Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

                               huyền thoại Maradona

                           Ronaldo (CR7) Cầu Thủ Vĩ Đại

Phần 1: Điểm danh những huyền thoại bóng đá Brazil


Nhắc đến đến bóng đá thì chắc không thể không công nhận Brazil – Đội tuyển thành công bậc nhất Thế Giới, nơi sản sinh ra những huyền thoại những vũ công sam-ba hàng đầu: pele, ronaldo, Garrincha, rinaldo,…. Mang đến cho bóng đá thế giới một phong cách hoàn toàn mới lạ, đẹp mắt và uyển chuyển đi vào lòng người. Brazil là “thánh địa” sản sinh ra những tài năng, những huyền thoại của bóng đá thế giới. Hôm nay hãy cùng chúng tôi điểm danh những huyền thoại bậc nhất đó nhé.
1. Vua bóng đá Pele
Tên thật là Edison Arantes do Nascimento sinh ngày 23 tháng 10 năm 1940, cao 1.73m. Được mệnh danh là “Vua Bóng Đá” ông cùng Maradona là 2 cái tên tuổi vĩ đại nhất trong thế giới bóng đá.
pe-le

Ông bắt đầu chơi ở Santos Futebol Clube khi mới 15 tuổi, ở đội tuyển quốc gia Brazil khi 16 tuổi và lần đầu đoạt cúp thế giới World Cup khi mới ở tuổi 17.
Pele là một trong những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển bóng đá quốc gia Brazil và ông cũng là người duy nhất trong lịch sử môn thể thao vua giành được 3 danh hiệu World Cup dưới cương vị một cầu thủ.
2.  Garrincha
Garrincha tên đầy đủ là Manuel Francisco dos Santos sinh ngày 28 tháng 10 năm 1933, mất ngày 20 tháng 01 năm 1983, Garrincha là tiền vệ chạy cánh xuất sắc nhất thế giới những năm 1958 – 1962 của tuyển Brazil. Garrincha là cựu cầu thủ câu lạc bộ Botafogo chơi ở giải vô địch Brazil.
Garrincha-brazil

Mặc dù chỉ chơi bóng ở câu lạc bộ hạng trung ở Brazil không chơi bóng đẳng cấp ở châu Âu. Nhưng với chức vô địch World Cup 1958 và đặc biệt ở World Cup 1962, khi Pele bị chấn thương và không tham gia một số trân đấu quan trọng, Garrincha đã thay thế hoàn hảo và tỏa sáng với những bàn thắng và đường chuyền đẹp như mơ. Sau đó, Ông cùng với Pele đã giúp Brazil vô địch World Cup 1962.
Cũng trong World Cup 1962 Garrincha là một trong những số cầu thủ dẫn đầu danh sách ghi bàn. Cũng trong năm đó ông đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất Brazil. Garrincha cũng loạt vào đội hình xuất sắc World Cup mọi thời đại và là 1 trong số 100 cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20.
3. Ronaldo
Được mệnh danh là “Người Ngoài Hành Tinh” Anh có tên đầy đủ là Ronaldo Luis Nazario de Lima sinh ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại Rio de Janeiro,Brazil, anh cao 1,83m.

Ronaldo sinh ra trong 1 gia đình nghèo, sống ở khu ngoại ô Bento Ribeiro, thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là nơi anh làm quen với bóng đá đường phố từ tuổi ấu thơ. Lúc nhỏ không ham học nhưng rất đam mê đá bóng. Anh nói: Tại Brazil, đường phố là trường đại học tốt nhất mà bạn có thể theo học. Gia đình anh không ổn định, cha mẹ anh ly hôn vào năm anh 17 tuổi. Lúc ấy Ronaldo chơi cho câu lạc bộ Cruzeiro và là người kiếm tiền nuôi gia đình.
brazil-ronaldo
Tài năng bóng đá thiên bẩm của anh phát triển rất sớm. Khi 18 tuổi Ronaldo đã được gọi vào tuyển Brazil vô địch World Cup 1994. Năm 1996, khi chỉ mới 20 tuổi, Ronaldo trở thành cầu thủ trẻ nhất đoạt danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA và năm sau 1997 Ronaldo thâu tóm mọi danh hiệu cá nhân cao quý của bóng đá thế giới, trong đó có cú đúp quả bóng vàng châu Âu và cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1997. Năm 1998, khi mới 22 tuổi Ronaldo là đầu tàu trong đội tuyển Brazil bảo vệ chức vô địch World Cup 1998 tại Pháp. Năm 2002, người ngoài hành tinh một lần nữa thâu tóm mọi danh hiệu cá nhân cao quý trong các cuộc bầu chọn trong đó lập lại cú đúp Quả bóng vàng và Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.
Sự nghiệp của tuyển thủ Brazil có nhiều vinh quang và cay đắng và thất bại, chấn thương liên miên đã gián đoạn sự nghiệp. Cơn động kinh bí mật tại trận chung kết World Cup 1998 tại Pháp khiến tuyển Brazil thất bại nặng nề 0-3 trước tuyển Pháp.
Ở cấp câu lạc bộ.Năm 1994, Ronaldo đá cho câu lạc bộ câu lạc bộ PSV Eindhoven. Sau đó lần lượt là câu lạc bộ Barcelona, Inter Milan, Real Madrid bằng những cuộc chuyển nhượng đình đám. Sau Real Madrid là AC Milan và kết thúc sự nghiệp ở câu lạc bộ Corinthians ở quê nhà Brazil.
4. Rivaldo
Rivaldo tên đầy đủ là Vitor Borba Ferreira, cao 1.87m, sinh ngày 19 tháng 4 năm 1972 tại Paulista, Pernambuco, Brazil. Rivaldo là một trong những cầu thủ vĩ đại của nền bóng đá Brazil. Cựu tiền vệ Barcelona và AC Milan từng là cầu thủ xuất sắc nhất của bóng đá thế giới. Hiện anh đã giải nghệ.
brazil-rivaldo
Trong sự nghiệp cầu thủ ở cấp câu lạc bộ, Rivaldo thành công nhất là thời kì anh chơi cho câu lạc bộ xứ Catalan Barcelona, anh giúp Barca vô địch 2 mùa giải liên tiếp 1997-1998 và 1998-1999. Năm 1999 anh được giành danh hiệu quả bóng vàng châu Âu và cầu thủ xuất sắc nhất năm. Với AC Milan anh cùng với câu lạc bộ nước Ý vô địch UEFA Champions League năm 2003.
5. Roberto Carlos
Roberto Carlos tên đầy đủ là Roberto Carlos da Silva Rocha, cao 1.68m, sinh 10 tháng 4 năm 1973 tại Garca, Sao Paulo, Brazil, được biết như là hậu vệ cánh trái xuất sắc nhất mọi thời đại. Cựu cầu thủ Real Madrid và Brazil nổi tiếng với những cú sút phạt đầy uy lực và những bàn thắng đẹp như không tưởng.
brazil-calos

