TIẾNG THƠ 16
(ĐC sưu tầm trên NET)
ông ai thế ? Tôi chào ông
mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
ông có gặp thằng con tôi
hao hao…
tôi nhớ…
nó …người …như ông.
mẹ ta trả nhớ về không
trả trăm năm lại bụi hồng…
rồi..
đi…
Đỗ Trung Quân
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ!
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc.
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy ngẩn ngơ
Ai níu nổi thời gian? Ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn khôn
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ.
Mỗi ngày qua đang cài cho con đoá hồng lặng lẽ
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Ngàn bài thơ chất ngập cả tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân giẫm xuống trái tim ta, độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ.
Quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi.
Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng.
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua, mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình, ta vẫn thản nhiên?
Hôm nay... đã bao lần dừng chân trên phố quen
Ngã nón đứng chào xe tang qua phố.
Ai mất mẹ? sao lòng ta hoảng sợ
Ngày tháng kia bao lâu nữa của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
Bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày sẽ tới!
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.
***
THỈNH THOẢNG
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.
***
***
***
Tiếng thơ - nhạc hiệu - Đài tiếng nói Việt Nam
------------------------------------------------------------------
Nhớ Mẹ thơ của Đỗ trung Quân
MẸ TA TRẢ NHỚ VỀ KHÔNG – Đỗ Trung Quân
ngày xưa chào mẹ, ta đi
mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
mười năm rồi lại thêm mười
ta về thì khóc, mẹ cười lạ không
mẹ ta thì khóc, ta đi thì cười
mười năm rồi lại thêm mười
ta về thì khóc, mẹ cười lạ không
ông ai thế ? Tôi chào ông
mẹ ta trí nhớ về mênh mông rồi
ông có gặp thằng con tôi
hao hao…
tôi nhớ…
nó …người …như ông.
mẹ ta trả nhớ về không
trả trăm năm lại bụi hồng…
rồi..
đi…
]
MẸ – Đỗ Trung Quân
Con sẽ không đợi một ngày kia…
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi bao giờ?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài lên áo cho con một nụ bạch hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy – cớ sao lòng hoảng sợ?
Giọt nước mắt kia bao lâu nữa của mình?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao nhiêu người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập cả tâm hồn
đau khổ – chia lìa – buồn vui – hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà ta vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?
Hôm nay…
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngả nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như nụ bạch hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
…sẽ tới…!
Đỗ Trung Quân
MẸ - Đỗ Trung Quân
MẸ
Đỗ Trung Quân
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ!
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc.
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy ngẩn ngơ
Ai níu nổi thời gian? Ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn khôn
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.
Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ.
Mỗi ngày qua đang cài cho con đoá hồng lặng lẽ
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Ngàn bài thơ chất ngập cả tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân giẫm xuống trái tim ta, độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ.
Quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi.
Ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng.
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua, mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình, ta vẫn thản nhiên?
Hôm nay... đã bao lần dừng chân trên phố quen
Ngã nón đứng chào xe tang qua phố.
Ai mất mẹ? sao lòng ta hoảng sợ
Ngày tháng kia bao lâu nữa của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
Trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
Bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày sẽ tới!
Lời người biên tập:
Thơ Đỗ Trung Quân và những buồn vui…
Ngày đó,
tôi còn là một học trò năm cuối Trung học. Cái thời chớm lớn với những ước mơ
bay bổng, cái thời lưu luyến chuẩn bị từ giã tuổi thơ ngây, cái thời lũ trẻ
chúng tôi “vỗ ngực” tự hào “ngẩng mặt bước vào đời”…
Tôi còn nhớ, lần đó tụi bạn gái trong lớp xì
xầm với nhau tìm cách “…dụ chú tiểu trong chùa cho vui”, sau đó tôi nhận được
“vũ khí khiêu chiến” của bọn con gái là những tờ “Mực tím”, tờ báo mà thời đó
phái nam chúng tôi cho là “của bọn tiểu thư yểu điệu”… Vậy mà trong đám
“tu mi nam tử” lớp 12B trường PTTH Nguyễn Thái Học – Qui Nhơn năm đó, tôi là
người bị “trúng độc” nặng nhất!
Cái “trúng độc” của tôi không phải là “bị bỏ
bùa” bởi một cô nào đó trong lớp, mà là tôi thực sự bị Đỗ Trung Quân và Nguyễn
Nhật Ánh “mê hoặc”. Thơ Đỗ Trung Quân được tôi “dẫn” vào các bài làm văn, thơ
Đỗ Trung Quân được tôi chép vào nhật ký, thơ Đỗ Trung Quân được tôi đem vào
những giấc mơ thiên thần, thơ Đỗ Trung Quân được tôi “rao giảng” mỗi khi “thực
hiện công tác” của một Trưởng cán sự bộ môn Văn… Nói chung, Đỗ Trung Quân là
thần tượng, là cái tên mà tôi nhắc đi nhắc lại nhiều nhất mỗi khi điều kiện
cho phép.
Thưở đó, để không cho tụi con gái biết tôi bị
“trúng độc”, có lẽ tôi là người sớm nhất mỗi thứ hai hàng tuần chạy đến các
tiệm sách học trò hỏi “Mực tím về chưa?”. Cái nôn nao được đọc “Mực tím”, cái
rộn ràng trong mê hoặc của Nguyễn Nhật Ánh và Đỗ Trung Quân, cái hấp dẫn của
thế giới “Mực tím” là điều kiện để tôi hoàn thành bộ “Kết tập Mực tím” tương
đối đầy đủ. Những ngày đi học, là chú tiểu tôi không được “tự do đi lại” như
các bạn học trong lớp, “bạn thân” của tôi là những tờ “Mực tím” trong các giờ
giải lao. Ngày học trường "Đời", đêm về tôi lại phải hoàn thành việc học “Đạo”,
tôi vừa đọc thuộc lòng, viết nguyên văn chữ Hán các đoạn trong “Bộ Luật Tiểu”
và dịch sang tiếng Việt để “trả nợ” cho Thầy Bình An - vị giáo thọ dạy môn
Luật học khả kính của tôi. Trong tôi chỉ mong “trả nợ” xong để có thể “chìm
vào thế giới Mực tím”, thế giới mà tôi đang giấu dưới các quyển kinh. Tôi chỉ
đợi Thầy Bình An vừa đi khuất là tôi sẽ “hoá thân” vào cái thế giới “Mực tím
thần tiên” đó…
Kết quả, tập sổ tay của tôi là một “tuyển tập
chọn lọc” của thế giới thơ Mực tím dày cộm. Bao giờ cũng vậy, tôi ưu tiên cho
“cái ông” mang tên Đỗ Trung Quân những trang đầu, cái mà sau này đi học chuyên
ngành báo chí và tiếp xúc với “dân làm báo” tôi được biết qua khái niệm “các
bài đinh”. Những buổi chiều khi việc chùa vừa dứt, tôi thường đem “Bộ kết tập
thơ Mực tím” ra trước sân chùa “ra sức ngâm”, tôi không biết nhà thơ Đỗ Trung
Quân sẽ nghĩ gì giá mà vô tình nghe được cái giọng “nẫu” của tôi đang “ra sức”
“ngâm” mấy “bài thơ ra hồn” của "ổng"…
Lâu ngày, Thầy Bình An biết được, vì lo cho kỳ
thi tốt nghiệp sắp đến của tôi, Thầy gọi tôi nói nhỏ: “Thi cử gần đến nơi rồi
mà không chịu học, suốt ngày chỉ lo Đỗ Trung Quân, coi chừng thi rớt rồi lúc
đó chỉ có việc “Đổ Trong Quần”…” Chuyện này không biết vì sao đến tai tụi bạn
học cùng lớp, tôi được tặng danh hiệu “Nhà thơ Đổ Trong Quần”, cái “chức”
Trưởng cán sự bộ môn Văn cũng ít được tôi quan tâm từ đó. Rồi tiếp đó là những
ngày thi cử, những bận rộn của đời thường, những lo toan cho kỳ thi tuyển sinh
đại học… mảng thơ Đỗ Trung Quân cũng “bị” tôi ít “chăm sóc sưu tầm”.
Thời đó, “giải thưởng” mà Sư thúc Đồng Văn
“treo” cho tôi là “được vào Sài Gòn học, nếu điểm thi tốt nghiệp mỗi môn được
7 điểm”. Với tôi được vào Sài Gòn là một vinh hạnh lớn, cái mảnh đất mà trong
ước mơ của tôi ví như “Thiên đàng”, tôi phải cố công “giật giải”. Hàng ngày,
trên chiếc xe đạp cà tàng, thơ Đỗ Trung Quân giúp tôi cùng Nguyễn Văn Thứ vượt
qua những cơn gió mạnh từ biển Qui Nhơn thổi vào, cái nắng hè gay gắt của miền
Trung không thể “xoay chuyển” hai cái đầu “chứa đầy thơ Đỗ Trung Quân”, dường
như thơ Đỗ Trung Quân làm chúng tôi quên đi cái đói cái nghèo về vật chất, thơ
Đỗ Trung Quân làm Qui Nhơn của tôi hoá ra thơ mộng hơn, thơ Đỗ Trung Quân tạo
ra “cuộc chia tay đầy nước mắt” của lớp 12B chúng tôi năm ấy… Với tôi, thơ Đỗ
Trung Quân đã làm quên đi sự mệt nhọc trong những đêm dài không ngủ để “sôi
kinh nấu sử”. Kết quả điểm thi tốt nghiệp của tôi được 31.5 điểm trên 4 môn,
“vượt chỉ tiêu” và đương nhiên tôi được thực hiện quyền “Nam tiến”. Ngày vào
Sài Gòn, hành lý của tôi là mấy cuốn “đề cương ôn thi”, hai chiếc áo dài cũ
kỹ, ít “lộ phí đường xa” mà mẹ tôi chắt chiu dành dụm và cái “gia tài nho nhỏ”
của riêng tôi: bộ sưu tập “Mực tím” và bộ “Kết tập thơ Mực tím”.
Những ngày tháng “mặt áo sinh viên”, thỉnh
thoảng tôi đi làm “Gia Sư”, cái “nghề tay trái” vất vả, lo toan nhưng cũng
lắm niềm vui, niềm vui được sống lại trong ký ức của những năm tháng học
trò. “Gia tài nho nhỏ” tôi mang theo hôm nào được tôi trao lại Thảo Linh, cô
học trò người Sài gòn học giỏi và biết lắng nghe, người học trò có cùng một
điểm chung với tôi là “thích Mực tím và thơ Đỗ Trung Quân”… Trước khi lên
đường sang xứ người du học, gia đình Thảo Linh mời tôi đến nhà “liên hoan chia
tay”, tôi thấy “gia tài nho nhỏ” của tôi trong một góc trang trọng của tủ sách
gia đình, các quyển “Mực tím” được ép nhựa thật đẹp, tập thơ sưu tập viết tay
cũng được đóng bìa cứng và mạ chữ vàng. Tôi hỏi Thảo Linh: “Con không đọc nữa
à?”, Thảo Linh trả lời: “Con đã qua tuổi mực tím rồi.” Tôi quay mặt bỏ đi.
Tháng ngày nơi đất khách của tôi với những
điều bề bộn, buồn vui thỉnh thoảng cũng giăng mắc đó đây trong chuỗi thời gian
và không gian, nhưng công việc đẩy lùi tất cả. Hôm qua, nhận được lá thư từ
quê nhà gởi sang qua dấu bưu điện in hai chữ “Việt Nam”, ngoài thư không ghi
tên người gởi, nét chữ không quen. Tôi mở vội, thư chỉ viết mấy dòng: “Bạch
Thầy! Bé Thảo Linh đã qua đời. Niềm vui lớn nhất của Thảo Linh là đọc
những dòng thơ trong tập thơ Thầy gởi tặng và “Mực tím”. Hôm nằm bệnh viện,
trong cơn mê Linh nói: “Sau này con chết, má nhớ cho theo mấy bài thơ này vô quan
tài, nha má!” Tưởng lời nói mê nào ngờ… Linh nói thật. Con làm theo ý nguyện
cuối cùng của Linh, Thầy đừng buồn giận gia đình con nha!...” Tay cầm lá thư,
tôi lặng lẽ bước đến bàn thờ Phật thắp nén hương, tôi muốn khấn nguyện điều gì
đó, nhưng sao không cất nên lời… Cùng lúc, trong tâm tôi diễn ra những nghĩ
suy ngược chiều: một kiếp người và những bài thơ, một con người và một linh
hồn…
Thế đấy, thơ Đỗ Trung Quân theo tôi trong
những niềm vui nỗi buồn, trong cuộc hành hương kiếp người mà tôi đang thực
hiện.
Tôi dạo một vòng các nhà sách, tiếc rằng nơi
đây người ta không phát hành sách tiếng Việt.
MẤY VẨN THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN
CHÚT TÌNH ĐẦU
Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu.
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay...
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu - Chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng ngịu mãi ...
Thành câm.
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vỹ em cầm là tuổi tôi mười tám
Thuở chẳng ai hay thầm lặng - mối tình đầu.
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp
Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp
Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp
Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ lên cây
Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại
Ngày khai trường áo lụa gió thu bay...
Mối tình đầu của tôi có gì?
Chỉ một cây đàn nhỏ
Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm
Ai cũng hiểu - Chỉ một người không hiểu
Nên có một gã khờ ngọng ngịu mãi ...
Thành câm.
Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng
Em hái mùa hè trên cây
Chở kỷ niệm về nhà
Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại
Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa.
***
TRẮNG
Mẹ ta tro bụi trên sông
xuôi bèo hoa nẻo hư không mẹ về
hiếu hoa trắng rợn bốn bề
trần gian thêm một kẻ về mồ côi.
Từ đây chỗ mẹ ta ngồi,
mây như tóc trắng rối bời mây qua.
xuôi bèo hoa nẻo hư không mẹ về
hiếu hoa trắng rợn bốn bề
trần gian thêm một kẻ về mồ côi.
Từ đây chỗ mẹ ta ngồi,
mây như tóc trắng rối bời mây qua.
***
CÓ MỘT CHIỀU THÁNG NĂM
“Thầy có nhớ con không...?”
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường.
“Thầy còn nhớ con không...?”
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
hoa phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
rụng xuống trên vai người thầy học cũ
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác
người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường.
“Thầy còn nhớ con không...?”
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
hoa phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
rụng xuống trên vai người thầy học cũ
“không... xin lỗi.. ông lầm...
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn!”
Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
giấu mình sau hoa phượng rụng buồn tênh.
Con biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư
người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm,
chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng.
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão,
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Bên hè phố im lìm,
vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt.
Câu phủ nhận phải vì câu áo rách
trước đứa học trò quần áo bảnh bao?
Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào,
những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố.
Mười năm nữa đứa nào trong số đó,
sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay?
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn!”
Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
giấu mình sau hoa phượng rụng buồn tênh.
Con biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư
người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm,
chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng.
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão,
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Bên hè phố im lìm,
vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt.
Câu phủ nhận phải vì câu áo rách
trước đứa học trò quần áo bảnh bao?
Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào,
những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố.
Mười năm nữa đứa nào trong số đó,
sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay?
***
THỈNH THOẢNG
Đôi khi bỗng nhớ một chốn nào
mỗi ngày mỏi cổ ngó lêu nghêu cao ốc
mỗi buổi ra đường toé đom đóm mắt
thì ta lại nhớ một chốn nào
có gì mềm như lá ở trên cao
thỉnh thoảng chợt nhớ chốn nào đấy
khi ngán chật chội nhà hàng, đèn karaoke xanh đỏ
ngán phòng lạnh quen ngồi
ngại nắng, sợ gió
trắng bệch người
nhợt nhạt màu
thì ta lại nhớ chốn nào đây
đêm dịu dàng
mong mỏng...
hương ngâu...
Đôi khi chợt nhớ chốn nào đấy
khi ngán mini jupe, ngán áo thun hở rốn,
mỗi buổi ra đường toé đom đóm mắt
thì ta lại nhớ một chốn nào
có gì mềm như lá ở trên cao
thỉnh thoảng chợt nhớ chốn nào đấy
khi ngán chật chội nhà hàng, đèn karaoke xanh đỏ
ngán phòng lạnh quen ngồi
ngại nắng, sợ gió
trắng bệch người
nhợt nhạt màu
thì ta lại nhớ chốn nào đây
đêm dịu dàng
mong mỏng...
hương ngâu...
Đôi khi chợt nhớ chốn nào đấy
khi ngán mini jupe, ngán áo thun hở rốn,
ngán hoa giả Thái Lan
ngán mệt ngoài Bar, Pub...
thì ta mang máng nhớ
hình như....
Có cô áo nâu đội sen nụ lên chùa
(thời thiếu nữ mẹ ta cũng đội sen lên chùa)
nắng mật ong vàng theo guốc mộc thời xưa
thỉnh thoảng chợt nhớ chốn nào đấy
mệt mỏi văn minh chút Tây, chút Tàu
ngán ngẫm món canh chua đông lạnh siêu thị
thì nhờ vu vơ
nhành húng láng tím nâu....
đôi khi chợt nhớ chốn nào đấy
nhớ mơ hồ như chẳng nhớ ai
như khi ta lên hương
xây nhà, sơn cửa
bỗng run tay màu rêu phố u hoài...
ngán mệt ngoài Bar, Pub...
thì ta mang máng nhớ
hình như....
Có cô áo nâu đội sen nụ lên chùa
(thời thiếu nữ mẹ ta cũng đội sen lên chùa)
nắng mật ong vàng theo guốc mộc thời xưa
thỉnh thoảng chợt nhớ chốn nào đấy
mệt mỏi văn minh chút Tây, chút Tàu
ngán ngẫm món canh chua đông lạnh siêu thị
thì nhờ vu vơ
nhành húng láng tím nâu....
đôi khi chợt nhớ chốn nào đấy
nhớ mơ hồ như chẳng nhớ ai
như khi ta lên hương
xây nhà, sơn cửa
bỗng run tay màu rêu phố u hoài...
***
QUÊ HƯƠNG
Bài học đầu cho con
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.
***
TƯỞNG TƯỢNG
TƯỞNG TƯỢNG
Hãy tưởng tượng...
sớm mai thức dậy chỉ còn lại một mình
những thân quen chẳng còn ai cả
chùm hoa mua về không cho ai
nằm buồn thiu trong túi áo.
Hãy tưởng tượng...
chiều cuối năm chỉ có một mình
cùng lá rụng
con đường hun hút buồn tênh
nghe bài hát quen không có ai để nhìn nhau gật đầu
ly cà phê lơ đãng
quên bỏ đường
cái đắng không ở trên môi
cái đắng trong nỗi niềm không bày tỏ được.
Hãy tưởng tượng...
chân quen nỗi buồn về thăm
ngõ quen chỉ còn là ngõ cũ
núm chuông nhỏ ngủ yên trên cửa
không còn dấu tay người.
Hãy tưởng tượng…
sớm mai thức dậy chỉ còn lại một mình
những thân quen chẳng còn ai cả
chùm hoa mua về không cho ai
nằm buồn thiu trong túi áo.
Hãy tưởng tượng...
chiều cuối năm chỉ có một mình
cùng lá rụng
con đường hun hút buồn tênh
nghe bài hát quen không có ai để nhìn nhau gật đầu
ly cà phê lơ đãng
quên bỏ đường
cái đắng không ở trên môi
cái đắng trong nỗi niềm không bày tỏ được.
Hãy tưởng tượng...
chân quen nỗi buồn về thăm
ngõ quen chỉ còn là ngõ cũ
núm chuông nhỏ ngủ yên trên cửa
không còn dấu tay người.
Hãy tưởng tượng…
một ngày ngước mặt nhìn trời gặp một chuyến bay
những chuyến bay chở sự sum họp của người này
nhưng chia ly của người khác
lòng không dưng sợ hãi cả bầu trời.
Hãy tưởng tượng...
chiếc ghế quen ngồi
căn phòng quen đến
có một ngày người quen thôi đến
bụi thời gian thầm lặng hơn cả nỗi lặng thầm.
Hãy tưởng tượng…
những chuyến bay chở sự sum họp của người này
nhưng chia ly của người khác
lòng không dưng sợ hãi cả bầu trời.
Hãy tưởng tượng...
chiếc ghế quen ngồi
căn phòng quen đến
có một ngày người quen thôi đến
bụi thời gian thầm lặng hơn cả nỗi lặng thầm.
Hãy tưởng tượng…
đi thôi, ngày đã cuối năm
trời đã cuối năm
gió đã cuối năm
ngõ đã chớm mùa xuân
giậu đã chớm vàng hoa cúc.
Hãy tưởng tượng
trời đã cuối năm
gió đã cuối năm
ngõ đã chớm mùa xuân
giậu đã chớm vàng hoa cúc.
Hãy tưởng tượng
đi thôi, thời gian đã hết
em sẽ thấy niềm vui của anh
niềm vui có thể làm ta hét lên
có thể làm khóc được
khi mở mắt ra- mọi điều tưởng tượng
tất cả đều chỉ là tưởng tượng
thế thôi…
em sẽ thấy niềm vui của anh
niềm vui có thể làm ta hét lên
có thể làm khóc được
khi mở mắt ra- mọi điều tưởng tượng
tất cả đều chỉ là tưởng tượng
thế thôi…
***
MÀU TẾT
Chuyến xe cuối cùng đã ra đi,
ngoài phố lá me rắc cốm.
Chàng áo xanh Tư Mã không quê nhà
chưa gió rét mà linh hồn đau ốm
giàn thiên lý nở quên...
giàn thiên lý rụng quên...
Chẳng nhuộm áo chàng như năm trước
chàng Tư Mã áo xanh nát nhàu
chàng nằm ốm trong màu hoa đào.
Chuyến xe cuối cùng đã ra đi,
những quê nhà ai đang gần lại.
Chiều cuối năm một người ngồi chơi
hát lên màu khói nhớ
từ vết thương chàng
nở lặng lẽ nụ hoa đào nho nhỏ
nở rất khẽ một màu Tết đỏ.
ngoài phố lá me rắc cốm.
Chàng áo xanh Tư Mã không quê nhà
chưa gió rét mà linh hồn đau ốm
giàn thiên lý nở quên...
giàn thiên lý rụng quên...
Chẳng nhuộm áo chàng như năm trước
chàng Tư Mã áo xanh nát nhàu
chàng nằm ốm trong màu hoa đào.
Chuyến xe cuối cùng đã ra đi,
những quê nhà ai đang gần lại.
Chiều cuối năm một người ngồi chơi
hát lên màu khói nhớ
từ vết thương chàng
nở lặng lẽ nụ hoa đào nho nhỏ
nở rất khẽ một màu Tết đỏ.
***
CÓ MỘT NGÀY TRONG NGĂN SÁCH CŨ
Có một chiều như thế trong đời,
trên vai tôi nàng khóc.
Có một chiều mưa của khắp thế gian,
lặng trong một giọt nước mắt.
Có một chiều như thế trong đời,
muối của mọi đại dương trên lưỡi tôi… khô đắng.
Có một chiều như thế
mọi màu tím của hoàng hôn
tím như không thể tím hơn được nữa,
run rẩy… chùm hoa nhỏ… tay nàng
Có một ngày cộng tất cả ly tan
thành lặng im thảng thốt.
Có một chiều trong ngăn sách cũ
tình cờ… còn nguyên vẹn một điều gì…đã mất
trên vai tôi nàng khóc.
Có một chiều mưa của khắp thế gian,
lặng trong một giọt nước mắt.
Có một chiều như thế trong đời,
muối của mọi đại dương trên lưỡi tôi… khô đắng.
Có một chiều như thế
mọi màu tím của hoàng hôn
tím như không thể tím hơn được nữa,
run rẩy… chùm hoa nhỏ… tay nàng
Có một ngày cộng tất cả ly tan
thành lặng im thảng thốt.
Có một chiều trong ngăn sách cũ
tình cờ… còn nguyên vẹn một điều gì…đã mất
***
THƠ CHƯA ĐỀ TỰA SỐ 1
Đã mưa rồi đó
những chiều mưa rửa sạch mái ngói
dù muộn - cũng đã trở về
dù tầm tã - cũng đã trở về.
Còn em thì ra đi
bỏ lại nụ hồng khô lãng quên
trong ngăn kéo
đã mưa rồi đó
những chiều anh không về nhà
cơn mưa dẫn đi đâu
trên những con đường anh không rõ
cơn mưa dẫn về đâu
một ngôi nhà khép cửa
dù muộn - mưa cũng trở về
em không làm mưa
nên mất hút
những chiều mưa rửa sạch mái ngói
dù muộn - cũng đã trở về
dù tầm tã - cũng đã trở về.
Còn em thì ra đi
bỏ lại nụ hồng khô lãng quên
trong ngăn kéo
đã mưa rồi đó
những chiều anh không về nhà
cơn mưa dẫn đi đâu
trên những con đường anh không rõ
cơn mưa dẫn về đâu
một ngôi nhà khép cửa
dù muộn - mưa cũng trở về
em không làm mưa
nên mất hút
***
THƠ CHƯA ĐỀ TỰA SỐ 2
Thỉnh thoảng cuộc đời không đáng yêu,
tôi ném thơ tôi vào lửa,
vo viên dưới chân bàn.
Ấy là khi một người đi lấy chồng
ấy là khi ra đường gặp một thằng đốn mạt.
Thơ không cứu nổi nỗi buồn,
hãy quên tôi đi,
sao em lại tin tôi
cả anh nữa - người bạn.
Tôi không phải nắng,
không làm ra bình minh
sao em lại tin tôi là chim hót.
Thỉnh thoảng cuộc đời không đẹp
chỗ của thơ tôi là lửa bếp
chỗ của thơ tôi là chấm hết.
tôi ném thơ tôi vào lửa,
vo viên dưới chân bàn.
Ấy là khi một người đi lấy chồng
ấy là khi ra đường gặp một thằng đốn mạt.
Thơ không cứu nổi nỗi buồn,
hãy quên tôi đi,
sao em lại tin tôi
cả anh nữa - người bạn.
Tôi không phải nắng,
không làm ra bình minh
sao em lại tin tôi là chim hót.
Thỉnh thoảng cuộc đời không đẹp
chỗ của thơ tôi là lửa bếp
chỗ của thơ tôi là chấm hết.
***
THƠ CHƯA ĐỀ TỰA SỐ 3
Ta về chơi với trẻ con thôi
ta cầm tay bé như cầm cỏ
tiếng cười mang nắng lụa ra phơi
phờ phạc ta một ngày hôm qua
những lời mật ngọt những phù hoa
ta theo trẻ nhỏ lên trời hái
một nghìn hạt sáng mưa sao sa
mệt nhoài ta rồi người lớn ơi
ta về chơi với trẻ con thôi
trẻ con pha rượu bằng hoa rụng
rượu uống say mà không mềm môi.
ta cầm tay bé như cầm cỏ
tiếng cười mang nắng lụa ra phơi
phờ phạc ta một ngày hôm qua
những lời mật ngọt những phù hoa
ta theo trẻ nhỏ lên trời hái
một nghìn hạt sáng mưa sao sa
mệt nhoài ta rồi người lớn ơi
ta về chơi với trẻ con thôi
trẻ con pha rượu bằng hoa rụng
rượu uống say mà không mềm môi.
***
THƠ CHƯA ĐỀ TỰA SỐ 4
THƠ CHƯA ĐỀ TỰA SỐ 4
Nơi ấy, trên triền dốc cao
nhìn xuống hồ, đồi và thung lũng.
Chị tôi, đếm những mùa lá phong
những mùa chim thiên di
để lại dấu chân trên rãnh mắt.
Nơi ấy, sương núi đi qua tóc chị
nỗi muộn phiền đi qua vầng trán chị
sự tần tảo đi qua cuộc đời chị.
Khi sơn cúc lấm tấm vàng,
chị ngồi nhớ một phiên chợ tết
sên mứt xa rồi
cúc quỳ xa rồi
lá dong xanh không còn thơm tay chị
sợi lạt bán không còn đứt tay chị
chỉ còn một nụ cười buồn.
Mặc kệ tuyết,
mặc kệ những giờ part-time
mặc kệ những dáng xinh lấp lánh dây kim tuyến
chị búi lại tóc dài.
Ngày ngày,
vẫn khói lên từ những bữa cơm Đông Phương
Đi qua mùa thu
đi qua mùa đông
đi qua sáu mùa sơn cúc.
Nhìn núi nhớ quê nhà
tôi nhìn quê nhà, nhớ người
nhớ mái tóc lệch bay nghiêng
nhấp nhô một gọng kính vàng trên sóng mũị..
nhìn xuống hồ, đồi và thung lũng.
Chị tôi, đếm những mùa lá phong
những mùa chim thiên di
để lại dấu chân trên rãnh mắt.
Nơi ấy, sương núi đi qua tóc chị
nỗi muộn phiền đi qua vầng trán chị
sự tần tảo đi qua cuộc đời chị.
Khi sơn cúc lấm tấm vàng,
chị ngồi nhớ một phiên chợ tết
sên mứt xa rồi
cúc quỳ xa rồi
lá dong xanh không còn thơm tay chị
sợi lạt bán không còn đứt tay chị
chỉ còn một nụ cười buồn.
Mặc kệ tuyết,
mặc kệ những giờ part-time
mặc kệ những dáng xinh lấp lánh dây kim tuyến
chị búi lại tóc dài.
Ngày ngày,
vẫn khói lên từ những bữa cơm Đông Phương
Đi qua mùa thu
đi qua mùa đông
đi qua sáu mùa sơn cúc.
Nhìn núi nhớ quê nhà
tôi nhìn quê nhà, nhớ người
nhớ mái tóc lệch bay nghiêng
nhấp nhô một gọng kính vàng trên sóng mũị..
***
THƠ TRONG CÔNG VIÊN
Vốn tính hay quên và thường đến muộn
chỗ đã có người ngồi
chẳng sao
thì ta ngồi xuống cỏ
cũng vui thôi.
Thỉnh thoảng ta cũng có một chỗ
ngồi chưa lâu lại lơ đãng đứng lên,
kẻ chiếm chỗ cười nhăn nhở.
Chẳng sao,
ta lại ngồi với cỏ xanh nghe cỏ thở
cỏ êm ái đôi khi tặng thêm nhành hoa dại
một tiếng dế gáy non
một chiếc lá vàng.
Nhờ trời! Tính hay quên và thường đến muộn
ta có một chỗ ngồi bình an.
chỗ đã có người ngồi
chẳng sao
thì ta ngồi xuống cỏ
cũng vui thôi.
Thỉnh thoảng ta cũng có một chỗ
ngồi chưa lâu lại lơ đãng đứng lên,
kẻ chiếm chỗ cười nhăn nhở.
Chẳng sao,
ta lại ngồi với cỏ xanh nghe cỏ thở
cỏ êm ái đôi khi tặng thêm nhành hoa dại
một tiếng dế gáy non
một chiếc lá vàng.
Nhờ trời! Tính hay quên và thường đến muộn
ta có một chỗ ngồi bình an.
***
QUÁN MƯA
QUÁN MƯA
1.
Giã từ một cơn mơ đẹp
giọt sương trên mắt Hương
gương mặt nghiêm trang mà trẻ ranh của Yên
Huyền bụ bẫm
Thủy hồn nhiên
2.
Giã từ và chiêm ngưỡng
vẻ đẹp thiếu phụ của Nga
tâm hồn đất phương Nam của Diệu
sự ồn ào của Khanh
vẻ trầm tư của Chánh
gương mặt hài hước, buồn phiền của San
màu nâu biển của Loan
Tôi đi...
3.
Gã Di-gan tuổi bốn ba
vui vẻ và muộn phiền
yêu đủ thứ
trừ yêu chính mình.
4.
Giã từ một cơn mơ đẹp
bây giờ tôi lầm lũi
với nỗi cô đơn thắp đỏ đầu điếu thuốc của mình
Tôi - gã Di-gan không Đông Âu, không Phi Châu, không Do Thái -
chưa từng ra khỏi biên giới bản đồ.
Mang những tên người trong ba lô
để gọi tên
để sống và để chết.
5.
Bao giờ Hương lấy chồng
nhớ cho tôi một dòng tin nhắn
bao giờ Diệu thật sự hạnh phúc(!?)
nhớ gọi cho tôi hay
bao giờ Chánh cưới được niềm vui
đừng quên tôi nhé
và Khanh nữa
đừng để đá sỏi làm hoang khu vườn của mình
những nốt nhạc xanh gieo xuống
đang mọc thành cây
và Yên - rất gầy
giữ giùm tôi mùi hoa sữa
6.
Trên đường phía hoàng hôn tím đỏ
tôi sẽ quên nỗi ngậm ngùi
trên đường phía chân trời tím đỏ
Tôi nhẹ nhàng mây trôi…
Giã từ một cơn mơ đẹp
giọt sương trên mắt Hương
gương mặt nghiêm trang mà trẻ ranh của Yên
Huyền bụ bẫm
Thủy hồn nhiên
2.
Giã từ và chiêm ngưỡng
vẻ đẹp thiếu phụ của Nga
tâm hồn đất phương Nam của Diệu
sự ồn ào của Khanh
vẻ trầm tư của Chánh
gương mặt hài hước, buồn phiền của San
màu nâu biển của Loan
Tôi đi...
3.
Gã Di-gan tuổi bốn ba
vui vẻ và muộn phiền
yêu đủ thứ
trừ yêu chính mình.
4.
Giã từ một cơn mơ đẹp
bây giờ tôi lầm lũi
với nỗi cô đơn thắp đỏ đầu điếu thuốc của mình
Tôi - gã Di-gan không Đông Âu, không Phi Châu, không Do Thái -
chưa từng ra khỏi biên giới bản đồ.
Mang những tên người trong ba lô
để gọi tên
để sống và để chết.
5.
Bao giờ Hương lấy chồng
nhớ cho tôi một dòng tin nhắn
bao giờ Diệu thật sự hạnh phúc(!?)
nhớ gọi cho tôi hay
bao giờ Chánh cưới được niềm vui
đừng quên tôi nhé
và Khanh nữa
đừng để đá sỏi làm hoang khu vườn của mình
những nốt nhạc xanh gieo xuống
đang mọc thành cây
và Yên - rất gầy
giữ giùm tôi mùi hoa sữa
6.
Trên đường phía hoàng hôn tím đỏ
tôi sẽ quên nỗi ngậm ngùi
trên đường phía chân trời tím đỏ
Tôi nhẹ nhàng mây trôi…
***
HOA NGỌC
HOA NGỌC
Vườn đã hoang rồi hoa trắng ạ
anh đã quên như chưa nhớ bao giờ
hai đứa trẻ ngày xưa đã chết
còn lại một người râu tóc lơ phơ
đừng giữ mãi chùm hoa trắng ấy
trắng giờ đây lên màu tóc ta rồi
hoa đã chết sao hồn còn khắc khoải
vẫn nhờ một người không đáng nhớ, em ơi
anh ra đi một lần, biền biệt...
vô tâm hơn một kẻ vô tình
hoa trắng ạ ngờ đâu em hoá ngọc
bao nhiêu năm tự le lói một mình
anh đã quên như chưa nhớ bao giờ
hai đứa trẻ ngày xưa đã chết
còn lại một người râu tóc lơ phơ
đừng giữ mãi chùm hoa trắng ấy
trắng giờ đây lên màu tóc ta rồi
hoa đã chết sao hồn còn khắc khoải
vẫn nhờ một người không đáng nhớ, em ơi
anh ra đi một lần, biền biệt...
vô tâm hơn một kẻ vô tình
hoa trắng ạ ngờ đâu em hoá ngọc
bao nhiêu năm tự le lói một mình
***
HUỆ
HUỆ
Mãi đến mười năm anh mới nhận ra mình đã mất
ngôi nhà có khung cửa tối
và ngã tư mưa bay mù trời những chiều về muộn
em ướt như con chim sẻ lông xù
lạnh run, cuống quýt nhấn chuông gọi cửa
mãi đến mười năm tất cả những câu chuyện khôi hài ở đó
(nhiều bắng vô số mẩu vụn thuốc lá vất trên thềm)
mới thật sự hiện ra gương mặt phiền muộn
của một tình yêu muộn như này kịp hết
và ban mai chưa bắt đầu
mãi đến mười năm anh đi qua bao nhiêu đường phố
(Sài Gòn nhỏ bằng bàn tay)
anh mới tin đại dương có thật
đường chim bay có thật
trừ nước mắt tầm tã trên vai anh ngày ấy
không thật chút nào
phải mất đến mười năm anh mới biết
một nụ hôn dễ làm sao
mà không thể
mất đến mười năm anh mới thật sự tin rằng
ta có một tình yêu như hoa huệ
trắng tận khi
úa tàn
ngôi nhà có khung cửa tối
và ngã tư mưa bay mù trời những chiều về muộn
em ướt như con chim sẻ lông xù
lạnh run, cuống quýt nhấn chuông gọi cửa
mãi đến mười năm tất cả những câu chuyện khôi hài ở đó
(nhiều bắng vô số mẩu vụn thuốc lá vất trên thềm)
mới thật sự hiện ra gương mặt phiền muộn
của một tình yêu muộn như này kịp hết
và ban mai chưa bắt đầu
mãi đến mười năm anh đi qua bao nhiêu đường phố
(Sài Gòn nhỏ bằng bàn tay)
anh mới tin đại dương có thật
đường chim bay có thật
trừ nước mắt tầm tã trên vai anh ngày ấy
không thật chút nào
phải mất đến mười năm anh mới biết
một nụ hôn dễ làm sao
mà không thể
mất đến mười năm anh mới thật sự tin rằng
ta có một tình yêu như hoa huệ
trắng tận khi
úa tàn
CỎ HOA CẦN GẶP
Có thể chấm dứt được rổi những nụ cười giễu cợt
Rằng những ai nói về cỏ hoa là những kẻ
không chạm hai chân trên mặt đất này
Anh vẫn đến thăm em bằng bước chân có thật
Vẫn không quên chùm hoa cúc cầm tay...
Anh không dửng dưng trước hạt gạo khó khăn ngày hai bữa
Anh không quên những vất vả đời thường
Anh biết rõ những giọt nước mắt em đôi khi thành chất độc
Nhỏ xuống lòng mình loang lỗ vết thương
Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuổng bổ câu màu hổng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...
Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.
Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng
những đứa trẻ con lượm rác ven đường.
Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn
tìm bầy chim thành phố.
Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm
Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ
Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng
không mọc nữa đêm rằm
Hay sợ trăng đã mọc rổi mà đầu anh vẫn cúi
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong
Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ
Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc
Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi
Không một giọt lệ rơi vì mắt nhìn ráo hoảnh
Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường
Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương
Rằng những ai nói về cỏ hoa là những kẻ
không chạm hai chân trên mặt đất này
Anh vẫn đến thăm em bằng bước chân có thật
Vẫn không quên chùm hoa cúc cầm tay...
Anh không dửng dưng trước hạt gạo khó khăn ngày hai bữa
Anh không quên những vất vả đời thường
Anh biết rõ những giọt nước mắt em đôi khi thành chất độc
Nhỏ xuống lòng mình loang lỗ vết thương
Nhưng anh vẫn cần nói cùng em về hoa cỏ
Về những vòm me không ai có thể đốn mất của mình
Về những chiếc chuổng bổ câu màu hổng trên mái ngói
Về tím đỏ ráng chiều,
Về vạt nắng bình minh...
Dẫu hoa đã từ lâu không có mặt trên những bàn ăn đạm bạc.
Dẫu bóng mát vòm me chưa che tròn lưng
những đứa trẻ con lượm rác ven đường.
Dẫu đã xuất hiện quá nhiều kẻ vác súng săn
tìm bầy chim thành phố.
Và có người lạnh nhạt nhìn nhau nhân danh áo cơm
Thì những kẻ mơ mộng còn rất cần đấy chứ
Anh sợ vật giá leo thang nhưng cũng lo vầng trăng
không mọc nữa đêm rằm
Hay sợ trăng đã mọc rổi mà đầu anh vẫn cúi
Bởi trái tim mình đã thành đá tảng rêu phong
Nên anh vẫn muốn nói cùng em về hoa cỏ
Ta xanh xao - nhưng hãy rất con người
Ta phẫn nộ - nhưng chớ thành trái độc
Ai vấp ngã ven đường, không một giọt lệ rơi
Không một giọt lệ rơi vì mắt nhìn ráo hoảnh
Vì mắt đã lạnh tanh những dung tục đời thường
Nên anh cứ muốn nói hoài về hoa cỏ
Để còn biết giật mình khi chạm một làn hương
NĂM BỐN MƯƠI BỐN
tàu chuối xanh non
mở cho ta cánh buổm
góc sân thì quá hẹp
chiếc võng gai gọi sóng
con thuyền mắc cạn còn đâu
lòng giếng rêu đất lấp
một hôm hoa khế rụng buổn rầu
đêm qua có gió về đập cửa
buổm xanh lá chuối tả tơi
thì mang hết gió lên thuyền võng
cười khan mà hát giọng sao trời
VỌNG ÂM
mở cho ta cánh buổm
góc sân thì quá hẹp
chiếc võng gai gọi sóng
con thuyền mắc cạn còn đâu
lòng giếng rêu đất lấp
một hôm hoa khế rụng buổn rầu
đêm qua có gió về đập cửa
buổm xanh lá chuối tả tơi
thì mang hết gió lên thuyền võng
cười khan mà hát giọng sao trời
VỌNG ÂM
Gã bạn thân đi xa
Người bạn gái ở nhà đau ốm
Lũ bạn quen ồn ào như quạ
Vắng bặt áo cơm
Còn ta nằm không
Đưa võng ngó trời
Đôi khi không buồn không vui
Không nhớ ai, không giận ai
Chỉ thấy sống là khó
Sống tử tế
Càng khó
Thì làm một việc gì đó
Sơn lại chiếc ghế cũ
Phủ màu lên kiêu hãnh xưa
Trèo lên mái nhà sửa ngói
Và cởi truồng tắm mưa
Thấy mình hết trẻ - chưa già
Chưa khoái chim hoa lá kiểng
Còn thấy mình vọng âm tiếng biển
Đôi khi sóng tràn cơn mơ
Sáng ra muốn khóc
Mà đôi mắt ráo khô
Gã bạn thân đi xa chưa về
Người bạn gái đã qua cơn đau ốm
Chiếc ghế đã sơn xong
Mái nhà đã sửa
Thì làm một việc gì đó
Thì làm một việc gì nữa
Ta tự dặn ta
Đời chưa nguôi củi lửa
Người bạn gái ở nhà đau ốm
Lũ bạn quen ồn ào như quạ
Vắng bặt áo cơm
Còn ta nằm không
Đưa võng ngó trời
Đôi khi không buồn không vui
Không nhớ ai, không giận ai
Chỉ thấy sống là khó
Sống tử tế
Càng khó
Thì làm một việc gì đó
Sơn lại chiếc ghế cũ
Phủ màu lên kiêu hãnh xưa
Trèo lên mái nhà sửa ngói
Và cởi truồng tắm mưa
Thấy mình hết trẻ - chưa già
Chưa khoái chim hoa lá kiểng
Còn thấy mình vọng âm tiếng biển
Đôi khi sóng tràn cơn mơ
Sáng ra muốn khóc
Mà đôi mắt ráo khô
Gã bạn thân đi xa chưa về
Người bạn gái đã qua cơn đau ốm
Chiếc ghế đã sơn xong
Mái nhà đã sửa
Thì làm một việc gì đó
Thì làm một việc gì nữa
Ta tự dặn ta
Đời chưa nguôi củi lửa
Những bài thơ trên được
lấy từ:
THƯ VIỆN THƠ VĂN ĐẤT VIỆT
Nhận xét
Đăng nhận xét