Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

BUỒN ƠI! 79

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                                  Papa - Cha Tôi

                                                         HOTEL CALIFORNIA

                                                         999 đóa hồng-đàn bầu-


Đức Thành


Thông tin về nghệ sĩ Đức Thành

Phạm Đức Thành là một nhạc sỹ Quốc tế sử dụng đàn một dây (Đàn Bầu). Anh sinh năm 1956 tại thôn Đoan Bình xã Gia phú , huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tài năng âm nhạc đã thể hiện từ tuổi thơ: 4 tuổi đã biết chơi trống chèo, 5 tuổi đàn Mandolin, 6 tuổi biết Đàn Bầu, Đàn Nhị… .Năm 1974, nhạc sỹ Đức Thành đã rời ra Hà Nội vì được mời vào nhà hát chèo Việt Nam (Là nhà hát chèo lớn nhất quốc gia) và được là một nhạc công chính thức về Đàn Bầu
Cuối năm 1978 là một nhạc sỹ Đàn Bầu sân khấu Chèo duy nhất để tham dự nhạc hội Đàn Bầu toàn quốc gia, tại Hà nội, sau đó vào Sàigòn học thêm về âm nhạc cổ truyền Miền Trung và miền Nam . Tháng 10 năm 1983 tốt nghiệp thủ khoa Đại Học Nghiên Cứu Âm Nhạc. Chính nơi đây anh đã trở thành một trong những nhạc sỹ tài ba về Đàn Bầu về Âm Nhạc cổ truyền cũng như hiện đại.
Anh và gia đình được định cư tại Canada năm 1996. Hiện tại, người nhạc sỹ đa năng của Mộng Lệ An (Montréal). Ngoài âm nhạc cổ truyềnViệt nam. Với cây Ðàn B?u đã hòa nhập dễ dàng với những giai điệu âm nhac dân gian Thế giới một cách tuyệt vời, đúng như 1 câu thơ của nhà thơ Văn Tiến Lê
Một dây nũng nịu đủ lời Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh
Trình Độ Học Vấn
1983: Thủ khoa Đại Học nghiên cứu và biểu diễn nhạc cổ truyền Việt Nam . 1978: Tốt nghiệp khoa biểu diễn Đàn Bầu tại nhà hát chèo Việt Nam
Bằng Cấp
1985: Giải nhất Đàn Bầu toàn quốc gia trong kỳ thi Kìm Cò Bầu tại SàiGòn. 1983: Thủ khoa Đại Học nghiên cưu âm nhạc Việt Nam tại SàiGòn. 1978: Đạt bằng Danh Dự Đàn Bầu trong nhạc hội Đàn Bầu quốc gia tại Hà Nội.
Trong những năm vừa qua chúng tôi đã trình diễn một số buổi chọn lọc sau:
  • Radio Canada (FM 100.7) tại trường Đại học Mc Gill cùng với Liu Fang (nghệ sỹ Tỳ bà trung Hoa) và Giáo sư tiến sỹ Trần Văn Khê
  • Radio NPR tại Seattle (USA)
  • ZDF(Đức Quốc)
  • CBC Toronto
  • Show cho Canada tại các tỉnh:London, Sherbrooke, Toronto, Shawinigan, Chicoutimi, Hull, Ottawa.
  • Qua các đại hội âm nhạc như: RYTHMES D’ASIA
  • MUSICAL HERITGE OF LA FRANCOPHONIE
  • FRANCOPHONIE DE MONTRÉAL
  • ASIA MUSIC FESTIVAL
  • TELETHON
  • MUSIQUE ET TRADITIONS DU MONDE
  • FESTIVAL FOLKORIQUE
  • Tết Cổ truyền và văn hóa Việt nam tại: Seattle, Texas Houston, California, Florida, Philadelphia, Toronto, Vancouver, Montreal, Dalat, Berlin, Paris, Munchen, stugart, Ben, Oslo, Franfurt, Achen, Hanover, Amsterdam…
  • Show Thúy Nga (thường xuyên) tại Paris, Longbeach, Orange County, CBC Toronto.
Nguồn : phamducthanh.com

3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời...

Quỳnh Trân, Theo Trí Thức Trẻ 07:04 17/11/2016
Một người mẹ sát cánh cùng 2 người con LGBT vượt qua sự kỳ thị của xã hội; một người cha 28 năm giúp con trai chiến thắng hội chứng Down. Và một ông bố với tình yêu thầm lặng với dòng chữ "Xin đừng đánh" trên lưng áo cậu con trai thiểu năng…
Về người cha già 28 năm lặng lẽ đứng bên ngoài cửa lớp
Tôi vẫn nhớ đêm Gala WeChoice Awards 2015 ở Sài Gòn, khi bác Mạc Văn Mỹ chậm rãi bước lên bục nhận giải thưởng Top 10 Người truyền cảm hứng của năm, cậu con trai Mạc Đăng Mừng đã cười tít mắt và vỗ tay hạnh phúc từ hàng ghế khán giả. Bề ngoài anh Mừng có thể ngờ nghệch, hội chứng Down khiến anh chậm phát triển, suy nghĩ vẫn như một đứa trẻ, nhưng trong trái tim đứa trẻ ấy, anh vẫn hiểu rõ những hy sinh mà người cha già đã dành cho 1/3 cuộc đời mình.
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 1.
Người cha già luôn cần mẫn theo chân con đến lớp học.
Vì sự hy sinh không mệt mỏi đó, Mừng đã trở thành sinh viên giỏi toàn năng khi anh biết đàn, biết võ Akido, hiểu cơ bản vài từ tiếng Anh và có chứng chỉ tin học của trường Đại học Văn Lang.
Câu chuyện của ông Mỹ và anh Mừng đã từng được kể đi kể lại rất nhiều lần trên báo đài, sau này, chúng tôi có dịp quay trở lại căn nhà trọ nơi gia đình ba người đã sống cùng nhau gần 30 năm qua. Đó là một ngôi nhà nhỏ bình yên nằm cạnh Nhà thờ Xóm Chiếu, quận 4. Khi chúng tôi đến, bà An đang cặm cụi nấu ăn dưới bếp trong khi ông Mỹ đứng bên cạnh nhìn anh Mừng cần mẫn ngồi trước màn hình.
Ở giải thể thao dành cho người khuyết tật TPHCM năm 2014, Mừng đạt huy chương vàng cá nhân, huy chương đồng tập thể môn bóng gỗ và huy chương bạc đồng đội môn bóng đá kết hợp dành cho người thiểu năng trí tuệ và người không bị thiểu năng trí tuệ. Trong ngôi nhà nhỏ treo rất nhiều huy chương thể dục thể thao mà Mừng đạt được.
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 2.
Nụ cười hạnh phúc của người cha già Mạc Văn Mỹ.
Để Mừng đạt được thành tích như bây giờ, hơn 20 năm qua người cha già Mạc Văn Mỹ luôn theo chân con đến lớp học. Một ngày của hai cha con bắt đầu từ sáng sớm, ông Mỹ thức dậy, chuẩn bị mọi thứ rồi chở con trai đến lớp. Ngày Mừng còn đi học ở trường ĐH Văn Lang, ông Mỹ cũng dự thính bên cạnh con mình, ghi chép cẩn thận để có thể truyền đạt khi con cần. Những môn học như tiếng Anh, thể thao, võ Akido... thì ông luôn đứng bên ngoài dõi theo từng bước đi của con, chưa một lần rời mắt.
Biết mình đã già, không thể theo con đến lớp cả đời, nên thỉnh thoảng trong lúc chở con đi học, ông Mỹ nhỏ nhẹ nói với anh Mừng: "Nếu sau này, ba không còn đi với con được nữa, con phải mạnh mẽ lên, đừng buồn, con phải tự mình phấn đấu...".
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 3.
"Nếu sau này, ba không còn đi với con được nữa, con phải mạnh mẽ lên, đừng buồn, con phải tự mình phấn đấu..."
Ông nói vậy, chứ ông đâu muốn, và ông thật sự rất sợ nếu một ngày nào đó phải bỏ Mừng lại cuộc đời này một mình. Vì vậy ông luôn dạy con phải cố gắng học tập để kiếm được cái nghề, cố gắng rèn luyện thân thể để bảo vệ chính mình.
Người mẹ vượt qua trầm cảm để đồng hành cùng 2 người con LGBT
Cũng trong đêm Gala đáng nhớ ấy, cô Cao Thị Minh Nguyệt - người phụ nữ được mệnh danh là "mẹ của hàng trăm đứa con LGBT" cũng đã vinh dự nhận giải Đại sứ truyền cảm hứng 2015. Cô Nguyệt có 2 người con bình thường, không bệnh tật, nhưng vẫn chịu rất nhiều cay đắng từ sự kỳ thị của xã hội chỉ vì cả 2 đều thích người đồng giới.
Những người trẻ trong cộng đồng LGBT thường gọi cô Nguyệt bằng cái tên thân thuộc: Mẹ Nguyệt! "Mẹ Nguyệt" của họ, vốn không phải là một tổng đài viên tư vấn giới tính cho bất kỳ ai, nhưng trong cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới, thì cô là một người mẹ chung cho tất cả. Một người luôn lắng nghe người trẻ, chia sẻ, động viên, thậm chí sẵn sàng can thiệp khi thấy các gia đình có dấu hiệu bạo hành những người con mà họ cho rằng đã "mắc bệnh" đồng tính.
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 4.
Cô Cao Thị Minh Nguyệt - "người mẹ của hàng trăm đứa con LGBT".
Cô Nguyệt đã từng đến nhà những cô cậu bé chẳng máu mủ ruột rà gì với mình, chỉ để xin ba mẹ các em mở trái tim và học cách hiểu những gì đang diễn ra với con mình. Với những phụ huynh hà khắc không muốn hiểu chuyện, cô Nguyệt bị xem là "bà khùng", "dở hơi", nhưng với cộng đồng LGBT, cô Nguyệt đơn giản là một người mẹ.
Cô Nguyệt có 3 người con thì 2 trong số đó đã là người LGBT. Cô con gái đầu tên Vy Vy, 30 tuổi, là người dị tính và đã về nhà chồng. Người con giữa tên Nguyễn Trúc Vy, 27 tuổi, là người chuyển giới nam. Và người con trai út tên Minh Nhật, 20 tuổi, là người đồng tính nam. Cô sống cùng 3 người con tại một ngôi nhà được tận dụng làm quán café sân vườn ở huyện Cam Lâm, Nha Trang.
Ngôi nhà thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người đàn ông do chồng cô đã đi thêm bước nữa. Mọi việc trong nhà, mọi nỗi đau, bao lâu nay chỉ một mình cô gánh chịu. Trong ngôi nhà đó, cô Nguyệt vừa làm mẹ, cũng vừa làm cha. Cả một khoảng thời gian dài dõi theo từng đứa con cho đến khi phát hiện cả hai đứa đều là người LGBT, chỉ một mình cô tự nhủ lòng mình phải vượt qua, chấp nhận và đi tìm hạnh phúc cho con mình.
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 5.
"Tôi rất đau đớn và đã có một thời gian bị trầm cảm, luôn luôn tự trách mình rằng tại sao lại sinh ra những đứa con như thế để rồi tương lai sau này của chúng nó sẽ đi về đâu? Tôi tự nhủ lòng mình hãy cố làm thật nhiều để bù đắp cho các con. Là một người mẹ đã theo con mình gần nửa cuộc đời, trải qua quá nhiều sự kỳ thị và khó khăn, tôi nghĩ, hạnh phúc của con quan trọng hơn rất nhiều so với cái được gọi là chuẩn mực của xã hội. Phải, tôi từng rất sốc nhưng chưa bao giờ nỡ làm tổn thương các con và cũng không muốn làm điều đó", cô nói.
Cô Nguyệt nói, cô không thích ai gọi mình là "người mẹ vĩ đại", vì cô thấy mình chẳng làm gì để gọi là vĩ đại cả. "Tôi chỉ làm theo bản năng của một người mẹ, đó là bảo vệ và đem đến cho các con một cuộc sống hạnh phúc, còn hạnh phúc thế nào là do con mình lựa chọn".
Lời thỉnh cầu đằng sau chiếc áo của "Minh Hấp"
Những ngày cuối tháng 3 năm nay, ở Hà Nội, chúng tôi bắt gặp một chàng trai có bộ dạng như đứa trẻ lên 3 đang ngơ ngác nhìn đường, thỉnh thoảng lại nói chuyện lầm bầm, lại giơ các ngón tay ra và say mê chơi đùa một mình. Anh khoác chiếc áo màu xanh da trời có lời thỉnh cầu với vỏn vẹn ba từ "Xin đừng đánh!".
Người ta gọi anh chàng đó là Minh "hấp". Minh "hấp" lân la phố phường chán chê thì trở về nhà ở một ngõ nhỏ Trường Chinh. Từ đằng xa, chúng tôi đã thấy một người đàn ông lớn tuổi, gầy gò, lằng lặng dõi theo những bước chân của Minh từ xa. Tôi không biết ông ấy đã đứng trước cửa nhà chờ Minh quay về từ lúc nào, và cả cuộc đời khắc khoải của ông đã đứng ở nơi ấy bao nhiêu lần, chứng kiến bao nhiêu thương tích mà con mang về? Ông ấy là ba của Minh "hấp" - ông Nguyễn Văn Bình (SN 1953, Trường Chinh - Hà Nội).
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 6.
Chiếc áo khoác của Minh "hấp" với dòng chữ "Xin đừng đánh".
Minh có tư duy khác mọi người, cậu hay thích trêu chọc người khác bằng cách đánh nhẹ vào người họ. Minh cũng hay thích đi bấm chuông các gia đình hàng xóm hoặc lấy những hòn đá nhỏ ném vào bên trong. Dù không gây nguy hiểm gì nhưng những hành động đó của Minh đã khiến cậu bị nhiều người ghét bỏ. Họ không hiểu về bệnh tình của Minh và thường hay la hét, chửi bới, đánh đập thậm chí còn làm nhục cậu.
Thương con và gần như bất lực khi không thể đi theo kè kè canh chừng, ông Bình đã nảy ra sáng kiến ghi số điện thoại và dòng chữ "Xin đừng đánh" vào lưng áo của Minh. "Chiếc áo nào mua về, tôi cũng phải ghi dòng chữ ấy cùng số điện thoại vào, ngay cả những chiếc áo mà Minh còn chưa mặc lần nào".
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 7.
Khi Minh bước chân ra đường, tâm trí của ông Bình vẫn luôn dõi theo con.
Số điện thoại ghi sau lưng áo cũng giúp Minh 4 lần tìm thấy đường về sau khi đi lạc. Điều ấy khiến ông Bình tin rằng, trên đời này vẫn còn nhiều người tốt, vẫn ấm áp tình người. Nhờ có những chiếc áo như thế, ông cũng đỡ lo khi để cho Minh một mình lang thang theo ý thích.
Bây giờ cuộc sống của ông Bình gắn chặt với việc chăm lo cho Minh. Mọi công việc ông làm đều là vì Minh. Mỗi ngày, ông đều lặp đi lặp lại các công việc nấu ăn, tắm giặt, cho con uống thuốc và mát xa, bấm huyệt cho Minh. Khi Minh đi chơi, bao giờ ông cũng mặc áo cho cậu và nhắc con đi nhớ về sớm, đi lại cẩn thận.
3 câu chuyện cảm động và yêu thương về những người cha, người mẹ Việt đã giúp con vượt qua nỗi đau trong cuộc đời... - Ảnh 8.
Ông Nguyễn Văn Bình - người cha luôn mong muốn điều tốt đẹp cho đứa con đáng thương của mình.
Ông luôn nhìn theo bước chân Minh, dù bước chân ấy chỉ là thói quen thôi nhưng người cha vẫn mong rằng, biết đâu đấy, nó sẽ khiến Minh, từ một con người "hồn nhiên", được "bình minh" thật sự.

Câu chuyện xúc động về cha
Tôi đã từng giới thiệu các câu chuyện cảm động về mẹ, hôm nay xin giới thiệu với qúi phụ huynh và các chiến sĩ các câu chuyện cảm động về người cha. Trong cuộc sống hiện đại, người cha dường như có khoảng cách với con cái, nhưng lòng thương yêu của cha đối với con không thua kém gì mẹ. Đường đời gian truân, công việc ngày một khó, những nổi bực dọc, vất vả cứ đeo đuổi như một nghiệp chướng. Ngày tôi học lớp 10 - được giải nhất học sinh giỏi toàn tỉnh quảng nam, lúc đó mẹ tôi qua đời, cha tôi một mình lam lũ nuôi tôi ăn học. Nhà khó, tôi đi học càng khó hơn. Có lẻ tôi may mắn nhìn thấy nổi cơ cực vất vả của cha, để rồi phấn đấu học tốt và làm người tốt của xã hội. Nhưng với các bạn trẻ ngày nay, cũng nhiều người chưa thấy được công ơn dưỡng dục to lớn như trời như biển đó.
Ngọn nến không cháy

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gấi bé bỏng của mình.



Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: " Tại sao nến của con lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: " Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con".
Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.

Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang nhìn bạn mỉm cười



Con tự hào là con của bố

Tôi chưa bao giờ nghe trộm người khác nói chuyện. Nhưng có một lần tôi đã làm điều đó khi đi ngang phòng con trai tôi. Khi ấy vợ tôi đang trò chuyện cùng Bobby – đứa con trai nhỏ của chúng tôi – về những chuyện của con với bạn.

Dường như vợ tôi đã nghe vài đứa bạn của Bobby khoác lác về công việc của bố chúng – những vị giám đốc và những ông chủ lớn. Sau đó chúng hỏi Bobby: “Bố cậu làm nghề gì, Bobby?”. Bobby lúng túng, e ngại và ngoảnh mặt nói nhỏ: “Bố tớ là công nhân!”.

Đợi cho bọn trẻ ra về, vợ tôi gọi Bobby đến, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con rồi bảo: “Bobby, con đã nói rằng bố là một người công nhân, điều đó không sai! Nhưng mẹ nghĩ là con chưa thật sự hiểu được công việc ấy có ý nghĩa như thế nào. Vậy mẹ nói cho con nghe điều này!”.

Rồi vợ tôi bắt đầu kể: Trong tất cả những ngành công nghiệp làm giàu đất nước, trong những cửa hiệu buôn bán hay bất cứ khi nào con trông thấy một tòa nhà mới xây, hãy nhớ điều này con trai, chính những người công nhân bình thường như bố con đã làm những công việc đồ sộ đó!

Đúng là người giám đốc có được những chiếc bàn làm việc sang trọng và quần áo sạch sẽ cả ngày; đúng là họ phác thảo ra những công trình và điều hành công việc. Nhưng để biến tất cả thành hiện thực chính là nhờ vào những người công nhân như bố con. Nếu những ông chủ ngưng làm việc trong một năm, bánh xe công nghiệp vẫn chuyển động dù có chậm lại, nhưng nếu thiếu những người như bố con, thì bánh xe ấy không chuyển động được nữa.

Tôi đã cố ngăn dòng nước mắt chực trào ra vì xúc động khi bước vào phòng. Ánh mắt Bobby sáng lên, rồi đứa con trai bé bỏng bật dậy chạy đến ôm lấy tôi: “Con rất tự hào khi được làm con trai của bố vì bố là một trong những công nhân bình thường ấy, những người đã làm nên những công việc thật vĩ đại mà không ai biết được”.


Quà con tặng bố
Có một người cha nghèo đã quở phạt đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà mầu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một cái hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, đứa con gái nhỏ vẫn mang hộp quà đến nói với cha: "Con tặng bố!". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình tối hôm trước, nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra, thấy cái hộp trống rỗng.

Ông mắng con gái. Đứa con gái nhỏ ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng, thưa: "Bố ơi, đó đâu phải là cái hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn vào hộp để tặng bố mà!".

Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy đứa con gái nhỏ cầu xin con tha thứ.

Đứa con gái nhỏ, sau đấy không bao lâu, qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau, người cha vẫn khư khư giữ cái hộp giấy bên mình, mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà đứa con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp.

Trong cuộc sống, chúng ta đã và sẽ nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái của chúng ta, từ bạn bè, gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.


Con có còn dư đồng nào không?
Họclớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đếnchỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba...

Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?". Tôi đáp:"Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xecó hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...


Tô mì
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách rất đặc biệt, một người cha và một người con. Nói đặc biệt là bởi vì người cha bị mù. Người con trai đi bên cạnh cẩn mẫn dìu người cha. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là học sinh..


Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi: "Cho hai bát mì bò!", cậu nói to. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta nhoẻn miệng cười biết lỗi, rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, bảo tôi rằng chỉ làm 1 bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "An đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội." Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.

Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt." Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: "Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này. " "Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy."

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. " Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.

Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏ quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, Tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.



Đấu giá cuối cùng
Có một người đàn ông yêu thích mỹ thuật. Ông ta say mê đến mức gần như sống vì niềm say mê của mình. Sưu tập tranh là mục tiêu cả đời của ông.
Ông làm việc rất chăm chỉ để dành tiền tiết kiệm nhằm mua thêm các tác
phẩm hội họa cho bộ sưu tập của mình. Ông mua rất nhiều tác phẩm của
các họa sỹ nổi tiếng.

Người đàn ông này đã góa vợ. Ông chỉ có một người con trai. Ông đã truyền lại cho con mình niềm say mê sưu tầm đó. Ông rất tự hào về con trai của mình khi anh ta cũng trở thành một nhà sưu tầm nổi tiếng như ông.
Một thời gian sau, đất nước bỗng có chiến tranh. Người con trai, cũng như
mọi thanh niên khác, lên đường tòng quân. Và sau một thời gian thì câu
chuyện xảy ra...

Một hôm, người cha nhận được một lá thư thông báo rằng người con đã
mất tích khi đang làm nhiệm vụ. Người cha đau khổ đến tột cùng. Thật là
khủng khiếp khi người cha không thể biết được điều gì đang xảy ra với con mình.
Vài tuần sau ông nhận được một lá thư nữa. Lá thư này báo với ông rằng
con ông đã hy sinh khi làm nhiệm vụ. Ông gần như chết đi một nửa người.
Thật khó khăn khi đọc tiếp lá thư đó, nhưng ông vẫn cố. Trong thư, người ta báo rằng con ông đã rút lui đến nơi an toàn. Nhưng thấy trên bãi chiến trường vẫn còn những đồng đội bị thương, con ông đã quay lại và đưa về từng thương binh một. Cho đến khi đưa người cuối cùng về gần đến khu vực an toàn thì con ông đã trúng đạn và hy sinh.


Một tháng sau, đến ngày Noel, ông không muốn ra khỏi nhà. Ông không thể hình dung được một Noel mà thiếu con trai mình bên cạnh. Ông đang ở trong nhà thì có tiếng chuông gọi cửa. Đứng trước cửa nhà là một chàng trai tay cầm một bọc lớn.
Chàng trai nói "Thưa bác, bác không biết cháu, nhưng cháu là người mà con bác đã cứu trước khi hy sinh. Cháu không giàu có, nên cháu không biết đem đến cái gì để đền đáp cho điều mà con bác đã làm cho cháu. Cháu được anh ấy kể lại rằng bác thích sưu tầm tranh, bởi vậy dù cháu không phải là một họa sỹ, cháu cũng vẽ một bức chân dung con trai bác để tặngcho bác. Cháu mong bác nhận cho cháu."

Người cha đem bức tranh vào nhà, mở ra. Tháo bức tranh giá trị nhất vẫn
treo trên lò sưởi xuống, ông thay vào đó là bức chân dung người con. Nước mắt lưng tròng, ông nói với chàng trai "Đây là bức tranh giá trị nhất mà ta có được. Nó có giá trị hơn tất cả các tranh mà ta có trong căn nhà này."

Chàng trai ở lại với người cha qua Noel đó rồi hai người chia tay. Sau vài
năm, người cha bị bệnh nặng. Tin tức về việc ông qua đời lan truyền đi rất
xa. Mọi người đều muốn tham gia vào cuộc bán đấu giá những tác phẩm
nghệ thuật mà người cha đã sưu tầm được qua thời gian. Cuối cùng thì buổi bán đấu giá cũng được công bố vào ngày Noel năm đó. Các nhà sưu tầm và những nhà đại diện cho các viện bảo tàng đều háo hức muốn mua các tác phẩm nổi tiếng. Toà nhà bán đấu giá đầy người. Người điều khiển đứng lên và nói "Tôi xin cám ơn mọi người đã đến đông đủ như vậy. Bức tranh đầu tiên sẽ là bức chân dung này..."

Có người la lên "Đó chỉ là chân dung đứa con trai ông cụ thôi! Sao chúng ta không bỏ qua nó, và bắt đầu bằng những bức có giá trị thật sự?"
Người điều khiển nói "Chúng ta sẽ bắt đầu bằng bức này trước!"
Người điều khiển bắt đầu "Ai sẽ mua với giá $100?"
Không ai trả lời nên ông ta lại tiếp "Ai sẽ mua với giá $50?"
Cũng không có ai trả lời nên ông ta lại hỏi "Có ai mua với giá $40?"
Cũng không ai muốn mua. Người điều khiển lại hỏi "Không ai muốn trả giá
cho bức tranh này sao?" Một người đàn ông già đứng lên "Anh có thể bán
với giá $10 được không? Anh thấy đấy, $10 là tất cả những gì tôi có. Tôi là
hàng xóm của ông cụ và tôi biết thằng bé đó. Tôi đã thấy thằng bé lớn lên và tôi thật sự yêu quý nó. Tôi rất muốn có bức tranh đó. Vậy anh có đồng ý không?"
Người điều khiển nói "$10 lần thứ nhất, lần thứ nhì, bán!"

Tiếng ồn ào vui mừng nổi lên và mọi người nói với nhau "Chúng ta có thể bắt đầu thật sự được rồi!" Người điều khiển nói "Xin cảm ơn mọi người đã đến. Thật là vinh hạnh khi có mặt những vị khách quý ở đây. Bữa nay chúng ta sẽ dừng tại đây!"
Đám đông nổi giận "Anh nói là hết đấu giá? Anh vẫn chưa đấu giá toàn bộ
các tác phẩm nổi tiếng kia mà?" Người điều khiển nói "Tôi xin lỗi nhưng buổi bán đấu giá đã chấm dứt. Mọi người hãy xem chúc thư của ông cụ đây,
NGƯỜI NÀO LẤY BỨC CHÂN DUNG CON TÔI SẼ ĐƯỢC TẤT CẢ CÁC
BỨC TRANH CÒN LẠI! Và đó là lời cuối cùng!”

Trích nguồn
hockiquandoi.com

                                                         Eagles - Hotel California

'Hotel California', những huyền thoại kỳ quái về một ca khúc vĩ đại

Thứ Ba, 29/09/2015 12:08
(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2015, Hotel California được đùa là “bài hát được viết dành riêng cho Facebook” vì câu hát có phần kinh dị: “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây”.
Từ “trả phòng” (check out) dịch theo nghĩa Facebook thì là “đăng xuất”.
Nói như vậy về cơn nghiện Facebook toàn cầu thì quá đúng. Nhưng, lịch sử của ca khúc Hotel California còn nhiều giai thoại hấp dẫn hơn thế. Cũng như nhiều bài hát cùng đẳng cấp khác, Hotel California kinh điển của The Eagles là nguồn cảm hứng của vô số huyền thoại.
Kỳ quái nhất, là câu chuyện cho rằng ý nghĩa bài hát nói về niềm tin vào quỷ Satan, suy đoán về hình ảnh một con quỷ xuất hiện trên bìa album cùng tên. Vậy thực hư ra sao?
Khách sạn không có thật
Tuần qua, đoạn phim quay một ban nhạc Việt Nam chơi đàn và hát Hotel California bên bàn nhậu gây sốt trên mạng. Sự kiện đồng thời nhắc người ta nhớ rằng ca khúc này tuyệt vời đến mức nào. Đó là ca khúc có mặt trong hầu như mọi danh sách những bài hát hay nhất mọi thời đại.
Hoặc, người ta có thể nhớ về Hotel California như một “ca khúc kỳ quặc của The Eagles” hay “bài hát tôn thờ quỷ dữ”. Nằm trong album cùng tên ra năm 1976 và được phát hành thành đĩa đơn vào năm 1977, giai điệu ma quái của Hotel California quyến rũ người nghe đến tận năm 2015 và hơn thế nữa.
Bìa album “Hotel California” với hình ảnh giống quỷ được cho là Anton LaVey, người sáng lập nhà thờ Satan và Satan giáo
Dù sao thì, “khách sạn California” là khách sạn gì mà đến gần 40 năm sau (bài hát ra đời năm 1976) vẫn còn bí ẩn? Nhân vật chính trong Hotel California là một vị khách xưng “tôi” bí ẩn không kém khách sạn trong tiêu đề bài hát. Ý nghĩa ẩn dụ của vị khách này là gì cũng là câu hỏi gợi bao liên tưởng xa xôi trong suốt những thập kỷ qua.
Bài hát do 3 thành viên của The Eagles sáng tác gồm: Don Felder (nhạc), Don Henley và Glenn Frey (ca từ). Mặc dù có một khách sạn California thực sự ở Todos Santos, một thị trấn ở bang Baja California thuộc Mexico, gần kề bang California của Mỹ, nhưng đây chỉ là sự trùng hợp. Chưa một thành viên nào của The Eagles từng nghỉ tại khách sạn, chưa nói đến chuyện sáng tác nhạc ở đó.
Vậy nên, khách sạn California chắc chắn là một nơi chốn tưởng tượng. Nó có thể là biểu tượng của bất cứ thứ gì, và trong một bài hát huyền thoại thì người ta càng mặc sức tưởng tượng.
Những huyền thoại hấp dẫn và kinh dị
Huyền thoại đầu tiên liên quan đến một hình ảnh trên bìa album Hotel California (1976). Đó là ảnh chụp ban nhạc The Eagles cùng nhiều người khác đứng ở sảnh một khách sạn sang trọng. Nhưng điểm bí ẩn trong bức ảnh lại là một thứ không rõ là người hay quỷ đứng trên ban công, trong bóng tối, với cái đầu trọc trông đầy hăm dọa. Nhiều người cho rằng đó là Anton LaVey, kẻ sáng lập Nhà thờ Satan.
Nếu đó chính là Anton LaVey, có vẻ như từ “con quỷ” trong ca từ bài hát (mà những vị khách cố giết chết bằng dao thép) đã được giải đáp. Họ cố thoát khỏi một thứ tôn giáo của quỷ dữ? Nghe đậm chất kinh dị, rất hợp với không khí huyền bí xung quanh khách sạn California.
Đi kèm với huyền thoại này là các giả thuyết khác: bài hát là để tưởng niệm nơi cuốn sách Kinh thánh Satan của Anton LaVey đã được viết ra; những kẻ tôn thờ quỷ đã mua một nhà thờ cổ và đặt tên nó là “Khách sạn California”; các thành viên của The Eagles cũng theo giáo phái của LaVey; các bức ảnh quảng bá cho album cũng được chụp ở một tòa nhà từng là trụ sở chính của Nhà thờ Satan; ở California, Nhà thờ Satan được gọi là Khách sạn California...
Các thuyết này nghe đều hấp dẫn, khiến bài hát nhuốm màu quỷ quái. Vấn đề là, huyền thoại Satan này lại trật lất. Địa điểm chụp ảnh bìa cho album cũng là khách sạn 5 sao Beverly Hills ở Hollywood, chứ không phải Nhà thờ Satan.
Còn nhân vật trên ban công khách sạn trong ảnh bìa album, theo trang Snopes, là một... nữ diễn viên được mời đến chụp ảnh bìa nhưng đến muộn nên bị lỡ buổi chụp. Vì ánh sáng quá yếu, cô bị nhìn nhầm thành con quỷ trọc đầu hung tợn.
Huyền thoại thứ hai nói rằng khách sạn California thực chất là một bệnh viện tâm thần. Đó là bệnh viện bang Camarillo ở gần Los Angeles, nơi chữa trị cho hàng nghìn bệnh nhân tâm thần trong suốt 60 năm, trước khi đóng cửa vào năm 1997.
Với những người tin vào huyền thoại này, ca từ bài hát quá phù hợp để nói về trải nghiệm của một người điên (vị khách xưng tôi) trong quá trình điều trị. Hành động của các vị khách khác trong bài hát cũng gần như tương đồng với những bệnh nhân khác trong bệnh viện tâm thần. Toàn bộ bài hát thể hiện sự hoang mang của một người không biết mình là ai và đang ở đâu. Nói cách khác, giống như của một kẻ điên.
Một huyền thoại khác còn kinh dị hơn, cho rằng khách sạn California là một quán trọ của bộ lạc ăn thịt người, nơi nhận khách vào trọ và... làm thịt họ cho bữa tối. Câu hát cuối cùng đầy ám ảnh “Bạn có thể trả phòng bất cứ lúc nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ có thể rời khỏi đây” cho thấy đây điều này. Vị khách sẽ bị giết thịt một khi đã nhận phòng trong khách sạn California? Nghe hấp dẫn không kém huyền thoại về quỷ Satan.
Không kinh dị bằng nhưng cũng chẳng lành mạnh, đó là huyền thoại cho rằng bài hát nói về cảm giác phê khi dùng ma túy. Tất cả dựa vào câu hát “Làn hơi nồng ấm của đọt lá cần sa lan tỏa trong không khí”. Khách sạn California cũng được suy luận là biệt danh của cocaine. Cả bài hát và album cùng tên đều nói về trải nghiệm của kẻ nghiện ma túy trong cơn ảo giác thăng hoa.
Vậy, đâu mới là thật?
“Khách sạn California” của lòng người
Câu trả lời vừa là “không gì cả” vừa là “tất cả”. Không một huyền thoại nào là chính xác, nhưng sự thật về ý nghĩa bài hát do The Eagles công bố có thể hiểu là một sự tổng hòa.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, Don Henley, đồng tác giả ca từ, nói rằng bài hát “nắm bắt những tư tưởng của thời đại, một thời đại ngập trong sự thừa mứa của nước Mỹ và ngành công nghiệp âm nhạc”.
Bài hát là trải nghiệm của một con người từ khi ngây thơ đến khi đánh mất sự ngây thơ, là ngụ ngôn về chủ nghĩa khoái lạc và lòng tham ở California thập niên 70.
Khi bài hát ra đời, The Eagles đang ở đỉnh cao thế giới. Cuộc sống của họ thừa mứa tiền bạc, ma túy và phụ nữ. Nhưng bài hát chính là lời cảnh tỉnh của ban nhạc về mặt trái của tất cả những thứ đó. Đó, phải chăng cũng là những con quỷ trong lòng người?
Như vậy, khách sạn California không có thật, nhưng còn hiện hữu hơn cả một nơi chốn có thật.
Cùng nghe lại ca khúc Hotel California:

Nha Đam
Thể thao & Văn hóa

Hé lộ những chuyện ly kỳ về ca khúc 'Hotel California'

authorAnh Đào (Tổng hợp) Thứ Năm, ngày 21/01/2016 05:26 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Bìa album cho tới lời ca khúc "Hotel California" đều gắn với giai thoại "quỷ dữ" mà đến nay vẫn chưa được lý giải.   

    Hotel California là một trong những ca khúc làm nên tên tuổi của nhóm nhạc Eagles, thu âm năm 1976 và được phát hành đĩa đơn năm 1977. Bài hát trở thành hiện tượng rock trong nhiều thập niên liền, đặc biệt những năm 80-90. Giai điệu của Hotel California thường xuyên vang lên ở nhiều góc phố, quán cà phê, khách sạn, ... và đã trở thành "gia vị" quen thuộc của mọi người dân thế giới. Tác giả bài hát này là 3 thành viên của  Eagles: Don Felder, Don Henley và Glenn Frey.
    Thứ 2 vừa qua, ngày 18.1.2016, thành viên của nhóm là Glenn Frey đã qua đời vì nhiều chứng bệnh tuổi già, trong đó nặng nề nhất là bệnh viêm phổi tại New York, Mỹ. Thời điểm ông ra đi, Hotel California tròn 40 tuổi.
    Video: Nhóm Eagles và ca khúc kinh điển Hotel Califonia.
    Thành công và 'sức bền' của Hotel California
    Khi chính thức phát hành năm 1977, Hotel California liên tục dẫn đầu Billboard Hot 100 Mỹ trong một tuần. Chỉ sau 3 tháng, ca khúc đã tiêu thụ được hơn 1 triệu bản và đạt chứng nhận Vàng của RIAA. Và cũng nhờ Hotel California, Eagles đã thắng giải Grammy ở hạng mục Thu âm của năm (1978). Năm 2009, bài hát nhận được chứng nhận Bạch kim với hơn 3 triệu lượt tải về.
     he lo nhung chuyen ly ky ve ca khuc 'hotel california' hinh anh 1
    "Hotel California" nằm trong album cùng tên của Eagles (1976)
    Ca khúc cũng lọt top 49/500 bài hát vĩ đại nhất mọi thời đại theo tạp chí Rolling Stone bình chọn, đồng thời có thứ hạng cao trong danh sách 500 bài hát hay nhất của Rock and Roll Hall of Fame. Phần ghita solo của bài hát cũng đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 100 Guitar Solos của Guitar Magazine.
    Hotel California đã được nhiều ca sĩ cover lại và phát hành phiên bản riêng, kể cả những năm gần đây như Alabama, The Killers, The Cat Empire, The Cat Empire ...
    Eagles từ chối nhận giải Grammy (lần thứ 20)
    Eagles phải thu tới 3 lần giai điệu Hotel California trước khi chính thức phát hành phiên bản ưng ý nhất. Phần hòa âm phối khí được các thành viên chau chuốt đến từng nốt nhạc. Ca khúc đã xuất sắc dành giải Grammy cho hạng mục Thu âm hay nhất của năm (1978).
    Tuy nhiên, ban nhạc lại bất ngờ vắng mặt tại đêm trao giải và từ chối giải thưởng này mà không đưa ra lý do khiến rất nhiều người hâm mộ bất ngờ. Tiền lệ trước đó chưa có nghệ sĩ nào từ chối một giải thưởng âm nhạc lớn như Grammy.
    Tên thật của bài hát chưa từng hé lộ
    Theo thành viên Don Henley, tên bài hát vốn được đặt là Mexican Reggae, (Reggae có ý nghĩa biểu thị một dòng nhạc có nguồn gốc từ Jamaica) - một cái tên xa lạ với nội dung bài hát. Thành viên nhóm nhạc tiết lộ chuyện này năm 2003, trong một cuộc trò chuyện với nhà báo Cameron Crowe.
    Mỉa mai 'sự dư thừa ở Mỹ'
    Không ít lần thành viên của ban nhạc của Eagles đã tiết lộ rằng, ý nghĩa thực sự đằng sau Hotel California là một ''comment - bình luận'' về chủ nghĩa khoái lạc và sự sa ngã ở Mỹ.
    Năm 2002, trong cuộc trò chuyện trên chương trình 60 Minutes của đài CBS, Henley nói: "Đó là một bài hát chỉ trích sự đen tối đằng sau 'giấc mơ và sự dư thừa ở Mỹ, điều mà chúng ta đã hiểu quá rõ". 
     he lo nhung chuyen ly ky ve ca khuc 'hotel california' hinh anh 2
    Ban nhạc năm 1977, từ trái qua là Henley, Walsh, Randy Meisner, Glenn Frey và Don Felder. 
    Năm 2005, Henley tiếp tục giải thích ý nghĩa của bài hát với tạp chí Rolling Stone: "Chúng tôi đều là những đứa trẻ thuộc lớp trung lưu đến từ Midwest, còn Hotel California là sự giải thích của chúng tôi về cuộc sống xa hoa ở Los Angeles".
    'Giấc mơ nước Mỹ' của các chàng trai Eagles là đến California và trở thành một trong những ban nhạc rock nổi tiếng nhất của nước Mỹ sau 5 năm. Eagles lên án những văn hóa kệch cỡm xung quanh người giàu có và nổi tiếng ở Los Angeles - nền văn hóa mà họ đang hòa nhập. Một nơi "mo' money mo' problems" (càng nhiều tiền, càng nhiều vấn đề).
    Tên một khách sạn ảo, không có thật
     he lo nhung chuyen ly ky ve ca khuc 'hotel california' hinh anh 3
    Bìa của album là hình chụp khách sạn Beverly Hills Hotel hay còn gọi là Pink Palace (Hoàng cung màu hồng), nơi các ngôi sao Holywood thường lui tới. Bức ảnh được chụp bởi hai nhiếp ảnh gia David Alexander và John Kosh. Họ đã túc trực ở đại lộ Sunset Boulevard, canh đúng thời điểm nắng hoàng hôn ngả bóng trên mái vòm của khách sạn để lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời đó.
    "Bài hát của quỷ dữ"
    Khi bìa của album bị "soi" ra những hình ảnh kỳ quái thì tin đồn "quỷ ám" không ngừng xuất hiện xung quanh Hotel California. Cho đến tận bây giờ, vẫn không có ai lý giải được điều kỳ bí này.
     he lo nhung chuyen ly ky ve ca khuc 'hotel california' hinh anh 4
    Hình ảnh kỳ quái trên ban công khách sạn của bìa đĩa nhạc.
    Theo đó, ban nhạc đứng giữa một đám đông trong sân khách sạn, có lẽ là một bữa tiệc âm nhạc nào đó. Nhưng kỳ lạ thay, trên ban công có một người đang nhìn chằm chằm xuống họ, hình dáng không rõ ràng nhưng mơ hồ một khuôn mặt đeo râu dê đáng sợ. Đa số những người nhìn vào bức ảnh đều kết luận, kẻ đó là Anton LaVey, người sáng lập Giáo Hội Satan và tác giả của Kinh Thánh The Satanic.
     he lo nhung chuyen ly ky ve ca khuc 'hotel california' hinh anh 5
    Bìa album Hotel California xuất hiện hình ảnh giống quỷ và được cho là Anton LaVey.
    Lời đồn cho rằng, bài hát liên quan đến một quán trọ quỷ dữ, của những kẻ ăn thịt người bắt nguồn từ một sự kiện tương tự ở Tây Ban Nha. Mọi người trong khách sạn vô thức đi lại trong niềm hân hoan của những bóng quỷ quanh họ mà không hề hay biết mình đang đang lang thang trong ngôi nhà của quỷ dữ.
     he lo nhung chuyen ly ky ve ca khuc 'hotel california' hinh anh 6
    Hình ảnh được cho là quỷ dữ giữa đám đông khách ngủ lại khách sạn.
    Người ta đồn rằng, những kẻ thờ quỷ dữ đã mua một nhà thờ cũ và đổi tên thành Hotel California, rất có thể thành viên của Eagles liên quan tới kẻ này. Bìa album được cho là chụp gần trụ sở chính của Nhà thờ Quỷ dữ (Church of Satan) vì tên bài hát cũng chính là cái tên mà nhà thờ này đăng ký ở California. Còn có những lời đồn ghê rợn hơn nữa rằng, khách tới đây sẽ không bao giờ trở về nữa.
    Trong khi đó, lời bài hát như mô tả một người đàn ông hoảng loạn muốn tìm lối thoát ra khỏi khách sạn nhưng bất lực: "Relax" said the nightman. We are programed to recieve. You can check out any time you like. But you can never leave."  ("Đừng lo" - Ông gác cổng nói. Sứ mệnh chúng tôi là tiếp nhận. Ai ghi tên ra về lúc nào cũng được. Nhưng không thể rời khỏi đây).

    Tác giả ca khúc bất hủ 'Hotel California' qua đời

    authorYên Chi (Theo DLM) Thứ Tư, ngày 20/01/2016 07:55 AM (GMT+7)

    (Dân Việt) Tay guitar Glenn Frey của nhóm nhạc huyền thoại Eagles vừa qua đời ở tuổi 67 tại thành phố New York.   

      Theo TMZ, Glenn Frey đã qua đời vì những biến chứng từ viêm khớp, viêm loét đại tràng cấp tính và viêm phổi ngày 18.1 (giờ địa phương).
       tac gia ca khuc bat hu 'hotel california' qua doi hinh anh 1
      Tay guitar Glenn Frey của nhóm nhạc huyền thoại Eagles
      Nhạc sĩ đến từ Michigan là thành viên sáng lập và là tay guitar của nhóm nhạc thành công những năm 70 – Eagles – sở hữu ca khúc nhạc rock nổi tiếng nhất mọi thời đại: Hotel California.
      Glenn Frey đã chiến đấu với căn bệnh đại tràng hơn một tháng và được phẫu thuật vào tháng 11 vừa qua. Tuy nhiên chỉ cách đây ít ngày, tình trạng bệnh của ông đã trở nặng hơn.
       tac gia ca khuc bat hu 'hotel california' qua doi hinh anh 2
      Ông là tác giả bản hit "Hotel California"
      Mời độc giả thưởng thức lại ca khúc kinh điển này
      Tình trạng sức khỏe của Glenn Frey cũng đã khiến Eagles không thể có buổi biểu diễn tái xuất tại Kennedy Center Honors vào tháng 12 vừa qua. Vào thời điểm đó, đại diện nhóm nhạc cho biết Glenn Frey vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lớn và cần thời gian để phục hồi sức khỏe.
      Sự ra đi của Glenn Frey đã được thông báo chính thức trên website của ban nhạc trong một tuyên bố chung từ Don Henley và Joe Walsh: “Lời nặng nề nhất từ trái tim mà chúng tôi phải thông báo, người bạn của chúng tôi, người sáng lập ra Eagles - Glenn Frey đã qua đời vào thứ 2 ngày 18.1 tại thành phố New York. Glenn đã chiến đấu một trận chiến dũng cảm trong nhiều tuần qua, nhưng kết quả thật đáng buồn”.
       tac gia ca khuc bat hu 'hotel california' qua doi hinh anh 3
      Eagles là nhóm nhạc rock thành công nhất những năm 70
      Glenn Frey là một phần quan trọng của Eagles khi đưa nhóm nhạc này đến với đỉnh cao danh vọng của Rock&Roll với các tác phẩm kinh điển. Ông là người đồng sáng tác và hát chính hầu hết các bản hit của Eagles như Take It Easy, Tequila Sunrise, Lyin' Eyes, New Kid In Town và Heartache Tonight.
      Thủ lĩnh của nhóm nhạc Henley đã chia sẻ: “Glenn Frey giống như một người anh trai của tôi, chúng tôi là một gia đình. Dù đôi khi có những rắc rối nhưng nhóm nhạc đã sáng lập cách đây 45 năm sẽ không bao giờ tan rã. Chúng tôi đã xây dựng được một điều thiêng liêng hơn cả những gì từng mơ ướ và Glenn Frey là người khởi xướng tất cả.
      Tôi cảm thấy thật lạ lẫm khi thế giới này không còn anh nữa. Nhưng tôi luôn biết ơn vì Glenn Frey đã xuất hiện trong cuộc sống của tôi. Yên nghỉ nhé anh trai! Anh đã thực hiện được mọi điều mình muốn làm”.
      Diễn viên hài huyền thoại Steve Martin cũng đã chia sẻ trên trang mạng xã hội cá nhân: "Thật là sững sờ khi biết tin người bạn lâu năm của tôi và là thành viên quan trọng của Eagles đã qua đời. Chúng tôi yêu anh, Glenn Frye”.
       tac gia ca khuc bat hu 'hotel california' qua doi hinh anh 4
      Glenn Frye là một phần quan trọng của Eagles
      Khi Eagles tan rã vào năm 1980, Glenn Frey đã có sự nghiệp của riêng mình và tìm thấy thành công. Ca khúc The Heat Is On của ông đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng khi xuất hiện trong bộ phim Beverly Hills Cop năm 1984. Ca khúc You Belong to the City do ông sáng tác cũng được sử dụng thường xuyên trong các quảng cáo. Ngoài ra,  Glenn Frey cũng đóng góp ca khúc Flip City cho nhạc phim Ghostbusters II, Part of Me, Part of You trong bộ phim Thelma & Louise. Trong suốt sự nghiệp solo của mình, ông đã có 12 ca khúc lọt top 100 của Mỹ và xuất hiện trong nhiều tập của phim truyền hình Miami Vice.
       tac gia ca khuc bat hu 'hotel california' qua doi hinh anh 5
      Glenn Frye và vợ Cindy cùng ba người con
      Năm 1994, Glenn Frey tái hợp cùng Eagles và sau đó thực hiện tour diễn Hell Freezes Over. Năm 2012, Glenn Frye cho ra mắt album solo đầu tiên sau 20 năm mang tên After Hours lấy âm hưởng nhạc pop những năm 1940 đến 1960.
      Là một thành viên của Eagles, Frey đã giành được 6 giải Grammy và 5 giải American Music Awards. Trong khi đó, nhóm The Eagles đã bán được hơn 120 triệu album trên toàn thế giới và đã được giới thiệu vào Rock and Roll Hall of Fame vào năm 1998 ngay trong năm đầu tiên họ được đề cử.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét