KÝ ỨC CHÓI LỌI 61
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của radar này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.
Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa radar, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.
Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134, ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy, lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công, một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…
TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn, mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”
Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ, không biết là đã phá huỷ 1 hệ thống radar hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ.
Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:
Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, Bình "lùn" đã nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê gớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì?
Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là:
(1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế;
(2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN.
Nguồn: Diễn đàn dựng nước giữ nước VMH
-Lt-
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày truyền thống Bộ đội Đặc công (19/3/1967 – 19/3/2016), đại tá Đặng Trung Thành, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Đặc công, nhận xét: “Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ở cả biên giới phía Bắc và Tây Nam, Bộ đội ĐC đã tiếp tục phát huy truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ/ Anh dũng tuyệt vời/ Mưu trí táo bạo/ Đánh hiểm thắng lớn”.
Trong khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế của quân và dân ta đã giành được thắng lợi quyết định thì tình hình biên giới phía Bắc lại diễn biến xấu thêm. Ngày 17/2/1979, chiến tranh nổ ra trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu. Trước tình hình đó, lực lượng đặc công (ĐC) được Bộ Quốc phòng (BQP) điều động gấp tăng cường cho các đơn vị chiến đấu…
Phản kích và tập kích bí mật
Tháng 2/1979, BQP lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công (BTLĐC) điều động Tiểu đoàn ĐC45 phối thuộc cho BTL Quân khu 1 tham gia chiến đấu. Hành quân từ đêm 17/2 đến 22 giờ ngày 19/2, tiểu đoàn ĐC 45 đã đến được vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, sau đó do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có trưởng phòng đặc công Quân khu 1, một số phái viên của BTLĐC và trợ lý đặc công quân khu.
5giờ sáng ngày 20/2, tất cả cán bộ, chiến sỹ của tiểu đoàn đã vào vị trí sẵn sàng, triển khai đào hầm hào, công sự chiến đấu. Trong đợt 1, từ ngày 20/2 đến 4/3, tiểu đoàn thực hiện đánh phòng ngự chốt giữ mục tiêu kết hợp với phản kích. Đợt hoạt động thứ 2 của tiểu đoàn diễn ra từ ngày 9/3 đến 14/3. Tiểu đoàn tổ chức đi trinh sát 4 điểm, đánh 2 trận, 1 trận phục kích, 1 trận tập kích.
Sau 2 đêm hành quân đến bản Nà Toòng thì đơn vị được lệnh dừng lại để trinh sát. Có 3 dân quân khu Thanh Sơn là Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và Vương Văn Ngô được điều đến dẫn đường cho đơn vị. Tất cả được lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi Thiên Văn, Pháo Đài... Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn ĐC 45 là phải đánh nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch.
Nguyễn Văn Thành, nguyên chiến sỹ Đại đội 1, tiểu đoàn ĐC45, kể: Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì đồng chí Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của AK dồn dập đánh địch. Ở vị trí phía trước chặn đầu, chiến sỹ Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp tiêu diệt tên cầm lái. Chiếc xe thứ 2 bị Đại đội phó Tường Duy Chính tiêu diệt bằng 1 quả B41.
Đạn tên lửa H12 trên xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 200 tên địch nằm gọn trong tầm súng và biển lửa. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Đồng chí Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Địch từ trên xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước. Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống tiêu diệt hết quân địch”.
Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ứng thì đơn vị đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết.
Có thể nói trận đánh phục kích trên quốc lộ 3 đã đạt hiệu suất cao, thắng lợi giòn giã. Tiểu đoàn ĐC 45 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất; nhiều tập thể đại đội và cá nhận được tặng thưởng huân chương và bằng khen.
Ngay sau trận thắng đó, tiểu đoàn ĐC45 tổ chức tiếp trận tập kích bí mật đối phương tại khu vực đường số 4. Từ ngày 15/3 đến ngày 17/3/1979, tiều đoàn tiếp tục bám trụ, đồng thời tổ chức lực lượng truy kích đối phương trên đường rút chạy. Mặc dù đường hành quân xa, công tác bảo đảm khó khăn nhưng đơn vị vẫn kiên quyết chấp hành nhiệm vụ, hành quân liên tục suốt ngày đêm, đến các khu vực được phân công, sẵn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ.
Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến
Cuối tháng 2/1979, trước tình hình chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định điều động Tiểu đoàn 47 (Quân khu 7) về trực thuộc Mặt trận 479, Tiểu đoàn 406 (Quân khu 5) về trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, Tiểu đoàn 44 ở lại thuộc đội hình Quân đoàn 4.
Nhận lệnh của BQP, ngày 1/3/1979, Trung đoàn 198b hành quân gấp về nước tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó, tháng 6/1979, Bộ điều động Trung đoàn ĐC 113 đang ở chiến trường Campuchia về nước làm lực lượng cơ động của Bộ. Tiểu đoàn ĐC45 đã sáp nhập và Trung đoàn ĐC 113.
Từ khi chiến sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ, BTLĐC đã tổ chức nắm đối tượng tác chiến mới trên các hướng, nắm chắc tình hình mọi mặt (địa hình, thời tiết, …), xây dựng các kế hoạch tác chiến, xác định các hình thức chiến thuật, thế đánh linh hoạt của ĐC. Thường vụ Đảng ủy BCĐC xác định nhiệm vụ trước mắt của Binh chủng là chuyển toàn bộ mọi hoat động của Binh chủng vào thời chiến, xây dựng phương án tác chiến trên mọi hướng, các địa bàn, xây dựng lực lượng luồn sâu.
Để đáp ứng yêu cầu chiến đấu, đến cuối năm 1979 ở tất các quân khu đều đã tổ chức phòng đặc công, mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn đặc công. Ngày 7/5/1979, BQP ra quyết định thành lập các trung đoàn ĐC 779, 780, 114 trực thuộc BTLĐC. Ngày 21/8/1979, Bộ trưởng BQP ký quyết định thành lập Trung đoàn đặc công nước 820 trực thuộc BTLĐC.
Năm 1980 và những năm tiếp theo, đối phương vẫn tiếp tục sử dụng hỏa lực, binh lực đánh phá và lấn chiếm nhiều nơi trong nội địa các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là từ ngày 2/4 đến ngày12/7/1984, đối phương liên tục dùng sinh lực và hỏa lực mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm ở 27 khu vực và 243 điểm cao Trước hành động dùng vũ trang xâm lược, lấn chiếm của đối phương, Bộ đội ĐC đã cùng với quân dân các tỉnh biên giới tiếp tục chiến đấu đánh trả quyết liệt, giữ vững các điểm mà đối phương có ý định lấn chiếm.
(An Ninh - Quốc Phòng) - Xin gửi tới độc giả đánh giá của phía Trung Quốc về lực lượng bộ binh ưu tú này của chúng ta.
Lực lượng Đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam, với khẩu hiểu: “Đặc biệt, tinh nhuệ, anh dũng, tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” đã bao phen lập đại công đóng góp vào nền hòa bình của đất nước.
Bộ đội Đặc công Lục quân Việt Nam
Việt Nam là 1 cường quốc quân sự của khu vực Đông Nam Á , cũng là nơi bộc phát của nhiều cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 20. Vì vậy quân đội Việt Nam đã được kinh qua trận mạc và dạn dày kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược đến từ bên ngoài, quân đội Việt Nam (QDVN) cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tác chiến thực chiến, trong đó nổi trội nhất là binh chủng bộ đội đặc công.
Lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội đặc công Việt Nam bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp. Khi ấy, nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam đã tổ chức nhiều tiểu đội cốt cán, nổi trội , chuyên chịu trách nhiệm xuất phát từ căn cứ trong rừng rậm tiến hành ám sát sĩ quan quân đội Pháp và tập kích các căn cứ của quân đội Pháp. Năm 1964, các tiểu đội này bắt đầu tập hợp thành các tổ chiến đấu và nằm trong biên chế đoàn đặc công 305.
Trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ sau đó, đoàn đặc công 305 đã tổ chức nhiều trận đánh du kích, tập kích, gây nhiều tổn thất lớn cho Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Họ được mệnh danh là ” B-52″, ” Những chú tắc kè hoa của Bắc Việt”. Năm 1966, Hải quân Bắc Việt cũng bắt đầu thành lập đoàn đặc công nước 126 . Ngày 19 tháng 3 năm 1967, QDVN chính thức thành lập “Bộ tư lệnh bộ đội đặc công” tại Hà Nội.
Sau ngày giải phóng, QDVN nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngoại giao đã không ngừng đào tạo, huấn luyện, tăng cường trang bị vũ khí, cơ sở vật chất cho bộ đội đặc công. Hiện nay bộ đội đặc công Việt Nam là 1 binh chủng độc lập, do bộ tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy. Biên chế bao gồm: đoàn 113, 429, 198 (đặc công lục quân), đoàn 126 (đặc công nước), đoàn 1 (Biệt động quân). Quân số từng đoàn từ 200-1100 người ,tổng quân số khoảng 5200 người. Ngoài ra hải quân Việt Nam còn có lữ đoàn đặc công hải quân 861, lữ đoàn đặc công lính thủy đánh bộ 126, 147 trực thuộc hải quân. Trong số 10 quân khu thì có 7 quân khu biên chế 1 đoàn đặc công trực thuộc quân khu.
Vũ khí của đặc công Việt Nam là pháo cối nòng 82mm, pháo không giật 60mm, súng chống tăng, súng tiểu liên hạng nhẹ, súng nhắm, súng ngắn và súng giảm thanh, các loại lựu đạn, mìn , dao và các thiết bị thông tin liên lạc hạng nhẹ.
Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm. Hiện nay , Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng.
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dung huấn luyện gồm : xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác. Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ , bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị…
Nhiều năm tôi luyện trong chiến tranh đã giúp cho bộ đội đặc công Việt Nam có được trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm chiến trường rất cao. 1 cựu binh Mỹ đã nhận xét về đặc công Việt Nam như sau: ” Khi hành quân trong rừng rậm, bạn không bao giờ phát hiện ra họ. Bạn chỉ biết đến sự có mặt của họ khi bạn phát hiện ra mình chỉ còn lại một mình”.
Những điểm mạnh của bộ đội đặc công Việt Nam gồm:
– Thiên về độc lập tac chiến. Mỗi 1 tổ đặc công đều có những nhiệm vụ tác chiến riêng biệt. Mệnh lệnh của sỉ quan chỉ huy được chấp hành triệt để. Trong khi tác chiếm, rất ít khi có sự liên lạc giữa tổ đặc công và sở chỉ huy, giữa các tổ đặc công với nhau. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, quyền quyết định thuộc về tổ trưởng tổ đặc công đó. Điều này tạo nên sự linh hoạt và cơ động rất cao cho đặc công Việt Nam.
Ưu điểm về ngụy trang. Để đạt được tính đột biến và sự bất ngờ trong tác chiến. Ngoài việc thành thạo lợi dụng màn đêm và điều kiện thời tiết , đặc công Việt Nam còn nổi bật trong khả năng ngụy trang thành dân thường, sử dụng ngôn ngữ đối phương để hoạt động tình báo. Trong chiến đấu, đặc công Việt Nam có sở trường ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu như: rừng rậm, ao hồ, đầm lầy, hoang mạc…
-Khả năng sinh tồn cao. Đặc công Việt Nam luôn được huấn luyện để sống sót trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thông thường, lương khô mang theo của từng người lính chỉ đủ dùng trong 3,4 ngày, số còn lại là do chính người lính tìm kiếm bằng săn bắt và hái lượm.
Bộ đội đặc công nước Việt Nam
Quy định đầu tiên về tiêu chuẩn của đặc công nước Việt Nam là : mỗi người lính bắt buộc phải bơi được liên tục quãng đường 20 km , đứng nước liên tục trong 4 tiếng đồng hồ, lặn không ống thở với độ sâu trên 30 m, có thể liên tục mang thủy lôi hẹn giờ đặt tại vị trí đã định trong 24 giờ . Những năm gần đây, đặc công nước Việt Nam ngày càng nâng cao năng lực chiến đấu của mình thông qua việc không ngừng tham gia diễn tập tác chiến biển đảo và tác chiến gần bờ.
Thành lập từ năm 1967, đặc công nước hải quân Việt Nam là 1 đơn vị đặc công chuyên nghiệp, trình độ chiến đấu cao. Bao gồm 2 lữ đoàn đặc công chính: đoàn 126 tại Cam Ranh và đoàn 861 tại Nha Trang.
Thủ pháp quen thuộc của đặc công hải quân Việt Nam là xâm nhập tàu thuyền, căn cứ hậu cần, căn cứ chỉ huy gần bờ nhằm đột kích phá hoại. Cách thức tác chiến thường là lợi dụng đêm tối , điều kiện thời tiết xấu như mưa, bão, sương mù…cơ động tổ chức từ 1 đến 2 tổ đặc công dùng thuyền nhỏ và đồ lặn chuyên dụng nhằm tiếp cận địch . Lúc này, bán kính tiếp cận không quá 5 km, bán kính trinh sát 1 km. Sau khi tiếp cận với cự ly gần nhất theo yêu cầu tác chiến, các tổ đặc công sẽ tiến hành đột kích bất ngờ, tiêu hủy căn cứ hậu cần, thiết bị vũ khí và sinh lực địch.
Mục tiêu chủ yếu thường là khu chỉ huy địch, kho vũ khí, khu hậu cần tiếp tế…Trong số thủy lôi mà đặc công nước Việt Nam thường dùng, có cả loại thủy lôi 69-I, 69-II do Trung Quốc viện trợ trước đây.
Hiện nay, bộ đội đặc công nước Việt Nam đã được trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng như: hỏa tiễn chống tăng, xe thiết giáp lội nước…
Hải quân Việt Nam chủ trương huấn luyện bộ đội đặc công nước trở thành “đội tiên phong” trong tác chiến đổ bộ biển đảo hiện nay. Mục đích tác chiến là hoàn thành vai trò “cú đấm thép” trong các trận chiến quan trọng-đánh vào đầu não địch. Các thành tích nổi bật của đặc công nước Việt Nam có thể kể đến việc tiêu diệt hàng chục tàu chiến địch trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có cả tàu chở dầu trọng tải hàng chục ngàn tấn, đánh chiếm cảng Xihanuc trong chiến tranh xâm lược Campuchia và nhiều thành tích khác.
* Trong cuốn sách trên còn có bảng xếp hạng 50 đơn vị đặc công hàng đầu Thế giới. trong đó binh chủng đặc công Việt Nam được xếp thứ 14. Đơn vị đặc công của 10 nước đứng đầu là : Mỹ, Nga, Anh, Isarel, Nhật, Pháp, Ấn Độ, Đức, Ý, Nam Phi.
Theo Khái quát về các binh chủng đặc công trên thế giới (Tiêu Đạt Hỷ, Hàn Chí Hồng)
(Theo Infonet)
Lính đặc công E821 xuất quỷ nhập thần trên đất Trung Quốc.
Đặc công Việt Nam phá hủy đài radar pháo binh 10 triệu đô của TQ
Radar Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạn bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.
Hoạt động của radar này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.
Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa radar, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.
Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134, ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy, lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công, một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…
TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn, mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”
Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ, không biết là đã phá huỷ 1 hệ thống radar hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ.
Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích:
Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, Bình "lùn" đã nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê gớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì?
Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là:
(1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế;
(2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN.
Nguồn: Diễn đàn dựng nước giữ nước VMH
-Lt-
Đặc công Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979
TPO - Ngày 17/2/1979, chiến tranh nổ ra
trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu. Trước tình hình đó,
lực lượng đặc công được Bộ Quốc phòng điều động gấp tăng cường cho các
đơn vị chiến đấu…
Một phân đội của Trung đoàn ĐC 113 đang trinh sát thực địa tại Hà Giang, năm 1981 (ảnh tư liệu)
Nhân dịp kỷ niệm 49 năm ngày truyền thống Bộ đội Đặc công (19/3/1967 – 19/3/2016), đại tá Đặng Trung Thành, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Đặc công, nhận xét: “Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ở cả biên giới phía Bắc và Tây Nam, Bộ đội ĐC đã tiếp tục phát huy truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ/ Anh dũng tuyệt vời/ Mưu trí táo bạo/ Đánh hiểm thắng lớn”.
Trong khi cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế của quân và dân ta đã giành được thắng lợi quyết định thì tình hình biên giới phía Bắc lại diễn biến xấu thêm. Ngày 17/2/1979, chiến tranh nổ ra trên suốt dải biên giới từ Móng Cái tới Lai Châu. Trước tình hình đó, lực lượng đặc công (ĐC) được Bộ Quốc phòng (BQP) điều động gấp tăng cường cho các đơn vị chiến đấu…
Phản kích và tập kích bí mật
Tháng 2/1979, BQP lệnh cho Bộ Tư lệnh Đặc công (BTLĐC) điều động Tiểu đoàn ĐC45 phối thuộc cho BTL Quân khu 1 tham gia chiến đấu. Hành quân từ đêm 17/2 đến 22 giờ ngày 19/2, tiểu đoàn ĐC 45 đã đến được vị trí tập kết. Tiểu đoàn lúc đầu do đại úy Phạm Xuân Trường chỉ huy, sau đó do thượng úy Hoàng Mạnh Thời chỉ huy. Cùng đi với tiểu đoàn có trưởng phòng đặc công Quân khu 1, một số phái viên của BTLĐC và trợ lý đặc công quân khu.
Đại tá Đặng Trung Thành, Anh hùng LLVTND, nguyên Phó Tham mưu trưởng BTLĐC, nhận xét: “Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ở cả biên giới phía Bắc và Tây Nam, Bộ đội ĐC đã tiếp tục phát huy truyền thống “Đặc biệt tinh nhuệ/ Anh dũng tuyệt vời/ Mưu trí táo bạo/ Đánh hiểm thắng lớn”; đã biết vận dụng sáng tạo cách đánh ĐC để tiêu diệt những mục tiêu có ý nghĩa chiến dịch, chiến lược, góp phần thắng lợi trên các chiến trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.Tiểu đoàn nhận lệnh chiến đấu gấp, đơn vị đang huấn luyện phải cơ động hàng trăm cây số nên sức khỏe giảm sút, địa bàn tác chiến mới lạ nên chưa quen địa hình. Trong khi đó, đối tượng tác chiến cũng mới lạ, nên ta cũng chưa rõ trình độ và khả năng chiến đấu của đối phương. Hơn nữa, tiểu đoàn ĐC 45 là đơn vị mới được thành lập, chưa tham gia chiến đấu trận nào nên còn thiếu kinh nghiệm.
5giờ sáng ngày 20/2, tất cả cán bộ, chiến sỹ của tiểu đoàn đã vào vị trí sẵn sàng, triển khai đào hầm hào, công sự chiến đấu. Trong đợt 1, từ ngày 20/2 đến 4/3, tiểu đoàn thực hiện đánh phòng ngự chốt giữ mục tiêu kết hợp với phản kích. Đợt hoạt động thứ 2 của tiểu đoàn diễn ra từ ngày 9/3 đến 14/3. Tiểu đoàn tổ chức đi trinh sát 4 điểm, đánh 2 trận, 1 trận phục kích, 1 trận tập kích.
Bộ đội ĐC hôm nay luyện tập chống khủng bố giải thoát con tin (ảnh Băng Phương).
Ngày 10/3/1979, tiểu đoàn tổ chức phục kích nhằm tiêu diệt đoàn xe cơ
giới của đối phương trên quốc lộ 3. Lực lượng luồn sâu của tiểu đoàn có
3 mũi phối hợp với dân quân du kích địa phương bí mật áp sát phục kích
địch ở khu vực đồi Nà Cay. Mũi 1 có 20 chiến sỹ do đồng chí Đào Văn Quân
chỉ huy trưởng, đồng chí Tường Duy Chính là chỉ huy phó. Mũi 2 có 19
chiến sỹ là mũi phụ. Mũi 3 là bộ phận cối 82mm do anh Dương chỉ huy có
nhiệm vụ bắn kiềm chế địch, đề phòng chúng phản ứng vào đội hình của đơn
vị.Sau 2 đêm hành quân đến bản Nà Toòng thì đơn vị được lệnh dừng lại để trinh sát. Có 3 dân quân khu Thanh Sơn là Phan Thị Hoa, Lã Thị Sự và Vương Văn Ngô được điều đến dẫn đường cho đơn vị. Tất cả được lệnh đi sâu vào khu chiến, nơi địch đóng dày đặc trên các đồi Thiên Văn, Pháo Đài... Riêng ở đồi Thiên Văn có tới 1 trung đoàn, hàng ngày chúng canh gác trên đoạn đường ra vào cửa ngõ thị xã. Nhiệm vụ của tiểu đoàn ĐC 45 là phải đánh nhanh rồi tản nhanh, nếu không sẽ bị hãm trong vòng vây của địch.
Tiểu đoàn ĐC 45 cơ động tập kích địch trên mặt trận Cao Bằng 1979. (ảnh tư liệu).
Trời vừa sáng thì đơn vị cũng đào xong công sự và địch bắt đầu xuất
hiện. Lúc đầu chỉ là 1 chiếc xe tải từ Tài Hồ Xìn chạy tới. Đến chân đồi
Nà Cay, chiếc xe dừng lại để những tên lính đối phương bốc hàng rồi vào
bản vơ vét gà, vịt, lợn của dân ta. Đến 8 giờ 30 phút, 8 chiếc xe tải
khác chứa đầy hàng và xe đạp hỏng vẫn từ Tài Hồ Xìn chạy về thị xã. Nửa
giờ sau có 17 chiếc xe chở đầy quân địch và đạn tên lửa H12 từ thị xã
Cao Bằng chạy qua trận địa.Nguyễn Văn Thành, nguyên chiến sỹ Đại đội 1, tiểu đoàn ĐC45, kể: Khi chiếc xe cuối cùng vào đúng vị trí khoá đuôi thì đồng chí Nguyễn Văn Sinh được lệnh nổ súng. Trên vai anh, quả đạn B41 vọt ra khỏi nòng, cắm vào thùng xe nổ tung. Tiếp đó là tiếng thủ pháo, lựu đạn nổ xen lẫn từng tràng liên thanh của AK dồn dập đánh địch. Ở vị trí phía trước chặn đầu, chiến sỹ Hà Văn Nhạc bắn 3 viên AK báng gấp tiêu diệt tên cầm lái. Chiếc xe thứ 2 bị Đại đội phó Tường Duy Chính tiêu diệt bằng 1 quả B41.
Đạn tên lửa H12 trên xe bị đốt cháy nổ tung liên tiếp. Thế là cả đội hình 14 chiếc còn lại với hơn 200 tên địch nằm gọn trong tầm súng và biển lửa. Chỉ huy trưởng Đào Văn Quân chỉ huy các chiến sĩ Lợi, Công, Đề và anh dân quân Vương Văn Ngô đánh tạt sườn. Đồng chí Quân bắn luôn 6 phát B41 vào 6 chiếc xe đang nối nhau, bóp còi inh ỏi để tìm đường tẩu thoát. Địch từ trên xe nhảy xuống chỉ kịp giúi đầu xuống sàn xe hoặc nằm rạp xuống 2 bên rãnh thoát nước. Từ trên cao, chiến sĩ ta chỉ việc bỏ lựu đạn, thủ pháo, bắn AK xuống tiêu diệt hết quân địch”.
Chiếc xe tăng của địch bị quân dân ta tiêu diệt trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.(ảnh tư liệu).
Trong lúc đơn vị đang tiêu diệt đoàn xe của đối phương thì hàng trăm
tên địch chốt trên các đồi Thiên Văn và Yên Ngựa nghe thấy tiếng súng nổ
đã bỏ súng, vội vã chạy lên đồi cao nhìn ngọn lửa đang bốc nghi ngút từ
mặt quốc lộ 3. Chớp thời cơ, trung đội trưởng cối 82 mm ra lệnh đánh.
Hàng chục quả đạn đã được tính toán kĩ lưỡng phần tử bắn nối đuôi nhau
giội lửa xuống đầu địch, tiêu diệt hơn 100 tên nữa.Tất cả trận đánh chỉ diễn ra trên 20 phút. Khi bọn địch phản ứng thì đơn vị đã nhanh chóng theo 3 chiến sĩ dân quân thọc qua bản Nà Cay, trở về vị trí tập kết.
Có thể nói trận đánh phục kích trên quốc lộ 3 đã đạt hiệu suất cao, thắng lợi giòn giã. Tiểu đoàn ĐC 45 được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất; nhiều tập thể đại đội và cá nhận được tặng thưởng huân chương và bằng khen.
Ngay sau trận thắng đó, tiểu đoàn ĐC45 tổ chức tiếp trận tập kích bí mật đối phương tại khu vực đường số 4. Từ ngày 15/3 đến ngày 17/3/1979, tiều đoàn tiếp tục bám trụ, đồng thời tổ chức lực lượng truy kích đối phương trên đường rút chạy. Mặc dù đường hành quân xa, công tác bảo đảm khó khăn nhưng đơn vị vẫn kiên quyết chấp hành nhiệm vụ, hành quân liên tục suốt ngày đêm, đến các khu vực được phân công, sẵn sàng chiến đấu theo nhiệm vụ.
Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến
Cuối tháng 2/1979, trước tình hình chiến tranh nổ ra trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, Tổng Tham mưu trưởng ra quyết định điều động Tiểu đoàn 47 (Quân khu 7) về trực thuộc Mặt trận 479, Tiểu đoàn 406 (Quân khu 5) về trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, Tiểu đoàn 44 ở lại thuộc đội hình Quân đoàn 4.
Nhận lệnh của BQP, ngày 1/3/1979, Trung đoàn 198b hành quân gấp về nước tăng cường cho Quân khu 1. Tiếp đó, tháng 6/1979, Bộ điều động Trung đoàn ĐC 113 đang ở chiến trường Campuchia về nước làm lực lượng cơ động của Bộ. Tiểu đoàn ĐC45 đã sáp nhập và Trung đoàn ĐC 113.
Chiến sỹ ta đứng trên xác xe tăng địch bị bắn nát trên đồi Nà Toòng 1979 (ảnh tư liệu).
Theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, tháng 12/1979, Tiểu đoàn 1a và Đoàn
A54, Đoàn S74 hoạt động ở phía Tây được lệnh về nước, trực thuộc Đoàn ĐC
1 (BTLĐC). Như vậy đến cuối năm 1979, lực lượng cơ động chiến đấu của
Binh chủng Đặc công (BCĐC) đang làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn đã về
nước làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ
quốc.Từ khi chiến sự ở biên giới phía Bắc bùng nổ, BTLĐC đã tổ chức nắm đối tượng tác chiến mới trên các hướng, nắm chắc tình hình mọi mặt (địa hình, thời tiết, …), xây dựng các kế hoạch tác chiến, xác định các hình thức chiến thuật, thế đánh linh hoạt của ĐC. Thường vụ Đảng ủy BCĐC xác định nhiệm vụ trước mắt của Binh chủng là chuyển toàn bộ mọi hoat động của Binh chủng vào thời chiến, xây dựng phương án tác chiến trên mọi hướng, các địa bàn, xây dựng lực lượng luồn sâu.
Để đáp ứng yêu cầu chiến đấu, đến cuối năm 1979 ở tất các quân khu đều đã tổ chức phòng đặc công, mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn đặc công. Ngày 7/5/1979, BQP ra quyết định thành lập các trung đoàn ĐC 779, 780, 114 trực thuộc BTLĐC. Ngày 21/8/1979, Bộ trưởng BQP ký quyết định thành lập Trung đoàn đặc công nước 820 trực thuộc BTLĐC.
Năm 1980 và những năm tiếp theo, đối phương vẫn tiếp tục sử dụng hỏa lực, binh lực đánh phá và lấn chiếm nhiều nơi trong nội địa các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là từ ngày 2/4 đến ngày12/7/1984, đối phương liên tục dùng sinh lực và hỏa lực mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm ở 27 khu vực và 243 điểm cao Trước hành động dùng vũ trang xâm lược, lấn chiếm của đối phương, Bộ đội ĐC đã cùng với quân dân các tỉnh biên giới tiếp tục chiến đấu đánh trả quyết liệt, giữ vững các điểm mà đối phương có ý định lấn chiếm.
Đánh giá về hoạt động chiến đấu của Bộ đội ĐC tại Hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu trên địa bàn Quân khu 2 vào cuối năm 1986, Trung tướng Vũ Lập- Tư lệnh Quân khu 2, khẳng định: “Bộ đội ĐC đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới và giúp các đơn vị quân khu tác chiến giành thắng lợi. Các đơn vị ĐC đã thực sự góp phần giữ vững phần đất của Tổ quốc trên địa bàn biên giới”.(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân)
(An Ninh - Quốc Phòng) - Xin gửi tới độc giả đánh giá của phía Trung Quốc về lực lượng bộ binh ưu tú này của chúng ta.
Lực lượng Đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam, với khẩu hiểu: “Đặc biệt, tinh nhuệ, anh dũng, tuyệt vời, mưu trí, táo bạo, đánh hiểm thắng lớn” đã bao phen lập đại công đóng góp vào nền hòa bình của đất nước.
Bộ đội Đặc công Lục quân Việt Nam
Việt Nam là 1 cường quốc quân sự của khu vực Đông Nam Á , cũng là nơi bộc phát của nhiều cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ 20. Vì vậy quân đội Việt Nam đã được kinh qua trận mạc và dạn dày kinh nghiệm chiến đấu. Trong quá trình chiến đấu chống lại các thế lực xâm lược đến từ bên ngoài, quân đội Việt Nam (QDVN) cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm tác chiến thực chiến, trong đó nổi trội nhất là binh chủng bộ đội đặc công.
Lịch sử hình thành và phát triển của bộ đội đặc công Việt Nam bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp. Khi ấy, nhằm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, Việt Nam đã tổ chức nhiều tiểu đội cốt cán, nổi trội , chuyên chịu trách nhiệm xuất phát từ căn cứ trong rừng rậm tiến hành ám sát sĩ quan quân đội Pháp và tập kích các căn cứ của quân đội Pháp. Năm 1964, các tiểu đội này bắt đầu tập hợp thành các tổ chiến đấu và nằm trong biên chế đoàn đặc công 305.
Trong 10 năm kháng chiến chống Mỹ sau đó, đoàn đặc công 305 đã tổ chức nhiều trận đánh du kích, tập kích, gây nhiều tổn thất lớn cho Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Họ được mệnh danh là ” B-52″, ” Những chú tắc kè hoa của Bắc Việt”. Năm 1966, Hải quân Bắc Việt cũng bắt đầu thành lập đoàn đặc công nước 126 . Ngày 19 tháng 3 năm 1967, QDVN chính thức thành lập “Bộ tư lệnh bộ đội đặc công” tại Hà Nội.
Sau ngày giải phóng, QDVN nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngoại giao đã không ngừng đào tạo, huấn luyện, tăng cường trang bị vũ khí, cơ sở vật chất cho bộ đội đặc công. Hiện nay bộ đội đặc công Việt Nam là 1 binh chủng độc lập, do bộ tổng tham mưu trực tiếp chỉ huy. Biên chế bao gồm: đoàn 113, 429, 198 (đặc công lục quân), đoàn 126 (đặc công nước), đoàn 1 (Biệt động quân). Quân số từng đoàn từ 200-1100 người ,tổng quân số khoảng 5200 người. Ngoài ra hải quân Việt Nam còn có lữ đoàn đặc công hải quân 861, lữ đoàn đặc công lính thủy đánh bộ 126, 147 trực thuộc hải quân. Trong số 10 quân khu thì có 7 quân khu biên chế 1 đoàn đặc công trực thuộc quân khu.
Vũ khí của đặc công Việt Nam là pháo cối nòng 82mm, pháo không giật 60mm, súng chống tăng, súng tiểu liên hạng nhẹ, súng nhắm, súng ngắn và súng giảm thanh, các loại lựu đạn, mìn , dao và các thiết bị thông tin liên lạc hạng nhẹ.
Việc huấn luyện của bộ đội đặc công Việt Nam gồm 2 hạng mục: huấn luyện nhà trường và huấn luyện thực chiến. Việc huấn luyện tại trường do các sĩ quan đặc công trực tiếp đảm nhiệm. Hiện nay , Việt Nam có 2 trường huấn luyện đặc công chính là trường sĩ quan đặc công lục quân và trường đặc công hải quân. Số học viên mỗi trường khoảng hơn 200 người. Thời gian huấn luyện từ 3 đến 6 tháng.
Sau khi kết thúc khóa huấn luyện và về với đơn vị, các tân binh phải trải qua khóa huấn luyện thực chiến hơn 200 ngày. Nội dung huấn luyện gồm : xạ kích, cài mìn, chiến đấu tay không, ngụy trang, đánh bộc phá cùng nhiều bài tập chiến đấu khác. Sau khi kết thúc các bài huấn luyện thực chiến cơ bản, căn cứ vào từng đơn vị và nhiệm vụ, các tân binh sẽ trải qua đợt huấn luyện thực chiến theo tổ , bao gồm: xạ kích, vượt và phá chướng ngại vật, võ thuật, bơi lội, lái xe, nhảy dù, trinh sát, ám sát, bắt cóc, giáo dục chính trị…
Nhiều năm tôi luyện trong chiến tranh đã giúp cho bộ đội đặc công Việt Nam có được trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu và kinh nghiệm chiến trường rất cao. 1 cựu binh Mỹ đã nhận xét về đặc công Việt Nam như sau: ” Khi hành quân trong rừng rậm, bạn không bao giờ phát hiện ra họ. Bạn chỉ biết đến sự có mặt của họ khi bạn phát hiện ra mình chỉ còn lại một mình”.
Những điểm mạnh của bộ đội đặc công Việt Nam gồm:
– Thiên về độc lập tac chiến. Mỗi 1 tổ đặc công đều có những nhiệm vụ tác chiến riêng biệt. Mệnh lệnh của sỉ quan chỉ huy được chấp hành triệt để. Trong khi tác chiếm, rất ít khi có sự liên lạc giữa tổ đặc công và sở chỉ huy, giữa các tổ đặc công với nhau. Khi xảy ra tình huống bất ngờ, quyền quyết định thuộc về tổ trưởng tổ đặc công đó. Điều này tạo nên sự linh hoạt và cơ động rất cao cho đặc công Việt Nam.
Ưu điểm về ngụy trang. Để đạt được tính đột biến và sự bất ngờ trong tác chiến. Ngoài việc thành thạo lợi dụng màn đêm và điều kiện thời tiết , đặc công Việt Nam còn nổi bật trong khả năng ngụy trang thành dân thường, sử dụng ngôn ngữ đối phương để hoạt động tình báo. Trong chiến đấu, đặc công Việt Nam có sở trường ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu như: rừng rậm, ao hồ, đầm lầy, hoang mạc…
-Khả năng sinh tồn cao. Đặc công Việt Nam luôn được huấn luyện để sống sót trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Thông thường, lương khô mang theo của từng người lính chỉ đủ dùng trong 3,4 ngày, số còn lại là do chính người lính tìm kiếm bằng săn bắt và hái lượm.
Bộ đội đặc công nước Việt Nam
Quy định đầu tiên về tiêu chuẩn của đặc công nước Việt Nam là : mỗi người lính bắt buộc phải bơi được liên tục quãng đường 20 km , đứng nước liên tục trong 4 tiếng đồng hồ, lặn không ống thở với độ sâu trên 30 m, có thể liên tục mang thủy lôi hẹn giờ đặt tại vị trí đã định trong 24 giờ . Những năm gần đây, đặc công nước Việt Nam ngày càng nâng cao năng lực chiến đấu của mình thông qua việc không ngừng tham gia diễn tập tác chiến biển đảo và tác chiến gần bờ.
Thành lập từ năm 1967, đặc công nước hải quân Việt Nam là 1 đơn vị đặc công chuyên nghiệp, trình độ chiến đấu cao. Bao gồm 2 lữ đoàn đặc công chính: đoàn 126 tại Cam Ranh và đoàn 861 tại Nha Trang.
Thủ pháp quen thuộc của đặc công hải quân Việt Nam là xâm nhập tàu thuyền, căn cứ hậu cần, căn cứ chỉ huy gần bờ nhằm đột kích phá hoại. Cách thức tác chiến thường là lợi dụng đêm tối , điều kiện thời tiết xấu như mưa, bão, sương mù…cơ động tổ chức từ 1 đến 2 tổ đặc công dùng thuyền nhỏ và đồ lặn chuyên dụng nhằm tiếp cận địch . Lúc này, bán kính tiếp cận không quá 5 km, bán kính trinh sát 1 km. Sau khi tiếp cận với cự ly gần nhất theo yêu cầu tác chiến, các tổ đặc công sẽ tiến hành đột kích bất ngờ, tiêu hủy căn cứ hậu cần, thiết bị vũ khí và sinh lực địch.
Mục tiêu chủ yếu thường là khu chỉ huy địch, kho vũ khí, khu hậu cần tiếp tế…Trong số thủy lôi mà đặc công nước Việt Nam thường dùng, có cả loại thủy lôi 69-I, 69-II do Trung Quốc viện trợ trước đây.
Hiện nay, bộ đội đặc công nước Việt Nam đã được trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng như: hỏa tiễn chống tăng, xe thiết giáp lội nước…
Hải quân Việt Nam chủ trương huấn luyện bộ đội đặc công nước trở thành “đội tiên phong” trong tác chiến đổ bộ biển đảo hiện nay. Mục đích tác chiến là hoàn thành vai trò “cú đấm thép” trong các trận chiến quan trọng-đánh vào đầu não địch. Các thành tích nổi bật của đặc công nước Việt Nam có thể kể đến việc tiêu diệt hàng chục tàu chiến địch trong kháng chiến chống Mỹ, trong đó có cả tàu chở dầu trọng tải hàng chục ngàn tấn, đánh chiếm cảng Xihanuc trong chiến tranh xâm lược Campuchia và nhiều thành tích khác.
* Trong cuốn sách trên còn có bảng xếp hạng 50 đơn vị đặc công hàng đầu Thế giới. trong đó binh chủng đặc công Việt Nam được xếp thứ 14. Đơn vị đặc công của 10 nước đứng đầu là : Mỹ, Nga, Anh, Isarel, Nhật, Pháp, Ấn Độ, Đức, Ý, Nam Phi.
Theo Khái quát về các binh chủng đặc công trên thế giới (Tiêu Đạt Hỷ, Hàn Chí Hồng)
(Theo Infonet)
Nhận xét
Đăng nhận xét