CHUYỆN ÍT BIẾT 37
(ĐC sưu tầm trên NET)
Năm 1800, giáo sư, tiến sĩ Dionysus Larder tại khoa Thiên văn & Triết học Tự nhiên, trường ĐH London từng tuyên bố:
Ngạc nhiên chưa?
Thật không thể tin nổi, không thể tin nổi!
Đội hình Phalanx của các chiến binh Sparta trong lịch sử...
Hình ảnh người Neanderthal.
9 chuyện ít biết về nhà vua THái Lan
Những phát ngôn chém gió sai be bét trong lịch sử
Internet không thể thay thế báo giấy, máy bay không thể tồn tại, tàu hỏa không thể chạy nhanh... là những phát ngôn cực khó đỡ của nhiều nhân vật nổi danh trong lịch sử thế giới.
Khi muốn xin lời khuyên, chúng ta thường tìm đến những người
có chuyên môn trong lĩnh vực mình đang cần. Kinh nghiệm và sự hiểu biết
của họ sẽ cho bạn những định hướng tốt nhất. Tuy nhiên, thực tế lịch sử lại chứng minh không phải lúc nào các chuyên gia cũng đưa ra những lời khuyên chính xác.
Rất nhiều tiến sĩ, giáo sư, thậm chí cả vĩ nhân từng đưa ra những phát ngôn,
lời khuyên hay tiên đoán trật lất về tương lai. Có thể tại thời điểm đó
họ phát biểu có lý tuy nhiên với sự phát triển vũ bão của công nghệ,
khi nhìn lại chúng ta sẽ không khỏi buồn cười về độ “chém gió” của những
phát ngôn này.
Nhưng hiện nay, con tàu chở khách nhanh nhất thế giới có thể chạy với tốc độ 603km/h mà hành khách vẫn hít thở bình thường.
Ngạc nhiên chưa?
Năm
1859, khi Edwin Drake đề xuất phương án tìm kiếm dầu mỏ dưới lòng đất,
những gì ông nhận được từ đồng nghiệp và các cộng sự là câu nói...
Chỉ sau vài tháng nghe được câu nói ấy, Edwin Drake đã trở thành người đầu tiên tìm được một giếng dầu dưới lòng đất tại Mỹ.
Lỡ miệng rồi!
Năm 1880, Henry Morton - hiệu trưởng trường Học viện Công nghệ Stevens nói về nghiên cứu bóng đèn của Edison như sau:
Còn ngày nay, đã bao giờ bạn dám tưởng tượng cuộc sống mình thiếu đi những bóng đèn điện hay chưa?
Năm 1902, Simon Newcomb - nhà toán học và thiên văn học hai quốc tịch Mỹ - Canada phát biểu trước báo chí:
18
tháng sau lời phát biểu này, anh em nhà Wright thực hiện một chuyến bay
lịch sử tại Kitty Hawk (North Carolina) mở đầu cho thời kỳ phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp máy bay sau này.
Bạn hiểu ý tôi là gì mà!
Năm
1903, luật sư Henry Ford nhận được lời khuyên từ một người bạn tốt là
chủ tịch Ngân hàng Michigan Savings khi định đầu tư vào công ty sản xuất
ô tô...
Chẳng
bao lâu sau, ô tô Ford thống trị cả nước Mỹ và cho tới ngày nay vẫn
luôn nằm trong top các hãng xe danh tiếng nhất trên toàn cầu.
Đó đúng là một người bạn tốt!
Năm
1916, vua hề Charlie Chaplin - người vừa là diễn viên, nhà sản xuất,
đạo diễn kiêm sáng lập hãng phim mạnh dạn chia sẻ về tương lai điện ảnh:
Trong
khi đó, hiện nay nhà nhà người người đổ ra rạp để xem những bộ phim
đình đám, bom tấn hơn là đi xem kịch tại các sân khấu biểu diễn.
Vua hề nói mà cũng tin à!
Một
năm sau khi Thế chiến II kết thúc, Darryl Zanuck - người sản xuất phim
của Tập đoàn truyền thông 20th Century Fox khẳng định:
Vậy mà chỉ tính tới năm 2011, trên thế giới đã có 1,6 tỷ chiếc "hộp gỗ" nhàm chán mà Darryl ám chỉ.
Hừm, ai bảo ti vi chán vậy, hư cấu!
Trong
một bài báo đăng trên tờ Newsweek có tựa đề The Internet? Bah! (tạm
dịch "Internet à? Thường thôi!") vào năm 1995, tác giả Clifford Stoll
viết:
Và bây giờ, ai dám khẳng định con người có thể sống vui, sống khỏe nếu thiếu đi Internet!
Thật không thể tin nổi, không thể tin nổi!
Nguồn: Science Dump, BBC
Bóc mẽ các thủ thuật bói toán nổi tiếng thế giới
Sự thật khoa học ẩn đằng sau bói cầu cơ, bói bài Tarot hay chiêm tinh quả cầu ma thuật.
Biết trước tương lai, số mệnh luôn là khao khát của tất cả chúng
ta. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, rất nhiều phương pháp bói toán cũng vì
thế mà ra đời nhằm thỏa mãn khao khát nói trên. Có thể kể tới như bói
cầu cơ, bói bài Tarot hay chiêm tinh với quả cầu pha lê.
Nhưng liệu các phương pháp bói toán ấy chỉ là mê tín dị đoan hay có căn cứ khoa học đàng hoàng? Hãy cùng tìm hiểu sự thật ẩn đằng sau chúng qua bài viết dưới đây.
1. Bói cầu cơ – sản phẩm của hiệu ứng vô thức ở con người
Bàn
cầu cơ, tên tiếng Anh là “The Ouija board” có nguồn gốc từ từ “có”
trong hai ngôn ngữ Pháp “oui” và Đức “ja”. Đây là một trong những dụng
cụ dùng để nói chuyện với hồn ma ra đời rất sớm trong lịch sử (khoảng
thế kỷ XIX).
Cấu
tạo của cầu cơ gồm một tấm gỗ lớn, trên có bảng chữ cái, các chữ số và
hai từ “yes” và “no”, cùng với mảnh gỗ hình trái tim nhỏ (gọi là cơ). Cơ
có lỗ nhỏ, để người sử dụng đặt ngón tay vào trong đó.
Để
sử dụng cầu cơ, người tham gia sẽ đặt một ngón tay lên cơ, sau đó thông
qua một số nghi thức bí ẩn, họ đánh vần các chữ cái mà cơ vô thức chỉ
tới tạo thành câu có nghĩa. Rất nhiều người tin rằng, đó chính là thông
điệp mà các linh hồn gửi gắm về tương lai.
Tuy
nhiên, sau nhiều nghiên cứu khoa học, người ta kết luận rằng việc bói
cầu cơ thực chất chính là kết quả của hiệu ứng vô thức (ideomotor
effect).
Theo đó, các nhà khoa học thuộc ĐH
British Columbia đã tiến hành một thí nghiệm để bóc mẽ hình thức bói
toán này. Họ cho các tình nguyện viên bịt mắt và sử dụng cầu cơ để trả
lời các câu hỏi được đưa ra một cách vô thức. Sau đó, vẫn những câu hỏi
ấy nhưng tình nguyện viên được yêu cầu trả lời trên máy tính.
Kết
quả cho thấy, tỉ lệ đúng khi sử dụng bàn cầu cơ lên tới 65%, trong khi
trả lời trên máy tính chỉ là 50%. Từ đó, các chuyên gia kết luận, thực
tế trong vô thức con người đã có ý niệm về câu trả lời đúng và bàn cầu
cơ giúp con người thể hiện ra ngoài linh cảm ấy mà thôi.
2. Bói quả cầu pha lê – ảo giác lầm tưởng về tương lai
Chúng
ta đã quá quen với những hình ảnh các nữ tiên tri nhìn vào quả cầu pha
lê đầy ma thuật và đưa ra kết luận chính xác về tương lai trong phim
ảnh. Nhưng nếu bạn tin tưởng vào phương pháp bói toán này thì hẳn bạn đã
nhầm nghiêm trọng. Cho tới nay, chưa có một nhà khoa học nào đảm bảo
tính chính xác của công cụ nhìn trước tương lai này.
Ngược
lại, rất nhiều chuyên gia của Hiệp hội nghiên cứu tâm linh lại chỉ ra
tính thiếu căn cứ của việc chiêm tinh với quả cầu pha lê. Theo đó, họ
chứng minh rằng các hình ảnh xuất hiện trong quả cầu pha lê khi nhà tiên
tri nhìn vào đó thực tế là các ảo giác do não bộ tạo ra.
Các
ảo giác này xuất hiện khi chúng ta tập trung ánh nhìn quá lâu vào một
bề mặt trong suốt như quả cầu pha lê, mặt gương, nước. Có thể kể tới
trường hợp tương tự như nhà tiên tri Nostradamus ở thế kỷ XVI, người
thường xuyên nhìn vào một bát nước để dự đoán tương lai. Theo các nhà
khoa học, khi nhìn vào mặt nước lâu, thực ra Nostradamus cũng gặp phải
ảo giác và tưởng tượng ra tương lai mà thôi.
3. Bói bài Tarot – “trò chơi” định hướng tương lai
Trong
nhiều năm trở lại đây, bói bài Tarot trở thành một trào lưu được giới
trẻ Việt Nam hết sức ủng hộ. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ khoa
học, liệu bài Tarot có thật sự hé mở tương lai?
Rất
khó để có một câu trả lời chính xác tuyệt đối có hay không. Tuy nhiên
khi ngược dòng lịch sử, ta sẽ thấy bài Tarot khởi thủy không dùng để bói
toán. Theo nhà sử học Tom Tadfor Little, bài Tarot có nguồn gốc từ đạo
Hồi và người châu Âu đã mang nó về vào năm 1375. Năm 1530, cỗ bài Tarot
đầu tiên được tạo ra như một trò chơi.
Ban đầu Tarot cũng chỉ được chơi như đánh bài tú lơ khơ mà thôi!
Cỗ
bài gồm 4 chất với các lá bài đánh số từ 1 tới 10 và có các quân bài
Hoàng gia như Queen, King, Knight và Page. Ngoài ra cỗ bài gồm thêm 22
quân bài biểu tượng không thuộc bất cứ chất nào. Cỗ bài được gọi là
triumph. và chơi bài Tarot nhanh chóng lan truyền khắp mọi nơi trên châu
Âu. Mọi người bắt đầu gọi nó với cái tên tarocchi (gốc từ từ tarot trong tiếng Pháp).
Phải
mãi tới hơn 200 năm sau Tarot mới bắt đầu được sử dụng như một công cụ
bói toán. Nhiều người khi đó thấy rằng biểu tượng trên các lá bài Tarot
không đơn giản như một trò chơi mà còn thể hiện hình ảnh của cuộc sống,
của tương lai.
Từ
đó tới nay, rất nhiều dạng bài Tarot khác nhau đã được sản xuất phục vụ
mục đích bói toán. Tuy nhiên, dù là cỗ bài nào thì chúng đều có điểm
chung, đó là Tarot không giúp con người trả lời một vấn đề cụ thể trong
tương lai mà chủ yếu đưa ra lời khuyên trong cuộc sống, giúp bạn đối mặt
với các thách thức có thể gặp phải.
Nguồn: Livescience, Howstuffworks, Wikipedia
Cách bày binh bố trận khiến bạn "choáng" thời Hy Lạp và La Mã cổ đại
Với những cách "bố trận" như thế này, mũi tên của quân địch thật khó có thể xâm nhập vào đội hình của những đội quân La Mã, Hy Lạp xưa.
Bạn đã bao giờ phải tập đội hình - đội ngũ và cảm thấy thật khó và mệt mỏi chưa? Tuy nhiên trong quân sự thì việc tập đội hình là cực kỳ quan trọng. Những người La Mã và Hy Lạp cách đây hàng nghìn năm đã chứng minh điều đó.
Đội hình hoplite phalanx
Với
những ai mê mẩn bộ phim đình đám 300 của Hollywood, đội hình phalanx
không còn là điều quá xa lạ. Đây là đội hình dành cho bộ binh trang bị
nặng và sử dụng vũ khí dài như thương, giáo…
Họ
xếp sát nhau và di chuyển cùng nhau, trở thành một khối thống nhất cực
kỳ vững chắc. Những người Hy Lạp cổ (giai đoạn 750 - 350 TCN) đã sử dụng
đội hình này một cách rất thành thục và nhờ đó, họ vượt trội các đối
thủ khác trên chiến trường.
Đội hình Phalanx của các chiến binh Sparta trong lịch sử...
Các
hoplite (chiến binh cổ của các thành bang Hy Lạp, được trang bị giáo và
khiên tròn) sẽ đứng sát cạnh nhau, khiên của họ xếp san sát nhau, những
ngọn giáo của các chiến binh hàng đầu tiên sẽ chĩa ra ngoài.
Bằng
cách đó, các hoplite trở thành một khối phòng thủ cực kỳ vững chắc
trong khi vẫn tỏ ra vô cùng nguy hiểm. Điều này khiến cho những pha tấn
công trực diện vào đội hình phalanx trở nên vô cùng khó khăn.
... và trong phim ảnh.
Đội hình phalanx của người Macedonia cổ
Sự thống trị của đội hình phalanx thời Hy Lạp cổ cuối cùng cũng có sự thay đổi. Philip II - cha của Alexander Đại đế đã sáng tạo ra đội hình có thể được coi là phiên bản nâng cấp của phalanx.
Đây được coi là sự phát triển lên mức cao nhất của đội hình phalanx Hy Lạp. Cụ thể, các chiến binh sẽ sử dụng loại khiên nhỏ hơn nhưng thay vì cầm ngọn giáo ngắn, họ cầm một ngọn giáo cực dài có tên gọi là Sarissa (có độ dài từ 4 - 7m). Bằng cách sử dụng ngọn giáo này, đội hình phalanx trở nên bất khả chiến bại khi chiến đấu trước mặt.
Những ngọn Sarissa là bất khả chiến bại khi giao tranh trước mặt.
Đội hình phalanx của người Macedonia dưới sự chỉ huy tuyệt vời của Alexander Đại đế đã càn quét khắp đất Ba Tư, đánh bại tất cả những đội quân đối đầu mà chỉ thiệt hại rất ít.
Sau đó, toàn cõi Hy Lạp đã bắt đầu áp dụng đội hình này như xương sống của quân đội cho đến khi bị những người La Mã với đội hình ưu việt hơn đánh bại vào năm 168 TCN tại trận Pydna.
Đội hình phalanx của người Macedonia.
Đội hình tam giác của các kỵ binh Macedonia
Nhờ vào sự sáng tạo tuyệt vời của Philip II mà quân đội Macedonia thời đó trở nên bất khả chiến bại. Ông thành lập đội kỵ binh Companion (tiếng Hy Lạp: Hetairoi) mà sau này dưới sự dẫn dắt của Alexander Đại đế đã ghi dấu lịch sử như là một trong những chiến binh thiện chiến và mạnh mẽ nhất.
Điểm đặc biệt của các kỵ binh Companion đó là họ dám xông pha vào những vị trí nhạy cảm nhất của chiến trường - vốn không phải là việc của kỵ binh thời đó.
Được đào tạo bài bản về khả năng cưỡi ngựa, các kỵ binh Companion xếp thành hình tam giác mà người chiến binh dũng cảm nhất sẽ là đỉnh.
Không ai khác, Alexander Đại đế chính là đỉnh của hình tam giác dũng mãnh này. Nhờ hình dạng đặc biệt, đội hình Companion có thể xuyên thủng mọi hàng ngũ vững chắc nhất của kẻ địch.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận Alexander Đại đế đã rất may mắn khi ông có thể xông pha từng ấy trận chiến mà chưa… chết. Mặc dù vậy, do luôn ở vị trí đi đầu, Alexander bị thương rất nhiều chỗ bởi giáo, thương, lao, kiếm… trong đó có một vết ở vai suýt nữa đã lấy mạng ông ở Ấn Độ.
\
Một kỵ binh Companion.
Alexander Đại Đế luôn đi đầu hàng ngũ như thế này.
Đội hình legion La Mã
Sự kỷ luật là yếu tố làm nên sức mạnh của quân đội La Mã cổ đại, khiến họ trở nên bất khả chiến bại, góp phần tạo dựng nên một trong những đế chế rộng lớn nhất lịch sử nhân loại.
Tuy nhiên phải đến sau cải cách Marian (diễn ra vào năm 107 TCN), quân đội La Mã mới đạt đến trình độ kỷ luật như vậy. Cải cách quân sự này do quan chấp chính (người đứng đầu nghị viện La Mã thời Cộng Hòa) Gaius Marius thực hiện sau thất bại đáng tủi hổ của 80 nghìn quân La Mã trước các bộ lạc người Cimbri và Teutons.
Để rồi chỉ 6 năm sau đó, người La Mã đã chứng tỏ họ là những kẻ báo thù đáng sợ nhất lịch sử khi giết hơn 500 nghìn người của 2 bộ tộc này.
Quay trở lại với cải cách Marian, ngoài việc bắt các binh lính La Mã phải luyện tập thể lực liên tục, hành quân hàng ngày để tăng sức bền, trong chiến trận, Marius bắt người của mình biết tự đổi hàng khi mệt.
Cụ thể, khi các binh sĩ ở hàng đầu tiên chiến đấu được một thời gian và thấm mệt, các Centurion (đội trưởng) sẽ ra hiệu để họ lùi về phía sau, xuống hàng cuối cùng để hàng thứ 2 dâng lên chiến đấu tiếp. Bằng cách này, quân đội La Mã tỏ ra vô cùng bền bỉ và dai dẳng trong chiến đấu.
Trận Alesia giữa quân La Mã dưới sự lãnh đạo của Julius Caesar đối đầu với các bộ lạc người Averni do Vercingetorix lĩnh xướng.
Đội hình răng cá mập của quân đội La Mã
Trận chiến phố Watling là một trong những trận đánh khó tin nhất lịch sử, khi mà hơn 100.000 quân khởi nghĩa Briton dưới sự lãnh đạo của nữ tướng Boudica bị đánh bại bởi… 10.000 người La Mã.
Thiệt hại của quân La Mã rơi vào khoảng… 400 trong khi quân Briton bị giết tới hơn 80%. Sự bố trí tài tình của quân đội La Mã cùng với đội hình có 1-0-2 thời cổ đại do tướng Suetonius đã làm nên chiến thắng.
Không xếp thành hình khối vuông như thông thường, Suetonius lại cho quân sĩ xếp theo hình tam giác, vì thế khi dàn trải ra trên diện rộng, quân đội La Mã trông không khác gì hàm răng cá mập sẵn sàng cắn nát kẻ địch.
Các chiến binh La Mã xếp thành hình tam giác.
Đội hình này đã tỏ ra vô cùng hiệu quả khi cho phép nhiều binh sĩ hơn tham gia chiến đấu trong cùng một phạm vi diện tích. Người bên phải và bên trái sẽ đỡ đòn cho người ở chính giữa khi ngăn chặn cú tấn công đầu tiên.
Khi đỡ đòn, những gì người Briton nhận được sẽ là lưỡi kiếm gladius sắc nhọn của người La Mã trong khi lúc tấn công, họ chỉ nhìn thấy những tấm khiên scutum to rộng và chắc chắn.
Trận chiến phố Watling.
Đội hình mai rùa của quân đội La Mã
Đây là đội hình được “quảng cáo” nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng khi nói về kỷ luật của quân đội La Mã. Không có ghi chép cụ thể về thời gian ra đời của đội hình này tuy nhiên có thể nhận thấy đội hình này được sử dụng nhiều vào giai đoạn cuối của Cộng Hòa La Mã (khoảng thế kỷ thứ II TCN).
Trong đội hình mai rùa, binh sĩ sẽ nâng khiên lên và đứng sát vào nhau, tạo nên một khối vững chắc bao bọc người lính trước những mũi tên và đá gộc.
Người đứng đầu tiên sẽ giơ khiên ra phía trước, người đứng hàng phía sau sẽ nâng khiên lên trên che và cứ như thế, nếu cần thiết, các binh sĩ ở bên cạnh sẽ đứng sang bên để che trái, phải.
Video dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra cách "bày trận" của đội quân La Mã:
Đội hình mai rùa dùng để đối phó với cung tên rất hiệu quả.
Nguồn: Wikipedia, Youtube
Xem cách tổ tiên loài người "tận hưởng niềm vui ăn uống"
Cùng xem tổ tiên loài người, những người từ thời nguyên thủy thưởng thức các loại thực phẩm ra sao.
Kể từ sau khi tiến hóa lên từ loài tinh tinh, tổ tiên loài người chúng ta đã bắt đầu biết thưởng thức đồ ăn theo những cách khác nhau.
Bằng việc phân tích bộ gene của người Neanderthal (xuất hiện vào khoảng 250 - 300.000 năm trước đây) và
các giống người cổ đại khác, các nhà khoa học nhận thấy rằng con người
ngày nay có khả năng tiêu hóa tinh bột tốt hơn tổ tiên của họ trước kia
rất nhiều.
|
Nếu ở thời cổ đại, có rất nhiều giống người
cùng song song tồn tại thì đến thời đại ngày nay, chỉ còn duy nhất con
người chúng ta - giống loài trải qua hàng triệu năm tiến hóa là tiếp tục
tồn tại và phát triển.
Ta cũng cần nhắc đến
hai trường hợp: Neanderthal - họ hàng mới nhất vừa tuyệt chủng của loài
người và người Denisovan (xuất hiện khoảng 41.000 năm trước) với những
dấu chân khổng lồ băng xuyên qua châu Á.
Hình ảnh người Neanderthal.
Cả
hai giống loài trên hoàn toàn biệt lập với loài người hiện đại ngày nay
song trên thực tế loài người chúng ta lại giống họ nhiều hơn là loài
tinh tinh cổ đại.
Mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết
chưa được làm sáng tỏ song việc khám phá thành công một số chi tiết như
cách họ ăn uống có thể phần nào khai sáng cho chúng ta về nguồn gốc của
sự tiến hóa các giống người, bao gồm cả con người hiện đại ngày nay.
Những cách thưởng thức thực phẩm khác nhau
Các
nhà khoa học gần đây đã khám phá ra bộ gene của một người phụ nữ
Neanderthal cổ đại và cô gái Denisovan trong một hang động ở Siberia.
Những bằng chứng này thu thập được cho thấy, hai giống người trên đã có
sự phối giống với loài người hiện đại ngày nay.
Để
làm rõ hơn về cuộc sống của hai giống người này, các nhà khoa học ưu
tiên tìm hiểu chế độ ăn uống, vốn có liên hệ chặt chẽ với loài người
hiện đại chúng ta. Theo đó, các chuyên gia nhận thấy, người Neanderthal ăn chủ yếu là thịt, nhưng cũng ăn thêm loại củ, quả mọng và các loại hạt.
Sự
thay đổi trong chế độ ăn uống như việc bắt đầu nấu nướng hay khai hóa
động, thực vật là những nhân tố quan trọng đóng góp trong quá trình phát
triển của loài vượn - một nhánh có liên hệ chặt chẽ với loài người vốn
được tách ra từ tinh tinh với kích thước não khá lớn.
Hai
bộ gene có tên TAS2R62 và TAS2R64 được coi là nhân tố chính trong việc
tiêu hóa thức ăn của con người. Bộ gene này sẽ giúp phân biệt sự khác
nhau trong sự tiêu hóa thực phẩm của loài vượn so với tinh tinh cổ đại.
Các
nhà khoa học nhận thấy, sự biến đổi này diễn ra trước khi loài người cổ
được phân chia ra thành hai bộ là Neanderthal và Denisovan.
Mặc
dù còn một số điểm chưa rõ ràng song cơ quan thụ cảm này có ở hầu hết
các loài linh trưởng nhưng khá hiếm gặp ở các loài vượn.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Geogre Perry - một nhà nghiên cứu về di truyền học và nhân chủng học tại Đại học Pennsylvania: “Khi
đã biết rõ về các cơ quan thụ cảm có ý nghĩa đặc biệt với loài người cổ
đại, có thể chúng ta sẽ khám phá ra thêm nhiều điều về quá trình tiến
hóa của con người thông qua việc tìm hiểu chức năng của cơ quan này
trong việc ăn uống".
Người Denisovan.
Các
nhà khoa học đồng thời nhận ra rằng, người Neanderthal cảm nhận được vị
đắng do sở hữu một đột biến gene mang tên TAS2R38. Thụ thể này giúp
phát hiện một hợp chất gọi là PTC, được sử dụng để đo độ nhạy cảm với vị
đắng.
Theo như nghiên cứu, người phụ nữ
Neanderthal có hai bản sao của gene TAS2R38 - một từ người cha và một từ
mẹ. Cho dù đột biến gene xảy ra với một trong hai bản sao này thì bản
sao còn lại vẫn sẽ hoạt động bình thường.
Điều
này dẫn đến một suy đoán rằng, giống như vượn và người hiện đại, người
Neanderthal cổ đại có thể đã cảm nhận được ở một mức độ nào đó với PTC.
Perry chia sẻ: “Rất
khó để nói rằng điều này có nghĩa như thế nào, bởi chúng ta không thật
sự biết những chất tự nhiên có mùi vị như thế nào trong môi trường hoang
dã.
Có thể khả năng cảm nhận
mùi vị này trở nên quan trọng khi bạn cần phân biệt thứ gì có mùi vị tệ
với bạn. Nhưng khi môi trường thay đổi, thức ăn đó bị đào thải, người
Neanderthal và loài tinh tinh không còn nhiều áp lực phải duy trì loại
gene này”.
... và mở ra cái nhìn về quá khứ
Các
nhà khoa học phát hiện ra rằng những đột biến vô hiệu hóa các gene
MYH16 liên kết với cơ hàm xuất hiện sau khi tổ tiên của loài tinh tinh
và vượn nhân hình biến dị. Tuy nhiên là điều này xảy ra trước khi tổ
tiên của người hiện đại tách ra từ người Neanderthal và Denisovan.
Điều
này có thể giải thích lý do tại sao dòng dõi con người hiện đại và
tuyệt chủng có cơ hàm tương đối yếu so với họ nhà linh trưởng như tinh
tinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự mất mát gene này có thể đã xảy ra
sau khi việc chế biến thức ăn phát triển. Lúc này, thực phẩm đã dễ dàng
hơn để ăn, từ đó cơ hàm mạnh cũng không còn quá cần thiết.
Ông Perry nói: "Mất
gene là một chi tiết rất thú vị và có thể hé lộ lịch sử tiến hóa của
chúng ta. Điều này có nghĩa, một số thay đổi trong hành vi hoặc môi
trường của chúng tôi có khả năng dẫn tới việc mất gene, hình thành một
số hạn chế trong việc tiêu hóa thực phẩm".
Hơn
nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng so với các bộ gene của người
Neanderthal và người Denisova, bộ gene của con người hiện đại trên trung
bình sở hữu hơn ba lần các bản sao của AMY1 - gene cho nước bọt amylase
- một loại enzyme trong nước bọt giúp phá vỡ tinh bột.
Những
sự trùng lặp gene của con người hiện đại dường như xảy ra trong suốt
600.000 năm qua, sau khi có sự chia tách giữa người Neanderthal và
Denisovan.
Nghiên cứu trước đó cho rằng, vượn nhân hình (hominid) sớm có thể đã ăn một lượng lớn các loại thực phẩm giàu tinh bột, rễ và rau củ.
Phát hiện mới về AMY1 cho thấy, nếu vượn nhân hình thực sự đã sớm ăn
nhiều tinh bột, có thể họ đã không làm điều đó hiệu quả như con người
hiện đại.
Phát hiện này đã gợi mở những bí ẩn
về chế độ ăn uống Paleo, thứ mà theo Perry là "cho thấy sự kết hợp một
cách phức tạp giữa thích nghi cổ đại với thích ứng hiện đại để thay đổi
chế độ ăn.
Chỉ khi chọn một thời điểm cụ thể
và cố gắng thích ứng với chế độ ăn uống của thời gian đó mới đủ phản ánh
được sự phức tạp của cơ thể con người".
Theo
giới khoa học, trong tương lai việc phân tích hệ gene người Neanderthal
và người Denisova có thể mang lại những hiểu biết thêm về lịch sử tiến
hóa trong chế độ ăn uống của con người.
Loạt phát minh cách đây 100 năm khiến bạn bật cười
Sân chơi trẻ em 4 trong 1, xe tay, tàu chìm cá nhân... là những phát minh khá kỳ quặc trong quá khứ sẽ khiến bạn phải mỉm cười.
Đã hơn 100 năm trôi qua kể từ cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra, rất nhiều loại máy móc đã ra đời, từ những phát minh vĩ đại cho tới phát minh có phần kỳ quặc khiến chúng ta không khỏi bật cười.
Nhưng dù hiện tại đã là thế kỷ XXI nhưng đôi lúc bạn sẽ bất ngờ trước những thứ thiết kế từ chính những phát minh kỳ quặc ấy.
Tạp
chí Mentalfloss đã tổng hợp những phát kiến kỳ quặc nhất của thế kỷ XXI
từ cuốn sách Popular Mechanics. Rất nhiều phát minh trong số đó là bất
khả thi nhưng cũng có những phát minh là tiền đề quan trọng cho sản phẩm
sau này.
1. Tủ bếp chạy điện tích hợp đủ thứ kiêm đồng hồ hẹn giờ (1917)
Vào
đầu thế kỷ XX, cùng với xu hướng công nghiệp hóa, nhiều “tủ bếp điện”
tích hợp đầy đủ chức năng như nhào bột mỳ, cắt thực phẩm, làm kem với hệ
thống mô-tơ đặt đằng sau ra đời.
Sản
phẩm này hứa hẹn sẽ là trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ trong việc
giải quyết công việc bếp núc. Không những thế, chiếc tủ bếp này còn được
thêm chức năng rửa chén tự động và là chiếc đồng hồ hẹn giờ.
Tuy
nhiên chiếc tủ bếp điện này hoạt động không thật sự hiệu quả. Do đó,
các nhà sáng chế sau này đã tách từng loại máy móc riêng lẻ thay vì gộp
tất cả trong một.
2. Xe tăng hình "thù kì quái" đi trên biển (1917)
Bản
thiết kế cho một chiếc xe tăng hùng dũng đi trên biển đã được trình lên
Hội đồng Quốc phòng năm 1917. Thiết bị này dự kiến sẽ dùng để yểm trợ
cho các cuộc tấn công đổ bộ bờ biển.
Chiếc
“xe tăng” về cơ bản gồm 2 bánh xe nước với ụ pháo 2 bên, một ụ pháo
chính đặt ở trục bánh xe. Để chiếc xe tăng có thể di chuyển, 2 bánh xe
sẽ quay và cánh quạt trên bánh xe sẽ đóng vai trò như mái chèo.
Dự án này sau đó không được triển khai vì thiếu tính khả thi do cần tới một động cơ rất mạnh, thiết kế quá phức tạp và tốn kém.
3. Bàn xếp tiết kiệm diện tích (1917)
Bên
cạnh một số phát minh cải tiến tích hợp nhiều chức năng trong một bộ
phận thất bại dù mới chỉ ở trên bản vẽ cũng có những phát minh khá thành
công.
Chiếc
bàn xếp này là một cách tiết kiệm không gian thông minh khi có thể mở
rộng ra để trở thành một chiếc bàn rộng hơn thông qua các giá đỡ nằm
phía dưới mặt bàn. Đây chính là ý tưởng khởi đầu cho những chiếc bàn xếp
tiết kiệm diện tích sau này.
4. "Xe hơi" đẩy bằng tay (1918)
Năm
1918, mẫu “xe hơi” độc đáo - đẩy bằng tay ra đời trở thành một trong
những phương tiện di chuyển của nhiều người trên đường phố Paris.
Chiếc
xe vận hành bằng lực đẩy của tay tương tự như lúc bạn chèo thuyền. Vậy
là sau nhiều năm mệt mỏi vì đi bộ, đi xe đạp, người dân Paris đã có thể
di chuyển mà không dùng tới đôi chân của mình.
Các loại xe lăn, xe đẩy tay dành cho người khuyết tật về sau cũng được lấy ý tưởng từ nguyên mẫu này.
5. Sân chơi trẻ em 4 trong 1 (1918)
Sân
chơi 4 trong 1 này là một phát kiến thú vị nhưng không thực an toàn đối
với trẻ em. Xuất phát từ một chiếc cầu trượt bình thường nhưng khi bỏ
tấm ván trượt ra, bạn sẽ có một chiếc cầu khỉ.
Lấy
tấm ván và kê lên một giá đỡ có thể tạo ra một đường trượt siêu tốc hay
một chiếc bập bênh. Tuy nhiên do chưa tính toán hết được về cấu trúc
cũng như là độ sát thương nên sân chơi này vẫn khiến một số trẻ em gặp
tai nạn trong lúc chơi.
6. Thang máy lên đỉnh Jungfrau (1921)
Tuyến
đường sắt Jungfrau được xây dựng trong suốt 16 năm, hoàn thành vào năm
1912 với mục đích gia tăng lượng khách du lịch đến với Thụy Sỹ thông qua
việc đưa du khách trực tiếp lên đỉnh ngọn núi nổi tiếng Jungfrau...
bằng thang máy.
Mặc
dù thang máy này đã không bao giờ được xây dựng vì các lý do tài chính
và an toàn nhưng các nhà ga tại Jungfrau vẫn được xem là những nhà ga
cao nhất thế giới. Ga cuối nằm dưới chân núi với nhiều hang động và
đường hầm được thiết kế để làm hài lòng khách du lịch.
7. Tàu “chìm” cá nhân (1921)
Chiếc
tàu chìm này được thiết kế nhằm phục vụ mục đích giải trí trên bãi biển
và đã được xếp vào loại “ý tưởng quá tuyệt vời đến nỗi thiếu khả thi”.
Đây không phải một chiếc tàu ngầm thực sự cũng không hẳn là chiếc xuồng
cá nhân.
Nó
đơn giản là sẽ "hơi chìm" nhưng vẫn giữ cho một nửa thân người bạn luôn
nổi trên mặt nước để ngắm cảnh mây trời. Độ sâu của chiếc tàu được điều
khiển bởi chân vịt và 4 cánh lái gắn ở 2 bên thiết bị.
Để
không làm bạn chết đuối, một quả bóng đặt ngay sau ghế ngồi sẽ có nhiệm
vụ ngắt động cơ khi nước ngập quá vai và chiếc tàu lại nổi lên. Tuy
nhiên, phát minh này đã "chìm nghỉm" do tính bất khả thi khi di chuyển
đến khu vực hơi cạn nước.
(Nguồn: Mentafloss, Wikipedia)
Nhận xét
Đăng nhận xét