Carlos bắt đầu sự nghiệp cầu thủ của mình tại Uniao Sao Joao.  Trong sự nghiệp ở cấp câu lạc bộ, Roberto Carlos thành công nhất là khi chơi cho câu lạc bộ hoàng gia Real Madrid (1996 -2007 ). Anh cùng với những hảo thủ như Zidane, Raul, Figo, Ronaldo… đã làm mưa làm gió tại giải vô địch Tây Ban Nha La Liga cũng như đấu trường UEFA Champions League. Trong 11 mùa bóng chơi bóng cho kền kền trắng, anh đã cùng với Real đoạt tới 4 chức vô địch quốc gia Tây Ban Nha, 3 chức vô địch C1 UEFA Champions League. Anh cũng gia nhập top 100 cầu thủ tại giải đấu danh giá này.
Trong thời kỳ phong độ đỉnh cao của mình, Roberto Carlos nổi tiếng với tốc độ và những cú sút xa đầy uy lực. Anh từng về sau người đồng hương Ronaldo trong cuộc bình chọn cầu thủ giỏi nhất năm 1997 của FIFA và được vua bóng đá Pele đưa vào danh sách 125 cầu thủ vĩ đại nhất còn sống.
Tại tuyển quốc gia Brazil, Carlos từng thi đấu 125 trận, ghi 11 bàn cho đội tuyển bóng đá quốc gia và giúp Brazil vô địch World Cup 2002. Sau thất bại với tuyển Pháp tại World Cup 2006, anh tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế.
6.  Zico
Zico tên đầy đủ là Arthur Antunes Coimbra sinh 3 tháng 3 năm 1953, được biết đến với cái tên Zico, là một cựu cầu thủ và Huấn luyện viên bóng đá người Brazil. Ông có biệt danh “Pele trắng”, ông được coi là một trong những cầu thủ rê dắt và săn bàn xuất chúng nhất trong bóng đá và là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của thập niên 1980. Năm 2004, Pele bầu ông là một trong 125 huyền thoại sống của bóng đá thế giới trong FIFA 100.
brazil-zico

Zico đã tham dự 3 kỳ cúp thế giới World Cup các năm 1978, 1982 và 1986. Ông ghi được 66 bàn trong 88 trận cho tuyển quốc gia Brazil dù chưa một lần vô địch World Cup. Ông được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá chưa một lần chạm tay vào cúp vàng thế giới. Năm 1983, ông được tạp chí bóng đá Tiếng Anh bầu là cầu thủ của năm.
Khi đã giã từ sự nghiệp thì Zico chuyển qua dẫn đắt đội bóng Nhật Bản từ 2002-2006 và trong thời gian này ông cùng Nhật giành chúc vô địch Asian Cup 2004.

Phần 2 – Điểm danh những huyền thoại bóng đá Brazil

Nơi sản sinh ra các huyền thoại, sản sinh ra các tìa năng bóng đá. Tại Brazil không bao giờ thiếu các gương mặt, thiếu các ngôi sao bóng đá hàng đầu thê giới. Hôm nay cùng chúng tôi đi tìm hiểu phần 2 – những huyền thoại bóng đá brazil điểm danh qua về họ nhé.
Trong phần 1 chúng tôi đã mang đến những tên tuổi lừng lẫy như: Ronaldo, Rivaldo, Pele, Zico, Carlos,… trong phần này lại tiếp tục danh sách những Huyền Thoại mà được cả thế giới công nhận.

1. Rivelino
Roberto Rivelino (sinh 1 tháng 1 năm 1946 tại São Paulo) là một cầu thủ bóng đá người Brasil. Cũng giống như Carlos người đàn anh này cũng cực kỳ nổi tiếng với những cú sút chân trái uy lực, những pha sút phạt sấm sét, những đường chuyền dài chuẩn xác. Ngoài ra ông còn nổi tiếng với bộ ria mép lớn đặc trưng.
rivellino-brazil

Khi nhắc đến ông thì không ai không nhớ đến cú đá phạt vào lưới CH Séc được gọi tên là “Cú đá nguyên tử”. Ông cũng là người đã sản sinh ra kỹ thuật bóng đá “Elastico”, cũng được biết đến cái tên “flip flap”, đây là một kỹ thuật nổi tiếng được sử dụng bởi nhiều cầu thủ như Ronaldinho hay Zlatan Ibrahimović.
Ông được đánh giá là một trong những cầu thủ bóng đá xuất chúng nhất mọi thời đại, và thường được xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách những cầu thủ Brasil xuất sắc nhất sau Pelé, Garrincha và Zico. Theo nhiều chuyên gia bóng đá, ông được coi là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử hai CLB Corinthians và Fluminense.
Năm 2004, Pelé chọn ông vào danh 125 huyền thoại sống vĩ đại nhất mọi thời đại của bóng đá trong danh sách FIFA 100.
2.  Paulo Roberto – Falcao
Paulo Roberto Falcao sinh ngày 16 tháng 10 năm 1953 là một cầu thủ bóng đá Brazil hiện đã giải nghệ. Ông được coi như là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử câu lạc bộ Internacional và câu lạc bộ AS Roma và là một trong những tiền vệ tài năng nhất mọi thời đại của bóng đá thế giới.
falcao-brazil

Falcao sinh ra ở Abelardo Luz, một tỉnh thuộc bang Santa Catarina phía nam đất nước Brazil. Ông bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp ở câu lạc bộ Internacional ở Porto Alegre, bang Rio Grande do Sul. Ông chơi cho đội tuyển quốc gia Brazil từ năm 1976-1986. Ông cùng đội tuyển Brazil tham dự 2 kỳ cúp bóng đá thế giới world cup 1982 và 1986. Trong sự nghiệp ông có 29 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và ghi được 9 bàn. Trên cương vị là huấn luyện viên ông đã từng dẫn dắt cho tuyển Brazil năm 1991 và tuyển Nhật Bản năm 1995.
Năm 1999 tạp chí World Soccer đã bầu ông vào danh sách 100 cầu thủ vĩ đại nhất thế kỉ 20. Và năm 2004, ông được bầu vào danh sách FIFA 100 do vua bóng đá Pele bình chọn.
3.  Romario
Romario tên đầy đủ là Romario de Souza Faria sinh 29 tháng 1 năm 1966, là một cựu cầu thủ bóng đá huyền thoại Brazil và là 1 trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới. Ông là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 2 thứ giới chỉ sau vua bóng đá Pele với hơn 1000 bàn thắng trong sự nghiệp cầu thủ.
ro-ma-ri-a

Romario đã giúp Brazil chiến thắng, giành ngôi vô địch thế giới World Cup năm 1994 và là một trong những tiền đạo xuất sắc nhất trên thế giới trong thập niên 1990. Ông cũng gặt hái nhiều thành công với các câu lạc bộ bóng đá châu Âu như PSV Eindhoven và  Barcelona, hay câu lạc bộ Vasco da Gama ở Brazil.
Ông là cầu thủ ghi bàn cao thứ 3 trong lịch sử đội bóng đá Brazil, cũng là người ghi bàn nhiều thứ hai trong mọi thời đại ở Campeonato Brasileiro Serie A. Ông được chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm 1994 của FIFA và có trong danh sách những ngôi sao lớn nhất trong lịch sử của FIFA.
Romario có tên trong danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất còn sống của FIFA do vua bóng đá Pele bình chọn. Danh sách này là một phần của kỷ niệm 100 năm của FIFA, tổ chức vào tháng 3 năm 2004. Ông là cầu thủ thứ 2 sau Pele đạt mốc 1000 bàn thắng.
4. Cafu
Cafu tên đầy đủ là Marcos Evangelista de Moraes sinh ngày 7 tháng 6, năm 1970 tại Sao Paulo, Brazil. Vị đội trưởng khá nổi tiếng của brazil, anh là một cầu thủ bóng đá người huyền thoại của Brazil từng 2 lần vô địch World Cup giờ đã giải nghệ.
ca-fu-brazil
   
5. Ronaldinho
Ronaldinho tên thật là Ronaldo de Assis Moreira, thường được gọi với cái tên thân mật là Ronnie sinh ngày 21 tháng 3 năm 1980 tại Porto Alegre đất nước Brazil, anh cao 1.81 m, được đào tạo lúc trẻ tại câu lạc bộ Gremio. Anh được coi là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện đại với kĩ năng siêu đẳng.
Những huyền thoại bóng đá Brazil
Ronaldinho bắt đầu sự nghiệp cầu thủ tại câu lạc Gremio tại giải vô địch quốc gia Brazil. Sau đó anh chuyển sang giải vô địch Pháp chơi cho Paris Saint Germain. Rồi sau đó lần lượt chuyển sang thi đấu cho Barcelona, AC Milan và cuối cùng là anh trở về Brazil chơi cho Flanmengo.
Barcelona là nơi Ronaldinho gắt hái được nhiều thành công nhất, anh là người truyền ngẫu hứng cho câu lạc bộ xứ Catalan. Anh cùng với Barca vô địch giải vô địch Tây Ban Nha 2 mùa giải liên tiếp 2004-2005, 2005-2006 và danh hiệu cúp C1 UEFA Champions League mùa giải 2005-2006.
6. Ricardo Kaka
Tiền vệ tài hoa của Real Madrid, quả bóng vàng châu Âu 2007 được xem là một trong những siêu sao hàng đầu thế giới, và là một tiền vệ kiến tạo mơ ước của bất kì đội bóng lớn nào. Kaka có khả năng cầm bóng cực tốt, đi bóng lắt léo và chuyền bóng thông minh. Lối đá của anh vừa đẹp mắt ngẫu hứng, vừa hiệu quả. Ricardo Kaka cũng rất mạnh trong những tình huống di chuyển và dứt điểm.
ka-ka

Anh có tên đầy đủ: Ricardo Izecson dos Santos Leite  sinh ngày 22 tháng 4. Anh chơi tuyển Brazil ở vị trí tiền vệ kiến thiết. Kaka từng được trao danh hiệu quả bóng vàng châu Âu 2007 và là cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA vào năm 2007. Năm 2008, Ricardo Kaka được tạp chí Time ghi tên vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới.
Đối với những người yêu mến bóng đá brazil thì có lẽ những cái tên trên là quá ít phải không ? Tuy nhiên chúng tôi chỉ có thể liệt kê như vậy, nếu ai còn có ý kiến đóng góp đừng quên gửi về cho chúng tôi nhé.

Pele: Vì sao gọi ông là “Vua bóng đá”?

Pele, tên thật Edson Arantes do Nascimento từ lâu được đa số NHM coi là cầu thủ vĩ đại nhất thế giới với danh hiệu không chính thức "Vua bóng đá".
Được phát hiện bởi ngôi sao bóng đá Waldemar de Brito, Pele bắt đầu chơi cho CLB bóng đá Santos khi 15 tuổi, được vào ĐTQG năm 16 tuổi. Pele chơi ở các vị trí tiền đạo lùi, trung phong và cuối sự nghiệp là tiền vệ kiến thiết bóng. Kỹ thuật siêu hạng và thể lực thiên phú của Pele đã được cả thế giới ca ngợi. Ông nổi tiếng với kỹ năng rê dắt bóng không thể ngăn chặn nổi, những đường chuyền khôn ngoan, tốc độ, khả năng sút bóng uy lực và đánh đầu giỏi hiếm có với một tiền đạo Nam Mỹ lại có

Cấp CLB
Kể từ khi chơi trận bắt đầu sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp năm 1956, Pele đã ở lại với CLB Santos và chơi ở đó gần hai thập kỷ. Thời kỳ đỉnh cao vinh quang trong lịch sử CLB bóng đá Santos gắn liền với những đóng góp to lớn của Pele. Trong những năm hoàng kim
 đó, Pele đã cùng CLB này giành được 2 Cúp Liên lục địa, 2 Cúp Libertadores, 5 chức VĐ Brazil, 10 chức VĐ bang cùng vô số chiếc cúp khác. Thứ quan trọng nhất mà Pele đóng góp cho Santos là những bàn thắng. Ông ghi được 1087 bàn thắng cho Santos trong 19 năm chơi cho CLB này. Bàn thắng thứ 1000 lịch sử của Pele cũng được ghi khi đang khoác áo Santos từ một quả penalty ở SVĐ Maracana trong trận gặp Vasco da Gama. Cho tới khi gần treo giầy, Pele mới sang Mỹ (khoác áo New York Cosmos) để thi đấu hai năm cuối (ghi thêm 64 bàn thắng bao gồm cả những bàn thắng mà Pele ghi được trong những trận đấu không thuộc các giải chính thức) với sứ mạng khai hóa bóng đá Bắc Mỹ.




Vinh quang chói lọi cùng ĐT Brazil
Pele khoác áo ĐTQG Brazil lần đầu tiên là ở trận thua 1-2 trước Argentina ngày 7/7/1957. Một năm sau, Pele đã được cả thế giới biết đến. Thuỵ Điển chính là nơi thiên tài Pele thực sự phát lộ. Dù phải tới trận thứ ba của Brazil và cũng là trận cuối cùng vòng bảng gặp Liên Xô, Pele mới chơi trận đầu tiên của mình ở một VCK World Cup nhưng chính ông đã giúp Brazil thắng 2-0, với một đường chuyền bóng cho Vava ghi bàn thứ hai. Khi đó, Pele là cầu thủ trẻ nhất giải và cũng là cầu thủ trẻ nhất từng chơi ở World Cup. Bàn thắng đầu tiên của ông ở World Cup là trong trận gặp xứ Wales ở Tứ kết. Bàn thắng duy nhất của trận đấu đó đã giúp Brazil tiến vào Bán kết còn Pele trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất từng gặp ở World Cup ở 17 tuổi 239 ngày. Gặp Pháp ở bán kết, Brazil dẫn 2-1 sau khi kết thúc hiệp 1 và sau đó Pele ghi tiếp một hat-trick để trở thành cầu thủ trẻ nhất lịch sử World Cup làm được điều đó. Ngày 19/6/1958, Pele trở thành cầu thủ trẻ nhất đá trận CK World Cup ở 17 tuổi 249 ngày. Ông ghi 2 bàn trong trận đấu lịch sử mà Brazil đánh bại Thuỵ Điển 5-2 và giành ngôi VĐTG lần đầu tiên đó.

Khoảng thời gian sau đó, Pele liên tục gặp xui xẻo từ những chấn thương khá nặng (năm 1962 và 1966). Trở lại ĐTQG đầu năm 1969, Pele nhanh chóng có những đóng góp quan trọng. World Cup 1970 tại Mexico cũng là giải đấu lớn cuối cùng mà Pele khoác áo ĐTQG và cũng là giải mà ông thể hiện vai trò lớn nhất trong thành công của đội bóng. Pele liên tục tỏa sáng để đưa Brazil vào CK gặp Italia. Sau khi đánh đầu ghi bàn mở tỷ số, ông còn có hai đường chuyền quyết định trong các bàn thắng của Jairzinho và Carlos Alberto. Brazil thắng trận 4-1.
Hồ sơ:
Pele, tên thật Edson Arantes do Nascimento
Cao 1,74 m
Các CLB: Santos (1956-1974), New York Cosmos (1975-1977)
Với ĐT Brazil (1956-1971): chơi 92 trận, ghi 77 bàn
* Thành tích:
Tập thể: 10 chức vô địch bang Sao Paolo (Campeonato Paulista các năm 1958, 1960, 1961, 1962, 1964, 1965, 1967, 1968, 1969 và 1973); 3 Cúp vô địch giải liên bang Rio-Sao Paolo (Torneio Rio-Sao Paulo các năm 1959, 1963 và 1964); 1 Cúp vô địch Torneio Roberto Gomes Pedrosa (còn gọi là Taca de Prata, năm 1968); 5 chức vô địch Brazil (1961, 1962, 1963, 1964 và 1965); 2 Cúp Libertadores (1962 và 1963); 2 Cúp Liên lục địa (1962 và 1963); 1 Siêu Cúp Nam Mỹ (1968); 1 chức vô địch Bắc Mỹ (NASL Champions, năm 1977); 3 Cúp Vô địch thế giới (1958, 1962, 1970); 2 Cúp Roca (1957, 1963); 1 Cúp O'Higgins (1959); 1 Cúp Atlantica (1960). 
Cá nhân: Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ năm 1973; VĐV xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Uỷ ban Olympic Quốc tế; Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA (chung với Diego Maradona); Giải thưởng thành tựu trọn đời (Laureus World Sports Awards) của Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela năm 2000; Giải thưởng thanh tựu trọn đời dành cho Nhân vật thể thao của hãng truyền thông BBC tặng năm 2005.
Những vinh dự khác:
 Đại sứ sinh thái và môi trường Liên Hợp Quốc năm 1992; Đại sứ Thiện chí của UNESCO năm 1995; Tước hiệu Hiệp sĩ Anh quốc (KBE - tước hiệu cao quý thứ hai trong 5 hạng hiệp sĩ của Anh) năm 1997. 

Nhìn lại 19 chức vô địch trong lịch sử World Cup (Phần 1)

Big June, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 09/06/2014

Cùng điểm lại những chức vô địch trong lịch sử các kỳ World Cup trước đây.

1. Uruguay - World Cup 1930

Vòng Chung kết bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Uruguay, đất nước Nam Mỹ hiện đang có nền bóng đá phát triển nhất lúc bấy giờ. Lúc ấy, giải đấu chỉ quy tụ được 13 quốc gia trên thế giới, trong đó có 4 đại diện đến từ châu Âu là Pháp, Bỉ, Nam Tư và Rumani. Ở giải đấu năm đó, đội chủ nhà Uruguay đã thể hiện được sức mạnh của mình khi vượt qua Argentina ở trận chung kết với tỷ số 4-2.

Đội hình Uruguay năm 1930.

Trận Chung kết giữa Uruguay và Argentina diễn ra kịch tích và mang đến cho người xem nhiều tình tiết kỳ lạ. Hiệp 1, Argentina tạm vươn lên dẫn trước 2-1 bằng trái bóng do chính quốc gia này mang đến. Tuy nhiên sang đến hiệp 2, trận Chung kết được đổi lại bằng quả bóng của đội chủ nhà, giúp Uruguay có màn lội ngược dòng ngoạn mục, thắng ngược với tỷ số 4-2. Trước sự cuồng nhiệt của 93.000 cổ động viên trên sân Estadio Centenario, Uruguay chính thức đi vào lịch sử bóng đá thế giới và trở thành đội bóng đầu tiên vô địch ở 1 kỳ World Cup.

Sân Estadio Centenario với sự cuồng nhiệt của 93.000 cổ động viên.

2. Italia - World Cup 1934
4 năm sau chiếc cúp vàng đầu tiên của Uruguay, người hâm mộ hướng về nước Ý để dõi theo giải đấu World Cup thứ 2 trong lịch sự. Và khá giống với kịch bản 4 năm trước đó, đội chủ nhà Italia là người ẵm luôn chức vô địch ở giải đấu này.

Italia lần đầu lên ngôi ở World Cup năm 1930.
Bằng phong độ chói sáng của huyền thoại Inter Milan, Giuseppe Meazza, đội bóng áo thiên thanh Italia xuất sắc vượt mặt 2 ông lớn của bóng đá châu Âu lúc đó là Áo và Tiệp Khắc. Trong trận Chung kết đầy cảm xúc với đại diện của Trung Âu, đã có lúc người ta nghĩ đến 1 thất bại cho đội chủ nhà khi Tiệp Khắc chỉ còn cách chiếc cúp vàng đúng 15 phút thi đấu. Tuy nhiên, với 2 bàn thắng ở những phút cuối của Orsi Schiavio, Italia chính thức bỏ túi chức vô địch World Cup đầu tiên của mình, mở đầu cho 1 kỷ nguyên bóng đá thành công của đất nước hình chiếc ủng.

Chức vô địch mở ra kỷ nguyên bóng đá lẫy lững của Azzurri.

3. Italia - World Cup 1938

World Cup 1938 là sự kiện thể thao lớn cuối cùng ở châu Âu trước khi chiến tranh thế giới nổ ra sau đó 1 năm. Do những nguyên nhân nặng về chính trị, FIFA quyết định chọn Pháp là nước tổ chức đăng cai kỳ World Cup này. Tuy vậy, Italia vẫn khẳng định mình là cường quốc bóng đá số 1 thế giới ở thập niên 30 khi lần thứ 2 giành cúp vàng thế giới, trở thành đội bóng đầu tiên trong lịch sử bảo vệ thành công chức vô địch World Cup. 

Italia bảo vệ thành công chức vô địch lần thứ 2 liên tiếp của mình.

ĐKVĐ Italia vượt qua chủ nhà Pháp ở vòng 2, thắng Brazil ở Tứ kết và xuất sắc hạ gục Hungary trong trận Chung kết bằng chiến thắng đầy thuyết phục với tỷ số 4-2. 


Azzurri dường như không có đối thủ ở thập niên 30.

4. Uruguay - World Cup 1950

12 năm sau chức vô địch của Italia, World Cup mới quay trở lại với người hâm mộ do những rắc rối của chiến tranh thế giới. Nhưng đây cũng là kỳ World Cup được đánh giá là thất bại, ít nhất là trong công tác tổ chức. Năm đó Uruguay lên ngôi lần thứ 2 mà "không phải" đá Chung kết.

Đội hình của các nhà vô địch World Cup 1950.

Sau vòng loại gồm 4 bảng đấu với 13 đội tham gia, các đội dẫn đầu sẽ đi tiếp vào vòng 2 và thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm để chọn ra nhà vô địch. Trận đấu cuối cùng ở vòng này lại tình cờ là cuộc đối đầu giữa Uruguay và Brazil, 2 đại diện xuất sắc nhất đang đứng đầu trên bảng xếp hạng. Đây cũng được coi là trận Chung kết không chính thức của World Cup 1950. Và bằng cú lội ngược dòng đầy cảm xúc với tỷ số 2-1 trong trận đấu này, Uruguay sánh ngang với Italia khi 2 lần giành cúp vàng thế giới. 

Uruguay có màn lội ngược dòng trong trận Chung kết không chính thức với Brazil.

5. Tây Đức - World Cup 1954

Năm 1954, bóng đá Tây Đức trở lại sau án phạt của FIFA, nhưng ít ai ngờ là đất nước gây ra thế chiến thứ 2 lại xuất sắc lên ngôi ở giải đấu năm đó. 

Bất ngờ của World Cup 1954 mang tên Tây Đức.

Thời điểm này, Hungary vẫn được coi là ứng cử viên sáng giá nhất cho chức vô địch với chiến thuật 4 tiền đạo nổi tiếng. Trên con đường tiến vào trận Chung kết, đội bóng của danh thủ Puskas đã ghi được 25 bàn thắng chỉ trong 4 trận, trong đó có chiến thắng đậm đà 8-2 trước Tây Đức. Mặc dù vậy, người Đức vẫn chứng tỏ được bản lĩnh và tinh thần thép của mình trong lần tái ngộ Hungary ở trận Chung kết. Bằng bàn thắng của Morlock và cú đúp của Helmut Rahn, những cỗ xe tăng đánh dấu màn trở lại ấn tượng khi bị đối thủ dẫn trước tới 2 bàn. Năm đó, người Đức chính thức hạ bệ thế lực Hungary và mở ra 1 trang mới cho bóng đá nước nhà.

Tây Đức xuất sắc hạ gục Hungary để lần đầu đăng quang trong 1 kỳ World Cup.

6. Brazil - World Cup 1958

Kỳ World Cup thứ 6 năm 1958 chính là cột mốc để Brazil đi hết thành công này đến thành công khác, và trở thành vương quốc của bóng đá được người hâm mộ biết đến ngày nay. Đây cũng là năm "vua bóng đá" Pele xuất hiện và trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi bàn ở 1 kỳ World Cup.

Vua bóng đá Pele xuất hiện và mang về vinh quang cho Brazil.
Trận Bán kết với Pháp được đánh giá là 1 trong những trận đấu hay nhất của Brazil ở mùa giải này. Một loạt những tên tuổi lớn như Didi, Kopa, Just Fontaine, Garrincha đụng độ tạo nên 1 cuộc đối đầu gay cấn. Nhưng Pele mới chính là ngôi sao sáng nhất ở Thụy Sỹ năm đó. Vua bóng đá của Brazil lập 1 hat trick để tiễn Pháp về nhà với tỷ số 5-2. Ở trận Chung kết với Thụy Điển, Pele cũng ghi 1 cú đúp, giúp Brazil lần đầu bước lên bục vinh quang trong 1 kỳ World Cup.

 

Nhìn lại 19 chức vô địch trong lịch sử World Cup (Phần 2)

Big June, Theo Trí Thức Trẻ 23:51 09/06/2014

Cùng điểm lại những chức vô địch trong lịch sử các kỳ World Cup trước đây.

7. Brazil - World Cup 1962

Kỳ World Cup thứ 7 diễn ra ở Chile và 1 lần nữa các vũ công Samba lại xuất sắc lên ngôi để trở thành đội bóng thứ 3 từng 2 lần giành cúp vàng thế giới trong lịch sử.

Đội hình Brazil World Cup 1962.

Mặc dù chịu tổn thất lớn về lực lượng khi mất đi "vua bóng đá" Pele ngay ở những vòng đấu đầu tiên, tuy nhiên "phù thủy" Garrincha lại tỏa sáng đúng lúc và trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho Brazil năm đó. Ông liên tiếp lập cú đúp trong 2 trận Tứ kết và Bán kết, khiến Anh và Chile phải ngậm ngùi chia tay giải đấu.

Ở trận Chung kết, Brazil có cú lội ngược dòng ngoạn mục khi bị đối thủ Tiệp Khắc dẫn trước từ khá sớm. Bằng 2 bàn thắng của Amarildo và pha lập công cuối trận của Vava, Selecao giành chiến thắng với tỷ số 3-1. Cùng với chức vô địch này, Brazil trở thành đội bóng cuối cùng có thể bảo vệ ngôi vô địch tính cho tới thời điểm hiện tại.

Chức vô địch giúp Selecao có 2 danh hiệu, bằng với Italia và Uruguay.

8. Anh - World Cup 1966

Mặc dù là đất nước sản sinh ra môn bóng đá hiện đại, nhưng phải đến kỳ World Cup thứ 8, đội tuyển Anh mới có dịp lên ngôi lần đầu tiên.

Bobby Charlton đưa Tam sư đến với chức vô địch đầu tiên.

Ở trận Bán kết gặp Bồ Đào Nha, Bobby Charlton xuất sắc ghi 2 bàn thắng đưa những "chú sư tử" vào trận Chung kết với Tây Đức trên sân Wembley. Đây cũng là 1 trong 10 trận đấu kinh điển nhất các vòng Chung kết bóng đá thế giới bởi sự kịch tính của nó. Sau 90 phút thi đấu chính thức, 2 đội phải bước vào hiệp phụ với kết quả hòa 2-2. Bằng 2 pha lập công liên tiếp của Geoff Hurst, trong đó có 1 bàn thắng gây tranh cãi và đi vào lịch sử với tên gọi "bàn thắng ma" nổi tiếng, Tam sư chính thức hạ gục Tây Đức của "Hoàng đế" Beckenbauer, mang về chiếc cúp vàng đầu tiên trong lịch sử cho bóng đá nước nhà.

Thế hệ vàng của bóng đá Anh với vô số những tên tuổi lớn.

9. Brazil - World Cup 1970

Năm 1970, Brazil lần thứ 3 bước lên bục vinh quang và được FIFA cho phép vĩnh viễn giữ lại chiếc cúp danh giá trên đất Nam Mỹ. Đội hình của Selecao năm ấy cũng đi vào lịch sử như là đội bóng hay nhất mọi thời đại.

Đội bóng hay nhất mọi thời đại, Brazil 1970.

Bước vào trận Chung kết đầy duyên nợ với Italia, chỉ 1 chiến thắng sẽ giúp các nhà vô địch mãi mãi giữ lại chiếc cúp Julet Rimet danh giá. 2 đội chơi ăn miếng trả miếng và kết thúc hiệp đầu tiên với tỷ số hòa 1-1. Sang hiệp 2, các vũ công Samba có màn bứt phá ngoạn mục bằng 3 bàn thắng của Gerson, Jairzinho và đội trưởng Carlos Alberto. Chung cuộc Brazil giành chiến thắng 4-1 và khiến Italia ôm hận mãi đến tận sau này.

Julet Rimet chính thức ở lại Brazil sau kỳ World Cup này.

10. Tây Đức - World Cup 1974

World Cup 1974, người hâm mộ lại chứng kiến sức mạnh tinh thần ngoan cường của người Đức khi xuất sắc giành chức vô địch trên sân nhà.

Tinh thần thép giúp Tây Đức mang về danh hiệu thứ 2 cho mình.

Sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao Tây Đức lại xuất sắc trên sân nhà. Đó chính là bởi sức ép của các cổ động viên nhà khi ấy là quá lớn, và để mất chức vô địch ngay tại quê hương là điều vượt quá sức chịu đựng của người hâm mộ. Bước vào trận Chung kết với cơn lốc màu da cam, "Hoàng đế" Beckenbauer và đồng đội còn phải chịu 1 cú sốc rất lớn khi để thua 1 bàn từ ngay phút 2. Tuy nhiên với tinh thần thép và ý chí ngoan cường, những cỗ xe tăng đã có màn quay trở lại xuất sắc bằng 2 bàn thắng của Paul Breitner Gerd Mueller. Chung cuộc Tây Đức thắng Hà Lan 2-1, sánh ngang với Italia khi 2 lần vô địch World Cup.

Hoàng đế Beckenbauer nâng cao cúp vàng danh giá.

11. Argentina - World Cup 1978

Là 1 trong 2 đội bóng đầu tiên lọt vào Chung kết trong 1 kỳ World Cup, tuy nhiên phải 48 năm sau, Argentina mới chính thức được vinh danh trên đỉnh cao của bóng đá thế giới.

Kempes là ngôi sao sáng nhất năm đó.

Bằng phong độ lên cao của Mario Kempes, Argentina dường như không có đối thủ trên con đường tiến tới trận Chung kết. Trong cuộc đối đầu với đối thủ đến từ xứ hoa tu lip, "Hiệp sĩ" Kempes cũng đóng góp 1 cú đúp vào chiến thắng 3-2 của đội nhà, giúp Argentina ngẩng cao đầu với chức vô địch đầu tiên trong lịch sử. Tuy vậy cũng rất đáng tiếc cho thế hệ vàng của bóng đá Hà Lan khi 2 lần liên tiếp vào tới trận Chung kết nhưng đều phải trắng tay ra về.

Danh hiệu quý như vàng với đội bóng xứ Tango.

12. Italia - World Cup 1982

Năm 1982 trên đất Tây Ban Nha, Italia lần thứ 3 lên ngôi và khẳng định thế lực của mình trên đấu trường thế giới.

Bóng đá Italia luôn là 1 thế lực đáng gờm ở mọi giải đấu.

Mặc dù chơi khá nhạt nhòa và phải "lết" qua vòng bảng với 3 trận toàn hòa, tuy nhiên Italia dường như "hồi sinh" ở những loạt trận tiếp theo. Bằng sự tỏa sáng đúng lúc của Paolo Rossi, Azzurri xuất sắc vượt qua Brazil ở Tứ kết và Ba Lan ở vòng Bán kết. Trong trận đấu cuối cùng của giải đấu với Tây Đức hùng mạnh, Rossi cũng đóng góp 1 bàn thắng quan trọng vào chiến thắng 3-1 của đội nhà. Trên sân vận động Santiago Bernabeu, đội bóng áo thiên thanh nâng cao chiếc cúp vàng danh giá, đuổi kịp Brazil với 3 lần vô địch World Cup.

Paolo Rossi luôn là người tỏa sáng đúng lúc.

Nhìn lại 19 chức vô địch trong lịch sử World Cup (Phần cuối)

Big June, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 11/06/2014

Cùng điểm lại những chức vô địch trong lịch sử các kỳ World Cup trước đây.

13. Argentina - World Cup 1986

Trở lại Mexico sau 16 năm vắng bóng, làng bóng đá thế giới lại 1 lần nữa chứng kiến sự lên ngôi của 1 huyền thoại. Tuy nhiên lần này, lịch sử không còn gọi tên Pele như ở World Cup 1970 mà là "cậu bé vàng" Diego Maradona.

Chức vô địch năm 1986 gọi tên "cậu bé vàng" Maradona.

Bằng 2 bàn thắng để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng người hâm mộ của mình, số 10 huyền thoại của Argentina giúp đội nhà xé tan giấc mộng của Tam sư ở vòng Tứ kết. Sau đó đội bóng xứ Tango tiếp tục cuộc hành trình lên ngôi vương với chiến thắng trước đội tuyển Bỉ và hạ gục nốt Tây Đức với tỷ số 3-2 trong 1 trận Chung kết đầy cảm xúc. 

Trận Bán kết giữa Anh và Argentina, trong đó có 2 bàn thắng huyền thoại của Maradona.

Giải đấu năm đó dường như được dành riêng để tôn vinh Maradona, thậm chí người ta vẫn nói rằng: "Sẽ là 1 bi kịch nếu Argentina của ông không thể chiến thắng trong trận Chung kết năm ấy".

14. Tây Đức - World Cup 1990

Sau 2 thất bại liên tiếp trong các trận Chung kết trước đó, cuối cùng thì Tây Đức cũng lần thứ 3 giành chức vô địch thế giới ở "mùa hè Italia".

Tây Đức lên ngôi ở trận Chung kết thứ 3 liên tiếp.

Cuộc chạm trán đầy duyên nợ với đối thủ Argentina ở trận Chung kết được xem là màn phục hận đầy ngọt ngào của những cỗ xe tăng. Với chiến thắng 1-0 của mình, Tây Đức không những trả được mối thù 4 năm trước với thế hệ của Maradona mà còn tính luôn món nợ của Italia khi đánh bại họ ở World Cup 1982. Năm 1990, đoàn quân của "Hoàng đế" Beckenbauer lên ngôi trên đất Ý, trở thành quốc gia thứ 3 được vinh danh 3 lần trên đấu trường lớn nhất hành tinh.

Trận Chung kết World Cup năm 1990.

15. Brazil - World Cup 1994

Kỳ World Cup 1994 ở Mỹ chứng kiến 1 Brazil hoàn toàn đổi khác, đổi khác từ lối chơi đến phong cách thi đấu. Nhưng quan trọng hơn cả, họ là những nhà vô địch.

Chiếc cúp vàng thứ 4 của Selecao.

Nếu trận Chung kết năm 90 là cuộc trạm trán đầy duyên nợ giữa Tây Đức và Argentina thì trận Chung kết năm này lại là cuộc đối đầu định mệnh giữa Brazil và Italia. 2 quốc gia có nền bóng đá được xem là mạnh nhất thế giới đều đang có trong tay 3 chiếc cúp vàng. Quan trọng hơn cả, Brazil chính là người mãi mãi cướp đi chiếc cúp Julet Rimet danh giá trên tay người Ý ở kỳ World Cup 1970. Bởi vậy đội bóng của huyền thoại Baggio rất muốn đòi lại món nợ truyền kiếp này. 

Trận Chung kết năm ấy với màn penalty cân não.

Tuy vậy trận Chung kết lại không quá kịch tính như mong đợi của người hâm mộ. Trải qua 120 phút bóng lăn nhưng không có đội nào ghi được bàn thắng. Phải chờ đến loạt đấu súng cân não và pha sút hỏng để đời của Roberto Baggio, các vũ công của xứ sở Samba mới chính thức lên ngôi ở vòng Chung kết năm đó, bỏ túi chiếc cúp vàng thứ 4 trong lịch sử có bề dày của bóng đá nước nhà.

16. Pháp - World Cup 1998

Năm 1998, Pháp giành quyền đăng cai World Cup, đồng thời ẵm luôn chức vô địch. Đây cũng là ngôi vương đầu tiên trong lịch sử các kỳ World Cup của "những chú gà trống goloa".

Pháp lần đầu lên ngôi trong 1 kỳ World Cup.

Zidane kế thừa xuất sắc số 10 thần thánh của Platini, dẫn dắt đội tuyển Pháp vượt qua mọi đối trọng của mình trên con đường tới chức vô địch. Lần lượt là Paraguay của Jose Chilavert, Croatia của Davor Suker đều thảm bại dưới "Les Bleus". Trong trận Chung kết với Brazil, người Pháp có màn trình diễn ngoạn mục khiến Ronaldo và các đồng đội ngậm ngùi thua cuộc với 3 bàn không gỡ. Trên sân Stade de France năm ấy, Zidane nâng cao chiếc cúp vàng danh giá đầu tiên trước 80.000 khán giả nhà.

Trận đại chiến trên sân Stade de France giữa Pháp và Brazil.

17. Brazil - World Cup 2002

World Cup 2002 chứng kiến nhiều bất ngờ, bất ngờ từ các quốc gia tổ chức, bất ngờ từ sự vươn lên của các đội bóng nhỏ tham gia giải đấu. Tuy nhiên, điều chẳng khiến người ta bất ngờ lại là Brazil lên ngôi vô địch.

Cafu nâng cao danh hiệu lần thứ 5 của Brazil.

Với thứ bóng đá hoa mỹ được người hâm mộ so sánh với ánh pha lê của mình, Brazil gần như không có đối thủ. Bộ "3R" danh tiếng đưa Selecao vượt qua mọi chướng ngại trên đường vào trận Chung kết thứ 3 liên tiếp. Bằng 2 bàn thắng của "người ngoài hành tinh" Ronaldo, Brazil đánh bại Đức, chính thức giành chiếc cúp vàng thứ 5 trong lịch sử và giữ vững kỷ lục quốc gia đăng quang nhiều nhất trong các kỳ World Cup.

Brazil đánh bại Tây Đức trong trận Chung kết.

18. Italia - World Cup 2006

24 năm sau chức vô địch cuối cùng ở Tây Ban Nha, Italia với hàng thủ chặt chẽ của mình mới lại lên ngôi trong 1 kỳ World Cup.


Italia đăng quang bằng lối chơi phòng ngự chặt chẽ của mình.

Hành trình của Italia năm ấy có lẽ là hay nhất trong lịch sử các vòng Chung kết bóng đá thế giới. Dưới sự chỉ huy của đội trưởng Cannavaro, người Ý chỉ để thủng lưới duy nhất 2 bàn trong cả giải đấu. Thậm chí cả 2 đối thủ trên cơ là Đức và Pháp cũng lần lượt bị Azzurri hạ gục trên con đường tới ngôi vương của mình. Chức vô địch ghi lần thứ 4 của Italia ghi lại dấu ấn khó quên của HLV Marcelo Lippi vẫn được người ta nhắc mãi đến tận sau này. 

Italia vỡ òa cảm xúc sau loạt penalty cân não với Pháp.

19. Tây Ban Nha - World Cup 2010

Kỳ World Cup gần đây nhất diễn ra ở Nam Phi, Tây Ban Nha lên ngôi bằng thứ bóng đá đầy thuyết phục của mình, trở thành quốc gia thứ 8 đăng quang trên đấu trường thế giới.

Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ 8 đăng quang trong 1 kỳ World Cup.

Sau chức vô địch châu Âu năm 2008, La Roja vụt sáng trở thành 1 trong những thế lực của bóng đá thế giới khiến mọi đối thủ phải e dè. Với bội khung là nòng cốt của Barcelona và lối chơi ru ngủ đối phương đầy hiệu quả, TBN dễ dàng vượt qua các đối thủ yếu hơn trước khi đụng độ Hà Lan ở trên Chung kết. Mặc dù trận đấu cuối không diễn ra đẹp mắt như mong đợi của người hâm mộ, tuy nhiên bàn thắng duy nhất của Iniesta phút 117 cũng mang về danh hiệu thế giới đầu tiên cho đội bóng xứ sở bò tót.

Iniesta chính là người hùng của La Roja với bàn thắng quý như vàng phút 117.

Nhìn lại 10 bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử World Cup

Big June, Theo Trí Thức Trẻ 12:00 19/06/2014

Cùng chiêm ngưỡng những bàn thắng nhanh nhất trong lịch sử các kỳ World Cup.

1. Hakan Sukur: 11 giây

11 giây, đó là tất cả những gì làm nên 1 kỷ lục trong lịch sử có bề dày hơn 80 năm của World Cup. Trong trận tranh giải 3 ở kỳ World Cup 2002 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, hậu vệ kỳ cựu Hong Myung-bo lóng ngóng để mất bóng dưới sức ép của Ilhan Mansiz. Ngay sau đó cầu thủ này chuyền bóng cho Hakan Sukur để có pha dứt điểm để đời của mình. Bàn thắng ở giây thứ 11 cũng giúp Sukur xô ngã kỷ lục tồn tại suốt 40 năm trước đó của Vaclav Masek.

Hakan Sukur đang đứng đầu danh sách với thành tích 11 giây.

2. Vaclav Masek: 16 giây

Đứng thứ 2 là bàn thắng của Vaclav Masek ở kỳ World Cup 1962. Bàn thắng này được ghi ngay giây thứ 16 trong trận Mexico 3-1 Tiệp Khắc. Sau pha chuyền bóng bất cẩn của đối thủ, Tiệp Khắc cướp được bóng và tổ chức 1 pha tấn công chớp nhoáng, trước khi chuyền bóng cho Masek ghi bàn mở tỷ số. 

Masek  và bàn thắng nhanh thứ 2 lịch sử
3. Emst Lehner: 25 giây

Chỉ mất 25s để đưa bóng vào lưới đối thủ, Emst Lehner là cái tên thứ 3 trong lịch sử những bàn thắng nhanh nhất World Cup. Bàn thắng của Lehner được ghi trong trận tranh giải 3 giữa Đức và Áo trên SVĐ Ascarelli vào ngày 7/6/1934.

Emst Lehner chỉ mất 25 giây để đưa bóng vào lưới đối thủ.

4. Bryan Robson: 27 giây

Vị trí thứ 4 là bàn thắng của Bryan Robson trong kỳ World Cup 1982. Giữa cái nóng gay gắt của thành phố Bilbao, cầu thủ của Manchester ghi bàn mở tỷ số trong trận đấu giữa Anh và Pháp. Sau đó Robson còn ghi thêm 1 bàn nữa trước khi đồng đội Paul Mariner có pha lập công ấn định tỷ số 3-1 cho đội nhà.

27 giây là thành tích giúp Bryan Robson xếp ở vị trí thứ 4.

5. Clint Dempsey: 29 giây

Trong trận đấu vừa rồi của Mỹ với các đối thủ đến từ Ghana, Dempsey đã có pha lập công từ rất sớm giúp đội nhà vươn lên dẫn trước. Bàn thắng của Dempsey được ghi ở giây thứ 29, đưa anh vào lịch sử các bàn thắng nhanh nhất với vị trí thứ 5, đồng thời xác lập 1 kỷ lục mới ở World Cup 2014.

Dempsey ghi bàn từ khá sớm giúp đội nhà vươn lên dẫn trước.

6. Emile Veinante: 35 giây

35 giây, đó là khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng vẫn đủ để Veinante chọc thủng mành lưới của đối thủ. Bàn thắng được ghi trong trận đấu mà tuyển Pháp của ông giành chiến thắng 3-1 trước đội tuyển Bỉ ở kỳ World Cup 1938. 

Emile Veinante mất 35 giây để giúp Pháp có bàn mở tỷ số.

7. Arne Nyberg: 35 giây

Cũng với thành tích này vào năm đó, Arne Nyberg trở thành cầu thủ thứ 7 ghi bàn nhanh nhất trong lịch sử các kỳ World Cup. Bàn thắng mà Nyberg ghi được là ở trận thua 1-5 của đội nhà Thụy Điển trước đối thủ nặng ký là Hungary. 

Cùng với thành tích của Veinante là Nyberg của đội tuyển Thụy Điển.

8. Bernard Lacombe: 37 giây

Mặc dù đội tuyển Pháp của mình đã thất bại ngay ở Tứ kết trong kỳ World Cup 1978, tuy nhiên năm này vẫn là 1 năm đáng nhớ với Lacombe. Tuyển thủ người Pháp chỉ mất 30s để đưa bóng vào lưới đối thủ trong trận đấu trước đó giữa Ý và Pháp.

Lacombe đứng ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng những bàn thắng nhanh nhất World Cup.

9. Florian Albert: 50 giây

Bàn thắng nhanh nhất của kỳ World Cup 1962 được ghi do công của Florian Albert ở kỳ World Cup 1962. Ông chỉ cần 50 giây để hạ gục thủ thành của Bulgaria. Sau đó, Albert hoàn tất cú hat trick của mình ở phút 53 và ấn định chiến thắng cho đội nhà Hungary với tỷ số 6-1.

50 giây là thời gian Florian Albert chọc thủng lưới đối phương.

10. Adalbert Desu: 50 giây

Có vẻ như thập niên 30, người ta được chứng kiến rất nhiều những bàn thắng từ sớm. Trong trận thắng 3-1 của Rumani trước Peru, Adalbert Desu ghi bàn ở giây thứ 50 của trận đấu, bằng với thành tích của Florian Albert trước đó nhưng tạm xếp sau với vị trí thứ 10.

Desu đứng ở vị trí thứ 10 với thành tích bằng với Florian Albert

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét