôn Ngộ Không.
Lục Tiểu Linh Đồng vừa đóng vai Ngô Thừa Ân vừa hóa thân thành Tôn Ngộ Không.
Sử dụng thủ pháp “truyện trong truyện”, bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký tái hiện một phần cuộc đời gian truân từ lúc 28 tuổi đến khi 82 tuổi của Ngô Thừa Ân vào thời nhà Minh thối nát lúc bấy giờ. Khi sáng tác truyện Tây du ký, ông đã đưa những cay-đắng-ngọt-bùi và cả những hỷ-nộ-ái-ố của cuộc sống vào các nhân vật trong câu chuyện thần thoại thông qua sự tưởng tượng của mình.
Trì Trọng Thoại vai Đường Tăng.
Trì Trọng Thoại vai Đường Tăng.
Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới.
Mã Đức Hoa vai Trư Bát Giới.
Lưu Đại Cương vai Sa Tăng.
Lưu Đại Cương vai Sa Tăng.
Dự án Ngô Thừa Ân và Tây du ký nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp trước đây đã từng đồng hành cùng Lục Tiểu Linh Đồng trong 2 phần củaTây du ký 1986. Trì Trọng Thoại trở lại với vai Đường Tăng, Mã Đức Hoa sau khi vắng mặt trong phần 2 đã tiếp tục là Trư Bát Giới, Chu Long Quảng vai Như Lai Phật Tổ, Vương Vệ Quốc vẫn là Ngọc Hoàng đại đế… Diêm Hoài Lễ khi ấy đã quá yếu nên không thể đảm nhận vai Sa Tăng, thay vào đó là Lưu Đại Cương, diễn viên đã thể hiện vai diễn này ở phần 2 (Diêm Hoài Lễ qua đời tháng 4/2009). Riêng Lục Tiểu Linh Đồng, ông đã đóng cùng lúc 2 nhân vật: Ngô Thừa Ân ngoài đời và Tôn Ngộ Không trong trí tưởng tượng.
Bí mật sự ra đời của Tôn Ngộ Không
Bí mật sự ra đời của Tôn Ngộ Không
Từ một hậu duệ trong một gia đình có truyền thống Hầu hí (kịch khỉ) chưa được biết tới, năm 1986, với bộ phim Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng bất ngờ nổi tiếng chỉ sau một đêm thức dậy. Suốt 28 năm qua, tên tuổi của ông luôn gắn liền với hình ảnh Tôn Ngộ Không.   Thành công này khiến Lục Tiểu Linh Đồng cảm thấy mình “mắc nợ” nhà văn Ngô Thừa Ân nhưng mãi đến năm 2007, khi tìm được nhà đầu tư, ông mới triển khai dự án phim truyền hình Ngô Thừa Ân và Tây du ký. Với Lục Tiểu Linh Đồng, đây là bộ phim tâm huyết ông thay mặc dòng họ thành kính biết ơn Ngô Thừa Ân khi đã tạo ra Tôn Ngộ Không - nhân vật chính của nghệ thuật Hầu hí. Còn với khán giả, nhất là những ai từng yêu thích Tây du ký thì sẽ biết được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (mà sau này được xếp vào Tứ đại danh tác của văn học Trung Hoa), đồng thời hiểu vì Ngô Thừa Ân lại sáng tạo ra nhân vật Tôn Ngộ Không.  Sử dụng thủ pháp “truyện trong truyện”, bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký tái hiện một phần cuộc đời gian truân từ lúc 28 tuổi đến khi 82 tuổi của Ngô Thừa Ân vào thời nhà Minh thối nát lúc bấy giờ. Khi sáng tác Tây du ký, ông đã đưa những cay-đắng-ngọt-bùi và cả những hỷ-nộ-ái-ố của cuộc sống vào các nhân vật trong câu chuyện thần thoại thông qua sự tưởng tượng của mình.  Dự án Ngô Thừa Ân và Tây du ký nhận được sự ủng hộ của nhiều đồng nghiệp đã đồng hành cùng Lục Tiểu Linh Đồng trong 2 phần của Tây du ký 1986. Trì Trọng Thoại trở lại với vai Đường Tăng, Mã Đức Hoa sau khi vắng mặt trong phần 2 đã tiếp tục là Trư Bát Giới, Chu Long Quảng vai Như Lai Phật Tổ, Vương Vệ Quốc vẫn là Ngọc Hoàng đại đế… Nhân vật Sa Tăng, dù đã nhận lời nhưng do sức khỏe quá yếu không thể đảm nhận vai Sa Tăng, thay vào đó là Lưu Đại Cương, diễn viên đã thể hiện vai diễn này ở phần 2. Riêng Lục Tiểu Linh Đồng, ông đã thể hiện cùng lúc 2 nhân vật: Ngô Thừa Ân ngoài đời và Tôn Ngộ Không trong trí tưởng tượng.  Mất gần 3 năm mới hoàn thành, tuy hiệu quả lên sóng không như mong đợi nhưng Lục Tiểu Linh Đồng rất hài lòng với bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký. Ông chia sẻ: “Tôi đã thực hiện được tâm nguyện của dòng họ Hầu hí, đưa Ngô Thừa Ân lên màn ảnh nhỏ để khán giả hiểu và thêm trân trọng những sáng tạo của ông cho Tây du ký”.
Bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký đang phát sóng trên HTV7 lúc 16h55 các ngày thứ hai đến thứ sáu.
Mất gần 3 năm mới hoàn thành, tuy hiệu quả lên sóng không như mong đợi nhưng Lục Tiểu Linh Đồng rất hài lòng với bộ phim Ngô Thừa Ân và Tây du ký. Ông chia sẻ: “Tôi đã thực hiện được tâm nguyện của dòng họ Hầu hí, đưa Ngô Thừa Ân lên màn ảnh nhỏ để khán giả hiểu và thêm trân trọng những sáng tạo của ông cho Tây du ký”. 
theo Zing

Chuyện ít biết về Tây Du Ký 1986: Một diễn viên đóng nhiều nhân vật

Long Hy (tổng hợp)
(GDVN) - Có lẽ ít người biết rằng ngoài thủ vai 4 thầy trò Đường Tăng, các diễn viên chính của đoàn phim Tây Du Ký 1986 do thiếu người nên một người thường phải đóng ít nhất 2 nhân vật. Ngoài ra, nhiều diễn viên khác cũng phải "kiêm nhiệm" như thế.
Từ Thiếu Hoa trong vai Trần Quang Nhụy, cha của Trần Huyền Trang (Đường Tăng hồi nhỏ). Trần Quang Nhụy trong lần ứng thí đậu trạng nguyên ở kinh đô mỹ nhân Ân Tiểu Tả để mắt và trao cầu kén chồng (Mã Lan đóng) rồi sinh ra Trần Huyền Trang, nhưng ông đã bị sát hại và Trần Huyền Trang được gửi vào trong chùa.
Trong tập 8 “Đại chiến Hồng Hài Nhi”, Từ Thiếu Hoa tiếp tục vào vai Long Vương khi đến giải cứu cho Tôn Ngộ Không bị lửa của Hồng Hài Nhi thiêu chết.
Hình ảnh Lục Tiểu Linh Đồng khi hóa thân thành một tiểu hòa thượng để dò la về nguyên nhân chùa bị cháy trong tập “Họa khởi Quan Âm viện”. Ở tập này, gấu vương câu kết với sư trụ trì của chùa để đánh cắp áo cà sa của Đường Tăng nên cho đốt chùa để giết Đường Tam Tạng để dễ bề lấy cắp áo.
Lục Tiểu Linh Đồng trong vai một lão khách (phía dưới bên phải) trong tập “Hầu vương bảo vệ Đường Tăng”.
Trong tập “Thu nhận Trư Bát Giới”, Lục Tiểu Linh Đồng vào vai một lão bà (thứ hai từ trái qua), sau bị Trư Bát Giới làm cho hôn mê bất tỉnh.
Trì Trọng Thụy chuyên đóng vai Đường Tăng, nhưng đoàn thiếu người nên ông kiêm đóng vai Tỉnh Long Vương (một vị Long Vương sống trong một cái giếng ở vườn thượng uyển của nước Ô Kệ) trong tập phim ở nước Ô Kệ.
Trong tập “4 lần xuống động không đáy”, Trì Trọng Thụy vào vai một vị thần tiên đến giúp Đường Tăng thu phục bạch chuột tinh.
Vu Hồng (trái) vợ Lục Tiểu Linh Đồng trong vai các vị sứ giả ở tập “Quét tháp biện kỳ oan”.
Trong tập “Thiên Trúc nhận thỏ ngọc”, Vu Hồng (phải) vào vai hoàng hậu. Ngoài ra bà còn là một chuyên gia trang điểm.
Phó đạo diễn đoàn phim Tây Du Ký là Nhiệm Phụng Ba vào vai Linh Cát Bồ Tát.
Vai một lão giả trong tập “Thiên Trúc thụ ngọc thố” do Nhiệm Phụng Ba thủ vai.
Trong tập “Đoạt Bảo Liên Hoa động” có màn đấu nhau giữa 2 Tôn Ngộ Không, vị phó đạo diễn Nhiệm Phụng Ba vào vai thạch hầu giả.
Diễn viên Hạng Hán là người đóng rất nhiều các vai diễn trong Tây Du Ký, ông còn là người chịu trách nhiệm về võ thuật, mỹ thuật… Trong hình là Hạng Hán với vai Thuận Phong Nhĩ, một thiên tướng có khả năng nghe thấu khắp nhân gian.
Hạng Hán trong vai Hắc hùng tinh – từng là tiểu đồng của Quan Âm Bồ Tát Nam Hải trong tập “Họa khởi Quan Âm viện” khi câu kết với sư trụ trì đánh cắp áo cà sa của Đường Tăng hòng thành phật.
Hạng Hán trong vai tên cướp (giữa) ở tập phim “Hầu vương bảo vệ Đường Tăng”, toán cướp sau bị Tôn Ngộ Không đánh chết không còn một tên.
Hạng Hán với vai Yêu tinh sư tử tóc vàng, kẻ đã đánh cắp hết vũ khí của 3 huynh đệ Tôn Ngộ Không (gậy thiết bảng Như Ý), Trư Bát Giới (bờ cào 9 răng bằng sắt, được luyện ở Thiên Đình, nặng khoảng 5.048kg) và Sa Tăng (cây bảo trượng hàng yêu nặng 5.048 kg).
Hạng Hán trong tập phim “Ăn trộm quả nhân sâm” với vai Thổ Địa.
Với vai A Nan (phải) đại đồ đệ của Phật Tổ Như Lai và nhân vật Ca Diếp trong tập 25 khi thầy trò Đường Tăng đã tới được Thiên Trúc thỉnh kinh thành công.
Hạng Hán trong tập "Thu phục Trư Bát Giới".
Long Hy (tổng hợp)

Trong bộ truyện Tây Du Ký nổi tiếng, ít ai biết rằng vẫn còn một sự thật khủng khiếp sau sự kiện Lục Nhĩ Mỹ Hầu - con khỉ đá mạo danh Tề Thiên Đại Thánh đã bị thần tướng giam hãm vào trong Đại Thiên Am (Bát Vàng).


Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 1
Hai con khỉ một thật - một giả lại có phép thần thông và ngoại hình giống nhau như tạc. Đến thần Phật cũng khó lòng phân biệt chúng
Với những người lâu năm theo dõi bộ truyện Tây Du Ký nổi tiếng của nhà văn Ngô Thừa Ân, hẳn họ vẫn còn rất nhớ rõ về hồi truyện hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn, khiến cho từ sư phụ Đường Tăng tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 2
Cả hai con khỉ đều bị ảnh hưởng bởi Vòng Kim Cô khi nghe niệm tâm kinh
Chuyện kể lại rằng Tề Thiên Đại Thánh năm ấy bản lĩnh đầy mình, thần thông quảng đại, từ Linh Tiêu Bảo Điện đến Diêm La Địa Ngục, không nơi nào là không dám đến, không chốn nào là không dám quậy. Đối với các thần tiên mà nói, chỉ một con khỉ này thôi cũng đủ đau đầu lao lực lắm rồi! Trải qua bao phen khốn đốn mới đưa Tôn Ngộ Không vào con đường chính đạo, phò tá sư phụ Đường Tăng tới Tây Thiên thỉnh kinh.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 3
 
Nào ngờ bỗng một ngày nọ, dương gian lại xuất hiện thêm một Lục Nhĩ Mỹ Hầu bản lĩnh sánh ngang với Tề Thiên Đại Thánh. Lục Nhĩ My Hầu tính tình hung ác, nó biến ra bộ dạng của Tôn Ngộ Không rồi gây ra biết bao điều ác. Sư phụ Đường Tăng do hiểu lầm rằng đồ đệ mình dã tâm chưa sửa đổi nên đã xua đuổi Ngộ Không đi. Tôn Ngộ Không đương nhiên không nén nhịn cơn phẫn nộ, liền tạo nên một cuộc tranh đấu long trời lở đất với Lục Nhĩ Mỹ Hầu, khi nhận thấy cả hai bất phân thắng bại, cả Lục Nhĩ và Ngộ Không chỉ còn biết mời chư vị thần tiên trên trời giúp phân biệt thật giả, trả lại sự trong sạch cho mình.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 4
Nhiều nghi vấn cho rằng Lục Nhĩ My Hầu được tạo thành từ tà tâm của Tề Thiên Đại Thánh trước khi quy y chính đạo
Tuy nhiên, đến cả pháp nhãn của thần thánh, gương chiếu yêu của Lí Thiên Vương v.v… cũng đều không nhìn ra ai là thật, ai là giả. Cuối cùng, hai con khỉ giao đấu đến tận Tây Thiên mới sáng tỏ mọi việc, Lục Nhĩ Mỹ Hầu lộ diện chân tướng và bị thiên binh bắt giam vào trong Đại Thiên Am (Bát Vàng).
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 5
Luận về sức mạnh, không ai có thể đương đầu nổi với Lục Nhĩ Mỹ Hầu ngoài Tề Thiên Đại Thánh!
Nhưng ít ai biết được rằng, Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn Ngộ Không vốn có đường sinh mệnh tương thông nhau nên thần thánh tứ phương không thể trừ diệt tận gốc con khỉ đá ấy, việc giam hãm Lục Nhĩ với thần thánh chỉ là tạm thời. Nếu như một ngày nọ, con khỉ này thoát được khỏi sự kìm hãm của Thiên Am thì Tam giới chắc chắn sẽ phải chịu đựng thêm một tai kiếp lớn chưa từng có! Và Đại Thánh Vương - một game MMORPG mới sắp xuất hiện tại Việt Nam sẽ cho chúng ta biết lời giải và những sự thật về bối cảnh phản tây du này.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 6
 
Lục Nhĩ Mỹ Hầu bị Phật Tổ Như Lai nhốt giữ trong Đại Thiên Am, vì có ma tính nên hắn đã từ từ hấp thụ sức mạnh thần pháp của Thiên Am để chuyển thành sức mạnh của mình. Ngày Ngộ Không đắc đạo thành Đấu Chiến Thắng Phật cũng là ngày Lục Nhĩ Mỹ Hầu phá tan Thiên Am, tự xưng phong mình là “Ngoại Đạo Mỹ Hầu” với 108 phép tà yêu vượt hẳn Tôn Ngộ Không.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 7
Bạn sẽ theo phe của ai? Tề Thiên Đại Thánh?
Một trận chiến kinh thiên động địa giữa hai con khỉ đá sở hữu pháp lực cao hơn trước vạn lần diễn ra, gây chấn động mạnh tới cả hai giới Thần – Phật. Về sau điềm ứng báo “Đạo cao một thước, Ma cao một trượng”, Ngộ Không bị Lục Nhĩ Mỹ Hầu đả trọng thương, pháp lực hao tổn nên phải lui về Hoa Quả Sơn tịnh dưỡng. Sự việc đã gây nên tai biến lớn cho Tam giới: Thiên – Địa – Nhân, “Ngoại Đạo Mỹ Hầu” sau khi đánh thắng Tôn Ngộ Không lại càng có dã tâm lớn, muốn tận diện Thiên cung, lật đổ thần phật.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 8
Hay là theo chân Lục Nhĩ Mỹ Hầu gây loạn Tam giới?
Đúng lúc đó tinh phách Nữ Oa – nữ thần năm xưa hiến lấy thân mình để vá trời hiện về, cho Ngộ Không biết một điềm rằng: Muốn khắc chế tận diệt được Ngoại Đạo Mỹ Hầu đang hoành hành ngang ngược, thiên cơ đã cho hạ giới một người giúp Tôn Ngộ Không. Nữ Oa thần dặn rằng chỉ khi tìm được người này, Ngộ Không mới có cơ hội đánh bại Ngoại Đạo Mỹ Hầu, còn nếu để Ngoại Đạo Mỹ Hầu tìm thấy trước được người này mà hại chết, thì đó cũng sẽ chính là ngày tàn của Tam giới.
Bản chất khủng khiếp của Lục Nhĩ Mỹ Hầu - Con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không - 9
 
Vậy bạn – người được Nữ Oa thần nhắc tới trong truyền thuyết, bạn liệu có sẵn sàng sát cánh cùng Tôn Ngộ Không để đánh bại Ngoại Đạo Mỹ Hầu Vương? Giành lại sự bình yên cho Tam giới? Nếu muốn, hãy cùngĐại Thánh Vương viết nên sử sách thiên tiên cho riêng bạn!

Ghé thăm Fanpage của Đại Thánh Vương tại:
Fb.com/DaiThanhVuong.vn

Những sự thật ít biết về 'Tôn Ngộ Không' Lục Tiểu Linh Đồng

Trong suốt thời gian tham gia bộ phim Tây Du Ký, diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng đã gặp không ít những câu chuyện thú vị.

Tôn Ngộ Không bị cận thị
Ngoài đời diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng ở ngoài cận tới… 6 đi-ốp nhưng trước khi tham gia vào vai Tôn Ngộ Không ông đã giấu tất cả mọi người điều này.
Đến cuối đời vẫn là Tôn Ngộ Không của mọi khán giả
Giờ đây Lục Tiểu Linh Đồng không còn phải giấu cặp mắt kính của mình.
Bởi vậy, trong những cảnh quay đánh nhau trong phim, Lục Tiểu Linh Đồng thường xuyên đánh nhầm vào đầu của các diễn viên đóng chung với mình, khiến trong suốt một thời gian dài không ai dám đóng chung những cảnh tay đôi với ông.
Cát xê tuy cao mà thấp
Lục Tiểu Linh Đồng là diễn viên được trả thù lao cao nhất đoàn phim vì là diễn viên chính cũng như có nhiều cảnh quay vất vả, nguy hiểm.
Nhưng ông cũng chỉ được 100 nhân dân tệ (khoảng 350.000 đồng) cho mỗi tập phim, một con số chẳng bõ bèn gì so với các bộ phim truyền hình khác. Mặc dù vậy ông vẫn vui vẻ và rất nhiệt huyết cho vai diễn của mình mà không màng đến bất kể thù lao cao hay thấp vì vốn dĩ ngân sách đoàn làm phim rất khó khăn.
Những sự thật ít biết về Tôn Ngộ Không
Cho đến khi bộ phim kết thúc, ông vẫn thường xuyên tham gia các cuộc giao lưu với khán giả hâm mộ Tây Du Ký ở khắp mọi nơi, khắp các đất nước mà bộ phim được yêu mến. Dù tuổi đã không còn trẻ nhưng ông vẫn hào hứng múa gậy như Tôn Ngộ Không thuở nào.
Nhiều lần suýt chết
Đóng nhiều cảnh bay nhảy trong Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng may mắn mấy lần thoát cửa tử trong gang tấc, nhưng kỷ niệm nhớ đời nhất là suýt bị Hao thiên khuyển của Nhị Lang Thần xơi tái.
30 năm tình vẫn không đổi
Cảnh quay của Lục Tiểu Linh Đồng với chú chó Hao Thiên Khuyển.
Con chó được sử dụng để đóng Hao Thiên Khuyển trong phim khá hung dữ và được huấn luyện theo hiệu lệnh.
Trong cảnh Hao thiên khuyển đuổi theo Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng được treo trên dây cáp diễn cảnh bay, trong khi đó ở bên dưới chú khuyển cảnh ra sức truy đuổi.
Đến khi ông hạ dây xuống, con chó theo bản năng đã vồ lên người của Lục Tiểu Linh Đồng, may mắn là ông kịp thời co hai chân lên bảo vệ và người chủ lúc đó đã ra lệnh kịp lúc nên chú chó chỉ cắn trúng quần ông.
Tây du ký se duyên cho Lục Tiểu Linh Đồng và Vu Hồng
Cùng tham gia bộ phim Tây Du Ký trong thời gian dài, Vu Hồng ngoài công việc thư ký trường quay, còn xuất hiện trong phim đóng vai ngoại quốc sứ tiết và vai hoàng hậu trong một số tập phim. Cả hai đã nảy sinh tình cảm thân thiết ngay trên phim trường.
Năm 1988 cặp đôi này tổ chức đám cưới, một điều thú vị là đám cưới vẫn đầy đủ lễ nghi với hàng trăm khách mời diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhưng chỉ có mặt cô dâu Vu Hồng, vì chú rể đang mải chạy show bên Singapore.
Và cũng vào hôm ấy, LHP Kim Ưng lần thứ 6 công bố kết quả, Lục Tiểu Linh Đồng đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất với vai Tôn Ngộ Không, ông cũng không thể có mặt để nhận.
30 năm tình vẫn không đổi.
'Đêm động phòng hoa chúc' của chàng Tôn Ngộ Không và nàng thư ký trường quay chỉ là cuộc điện thoại đường dài Singapore - Bắc Kinh. Mặc dù vậy cả hai vẫn là cặp đôi hạnh phúc sau gần 30 năm sống chung.
Một Tôn Ngộ Không khù khờ ngoài đời
Trên màn ảnh nhỏ, Lục Tiểu Linh Đồng là Tôn Ngộ Không có 72 phép thần thông, nhưng ngoài đời, ông tự nhận mình là 'gã khờ', thậm chí đến quần lót ông mặt size gì cũng không biết vì 25 năm qua đều một tay vợ mua cho, hoặc bất ngờ hỏi về số điện thoại cấp cứu, chữa cháy, ông cũng mù tịt vì những chuyện ấy có vợ lo.
Bù lại, ông chưa bao giờ ngừng làm việc và thỉnh thoảng lại đưa gia đình đi du lịch vòng quanh thế giới.

3 "thuyết âm mưu" gây sốc lý giải bí ẩn trong Tây Du Ký

Minh Khánh, Gab, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 19/06/2015

Tề Thiên Đại Thánh là ai, danh tính sư phụ của Tôn Ngộ Không và cái chết thật - giả của vua khỉ là những bí ẩn gây nên nhiều tranh luận trong Tây Du Ký.

Tuần qua, cư dân mạng như dậy sóng về giả định Tôn Ngộ Không thật đã bị "thủ tiêu" từ hồi thứ 57 trong tác phẩm Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân. Giả định này đã được tác giả của bài viết đăng trên 1 Facebook đưa ra 8 luận cứ để chứng minh cho suy nghĩ của mình. 

Theo đó, ở hồi thứ 57, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã biến hóa thành Tôn Ngộ Không, từ pháp bảo đến thần thông đều ngang nhau. Dù cho cả hai cùng lên Thiên Đình đến Nam Hải Quan Âm, hay xuống Âm Phủ thì không ai có thể phân biệt được đâu là Tôn Ngộ Không thật. Cuối cùng, chỉ có Như Lai Phật Tổ mới phân biệt được và Tôn Ngộ Không đã bị đánh chết, còn Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã thế chỗ Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh. 

Liệu rằng, giả thuyết này có hoàn toàn chính xác và trong tác phẩm Tây Du Ký còn những giả thuyết "gây sốc" nào nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tôn Ngộ Không thực ra là ai?

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.


Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn truyện cổ Trung Hoa
Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.


Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.


Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 

Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 

Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 

Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Nhân vật Bồ Đề Tổ Sư

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.


Tranh vẽ Thông Thiên Giáo chủ

Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.


Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

Thái Thượng Lão Quân không trị nổi Tề Thiên Đại Thánh phải chăng vì lo sợ điều gì?

3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 


Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Như Lai Phật Tổ là người phân biệt được Ngộ Không thật, Ngộ Không giả trong nguyên tác

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?

Ngộ Không trước kia thường xuyên mâu thuẫn ý kiến với sư phụ Đường Tăng...

Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

... nhưng đột nhiên "ngoan ngoãn" lạ thường sau cuộc chiến thật - giả

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.
Nguồn: Vanhocphatgiao, Pantheon, Wikipedia

                              3 Thuyết âm mưu BÍ ẨN GÂY SỐC NHẤT trong Tây Du Ký


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét