VÕ THUẬT TINH HOA 54
(ĐC sưu tầm trên NET)
môn võ đáng sợ nhất của người dân tộc H'Mông
Huyền thoại ly kỳ về tuyệt chiêu "Ba chân hổ" huyền thoại của môn phái Tây Sơn - Bình Định
CHỦ NHẬT, 04/12/2016 14:00:00 | TIN 24H
CHỦ ĐỀ: Khám phá những bí ẩn lịch sử
Vntinnhanh.vn - “Quyền ba chân hổ” là
một tuyệt kỹ nghệ thuật của nền võ học Bình Định. Người học quyền ba
chân hổ phải hội tụ đầy đủ đầy đủ các yếu tố cơ bản như võ đức, võ đạo,
võ tâm, võ lý, võ y và võ pháp.
Trong ngôi nhà nằm ở con hẻm đường Quang Trung (Gò Vấp, TP.HCM), chúng tôi đã có cơ hội được cùng ngồi hàn huyên võ học với vị võ sư đặc biệt Hà Trọng Ngự, cũng là người lưu giữ cuối cùng tuyệt kỹ của môn phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định mà sư phụ ông sáng lập nên.
Được sinh ra trong cái nôi võ thuật của quê hương Quy Nhơn (Bình Định), Hà Trọng Ngự sớm có tố chất con nhà võ và bước vào con đường võ nghiệp lúc 6 tuổi (năm 1953).
Cậu bé được đại võ sư Hà Trọng Sơn - cũng là người bác truyền thụ võ nghệ nức danh của mình. Sau bao năm khổ công tập luyện, cộng với năng khiếu “thần đồng” của mình, cậu bé Ngự đã sớm lĩnh hội những bí kíp võ học của môn phái một cách thành thục. Vì thế, sau 10 năm dùi mài quyền cước, chàng thanh niên 16 tuổi đã đại diện cho môn phái thi đấu võ đài ở giải trẻ võ tự do Nam Trung bộ.
Và quả ngọt đầu tiên, chàng trai trẻ đã làm nên thành tích vẻ vang cho môn phái với 10 trận thắng, 2 trận hòa và đoạt chức vô địch trẻ hạng cân 54kg. Điều đó đã đánh dấu cho sự phát triển võ học lẫy lừng về sau của cậu bé “thần đồng” từ quê hương võ Việt.
Với khả năng vượt trội của mình, khi bước vào tuổi 25, Hà Trọng Ngự đã đứng ra mở võ đường dạy võ Tây Sơn – Bình Định tại quê nhà, thu hút nhiều người mê võ đến tập luyện. Chưa hài lòng với thành quả ban đầu, ông nhận thấy cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm những chiêu thức của võ phái.
Nghĩ là làm, ông vừa dạy võ, vừa học hỏi thêm những tinh túy của phái võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự do Đại võ sư Trịnh Thiếu Anh truyền dạy. Từ đó, tiếng tăm của võ đường do vị võ sư trẻ tuổi càng ngày càng lan nhanh trên quê hương áo vải cờ đào. Trong thời gian này, võ đường của ông đã đào tạo được hàng ngàn môn sinh và hàng ngàn võ sĩ từ khắp nơi đổ về. Với những đóng góp trên, năm 1996, ông vinh dự được bầu làm Chủ tịch hội võ thuật Thành phố Quy Nhơn.
Ngang dọc trên võ lâm, võ sư Hà Trọng Ngự biết bao lần tỉ thí trên các võ đài như một cách chứng tỏ bản lĩnh võ công và học hỏi võ thuật môn phái khác. Thời đó, uy tín của võ công họ Hà khiến cả giới võ lâm phải kính nể bởi những trận thắng liên tiếp, dường như không có đối thủ.
Thế nhưng, trận đấu khiến vị võ sư nhớ nhất lại là một trận hòa. Đó là vào năm 1970, tại Nha Trang, Hà Trọng Ngự thi đấu với võ sĩ Trọng Dũng - học trò của võ sư Trọng Đãi, chưởng môn Thiếu lâm Bắc phái, đấu thủ năm xưa của sư phụ mình. Cả hai bên ngang sức ngang tài, liên tục xuất ra những chiêu hiểm hóc của môn phái khiến đối phương phải ra sức chống đỡ.
Suốt ba hiệp đấu trong đêm hôm ấy, cả hai như con mãnh hổ lao vào vờn nhau, đọ sức với nhau nhưng đành bất phân thắng bại. Đó là trận đấu “khó nuốt” nhất, cũng là trận tỉ thí để đời của võ sư Hà Trọng Ngự mỗi khi ôn lại chuyện xưa.
Bí kíp “ba chân hổ” huyền thoại
Mong muốn bí kíp môn phái được phát triển xa hơn, ông đã rời quê hương để vào miền Nam tạo lập nhiều võ đường ở khắp Biên Hòa và Sài thành, nơi hoạt động của giới võ lâm đang rất nhộn nhịp. Nếu sư phụ Hà Trọng Sơn được mệnh danh là “hùm xám miền Trung” thì võ sư Hà Trọng Ngự được mọi người xem như “hùm xám miền Nam” với công lao gìn giữ và phát triển bí kíp võ phái ra toàn thị trường võ thuật miền nam sôi động.
Không những thế, những võ sư thành tài mà ông truyền dạy đã ở lại mở võ đường ở phương trời Tây. Đến nay, phái võ do võ sư Hà Trọng Ngự làm chưởng môn đã mở tất cả 15 võ đường ở Việt Nam và 3 võ đường ở Pháp, Mỹ, Na Uy, thu hút hàng ngàn môn sinh trong và ngoài nước theo học.
Những tinh hoa của phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định được vị chưởng môn kế tục lưu giữ và phát triển đạt đến trình độ điêu luyện. Trong nhiều bộ quyền pháp độc đáo của môn phái như: Linh miêu độc chiến, độc đăng thương, roi thiết lĩnh,… thì bài quyền “Ba chân hổ” được xem là một tuyệt kỹ bí truyền mà võ sư Hà Trọng Ngự là vị truyền nhân cuối cùng. Bài quyền về “diệt chúa sơn lâm” ấy đã từng lừng danh một thuở bởi sức mạnh “hổ vồ” và huyền thoại ly kỳ của nó.
Tương truyền, trên 200 năm trước, trên khu vực núi bà thuộc huyện Phù Cát (Bình Định) xuất hiện một con cọp ba chân khổng lồ, vô cùng tinh ranh và hung dữ. Nó đi khắp nơi lùng sục thịt người để ăn, khiến cho dân làng ở đây vô cùng khiếp sợ bởi những người chết mất xác. Một hôm, một người tiều phu đang gánh củi về làng khi trời đã xẩm tối, xoay người quay gánh củi phang ngang vào mãnh hổ.
Sau đó, nhanh như cắt, ông liền rút cây đòn gánh đã được vuốt nhọn hai đầu để giao chiến với cọp dữ suốt đêm hôm ấy. Ánh trăng mờ ảo đủ để tiền nhân nhìn thấy được các thế cọp nhảy tới vồ, tát, chồm tới, nhảy cao rồi trụt xuống nằm ẩn mình, hụp lặn né đòn của cọp khi người tiều phu phản công quyết liệt.
Biết gặp phải thứ dữ, con cọp với tấm thân đầy thương tích, chạy sâu vào rừng để lại chiến trường tan tành cùng người tiều phu toàn thân nhuốm máu. Sau trận tử chiến ấy, cọp ba chân bặt vô âm tín, không còn xuất hiện nữa.
Người tiều phu giỏi võ ngày nào đã ghi chép lại những thế đánh cận chiến với mãnh hổ. Từ đó, ông hệ thống lại bài bản và khai sinh ra bài “Quyền ba chân hổ” với ý chí chiến đấu với thú dữ hay kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước. Cứ thế, bài quyền được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng dân cư núi Bà và cố võ sư Hà Trọng Sơn với biệt danh “Hùm xám miền Trung” may mắn học được bài quyền ấy.
Và đến năm 1986, võ sư Hà Trọng Ngự đã được sư phụ mình truyền lại bài quyền “độc nhất vô nhị” này và khổ luyện suốt một tháng trời mới nắm bắt được hết thần thái linh hoạt của “hổ quyền”. Bởi nó có tính sát thương rất cao nên giờ đây, ông không tùy tiện mà chỉ truyền lại cho em trai Hà Trọng Khánh và con trai Hà Trọng Kha Vy đều là những võ sư tài năng.
“Quyền ba chân hổ” là một tuyệt kỹ nghệ thuật của nền võ học Bình Định. Người học quyền ba chân hổ phải hội tụ đầy đủ đầy đủ các yếu tố cơ bản như võ đức, võ đạo, võ tâm, võ lý, võ y và võ pháp. Đó là nhu – cương – cường – nhược đều hội tụ đủ trong bài quyền, linh hoạt, nhạy bén nhưng không kém phần uy lực trong từng thế đánh. Võ sư Hà Trọng Ngự từng răn dạy học trò mình rằng: “Quyền ba chân hổ với sự điêu luyện, các đòn thế có tính sát thương cao, không nên sử dụng một cách vô tâm. Nó chỉ được sử dụng khi bất khả kháng giữa sự sống và cái chết ta chỉ chọn một mà thôi.
Vì học võ không phải cất kỹ để chết mang theo xuống mồ mà phải dùng sao cho đúng nghĩa và đúng đối tượng phù hợp với tinh thần thiêng liêng cao quý.”
Để luyện được tuyệt kỹ này, người bắt đầu học võ đến khi nhuần nhuyễn phải mất một thời gian khá dài là 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Muốn thực hiện bài quyền mang đủ sắc thái, tính năng, thần sắc đồng thời thân pháp dẻo dai giống như Hổ thật đòi hỏi người luyện võ phải thật kiên trì và có tố chất võ học.
Quan trọng nhất trong bài quyền là bộ “trảo” với bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như mãnh hổ đã phải trải qua giai đoạn luyện công hết sức nghiêm ngặt. Tất cả những thao tác rình mồi, vờn mồi, vồ mồi, tung và xé mồi trong bài quyền do võ sư Hà Trọng Ngự biểu diễn tạo cho người thưởng thức cảm giác giống như đang xem một con hổ bắt mồi chứ không nghĩ là một võ sư múa võ.
Giờ đây, khi tóc đã hoa râm, vị võ sư “hùm xám” ấy vẫn dẻo dai và có thể lực sung mãn của một mãnh hổ để truyền dạy cho các thế hệ học trò nối tiếp. Ông tâm sự: “Tôi chỉ mong muốn rằng bí kíp võ phái mà sư phụ để lại không bị mai một theo năm tháng. Giờ đây, quyền ba chân hổ đã trở lại mạnh mẽ hơn xưa là niềm hạnh phúc lớn nhất trong nghiệp võ của tôi lúc này”.Theo Diệu Linh (Gia đình & Xã hội)Vntinnhanh thay đổi tiêu đề gốc
Cao thủ ám khí và câu chuyện lật tẩy võ sư Trung Quốc
Võ sư Karate công phá 12 tấm gỗ khi đang nhảy dù
Võ sư Trần Cây với tuyệt kĩ Hổ hình quyền
Trong ngôi nhà nằm ở con hẻm đường Quang Trung (Gò Vấp, TP.HCM), chúng tôi đã có cơ hội được cùng ngồi hàn huyên võ học với vị võ sư đặc biệt Hà Trọng Ngự, cũng là người lưu giữ cuối cùng tuyệt kỹ của môn phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định mà sư phụ ông sáng lập nên.
Được sinh ra trong cái nôi võ thuật của quê hương Quy Nhơn (Bình Định), Hà Trọng Ngự sớm có tố chất con nhà võ và bước vào con đường võ nghiệp lúc 6 tuổi (năm 1953).
Cậu bé được đại võ sư Hà Trọng Sơn - cũng là người bác truyền thụ võ nghệ nức danh của mình. Sau bao năm khổ công tập luyện, cộng với năng khiếu “thần đồng” của mình, cậu bé Ngự đã sớm lĩnh hội những bí kíp võ học của môn phái một cách thành thục. Vì thế, sau 10 năm dùi mài quyền cước, chàng thanh niên 16 tuổi đã đại diện cho môn phái thi đấu võ đài ở giải trẻ võ tự do Nam Trung bộ.
Và quả ngọt đầu tiên, chàng trai trẻ đã làm nên thành tích vẻ vang cho môn phái với 10 trận thắng, 2 trận hòa và đoạt chức vô địch trẻ hạng cân 54kg. Điều đó đã đánh dấu cho sự phát triển võ học lẫy lừng về sau của cậu bé “thần đồng” từ quê hương võ Việt.
Với khả năng vượt trội của mình, khi bước vào tuổi 25, Hà Trọng Ngự đã đứng ra mở võ đường dạy võ Tây Sơn – Bình Định tại quê nhà, thu hút nhiều người mê võ đến tập luyện. Chưa hài lòng với thành quả ban đầu, ông nhận thấy cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm những chiêu thức của võ phái.
Nghĩ là làm, ông vừa dạy võ, vừa học hỏi thêm những tinh túy của phái võ Bắc Phái Thiếu Lâm Tự do Đại võ sư Trịnh Thiếu Anh truyền dạy. Từ đó, tiếng tăm của võ đường do vị võ sư trẻ tuổi càng ngày càng lan nhanh trên quê hương áo vải cờ đào. Trong thời gian này, võ đường của ông đã đào tạo được hàng ngàn môn sinh và hàng ngàn võ sĩ từ khắp nơi đổ về. Với những đóng góp trên, năm 1996, ông vinh dự được bầu làm Chủ tịch hội võ thuật Thành phố Quy Nhơn.
Ngang dọc trên võ lâm, võ sư Hà Trọng Ngự biết bao lần tỉ thí trên các võ đài như một cách chứng tỏ bản lĩnh võ công và học hỏi võ thuật môn phái khác. Thời đó, uy tín của võ công họ Hà khiến cả giới võ lâm phải kính nể bởi những trận thắng liên tiếp, dường như không có đối thủ.
Thế nhưng, trận đấu khiến vị võ sư nhớ nhất lại là một trận hòa. Đó là vào năm 1970, tại Nha Trang, Hà Trọng Ngự thi đấu với võ sĩ Trọng Dũng - học trò của võ sư Trọng Đãi, chưởng môn Thiếu lâm Bắc phái, đấu thủ năm xưa của sư phụ mình. Cả hai bên ngang sức ngang tài, liên tục xuất ra những chiêu hiểm hóc của môn phái khiến đối phương phải ra sức chống đỡ.
Suốt ba hiệp đấu trong đêm hôm ấy, cả hai như con mãnh hổ lao vào vờn nhau, đọ sức với nhau nhưng đành bất phân thắng bại. Đó là trận đấu “khó nuốt” nhất, cũng là trận tỉ thí để đời của võ sư Hà Trọng Ngự mỗi khi ôn lại chuyện xưa.
Bí kíp “ba chân hổ” huyền thoại
Mong muốn bí kíp môn phái được phát triển xa hơn, ông đã rời quê hương để vào miền Nam tạo lập nhiều võ đường ở khắp Biên Hòa và Sài thành, nơi hoạt động của giới võ lâm đang rất nhộn nhịp. Nếu sư phụ Hà Trọng Sơn được mệnh danh là “hùm xám miền Trung” thì võ sư Hà Trọng Ngự được mọi người xem như “hùm xám miền Nam” với công lao gìn giữ và phát triển bí kíp võ phái ra toàn thị trường võ thuật miền nam sôi động.
Không những thế, những võ sư thành tài mà ông truyền dạy đã ở lại mở võ đường ở phương trời Tây. Đến nay, phái võ do võ sư Hà Trọng Ngự làm chưởng môn đã mở tất cả 15 võ đường ở Việt Nam và 3 võ đường ở Pháp, Mỹ, Na Uy, thu hút hàng ngàn môn sinh trong và ngoài nước theo học.
Những tinh hoa của phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định được vị chưởng môn kế tục lưu giữ và phát triển đạt đến trình độ điêu luyện. Trong nhiều bộ quyền pháp độc đáo của môn phái như: Linh miêu độc chiến, độc đăng thương, roi thiết lĩnh,… thì bài quyền “Ba chân hổ” được xem là một tuyệt kỹ bí truyền mà võ sư Hà Trọng Ngự là vị truyền nhân cuối cùng. Bài quyền về “diệt chúa sơn lâm” ấy đã từng lừng danh một thuở bởi sức mạnh “hổ vồ” và huyền thoại ly kỳ của nó.
Tương truyền, trên 200 năm trước, trên khu vực núi bà thuộc huyện Phù Cát (Bình Định) xuất hiện một con cọp ba chân khổng lồ, vô cùng tinh ranh và hung dữ. Nó đi khắp nơi lùng sục thịt người để ăn, khiến cho dân làng ở đây vô cùng khiếp sợ bởi những người chết mất xác. Một hôm, một người tiều phu đang gánh củi về làng khi trời đã xẩm tối, xoay người quay gánh củi phang ngang vào mãnh hổ.
Sau đó, nhanh như cắt, ông liền rút cây đòn gánh đã được vuốt nhọn hai đầu để giao chiến với cọp dữ suốt đêm hôm ấy. Ánh trăng mờ ảo đủ để tiền nhân nhìn thấy được các thế cọp nhảy tới vồ, tát, chồm tới, nhảy cao rồi trụt xuống nằm ẩn mình, hụp lặn né đòn của cọp khi người tiều phu phản công quyết liệt.
Biết gặp phải thứ dữ, con cọp với tấm thân đầy thương tích, chạy sâu vào rừng để lại chiến trường tan tành cùng người tiều phu toàn thân nhuốm máu. Sau trận tử chiến ấy, cọp ba chân bặt vô âm tín, không còn xuất hiện nữa.
Người tiều phu giỏi võ ngày nào đã ghi chép lại những thế đánh cận chiến với mãnh hổ. Từ đó, ông hệ thống lại bài bản và khai sinh ra bài “Quyền ba chân hổ” với ý chí chiến đấu với thú dữ hay kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước. Cứ thế, bài quyền được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng dân cư núi Bà và cố võ sư Hà Trọng Sơn với biệt danh “Hùm xám miền Trung” may mắn học được bài quyền ấy.
Và đến năm 1986, võ sư Hà Trọng Ngự đã được sư phụ mình truyền lại bài quyền “độc nhất vô nhị” này và khổ luyện suốt một tháng trời mới nắm bắt được hết thần thái linh hoạt của “hổ quyền”. Bởi nó có tính sát thương rất cao nên giờ đây, ông không tùy tiện mà chỉ truyền lại cho em trai Hà Trọng Khánh và con trai Hà Trọng Kha Vy đều là những võ sư tài năng.
“Quyền ba chân hổ” là một tuyệt kỹ nghệ thuật của nền võ học Bình Định. Người học quyền ba chân hổ phải hội tụ đầy đủ đầy đủ các yếu tố cơ bản như võ đức, võ đạo, võ tâm, võ lý, võ y và võ pháp. Đó là nhu – cương – cường – nhược đều hội tụ đủ trong bài quyền, linh hoạt, nhạy bén nhưng không kém phần uy lực trong từng thế đánh. Võ sư Hà Trọng Ngự từng răn dạy học trò mình rằng: “Quyền ba chân hổ với sự điêu luyện, các đòn thế có tính sát thương cao, không nên sử dụng một cách vô tâm. Nó chỉ được sử dụng khi bất khả kháng giữa sự sống và cái chết ta chỉ chọn một mà thôi.
Vì học võ không phải cất kỹ để chết mang theo xuống mồ mà phải dùng sao cho đúng nghĩa và đúng đối tượng phù hợp với tinh thần thiêng liêng cao quý.”
Để luyện được tuyệt kỹ này, người bắt đầu học võ đến khi nhuần nhuyễn phải mất một thời gian khá dài là 2 năm hoặc lâu hơn nữa. Muốn thực hiện bài quyền mang đủ sắc thái, tính năng, thần sắc đồng thời thân pháp dẻo dai giống như Hổ thật đòi hỏi người luyện võ phải thật kiên trì và có tố chất võ học.
Quan trọng nhất trong bài quyền là bộ “trảo” với bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như mãnh hổ đã phải trải qua giai đoạn luyện công hết sức nghiêm ngặt. Tất cả những thao tác rình mồi, vờn mồi, vồ mồi, tung và xé mồi trong bài quyền do võ sư Hà Trọng Ngự biểu diễn tạo cho người thưởng thức cảm giác giống như đang xem một con hổ bắt mồi chứ không nghĩ là một võ sư múa võ.
Giờ đây, khi tóc đã hoa râm, vị võ sư “hùm xám” ấy vẫn dẻo dai và có thể lực sung mãn của một mãnh hổ để truyền dạy cho các thế hệ học trò nối tiếp. Ông tâm sự: “Tôi chỉ mong muốn rằng bí kíp võ phái mà sư phụ để lại không bị mai một theo năm tháng. Giờ đây, quyền ba chân hổ đã trở lại mạnh mẽ hơn xưa là niềm hạnh phúc lớn nhất trong nghiệp võ của tôi lúc này”.Theo Diệu Linh (Gia đình & Xã hội)Vntinnhanh thay đổi tiêu đề gốc
Võ sư Hà Trọng Ngự
“Học võ cần phải
biết lấy võ đức làm đầu, lấy sự nhẫn nhịn làm căn bản trong cách đối
nhân xử thế” - đó là lời răn dạy của võ sư Hà Trọng Ngự, Chưởng môn phái
võ Ta – Tây Sơn Bình Định, đối với các môn sinh của mình.
Chúng tôi gặp ông vào một
buổi sáng cuối tuần tại võ đường mở ở chùa Đồng Hiệp (quận Gò Vấp,
Tp.HCM). Nhìn ông ít ai nghĩ rằng vị võ sư này đã 67 tuổi, bởi dáng vẻ
ông lanh lẹ, giọng nói trầm ấm đầy nội lực và nhất là đôi mắt còn tinh
anh lắm! Vừa kể chuyện nghiệp võ, ông vừa biểu diễn một vài đòn thế cho
chúng tôi xem. Đôi bàn tay gân guốc, chai sạn, lúc chụm lại lúc xòe ra,
mô phỏng các thế quyền đầy uy lực.
Cuộc sống của ông là cả một quá trình di chuyển liên tục, đi tới đâu ông đều truyền bá môn võ của bổn phái. Sinh ra từ quê hương đất võ Bình Định, võ sư Hà Trọng Ngự theo học võ từ lúc 6 tuổi với bác ruột Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “hùm xám miền Trung” với những trận thắng vang dội trên võ đài. Nhờ sáng dạ và chịu khó khổ luyện, Hà Trọng Ngự nhanh chóng học được những kỹ thuật thượng thừa của môn phái. Vì vậy, đến năm 25 tuổi, ông được thầy cho mở võ đường ở quê nhà, thu hút được nhiều môn sinh theo học. Về sau, ngẫm nghĩ thấy đòn thế của môn phái chưa hoàn thiện, tiếng tăm còn hạn chế, nên từ đấy ông chuyên tâm vào việc nghiên cứu bổ sung một số thế võ nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quyền cước của môn phái. Đồng thời ra sức đào tạo nhiều môn sinh nhằm gầy dựng địa vị ở quê nhà, khởi đầu cho việc truyền bá võ thuật ra bên ngoài. Chính những đóng góp đó, năm 1995, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền thành phố Quy Nhơn.
Nhận thấy miền đất phương Nam là nơi lý tưởng để phát triển võ thuật nên năm 1997 ông cùng vợ và hai người con chuyển đến sống tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong 10 năm ở đây, ông đã mở được 4 võ đường, được hàng ngàn môn sinh trong vùng và các tỉnh lân cận theo học. Phát hiện thấy những ai có tố chất, ông tích cực đào tạo và cho tham gia các giải đấu cấp thành phố, cấp quốc gia, trong số họ, có người đạt thành tích cao ở hai nội dung thi đấu đối kháng và thi hội diễn. Trên con đường truyền bá võ thuật, ông tiếp tục đến Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Tại đây, ông mở thêm 3 võ đường rồi trực tiếp đứng lớp võ trong chùa Đồng Hiệp. Ngoài việc dạy võ cho các môn sinh, ông còn mở lớp võ miễn phí dạy các sư thầy trong chùa và các anh em dân quân ở địa phương, bởi theo ông “dạy võ cũng là một hoạt động đóng góp vào sự nghiệp quốc phòng”. Ngoài ra, nhờ học được từ sư phụ phương pháp dùng các rễ cây, thảo mộc quý hiếm làm thuốc để chữa trị chấn thương, bong gân, trật khớp, ông đã giúp đỡ rất nhiều người có nhu cầu.
Để tìm hiểu võ thuật quốc tế, ông đã cử những võ sư có trình độ ra nước ngoài tham dự các hội thảo, các giải đấu quốc tế. Một vài võ sư đã ở lại một số nước mở võ đường để truyền bá võ học của môn phái. Hiện tại, ông mở được 13 võ đường trong nước và 3 võ đường ở Pháp, Mỹ và Nauy, thu hút hơn 5000 môn sinh trong nước và quốc tế theo học. Với những đóng góp cho môn phái, ngày 09/9/2009, ông chính thức tiếp nhận chức Chưởng môn phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định.
Võ Ta – Tây Sơn Bình Định có nhiều bộ quyền pháp bí hiểm, trong đó có bài quyền “Ba chân hổ” là một tuyệt kỹ bí truyền mà võ sư Hà Trọng Ngự hiện được xem là truyền nhân duy nhất. Tương truyền, bài quyền có từ gần 200 năm trước, do một người tiều phu giỏi võ đánh nhau với con hổ ba chân mà sáng tạo thành. Khi được đề cập vì sao bài quyền này hiện nay rất ít người biết thì vị võ sư trầm ngâm: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ những người thực sự có tố chất, đạo đức và phải có cái tâm mới có thể lĩnh hội những tinh túy của bài quyền. Thêm nữa, bài quyền này là loại võ thuật có tính sát thương rất cao, nếu rơi vào tay bọn bất lương thì hậu quả khó lường. Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng mới được sử dụng”. Hiện tại, ông đang truyền lại bài quyền này cho hai người con của mình là Hồ Trọng Kha Ly và Hồ Trọng Kha Vy, đều là những võ sư xuất sắc của môn phái, theo học võ với ông từ nhỏ, hiện nay đang thay cha quản lý các võ đường. Một người khác là võ sư Trương Thành Tâm, quản lý võ đường tại Nauy, cũng được ông truyền dạy bài quyền nổi tiếng này.
Cả một đời dạy võ, ông tâm niệm trong võ học không nên giấu nghề, như vậy sẽ làm mai một tinh hoa võ học của nước nhà. Ông luôn đem hết sự nhiệt tình để hướng dẫn các môn sinh, xem họ như con cháu ruột thịt, đồng thời nhắc nhở các môn sinh luôn lấy võ đức làm kim chỉ nam để phát triển môn phái, xây dựng võ thuật cổ truyền đi đúng hướng.
Hiện tại, ông vẫn trực tiếp đứng lớp dạy võ, nhìn cách ông ân cần chỉ từng động tác, thế bộ cho các môn sinh mới thấy tâm huyết của ông vẫn còn như lúc ban đầu. Ngoài việc dạy võ, những lúc nhàn rỗi ông còn có thú chơi cây cảnh và sáng tác thơ văn. Một số bài thơ của ông đã được in trong tuyển tập thơ "Em và quê hương" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Hiện ông đang là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng võ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm liền, ông còn là trọng tài giám định, giám khảo quốc gia về võ cổ truyền./.
Cuộc sống của ông là cả một quá trình di chuyển liên tục, đi tới đâu ông đều truyền bá môn võ của bổn phái. Sinh ra từ quê hương đất võ Bình Định, võ sư Hà Trọng Ngự theo học võ từ lúc 6 tuổi với bác ruột Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “hùm xám miền Trung” với những trận thắng vang dội trên võ đài. Nhờ sáng dạ và chịu khó khổ luyện, Hà Trọng Ngự nhanh chóng học được những kỹ thuật thượng thừa của môn phái. Vì vậy, đến năm 25 tuổi, ông được thầy cho mở võ đường ở quê nhà, thu hút được nhiều môn sinh theo học. Về sau, ngẫm nghĩ thấy đòn thế của môn phái chưa hoàn thiện, tiếng tăm còn hạn chế, nên từ đấy ông chuyên tâm vào việc nghiên cứu bổ sung một số thế võ nhằm hoàn thiện hơn hệ thống quyền cước của môn phái. Đồng thời ra sức đào tạo nhiều môn sinh nhằm gầy dựng địa vị ở quê nhà, khởi đầu cho việc truyền bá võ thuật ra bên ngoài. Chính những đóng góp đó, năm 1995, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền thành phố Quy Nhơn.
Võ sư Hà Trọng Ngự, Chưởng môn phái võ Ta - Tây Sơn Bình Định. Ảnh: Lê Minh Ông nổi tiếng là người thành thạo "thập bát ban" võ nghệ. Ảnh: Lê Minh Võ sư Hà trọng Ngự trong một thế đánh của bài quyền nổi tiếng "Ba chân hổ". Ảnh: Lê Minh Dẫu đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng xem ra uy lực của võ sư Hà Trọng Ngự vẫn còn như thời ở đỉnh cao của sự nghiệp. Ảnh: Lê Minh Ngưỡng mộ cái tài và quý cái tâm của ông, nhiều người đã bái ông làm sư phụ. Ảnh: Lê Minh Hiện tại, ông mở được 13 võ đường trong nước và 3 võ đường ở Pháp, Mỹ và Nauy, thu hút hơn 5.000 môn sinh trong nước và quốc tế theo học. Ảnh: Lê Minh Học trò của ông nhiều người đã thành danh trên làng võ Việt Nam. Ảnh: Lê Minh Bằng tình yêu võ thuật, võ sư Hà Trọng Ngự đã đào tạo và gây dựng được trong lòng thế hệ võ sinh trẻ tình yêu và lòng tự hào về võ học Việt Nam. Ảnh: Lê Minh |
Nhận thấy miền đất phương Nam là nơi lý tưởng để phát triển võ thuật nên năm 1997 ông cùng vợ và hai người con chuyển đến sống tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong 10 năm ở đây, ông đã mở được 4 võ đường, được hàng ngàn môn sinh trong vùng và các tỉnh lân cận theo học. Phát hiện thấy những ai có tố chất, ông tích cực đào tạo và cho tham gia các giải đấu cấp thành phố, cấp quốc gia, trong số họ, có người đạt thành tích cao ở hai nội dung thi đấu đối kháng và thi hội diễn. Trên con đường truyền bá võ thuật, ông tiếp tục đến Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Tại đây, ông mở thêm 3 võ đường rồi trực tiếp đứng lớp võ trong chùa Đồng Hiệp. Ngoài việc dạy võ cho các môn sinh, ông còn mở lớp võ miễn phí dạy các sư thầy trong chùa và các anh em dân quân ở địa phương, bởi theo ông “dạy võ cũng là một hoạt động đóng góp vào sự nghiệp quốc phòng”. Ngoài ra, nhờ học được từ sư phụ phương pháp dùng các rễ cây, thảo mộc quý hiếm làm thuốc để chữa trị chấn thương, bong gân, trật khớp, ông đã giúp đỡ rất nhiều người có nhu cầu.
Để tìm hiểu võ thuật quốc tế, ông đã cử những võ sư có trình độ ra nước ngoài tham dự các hội thảo, các giải đấu quốc tế. Một vài võ sư đã ở lại một số nước mở võ đường để truyền bá võ học của môn phái. Hiện tại, ông mở được 13 võ đường trong nước và 3 võ đường ở Pháp, Mỹ và Nauy, thu hút hơn 5000 môn sinh trong nước và quốc tế theo học. Với những đóng góp cho môn phái, ngày 09/9/2009, ông chính thức tiếp nhận chức Chưởng môn phái võ Ta – Tây Sơn Bình Định.
Võ Ta – Tây Sơn Bình Định có nhiều bộ quyền pháp bí hiểm, trong đó có bài quyền “Ba chân hổ” là một tuyệt kỹ bí truyền mà võ sư Hà Trọng Ngự hiện được xem là truyền nhân duy nhất. Tương truyền, bài quyền có từ gần 200 năm trước, do một người tiều phu giỏi võ đánh nhau với con hổ ba chân mà sáng tạo thành. Khi được đề cập vì sao bài quyền này hiện nay rất ít người biết thì vị võ sư trầm ngâm: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ những người thực sự có tố chất, đạo đức và phải có cái tâm mới có thể lĩnh hội những tinh túy của bài quyền. Thêm nữa, bài quyền này là loại võ thuật có tính sát thương rất cao, nếu rơi vào tay bọn bất lương thì hậu quả khó lường. Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng mới được sử dụng”. Hiện tại, ông đang truyền lại bài quyền này cho hai người con của mình là Hồ Trọng Kha Ly và Hồ Trọng Kha Vy, đều là những võ sư xuất sắc của môn phái, theo học võ với ông từ nhỏ, hiện nay đang thay cha quản lý các võ đường. Một người khác là võ sư Trương Thành Tâm, quản lý võ đường tại Nauy, cũng được ông truyền dạy bài quyền nổi tiếng này.
Cả một đời dạy võ, ông tâm niệm trong võ học không nên giấu nghề, như vậy sẽ làm mai một tinh hoa võ học của nước nhà. Ông luôn đem hết sự nhiệt tình để hướng dẫn các môn sinh, xem họ như con cháu ruột thịt, đồng thời nhắc nhở các môn sinh luôn lấy võ đức làm kim chỉ nam để phát triển môn phái, xây dựng võ thuật cổ truyền đi đúng hướng.
Võ sư Hà Trọng Ngự tại phòng làm việc của mình. Ảnh: Lê Minh Ngoài niềm đam mê võ học, võ sư Hà Trọng Ngự cũng là người đa cảm nên ông có thú vui làm thơ, chơi cây cảnh. Ảnh: Lê Minh Để có được sự thành công trên con đường võ học, võ sư Hà Trọng Ngự không bao giờ quên những đóng góp âm thầm của người vợ yêu quý của mình. Ảnh: Lê Minh |
Hiện tại, ông vẫn trực tiếp đứng lớp dạy võ, nhìn cách ông ân cần chỉ từng động tác, thế bộ cho các môn sinh mới thấy tâm huyết của ông vẫn còn như lúc ban đầu. Ngoài việc dạy võ, những lúc nhàn rỗi ông còn có thú chơi cây cảnh và sáng tác thơ văn. Một số bài thơ của ông đã được in trong tuyển tập thơ "Em và quê hương" do Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Hiện ông đang là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng võ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm liền, ông còn là trọng tài giám định, giám khảo quốc gia về võ cổ truyền./.
Bài: Sơn Nghĩa - Ảnh: Lê Minh
Sự thật về võ phái 'người cứng như sắt' ở miền Nam
Đặc điểm chung của các võ sĩ Trà Kha trước khi vào trận đều bái lạy 4
hướng bằng những động tác kỳ quái. Khi lâm trận họ lầm lì đánh, lầm lì
chịu đòn và thân hình rắn chắc như sắt.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, phong trào võ thuật miền
Nam bước vào giai đoạn sôi động, các võ sĩ Trà Kha đã để lại dấu ấn khá
mạnh mẽ trong giới võ lâm.
Điều lạ là những võ sinh Trà Kha đều rất kín tiếng khi được hỏi về
môn phái. Họ tự rút vào một thế giới riêng biệt. Vì vậy, người “ngoại
đạo” hầu như không biết gì về họ.
Những trận thượng đài bạt vía khán giả
Chúng tôi có cơ duyên gặp gỡ và hầu chuyện cùng đại lão võ sư Ba Cao Lãnh (1902 - 2005) trước khi ông về cõi vĩnh hằng. Trong làng võ miền Tây Nam Bộ, rất nhiều người nghe tiếng tăm Ba Cao Lãnh nhưng ít ai có dịp gặp mặt vì ông bắt đầu mai danh ẩn tích từ năm 1969 tại Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Từ năm 15 tuổi ông đã được đại sư Bảy Hớn, một truyền nhân võ phái
Thất Sơn Thần Quyền trên núi Cấm (An Giang) thu nhận làm đồ đệ. Sau khi
sư phụ Bảy Hớn qua đời, ông Ba Cao Lãnh trở thành người giữ lá cờ truyền
nhân bí pháp.
Theo lời kể của võ sư Ba Cao Lãnh thì vào năm 1917, sau khi nhập môn mấy ngày, ông đã có dịp chứng kiến một trận thư hùng kinh hãi giữa môn phái Thất Sơn Thần Quyền và một môn phái lạ do võ sư No Sa ở Bạc Liêu làm trưởng môn. Cuộc tỷ thí võ đài này là do chính No Sa khởi xướng, thách đấu.
Theo quy ước, "tỷ thí võ đài" khác với "thi đấu võ đài". Một trận đấu võ đài có phân hiệp để võ sĩ lấy sức. Thắng, thua được tính bằng điểm số do trọng tài chấm. Còn "tỷ thí" thì đánh đến khi đối phương xin thua hoặc ngất, chết. Bên cạnh dây đài, 2 phe để sẵn chiếc hòm. Bên nào có người bị thương, bị chết tự lo liệu thuốc men, chôn cất, không bên nào được thưa kiện ra chính quyền. Nếu bị pháp luật truy cứu, bên này phải làm tờ bãi nại cho bên kia.
Ông Ba Cao Lãnh là tân võ sinh nên được miễn đấu mà chỉ lo việc trà nước.
Bảy Hứa (năm 1966 là Ủy viên Tổng hội Võ thuật Thất Sơn An Giang) là huynh trưởng của môn phái được sư phụ Bảy Hớn phân nhiệm vụ giao đấu với huynh trưởng của phái No Sa là No Sa Dam. Vào cuộc đấu, Bảy Hứa chiếm thế thượng phong vì nhanh nhẹn hơn No Sa Dam. Chỉ sau vài chiêu, mặt No Sa Dam đã tóe máu bởi mấy cú đánh chỏ cật lực của Bảy Hứa. Với người thường, bị trúng đòn như vậy có thể đã mất mạng.
Thế nhưng, No Sa Dam vẫn cứ lầm lì nhào vô. Bảy Hứa dùng một thế võ cận chiến vật cổ No Sa Dam xuống đất rồi chắp 2 tay lại bổ vào be sườn đối phương liên tục. Những cú bổ như trời giáng chạm vào be sườn No Sa Dam ép vào lồng phổi thành tiếng "ình ình" như tiếng trống bể. Sau hàng chục cú "bổ củi", thấy No Sa Dam nằm im, Bảy Hứa tưởng đối phương đã chết nên đứng dậy.
Tuy nhiên, No Sa Dam vẫn lừng lững đứng lên, cắm đầu vào đánh tiếp. Thấy đối phương tóe máu, Bảy Hứa cảm thấy tội nghiệp nên không ra đòn hiểm nữa mà đánh cầm chừng. Tận dụng kẽ hở đó, No Sa Dam tung cú phản đòn khiến Bảy Hứa lăn quay ra đất bất tỉnh. Dù vậy, No Sa Dam vẫn hùng hục đánh vào thân hình mềm nhũn của Bảy Hứa. Sư phụ Bảy Hớn phải tung khăn vào võ đài cho đệ tử xin thua nhưng No Sa Dam vẫn tiếp tục hì hục bẻ tay, bẻ chân kẻ thua cuộc.
Bảy Hớn đành chắp hai tay trước ngực xin với No Sa. No Sa truyền lệnh cho đệ tử bằng một câu thần chú. Khi ấy, No Sa Dam như sực tỉnh, buông Bảy Hứa ra rồi… đổ xuống đất ngất xỉu.
Bảy Hứa bị bẻ gãy lòi cả hai tay, phải điều trị nửa năm trời mới hồi phục.
Sau cuộc đấu mấy ngày, sư phụ Bảy Hớn mới cho các đệ tử biết, No Sa là truyền nhân của môn phái Trà Kha. Còn Bảy Hứa, trong những ngày dưỡng thương kể lại rằng, lúc giao đấu, tay ông chạm vào người No Sa Dam giống như chạm vào gốc cây. Sau mỗi cú đánh trúng vào người No Sa Dam, tay ông tê dại.
Sau này, No Sa Dam sang Phnôm Pênh, Campuchia mở một võ đường Trà Kha rất lớn. Trước năm 1975, có dạo, ông No Sa Dam được giới võ thuật Campuchia bầu làm Chủ tịch Tổng hội Võ thuật Campuchia. No Sa Dam đào tạo được rất nhiều thế hệ võ sĩ giỏi như No Sa Long, No Sa Lieng….
Năm 1925, phong trào võ thuật tại Sài Gòn bỗng dưng phát triển mạnh
mẽ. Hàng tuần, Tổng hội Võ thuật đều tổ chức võ đài quốc tế tại võ đường
Việt Nam Tinh Võ Học Hiệu (Hiện nay ở số 756, Nguyễn Trãi, quận 5, TP
HCM) cho các võ sinh khắp miền Nam giao lưu với các võ sĩ khắp khu vực
châu Á.
Các võ đường hiện diện tại miền Nam thi nhau tung đồ đệ thượng đài để quảng bá môn phái của mình. Hàng trăm môn phái Thiếu lâm Bắc phái, Thiếu Lâm Nam phái, Võ Cổ truyền Việt Nam liên tục đưa võ sĩ ra giao đấu với các võ sĩ từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Hồng Kông…
Thậm chí, thỉnh thoảng một số quốc gia phương Tây như Pháp, Mỹ cũng đưa võ sinh sang Việt Nam thi đấu. Nhiều môn phái đã tạo được danh tiếng cho mình ở các cuộc thi đấu này.
Trong những cuộc thượng đài đó, thỉnh thoảng, người ta lại thấy một võ sĩ môn phái Trà Kha xuất hiện tạo một cơn sóng dư luận trong làng võ rồi biệt tăm. Trong đó có người xưng là học trò của Phan Phát Sanh (tức Phan Xích Long), có người giới thiệu là đệ tử một võ sư không ai biết tên tuổi.
Đặc điểm chung của những võ sĩ Trà Kha trước khi vào trận đều bái lạy 4 hướng bằng những động tác kỳ quái. Khi lâm trận họ lầm lì đánh, lầm lì chịu đòn và thân hình rắn chắc như sắt.
Không ai biết, môn phái này xuất xứ từ đâu. Trước năm 1925, chưa ai từng thấy võ sinh môn phái Trà Kha xuất hiện, mặc dù tiếng tăm về môn phái này đã được truyền tụng.
Giữa lúc giới võ lâm đang truy tìm tông tích môn phái Trà Kha thì tại cuộc thi đấu võ đài lưu động của Tổng hội Võ thuật Sài Gòn tổ chức tại Quy Nhơn năm 1937, một võ sĩ trẻ tên là Vũ Ổn lần đầu tiên đăng ký thượng đài đã lần lượt hạ gục hết các võ sĩ giỏi. Đêm chung kết trao giải, trước khi nhận cúp vàng của ban tổ chức, Vũ Ổn lột áo cởi trần biểu diễn một số động tác khoe cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ cử tạ của mình.
Khán giả chưa kịp ngạc nhiên thì Vũ Ổn rút từ túi hành lý ra một cây đao bén ngót rồi tự chém phằm phặp vào người. Lưỡi đao bén ngót nhưng chạm vào da thịt anh ta như chạm vào trái bóng da, cứ bật ra. Cao hứng, anh ta còn nhờ khán giả lên cầm đao chém giúp.
Sau vài màn biểu diễn kinh hồn bạt vía, Vũ Ổn cho biết, anh ta là môn đệ võ phái Trà Kha mới xuất sơn từ Campuchia về nước.
Vài tháng sau, tạp chí Ngày Nay có bài viết của ký giả Vũ Văn Chung kể về võ sĩ Vũ Ổn. Bài viết kể mập mờ rằng, "Vũ Ổn đã sang Campuchia học được môn võ bí truyền Trà Kha. Môn võ đao chém không đứt, đạn bắn không thủng này chỉ cần học trong 3 ngày là thành công. Quý độc giả nào quan tâm hãy cố gắng đợi chờ".
Bắt đầu từ tháng 2/1938 cho đến cuối năm 1940, người ta liên tục thấy trong mục quảng cáo rao vặt của hàng loạt tờ báo chữ Việt đồng loạt đăng bài viết nội dung giới thiệu quyển "Bí kíp võ gồng Trà Kha của võ sĩ Vũ Ổn".
Điển hình là tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 273, phát hành ngày 26/8/1939 có bài quảng cáo mang tiêu đề: "Muốn bảo hiểm tính mạng nên học gồng Trà Kha do võ sĩ Vũ Ổn ở Hà Nội, vô địch Quy Nhơn 1937 truyền dạy".
Nội dung bài viết: "Một bí thuật của Phật giáo gốc tự Cao Miên, chỉ học trong 3 tối là thành tài. Dao chém, búa bổ, đòn đánh không đau. Khỏe mạnh suốt đời không bao giờ đau ốm vặt. Không kiêng cữ nhiều chỉ kiêng ăn thịt chó, khế, lươn và rắn. Trừ được tà ma. Ở gần xin tới tận nhà. Ở xa xin gởi mandat 3 đồng tiền học phí.
Các nhà buôn muốn buôn bán phát tài, cửa hàng vắng khách trở nên đông nên lấy bùa chiêu tài. Muốn được bạc, được cá ngựa, đi làm chủ yêu nên lấy bùa thương. Chồng hay chơi bời cờ bạc, hút nghiền nên lấy bùa yêu nhân đạo. Các thứ bùa đều luyện sẵn cả, không mất thì giờ phiền phức. võ sĩ Vũ Ổn đã xuất bản cuốn sách dạy gồng Trà Kha có đủ cách luyện và thuốc, thế võ Nhựt…".
Kèm theo bài viết là tấm ảnh chân dung của một võ sĩ trẻ, trạc 18-20 tuổi đang đứng trong tư thể biểu diễn cơ bắp cuồn cuộn.
Đang lúc làn sóng tò mò về võ phái lạ, các võ sư phía Nam đặt mua quyển bí kíp "võ gồng Trà Kha" của võ sĩ Vũ Ổn tới tấp. Khi nhận được quyển sách, các võ sư phía Nam đều nhận được thư khuyến cáo đi kèm: "Muốn luyện thành công võ gồng Trà Kha cần phải có sư phụ truyền dạy. Nếu tự luyện sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, nhẹ thì bán thân bất toại, nặng thì trở nên điên khùng".
Các võ sư phía Nam càng thất vọng hơn, khi nội dung quyển sách chỉ toàn bùa chú, không có chút hơi hướm quyền cước. Nói chung, đó chỉ là một quyển bí kíp luyện bùa.
Một số người tìm cách liên lạc với tác giả thì nghe tin chính quyền Pháp đã bắt giam Vũ Ổn vì "truyền bá mê tín". Không ai biết tin tức về võ sĩ Vũ Ổn nữa.
Bí mật võ phái Trà Kha
Bất ngờ, năm 1950, ban tổ chức võ đài Tinh Võ Học Hiệu tại Sài Gòn tiếp nhận một võ sĩ "độc chiếc" (đăng ký một mình, không đăng ký theo đoàn) lạ mặt, khoảng 40 tuổi đến đăng ký thi đấu. Về nguyên tắc, võ sĩ thi đấu phải đăng ký theo võ đường của mình. Tuy không quy định tuổi tác nhưng hầu như những người từ 40 tuổi trở lên đều trở thành sư phụ, hiếm khi thi đấu. Trong hồ sơ đăng ký, võ sĩ này ghi mình tên là Huỳnh Kim Hên, quê quán Bạc Liêu, môn phái Thiếu lâm Thủy phong thuộc Bắc Phái. Không ai biết Thiếu lâm Thủy phong xuất xứ từ đâu.
Ban tổ chức nghĩ anh ta thuộc dạng "chịu đấm ăn xôi", lên võ đài kiếm tiền cơm gạo tạm nên xếp anh ta thi đấu với một võ sĩ trẻ, không tên tuổi.
Thế nhưng, đêm giao đấu, võ sĩ "độc chiếc" đã làm khán giả cùng các võ sư sửng sốt vì chỉ mới vào hiệp chưa đầy 1 phút, võ sĩ Huỳnh Kim Hên đã hạ knock out đối thủ.
Trận sau, ban tổ chức xếp anh ta thi đấu với một võ sĩ đã thành danh. Ai cũng tưởng, trận này Huỳnh Kim Hên không qua nổi hiệp thứ 2. Tuy nhiên, Huỳnh Kim Hên lại làm những người chứng kiến sửng sốt trước khả năng chịu đòn kinh khủng. Mặc dù bị đối phương đánh bầm dập nhưng cứ sau mỗi lần ngã xuống sàn đài, Huỳnh Kim Hên đều bật dậy được. Cách đánh của Huỳnh Kim Hên mang vẻ quái dị. Anh ta cứ lầm lì lao vào đánh đấm kiểu như xả thân khiến đối phương phải vận hết sức chống đỡ. Gần kết thúc hiệp cuối, võ sĩ thành danh đuối sức, đành giơ tay đầu hàng.
Kể từ đó, một số người tò mò cho người tiếp cận, tìm hiểu. Sau hàng tháng trờilân la làm quen, Huỳnh Kim Hên mới tiết lộ mình thuộc trường phái Trà Kha.
Sau 1 thời gian khuấy động võ đài bằng những trận đánh vô tiền khoáng hậu, bất khả chiến bại, bỗng dưng Huỳnh Kim Hên mất tăm. Ông không đăng ký thi đấu nữa.
Những trận thượng đài bạt vía khán giả
Chúng tôi có cơ duyên gặp gỡ và hầu chuyện cùng đại lão võ sư Ba Cao Lãnh (1902 - 2005) trước khi ông về cõi vĩnh hằng. Trong làng võ miền Tây Nam Bộ, rất nhiều người nghe tiếng tăm Ba Cao Lãnh nhưng ít ai có dịp gặp mặt vì ông bắt đầu mai danh ẩn tích từ năm 1969 tại Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Võ sư Mã Thành Long (tức Huỳnh Kim Hên), người gốc Trà Kha. |
Theo lời kể của võ sư Ba Cao Lãnh thì vào năm 1917, sau khi nhập môn mấy ngày, ông đã có dịp chứng kiến một trận thư hùng kinh hãi giữa môn phái Thất Sơn Thần Quyền và một môn phái lạ do võ sư No Sa ở Bạc Liêu làm trưởng môn. Cuộc tỷ thí võ đài này là do chính No Sa khởi xướng, thách đấu.
Theo quy ước, "tỷ thí võ đài" khác với "thi đấu võ đài". Một trận đấu võ đài có phân hiệp để võ sĩ lấy sức. Thắng, thua được tính bằng điểm số do trọng tài chấm. Còn "tỷ thí" thì đánh đến khi đối phương xin thua hoặc ngất, chết. Bên cạnh dây đài, 2 phe để sẵn chiếc hòm. Bên nào có người bị thương, bị chết tự lo liệu thuốc men, chôn cất, không bên nào được thưa kiện ra chính quyền. Nếu bị pháp luật truy cứu, bên này phải làm tờ bãi nại cho bên kia.
Ông Ba Cao Lãnh là tân võ sinh nên được miễn đấu mà chỉ lo việc trà nước.
Bảy Hứa (năm 1966 là Ủy viên Tổng hội Võ thuật Thất Sơn An Giang) là huynh trưởng của môn phái được sư phụ Bảy Hớn phân nhiệm vụ giao đấu với huynh trưởng của phái No Sa là No Sa Dam. Vào cuộc đấu, Bảy Hứa chiếm thế thượng phong vì nhanh nhẹn hơn No Sa Dam. Chỉ sau vài chiêu, mặt No Sa Dam đã tóe máu bởi mấy cú đánh chỏ cật lực của Bảy Hứa. Với người thường, bị trúng đòn như vậy có thể đã mất mạng.
Thế nhưng, No Sa Dam vẫn cứ lầm lì nhào vô. Bảy Hứa dùng một thế võ cận chiến vật cổ No Sa Dam xuống đất rồi chắp 2 tay lại bổ vào be sườn đối phương liên tục. Những cú bổ như trời giáng chạm vào be sườn No Sa Dam ép vào lồng phổi thành tiếng "ình ình" như tiếng trống bể. Sau hàng chục cú "bổ củi", thấy No Sa Dam nằm im, Bảy Hứa tưởng đối phương đã chết nên đứng dậy.
Tuy nhiên, No Sa Dam vẫn lừng lững đứng lên, cắm đầu vào đánh tiếp. Thấy đối phương tóe máu, Bảy Hứa cảm thấy tội nghiệp nên không ra đòn hiểm nữa mà đánh cầm chừng. Tận dụng kẽ hở đó, No Sa Dam tung cú phản đòn khiến Bảy Hứa lăn quay ra đất bất tỉnh. Dù vậy, No Sa Dam vẫn hùng hục đánh vào thân hình mềm nhũn của Bảy Hứa. Sư phụ Bảy Hớn phải tung khăn vào võ đài cho đệ tử xin thua nhưng No Sa Dam vẫn tiếp tục hì hục bẻ tay, bẻ chân kẻ thua cuộc.
Bảy Hớn đành chắp hai tay trước ngực xin với No Sa. No Sa truyền lệnh cho đệ tử bằng một câu thần chú. Khi ấy, No Sa Dam như sực tỉnh, buông Bảy Hứa ra rồi… đổ xuống đất ngất xỉu.
Bảy Hứa bị bẻ gãy lòi cả hai tay, phải điều trị nửa năm trời mới hồi phục.
Sau cuộc đấu mấy ngày, sư phụ Bảy Hớn mới cho các đệ tử biết, No Sa là truyền nhân của môn phái Trà Kha. Còn Bảy Hứa, trong những ngày dưỡng thương kể lại rằng, lúc giao đấu, tay ông chạm vào người No Sa Dam giống như chạm vào gốc cây. Sau mỗi cú đánh trúng vào người No Sa Dam, tay ông tê dại.
Sau này, No Sa Dam sang Phnôm Pênh, Campuchia mở một võ đường Trà Kha rất lớn. Trước năm 1975, có dạo, ông No Sa Dam được giới võ thuật Campuchia bầu làm Chủ tịch Tổng hội Võ thuật Campuchia. No Sa Dam đào tạo được rất nhiều thế hệ võ sĩ giỏi như No Sa Long, No Sa Lieng….
Chùa Sala Pothy Chum nằm trong xóm Trà Kha. |
Các võ đường hiện diện tại miền Nam thi nhau tung đồ đệ thượng đài để quảng bá môn phái của mình. Hàng trăm môn phái Thiếu lâm Bắc phái, Thiếu Lâm Nam phái, Võ Cổ truyền Việt Nam liên tục đưa võ sĩ ra giao đấu với các võ sĩ từ các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Philippines, Hồng Kông…
Thậm chí, thỉnh thoảng một số quốc gia phương Tây như Pháp, Mỹ cũng đưa võ sinh sang Việt Nam thi đấu. Nhiều môn phái đã tạo được danh tiếng cho mình ở các cuộc thi đấu này.
Trong những cuộc thượng đài đó, thỉnh thoảng, người ta lại thấy một võ sĩ môn phái Trà Kha xuất hiện tạo một cơn sóng dư luận trong làng võ rồi biệt tăm. Trong đó có người xưng là học trò của Phan Phát Sanh (tức Phan Xích Long), có người giới thiệu là đệ tử một võ sư không ai biết tên tuổi.
Đặc điểm chung của những võ sĩ Trà Kha trước khi vào trận đều bái lạy 4 hướng bằng những động tác kỳ quái. Khi lâm trận họ lầm lì đánh, lầm lì chịu đòn và thân hình rắn chắc như sắt.
Không ai biết, môn phái này xuất xứ từ đâu. Trước năm 1925, chưa ai từng thấy võ sinh môn phái Trà Kha xuất hiện, mặc dù tiếng tăm về môn phái này đã được truyền tụng.
Giữa lúc giới võ lâm đang truy tìm tông tích môn phái Trà Kha thì tại cuộc thi đấu võ đài lưu động của Tổng hội Võ thuật Sài Gòn tổ chức tại Quy Nhơn năm 1937, một võ sĩ trẻ tên là Vũ Ổn lần đầu tiên đăng ký thượng đài đã lần lượt hạ gục hết các võ sĩ giỏi. Đêm chung kết trao giải, trước khi nhận cúp vàng của ban tổ chức, Vũ Ổn lột áo cởi trần biểu diễn một số động tác khoe cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ cử tạ của mình.
Khán giả chưa kịp ngạc nhiên thì Vũ Ổn rút từ túi hành lý ra một cây đao bén ngót rồi tự chém phằm phặp vào người. Lưỡi đao bén ngót nhưng chạm vào da thịt anh ta như chạm vào trái bóng da, cứ bật ra. Cao hứng, anh ta còn nhờ khán giả lên cầm đao chém giúp.
Sau vài màn biểu diễn kinh hồn bạt vía, Vũ Ổn cho biết, anh ta là môn đệ võ phái Trà Kha mới xuất sơn từ Campuchia về nước.
Vài tháng sau, tạp chí Ngày Nay có bài viết của ký giả Vũ Văn Chung kể về võ sĩ Vũ Ổn. Bài viết kể mập mờ rằng, "Vũ Ổn đã sang Campuchia học được môn võ bí truyền Trà Kha. Môn võ đao chém không đứt, đạn bắn không thủng này chỉ cần học trong 3 ngày là thành công. Quý độc giả nào quan tâm hãy cố gắng đợi chờ".
Bắt đầu từ tháng 2/1938 cho đến cuối năm 1940, người ta liên tục thấy trong mục quảng cáo rao vặt của hàng loạt tờ báo chữ Việt đồng loạt đăng bài viết nội dung giới thiệu quyển "Bí kíp võ gồng Trà Kha của võ sĩ Vũ Ổn".
Điển hình là tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 273, phát hành ngày 26/8/1939 có bài quảng cáo mang tiêu đề: "Muốn bảo hiểm tính mạng nên học gồng Trà Kha do võ sĩ Vũ Ổn ở Hà Nội, vô địch Quy Nhơn 1937 truyền dạy".
Nội dung bài viết: "Một bí thuật của Phật giáo gốc tự Cao Miên, chỉ học trong 3 tối là thành tài. Dao chém, búa bổ, đòn đánh không đau. Khỏe mạnh suốt đời không bao giờ đau ốm vặt. Không kiêng cữ nhiều chỉ kiêng ăn thịt chó, khế, lươn và rắn. Trừ được tà ma. Ở gần xin tới tận nhà. Ở xa xin gởi mandat 3 đồng tiền học phí.
Các nhà buôn muốn buôn bán phát tài, cửa hàng vắng khách trở nên đông nên lấy bùa chiêu tài. Muốn được bạc, được cá ngựa, đi làm chủ yêu nên lấy bùa thương. Chồng hay chơi bời cờ bạc, hút nghiền nên lấy bùa yêu nhân đạo. Các thứ bùa đều luyện sẵn cả, không mất thì giờ phiền phức. võ sĩ Vũ Ổn đã xuất bản cuốn sách dạy gồng Trà Kha có đủ cách luyện và thuốc, thế võ Nhựt…".
Bài quảng cáo về võ sĩ Vũ Ổn trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 273, phát hành ngày 26/8/1939. |
Đang lúc làn sóng tò mò về võ phái lạ, các võ sư phía Nam đặt mua quyển bí kíp "võ gồng Trà Kha" của võ sĩ Vũ Ổn tới tấp. Khi nhận được quyển sách, các võ sư phía Nam đều nhận được thư khuyến cáo đi kèm: "Muốn luyện thành công võ gồng Trà Kha cần phải có sư phụ truyền dạy. Nếu tự luyện sẽ bị tẩu hỏa nhập ma, nhẹ thì bán thân bất toại, nặng thì trở nên điên khùng".
Các võ sư phía Nam càng thất vọng hơn, khi nội dung quyển sách chỉ toàn bùa chú, không có chút hơi hướm quyền cước. Nói chung, đó chỉ là một quyển bí kíp luyện bùa.
Một số người tìm cách liên lạc với tác giả thì nghe tin chính quyền Pháp đã bắt giam Vũ Ổn vì "truyền bá mê tín". Không ai biết tin tức về võ sĩ Vũ Ổn nữa.
Bí mật võ phái Trà Kha
Bất ngờ, năm 1950, ban tổ chức võ đài Tinh Võ Học Hiệu tại Sài Gòn tiếp nhận một võ sĩ "độc chiếc" (đăng ký một mình, không đăng ký theo đoàn) lạ mặt, khoảng 40 tuổi đến đăng ký thi đấu. Về nguyên tắc, võ sĩ thi đấu phải đăng ký theo võ đường của mình. Tuy không quy định tuổi tác nhưng hầu như những người từ 40 tuổi trở lên đều trở thành sư phụ, hiếm khi thi đấu. Trong hồ sơ đăng ký, võ sĩ này ghi mình tên là Huỳnh Kim Hên, quê quán Bạc Liêu, môn phái Thiếu lâm Thủy phong thuộc Bắc Phái. Không ai biết Thiếu lâm Thủy phong xuất xứ từ đâu.
Ban tổ chức nghĩ anh ta thuộc dạng "chịu đấm ăn xôi", lên võ đài kiếm tiền cơm gạo tạm nên xếp anh ta thi đấu với một võ sĩ trẻ, không tên tuổi.
Thế nhưng, đêm giao đấu, võ sĩ "độc chiếc" đã làm khán giả cùng các võ sư sửng sốt vì chỉ mới vào hiệp chưa đầy 1 phút, võ sĩ Huỳnh Kim Hên đã hạ knock out đối thủ.
Trận sau, ban tổ chức xếp anh ta thi đấu với một võ sĩ đã thành danh. Ai cũng tưởng, trận này Huỳnh Kim Hên không qua nổi hiệp thứ 2. Tuy nhiên, Huỳnh Kim Hên lại làm những người chứng kiến sửng sốt trước khả năng chịu đòn kinh khủng. Mặc dù bị đối phương đánh bầm dập nhưng cứ sau mỗi lần ngã xuống sàn đài, Huỳnh Kim Hên đều bật dậy được. Cách đánh của Huỳnh Kim Hên mang vẻ quái dị. Anh ta cứ lầm lì lao vào đánh đấm kiểu như xả thân khiến đối phương phải vận hết sức chống đỡ. Gần kết thúc hiệp cuối, võ sĩ thành danh đuối sức, đành giơ tay đầu hàng.
Kể từ đó, một số người tò mò cho người tiếp cận, tìm hiểu. Sau hàng tháng trờilân la làm quen, Huỳnh Kim Hên mới tiết lộ mình thuộc trường phái Trà Kha.
Sau 1 thời gian khuấy động võ đài bằng những trận đánh vô tiền khoáng hậu, bất khả chiến bại, bỗng dưng Huỳnh Kim Hên mất tăm. Ông không đăng ký thi đấu nữa.
Theo Nông Huyền Sơn/An ninh thế giới
(Zing đặt lại tiêu đề bài viết)
Cao thủ ám khí và câu chuyện lật tẩy võ sư Trung Quốc
Võ sư Vũ Hải không chỉ nổi tiếng với biệt danh “cao thủ ám khí”
mà ông còn được nể phục qua câu chuyện lật tẩy màn trình diễn kungfu
của những võ sư đến từ Trung Hoa để chứng minh cho thế giới biết thực
lực của giới võ Việt.
Ngay từ nhỏ võ sư Vũ Hải đã được chính sư tổ là võ sư Văn Nhân kèm cặp, truyền thụ nhiều kiến thức võ học và bí kiếp môn phái.
Võ sư Vũ Hải nổi tiếng với khả năng
phóng ám khí nhanh, mạnh và chính xác đến từng centimet nên biệt danh
“Bậc thầy về ám khí” của võ Việt” hay “Hà thành đệ nhất ám khí” cũng
được giới võ thuật đặt cho ông từ ấy. Ngoài ra, võ sư Vũ Hải còn nối
tiếng vượt trội hơn so với những đồng đạo cùng thời nhờ những tuyệt kĩ
sử dụng binh khí ngắn như dao găm, tiêu, dây xích, gậy. Thậm chí, một
chiếc ô nhỏ vào tay võ sư Vũ Hải cũng trở thành một vũ khí vô cùng lợi
hại.
Qua lời của chưởng môn Văn Thắng, câu
chuyện ông lật tẩy màn biểu diễn võ thuật của những cao thủ đến từ Trung
Quốc vào thời điểm năm 2007. Dùng mí mắt cặp vào hai đồng xu dính chặt
vào hai xô xách nước, dùng thanh gang dài đánh vào người, thanh gang gãy
mà người không hề hấn gì… là những chiêu thức được các cao thủ Trung
Quốc sang biểu diễn khiến số đông người đến xem đều trầm trồ nể phục. Võ
sư Vũ Hải quyết định trình diễn lại những màng biểu diễn với mức độ khó
hơn để chứng minh cho mọi người thấy những tiết mục ấy thực ra không có
gì ghê gớm. Ông muốn cho thế giới biết đẳng cấp của võ Việt cũng không
hề kém cạnh gì võ thuật Trung Hoa.
Sau 10 ngày chuẩn bị, võ sư Vũ Hải cùng
những các môn đệ môn phái Thăng Long Võ Đạo đã tổ chức một cuộc biểu
diễn lại tất cả những tiết mục mà các võ sư Trung Quốc từng diễn. Môt
thanh gỗ được võ sư sử dụng thay cho thanh gang, vì theo võ sư thanh
gang có tính dòn, dễ gãy, nếu kết hợp cùng một số tiểu xão thì hoàn toàn
có thể làm vỡ dễ dàng. Trong khi đó, gỗ lại có sức dẻo tốt hơn và khó
làm gãy hơn. Muốn làm được điều này đòi hỏi người biểu diễn phải có nội
công thâm hậu hơn nhiều.
Buổi biểu diễn đã chứng minh rằng, trình
độ võ thuật của võ sư Vũ Hải hơn hẳn các võ sư Trung Quốc và đó mới
thực sự là luyện kungfu.
Hiện nay, võ sư Vũ Hải đang đảm nhiệm
chức Phó chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội và là người trực tiếp
hướng dẫn tập luyện cho các chiến sĩ công an, quân đội. Ở độ tuổi 53,
nhưng võ sư Vũ Hải vẫn giữ được dáng vẻ phong độ với thân hình vạm vỡ và
cơ bắp cuồn cuộn.
Được sự giới thiệu của võ sư Văn Thắng,
chúng tôi mới có điều kiện để tiếp cận với huyền thoại sống của võ thuật
Việt Nam. Cảm nhận đầu tiên khi gặp võ sư Vũ Hải là vẻ bên ngoài cường
tráng mang dáng dấp của một võ tướng.
Khi được hỏi về những pha biểu diễn võ
thuật thời niên thiếu, võ sư tỏ ra rất khiêm tốn và cho biết bí quyết để
thực hiện những chiêu thức ấy chỉ là sự khổ luyện và tinh thần đam mê
võ học.
Không chỉ thế, võ sư Vũ Hải còn nổi
tiếng cả ở lĩnh vực điện ảnh với nhiều vai diễn đòi hỏi những màn hành
động gây cấn của điện ảnh Việt Nam.
Nhờ tư chất võ thuật và thừa hưởng máu
nghệ thuật từ người mẹ làm nghệ sĩ cải lương, võ sư Vũ Hải đã được nhiều
đạo diễn tin tưởng giao cho những vai võ tướng (trong phim Hà Thành Cầm
Giải Ca), vai “ông trùm”, tướng cướp, “đầu gấu” (Đầm lầy bạc, Cuồng
Phong, Bí Mật Bản Di Chúc, Hoa Bay”.
“Tôi hạnh phúc vì là người có điều kiện
đưa các pha biểu diễn võ thuật của Thăng Long Võ Đạo lên trên màn ảnh”,
cao thủ ám khí hào nói về nghiệp diễn của mình.
Xem thêm Tuyệt chiêu Vovinam Hoàn Thủ Luân Trụ Cước do võ sư Nguyễn Chánh Tứ hướng dẫn:
Tổng hợp
Võ sư Karate công phá 12 tấm gỗ khi đang nhảy dù
Ernie Torres, một võ sư
đai đen Karate kiêm giảng viên nhảy dù của lực lượng Hải quân Mỹ, đã lập
được kỳ tích khi vừa thi triển đòn tay công phá 12 tấm gỗ vừa nhảy dù
từ độ cao gần 5.000m.
Ý tưởng nảy sinh khi Ernie Torres muốn
kết hợp 2 môn thể thao này với nhau để tạo ra một màng biểu diễn Karate
độc nhất vô nhị. Sau khi nhảu ra khỏi máy bay anh đã mất khoảng 70 giây
để kết hơp cùng đồng đội thả người rơi tự do để dùng tay không công phá
hết 12 tấm ván từ độ cao 5.000m xuống khoảng 3.700m. Sau đó anh mới thực
hiện bung dù để tiếp đất an toàn.
Hộ trợ anh trong cuộc biểu diễn này là
đội nhảy dù Arizona, được biết trước Ernie Torres cũng đã có một người
thực hiện màn biểu diễn tương tự là võ sĩ hỗn hợp Jason David Frank
nhưng số lượng tấm gỗ bị công phá lại ít hơn.
Cùng xem lại đoạn video clip màn trình diễn ấn tượng này:
Diệp Phong
Võ sư Trần Cây với tuyệt kĩ Hổ hình quyền
Thập niên 70 thế kỷ
trước, vùng Chợ Lớn lừng lẫy đội lân Kim Sư Thanh Liên với những tiết
mục biểu diễn rợn người của võ sư Trần Cây: dùng thập chỉ – mười đầu
ngón tay – xỉa vỡ tan chồng gạch Tàu, lủng quả dừa tươi, đó là Hổ Hình
quyền – tuyệt đỉnh công phu Nam Hồng phái do tổ sư Huê Quang sáng lập.
Võ sư Trần Cây tên thật
là Lâm Văn Kỷ, sinh năm 1940 tại tỉnh Hải Nam (Trung Quốc). Năm 1945,
thế chiến thứ 2 bùng nổ, ông chạy loạn cùng bà ngoại sang Việt Nam ngụ ở
chợ Hòa Bình (Q.5), 17 tuổi, làm quản lý nhà hàng Maxims rồi nhà hàng
nổi Thanh Đa, nhà hàng Thiên Nam. Định mệnh đưa đẩy Trần Cây đến với
nghiệp võ khi người bạn giới thiệu gặp quyền sư Lâm Minh Hào – cao thủ
Nam Hồng quyền, cùng là đồng hương Hải Nam. Từ đó, Trần Cây không rời sư
phụ nửa bước, theo thầy hành tẩu giang hồ từ chợ Hòa Bình rồi Thuận
Kiều đến cầu Xóm Củi…
Lâm sư phụ dáng cao dong
dỏng, không vợ con, làm tài công tàu thủy tuyến Sài Gòn – Vũng Tàu, rất
nghiêm khắc, đệ tử luyện võ xao lãng lập tức bị thầy đánh chảy máu đầu.
Được giới võ lâm gọi là “Dìa Có” (anh Hai), ông Hào lừng lẫy Chợ Lớn
với tuyệt kỹ Bát quái chưởng, từng khuất phục nhiều tay du đãng cầu Xóm
Củi. Năm 1952, sau khi nghỉ lái tàu, Lâm quyền sư sáng lập Kim Sư Thanh
Liên biểu diễn lân từ Sài Gòn, Chợ Lớn đến Sông Bé, Tây Ninh, Phan
Thiết… Thời gian này, ông theo sư phụ học hỏi từ những nét căn bản của
môn võ này đến sự vận dụng tinh túy, sáng tạo và nhờ khổ luyện, chẳng
mấy chốc ông đã đạt được nội công ở mức thượng thừa.
Hơn 8 năm theo thầy
“dãi nắng dầm mưa”, chấp nhận tập luyện trong gian khổ, Trần Cây lĩnh
hội toàn bộ tinh hoa Nam Hồng quyền (môn công phu thuộc Thiếu Lâm nam
phái kết hợp Thái gia mã) với nhiều bài mang tính chiến đấu cao: Hổ Hình
quyền, Tam Tiết côn, Song Đầu côn, Bát Quái côn, Tứ Môn quyền, Quan
Công đao, Hoa quyền… Học cùng Trần Cây có các sư huynh đệ Hàn Nghệ
Phong, Lâm Hán Thành, Trương Lộc Công… Tết Mậu Thân 1968, quyền sư Lâm
Minh Hào quá vãng. Trước khi tạ thế, ông giao toàn bộ cơ nghiệp cho đệ
tử Trần Cây với lời nhắn nhủ: “Con và các sư huynh đệ hãy cố gắng gìn
giữ và phát huy những nét tinh túy của môn võ học này. Thầy rất hy vọng
những bài võ đầy sức mạnh và nghĩa khí của môn phái mình sẽ được nhiều
người biết đến tập luyện và vận dụng tốt trong cuộc sống”.
Công phu Hổ Hình quyền
được Trần Cây luyện và trình diễn hết sức sắc sảo khi ông thể hiện nhãn
quan đầy uy lực và hủy diệt như lúc chúa sơn lâm rình mồi, 5 đầu ngón
tay (ngũ trảo) cứng tựa thép qua nhiều năm xỉa, chọt, đâm bao cát, sỏi,
đá dăm, Hổ trảo (10 ngón tay quặp lại cong vòng như móng cọp) tấn công
theo đường thẳng, cự ly ngắn, chủ yếu kéo, bẻ, vặn, chụp các yếu huyệt ở
mặt, cổ, cánh tay, cổ tay, ngực, bụng đối phương cực kỳ lợi hại. Ông kể
lại: “Hổ Hình quyền đòi hỏi sự tập trung rất cao, mình phải làm cho
thân thể nhẹ nhàng và hết sức thư thái giống như thiền để toàn bộ sức
lực tập trung vào cánh tay và các đầu ngón tay. Chỉ khi đó mới có thể
thực hiện tốt các động tác khéo léo của môn võ này”. Hiện dù đã bước
sang tuổi 74 nhưng vóc dáng Trần võ sư vẫn vạm vỡ với lưng thẳng, vai
ngang, hai cánh tay và bàn tay to, chai cứng, thành quả đạt được qua
hàng chục năm khổ luyện công phu Hổ Hình quyền.
Với sứ mệnh truyền bá và
phát dương môn phái, lão võ sư Trần Cây đã đào tạo nhiều cao đồ kiệt
xuất như Phù Châu Tử, Tăng Kỷ Quang, Lâm Quốc Thy, Huỳnh Quốc An, Huỳnh
Quốc Hưng… Từ 20 đến 22 giờ thứ hai, tư, sáu hằng tuần, Trần sư phụ
truyền bá công phu Nam Hồng quyền tại trường học Trần Hữu Trang (P.11,
Q.5).
Theo TNO
Nhận xét
Đăng nhận xét