Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

TRỜI ƠI ĐẤT HỠI 10

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

                                    10 loại thực phẩm "chết" cũng không được ăn vì rất độc


25 loại thực phẩm "kịch độc" thà chết cũng không ăn

0

Thức ăn chế biến sẵn, ra củ quả hỏng, bơ, ,,, là những thực phẩm bạn không bao giờ nên ăn nếu như không muốn rước bệnh vào người.
Thịt chế biến sẵn
Xúc xích, thịt xông khói hay sandwich là những món ăn nhanh rất được ưa chuộng. Thế nhưng lý do để chúng góp mặt trong danh sách này là vì chúng thực sự rất hại cho sức khỏe. Thịt chế biến sẵn ăn đúng là rất ngon, dễ gây nghiện, nhưng một nghiên cứu mới công bố của WHO đã khẳng định có mối liên hệ giữa việc ăn nhiều thịt chế biến sẵn với ung thư trực tràng. Thật không may, danh sách những loại thực phẩm chế biến sẵn bị báo động đỏ không chỉ có xúc xích và thịt xông khói mà còn có cả thịt muối, thịt nguội...
Thực phẩm đóng hộp
Đồ hộp - dù cho đó là sốt cà chua, đậu hay rau - luôn được ưa chuộng vì sự tiện lợi của chúng. Thế nhưng bên trong các vỏ họp đều chứa một hợp chất độc hại là BPA, có thể ngấm vào thức ăn bên trong sau một thời gian nhất định. Người ta nghi ngờ BPA có thể can thiệp vào nồng độ hormone bên trong cơ thể và gây ra những bệnh như béo phì hay dậy thì sớm.
Mỳ ăn liền
25 loại thực phẩm
Mỳ ăn liền là món ăn quen thuộc với người dân toàn thế giới, nhưng chúng thực sự là thực phẩm cực kỳ nguy hiểm. Lượng calo cung cấp bởi mỳ ăn liền rất lớn, trong khi chất dinh dưỡng hầu như không có. Hàm lượng sodium trong mỳ ăn liền gần như là cao đầu bảng, gây tăng huyết áp, đe dọa trụy tim và đột quỵ của những người có sức khỏe yếu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều mỳ ăn liền cũng khiến cơ thể thừa cholesterol, béo phì...
Nước ngọt
Ngoài nước lọc thì nước ngọt nói chung là loại thức uống phổ biến thứ hai tại Mỹ. Tuy nhiên, điều bạn có thể không biết là lượng đường cao chót vót trong đồ uống có gas (thường là dưới sạng siro ngô nhiều fructose) sẽ làm tăng đường huyết của cơ thể. Theo thời gian, nó sẽ khiến cơ thể bạn kháng insulin và phát triển thành bệnh tiểu đường. Và hiển nhiên, nước ngọt cũng không thể giúp bạn có được vòng eo hoàn hảo.
Chất tạo ngọt nhân tạo
Gần như tất cả các sản phẩm dán nhãn "ăn kiêng", "ít đường" hoặc "không đường" đều sử dụng một loại chất tạo ngọt nhân tạo nào đó, như sucralose hoặc aspartame chẳng hạn. Thật đáng buồn, thường thì những người muốn giảm cân đều tìm đến các loại thực phẩm này với mong muốn kiểm soát được cân nặng của mình. Nhưng trên thực tế, chúng lại làm tăng đường huyết của họ và nghiêm trọng hơn, tiềm ẩn nguy cơ tiểu đường, béo phì, cao huyết áp. Lời khuyên đưa ra là bạn nên sử dụng đường bình thường, với liều lượng ít, hoặc tốt nhất là bỏ hẳn nguyên liệu này ra khỏi chế độ ăn của mình.
Bơ thực vật Margarine
Do được làm từ thực vật thay vì chế phẩm sữa của động vật, margarine khiến nhiều người lầm tưởng là nó "nhẹ", dễ tiêu hóa hoặc "lành mạnh". Đây thực sự là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, nhất là khi rất nhiều người lại chọn ăn bơ thực vật thay cho bơ bình thường. Vấn đề của margarine nằm ở chỗ loại dầu thực vật nguyên liệu để làm ra nó đã được hydro hóa, nói dễ hiểu là cho thêm chất bảo quản để chúng có thể giữ đông được ở nhiệt độ phòng. Điều này có nghĩa là bơ thực vật rất nhiều chất béo chuyển hóa (chất béo có hại). Sở dĩ chất béo chuyển hóa rất nguy hiểm là vì chúng sẽ khiến cơ thể tích tụ cholesterol ở trong nội tạng - tăng nguy cơ trụy tim, đột quỵ ở người.
Đồ chiên rán nhiều dầu
25 loại thực phẩm
Những loại thức ăn chiên rán nhiều dầu như khoai tây chiên, hành tây chiên... đều là món ăn kinh điển của dân Mỹ. Rất hiếm nhà hàng đồ Mỹ nào mà lại không phục vụ những món ăn này. Nhưng thật không may, dù chúng ăn rất ngon miệng nhưng hậu quả mà chúng gây ra cho cơ thể thì lại đắng ngắt. Chúng có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cực cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường cho người ăn.
Bỏng ngô quay bằng lò vi sóng
Cả gia đình cuộn tròn trên ghế sofa xem TV vào tối cuối tuần, cùng nhau thưởng thức món bỏng ngô quay lò vi sóng thơm lừng. Thật là một cảnh tượng hạnh phúc và đầm ấm. Nhưng cũng thật không may, đây lại là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Đúng, nhiều hãng đang quảng cáo sản phẩm của họ có ít chất béo và sodium, nhưng đó không phải là vấn đề chính. Nguy cơ thực sự nằm ở đường viền của túi đựng bỏng ngô. Bên trong chúng có chứa một chất hóa học là acid perfluoroctanic (PFOA), được cho là có mối liên hệ với bệnh ung thư, phổi và rối loạn tuyến giáp.
Bánh mỳ trắng
Những chiếc sandwich kẹp cá ngừ hoặc jambon là món ăn nhanh thường thấy trên máy bay, trong căng-tin, các tiệm cà phê... và được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn, sạch sẽ, nhanh chóng. Nhưng thật đáng buồn, bánh mỳ trắng cũng góp mặt trong danh sách "Ăn hay là chết". Đó là vì chúng được làm từ bột lúa mỳ tinh chế, đã bị loại bỏ hết mầm hạt dinh dưỡng. Nói cách khác, bạn chỉ ăn phần "xác", còn phần "thịt" đã bị loại bỏ hết trong quá trình xay mịn bột mỳ. Ngoài ra, bánh mỳ trắng còn bị cho là gây tăng đường huyết, tăng cân và dễ gây bệnh tiểu đường nếu ăn nhiều.
Các sản phẩm từ đậu nành
Cũng giống như bơ thực vật, chế phẩm từ đậu nành thường có tiếng là lành mạnh. Chúng góp mặt trong chế độ ăn của rất nhiều người ăn chay hoặc ăn kiêng. Tuy nhiên trên thực tế, bên trong các sản phẩm từ đậu nành có chứa hợp chất isoflavone, với công dụng tương tự như hormone estrogen ở người. Nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây ra nhiều vấn đề như khó thụ thai, dậy thì sớm ở trẻ...
Nấm
25 loại thực phẩm
Nấm độc thường có ở rừng miền Bắc bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường, người bị ngộ độc nấm là nhầm tưởng nấm lành ăn được. Nấm độc được chia làm hai nhóm:
- Nhóm nấm xuất hiện triệu chứng ngộ độc sớm trước 6 giờ sau khi ăn (< 6="" giờ)="" đặc="" trưng="" là="" nấm="" amanita="" muscaria,="" anipantherina,="" nấm="" đỏ="" hay="" nấm="" mặt="" trời,="" người="" bệnh="" xuất="" hiện="" triệu="" chúng="" buồn="" nôn,="" nôn,="" tiêu="" chảy,="" co="" giật="" cơ,="" đau="" cơ,="" ảo="" giác…="" loại="" nấm="" nầy="" nhẹ,="" không="" gây="" tử="" vong.="">
- Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, đặc trưng là nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna… Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện muộn sau khi ăn nấm (từ 6 giờ đến 1,2 ngày sau đó) là buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan cấp và suy thận cấp. Lúc nầy nguy cơ tử vong rất cao, bệnh nhân phải được lọc máu và hồi sức hỗ trợ ở cơ cở y tế hiện đại của bệnh viện lớn may ra mới cứu sống được.
Măng và sắn
Triệu chứng xuất hiện sau vài giờ ở người ăn măng tươi và sắn độc, chất tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu, độc tố nầy gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật tím và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng. Vì thế việc xử lý măng và sắn lúc đầu tiên có vai trò quyết định lọc bỏ chất độc cyanide có trong măng và sắn (luộc măng nhiều lần bỏ nước đi, hay ngâm nhiều giờ sau khi gọt vỏ và tước bỏ khi luộc), khi có triệu chứng ngộ độc phải uống ngay than hoạt tính và cho đi đến bệnh viện cấp cứu.
Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.
Dưa muối chưa kĩ
Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Mật cá
Thường nhất là mật cá trắm, loại cá to trên 1 ký do thói quen truyền miệng uống sống mật cá to với mục đích tăng cường sức khỏe nhưng ngược lại gây ra suy thận cấp nặng. Trong mật cá có một chất alcol steroid gọi là 5 a cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp. Triệu chứng xuất hiện 1- 2 giờ sau khi ăn mật cá, người bệnh khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, một ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ dần tới suy thận, suy gan và tử vong sẽ xảy ra nếu không đi cấp cứu tại bệnh viện để lọc máu.
Gừng dập
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.
Khoai tây mọc mầm
25 loại thực phẩm
Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Khi đó sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Da, gan cóc
Do độc tố bufotoxin và một số chất khác có nhiều trong gan, trứng da cóc, 1-2 giờ sau khi ăn, các độc tố nầy gây ra các triệu chứng nỗi bật cho người bệnh là đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng, suy hô hấp và ngừng thở, trụy mạch, tử vong chỉ sau 3- 4 giờ nếu không được cứu chữa kịp thời tại các Khoa Cấp cứu và Hồi sức Chống độc.
Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
Trứng gà sống
Lòng trắng trứng gà sống khi ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.
Bí ngô để lâu
Bí ngô già để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Rau cải nấu chín để qua đêm
Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
Đậu phộng (lạc) mốc
25 loại thực phẩm
Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng rất dễ bị mốc sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Dù được luộc hay rang, chất aflatoxin không bị hủy hoàn toàn nên vẫn gây độc hại cho cơ thể. Do đó khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, nghi mốc, đều phải dứt khoát loại bỏ.
Cà muối xổi
Các món chế biến từ cà pháo được nhiều người Việt Nam yêu thích, giúp ăn cơm ngon hơn nhưng bạn nên thưởng thức lượng vừa phải thôi nhé vì ăn nhiều dễ xót ruột, không tốt cho sức khỏe.
Nha Trang

Có chết cũng không được ăn những loại rau củ quả tưởng là bổ dưỡng này


Lâu nay những loại rau quả này vẫn được cho là giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu chúng có những biểu hiện sau, bạn cần phải loại bỏ để tránh rước bệnh vào thân.

Các loại rau quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của gia đình bạn. Tuy nhiên, với một số trường hợp, nếu không biết lựa chọn và sử dụng, chúng có thể biến thành độc tố gây hại. Dưới đây là 9 loại rau quả có độc bạn có thể dễ dàng nhận biết để loại khỏi bữa ăn của gia đình mình:
Giá đỗ không rễ
   gia-khong-re-1447858986
Bạn có thể phân biệt giá đỗ sạch và giá đỗ bẩn qua cách nhìn rễ và thân giá. Giá ngậm chất kích thích thân mập mạp, không có rễ. Ảnh: Internet.
Giá đỗ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn mua giá đỗ bạn cần phải chú ý quan sát và chọn loại giá có rễ để đảm bảo an toàn. Những loại giá thân mập mạp nhưng không có rễ là giá được ủ bằng chất kích thích để nhanh thu lợi. Dùng giá đỗ bẩn trong thời gian dài sẽ mắc nhiều hệ lụy, trong đó phải kể tới bệnh nguy hiểm như ung thư.
Cà chua xanh
ca-chua-xanh-1447859089
Cà chua xanh chứa độc tố Solanine ăn vào sẽ bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine, khi ăn vào khoang miệng sẽ có cảm giác đắng chát. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Gừng để lâu ngày
gung-1447858986
Gừng thối hỏng để lâu cũng chứa chất độc. Ảnh minh họa.
Gừng để lâu sẽ bị tóp mềm và hỏng ở các vết cắt. Bạn đừng tiếc rẻ mà cắt bỏ phần hỏng, dùng tiếp phần còn toiw bên trong vì một nghiên cứu cho thấy, trong quá trình dập nát, cũ hỏng, bên trong củ gừng xuất hiện một chất độc hại có tên là Shikimol, chất này nằm trong cả củ gừng chứ không chỉ ở phần hư hỏng. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao, có thể gây biến đổi tế bào gan của một người đang khỏe mạnh cho dù lượng nhiễm độc là rất ít.
Khoai tây chuyển xanh hoặc mọc mầm
Màu xanh của khoai tây là do nồng độ cao của một loại độc tố có tên là Glycoalkaloid. Một thời gian lâu sau khi sử dụng, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu yếu đi, sau đó là hôn mê và dẫn đến tử vong.
khoai-tay-1447858986
Khoai tây xanh, mọc mầm chứa chất độc kịch hại. Ảnh minh họa.
Mần khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này thường tập trung ở phần chân mầm, ở lớp vỏ xanh phía bên ngoài làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không thể dùng được.
Măng tươi
Trong măng tươi có chứa nhiều độc tố axit cyanhhydric. Axit này vào máu có thể gây thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Nếu ăn nhiều măng tươi nhiễm độc có thể khiến bạn ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nghiêm trọng hơn có thể gây co giật, tím tái, hôn mê, tụt huyết áp và gây tử vong. Để loại bỏ chất độc này, người ta thường phải luộc măng nhiều lần rồi bỏ nước đi, sau đó mới chế biến.
Khoai lang mọc mầm và có đốm
khoai-lang-1447858986
Khoai lang mọc mầm độc không kém khoai tây. Ảnh minh họa.
Một loại thực phẩm nguy hiểm không kém khoai tây mọc mầm là khoai lang. Các chuyên gia khuyến cáo, trong khoai lang mọc mầm chứa độc tố có thể khiến người ăn bị đau bụng và nôn mửa. Ngoài ra khoai lang xuất hiện các đốm bất thường trên thân khoai là nấm mốc, cũng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Cải bẹ trắng thối
Cải bẹ trắng thối có thể gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng, hôn mê, thậm chí là tử vong.
Lạc mốc
lac-moc-1447858986
Đừng tiếc lạc mốc ăn vào sẽ khiến bạn bị ngộ độc. Ảnh minh họa.
Lạc là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị mốc, mọc mầm nếu bảo quản không tốt. Lạc mọc mầm dễ sản sinh độc tố, gây hại cho cơ thể người và gây bệnh ung thư gan. Ban đầu mầm có màu vàng trắng, sau đó chuyển sang xanh nhạt và cuối cùng xanh lục.

Nguy hiểm chết người từ 14 món ăn quen thuộc

Ai cũng biết rằng thực phẩm dầu mỡ, nhiều muối là nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì, tim mạch. Nhưng bạn có biết rằng căn bếp nhà mình đang trữ 14 món ăn quen thuộc mà tiềm ẩn nguy hiểm chết người không? Hãy cùng khám phá 14 loại thực phẩm đó nhé!

Bắp rang bơ đút lò


Hãy tự làm bắp rang thay vì mua loại làm sẵn
Hãy tự làm bắp rang thay vì mua loại làm sẵn

Trên thị trường hiện có nhập khẩu và bán các loại bắp nổ khô chế biến sẵn. Loại bắp này được sấy khô và đóng gói, người dùng chỉ cần bỏ bịch bắp vào lò vi sóng cho nó bung ra là có thể dùng ngay. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy những thành phần hóa học trong bịch giấy gói bắp khi gặp nhiệt sẽ sản sinh ra các chất làm tăng nguy cơ ung thư, vô sinh và các bệnh nguy hiểm khác. Lời khuyên cho các bạn là nên tự làm bắp rang bơ chứ đừng mua loại chế biến sẵn đóng gói. Bắp tự làm vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

Khoai tây


Không được ăn khoai tây đã có mảng xanh
Không được ăn khoai tây đã có mảng xanh

Khoai tây chứa một chất độc tự nhiên trong mầm và lá. Khoai tây để lâu ngày sẽ xuất hiện mầm và mảng xanh bám ngoài vỏ, độc tố ngày càng nặng và gây nguy hiểm chết người. Người bình thường chỉ cần ăn khoảng 2 miligram chất độc này sẽ gặp triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu. Hấp thụ từ 3 đến 6 miligram thì khả năng tử vong là rất cao. Do đó, tốt nhất nên bỏ khoai tây đã mọc mầm hoặc xuất hiện mảng xanh.

Táo


Luôn rửa sạch và gọt vỏ trái cây khi ăn
Luôn rửa sạch và gọt vỏ trái cây khi ăn

Mặc dù ăn táo rất tốt cho sức khỏe, song không thể bỏ qua nguy hiểm từ thuốc trừ sâu. Táo có nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu rất cao, do đó cần rửa trái cây thật sạch trước khi dùng và gọt vỏ cho an tâm. Ngoài ra, hạt táo còn chứa các chất hóa học khi phân hủy sẽ tạo thành chất độc cyanide. Tuy nhiên, cứ yên tâm vì khối lượng chất độc trong hạt táo rất nhỏ nên khả năng gây nguy hiểm là rất thấp. 

Cà phê


Cà phê có nhiều tác dụng phụ
Cà phê có nhiều tác dụng phụ

Thức uống quen thuộc này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ đáng ngại. Cà phê nóng có thể gây bỏng nghiêm trọng nếu bạn lỡ tay làm đổ lên người. Ngoài ra, nó làm tăng nhịp tim và gây bồn chồn, do đó những ai có vấn đề về tim mạch hay khó ngủ nên hạn chế sử dụng nếu không muốn tình trạng trầm trọng hơn. Cà phê có nhiều tác dụng phụ nên nhớ là chỉ dùng dưới 2 ly một ngày bạn nhé!

Trứng


Nói không với trứng sống
Nói không với trứng sống

Trứng sống chứa một loại vi sinh vật tên là Salmonella, gây nên một số triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, ngộ độc. Vậy nên sau khi mua trứng về nhà bạn cần cho ngay nó vào tủ lạnh. Khi chiên trứng, tốt nhất nên chiên kĩ đến khi lòng đỏ chín vàng. Những ai bụng hơi yếu không nên ăn trứng chín tái, trứng chần lòng đào.

Bột bánh quy


Không ăn bột bánh chưa nướng
Không ăn bột bánh chưa nướng

Nướng bánh quy cũng không tránh khỏi nguy cơ nhiễm độc. Bột bánh sống chứa trứng sống và do đó tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc từ vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, nếu vệ sinh không cẩn thận thì các loại vi khuẩn từ tô, chén, đĩa bẩn, thớt bẩn, tay rửa không sạch… đều có thể là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vậy nên tuyệt đối không nên nếm bột bánh chưa nướng.

Thịt chế biến sẵn


Chất bảo quản trong thịt làm sẵn rất độc hại
Chất bảo quản trong thịt làm sẵn rất độc hại

Không mấy bất ngờ khi các nhà nghiên cứu khuyến cáo người dân không nên sử dụng thịt hộp, thịt xông khói, thịt đã qua chế biến thường xuyên. Các chất bảo quản cùng hàm lượng muối cao trong các loại thịt này dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch.

Hotdog


Cẩn thận khi ăn hotdog
Cẩn thận khi ăn hotdog

Hotdog gây nguy hiểm không phải vì thành phần chế biến, mà vì chính hình dáng của nó. Chiếc hotdog hoàn toàn có khả năng làm nghẹn đường hô hấp gây tử vong. Loại thực phẩm này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em dưới 10 tuổi, do đó các bậc phụ huynh nên nhắc nhở con cắn miếng nhỏ và nhai kĩ.

Rau


Luôn rửa rau để tránh thuốc trừ sâu
Luôn rửa rau để tránh thuốc trừ sâu

Rau cải rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ khi bạn đã rửa sạch và để ráo chúng thật cẩn thận. Nếu không thì như đã nói ở trên, khả năng bị ngộ độc từ thuốc trừ sâu là không thể xem thường.

Ớt


Xắt ớt bằng tay có thể gây sưng
Xắt ớt bằng tay có thể gây sưng

Đối với những ai có da nhạy cảm, xắt ớt bằng tay trần có thể gây nóng và sưng tấy làn da. Ớt càng cay thì người nấu ăn càng thêm đau đớn. Do đó bạn nên dùng đũa giữ ớt khi cắt để tránh bị dính nước tiết ra từ ớt .

Cá ngừ


Cá ngừ hộp nhiễm thủy ngân
Cá ngừ hộp nhiễm thủy ngân

Ăn cá ngừ quá thường xuyên sẽ gây nguy hiểm khôn lường đến sức khỏe. Nguyên nhân là do cá ngừ hay bị nhiễm thủy ngân. Ăn cá ngừ thường xuyên hơn 2 bữa tuần có thể làm tích tụ thủy ngân trong não bộ, làm tắc nghẽn các mạch máu, làm bạn hóa điên và tử vong!

Gạo


Luôn vo gạo kỹ trước khi nấu
Luôn vo gạo kỹ trước khi nấu

Thuốc trừ sâu và các loại phân bón hóa học trong cây lúa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, ung thư bàng quang, bệnh về tim mạch. Đó là lý do bạn cần vo gạo kĩ trước khi nấu.

Hạt điều sống


Hạt điều chưa qua chế biến rất nguy hiểm
Hạt điều chưa qua chế biến rất nguy hiểm

Hạt điều sống chứa chất độc thường thấy trong cây thường xuân, do đó nên mua loại đã được sấy, hấp hoặc rang muối. Nếu ăn phải chất độc trong hạt điều, bạn có thể bị tiêu chảy, ngộ độc. Tệ hơn nữa là nếu bạn bị dị ứng với cây thường xuân, có thể bạn sẽ tử vong tức thì nếu không kịp cấp cứu.

Thịt sống


Nguy cơ ngộ độc từ thịt sống rất cao
Nguy cơ ngộ độc từ thịt sống rất cao

Thịt sống có thể cho là loại thực phẩm nguy hiểm nhất trong căn bếp nhà bạn. Các vi khuẩn nguy hiểm như Salmonella và E-coli là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm. Khi chế biến thịt sống, cần chú ý rửa tay và các dụng cụ làm bếp thật kĩ. Không để thịt sống chung với các loại thực phẩm khác để tránh lây vi khuẩn. Khi nấu thịt, cần nấu chín kĩ ở nhiệt độ cao nhằm diệt sạch vi khuẩn. Nếu chưa dùng ngay thì cần lập tức bỏ thịt vào tủ lạnh để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi.
Nguy cơ từ các loại thực phẩm kể trên là không thể xem thường, do đó hãy chú ý cẩn thận khi chế biến món ăn bạn nhé! DienmayXANH.com chúc các bạn có được những bữa ăn thật ngon và bổ dưỡng.
Hạ Vy




 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét