LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ 6
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trong lịch sử vĩ đại của mình, Franz Beckenbauer đã cùng CLB Bayern Munchen giành 4 đĩa bạc Bundesliga, 3 lần vô địch châu Âu và cùng với Hamburger SV giành 1 đĩa bạc năm 1982. Thêm vào đó, đội trưởng Franz Beckenbauer của đội tuyển Tây Đức đã giành chức vô địch châu Âu năm 1972, vô địch Thế giới năm 1974 và với cương vị HLV, ông đã dẫn dắt đội tuyển Đức giành vô địch Thế giới năm 1990.
Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League sẽ được bắt đầu vào giữa tháng Bảy với ba vòng sơ loại và một vòng play-off. 10 đội chiến thắng cuối cùng sẽ tiến vào vòng bảng, cùng với 22 đội khác đã đủ điều kiện để được vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia thành tám bảng đấu, mỗi bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn hai lượt. Tám đội đầu bảng và tám đội nhì bảng sẽ vào vòng loại trực tiếp, đến khi chọn được hai đội cuối cùng thi đấu trong trận Chung kết, thường diễn ra vào cuối tháng Năm. Đội vô địch UEFA Champions League sẽ được phép tham dự UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup.
Real Madrid là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 11 lần vô địch, trong đó có 5 mùa giải European Cup liên tiếp đầu tiên. Tây Ban Nha cũng là quốc gia vô địch nhiều lần nhất (16 lần)[4], theo sau là Ý và Anh (12 lần mỗi quốc gia)[5][6]. 22 câu lạc bộ khác nhau đã vô địch giải đấu này, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Kể từ khi giải đấu được đổi tên và thay đổi thể thức thi đấu vào năm 1992, không có câu lạc bộ nào từng bảo vệ thành công chức vô địch. Câu lạc bộ cuối cùng vô địch hai lần liên tiếp là A.C. Milan vào mùa giải 1989-90. Năm 2016, Đương kim vô địch là Real Madrid với chức vô địch thứ 11 trong lịch sử câu lạc bộ, đánh bại Atlético Madrid 5-3 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút trận chung kết ở San Siro, Milano.
Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá châu Âu cũng tổ chức Giải bóng đá nữ vô địch câu lạc bộ châu Âu (UEFA Women's Champions League)
Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).
Từ mùa bóng 1992/1993, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (số lượng đội của mỗi quốc gia dựa theo bảng xếp hạng các thành viên UEFA trong 5 năm gần nhất) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý (từ mùa bóng 2013-2014 Ý chỉ còn 3 đội tham dự, vì Đức đã lấy mất một suất của Ý), được quyền cử 4 đội tham gia.
Cúp cao 74 cm, nặng 8 kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 franc.
Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một bản sao của chiếc
cúp với kích cỡ nhỏ hơn, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong
vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi"
(nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau.
Trước năm 2009, nếu một đội 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt. Tính tới thời điểm hiện tại, có 6 câu lạc bộ có được vinh dự này là: Real Madrid (11 lần vô địch); A.C. Milan (7 lần); FC Bayern München (5 lần, trong đó 3 lần liên tiếp); Liverpool FC (5 lần); Ajax Amsterdam (4 lần, trong đó 3 lần liên tiếp). Kể từ năm 2009, UEFA sẽ giữ vĩnh viễn bản gốc của chiếc cúp, do vậy một câu lạc bộ nếu đạt đủ 5 danh hiệu vô địch, hoặc vô địch 3 lần liên tiếp thay vào đó sẽ nhận được một bản sao của chiếc cúp với cùng kích thước và tên của nhà vô địch được khắc trên đó, cùng với phù hiệu cho những người chiến thắng. Đó là một logo nhỏ hình elip, nền xám, logo là một hình phác thảo một phần của chiếc cúp với viền trắng, ở giữa là số danh hiệu vô địch C1 của câu lạc bộ. Năm câu lạc bộ đã kể trên, cùng với F.C. Barcelona với chức vô địch thứ 5 vào mùa giải 2014-15 sẽ vinh dự được gắn phù hiệu cho những người chiến thắng trên tay trái của áo thi đấu mãi mãi về sau, mỗi khi thi đấu tại UEFA Champions League.
8 ngôi sao trên biểu tượng quả bóng của Cúp C1 (UEFA Champions League) là biểu tượng cho 8 đội bóng từng bảo vệ thành công chức vô địch (Real Madrid, SL Benfica, Inter Milan, Ajax Amsterdam, Bayern Munchen, Liverpool FC, Nottingham Forest, A.C. Milan).
Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cúp C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cúp C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự cúp này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cúp C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.
Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.
Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cúp C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.
Ở mùa giải 1991/92, Cúp C1 vẫn mang tên là European Champion
Clubs' Cup như trước đây, nhưng UEFA đã thử nghiệm một thể thức thi đấu
mới. 8 đội lọt vào tứ kết được chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn một
lượt (vẫn gồm 2 lượt trận sân nhà sân khách cho mỗi cặp đấu), chọn ra 2
đội đầu bảng vào thi đấu trận chung kết.
Mùa giải 1992/93, giải bóng đá này chính thức được đổi tên thành UEFA Champions League - giải đấu của các nhà vô địch. Lúc này, vòng tứ kết vẫn gồm 8 đội nhưng lại có thêm vòng bán kết. Trận bán kết diễn ra giữa đội nhất bảng này gặp nhì bảng kia, nhưng chỉ thi đấu một trận duy nhất trên sân của những đội nhất bảng.
Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cúp C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch cúp này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cúp C1.
UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích
cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số
đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng
đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới
chung kết.
Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có cơ hội đoạt Cúp này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.
Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.
Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.
Bắt đầu từ mùa giải 2015-16, UEFA trao 2 triệu €
cho mỗi đội chiến thắng và 3 triệu € cho mỗi đội bị loại khỏi vòng
play-off. Với đội lọt vào vòng bảng, họ sẽ nhận thêm 12 triệu € từ UEFA.
Đội thắng trong mỗi trận vòng bảng nhận thêm 1,5 triệu € và nếu hòa
nhận thêm 500.000 €. Đối với vòng 16 đội, UEFA thưởng cho mỗi đội 5,5
triệu €, và đối với vòng tứ kết mỗi đội nhận thêm 6 triệu €. Mỗi đội
trong bốn đội vào bán kết nhận 7 triệu €, và đội Á quân được thưởng 10.5
triệu €. Đội vô địch được UEFA thưởng 15 triệu €.[7]
UEFA (10 tháng 8, 2012) cũng ước tính doanh thu từ UEFA Champions League và UEFA Super Cup là 1,34 tỷ €.[7]
Qua 19 lần được tổ chức, giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) đã chứng kiến 8 quốc gia đứng lên bục đăng quang.
Brazil là đội duy nhất tham dự đủ 19 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải.
1. World Cup lần thứ nhất - Uruguay 1930: Uruguay đi vào lịch sử
Có 13 đội bóng tham dự, trong đó có 9 đại diện châu Mỹ và 4 đại diện châu Âu.
World Cup đầu tiên không thi đấu tranh hạng ba, mà chỉ có trận chung kết để xác định hai đội có thứ hạng cao nhất.
Ở cả hai trận bán kết, hai đội bóng Nam Mỹ là Argentina và Uruguay cùng giành chiến thắng vang dội trước hai đội Mỹ và Nam Tư.
Là đội bóng mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó, Uruguay đã giành chức vô địch với chiến thắng 4-2 ở trận chung kết.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng: 89, trung bình: 2,78 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.614.677, trung bình: 60.495 người/trận.
2. World Cup lần thứ 2 - Italy 1934: Đến lượt Italy
Khác với kỳ World Cup đầu tiên, do có quá nhiều nước muốn giành quyền đăng cai giải nên phải có tới 8 phiên họp mới ra được quyết định: Italy sẽ là chủ nhà của World Cup 1934.
Tại kỳ World Cup này, số lượng các đội bóng tham dự cũng tăng từ 13 đội lên 33 đội. Với số lượng các đội tham dự tăng vọt, lần đầu tiên FIFA phải tiến hành vòng đấu loại tại các khu vực để chọn 16 đội được quyền dự Vòng chung kết tại Italy.
Tại giải này, lần đầu tiên tổ chức trận đấu tranh hạng 3 và đội tuyển Đức đã giành thắng lợi trước đội tuyển Áo với tỷ số 3-2.
2 đội lọt vào chung kết là Italy và Tiệp Khắc. Với bàn thắng quyết định ghi được trong 2 hiệp phụ, Italy đăng quang ngôi vô địch.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 17. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 70, trung bình: 4,12 bàn/trận. Tổng số khán giả: 395.000 người, trung bình: 23.235 người/trận.
3. World Cup lần thứ 3 - Pháp 1938: Italy vô địch lần thứ hai
World Cup lần thứ 3 bị bao phủ bởi bóng đen của Chiến tranh thế giới lần thứ II sắp bùng nổ. Tây Ban Nha rút lui khỏi giải vì nội chiến. Áo cũng vắng mặt do đang phải đối đầu với cuộc xâm lược của phát xít Đức.
World Cup lần thứ 3 là giải đầu tiên mà đương kim vô địch và chủ nhà không phải tham dự vòng đấu loại mà được quyền lọt thẳng vào vòng chung kết.
Hai đội giành được quyền vào chung kết ở giải lần này là Italy và Hungary. Cuối cùng Italy đã thắng Hungary với tỷ số 4-2, và trở thành đội đầu tiên 2 lần liên tiếp giành chức vô địch thế giới.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 18. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 84, trung bình: 4,67 bàn/trận. Tổng số khán giả: 483.000 người, trung bình: 26.833 người/trận.
4. World Cup lần thứ 4 - Brazil 1950: Uruguay đăng quang lần thứ hai
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, đến năm 1950, World Cup đầu tiên thời kỳ hậu chiến được tổ chức tại xứ sở của lễ hội Carnaval và vũ điệu Samba nóng bỏng. Một trong những điểm gây chú ý ở giải lần này là sự xuất hiện lần đầu tiên của các đại diện bóng đá Anh hiện đại.
Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên áp dụng thể thức thi đấu vòng tròn.
Trong trận chung kết, đội tuyển Uruguay đã giành thắng lợi 2-1 trước đội tuyển Brazil. Như vậy, sau 20 năm, Uruguay đăng quang lần thứ hai.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 22. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 88, trung bình: 4 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.337.000 người, trung bình: 60.733 người/trận.
5. World Cup lần thứ 5 - Thụy Sĩ 1954: “Thần kinh thép” chiến thắng
Thể thức thi đấu lần này lại trở lại như cũ: có các vòng tứ kết, bán kết và chung kết.
Đương kim vô địch Uruguay bị “knock-out” ở trận bán kết trước đội bóng tấn công xuất sắc nhất giải, Hungary, với tỷ số 2-4. Trận chung kết là cuộc tái ngộ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Hungary. Ở vòng 1, Hungary đã hạ Đức với tỷ số 8-3.
Tại trận chung kết, Cộng hòa Liên bang Đức có sự điều chỉnh kịp thời. Các cầu thủ Cộng hòa Liên bang Đức thể hiện lối chơi phòng thủ chặt chẽ kết hợp với những cuộc tấn công chớp nhoáng, đã khiến Hungary không thể lặp lại được thành tích của mình. Hơn nữa, tinh thần thi đấu quật khởi của người Đức đã giúp họ thực hiện một cú lội ngược dòng ngoạn mục khi bị dẫn trước tới 0-2 mà cuối cùng vẫn giành thắng lợi chung cuộc 3-2.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 24. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 140, trung bình: 6,38 bàn/trận. Tổng số khán giả: 943.000 người, trung bình: 36.269 người/trận.
6. World Cup lần thứ 6- Thuỵ Điển 1958: Cúp vàng lỡ hẹn với châu Âu
Đội chủ nhà Thụy Điển được sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả nhà và sự chuẩn bị chu đáo, đã thể hiện một phong độ xuất sắc. Trận chung kết Thuỵ Điển-Brazil đã diễn ra rất tưng bừng. Với một đội hình rất mạnh, Brazil trở thành đội bóng Nam Mỹ đầu tiên và duy nhất trong thế kỉ 20 giành được Cup tại một giải vô địch thế giới được tổ chức trên đất châu Âu. tỷ số của trận chung kết là 5-2.
World Cup lần này cũng ghi nhận sự xuất hiện của một nhân vật huyền thoại, người mà sau này đã được đông đảo giới hâm mộ bóng đá tôn sùng là ông Vua của bóng đá thế giới. Đó là Pele.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 35. Tổng số bàn thắng ghi tại giải 126, trung bình 3,60 bàn/trận. Tổng số khán giả 868.000 người, trung bình 24.800 người/trận.
7. World Cup lần thứ 7- Chile 1962: Brazil bảo vệ thành công ngôi vô địch
Vượt qua các đối thủ, Brazil và Tiệp Khắc gặp nhau ở trận đấu cuối cùng. Brazil đã bảo vệ thành công ngôi vô địch. Tỷ số của trận chung kết là 3-1.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 89, trung bình: 2,78 bàn/trận. Tổng số khán giả: 776.000 người, trung bình: 24.260 người/trận.
8. World Cup lần thứ 8 - Anh 1966: Cúp vàng về với quê hương bóng đá
Năm 1966, lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại nước Anh, quê hương của bóng đá. Trận chung kết Anh-Đức là điểm nóng nhất của giải, trong đó tâm điểm của cuộc tranh cãi là bàn thắng quyết định chiến thắng cho đội tuyển Anh của tiền đạo Geoff Hurst được ghi vào phút thứ 100 của trận đấu.
Đến nay, người ta đã tham khảo nhiều bức ảnh tư liệu nhưng vẫn không thể xác định được quyết định của trọng tài Thuỵ Sĩ Dienst công nhận bàn thắng cho đội tuyển Anh khi đó là đúng hay sai. Tỷ số của trận chung kết là 4-2.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng: 89, trung bình: 2,78 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.614.677, trung bình: 60.496 người/trận.
9. World Cup lần thứ 9- Mexico 1970: Brazil giành vĩnh viễn Cúp “Nữ thần vàng”
Giải lần này ghi nhận một nét mới trong hệ thống luật thi đấu: Lần đầu tiên, ban tổ chức cho phép các cầu thủ dự bị được thay thế.
Theo điều lệ Giải Vô địch thế giới của FIFA, đội nào 3 lần giành chức vô địch sẽ được trao tặng vĩnh viễn Cúp “Nữ thần vàng”.
Sau 40 năm kể từ khi World Cup đầu tiên được tổ chức, mới có một đội bóng lập được kỳ tích này: Đó là Brazil. Trong 90 phút đi vào lịch sử đó, các cầu thủ Brazil đã trình diễn một vũ điệu samba huyền ảo và đầy hứng khởi để giành thắng lợi 4-1 trước Italy.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng: 95, trung bình: 2,97 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.673.975, trung bình: 52.312 người/trận.
10. World Cup lần thứ 10 - Cộng hòa Liên bang Đức 1974: Beckenbauer lên ngôi Hoàng đế
World Cup lần này có nhiều nét mới. Thứ nhất, chiếc Cúp vàng mới được đặt tên là FIFA. Thứ hai là việc áp dụng thể thức thi đấu mới: Ở vòng 1, 16 đội được chia làm 4 bảng để chọn 8 đội vào vòng sau. Ở vòng 2, 8 đội lại được chia tiếp thành 2 bảng mới. Hai đội đứng thứ nhất 2 bảng sẽ vào thẳng chung kết. Hai đội đứng thứ nhì sẽ gặp nhau để tranh ngôi vị thứ 3.
“Cỗ xe tăng” Đức dưới sự dẫn dắt của Beckenbauer đã giành ngôi vô địch, sau khi hạ gục Hà Lan 2-1 trong trận chung kết
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 38. Tổng số bàn thắng: 97, trung bình: 2,25 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.774.022 người, trung bình: 46.685 người/trận.
11. World Cup lần thứ 11 - Argentina 1978: Kết thúc nửa thế kỷ chờ đợi
Sự ủng hộ cuồng nhiệt của khán giả nhà, cộng với một Kempes sáng chói trên sân đã giúp cho Argentina lần đầu tiên giành chức Vô địch bóng đá Thế giới sau khi đánh bại Hà Lan với tỷ số 3-1 trong trận chung kết.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 38. Tổng số bàn thắng: 102, trung bình: 2,68 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.610.215 người, trung bình: 42.374 người/trận.
12. World Cup lần thứ 12 - Tây Ban Nha 1982: Italy lần thứ ba đăng quang
Năm 1982, World Cup dừng chân tại xứ sở của những chú bò tót, Tây ban Nha.
Đây là World Cup đầu tiên có 24 đội bóng tham dự và cũng là vòng chung kết đầu tiên áp dụng thi đá luân lưu 11 mét để phân định thắng bại trong các trận đấu loại trực tiếp.
Tại giải lần này, sau 12 năm chờ đợi, đội tuyển Italy mới có cơ hội đuổi kịp thành tích của Brazil (đăng quang chức vô địch lần thứ 3), đồng thời đưa bóng đá châu Âu ngang tầm với thành tích của Nam Mỹ trong cuộc chạy đua giữa hai khu vực mạnh nhất thế giới về bóng đá. Trong trận chung kết, Italy đã giành thắng lợi trước Cộng hòa Liên bang Đức với tỷ số 3-1.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 146, trung bình: 2,81 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.842.250, trung bình: 35.482 người/trận.
13. World Cup lần thứ 13 - Mexico 1986: Maradona và “bàn tay của Chúa”
Dưới sự dẫn dắt của Maradona, Argentina như một con diều gặp gió, thắng như chẻ tre và tiến đến trận chung kết để gặp “cỗ xe tăng” Đức và giành thắng lợi với tỷ số 3-2. Cuối cùng, vòng nguyệt quế đã thuộc về các cầu thủ đến từ xứ sở Tango.
Mexico 86 được đánh giá là một giải hấp dẫn, có chất lượng chuyên môn cao và thu hút nhiều danh thủ xuất sắc của thế giới. Nhưng trên bầu trời đầy sao ấy, sáng nhất vẫn là ngôi sao mang tên Maradona.
Sự kiện đáng chú ý nhất tại giải này có tên “bàn tay của Chúa”. Bàn thắng mở tỷ số của Maradona đã trở thành bàn thắng gây tai tiếng nhất trong lịch sử World Cup. Sau này qua camera, ảnh chụp lại và chính Maradona thú nhận anh đã kín đáo dùng bàn tay đưa bóng vào lưới!
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 132, trung bình 2,54 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.407.431 người, trung bình 46.297 người/trận.
14. World Cup lần thứ 14 - Italy 1990: Trận chung kết “nhạt nhẽo”
Trận chung kết World Cup năm 1990 vẫn là cuộc đối đầu Đức- Argentina, nhưng Maradona không còn dũng mãnh như 4 năm trước; còn Đức có một dàn cầu thủ phong độ ổn định cao. Vì vậy, không có gì đáng bàn về chiến thắng của người Đức, ngoại trừ việc cả 2 đội đã trình diễn một trận chung kết “nhạt nhẽo” nhất trong lịch sử bóng đá thế giới và Đức chỉ giành được thắng lợi từ một quả penalty gây tranh cãi.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 115, trung bình: 2.21 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.5115.168, trung bình: 48.369 người/trận.
15. World Cup lần thứ 15 - Mỹ 1994: Brazil lần thứ 4 vô địch thế giới
Trận chung kết Brazil và Italy là một cuộc tranh tài quyết liệt và không bàn thắng nào được ghi suốt 120 phút của trận đấu. Cuối cùng, sau một loạt đá penalty (3-2), Brazil trở thành đội tuyển 4 lần giành chức vô địch bóng đá thế giới. Còn Baggio, người đưa Italy đến trận chung kết lại góp phần đem chiến thắng cho đối thủ khi sút hỏng quả penalty định mệnh, đã trở thành “tội đồ” của các tifosi.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 141, trung bình: 2,71 bàn/trận. Tổng số khán giả: 3.587.538, trung bình: 68.991 người/trận.
16. World Cup lần thứ 16 - Pháp 1998: Nước Pháp khắc tên mình lên Cúp vàng FIFA
Đến năm 1998, Pháp đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới lần thứ 2 được FIFA chọn làm địa điểm tổ chức World Cup.
Trận chung kết giữa Pháp và Brazil đã diễn ra ngoài dự đoán khi Pháp có một trận đấu tưng bừng và quá dễ dàng trước nhà đương kim vô địch. Chiến thắng với tỷ số 3-0, Cúp vàng cho nước Pháp là hoàn toàn xứng đáng.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64. Tổng số bàn thắng: 171 bàn, trung bình: 2,67 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.785.100, trung bình: 43.517 người/trận.
17. World Cup lần thứ 17 - Nhật Bản và Hàn Quốc 2002: Lần đầu tiên hai quốc gia đồng tổ chức.
Cúp bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở châu Á còn chứng kiến nhiều điều “chưa từng có”. Dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng World Cup lần đầu tiên của thế kỷ 21 này đã mang về một kết thúc có hậu. Lần đầu tiên, một đội đến từ châu Á - Hàn Quốc - đã lọt vào đến bán kết. Với lối đá hút hồn, Brazil xứng đáng lần thứ 5 lên ngôi với thắng lợi 2-0 trước Đức trong trận chung kết.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64. Tổng số bàn thắng: 161, trung bình 2,52 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.705.134, trung bình 42.268 người/trận.
18. World Cup lần thứ 18 - Đức 2006: Italy lần thứ 4 vô địch thế giới
World Cup 2006 kết thúc với chức vô địch dành cho Italy sau 24 năm chờ đợi. Azzurri đã đăng quang một cách hết sức thuyết phục với bản lĩnh, tinh thần đồng đội và lối chơi phòng ngự chặt chẽ.
Trong trận chung kết, Italy đã giành thắng lợi trước Pháp trong loạt đá luân lưu 11 m với tỷ số 5-3 (tỷ số sau hai hiệp phụ là 1-1).
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64. Tổng số bàn thắng: 147, trung bình 2,30 bàn/trận. Tổng số khán giả: 3.359.439, trung bình 52.491 người/trận.
19. World Cup lần thứ 19 - Nam Phi 2010: Tây Ban Nha lần đầu đăng quang
Lần đầu tiên, FIFA đưa đưa giải đấu đến châu Phi. Và cũng lần đầu tiên, đội tuyển Tây Ban Nha giành chức vô địch World Cup. Sau trận chung kết có thi đấu hiệp phụ với đội tuyển Hà Lan, Tây Ban Nha đã chiến thắng với tỷ số 1-0 và trở thành đội vô địch ghi ít bàn thắng nhất trong lịch sử World Cup với 8 bàn thắng.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64 trận. Tổng số bàn thắng: 145, trung bình 2,27 bàn/trận. Tổng số khán giả: 3.178.856 người, trung bình 49.670 khán giả/trận./.
Vua Bóng Đá Pele
Huyen Thoai_Lionel Messi
Ai là cầu thủ vĩ đại nhất Châu Âu trong lịch sử?
Từ Beckenbauer, Cruyff, Platini tới Zidane, Ronaldo, Van Basten... Hãy
đưa ra lựa chọn của bạn xem ai là cầu thủ vĩ đại nhất Châu Âu trong lịch
sử qua bản danh sách dưới dây.
1.Zidane
Zidane
3 lần giành QBV FIFA, 1 lần giành QBV World Cup. Ở cấp CLB. Zidane vô
địch Champions League, vô địch Liga với Real Madrid, vô địch Serie A với
Juventus. Zidane cũng vô địch World Cup và vô địch Châu Âu với tuyển
Pháp.
Các đội bóng khoác áo: Cannes, Bordeaux, Juventus, Real Madrid, Pháp
2.Ronaldo
Ronaldo
có 3 cúp vô địch Premier League, vô địch Champions League, đoạt cúp FA,
2 cúp Liên đoàn với Man United, vô địch Champions League, vô địch Liga,
2 cúp Nhà Vua với Real Madrid. Ngoài ra anh còn giành 1 siêu cúp Châu
Âu, 2 cúp Thế giới các CLB. Ronaldo là cầu thủ đầu tiên giành chiếc giày
vàng Châu Âu 4 lần và giành QBV FIFA 3 lần.
Các đội bóng đã khoác áo: Sporting Lisbon, Manchester United, Real Madrid, Bồ Đào Nha.
3.George Best
Ông
vô địch cúp C1 với Man United, giành QBV Châu Âu và là cầu thủ xuất sắc
nhất năm 1968. Pele bảo “George Best là cầu thủ vĩ đại nhất thế giới”.
Các
đội bóng đã khoác áo: Manchester United, Stockport County, Cork Celtic,
Los Angeles Aztecs, Fort Lauderdale Strikers, Hibernian, San Jose
Earthquakes, Sea Bee, Hong Kong Rangers, Bournemouth, Brisbane Lions,
Bắc Ireland.
4.Johan Cruyff
Cruyff
3 lần giành QBV Châu Âu, 3 cúp Châu Âu, giành 9 danh hiệu VĐQG Hà Lan,
giúp Barca chấm dứt cơn khát danh hiệu ở Liga. Cruyff là cha đẻ của bóng
đá tổng lực.
Các đội bóng đã khoác áo: Ajax, Barcelona, Los Angeles Aztecs, Washington Diplomats, Levante, Feyenoord, Hà Lan
5.Kenny Dalglish
Có
biệt danh “Vua Kenny”, Dalglish giành 6 chức vô địch Anh, 2 cúp FA, 4
cúp Liên đoàn, 7 siêu cúp Anh, 3 cúp C1, 1 siêu cúp Châu Âu. Ngoài ra
ông 4 lần vô địch Scotland, giành 4 cúp QG Scotland, một cúp Liên đoàn
Scotland cùng Celtic.
Các đội bóng đã khoác áo: Celtic, Liverpool, Scotland.
6.Ryan Giggs
Ryan
Giggs 13 lần vô địch Premier League, giành 4 cúp FA, 3 cúp Liên đoàn
Anh, 2 chức vô địch Champions League, 2 cúp thế giới các CLB, 1 siêu cúp
Châu Âu, 9 siêu cúp Anh.
Các đội bóng đã khoác áo: Manchester United, xứ Wales.
7.Paolo Maldini
Chỉ
khoác áo AC Milan trong suốt 25 năm sự nghiệp, giành 26 danh hiệu trong
đó có 5 chức vô địch cúp C1/Champions League, 7 Scudetto. Maldini cũng
vào chung kết World Cup 1994 và EURO 2000 với Azzurri.
Các đội bóng đã khoác áo: AC Milan, Italy.
8.Bobby Charlton
Sir Bobby Charlton vô địch World Cup 1966, 3 lần vô địch Anh, vô địch cúp C1 mùa 1967-68.
Các đội bóng đã khoác áo: Manchester United, Preston North End, Waterford United, Anh.
9.Eusebio
Chơi
745 trận và ghi 749 bàn thắng, Eusebio được coi là cầu thủ vĩ đại nhất
trong lịch sử Benfica. Cùng đội bóng này, ông 11 lần VĐQG, giành 5 cúp
Bồ Đào Nha, 1 cúp C1 Châu Âu. Eusebio là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 8
trong lịch sử cúp C1, 2 lần giành chiếc giày vàng Châu Âu và giúp Bồ Đào
Nha giành HCĐ World Cup 1966.
Các đội bóng đã
khoác áo: Sporting de Lourenco Marques, Benfica, Boston Minutemen,
Monterrey, Toronto Metros, Beira-Mar, Las Vegas Quicksilvers, Uniao de
Tomar, New Jersey Americans, Bồ Đào Nha.
10.Xavi
Vẫn
đang thi đấu sau khi đã giành nhiều danh hiệu hơn bất kỳ cầu thủ người
Tây Ban Nha nào (28 danh hiệu) trong đó có các chức vô địch World Cup và
Châu Âu với tuyển Tây Ban Nha cùng 8 chức vô địch Liga, 4 chức vô địch
Champions League với Barca.
Các đội bóng đã khoác áo: Barcelona, Al Sadd, Tây Ban Nha.
11.Van Basten
Ông
vô địch EURO 1988 với tuyển Hà Lan, vô địch cúp C1 với AC Milan các năm
1989, 1990, 4 lần đoạt Scudetto với Milan và 3 lần VĐQG Hà Lan với
Ajax.
+Các đội bóng đã khoác áo: Ajax, AC Milan, Hà Lan.
12. Ferenc Puskas
Là
một trong những tiền đạo vĩ đại nhất thế giới, Puskas đã ghi 84 bàn
thắng sau 85 trận khoác áo tuyển Hungary, ghi 514 bàn thắng sau 529 trận
ở các giải VĐQG Hungary và Tây Ban Nha. Puskas giành QBV Châu Âu năm
1953, vô địch cúp C1 ba lần với Real Madrid.
Các đội bóng đã khoác áo: Budapest Honvéd, Real Madrid, Hungary, Tây Ban Nha.
13.Franz Beckenbauer
Beckenbauer
2 lần giành QBV Châu Âu, chơi 103 trận cho tuyển Đức và dự 3 kỳ World
Cup. Ông vô địch World Cup cả với tư cách cầu thủ lẫn HLV, 3 lần đoạt
cúp C1 với Bayern Munich, 5 lần vô địch Bundesliga five times (trong đó
có 1 lần với Hamburg).
Các đội bóng đã khoác áo: Bayern Munich, New York Cosmos, Hamburg, Đức.
14.Stanley Matthews
Phù
thủy rê dắt bóng, Stanley Matthews được Pele mô tả là “cầu thủ dạy
chúng ta cần phải chơi bóng như thế nào”. Ông cũng là cầu thủ già nhất
từng chơi ở giải đấu thuộc hạng cao nhất của bóng đá Anh và là cầu thủ
già nhất khoác áo ĐTQG.
Các đội bóng đã khoác áo: Stoke City, Blackpool, Anh.
15.Gerd Mueller
Vô
địch Châu Âu 1972, World Cup 1974 và 3 lần đoạt cúp C1 với Bayern
Munich, Gerd Mueller đã ghi 365 bàn thắng sau 427 trận ở Bundesliga cho
Bayern, ghi 66 bàn sau 74 trận cho Bayern ở cúp Châu Âu, giành QBV Châu
Âu năm 1970.
Các đội bóng đã khoác áo: 1861 Nördlingen, Bayern Munich, Fort Lauderdale, Đức.
16.Michel Platini
3
lần giành QBV Châu Âu 1983, 1984, 1985, Michel Platini giữ kỷ lục ghi
nhiều bàn thắng nhất trong một VCK EURO (9 bàn ở EURO 1984). Ông cùng
tuyển Pháp vô địch Châu Âu 1984, giành HCĐ World Cup 1986, đoạt cúp C1,
Scudetto với Juventus, vô địch Pháp với Saint Etienne.
Các đội bóng đã khoác áo: Nancy, Saint-Étienne, Juventus, Pháp.
17.Lev Yashin
Được
nhiều người coi là thủ môn vĩ đại nhất thế giới mọi thời đại, “nhện
đen” Lev Yashin là thủ môn duy nhất từng giành QBV Châu Âu. Ông 5 lần
VĐQG Liên Xô (cũ), 3 lần giành cúp QG Liên Xô (cũ) với Dynamo Moskva và
giúp Liên Xô (cũ) vô địch Châu Âu 1960.
Các đội bóng đã khoác áo: Dynamo Moskva, Liên Xô.
18.Karl Heinz Rummenigge
Rummenigge
2 lần giành QBV Châu Âu, đoạt cúp Thế giới các CLB, đoạt 2 chức vô địch
Bundesliga, Rummenigge cũng vô địch Châu Âu 1980, á quân World Cup
1982, 1986.
Các đội bóng đã khoác áo: Bayern Munich, Inter Milan, Servette, Đức
HT
Tổng hợp
Tổng hợp
Những đội hình xuất sắc nhất trong lịch sử World Cup
1.Brazil 1970
Trước năm 1970, đội bóng Nam Mỹ đã giành hai chức vô địch thế giới
nhưng đội hình năm 1970 mang về chức vô địch thế giới lần thứ ba cho
Brazil được xem là đội hình xuất sắc nhất khi giành sáu trận thắng với
hiệu số bàn thắng bại là 19/7. Brazil 1970 sở hữu những tên tuổi lớn
của bóng đá thế giới như Pele, Jairzinho, Tostao, Rivelino và Carlos
Alberto.
2. Tây Đức 1974
Đây là đội hình đã đánh bại đội tuyển Hà Lan vốn có triết lý “bóng
đá tổng lực” mang tính cách mạng. Tây Đức 1974 có hàng phòng thủ rất
chắc chắn dưới sự dẫn dắt của Franz Beckenbauer và thủ môn Sepp Maier -
một trong những thủ môn vĩ đại nhất mọi thời đại. Phía trên là tiền đạo
Gerd Mueller với bốn lần lập công cho Tây Đức.
3. Pháp 1998
Không chỉ là đội bóng bất bại tại vòng chung kết World Cup 1998,
Pháp còn là đội bóng có thành tích xuất sắc với hiệu số bàn thắng bại
là 15/2 sau 7 trận và “đè bẹp” Brazil với tỉ số 3-0 trong trận chung
kết, đây được xem là trận chung kết chênh lệch nhất trong lịch sử các
kỳ World Cup. Đội hình Pháp 1998 không thực sự hào nhoáng nhưng họ cũng
sở hữu những cái tên sáng giá như Thierry Henry, Zinedine Zidane,
Didier Deschamps và Laurent Blanc.
4. Brazil 2002
Brazil là đội tuyển duy nhất giành chiến thắng liên tiếp ở bảy trận
đấu để tiến vào trận chung kết và giành chức vô địch với hiệu số bàn
thắng bại là 18/4. Ronaldo đã có một kỳ World Cup thành công nhất khi
ghi được tám bàn thắng và đồng đội của anh là Rivaldo cũng ghi được năm
bàn thắng.
5. Ý 1982
Đội tuyển Ý không giành bất cứ chiến thắng nào tại vòng bảng và chỉ
lọt vào vòng trong nhờ vào ba trận hòa. Nhưng càng vào sâu họ càng tỏa
sáng. Paolo Rossi trở thành vua phá lưới với sáu bàn thắng, trong đó có
một cú hat-trick trong trận gặp Brazil. Danh hiệu vô địch là hoàn toàn
xứng đáng dành cho đội tuyển Ý. Đây cũng là chức vô địch World Cup đầu
tiên của Ý kể từ sau Thế chiến thứ 2.
6. Tây Ban Nha 2010
Tây Ban Nha có lẽ là nhà vô địch World Cup giàu cảm xúc nhất mọi
thời đại. Với lối chơi tiki-taka, Tây Ban Nha chia cắt đối thủ bằng
những pha phối hợp nhỏ chính xác. Sau thất bại trong trận đấu mở màn,
Tây Ban Nha vẫn vượt qua vòng bảng và giành chiến thắng ở cả bốn trận
knockout với cùng tỷ số 1-0, bao gồm cả trận chung kết trước đội tuyển
Hà Lan.
7. Argentina 1986
Argentina giành danh hiệu vô địch lần thứ hai sau ba kỳ World Cup có
sự hiện diện của Diego Maradona. Maradona ghi cả bốn bàn thắng cho
Argentina trong chiến thắng trước Anh và Bỉ, trong đó có 2 bàn thắng nổi
tiếng nhất trong lịch sử World Cup. Bàn thắng đầu tiên là pha dùng tay
đưa bóng vào lưới thủ thành Peter Shilton của đội tuyển Anh, bàn thắng
này nổi tiếng với tên gọi “bàn tay của Chúa”. Bàn thắng thứ hai còn
thần thánh hơn khi ông đi bóng hơn nửa chiều dài sân, vượt qua năm hậu
vệ của tuyển Anh để đưa bóng vào lưới. Bàn thắng này được bầu chọn là
bàn thắng của thế kỷ.
2. Tây Đức 1974
3. Pháp 1998
4. Brazil 2002
5. Ý 1982
6. Tây Ban Nha 2010
7. Argentina 1986
Đình Phú
Theo latimes.com
Theo latimes.com
Top 10 cầu thủ giành nhiều Quả bóng vàng nhất trong lịch sử thế giới
Quả bóng vàng châu Âu là giải thưởng danh giá dành cho các cầu thủ. Cùng Edu2Review điểm qua 10 gương mặt sở hữu nhiều Quả bóng vàng nhất nhé!
Quả bóng vàng châu Âu là giải thưởng được tạp chí France Football
trao tặng cho cầu thủ thi đấu nổi bật nhất của từng năm, là cột mốc
đánh dấu trong nghiệp của mỗi cầu thủ. Đồng thời đây cũng là cơ sở để so
sánh các cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới.
Edu2Review 1. Lionel Messi
Số Quả bóng vàng: 5 (2009, 2010, 2011, 2012, 2015)
Lionel Messi sinh ngày 24 tháng 6 năm 1987 là một cầu thủ người Argentina hiện đang chơi cho CLB Barcelona
và đội tuyển quốc gia Argentina với vị trí Tiền đạo. Anh được đánh giá
là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại và trong cuộc đua
giành danh hiệu Quả bóng vàng kéo dài 9 năm cùng với Cristiano Ronaldo,
Messi hiện là người chiến thắng khi anh 5 lần được lên nhận giải vào các
năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2015.
Messi đã có được rất nhiều danh hiệu cao quý cùng CLB Barcelona
Trong sự nghiệp thi đấu của
mình, Lionel Messi đã có được rất nhiều danh hiệu cao quý cùng với CLB
Barcelona, tiêu biểu nhất là 8 lần vô địch La Liga, 4 lần vô địch
Champions League. Tuy nhiên, Messi lại không thực sự gây được ấn tượng
khi chơi trong màu áo của đội tuyển Argentina, anh đã thất bại trong 3
trận Chung kết liên tiếp tại World Cup 2014, Copa America 2015 và Copa
America 2016.
Edu2Review 2. Cristiano Ronaldo
Số Quả bóng vàng: 4 (2008, 2013, 2014, 2016)
Năm 2016, danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu được trao cho ngôi sao của CLB Real Madrid và đội tuyển Bồ Đào Nha
- Cristiano Ronaldo, giúp bộ sưu tập Quả bóng vàng của anh lên đến con
số 4. Tính đến thời điểm hiện tại, Cristiano Ronaldo là cầu thủ xuất sắc
nhất trong lịch sử bóng đá Bồ Đào Nha. Đồng thời, anh cũng là cầu thủ
ghi được nhiều bàn thắng nhất khi chơi trong màu áo của CLB Real Madrid.
Anh đã cùng các đồng đội trong CLB Real Madrid 1 lần vô địch La Liga, 2
lần vô địch Champions League vào năm 2014 và 2016, Á quân châu Âu năm
2004 và hạng 4 World Cup 2006.
Trước khi gia nhập "gia
đình Real Madrid", anh đã cùng CLB Manchester United 3 lần giành chức vô
địch Ngoại hạng Anh và 1 lần vô địch Champions League vào năm 2008
Edu2Review 3. Michel Platini
Số Quả bóng vàng: 3 (1983, 1984, 1985)
Bóng đá Pháp đã sản sinh ra
rất nhiều tài năng và trong số đó Michel Platini được xem là nhân vật vĩ
đại nhất. Michel Platini sinh ngày 21 tháng 6 năm 1955 tại Pháp, ông là
Tiền vệ xuất sắc nhất mà nước Pháp từng sản sinh.
Sự nghiệp của ông đạt tới đỉnh
cao trong mùa giải 1984 - 1985, khi ông cùng đội tuyển Pháp giành chức
vô địch châu Âu và ngay sau đó là chiến thắng tại Cup C1 cùng với CLB Juventus.
Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Michel Platini được biết đến là cầu thủ tấn công hay nhất của thập niên 80
Edu2Review 4. Johan Cruyff
Số Quả bóng vàng: 3 (1971, 1973, 1974)
Johan Cruyff sinh ngày 25 tháng 4 năm 1947 tại Hà Lan, là người có sự nghiệp gắn với những năm tháng đẹp nhất trong lịch sử CLB Ajax. Ông giữ vai trò là đội trưởng và đã 8 lần vô địch Hà Lan, 3 lần vô địch châu Âu. Ngoài ra, ông cũng cùng đội tuyển Hà Lan vào tới tận Chung kết World Cup 1974.
Johan Cruyff là một trong những người khai sinh ra triết lý bóng đã tổng lực Hà Lan
Trong cương vị HLV, ông đã dẫn
dắt CLB Barcelona 4 lần giành chức vô địch La Liga và 1 lần vô địch
châu Âu năm 1992. Ông cũng được biết đến là người đặt nền móng cho lối
chơi phối hợp toàn sân của Barcelona. Ngày 24 tháng 3 năm 2016, Johan
Cruyff đã qua đời sau một thời gian chiến đấu kiên cường với căn bệnh
ung thư.
Edu2Review 5. Marco van Basten
Số Quả bóng vàng: 3 (1988, 1989, 1992)
Marco van Basten sinh ngày 31
tháng 10 năm 1964 là một HLV và cựu cầu thủ người Hà Lan. Ông được xem
là xuất sắc nhất trong bộ ba huyền thoại "Người Hà Lan bay" của CLB AC Milan.
Trong sự nghiệp thi đấu của mình, ông đã cùng CLB Ajax 3 lần giành chức
vô địch Hà Lan và khi khoác áo CLB AC Milan, ông đã giành 4 Scudetto và
2 lần vô địch châu Âu. Khi thi đấu trong đội tuyển Hà Lan, Marco van
Basten đã cùng đồng đội giành chức vô địch châu Âu và ông cũng là cầu
thủ xuất sắc nhất, vua phá lưới của mùa giải năm 1988.
Ông được xem là xuất sắc nhất trong bộ ba huyền thoại "Người Hà Lan bay" của CLB AC Milan
Edu2Review 6. Franz Beckenbauer
Số Quả bóng vàng: 2 (1972, 1976)
Franz Beckenbauer được mọi
người đặt cho danh vị "Hoàng đế" đủ để thấy tài năng và tầm ảnh hưởng
của ông với không chỉ bóng đá Đức mà còn cả thế giới. Ông là người khai
sinh ra vị trí Libero của bóng đá hiện đại và là một
trong hai người duy nhất trong lịch sử vô địch World Cup cả với tư cách
cầu thủ và huấn luyện viên (năm 1974 và 1990), người còn lại là Mario
Zagallo của Brazil.
Ông đã dẫn dắt đội tuyển Đức giành vô địch Thế giới năm 1990
Trong lịch sử vĩ đại của mình, Franz Beckenbauer đã cùng CLB Bayern Munchen giành 4 đĩa bạc Bundesliga, 3 lần vô địch châu Âu và cùng với Hamburger SV giành 1 đĩa bạc năm 1982. Thêm vào đó, đội trưởng Franz Beckenbauer của đội tuyển Tây Đức đã giành chức vô địch châu Âu năm 1972, vô địch Thế giới năm 1974 và với cương vị HLV, ông đã dẫn dắt đội tuyển Đức giành vô địch Thế giới năm 1990.
Edu2Review 7. Ronaldo
Số Quả bóng vàng: 2 (1997, 2002)
Ronaldo sinh ngày 18 tháng 9 năm 1976 là một trong những Tiền đạo xuất sắc nhất của bóng đá Brazil cũng như thế giới. Anh được biết đến với biệt danh "Người ngoài hành tinh"
khi là cầu thủ duy nhất đạt tất cả danh hiệu ở World Cup: Vô địch World
Cup, Quảng bóng vàng World Cup, Chiếc giày vàng World Cup.
Khi khoác áo đội tuyển Brazil, anh có những thành công được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ
Anh cùng với người đồng đội
của mình - Zidane trở thành hai cầu thủ có nhiều danh hiệu Cầu thủ xuất
sắc nhất năm của FIFA nhất với 3 lần, vào các năm 1996, 1997 và 2002.
Tuy nhiên, Ronaldo lại có sự nghiệp thi đấu CLB không gây được ấn tượng
do những chấn thương mà anh liên tiếp gặp phải.
Edu2Review 8. Alfredo Di Stéfano
Số Quả bóng vàng: 2 (1957, 1959)
Alfredo Di Stéfano sinh ngày 4
tháng 7 năm 1926, là cựu cầu thủ kiêm HLV người Argentina. Tên tuổi và
sự nghiệp của ông gắn liền với CLB Real Madrid. Alfredo Di Stéfano đã
cùng với Ferenc Puskás tạo nên cặp Tiền đạo thống chị
bóng đá châu Âu. Từ năm 1954 đến 1964, ông đã 5 lần cùng CLB Real Madrid
giành chức vô địch châu Âu và 8 lần vô địch Tây Ban Nha.
Tuy nhiên do trước kia danh
hiệu Quả bóng vàng châu Âu chỉ trao cho các cầu thủ châu Âu nên phải đến
khi mang quốc tịch Tây Ban Nha, Alfredo Di Stéfano mới có được danh
hiệu cao quý này vào năm 1957.
Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với CLB Real Madrid
Edu2Review 9. Kevin Keegan
Số Quả bóng vàng: 2 (1978, 1979)
Kevin Keegan sinh ngày 14
tháng 2 năm 1951, là cựu HLV và là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất
của bóng đá Anh. Tuy nhiên, mọi thành công trong sự nghiệp thi đấu của
ông lại gắn liền với CLB Hamburger SV. Kevin Keegan đã
cùng với CLB này giành 2 đĩa bạc Bundesliga và 1 lần đặt chân vào Chung
kết châu Âu. Với thành công này đã giúp ông sở hữu 2 Quả bóng vàng liên
tiếp năm 1978, 1979 và ông cũng chính là người Anh duy nhất 2 lần giành
được danh hiệu Quả bóng vàng cao quý này.
Ông chính là người Anh duy nhất 2 lần giành được danh hiệu Quả bóng vàng cao quý
Edu2Review 10. Karl-Heinz Rummenigge
Số Quả bóng vàng: 2 (1980, 1981)
Karl-Heinz Rummenigge sinh ngày 25 tháng 9 năm 1955, là cựu cầu thủ người Đức và hiện đang làm CEO của Bayern Munchen.
Ông là huyền thoại bóng đá người Đức và cùng với Bayern Munchen,
Karl-Heinz Rummenigge đã giành 1 cúp liên lục địa và 1 lần vô địch châu
Âu.
Khi thi đấu trong đội tuyển
Đức, Karl-Heinz Rummenigge đã cùng đồng đội giành vị trí Á quân tại FIFA
World Cup 1982 và FIFA World Cup 1986 và 1 lần vô địch châu Âu năm
1980.
Ông vinh dự 2 lần giành danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu vào năm 1980 và 1981
*Hãy truy cập Edu2Review mỗi ngày để đón đọc những kỷ lục hấp dẫn.
Thùy Dương tổng hợp
Đội hình 11 tượng đài bóng đá chưa một lần vô địch EURO
EURO
là một trong những giải đấu danh giá nhất thế giới cấp độ đội
tuyển, bên cạnh World Cup. Giải đấu quy tụ vô số các ngôi sao xuất chúng
của châu Âu, là nơi tranh tài đỉnh cao mà bất cứ tài năng nào cũng muốn
trải nghiệm và tất nhiên, chiếc cúp bạc tôn vinh nhà vô địch là nỗi
thèm khát của mọi cầu thủ.
Now Playing: Top 10 sao mạnh nhất theo Football Manager 2017
Tuy
vậy, người tranh tài thì nhiều mà bục vinh quang thì có hạn. Vì thế đã
có rất nhiều tượng đài trong lịch sử phải ngậm ngùi nhìn đối thủ đăng
quang. Cho thấy tính cạnh tranh ở EURO là khốc liệt đến chừng nào. Sau
đây là 11 trường hợp tiêu biểu nhất.
1. Thủ môn Gianluigi Buffon (Italia)
Đây
chính là thủ thành có mặt trong Đội hình xuất sắc nhất lịch sử EURO do
hơn 3.5 triệu lượt fan bình chọn trên UEFA.com. Một sự công nhận vô hình
như đầy giá trị về những đóng góp của Buffon trong màu áo Thiên thanh,
bất chấp việc anh chưa từng một lần lên đỉnh ở giải đấu này.
2. Hậu vệ phải Gianluca Zambrotta (Italia)
Hậu
vệ phải lừng danh của Italia, từng chơi bóng cho cả Juventus, Barcelona
lẫn Milan. Là thành viên của tuyển Thiên thanh vô địch World Cup 2006
nhưng cũng giống như người đồng hương Buffon, Gianluca Zambrotta chỉ về
nhì ở EURO 2012.
3. Trung vệ Jaap Stam (Hà Lan)
Hòn
đá tảng lừng danh với cá tính dị biệt của Manchester United chưa một
lần được nếm trải vinh quang trong màu áo đội tuyển Hà Lan. Vị trí cao
nhất mà Jaap Stam đạt được cũng chỉ là vị trí thứ tư ở World Cup 1998.
4. Trung vệ Fabio Cannavaro (Italia)
Fabio
Cannavaro là một trong số ít những cầu thủ ở hàng phòng ngự giành được
Quả bóng vàng trong lịch sử. Anh có tới 136 lần ra sân trong màu áo
tuyển Italia, Giúp đội nhà vô địch World Cup 2006 nhưng trước đó từng về
nhì ở EURO 2000.
5. Hậu vệ trái Paolo Maldini (Italia)
Paolo
Maldini, huyền thoại của Milan có 126 lần ra sân cho đội tuyển Italia.
Một lần về nhì, một lần về 3 ở World Cup 1994 và 1990. Ở EURO, số phận
cũng nghiệt ngã không kém với Paolo Maldini khi đội bóng của anh lần
lượt dừng chân ở bán kết và chung kết các kỳ 1988, 2000.
6. Tiền vệ phải Luis Figo (Bồ Đào Nha)
Những
tiếc nuối của Luis Figo gắn liền với câu chuyện cổ tích mang tên Hy Lạp
ở EURO 2004. Thời điểm mà Bồ Đào Nha hội tụ đầy đủ các yếu tố để lên
ngôi nhưng họ lại bất ngờ trượt chân trước ngưỡng cửa thiên đường.
7. Tiền vệ trung tâm Paul Scholes (Anh)
Giành
hết thảy mọi vinh quang trong màu áo Manchester United, từ giải quốc
nội cho đến châu lục, thế nhưng Paul Scholes vẫn "vô duyên" khi lên
tuyển. Sau 66 lần ra sân cùng Tam sư, chàng tiền vệ xuất chúng này chưa
có bất kỳ thành tích nào đáng kể.
8. Tiền vệ trung tâm Paul Gascoigne (Anh)
Paul
Gascoigne, danh thủ lừng danh gần 500 lần ra sân ở xứ sở Sương mù. Tham
dự cả World Cup lẫn EURO cùng Tam sư. Tuy nhiên thành tích cao nhất của
Gascoigne cũng chỉ là vào đến bán kết EURO năm 1996.
9. Tiền vệ trái George Best (Bắc Ireland)
Cầu
thủ xuất chúng nhất chưa từng tham dự EURO. Huyền thoại bất tử của
Manchester United với 137 bàn sau 361 lần ra sân. Có 37 lần khoác áo đội
tuyển Bắc Ireland, ghi được 9 bàn, và đó là tất cả những gì Best có
được ở cấp độ quốc gia.
10. Tiền đạo Johan Cruyff (Hà Lan)
Johan
Cruyff, tượng đài của lối tấn công tổng lực rực lửa. Ông từng 3 lần
đoạt Quả bóng Vàng, lọt danh sách FIFA 100 của Vua bóng đá Pele, có mặt
trong top những huyền thoại vĩ đại nhất mọi thời đại nhưng chưa một lần
chạm tay vào chiếc cúp bạc danh giá của EURO.
11. Tiền đạo Eusebio (Bồ Đào Nha)
"Báo
đen" Eusebio là nỗi khiếp sợ của mọi hàng phòng ngự thời đỉnh cao. Sau
64 lần khoác áo đội tuyển, Eusebio ghi đến 41 bàn. Tuy vậy ông chỉ có
thể giúp sức đưa Bồ Đào Nha đến tấm huy chương đồng World Cup 1966, còn ở
EURO thì chưa có dấu ấn gì đáng kể.
Giải bóng đá vô địch các câu lạc bộ châu Âu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Champions League | |
---|---|
Năm thành lập | 1955 (thay đổi thể thức năm 1992) |
Châu lục | Châu Âu (UEFA) |
Số đội | 32 (vòng bảng) 76 hay 77 (tổng cộng) |
Đủ điều kiện tham gia | UEFA Super Cup FIFA Club World Cup |
Đương kim vô địch | Real Madrid (lần thứ 11) |
Câu lạc bộ thành công nhất | Real Madrid (vô địch 11 lần) |
Website | Website chính thức |
Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Âu (tiếng Anh: UEFA Champions League hoặc đơn giản là Champions League; tên thường gọi ở Việt Nam: Cúp C1) là giải bóng đá hàng năm của Liên đoàn bóng đá châu Âu
(UEFA) dành cho các câu lạc bộ có thứ hạng cao tại các giải vô địch
quốc gia châu Âu. Đây là một trong những giải đấu danh giá nhất trên thế
giới và là nơi tranh tài của các câu lạc bộ lớn nhất châu Âu, thường là
các nhà vô địch của mỗi giải quốc nội (và, đối với một vài quốc gia, có
thể là một hay vài câu lạc bộ xếp sau). Trận chung kết mùa giải 2012-13
là trận đấu được xem nhiều nhất trong khuôn khổ UEFA Champions League
từ trước đến nay, và cũng là sự kiện thể thao được quan tâm nhất trên
thế giới năm 2013, với khoảng 360 triệu người xem qua sóng truyền hình.[1]
Được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, giải đấu được đưa ra để thay thế cho European Champion Clubs' Cup, hay đơn giản là European Cup, vốn đã diễn ra kể từ năm 1955[2].
Giải đấu mới có thêm một vòng bảng và cho phép nhiều câu lạc bộ từ cùng
một quốc gia tham dự. Trước năm 1992, giải đấu chỉ có các trận đấu loại
trực tiếp và chỉ cho phép các đội vô địch giải đấu của mỗi quốc gia
tham dự. Trong những năm 1990, thể thức thi đấu đã được mở rộng với việc
có thêm một vòng bảng thi đấu vòng tròn hai lượt, cùng với việc cho
phép những đội á quân từ những giải đấu xếp hạng cao nhất được phép tham
gia. Hiện tại, trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu vẫn chỉ có các
nhà vô địch tại giải đấu quốc nội được phép tham dự, những giải đấu hàng
đầu tại châu Âu được phép cử tới bốn đại diện tham gia giải đấu, và có
thể lên tới năm đại diện bắt đầu từ mùa giải 2015-16[3].
Những câu lạc bộ kết thúc giải quốc nội ở những vị trí thấp hơn mà
không đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League vẫn có thể đủ điều kiện
tham gia vào giải đấu cấp thấp hơn, UEFA Europa League.Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League sẽ được bắt đầu vào giữa tháng Bảy với ba vòng sơ loại và một vòng play-off. 10 đội chiến thắng cuối cùng sẽ tiến vào vòng bảng, cùng với 22 đội khác đã đủ điều kiện để được vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia thành tám bảng đấu, mỗi bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn hai lượt. Tám đội đầu bảng và tám đội nhì bảng sẽ vào vòng loại trực tiếp, đến khi chọn được hai đội cuối cùng thi đấu trong trận Chung kết, thường diễn ra vào cuối tháng Năm. Đội vô địch UEFA Champions League sẽ được phép tham dự UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup.
Real Madrid là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 11 lần vô địch, trong đó có 5 mùa giải European Cup liên tiếp đầu tiên. Tây Ban Nha cũng là quốc gia vô địch nhiều lần nhất (16 lần)[4], theo sau là Ý và Anh (12 lần mỗi quốc gia)[5][6]. 22 câu lạc bộ khác nhau đã vô địch giải đấu này, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Kể từ khi giải đấu được đổi tên và thay đổi thể thức thi đấu vào năm 1992, không có câu lạc bộ nào từng bảo vệ thành công chức vô địch. Câu lạc bộ cuối cùng vô địch hai lần liên tiếp là A.C. Milan vào mùa giải 1989-90. Năm 2016, Đương kim vô địch là Real Madrid với chức vô địch thứ 11 trong lịch sử câu lạc bộ, đánh bại Atlético Madrid 5-3 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút trận chung kết ở San Siro, Milano.
Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá châu Âu cũng tổ chức Giải bóng đá nữ vô địch câu lạc bộ châu Âu (UEFA Women's Champions League)
Lịch sử
Năm 1954, Gabrief Hanot - của báo L'Equipe - đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).
Từ mùa bóng 1992/1993, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (số lượng đội của mỗi quốc gia dựa theo bảng xếp hạng các thành viên UEFA trong 5 năm gần nhất) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý (từ mùa bóng 2013-2014 Ý chỉ còn 3 đội tham dự, vì Đức đã lấy mất một suất của Ý), được quyền cử 4 đội tham gia.
Nhạc hiệu
Bản nhạc nền Cúp C1 châu Âu, tên chính thức được gọi đơn giản là "Champion League", do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Handel (1658-1759), được dàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (Luân Đôn - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.Chiếc cúp
Trước năm 2009, nếu một đội 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt. Tính tới thời điểm hiện tại, có 6 câu lạc bộ có được vinh dự này là: Real Madrid (11 lần vô địch); A.C. Milan (7 lần); FC Bayern München (5 lần, trong đó 3 lần liên tiếp); Liverpool FC (5 lần); Ajax Amsterdam (4 lần, trong đó 3 lần liên tiếp). Kể từ năm 2009, UEFA sẽ giữ vĩnh viễn bản gốc của chiếc cúp, do vậy một câu lạc bộ nếu đạt đủ 5 danh hiệu vô địch, hoặc vô địch 3 lần liên tiếp thay vào đó sẽ nhận được một bản sao của chiếc cúp với cùng kích thước và tên của nhà vô địch được khắc trên đó, cùng với phù hiệu cho những người chiến thắng. Đó là một logo nhỏ hình elip, nền xám, logo là một hình phác thảo một phần của chiếc cúp với viền trắng, ở giữa là số danh hiệu vô địch C1 của câu lạc bộ. Năm câu lạc bộ đã kể trên, cùng với F.C. Barcelona với chức vô địch thứ 5 vào mùa giải 2014-15 sẽ vinh dự được gắn phù hiệu cho những người chiến thắng trên tay trái của áo thi đấu mãi mãi về sau, mỗi khi thi đấu tại UEFA Champions League.
8 ngôi sao trên biểu tượng quả bóng của Cúp C1 (UEFA Champions League) là biểu tượng cho 8 đội bóng từng bảo vệ thành công chức vô địch (Real Madrid, SL Benfica, Inter Milan, Ajax Amsterdam, Bayern Munchen, Liverpool FC, Nottingham Forest, A.C. Milan).
Quy định
Các đội tham dự và thể thức thi đấu
Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997
Kể từ khi ra đời với tên gọi European Champion Clubs' Cup (tức Cúp C1), giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc gia tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cúp C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cúp C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự cúp này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cúp C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.
Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.
Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cúp C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.
Mùa giải 1992/93, giải bóng đá này chính thức được đổi tên thành UEFA Champions League - giải đấu của các nhà vô địch. Lúc này, vòng tứ kết vẫn gồm 8 đội nhưng lại có thêm vòng bán kết. Trận bán kết diễn ra giữa đội nhất bảng này gặp nhì bảng kia, nhưng chỉ thi đấu một trận duy nhất trên sân của những đội nhất bảng.
Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cúp C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch cúp này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cúp C1.
Từ mùa bóng 1997-1998
Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có cơ hội đoạt Cúp này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.
Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.
Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.
Quy định hiện nay (bắt đầu từ mùa giải 2015-16)
Bắt đầu từ mùa giải 2015-16, đương kim vô địch UEFA Europa League sẽ được phép tham dự Champions League, nhưng chỉ bắt đầu từ vòng play-off, nhằm đảm bảo khả năng tham gia vòng bảng của các đội bóng cạnh tranh khác. Do đó, số lượng tối đa đội bóng đến từ cùng một quốc gia có thể tham gia Champions League cũng đã được tăng từ bốn lên năm đội.Đội được xếp thẳng vào vòng thi đấu | Đội được thi đấu do đã vượt qua vòng trước | ||
---|---|---|---|
Vòng sơ loại thứ nhất (8 đội) |
|
||
Vòng sơ loại thứ hai (34 đội) |
|
|
|
Vòng sơ loại thứ ba | Nhóm những đội vô địch (20 đội) |
|
|
Nhóm những đội không vô địch (10 đội) |
|
||
Vòng play-off | Nhóm những đội vô địch (10 đội) |
|
|
Nhóm những đội không vô địch (10 đội) |
|
|
|
Vòng bảng (32 đội - chia làm 8 bảng đấu) |
|
|
|
Vòng knock-out (16 đội) |
|
- ^UEL : Đương kim vô địch Europa League có thể được xếp thẳng vào vòng bảng nếu đương kim vô địch Champions League đã đạt vị trí cần thiết tại giải quốc nội để được đá thẳng vòng bảng Champions League. Nếu đương kim vô địch Champions League đến từ một quốc gia xếp hạng 13 hoặc thấp hơn, đương kim vô địch Europa League sẽ thay thế họ đá vòng play-off trong nhóm những đội vô địch. Danh sách những đội đá play-off sẽ được điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo đủ 10 đội cho mỗi nhóm tại vòng play-off.
- ^UCL : Nếu những nhà vô địch Champions League và Europa League đến từ những quốc gia xếp hạng từ 1-3 và không đạt được vị trí cần thiết ở giải quốc nội để đủ điều kiện tham dự Champions League, đội đứng thứ tư tại giải quốc nội sẽ chuyển xuống chơi tại Europa League.
Xếp hạng vòng bảng
Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:- - Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- - Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- - Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- - Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn.
- - Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng.
- - Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng).
- Đội đứng thứ ba tại mỗi bảng sẽ chuyển xuống chơi vòng 32 đội tại UEFA Europa League
Tiền thưởng
- Vòng sơ loại thứ nhất: €200.000
- Vòng sơ loại thứ hai: €300.000
- Vòng sơ loại thứ ba: €400.000
- Thua trận play-off: €3.000.000
- Thắng trận play-off: €2.000.000
- Tiền thưởng chung cho mỗi đội vòng bảng: €12.000.000
- Đội thắng trong 1 trận vòng bảng: €1.500.000
- Đội hòa trong 1 trận vòng bảng: €500.000
- Vòng 16 đội: €5.500.000
- Tứ kết: €6.000.000
- Bán kết: €7.000.000
- Á quân: €10.500.000
- Đội vô địch: €15.000.000
UEFA (10 tháng 8, 2012) cũng ước tính doanh thu từ UEFA Champions League và UEFA Super Cup là 1,34 tỷ €.[7]
Các trận chung kết
Thống kê
Xếp hạng các quốc gia có số lần vô địch nhiều nhất
Quốc gia | Vô địch | Á quân | Câu lạc bộ vô địch | Câu lạc bộ á quân |
---|---|---|---|---|
Tây Ban Nha | 16 | 11 | Real Madrid (11) Barcelona (5) |
Real Madrid (3) Barcelona (3) Atlético Madrid (3) Valencia (2) |
Italia | 12 | 15 | AC Milan (7) Inter Milan (3) Juventus (2) |
Juventus (6) AC Milan (4) Inter Milan (2) Fiorentina (1) Roma (1) Sampdoria (1) |
Anh | 12 | 7 | Liverpool FC (5) Manchester United (3) Nottingham Forest (2) Chelsea (1) Aston Villa (1) |
Liverpool FC (2) Manchester United (2) Leeds United (1) Arsenal (1) Chelsea (1) |
Đức | 7 | 10 | Bayern Munich (5) Borussia Dortmund (1) Hamburg (1) |
Bayern Munich (5) Bayer Leverkusen (1) Borussia Mönchengladbach (1) Eintracht Frankfurt (1) Hamburg (1) Borussia Dortmund (1) |
Hà Lan | 6 | 2 | Ajax Amsterdam (4) PSV Eindhoven (1) Feyenoord Rotterdam (1) |
Ajax Amsterdam (2) |
Bồ Đào Nha | 4 | 5 | SL Benfica (2) FC Porto (2) |
SL Benfica (5) |
Pháp | 1 | 5 | Olympique de Marseille (1) | Stade Reims (2) Olympique de Marseille (1) AS Saint-Étienne (1) AS Monaco FC (1) |
Xếp hạng theo câu lạc bộ
Đội bóng | Vô địch | Á quân | Năm vô địch | Năm hạng nhì |
---|---|---|---|---|
Real Madrid | 11 | 3 | (1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002, 2014, 2016) |
(1962, 1964, 1981) |
A.C. Milan | 7 | 4 | (1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007) |
(1958, 1993, 1995, 2005) |
FC Bayern München | 5 | 5 | (1974, 1975, 1976, 2001, 2013) | (1982, 1987, 1999, 2010, 2012) |
FC Barcelona | 5 | 3 | (1992, 2006, 2009, 2011, 2015) | (1961, 1986, 1994) |
Liverpool FC | 5 | 2 | (1977, 1978, 1981, 1984, 2005) | (1985, 2007) |
Ajax Amsterdam | 4 | 2 | (1971, 1972, 1973, 1995) | (1969, 1996) |
Inter Milan | 3 | 2 | (1964, 1965, 2010) | (1967, 1972) |
Manchester United FC | 3 | 2 | (1968, 1999, 2008) | (2009, 2011) |
Juventus FC | 2 | 6 | (1985, 1996) | (1973, 1983, 1997, 1998, 2003, 2015) |
SL Benfica | 2 | 5 | (1961, 1962) | (1963, 1965, 1968, 1988, 1990) |
FC Porto | 2 | 0 | (1987, 2004) | - |
Nottingham Forest FC | 2 | 0 | (1979, 1980) | - |
Chelsea FC | 1 | 1 | (2012) | (2008) |
BV Borussia Dortmund | 1 | 1 | (1997) | (2013) |
Hamburg SV | 1 | 1 | (1983) | (1980) |
Celtic FC | 1 | 1 | (1967) | (1970) |
FC Steaua Bucureşti | 1 | 1 | (1986) | (1989) |
Olympique de Marseille | 1 | 1 | (1993) | (1991) |
Feyenoord | 1 | 0 | (1970) | – |
Aston Villa FC | 1 | 0 | (1982) | – |
PSV Eindhoven | 1 | 0 | (1988) | – |
Crvena Zvezda | 1 | 0 | (1991) | – |
Atlético de Madrid | 0 | 3 | – | (1974, 2014, 2016) |
Stade Reims | 0 | 2 | – | (1956, 1959) |
Valencia CF | 0 | 2 | – | (2000, 2001) |
AC Fiorentina | 0 | 1 | – | (1957) |
Eintracht Frankfurt | 0 | 1 | – | (1960) |
FK Partizan | 0 | 1 | – | (1966) |
Panathinaikos FC | 0 | 1 | – | (1971) |
Leeds United AFC | 0 | 1 | – | (1975) |
AS Saint-Étienne | 0 | 1 | – | (1976) |
VfL Borussia Mönchengladbach | 0 | 1 | - | (1977) |
Club Brugge KV | 0 | 1 | – | (1978) |
Malmö FF | 0 | 1 | – | (1979) |
AS Roma | 0 | 1 | – | (1984) |
UC Sampdoria | 0 | 1 | – | (1992) |
Bayer 04 Leverkusen | 0 | 1 | – | (2002) |
AS Monaco FC | 0 | 1 | – | (2004) |
Arsenal FC | 0 | 1 | – | (2006) |
Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất
Bàn thắng không bao gồm những trận ở sơ loại.Cầu thủ | Quốc tịch | Bàn thắng | Số trận | Hiệu xuất | Năm thi đấu | Câu lạc bộ | |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | Cristiano Ronaldo | Bồ Đào Nha | 95 | 135 | 0.7 | 2003– | Manchester United, Real Madrid |
2 | Lionel Messi | Argentina | 94 | 113 | 0.83 | 2005– | Barcelona |
3 | Raúl | Tây Ban Nha | 71 | 142 | 0.5 | 1995–2011 | Real Madrid, Schalke 04 |
4 | Ruud van Nistelrooy | Hà Lan | 56 | 73 | 0.77 | 1998–2009 | PSV, Manchester United, Real Madrid |
5 | Thierry Henry | Pháp | 50 | 112 | 0.45 | 1997–2010 | Monaco, Arsenal, Barcelona |
6 | Alfredo Di Stéfano | Argentina | 49 | 58 | 0.84 | 1955–64 | Real Madrid |
7 | Andriy Shevchenko | Ukraina | 48 | 100 | 0.48 | 1994–2012 | Dynamo Kyiv, Milan, Chelsea |
Zlatan Ibrahimović | Thụy Điển | 48 | 119 | 0.4 | 2001– | Ajax, Juventus, Internazionale, Barcelona, Milan, Paris Saint-Germain | |
9 | Eusébio | Bồ Đào Nha | 46 | 65 | 0.71 | 1961–74 | Benfica |
Karim Benzema | Pháp | 50 | 87 | 0.57 | 2006– | Lyon, Real Madrid | |
Filippo Inzaghi | Ý | 46 | 81 | 0.57 | 1997–2012 | Juventus, Milan |
Những cầu thủ ra sân nhiều nhất
Danh sach không bao gồm những trận ở vòng sơ loại.Cầu thủ | Quốc tịch | Số trận ra sân | Năm thi đấu | Câu lạc bộ | |
---|---|---|---|---|---|
1 | Iker Casillas | Spain | 156 | 1999– | Real Madrid, Porto |
2 | Xavi | Spain | 151 | 1998–2015 | Barcelona |
3 | Raúl González | Spain | 142 | 1995–2011 | Real Madrid, Schalke 04 |
4 | Ryan Giggs | Wales | 141 | 1993–2014 | Manchester United |
5 | Paolo Maldini | Italy | 128 | 1988–2008 | Milan |
6 | Cristiano Ronaldo | Portugal | 133 | 2003– | Manchester United, Real Madrid |
7 | Clarence Seedorf | Netherlands | 125 | 1994–2012 | Ajax, Real Madrid, Internazionale, Milan |
8 | Paul Scholes | England | 124 | 1994–2013 | Manchester United |
9 | Roberto Carlos | Brazil | 120 | 1997–2007 | Real Madrid, Fenerbahçe |
10 | Zlatan Ibrahimović | Sweden | 119 | 2001– | Ajax, Juventus, Internazionale, Barcelona, Milan, Paris Saint-Germain |
Các kỷ lục
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn
giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn
đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
- Cầu thủ già nhất ghi bàn: Francesco Totti của AS Roma, 38 tuổi 59 ngày, ghi bàn ngày 26-11-2014 trong trận gặp CSKA Moskva.
- Cầu thủ trẻ nhất ghi bàn: Peter Ofori-Quaye của Olympiacos, 17 tuổi 194 ngày, ghi bàn ngày 17-10-1997 trong trận gặp Rosenborg.
- Trận chung kết có tỷ số cao nhất: Năm 1960 giữa Real Madrid - Eintracht Frankfurt: 7-3
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Cristiano Ronaldo (95 bàn)
- Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong 1 mùa: Cristiano Ronaldo (17 bàn) mùa 2013-14
- Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Alfredo Di Stéfano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.
- Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (11 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002, 2014, 2016)
- Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (14 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 3 cúp.
- Cầu thủ đoạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần
- Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.
- Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết.
- Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real Madrid C.F. lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007.
- Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 khi 41 tuổi 86 ngày; còn tính Champions League thì Edwin van der Sar (thủ môn Manchester United) ra sân trận chung kết 2011 khi 41 tuổi 211 ngày.
- Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: Juventus FC (Italia): 6 lần (1973, 1983, 1997, 1998, 2003, 2015)
- Cầu thủ đầu tiên giành Cúp C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Rumani): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly: năm 1993 với Olympique de Marseille và năm 1994 với AC Milan, sau đó là Gerard Piqué: năm 2008 với Manchester United và năm 2009 với FC Barcelona, tiếp đó là Samuel Eto'o: năm 2009 với FC Barcelona và năm 2010 với Inter Milan.
- Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 câu lạc bộ khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007).
- Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất với một câu lạc bộ: Bob Paisley, dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981).
- Huấn luyện viên giành cúp 2 lần với 2 câu lạc bộ khác nhau: Carlo Ancelotti (AC Milan 2003, 2007, Real Madrid 2014), Ernst Happel (Feyenoord 1970, Hamburger SV 1983), Ottmar Hitzfeld (Borussia Dortmund 1997, Bayern Munich 2001, José Mourinho (F.C. Porto 2004, Inter Milan 2010) và Jupp Heynckes(Real Madrid 1998, Bayern Munich 2013).
- Cầu thủ già nhất giành cúp: Ferenc Puskás của Real Madrid, khi đã 39 tuổi 39 ngày vào ngày 11-5-1966.
- Cầu thủ trẻ nhất giành cúp: Gary Mills của Nottingham Forest, khi mới 18 tuổi 199 ngày vào ngày 28-5-1980.
- Thành phố có hai đội vào chung kết: Madrid có Real Madrid và Atletico Madrid vào năm 2014, 2016
Những ấn tượng đặc biệt về các kỳ World Cup trong lịch sử
Nước chủ nhà của World Cup 2014 vẫn là đội giành nhiều chức vô địch nhất trong lịch sử. (Nguồn: Getty)
Qua 19 lần được tổ chức, giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) đã chứng kiến 8 quốc gia đứng lên bục đăng quang.
Brazil là đội duy nhất tham dự đủ 19 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải.
1. World Cup lần thứ nhất - Uruguay 1930: Uruguay đi vào lịch sử
Có 13 đội bóng tham dự, trong đó có 9 đại diện châu Mỹ và 4 đại diện châu Âu.
World Cup đầu tiên không thi đấu tranh hạng ba, mà chỉ có trận chung kết để xác định hai đội có thứ hạng cao nhất.
Ở cả hai trận bán kết, hai đội bóng Nam Mỹ là Argentina và Uruguay cùng giành chiến thắng vang dội trước hai đội Mỹ và Nam Tư.
Là đội bóng mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó, Uruguay đã giành chức vô địch với chiến thắng 4-2 ở trận chung kết.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng: 89, trung bình: 2,78 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.614.677, trung bình: 60.495 người/trận.
2. World Cup lần thứ 2 - Italy 1934: Đến lượt Italy
Khác với kỳ World Cup đầu tiên, do có quá nhiều nước muốn giành quyền đăng cai giải nên phải có tới 8 phiên họp mới ra được quyết định: Italy sẽ là chủ nhà của World Cup 1934.
Tại kỳ World Cup này, số lượng các đội bóng tham dự cũng tăng từ 13 đội lên 33 đội. Với số lượng các đội tham dự tăng vọt, lần đầu tiên FIFA phải tiến hành vòng đấu loại tại các khu vực để chọn 16 đội được quyền dự Vòng chung kết tại Italy.
Tại giải này, lần đầu tiên tổ chức trận đấu tranh hạng 3 và đội tuyển Đức đã giành thắng lợi trước đội tuyển Áo với tỷ số 3-2.
2 đội lọt vào chung kết là Italy và Tiệp Khắc. Với bàn thắng quyết định ghi được trong 2 hiệp phụ, Italy đăng quang ngôi vô địch.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 17. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 70, trung bình: 4,12 bàn/trận. Tổng số khán giả: 395.000 người, trung bình: 23.235 người/trận.
3. World Cup lần thứ 3 - Pháp 1938: Italy vô địch lần thứ hai
World Cup lần thứ 3 bị bao phủ bởi bóng đen của Chiến tranh thế giới lần thứ II sắp bùng nổ. Tây Ban Nha rút lui khỏi giải vì nội chiến. Áo cũng vắng mặt do đang phải đối đầu với cuộc xâm lược của phát xít Đức.
World Cup lần thứ 3 là giải đầu tiên mà đương kim vô địch và chủ nhà không phải tham dự vòng đấu loại mà được quyền lọt thẳng vào vòng chung kết.
Hai đội giành được quyền vào chung kết ở giải lần này là Italy và Hungary. Cuối cùng Italy đã thắng Hungary với tỷ số 4-2, và trở thành đội đầu tiên 2 lần liên tiếp giành chức vô địch thế giới.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 18. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 84, trung bình: 4,67 bàn/trận. Tổng số khán giả: 483.000 người, trung bình: 26.833 người/trận.
4. World Cup lần thứ 4 - Brazil 1950: Uruguay đăng quang lần thứ hai
Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, đến năm 1950, World Cup đầu tiên thời kỳ hậu chiến được tổ chức tại xứ sở của lễ hội Carnaval và vũ điệu Samba nóng bỏng. Một trong những điểm gây chú ý ở giải lần này là sự xuất hiện lần đầu tiên của các đại diện bóng đá Anh hiện đại.
Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên áp dụng thể thức thi đấu vòng tròn.
Trong trận chung kết, đội tuyển Uruguay đã giành thắng lợi 2-1 trước đội tuyển Brazil. Như vậy, sau 20 năm, Uruguay đăng quang lần thứ hai.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 22. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 88, trung bình: 4 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.337.000 người, trung bình: 60.733 người/trận.
5. World Cup lần thứ 5 - Thụy Sĩ 1954: “Thần kinh thép” chiến thắng
Thể thức thi đấu lần này lại trở lại như cũ: có các vòng tứ kết, bán kết và chung kết.
Đương kim vô địch Uruguay bị “knock-out” ở trận bán kết trước đội bóng tấn công xuất sắc nhất giải, Hungary, với tỷ số 2-4. Trận chung kết là cuộc tái ngộ giữa Cộng hòa Liên bang Đức và Hungary. Ở vòng 1, Hungary đã hạ Đức với tỷ số 8-3.
Tại trận chung kết, Cộng hòa Liên bang Đức có sự điều chỉnh kịp thời. Các cầu thủ Cộng hòa Liên bang Đức thể hiện lối chơi phòng thủ chặt chẽ kết hợp với những cuộc tấn công chớp nhoáng, đã khiến Hungary không thể lặp lại được thành tích của mình. Hơn nữa, tinh thần thi đấu quật khởi của người Đức đã giúp họ thực hiện một cú lội ngược dòng ngoạn mục khi bị dẫn trước tới 0-2 mà cuối cùng vẫn giành thắng lợi chung cuộc 3-2.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 24. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 140, trung bình: 6,38 bàn/trận. Tổng số khán giả: 943.000 người, trung bình: 36.269 người/trận.
6. World Cup lần thứ 6- Thuỵ Điển 1958: Cúp vàng lỡ hẹn với châu Âu
Đội chủ nhà Thụy Điển được sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả nhà và sự chuẩn bị chu đáo, đã thể hiện một phong độ xuất sắc. Trận chung kết Thuỵ Điển-Brazil đã diễn ra rất tưng bừng. Với một đội hình rất mạnh, Brazil trở thành đội bóng Nam Mỹ đầu tiên và duy nhất trong thế kỉ 20 giành được Cup tại một giải vô địch thế giới được tổ chức trên đất châu Âu. tỷ số của trận chung kết là 5-2.
World Cup lần này cũng ghi nhận sự xuất hiện của một nhân vật huyền thoại, người mà sau này đã được đông đảo giới hâm mộ bóng đá tôn sùng là ông Vua của bóng đá thế giới. Đó là Pele.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 35. Tổng số bàn thắng ghi tại giải 126, trung bình 3,60 bàn/trận. Tổng số khán giả 868.000 người, trung bình 24.800 người/trận.
7. World Cup lần thứ 7- Chile 1962: Brazil bảo vệ thành công ngôi vô địch
Vượt qua các đối thủ, Brazil và Tiệp Khắc gặp nhau ở trận đấu cuối cùng. Brazil đã bảo vệ thành công ngôi vô địch. Tỷ số của trận chung kết là 3-1.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng ghi tại giải: 89, trung bình: 2,78 bàn/trận. Tổng số khán giả: 776.000 người, trung bình: 24.260 người/trận.
8. World Cup lần thứ 8 - Anh 1966: Cúp vàng về với quê hương bóng đá
Năm 1966, lần đầu tiên World Cup được tổ chức tại nước Anh, quê hương của bóng đá. Trận chung kết Anh-Đức là điểm nóng nhất của giải, trong đó tâm điểm của cuộc tranh cãi là bàn thắng quyết định chiến thắng cho đội tuyển Anh của tiền đạo Geoff Hurst được ghi vào phút thứ 100 của trận đấu.
Đến nay, người ta đã tham khảo nhiều bức ảnh tư liệu nhưng vẫn không thể xác định được quyết định của trọng tài Thuỵ Sĩ Dienst công nhận bàn thắng cho đội tuyển Anh khi đó là đúng hay sai. Tỷ số của trận chung kết là 4-2.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng: 89, trung bình: 2,78 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.614.677, trung bình: 60.496 người/trận.
9. World Cup lần thứ 9- Mexico 1970: Brazil giành vĩnh viễn Cúp “Nữ thần vàng”
Giải lần này ghi nhận một nét mới trong hệ thống luật thi đấu: Lần đầu tiên, ban tổ chức cho phép các cầu thủ dự bị được thay thế.
Theo điều lệ Giải Vô địch thế giới của FIFA, đội nào 3 lần giành chức vô địch sẽ được trao tặng vĩnh viễn Cúp “Nữ thần vàng”.
Sau 40 năm kể từ khi World Cup đầu tiên được tổ chức, mới có một đội bóng lập được kỳ tích này: Đó là Brazil. Trong 90 phút đi vào lịch sử đó, các cầu thủ Brazil đã trình diễn một vũ điệu samba huyền ảo và đầy hứng khởi để giành thắng lợi 4-1 trước Italy.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 32. Tổng số bàn thắng: 95, trung bình: 2,97 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.673.975, trung bình: 52.312 người/trận.
10. World Cup lần thứ 10 - Cộng hòa Liên bang Đức 1974: Beckenbauer lên ngôi Hoàng đế
World Cup lần này có nhiều nét mới. Thứ nhất, chiếc Cúp vàng mới được đặt tên là FIFA. Thứ hai là việc áp dụng thể thức thi đấu mới: Ở vòng 1, 16 đội được chia làm 4 bảng để chọn 8 đội vào vòng sau. Ở vòng 2, 8 đội lại được chia tiếp thành 2 bảng mới. Hai đội đứng thứ nhất 2 bảng sẽ vào thẳng chung kết. Hai đội đứng thứ nhì sẽ gặp nhau để tranh ngôi vị thứ 3.
“Cỗ xe tăng” Đức dưới sự dẫn dắt của Beckenbauer đã giành ngôi vô địch, sau khi hạ gục Hà Lan 2-1 trong trận chung kết
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 38. Tổng số bàn thắng: 97, trung bình: 2,25 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.774.022 người, trung bình: 46.685 người/trận.
11. World Cup lần thứ 11 - Argentina 1978: Kết thúc nửa thế kỷ chờ đợi
Sự ủng hộ cuồng nhiệt của khán giả nhà, cộng với một Kempes sáng chói trên sân đã giúp cho Argentina lần đầu tiên giành chức Vô địch bóng đá Thế giới sau khi đánh bại Hà Lan với tỷ số 3-1 trong trận chung kết.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 38. Tổng số bàn thắng: 102, trung bình: 2,68 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.610.215 người, trung bình: 42.374 người/trận.
12. World Cup lần thứ 12 - Tây Ban Nha 1982: Italy lần thứ ba đăng quang
Năm 1982, World Cup dừng chân tại xứ sở của những chú bò tót, Tây ban Nha.
Đây là World Cup đầu tiên có 24 đội bóng tham dự và cũng là vòng chung kết đầu tiên áp dụng thi đá luân lưu 11 mét để phân định thắng bại trong các trận đấu loại trực tiếp.
Tại giải lần này, sau 12 năm chờ đợi, đội tuyển Italy mới có cơ hội đuổi kịp thành tích của Brazil (đăng quang chức vô địch lần thứ 3), đồng thời đưa bóng đá châu Âu ngang tầm với thành tích của Nam Mỹ trong cuộc chạy đua giữa hai khu vực mạnh nhất thế giới về bóng đá. Trong trận chung kết, Italy đã giành thắng lợi trước Cộng hòa Liên bang Đức với tỷ số 3-1.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 146, trung bình: 2,81 bàn/trận. Tổng số khán giả: 1.842.250, trung bình: 35.482 người/trận.
13. World Cup lần thứ 13 - Mexico 1986: Maradona và “bàn tay của Chúa”
Dưới sự dẫn dắt của Maradona, Argentina như một con diều gặp gió, thắng như chẻ tre và tiến đến trận chung kết để gặp “cỗ xe tăng” Đức và giành thắng lợi với tỷ số 3-2. Cuối cùng, vòng nguyệt quế đã thuộc về các cầu thủ đến từ xứ sở Tango.
Mexico 86 được đánh giá là một giải hấp dẫn, có chất lượng chuyên môn cao và thu hút nhiều danh thủ xuất sắc của thế giới. Nhưng trên bầu trời đầy sao ấy, sáng nhất vẫn là ngôi sao mang tên Maradona.
Sự kiện đáng chú ý nhất tại giải này có tên “bàn tay của Chúa”. Bàn thắng mở tỷ số của Maradona đã trở thành bàn thắng gây tai tiếng nhất trong lịch sử World Cup. Sau này qua camera, ảnh chụp lại và chính Maradona thú nhận anh đã kín đáo dùng bàn tay đưa bóng vào lưới!
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 132, trung bình 2,54 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.407.431 người, trung bình 46.297 người/trận.
14. World Cup lần thứ 14 - Italy 1990: Trận chung kết “nhạt nhẽo”
Trận chung kết World Cup năm 1990 vẫn là cuộc đối đầu Đức- Argentina, nhưng Maradona không còn dũng mãnh như 4 năm trước; còn Đức có một dàn cầu thủ phong độ ổn định cao. Vì vậy, không có gì đáng bàn về chiến thắng của người Đức, ngoại trừ việc cả 2 đội đã trình diễn một trận chung kết “nhạt nhẽo” nhất trong lịch sử bóng đá thế giới và Đức chỉ giành được thắng lợi từ một quả penalty gây tranh cãi.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 115, trung bình: 2.21 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.5115.168, trung bình: 48.369 người/trận.
15. World Cup lần thứ 15 - Mỹ 1994: Brazil lần thứ 4 vô địch thế giới
Trận chung kết Brazil và Italy là một cuộc tranh tài quyết liệt và không bàn thắng nào được ghi suốt 120 phút của trận đấu. Cuối cùng, sau một loạt đá penalty (3-2), Brazil trở thành đội tuyển 4 lần giành chức vô địch bóng đá thế giới. Còn Baggio, người đưa Italy đến trận chung kết lại góp phần đem chiến thắng cho đối thủ khi sút hỏng quả penalty định mệnh, đã trở thành “tội đồ” của các tifosi.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 52. Tổng số bàn thắng: 141, trung bình: 2,71 bàn/trận. Tổng số khán giả: 3.587.538, trung bình: 68.991 người/trận.
16. World Cup lần thứ 16 - Pháp 1998: Nước Pháp khắc tên mình lên Cúp vàng FIFA
Đến năm 1998, Pháp đã trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới lần thứ 2 được FIFA chọn làm địa điểm tổ chức World Cup.
Trận chung kết giữa Pháp và Brazil đã diễn ra ngoài dự đoán khi Pháp có một trận đấu tưng bừng và quá dễ dàng trước nhà đương kim vô địch. Chiến thắng với tỷ số 3-0, Cúp vàng cho nước Pháp là hoàn toàn xứng đáng.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64. Tổng số bàn thắng: 171 bàn, trung bình: 2,67 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.785.100, trung bình: 43.517 người/trận.
17. World Cup lần thứ 17 - Nhật Bản và Hàn Quốc 2002: Lần đầu tiên hai quốc gia đồng tổ chức.
Cúp bóng đá thế giới lần đầu tiên được tổ chức ở châu Á còn chứng kiến nhiều điều “chưa từng có”. Dù có nhiều ý kiến trái ngược nhau, nhưng World Cup lần đầu tiên của thế kỷ 21 này đã mang về một kết thúc có hậu. Lần đầu tiên, một đội đến từ châu Á - Hàn Quốc - đã lọt vào đến bán kết. Với lối đá hút hồn, Brazil xứng đáng lần thứ 5 lên ngôi với thắng lợi 2-0 trước Đức trong trận chung kết.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64. Tổng số bàn thắng: 161, trung bình 2,52 bàn/trận. Tổng số khán giả: 2.705.134, trung bình 42.268 người/trận.
18. World Cup lần thứ 18 - Đức 2006: Italy lần thứ 4 vô địch thế giới
World Cup 2006 kết thúc với chức vô địch dành cho Italy sau 24 năm chờ đợi. Azzurri đã đăng quang một cách hết sức thuyết phục với bản lĩnh, tinh thần đồng đội và lối chơi phòng ngự chặt chẽ.
Trong trận chung kết, Italy đã giành thắng lợi trước Pháp trong loạt đá luân lưu 11 m với tỷ số 5-3 (tỷ số sau hai hiệp phụ là 1-1).
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64. Tổng số bàn thắng: 147, trung bình 2,30 bàn/trận. Tổng số khán giả: 3.359.439, trung bình 52.491 người/trận.
19. World Cup lần thứ 19 - Nam Phi 2010: Tây Ban Nha lần đầu đăng quang
Lần đầu tiên, FIFA đưa đưa giải đấu đến châu Phi. Và cũng lần đầu tiên, đội tuyển Tây Ban Nha giành chức vô địch World Cup. Sau trận chung kết có thi đấu hiệp phụ với đội tuyển Hà Lan, Tây Ban Nha đã chiến thắng với tỷ số 1-0 và trở thành đội vô địch ghi ít bàn thắng nhất trong lịch sử World Cup với 8 bàn thắng.
- Những con số đáng chú ý:
Số trận đấu: 64 trận. Tổng số bàn thắng: 145, trung bình 2,27 bàn/trận. Tổng số khán giả: 3.178.856 người, trung bình 49.670 khán giả/trận./.
Nhận xét
Đăng nhận xét