KÝ ỨC CHÓI LỌI 62/a (Điện Biên Phủ)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ, xây dựng một Tập đoàn cứ điểm mạnh tại đây đã cho thấy quyết tâm thôn tính nước Việt Nam cho kỳ được của Thực dân Pháp. Sau khi thất bại ở hầu khắp các chiến trường đồng thời nhằm cứu vãn bản kế hoạch Nava đang bị nghi ngờ về tính khả thi của nó thì lần này vùng rừng núi Tây Bắc hẻo lánh lại là mục tiêu tâm điểm, là nỗ lực cuối cùng, lớn nhất và mang tính chất quyết định cho toàn bộ cục diện cuộc chiến của cả hai bên. Với người Pháp, Điện Biên Phủ có những lợi thế rõ ràng về mặt quân sự và họ đã biến những lợi thế đó thành điểm mạnh trong quá trình xây dựng Tập đoàn cứ điểm này.
49 cứ điểm, với 8 trung tâm đề kháng được định hình một cách nhanh chóng trong ba phân khu trải dài khắp lòng chảo Mường Thanh. Mỗi cứ điểm là một hệ thống phòng ngự với binh lực, hỏa lực lợi hại, được trang bị các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt; bản thân mỗi cứ điểm lại có khả năng chi viện cho các cứ điểm khác khi cần, tạo nên một mạng lưới liên hoàn của toàn bộ Tập đoàn cứ điểm. Viện trợ của Mỹ được ưu tiên tối đa cho Điện Biên Phủ, các nhân vật cao cấp của cả Pháp và Mỹ dành sự quan tâm tuyệt đối cho cuộc chiến; các sĩ quan giỏi nhất cũng được huy động trong viễn tưởng của ánh hào quang chiến thắng. Không thể phủ nhận, cho đến thời điểm ấy, đó là Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương, là niềm tự hào của cả Pháp và Mỹ trong sự tính toán một cách khoa học, logic của những người đứng đầu đội quân viễn chinh Pháp.
Ngay khi biết Thực dân Pháp dựng lên một cái bẫy khổng lồ ở Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã chấp nhận giao chiến với chúng, chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược để kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang ngày càng có lợi cho ta. Một kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến vĩ đại sắp tới được chuẩn bị kỹ lưỡng với sự góp sức của cả nước. Bốn đại đoàn bộ binh, một đại đoàn pháo binh được lệnh hành quân ra mặt trận. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử cả dân tộc đã ra mặt trận cùng bộ đội đánh giặc với đủ lực lượng từ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; già, trẻ, gái, trai từ nhiều địa phương. Một cuộc cách mạng về hậu cần đã làm cho một khối lượng khổng lồ lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược, vũ khí, … từ vùng do Việt Minh kiểm soát được chuyển lên Điện Biên Phủ một cách nhanh chóng, liên tục không ngừng nghỉ. Số lượng những người vận chuyển này nhiều hơn quân đội, gấp nhiều lần quân đội và được tổ chức, biên chế như quân đội. Đoàn người vận chuyển lương thực, đoàn quân hực hực khí thế, đoàn xe vận chuyển vũ khí, đạn dược thành dòng chảy bất tận tiến lên Điện Biên Phủ. Trong dòng chảy ấy, những dân công sẵn sàng chỉ ăn rau dại, măng rừng và chút ít gạo buộc ở ghi đông xe đạp thồ, tuyệt nhiên không dám động vào hạt gạo chở lên Điện Biên Phủ; họ sẵn sàng nằm trên những tấm ni lông trải dưới đất, không dám ngủ hết giấc; những bàn chân, đôi tay chai sần, tóe máu gắng sức để đi vậy mà khối lượng lương thực vận chuyển được luôn vượt mức, hết lượt này đến lượt khác vượt qua địa hình hiểm trở, qua lửa đạn của quân thù để hoàn thành nhiệm vụ; chiếc xe đạp do chính người Pháp sản xuất trở thành phương tiện vận chuyển chủ yếu, mỗi xe chở được từ 150kg đến 200kg, dân công Ma Văn Thắng ở Phú Thọ nâng tải trọng chiếc xe của mình lên 337kg, trở thành người đạt năng xuất cao nhất chiến dịch; tên gọi “xe đạp thồ” cũng từ sự kiện này mà ra. Máy bay trinh sát của Pháp liên tục dội bom xuống những tuyến đường, ngăn chặn bước tiến của quân ta, đau thương không phải là ít nhưng chưa bao giờ con đường lên Điện Biên Phủ bị cắt đứt. Hàng trăm dân công sửa đường vẫn miệt mài làm việc, vẫn lặng lẽ hi sinh để cho tuyến đường luôn được thông suốt; để cho việc tải lương, tải đạn chưa bao giờ bị chậm trễ, ngừng nghỉ. Trong chiến dịch này, hầu hết xe vận tải của ta đã được đưa ra mặt trận, 628 xe phục vụ liên tục suốt ngày đêm. Bộ đội vận tải đã nêu cao tinh thần dũng cảm, chịu đựng thiếu thốn, khắc phục khó khăn, cho xe chạy không đèn trong đêm, lợi dụng sương mù chạy ban ngày, vựơt qua bom chờ nổ, cơ động nhanh một khối lượng lớn lương thực, đạn dược phục vụ chiến dịch.
Cùng với việc tích cực chuẩn bị chiến trường, ở hậu phương (vùng mới giải phóng) Đảng ta quyết tâm thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho người dân. Có thể nói lần đầu tiên người dân được làm chủ trên chính mảnh đất của họ, là bước ngoặt trong cuộc sống của dân cày, động viên được các tầng lớp nhân dân ở vùng tự do, mới giải phóng và sau lưng địch tin tưởng vào đường lối của Đảng, một lòng một dạ đi theo cách mạng; sẵn sàng chi viện hết mình cho tiền tuyến. Chủ trương này còn mang lại cho cả cán bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến yên tâm chiến đấu, hoàn thành sứ mệnh cách mạng của mình. Vì thế, toàn dân tộc đã tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của, sức tinh thần cho chiến dịch. Thực tiễn đã khẳng định: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.
Navarre đã tính toán mọi kế hoạch, biện pháp và khả năng để Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phát huy sức mạnh một cách tối ưu nhất. Một cái bẫy khổng lồ được dựng sẵn dưới lòng chảo để nhử quân chủ lực Việt Nam đến để giao chiến, nhưng chúng không biết rằng vị chỉ huy tối cao của chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có những tính toán của riêng mình và đó là tính toán của người Việt Nam trên mảnh đất mà họ được quyền làm chủ. Thực tế đã cho thấy với địa hình đặc biệt như ở Điện Biên Phủ không phải là không có lợi cho Quân đội nhân dân Việt Nam; những vùng rừng núi bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ rất dễ dàng cho quân ta có thể che giấu những loại vũ khí lớn mà địch khó có thể phát hiện ra được, đặc biệt là những khẩu pháo to. Điều quan trọng là làm thế nào để di chuyển những khẩu pháo ấy vào những vị trí thuận lợi và ngụy trang hoàn hảo, là một bất ngờ lớn với Thực dân Pháp. Để tạo nên bất ngờ ấy hàng trăm con người, bộ đội và dân công đã nỗ lực phi thường làm nên điều không tưởng: Mở con đường kéo pháo bằng tay với chiều dài 15km, rộng 3m vượt qua đỉnh Pu Pha Sông cao 1175m để kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn hoàn toàn bằng sức người lên núi. Khi công việc còn chưa xong thì có quyết định thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Mọi công tác chuẩn bị cho phương án mới được thực thi một cách nhanh chóng, quan trọng là chuẩn bị hậu cần cho đánh dài ngày và kéo pháo ra quay về vị trí tập kết để làm hầm trú ẩn cho pháo ở những vị trí thuận lợi, an toàn hơn. Một lần nữa con đường kéo pháo lại trở thành chướng ngại vật khổng lồ, có thể làm chùn bước chân của bất cứ chiến sĩ nào. Vậy mà, vẫn những con người ấy lại nhẫn nại từng chút một, đưa từng khẩu pháo xuống dốc, quay về vị trí ban đầu một cách an toàn. Rất nhiều các chiến sĩ của ta đã bị thương bởi máy bay oanh tạc của địch; trường hợp anh Tô Vĩnh Diện hi sinh khi lấy cả thân mình cứu pháo là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vì nước quên thân; trong những lúc hiểm nguy, gian khó chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại sáng ngời hơn bao giờ hết.
Công tác Quân y vốn rất cần thiết đối với bộ đội ta ở các chiến trường. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có bước tiến bộ hơn hẳn các chiến dịch trước. Với khẩu hiệu: “Mỗi ô tô là một bệnh xá lưu động”, chiến sĩ quân y đó cùng với lái xe đã tận dụng mọi hình thức như lót lá, lót rơm, làm cáng để vận chuyển thương binh về phía sau một cách an toàn. Các thầy thuốc nổi tiếng như bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đình Tụng, Bác sĩ Thứ trưởng Bộ y tế Tôn Thất Tùng cũng tham gia chiến dịch và trực tiếp phẫu thuật cho thương binh ngay tại mặt trận. Đặc biệt, các Đội quân y Trung đoàn, tiểu đoàn đã bám sát trận địa , xây dựng hệ thống trạm quân y trong lòng đất để cứu chữa thương bệnh binh.
Sau khi đã chuẩn bị mọi mặt, ngày 13/3/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam nổ súng tấn công vào Tập đoàn cứ điểm của Thực dân Pháp, bắt đầu trận công kiên lớn nhất trong lịch sử đất nước từ trước đến nay. 56 ngày đêm ác liệt với ba đợt tấn công, bóc từng lớp vỏ cứng của Tập đoàn cứ điểm đã khiến hơn 16.000 lính Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu cùng toàn bộ “cơ ngơi” của Tập đoàn cứ điểm hoàn toàn thuộc về Việt Minh. Để lá cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới trên nóc hầm tên tướng bại trận De Castries vào chiều ngày 07/5/1954, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu, hi sinh không biết mệt mỏi. Có những cao điểm ta đã phải giành giật với địch 39 ngày đêm; có những trận đánh các đơn vị của ta hi sinh phần lớn vẫn không làm nhụt ý chí tiến lên tiêu diệt quân thù của bộ đội.
Trong 210 ngày (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1954) lực lượng và đảm bảo hậu cần của ta phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ như sau:
- Quân số hậu cần chiến dịch: 3.168 người phân bố trong 7 đội điều trị, 1 đội vận tải ô tô 446 xe, binh trạm 18 và trạm điều chỉnh giao thông, kho quân nhu, quân khí.
- Lực lượng tăng cường có: 4 tiểu đoàn công binh sửa đường, 2 đại đội thông tin, 2 tiểu đoàn 37mm (24 khẩu) và đại đội 12,7mm.
- Lực lượng dân công: 261.453 người với 3 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, 500 ngựa thồ.
- Lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến dịch: 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1860 lít dầu an và 280kg mỡ.
- Quân trang, quân y: 71 tấn quân trang, 1783 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y. Điều trị cho 10.130 thương binh và bệnh binh (chưa kể số thương binh của địch).
- Về vũ khí, đạn dược: Hơn 3 triệu viên đạn các loại, 96.480 quả lựu đạn, 27,5 tấn thuốc nổ, 4950 chiếc cuốc, 8700 chiếc xẻng, 2920 con dao.
Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn. Khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ là 4.450.000tấn/km, gấp 36 lần khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Biên giới. Làm mới 89km và sửa chữa, củng cố 500km đường. Đó chính là những kỳ công của ta đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi.
Chiến thắng vĩ đại của người Việt Nam tại mảnh đất Điện Biên Phủ năm 1954 là một bước ngoặt của lịch sử thế giới đương đại. Đối với Việt Nam, chưa đầy 10 năm sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, họ đã làm nên một chiến thắng vô song "Trên thế giới chưa từng có. Trong lịch sử chưa từng thấy” bằng sức mạnh đoàn kết, nhất trí của toàn dân tộc. Đây cũng là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, chấm dứt sự đô hộ chế độ của Thực dân, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ công nhận độc lập, chủ quyền của ba nước Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia, cuốn cờ, rút quân khỏi Việt Nam, từ đây miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong chiến dịch này, công tác hậu cần đã trải qua nhiều khó khăn trở ngại, nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được. Nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, toàn quân tham gia, được hậu phương hết lòng chi viện, công tác hậu cần đã hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang, góp phần vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của toàn dân tộc. Đó là một đòn sấm sét giáng mạnh vào chủ nghĩa thực dân và đế quốc trên toàn thế giới, làm thay đổi cục diện chính trị - quân sự ở Đông Dương, làm lung lay thành trì của Pháp tại các nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh dành độc lập dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Để
chuẩn bị cho đợt hai, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định xây
dựng trận địa tiến công và bao vây địch, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm
trong thời gian chuẩn bị. Các chiến sĩ công binh ngày đêm theo sát bộ
binh gỡ mìn, đào và bảo vệ chiến hào. Bộ đội pháo binh tìm mọi cách khắc
phục khó khăn, đưa pháo từ trên cao xuống các mỏm đồi ở sát cánh đồng
Điện Biên Phủ để dễ dàng tiêu diệt địch và chi viện cho bộ binh. Ngoài
các đơn vị đã có từ trước Chiến dịch, trong thời gian này, Đại đoàn công
pháo còn tổ chức thêm 1 đại đội súng cối 120mm với 4 khẩu súng cùng đạn
thu được của địch trong đợt một.
Bị thất bại nặng nề, Bộ Chỉ huy Pháp tìm mọi cách tăng quân, vũ khí, đạn cho Điện Biên Phủ, đồng thời tập trung hầu hết lực lượng không quân ở Đông Dương lập cầu hàng không khẩn cấp chi viện cho tập đoàn cứ điểm. Chỉ trong nửa cuối tháng 3, Bộ Chỉ huy Pháp đã huy động 770 lần chiếc máy bay ném hơn 1.000 tấn bom xuống các vị trí quân ta ở Điện Biên Phủ. Các nhà cầm quân Pháp cho rằng, lúc này Việt Minh chưa thể đưa được các loại pháo phòng không lên mặt trận Điện Biên Phủ, vì vậy lực lượng không quân Pháp hoàn toàn bất ngờ và bị tổn thất nặng trước lưới lửa phòng không của ta.
Qua thực tế chiến đấu và sửa chữa tại trận địa, cán bộ, chiến sĩ quân khí còn phát hiện những bộ phận hay hỏng trong khẩu pháo cao xạ như máy nạp đạn, máy ngắm, càng kéo... Chủ nhiệm Quân khí tiền phương Trung đoàn 367 đã đề nghị Tổng cục Cung cấp sản xuất gấp cho bộ đội cao xạ một số phụ tùng thay thế. Chỉ trong thời gian ngắn, các xưởng quân giới đã nghiên cứu, sản xuất thành công trục máy tống đạn, bướm tống đạn, cán ngoắc pháo cao xạ 37mm, kim hỏa súng phòng không 12,7mm, kịp thời gửi lên Điện Biên Phủ.
Bám sát, chỉ đạo giúp đỡ các đơn vị, cán bộ quân khí cũng tích cực nghiên cứu sáng chế phụ tùng thay thế bảo đảm sửa chữa kịp thời súng, pháo hỏng. Anh em còn tiến hành phân loại súng đạn chiến lợi phẩm để cấp phát bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Do có tổ chức và kiểm tra chu đáo nên ta đã phát hiện trong số đạn pháo 105mm thu được của địch có gài bẫy (lắp ngòi nổ tức thì). Nếu đưa vào sử dụng, đạn sẽ nổ ngay trong nòng, phá hủy pháo và gây thương vong cho pháo thủ. Việc phát hiện này đã được bộ đội quân khí kịp thời xử lý, phân loại và vô hiệu hóa số đạn pháo 105mm bị gài bẫy, bảo đảm đưa vào chiến đấu an toàn. Trong chiến đấu với máy bay địch, súng phòng không 12,7mm của ta do sử dụng liên tục, ngoài việc hỏng kim hỏa còn hay bị gãy phiến khóa nòng. Loại thiết bị này cũng không có dự trữ mà phải chờ tiếp tế từ hậu phương. Để giải quyết tại chỗ, bảo đảm kịp thời cho bộ đội chiến đấu liên tục, cán bộ, chiến sĩ quân khí khắc phục bằng cách lập lò rèn, lấy sắt từ cuốc chim rèn phiến khoá nòng phục vụ kịp thời nhu cầu thay thế.
Sau 2 đợt tiến công, lượng đạn của ta tiêu hao khá lớn. Đạn dự trữ còn rất ít, đặc biệt là đạn pháo 105mm. Chính vì vậy, việc sử dụng phải tính đến từng viên. Trước tình hình đó, Tổng cục Cung cấp tích cực đôn đốc tổ chức vận chuyển gấp đạn từ hậu phương lên Điện Biên Phủ, đồng thời điều chỉnh lượng đạn giữa các đơn vị, tổ chức cấp phát, phân phối hợp lý, có kế hoạch sử dụng tiết kiệm đạn và xử lý đạn chiến lợi phẩm cung cấp cho các đơn vị.
Trên các tuyến đường vận chuyển tiếp tế cho Điện Biên Phủ, quân Pháp tập trung máy bay, bom đạn đánh phá ác liệt. Các đèo Sơn La, Chiếng Phốc, đèo Meo, Pha Đin,... trở thành những trọng điểm - nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa công binh, cao xạ, dân công của ta với máy bay và bom đạn địch. Các đội phá bom đã kiên cường bám trụ trên các trọng điểm, nghiên cứu các quy luật hoạt động của máy bay, cũng như tính năng tác dụng của các loại bom, từ đó đúc kết thành kinh nghiệm phá bom, góp phần bảo đảm giao thông thông suốt.
Sau
2 đợt tiến công của ta, Bộ Chỉ huy Pháp đã thấy tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ đứng trước nguy cơ có thể bị tiêu diệt. Mọi cố gắng của Pháp và
Mỹ sau đó cũng không cứu vãn được tình thế nguy kịch. Bị pháo binh, cao
xạ của ta khống chế chặt chẽ, từ ngày 27-3-1954, không một máy bay nào
của địch có thể hạ cánh xuống Mường Thanh. Địch chỉ còn một cách duy
nhất là thả quân, thả hàng xuống Điện Biên Phủ bằng dù. Nhưng biện pháp
này vô cùng tốn kém và hiệu suất thấp vì vấp phải lưới lửa phòng không
của ta. Các máy bay địch không dám bay thấp để thả dù vì dễ bị các đơn
vị cao xạ của ta tiêu diệt. Chúng buộc phải thả dù từ trên cao. Bay cao
tuy an toàn hơn nhưng phần lớn dù thả xuống lại rơi vào khu vực trận địa
vây lấn của ta.
Cuối tháng 4-1953, công tác bảo đảm cung cấp tiếp tế cho bộ đội đã cơ bản hoàn thành, các đơn vị được bổ sung đầy đủ vũ khí, đạn, trang bị,... sẵn sàng bước vào đợt tiến công mới.
Trưa ngày 01-5-1954, pháo các cỡ của ta bắn mãnh liệt vào khu vực trận địa địch, mở đầu cho đợt tiến công thứ ba. Trong đợt bắn phá này, lần đầu tiên hỏa tiễn H6 của ta xuất trận. Tiếng nổ dữ dội của các viên đạn hỏa tiễn H6 khiến cho binh lính địch vô cùng khiếp sợ. Cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị tê liệt không bắn được viên đạn nào. Sau đợt pháo kích kéo dài gần 1 giờ, bộ đội ta từ các hướng đồng loạt tiến công vào các vị trí của địch, áp sát hơn tung thâm.
Đêm ngày 01-5, Trung đoàn 98 tiêu diệt cứ điểm C1l, Trung đoàn 88 tiêu diệt cứ điểm 311, Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm 505 và 505A, Trung đoàn 57 tiêu diệt khu C Hồng Cúm. Ngày 03-5, Cô-nhi lệnh cho Đờ Cát phá súng đạn và các phương tiện, chuẩn bị mở đường máu rút chạy về Lào. Chúng dự kiến rút chạy vào 20 giờ ngày 07-5. Kế hoạch rút chạy của chúng chưa kịp triển khai thì ngày 05-5, quân ta lại tiến công mãnh liệt, nhanh chóng chiếm các vị trí còn lại và khép chặt mọi con đường rút chạy của địch.
Nắm chắc tình hình địch đang tan rã và căn cứ vào sự phát triển thuận lợi trên các hướng tiến công, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định hạ lệnh cho các đơn vị chuyển sang tổng công kích vào hồi 20 giờ 30 phút ngày 06-5-1954, lấy tiếng nổ của khối bộc phá đánh đồi A1 làm hiệu lệnh.
Trước đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch thông qua phương án đánh cứ điểm đồi A1. Bộc phá được đưa theo đường hầm mới đào vào đặt dưới hầm ngầm. Ban đầu nhiệm vụ được giao cho đại đội công binh thuộc Đại đoàn 316, nhưng do anh em chưa có kinh nghiệm nên nhiệm vụ được chuyển giao cho Trung đoàn công binh 151. Trung đoàn đã tổ chức một đội đặc biệt gồm 20 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung phụ trách. Sau 15 ngày đêm kiên cường, bền bỉ, đường hầm dài 49m đã hoàn thành. Khối thuốc nổ 1.000kg chia làm 49 gói được xếp vào cuối đường hầm, 6 đường dây cháy chậm truyền nổ nụ xòe và 1 đường điểm hỏa bằng điện đã được nối xong.
18 giờ ngày 06-5, ta tập trung hỏa lực pháo bắn dữ dội vào các cứ điểm còn lại. Ngoài lực lượng pháo 105mm và 75mm, cối 120mm và 81mm, ta còn sử dụng 12 dàn hỏa tiễn H6. 20 giờ 30 phút cùng ngày, khối bộc phá 1.000kg ở đồi A1 được lệnh phát nổ. Cùng lúc bộ binh ta đồng loạt tiến công, 4 giờ sáng ngày 07-5, Trung đoàn 174 làm chủ đồi A1. Cùng trong đêm, Trung đoàn 98 tiêu diệt cứ điểm C2, Trung đoàn 165 diệt cứ điểm 506 ở Bắc Mường Thanh. Đại đoàn 308 đánh chiếm cứ điểm 310 ở phía Tây Mường Thanh. Trận địa tiến công của ta chỉ còn cách hầm chỉ huy của Đờ Cát khoảng 300m.
Bộ Chỉ huy chiến dịch lệnh cho các đơn vị tổng công kích tập đoàn cứ điểm. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Trong chiến dịch, các lực lượng kỹ thuật quân sự đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi; khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng kỹ thuật quân sự, nhất là ngành quân khí, quân giới, vận tải, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật quân sự những năm tiếp theo./.
-----------------------------------------------
(1). Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Từ điển Lịch sử Quân sự Việt Nam. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 85
(2). Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử Hậu cần - Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 509
Phim tài liệu Chiến thắng Điện Biên Phủ 07 - 05 - 1954
Công tác hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ - minh chứng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
Quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ, xây dựng một Tập đoàn cứ điểm mạnh tại đây đã cho thấy quyết tâm thôn tính nước Việt Nam cho kỳ được của Thực dân Pháp. Sau khi thất bại ở hầu khắp các chiến trường đồng thời nhằm cứu vãn bản kế hoạch Nava đang bị nghi ngờ về tính khả thi của nó thì lần này vùng rừng núi Tây Bắc hẻo lánh lại là mục tiêu tâm điểm, là nỗ lực cuối cùng, lớn nhất và mang tính chất quyết định cho toàn bộ cục diện cuộc chiến của cả hai bên. Với người Pháp, Điện Biên Phủ có những lợi thế rõ ràng về mặt quân sự và họ đã biến những lợi thế đó thành điểm mạnh trong quá trình xây dựng Tập đoàn cứ điểm này.
49 cứ điểm, với 8 trung tâm đề kháng được định hình một cách nhanh chóng trong ba phân khu trải dài khắp lòng chảo Mường Thanh. Mỗi cứ điểm là một hệ thống phòng ngự với binh lực, hỏa lực lợi hại, được trang bị các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt; bản thân mỗi cứ điểm lại có khả năng chi viện cho các cứ điểm khác khi cần, tạo nên một mạng lưới liên hoàn của toàn bộ Tập đoàn cứ điểm. Viện trợ của Mỹ được ưu tiên tối đa cho Điện Biên Phủ, các nhân vật cao cấp của cả Pháp và Mỹ dành sự quan tâm tuyệt đối cho cuộc chiến; các sĩ quan giỏi nhất cũng được huy động trong viễn tưởng của ánh hào quang chiến thắng. Không thể phủ nhận, cho đến thời điểm ấy, đó là Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương, là niềm tự hào của cả Pháp và Mỹ trong sự tính toán một cách khoa học, logic của những người đứng đầu đội quân viễn chinh Pháp.
Ngay khi biết Thực dân Pháp dựng lên một cái bẫy khổng lồ ở Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã chấp nhận giao chiến với chúng, chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược để kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang ngày càng có lợi cho ta. Một kế hoạch chuẩn bị cho cuộc chiến vĩ đại sắp tới được chuẩn bị kỹ lưỡng với sự góp sức của cả nước. Bốn đại đoàn bộ binh, một đại đoàn pháo binh được lệnh hành quân ra mặt trận. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong lịch sử cả dân tộc đã ra mặt trận cùng bộ đội đánh giặc với đủ lực lượng từ thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; già, trẻ, gái, trai từ nhiều địa phương. Một cuộc cách mạng về hậu cần đã làm cho một khối lượng khổng lồ lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược, vũ khí, … từ vùng do Việt Minh kiểm soát được chuyển lên Điện Biên Phủ một cách nhanh chóng, liên tục không ngừng nghỉ. Số lượng những người vận chuyển này nhiều hơn quân đội, gấp nhiều lần quân đội và được tổ chức, biên chế như quân đội. Đoàn người vận chuyển lương thực, đoàn quân hực hực khí thế, đoàn xe vận chuyển vũ khí, đạn dược thành dòng chảy bất tận tiến lên Điện Biên Phủ. Trong dòng chảy ấy, những dân công sẵn sàng chỉ ăn rau dại, măng rừng và chút ít gạo buộc ở ghi đông xe đạp thồ, tuyệt nhiên không dám động vào hạt gạo chở lên Điện Biên Phủ; họ sẵn sàng nằm trên những tấm ni lông trải dưới đất, không dám ngủ hết giấc; những bàn chân, đôi tay chai sần, tóe máu gắng sức để đi vậy mà khối lượng lương thực vận chuyển được luôn vượt mức, hết lượt này đến lượt khác vượt qua địa hình hiểm trở, qua lửa đạn của quân thù để hoàn thành nhiệm vụ; chiếc xe đạp do chính người Pháp sản xuất trở thành phương tiện vận chuyển chủ yếu, mỗi xe chở được từ 150kg đến 200kg, dân công Ma Văn Thắng ở Phú Thọ nâng tải trọng chiếc xe của mình lên 337kg, trở thành người đạt năng xuất cao nhất chiến dịch; tên gọi “xe đạp thồ” cũng từ sự kiện này mà ra. Máy bay trinh sát của Pháp liên tục dội bom xuống những tuyến đường, ngăn chặn bước tiến của quân ta, đau thương không phải là ít nhưng chưa bao giờ con đường lên Điện Biên Phủ bị cắt đứt. Hàng trăm dân công sửa đường vẫn miệt mài làm việc, vẫn lặng lẽ hi sinh để cho tuyến đường luôn được thông suốt; để cho việc tải lương, tải đạn chưa bao giờ bị chậm trễ, ngừng nghỉ. Trong chiến dịch này, hầu hết xe vận tải của ta đã được đưa ra mặt trận, 628 xe phục vụ liên tục suốt ngày đêm. Bộ đội vận tải đã nêu cao tinh thần dũng cảm, chịu đựng thiếu thốn, khắc phục khó khăn, cho xe chạy không đèn trong đêm, lợi dụng sương mù chạy ban ngày, vựơt qua bom chờ nổ, cơ động nhanh một khối lượng lớn lương thực, đạn dược phục vụ chiến dịch.
Cùng với việc tích cực chuẩn bị chiến trường, ở hậu phương (vùng mới giải phóng) Đảng ta quyết tâm thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho người dân. Có thể nói lần đầu tiên người dân được làm chủ trên chính mảnh đất của họ, là bước ngoặt trong cuộc sống của dân cày, động viên được các tầng lớp nhân dân ở vùng tự do, mới giải phóng và sau lưng địch tin tưởng vào đường lối của Đảng, một lòng một dạ đi theo cách mạng; sẵn sàng chi viện hết mình cho tiền tuyến. Chủ trương này còn mang lại cho cả cán bộ, chiến sĩ ở tiền tuyến yên tâm chiến đấu, hoàn thành sứ mệnh cách mạng của mình. Vì thế, toàn dân tộc đã tạo thành khối đại đoàn kết, dồn sức người, sức của, sức tinh thần cho chiến dịch. Thực tiễn đã khẳng định: đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.
Navarre đã tính toán mọi kế hoạch, biện pháp và khả năng để Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phát huy sức mạnh một cách tối ưu nhất. Một cái bẫy khổng lồ được dựng sẵn dưới lòng chảo để nhử quân chủ lực Việt Nam đến để giao chiến, nhưng chúng không biết rằng vị chỉ huy tối cao của chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có những tính toán của riêng mình và đó là tính toán của người Việt Nam trên mảnh đất mà họ được quyền làm chủ. Thực tế đã cho thấy với địa hình đặc biệt như ở Điện Biên Phủ không phải là không có lợi cho Quân đội nhân dân Việt Nam; những vùng rừng núi bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ rất dễ dàng cho quân ta có thể che giấu những loại vũ khí lớn mà địch khó có thể phát hiện ra được, đặc biệt là những khẩu pháo to. Điều quan trọng là làm thế nào để di chuyển những khẩu pháo ấy vào những vị trí thuận lợi và ngụy trang hoàn hảo, là một bất ngờ lớn với Thực dân Pháp. Để tạo nên bất ngờ ấy hàng trăm con người, bộ đội và dân công đã nỗ lực phi thường làm nên điều không tưởng: Mở con đường kéo pháo bằng tay với chiều dài 15km, rộng 3m vượt qua đỉnh Pu Pha Sông cao 1175m để kéo những khẩu pháo nặng hơn 2 tấn hoàn toàn bằng sức người lên núi. Khi công việc còn chưa xong thì có quyết định thay đổi phương châm từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”. Mọi công tác chuẩn bị cho phương án mới được thực thi một cách nhanh chóng, quan trọng là chuẩn bị hậu cần cho đánh dài ngày và kéo pháo ra quay về vị trí tập kết để làm hầm trú ẩn cho pháo ở những vị trí thuận lợi, an toàn hơn. Một lần nữa con đường kéo pháo lại trở thành chướng ngại vật khổng lồ, có thể làm chùn bước chân của bất cứ chiến sĩ nào. Vậy mà, vẫn những con người ấy lại nhẫn nại từng chút một, đưa từng khẩu pháo xuống dốc, quay về vị trí ban đầu một cách an toàn. Rất nhiều các chiến sĩ của ta đã bị thương bởi máy bay oanh tạc của địch; trường hợp anh Tô Vĩnh Diện hi sinh khi lấy cả thân mình cứu pháo là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần vì nước quên thân; trong những lúc hiểm nguy, gian khó chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại sáng ngời hơn bao giờ hết.
Công tác Quân y vốn rất cần thiết đối với bộ đội ta ở các chiến trường. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có bước tiến bộ hơn hẳn các chiến dịch trước. Với khẩu hiệu: “Mỗi ô tô là một bệnh xá lưu động”, chiến sĩ quân y đó cùng với lái xe đã tận dụng mọi hình thức như lót lá, lót rơm, làm cáng để vận chuyển thương binh về phía sau một cách an toàn. Các thầy thuốc nổi tiếng như bác sĩ, Bộ trưởng Bộ Y tế Vũ Đình Tụng, Bác sĩ Thứ trưởng Bộ y tế Tôn Thất Tùng cũng tham gia chiến dịch và trực tiếp phẫu thuật cho thương binh ngay tại mặt trận. Đặc biệt, các Đội quân y Trung đoàn, tiểu đoàn đã bám sát trận địa , xây dựng hệ thống trạm quân y trong lòng đất để cứu chữa thương bệnh binh.
Sau khi đã chuẩn bị mọi mặt, ngày 13/3/1954, Quân đội nhân dân Việt Nam nổ súng tấn công vào Tập đoàn cứ điểm của Thực dân Pháp, bắt đầu trận công kiên lớn nhất trong lịch sử đất nước từ trước đến nay. 56 ngày đêm ác liệt với ba đợt tấn công, bóc từng lớp vỏ cứng của Tập đoàn cứ điểm đã khiến hơn 16.000 lính Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu cùng toàn bộ “cơ ngơi” của Tập đoàn cứ điểm hoàn toàn thuộc về Việt Minh. Để lá cờ đỏ sao vàng tung bay phất phới trên nóc hầm tên tướng bại trận De Castries vào chiều ngày 07/5/1954, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu, hi sinh không biết mệt mỏi. Có những cao điểm ta đã phải giành giật với địch 39 ngày đêm; có những trận đánh các đơn vị của ta hi sinh phần lớn vẫn không làm nhụt ý chí tiến lên tiêu diệt quân thù của bộ đội.
Trong 210 ngày (từ tháng 11/1953 đến tháng 5/1954) lực lượng và đảm bảo hậu cần của ta phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ như sau:
- Quân số hậu cần chiến dịch: 3.168 người phân bố trong 7 đội điều trị, 1 đội vận tải ô tô 446 xe, binh trạm 18 và trạm điều chỉnh giao thông, kho quân nhu, quân khí.
- Lực lượng tăng cường có: 4 tiểu đoàn công binh sửa đường, 2 đại đội thông tin, 2 tiểu đoàn 37mm (24 khẩu) và đại đội 12,7mm.
- Lực lượng dân công: 261.453 người với 3 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, 500 ngựa thồ.
- Lương thực, thực phẩm cung cấp cho chiến dịch: 25.056 tấn gạo, 907 tấn thịt, 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1860 lít dầu an và 280kg mỡ.
- Quân trang, quân y: 71 tấn quân trang, 1783 tấn xăng dầu; 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y. Điều trị cho 10.130 thương binh và bệnh binh (chưa kể số thương binh của địch).
- Về vũ khí, đạn dược: Hơn 3 triệu viên đạn các loại, 96.480 quả lựu đạn, 27,5 tấn thuốc nổ, 4950 chiếc cuốc, 8700 chiếc xẻng, 2920 con dao.
Tổng khối lượng cung cấp cho chiến dịch là 30.759 tấn, trong đó tiêu thụ hết 19.989 tấn. Khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ là 4.450.000tấn/km, gấp 36 lần khối lượng vận chuyển trong chiến dịch Biên giới. Làm mới 89km và sửa chữa, củng cố 500km đường. Đó chính là những kỳ công của ta đảm bảo cho chiến dịch thắng lợi.
Chiến thắng vĩ đại của người Việt Nam tại mảnh đất Điện Biên Phủ năm 1954 là một bước ngoặt của lịch sử thế giới đương đại. Đối với Việt Nam, chưa đầy 10 năm sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, họ đã làm nên một chiến thắng vô song "Trên thế giới chưa từng có. Trong lịch sử chưa từng thấy” bằng sức mạnh đoàn kết, nhất trí của toàn dân tộc. Đây cũng là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, chấm dứt sự đô hộ chế độ của Thực dân, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ ne vơ công nhận độc lập, chủ quyền của ba nước Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia, cuốn cờ, rút quân khỏi Việt Nam, từ đây miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong chiến dịch này, công tác hậu cần đã trải qua nhiều khó khăn trở ngại, nhiều lúc tưởng chừng như không thể vượt qua được. Nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, toàn quân tham gia, được hậu phương hết lòng chi viện, công tác hậu cần đã hoàn thành được nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang, góp phần vào chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của toàn dân tộc. Đó là một đòn sấm sét giáng mạnh vào chủ nghĩa thực dân và đế quốc trên toàn thế giới, làm thay đổi cục diện chính trị - quân sự ở Đông Dương, làm lung lay thành trì của Pháp tại các nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh dành độc lập dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Công tác chính trị trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đồng
chí Lê Liêm - Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị được giao trọng trách
Chủ nhiệm chính trị chiến dịch, lên đường theo Bộ chỉ huy chiến dịch. Cơ
quan này được đặt ngay cạnh lán làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
kịp thời nhận nhiệm vụ cũng như tham mưu về công tác chính trị trong
từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Đường
lên Điện Biên Phủ là một khung cảnh hùng vĩ chưa từng thấy, không phải
bởi thiên nhiên. Lần đầu tiên người ta chứng kiến cảnh cả nước ra mặt
trận. Từng đoàn dân công từ các địa phương, xe thồ, xe vận tải, xe kéo
pháo ùn ùn kéo nhau lên Điện Biên Phủ. Bộ binh, pháo binh, công binh,
văn công..., đơn vị này nối tiếp đơn vị kia hăng hái, mạnh mẽ hành
quân trong tiếng cỗ vũ, reo hò của đồng bào các dân tộc. Màu đất mới
trên các truyến đường mới mở nối tiếp những đèo, núi rồi lại suối không
làm chùn những bước chân đang tiến bước. Chưa bao giờ không khí chiến
dịch lại tưng bừng, khí thế và hào hùng đến như vậy bất chấp địch quân
trút hàng loạt tấn bom dội xuống các con đường nhằm ngăn chặn tiếp viện.
Trước đó, theo đề nghị của Đảng ta, Quốc hội Việt Nam dân chủ
cộng hòa đã ban hành Luật ruộng đất. Sự kiện trọng đại này
đã thổi một luồng sinh khí mới vào hàng ngũ những người
kháng chiến, đặc biệt là cán bộ, chiến sĩ trong quân đội vốn
phần lớn xuất thân từ nông dân, tạo thành khung cảnh hùng tráng
cả nước ra trận hôm nay. Thêm vào đó phương châm “Tích cực, chủ
động, cơ động, linh hoạt” của Trung ương luôn được quán triệt sâu sắc,
liên tục đẩy lùi tâm lý xao xuyến, sợ khó, sợ khổ của bộ đội, khiến họ
luôn xác định “Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi”. Trong cuốn
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn khẳng
định: “Đây là một cuộc hành quân chiến dịch tốt nhất từ xưa
tới nay”.
Bước
vào chiến dịch, ta chủ trương thực hiện “Đánh nhanh thắng nhanh” trong 3
đêm 2 ngày, trong điều kiện khó khăn về việc vận chuyển hậu cần và lo
ngại nếu kéo dài, địch sẽ tăng quân tiếp viện, tập đoàn cứ điểm ngày
càng được củng cố. Mệnh lệnh chiến đấu được phổ biến đến từng đơn vị,
cùng với việc xuất trận lần đầu của trọng pháo, bộ đội phấn khởi, thể
hiện rõ quyết tâm tiêu diệt địch trong trận đánh này. Tuy nhiên với
trách nhiệm của “Tướng quân tại ngoại”, khi nhận thấy còn nhiều sơ hở
khi tổ chức đánh nhanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gây bất ngờ cho mọi
người bằng một quyết định táo bạo. Rõ ràng, trong trận đánh này ta đã
tạo được một sức mạnh tinh thần to lớn, tuy nhiên, sức mạnh tinh thần ấy
cần được đặt vào đúng chỗ. Ta cần nhiều những điều kiện hơn nữa để đảm
bảo “chỉ được thắng, không được bại” trong trận đánh quyết định này.
Quyết định chuyển sang phương châm “Đánh chắc tiến chắc” khiến cho đa số
cán bộ dự cuộc họp sáng ngày 26/1/2015 tại Sở chỉ huy chiến dịch tại
Mường Phăng bất ngờ. Các khó khăn được Đại tướng đưa ra nhằm định hướng
về một cuộc chiến kéo dài mới có thể tiêu diệt địch. Cuộc tiến công theo
dự định được hoãn lại, bộ đội trên toàn tuyến lui lại vị trí ban đầu,
pháo được kéo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành
mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu; hậu cần chuyển
sang chuẩn bị theo phương châm mới. “Quân lệnh như sơn”, mặc dù có
những ý kiến khác nhau khi thay đổi phương án tác chiến, tất cả mệnh
lệnh được chấp hành nghiêm túc, pháo nhất loạt quay đầu, Đại đoàn 308
hành quân sáng Lào làm nhiệm vụ cắt đứt đường liên lạc giữa Điện Biên
Phủ và Luông Phabang của Pháp. Ta đã làm tốt công tác chính trị, chỉnh
huấn tư tưởng cán bộ chiến sĩ tin tưởng vào đường lối mới, yên tâm chiến
đấu sẽ đi tới thắng lợi cuối cùng.
Càng
vào sâu chiến dịch, công tác chính trị lại càng được đẩy mạnh và triển
khai một cách sâu rộng. Trong tình hình một Tập đoàn cứ điểm mạnh chưa
từng có nhằm tiêu diệt quân chủ lực Việt Nam, ta đã tạo cho bộ đội một
quyết tâm chiến đấu rất cao. Cán bộ, chiến sĩ đã thấy được
chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, những điều kiện tất thắng của
ta. Ý nghĩa to lớn của chiến dịch thấm tới từng người: "Tiêu
diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch, đập tan kế hoạch
Navarre, đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược của đế
quốc Pháp - Mỹ, mở ra một cục diện mới cho kháng chiến". Những
khẩu hiệu của chiến dịch đã trở thành quyết tâm của mọi
người:
- Tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ!
Địch cố thủ, kiên quyết đánh!
Địch bỏ chạy, kiên quyết truy!
Địch tăng cường, kiên quyết diệt!...
Ngày 11 tháng 3 năm 1954, 2 ngày trước trận mở màn, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh được gửi ra mặt trận, Bác viết:
- "Các chú sắp ra trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn khó khăn nhưng rất vinh quang.
Các
chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân sự, đã thu được
nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều
đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin chắc rằng các
chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn
gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới.
Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất.
Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú ".
Lệnh
động viên toàn thể cán bộ, chiến sĩ mở cuộc tiến công vào
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng đã được gửi tới các đơn
vị chiến đấu:
-
"Chiến dịch Điện Biên Phủ sắp bắt đầu! Đây là chiến dịch công
kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước tới
nay... Đánh thắng ở Điện Biên Phủ, chúng ta sẽ phá tan kế hoạch
Navarre hiện đã bị thất bại nặng nề, sẽ giáng một dòn chí
tử vào âm mưu mở rộng chiến tranh của bọn đế quốc Pháp - Mỹ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi sẽ có một ảnh hưởng vang
dội trong nước và ngoài nước sẽ là một cống hiến xứng dáng
vào phong trào hòa bình thế giới đòi chấm dứt chiến tranh ở
Việt - Miên - Lào... Giờ ra trận đã đến!
-
Tất cả các cán bộ và chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả
các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giật lá
cờ "Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch".
Chưa
lúc nào khí thế chiến đấu lại hào hùng, phấn khích như lúc này, bộ đội
đều viết quyết tâm thư kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày
giờ nổ súng bắt đầu, ta nhanh chóng giành thắng lợi trong đợt tấn công
thứ nhất, tuy nhiên mới chỉ 6 trong số 49 cứ điểm của địch bị tiêu diệt,
sức mạnh chính của tập đoàn cứ điểm vẫn nằm trong phân khu trung tâm.
Tại các đơn vị tiếp tục một đợt học tập quán triệt nhiệm vụ tới
toàn bộ cán bộ, chiến sĩ, dự kiến mọi khó khăn, xác định
xây dựng trận địa lần này sẽ là một cuộc chiến đấu thực sự;
phát huy tinh thần chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, đảng viên của
Đảng Lao động Việt Nam,nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ,
khắc phục khó khăn, chiến đấu anh dũng của quân đội ta để liên
tục làm trận địa, liên tục chiến đấu với địch.
Bước
vào đợt tấn công thứ hai, ngoại trừ một số cao điểm phía Đông khác bị
tiêu diệt, ta vấp phải sự chống trả quyết liệt của địch tại A1, khó khăn
lớn nhất khi khổng thể mở cửa trước sự ngăn chặn quyết liệt của các
loại hỏa lực của địch khiến cho thương vong của ta khá lớn. Quyết tâm
tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, dù cuộc
chiến đấu phải kéo dài vẫn được giữ vững. Tổng cục chính trị cử
những phái viên của mình tới từng đơn vị, cùng với cán bộ cơ sở giải
quyết những khó khăn về đời sống sinh hoạt, tinh thần cán bộ chiến sĩ.
Trong thời gian này, bùn ngập các chiến hào, muỗi, vắt, thiếu rau, nước
sạch là những địch quân ngầm đe dọa cuộc sống của chiến sĩ trong điều
kiện chiến hào ta ngày càng lộ liễu vì ngày càng tiến gần đến trung tâm
Mường Thanh. Ta từng bước khắc phục khó khăn, về cơ bản vẫn là tinh thần
chiến đấu; lâu rồi thành quen, cán bộ chiến sĩ biết chấp nhận khó khăn,
biến những cái không bình thường thành bình thường, nêu cao tinh thần
chiến đấu tiêu diệt giặc. Các phong trào thi đua giết giặc lập công được
duy trì, đã có nhiều chiến sĩ tiêu diệt nhiều giặc được nêu cao và trở
thành tấm gương trong chiến đấu.
Các
chiến dịch trước đó từng đơn vị chỉ đánh những trận nhỏ trong thời
gian ngắn, sau đó lại được nghỉ ngơi chuẩn bị chiến đấu tiếp. Tại Điện
biên Phủ, trận đánh đã kéo dài gần 2 tháng, vừa chiến đấu vừa xây dựng
trận địa, bộ đội ta buộc phải ăn, ngủ ngay tại công sự trên trận
địa đối mặt với quân địch, cường độ chiến đấu vượt lên sức chịu
đựng của con người. Đã xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực, ngại hi sinh,
ngại gian khổ, cá biệt có trường hợp bỏ nhiệm vụ giữa trận đánh. Tuy
nhiên về cơ bản tinh thần bộ đội vẫn ổn định, đa số vẫn nêu cao quyết
tâm và tinh thần chiến đấu. Công tác giáo dục chính trị đã tập
trung làm cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ nhận rõ tình hình
khó khăn của địch và những điều kiện tất thắng của ta. Từ cán
bộ tới chiến sĩ đều đã tiến hành kiểm điểm, đặc biệt là dập
tắt mọi tư tưởng “hữu khuynh tiêu cực” trước khi bước vào đợt
chiến đấu quyết định.
Xét
về cục diện chung, so sánh về mọi mặt ngày càng có lợi cho ta. Ta đã
ngày càng siết chặt vòng vây với tập đoàn cứ điểm, địch đang gồng sức
chiến đấu trong nỗ lực tuyệt vọng. Các cứ điểm quan trọng lần lượt bị
tiêu diệt. “Con nhím” Điện Biên Phủ đang bị hủy hoại dần dần từ ngoài
với trong. Quân lính Pháp mất hết tinh thần chiến đấu, chỉ co cụm tại
hầm chờ đầu hàng; hậu cần, quân tiếp viện, vũ khí được chi viện nhỏ
giọt. Chiến thắng là điều tất yếu cho những nỗ lực phi thường và cố gắng
không biết mệt mỏi của quân đội nhân dân Việt Nam.
Văn
nghệ cho chiến sĩ cũng được Tổng cục chính trị quan tâm, chú ý. Đoàn
văn công Tổng cục Chính trị và đoàn văn công vừa đi dự đại hội
Liên hoan Thanh niên và Sinh viên thế giới ở Bucarét, từ đầu
chiến dịch đã đi sát các đơn vị tại hỏa tuyến phục vụ liên
tục, tết đến lại về Sở chỉ huy chiến dịch phục vụ bằng những điệu múa
lượn, múa quạt, múa sạp đầy màu sắc, duyên dáng, đậm đà hương
vị quê hương. Trong suốt chiến dịch, văn công biểu diễn tại chiến
hào, trong hầm pháo, hát cho bộ đội ở vị trí tiền tiêu nghe qua
máy điện thoại.
Báo
Quân đội nhân dân ngay từ đầu đã theo Bộ chỉ huy chiến dịch ra mặt trận
Điện Biên Phủ. Lần đầu tiên cả một tòa soạn được tối giản hết mức có
thể, với đầy đủ các bộ phận từ phóng viên, in ấn, giao báo hành quân lên
đường. Lần lượt từng số báo ra đời ngay tại mặt trận đã nhanh chóng
truyền đạt các chủ trương của các cấp lãnh đạo, cập nhật tình hình chiến
sự tại trận địa cũng như các hoạt động tại địa phương được chuyển ra
khắp các chiến hào tới tận tay cán bộ, chiến sĩ. Hơn 33 số báo với nội
dung phong phú được sản xuất thô sơ cách Sở chỉ huy tại Mường Phăng
không xa đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, làm cán bộ chiến
sĩ thêm phấn khởi, thêm niềm tin vào chiến thắng của chiến dịch. Đã có
nhiều bài thơ, văn, bài hát và những thước phim tư liệu quý giá ra đời
trong thời gian này. Truyền đơn vận động binh lính địch được tán
phát vào tận trong khu trung tâm. Cuối tháng tư, ta đã xây dựng
xong một hệ thống loa truyền thanh chung quanh tập đoàn cứ điểm,
thường xuyên tác động vào tư tưởng binh lính đang sống trong
"địa ngục trần gian". Anh em còn có sáng kiến làm những bè
chở biểu ngữ địch vận, tranh cổ động, thả trôi theo dòng sông
Nậm Rốm để những hình ảnh này đập vào mắt quân địch.
Đợt
tấn công thứ ba được quyết định tiến hành, sau khi có những biện pháp
kịp thời tiêu diệt bằng được cứ điểm A1. Cơ quan chính trị lại tiếp tục
xuống từng đơn vị phổ biến kế hoạch tác chiến mới và giáo dục cho toàn
thể bộ đội từ cấp ủy đến đảng viên, từ cán bộ đến chiến sĩ,
nhận thức rõ tình hình, nâng cao quyết tâm hoàn thành nhiệm
vụ. Nhờ đó ta đã hoàn thành mục tiêu trong đợt tấn công thứ ba ngoài
mong đợi. Sự thất thủ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là điều hoàn
toàn nằm trong dự đoán.
Thắng
lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là sự tổng hòa của nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan, trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng là quan trọng. Ta
đã có sự chuẩn bị, đối sách, chủ trương đúng đắn, hợp lý trên mọi
phương diện. Đối với công tác chính trị, “Đây là một thành công rất
lớn của công tác chính trị trên mặt trận Điện Biên Phủ, một
trong những thành công lớn của công tác chính trị trong lịch sử
chiến đấu của quân đội ta”./.
Hồng Nhung
Bảo đảm vũ khí kỹ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Giai đoạn chuẩn bị Chiến dịch: chu đáo, đúng kế hoạch
Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Các đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, Đại đoàn công pháo 351 được lệnh chuẩn bị tham gia chiến dịch. Hai nhiệm vụ cấp bách khó khăn nhất cần giải quyết lúc này là mở đường vào Điện Biên Phủ, đưa lương thực và vũ khí trang bị đến khu vực chiến đấu, nhất là lực lượng pháo binh, pháo phòng không.
Đại đoàn công pháo 351 gồm Trung đoàn pháo binh 45 có 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 24 khẩu; Trung đoàn sơn pháo 675 có 5 đại đội sơn pháo 75mm, 15 khẩu; Trung đoàn pháo phòng không 367 có 2 tiểu đoàn phòng không 37mm, 24 khẩu và 2 đại đội súng máy phòng không 12,7mm có 24 khẩu(1).
Trung đoàn 45 là trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của quân đội ta, được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam - Trung Quốc). Trung đoàn pháo cao xạ 367, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Cương (Quảng Tây - Trung Quốc), cuối năm 1953 hành quân về nước và được điều ngay lên mặt trận Điện Biên Phủ. Cả 2 trung đoàn trên đều được Liên Xô, Trung Quốc giúp trang bị vũ khí. Quân giải phóng Trung Quốc giúp đỡ đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật và huấn luyện bộ đội.
Ngoài Trung đoàn công binh 151, Bộ Chỉ huy chiến dịch điều động hàng vạn thanh niên xung phong, dân công, công nhân làm nhiệm vụ mở đường. Anh chị em phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 151 làm việc không kể ngày đêm. Đến ngày 27-11-1953, một số tuyến đường vào địa bàn chiến dịch đã được sử dụng. Các đoàn xe vận tải chở vũ khí, lương thực phục vụ chiến dịch đã đến được Tuần Giáo. Ngày 16-01-1954, Trung đoàn 45 (24 khẩu l05mm), Trung đoàn pháo cao xạ 367 (24 khẩu 37mm) đã có mặt ở km số 70 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.
Nhận thức rõ việc bảo đảm vũ khí và lương thực cho các lực lượng tham gia Chiến dịch (khoảng 55.000 người) là một việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ đã huy động 260.000 dân công, trên 20.000 xe đạp thồ, 17.000 ngựa thồ, trên 11.800 thuyền bè các loại và 628 xe ô tô phục vụ vận chuyển hàng hóa, vũ khí đạn dược cho Chiến dịch.
Do địa bàn chiến dịch xa hậu phương, lại qua nhiều địa hình hiểm trở, việc tổ chức vận chuyển cung cấp vũ khí đạn dược được tổ chức thành hai tuyến. Tuyến hậu phương do Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần), Hội đồng cung cấp mặt trận các Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3-4 đảm nhiệm. Tuyến chiến dịch do Tổng cục Cung cấp tiền phương và Hội đồng cung cấp mặt trận khu Tây Bắc phụ trách. Vũ khí trang bị kỹ thuật từ Việt Bắc sang giao hàng ở Ba Khe trên đường 13; hướng từ Liên khu 3, 4 ra giao hàng ở Suối Rút. Tổng cục Cung cấp ở hậu phương phụ trách việc chuyển vũ khí, trang bị kỹ thuật lên đến Ba Khe và giao lại cho Tổng cục Cung cấp tiền phương. Tổng cục Cung cấp tiền phương sau khi nhận được hàng hóa tổ chức vận chuyển từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc cất trữ, bảo quản vũ khí, Tổng cục Cung cấp tiền phương tổ chức bố trí các kho dự trữ ở quanh thị xã Sơn La và các kho trung tuyến trong phạm vi từ km số 31 đến km số 87 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Các kho được bố trí hợp lý, bí mật, an toàn, thuận tiện cho việc tiếp nhận và cấp phát.
Phương châm vận tải trong chiến dịch là “cơ giới là chủ yếu, triệt để phát huy cơ giới đồng thời tranh thủ mọi phương tiện thô sơ”(2). Lần đầu tiên ta sử dụng một số lượng lớn xe ô tô làm nhiệm vụ vận chuyển. Từ tháng 12-1953, tuyến vận tải tiền phương tập trung xe ô tô vận tải từ Ba Khe, Suối Rút, Bãi Sang lên Sơn La và Tuần Giáo. Sang tháng 01-1954, khi đường Tuần Giáo đã thông xe, cơ quan hậu cần tập trung lực lượng, phương tiện tranh thủ vận chuyển vật chất hậu cần kỹ thuật lên khu vực tập kết chiến dịch. Để chỉ huy tuyến vận tải dài 500 km từ hậu phương ra mặt trận, cơ quan hậu cần được Bộ Chỉ huy chiến dịch tăng cường các phương tiện thông tin bảo đảm chỉ huy trên từng chặng và toàn tuyến.
Sau khi Bộ Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định thay đổi phương châm tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, lực lượng tham gia chiến dịch tăng lên, thời gian tác chiến dài hơn, khối lượng vật chất tăng lên gấp nhiều lần. Theo phương châm tác chiến ban đầu, dự kiến nhu cầu bảo đảm đạn cho chiến dịch là 434 tấn. Nhưng sau khi chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, tổng số đạn cần cho chiến dịch lên tới l.455 tấn. Đây là lượng đạn lớn nhất kể từ đầu cuộc kháng chiến mà ngành kỹ thuật quân sự phải bảo đảm cho một chiến dịch.
Trước nhiệm vụ nặng nề và đầy khó khăn đó, Cục Quân khí huy động tất cả số đạn dự trữ ở các kho, chuyển về nước toàn bộ số đạn pháo 105mm ta thu được trong Chiến dịch Biên giới đang gửi ở Long Châu (Trung Quốc) gồm 11.715 viên, 400 viên đạn pháo 105mm thu được trong trận Ba-Na-Phào (chiến dịch Trung Lào) cũng được chuyển gấp lên Điện Biên Phủ. Trong những ngày cuối của chiến dịch, có loại vũ khí đạn các nước bạn viện trợ không nhập kịp vào kho mà được gửi thẳng ra mặt trận (như hỏa tiễn H6). Để giải quyết việc cung cấp tiếp tế đạn cho mặt trận, Tổng cục Cung cấp thành lập Ban Quân khí tiền phương do đồng chí Nguyễn Văn Nam, Cục trưởng Cục Quân khí làm Trưởng ban; đồng chí Phan Tử Lăng, Cục phó Cục Quân khí làm Phó ban. Ban Quân khí tiền phương trong chiến dịch này có tới 139 cán bộ các cấp. Đây là số cán bộ của cơ quan quân khí đi phục vụ chiến dịch đông nhất kể từ trước tới nay (chưa kể số cán bộ được Chính phủ điều động bổ sung và 4 đội thanh niên xung phong gồm 478 người tham gia cấp phát đạn cho bộ đội).
Ngày 11-3-1954, các khẩu pháo được kéo vào trận địa. Công tác chuẩn bị cho Chiến dịch đã được chuẩn bị chu đáo, đúng kế hoạch. Lực lượng tham gia chiến đấu sẵn sàng chờ mệnh lệnh nổ súng tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm tác chiến mới.
Giai đoạn thực hành chiến dịch: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đúng 17 giờ ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận pháo kích mở màn chiến dịch đạt hiệu quả cao: sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm của địch bị trúng đạn, các trận địa pháo của địch ở khu trung tâm hoàn toàn bị tê liệt. Trận đánh kết thúc vào hồi 23 giờ 30 phút. Trung tâm đề kháng Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn. Đêm ngày 14 rạng ngày 15-3, ta tiếp tục tiến công và tiêu diệt cứ điểm đồi Độc Lập. Tiếp theo đó, quân địch ở Bản Kéo ra hàng. Thừa thắng, Trung đoàn 36 tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía trước sân bay Mường Thanh. Thắng lợi ở Bản Kéo kết thúc đợt một của chiến dịch. Toàn bộ phân khu phía Bắc của tập đoàn cứ điểm bị tiêu diệt. Cánh cửa vào trung tâm Mường Thanh được mở tung.
Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Các đại đoàn bộ binh 308, 304, 312, 316, Đại đoàn công pháo 351 được lệnh chuẩn bị tham gia chiến dịch. Hai nhiệm vụ cấp bách khó khăn nhất cần giải quyết lúc này là mở đường vào Điện Biên Phủ, đưa lương thực và vũ khí trang bị đến khu vực chiến đấu, nhất là lực lượng pháo binh, pháo phòng không.
Đại đoàn công pháo 351 gồm Trung đoàn pháo binh 45 có 2 tiểu đoàn pháo 105mm, 24 khẩu; Trung đoàn sơn pháo 675 có 5 đại đội sơn pháo 75mm, 15 khẩu; Trung đoàn pháo phòng không 367 có 2 tiểu đoàn phòng không 37mm, 24 khẩu và 2 đại đội súng máy phòng không 12,7mm có 24 khẩu(1).
Trung đoàn 45 là trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên của quân đội ta, được huấn luyện ở Mông Tự (Vân Nam - Trung Quốc). Trung đoàn pháo cao xạ 367, sau 6 tháng huấn luyện ở Tân Cương (Quảng Tây - Trung Quốc), cuối năm 1953 hành quân về nước và được điều ngay lên mặt trận Điện Biên Phủ. Cả 2 trung đoàn trên đều được Liên Xô, Trung Quốc giúp trang bị vũ khí. Quân giải phóng Trung Quốc giúp đỡ đào tạo cán bộ, nhân viên kỹ thuật và huấn luyện bộ đội.
Ngoài Trung đoàn công binh 151, Bộ Chỉ huy chiến dịch điều động hàng vạn thanh niên xung phong, dân công, công nhân làm nhiệm vụ mở đường. Anh chị em phối hợp chặt chẽ với Trung đoàn 151 làm việc không kể ngày đêm. Đến ngày 27-11-1953, một số tuyến đường vào địa bàn chiến dịch đã được sử dụng. Các đoàn xe vận tải chở vũ khí, lương thực phục vụ chiến dịch đã đến được Tuần Giáo. Ngày 16-01-1954, Trung đoàn 45 (24 khẩu l05mm), Trung đoàn pháo cao xạ 367 (24 khẩu 37mm) đã có mặt ở km số 70 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.
Nhận thức rõ việc bảo đảm vũ khí và lương thực cho các lực lượng tham gia Chiến dịch (khoảng 55.000 người) là một việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định thắng lợi, Trung ương Đảng và Chính phủ đã huy động 260.000 dân công, trên 20.000 xe đạp thồ, 17.000 ngựa thồ, trên 11.800 thuyền bè các loại và 628 xe ô tô phục vụ vận chuyển hàng hóa, vũ khí đạn dược cho Chiến dịch.
Do địa bàn chiến dịch xa hậu phương, lại qua nhiều địa hình hiểm trở, việc tổ chức vận chuyển cung cấp vũ khí đạn dược được tổ chức thành hai tuyến. Tuyến hậu phương do Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần), Hội đồng cung cấp mặt trận các Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3-4 đảm nhiệm. Tuyến chiến dịch do Tổng cục Cung cấp tiền phương và Hội đồng cung cấp mặt trận khu Tây Bắc phụ trách. Vũ khí trang bị kỹ thuật từ Việt Bắc sang giao hàng ở Ba Khe trên đường 13; hướng từ Liên khu 3, 4 ra giao hàng ở Suối Rút. Tổng cục Cung cấp ở hậu phương phụ trách việc chuyển vũ khí, trang bị kỹ thuật lên đến Ba Khe và giao lại cho Tổng cục Cung cấp tiền phương. Tổng cục Cung cấp tiền phương sau khi nhận được hàng hóa tổ chức vận chuyển từ Ba Khe, Suối Rút lên Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc cất trữ, bảo quản vũ khí, Tổng cục Cung cấp tiền phương tổ chức bố trí các kho dự trữ ở quanh thị xã Sơn La và các kho trung tuyến trong phạm vi từ km số 31 đến km số 87 đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ. Các kho được bố trí hợp lý, bí mật, an toàn, thuận tiện cho việc tiếp nhận và cấp phát.
Phương châm vận tải trong chiến dịch là “cơ giới là chủ yếu, triệt để phát huy cơ giới đồng thời tranh thủ mọi phương tiện thô sơ”(2). Lần đầu tiên ta sử dụng một số lượng lớn xe ô tô làm nhiệm vụ vận chuyển. Từ tháng 12-1953, tuyến vận tải tiền phương tập trung xe ô tô vận tải từ Ba Khe, Suối Rút, Bãi Sang lên Sơn La và Tuần Giáo. Sang tháng 01-1954, khi đường Tuần Giáo đã thông xe, cơ quan hậu cần tập trung lực lượng, phương tiện tranh thủ vận chuyển vật chất hậu cần kỹ thuật lên khu vực tập kết chiến dịch. Để chỉ huy tuyến vận tải dài 500 km từ hậu phương ra mặt trận, cơ quan hậu cần được Bộ Chỉ huy chiến dịch tăng cường các phương tiện thông tin bảo đảm chỉ huy trên từng chặng và toàn tuyến.
Sau khi Bộ Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định thay đổi phương châm tác chiến chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, lực lượng tham gia chiến dịch tăng lên, thời gian tác chiến dài hơn, khối lượng vật chất tăng lên gấp nhiều lần. Theo phương châm tác chiến ban đầu, dự kiến nhu cầu bảo đảm đạn cho chiến dịch là 434 tấn. Nhưng sau khi chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, tổng số đạn cần cho chiến dịch lên tới l.455 tấn. Đây là lượng đạn lớn nhất kể từ đầu cuộc kháng chiến mà ngành kỹ thuật quân sự phải bảo đảm cho một chiến dịch.
Trước nhiệm vụ nặng nề và đầy khó khăn đó, Cục Quân khí huy động tất cả số đạn dự trữ ở các kho, chuyển về nước toàn bộ số đạn pháo 105mm ta thu được trong Chiến dịch Biên giới đang gửi ở Long Châu (Trung Quốc) gồm 11.715 viên, 400 viên đạn pháo 105mm thu được trong trận Ba-Na-Phào (chiến dịch Trung Lào) cũng được chuyển gấp lên Điện Biên Phủ. Trong những ngày cuối của chiến dịch, có loại vũ khí đạn các nước bạn viện trợ không nhập kịp vào kho mà được gửi thẳng ra mặt trận (như hỏa tiễn H6). Để giải quyết việc cung cấp tiếp tế đạn cho mặt trận, Tổng cục Cung cấp thành lập Ban Quân khí tiền phương do đồng chí Nguyễn Văn Nam, Cục trưởng Cục Quân khí làm Trưởng ban; đồng chí Phan Tử Lăng, Cục phó Cục Quân khí làm Phó ban. Ban Quân khí tiền phương trong chiến dịch này có tới 139 cán bộ các cấp. Đây là số cán bộ của cơ quan quân khí đi phục vụ chiến dịch đông nhất kể từ trước tới nay (chưa kể số cán bộ được Chính phủ điều động bổ sung và 4 đội thanh niên xung phong gồm 478 người tham gia cấp phát đạn cho bộ đội).
Ngày 11-3-1954, các khẩu pháo được kéo vào trận địa. Công tác chuẩn bị cho Chiến dịch đã được chuẩn bị chu đáo, đúng kế hoạch. Lực lượng tham gia chiến đấu sẵn sàng chờ mệnh lệnh nổ súng tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm tác chiến mới.
Giai đoạn thực hành chiến dịch: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đúng 17 giờ ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công cứ điểm Him Lam, mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trận pháo kích mở màn chiến dịch đạt hiệu quả cao: sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm của địch bị trúng đạn, các trận địa pháo của địch ở khu trung tâm hoàn toàn bị tê liệt. Trận đánh kết thúc vào hồi 23 giờ 30 phút. Trung tâm đề kháng Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn. Đêm ngày 14 rạng ngày 15-3, ta tiếp tục tiến công và tiêu diệt cứ điểm đồi Độc Lập. Tiếp theo đó, quân địch ở Bản Kéo ra hàng. Thừa thắng, Trung đoàn 36 tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía trước sân bay Mường Thanh. Thắng lợi ở Bản Kéo kết thúc đợt một của chiến dịch. Toàn bộ phân khu phía Bắc của tập đoàn cứ điểm bị tiêu diệt. Cánh cửa vào trung tâm Mường Thanh được mở tung.
Kết
thúc đợt một chiến dịch, Đại đoàn công pháo 351 vinh dự được nhận lá cờ
thưởng luân lưu “Quyết chiến quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thông báo khen thưởng của Bộ chỉ huy chiến dịch nêu rõ: “Đội công binh
mở đường thắng lợi... giữ vững giao thông, không có con đường ấy, không
có chiến dịch này”.
|
Bị thất bại nặng nề, Bộ Chỉ huy Pháp tìm mọi cách tăng quân, vũ khí, đạn cho Điện Biên Phủ, đồng thời tập trung hầu hết lực lượng không quân ở Đông Dương lập cầu hàng không khẩn cấp chi viện cho tập đoàn cứ điểm. Chỉ trong nửa cuối tháng 3, Bộ Chỉ huy Pháp đã huy động 770 lần chiếc máy bay ném hơn 1.000 tấn bom xuống các vị trí quân ta ở Điện Biên Phủ. Các nhà cầm quân Pháp cho rằng, lúc này Việt Minh chưa thể đưa được các loại pháo phòng không lên mặt trận Điện Biên Phủ, vì vậy lực lượng không quân Pháp hoàn toàn bất ngờ và bị tổn thất nặng trước lưới lửa phòng không của ta.
Qua thực tế chiến đấu và sửa chữa tại trận địa, cán bộ, chiến sĩ quân khí còn phát hiện những bộ phận hay hỏng trong khẩu pháo cao xạ như máy nạp đạn, máy ngắm, càng kéo... Chủ nhiệm Quân khí tiền phương Trung đoàn 367 đã đề nghị Tổng cục Cung cấp sản xuất gấp cho bộ đội cao xạ một số phụ tùng thay thế. Chỉ trong thời gian ngắn, các xưởng quân giới đã nghiên cứu, sản xuất thành công trục máy tống đạn, bướm tống đạn, cán ngoắc pháo cao xạ 37mm, kim hỏa súng phòng không 12,7mm, kịp thời gửi lên Điện Biên Phủ.
Bám sát, chỉ đạo giúp đỡ các đơn vị, cán bộ quân khí cũng tích cực nghiên cứu sáng chế phụ tùng thay thế bảo đảm sửa chữa kịp thời súng, pháo hỏng. Anh em còn tiến hành phân loại súng đạn chiến lợi phẩm để cấp phát bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Do có tổ chức và kiểm tra chu đáo nên ta đã phát hiện trong số đạn pháo 105mm thu được của địch có gài bẫy (lắp ngòi nổ tức thì). Nếu đưa vào sử dụng, đạn sẽ nổ ngay trong nòng, phá hủy pháo và gây thương vong cho pháo thủ. Việc phát hiện này đã được bộ đội quân khí kịp thời xử lý, phân loại và vô hiệu hóa số đạn pháo 105mm bị gài bẫy, bảo đảm đưa vào chiến đấu an toàn. Trong chiến đấu với máy bay địch, súng phòng không 12,7mm của ta do sử dụng liên tục, ngoài việc hỏng kim hỏa còn hay bị gãy phiến khóa nòng. Loại thiết bị này cũng không có dự trữ mà phải chờ tiếp tế từ hậu phương. Để giải quyết tại chỗ, bảo đảm kịp thời cho bộ đội chiến đấu liên tục, cán bộ, chiến sĩ quân khí khắc phục bằng cách lập lò rèn, lấy sắt từ cuốc chim rèn phiến khoá nòng phục vụ kịp thời nhu cầu thay thế.
Sau 2 đợt tiến công, lượng đạn của ta tiêu hao khá lớn. Đạn dự trữ còn rất ít, đặc biệt là đạn pháo 105mm. Chính vì vậy, việc sử dụng phải tính đến từng viên. Trước tình hình đó, Tổng cục Cung cấp tích cực đôn đốc tổ chức vận chuyển gấp đạn từ hậu phương lên Điện Biên Phủ, đồng thời điều chỉnh lượng đạn giữa các đơn vị, tổ chức cấp phát, phân phối hợp lý, có kế hoạch sử dụng tiết kiệm đạn và xử lý đạn chiến lợi phẩm cung cấp cho các đơn vị.
Trên các tuyến đường vận chuyển tiếp tế cho Điện Biên Phủ, quân Pháp tập trung máy bay, bom đạn đánh phá ác liệt. Các đèo Sơn La, Chiếng Phốc, đèo Meo, Pha Đin,... trở thành những trọng điểm - nơi diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa công binh, cao xạ, dân công của ta với máy bay và bom đạn địch. Các đội phá bom đã kiên cường bám trụ trên các trọng điểm, nghiên cứu các quy luật hoạt động của máy bay, cũng như tính năng tác dụng của các loại bom, từ đó đúc kết thành kinh nghiệm phá bom, góp phần bảo đảm giao thông thông suốt.
Đến
giữa tháng 4-1954, các đơn vị cao xạ đã bắn rơi 50 máy bay địch trên
bầu trời Điện Biên Phủ. Đại đoàn 316 là đơn vị đoạt được nhiều dù tiếp
tế nhất, trong đó có 4.500 viên đạn pháo l05mm, hàng trăm tấn lương thực
và đạn dược. Đại đoàn 304 thu được 600 viên đạn pháo l05mm, 3.000 viên
đạn cối 120mm và 81mm. Có ngày Đại đoàn 304 đoạt được 5 tấn hàng các
loại từ dù tiếp tế của địch.
|
Cuối tháng 4-1953, công tác bảo đảm cung cấp tiếp tế cho bộ đội đã cơ bản hoàn thành, các đơn vị được bổ sung đầy đủ vũ khí, đạn, trang bị,... sẵn sàng bước vào đợt tiến công mới.
Trưa ngày 01-5-1954, pháo các cỡ của ta bắn mãnh liệt vào khu vực trận địa địch, mở đầu cho đợt tiến công thứ ba. Trong đợt bắn phá này, lần đầu tiên hỏa tiễn H6 của ta xuất trận. Tiếng nổ dữ dội của các viên đạn hỏa tiễn H6 khiến cho binh lính địch vô cùng khiếp sợ. Cụm pháo địch ở Hồng Cúm bị tê liệt không bắn được viên đạn nào. Sau đợt pháo kích kéo dài gần 1 giờ, bộ đội ta từ các hướng đồng loạt tiến công vào các vị trí của địch, áp sát hơn tung thâm.
Đêm ngày 01-5, Trung đoàn 98 tiêu diệt cứ điểm C1l, Trung đoàn 88 tiêu diệt cứ điểm 311, Đại đoàn 312 tiêu diệt cứ điểm 505 và 505A, Trung đoàn 57 tiêu diệt khu C Hồng Cúm. Ngày 03-5, Cô-nhi lệnh cho Đờ Cát phá súng đạn và các phương tiện, chuẩn bị mở đường máu rút chạy về Lào. Chúng dự kiến rút chạy vào 20 giờ ngày 07-5. Kế hoạch rút chạy của chúng chưa kịp triển khai thì ngày 05-5, quân ta lại tiến công mãnh liệt, nhanh chóng chiếm các vị trí còn lại và khép chặt mọi con đường rút chạy của địch.
Nắm chắc tình hình địch đang tan rã và căn cứ vào sự phát triển thuận lợi trên các hướng tiến công, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định hạ lệnh cho các đơn vị chuyển sang tổng công kích vào hồi 20 giờ 30 phút ngày 06-5-1954, lấy tiếng nổ của khối bộc phá đánh đồi A1 làm hiệu lệnh.
Trước đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch thông qua phương án đánh cứ điểm đồi A1. Bộc phá được đưa theo đường hầm mới đào vào đặt dưới hầm ngầm. Ban đầu nhiệm vụ được giao cho đại đội công binh thuộc Đại đoàn 316, nhưng do anh em chưa có kinh nghiệm nên nhiệm vụ được chuyển giao cho Trung đoàn công binh 151. Trung đoàn đã tổ chức một đội đặc biệt gồm 20 cán bộ, chiến sĩ do đồng chí Nguyễn Phú Xuyên Khung phụ trách. Sau 15 ngày đêm kiên cường, bền bỉ, đường hầm dài 49m đã hoàn thành. Khối thuốc nổ 1.000kg chia làm 49 gói được xếp vào cuối đường hầm, 6 đường dây cháy chậm truyền nổ nụ xòe và 1 đường điểm hỏa bằng điện đã được nối xong.
18 giờ ngày 06-5, ta tập trung hỏa lực pháo bắn dữ dội vào các cứ điểm còn lại. Ngoài lực lượng pháo 105mm và 75mm, cối 120mm và 81mm, ta còn sử dụng 12 dàn hỏa tiễn H6. 20 giờ 30 phút cùng ngày, khối bộc phá 1.000kg ở đồi A1 được lệnh phát nổ. Cùng lúc bộ binh ta đồng loạt tiến công, 4 giờ sáng ngày 07-5, Trung đoàn 174 làm chủ đồi A1. Cùng trong đêm, Trung đoàn 98 tiêu diệt cứ điểm C2, Trung đoàn 165 diệt cứ điểm 506 ở Bắc Mường Thanh. Đại đoàn 308 đánh chiếm cứ điểm 310 ở phía Tây Mường Thanh. Trận địa tiến công của ta chỉ còn cách hầm chỉ huy của Đờ Cát khoảng 300m.
Bộ Chỉ huy chiến dịch lệnh cho các đơn vị tổng công kích tập đoàn cứ điểm. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Trong chiến dịch, các lực lượng kỹ thuật quân sự đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xứng đáng vào thắng lợi; khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của lực lượng kỹ thuật quân sự, nhất là ngành quân khí, quân giới, vận tải, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật quân sự những năm tiếp theo./.
-----------------------------------------------
(1). Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Từ điển Lịch sử Quân sự Việt Nam. Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2011, tr. 85
(2). Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử Hậu cần - Kỹ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr. 509
Chiến dịch Điện Biên Phủ - Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam
Ngày 7/5/1954 đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam và thế giới với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Đó
là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất
cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới; tạo ra bước ngoặt lịch sử làm
thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954); buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp
định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Đây cũng là sự kiện quan trọng ghi dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp (đứng, bên phải) trình bày với Chủ tịch Hồ Chí
Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước bàn kế hoạch mở chiến dịch
Điện Biên Phủ năm 1954 (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngay
từ cuối năm 1953 đầu năm 1954, khi bắt đầu triển khai Kế hoạch Na-va,
phát hiện sự di chuyển của quân ta lên hướng Tây Bắc, tướng Henri
Navarre đã quyết định tăng cường lực lượng và xây dựng Điện Biện Phủ
thành tập đoàn cứ điểm mạnh. Theo đánh giá giới quân sự Pháp và Mỹ thì
Điện Biên Phủ ở vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến
trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á. Một trục giao thông
nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện và Trung Quốc. Nó
như “cái bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện,
Trung Quốc; đồng thời là “cái chìa khóa” để bảo vệ Thượng Lào, từ đó
đánh chiếm lại các vùng đã mất. Bởi vậy, thực dân Pháp đã điều động và
bố trí lực lượng ở Điện Biên Phủ lúc cao nhất lên đến 16.200 quân cùng
nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh, tại 49 cứ điểm với 3 phân khu:
Phân khu Bắc, Phân khu Nam và Phân khu Trung tâm.
Trước
âm mưu và hành động mới của địch, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị đã tổ
chức cuộc họp để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch
tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch
Điện Biên phủ. Theo đó, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch,
gồm: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt
trận; Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng; đồng chí Lê Chiêm -
Chủ nhiệm Chính trị; đồng chí Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp. Đánh
giá tầm quan trọng của chiến dịch này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự
mà cả chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì
vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ
được”.
Bộ đội ta kéo pháo vào trận địa lần 1, chuẩn bị tác chiến “Đánh nhanh, thắng nhanh”
Để
tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ, song
song với công tác chuẩn bị được tiến hành khẩn trương, Bộ Tổng Tư lệnh
quyết định mở 5 đòn tiến công chiến lược vào Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào
- Đông Bắc Cam-pu-chia, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào. Qua đó, ta vừa
tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, vừa buộc địch phải phân tán
lực lượng, Kế hoạch Na-va không thực hiện được theo dự kiến, muốn tập
trung nhưng lại buộc phải phân tán binh lực, muốn giành quyền chủ động
nhưng càng bị động đối phó.
Trước tình hình mới
do sự tăng cường của địch ở Điện Biên Phủ, sự bố trí lực lượng, trận địa
của địch đã thay đổi, đặc biệt là quán triệt nguyên tắc chỉ đạo của
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh chắc thắng”, tại cuộc họp
Đảng ủy Mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm
tác chiến từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến
chắc”. Đây là một quyết định khó khăn nhất, nhưng là một chủ trương kịp
thời, chính xác phù hợp với thực tế toàn chiến trường và tình hình cụ
thể của Mặt trận.
Lực lượng của ta tham gia
chiến dịch gồm: Đại đoàn 308 (3 trung đoàn 102, 88 và 36), Đại đoàn 312
(3 trung đoàn 141, 209 và 165), Đại đoàn 316 (2 trung đoàn 98, 174 và
một tiểu đoàn của Trung đoàn 176) và Trung đoàn 57 thuộc Đại đoàn 304.
Hỏa lực có Đại đoàn Công pháo 351 gồm: Trung đoàn Pháo binh 45, Trung
đoàn Sơn pháo 675, Trung đoàn Pháo cao xạ 367 và 2 đại đội súng máy cao
xạ 12,7mm (24 khẩu). Tổng số quân chủ lực của ta khoảng 40.000 người,
nếu tính cả tuyến hai thì quân số lên tới 55.000 người. Lực lượng phục
vụ chiến dịch có: 628 ô tô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công
cùng nhiều tàu thuyền, lừa ngựa… Sau khi công tác chuẩn bị mọi mặt đã
hoàn thành, thế trận chiến dịch được triển khai xong, các đơn vị sẵn
sàng nổ súng.
Pháo binh ta đồng loạt tiến công quân Pháp ở Điện Biên Phủ. (ảnh: tư liệu)
Đợt
1 (từ 13 - 17/3/1954): 16 giờ ngày 13/3, pháo binh ta bắn chi viện cho
Đại đoàn 312 tiến công Him Lam. 17 giờ ngày 13/3, Chiến dịch Điện Biên
Phủ bắt đầu. Đến 23 giờ 30 phút cùng ngày, ta hoàn toàn làm chủ trận
địa, diệt và bắt 470 địch, thu và phá hủy 450 súng các loại. Đây là trận
đánh then chốt mở màn chiến dịch có sự hiệp đồng binh chủng đạt hiệu
suất chiến đấu cao, góp phần phá vỡ tuyến phòng thủ ngoại vi của địch,
tạo thế uy hiếp trung tâm Mường Thanh từ hướng Bắc và Đông Bắc. Đêm
14/3, theo kế hoạch, ta mở cuộc tiến công vào trung tâm đề kháng đồi Độc
Lập nhưng do thời tiết xấu, sơn pháo 75 và cối 120 mm không vào kịp nên
đến 3 giờ 30 phút ngày 15/3, cuộc tiến công mới bắt đầu. Sau 3 giờ
chiến đấu, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt 482 tên, bắt 200 tù binh.
Tiếp đó, ngày 17/3, ta tiến công kết hợp địch vận, lực lượng quân địch ở
Bản Kéo đầu hàng. Đợt 1 chiến dịch kết thúc.
Đoàn xe đạp thồ trên đường lên Điện Biên Phủ.
Đợt
2 (từ 30/3 - 30/4/1954): 17 giờ ngày 30/3, pháo binh chiến dịch bắn
chuẩn bị, mở màn đợt 2 chiến dịch, tiến công vào các cứ điểm phía Đông.
Sau 5 ngày chiến đấu, ta đã chiếm được các cứ điểm E, D1, D2, C1, 106 và
311, thu hẹp phạm vi chiếm đóng, gây tổn thất cho lực lượng của địch.
Mặc dù vậy, ta chưa tiêu diệt được các cứ điểm A1, C2 ở phía Đông Nậm
Rốn và cứ điểm 105 ở phía Bắc sân bay Mường Thanh. Đến ngày 8/4, địch
tăng viện lên Điện Biên Phủ tiểu đoàn dù thứ 4 và tổ chức phản kích
chiếm lại C1. Đến ngày 10/4, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa đồi. Đến
ngày 16/4, chiến hào của Đại đoàn 312 và Đại đoàn 308 nối liền nhau ở
giữa sân bay Mường Thanh, cắt đôi đường cất, hạ cánh của sân bay. Đêm
ngày 18/4, ta tiến công làm chủ cứ điểm 105. Đêm 22/4, sau nhiều ngày
vây, lấn, ta tiêu diệt gọn cứ điểm 206 và đánh bại nhiều đợt phản kích
của địch. Đến 28/4, địch không thể sử dụng được sân bay Mường Thanh nữa.
Sau đó, kết hợp với vây hãm, đánh lấn, các đơn vị tiếp tục luồn sâu,
đoạt dù tiếp tế, gây cho địch nhiều thiệt hại.
Đợt
3 (từ 1 - 7/5/1954): Ngày 1/5, bộ đội ta đồng loạt tiến đánh nhiều vị
trí. Trên dãy đồi phía Đông, ta nhanh chóng tiêu diệt gọn cứ điểm C1,
vây lấn và chuẩn bị tiến công tiêu diệt C2. Sáng 2/5, ta làm chủ hai cứ
điểm 505 và 505A. Ở phía Tây, cứ điểm 311A bị tiêu diệt. Ở Phân khu Hồng
Cúm, quân địch tiếp tục bị diệt. Đêm 3/5, cứ điểm 311B bị tiêu diệt, Sở
Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị uy hiếp nghiêm trọng. Đến 17
giờ ngày 6/5, quân ta mở cuộc tiến công tiêu diệt cứ điểm A1. Ta cho nổ
khối bộc phá gần 1.000 kg đặt dưới đường hầm đào sâu vào cứ điểm địch,
đồng thời bộ đội từ 3 hướng đồng loạt xung phong. Đến 4 giờ 30 phút ngày
7/5, ta hoàn toàn làm chủ cứ điểm A1. Thắng lợi của trận tiến công đồi
A1 góp phần quyết định cho chiến dịch chuyển sang tổng công kích giành
toàn thắng. Đến 17 giờ 30 phút ngày 7/5, Đờ Cát-xtơ-ri cùng toàn bộ Bộ
tham mưu Tập đoàn cứ điểm bị bắt sống. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn
thắng.
Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường
và anh dũng trong điều kiện “khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt, máu
trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn…”, quân và dân ta đã loại
khỏi vòng chiến đấu 16.200 sinh lực địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị
quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân
sự mạnh nhất Đông Dương của Quân đội Pháp.
Tướng Christian de Castries cùng toàn bộ Bộ chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ ra hàng.
Thắng
lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ là sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ
thuật quân sự, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, góp phần đánh bại Kế hoạch Na-va, làm tiêu tan
hy vọng của Pháp và can thiệp Mỹ hòng xoay chuyển cục diện chiến tranh
Đông Dương, tìm “lối thoát danh dự”; đồng thời tạo nên bước ngoặt vĩ đại
trong lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định đến việc ký Hiệp định
Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Đó là “một
cái mốc chói lọi bằng vàng” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc Việt Nam.
Điện Biên Phủ là một trong những
trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử Việt Nam, là đòn tiến công
tiêu diệt lớn nhất của quân đội ta, quyết định “số phận” quân đội viễn
chinh Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Chiến thắng đó không những
là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh, tính sáng tạo và độc đáo của chiến
tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, tầm nhìn chiến lược của
Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chủ động, sáng tạo của Tổng
Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, trực tiếp là Đảng ủy và Bộ Chỉ huy chiến
dịch, mà còn thể hiện tinh thần chiến đấu mưu trí, dũng cảm, ngoan cường
của quân và dân ta.
Lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tướng de Castries.
Thắng
lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ khẳng định sự trưởng thành vượt bậc
của Quân đội nhân dân Việt Nam . Khi mới thành lập, Quân đội ta mới có
34 chiến sỹ với vũ khí thô sơ, tầm vông, giáo mác, dưới sự lãnh đạo,
giáo dục, rèn luyện của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta đã không ngừng lớn
mạnh, càng đánh càng mạnh, trưởng thành về mọi mặt, góp phần làm nên một
Điện Biên Phủ. Đây là cơ sở quan trọng để toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta vững tin dám đánh, quyết đánh và đánh thắng Mỹ, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Người dân thủ đô chào mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chiến
thắng Điện Biên Phủ đã lùi sâu theo dòng chảy của thời gian nhưng ý
nghĩa và giá trị lịch sử của nó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc
Việt Nam và cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới; xứng đáng
được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một
Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc.
Thái Bình (Tổng hợp)
Sự chỉ đạo chiến lược sắc sảo, biện chứng của Đảng ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quý; trong đó, bài học về “sự chỉ đạo chiến
lược sắc sảo, biện chứng của Đảng” có ý nghĩa sâu sắc.
Bước vào Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta đã tích lũy được một số kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược thông qua việc tiến hành những chiến dịch tiến công của gần 9 năm trước đó. Cũng vì thế, chúng ta đã tạo được chuyển biến có lợi trên chiến trường ba nước Đông Dương. Tháng 5-1953, Hăng-ri Na-va (sang thay Ra-un Xa-lăng làm Tổng Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương) cho quân nhảy dù xuống Lạng Sơn; mở các đợt càn quét lớn ở Bình Trị Thiên, Đồng Tháp Mười,… nhằm thực hiện chủ trương: Bình định Nam Việt Nam, tránh giao chiến với lực lượng chủ lực của ta trên chiến trường Bắc Bộ. Cùng với đó, Na-va đã tìm mọi cách mở chiến dịch càn quét, đánh sâu vào vùng tự do, hòng tiêu hao, cầm chân lực lượng chủ lực và phá vỡ kế hoạch tiến công của ta trên chiến trường chính. Đồng thời, chú trọng xây dựng lực lượng cơ động mạnh để thực hiện ý đồ chiến lược “Đè bẹp các đại đoàn chủ lực” của ta bằng một trận “quyết định” vào mùa khô năm sau.
Bước vào Chiến cuộc Đông - Xuân 1953 - 1954, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta đã tích lũy được một số kinh nghiệm về chỉ đạo chiến lược thông qua việc tiến hành những chiến dịch tiến công của gần 9 năm trước đó. Cũng vì thế, chúng ta đã tạo được chuyển biến có lợi trên chiến trường ba nước Đông Dương. Tháng 5-1953, Hăng-ri Na-va (sang thay Ra-un Xa-lăng làm Tổng Chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương) cho quân nhảy dù xuống Lạng Sơn; mở các đợt càn quét lớn ở Bình Trị Thiên, Đồng Tháp Mười,… nhằm thực hiện chủ trương: Bình định Nam Việt Nam, tránh giao chiến với lực lượng chủ lực của ta trên chiến trường Bắc Bộ. Cùng với đó, Na-va đã tìm mọi cách mở chiến dịch càn quét, đánh sâu vào vùng tự do, hòng tiêu hao, cầm chân lực lượng chủ lực và phá vỡ kế hoạch tiến công của ta trên chiến trường chính. Đồng thời, chú trọng xây dựng lực lượng cơ động mạnh để thực hiện ý đồ chiến lược “Đè bẹp các đại đoàn chủ lực” của ta bằng một trận “quyết định” vào mùa khô năm sau.
Tuy nhiên, ý đồ chiến lược đó của Na-va đã bị thất bại khi phải đối đầu
với quyết tâm chiến lược sáng suốt của Đảng và sự kiên cường
trong suốt cuộc chiến của quân và dân ta. Từ tháng 3-1954, khi địch
đang tập trung đánh phá khốc liệt đồng bằng Bắc Bộ, Đảng ta
đã xác định quyết tâm chiến lược là: không phân tán chủ lực
xuống đồng bằng và sử dụng chủ lực tập trung, lựa chọn những
nơi địch yếu, nhưng không bỏ được để tổ chức những đòn tiến
công mãnh liệt. Bằng việc kết hợp khéo léo giữa những đòn
tiến công địch trên từng hướng chiến lược khác nhau với chiến tranh
du kích ở vùng sau lưng địch với hình thức rất phong phú, đa
dạng, ta đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm tê liệt việc tiếp
tế và giam chân địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn, buộc chúng phải
phân tán khối quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ thành nhiều điểm đóng quân
trên các chiến trường. Nhờ vậy, kế hoạch Na-va đã bị thất bại về
cơ bản, tạo thời cơ thuận lợi để ta mở trận quyết chiến chiến lược ở
Điện Biên Phủ.
Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu kế hoạch tác chiến
trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu) |
Công tác chuẩn bị tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện
Biên Phủ đã được Bộ Chính trị, Trung ương Đảng ta chỉ đạo tiến
hành khẩn trương và Kế hoạch: “Đánh nhanh, giải quyết nhanh”
được thảo luận, quyết định: Nổ súng vào 17 giờ ngày 25-01-1954,
kết thúc thắng lợi trong hai đêm ba ngày. Quán triệt kế hoạch đó,
tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội đã được đẩy lên
rất cao. Công tác bảo đảm chiến dịch, nhất là về hậu cần, kỹ thuật,
đường cơ động trên các hướng; việc tập kết các đại đoàn: 308,
312, 351 và các trung đoàn, lực lượng vũ trang địa phương ở khu
vực Tây Bắc sẵn sàng vào chiếm lĩnh trận địa, bố trí các cụm
pháo… nhanh chóng được triển khai theo đúng ý định.
Ngày 05-01-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận
trực tiếp chỉ huy chiến dịch với lời căn dặn của Bác: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. “Tướng quân tại ngoại”. Trao
cho chú quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho
thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh”[1].
Lời căn dặn của Bác không chỉ là niềm vinh dự lớn, trách nhiệm
cao cả, mà còn là động lực mạnh mẽ thôi thúc Đại tướng suy nghĩ,
hành động sáng suốt khi trực tiếp quan sát, theo dõi tình hình
mặt trận. Sau khi khảo sát chiến trường, Đại tướng nhận thấy tình
hình có nhiều thay đổi, như: địch tiếp tục tăng cường binh lực,
xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống phòng ngự. Cụ thể là:
điểm cao Độc lập ở phía Bắc tập đoàn cứ điểm lúc đầu chỉ
là một vị trí tiền tiêu, nay đã trở thành một cứ điểm mạnh,
do một tiểu đoàn Âu Phi chiếm giữ; điểm cao Him Lam phía Đông
Bắc (án ngữ đường Tuần Giáo - Điện Biên Phủ) được tăng cường
củng cố thành một trung tâm phòng ngự mạnh vào bậc nhất của
tập đoàn cứ điểm. Ở phía Nam Hồng Cúm, lúc đầu chỉ là một
cứ điểm, đã phát triển thành một cụm cứ điểm, có sân bay và
trận địa pháo, có khả năng chi viện hỏa lực mạnh cho phân khu
Mường Thanh…
Về phía ta, có nhiều khó khăn trong việc tập trung lực lượng, chiếm
lĩnh trận địa… Dù đã điều chỉnh lại thời gian đưa pháo vào trận
địa, nhưng chưa thể hoàn thành theo kế hoạch. Về cách đánh của cả
bộ binh, pháo binh còn nhiều vấn đề khiến cán bộ trung đoàn,
đại đoàn chưa thật yên tâm: đánh liên tục ngày đêm trên cánh
đồng bằng phẳng với trang bị hiện có, biện pháp hạn chế hỏa
lực, phi pháo và cơ giới của địch như thế nào cho có hiệu
quả? Trong khi đó, bộ đội ta còn ít kinh nghiệm tác chiến hiệp
đồng giữa bộ binh với pháo binh trong đánh cụm cứ điểm, nhất
là chi viện của pháo binh trong chiến đấu tung thâm và đánh
địch phản kích… Vấn đề tiếp tế cho bộ đội, nhất là Đại đoàn
312 trên hướng Bắc (quá xa) như thế nào?...
Theo kế hoạch, ngày 25-01 là thời điểm nổ súng mở màn Chiến
dịch, tuy các đơn vị của ta đã sẵn sàng bước vào chiến đấu,
nhưng công tác chiến trường lúc này vẫn chưa được hoàn chỉnh… Thực tế
đó như một lần nữa nhắc nhở Đại tướng lời Bác dặn trước lúc lên đường và
một quyết định sáng suốt, phù hợp với tình hình thực tiễn đã được người
Bí thư Đảng ủy, kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận Võ Nguyên Giáp
đưa ra: phải dừng ngay giờ nổ súng và thay đổi phương án tác
chiến; chuyển từ “đánh nhanh, giải quyết nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Theo đó, Đảng ủy mặt trận đã tiến hành hội ý chớp nhoáng, có tham
khảo ý kiến của các cố vấn quân sự Trung Quốc. Được sự nhất
trí cao của Đảng ủy và sự đồng tình của các cố vấn quân sự
về vấn đề này, Đại tướng đã quyết định cho dừng ngày mở màn
chiến dịch, thay đổi phương châm tác chiến. Ngay lập tức, bức
văn thư tối mật của Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được cấp tốc
chuyển lên Bác Hồ và Bộ Chính trị (ở Thái Nguyên). Sau hai ngày
một đêm, Đại tướng nhận được công văn phản hồi của Bộ Chính
trị, nhất trí với phương châm tác chiến mới của Đảng ủy, Bộ
Chỉ huy mặt trận.
Một kế hoạch tác chiến mới được thiết kế công phu, tỷ mỉ,
toàn diện cả về công tác tư tưởng, tổ chức, thiết bị chiến
trường, mục tiêu, nhiệm vụ các bước, bảo đảm hậu cần - quân y
trên các hướng... Ngày 26-01-1954, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308
nhận lệnh của Chỉ huy trưởng mặt trận: Phải nhanh chóng đưa
ngay quân sang phối hợp với bạn Lào và Quân tình nguyện Việt
Nam, tranh thủ địch mới nhảy dù xuống tăng cường cho phòng
tuyến sông Nậm Hu (Mường Khoa), Mường Ngòi, Luông Pra-băng; thu
hút lực lượng bộ binh và không quân địch về phía đó càng
nhiều càng tốt nhằm nghi binh đánh lạc hướng địch, tạo điều
kiện cho việc chuẩn bị của ta ở Điện Biên Phủ; Đại đoàn phải
tự khắc phục về mặt hậu cần và phải chấp hành với tinh thần
“quân lệnh như sơn”. Chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh, Đại đoàn
đã khẩn trương cơ động tới vị trí tập kết, kịp thời giao nhiệm
vụ, tổ chức hiệp đồng các đơn vị và tiến công tiêu diệt địch,
buộc chúng phải rút khỏi Mường Khoa, Mường Ngòi; đồng thời, bao vây
uy hiếp chúng ở Mường Sài. Trước tình thế đó, địch đã phải đưa
một lực lượng cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam lên tăng
viện. Ngày 12-02-1954, sau khi Trung đoàn 36 diệt xong đồn Bản Na
(cách Luông Pra-băng 10 ki-lô-mét), Đại đoàn hoàn thành nhiệm vụ,
bí mật quay về nước củng cố, chuẩn bị tham gia Chiến dịch Điện
Biên Phủ. Còn lại lực lượng Quân Giải phóng Pa-thét Lào cùng
Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục mở các hoạt động tác chiến
nhằm căng kéo, phân tán địch.
Có thể nói rằng, việc thay đổi phương châm tác chiến và thời điểm nổ súng tiến công (giờ
G) là một quyết định sáng suốt, kịp thời, sát với tình hình
thực tiễn. Nhờ đó, chỉ 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, Chiến
dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng Điện Biên phủ “được ghi vào
lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa
trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến
công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc”[2].
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến thắng vĩ đại đó. Trong đó,
nguyên nhân quan trọng có tính bao trùm là sự chỉ đạo chiến lược
sắc sảo, biện chứng của Đảng ta. Nó được thể hiện tập trung ở những nội
dung chủ yếu sau:
Một là, luôn giành thế chủ động cả trước và trong suốt quá
trình chiến dịch, buộc địch lâm vào bị động, bất ngờ, phải điều
động binh lực và tiến hành tác chiến theo ý định của ta. Hai là, phối hợp chặt chẽ giữa các chiến trường, thực hiện vận dụng linh hoạt các thủ đoạn nghi binh, lừa địch. Ba là, công tác chuẩn bị lực lượng, bảo đảm chiến dịch chu đáo, kịp thời. Bốn là, luôn
bám sát tình hình thực tiễn, nhạy bén trước những nhân tố mới
nảy sinh để kịp thời chuyển phương châm tác chiến phù hợp, hạ quyết
tâm chính xác. Năm là, vận dụng cách đánh chiến dịch
thích hợp, bằng các hình thức chiến thuật linh hoạt, phối hợp hiệp
đồng chặt chẽ giữa các mũi, hướng; giữa bộ binh và pháo binh, lần lượt
tiến công vây hãm tiêu diệt từng cứ điểm, từng bộ phận địch, tiến
tới đập tan tập đoàn cứ điểm và toàn bộ quân địch bằng sức mạnh áp
đảo.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ cho thấy, nếu chỉ kiên định với
tư tưởng chiến lược thì chưa đủ, mà vấn đề quan trọng hơn là cần
phải có sự xem xét một cách biện chứng, khách quan trong chỉ đạo
chiến lược và sẵn sàng thay đổi kế hoạch tác chiến một cách phù
hợp. Bài học vô giá về “biện chứng chỉ đạo chiến lược” trong
Chiến dịch Điện Biên Phủ đến nay còn nguyên giá trị, là cơ sở quan
trọng để chúng ta vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
điều kiện mới./.
HÀ THÀNH
_____________
1- Tạp chí Lịch sử quân sự - Mùa xuân Điện Biên Phủ, số 1-1994, tr. 3.
2 - Lê Duẩn - Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì CNXH tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb CTQG, H. 1970, tr. 90.
Tư tưởng “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Tư tưởng chỉ đạo “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. | ||
Trên cơ sở thấm nhuần và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào tình hình cụ thể của cách mạng nước ta,
từ kinh nghiệm cũng như truyền thống quý báu hàng nghìn năm dựng nước và
giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên hệ thống tư
tưởng để chỉ đạo cách mạng Việt Nam, giành nhiều thắng lợi to lớn. Từ tư
tưởng về chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là
chính, Người đã chỉ đạo rất linh hoạt, đúng đắn các hoạt động đấu
tranh, để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đánh đuổi giặc ngoại xâm,
xây dựng đất nước. Trong chỉ đạo tác chiến, Người đặc biệt chú trọng đến
yếu tố chắc thắng trong từng trận đánh, từng chiến dịch. Với chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhận định, đánh giá rất chính xác tình hình mọi mặt, từ đó đề ra tư
tưởng “đánh chắc thắng”. Tư tưởng đó được thể hiện ngay từ phiên họp
vào tháng 9-1953; tại đó, Người cùng Bộ Chính trị đề ra nguyên
tắc chỉ đạo tác chiến: “Đánh chắc thắng, đánh tiêu diệt”1. Hơn
nữa, Bác còn căn dặn rất kỹ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi lên
đường ra Mặt trận: “… trận này quan trọng, phải đánh cho
thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”2. Người
rất tin Chiến dịch sẽ giành được thắng lợi. Vì thế, ngay từ tháng
3-1954, Bác đã khẳng định với nhà báo Bớt-sét: những đội quân tinh nhuệ
nhất của Pháp đang chiếm đóng tại lòng chảo Điện Biên Phủ “họ sẽ không
bao giờ ra được”3. Bác luôn quan tâm động viện mọi lực lượng quyết tâm
giành thắng lợi Chiến dịch, như: trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ mặt trận
Điện Biên Phủ (tháng 12-1953), Người nhấn mạnh: Bác và Chính phủ “chờ
tin thắng lợi để khen thưởng”. Ngày 22-12-1953, nhân kỷ niệm 09 năm Ngày
thành lập Quân đội, Người quyết định trao cho mỗi đại đoàn và liên khu
một lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng để làm giải thưởng luân lưu.
Đây là tư tưởng chỉ đạo hết sức
đúng đắn, khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Chiến dịch
quyết chiến chiến lược này. Vì Người nhận thấy chúng ta có đủ mọi
điều kiện để tạo sức mạnh hơn địch; hơn nữa, thắng, bại của chiến
dịch Điện Biên Phủ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với dân tộc
Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên thế giới; vì vậy, “chỉ có thắng
chứ không được bại”4. Tư tưởng “đánh chắc thắng” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo cao nhất, đem lại
niềm tin, nguồn sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn cho cả
nước, bảo đảm Chiến dịch đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Tư tưởng “đánh chắc thắng” đó được xây
dựng trên cơ sở khoa học từ nhiều yếu tố, trong đó nguyên tắc “mạnh được
yếu thua” được Người đặt lên hàng đầu. Từ đó, Bác đã nghiên cứu, đánh
giá chính xác tình hình địch, ta, địa hình, thời tiết để đề ra
nguyên tắc chỉ đạo tác chiến phù hợp. Đây là yếu tố trực tiếp đặc
biệt quan trọng và là cơ sở khoa học để Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy:
trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 ta có đủ những yếu tố tạo nên
sức mạnh hơn hẳn địch để chiến thắng. Đó chính là sự đánh giá chính xác
về thế và lực của cả địch và ta sau gần 08 năm thực dân Pháp xâm lược
nước ta; mà kết quả là địch luôn tổn thất, bị động. Để “luôn luôn tiến
công”, “luôn luôn chủ động”, chúng tập trung một lực lượng lớn quân cơ
động chiến lược ở chiến trường Đông Dương (84 tiểu đoàn), nhằm chuyển
bại thành thắng trong vòng 18 tháng, tạo nên cục diện quân sự có
lợi khi xúc tiến một giải pháp chính trị để kết thúc chiến
tranh ở thế thắng. Trước tình hình đó, thực hiện tư tưởng “chia địch
làm năm, bảy mảng mà tiêu diệt” của Bác, bằng năm đòn tiến công
chiến lược (Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào),
chúng ta đã buộc khối quân cơ động chiến lược Pháp phải phân tán “thành
nhiều nhóm nhỏ” và điều địch đến những chiến trường có lợi cho ta. Như
vậy, địch lại tiếp tục rơi vào thế bị động, phải đánh theo cách đánh của
ta và nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa tập trung và phân tán lực lượng.
Để xoay chuyển tình thế, chúng tập trung một lực lượng lớn tại lòng chảo
Điện Biên Phủ (thời điểm cao nhất là 12 tiểu đoàn), dần hình thành tập
đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương để hút và tiêu diệt chủ lực ta. Đây là
hình thức đối phó mới nhất, cao nhất của địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng Bộ Chính trị xác định: tiêu diệt tập đoàn cứ điểm là vấn đề nhất
định phải được giải quyết, là một bước tất nhiên của quân đội ta phải
trải qua trong quá trình phát triển cuộc đấu tranh vũ trang và trên con
đường trưởng thành của quân đội. Chúng ta có tiêu diệt được tập đoàn cứ
điểm thì mới đánh bại được sự cố gắng cao nhất của chúng, giành thắng
lợi trong cuộc chiến. Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, Người cùng
Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch nghiên cứu, đánh giá rất kỹ về tình
hình mọi mặt. Theo đó, địch phòng ngự theo kiểu tập đoàn cứ điểm mạnh,
hỏa lực pháo binh, không quân, xe tăng,… hiện đại; nhưng, Điện Biên Phủ
lại ở vị trí xa căn cứ hậu phương địch, vận tải và chi viện duy nhất
bằng đường không. Nếu ta cắt đứt tuyến vận tải này, thì chúng sẽ hoàn
toàn bị cô lập, mất dần sức chiến đấu và lâm vào thế bị động phòng ngự
trong những điều kiện ngày càng khó khăn; khi lâm nguy cũng rất khó để
rút quân vẹn toàn được. Thực tế, khi ta khống chế được trên không, sân
bay Mường Thanh bị cắt đứt, thì địch tại Điện Biên Phủ không còn khả
năng chi viện, lâm vào tình thế túng quẫn, sức mạnh nhanh chóng giảm
sút, tạo điều kiện để ta tiêu diệt từng cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn
bộ Tập đoàn cứ điểm. Điểm yếu chí tử của địch là một hệ thống núi cao
bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ, khi ta chiếm lĩnh, đưa lực lượng và
pháo binh lên thì sẽ là thuận lợi lớn nhất để phát huy lợi thế cho hỏa
lực tiêu diệt địch, chi viện cho bộ binh đánh chiếm trận địa của chúng.
Hơn nữa, nếu Điện Biên Phủ là nơi rất
khó khăn cho việc tiếp tế, chi viện đối với địch, thì cũng sẽ trở ngại
nhiều cho ta. Song, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy những khả năng lớn
lao của một quân đội nhân dân, tinh thần đấu tranh bất khuất, quyết
chiến quyết thắng của cả dân tộc đang chiến đấu vì độc lập, tự do; cho
nên, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hoàn toàn khắc phục được điều trở
ngại trên. Vì vậy, bước vào Chiến dịch, chúng ta đã huy động được lực
lượng rất lớn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để cơ động, tiếp tế đầy
đủ lương thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược bằng các loại phương tiện từ
thô sơ đến hiện đại. Đồng thời, các đơn vị chủ lực ta có tinh thần chiến
đấu cao, trình độ, trang bị kỹ thuật có nhiều tiến bộ, hăng hái, phấn
khởi, quyết tâm tiêu diệt địch. Chúng ta có thể tập trung ưu thế về binh
lực, hỏa lực để đánh địch; quân ta lại có những kinh nghiệm nhất định
về đánh địch trong công sự vững chắc, đã bước đầu được huấn luyện để
đánh tập đoàn cứ điểm; có khả năng khắc phục khó khăn, giải quyết những
vấn đề cần thiết để tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, bằng
sự phân tích sắc sảo, nhận định chính xác cả về địch, ta, địa hình,… Chủ
tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã thấy được sức mạnh tổng hợp
của ta hơn hẳn địch; cho nên, hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ địch ở Điện
Biên Phủ với tư tưởng “đánh chắc thắng” là hoàn toàn phù hợp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi sát sao
và động viên quân, dân ta kịp thời để Chiến dịch giành toàn
thắng.Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định để biến quyết tâm thành hiện
thực. Trong suốt thời gian diễn ra Chiến dịch, Người đã tham dự
và chủ trì nhiều cuộc họp của Bộ Chính trị để nhận định,
đánh giá tình hình địch, ta,… chỉ đạo sát sao không chỉ tại
chiến trường Điện Biên Phủ, mà trên khắp các mặt trận trong
phạm vi cả nước, kể cả ở Lào và Cam-pu-chia, nhằm phục vụ cho
Chiến dịch thắng lợi. Đặc biệt, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tư
lệnh Chiến dịch báo cáo chuyển từ phương châm “đánh nhanh, giải quyết
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thì Bác và Bộ Chính trị thống
nhất cho rằng: quyết định thay đổi phương châm như vậy là hoàn
toàn có cơ sở, rất đúng đắn, kịp thời, đáp ứng tình hình
giữa địch và ta đã có sự thay đổi tại Mặt trận. Người nhận
thấy: thực hiện phương châm này, chúng ta chủ động muốn đánh mục
tiêu nào, lúc nào thì đánh; đánh không có lợi thì dừng; chuẩn
bị chu đáo và chắc thắng thì đánh, chuẩn bị không đầy đủ
thì chưa đánh. Đồng thời, cách đánh đó còn phù hợp với nguyên
tắc chỉ đạo tác chiến và khả năng chiến đấu của bộ đội ta;
cho phép ta vừa đánh, vừa có khả năng tập trung binh, hỏa lực
phù hợp vào từng mục tiêu, bảo đảm cho đánh chắc thắng trong
từng trận, từng đợt Chiến dịch. Chính vì vậy, ngay trong đợt đầu
Chiến dịch, sau khi ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, ngày
15-3-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi và căn
dặn cán bộ, chiến sĩ Mặt trận: “Chiến dịch này là một chiến
dịch lịch sử của Quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này
có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng. Địch sẽ ra sức
đối phó, ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ
quan khinh địch, giành toàn thắng cho chiến dịch này”5. Thấm
nhuần lời căn dặn và quán triệt sâu sắc tư tưởng “đánh chắc
thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch bước sang đợt 2 (từ
ngày 30-3 đến 30-4-1954), bộ đội ta tiến công đánh chiếm một cách
chắc chắn các cứ điểm: E, D1, D2, C1, 106, 311. Tiếp đó, ta phát
triển hệ thống giao thông hào, chiến hào bao vây chặt toàn bộ quân
địch; thực hiện tiến công, đánh vây lấn, diệt các cứ điểm 105,
206, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, khống chế tiếp tế
đường không và các hoạt động của chúng, tạo thế và lực mới
để đánh đòn quyết định cuối cùng giành thắng lợi. Sang đợt 3
của Chiến dịch (từ ngày 01 đến 07-5-1954), ta tiến công đánh chiếm
dứt điểm các cứ điểm: C1, C2, A1, 311A, 311B, 310, 208, rồi nhanh
chóng phát triển vào Sở Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ, bắt sống tướng Đờ Cát-xtơ-ri và toàn bộ Bộ Tham mưu địch.
Chiến dịch đã kết thúc toàn thắng.
Như vậy, tư tưởng “đánh chắc thắng” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ là hoàn toàn dựa
trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Bác không những đề ra nguyên tắc tác
chiến Chiến dịch phù hợp, mà còn chỉ đạo, động viên toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân ta quyết tâm thực hiện để đưa đến thành công cuối cùng. Ngày
nay, trên thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến, phức tạp,
khó lường; việc quán triệt, vận dụng tư tưởng trên của Bác vào nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là rất cần thiết; chúng ta cần có niềm tin,
đồng thời cần thận trọng, chắc chắn trong giải quyết tất cả mọi vấn đề
của đất nước.
---------------------------------------
1 - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Sự nghiệp tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, H. 2002, tr.107.
2 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập luận văn, Nxb QĐND, H. 2006, tr. 540.
3 - W. Bớt-sét - Hồi ký, Nxb Thông tin lý luận, H. 1980, tr. 254.
4 - Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 14, Nxb CTQG, H. 2001 tr. 59.
5 - Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H. 2009, tr. 266.
|
Phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Quyết định của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp trong chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng
nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một nhân tố đặc biệt quan trọng
góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng thời, việc thay đổi
phương châm tác chiến còn thể hiện rất rõ phong cách dân chủ, thực tiễn,
sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh cả của các lực lượng
vũ trang Việt Nam.
Nhiệm vụ Bác giao và “quyết định lịch sử” của Đại tướngVõ Nguyên Giáp
Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, cục diện chiến trường Đông
Dương ngày càng chuyển biến theo hướng có lợi cho cuộc kháng chiến của
nhân dân ta. Đặc biệt, với 5 đòn tiến công chiến lược trên các địa bàn
trọng điểm như Tây Bắc, Trung Lào và Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên… ta đã từng
bước buộc thực dân Pháp phải phân tán, dàn mỏng lực lượng qua đó bước
đầu làm phá sản mưu đồ tập trung lực lượng của kẻ địch trong kế hoạch
Na-va. Trên chiến trường chính Điện Biên Phủ, từ chỗ không có trong kế
hoạch Na-va, song trước các đòn tiến công của ta, thực dân Pháp đã buộc
phải điều động một lượng lớn binh lực để xây dựng Điện Biên Phủ thành
tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Nhận định đây là trận quyết chiến
chiến lược có ý nghĩa quan trọng, là thời cơ thuận lợi để ta sớm kết
thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Trung ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm: “Toàn dân, toàn Ðảng và
Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện chiến dịch Điện Biên Phủ và
nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này”
(1).
Xuất phát từ tính chất quan trọng của trận quyết chiến tại lòng chảo Điện Biên Phủ, ngày 05-01-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường trực tiếp chỉ huy chiến dịch: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận… Tướng quân tại ngoại. Giao cho chú quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”(2).
Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở chiến trường Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu của ta và đoàn cố vấn Trung Quốc đi trước để chuẩn bị chiến trường đã đã đề nghị phương án “đánh nhanh thắng nhanh”, theo đó tranh thủ thời điểm địch đứng chân chưa vững, ta sẽ tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch tại Điện Biên Phủ trong “ba đêm hai ngày”. Công bằng nhìn nhận thì phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” không phải là không có cơ sở. Điện Biên Phủ từ đầu hoàn toàn không có trong kế hoạch Na-va. Đến cuối năm 1953 việc Pháp đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên là do sức ép trước những đòn tiến công của ta ở Tây Bắc và Trung Lào. Địch ở trong thế bị động đối phó, còn ta với những thắng lợi liên tiếp trên các chiến trường, cán bộ, chiến sĩ đều quyết tâm chiến đấu rất cao. Mặt khác, ta lại có sự chi viện to lớn sức người, sức của từ nhân dân cả nước; bộ đội mới được trang bị thêm lựu pháo, cao xạ pháo… khả năng tác chiến, chiến đấu được cải thiện rõ rệt. Nếu không “đánh nhanh”, để địch tăng cường thêm quân và củng cố công sự thì sẽ bỏ lỡ thời cơ “giành thắng lợi quan trọng”.
Ngay sau khi lên Điện Biên, nắm hình thái bố trí và dự trù phương án đối phó của địch, bằng tư duy quân sự sắc sảo và cảm nhận của một vị tướng đã trải qua trận mạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy những điểm “không ổn” trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” do bộ phận tham mưu xây dựng. Tuy nhiên, với phong cách dân chủ, tôn trọng tập thể, Đại tướng đã từng bước nghiên cứu kỹ tình hình để xác định cách đánh thực sự phù hợp, bảo đảm chắc thắng. Như Đại tướng đã viết trong hồi ký, “Tuy không tin vào thắng lợi của phương án “đánh nhanh thắng nhanh” nhưng tôi tự thấy mình vừa mới đến chiến trường, chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ ý kiến của đa số nên đã đồng ý triệu tập Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch tác chiến theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Đồng thời tôi chỉ thị cơ quan tham mưu theo dõi chặt chẽ tình hình địch từng ngày, từng giờ, kịp thời báo cáo; nếu tình hình thay đổi ta có thể thay đổi kế hoạch”(3).
Thực tiễn chiến trường đã diễn ra đúng như những gì Đại tướng phán đoán. Trong quá trình ta chuẩn bị kế hoạch chiến đấu theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, địch đã tiếp tục tăng cường lực lượng xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống phòng ngự ở Điện Biên Phủ: điểm cao Độc Lập ở phía Bắc tập đoàn cứ điểm ban đầu chỉ là một vị trí tiền tiêu đã trở thành một cứ điểm mạnh, do một tiểu đoàn Âu Phi chốt giữ; điểm cao Him Lam phía Đông Bắc được củng cố thành một trung tâm phòng ngự mạnh; phía Nam Hồng Cúm từ chỗ chỉ là một cứ điểm đã phát triển thành một cụm cứ điểm với sân bay, trận địa pháo có khả năng chi viện mạnh cho phân khu Mường Thanh… Điện Biên Phủ được củng cố thành một tập đoàn cứ điểm với 49 cứ điểm liên hoàn cùng trên 16.200 quân. Còn ta, tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tập trung lực lượng, chiếm lĩnh trận địa… Dù đã điều chỉnh lại thời gian đưa pháo vào trận địa nhưng chưa thể hoàn thành theo kế hoạch; nhiều vấn đề về cách đánh của bộ binh và pháo binh chưa được giải quyết như: biện pháp nào để hạn chế hỏa lực, phi pháo và cơ giới của địch trong điều kiện đánh liên tục ngày đêm trên cánh đồng bằng phẳng, kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh và pháo binh trong đánh cụm cứ điểm chưa nhiều, nhất là chi viện pháo binh trong đánh tung thâm và đánh địch phản kích…
Những vấn đề trên đã khiến Đại tướng hết sức trăn trở. Với trách nhiệm trước Đảng, trước lời căn dặn của Bác Hồ và nhất là trách nhiệm trước máu xương của chiến sĩ trên chiến trường, Đại tướng đã phải cân chắc rất kỹ về phương châm tác chiến. Bởi ta đã tập trung đến 3/4 lực lượng cơ động chiến lược về chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 4 Đại đoàn chủ lực. Nếu cách đánh không phù hợp, chiến dịch không thắng, lực lượng bị thương vong lớn, thì sẽ rất bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Bám sát mọi diễn biến trên chiến trường, phát huy tư duy sáng tạo quân sự, sau 11 ngày đêm trăn trở, cân nhắc kỹ lưỡng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi đến một quyết định như sau này Đại tướng chia sẻ, “quyết định khó nhất trong cuộc đời chỉ huy”(4), đó là thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, còn gọi là “đánh bóc vỏ”. Song bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để thuyết phục được tập thể Đảng ủy mặt trận trong khi số đông đều tán thành “đánh nhanh, thắng nhanh” và phương châm tác chiến đã được phổ biến đến mọi cán bộ, chiến sĩ?
Trước hết, với tinh thần thẳng thắn, trên cơ sở tình hình thực tiễn, sáng 26-01-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chủ động trao đổi những trăn trở của mình với Tướng Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào những khó khăn sẽ gặp phải khi dốc toàn lực để đánh nhanh: “Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”(5). Sau khi thống nhất với đồng chí Trưởng đoàn cố vấn, Đại tướng đã triệu tập Hội nghị Đảng ủy mặt trận, trình bày và phân tích những những vấn đề trăn trở của bản thân. Đại tướng cho rằng, phải xây dựng phương án tác chiến bảo đảm giành chiến thắng chứ không thể đánh liều. Nếu không chuyển phương án tác chiến thì chúng ta chắc chắn là đánh không thắng mà có thể gặp tổn thất lớn. Với tinh thần thực sự cầu thị, hội nghị đã thảo luận sôi nổi, ban đầu đa số đều cho rằng bộ đội đã quyết tâm cao, mọi mặt đã chuẩn bị, cần đánh nhanh nếu không sẽ khó khăn, mất thời cơ. Song bằng phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích từng khó khăn, làm rõ những cơ sở của phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Theo Đại tướng, chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” tức là ta sẽ bao vây, đánh dần từng bước, tiêu diệt từng bộ phận, từ ngoại vi vào trung tâm; đánh theo cách này ta có điều kiện tập trung binh hỏa lực ưu thế tuyệt đối trong từng trận giải quyết dứt điểm từng mục tiêu, tạo nên sức mạnh áp đảo để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ. Phát huy tinh thần dân chủ, Đảng ủy mặt trận sau đó đã thẳng thắn thảo luận và đi đến thống nhất 100% nhất trí với quyết định thay đổi phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Có thể thấy việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định quan trọng song cũng hết sức khó khăn. Trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới đã thấu triệt phương án đánh nhanh giải quyết nhanh, các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu, “pháo đã lên nòng” chờ giờ nổ súng… việc thay đổi phương châm tác chiến là biểu hiện của tư duy quyết đoán, sáng tạo trong tập thể Đảng ủy mặt trận trên cơ sở thực tiễn chiến trường cũng như quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương Đảng và Bác Hồ. Quyết định chuyển phương án tác chiến đã gắn liền cùng tên tuổi và phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dù đã được Bác Hồ tin tưởng trao toàn quyền quyết định với tư cách “tướng quân tại ngoại” nhưng khi thấy thực tế ở chiến trường không đúng với dự tính, thay vì áp đặt quyền quyết định tối cao của một vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực sự tôn trọng và đề cao tập thể, phát huy dân chủ, kiên trì thuyết phục mọi người cùng đồng thuận chuyển sang hướng chiến lược khác. Và vì thế, quyết định thay đổi phương châm tác chiến thành “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng không chỉ thể hiện bản lĩnh của một nhà cầm quân thiên tài mà còn thể hiện khả năng thu phục nhân tâm và thuyết phục người khác của Đại tướng.
Thực tiễn những gì diễn ra trên chiến trường Điện Biên Phủ đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo trong quyết định thay đổi phương châm tác chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không phải chỉ trong “ba đêm hai ngày” như kế hoạch ban đầu mà phải trải qua 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, qua 3 đợt tiến công, bộ đội ta mới giành được thắng lợi. Chỉ riêng cứ điểm đồi A1, ta phải mất 38 ngày đêm mới dứt điểm được. Trong khi đó nếu theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, với 49 cứ điểm mà ta dự kiến tiêu diệt trong ba đêm hai ngày thì quá mạo hiểm nếu như không muốn nói là không thể thực hiện được. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, thời gian đầu, bộ đội ta giành phần lớn thắng lợi, nhưng lại gặp khó khăn khi đánh đồi A1 và C1, hai cứ điểm quan trọng của địch. Trận đánh đồi A1, mặc dù đã huy động tới ba trung đoàn nhưng ta đã bị tổn thất rất nặng nề. Chính nhờ thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, ta đã có điều kiện tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt địch từng bộ phận, từ ngoại vi đánh vào trung tâm, tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, siết chặt vòng vây, vận dụng chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt” để từng bước tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Học tập phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Lịch sử đã chứng minh, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07-5-1954 - 07-5-2014) là dịp để mỗi chúng ta cùng ôn lại những bài học kinh nghiệm quý báu; tưởng nhớ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước; học tập và làm theo phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - “tư lệnh của mọi tư lệnh, chính ủy của mọi chính ủy”.
Thực tiễn trong thời gian qua ở một số cơ quan, đơn vị vẫn có những cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu còn biểu hiện thiếu tôn trọng tập thể, vi phạm nguyên tắc dân chủ, thậm chí độc đoán, chuyên quyền, “đứng trên tổ chức”… Dư luận xã hội cũng đã lên án những cán bộ, đảng viên là “công bộc” của dân nhưng lại có thái độ hách dịch, cửa quyền; thiếu tôn trọng quyền làm chủ của người dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với hai nhiệm vụ cách mạng chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ đặt ra những đòi hỏi lớn về phong cách làm việc của mỗi cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. Từ giá trị to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là bài học về phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thiết nghĩ từng cán bộ, đảng viên cần thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác gắn với thực hiện tốt một số vấn đề như:
Một là, quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ.
Đây là vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng. Trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo dựng sự đồng thuận cao trong tập thể Đảng ủy mặt trận từ đó tạo nên thắng lợi Điện Biên Phủ vĩ đại. Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát huy trí tuệ tập thể, tạo sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước tiến lên. Quán triệt và thực hiện nguyên tắc dân chủ cần gắn với từng nội dung nhiệm vụ cụ thể trên tinh thần dân chủ thảo luận, thẳng thắn trao đổi để đi đến những giải pháp, phương hướng phù hợp, tạo dựng sự thống nhất, nhất trí cao trong từng cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
Hai là, thực sự đề cao quyền làm chủ của nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được… Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”(6). Trong tình hình mới, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, sự nghiệp cách mạng của chúng ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Cùng với đó là âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động. Thực tế đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên trên cương vị, chức trách của mình cần tôn trọng và đề cao quyền làm chủ của nhân dân; coi trọng quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn gắn với thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở đặc biệt là phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
Ba là, bám sát thực tiễn của đời sống xã hội; chủ động, sáng tạo trong mọi nhiệm vụ cách mạng. Thực tiễn cuộc sống và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng luôn vận động biến đổi không ngừng, vì vậy quá trình công tác mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên bám sát thực tiễn đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Đồng thời, cần phát huy tốt tinh thần chủ động, sáng tạo của cá nhân và tập thể, chống biểu hiện của tư tưởng “kinh nghiệm chủ nghĩa” hay những cách làm rập khuôn, máy móc, sách vở mà thiếu tính sáng tạo./.
--------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(1) Văn kiện lịch sử Ðảng, Nxb. Sự Thật, H, 1964, t. 8, tr. 129
(2) Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn thay đổi, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Ban Khoa học Xã hội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 79
(3), (4), (5) Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Nxb. Kim Đồng, H, 2004, tr. 125, 81, 81
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t. 12, tr. 212
Xuất phát từ tính chất quan trọng của trận quyết chiến tại lòng chảo Điện Biên Phủ, ngày 05-01-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường trực tiếp chỉ huy chiến dịch: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận… Tướng quân tại ngoại. Giao cho chú quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”(2).
Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở chiến trường Điện Biên Phủ, bộ phận tham mưu của ta và đoàn cố vấn Trung Quốc đi trước để chuẩn bị chiến trường đã đã đề nghị phương án “đánh nhanh thắng nhanh”, theo đó tranh thủ thời điểm địch đứng chân chưa vững, ta sẽ tập trung lực lượng tiến công tiêu diệt toàn bộ quân địch tại Điện Biên Phủ trong “ba đêm hai ngày”. Công bằng nhìn nhận thì phương án “đánh nhanh, thắng nhanh” không phải là không có cơ sở. Điện Biên Phủ từ đầu hoàn toàn không có trong kế hoạch Na-va. Đến cuối năm 1953 việc Pháp đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên là do sức ép trước những đòn tiến công của ta ở Tây Bắc và Trung Lào. Địch ở trong thế bị động đối phó, còn ta với những thắng lợi liên tiếp trên các chiến trường, cán bộ, chiến sĩ đều quyết tâm chiến đấu rất cao. Mặt khác, ta lại có sự chi viện to lớn sức người, sức của từ nhân dân cả nước; bộ đội mới được trang bị thêm lựu pháo, cao xạ pháo… khả năng tác chiến, chiến đấu được cải thiện rõ rệt. Nếu không “đánh nhanh”, để địch tăng cường thêm quân và củng cố công sự thì sẽ bỏ lỡ thời cơ “giành thắng lợi quan trọng”.
Ngay sau khi lên Điện Biên, nắm hình thái bố trí và dự trù phương án đối phó của địch, bằng tư duy quân sự sắc sảo và cảm nhận của một vị tướng đã trải qua trận mạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy những điểm “không ổn” trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” do bộ phận tham mưu xây dựng. Tuy nhiên, với phong cách dân chủ, tôn trọng tập thể, Đại tướng đã từng bước nghiên cứu kỹ tình hình để xác định cách đánh thực sự phù hợp, bảo đảm chắc thắng. Như Đại tướng đã viết trong hồi ký, “Tuy không tin vào thắng lợi của phương án “đánh nhanh thắng nhanh” nhưng tôi tự thấy mình vừa mới đến chiến trường, chưa có đủ cơ sở thực tế để bác bỏ ý kiến của đa số nên đã đồng ý triệu tập Hội nghị cán bộ phổ biến kế hoạch tác chiến theo phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Đồng thời tôi chỉ thị cơ quan tham mưu theo dõi chặt chẽ tình hình địch từng ngày, từng giờ, kịp thời báo cáo; nếu tình hình thay đổi ta có thể thay đổi kế hoạch”(3).
Thực tiễn chiến trường đã diễn ra đúng như những gì Đại tướng phán đoán. Trong quá trình ta chuẩn bị kế hoạch chiến đấu theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, địch đã tiếp tục tăng cường lực lượng xây dựng và củng cố vững chắc hệ thống phòng ngự ở Điện Biên Phủ: điểm cao Độc Lập ở phía Bắc tập đoàn cứ điểm ban đầu chỉ là một vị trí tiền tiêu đã trở thành một cứ điểm mạnh, do một tiểu đoàn Âu Phi chốt giữ; điểm cao Him Lam phía Đông Bắc được củng cố thành một trung tâm phòng ngự mạnh; phía Nam Hồng Cúm từ chỗ chỉ là một cứ điểm đã phát triển thành một cụm cứ điểm với sân bay, trận địa pháo có khả năng chi viện mạnh cho phân khu Mường Thanh… Điện Biên Phủ được củng cố thành một tập đoàn cứ điểm với 49 cứ điểm liên hoàn cùng trên 16.200 quân. Còn ta, tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong tập trung lực lượng, chiếm lĩnh trận địa… Dù đã điều chỉnh lại thời gian đưa pháo vào trận địa nhưng chưa thể hoàn thành theo kế hoạch; nhiều vấn đề về cách đánh của bộ binh và pháo binh chưa được giải quyết như: biện pháp nào để hạn chế hỏa lực, phi pháo và cơ giới của địch trong điều kiện đánh liên tục ngày đêm trên cánh đồng bằng phẳng, kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến giữa bộ binh và pháo binh trong đánh cụm cứ điểm chưa nhiều, nhất là chi viện pháo binh trong đánh tung thâm và đánh địch phản kích…
Những vấn đề trên đã khiến Đại tướng hết sức trăn trở. Với trách nhiệm trước Đảng, trước lời căn dặn của Bác Hồ và nhất là trách nhiệm trước máu xương của chiến sĩ trên chiến trường, Đại tướng đã phải cân chắc rất kỹ về phương châm tác chiến. Bởi ta đã tập trung đến 3/4 lực lượng cơ động chiến lược về chiến trường Điện Biên Phủ với hơn 4 Đại đoàn chủ lực. Nếu cách đánh không phù hợp, chiến dịch không thắng, lực lượng bị thương vong lớn, thì sẽ rất bất lợi cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Bám sát mọi diễn biến trên chiến trường, phát huy tư duy sáng tạo quân sự, sau 11 ngày đêm trăn trở, cân nhắc kỹ lưỡng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi đến một quyết định như sau này Đại tướng chia sẻ, “quyết định khó nhất trong cuộc đời chỉ huy”(4), đó là thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, còn gọi là “đánh bóc vỏ”. Song bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để thuyết phục được tập thể Đảng ủy mặt trận trong khi số đông đều tán thành “đánh nhanh, thắng nhanh” và phương châm tác chiến đã được phổ biến đến mọi cán bộ, chiến sĩ?
Trước hết, với tinh thần thẳng thắn, trên cơ sở tình hình thực tiễn, sáng 26-01-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chủ động trao đổi những trăn trở của mình với Tướng Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc, đặc biệt tập trung vào những khó khăn sẽ gặp phải khi dốc toàn lực để đánh nhanh: “Ý định của tôi là hoãn cuộc tấn công ngay buổi chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc, tiến chắc”(5). Sau khi thống nhất với đồng chí Trưởng đoàn cố vấn, Đại tướng đã triệu tập Hội nghị Đảng ủy mặt trận, trình bày và phân tích những những vấn đề trăn trở của bản thân. Đại tướng cho rằng, phải xây dựng phương án tác chiến bảo đảm giành chiến thắng chứ không thể đánh liều. Nếu không chuyển phương án tác chiến thì chúng ta chắc chắn là đánh không thắng mà có thể gặp tổn thất lớn. Với tinh thần thực sự cầu thị, hội nghị đã thảo luận sôi nổi, ban đầu đa số đều cho rằng bộ đội đã quyết tâm cao, mọi mặt đã chuẩn bị, cần đánh nhanh nếu không sẽ khó khăn, mất thời cơ. Song bằng phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích từng khó khăn, làm rõ những cơ sở của phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Theo Đại tướng, chuyển sang “đánh chắc, tiến chắc” tức là ta sẽ bao vây, đánh dần từng bước, tiêu diệt từng bộ phận, từ ngoại vi vào trung tâm; đánh theo cách này ta có điều kiện tập trung binh hỏa lực ưu thế tuyệt đối trong từng trận giải quyết dứt điểm từng mục tiêu, tạo nên sức mạnh áp đảo để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ. Phát huy tinh thần dân chủ, Đảng ủy mặt trận sau đó đã thẳng thắn thảo luận và đi đến thống nhất 100% nhất trí với quyết định thay đổi phương châm tác chiến “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Có thể thấy việc thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định quan trọng song cũng hết sức khó khăn. Trong tình thế toàn mặt trận từ trên xuống dưới đã thấu triệt phương án đánh nhanh giải quyết nhanh, các đơn vị đã vào vị trí chiến đấu, “pháo đã lên nòng” chờ giờ nổ súng… việc thay đổi phương châm tác chiến là biểu hiện của tư duy quyết đoán, sáng tạo trong tập thể Đảng ủy mặt trận trên cơ sở thực tiễn chiến trường cũng như quán triệt tư tưởng chỉ đạo đánh chắc thắng của Trung ương Đảng và Bác Hồ. Quyết định chuyển phương án tác chiến đã gắn liền cùng tên tuổi và phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dù đã được Bác Hồ tin tưởng trao toàn quyền quyết định với tư cách “tướng quân tại ngoại” nhưng khi thấy thực tế ở chiến trường không đúng với dự tính, thay vì áp đặt quyền quyết định tối cao của một vị Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực sự tôn trọng và đề cao tập thể, phát huy dân chủ, kiên trì thuyết phục mọi người cùng đồng thuận chuyển sang hướng chiến lược khác. Và vì thế, quyết định thay đổi phương châm tác chiến thành “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng không chỉ thể hiện bản lĩnh của một nhà cầm quân thiên tài mà còn thể hiện khả năng thu phục nhân tâm và thuyết phục người khác của Đại tướng.
Thực tiễn những gì diễn ra trên chiến trường Điện Biên Phủ đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo trong quyết định thay đổi phương châm tác chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không phải chỉ trong “ba đêm hai ngày” như kế hoạch ban đầu mà phải trải qua 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt, qua 3 đợt tiến công, bộ đội ta mới giành được thắng lợi. Chỉ riêng cứ điểm đồi A1, ta phải mất 38 ngày đêm mới dứt điểm được. Trong khi đó nếu theo phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, với 49 cứ điểm mà ta dự kiến tiêu diệt trong ba đêm hai ngày thì quá mạo hiểm nếu như không muốn nói là không thể thực hiện được. Ở chiến dịch Điện Biên Phủ, thời gian đầu, bộ đội ta giành phần lớn thắng lợi, nhưng lại gặp khó khăn khi đánh đồi A1 và C1, hai cứ điểm quan trọng của địch. Trận đánh đồi A1, mặc dù đã huy động tới ba trung đoàn nhưng ta đã bị tổn thất rất nặng nề. Chính nhờ thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, ta đã có điều kiện tập trung ưu thế binh lực tiêu diệt địch từng bộ phận, từ ngoại vi đánh vào trung tâm, tiêu diệt từng cụm cứ điểm của địch, siết chặt vòng vây, vận dụng chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt” để từng bước tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Học tập phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Lịch sử đã chứng minh, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết định chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07-5-1954 - 07-5-2014) là dịp để mỗi chúng ta cùng ôn lại những bài học kinh nghiệm quý báu; tưởng nhớ công lao to lớn của các thế hệ cha anh đi trước; học tập và làm theo phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - “tư lệnh của mọi tư lệnh, chính ủy của mọi chính ủy”.
Thực tiễn trong thời gian qua ở một số cơ quan, đơn vị vẫn có những cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu còn biểu hiện thiếu tôn trọng tập thể, vi phạm nguyên tắc dân chủ, thậm chí độc đoán, chuyên quyền, “đứng trên tổ chức”… Dư luận xã hội cũng đã lên án những cán bộ, đảng viên là “công bộc” của dân nhưng lại có thái độ hách dịch, cửa quyền; thiếu tôn trọng quyền làm chủ của người dân. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với hai nhiệm vụ cách mạng chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ đặt ra những đòi hỏi lớn về phong cách làm việc của mỗi cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền. Từ giá trị to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ, đặc biệt là bài học về phong cách dân chủ, thực tiễn, sáng tạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”, thiết nghĩ từng cán bộ, đảng viên cần thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác gắn với thực hiện tốt một số vấn đề như:
Một là, quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ.
Đây là vấn đề cốt lõi có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn cách mạng. Trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tạo dựng sự đồng thuận cao trong tập thể Đảng ủy mặt trận từ đó tạo nên thắng lợi Điện Biên Phủ vĩ đại. Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát huy trí tuệ tập thể, tạo sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp cách mạng của đất nước tiến lên. Quán triệt và thực hiện nguyên tắc dân chủ cần gắn với từng nội dung nhiệm vụ cụ thể trên tinh thần dân chủ thảo luận, thẳng thắn trao đổi để đi đến những giải pháp, phương hướng phù hợp, tạo dựng sự thống nhất, nhất trí cao trong từng cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.
Hai là, thực sự đề cao quyền làm chủ của nhân dân.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được… Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”(6). Trong tình hình mới, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, sự nghiệp cách mạng của chúng ta đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Cùng với đó là âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động. Thực tế đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên trên cương vị, chức trách của mình cần tôn trọng và đề cao quyền làm chủ của nhân dân; coi trọng quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn gắn với thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở đặc biệt là phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
Ba là, bám sát thực tiễn của đời sống xã hội; chủ động, sáng tạo trong mọi nhiệm vụ cách mạng. Thực tiễn cuộc sống và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng luôn vận động biến đổi không ngừng, vì vậy quá trình công tác mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên bám sát thực tiễn đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Đồng thời, cần phát huy tốt tinh thần chủ động, sáng tạo của cá nhân và tập thể, chống biểu hiện của tư tưởng “kinh nghiệm chủ nghĩa” hay những cách làm rập khuôn, máy móc, sách vở mà thiếu tính sáng tạo./.
--------------------------------------------------------------------
Chú thích:
(1) Văn kiện lịch sử Ðảng, Nxb. Sự Thật, H, 1964, t. 8, tr. 129
(2) Võ Nguyên Giáp: Thế giới còn thay đổi, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Ban Khoa học Xã hội Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 79
(3), (4), (5) Võ Nguyên Giáp: Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử, Nxb. Kim Đồng, H, 2004, tr. 125, 81, 81
(6) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2002, t. 12, tr. 212
Theo Tạp chí Cộng sản
Nhận xét
Đăng nhận xét