Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

KÝ ỨC CHÓI LỌI 62/c (Điện Biên Phủ)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                               Phim tài liệu Hồ sơ mật Điện Biên Phủ

« vào lúc: 23 Tháng Hai, 2009, 08:50:30 PM »


Tên sách: Trận Điện Biên Phủ dưới con mắt người Pháp
Tác giả: Jule Roy
Người dịch: Bùi Trân Phượng
Nhà xuất bản: Thành phố Hồ Chí Minh Năm xuất bản: 1994
Số hoá: ptlinh, Sao Vàng


TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦA JULES ROY
TRẦN BẠCH ĐẰNG


Khá nhiều sách viết về trận đánh lừng danh này, không kể của người Việt Nam. Người ta có thể đọc các tác giả Pháp - nhiều nhất - Anh, Mỹ, Nga, Đức... ở đây, chúng ta không đi vào chỗ đứng để nhìn Điện Biên Phủ của từng tác giả mà chỉ nói đến sự thu hút của một trận đánh, cả về phương diện chính trị lẫn sử học. Trong một quyển sách cốt biện minh cho mình, tướng Navarre cũng không thể bỏ qua Điện Biên Phủ mà chính ông, với tư cách Tổng tư lệnh Pháp ở Đông Dương, đã liên quan, ít nhất cũng đã chấp nhận kế hoạch của thuộc hạ Cogny và de Castries khi chọn miền biên ải xa xôi - nhưng nhiều lợi thế đối với Pháp - làm hàng rào ngăn chặn "Việt Minh" tràn sang Lào, hơn nữa, làm nơi quyết chiến với chủ lực "Việt Minh".

Song, sách của Jules Roy (Chú thích: JULES ROY là tác giả nhiều cuốn sách: Cuộc chiến Algérie; Những cuộc thập tự chinh đẹp đẽ; Thung lũng hạnh phúc; Quanh một thảm kịch.) mang sắc thái khác. Đúng hơn, đây là một tập "chuyện mỗi ngày" với ghi chép khá phong phú, tất nhiên của phía Pháp và đồng minh của Pháp. Phần tư liệu của sách đủ để người đọc muốn đi sâu có thể tra cứu. Jules Roy dùng một bút pháp phản ánh sinh  động dù ông trung thành với sự kiện mà ông thu thập được. Một quyển sách hấp dẫn, có thể nói như vậy.

Phần cầu siêu cho trận Điện Biên Phủ (Requiem pour la bataille de Diên Biên Phu), Jules Roy bộc lộ tâm tư của mình, ông nhắc: Người Anh có thói quen muốn tìm hiểu lý do các thất bại của họ và "tại sao dân Pháp không đủ quả cảm để nhìn tận mặt một trong những bất ngờ chiến lược lớn nhất của lịch sử họ"? Chắc chắn không phải dân Pháp. Và ngay giới cầm quyền Pháp cũng đã làm một việc không dễ: Mấy chục năm sau, Tổng thống Mitterand đã đến tận Điện Biên Phủ và đã nhận sự sai lầm của chính phủ Pháp trước kia.

Đối với dân tộc Việt Nam, chiến tranh là điều bất đắc dĩ, xa xưa cũng như hiện đại. Chỉ khi nào sự sinh tồn của dân tộc, chủ quyền quốc gia bị đe dọa, người Việt Nam mới cầm vũ khí. Từ "Một nền hòa bình bị bỏ lở" (Une paix manquée) của J.Sainteny đến "Trận đánh Điện Biên Phủ" của J.Roy, chính người Pháp nói lên điều đó. Phải đâu nỗi mất mát là riêng của Pháp? Và, sau này, là riêng của Mỹ? Người Việt Nam chịu mất mát nhiều hơn trăm, ngàn, vạn lần

Cái đền bù chính là nền độc lập, tự do của Việt Nam hôm nay. Người Việt Nam tự hào về Điện Biên Phủ, song không vỗ ngực như là những kẻ không hề biết đau khổ, xót xa. Luân lý cổ truyền của Việt Nam cấm người Việt Nam khoái trá trên cái chết của người khác, dù kẻ thù của mình vào một lúc nào đó...

Việt Nam và Pháp, từ vài chục năm nay, sống trong một quan hệ tốt và đang tốt hơn.

J.Roy mở đầu quyển sách của mình ngày 19-5-1953, ngày tướng bốn sao Henri Navarre đến Sài Gòn và kết thúc đêm 6 rạng ngày 7 tháng 5 năm 1954, còn thiếu 13 ngày mới tròn 1 năm. Trong khi thế giới mà chúng ta sống, hợp tác, chia xẻ... dài vô kể. Một thoáng lịch sử.

Một chuyện cũng thú vị dẫn đến sự ra đời của sách bằng tiếng Việt: Một kiều bào ta ở Nhật - ông Nguyễn Văn Sáu quê Long An, trước là nhân viên sứ quán Sài Gòn, sau 1975 là thợ trong một hãng robot - đọc quyển sách này mà ông mua ở Nhật, thích quá, đề nghị với tôi cho dịch ra tiếng Việt "để tỏ lòng kính trọng đại tướng Võ Nguyên Giáp", như ông nói. Công việc dịch và chú thích được chị Bùi Trân Phượng, Phó tiến sĩ sử học, Phó chủ nhiệm khoa Sử Trưởng Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, một nhà nghiên cứu sử học, đảm nhận với tất cả tri thức, tài năng và tấm lòng. Và bây giờ, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in.

Tôi muốn dùng giòng cuối cùng này giới thiệu những người và cơ quan đưa "Trận Điện Biên Phủ” - với cách lĩnh hội trận đánh của một nhà nghiên cứu Pháp - đến bạn đọc.
Tháng 3 năm 1994
TBĐ

Pháp điều tra trận Điện Biên Phủ: Các bại tướng nói gì?

VOV.VN - Các tướng lĩnh “dính” trực tiếp vào trận chiến ở thung lũng Điện Biên đã phải trải qua nhiều phiên điều trần căng thẳng.

Phải ra điều trần trước Ủy ban điều tra bí mật về Điện Biên Phủ, các tướng lĩnh Pháp như Tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương Henri Navarre, Chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ Réné Cogny hay Chỉ huy quân Pháp tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ De Castries đã nói những gì?
Hàng trăm trang tài liệu về từng câu hỏi-đáp được lưu giữ tại Trung tâm lịch sử Bộ Quốc phòng Pháp giúp hình dung lại những phiên điều trần chi tiết và căng thẳng này. Điều đáng nói là tất cả đã bị giữ kín trong 50 năm và sau khi được giải mật, chúng cũng không được nhiều người biết đến, nên những phát ngôn của cựu tướng lĩnh Pháp cũng trở thành “câm lặng”.
Phóng viên VOV thường trú tại Pháp giới thiệu một số nội dung điều trần đáng chú ý chọn lọc từ hàng trăm trang tài liệu đó…  
phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 1
Tiến sĩ, Đại úy Pháp, Ivan Cadeau, trao đổi với phóng viên VOV 


phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 2
Đại úy  Ivan Cadeau (ngoài cùng bên trái) nói đến Ủy ban điều tra thất bại
tại Điện Biên Phủ tại một hội thảo về Đông Dương ở Paris tháng 3/2014


Tướng Navarre: “…Tôi không biết gì về Đông Dương”
-Chủ tịch Ủy ban điều tra -Tướng George Catroux: “Ông đã mong muốn có một phiên họp của Ủy ban điều tra và hôm nay ủy ban đã họp. Vậy trước hết bắt đầu với câu hỏi đầu tiên trong danh sách. Đó là “việc được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương” với ông chắc hẳn là một điều không trông đợi. Vậy khi đó ông cảm thấy thế nào? Liệu ông đã phần nào do dự ?”
-Tướng Henri Navarre : “… Khi đó, tháng 5/1953, tôi đang là Tổng chỉ huy lực lượng bộ binh tại Trung Âu và thời điểm ấy, tôi đang có mặt tại Đức. Đột nhiên, tôi bị gọi về Paris. Và tướng Juin, khi gặp tôi ở Paris, thông báo rằng tôi được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương… Ông ấy không giấu diếm rằng tôi sắp được đưa vào một cuộc phiêu lưu nguy hiểm nhưng cũng nói rõ với tôi rằng khó có thể từ chối bởi “cần có một người nắm giữ vị trí này”…
Ngày hôm sau, khi gặp Thủ tướng Rene Mayer, tôi đã nhấn mạnh rằng tôi không  biết chút nào về Đông Dương và Viễn Đông, nơi mà tôi chưa bao giờ đặt chân tới. Nhưng ông Mayer đã nói rằng đó lại là lý do ông ấy chọn tôi, bởi tôi có thể nhìn nhận mọi thứ với một cái nhìn mới…”

Đó là trích phần trả lời của Tướng Pháp Henri Navarre đối với câu hỏi đầu tiên về phản ứng khi được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương với mục đích là “tìm một lối ra trong danh dự cho quân Pháp”.

Phần điều trần của Tổng tư lệnh Henri Navarre tiếp đó đi sâu vào các vấn đề mà ông bị kết tội: Đó là việc đưa ra kế hoạch mang tên “Navarre” lựa chọn tấn công vào cứ điểm Điện Biên Phủ; sự lạc quan đối với khả năng chiến thắng ở Điện  Biên Phủ; việc thiếu thông tin về đối thủ cũng như nhận định sai về thực lực của quân Pháp trước trận Điện Biên Phủ…
Đại úy Ivan Cadeau, tiến sĩ nghiên cứu về Đông Dương và đặc biệt phụ trách đề tài về Ủy ban điều tra thất bại tại Điện Biên Phủ cho rằng trong bối cảnh khó khăn và bị hạn chế, phần nào tướng Navarre đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Lời của Đại úy Ivan Cadeau: “Ông ấy đến Đông Dương mà không biết gì về nơi này, chỉ có đọc các báo cáo, phải dựa trên kế hoạch của người tiền nhiệm Salan, rồi phải nảy sinh ý tưởng. Tôi thì cho rằng ông ấy phần nào làm đúng việc của mình, từ những gì ông ấy đã đọc, những cuộc thảo luận ông ấy đã đọc và thảo luận thì ông ấy đã cho ra kế hoạch Navarre, quyết định từ 1953-1954 không có trận đánh lớn nào ở miền Bắc. Và giai đoạn 1954-1955 sẽ tiến hành trận đánh lớn nhờ sự hậu thuẫn của quân Mỹ.
Kế hoạch của ông ấy được thông qua, nhưng có một số câu hỏi ông ấy không có câu trả lời và chủ yếu là trả lời từ phía chính quyền. Ví dụ ông ấy hỏi nếu Việt Minh đe dọa khu vực phía Lào thì tôi phải làm gì, ông ấy không có câu trả lời, đến tháng 10 thì Pháp ký thỏa thuận quân sự với Lào, nhưng kể cả lúc đó Navarre cũng không có sự chỉ đạo rõ ràng. Đến tháng 11, Navarre quyết định đánh Điện Biên Phủ một phần là để bảo vệ Lào, theo hiệp ước quân sự mà Pháp ký với Lào. Đây là vấn đề lớn, đáng nhẽ phải là quyết định từ phía chính quyền chính trị, nhưng Navarre chỉ có sự chấp thuận từ phía Tổng ủy Pháp tại Đông Dương Maurice Dejean.”
phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 3
Hàng trăm tài liệu của Ủy ban điều tra Pháp về Điện Biên Phủ, mà phóng viên VOV chụp hình được

Như phân tích của Đại úy Ivan Cadeau, Tổng tư lệnh Navarre chỉ trích mạnh mẽ sự thiếu quan tâm của chính phủ Pháp khi đó đối với cuộc chiến tại Đông Dương; không có những chỉ đạo, định hướng cụ thể từ Paris, khiến ông phải tự hoạch định kế hoạch chiến tranh.
Tướng Salan không hài lòng
Trích điều trần của Tướng Navarre:
-“Ngay khi tới Đông Dương, tôi cảm nhận rằng tướng Salan không mấy vui vẻ khi tiếp tôi. Ba ngày sau khi tôi tiếp quản tại Đông Dương, có một bức điện của ông Bodard, phóng viên thường trú của tạp chí France-Soir, nêu rõ tình hình ở Đông Dương đang nguy kịch bởi tướng Salan đã không có ý tưởng và tôi sẽ phải là người triển khai… Tướng Salan đã không hài lòng và bức điện đó phần nào gây căng thẳng quan hệ giữa chúng tôi. (…) Tướng Salan đã đưa cho tôi một số tài liệu, trong đó có kế hoạch của ông ấy mà sau này tôi dựa vào đó để đưa ra kế hoạch của tôi. (…)
-“Tướng Salan không hề trao cho tôi bất kỳ chỉ đạo nào của chính phủ. Mãi đến tận hôm nay, tôi mới biết rằng có một chỉ đạo của Thủ tướng Rene Mayer vào ngày 18/4/1953.”
Phê phán bệnh lạc quan “tếu”
Trước Ủy ban điều tra, tướng Navarre cũng chỉ trích sự lạc quan thái quá lúc ấy của phần đông quan chức chính trị và quân sự vào thời điểm ông tiếp quản Đông Dương.
“Khi đến Đông Dương, tôi đã phần nào bị ảnh hưởng bởi tâm lý lạc quan ngự trị vào thời điểm đó. Sau đó tôi đã dần dần cảm thấy sự lạc quan là sai lầm nhưng vẫn không tránh khỏi bị ảnh hưởng trong kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ của tôi.
(…) Khi tôi hỏi tướng Salan là có bao nhiêu quân Việt Minh? Ông ấy đã đưa ra con số 40.000. Vài ngày sau, người phụ trách Phòng Nhì cho tôi con số 60.000. Tôi đã nói với ông ta về con số lạc quan hơn của tướng Salan. Nhưng người phụ trách Phòng Nhì nói rõ 60.000, theo ông ta, là con số tối thiểu. Thực tế, đã có từ 70 – 75.000 quân Việt Minh." 
Câu chuyện về tâm lý “khinh địch” dẫn đến thất bại là một nội dung chính mà Ủy ban Điều tra xoáy vào khi chất vấn các tướng Navarre, Cogny và De Castries.
Theo Đại úy Ivan Cadeau, tướng Navarre đã khá thận trọng khi đề nghị với tướng De Castries tăng viện binh trước trận Điện Biên Phủ, nhưng ông De Castries đã từ chối: “Phải nói rằng từ tháng 1/1954, tức vài tháng trước khi trận Điện Biên Phủ diễn ra, nếu có một người nào đó không tự tin nhất về chiến thắng của quân đội Pháp thì đấy chính là tướng Navarre. Đến tháng 3, trong chuyến đi thăm Điện Biên Phủ lần cuối, ông có đề nghị với tướng De Castries là tăng thêm quân.
Tại sao ông lại làm thế? Không hẳn là để có thêm nhiều quân mà cái chính là làm rối loạn tính toán và tổ chức của đối phương. Bộ Tổng tham mưu quân Pháp biết rất rõ quân đội Việt Minh là một đội quân rất có tổ chức, rất kỷ luật và rất nguyên tắc, tức họ sẽ không bao giờ tấn công nếu không tính toán đầy đủ tất cả các thiệt hại và các phương án dự phòng. Chính vì thế, nếu đưa thêm 3 tiểu đoàn quân Pháp lên Điện Biên Phủ thì sẽ làm đảo lộn kế hoạch tác chiến của quân Việt Minh, họ sẽ không biết 800, 900 lính đó sẽ đặt ở đâu… Mục đích chính của tướng Navarre khi đó, là để kéo dài thêm thời gian, làm rối loạn toan tính của đối phương.”
Ngoài ra, về khả năng cứu viện của quân Mỹ, tướng Navarre khẳng định với Ủy ban điều tra rằng “Ở vào thời điểm tôi đến Đông Dương, tuyệt đối chưa có ý kiến nào về việc đó. Có chăng chỉ có vài giả thuyết về việc Mỹ can thiệp khi quân đội Trung Quốc can thiệp hay có chăng cũng chỉ là sự hỗ trợ của Mỹ về tài chính, vũ khí, hay tàu sân bay trong trường hợp khẩn cấp, chứ câu hỏi về sự can thiệp quân sự của Mỹ thì chưa được nói đến.”
phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 4
Phần hỏi đáp của tướng Navarre
Chất vấn
- Chủ tịch Ủy ban điều tra: “Hồi đó không ai nghĩ rằng có thể tạo lối thoát khỏi Đông Dương mà không phải tiến hành một trận đánh lớn ư ?”
- Tướng Navarre: “Chắc chắc là không. Tôi tin rằng ở vào thời điểm tôi tới, không ai nghi ngờ khả năng chiến thắng ở Đông Dương. Tôi tin rằng chính phủ Pháp muốn tìm một lối ra cho phép, hoặc là thương lượng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc có được sự nhất trí của Trung Quốc ngừng giúp quân Việt Minh; hay khả năng thương lượng với hai chính phủ ở Việt nam. Có một số lối ra nhưng giải pháp Mỹ tấn công quân sự thì hoàn toàn không được nói đến khi đó.”
(…)
-Chủ tịch Ủy ban điều tra: “Vậy thì phải đến khi diễn ra trận Điện Biên Phủ, thì khả năng Mỹ tấn công mới được nghiên cứu đến?
-Tướng Navarre: “Đúng là khả năng Mỹ can thiệp quân sự chỉ được nghiên cứu vào thời điểm trận Điện Biên Phủ.”
Yếu kém của tướng Cogny
Đối với tướng Réné Cogny, chỉ huy quân Pháp tại Bắc Bộ, cấp phó của Tổng tư lệnh Navarre, thì câu hỏi chính cũng là đòi hỏi của ông Cogny là yêu cầu ủy ban điều tra làm sáng tỏ bất đồng giữa ông và ông Navarre. Lời khẳng định của ông Navarre có mặt trong hầu hết các nội dung được điều trần, nhấn mạnh rằng mỗi vấn đề trong kế hoạch tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ ông đều bàn bạc với ông Cogny cũng như chỉ huy không quân, chỉ huy lực lượng bộ binh của Pháp tại Đông Dương. Lập luận này của tướng Navarre khác biệt so với lời chỉ trích của tướng Cogny rằng ông không đồng ý với kế hoạch của Navarre từ đầu. Thậm chí, tướng Cogny còn tập hợp bộ hồ sơ có tên “Bất đồng về Điện Biên Phủ”, trong đó có các tài liệu, các bài báo, các quyết định để trình lên Ủy ban điều tra lý giải rằng ông “vô can” trong kế hoạch của Navarre. Tuy nhiên, Ủy ban điều tra đi sâu vào chất vấn ông Cogny về việc cáo buộc rằng ông không truyền tải đúng mệnh lệnh của Tổng tư lệnh Navarre đến cấp dưới, hay có lúc còn vượt cấp, ra chỉ thị trước cả chỉ thị của tổng tư lệnh… Đó cũng là lý do khiến phán xét của Ủy ban điều tra đối với ông Cogny có phần nặng nề hơn.
phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 5
Bức thư của tướng Cogny yêu cầu Ủy ban điều tra làm sáng tỏ mâu thuẫn giữa ông và Tổng tư lệnh Henri Navarre
phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 6
Trang đầu tiên phần trả lời của tướng Cogny trước Ủy ban điều tra

Ý kiến của Đại úy Ivan Cadeau thuộc Bộ Quốc phòng Pháp: “Đầu tiên, như Ủy ban điều tra kết luận, là việc tướng Cogny có quan hệ quá mật thiết với giới báo chí, nói quá nhiều trên mặt báo. Trách cứ thứ hai của Ủy ban đối với tướng Cogny, đó là ông đã không chỉ huy trận chiến ở Điện Biên Phủ một cách đầy đủ, trước và sau cuộc chiến. Trước là như thế nào? Một trong những ví dụ là về việc xây dựng các công sự. Chính tướng Navarre cũng đã nói rằng các công sự tương đối thiếu và yếu. Ủy ban điều tra cũng kết luận là tướng Cogny không chỉ huy tốt việc xây dựng các công sự, không điều đủ cấp phó đến những công sự trọng yếu…Một ví dụ khác mà tướng Cogny bị cho là không làm tốt là việc điều phối tác chiến giữa máy bay với lực lượng mặt đất.
Ngoài ra, tướng Cogny cũng bị khiển trách là đã không suy nghĩ thấu đáo. Chẳng hạn, Ủy ban có hỏi tướng Cogny là “nếu quân Việt Minh không tấn công ở Điện Biên Phủ thì các ông sẽ làm gì? Sẽ tiếp tục ở lại Điện Biên Phủ hay có kế hoạch nào khác? Liệu có tính đến khả năng đó hay chưa?... Việc thiết lập một cứ điểm lên đến 10.000 lính cách xa Hà Nội 300km là chuyện không đơn giản. Lập ra rồi thì liệu đã tính đến việc rút lui chưa?” Tướng Cogny đã không trả lời được. Nói chung, kết luận đưa ra là tướng Cogny và bộ Tổng tham mưu quân Pháp đã không đào sâu mọi giả thuyết, đặt mọi khả năng có thể xảy ra để tính toán.”
Ỷ vào hỏa lực mạnh
-Tướng De Castries: “Tôi đã phạm phải một suy nghĩ sai lầm nhưng khá phổ biến, đó là tin rằng hỏa lực có thể hỗ trợ chính trong trường hợp kẻ thù hành động.”
-Chủ tịch Ủy ban điều tra: “Đúng là suy nghĩ sai lầm đó của ông tất cả mọi người khác cũng đều nghĩ như vậy. Chính chỉ huy lực lượng pháo binh của ông Đại tá Pirotte dường như cũng rất chắc chắn về điều đó?
-Tướng De Castries: “Đại tá Pirotte đã rất tự tin. Không chỉ rất tự tin, ông ấy cũng không bao giờ nói với tôi rằng : "không, sẽ không ổn đâu.” Và chỉ huy pháo binh của lực lượng Pháp tại Bắc bộ (F.T.N.V) còn chắc chắn hơn cả đại tá Pirotte.”
               
Không có chỗ để nhét thêm quân
Đối với tướng De Castries, người trực tiếp chỉ huy quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Ủy ban điều tra đi sâu chất vấn ông về từng diễn biến trên chiến trường. Chủ yếu ông bị chỉ trích do đã chủ quan khinh địch dẫn đến thảm bại trước Việt Minh. Giải thích trước Ủy ban điều tra, ông De Castries cho biết các thông tin tình báo đều cho rằng Pháp chỉ cần 9 tiểu đoàn để chống lại quân Việt, thay vì 12 như yêu cầu tăng viện binh của tướng Navarre.
phap dieu tra tran dien bien phu: cac bai tuong noi gi? hinh 7
Phần điều trần của tướng De Castries

Đại úy Ivan Cadeau phân tích suy nghĩ của tướng De Castries: “Tướng De Castries trước hết nghĩ, như chính điều ông đã nói ra, là dù chiến sự có khốc liệt nhưng quân của ông ấy vẫn sẽ trụ vững được. Thứ hai, tướng De Castries có một suy nghĩ rất thực tế, đó là nếu tăng thêm quân thì ông ấy cũng không biết sẽ xếp số quân đó vào đâu vì thêm 3 tiểu đoàn không phải là chuyện đơn giản với tất cả các vấn đề về hậu cần, hầm trú ẩn… Thế nên, với tướng De Castries lúc đó, câu chuyện chỉ là không biết lo sắp xếp và bảo vệ 3 tiểu đoàn đó như thế nào, vì vậy ông ấy đã nói “Không” với đề nghị của tướng Navarre . Cuối cùng, ông ấy cũng nghĩ là khi chiến sự đã nổ ra, nếu cần thì vẫn tăng cường viện binh được bằng các tiểu đoàn lính dù hay máy bay một cách nhanh chóng.”
Và cuối cùng trong trường hợp tướng De Castries, Ủy ban điều tra đưa ra kết luận rằng một người khác, ở vào vị trí của ông này, cũng sẽ khó có thể làm tốt hơn. Còn tướng De Castries, sau phán xét của Ủy ban điều tra, sau này gần như không bao giờ nhắc lại câu chuyện Điện Biên Phủ trước công luận, cho tới khi ông qua đời./.
>> Đón xem Bài 3: Vén màn mâu thuẫn thượng tầng chỉ huy quân Pháp tại Đông Dương
Thùy Vân/VOV-Paris

Báo chí thế giới ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông thế giới những ngày này một lần nữa ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, gọi đây là chiến thắng "lịch sử, quý báu", đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử thuộc địa và cổ vũ phong trào độc lập trên thế giới.

VIET NAM, DIEN BIEN PHU : (FILES) - This picture taken 07 May 1954 shows a Vietnamese soldier waving a flag atop a French PC as others assault the area at the Dien Bien Phu battlefield. Vietnam will mark 13 March 2004 the 50th anniversary of the start of the siege of Dien Bien Phu, the epic battle that precipitated the collapse of French colonial rule in Indochina. The fighting began March 13, 1954, and 56 days later, 07 May, shell-shocked survivors of the French garnison hoisted the white flag to signal the end to one of the greatest battles of the 20th century. EDITOR'S NOTE: THE VAST MAJORITY OF VIETNAMESE PHOTOS OF THE BATTLE ARE RECONSTRUCTIONS DONE FOR THE PURPOSE OF PROPAGANDA. MOST OF THEM WERE TAKEN JUST HOURS AFTER THE ACTUAL EVENTS DEPICTED. AFP PHOTO/VNA/FILES
Một người lính Việt Nam cắm cờ lên nóc một đồn chỉ huy của quân Pháp trong thung lũng Điện Biên Phủ. Ảnh: AFP.
Hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc kể về chiến thắng Điện Biên Phủ trong bài viết với tựa đề "Nhớ lại thắng lợi của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ". Bài viết cho rằng cuộc chiến Điện Biên Phủ đã dẫn tới thất bại của thực dân Pháp, từng thống trị trên bán đảo Đông Dương nhiều năm. Chiến thắng còn chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, trở thành một niềm tự hào của người Việt sau này.
"Tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam là yếu tố góp phần tạo nên chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ", hãng thông tấn dẫn lời một cựu chiến binh 84 tuổi nói. "Ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất, mỗi người lính Việt Nam đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước".
Vị cựu chiến binh cho biết thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với sự cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã đưa ra quyết định chiến lược, chuyển từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" sau khi phân tích tình hình và tương quan lực lượng giữa hai bên.
Hãng thông tấn Lào KPL thì dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Bouangeun Saphouvong nói trận Điện Biên Phủ là kết quả của cuộc đấu tranh gian khổ, thể hiện sự hy sinh của quân đội và nhân dân Việt Nam. Thắng lợi này còn khiến thế giới biết đến tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bài viết về chiến thắng Điện Biên phủ đăng tải trên trang NDTV (trái) và France 24 (phải). Ảnh chụp màn hình.
Bài viết về chiến thắng Điện Biên Phủ của AFP và France 24. Ảnh chụp màn hình.
Tờ France 24 của Pháp đăng bài viết với tựa đề "Việt Nam kỷ niệm chiến thắng lịch sử chống lại chế độ thực dân Pháp" cho biết chiến thuật thiên tài áp dụng ở Điện Biên Phủ năm 1954 đã được nghiên cứu cẩn thận và bình luận trong suốt hơn nửa thế kỷ qua. Bài viết nhận định trận chiến nổi bật với vai trò là cột mốc trong lịch sử phong trào giành độc lập trên khắp thế giới.
Nhiều trang tin của các nước như Ấn Độ, Thái Lan dẫn lại bài viết của AFP có tựa đề "Việt Nam kỷ niệm chiến thắng 'lịch sử, quý báu' Điện Biên Phủ". Bài viết nhận định cuộc chiến ác liệt kéo dài 56 ngày đêm tại thung lũng hẻo lánh phía tây bắc Việt Nam đã làm sụp đổ chế độ thực dân của Pháp, đồng thời giúp Việt Nam nổi bật lên trên thế giới là một quốc gia độc lập.
Nói về Điện Biên Phủ, AFP còn đăng tải bài viết với tựa đề "Pháp thất bại ở Việt Nam cách đây 60 năm, bước ngoặt trong lịch sử thuộc địa" hôm 5/5, thời điểm Việt Nam đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm chiến thắng lừng lẫy này. Theo bài viết, binh lính Pháp cách đây 60 năm đã thất bại trước quân đội Việt Nam trong cuộc chiến mang tính bước ngoặt. Việc thảm bại ở Điện Biên Phủ còn khiến Pháp mất uy thế và cổ vũ phong trào độc lập ở các nước thuộc địa khác.
Điện Biên Phủ "là lần đầu tiên một phong trào giành độc lập ở ngoài châu Âu được phát triển qua các giai đoạn, từ các nhóm du kích đến quân đội có tổ chức, vũ trang, có thể đánh bại một quốc gia phương Tây hiện đại trong trận chiến không cân sức", bài báo dẫn lời sử gia người Anh Martin Windrow viết trong một cuốn sách phân tích về trận chiến này.
Cuối năm 1953, Pháp sa lầy vào trên chiến trường Đông Dương. Để tìm giải pháp đàm phán ưu thế, Henri Navarre được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Navarre muốn biến thung lũng Điện Biên Phủ thành căn cứ chiến lược, giúp bảo vệ Lào và cắt nguồn hỗ trợ của Việt Minh. Pháp tin Việt Minh với cách đánh truyền thống, khó khăn vũ khí và hậu cần, sẽ thất bại.
Ngày 13/3/1954, Việt Minh bắt đầu nổ súng tấn công, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Thất bại của thực dân Pháp cuối cùng cũng tới vào chiều tối ngày 7/5/1954, sau "56 ngày và 56 đêm ồn ào và ác liệt", nhà làm phim Pierre Schoendoerffer, người bị bắt làm tù binh sau chiến dịch, kể lại. "Đột nhiên, một sự im lặng khủng khiếp xuất hiện" khi đó.
Hãng tin còn dẫn lời cựu chiến binh Hoàng Đăng Vinh, người bắt sống tướng De Castries khi chỉ 19 tuổi, cho rằng "việc đánh bại thực dân Pháp không hề dễ dàng. Tuy nhiên, việc nắm giữ quyền lực thực dân đã khiến họ gặp sai lầm nghiêm trọng là đánh giá thấp đối thủ. "Họ thua bởi họ không tin rằng Việt Minh có thể chiến thắng ở Điện Biên Phủ", ông Vinh nói.
Như Tâm

Điện Biên Phủ nhìn từ phía Pháp: Nước Pháp bàng hoàng

    Thứ năm, 06 Tháng năm 2004, 08:57 GMT+7

    Dien Bien Phu nhin tu phia Phap Nuoc Phap bang hoang
    Cả nước Pháp như chết lặng. Im lặng trên chiến trường và im lặng trên chính trường. Đối với người Pháp, Điện Biên Phủ (ĐBP) là một đốm đen trong lịch sử, một bước ngoặt khởi đầu cho sự tan rã của đế chế thực dân.
    50 năm nhìn lại, người Pháp vẫn tự hào họ có những tướng giỏi, những chiến binh dũng cảm, những phương tiện hùng hậu. Thứ duy nhất mà họ thiếu là chính nghĩa. Tờ Le Point kể lại sự bàng hoàng của người Pháp sau thảm bại ở ĐBP.
    Chết lặng
    Một sự im lặng khó tin, phi thực. Ngày 7-5-1954, sau 57 ngày bom đạn ầm ào khủng khiếp, máu lửa, những trận chiến giáp lá cà trong một khung cảnh bi thương, sự yên lặng chết chóc đột ngột bao phủ xuống lòng chảo ĐBP. Chết lặng trong lòng, Christian de La Croix de Castries - tổng tư lệnh tập đoàn, được nâng hàm tướng trong thời kỳ bị bao vây - đã ra lệnh ngưng bắn lúc 17g30 kèm theo lệnh phá hủy tối đa trang thiết bị quân sự.
    Trong các chiến hào ngập bùn đất vì mưa phùn, những binh sĩ mỏi mệt, bơ phờ, cạn kiệt đạn dược, ngột ngạt vì mùi tử thi xung quanh mình, chờ đợi những con người nhỏ bé mặc quân phục xanh và đội nón cối đã đánh bại họ, nay đến bắt họ làm tù binh.
    Ở Paris, lúc xế chiều, Thủ tướng Joseph Laniel đăng đàn, gương mặt tái nhợt và căng thẳng. Trong bầu không khí ảm đạm, ông thông báo cái tin khủng khiếp bằng một giọng nhợt nhạt: "Cứ điểm trung tâm ĐBP đã thất thủ sau 20 ngày đêm chiến đấu khốc liệt". Sảng sốt, các nghị sĩ đồng loạt đứng bật dậy như một người duy nhất. Chỉ trừ những nghị sĩ cộng sản vẫn ngồi lại tại chỗ.
    Dien Bien Phu nhin tu phia Phap Nuoc Phap bang hoang
    Làm sao nước Pháp lại đi đến thảm họa này? Thảm bại ở ĐBP không chỉ làm vỡ toang sự hiện diện Pháp ở Đông Dương mà còn báo hiệu những bi kịch tương lai của sự sụp đổ chủ nghĩa thực dân. Nó báo hiệu tấn thảm kịch Algeria trên nền sự tan rã chính trị của một Đệ tứ cộng hòa đang bước vào giai đoạn hấp hối.
    Sự khởi đầu của kết thúc
    (...) Pierre Mendès France được bầu làm thủ tướng như một biện pháp chữa cháy (ngày 17-6-1954, tức năm ngày sau khi Joseph Laniel từ chức - ND). Được triệu tập khẩn cấp đến Matignon, ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng tốc các thương lượng với Việt Minh vốn đã được khởi đầu tại Genève bởi ngoại trưởng dưới trào Laniel là Georges Bidault. Trong bài diễn văn nhậm chức, Thủ tướng Mendès France tuyên bố: "Mục tiêu của tôi là hòa bình". Hòa bình để có thời gian tập trung giải quyết các vấn đề ở Tunisia và Morocco và để bảo toàn "an toàn cho những khu lãnh thổ ở Algeria của chúng ta".
    Nước Pháp chẳng còn gì trong tay để thương lượng. (Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc ngày 8-7 và Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết ngày 21-7- ND). Đông Dương thuộc Pháp đã tiêu tùng và đoàn quân lê dương cúi gằm mặt trở về. Trong năm đó, cuộc chiến Algeria bắt đầu (ngày 1-11). Và trong các vùng núi Bắc Phi, nhiều sĩ quan Pháp lại thề rằng lần này họ sẽ không đầu hàng. Một tấn bi kịch khác lại hình thành...
    N.QUÂN (Trích dịch từ bài viết của Pierre Beylau trên tuần báo Le Point số 1648)
    Trận chiến cuối cùng
    Tại khu cứ điểm trung tâm, lính Pháp ngừng bắn lúc 17g30 ngày 7-5-1954. Toàn bộ bộ tổng chỉ huy bị bắt. Nhưng ở Isabelle (Hồng Cúm) phía nam lòng chảo, cuộc chiến vẫn tiếp diễn trong đêm ngày 7 rạng sáng 8-5-1954: những toán quân Pháp cố tìm đường rút về phía Lào. Anh lính lê dương Jean Dens là một trong số này.
    Đại tá Lalande viết lệnh chuẩn bị lui quân. Tôi phải chuyển những chỉ dẫn này đến tất cả các đơn vị. Không còn giao thông hào nào sử dụng được. Căn cứ giống như một cánh đồng mênh mông đã bị cày nát. Một viên sĩ quan bảo tôi tình hình đen tối quá, rằng sẽ có một trận tan xương nát thịt. Sau cuộc "du ngoạn", tôi trệu trạo nuốt mấy miếng rồi nổi lửa đốt kho dù để nó không rơi vào tay Việt Minh (VM).
    Từ 17g30 chỉ còn Isabelle đơn thương độc mã. Chúng tôi hứng trọn những trận mưa khủng khiếp của pháo binh VM: các kiểu đạn pháo và tên lửa Kachiusa. Tướng Giáp đã điều khoảng 14.000 quân vây Isabelle. Chúng tôi chỉ còn 700 người, không bị thương cũng kiệt sức.
    (...) Mọi việc rối tung rối mù khi mọi người biết một toán đã đi thoát. Ai cũng muốn rút an toàn. Nhưng VM đã đón sẵn và thế là bắt đầu cuộc đụng độ tàn bạo. Cùng lúc phải "nếm" đạn, lựu đạn, đạn cối và cả pháo hạng nặng của VM, chúng tôi bị dồn về phía trong , thương binh lại cố theo đường cũ về trạm phẫu thuật tiền phương.
    Cuộc tháo chạy
    Tôi chờ nửa đêm để thử cơ may. Tôi bì bõm lội qua sông Nậm Rốm, cố thoát ra khỏi đống thép gai, hứng trọn cú sốc, một tràng đạn lia trúng máy bộ đàm trên lưng. May có nó làm lá chắn. Tôi vứt máy bộ đàm xuống sông rồi đi tiếp. Chính lúc ấy tôi trúng đạn, vài mảnh vào chân, không nặng lắm, ba mảnh khác vào lưng và cổ và một nhát dao hoặc luỡi lê chọc vào vai phải. Tôi mất rất nhiều máu. Chỉ còn nước quay về trạm xá. Một chặng đường cam go, máu lẫn với bùn, quần áo rách tươm.
    Cuối cùng tôi cũng đến nơi. Nhưng toàn bộ mái trạm quân y được bảo vệ bằng túi dù nilông đang bốc cháy. Tôi cũng bò được vào trong. Một y tá tiêm morphin và băng bó sơ cho tôi. Tôi ngất đi.
    Ô có tiếng chim hót
    (...) Sáng tinh mơ (8-5), khát khô cổ, tôi lò dò ra ngoài. Xung quanh yên tĩnh đến rợn người. Ai đó nhận ra một chi tiết lạ lùng: "Ô này, có tiếng chim hót". Chúng tôi thấy kỳ lạ thế nào ấy. Tất cả đã kết thúc. Trung thành với truyền thống, chúng tôi, lính của đoàn quân lê dương, là những người cuối cùng cầm cự.
    Sống sót, người không ra người, ngợm chẳng ra ngợm, sốc, bị thương hoặc kiệt sức, mình đầy bùn và máu, bốc mùi khủng khiếp, một thử thách nữa bắt đầu với chúng tôi: sự cầm tù.
    Trích ghi chép của Franck Renaud (đại diện Trường báo chí Lille tại VN)
    Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ )

    Sau 9 năm, tướng Navarre nói về chiến bại ở Điện Biên Phủ

    11:00 08/05/2007

    Sau chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, nhiều tướng lĩnh, học giả của cả hai bên đã có những bài viết phân tích về nguyên nhân thắng lợi của ta  và nguyên nhân thất bại của Pháp. Nhân dịp kỷ niệm 53 năm chiến thắng lịch sử này, ANTG giới thiệu bài trả lời phỏng vấn  Đại tướng P.Henri Navarre (1898-1983), Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương 1953-1954 đăng trên báo Nouveau Candide ra ngày 17/10/1963.

    Điện Biên Phủ khiến 2 danh tướng Pháp mâu thuẫn đến cuối đời

    VOV.VN - Một trong những nguyên nhân thất bại của quân viễn chinh Pháp được cho là sự “xung khắc” trong giới chóp bu của đội quân này.

    Không phải ngẫu nhiên mà trong bộ hồ sơ về Ủy ban Điều tra trận Điện Biên Phủ đang lưu giữ tại Bộ Quốc phòng Pháp có riêng một phần với tựa đề “Bất đồng về Điện Biên Phủ”, gồm bản báo cáo của cựu Tổng tư lệnh quân Pháp ở Đông Dương Henri Navarre và chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ Réné Cogny về từng điểm liên quan đến Điện Biên Phủ.
    Thực ra, câu chuyện căng thẳng giữa hai tướng cầm đầu quân Pháp tại Đông Dương không mấy xa lạ với đội ngũ thân cận của hai ông này. Tuy nhiên, những tư liệu mới cho thấy Ủy ban Điều tra đã nghiêm túc coi mâu thuẫn này là một yếu tố, nếu không phải quyết định thì cũng là rất quan trọng đem đến thất bại của quân Pháp tại Điện Biên Phủ.
    Hai tướng Navarre và Cogny thực sự mâu thuẫn những điều gì và họ lý giải, tranh cãi ra sao - tất cả sẽ được hé lộ qua chính những tài liệu và báo cáo dưới đây do họ trình lên Ủy ban Điều tra của Pháp mà phóng viên VOV được tiếp cận và nghiên cứu.
    1. “Nội chiến” trên mặt báo hậu Điện Biên Phủ
    Trở lại câu chuyện ra đời Ủy ban Điều tra, rất có thể tướng Navarre đã từ bỏ đòi hỏi thành lập ủy ban này trước sức ép mạnh mẽ từ cả quân đội và chính quyền Pháp thời đó không muốn khơi lại nỗi hổ thẹn mang tên “Điện Biên Phủ”. Nhiều khả năng là như vậy, nếu không xuất hiện những bài báo của những tác giả ủng hộ tướng Cogny.
    Một trong những “quả bom báo chí” có tựa đề “Tôi sẽ không ra đi, vì đó là chiến lược của tôi” (chữ “tôi” ám chỉ nhân vật Navarre) – bài của phóng viên Lucien Bodard, thường trú báo France-Soir. Bài báo phát đi lập luận của tướng Cogny cáo buộc tướng Navarre phải chịu mọi trách nhiệm, từ việc lập cứ điểm Điện Biên Phủ cho tới mọi triển khai sau đó, bất chấp sự phản đối của ông Cogny.
    Phe Cogny “khai hỏa”, đổ hết trách nhiệm lên Navarre
    “Bộ đội Việt - những người ở trên cao - bao vây cứ điểm của chúng ta, đếm tất thảy máy bay, khẩu pháo, binh lính và đánh giá rất chính xác quân số của chúng ta.”
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 1
    Bài báo khơi mào nội chiến Navarre-Cogny, của phóng viên Bodard, tờ France-Soir
    Nghi vấn bội phản từ phía Pháp:
    Bài báo mở đầu với câu hỏi cho tướng Navarre: Ngài có tin rằng có một sự phản bội ở phía Pháp dẫn đến thảm họa tại Điện Biên Phủ hay không?
    Và tướng Navarre đã trả lời: “Tôi đã đặt câu hỏi này cho nhiều vị tướng, sĩ quan và binh lính ở Đông Dương. Với tất cả họ, câu hỏi này dường như rất phi lý. Một đại tá đã nói với tôi, tóm tắt lại ý kiến của mọi người, như thế này: “Cứ cố tìm ra lý do thất bại ở Điện Biên Phủ phỏng ích gì. Chúng ta đã thua, thế thôi. Tôi không biết liệu có một sự phản bội nào ở phía nước Pháp hay không; nhưng dù có đi chăng nữa, thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến kế hoạch Điện Biên Phủ”.”


    Ngay sau bài báo này, tướng Navarre đã phản pháo trên tờ tạp chí tin tức Jours de France số ra ngày 20/1/1955 với tựa đề “Tướng Navarre tiết lộ…”. Trong đó, ông Navarre nói thẳng toẹt ra: “Thật là một sự lăng nhục đối với tướng Cogny nếu nói rằng ông ấy đã không thể đồng ý với một chiến dịch mà chính ông ấy đã đề xuất, chuẩn bị và chỉ huy, với tư cách là chỉ huy các lực lượng quân Pháp ở Bắc Bộ, dưới sự điều hành của tôi ở toàn Đông Dương.”
    Tướng Navarre bồi thêm: “Ngược lại, chính tướng Cogny đã đề xuất chiếm đóng Điện Biên Phủ, rồi tiếp đó chịu trách nhiệm việc chuẩn bị và tiến hành trận đánh mà ông ấy muốn, để tránh một trận chiến nguy hiểm hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ông ấy còn nhất quyết không bao giờ có chuyện thoái lui, từ đầu đến cuối, chính ông ấy đã phản đối mọi kế hoạch rút quân và yêu cầu tôi liên tục gửi thêm những đội lính dù xuống Điện Biên Phủ cho đến ngày cuối cùng. Tôi và ông ấy đã luôn nhất trí với nhau về mọi điều đó.”

    Theo Navarre, nhờ ông, thất bại chỉ dừng ở Điện Biên

    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 2
    Trang bìa tạp chí Jours de France
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 3
    Bài báo bên trong tạp chí nói trên, với nội dung Navarre “phản pháo” Cogny
    Trích nội dung bài báo Tướng Navarre tiết lộ…: “Đến những ngày cuối cùng của trận đánh ở Điện Biên Phủ, tướng Cogny – người chỉ chịu trách nhiệm tại Bắc Bộ chứ không phải toàn Đông Dương như tôi, đã yêu cầu tôi dồn toàn bộ quân ở Đông Dương, trừ khu vực Bắc Bộ, dồn về Điện Biên Phủ để tập trung tổng lực cho một chiến dịch muộn màng và không có chút cơ hội nào chiến thắng.
    Nhưng tôi đã từ chối, nếu như khi ấy, tôi chấp nhận, thì đến ngày hôm nay (1/1955), chúng ta không chỉ thua ở Điện Biên Phủ, mà sẽ còn mất luôn cả Lào, Campuchia, hay phần còn lại ở Việt Nam.”
     
    2. Hai cá tính tương phản: Người lặng lẽ, kẻ ồn ào
    Đại úy Ivan Cadeau, chuyên gia nghiên cứu tại Bộ Quốc phòng Pháp, cho biết mâu thuẫn thực ra tồn tại giữa hai con người này từ trước đó, nhưng ngày càng trầm trọng khi tình hình ở Điện Biên Phủ xấu đi.
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 4
    Đại úy Cadeau
    Tiến sĩ-Đại úy Cadeau nói: “Mâu thuẫn giữa hai tướng Navarre và Cogny đã có ngay từ đầu và có sự đối kháng lớn do đây là hai con người, với hai cá tính hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập. Tướng Navarre xuất thân dân tình báo nên rất kín đáo. Ông ấy cũng không tiến hành các cuộc chiến giống các tướng lĩnh khác, tức là ông ấy chiến đấu trong thầm lặng. Tướng Navarre từng chỉ huy nhiều trận đánh thành công trong thời kỳ kháng chiến Pháp chống phát xít Đức nhưng vì là tình báo nên ông ít được biết đến. Đó là một người rất thông minh, một chiến binh rất lạnh. Ngược lại, tướng Cogny to lớn, tính nồng nhiệt, thích nổi bật. Nói chung hai con người đó không có bất kỳ điểm chung nào về tính cách, thế nên mâu thuẫn gần như nổ ra tức thì. Lúc mọi chuyện ở Điện Biên Phủ xấu đi thì sự đối kháng giữa hai người nhân lên gấp bội, kéo theo sự đổ vỡ quan hệ giữa đôi bên ngay trong quá trình diễn ra cuộc chiến.”
    Trước những tranh cãi nảy lửa trên báo chí, kèm theo lời đe dọa của tướng Navarre sẽ tung hê mọi sự thật thông qua một loạt bài báo ông đã viết và định gửi cho tờ Le Figaro, chính phủ Pháp đã phải nhượng bộ, chấp nhận đòi hỏi của tướng Navarre mà họ nhất quyết phản đối trước đó, để lập một Ủy ban Điều tra vào ngày 31/3/1955. Được biết, loạt bài báo mà tướng Navarre viết sẵn nhưng cuối cùng không gửi đi ấy, đến nay vẫn được lưu ở Bộ Quốc phòng Pháp, trong đó, ông Navarre bày tỏ sự tức giận về mâu thuẫn với tướng Cogny và trách ông Cogny không hoàn thành trách nhiệm và nói quá nhiều với báo chí.
    3. Cuộc đấu tại Ủy ban Điều tra: Hai bên đổ lỗi cho nhau
    “Tôi đã bị tướng Navarre, nguyên Tổng tư lệnh ở Đông Dương cáo buộc trong những tuyên bố mới đây của ông ta trong bài phỏng vấn trên tờ Jours de France ngày 20/1/1955 và nhiều tờ nhật báo khác đã đăng tải lại” - đó là phần mở đầu bản báo cáo của tướng Cogny gửi Ủy ban Điều tra về chủ đề “Bất đồng tại Điện Biên Phủ”.
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 5
    Một đoạn báo cáo của tướng Cogny gửi Ủy ban Điều tra về Bất đồng tại Điện Biên Phủ

    Trong báo cáo đó, tướng Cogny nhấn mạnh thời gian đầu ông có đồng ý với tướng Navarre về việc nhắm đến Điện Biên Phủ, nhưng góc nhìn của hai người khác nhau. Theo tướng Cogny, ông chỉ coi Điện Biên Phủ như điểm nối cho các hành động chính trị-quân sự ở khu vực dân tộc Thái; còn tướng Navarre lại coi việc lập cứ điểm Điện Biên Phủ mang ý nghĩa chiến lược để bảo vệ Lào. Và đến giai đoạn sau, tướng Cogny cáo buộc Tổng tư lệnh Navarre cho chiếm đóng Điện Biên Phủ bất chấp sự phản đối của ông.
    Báo cáo của tướng Cogny gửi Ủy ban Điều tra gồm 5 chương:
    -          Chương I: Nhắm đến Điện Biên Phủ
    -          Chương II: Chiếm đóng Điện Biên Phủ
    -          Chương III: Cứ điểm Điện Biên Phủ
    -          Chương IV: Điện Biên Phủ và đợt đột kích của Sư đoàn 308
    -          Chương V: Những trận đánh và thất bại tại Điện  Biên Phủ
    ***
     Cogny tố tướng Navarre đặt cược tất cả vào Điện Biên:
     “Tôi cực lực phản đối, dựa trên những đặc điểm của đối phương, việc lập một cứ điểm khóa chặt theo một hướng – trên thực tế chỉ là một vực thẳm của những tiểu đoàn thiếu những lợi ích chiến lược. Chính vì nghĩ như thế, tôi đã thiết kế trận Nà Sản.
     (…) Nếu như ban đầu tướng Navarre chia sẻ quan điểm với tôi và thậm chí cho phép tôi rút khỏi Nà Sản, thì ý tưởng về một cứ điểm ngày càng xuất hiện trong chiến lược của ông ấy.
    Đến một ngày, ông ấy nảy ra ý tưởng và đặt cược toàn bộ số phận của chiến dịch này và của cả Đông Dương, vào một sự kháng cự của một trận “Nà Sản mới”, mà không tính đến một khả năng hành động nào khác.”
    Về bất đồng với tướng Navarre (Trích chương 5 “Những trận đánh và thất bại tại Điện Biên Phủ”):
    “Tổng tư lệnh trả lời tôi ngày 24/4, chia sẻ ý kiến của tôi về tình hình ở Điện Biên Phủ cũng như về kết quả hạn chế có thể trông chờ từ chiến dịch “Condor”. Ông ấy nhấn mạnh rằng việc thiếu các phương tiện không quân “không phụ thuộc vào ông ấy”. Ông ấy đã “nhượng bộ”, cho phép tôi điều thêm một tiểu đoàn xuống Điện Biên Phủ.
    Cùng ngày, tôi đã hồi đáp ngay rằng nếu việc tăng viện không quân không phụ thuộc vào ông ấy, thì ông ấy cũng sẽ không thể làm gì được với các hành động ở phía bắc đồng bằng Bắc Bộ. Và ông ấy đã không có câu trả lời…
    Tướng Navarre “bật lại”, nói Cogny đề xuất ý tưởng từ đầu
    Về phần mình, tướng Navarre liên tục nhắc lại với Ủy ban Điều tra rằng cấp phó của mình – tướng Cogny- đã đề xuất chiếm đóng Điện Biên Phủ ngay khi nhậm chức chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ; và hai ông đã có sự bàn bạc và nhất trí về mọi điểm.
    4. Phán xét của Ủy ban Điều tra: Nhiều trách cứ dành cho Cogny
    Riêng về chủ đề “Bất đồng về Điện Biên Phủ”, Ủy ban Điều tra đã rà soát từng điểm: từ chỗ lập kế hoạch cho đến chiếm đóng Điện Biên Phủ và lập tập đoàn cứ điểm, trách nhiệm của từng cấp trong từng hành động…
    Điểm đáng chú ý là Ủy ban đã xoáy sâu vào một vài lần tướng Cogny “cầm đèn chạy trước ô tô”, ra chỉ thị trước cả khi có chỉ thị của Tổng tư lệnh Navarre; cũng như chỉ trích tướng Cogny không truyền đầy đủ những chỉ đạo từ cấp trên xuống cấp dưới của mình.
    Đại úy Ivan Cadeau phân tích: “Trách cứ của Ủy ban Điều tra đối với tướng Cogny nặng nề hơn so với các tướng khác. Thứ nhất, như Ủy ban Điều tra kết luận, là việc tướng Cogny có quan hệ quá mật thiết với giới báo chí, nói quá nhiều trên báo. Trách cứ thứ hai với tướng Cogny, đó là ông đã không chỉ huy trận chiến ở Điện Biên Phủ một cách đầy đủ, trước và sau cuộc chiến. Ví dụ, Ủy ban Điều tra kết luận là tướng Cogny không chỉ huy tốt việc xây dựng các công sự, không điều đủ cấp phó đến những công sự trọng yếu; không điều phối tác chiến giữa máy bay với lực lượng mặt đất. Ngoài ra, tướng Cogny cũng bị khiển trách là đã không suy nghĩ thấu đáo. Chẳng hạn, Ủy ban có hỏi tướng Cogny là “nếu quân Việt Minh không tấn công ở Điện Biên Phủ thì các ông sẽ làm gì? Sẽ tiếp tục ở lại Điện Biên Phủ hay có kế hoạch nào khác? Rồi liệu có tính đến việc tổ chức các chiến dịch ở đồng bằng không nếu tình hình ở Điện Biên Phủ không thuận lợi? … Việc thiết lập một doanh trại lên đến 10.000 lính cách xa Hà Nội 300km là chuyện không đơn giản. Lập ra rồi thì liệu đã tính đến việc rút lui chưa? Tướng Cogny không trả lời được.”
    Dù không đưa vào báo cáo kết luận cuối cùng, Ủy ban Điều tra không thể phủ nhận một thực tế là bất đồng và mâu thuẫn kịch liệt ở thượng tầng bộ chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương, giữa hai tướng cầm đầu, đã có những tác động đến trận Điện Biên Phủ, từ đầu đến cuối. Và hoàn toàn có thể coi đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ.
    Xảy ra cãi to trên báo chí, cấp dưới mới hay biết
    Đối với những binh lính cấp dưới từng chiến đấu tại Điện Biên Phủ, chính những tranh cãi trên mặt báo và những thông tin lọt ra ngoài về hoạt động của Ủy ban Điều tra đã giúp họ biết được mâu thuẫn tồn tại giữa hai vị tướng đứng đầu quân Pháp ở Đông Dương khi đó.
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 6
    Đại tá Jacques Allaire

    Đại tá Jacques Allaire, khi ấy là thượng úy tại một tiểu đoàn lính dù ở Điện Biên Phủ, cho biết: “Khi chúng tôi ở Điện  Biên Phủ, rất ít người biết đến mâu thuẫn giữa hai vị tướng. Cụ thể ở cấp của tôi hồi đó, chúng tôi không biết gì. Sau này, tôi có nghe đến Ủy ban Điều tra và khi đó tôi mới biết đến mâu thuẫn giữa tướng Navarre và Cogny. Ông Cogny đã bị Ủy ban chỉ trích rất nặng còn tướng Navarre thì gần như được minh oan. Tôi không rõ Ủy ban đưa ra kết luận có hợp lý hay không. Nhưng cứ cho là ông Navarre đã tin tưởng một cách mù quáng vào tướng Cogny thì lẽ ra ông ấy cũng phải bám sát xem tướng Cogny có triển khai đúng trận Điện Biên Phủ hay không chứ.”
    Theo đại úy Ivan Cadeau, mâu thuẫn giữa các tướng Navarre và Cogny mạnh đến mức đội ngũ thân cận của họ trở thành hai phe hiềm khích nhau. Thời chiến tranh, họ không dám công khai mâu thuẫn đó, đến khi chiến tranh kết thúc, thông tin đã được phơi bày. Thời gian đầu khi chiến tranh mới kết thúc, không chỉ những bài báo mà ngay cả những cuốn sách về Điện Biên Phủ cũng là được viết ra bởi người của hoặc phái Navarre hoặc phái Cogny, với cái nhìn bênh vực cho tướng này hay tướng kia.
    5. “Đối thủ” chết rồi, hậm hực vẫn còn
    Sau khi Ủy ban Điều tra khép lại các phiên điều trần và cho ra một báo cáo bí mật mà cả ông Navarre lẫn ông Cogny đều không được tiếp cận cho đến ngày qua đời, mâu thuẫn giữa hai vị tướng này không hề thuyên giảm.
    Đại úy Ivan Cadeau cho biết: “Sự đối kháng của tướng Cogny với tướng Navarre vẫn rất dai dẳng. Cả hai đều còn những người ủng hộ nên trong giai đoạn 56-57, hai bên thư từ qua lại, tranh cãi rất mạnh.”
    Về phần mình, bất mãn với việc báo cáo của Ủy ban Điều tra không được công khai hóa, đồng nghĩa với việc những chỉ trích cáo buộc đổ lên một mình ông từ trước đó vẫn hiệu lực, tướng Navarre đã rời bỏ chức vụ Tổng tư lệnh trong quân đội Pháp vào năm 1956. Và ngay sau đó, ông cho xuất bản cuốn “Đông Dương hấp hối”.
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 7
    Hai cuốn sách do tướng Henri Navarre viết (bên phải là cuốn “Thời điểm của sự thật”)

    Đến năm 1979, khi mà dường như câu chuyện Điện Biên Phủ đã bị nước Pháp lãng quên, ông lại cho xuất bản tiếp cuốn “Thời điểm của sự thật”. Trong đó, ông kể lại tường tận mâu thuẫn giữa mình với tướng Cogny, đúng như tựa cuốn sách muốn công khai “sự thật”.
    “Quan hệ giữa chúng tôi được thiết lập ban đầu trên một nền tảng lịch sự và thậm chí còn chút thân tình,” tướng Navarre viết. “Dĩ nhiên có một số tính cách của tôi không hợp với tướng Cogny. Về phần mình, tôi không đánh giá cao việc tướng Cogny nói nhiều với báo chí hay thích bày tỏ trước binh lính. Chúng tôi đã có một số bất đồng nhỏ. Nhưng riêng về Điện Biên Phủ, chúng tôi đã có sự nhất trí cao.”
    >> Xem thêm: Mỹ tặng Pháp 2 trái bom hạt nhân để đối phó với Việt Minh?

    Nhưng, trước “sự thật” mà tướng Navarre đưa ra trong cuốn sách này, tướng Cogny không còn cơ hội phản ứng lại, bởi ông đã qua đời vào năm 1968, tức là hơn 10 năm trước khi cuốn “Thời điểm của sự thật” của tướng Navarre được xuất bản.
    Điểm khác biệt giữa 2 tướng trong xử lý trận Điện Biên Phủ
    dien bien phu khien 2 danh tuong phap mau thuan den cuoi doi hinh 8
    “Chủ đề duy nhất mà chúng tôi có bàn luận là việc lấy quân từ đâu đưa lên Điện Biên Phủ. Tướng Cogny muốn lấy quân từ các đơn vị khác đơn vị của ông ấy chỉ huy trong khi tôi yêu cầu phần lớn số quân này phải được điều động từ các đơn vị đang chiến đấu ở đồng bằng, nơi mà sức ép giảm xuống sau khi quân Việt Minh rút lên vùng núi cao.
    Đến tháng 2/1954, Cogny, lúc này sắp đến hạn về nước, có khẩn khoản tôi ủng hộ đề nghị cho ông ấy kéo dài thời gian chỉ huy tại Đông Dương cho đến khi những chiến dịch dang dở kết thúc và tôi đã nhượng bộ việc này.”
    (…) Lần va chạm đầu tiên giữa chúng tôi là vào ngày 14/3/1954. Khi đến Hà Nội, chỉ vài giờ sau khi bắt đầu trận đánh ở Điện Biên Phủ và việc đồi Beatrice bị chiếm, tôi đã sững sờ khi biết việc họ chấp nhận lời đình chiến từ ông Giáp và việc không tuân thủ bất kỳ mệnh lệnh phản công nào. Những lời trách mắng nặng nề mà tôi nói với ông Cogny đã khởi đầu cho sự rạn nứt mối quan hệ giữa chúng tôi.”
    (Trích trang 428 cuốn Thời điểm của sự thật của tướng Henri Navarre)
    Thùy Vân/VOV-Paris

    Pháp đã xử các tướng lĩnh để thua Điện Biên Phủ thế nào?

    Tác giả: Tiến Nhất (Theo báo Tin tức – TTXVN/ANTG)
    .

    Khi Điện Biên Phủ im tiếng súng và cảm giác bàng hoàng ban đầu trôi qua, nước Pháp bắt đầu băn khoăn với câu hỏi, ai phải chịu trách nhiệm về thất bại. Một ủy ban điều tra đã được thành lập vào tháng 3-1955 theo yêu cầu của những người trong cuộc. 

    chien thang Dien Bien Phu
    Ngày 7-5-1954, lá cờ quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nấp hầm tướng Đờ Cát – chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, kết thúc vẻ vang 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
    Lật lại một số thư từ và báo cáo của tướng lĩnh, chính trị gia Pháp thời kì đó, có thể thấy một nước Pháp chia rẽ nhưng muốn nhanh chóng chôn vùi cuộc chiến tranh Đông Dương.
    Tuy không phải là chiến dịch dài nhất trong lịch sử quân sự của nước Pháp, nhưng Điện Biên Phủ đáng được so sánh với những thất bại đánh dấu lịch sử nước Pháp, như trận chiến Azincourt khi quân Pháp đã bị quân Anh đánh bại năm 1415 trong cuộc chiến 100 năm, hay trận Sedan, trong đó liên quân Phổ cầm tù Hoàng đế Napoleon III năm 1870, theo đánh giá của nhà nghiên cứu lịch sử Pierre Journoud, Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Quốc phòng Pháp. 

    Sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, nước Pháp vẫn chưa hiểu được tại sao một đạo quân viễn chinh trang bị tốt và cố thủ trong tập đoàn cứ điểm vững chắc như Điện Biên Phủ, lại có thể bị khuất phục trước cuộc tấn công của đội quân với vũ khí nghèo nàn và gần như mới chỉ được tổ chức lại trước đó không lâu. Những hệ lụy địa chính trị đối với nước Pháp sau sự kiện này đã rõ, nhưng với dư luận, câu hỏi đặt ra lúc bấy giờ là, ai phải chịu trách nhiệm?
     Ủy ban điều tra bất đắc dĩ
    Báo chí Pháp xoáy sâu vào một vấn đề không còn là một bí mật nữa: mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chỉ huy quân sự cao cấp tại chiến trường Đông Dương: tướng Henri Navarre và tướng René Cogny. Người thứ nhất là tổng chỉ huy, tác giả của kế hoạch Navarre xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chấp nhận đối đầu trực diện với Việt Minh, còn người thứ hai chỉ huy trưởng các lực lượng Lục quân Pháp tại miền Bắc Việt Nam, cũng là người chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp Điện Biên Phủ. Hai tướng Pháp lao vào cuộc tranh cãi không ngớt đổ trách nhiệm cho nhau. Báo chí vào cuộc và đổ thêm dầu vào cuộc cãi vã nảy lửa.
    chien thang Dien Bien Phu
     Tướng Navarre 
    Đã trải qua nhiều chiến trận trong hai cuộc chiến tranh thế giới, tướng Navarre được bổ nhiệm nắm quyền chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Viễn Đông từ tháng 5-1953 thay cho tướng Salan, với nhiệm vụ quan trọng là tìm lối thoát danh dự cho nước Pháp trong cuộc chiến. Navarre gần như ngay lập tức phải đối mặt với tình hình chiến trường bi đát do sự lớn mạnh không ngừng của Việt Minh, trong khi ông gần như không hiểu biết gì về thực địa do phần lớn cuộc đời binh nghiệp trải qua tại Đức và Algeria.
    Một tháng sau thất bại Điện Biên Phủ, ngày 4-6-1954, Pháp quyết định rút Navarre khỏi Bộ Chỉ huy quân sự tại Đông Dương để hợp nhất chính quyền quân sự và chính trị thành một bộ máy thống nhất, đặt dưới sự chỉ huy chung của tướng Ely, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp và được bổ nhiệm làm Cao ủy, trong khi tướng Cogny vẫn giữ nguyên chức vụ cũ. 
    Trở về Paris, tưởng rằng sẽ được bố trí đứng đầu một bộ chỉ huy mới, Navarre đã thất vọng mặc dù trước đó, Thủ tướng Joseph Laniel đã đảm bảo với ông về điều này. Trong một bức điện thư đề ngày 3-6-1954, người đứng đầu Chính phủ Pháp hứa hẹn: “Tôi sẽ yêu cầu bộ trưởng Quốc phòng bố trí cho ông một chức vụ mới, theo đó chắc chắn ông sẽ được tham khảo trước”. Không rõ trao đổi giữa Thủ tướng Laniel và Bộ trưởng chiến tranh thời kỳ đó là Jacques Chevalier đi đến đâu, nhưng Bộ Quốc phòng Pháp kiên quyết phản đối bổ nhiệm Navarre đứng đầu một bộ tư lệnh mới. 
    Thái độ bị từ chối đó đi cùng với tâm lý – dù có hay không – mà tướng Navarre cho rằng, ông đã trở thành một “vật tế thần lý tưởng”, người bị đổ mọi trách nhiệm cho thất bại tại Điện Biên Phủ nói riêng và Đông Dương nói chung cho dù mới chỉ nắm quyền vẻn vẹn gần một năm, thay cho một bộ phận tầng lớp chính trị Pháp và các tướng lĩnh quân sự liên quan.
    Theo nhận xét của tiến sĩ Ivan Cadeau, Trung tâm Lịch sử quân đội Pháp, trong cuộc hội thảo về Đông Dương do Viện Hàn lâm khoa học hải ngoại Pháp tổ chức cuối tháng 3-2014, chính trong hoàn cảnh đó cộng với suy nghĩ rằng cuộc đời binh nghiệp của mình coi như đã chấm dứt, ngày 12-8-1954, tướng Navarre, cho rằng mình không phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sai lầm chính trị và quân sự, đã yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra về các trách nhiệm của tất cả các cấp trong các sự kiện đã dẫn đến thất bại tại Điện Biên Phủ. 
    Không được chính phủ trả lời, ngày 22-10 cùng năm, Navarre tiếp tục gửi yêu cầu một lần nữa. Tuy nhiên, chính quyền Pháp cho rằng không nên tổ chức một cơ quan điều tra mà hậu quả của nó chắc chắn sẽ xới lại quá khứ, theo họ, có thể ảnh hưởng đến một số chính trị gia khác, mặt khác có thể gây đau lòng khi cuộc chiến Đông Dương đã kết thúc và một cuộc chiến tranh khác đang bắt đầu thành hình tại Bắc Phi. 
    Ngay cả Thống chế Alphonse Juin, người có thời gian dài là cấp trên của Navarre và nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, cũng viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Emmanuel Temple gợi ý “Hãy để những nỗi đau dịu bớt và để cho thời gian trôi đi”.
    Tuy nhiên, dư luận không thể dễ dàng lãng quên một chiến dịch lớn đến như vậy. Báo chí Pháp lao vào mổ xẻ nguyên nhân thất bại và tất nhiên, cái tên Navarre bao giờ cũng được nhắc đến đầu tiên, kể cả mâu thuẫn giữa ông với Cogny. Đầu tháng 1- 1955, ký giả Lucien Bodard, được cho là thân cận với tướng Cogny, đã đăng trên tờ France Soir (Nước Pháp buổi chiều) một loạt bài gán trách nhiệm thất bại cho tướng Navarre. 
    Bài báo đã đăng nguyên văn tuyên bố của viên Tổng chỉ huy lực lượng Pháp tại Đông Dương với các tướng lĩnh và sĩ quan đề nghị rút quân khỏi Điện Biên Phủ: “Tôi sẽ không rút, vì đó là chiến lược của tôi”. Một bức biếm họa trên tờ L’Express tháng 5-1954, đã vẽ chân dung Navarre mâu thuẫn giữa hai chỉ huy hàng đầu quân đội Pháp tại Việt Nam, kèm theo dòng chữ mô tả về mâu thuẫn: “Một bên, tướng Navarre tổng chỉ huy, khắc khổ và lạnh lùng, còn bên kia là tướng Cogny, năng động, cao 1,94m”.
    Không chấp nhận thái độ từ chối từ chính phủ và đứng trước nguy cơ thanh danh bị hoen ố do búa rìu dư luận, tướng Navarre bước ra khỏi vòng tròn im lặng và trả lời phỏng vấn trên tuần báo Jours de France số ra ngày 20-1-1955, để giải thích cho các quyết định của mình. Đến lúc này, đối với Chính phủ Pháp mối đe dọa toàn bộ những sự kiện liên quan, những tranh cãi giữa hai tướng Navarre và Cogny cũng như mâu thuẫn trong quân đội Pháp sẽ bị tướng Navarre phơi bày trước dư luận, thông qua một bài viết trên báo Pháp Le Figaro, đã khiến Thủ tướng Mendès France cuối cùng buộc phải chấp nhận thành lập một ủy ban điều tra.
    chien thang Dien Bien Phu
    Tướng René Cogny (trái), Đại tá Christian de Castries
    (đầu trần) và Tướng Henri Navarre (ngồi giữa)
    thảo luận kế hoạch tại chiến trường 
    Kết luận nửa vời?
    Ủy ban điều tra quân sự về chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức ra mắt ngày 31-3- 1955, do Đại tướng Georges Catroux đứng đầu, với 4 ủy viên là Đại tướng không quân Martial Valin, Đại tướng Joseph Magnan, Đô đốc André Lemonnier, Thống đốc Algeria Georges Le Beau. Suốt trong thời gian từ ngày 21-4 đến 1-12-1955, ủy ban đã họp tổng cộng 23 phiên, xem xét hàng loạt tài liệu, biên bản của ủy ban Quốc phòng Pháp, chất vấn hầu hết các sĩ quan và quan chức cao cấp liên quan, từ các tướng lĩnh như Navarre, Cogny, De Castrie cho đến hàng loạt sĩ quan cấp đại tá và chỉ huy cấp đại đội.
    Tuy nhiên, trách nhiệm của ủy ban này không thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và trông đợi của tướng Navarre. Thay vì xem xét trách nhiệm của toàn bộ hàng ngũ lãnh đạo chiến tranh của Pháp kể từ khi ông ta bắt đầu tiếp quản vị trí Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương, trách nhiệm của ủy ban này chỉ giới hạn trong đội ngũ chỉ huy quân sự. Cách thức mà cơ quan này được thành lập đã cho thấy giới chính trị Pháp muốn “chôn vùi hoàn toàn cuộc chiến tranh Đông Dương”.
    Cũng cần phải nhắc lại rằng sau thất bại tại Đông Dương, nước Pháp tiếp tục phải tham chiến tại hàng loạt thuộc địa cũ ở Bắc Phi, đặc biệt, từ tháng 11-1954, Pháp bắt đầu cuộc chiến tranh Algeria, kéo dài tới năm 1962. Những biến động về chính trị cũng khiến cho Bộ Quốc phòng Pháp thay đổi liên tục bộ trưởng. Vì lý do đó, giới chính trị và quân sự Pháp thực sự không muốn tìm khoét sâu vào nỗi đau của giới quân sự.
    Cho tới nay có rất ít tài liệu liên quan đến các kết luận của ủy ban điều tra được công bố. Theo Patrick Jeudy, đạo diễn bộ phim tài liệu “Điện Biên Phủ, bản báo cáo bí mật” ra mắt vào năm 2011, báo cáo của ủy ban không tìm thấy điều gì quan trọng để chỉ trích quyết định tập trung lực lượng tại Điện Biên Phủ của tướng Navarre. Ông Jeudy cho rằng, ủy ban đã chỉ trích tướng Cogny, người chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp quân Pháp tại Điện Biên Phủ đã không chấp hành đầy đủ mệnh lệnh của cấp trên, tức tướng Navarre, ông Jeudi cho rằng, Cogny đã không thông tin đầy đủ về tình hình cho Navarre.
    Trong khi đó, tướng Navarre bị cho rằng đã đánh giá quá lạc quan về tình hình chiến sự và có cách tiếp cận không phù hợp với chủ trương tìm cách rút khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương trong danh dự của Chính phủ Pháp. Những báo cáo của Đại sứ Pháp Jean Chauvel, nhà đàm phán của Pháp tại hội nphị Geneve về chấm dứt chiến tranh Đông Dương, gửi về Paris trong tháng 7-1954 đã cho thấy điều này. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phỏng đoán dựa trên đánh giá của giới nghiên cứu và một số nhân chứng lịch sử còn lại. Trong khi đó, có không ít sĩ quan cao cấp Pháp khuyên nên “bỏ qua” Điện Biên Phủ.
    Theo một báo cáo của bộ chỉ huy Quân khu 7 của Pháp đề ngày 1-6-1955: “Các sĩ quan cho rằng không nên buộc bộ chỉ huy quân sự phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những sự kiện có nguyên nhân sâu xa từ các mệnh lệnh của chính phủ”. Một bức thư gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng ngày 3-12-1955, người đứng đầu ủy ban điều tra, tướng Catroux, đề nghị “Bộ chỉ huy quân sự (của Pháp tại Đông Dương) không nên bị coi là vật tế thần, vì nếu làm như vậy các sĩ quan sẽ rất tức giận do bị đối xử không công bằng, từ đó có thể bị mất tinh thần, đồng thời, tinh thần kỷ luật trong quân đội cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng”: 
    Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đương nhiệm, chính trị gia trẻ tuổi Maurice Bourges Maunoury (lên thay Emmanuel Temple), ngày 23- 2-1956 đã đích thân viết thư đề nghị Thủ tướng Guy Mollet: “Thật không phải lúc quay trở lại quá khứ đau thương của nhiều sĩ quan của chúng ta, khi họ đang phải chiến đấu ở chiến trường Bắc Phi với nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phải hoàn thành công việc mà họ đặt trọn trái tim”.
    Quá trình thành lập cũng như hoạt động của ủy ban điều tra về Điện Biên Phủ, những kết quả gây thất vọng đối với nhiều người của nó, cho thấy các chính phủ dưới thời Cộng hòa thứ tư của Pháp đã không thể đánh giá lịch sử một cách công bằng và thẳng thắn. Theo nhà sử học Ivan Cadeau, dường như giới lãnh đạo Pháp nói chung lo ngại rằng “nếu mở rộng thẩm quyền (điều tra), ủy ban sẽ bị biến thành một tòa án xét xử cả chế độ nói chung và quá trình lãnh đạo – hoặc không lãnh đạo gì, theo đánh giá của một số người – cuộc chiến tranh Đông Dương nói riêng”. Cuối cùng, ủy ban đã giải tán ngày 20-2-1956, chính thức khép lại thất bại của thực dân Pháp tại Điện Biên Phủ.
    Dĩ nhiên tướng Navarre không thể hài lòng với các quyết định của giới lãnh đạo chính trị và quân sự cấp cao, nhất là ông nhanh chóng bị gạt sang bên lề trong khi nước Pháp đang mải mê với nhiều chiến dịch quân sự lớn, nhất là ở Bắc Phi. Năm 1956, Navarre đã lặng lẽ về hưu và cùng năm đó cho xuất bản cuốn sách “Đông Dương hấp hối”, biện minh cho những quyết định của mình.
    Nước Pháp không thích những kẻ bại trận. Tướng Navarre chìm vào quên lãng, cho dù giới lãnh đạo Pháp không bao giờ có một bản án chính thức với  ông ta.

    Điện Biên Phủ: Một chiến thắng có tầm vóc thời đại +(Video)

    Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công vang dội nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Đây là chiến thắng có tầm vóc thời đại, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
    Thiếu tướng Phùng Đình Ấm - /

    Điện Biên Phủ: Một chiến thắng có tầm vóc thời đại +(Video)
     Sau nhiều thất bại trên mặt trận quân sự tại chiến trường Việt Nam và cả Đông Dương, Thực dân Pháp muốn giành lại thế chủ động bằng việc dồn toàn lực lập nên một tập đoàn cứ điểm mạnh tại Điện Biên Phủ.
    Sau một thời gian chuẩn bị, lực lượng quân Pháp đồn trú tại Điện Biên Phủ (kể cả sau khi tăng viện) đã tăng lên tới 16.200 quân, bao gồm 16 tiểu đoàn, 9 đại đội bộ binh và lính nhảy dù, gần 3 tiểu đoàn pháo binh 105 ly và 1 đại đội pháo 155 ly, 2 đại đội súng cối 120 ly, 1 tiểu đoàn công binh, 1 đại đội xe tăng 18 tấn, 1 trung đoàn xe vận tải 200 chiếc, 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc.
    Tất cả lực lượng này được tổ chức thành 3 phân khu, 8 trung tâm đề kháng, bao gồm 49 cứ điểm phòng thủ liên hoàn, có cầu hàng không với 2 sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, chưa kể tới lực lượng không quân của Pháp và Mỹ luôn sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.


    Các đợt tấn công của quân ta

    Với lực lượng hùng mạnh trên, lại có ưu thế đóng quân tại địa hình rất khó tiếp cận, các chuyên gia quân sự của Pháp và Mỹ cho rằng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là pháo đài bất khả chiến bại, và hy vọng nếu Việt Minh tấn công vào Điện Biên Phủ, sẽ bị nghiền nát và dẫn đến bị tiêu hao lực lượng mà suy yếu dần, nhường lại thế chủ động trên chiến trường cho người Pháp.


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy chiến dịch
     Về phía ta, với quyết tâm đánh thắng trận Điện Biên, tạo thế tấn công trên cả mặt trận quân sự và ngoại giao, chúng ta đã dồn hết sức người và sức của cho chiến dịch. Hàng vạn dân công trên khắp mọi miền đã hăng hái tham gia phục vụ làm đường, đi tiếp tế cho bộ đội. Quân đội ta đã bí mật, bất ngờ đưa đại bác 105 mm lên các sườn núi cao xung quanh cứ điểm. Bộ chỉ huy chến dịch đã nghiên cứu kỹ cách đánh, bảo đảm cho thắng lợi.
    Từ phương châm "đánh nhanh thắng nhanh”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định chuyển sang phương châm "đánh chắc tiến chắc" để có thể triệt để lợi dụng thế mạnh của ta, hạn chế thế mạnh của địch…Các khẩu pháo đã đưa vào được kéo ra; những tuyến đường phục vụ cho chiến dịch được mở rộng hơn, công sự được xây dựng kiên cố hơn, sự chuẩn bị về hậu cần cũng được đáp ứng tốt hơn cho mặt trận; tất cả đã sẵn sàng cho chiến dịch.
    Những mục tiêu bị tấn công trong ngày đầu tiên của chiến dịch
    Đúng 17 giờ 5 phút chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta bắt đầu khai hỏa chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử bằng các đợt nã pháo ác liệt vào các cứ điểm của địch. Cụm cứ điểm Him Lam sau một thời gian ngắn đã bị ta chiếm. đến 17 tháng 3, sau đợt tiến công thứ nhất, quân ta đã tiêu diệt phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm.
    Đợt tiến công thứ hai bắt đầu từ ngày 30 tháng 3 đến 26 tháng 4, quân ta tiến đánh phân khu trung tâm, chủ yếu nhằm chiếm các đồi phía đông để khống chế trung tâm và sân bay Mường Thanh. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt. Hai bên giành nhau các các đồi A1, C1, D1… Lính Pháp dựa vào các hầm ngầm và lô cốt kiên cố để cố thủ và phản kích dữ dội. Quân ta áp dụng chiến thuật "đánh lấn”, đào hệ thống chiến hào rất dài để bao vây và áp sát các lô cốt, hầm ngầm của địch, khiến lính pháp rất khó nhận được tiếp tế do máy bay thả bằng dù.
    Vào thời điểm này, đã bắt đầu vào mùa mưa nên quân Pháp gặp rất nhiều khó khăn trong việc phòng thủ, trong công tác hậu cần và y tế. Bộ chỉ huy Pháp chỉ còn hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để có thể ngừng bắn khi Hội nghị Giơ-Ne-Vơ (Genève) về vấn đề Đông Dương được nhóm họp vào khoảng đầu tháng 7-1954.


    Các mục tiêu bị đánh khi kết thúc chiến dịch
    Biết được điều này, quân ta đã hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm trước thời hạn trên. Đợt tiến công thứ ba đã được bắt đầu từ ngày 1- 5, bằng tiếng nổ của gần 1 tấn thuốc nổ phá vỡ hệ thống hầm ngầm kiên cố của địch trên đồi A1. Đến sáng ngày 7- 5, tất cả các cứ điểm còn lại trên các quả đồi phía đông đã hoàn toàn bị ta chiếm. Quân đội ta mở cuộc tổng tiến công toàn diện vào trung tâm tập đoàn cứ điểm. Tướng chỉ huy Đờ-Cát-Tơ-Ri (De Castries) và toàn bộ ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm kéo cờ trắng đầu hàng. Gần 10.000 số quân Pháp còn lại tại Điện Biên Phủ đã bị bắt làm tù binh.
    Một ngày sau khi cứ điểm Điện Biên Phủ thất thủ, ngày 8- 5- 1954, Hội nghị Giơ-Ne-Vơ bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Sau hội nghị này, Pháp đã phải công nhận quyền tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Cũng từ đây, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương
    Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công vang dội nhất của quân đội và nhân dân Việt Nam trong thế kỷ XX, chiến thắng này đã góp phần chấm dứt cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. Đây là chiến thắng có tầm vóc thời đại của nhân dân Việt Nam, đã tạo nên ảnh hưởng rất lớn trên trường quốc tế, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới..
    Chắc thắng mới đánh...
    Trước khi lên đường ra mặt trận làm nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy kiêm Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Khuối Tát để chào Bác và xin ý kiến Bác, Bác hỏi Võ Đại tướng:
    - Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?
    Đại tướng báo cáo với Bác, ở mặt trận có mặt của Tổng Tham mưu phó và Phó Chủ nhiệm chính trị, sẽ tổ chức một cơ quan tiền phương của Bộ Tổng Tư lệnh để chỉ đạo chiến trường toàn quốc, kể cả bộ đội tình nguyện ở Lào và Campuchia. Hai đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Văn Tiến Dũng ở lại căn cứ phụ trách Mặt trận đồng bằng Bắc bộ. Chỉ có trở ngại là mặt trận Điện Biên ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị.
    Bác thân mật nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    - Tổng Tư lệnh ra mặt trận, "Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau.
    Khi chia tay, Bác còn nhắc:
    - Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
    Trên đường ra mặt trận, đến cây số 15 đường Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, xe của Đại tướng rẽ vào Thẩm Púa, nơi đặt chỉ huy sở. Trong không khí nhộn nhịp, Đại tướng gặp đầy đủ cán bộ của Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp, những người ở bộ phận tiền phương đã lên trước chiến trường một tháng.
    Trước ngày 14-1-1954, trong cuộc hội ý Đảng ủy mặt trận đầu tiên ở chiến trường, đúng như lời đồng chí Hoàng Văn Thái, ý kiến chung là cần đánh ngay trong lúc địch chưa tăng thêm quân và củng cố công sự, có khả năng chiến thắng trong vài ngày đêm. Ai nấy đều tỏ ra hân hoan với chủ trương "đánh nhanh, thắng nhanh”.
    Nhưng với tinh thần trách nhiệm trước sinh mệnh của hơn 40 ngàn quân tham chiến, với cương vị của người Tổng chỉ huy mặt trận, trên cơ sở tình hình đang diễn biến ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có cảm nhận nếu chọn phương án "đánh nhanh, thắng nhanh” là quá mạo hiểm. Vì vậy, Đại tướng đã gặp Trưởng đoàn cố vấn quân sự nước bạn Vi Quốc Thanh trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình.
    Trưởng đoàn cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh cho biết, ông đã gặp số chuyên gia quân sự Trung Quốc và cán bộ quân sự Việt Nam có mặt trước ở chiến trường và tất cả đều nhất trí là cần đánh sớm, có nhiều khả năng giành chiến thắng. Sau khi cân nhắc, trưởng đoàn Vi Quốc Thanh nói: "Nếu không đánh sớm, nay mai địch tăng thêm quân và củng cố công sự thì cuối cùng sẽ không còn điều kiện công kích quân địch”.
    Tuy cho rằng "đánh nhanh” không thể giành được thắng lợi, nhưng chưa đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án các đồng chí đi trước đã lựa chọn và cũng không còn thời gian báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, nên Đại tướng đã triệu tập hội nghị triển khai kế hoạch tác chiến.
    Ngày 14-1-1954, mệnh lệnh chiến đấu tấn công Điện Biên Phủ được phổ biến trên một sa bàn lớn tại hang Thẩm Púa. Cán bộ cao cấp, trung cấp các đại đoàn tham chiến đều có mặt. Trong đó có những tư lệnh, Chính ủy Đại đoàn như Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba, Đào Văn Trường, Nam Long, Quang Trung, Cao Văn Khánh, Chu Huy Mân, Phạm Ngọc Mậu… và nhiều cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn đã cùng chiến đấu qua nhiều chiến dịch.
    Hoãn thời gian nổ súng
    Thời gian nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được quyết định là 17 giờ ngày 25-1-1954. Gần ngày nổ súng, một chiến sĩ của Đại đoàn 312 không may bị địch bắt. Bộ phận thông tin kỹ thuật của ta nghe địch thông báo cho nhau qua điện đài về ngày giờ tiến công vào Điện Biên Phủ. Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định hoãn thời gian nổ súng tiến công lại 24 tiếng đồng hồ. Từ khi giao nhiệm vụ chiến đấu cho các đơn vị đến lúc này chỉ mới mười một ngày.
    Nhưng thêm mỗi ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng nhận thấy rõ là không thể "đánh nhanh” được. Đại tướng nhớ lại lời dặn của Bác Hồ trước khi lên đường ra trận và nghị quyết của Trung ương hồi đầu năm là "chỉ được thắng không được bại, vì bại thì hết vốn!”. Càng nhớ, càng thấy gánh nặng trên đôi vai của một "tướng quân tại ngoại”. Sự đắn đo, suy tính cho việc thắng hay bại của trận quyết chiến chiến lược và cái giá phải trả bằng xương máu hy sinh của cán bộ, chiến sĩ đã khiến Đại tướng nhiều đêm không ngủ được, đặc biệt là đêm 25-1-1954.
    Đại tướng nêu lên những lý do vì sao mọi người đều lựa chọn phương án "đánh nhanh” và tìm trước lời giải đáp. Cái lý do về vấn đề tiếp tế khó khăn, không phải hoàn toàn không có cách khắc phục, mà vấn đề chính là nếu thời gian chuẩn bị kéo dài, địch sẽ tăng thêm quân, củng cố công sự sẽ làm ta mất cơ hội diệt địch. Có nhiều người cho rằng, sự xuất hiện lần đầu của lựu pháo và cao xạ đã làm cho quân địch choáng váng.
    Nhưng thực tế ta chỉ có vài ngàn viên đạn, không phải là yếu tố quyết định. Đặc biệt, mọi người đều tin vào khí thế của bộ đội khi xuất quân, tin vào sức mạnh tinh thần. Điều đó hoàn toàn đúng, nhưng sức mạnh tinh thần cũng có những giới hạn. Không phải chỉ sức mạnh tinh thần cao mà lúc nào cũng chiến thắng quân địch! Và, chúng ta cũng không thể giành chiến thắng với bất kể giá nào. Hơn nữa, từ đó đến thời điểm này tình hình địch đã thay đổi nhiều. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội ta phải tiến hành một trận công kiên vào một tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc chưa từng có…
    Tất cả những khó khăn đó chưa được bàn bạc kỹ cách khắc phục. Đại tướng nhận thấy cần phải cho bộ đội rút ra khỏi trận địa để nghiên cứu cách đánh khác. Phải chuyển từ phương án "đánh nhanh, thắng nhanh” sang phương án "đánh chắc, tiến chắc”. Đồng thời, chỉ đạo cho Liên khu 5 đánh lên Tây Nguyên, điều lực lượng sang Thượng Lào để thu hút, phân tán địch.

    Quyết định lịch sử
    Sáng ngày 26-1-1954, văn phòng thông báo mời cuộc họp Đảng ủy Mặt trận. Trước khi vào họp Đảng ủy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tranh thủ thời gian gặp Trưởng đoàn cố vấn bạn Vi Quốc Thanh, nêu rõ tình hình và cho biết ý định của mình. Sau giây lát suy nghĩ, Trưởng đoàn cố vấn nói:
    - Tôi đồng ý với Tổng tư lệnh. Tôi sẽ làm công tác tư tưởng với các đồng chí trong đoàn cố vấn.
    Cuộc trao đổi ý kiến giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Trưởng đoàn cố vấn Vi Quốc Thanh trong vòng hơn nửa giờ. Đại tướng biết rằng Trưởng đoàn Vi Quốc Thanh không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia Trung Quốc đã cho rằng chỉ có đánh nhanh mới giành được thắng lợi.
    Cuộc họp Đảng ủy Mặt trận để đi đến thống nhất một quyết định có tính chất lịch sử hôm 26-1-1954, có đủ các ủy viên: Hoàng Văn Thái, Lê Liêm và Đặng Kim Giang…
    Lúc đầu, một vài đồng chí muốn giữ vững quyết tâm và duy trì phương án đánh nhanh, thắng nhanh. Có đồng chí lo không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được. Có đồng chí nói lần này ta có ưu thế về binh lực, có pháo 105 và cao xạ xuất hiện lần đầu tạo thế bất ngờ, lại có kinh nghiệm của bạn, nếu ta đánh nhanh vẫn có khả năng giành được thắng lợi. Có người nói đã động viên sâu rộng trong bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em tin tưởng và quyết tâm rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích làm sao cho bộ đội thông suốt?
     Đại tướng nhắc lại lời Bác Hồ trao nhiệm vụ mình trước khi lên đường: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, để bảo đảm yêu cầu trận đánh chắc thắng trăm phần trăm, Võ Đại tướng kiên trì phân tích những khó khăn của bộ đội ta chưa được bàn bạc khắc phục kỹ trước khi nổ súng.
    Cuối cùng, Đảng ủy đi tới nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn nếu đánh nhanh ta chưa có biện pháp khắc phục, không thể bảo đảm chắc thắng như nghị quyết Bộ Chính trị đề ra và quyết định thay đổi cách đánh của một trận quyết chiến chiến lược từ phương châm "đánh nhanh, thắng nhanh” đã được chuẩn bị trong thời gian khá dài, chuyển sang phương châm "đánh chắc, tiến chắc” trong thời điểm chỉ còn mấy tiếng đồng hồ nữa là đến giờ nổ súng, đã thể hiện bản lĩnh và sự quyết đoán đầy tinh thần trách nhiệm đối với lịch sử và dân tộc của một vị danh tướng dưới thời đại Hồ Chí Minh.
    Về sau, trong hồi ức "Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng đã nhớ lại:  "Ngày hôm đó (tức ngày 26-1-1954), tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!”.
    Ngày nay, tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ và đi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta như một điểm son sáng chói. Đó chẳng những là thắng lợi quyết định dẫn đến chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương, mà còn góp phần làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
    Điều đó càng chứng minh sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh cách mạng tài tình của Đảng ta, của Trung ương và Bộ Chính trị, mà trước hết là của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác đã sáng suốt, nhìn thấy rõ phẩm chất, bản lĩnh và tài năng của từng cán bộ. Người đã vững tin ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của mình.
    Tạp chí Quốc phòng Toàn dân

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét