MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 623
(ĐC sưu tầm rên NET)
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 25/3/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 26/3-2017
Tin Tức Cực Mới Về Biển Đông Sáng Nay Ngày 26-3-2017
Đúng giờ, nhà hát Opera và cầu cảng Sydney nổi tiếng ở TP Sydney – Úc
chìm trong bóng tối nhân 10 năm Giờ Trái đất. Đúng thời khắc này, nhiều
tòa nhà ở bến cảng tắt điện và các thiết bị không thiết yếu trong vòng
60 phút để cùng nâng cao nhận thức toàn cầu về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng.
Sau đó, các tòa nhà chọc trời ở Cảng Victoria của Hồng Kông cũng đồng loạt hưởng ứng lời kêu gọi. Trong khi đó, tại ngôi chùa thiêng liêng nhất của Myanmar là Shwedagon, 10.000 ngọn đèn dầu được thắp sáng. Tòa nhà Sony nằm trong khu Ginza (Tokyo – Nhật Bản) tắt hết đèn trong buổi tối thứ bảy. Tại thủ đô New Delhi - Ấn Độ, Đài tưởng niệm tại công viên India Gate cũng tham gia Giờ Trái đất.
Người phát ngôn tổng thống Philippines Ernesto Abella cũng kêu gọi người Philippines tham gia Giờ Trái đất năm 2017. Ông Ernesto cho rằng đây là dịp để tái khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu và thể hiện tinh thần đoàn kết với các nước trên thế giới trong cuộc chiến này.
Giờ Trái Đất là một sự kiện quốc tế hàng năm bắt đầu
từ một sự kiện tắt đèn tại Sydney năm 2007 với 2,2 triệu người tham
gia. Khi đó, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) khuyến khích các hộ
gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ.
Các nhà khoa học ghi nhận năm 2016 là năm thứ 3 liên tiếp nhiệt độ trung bình của Trái đất đạt mức cao kỷ lục. Hồi năm 2015, tại thủ đô Paris – Pháp, các quốc gia đã đồng ý hạn chế nhiệt độ của trái đất không tăng nhiều hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.
Tin tức Đông Tây 24 giờ ngày 25/3/2017
Thời sự Let's cà phê sáng 26/3-2017
Tin Tức Cực Mới Về Biển Đông Sáng Nay Ngày 26-3-2017
những xe bọc thép hàng đầu thế giới
sức mạnh quốc phòng việt nam
Khi thế giới tắt đèn
25/03/2017 23:25
(NLĐO) – Hàng triệu người từ khoảng 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tắt điện trong một tiếng từ lúc 20 giờ 30 phút ngày 25-3 (giờ địa phương) để hưởng ứng sự kiện Giờ Trái Đất 2017.
Sau đó, các tòa nhà chọc trời ở Cảng Victoria của Hồng Kông cũng đồng loạt hưởng ứng lời kêu gọi. Trong khi đó, tại ngôi chùa thiêng liêng nhất của Myanmar là Shwedagon, 10.000 ngọn đèn dầu được thắp sáng. Tòa nhà Sony nằm trong khu Ginza (Tokyo – Nhật Bản) tắt hết đèn trong buổi tối thứ bảy. Tại thủ đô New Delhi - Ấn Độ, Đài tưởng niệm tại công viên India Gate cũng tham gia Giờ Trái đất.
Người phát ngôn tổng thống Philippines Ernesto Abella cũng kêu gọi người Philippines tham gia Giờ Trái đất năm 2017. Ông Ernesto cho rằng đây là dịp để tái khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu và thể hiện tinh thần đoàn kết với các nước trên thế giới trong cuộc chiến này.
Cầu cảng Sydney - Úc tham gia chương trình Giờ Trái đất. Ảnh: EPA
Vòng quay tại công viên Luna ở TP Sydney - Úc trước và trong lúc tham gia Giờ Trái Đất. Ảnh: REUTERS
Phần đèn chiếu sáng của nhà hát nổi tiếng ở Sydney - Úc được tắt ở phần mái trong Giờ Trái đất. Ảnh: EPA
Các nhà khoa học ghi nhận năm 2016 là năm thứ 3 liên tiếp nhiệt độ trung bình của Trái đất đạt mức cao kỷ lục. Hồi năm 2015, tại thủ đô Paris – Pháp, các quốc gia đã đồng ý hạn chế nhiệt độ của trái đất không tăng nhiều hơn 2 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.
Sự kiện môi trường thường niên này bắt đầu
từ một sự kiện tắt đèn tại TP Sydney năm 2007 với sự tham dự của hơn 2
triệu người. Ảnh: REUTERS
Khu vực Marina Bay của Singapore tham gia sự kiện Giờ Trái đất hôm 25-3 Ảnh: THE STRAITS TIMES
Khách sạn Royal Plaza on Scotts – Singapore tham gia Giờ Trái đất. Ảnh: THE STRAITS TIMES
Công trình biểu tượng của
thủ đô Tokyo - Nhật Bản là tháp Tokyo cũng tắt đèn trong buổi tối 25-3.
Ảnh trước và sau khi tắt đèn. Ảnh: REUTERS
Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York – Mỹ tham gia sự kiện Giờ Trái đất. Ảnh: UN.ORG
Hồng Kông trong Giờ Trái đất Ảnh: REUTERS
Tháp Truyền hình và Phát thanh Trung ương Trung Quốc tại Bắc Kinh tắt đèn. Ảnh: REUTERS
H.Bình (Theo Daily Mail, Straits Times)
Đình chỉ công tác Hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Giao (Lào Cai)
Chủ Nhật, 26/03/2017, 03:05:23
| |||||||||
Ngày
25-3, UBND huyện Bảo Thắng cho biết, đã ra quyết định xử lý đối với cô
giáo Vũ Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường mầm non Xuân Giao do có hành vi vi
phạm quy định của ngành giáo dục và đào tạo trong quản lý, giáo dục học
sinh. Theo đó, hồi 7 giờ 30 phút ngày 22-3, tại khuôn viên Trường mầm
non Xuân Giao, cô giáo hiệu trưởng cùng hai cô giáo là Vũ Thị Thu Hiền
và Lê Thị Phượng đã có hành vi giữ và khênh cháu Vũ Gia Huy (lớp mẫu
giáo bốn tuổi) dọa thả vào máy vặt lông gà tại khu bếp ăn của nhà trường
với mục đích để cháu Huy sợ và không khóc.
| |||||||||
Hàng chục ngàn mét khối cát chênh lệch đã đi đâu?
Các cơ quan chức năng ở Quảng
Nam đang ráo riết vào cuộc làm rõ nghi vấn có hay không chuyện hút cát
tại Cửa Đại (Hội An) chở ra Đà Nẵng san lấp dự án.
Như Thanh Niên đã thông tin, để thông luồng phía nam Cửa
Đại cho tàu thuyền ra Biển Đông, đang có 2 dự án nạo vét cát triển khai
song song từ cuối tháng 2.2017.
Đó là: dự án “Nạo vét đảm bảo giao thông khu vực Cửa Đại” với kế hoạch nạo vét trên 100.000 m3
cát (đã tính sai số trên 20.000 m3) do Ban Quản lý (BQL) dự án đường
thủy nội địa (Cục Đường thủy nội địa, Bộ GTVT) làm chủ đầu tư và dự án
“Chống sạt lở khẩn cấp bờ biển Hội An” do BQL dự án đầu tư xây dựng Hội
An (UBND TP.Hội An) làm chủ đầu tư được phép nạo vét 80.000 m3.
Cả 2 dự án này đều có chung mục đích là nạo hút cát khai thông luồng lạch và bơm cát lên bờ chống sạt lở ở Cửa Đại.
Thế nhưng, khi cả 2 dự án cùng triển khai, thì ngư dân Hội An phát hiện
một số tàu chở cát thay vì tập kết đổ vào bờ chống sạt lở lại chạy
ngược ra Đà Nẵng.
Hút hơn 41.000 m3, đổ vào bờ 12.000 m3
Trả lời PV Thanh Niên ngày 23.3, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó
chủ tịch UBND TP.Hội An, khẳng định tại dự án “Chống sạt lở khẩn cấp bờ
biển Hội An” đã gần hoàn thành. “Nếu các tàu của công ty Sơn Thịnh và
Thành Đô hoạt động tích cực thì chỉ trong 3 ngày nữa là xong dự án, hoàn
thành 100% kế hoạch”. Vì vậy, theo ông Hùng, khi có thông tin các tàu
tham gia dự án “Chống sạt lở khẩn cấp bờ biển Hội An” hút cát sai vị trí
quy hoạch, chở cát ra Đà Nẵng bán thì UBND TP.Hội An đã yêu cầu 2 công
ty trên chỉ được phép đưa tàu công suất dưới 500 m3 tham gia dự án, còn những tàu lớn cỡ 1.000 m3 phải ngừng hoạt động. “Chúng tôi làm thế, vì dự án đã gần hoàn thành và phòng ngừa những tàu lớn chở cát đi nơi khác”.
Cũng theo ông Nguyễn Thế Hùng, dự án “Nạo vét đảm bảo giao thông khu vực Cửa Đại” các tàu đã đổ lên bờ ở Cửa Đại chừng 10.000 m3 cát. Trong khi đó, trả lời Thanh Niên,
ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Đoạn quản lý đường thủy nội địa Quảng Nam
(thuộc Sở GTVT Quảng Nam) ngày 23.3 công bố số lượng cát đổ lên bờ Cửa
Đại từ dự án nêu trên là 12.000 m3.
Ông Sơn cũng cho rằng, do tàu thuyền tham gia dự án “Nạo vét đảm
bảo giao thông khu vực Cửa Đại” thường xuyên gặp trục trặc kỹ thuật nên
số lượng cát nạo vét ít hơn so với dự án “Chống sạt lở khẩn cấp bờ biển
Hội An” cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, trả lời Thanh Niên, ông Phạm Văn Thông, Giám
đốc BQL dự án đường thủy nội địa (Cục Đường thủy nội địa - Bộ GTVT) lại
khẳng định đến ngày 17.3, tổng số lượng cát nạo vét đã lên con số 41.107
m3 (đạt 46,3% kế hoạch). Ông Thông cũng thông báo sẽ kết thúc dự án vào ngày 15.4.2017.
Nếu so sánh số lượng cát nạo vét và số lượng cát đổ lên bờ chống sạt lở cho Cửa Đại được các bên công bố thì… chí ít khoảng 30.000 m3
cát khai thác đã không tập kết lên bờ Cửa Đại. Vậy số cát này khổng lồ
đã thất thoát đi đâu? Trước nghi vấn này, ông Thông cho biết hôm qua đã
trực tiếp vào Hội An để phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra,
xác minh làm rõ nghi vấn có hay không việc nhà đầu tư hút cát bán ra bên
ngoài mà không sử dụng bồi đắp tại địa phương theo hợp đồng.
Xử nghiêm nếu có tiếp tay bán cát
Trong động thái khác, tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều 24.3, đại tá
Văn Ngọc Quế, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Nam, cho biết
Đồn biên phòng Cửa Đại đã có báo cáo sự việc diễn ra tại khu vực biển do
đồn quản lý cho Bộ Chỉ huy Biên phòng Quảng Nam.
Đại tá Quế khẳng định: “Hiện chúng tôi đã cử thêm lực lượng nghiệp
vụ của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Nam tăng cường với Đồn biên
phòng Cửa Đại giám sát tình hình hoạt động nạo vét khai thông luồng Cửa
Đại. Bộ đội biên phòng Quảng Nam cũng đang kiểm tra ở đồn này. Thậm chí
chúng tôi còn kiểm tra cả chuyện “có hay không chỉ đạo bằng miệng” từ
cấp chỉ huy đồn. Mà nếu có chuyện chỉ đạo miệng để cấp dưới tiếp tay thì
cũng xử lý hết. Anh nào liên quan đến vụ việc phải làm báo cáo cụ thể”.
Cũng theo đại tá Văn Ngọc Quế, nếu có yêu cầu, Bộ Chỉ huy Bộ đội
biên phòng Quảng Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an và chính
quyền địa phương để điều tra làm rõ chuyện lợi dụng nạo vét luồng lạch
để bán cát trái mục đích ở Cửa Đại.
Hữu Trà - Mai Hà
Nhiều khu công nghiệp mất điện vì một thanh niên... ngồi trên cột điệnDân trí Một thanh niên bất ngờ leo lên cột điện cao thế, ngồi vắt vẻo ở độ cao hơn 40m khiến mạng lưới điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều khu công nghiệp, khu dân cư phải cắt điện nhằm phục vụ công tác cứu hộ.
Thanh niên ngồi "cố thủ" trên cột điện cao thế.
Một số nhân chứng cho biết, trưa cùng ngày mọi người thấy B. cởi trần chạy ra phía cột điện cao thế, leo lên ngồi vắt vẻo và doạ nhảy xuống tự tử. Bạn bè cố khuyên nhủ B. không được nên đã trình báo cơ quan chức năng. Có mặt tại hiện trường, lực lượng cứu hộ dùng loa kêu gọi nhiều lần nhưng B. vẫn không chịu xuống. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho nam thanh niên này, Đơn vị Truyền tải điện Miền Đông 2 (trực thuộc công ty truyền tải điện 4) đã phải cúp điện từ 14h chiều cùng ngày nhằm phục vụ công tác cứu hộ. Sự cố này khiến nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Tây Ninh bị cúp điện. Đơn vị quản lý đường dây điện 220kV Mỹ Phước - Tây Ninh cho biết hiện đã cấp điện trở lại sau sự cố trên. Cơ quan chức năng đang làm rõ vụ việc.
Trung Kiên
Trump thất bại, không thể phá bỏ 'di sản' y tế của Obama
Tổng thống Donald Trump chịu thất bại nặng nề trong lần đối mặt đầu tiên
với Quốc hội khi nỗ lực bãi bỏ đạo luật Obamacare của ông bị các nghị
sĩ Cộng hòa phản đối.
AFP đưa tin ngày 24/3, tân tổng thống Mỹ nếm thất bại lớn
đầu tiên khi không thể thuyết phục chính các thành viên đảng Cộng hòa
của ông ủng hộ dự thảo luật chăm sóc sức khỏe mới.
"Chúng ta đã ở rất, rất gần rồi", ông Trump nói về nỗ lực vận động quốc hội thông qua dự luật y thế mới tại phòng Bầu Dục. "Nhưng chúng ta đã không thể làm được điều đó". Tổng thống Mỹ nói rằng ông "thất vọng" và có phần ngạc nhiên trước thất bại này. Sau một ngày vận động ráo riết tại Quốc hội, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan đã phải thừa nhận với Tổng thống Trump rằng ông không đủ số phiếu để thông qua dự thảo luật mới. Dự luật này nhằm xóa bỏ và thay thế đạo luật cải cách y tế được thông qua năm 2010 dưới thời Tổng thống Obama, còn gọi là Obamacare. "Tôi nói với ông ấy rằng điều tốt nhất nên làm là rút dự thảo và ông ấy đã đồng ý với quyết định đó", Ryan cho biết.
Ông Trump đổ lỗi các nghị sĩ Dân chủ vì đã không ủng hộ một phiếu nào cho dự luật của ông, đồng thời nhắc lại dự đoán của ông về Obamacare trong chiến dịch tranh cử. "Tôi đã nói lâu rồi, về mặt chính trị, điều tốt nhất chúng ta có thể làm là cứ để cho Obamacare tự sụp đổ, và nó đang sụp đổ ngay lúc này đấy", ông Trump nói. "Việc tiếp theo của chúng ta là tiến hành cải cách thuế thật mạnh, cắt giảm thuế thật mạnh". Đạo luật chăm sóc sức khỏe mới là nỗ lực lập pháp đầu tiên của ông Trump kể từ khi nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20/1. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử và sau khi lên làm tổng thống, ông Trump cam kết mạnh mẽ sẽ xóa bỏ đạo luật y tế của người tiền nhiệm. Tuy nhiên, phần lớn nghị sĩ Cộng hòa đã phản đối việc thay thế Obamacare tại cuộc họp tối 23/3, đúng vào ngày kỷ niệm 7 năm đạo luật của Tổng thống Obama được ký. '7 tiếng biến mất' bí ẩn của bà Park khi phà Sewol chìm
Ngụy An |
Park Geun Hye bị lên án gay gắt vì "biến mất" một cách khó hiểu trong suốt 7 giờ đồng hồ khi thảm họa diễn ra. Cho đến nay, "7 tiếng biến mất" này vẫn là điều bí ẩn.
Thảm kịch đắm phà Sewol
xảy ra ngày 16/4/2014 là tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong lịch
sử Hàn Quốc hiện đại, khởi nguồn cho sự sụp đổ của cựu Tổng thống Park
Geun Hye.
Theo Korea Times, khoảng thời gian kể từ khi có các báo cáo đầu tiên về vụ chìm phà và lúc mà bà Park xuất hiện trên kênh truyền hình là 7 giờ đồng hồ. Điều này khiến dư luận tức giận vì tổng thống phản ứng quá chậm. Ngoài ra, sự thiếu thông tin về việc Park đang ở đâu, làm gì lúc đó cũng làm dấy lên nhiều lời đồn và giả thiết. 90 phút làm tócTheo truyền thông Hàn Quốc, không ai có mặt trong văn phòng tổng thống, kể cả thư ký trưởng của bà Park, trong khoảng thời gian từ 9h53, khi bà Park nhận được báo cáo văn bản đầu tiên về vụ chìm phà đến 17h15 cùng ngày, khi bà triệu tập cuộc họp khẩn cấp.Báo Hankyoreh nói rằng bà Park đã mất 90 phút để làm tóc khi phà Sewol chìm và 315 học sinh đang mắc kẹt. Theo tờ báo, một chuyên gia tạo kiểu ở Gangnam, khu hạng sang ở phía nam Seoul, đã làm tóc cho bà Park trong thời gian khoảng từ 13h đến 15h tại Nhà Xanh. Đài SBS, một hãng truyền thông khu vực, nói rằng cựu tổng thống yêu cầu người thợ trên làm cho tóc bà xoăn hơn. Văn phòng tổng thống khẳng định bà Park có làm tóc ngày thảm kịch xảy ra, nhưng nói rằng việc này chỉ mất khoảng 20 phút. Trong khoảng thời gian này, bà đã nhận các báo cáo về thảm họa Sewol và chờ đội ngũ làm việc tới phòng tình huống ở khu phức hợp chính phủ cách đó 2 km. Park Geun Hye tuyên bố bà đang làm việc ở văn phòng tổng thống và nhận các báo cáo về tình hình vụ chìm phà. Tuy nhiên, khi xuất hiện trước công chúng nhiều giờ sau để chủ trì cuộc họp khẩn cấp, bà Park lại chất vấn tại sao không cứu được nhiều học sinh có phao cứu sinh. Lời chất vấn này cho thấy bà Park không nắm rõ tình hình vì tổng thống có vẻ không hề biết chiếc phà đã chìm với nhiều học sinh bị kẹt bên trong. Phẫu thuật thẩm mỹBất chấp sự tò mò và suy đoán của dư luận, bà Park chưa bao giờ giải thích đầy đủ bà làm gì trong khoảng thời gian "biến mất". Một số đồn đoán cho rằng cựu tổng thống được phẫu thuật thẩm mỹ trong 7 giờ “vắng mặt”.Những nghi ngờ gia tăng sau thông tin Nhà Xanh mua một lượng lớn mũi tiêm có tác dụng giảm mệt mỏi và thẩm mỹ. Tuy nhiên, hồi tháng 11/2016, Văn phòng tổng thống đã bác tin đồn bà Park phẫu thuật thẩm mỹ khi vụ chìm phà diễn ra.
Giữa
lúc có tin đồn về việc bà Park đi phẫu thuật thẩm mỹ khi thảm họa xảy
ra, truyền thông Hàn Quốc công bố bức ảnh cho thấy gần miệng của bà có
vết thâm tím bất thường. Các bác sĩ cho rằng đây là tác dụng phụ của
việc tiêm chất làm đầy vì mục đích thẩm mỹ. Ảnh: Korea Times.
Trong cuộc điều trần, ông Park Young Sun, nghị sĩ Quốc hội thuộc đảng Dân chủ đối lập, đã đưa ra 2 tấm ảnh chụp bà Park trước và sau ngày xảy ra vụ chìm phà Sewol. Các bức ảnh này tập trung vào phần mắt của cựu tổng thống, bộ phận mà bà Park cho hay từng được điều trị chống nhăn. Tuy nhiên, văn phòng tổng thống bác bỏ giả thuyết cho rằng bà đã đi tiêm botox vào vùng quanh mắt vào thời điểm xảy ra thảm kịch năm 2014. Tham gia nghi lễ của giáo pháiPark Geun Hye cũng bác bỏ những lời đồn thổi cho rằng bà đã tham gia vào buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông Choi Tae Min vào hôm 16/4/2016, ngày phà Sewol chìm.Ông Choi Tae Min là người sáng lập ra một giáo phái bí ẩn và là cha của bà Choi Soon Sil, nhân vật trung tâm trong vụ bê bối của cựu Tổng thống Park. Trong phát biểu xin lỗi được truyền hình trực tiếp lần thứ hai của mình, bà Park từng khẳng định: “Có nhiều lời đồn cho rằng tôi tham gia một giáo phái, hoặc có hoạt động nghi lễ trong Nhà Xanh, nhưng tất cả đều không đúng sự thật”.
Bà Park cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ chìm phà Sewol tại một nhà thờ Công giáo ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Getty.
“Chúng tôi đã liên tục giải thích, từ 2 năm trước và cả sau đó, rằng bà ấy đã nhận được nhiều báo cáo về tai nạn phà Sewol trong suốt ngày hôm đó và đã đưa ra nhiều chỉ thị cả bằng điện thoại và văn bản”, ông Kim Dong Jo, người phát ngôn Nhà Xanh, cho biết. Theo ông Kim, thông báo của Nhà Xanh có nêu chi tiết chính xác thời gian mà bà Park nhận được tin về vụ thảm họa và lúc mà bà ra chỉ thị hành động. Mặc dù vậy, thông báo này lại không nêu rõ nơi mà Park ở hay việc mà bà đang làm lúc đưa ra những chỉ thị đó. Truyền thông Hàn Quốc cho hay không có bất cứ cuộc gọi nào được ghi nhận từ các cộng sự cho bà Park, không ai thật sự nhìn thấy bà vào thời điểm đó. Cho đến nay, "7 tiếng biến mất" của bà Park trong thảm họa chìm phà Sewol vẫn là điều bí ẩn.
theo Zing
Vụ vợ Chánh án tòa hình sự bị sát hại: Nghi can khai giết để quỵt nợ
Dân trí Liên quan đến vụ án vợ Chánh án hình sự tỉnh
Gia Lai bị sát hại rồi thả xuống giếng khô, bước đầu nghi can khai, động
cơ giết người là để quỵt món nợ 150 triệu đồng.
Ngày 25/3, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết, nghi can
Nguyễn Văn Tùng (39 tuổi, ngụ Ia Blang, huyện Chư Sê) đã khai nhận động
cơ giết bà Phạm Thị Ngọc Diệp (38 tuổi, vợ của Chánh tòa hình sự TAND
Gia Lai. Theo đó, Tùng có vay của bà Diệp số tiền 150 triệu đồng để đi
đáo hạn ngân hàng và có đưa sổ đỏ cho bà Diệp giữ để làm tin. Đến chiều
ngày 23/3, bà Diệp mang sổ đỏ xuống nhà Tùng để đổi lấy tiền cho vay về
thì đã bị Tùng ra tay sát hại rồi cho xác vào một chiếc bao tải rồi vứt
xuống một chiếc giếng khô ở rẫy cà phê. |
Nghi phạm Moon Atfri, quốc tịch Mỹ. Ảnh: Công an cung cấp. |
Khi đến địa điểm đón khách, tài xế gọi điện thoại vào số máy đã đặt xe thì hai thanh niên người nước ngoài xuất hiện. Bất ngờ, một người rút roi điện chích vào anh tài xế, nạn nhân phát hoảng bỏ xe tháo chạy vào bãi cỏ gần đó rồi ngất xỉu. Lúc sau, nạn nhân tỉnh dậy và đi trình báo công an.
Nghi phạm Ravi Barkash, quốc tịch Ấn Độ. Ảnh: Công an cung cấp. |
Do nghi phạm là người nước ngoài nên cảnh sát thận trọng trong việc thu thập chứng cứ, củng cố hồ sơ. Đến đêm 24/3, các trinh sát ập vào bắt khẩn cấp Ravi Barkash và Moon Atfri.
Kiểm tra nơi lưu trú của 2 nghi phạm, công an thu giữ xe gắn máy mà tài xế GrabBike bị cướp (nhưng xe đã được gắn biển số khác), cùng cây roi điện là hung khí gây án.
Bước đầu, hai nghi phạm thừa nhận hành vi của mình. Cả hai nhập cảnh vào Việt Nam khoảng 6 tháng trước và quen biết nhau lúc đi chơi ở khu phố Tây (quận 1).
Cả 2 nghi phạm không có việc làm trong khi lưu trú dài hạn ở Sài Gòn nên thiếu tiền tiêu xài. Hai thanh niên này lên kế hoạch đi cướp và đặt mua roi điện trên mạng để làm hung khí. Sau khi cướp được xe của tài xế GrabBike, hai nghi phạm thay biển số nhưng chưa tìm được nơi tiêu thụ thì bị bắt.
Khách tố “bốc hơi” gần 9 tỷ, ngân hàng nói không liên quan
Khách hàng khiếu nại gần 9 tỷ đồng tiết kiệm cả gốc lẫn lãi không còn trong tài khoản tại NCB...
Khẳng định đây là giao dịch cá nhân và không liên quan đến ngân hàng, trong báo cáo của NCB gửi Cơ quan Thanh tra giám sát.
Minh Đức
Sáng 25/3, Ngân hàng Quốc dân (NCB) có thông tin gửi tới báo
chí, về việc khách hàng khiếu nại mất gần 9 tỷ đồng tiền tiết kiệm mà
chưa từng một lần rút ra.Trong thông tin trên, cũng như khiếu nại và phản ánh của khách hàng trên báo Thanh niên vừa qua, bà Nguyễn Bạch Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, từ năm 2012 đến 6/1/2016 đã gửi vào NCB chi nhánh Hà Nội tổng số tiền cả gốc lẫn lãi hơn 8,7 tỷ đồng.
Thời kỳ đầu số tiền này được gửi tiết kiệm, nhưng sau đó bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng giao dịch số 14 của chi nhánh trên tư vấn, ngân hàng đang có sản phẩm ưu đãi chuyển từ tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng với lãi suất 13%/năm dành cho các khách “VIP”.
Theo bà Mai, cá nhân bà khi được tư vấn đã không đồng ý nhưng trưởng phòng giao dịch Nguyễn Thị Thu Hà thuyết phục và khẳng định tiền vẫn nằm trong ngân hàng, lúc nào rút cũng sẽ được giải quyết. Khách hàng chỉ cần thay sổ tiết kiệm bằng chứng từ, không có gì phải lo lắng.
Sau đó, bà Mai đồng ý và ký các thủ tục tất toán sổ tiết kiệm và chuyển sang dạng chứng từ của ngân hàng. Hàng tháng phòng giao dịch trên đều chuyển cho bà Hà (bảng kê tiền gửi và tính lãi hàng tháng của ngân hàng NCB). Bảng kê có chữ ký của trưởng phòng giao dịch, đóng dấu đỏ của ngân hàng nên bà Mai tin tưởng.
Đến giữa năm 2016, khi cần tiền để xây nhà, bà Mai liên lạc với phía NCB thông báo đến rút. Tuy nhiên, theo phản ánh trên báo Thanh niên, hết lần này đến lần khác bà Hà trưởng phòng giao dịch trên đều nêu các lý do để từ chối.
Đầu tháng 1/2017, sau khi không liên lạc được với bà Hà trưởng phòng giao dịch, bà Mai đến phòng giao dịch 14 thì một nhân viên thông báo toàn bộ số tiền đã bị rút hết, không còn trong tài khoản.
Bà Mai khẳng định trên báo Thanh niên rằng, từ khi gửi tiền đến nay bà vẫn chưa rút một lần nào, cũng không nhận một đồng lãi. Tất cả các khoản lãi vẫn được phía NCB thông báo nhưng chỉ để cộng dồn vào tài khoản.
“Tôi chỉ có hai lần lên ngân hàng để đổi tiền đi thăm con gái ở nước ngoài, không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền cũng như ký vào giấy tờ gì. Thế nhưng số tiền 8,7 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi đã không cánh mà bay vô cùng khó hiểu”, bà Mai nói.
Đáng chú ý, từ tháng 9/2016, bà Nguyễn Thị Thu Hà đã xin nghỉ việc tại NCB với lý do cá nhân.
NCB đã làm gì?
Sự việc trên đã được báo cáo Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội. Trong văn bản báo cáo bổ sung ngày 6/3 vừa qua, NCB cho biết, đến ngày 2/2/2017, bà Mai gửi đơn khiếu nại chính thức lên ngân hàng này, cũng như đã có kết quả xác minh.
Cụ thể, theo NCB, qua xác minh thì toàn bộ hoạt động giao dịch gửi tiền (gửi vào, rút ra) của bà Nguyễn Bạch Mai đều được thực hiện đúng quy trình. Thậm chí NCB cho biết có đầy đủ chữ ký của bà Mai tại các chứng từ giao dịch.
Đáng chú ý, văn bản báo cáo của NCB nêu: Các chứng từ giao dịch (bảng kê tiền gửi có đóng dấu ngân hàng) giữa bà Mai và bà Hà là các chứng từ không có trong sản phẩm và mẫu biểu của NCB.
Thêm nữa, NCB cho biết, việc đóng dấu này được thực hiện trong các khoảng thời gian kiểm soát viên đi ra ngoài và bàn giao con dấu lại cho trưởng đơn vị (có biên bản bàn giao).
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (trưởng phòng giao dịch trên) không đến làm việc theo thư mời mà chỉ liên lạc và trao đổi với đơn vị kinh doanh bên ngoài trụ sở NCB và điện thoại. “Thường xuyên không có mặt tại Hà Nội”, văn bản của NCB cho biết thêm.
Ngày 13/2/2017, NCB đã mời bà Nguyễn Bạch Mai lên làm việc. Tại buổi làm việc, bà Mai trình bày lại sự việc và liên tục khẳng định NCB cần có trách nhiệm trong vụ việc này vì có xuất hiện con dấu của ngân hàng trên bảng kê giao dịch giữa bà Hà và bà Mai. NCB cho biết thêm, “bà Mai đề nghị không cần lập biên bản”.
Cũng tại buổi làm việc, phía NCB đã khẳng định: có đầy đủ các số liệu, chứng từ giao dịch của bà Mai trong khoảng thời gian từ 2012 đến nay; các chứng từ giao dịch giữa bà Hà và bà Mai (có đóng dấu) là không theo biểu mẫu và sản phẩm của ngân hàng.
Sau đó NCB đề nghị có buổi làm việc tiếp theo ba bên, giữa bà Hà, bà Mai và ngân hàng, nhưng bà Hà không có mặt.
Từ đầu tháng 2/2017 đến đầu tháng 3/2017, NCB đã ba lần gửi giấy mời bà Nguyễn Thị Thu Hà đến để làm rõ vụ việc, nhưng bà Hà đều không có mặt.
“Như vậy, sau khi xem xét toàn bộ các tài liệu, chứng từ lưu giữ tại ngân hàng, đối chiếu với các quy định, chính sách của NCB, chúng tôi nhận thấy đây là vụ việc có dấu hiệu sai phạm cá nhân, diễn biến khá phức tạp do vậy đã chuyển toàn bộ vụ việc tới Công an thành phố Hà Nội (Phòng PA 84) để xác minh làm rõ”, văn bản của NCB nhìn nhận sự việc.
“Không liên quan đến NCB”
Bên cạnh những nội dung trên, trong báo cáo cơ quan thanh tra giám sát, NCB bổ sung các thông tin, chứng từ, dữ liệu... giao dịch liên quan đến sự việc. Trong đó có nội dung liên quan trực tiếp đến sự việc xẩy ra.
Đó là, trong đơn khiếu nại ngày 2/2/2017 của bà Nguyễn Bạch Mai, bà Nguyễn Thị Thu Hà có tư vấn cho bà Mai như sau: “Chúng em đang có loại sản phẩm ưu đãi chuyển từ dạng tiết kiệm sang bảo lãnh ngân hàng lãi suất cao 13%/năm cho những khách hàng có số tiền gửi lớn, chị là khách VIP nên em dành cho chị sản phẩm này”.
Với tư vấn trên, NCB cho biết là bà Mai có đưa tiền cho bà Hà. Sau đó bà Hà có đưa cho bà Mai các bảng kê tiền gửi có chữ ký của bà Hà và đóng dấu phòng giao dịch 14.
“Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này bà Hà đã không hạch toán vào hệ thống NCB, không có chứng từ, tài liệu thể hiện”, NCB nêu trong báo cáo cơ quan thanh tra giám sát.
Cùng đó, NCB khẳng định: “Trên thực tế, NCB không có sản phẩm bảo lãnh này, và các giao dịch bà Mai cung cấp không được hạch toán trong hệ thống mà chỉ là thỏa thuận cá nhân giữa bà Hà với bà Mai. Tuy nhiên, bà Hà đã không lập giấy vay tiền với bà Mai, mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để ký đóng dấu trên các tờ bảng kê tiền gửi rồi đưa cho bà Mai. Giấy này do bà Hà tự lập ra, không thuộc biểu mẫu và chứng chỉ do ngân hàng cung cấp, không tuân thủ theo mẫu quy định của NCB”.
NCB cũng nói rằng, bà Hà đã tự ý đóng dấu phòng giao dịch vào các bảng kê không theo mẫu của ngân hàng và không nằm trong quy trình, quy định của ngân hàng. Bà Hà đã lợi dụng chức vụ để sử dụng con dấu của NCB vào mục đích cá nhân.
Như trên, toàn bộ quy định, chứng chỉ, biểu mẫu... có thể đều nằm ngoài khả năng nắm bắt, hiểu biết của khách hàng, vì mang tính nội bộ quản lý hệ thống và do lãnh đạo đơn vị trực tiếp thực hiện trong giao dịch. Nhưng, với những dẫn giải trên, NCB khẳng định: “Việc giao dịch số tiền 8,993 tỷ đồng của bà Mai nêu trên là giao dịch cá nhân giữa bà Hàvà bà Mai trong quan hệ vay mượn, không liên quan đến NCB và các cán bộ nhân viên NCB”.
Ngoài những thông tin trên, NCB cũng công bố một bản cam kết viết tay ký và đề tên bà Nguyễn Thị Thu Hà, đề ngày 12/1/2017, với nội dung là có nhận của bà Nguyễn Bạch Mai số tiền qua các lần qua các bảng sao kê tiền gửi là 8,993 tỷ đồng.
Trong cam kết trên, bà Hà cam kết sẽ chuyển lại bà Mai số tiền theo từng lần cụ thể vào 18/1/2017, 25/1/2017, rồi đến hết tháng 4/2017 sẽ chuyển lại hết. Tuy nhiên, sự việc đến nay vẫn chưa có kết quả cuối cùng.
Thang cuốn dài nhất Hong Kong đột ngột đảo chiều, 18 người bị thương
25/3/2017 21:58 UTC+7
Ít nhất 18 người đã bị thương sau khi một trong những thang
cuốn trong nhà dài nhất Hong Kong bất ngờ đảo chiều tại một trung tâm
sắm nhộn nhịp.
Ít nhất 18 người đã bị thương trong sự cố thang cuốn (Ảnh: SCMP)
Vụ việc xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều ngày 25/3 tại thang cuốn dài 45
giữa nối tầng 4 với tầng 8 của trung tâm thương mại Langham Place ở khu
vực Mong Kok.
Video cho thấy một thang cuốn đang di chuyển theo chiều đi lên thì bất
ngờ đảo chiều, di chuyển theo hướng ngược lại. Sự cố đã khiến nhiều
người đứng trên thang bị mất thăng bằng và trôi xuống dưới.
Theo Apple Daily, ít nhất 18 người đã bị thương, trong đó có 14
phụ nữ và 4 nam giới. Một người đàn ông bị thương ở đầu nhưng không ai
bị thương nghiêm trọng và đều tỉnh táo.
Một phát ngôn viên của trung tâm Langham Place cho biết, thang cuốn
gặp sự cố được kiểm tra thường niên 2 lần mỗi năm, và lần gần đây nhất
diễn ra vào ngày 27/1, cũng như kiểm tra thường xuyên cứ 2 tuần một lần.
Cuộc kiểm tra thường xuyên hôm thứ 5 cho thấy thang cuốn hoạt động bình
thường.
Phát ngôn viên nói thêm rằng Langham Place sẽ hợp tác với nhà chức
trách và đề nghị nhà thầu bảo dưỡng điều tra nguyên nhân của vụ việc.
Trung tâm Langham Place khánh thành năm 2004, thu hút hơn 200.000 du khách mỗi ngày.
Quận 1 lập trang Facebook cho người bán rong kinh doanh
Trang fanpage dự kiến hoạt động từ tháng 4, được kỳ vọng hỗ trợ các hộ bán rong chuyển đổi kinh doanh, song lại nhận được nhiều nghi ngại từ chính người trong cuộc.
Từ giữa tuần này, trên mạng xã hội
Facebook bắt đầu xuất hiện trang fanpage có tên “Ẩm thực Quận 1” với nội
dung còn khá sơ khai. Trao đổi với VnExpress, ông Lâm Ngô Hoàng
Anh - Chánh Văn phòng UBND quận 1 (TP HCM) cho biết trang fanpage nêu
trên do chính cơ quan này lập, nhằm quảng bá sản phẩm cho những người
hiện bán hàng rong, bán trên vỉa hè và cả những hộ có tay nghề ẩm
thực... Đây được xem là những người chịu ảnh hưởng lớn khi chính quyền
quận thực hiện các biện pháp chống tình trạng lấn chiếm vỉa hè thời gian
qua.
Cũng theo ông Hoàng Anh, fanpage hiện
mới trong giai đoạn xây dựng và sẽ sẵn sàng hoạt động trong tháng 4.
Hiện cơ quan chức năng đang kêu gọi Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn
quảng bá địa chỉ này trên mạng. Đây cũng sẽ là lực lượng hỗ trợ các hàng
rong tạo trang Facebook riêng để bán sản phẩn và làm thành viên của
trang “Ẩm thực Quận 1”.
Cách làm này được lãnh đạo quận đánh giá
là không tốn mặt bằng kinh doanh, không lấn chiếm vỉa hè, ổn định trật
tự đô thị và giải quyết được các lao động nhàn rỗi trong gia đình để đi
giao hàng. Những người tham gia sẽ được kiểm tra an toàn thực phẩm, được
tập huấn...
Trang Fanpage "Ẩm thực Quận 1" vừa được tạo và đang trong quá trình xây dựng.
Tuy nhiên, theo khảo sát của VnExpress chiều
23/3, chưa nhiều người bán hàng rong và bán trên vỉa hè tại quận 1 biết
được thông tin này. Khi được mô tả cách thức tham gia, một số người vẫn
băn khoăn về tính khả thi.
Bà Phạm Thị Mai (75 tuổi), bán chè tại
khu vực Sài Gòn Square, cho biết mới chỉ nghe đến kế hoạch tập trung
hàng rong về các điểm cố định. Bà cho rằng, với gánh chè vốn 400.000
đồng, tiền lời khoảng 150.000 đồng mỗi ngày, quy mô kinh doanh của bà
quá nhỏ để có thể nhận một suất vào kinh doanh tại điểm tập trung. Sau
khi biết thông tin về bán qua mạng, bà vẫn không lạc quan hơn. “Bán mấy
chén chè, ngồi ở góc cây, mấy cô nhân viên trong chợ thấy thương hay ra
mua chứ bán qua mạng ai mua. Mà mắt mũi bà kém lắm, ai gọi điện thoại
đến thì nghe chứ không bấm số được, không gọi ai được”, bà Mai chia sẻ.
Chị Cúc – một người bán chuối nướng ở
khu vực chợ Bến Thành cho hay đã biết đến kế hoạch bán hàng rong qua
mạng. Tuy nhiên, chị lo lắng vì gia đình đơn chiếc, không ai giao hàng
nếu có người đặt mua. Đồng quan điểm, một số người bán trái cây ướp lạnh
và bánh tráng trộn ở khu vực Hồ Con Rùa khẳng định thu nhập chính của
họ là nhờ khách vãng lai. Thông tin về việc bán qua mạng khiến họ chưa
yên tâm về nguồn khách và thu nhập so với hiện tại.
Tuy nhiên, theo ông Lâm Ngô Hoàng Anh,
mô hình kinh doanh qua mạng hoàn toàn không mới. Sau khi “Ẩm thực Quận
1” vận hành chính thức, trang này sẽ được giao về Quận đoàn quản lý.
Giai đoạn đầu, chính quyền không có tham vọng kêu gọi tất cả người bán
hàng rong lập Facebook để bán hàng. Đoàn thanh niên từng phường sẽ chỉ
chọn ra vài món ăn tiềm năng nhất để thí điểm. Khi nhận thấy được hiệu
quả, những người còn lại sẽ tự nguyện tham gia. Ông khẳng định các khó
khăn về công nghệ đều có lực lượng Đoàn viên hỗ trợ. Người tham gia chỉ
cần có số điện thoại để người mua gọi đến đặt hàng. Kể cả không có người
giao thì Đoàn viên cũng hỗ trợ được.
“Các nhóm Đoàn viên sẽ hỗ trợ cho bà con
từ việc tạo tài khoản Facebook đến trình bày, chụp ảnh món ăn. Hiệu quả
của mô hình ở chỗ, một cô bán chuối chiên lâu năm ở phường Cầu Ông Lãnh
thì chỉ có vài người đi chợ mua được. Trong khi bán qua mạng thì cô có
thể bán nhiều hơn vì được nhiều người biết, không phải ra đường và lấn
chiếm vỉa hè. Đồng thời, kinh doanh trên mạng thì tất cả đều đặt hàng,
mình làm số lượng theo đặt hàng thì chủ động và hiệu quả hơn”, ông Hoàng
Anh dẫn chứng.
Hỗ trợ người bán hàng rong kinh doanh
qua mạng là một trong các giải pháp được Phó chủ tịch UBND TP HCM - Trần
Vĩnh Tuyến gợi ý gần đây, bên cạnh các hoạt động như chuyển đổi ngành
nghề, thành lập các điểm bán hàng rong hợp pháp. Không chỉ có quận 1,
quận 5 và Thành đoàn TP HCM cũng đang bắt tay nghiên cứu giải pháp hỗ
trợ người bán hàng rong, bán trên vỉa hè có thể kinh doanh qua mạng.
Song song đó, quận 1 cũng vừa được thành
phố chấp thuận thí điểm cho bán hàng rong hợp pháp tại đường Nguyễn Văn
Chiêm và công viên Bách Tùng Diệp. Tuy nhiên, giai đoạn đầu chỉ có 35
hộ tham gia thí điểm - con số khá ít so với lượng người đang tham gia
bán hàng rong và bán trên vỉa hè tại quận 1.
Theo Vnexpress
Theo dõi ‘nhất cử, nhất động’ đối với đại gia ngân hàng Hứa Thị Phấn
Thứ Bảy, ngày 25/03/2017 10:30 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Tin pháp luật
Ngay sau khi khởi tố, khám xét nhà, Cơ quan điều tra tiếp tục bám sát
bà Hứa Thị Phấn, dù rằng bà này chưa bị bắt vì đang điều trị bệnh.
Phạm Công Danh phải bán 10 nhà trả 500 tỷ cho Hà Văn Thắm
Phạm Công Danh yêu cầu được đối chất với nhiều người
Đại án 9.000 tỷ đồng: Phạm Công Danh cùng đồng phạm tiếp tục hầu tòa
Phạm Công Danh yêu cầu được đối chất với nhiều người
Đại án 9.000 tỷ đồng: Phạm Công Danh cùng đồng phạm tiếp tục hầu tòa
Bà Hứa Thị Phấn tại phiên tòa ‘đại án’ VNCB. Ảnh: Tân Châu.
Liên quan tới bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín –
tiền thân Ngân hàng Xây Dựng - VNCB) đến chiều tối qua (24/3), nguồn tin
của PV Tiền Phong đã được kiểm chứng, bà Hứa Thị Phấn đang điều trị tại
một bệnh viện ở quận 7 (TP.HCM). “Bà ấy tự điều trị, không phải Cơ quan
chức năng đưa bà ấy điều trị bắt buộc”, nguồn tin nói rõ với PV.Về sai phạm của bà Phấn, như Tiền Phong đã đưa tin, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM xét xử sai phạm ‘đại án’ ông Phạm Công Danh - VNCB, đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã cho rằng, ông Phạm Công Danh mua lại Ngân hàng Đại Tín trong tình trạng vốn chủ sở hữu đang bị âm 2.654 tỷ đồng – đây là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do nhóm bà Hứa Thị Phấn làm đại diện.
Nhóm Phú Mỹ (đại diện là bà Phấn), đã bị đại diện VKS tại phiên tòa phát hiện, có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.
Cụ thể là theo VKS, trong việc sử dụng 29 cá nhân đứng tên vay tiền, lấy tài sản không có giá trị để thế chấp, hoặc không thế chấp tài sản để lấy tiền sử dụng.
Từ đó VKS đề nghị HĐXX khởi tố vụ án tại Tòa để điều tra xử lý làm rõ các hành vi phạm tội của của bà Phấn và các thành viên nhóm Phú Mỹ.
Ngoài ra cũng tại phiên tòa, VKS cũng kiến nghị HĐXX thu hồi khoản tiền 851 tỷ đồng và 135 tỷ mà ông Phạm Công Danh đã trả cho bà Phấn tại VNCB.
VKS cũng phát hiện bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ đã có dấu hiệu Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm các qui định về cho vay liên quan đến 29 cá nhân, tổ chức vay tại Đại Tín số tiền 3.571 tỷ đồng, nên kiến nghị cần phải khởi tố vụ án tại Tòa để làm rõ các hành vi phạm tội của các cá nhân nói trên.
Đối đáp với đại đại diện VKS, luật sư của bà Phấn cho rằng, báo cáo tài chính hợp nhất niên độ kết thúc ngày 31/12/2011, đã được kiểm toán bởi Cty kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM cũng như lời khai của ông Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân Hàng Đại Tín – ông Toàn làm Chủ tịch thời sau bà Phấn) trình bày tại phiên tòa chiều 8/8/2016 thì, vốn chủ sở hữu của Đại Tín là 3.215 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 169 tỷ đồng.
Đến ngày 29/02/2012 , vốn chủ sở hữu 3.132 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 83 tỷ đồng. Theo Kết luận thanh tra ngày 10/07/2012 của NHNN, tại thời điểm thanh tra, VNCB có thực trạng tài chính là vốn chủ sở hữu bị âm 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 6.061 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2012, theo báo cáo tài chính VNCB thì kết quả kinh doanh lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ đồng.
Ông Hoàng Văn Toàn lý giải ngay tại phiên tòa ‘đại án’ VNCB rằng: khi bị thanh tra, Đại Tín trích dự phòng rủi ro bổ sung và xuất toán lại với số tiền 5.978 tỷ đồng, việc trích dự phòng quá lớn và không hợp lý dẫn đến việc âm vốn, chứ không phải là bị mất vốn như một số nhận định và tất nhiên khi xử lý và thu hồi nợ tốt thì vốn chủ sở hữu sẽ dương.
Về kiến nghị HĐXX khởi tố vụ án liên quan đến bà Hứa Thị Phấn và Nhóm Phú Mỹ vì để VNCB trong tình trạng vốn chủ sở hữu đang bị âm 2.654 tỷ đồng, luật sư bà Phấn cho rằng: Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử, việc khởi tố tại tòa là vượt giới hạn của phiên tòa.
Mặc khác, tại phiên tòa này, những vần đề mà VKS đề cập liên quan đến việc lừa đảo, mua bán lòng vòng trốn thuế… không được HĐXX cũng như VKS thẩm vấn tại phiên tòa, vì vậy theo luật sư “Kiến nghị khởi tố Nhóm bà Phấn của VKS là không khách quan, không đúng với các qui định tại điều 196 BLTTHS về giới hạn về việc xét xử”.
Luật sư của bà Phấn kiến nghị HĐXX xem xét và giải tỏa tất cả các công văn ngăn chặn liên quan đến số tài sản của bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ hiện đang thế chấp tại Ngân hàng Đại Tín trước đây, VNCB và hiện là CBBank để bà Phấn và Nhóm Phú Mỹ cũng như ông Danh và tập Đoàn Thiên Thanh cùng NCBBank xử lý thu hồi nợ.
Tuy nhiên cũng tại phiên tòa, đại diện VKS cho rằng đủ cơ sở kiến nghị khởi tố tại tòa và bảo lưu quan điển.
Kết thúc phiên tòa sơ thẩm ‘đại án’ VNCN, chiều ngày 9/9/2016, bản án tuyên liên quan tới bà Hứa Thị Phấn và Ngân hàng Đại Tín là Quyết định khởi tố vụ án về những sai phạm của Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín, thời điểm trước khi chuyển giao cho ông Danh, gồm ông Hoàng Văn Toàn và các thành viên.
Sau phiền tòa sơ thẩm ‘đại án’ VNCB, đến bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục tuyên giữ nguyên quyết định khởi tố vụ án liên quan đến bà Hứa Thị Phấn, những người trong Hội đồng tín dụng của Ngân hàng Đại Tín.
Trong những động thái liên quan, hồi đầu năm 2017 này, Bộ Công an bắt tạm giam ông Hoàng Văn Toàn, cựu Tổng giám đốc Trần Sơn Nam và các cá nhân khác, để điều tra hành vi “Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động tổ chức tín dụng” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Và chiều qua (ngày 24/3), Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng (C46, Bộ Công an) đã khởi tố bà Hứa Thị Phấn, thực hiện lệnh khám xét nơi ở của bà Phấn, ở quận Thủ Đức (TP HCM) - và VNCB, chi nhánh Lam Giang (trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1).
Vợ nhạc sỹ Thuận Yến: “Chúng tôi không cần lời xin lỗi gửi qua báo…”
Dân trí Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương cho biết, bà đã đọc được
lời xin lỗi của Giám đốc Sở VHTT&DL Tiền Giang trên báo chí. Tuy
nhiên, theo phu nhân của cố nhạc sỹ Thuận Yến thì gia đình bà không cần
lời xin lỗi này.
>> Sở Văn hoá Tiền Giang nhận sai sót và xin lỗi gia đình cố nhạc sĩ Thuận Yến
>> Sở Văn hoá Tiền Giang phải giải trình việc cấm hát ca khúc “Màu hoa đỏ”
>> Gia đình nhạc sỹ Thuận Yến lên tiếng khi ca khúc “Màu hoa đỏ” bị cấm hát
Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương tâm sự, sau
khi có một số trang báo đăng lời xin lỗi của ông Giám đốc Sở VHTT&DL
tỉnh Tiền Giang, có nhiều người thân, đồng nghiệp và bạn bè gọi điện
bảo với bà rằng, nếu đúng lẽ thì ông Giám đốc Sở VHTT&DL Tiền Giang
nên gọi điện xin lỗi gia đình. Đó mới là cách xin lỗi của một người biết
nhận lỗi.
“Thật lòng là chúng tôi không cần lời
xin lỗi mà chỉ cần ông Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang cư xử làm
sao cho đúng, cho hợp lòng dân. Nói đúng ra, nếu là người thật lòng
nhận lỗi, thì khi cơ sự xảy ra như thế rồi cũng nên có một cú điện
thoại, xin lỗi trực tiếp gia đình tôi chứ không phải báo chí gọi điện
đến hỏi có xin lỗi không thì nói xin lỗi cho qua chuyện. Hoặc xin lỗi
bằng văn bản gửi cơ quan nảo, cơ quan nào.
Nói thế để biết thế chứ chúng tôi cũng
không chấp nhặt điều đó. Và không cần thiết một lời xin lỗi như thế. Tôi
cũng đã bảo với các con “thôi thì bỏ qua mọi chuyện cho êm đẹp cửa
nhà”. Và câu chuyện đã qua nên tôi cũng không muốn xới thêm làm gì nữa.
Trong thâm tâm, chúng tôi không muốn đau lòng thêm nữa và cũng muốn để
cho ông nhà tôi ở bên kia thế giới yên lòng mà nhắm mắt", NSƯT Hồ Thanh
Hương bộc bạch.
Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương và chồng - cố nhạc sỹ Thuận Yến. Ảnh: TL.
Phu nhân của cố nhạc sỹ Thuận Yến cũng
cho rằng, ngay khi câu chuyện xảy ra, bà có suy nghĩ rằng, có thể bản
thân ông Nguyễn Đức Đảm - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang khi ký
quyết định cấm phổ biến và lưu hành 364 ca khúc cũng không biết là
trong đó có ca khúc “Màu hoa đỏ”.
“Tôi nghĩ rằng, có thể ông Đảm lúc ký
văn bản cũng không đọc danh mục những bài hát đính kèm mà cứ ký đại đi.
Lỗi của ông này là sự tắc trách, thiếu trách nhiệm với công việc. Lỗi
lớn thuộc về cấp dưới của ông ấy đó là khi đưa văn bản lên cấp trên đã
không giải thích rõ. Vấn đề là người đứng đầu một ngành văn hoá mà làm
việc như thế sẽ rất nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng, cần phải thay đổi quy cách
và tác phong làm việc chứ cứ thế này sẽ gây mất lòng tin đối với xã
hội, nhân dân”, nghệ sỹ Hồ Thanh Hương nói thêm.
Nghệ sỹ Hồ Thanh Hương trải lòng rằng,
bà và các con rất lấy làm cảm động khi câu chuyện không hay xảy ra đã
nhận được rất nhiều sự chia sẻ, động viên và đồng tình của giới lãnh
đạo, giới âm nhạc và người dân trong cả nước. Nhờ tiếng nói của lãnh đạo
Bộ VHTT&DL, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, các nhạc sỹ và người dân mà
câu chuyện đã sớm được giải quyết, tránh cho nỗi đau kéo dài. Qua đây,
bà cũng gửi lời cám ơn tới lãnh đạo Bộ VHTT&DL, Cục Nghệ thuật biểu
diễn cùng đông đảo người dân.
Bà Hồ Thanh Hương cũng cảm thấy tự hào
và hạnh phúc khi tác phẩm âm nhạc của chồng mình đã thực sự được đông
đảo người dân gìn giữ như một di sản. Qua đó, bà mong muốn thế hệ trẻ
tiếp nối truyền thống quý báu đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mọi
thời đại và truyền niềm tự hào đó đến với từng người dân Việt Nam bằng
những tác phẩm âm nhạc thật sự lay động lòng người.
Vào chiều 24/3, ông Nguyễn Đức Đảm -
Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Tiền Giang cho biết, trước đó, Sở
VHTT&DL tỉnh này có văn bản chỉ đạo các bộ phận về việc lưu
hành, phổ biến các bài hát chưa được phép phê duyệt nội dung
tại các cơ sở kinh doanh karaoke với 3 danh mục gồm: Các bài
hát chưa cấp phép phê duyệt nội dung, chưa cấp phép lưu hành và
chưa được phép phổ biến. Trong đó, có bài hát “Màu hoa đỏ”
chưa cấp phép phê duyệt nội duung (hình ảnh trong bài hát không
phù hợp). Tuy nhiên, khi cán bộ tham mưu lại gộp chung lại làm
cho người khác hiểu nhầm là bài hát “Màu hoa đỏ” bị cấm. Đây
là sai sót của bộ phận tham mưu nên Sở sẽ nhận trách nhiệm vì
đã tạo dư luận không tốt. Hiện Sở VHTT&DL đã làm báo cáo
giải trình gửi Cục nghệ thuật biểu diễn, Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Đồng thời, sẽ tiến hành kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ liên
quan.
Văn bản giải trình của Sở VHTTDL tỉnh Tiền Giang về việc ca khúc "Màu hoa đỏ" bị cấm lưu hành và phổ biến. Ảnh: TL.
Trước những phản ứng của dư luận, ông
Nguyễn Đức Đảm thành thật nhận lỗi, nhận khuyết điểm về mình và hứa sẽ
tổ chức họp rút kinh nghiệm, kiểm điểm, phê bình...
Đối với gia đình cố nhạc sĩ Thuận Yến,
ông Nguyễn Đức Đảm bày tỏ lời xin lỗi, hối tiếc khi cầm bút ký vào văn
bản gây ngộ nhận và khiến dư luận bức xúc.
Ông Nguyễn Đức Đảm cho biết, ông từ Đài
Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tiền Giang được điều động sang làm Giám
đốc Sở VHTT&DL được khoảng 2 tháng nay nên trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ vẫn có một số việc chưa được như ý. Vụ việc xảy ra đáng tiếc
vừa rồi, ông rất áy náy và thấy trách nhiệm của mình phải thể hiện cao
hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.
Hà Tùng Long
Nhận xét
Đăng nhận xét