TỰ PHẢN CÁCH MẠNG 9
-Nguyên nhân chính có cội rễ từ quá khứ và xã hội suy đồi.
-Giải phóng vỉa hè là đúng, nhưng cách làm không đúng.
-Đâu phải của riêng người đi bộ đâu mà giành lại hết? Giành hết để làm gì, được thêm gì, mất thêm gì?
-Mục đích cuối cùng của bất cứ cuộc xây - phá nào cũng là "XÂY", lập lại trật tự! Nên xây rất khó mà phá thì dễ ẹc, miễn có quyền lực!
-Nên nhớ: "Ngu ngốc + Nhiệt tình = Đại phá hoại".
-Trước khi hành động, chúng ta thường tự cho là đã suy nghĩ chín chắn và đúng đắn. Nhưng khi đã hành động xong rồi và thời gian đã qua đi, ngồi ngẫm lại, chúng ta mới thấy mình sai toét,và cảm thấy xấu hổ!
-Để có một thành phố đẹp một cách sinh động và thu hút, không phải làm kiểu vô cảm, nhẫn tâm và cực đoan như ông Hải!
-Ông Hải hành động không phải vì dân!
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tuy nhiên, cũng trong đợt ra quân này, chính quyền xã Cẩm Yên đã chặt hạ toàn bộ cây xanh người dân trồng ven tuyến đường liên thôn vào ngày 15.3. Việc chặt hạ cây đã vấp phải sự phản ứng của người dân, khiến dư luận bức xúc.
Ông Trần T.N (54 tuổi, Yên Lỗ, Cẩm Yên) tiếc nuối chỉ vào gốc bàng cổ thụ bị cắt cụt gốc, nói: “Bố tôi trồng nó từ cách đây hơn 30 năm, tán cao cả chục mét, chiều nào người già, trẻ con cũng ra đây hóng mát. Tôi chưa thấy ai phàn nàn nó che khuất tầm nhìn. Họ chặt đi rồi, thử hỏi bao lâu mới trồng lại được cây to thế”.
Theo người dân xã Cẩm Yên, trước ngày 15.3, chính quyền xã có đến từng hộ dân ở mặt đường có cây xanh để yêu cầu ký cam kết, chấp nhận giải toả. Tuy nhiên, xã không tổ chức một cuộc họp nào để lấy ý kiến người dân.
Anh Nguyễn Huy Khuê (36 tuổi, Yên Lỗ, Cẩm Yên) xin chính quyền xã di dời cây nhãn lồng Hưng Yên mới trồng được 3 năm. Anh Khuê cho biết: “Nếu là chủ trương chung của thành phố, chúng tôi chấp hành đầy đủ. Nhưng chặt hết thế thì phí quá, cây che khuất tầm nhìn có thể tỉa cành, đâu cần cắt cụt cả gốc”.
Ông Phạm Ngọc Kỳ, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Yên cho biết, việc chặt hạ cây xanh hai bên đường liên thôn là thực hiện chủ trương chung lập lại trật tự vỉa hè lòng đường của UBND thành phố Hà Nội.
Ông Kỳ cho biết thêm, những cây đã chặt đều do người dân tự trồng, cây trồng nhô ra, thụt vào không đều: “Việc chặt hạ những cây trên chủ yếu để đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Những cây nào ra lề đường thì chặt bỏ bởi đường hẹp, có đoạn 2 xe tránh nhau không được. Trước khi chặt hạ, xã đã họp và người dân đều đồng tình”, ông Kỳ nói.
Bí thư xã Cẩm Yên cho hay, sau khi chặt hạ, gỗ đều được trả lại người dân. Sau khi chỉnh trang lại tuyến đường, xã sẽ quy hoạch trồng mới.
Theo Tất Định (Dân Việt
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở các tuyến đường Lãnh Binh Thăng, Tôn Thất Hiệp (quận 11, TP. HCM) đã bị cơ quan chức năng yêu cầu phá bỏ bậc tam cấp trước nhà vì lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên sau khi phá bỏ bậc tam cấp này, việc ra vào nhà rất khó khăn vì khoảng cách giữa nền nhà và nền vỉa hè quá cao.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh buôn bán của người dân ở các tuyến đường trên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Xe máy, xe đạp muốn dắt vào nhà phải khiêng rất khổ sở.
Người
dân cho biết, họ đã thử nghiệm nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng
ra vào nhà được thuận tiện hơn. Trong đó, một trong những giải pháp được
xem là thông minh và hiệu quả nhất mà người Sài Gòn nghĩ ra đó là thiết
kế bậc tam cấp ngầm bên trong nền nhà.
Clip: Người Sài Gòn nói về việc xây dựng bậc tam cấp ngầm độc đáo và sáng tạo- Thực hiện: Tứ Quý
Đây được xem là biện pháp sáng tạo, thay vì phá bỏ nền nhà xây lùi vào trong thì người Sài Gòn lại nghĩ ra cách xây bậc tam cấp âm tường.
Theo người dân, việc xây bậc tam cấp ngầm đã được một số người thực hiện từ lâu nhưng chỉ với số lượng rải rác vì chi phí tốn kém. Kể từ khi có chiến dịch "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ, việc thiết kế bậc tam cấp kiểu độc đáo này lại được người dân thực hiện đại trà hơn.
Điểm nối để giúp vỉ sắt được kéo ra vào dễ dàng là nhờ được gắn con lăn.
Ông Vòng Chí Thanh (đường Lãnh Binh Thăng, quận 11) cho biết: "Việc xây dựng bậc tam cấp ngầm, kéo ra kéo vào để vỉa hè được thông thoáng. Bên cạnh đó, bậc tam cấp này cũng giúp cho việc đi lại của chúng tôi được dễ dàng hơn".
Theo ông Thanh, ý tưởng này từ một người thợ xây gợi ý cho ông. Được biết việc thiết kế bậc tam cấp ngầm khá đơn giản, vỉ sắt được gắn bánh xe nối với chiếc hộp giống như hộp tủ. Sau đó chôn ở vị trí trước nhà rồi đổ bê tông lên trên. Do thiết kế theo kiểu hộp tủ nên việc kéo ra kéo vào không ảnh hưởng gì đến nền nhà.
Còn
anh Phan Anh Tiến (nhà bên cạnh ông Thanh) cho rằng, việc xây dựng bậc
tam cấp âm bên trong nền này tiện lợi hơn kiểu cũ. "Bật tam cấp kiểu này
có thể mình thiết kế dài hơn bình thường như vậy thì rất tiện lợi. Khi
muốn ra vào chỉ cần kéo ra, không cần dùng nữa thì đẩy vào, không ảnh
hưởng đến vỉa hè. Tôi rất ủng hộ cách làm này", anh Tiến nói.
Nếu kéo bậc tam cấp ngầm không đúng cách sẽ tốn khá nhiều sức.Tại các tuyến đường ở quận 11, hiện có rất nhiều người dân đang tiến hành phá bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè. Trong khi những người dân ở đường Lãnh Binh Thăng (quận 11) xây ngầm trong nền nhà, thì một số người dân ở đường Tôn Thất Hiệp (quận 11) lại thiết kế bậc tam cấp kiểu bật nắp, gập ngược để đỡ tốn chi phí.
Ông
Đoàn Văn Thông (đường Tôn Thất Hiệp) chia sẻ, việc gập ngược lên xuống
này cũng rất tiện lợi và đây là một giải pháp hiệu quả và lâu dài mà
không ảnh hưởng gì đến vỉa hè. Theo ông Thông, bậc tam cấp bẻ ngược
không ảnh hưởng gì đến việc ra vào nhà mà chi phí xây dựng cũng rẻ chỉ
từ 400.000 – 800.000 đồng/bậc tam cấp.
Tứ Quý / Theo Thời Đại
Chiều 19/3, ông Đoàn Ngọc Hải tiếp tục dẫn đầu đoàn công tác của quận ra quân xử lý nạn lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn.
Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, quận 1), toà nhà của Công ty quản lý nhà TP thuộc UBND TPHCM ở số 8 Nguyễn Huệ đã được UBND phường Bến Nghé thông báo bằng văn bản yêu cầu tháo dỡ bập tam cấp lấn chiếm vỉa hè cách đây hơn 1 tuần nhưng chủ toà nhà vẫn không thực hiện.
Sau khi gọi ông Võ Quốc Hưng, Phó Chủ tịch phường Bến Nghé đến kiểm
tra các thủ tục pháp lý, ông Hải đã lệnh cho lực lượng công ích tiến
hành đưa máy xúc vào phá dỡ các bậc tam cấp xây lấn chiếm vỉa hè.
Trong quá trình ông Hải chỉ đạo đập bỏ phần lấn chiếm vỉa hè toà nhà của Công ty quản lý nhà TP, ông nhận được rất nhiều cuộc gọi đến để can thiệp nhưng ông Hải vẫn kiên quyết xử lý.
Trong quá trình tiến hành xử lý toà nhà số 8 Nguyễn Huệ của Công ty quản lý nhà TP, ông Hải nhìn thấy căn nhà gần đó cũng có hành vi vi phạm tương tự khi xây bậc tam cấp lấn ra vỉa hè và xây dựng các phần kết cấu nhà cũng doi ra khoảng 50cm nên yêu cầu cưỡng chế. Sau đó căn nhà cũng bị tháo dỡ phần vi phạm theo lệnh của Phó Chủ tịch quận 1.
Cách đó khoảng 50 mét tại giao lộ Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế (cũng thuộc phường Bến Nghé), phát hiện nhà hàng để 2 chậu hoa chiếm vỉa hè nên ông Hải kêu lực lượng trật tự đô thị quận 1 lại để chất vấn.
Ông Hải hỏi lực lượng trật tự đô thị tại sao 400 con người với 800 con mắt nhưng lại không phát hiện những chậu hoa để trên vỉa hè.
Sau đó ông Hải yêu cầu lực lượng trật tự đô thị lập biên bản xử phạt
đại diện nhà hàng số tiền 5 triệu đồng vì có hành vi sử dụng vỉa hè, lề
đường để xây dựng, đặt bục bệ cản trở lối đi.
Trong quá trình kiểm tra tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Huệ, ông Hải cũng phát hiện căn nhà số 16-18 Nguyễn Huệ lấn ra vỉa hè khoảng 25cm.
Lúc này ông Hải yêu cầu Phó Chủ tịch phường Bến Nghé phải lập biên bản, đập bỏ để trả lại vỉa hè theo đúng quy định.
“Một tấc cũng đập. Người dân nghèo mình đập, nơi khác mình đập nhưng đường Nguyễn Huệ chỗ nhà giàu không đập là không được. Phải nghiêm minh như thế mới được. Hôm nay người ta lấn 10 phân, 20 phân, ngày mai người ta lấn ra cả đường Nguyễn Huệ thì lúc đó lãnh đạo phường, lãnh đạo quận trả lời sao với TP”, ông Hải nhắc nhở lãnh đạo phường Bến Nghé.
Trong chiều cùng ngày, đoàn công tác do ông Hải dẫn đầu tiếp tục di chuyển qua các tuyến đường thuộc phường Bến Thành, Nguyễn Cư Trinh và cẩu hàng loạt ô tô đậu trên vỉa hè, trong đó có xe của ca sĩ Quách Tuấn Du.
-Giải phóng vỉa hè là đúng, nhưng cách làm không đúng.
-Đâu phải của riêng người đi bộ đâu mà giành lại hết? Giành hết để làm gì, được thêm gì, mất thêm gì?
-Mục đích cuối cùng của bất cứ cuộc xây - phá nào cũng là "XÂY", lập lại trật tự! Nên xây rất khó mà phá thì dễ ẹc, miễn có quyền lực!
-Nên nhớ: "Ngu ngốc + Nhiệt tình = Đại phá hoại".
-Trước khi hành động, chúng ta thường tự cho là đã suy nghĩ chín chắn và đúng đắn. Nhưng khi đã hành động xong rồi và thời gian đã qua đi, ngồi ngẫm lại, chúng ta mới thấy mình sai toét,và cảm thấy xấu hổ!
-Để có một thành phố đẹp một cách sinh động và thu hút, không phải làm kiểu vô cảm, nhẫn tâm và cực đoan như ông Hải!
-Ông Hải hành động không phải vì dân!
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến dịch giải cứu vỉa hè: Vỉa hè Sài Gòn trong mắt người nước ngoài
Ông Đoàn Ngọc Hải giải thích lý do không đập bậc thềm UBND TP.HCM
Dọn dẹp vỉa hè: Người dân Thủ đô phản ứng vì bậc tam cấp bị phá
Ông Đoàn Ngọc Hải bị "tấn công"
Quận 1 sẽ mở "Phố hàng rong" sau khi dẹp xong vỉa hè
Đoàn ngọc hải dẹp vỉa hè | phố Tây của Sài Gòn sẽ ra sao - du khách nước ngoài nuối tiếc
Xót xa cảnh cả trăm cây xanh trơ gốc sau “cơn lốc” vỉa hè
Thứ Năm, ngày 23/03/2017 15:20 PM (GMT+7)
Sự kiện:
Cuộc chiến đòi lại vỉa hè
Những cây xum xuê hàng chục năm tuổi bị chặt cụt gốc vì “lấn chiếm” vỉa hè, đất công.
Nhiều cây bị chặt hạ có tuổi hàng chục năm
Mới đây, trong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, UBND xã Cẩm Yên,
Thạch Thất, Hà Nội đã xử lý tháo dỡ nhiều công trình lấn chiếm vỉa hè,
lòng đường trái phép.Tuy nhiên, cũng trong đợt ra quân này, chính quyền xã Cẩm Yên đã chặt hạ toàn bộ cây xanh người dân trồng ven tuyến đường liên thôn vào ngày 15.3. Việc chặt hạ cây đã vấp phải sự phản ứng của người dân, khiến dư luận bức xúc.
Ông Trần T.N (54 tuổi, Yên Lỗ, Cẩm Yên) tiếc nuối chỉ vào gốc bàng cổ thụ bị cắt cụt gốc, nói: “Bố tôi trồng nó từ cách đây hơn 30 năm, tán cao cả chục mét, chiều nào người già, trẻ con cũng ra đây hóng mát. Tôi chưa thấy ai phàn nàn nó che khuất tầm nhìn. Họ chặt đi rồi, thử hỏi bao lâu mới trồng lại được cây to thế”.
Theo người dân xã Cẩm Yên, trước ngày 15.3, chính quyền xã có đến từng hộ dân ở mặt đường có cây xanh để yêu cầu ký cam kết, chấp nhận giải toả. Tuy nhiên, xã không tổ chức một cuộc họp nào để lấy ý kiến người dân.
Anh Nguyễn Huy Khuê (36 tuổi, Yên Lỗ, Cẩm Yên) xin chính quyền xã di dời cây nhãn lồng Hưng Yên mới trồng được 3 năm. Anh Khuê cho biết: “Nếu là chủ trương chung của thành phố, chúng tôi chấp hành đầy đủ. Nhưng chặt hết thế thì phí quá, cây che khuất tầm nhìn có thể tỉa cành, đâu cần cắt cụt cả gốc”.
Ông Phạm Ngọc Kỳ, Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Yên cho biết, việc chặt hạ cây xanh hai bên đường liên thôn là thực hiện chủ trương chung lập lại trật tự vỉa hè lòng đường của UBND thành phố Hà Nội.
Ông Kỳ cho biết thêm, những cây đã chặt đều do người dân tự trồng, cây trồng nhô ra, thụt vào không đều: “Việc chặt hạ những cây trên chủ yếu để đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Những cây nào ra lề đường thì chặt bỏ bởi đường hẹp, có đoạn 2 xe tránh nhau không được. Trước khi chặt hạ, xã đã họp và người dân đều đồng tình”, ông Kỳ nói.
Bí thư xã Cẩm Yên cho hay, sau khi chặt hạ, gỗ đều được trả lại người dân. Sau khi chỉnh trang lại tuyến đường, xã sẽ quy hoạch trồng mới.
Mới đây,
trong đợt ra quân lập lại trật tự vỉa hè, UBND xã Cẩm Yên, Thạch Thất,
Hà Nội đã xử lý tháo dỡ nhiều công trình lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
trái phép.
Cũng trong
đợt ra quân này, chính quyền xã Cẩm Yên đã chặt hạ toàn bộ cây xanh
người dân trồng ven tuyến đường liên thôn vào ngày 15.3.
Một cây đa lớn ở gần nhà văn hoá thôn Cẩm Bảo, xã Cẩm Yên bị cắt cụt ngọn
Gốc bàng cổ thụ lấp sau đình thôn Yên Lỗ, Cẩm Yên cũng “không thoát” cảnh bị đốn hạ
Anh Nguyễn
Huy Khuê (36 tuổi, Yên Lỗ, Cẩm Yên) xin chinh quyền xã di dời cây nhãn
lồng Hưng Yên mới trồng được 3 năm. Anh Khuê cho biết: “Nếu là chủ
trương chung của thanh phố, chúng tôi chấp hanh đầy đủ. Nhưng chặt hết
thế thì phí quá, cây che khuất tầm nhìn có thể tỉa cành, đâu cần cắt cụt
cả gốc”.
Những thân cây bị chặt hạ ngổn ngang khắp đường làng, ngõ xóm
Hầu hết những cây bị chặt đều là cây bóng mát như phượng, điệp và hoa sưa. Vì vậy khi bị chặt hạ chỉ có thể làm củi đun
Nhiều cây mọc ở ven ao của thôn, không ảnh hưởng đến giao thông, tầm nhìn cũng bị cắt cụt gốc
Một câu bé bên gốc phượng cổ thụ trước cửa nhà vừa bị chính quyền xã chặt hạ trong chiến dịch dọn dẹp vỉa hè.
>>XEM THÊM Quận 1 cắt rào xích, "bứng" vọng gác công an trên vỉa hè |
Đừng lãng phí, TP.HCM có thể thu được ít nhất 350 tỉ đồng mỗi tháng từ vỉa hè
KTS Nguyễn Văn Tất, Phó chủ tịch Hội KTS TP.HCM đã có những kiến giải đa chiều và hiến kế cho “cuộc chiến vỉa hè”.
KTS Nguyễn Văn Tất có khá nhiều bài viết về vỉa hè ở các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Ông nhìn nhận ở đó là cả một đời sống đô thị, và cũng là một không gian giao tiếp đặc biệt của đô thị kiểu Việt Nam.
Câu chuyện “trả lại vỉa hè cho người đi bộ” được ông Tất nhìn nhận ở góc độ một nhà chuyên môn. Ông cho rằng: “Không cần phải đưa ra tranh luận vì chân lý chỉ có một, trong vấn đề kiến trúc đô thị, đó chính là sự cân bằng.”
Sài Gòn là đô thị năng động nhất Việt Nam, nên tất cả những biểu hiện dạng chung của cả nước thì Sài Gòn đều có tính ở mức cao.
Ở góc độ chuyên môn, tôi cảm thấy những điều âu lo lớn hơn cái được.
Đô thị Sài Gòn đang phát triển nhanh, nóng nhưng mất cân bằng.
Vậy ông thấy kiến trúc đô thị Sài Gòn đang không ổn ở chỗ nào: từ nhà ra phố từ phố vào nhà – và đặc biệt là sau câu chuyện “đòi lại vỉa hè cho người đi bộ”?
Nếu dùng những nguyên tắc lý thuyết trong ngành, dễ đánh giá thôi. Còn ổn hay không, là giá trị nhân văn của kiến trúc thành phố này có hay không, đó mới là thước đo.
Quay lại câu chuyện vỉa hè mấy hôm nay đang nóng, ở góc độ chính quyền, đó là việc “trả lại vỉa hè cho người đi bộ”. Ai vi phạm vỉa hè thì phải xử lý, nhưng sau đó cần đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người đi bộ trên vỉa hè?
Bạn nhìn đi, gần như chỉ có mấy khách du lịch ở khu trung tâm. Phiền bạn đếm hộ tôi có bao người dân ở Sài Gòn đi bộ trên vỉa hè? Chỉ là thiểu số.
Một thành phố có đến hơn 8 triệu cái xe máy chưa kể xe vãng lai, và xe máy còn tồn tại một số năm nữa, nghĩa là cả đời sống xã hội tồn tại trên cái xe máy đó. Thế nhưng thử đặt câu hỏi: Chẳng lẽ xe máy chỉ chạy mà không có điểm dừng, điểm đỗ?
Chắc chắn xe máy đi dưới lòng đường sẽ gấp nhiều lần số người đi bộ trên vỉa hè. Xe máy không được đỗ, không có điểm đỗ, ai cũng ngồi trên cái xe máy, vậy thì ai đi bộ? Muốn đi bộ ở phố Nguyễn Huệ phải đi bộ từ Bình Thạnh qua hay sao?
Vì vậy, lấy lại vỉa hè chỉ có hiệu quả thực sự khi quy hoạch điểm dừng đỗ đủ mà vẫn tiện lợi cho dân.
Ta đã làm phố đi bộ Nguyễn Huệ. Như một trào lưu cho giống các thành phố lớn trên thế giới. Người ta làm hấp dẫn, mình cũng làm. Nhưng đằng sau phố đi bộ, chúng ta làm được gì khi mà 10 người tới đi bộ thì đi kèm theo là 8 cái xe máy đi cùng?
Và người ta quăng đống xe máy đó vào đâu để đi bộ? Nếu chẳng biết gửi xe vào đâu, gửi xe không tiện thì người ta không tới. Mà không tới thì mục tiêu của phố đi bộ xem như không đạt.
Khi anh phát triển “văn minh đi bộ” thì đi đôi với nó phải là phương tiện công cộng phải tối ưu nhất. Miễn là chỉ ngồi trên các phương tiện đó, bạn dễ dàng tiếp cận được đời sống và dịch vụ của phố thị.
Một thành phố chi chít bởi những chiếc xe máy, một bộ phận không nhỏ người dân phải sống bằng những chiếc xe đẩy và những chiếc xe ô tô không có điểm đỗ, thì nếu chỉ duy trì trật tự vỉa hè là chưa đủ. Bởi khi đó, chúng ta vì một thiểu số đi bộ mà làm khó cho đa số đi xe cá nhân.
Nên ưu tiên làm chỗ để xe trước lúc dẹp vỉa hè. Có điểm đỗ xe thì người ta mới tiếp cận dịch vụ, giao dịch thuận lợi, cái đô thị đó mới là đô thị sống. Chứ đô thị mà người ta chỉ lên xe chạy và chạy không ngừng, thì nó có sống không?
Bên cạnh đó, sinh nhai trên vỉa hè, là một số lượng hoạt động cực kỳ lớn. Nói một cách nào đó, vỉa hè cũng là một phương tiện sinh nhai cho một tỷ lệ người lao động không nhỏ. Tính ra là 25-30% miếng bánh sinh nhai đô thị diễn ra trên vỉa hè.
Nhắc đến 8 triệu cái xe máy, có nên nhắc đến con số xe hơi khủng đang “chỉ có đi mà không có đỗ” ở Sài Gòn cũng như các thành phố phát triển ở Việt Nam?
Singapore khéo ở chỗ: Đất quá nhỏ nên từ lâu rồi, nó rất chặt chẽ trong việc quota cho xe hơi. Bạn mua một quota cho xe hơi nhiều khi còn đắt hơn giá gốc của chiếc xe.
Cách đây nhiều năm tôi nghe, mỗi quota cho xe hơi đã hơn 40 ngàn đô la Sing. Và mỗi năm, số lượng quota chỉ có hạn thôi.
Nếu bạn đủ tiền mua xe chưa chắc bạn dám mua vì phải có chỗ đỗ mới được mua. Hơn nữa, tất cả các dịch vụ trong đô thị, phải có chỗ đỗ xe đảm bảo, mới được hoạt động.
Bạn muốn kinh doanh, bạn phải chứng minh được chỗ đỗ xe. Nếu không đủ, phải đi mua quota đỗ xe và có hợp đồng rõ ràng, mới cho phép kinh doanh.
Mô hình không thiếu. Các quốc gia đã làm và các chuyên gia đều thấy, nhưng quan trọng là phải có cách làm sáng tạo để đảm bảo sự cân bằng hạnh phúc cho người dân đô thị.
Sự cân bằng quyền lợi phải tự nhiên: Ai hưởng nhiều thì trả nhiều và không phải ai muốn hưởng là hưởng trọn, mà phải chia sẻ lợi ích, thì người khác mới cùng tham gia để cùng phát triển.
Vỉa hè hiện nay đang đẻ ra tiền cho ai?
Hầu hết người đồng thuận cách làm hiện nay, đều thống nhất rằng, vỉa hè của người đi bộ, thì phải trả cho người đi bộ. Trật tự sẽ có khi mà cái gì của ai phải trả lại cho chính người đó?
Vỉa hè là nơi giao tiếp ngẫu nhiên chủ yếu của đô thị. Nếu bạn nói vỉa hè chỉ để đi bộ thôi, mà phủ nhận chức năng giao tiếp của nó là chưa đủ. Vỉa hè tồn tại cùng với thể trạng của một đô thị. Nó đang khoẻ, đang giàu hay mới ổn định, vỉa hè nói lên tất cả.
Vỉa hè của Mỹ, bán tất cả những gì tân kỳ, vĩ đại, hào nhoáng không tưởng tượng được.
Qua Ý, nó bán rong rêu, bán mùi của quá khứ, bán hình ảnh của cái vĩ đại nào đó đang đổ nát, đã đổ nát, còn lại là những vết tích gợi cảm của thời quá khứ huy hoàng mà thu tiền du lịch đâu kém gì Mỹ.
Nhưng chúng ta không thể minh biện cho việc lấn chiếm vỉa hè trái phép, khi mà các nước văn minh đều rất chú tâm vấn đề này, thưa ông?
Khi lập lại trật tự vỉa hè, phải nghĩ đến vấn đề sức mạnh thương mại quanh vỉa hè và sự sống của thành phố.
Nếu lập lại trật tự vỉa hè mà khách không có chỗ để xe ở nơi tiện lợi, thì cửa hàng mở ra không có khách. Phá sản. Câu chuyện vỉa hè đã đụng đến sức mạnh thương mại của những nhà phố nhỏ.
Nhìn một cách khác, vỉa hè chính là quyền lợi của người đi bộ nhưng cũng là tiềm năng kinh tế của các hộ kinh doanh bên đường. Chỉ có điều, cho thuê khoán vỉa hè thế nào cần khoa học và minh bạch. Nếu để vỉa hè chỉ cho người đi bộ, thì rất lãng phí.
Vậy vấn đề ở đây là, làm thế nào để người đi bộ cũng hạnh phúc và người bán hàng quanh vỉa hè cũng hạnh phúc, không nên lệch về phía nào.
Vậy, trật tự vỉa hè cho Sài Gòn, theo ông, phải như thế nào là hợp lý?
Trật tự là cần, nhưng là để đẩy đô thị phát triển mạnh, khoẻ khoắn và cân bằng chứ không phải chỉ mà để quản lý.
Người Pháp sẽ chẳng bao giờ đòi hỏi đường phố Sài Gòn phải rộng rãi như Paris hay người Mỹ cũng chẳng đòi hỏi vỉa hè Sài Gòn phải đồ sộ như New York. Thế nên cứ phải giống người ta thì trật lất.
Giá trị nhân văn là mục tiêu rất lớn của nghệ thuật kiến trúc đô thị là vậy. Nó quyết định hết: kinh tế, các mối quan hệ xã hội trên vỉa hè. Khi nhiều người cùng thấy hạnh phúc vì cái vỉa hè đó, thì chắc chắn chính sách thành công.
Quay lại câu chuyện vỉa hè Sài Gòn như những gì ông đã nói trên đây, vậy theo ông, còn thêm sáng kiến nào để nó vừa đẹp, thành phố vừa “sống”, đời sống được cân bằng và trên hết – để Sài Gòn phát triển, thưa ông?
Sài Gòn có đến 12 triệu m2 vỉa hè. Người đi bộ có đi hết không, chắc ta đã có câu trả lời. Nhưng nó có giúp nhà nước đẻ ra tiền không? Chắc chắn có. Nhưng nó đang đẻ ra tiền cho ai?
Bạn cứ tính, một mét vuông trên đường Đồng Khởi hiện giờ bao nhiêu tiền? Trung bình là mấy trăm triệu, thậm chí có những điểm cụ thể 1 m2 lên tới 1 tỉ đồng. Nhưng, đó là một m2 trong cửa sắt, còn 1 m2 bên ngoài cửa sắt là 0 đồng.
Vỉa hè đó, lâu nay nhà nước chỉ dọn dẹp trật tự, còn thu tiền là người khác. Một m2, mức thu buổi sáng, buổi trưa, buổi tối là khác nhau. Và chỉ mấy m2 ở cái vị trí đó, mỗi một tháng là rất nhiều tiền.
Nhà nước chỉ lo đi dọn dẹp cho sạch sẽ để rồi kẻ khác thu tiền, có phí không? Rất phí. Lề đường là vàng, nhưng vàng không có chủ cho nên nó rối.
Hồi xưa tôi có ý kiến là bây giờ nhà nước cứ cho thuê đi, thành lập một công ty công ích khai thác kinh tế vỉa hè đô thị. Công ty này có nhiệm vụ trồng cây, lát đường cho đẹp, ánh sáng cho tốt và phân quỹ đất ra cái nào là đi, cái nào là bày, cái nào là cho thuê tại chỗ. Các cửa hàng mở ra phải có chỗ để xe và phải đóng tiền chỗ để xe đó.
Có thể 2-3 cửa hàng bắt tay nhau cùng chung một điểm để xe, nhưng trong phạm vi nhà nước cho thuê và đóng tiền lại đàng hoàng, tất tần tật những khoản tiền đó nhà nước dùng để tái đầu tư xây dựng mỹ quan vỉa hè: đóng các trụ đá trang trí cho đẹp, phân luồng ra phần nào cho thuê, phần nào dành cho người đi đường…
Tính ra, lợi nhuận trên 12 triệu m2 lề đường của TPHCM, cho sử dụng 1/4 số đó để cho thuê, 3/4 sử dụng cho những chuyện khác: lối đi, các tiện ích khác. 1/4 đó, với số thu rất nhẹ nhàng là 150.000/ đồng tháng/1m2, thì mỗi tháng nhà nước có thể thu về 450 tỉ đồng (kể cả trừ 100 tỉ đồng chi phí thì vẫn thu về được 350 tỉ).
Tiền đó anh tái đầu tư cho vỉa hè đẹp vô cùng. Thậm chí lấy tiền đó tổ chức các cuộc thi public art, các vỉa hè của điêu khắc tranh tượng, rồi làm ghế ngồi, làm bồn hoa, làm các thứ…, nó cũng chẳng ảnh hưởng đến vỉa hè.
Bất kỳ sự thay đổi nào phải đi kèm với hạnh phúc, phồn vinh thì sự thay đổi đó mới có ý nghĩa thực sự.
Xem thêm: Nghĩ về “cuộc chiến vỉa hè”
KTS Nguyễn Văn Tất có khá nhiều bài viết về vỉa hè ở các thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn. Ông nhìn nhận ở đó là cả một đời sống đô thị, và cũng là một không gian giao tiếp đặc biệt của đô thị kiểu Việt Nam.
Câu chuyện “trả lại vỉa hè cho người đi bộ” được ông Tất nhìn nhận ở góc độ một nhà chuyên môn. Ông cho rằng: “Không cần phải đưa ra tranh luận vì chân lý chỉ có một, trong vấn đề kiến trúc đô thị, đó chính là sự cân bằng.”
Phải hỏi: 8 triệu xe máy ở đâu?
Bằng cái nhìn của một kiến trúc sư, với ông, bộ mặt kiến trúc đô thị Sài Gòn hiện tại đang như thế nào, và ông có hài lòng với nó không, thưa ông?Sài Gòn là đô thị năng động nhất Việt Nam, nên tất cả những biểu hiện dạng chung của cả nước thì Sài Gòn đều có tính ở mức cao.
Ở góc độ chuyên môn, tôi cảm thấy những điều âu lo lớn hơn cái được.
Đô thị Sài Gòn đang phát triển nhanh, nóng nhưng mất cân bằng.
Vậy ông thấy kiến trúc đô thị Sài Gòn đang không ổn ở chỗ nào: từ nhà ra phố từ phố vào nhà – và đặc biệt là sau câu chuyện “đòi lại vỉa hè cho người đi bộ”?
Nếu dùng những nguyên tắc lý thuyết trong ngành, dễ đánh giá thôi. Còn ổn hay không, là giá trị nhân văn của kiến trúc thành phố này có hay không, đó mới là thước đo.
Quay lại câu chuyện vỉa hè mấy hôm nay đang nóng, ở góc độ chính quyền, đó là việc “trả lại vỉa hè cho người đi bộ”. Ai vi phạm vỉa hè thì phải xử lý, nhưng sau đó cần đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người đi bộ trên vỉa hè?
Bạn nhìn đi, gần như chỉ có mấy khách du lịch ở khu trung tâm. Phiền bạn đếm hộ tôi có bao người dân ở Sài Gòn đi bộ trên vỉa hè? Chỉ là thiểu số.
Một thành phố có đến hơn 8 triệu cái xe máy chưa kể xe vãng lai, và xe máy còn tồn tại một số năm nữa, nghĩa là cả đời sống xã hội tồn tại trên cái xe máy đó. Thế nhưng thử đặt câu hỏi: Chẳng lẽ xe máy chỉ chạy mà không có điểm dừng, điểm đỗ?
Chắc chắn xe máy đi dưới lòng đường sẽ gấp nhiều lần số người đi bộ trên vỉa hè. Xe máy không được đỗ, không có điểm đỗ, ai cũng ngồi trên cái xe máy, vậy thì ai đi bộ? Muốn đi bộ ở phố Nguyễn Huệ phải đi bộ từ Bình Thạnh qua hay sao?
Vì vậy, lấy lại vỉa hè chỉ có hiệu quả thực sự khi quy hoạch điểm dừng đỗ đủ mà vẫn tiện lợi cho dân.
Chúng ta sẽ làm gì khi 10 người đi bộ phải di chuyển bằng 8 xe máy?
Vậy cách nào giải quyết bài toán phương tiện xe máy và vỉa hè có người đi bộ?Ta đã làm phố đi bộ Nguyễn Huệ. Như một trào lưu cho giống các thành phố lớn trên thế giới. Người ta làm hấp dẫn, mình cũng làm. Nhưng đằng sau phố đi bộ, chúng ta làm được gì khi mà 10 người tới đi bộ thì đi kèm theo là 8 cái xe máy đi cùng?
Và người ta quăng đống xe máy đó vào đâu để đi bộ? Nếu chẳng biết gửi xe vào đâu, gửi xe không tiện thì người ta không tới. Mà không tới thì mục tiêu của phố đi bộ xem như không đạt.
Khi anh phát triển “văn minh đi bộ” thì đi đôi với nó phải là phương tiện công cộng phải tối ưu nhất. Miễn là chỉ ngồi trên các phương tiện đó, bạn dễ dàng tiếp cận được đời sống và dịch vụ của phố thị.
Một thành phố chi chít bởi những chiếc xe máy, một bộ phận không nhỏ người dân phải sống bằng những chiếc xe đẩy và những chiếc xe ô tô không có điểm đỗ, thì nếu chỉ duy trì trật tự vỉa hè là chưa đủ. Bởi khi đó, chúng ta vì một thiểu số đi bộ mà làm khó cho đa số đi xe cá nhân.
Nên ưu tiên làm chỗ để xe trước lúc dẹp vỉa hè. Có điểm đỗ xe thì người ta mới tiếp cận dịch vụ, giao dịch thuận lợi, cái đô thị đó mới là đô thị sống. Chứ đô thị mà người ta chỉ lên xe chạy và chạy không ngừng, thì nó có sống không?
Bên cạnh đó, sinh nhai trên vỉa hè, là một số lượng hoạt động cực kỳ lớn. Nói một cách nào đó, vỉa hè cũng là một phương tiện sinh nhai cho một tỷ lệ người lao động không nhỏ. Tính ra là 25-30% miếng bánh sinh nhai đô thị diễn ra trên vỉa hè.
Nhắc đến 8 triệu cái xe máy, có nên nhắc đến con số xe hơi khủng đang “chỉ có đi mà không có đỗ” ở Sài Gòn cũng như các thành phố phát triển ở Việt Nam?
Singapore khéo ở chỗ: Đất quá nhỏ nên từ lâu rồi, nó rất chặt chẽ trong việc quota cho xe hơi. Bạn mua một quota cho xe hơi nhiều khi còn đắt hơn giá gốc của chiếc xe.
Cách đây nhiều năm tôi nghe, mỗi quota cho xe hơi đã hơn 40 ngàn đô la Sing. Và mỗi năm, số lượng quota chỉ có hạn thôi.
Nếu bạn đủ tiền mua xe chưa chắc bạn dám mua vì phải có chỗ đỗ mới được mua. Hơn nữa, tất cả các dịch vụ trong đô thị, phải có chỗ đỗ xe đảm bảo, mới được hoạt động.
Bạn muốn kinh doanh, bạn phải chứng minh được chỗ đỗ xe. Nếu không đủ, phải đi mua quota đỗ xe và có hợp đồng rõ ràng, mới cho phép kinh doanh.
Mô hình không thiếu. Các quốc gia đã làm và các chuyên gia đều thấy, nhưng quan trọng là phải có cách làm sáng tạo để đảm bảo sự cân bằng hạnh phúc cho người dân đô thị.
Sự cân bằng quyền lợi phải tự nhiên: Ai hưởng nhiều thì trả nhiều và không phải ai muốn hưởng là hưởng trọn, mà phải chia sẻ lợi ích, thì người khác mới cùng tham gia để cùng phát triển.
Vỉa hè hiện nay đang đẻ ra tiền cho ai?
Hầu hết người đồng thuận cách làm hiện nay, đều thống nhất rằng, vỉa hè của người đi bộ, thì phải trả cho người đi bộ. Trật tự sẽ có khi mà cái gì của ai phải trả lại cho chính người đó?
Vỉa hè là nơi giao tiếp ngẫu nhiên chủ yếu của đô thị. Nếu bạn nói vỉa hè chỉ để đi bộ thôi, mà phủ nhận chức năng giao tiếp của nó là chưa đủ. Vỉa hè tồn tại cùng với thể trạng của một đô thị. Nó đang khoẻ, đang giàu hay mới ổn định, vỉa hè nói lên tất cả.
Vỉa hè của Mỹ, bán tất cả những gì tân kỳ, vĩ đại, hào nhoáng không tưởng tượng được.
Qua Ý, nó bán rong rêu, bán mùi của quá khứ, bán hình ảnh của cái vĩ đại nào đó đang đổ nát, đã đổ nát, còn lại là những vết tích gợi cảm của thời quá khứ huy hoàng mà thu tiền du lịch đâu kém gì Mỹ.
Nhưng chúng ta không thể minh biện cho việc lấn chiếm vỉa hè trái phép, khi mà các nước văn minh đều rất chú tâm vấn đề này, thưa ông?
Khi lập lại trật tự vỉa hè, phải nghĩ đến vấn đề sức mạnh thương mại quanh vỉa hè và sự sống của thành phố.
Nếu lập lại trật tự vỉa hè mà khách không có chỗ để xe ở nơi tiện lợi, thì cửa hàng mở ra không có khách. Phá sản. Câu chuyện vỉa hè đã đụng đến sức mạnh thương mại của những nhà phố nhỏ.
Nhìn một cách khác, vỉa hè chính là quyền lợi của người đi bộ nhưng cũng là tiềm năng kinh tế của các hộ kinh doanh bên đường. Chỉ có điều, cho thuê khoán vỉa hè thế nào cần khoa học và minh bạch. Nếu để vỉa hè chỉ cho người đi bộ, thì rất lãng phí.
Vậy vấn đề ở đây là, làm thế nào để người đi bộ cũng hạnh phúc và người bán hàng quanh vỉa hè cũng hạnh phúc, không nên lệch về phía nào.
Vậy, trật tự vỉa hè cho Sài Gòn, theo ông, phải như thế nào là hợp lý?
Trật tự là cần, nhưng là để đẩy đô thị phát triển mạnh, khoẻ khoắn và cân bằng chứ không phải chỉ mà để quản lý.
Người Pháp sẽ chẳng bao giờ đòi hỏi đường phố Sài Gòn phải rộng rãi như Paris hay người Mỹ cũng chẳng đòi hỏi vỉa hè Sài Gòn phải đồ sộ như New York. Thế nên cứ phải giống người ta thì trật lất.
Giá trị nhân văn là mục tiêu rất lớn của nghệ thuật kiến trúc đô thị là vậy. Nó quyết định hết: kinh tế, các mối quan hệ xã hội trên vỉa hè. Khi nhiều người cùng thấy hạnh phúc vì cái vỉa hè đó, thì chắc chắn chính sách thành công.
Quay lại câu chuyện vỉa hè Sài Gòn như những gì ông đã nói trên đây, vậy theo ông, còn thêm sáng kiến nào để nó vừa đẹp, thành phố vừa “sống”, đời sống được cân bằng và trên hết – để Sài Gòn phát triển, thưa ông?
Sài Gòn có đến 12 triệu m2 vỉa hè. Người đi bộ có đi hết không, chắc ta đã có câu trả lời. Nhưng nó có giúp nhà nước đẻ ra tiền không? Chắc chắn có. Nhưng nó đang đẻ ra tiền cho ai?
Bạn cứ tính, một mét vuông trên đường Đồng Khởi hiện giờ bao nhiêu tiền? Trung bình là mấy trăm triệu, thậm chí có những điểm cụ thể 1 m2 lên tới 1 tỉ đồng. Nhưng, đó là một m2 trong cửa sắt, còn 1 m2 bên ngoài cửa sắt là 0 đồng.
Vỉa hè đó, lâu nay nhà nước chỉ dọn dẹp trật tự, còn thu tiền là người khác. Một m2, mức thu buổi sáng, buổi trưa, buổi tối là khác nhau. Và chỉ mấy m2 ở cái vị trí đó, mỗi một tháng là rất nhiều tiền.
Nhà nước chỉ lo đi dọn dẹp cho sạch sẽ để rồi kẻ khác thu tiền, có phí không? Rất phí. Lề đường là vàng, nhưng vàng không có chủ cho nên nó rối.
Hồi xưa tôi có ý kiến là bây giờ nhà nước cứ cho thuê đi, thành lập một công ty công ích khai thác kinh tế vỉa hè đô thị. Công ty này có nhiệm vụ trồng cây, lát đường cho đẹp, ánh sáng cho tốt và phân quỹ đất ra cái nào là đi, cái nào là bày, cái nào là cho thuê tại chỗ. Các cửa hàng mở ra phải có chỗ để xe và phải đóng tiền chỗ để xe đó.
Có thể 2-3 cửa hàng bắt tay nhau cùng chung một điểm để xe, nhưng trong phạm vi nhà nước cho thuê và đóng tiền lại đàng hoàng, tất tần tật những khoản tiền đó nhà nước dùng để tái đầu tư xây dựng mỹ quan vỉa hè: đóng các trụ đá trang trí cho đẹp, phân luồng ra phần nào cho thuê, phần nào dành cho người đi đường…
Tính ra, lợi nhuận trên 12 triệu m2 lề đường của TPHCM, cho sử dụng 1/4 số đó để cho thuê, 3/4 sử dụng cho những chuyện khác: lối đi, các tiện ích khác. 1/4 đó, với số thu rất nhẹ nhàng là 150.000/ đồng tháng/1m2, thì mỗi tháng nhà nước có thể thu về 450 tỉ đồng (kể cả trừ 100 tỉ đồng chi phí thì vẫn thu về được 350 tỉ).
Tiền đó anh tái đầu tư cho vỉa hè đẹp vô cùng. Thậm chí lấy tiền đó tổ chức các cuộc thi public art, các vỉa hè của điêu khắc tranh tượng, rồi làm ghế ngồi, làm bồn hoa, làm các thứ…, nó cũng chẳng ảnh hưởng đến vỉa hè.
Bất kỳ sự thay đổi nào phải đi kèm với hạnh phúc, phồn vinh thì sự thay đổi đó mới có ý nghĩa thực sự.
Xem thêm: Thủ tướng hoan nghênh việc ‘trả lại vỉa hè cho người đi bộ’
Theo Hoàng Nguyên Vũ/ Trí thức trẻ
Nửa đêm ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo cẩu xe sang, “xử” quán nhậu
Thứ Sáu, ngày 24/03/2017 07:07 AM (GMT+7)
Sự kiện:
Cuộc chiến đòi lại vỉa hè
Hàng loạt công trình chiếm vỉa hè ở Sài Gòn bị ông Đoàn Ngọc Hải chỉ
đạo đập bỏ; xe sang Range Rover, Mercedes đậu trái phép cũng bị cẩu đi.
Ông Đoàn Ngọc Hải bị “tấn công” khi chỉ đạo tháo dỡ trụ sở khu phố
Ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo đập trụ sở khu phố 2 tầng chiếm vỉa hè
Ông Đoàn Ngọc Hải: “Lấn một tấc vỉa hè Nguyễn Huệ cũng phải đập”
Tối 23.3, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch quận 1, TP.HCM cùng đoàn
liên ngành tiếp tục ra quân lập lại trật tự đô thị, vỉa hè trên địa bàn.Ông Đoàn Ngọc Hải chỉ đạo đập trụ sở khu phố 2 tầng chiếm vỉa hè
Ông Đoàn Ngọc Hải: “Lấn một tấc vỉa hè Nguyễn Huệ cũng phải đập”
Tại khu
vực đường Hải Triều hàng loạt công trình chiếm vỉa hè bị xử lý. Nhiều
nhà dân xây bậc tam cấp, dựng mái che lấn phần đường của người đi bộ,
ông Hải đều chỉ đạo lực lượng tháo dỡ.
Thấy đoàn công tác đi kiểm tra, một số hộ dân tự tháo dỡ công trình vi phạm để khỏi bị phạt
Ở khu vực
đường Trần Hưng Đạo phát hiện bậc thềm gara ô tô Sài Gòn chiếm vỉa hè
hơn cả mét ông Hải yêu cầu lực lượng kiểm tra, lập biên bản và tháo dỡ
phần công trình vi phạm này
Một cơ sở kinh doanh đặt máy in chiếm vỉa hè cũng bị lập biên bản xử lý.
22h, đoàn
công tác đến trước khách sạn New World (đường Lê Lai) - nơi có ôtô Range
Rover và Mercedes tại vị trí cấm đỗ. Do không có tài xế, 2 xe sang này
bị niêm phong, chuẩn bị cẩu về trụ sở.
Hơn 10
phút sau, chủ nhân của hai xế sang xuất hiện và đề nghị không cẩu ô tô
đi mà chỉ lập biên bản xử phạt. “Bên kia đường là bãi xe có thu phí của
thành phố nhưng anh chị không qua đó đỗ mà lại đậu dưới lòng đường rồi
bỏ đi. Địa phương đã ra quân lập lại trật tự đô thị, vỉa hè hơn 2 tháng
nay, không ai bận tâm hay sao”, ông Hải nói và yêu cầu lực lượng chức
năng tiếp tục xử lý và cẩu hai phương tiện về trụ sở.
Gần 22h30,
phát hiện nhiều quán nhậu kê bàn ghế cho khách ngồi trên đường Nguyễn
Thái Học, ông Hải chỉ đạo lực lượng chức năng vào xử lý, khi thấy đoàn,
nhân viên quán nhậu khiêng bàn ghế tháo chạy nhưng bị giữ lại để lập
biên bản. Tại đây, quán Ốc Đào bị phạt 6,5 triệu đồng vì vi phạm lỗi
kinh doanh trên vỉa hè và xả rác.
Quán cua
một càng cũng bị ông Hải “xử” cả biển quảng cáo lẫn bậc tam cấp chiếm
vỉa hè. “Cán bộ mình không làm quyết liệt chứ làm gắt, phạt nặng các hộ
sẽ không tái phạm. 1 tuần phạt 1 lần, cả tháng mất cả chục triệu tiền
phạt vì chiếm vỉa hè nữa thì họ sẽ không dám vi phạm”, ông Hải nói.
Đến 23h,
đoàn công tác quận 1 mới tạm dừng xử lý các trường hợp vi phạm. Trong
ảnh ông Hải trò chuyện với người khuyết tật đi xe lăn trên vỉa hè
>>XEM THÊM Ông Hải liên tục nhận điện thoại can thiệp khi đập công trình chiếm vỉa hè |
Ông quận phó thượng tôn hay không thượng tôn pháp luật?
Ở nơi nào quy trình pháp luật bình thường không hiệu quả, người ta thường khao khát sự quyết liệt bất thường của lãnh đạo.
Ông Đoàn Ngọc Hải giành được sự ủng hộ lớn của dư luận vì ông cho người ta tận mắt chứng kiến sự quyết liệt bất thường mà người ta khao khát.
Trước hết, cần phải công bằng với ông Hải rằng việc lấn chiếm vỉa hè là chuyện vi phạm pháp luật lồ lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, là chuyện đã nói đi nói lại, nói tái nói hồi, cũng là chuyện đã xử lý bằng đủ các loại hình thức khác nhau.
Khó có người dân nào có thể biện hộ rằng họ không biết lấn chiếm vỉa hè là sai. Các hộ tiểu thương thì càng biết rõ, vì họ là những người đã phải thường xuyên đối phó với các đội trật tự phường bằng cách tạm dọn dẹp quán xá khi có đoàn kiểm tra, hoặc đút lót để được nghiễm nhiên kinh doanh trên vỉa hè.
Lâu dần thành quen, một bộ máy quản lý vừa lỏng lẻo vừa tham nhũng cộng với thói coi thường pháp luật của một số người dân đã hình thành nên một thứ văn hoá pháp luật mới, nơi người ta cùng sai để cùng hưởng lợi.
Ông Hải cũng cho người ta một cái khoái cảm chính trị rất mới lạ: ông không nể nang cả cơ quan nhà nước.
Trả lời VnExpress, ông nói, để giành lại vỉa hè “thì không chỉ xử lý vi phạm ở nhà dân, ở các điểm kinh doanh mà phải làm ở các cơ quan Nhà nước để làm gương. Tất nhiên trong quá trình xử lý sẽ có đụng chạm, song chúng tôi vẫn phải làm vì không ai được đứng trên pháp luật”.
Đã từ lâu, người dân luôn ấm ức trong lòng khi thấy quan chức nhà nước tham nhũng, hạch sách, hành xử như dân xã hội đen nhưng lại không bị trừng phạt như đáng lẽ họ phải bị trừng phạt theo quy định pháp luật. Trong khi đó, một cô gái tát cảnh sát giao thông hay hai thanh niên cướp vài ổ bánh mỳ cũng bị phạt đến cả chục tháng tù.
Kẻ đứng trên pháp luật đã luôn luôn là quan chức nhà nước, tạo ra một xã hội dụng pháp trị (rule by law), thay vì pháp trị (rule of law). Trong xã hội dụng pháp trị, pháp luật được kẻ cầm quyền dùng như một công cụ cai trị đám dân bên dưới, chứ không được áp dụng cho chính kẻ cầm quyền.
Cái trật tự đó đã bị ông Hải phá vỡ khi ông không ngần ngại phá bỏ các công trình lấn chiếm vỉa hè của Uỷ ban Nhân dân phường hay Ngân hàng Nhà nước. Ông cũng chẳng nể nang gì mà thẳng tay bứng cả vọng gác của công an. Ông Hải tựa hồ như còn to hơn cả Thủ tướng, khi dám thách thức tất cả để làm cái việc ông cho là đúng pháp luật. Việc này, người Việt Nam thường chỉ thấy trên phim Mỹ.
Ông Phó Chủ tịch quận còn một cái hay nữa, đó là ông dám làm gương (modeling).
Khi được hỏi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nói: “Tôi có hỏi đồng chí Hải, sao phải trực tiếp đi, không giao cho cấp dưới. Đồng chí Hải trả lời rằng đã giao nhưng chuyển biến chậm quá. Các chủ tịch, phó chủ tịch phải trực tiếp xuống chỉ đạo như vậy mới ra vấn đề, chứ không ngồi bàn giấy được”.
Ông Hải phá bỏ một định kiến thâm căn cố đế trong đầu người dân về cán bộ nhà nước, vốn luôn coi cán bộ như những kẻ ngồi bàn giấy, ngồi phòng điều hoà, ngồi ô-tô máy lạnh chỉ tay năm ngón, hay nếu có ra hiện trường thì cũng chỉ trống dong cờ mở, rùm beng một hồi để quay phim, chụp ảnh rồi ra về. Cái thói làm chính trị khôn lỏi và hoa bướm đó chưa bao giờ qua mắt được người dân.
Với tất cả sự quyết liệt đó, ông thổi một luồng gió mới vào cái không khí chính trị ngột ngạt và bế tắc triền miên của cả một đất nước, gieo cho người ta hy vọng về một lối thoát mới, mà khởi đầu là hy vọng về những vỉa hè thông thoáng. Ông gợi cho người ta về những hình mẫu lãnh đạo quyết liệt và hiệu quả như Lý Quang Diệu của Singapore hay Park Chung Hee của Hàn Quốc. Cái cảm hứng chính trị mà ông tạo ra lớn đến thế, hỏi sao mà người dân không thích ông cho được?
Tôi hiểu, nhưng vặn vẹo là cách tốt nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, để chúng ta tìm ra được cái đúng và cái tốt, loại bỏ những cái sai và cái dở.
Không ai được đứng trên pháp luật, kể cả ông Hải.
Việc ông có một mục đích tốt là dọn sạch vỉa hè không cho phép ông dùng mọi phương tiện để đạt được điều đó. Người ta có thể đồng ý với ông về đích đến, nhưng đường đi của ông lại đặt ra rất nhiều dấu hỏi.
Theo Luật xử phạt vi phạm hành chính, trong hầu hết các trường hợp, ông phải lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt và yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Chỉ trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không trả lại vỉa hè, ông mới có quyền cưỡng chế thực hiện, tức là phá bỏ các bậc tam cấp, đập bỏ trụ sở cơ quan, tháo dỡ vọng gác của Ngân hàng Nhà nước.
Tôi không có thông tin nào về việc ông Hải đã cho thực hiện đúng trình tự thủ tục trên, ngoài việc ông xua quân đi cưỡng chế như một cơn lũ.
Tôi cũng chưa thấy căn cứ rõ ràng nào cho việc đi tịch thu/tạm giữ các phương tiện vi phạm như bàn ghế, tủ kính của các tiểu thương dọc vỉa hè. Điều 125 nói rõ như sau:
Ngay cả việc tịch thu hay tạm giữ cũng phải được làm đúng thủ tục, đó là lập biên bản, niêm phong trước mặt chủ phương tiện, nếu không có chủ phương tiện thì phải có người chứng kiến. Những thủ tục này có được ông Hải chấp hành đúng không? Khả năng rất cao, trong nhiều trường hợp, là không.
Tiêu chuẩn về due process được ghi rõ trong Tu chính án thứ Năm của Hiến pháp Mỹ. Theo đó, mỗi khi chính quyền muốn tước đoạt mạng sống, quyền tự do hay tài sản của công dân thì phải tuân theo một trình tự thủ tục hợp lý, sao cho đảm bảo công bằng và bảo vệ được quyền lợi của công dân.
Ví dụ: Bắt được quả tang rành rành một tên giết người trên phố, tưởng như chẳng có gì để nói nữa, nhưng vẫn phải trải qua đủ các thủ tục tố tụng hình sự bình thường để điều tra, truy tố, xét xử. Bị cáo vẫn có quyền có luật sư, được quyền cãi, chứng cứ do công tố viên trình ra trước toà phải được thu thập một cách hợp pháp, hai bên vẫn phải tranh luận với nhau đến khi không còn gì để nói, rồi sau cùng bồi thẩm đoàn vẫn phải bỏ phiếu quyết định xem bị cáo có tội hay không.
Điều đó có nghĩa là, anh không thể đi tắt, dù việc anh đi đúng trình tự hay đi tắt đều mang lại kết quả y hệt nhau là bỏ tù thủ phạm 20 năm.
Việc tuân thủ đúng thủ tục là để giảm thiểu mọi sự tuỳ tiện, oan sai, đảm bảo cho các bên đều được quyền giải thích như nhau. Có như thế thì quyết định sau cùng mới có thể đúng thực tế, được các bên tâm phục, khẩu phục. Công lý nhờ thế mà được thực thi.
Nếu ông Phó Chủ tịch quận làm đúng thủ tục, ông đã không phải bứng oan cái vọng gác ở trụ sở Ngân hàng Nhà nước buổi chiều, rồi đến đêm phải mang ra lắp lại, chỉ vì có thông tin cho rằng Ngân hàng Nhà nước có quyền lắp vọng gác.
Hơn nữa, việc tịch thu, tạm giữ tài sản của các tiểu thương là hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu và nồi cơm của họ. Trong trường hợp này, ở Mỹ, chính quyền chỉ được phép làm nếu có lệnh của toà, chứ không được tự ý làm. Nghĩa là luôn luôn có toà kiểm soát chính quyền, nhằm tránh việc chính quyền lạm dụng.
Sự tha hoá của chính quyền mới là thủ phạm chính. Nó bóp méo pháp luật, bóp méo chính sách và là nhân tố chính tạo ra thứ văn hoá pháp luật mà chúng ta đang có ngày nay, trên những vỉa hè.
Khi đó, lằn ranh đúng và sai, tuân thủ và vi phạm không còn rõ ràng nữa. Có khi, có người, có chỗ vi phạm thì bị xử lý; khi khác, với người khác, ở chỗ khác thì không. Pháp luật mất đi tính chất quan trọng bậc nhất của nó: tính dự báo được.
Trong một nền pháp trị, pháp luật cần phải có tính dự báo được. Nghĩa là bất kể anh là ai, anh ở đâu, vào lúc nào, nếu anh vi phạm thì đều bị xử lý như nhau. Nếu tính chất này được đảm bảo, không người dân nào dám lấn chiếm vỉa hè.
Trong khi thủ phạm chính là chính quyền, thì nay người dân lại phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Điều này, trong một nền pháp trị, là không công bằng. Người ta cần phải thấy cán bộ nhà nước bị trừng phạt trước khi họ bị trừng phạt. Những anh dân phòng, trật tự phường, công an phường, cán bộ phường phải bị kỷ luật, cách chức, truy tố ra toà vì vô trách nhiệm trong việc quản lý vỉa hè, ăn tiền đút lót để bỏ qua vi phạm, trước khi chính những lực lượng này xông ra đường đập phá, tịch thu tài sản của người dân.
Nếu những kẻ hàng tháng vẫn đều đặn đến cửa hàng người ta ăn tiền cũng chính là kẻ đi xử lý vi phạm thì thực ra những kẻ đó vẫn đứng trên pháp luật, chứ không được đẹp đẽ như những gì ông phó quận mong muốn. Rồi khi hết chiến dịch, hoặc khi ông phó quận nghỉ hưu, những kẻ đó có còn nghiêm túc quản lý vỉa hè nữa hay không?
Người dân có thể khao khát những lãnh đạo mạnh mẽ và được việc trong bối cảnh hệ thống luật pháp đã bó tay trước những vấn đề xã hội đặt ra. Nhưng sau cùng, họ không muốn sự mạnh mẽ đó dẫn đến một xã hội vô pháp.
Trịnh Hữu Long - LKTC
Ông Đoàn Ngọc Hải giành được sự ủng hộ lớn của dư luận vì ông cho người ta tận mắt chứng kiến sự quyết liệt bất thường mà người ta khao khát.
Trước hết, cần phải công bằng với ông Hải rằng việc lấn chiếm vỉa hè là chuyện vi phạm pháp luật lồ lộ ra giữa thanh thiên bạch nhật, là chuyện đã nói đi nói lại, nói tái nói hồi, cũng là chuyện đã xử lý bằng đủ các loại hình thức khác nhau.
Khó có người dân nào có thể biện hộ rằng họ không biết lấn chiếm vỉa hè là sai. Các hộ tiểu thương thì càng biết rõ, vì họ là những người đã phải thường xuyên đối phó với các đội trật tự phường bằng cách tạm dọn dẹp quán xá khi có đoàn kiểm tra, hoặc đút lót để được nghiễm nhiên kinh doanh trên vỉa hè.
Lâu dần thành quen, một bộ máy quản lý vừa lỏng lẻo vừa tham nhũng cộng với thói coi thường pháp luật của một số người dân đã hình thành nên một thứ văn hoá pháp luật mới, nơi người ta cùng sai để cùng hưởng lợi.
Ông Hải cũng cho người ta một cái khoái cảm chính trị rất mới lạ: ông không nể nang cả cơ quan nhà nước.
Trả lời VnExpress, ông nói, để giành lại vỉa hè “thì không chỉ xử lý vi phạm ở nhà dân, ở các điểm kinh doanh mà phải làm ở các cơ quan Nhà nước để làm gương. Tất nhiên trong quá trình xử lý sẽ có đụng chạm, song chúng tôi vẫn phải làm vì không ai được đứng trên pháp luật”.
“Không ai được đứng trên pháp luật” (no one is above the law).
Đó là điểm cốt lõi của tinh thần thượng tôn pháp luật, của một nền pháp trị/pháp quyền (rule of law).Đã từ lâu, người dân luôn ấm ức trong lòng khi thấy quan chức nhà nước tham nhũng, hạch sách, hành xử như dân xã hội đen nhưng lại không bị trừng phạt như đáng lẽ họ phải bị trừng phạt theo quy định pháp luật. Trong khi đó, một cô gái tát cảnh sát giao thông hay hai thanh niên cướp vài ổ bánh mỳ cũng bị phạt đến cả chục tháng tù.
Kẻ đứng trên pháp luật đã luôn luôn là quan chức nhà nước, tạo ra một xã hội dụng pháp trị (rule by law), thay vì pháp trị (rule of law). Trong xã hội dụng pháp trị, pháp luật được kẻ cầm quyền dùng như một công cụ cai trị đám dân bên dưới, chứ không được áp dụng cho chính kẻ cầm quyền.
Cái trật tự đó đã bị ông Hải phá vỡ khi ông không ngần ngại phá bỏ các công trình lấn chiếm vỉa hè của Uỷ ban Nhân dân phường hay Ngân hàng Nhà nước. Ông cũng chẳng nể nang gì mà thẳng tay bứng cả vọng gác của công an. Ông Hải tựa hồ như còn to hơn cả Thủ tướng, khi dám thách thức tất cả để làm cái việc ông cho là đúng pháp luật. Việc này, người Việt Nam thường chỉ thấy trên phim Mỹ.
Ông Phó Chủ tịch quận còn một cái hay nữa, đó là ông dám làm gương (modeling).
Khi được hỏi, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong nói: “Tôi có hỏi đồng chí Hải, sao phải trực tiếp đi, không giao cho cấp dưới. Đồng chí Hải trả lời rằng đã giao nhưng chuyển biến chậm quá. Các chủ tịch, phó chủ tịch phải trực tiếp xuống chỉ đạo như vậy mới ra vấn đề, chứ không ngồi bàn giấy được”.
Ông Hải phá bỏ một định kiến thâm căn cố đế trong đầu người dân về cán bộ nhà nước, vốn luôn coi cán bộ như những kẻ ngồi bàn giấy, ngồi phòng điều hoà, ngồi ô-tô máy lạnh chỉ tay năm ngón, hay nếu có ra hiện trường thì cũng chỉ trống dong cờ mở, rùm beng một hồi để quay phim, chụp ảnh rồi ra về. Cái thói làm chính trị khôn lỏi và hoa bướm đó chưa bao giờ qua mắt được người dân.
Với tất cả sự quyết liệt đó, ông thổi một luồng gió mới vào cái không khí chính trị ngột ngạt và bế tắc triền miên của cả một đất nước, gieo cho người ta hy vọng về một lối thoát mới, mà khởi đầu là hy vọng về những vỉa hè thông thoáng. Ông gợi cho người ta về những hình mẫu lãnh đạo quyết liệt và hiệu quả như Lý Quang Diệu của Singapore hay Park Chung Hee của Hàn Quốc. Cái cảm hứng chính trị mà ông tạo ra lớn đến thế, hỏi sao mà người dân không thích ông cho được?
Nhưng có thực ông Hải thượng tôn pháp luật?
Tôi không muốn làm những người ủng hộ ông Hải thất vọng, vì chẳng nhẽ một thứ cảm hứng chính trị tích cực hiếm hoi đến như vậy mà còn phải đặt dấu hỏi hay sao? Cứ vặn vẹo hoài thì bao giờ mới giải quyết được việc?Tôi hiểu, nhưng vặn vẹo là cách tốt nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, để chúng ta tìm ra được cái đúng và cái tốt, loại bỏ những cái sai và cái dở.
Không ai được đứng trên pháp luật, kể cả ông Hải.
Việc ông có một mục đích tốt là dọn sạch vỉa hè không cho phép ông dùng mọi phương tiện để đạt được điều đó. Người ta có thể đồng ý với ông về đích đến, nhưng đường đi của ông lại đặt ra rất nhiều dấu hỏi.
Theo Luật xử phạt vi phạm hành chính, trong hầu hết các trường hợp, ông phải lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt và yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Chỉ trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không trả lại vỉa hè, ông mới có quyền cưỡng chế thực hiện, tức là phá bỏ các bậc tam cấp, đập bỏ trụ sở cơ quan, tháo dỡ vọng gác của Ngân hàng Nhà nước.
Tôi không có thông tin nào về việc ông Hải đã cho thực hiện đúng trình tự thủ tục trên, ngoài việc ông xua quân đi cưỡng chế như một cơn lũ.
Tôi cũng chưa thấy căn cứ rõ ràng nào cho việc đi tịch thu/tạm giữ các phương tiện vi phạm như bàn ghế, tủ kính của các tiểu thương dọc vỉa hè. Điều 125 nói rõ như sau:
Không biết việc ông Hải mang quân đi thu dọn vỉa hè như mấy ngày qua rơi vào trường hợp nào trong mấy trường hợp trên? Tôi nghi ngờ rằng nó không rơi vào trường hợp nào cả.a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Ngay cả việc tịch thu hay tạm giữ cũng phải được làm đúng thủ tục, đó là lập biên bản, niêm phong trước mặt chủ phương tiện, nếu không có chủ phương tiện thì phải có người chứng kiến. Những thủ tục này có được ông Hải chấp hành đúng không? Khả năng rất cao, trong nhiều trường hợp, là không.
Trình tự hợp lý (due process)
Liên quan đến chuyện thủ tục xử lý, bạn đọc có thể liên hệ với khái niệm due process trong luật Mỹ. Khái niệm này thường được dịch là trình tự hợp lý hay pháp trình chính đáng.Tiêu chuẩn về due process được ghi rõ trong Tu chính án thứ Năm của Hiến pháp Mỹ. Theo đó, mỗi khi chính quyền muốn tước đoạt mạng sống, quyền tự do hay tài sản của công dân thì phải tuân theo một trình tự thủ tục hợp lý, sao cho đảm bảo công bằng và bảo vệ được quyền lợi của công dân.
Ví dụ: Bắt được quả tang rành rành một tên giết người trên phố, tưởng như chẳng có gì để nói nữa, nhưng vẫn phải trải qua đủ các thủ tục tố tụng hình sự bình thường để điều tra, truy tố, xét xử. Bị cáo vẫn có quyền có luật sư, được quyền cãi, chứng cứ do công tố viên trình ra trước toà phải được thu thập một cách hợp pháp, hai bên vẫn phải tranh luận với nhau đến khi không còn gì để nói, rồi sau cùng bồi thẩm đoàn vẫn phải bỏ phiếu quyết định xem bị cáo có tội hay không.
Điều đó có nghĩa là, anh không thể đi tắt, dù việc anh đi đúng trình tự hay đi tắt đều mang lại kết quả y hệt nhau là bỏ tù thủ phạm 20 năm.
Việc tuân thủ đúng thủ tục là để giảm thiểu mọi sự tuỳ tiện, oan sai, đảm bảo cho các bên đều được quyền giải thích như nhau. Có như thế thì quyết định sau cùng mới có thể đúng thực tế, được các bên tâm phục, khẩu phục. Công lý nhờ thế mà được thực thi.
Nếu ông Phó Chủ tịch quận làm đúng thủ tục, ông đã không phải bứng oan cái vọng gác ở trụ sở Ngân hàng Nhà nước buổi chiều, rồi đến đêm phải mang ra lắp lại, chỉ vì có thông tin cho rằng Ngân hàng Nhà nước có quyền lắp vọng gác.
Hơn nữa, việc tịch thu, tạm giữ tài sản của các tiểu thương là hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu và nồi cơm của họ. Trong trường hợp này, ở Mỹ, chính quyền chỉ được phép làm nếu có lệnh của toà, chứ không được tự ý làm. Nghĩa là luôn luôn có toà kiểm soát chính quyền, nhằm tránh việc chính quyền lạm dụng.
Chính quyền có lỗi chính trong việc buông lỏng vỉa hè chứ không phải người dân
Suy cho cùng, việc để cho vỉa hè bị lấn chiếm trong nhiều năm qua không phải lỗi của người dân. Ít nhất, người dân không phải là kẻ phải chịu trách nhiệm chính.Sự tha hoá của chính quyền mới là thủ phạm chính. Nó bóp méo pháp luật, bóp méo chính sách và là nhân tố chính tạo ra thứ văn hoá pháp luật mà chúng ta đang có ngày nay, trên những vỉa hè.
Khi đó, lằn ranh đúng và sai, tuân thủ và vi phạm không còn rõ ràng nữa. Có khi, có người, có chỗ vi phạm thì bị xử lý; khi khác, với người khác, ở chỗ khác thì không. Pháp luật mất đi tính chất quan trọng bậc nhất của nó: tính dự báo được.
Trong một nền pháp trị, pháp luật cần phải có tính dự báo được. Nghĩa là bất kể anh là ai, anh ở đâu, vào lúc nào, nếu anh vi phạm thì đều bị xử lý như nhau. Nếu tính chất này được đảm bảo, không người dân nào dám lấn chiếm vỉa hè.
Trong khi thủ phạm chính là chính quyền, thì nay người dân lại phải chịu trách nhiệm chính cho tình trạng lấn chiếm vỉa hè. Điều này, trong một nền pháp trị, là không công bằng. Người ta cần phải thấy cán bộ nhà nước bị trừng phạt trước khi họ bị trừng phạt. Những anh dân phòng, trật tự phường, công an phường, cán bộ phường phải bị kỷ luật, cách chức, truy tố ra toà vì vô trách nhiệm trong việc quản lý vỉa hè, ăn tiền đút lót để bỏ qua vi phạm, trước khi chính những lực lượng này xông ra đường đập phá, tịch thu tài sản của người dân.
Nếu những kẻ hàng tháng vẫn đều đặn đến cửa hàng người ta ăn tiền cũng chính là kẻ đi xử lý vi phạm thì thực ra những kẻ đó vẫn đứng trên pháp luật, chứ không được đẹp đẽ như những gì ông phó quận mong muốn. Rồi khi hết chiến dịch, hoặc khi ông phó quận nghỉ hưu, những kẻ đó có còn nghiêm túc quản lý vỉa hè nữa hay không?
Người dân có thể khao khát những lãnh đạo mạnh mẽ và được việc trong bối cảnh hệ thống luật pháp đã bó tay trước những vấn đề xã hội đặt ra. Nhưng sau cùng, họ không muốn sự mạnh mẽ đó dẫn đến một xã hội vô pháp.
Trịnh Hữu Long - LKTC
Cái khó ló cái khôn: Người Sài Gòn lắp bậc tam cấp di động như "hộp tủ" để không lấn chiếm vỉa hè
22-03-2017
14:51:06
Sau khi cơ quan chức năng yêu cầu phá dỡ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè khiến việc ra vào nhà gặp khó khăn, người Sài Gòn đã nghĩ ra cách làm bậc tam cấp âm tường, vừa không chiếm vỉa hè vừa đi lại tiện lợi hơn.
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở các tuyến đường Lãnh Binh Thăng, Tôn Thất Hiệp (quận 11, TP. HCM) đã bị cơ quan chức năng yêu cầu phá bỏ bậc tam cấp trước nhà vì lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên sau khi phá bỏ bậc tam cấp này, việc ra vào nhà rất khó khăn vì khoảng cách giữa nền nhà và nền vỉa hè quá cao.
Bên cạnh đó, việc kinh doanh buôn bán của người dân ở các tuyến đường trên cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Xe máy, xe đạp muốn dắt vào nhà phải khiêng rất khổ sở.
Hàng loạt bậc tam cấp bị phá bỏ trên đường Lãnh Binh Thăng (quận 11)
Clip: Người Sài Gòn nói về việc xây dựng bậc tam cấp ngầm độc đáo và sáng tạo- Thực hiện: Tứ Quý
Đây được xem là biện pháp sáng tạo, thay vì phá bỏ nền nhà xây lùi vào trong thì người Sài Gòn lại nghĩ ra cách xây bậc tam cấp âm tường.
Theo người dân, việc xây bậc tam cấp ngầm đã được một số người thực hiện từ lâu nhưng chỉ với số lượng rải rác vì chi phí tốn kém. Kể từ khi có chiến dịch "giành" lại vỉa hè cho người đi bộ, việc thiết kế bậc tam cấp kiểu độc đáo này lại được người dân thực hiện đại trà hơn.
Bậc tam cấp ngầm đã giải quyết được vấn đề đi lại của người dân sau khi phá bỏ bậc tam cấp cũ.
Hiện tại nhiều nhà đã phá bỏ bậc tam cấp cũ để xây bậc tam cấp ngầm.
Ông Vòng Chí Thanh (đường Lãnh Binh Thăng, quận 11) cho biết: "Việc xây dựng bậc tam cấp ngầm, kéo ra kéo vào để vỉa hè được thông thoáng. Bên cạnh đó, bậc tam cấp này cũng giúp cho việc đi lại của chúng tôi được dễ dàng hơn".
Theo ông Thanh, ý tưởng này từ một người thợ xây gợi ý cho ông. Được biết việc thiết kế bậc tam cấp ngầm khá đơn giản, vỉ sắt được gắn bánh xe nối với chiếc hộp giống như hộp tủ. Sau đó chôn ở vị trí trước nhà rồi đổ bê tông lên trên. Do thiết kế theo kiểu hộp tủ nên việc kéo ra kéo vào không ảnh hưởng gì đến nền nhà.
Bậc tam cấp ngầm đã hoàn thiện mang lại cảm giác vỉa hè được gọn gàng hơn.
Mặc dù còn những nhược điểm như dễ bị mắc kẹt nếu không kéo đúng cách.
Nếu kéo bậc tam cấp ngầm không đúng cách sẽ tốn khá nhiều sức.
Nếu kéo bậc tam cấp ngầm không đúng cách sẽ tốn khá nhiều sức.Tại các tuyến đường ở quận 11, hiện có rất nhiều người dân đang tiến hành phá bỏ bậc tam cấp lấn chiếm vỉa hè. Trong khi những người dân ở đường Lãnh Binh Thăng (quận 11) xây ngầm trong nền nhà, thì một số người dân ở đường Tôn Thất Hiệp (quận 11) lại thiết kế bậc tam cấp kiểu bật nắp, gập ngược để đỡ tốn chi phí.
Bậc tam cấp được thiết kế gập ngược cũng khá tiện lợi.
Bậc tam cấp này được hàn chặt vào nền nhà để tránh trộm cắp.
Ông Đoàn Ngọc Hải: “Lấn một tấc vỉa hè cũng đập”
Dân trí Với phương châm vỉa hè là của người đi bộ, bất kể hành vi lấn chiếm nào dù ít hay nhiều, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch quận 1 (TPHCM) - cũng yêu cầu lập biên bản cưỡng chế. Người nước ngoài phản ứng khi bị Phó Chủ tịch quận 1 cẩu xe
Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, quận 1), toà nhà của Công ty quản lý nhà TP thuộc UBND TPHCM ở số 8 Nguyễn Huệ đã được UBND phường Bến Nghé thông báo bằng văn bản yêu cầu tháo dỡ bập tam cấp lấn chiếm vỉa hè cách đây hơn 1 tuần nhưng chủ toà nhà vẫn không thực hiện.
Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1 chỉ huy lực lượng tại hiện trường
Trong quá trình ông Hải chỉ đạo đập bỏ phần lấn chiếm vỉa hè toà nhà của Công ty quản lý nhà TP, ông nhận được rất nhiều cuộc gọi đến để can thiệp nhưng ông Hải vẫn kiên quyết xử lý.
Trong quá trình tiến hành xử lý toà nhà số 8 Nguyễn Huệ của Công ty quản lý nhà TP, ông Hải nhìn thấy căn nhà gần đó cũng có hành vi vi phạm tương tự khi xây bậc tam cấp lấn ra vỉa hè và xây dựng các phần kết cấu nhà cũng doi ra khoảng 50cm nên yêu cầu cưỡng chế. Sau đó căn nhà cũng bị tháo dỡ phần vi phạm theo lệnh của Phó Chủ tịch quận 1.
Cách đó khoảng 50 mét tại giao lộ Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế (cũng thuộc phường Bến Nghé), phát hiện nhà hàng để 2 chậu hoa chiếm vỉa hè nên ông Hải kêu lực lượng trật tự đô thị quận 1 lại để chất vấn.
Ông Hải hỏi lực lượng trật tự đô thị tại sao 400 con người với 800 con mắt nhưng lại không phát hiện những chậu hoa để trên vỉa hè.
Bậc tam cấp của công ty quản lý nhà TP bị cưỡng chế đập bỏ chiều 19/3
Trong quá trình kiểm tra tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên tuyến đường Nguyễn Huệ, ông Hải cũng phát hiện căn nhà số 16-18 Nguyễn Huệ lấn ra vỉa hè khoảng 25cm.
Lúc này ông Hải yêu cầu Phó Chủ tịch phường Bến Nghé phải lập biên bản, đập bỏ để trả lại vỉa hè theo đúng quy định.
“Một tấc cũng đập. Người dân nghèo mình đập, nơi khác mình đập nhưng đường Nguyễn Huệ chỗ nhà giàu không đập là không được. Phải nghiêm minh như thế mới được. Hôm nay người ta lấn 10 phân, 20 phân, ngày mai người ta lấn ra cả đường Nguyễn Huệ thì lúc đó lãnh đạo phường, lãnh đạo quận trả lời sao với TP”, ông Hải nhắc nhở lãnh đạo phường Bến Nghé.
Trong chiều cùng ngày, đoàn công tác do ông Hải dẫn đầu tiếp tục di chuyển qua các tuyến đường thuộc phường Bến Thành, Nguyễn Cư Trinh và cẩu hàng loạt ô tô đậu trên vỉa hè, trong đó có xe của ca sĩ Quách Tuấn Du.
Ông Hải kiểm tra giấy tờ pháp lý bậc tam cấp của toà nhà Công ty quản lý nhà TP trước khi tiến hành đập bỏ
Bậc tam cấp của công ty quản lý nhà TP lấn chiếm vỉa hè đường Nguyễn Huệ
Sau đó bị phá dỡ
Nhiều cuộc điện thoại can thiệp khi ông Hải chỉ đạo đập bậc tam cấp của công ty quản lý nhà TP
Căn nhà gần đó cũng bị tháo dỡ phần lấn chiếm
Nhà hàng để 2 chậu cây trên vỉa hè bị phạt 5 triệu đồng
Một người nước ngoài đậu xe trái phép trên vỉa hè sau đó có hành vi phản ứng lực lượng chức năng
Tuy nhiên sau đó chiếc xe bị cẩu đi
Nam ca sĩ Quách Tuấn Du bên chiếc xe bị cẩu đi.
Đình Thảo
Sài Gòn có cần một “cuộc chiến vỉa hè”?
"Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy… không những gây lãng phí, nguy hiểm mà còn để lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội", TS Nguyễn Thị Hậu nhận định về "cuộc chiến vỉa hè" của quận 1.
Phó chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải liên tục xuống đường để "đòi" lại vỉa hè. Ảnh: Lê Trai.
Quận 1, TP.HCM đang tiến
hành “cuộc chiến” giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Tiếp sau việc làm
rào ngang trên vỉa hè ngăn xe máy, quận 1 tiếp tục “chiến dịch ra quân”,
thu giữ, đập phá… những gì lấn chiếm vỉa hè.
Dư luận phần lớn ủng hộ việc này vì cho rằng cần lập lại kỷ cương trật tự trong văn minh đô thị, rằng cần phải làm mạnh như vậy để dứt điểm hiện tượng vi phạm luật pháp…
Tin tức, hình ảnh, video về chiến dịch này tràn ngập trên các kênh truyền thông, cho thấy thái độ và hành xử triệt để của chính quyền. Cao trào là việc đập một trụ sở dân phòng và phá hàng rào, dọn vọng gác của Ngân hàng Nhà nước nhưng ngay sau đó phải cho tái lập trước sự phản ứng của ngân hàng.
Trước hành động trên, không ít ý kiến cho rằng, mục đích công việc là đúng nhưng cách thực hiện như quận 1 đang làm là hoàn toàn không phù hợp. Đặc biệt, đã không tính đến cuộc sống của hàng nghìn người buôn bán nhỏ lấy vỉa hè làm nơi kinh doanh, từ lâu đã hình thành nền “kinh tế vỉa hè” đặc trưng cho các đô thị.
Vấn đề là diện mạo của nền kinh tế ấy văn minh hay không văn minh, mà điều này lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực của nhà quản lý đô thị.
Vỉa hè cho người đi bộ: Đúng, nhưng chưa đủ!
Cấu trúc đường giao thông đô thị có lòng đường dành cho xe (cơ giới, thô sơ) và vỉa hè, vừa là giới hạn lòng đường vừa mở ra một “không gian” khác: nơi trồng cây xanh, bồn hoa cỏ tạo bóng mát và cảnh quan, dành cho người đi bộ và là khoảng cách an toàn giữa nhà “mặt tiền” với đường giao thông.
Vỉa hè là không gian công cộng nhưng cũng là không gian giao tiếp đầu tiên, thường xuyên của nơi kinh doanh và khách hàng.
Chính tính linh động của khoảng không gian này mà vỉa hè được sử dụng, thậm chí tận dụng để bảng hiệu, bàn ghế, xe cộ. Rồi buôn gánh bán bưng, xe hàng rong cũng tận dụng vỉa hè làm nơi buôn bán.
Mặt khác, giao thông công cộng chưa phát triển nên người đi bộ thường tập trung ở các đường phố chính, một số khu vực kinh doanh thương mại hoặc ẩm thực… Hầu hết đường ngoài khu vực đó mật độ người đi bộ không cao.
Do vậy, vỉa hè - nhất là ở các đường phố khu trung tâm - không chỉ có một chức năng dành cho người đi bộ. Thực tế ở bất cứ nước nào, vỉa hè cũng được xem là một nguồn “vốn xã hội” được chính quyền quản lý sao cho có lợi về kinh tế và về văn hóa - xã hội. Quản lý tốt thì lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa - xã hội không mâu thuẫn mà còn là điều kiện cho nhau phát triển.
Lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân
Vỉa hè tại khu trung tâm của nhiều thành phố trên thế giới hầu hết là quán cà phê, tiệm ăn, tiệm bánh, trái cây, đồ lưu niệm…
Khoảng vỉa hè được phép kinh doanh ghi rõ trong giấy phép, thậm chí trang trí của quán còn phải phù hợp với cảnh quan của khu phố, tạo điều kiện cho những quán nổi tiếng giữ thương hiệu ngay từ việc trang trí, bảng hiệu và sinh hoạt ở vỉa hè như xưa.
Tất nhiên, những tiệm kinh doanh như thế đóng thuế không nhẹ, và tuyệt đối không được lấn chiếm ngoài phạm vi cho phép. Nếu vi phạm sẽ bị cảnh sát đến nhắc nhở và phạt để chủ quán tự giác dọn dẹp, nếu “ngoan cố” sẽ bị cưỡng chế, đồng thời bị phạt rất nặng, thậm chí có thể thu hồi giấy phép kinh doanh.
Như vậy, chính quyền thu được một khoản thuế từ kinh doanh và từ việc “cho thuê mặt bằng”, chưa kể khoản thu phạt “vi phạm hành chính”. Từ đó, xã hội phát triển dịch vụ phục vụ du khách, đồng thời duy trì, bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng như ẩm thực, đồ thủ công mỹ nghệ, những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là cách giải quyết việc làm cho nhiều người, nhất là những người nghèo kiếm sống bằng cách bán hàng nhỏ lẻ; tuy vậy, vẫn có biện pháp chế tài chứ không vì “nghèo” mà vi phạm quy định.
Để làm được như vậy, nhà quản lý phải là người tuân thủ nguyên tắc đầu tiên, không có ngoại lệ. Nhưng trước đó, những quy tắc luật lệ được áp dụng đều xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh thực tế và biện pháp chế tài theo hướng trước hết đảm bảo lợi ích của cộng đồng (xã hội) và sau là lợi ích của cá nhân (doanh nghiệp, tư nhân).
Chỉ chế tài người dân là không thoả đáng
Ở TP.HCM tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, giữ xe, hàng rong… là chuyện dài nhiều tập, mà sau mỗi lần “ra quân” vài hôm thì đâu lại vào đấy. Rõ ràng cách làm phong trào không giải quyết tận gốc tình trạng này.
Lấn chiếm vỉa hè bất cứ hình thức mức độ nào cũng là sai trái. Cái sai này cả từ hai phía: một phía là các hộ kinh doanh, người buôn bán đã sử dụng “không gian công cộng” mà không được cấp/cho phép sử dụng; và phía kia là chính quyền cơ sở đã không kịp thời, thường xuyên thực hiện quy định và biện pháp chế tài để không cho người dân vi phạm, ngăn ngừa tái phạm.
Một bên là ý thức tuân thủ pháp luật không cao, còn một bên là ý thức
trách nhiệm của nhà quản lý cũng không đến nơi đến chốn, do đó nếu chỉ
chế tài một phía thì không thỏa đáng. Vì nhu cầu cuộc sống, họ sẽ tiếp
tục vi phạm nếu chính quyền cơ sở vẫn làm ngơ, thậm chí dung túng, tiếp
tay.
Để giải quyết một cách căn cơ tình trạng lấn chiếm vỉa hè, thiết nghĩ, cần thực hiện từng bước nhằm xác định rõ trách nhiệm cũng như nâng cao ý thức của cả hai phía.
Đến thời hạn ai không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm thì cưỡng chế, phạt thật nặng và rút giấy phép kinh doanh, chi phí cưỡng chế người vi phạm phải chi trả. Quận sẽ kiểm tra giám sát chặt chẽ, phường nào làm không nghiêm, không thực hiện đúng yêu cầu thì lãnh đạo phường đó chịu trách nhiệm, thậm chí xử lý kỷ luật nếu phát hiện dung túng hay bao che sai phạm.
Đấy là cách để hạn chế “cuộc chiến vỉa hè” có thể sẽ “phổ biến” đến những nơi khác trong thành phố. Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy… không những gây lãng phí, nguy hiểm mà còn để lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội.
Bên cạnh đó vai trò và trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng là tiếp tục nghiên cứu, tìm ra những biện pháp sử dụng vỉa hè sao cho hợp lý, không lãng phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi của mọi người dân và mỹ quan đô thị. Một đô thị văn minh hiện đại còn là một đô thị nhân văn khi quyền lợi của cộng đồng hay cá nhân đều được chính quyền quan tâm và giải quyết thỏa đáng, công bằng.
Dư luận phần lớn ủng hộ việc này vì cho rằng cần lập lại kỷ cương trật tự trong văn minh đô thị, rằng cần phải làm mạnh như vậy để dứt điểm hiện tượng vi phạm luật pháp…
Tin tức, hình ảnh, video về chiến dịch này tràn ngập trên các kênh truyền thông, cho thấy thái độ và hành xử triệt để của chính quyền. Cao trào là việc đập một trụ sở dân phòng và phá hàng rào, dọn vọng gác của Ngân hàng Nhà nước nhưng ngay sau đó phải cho tái lập trước sự phản ứng của ngân hàng.
Trước hành động trên, không ít ý kiến cho rằng, mục đích công việc là đúng nhưng cách thực hiện như quận 1 đang làm là hoàn toàn không phù hợp. Đặc biệt, đã không tính đến cuộc sống của hàng nghìn người buôn bán nhỏ lấy vỉa hè làm nơi kinh doanh, từ lâu đã hình thành nền “kinh tế vỉa hè” đặc trưng cho các đô thị.
Vấn đề là diện mạo của nền kinh tế ấy văn minh hay không văn minh, mà điều này lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ, năng lực của nhà quản lý đô thị.
Vỉa hè cho người đi bộ: Đúng, nhưng chưa đủ!
Cấu trúc đường giao thông đô thị có lòng đường dành cho xe (cơ giới, thô sơ) và vỉa hè, vừa là giới hạn lòng đường vừa mở ra một “không gian” khác: nơi trồng cây xanh, bồn hoa cỏ tạo bóng mát và cảnh quan, dành cho người đi bộ và là khoảng cách an toàn giữa nhà “mặt tiền” với đường giao thông.
Vỉa hè là không gian công cộng nhưng cũng là không gian giao tiếp đầu tiên, thường xuyên của nơi kinh doanh và khách hàng.
Chính tính linh động của khoảng không gian này mà vỉa hè được sử dụng, thậm chí tận dụng để bảng hiệu, bàn ghế, xe cộ. Rồi buôn gánh bán bưng, xe hàng rong cũng tận dụng vỉa hè làm nơi buôn bán.
Mặt khác, giao thông công cộng chưa phát triển nên người đi bộ thường tập trung ở các đường phố chính, một số khu vực kinh doanh thương mại hoặc ẩm thực… Hầu hết đường ngoài khu vực đó mật độ người đi bộ không cao.
Do vậy, vỉa hè - nhất là ở các đường phố khu trung tâm - không chỉ có một chức năng dành cho người đi bộ. Thực tế ở bất cứ nước nào, vỉa hè cũng được xem là một nguồn “vốn xã hội” được chính quyền quản lý sao cho có lợi về kinh tế và về văn hóa - xã hội. Quản lý tốt thì lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa - xã hội không mâu thuẫn mà còn là điều kiện cho nhau phát triển.
Lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân
Vỉa hè tại khu trung tâm của nhiều thành phố trên thế giới hầu hết là quán cà phê, tiệm ăn, tiệm bánh, trái cây, đồ lưu niệm…
Khoảng vỉa hè được phép kinh doanh ghi rõ trong giấy phép, thậm chí trang trí của quán còn phải phù hợp với cảnh quan của khu phố, tạo điều kiện cho những quán nổi tiếng giữ thương hiệu ngay từ việc trang trí, bảng hiệu và sinh hoạt ở vỉa hè như xưa.
Tất nhiên, những tiệm kinh doanh như thế đóng thuế không nhẹ, và tuyệt đối không được lấn chiếm ngoài phạm vi cho phép. Nếu vi phạm sẽ bị cảnh sát đến nhắc nhở và phạt để chủ quán tự giác dọn dẹp, nếu “ngoan cố” sẽ bị cưỡng chế, đồng thời bị phạt rất nặng, thậm chí có thể thu hồi giấy phép kinh doanh.
Người dân cố nài nỉ lực lượng chức năng trả lại các mặt hàng bị thu giữ. Ảnh:Tùng Tin.
Nếu là khu đi bộ thì hầu hết vỉa hè được sử dụng để kinh doanh, thậm
chí cả một phần lòng đường, nếu đường dành cho xe cộ lưu thông thì vỉa
hè chỉ được sử dụng một phần, tối đa là 1/2 chiều ngang, phần còn lại
dành cho người đi bộ.Như vậy, chính quyền thu được một khoản thuế từ kinh doanh và từ việc “cho thuê mặt bằng”, chưa kể khoản thu phạt “vi phạm hành chính”. Từ đó, xã hội phát triển dịch vụ phục vụ du khách, đồng thời duy trì, bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng như ẩm thực, đồ thủ công mỹ nghệ, những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Đây cũng là cách giải quyết việc làm cho nhiều người, nhất là những người nghèo kiếm sống bằng cách bán hàng nhỏ lẻ; tuy vậy, vẫn có biện pháp chế tài chứ không vì “nghèo” mà vi phạm quy định.
Để làm được như vậy, nhà quản lý phải là người tuân thủ nguyên tắc đầu tiên, không có ngoại lệ. Nhưng trước đó, những quy tắc luật lệ được áp dụng đều xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh thực tế và biện pháp chế tài theo hướng trước hết đảm bảo lợi ích của cộng đồng (xã hội) và sau là lợi ích của cá nhân (doanh nghiệp, tư nhân).
Chỉ chế tài người dân là không thoả đáng
Ở TP.HCM tình trạng lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, giữ xe, hàng rong… là chuyện dài nhiều tập, mà sau mỗi lần “ra quân” vài hôm thì đâu lại vào đấy. Rõ ràng cách làm phong trào không giải quyết tận gốc tình trạng này.
Lấn chiếm vỉa hè bất cứ hình thức mức độ nào cũng là sai trái. Cái sai này cả từ hai phía: một phía là các hộ kinh doanh, người buôn bán đã sử dụng “không gian công cộng” mà không được cấp/cho phép sử dụng; và phía kia là chính quyền cơ sở đã không kịp thời, thường xuyên thực hiện quy định và biện pháp chế tài để không cho người dân vi phạm, ngăn ngừa tái phạm.
Để giải quyết một cách căn cơ tình trạng lấn chiếm vỉa hè, thiết nghĩ, cần thực hiện từng bước nhằm xác định rõ trách nhiệm cũng như nâng cao ý thức của cả hai phía.
Đến thời hạn ai không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm thì cưỡng chế, phạt thật nặng và rút giấy phép kinh doanh, chi phí cưỡng chế người vi phạm phải chi trả. Quận sẽ kiểm tra giám sát chặt chẽ, phường nào làm không nghiêm, không thực hiện đúng yêu cầu thì lãnh đạo phường đó chịu trách nhiệm, thậm chí xử lý kỷ luật nếu phát hiện dung túng hay bao che sai phạm.
Đấy là cách để hạn chế “cuộc chiến vỉa hè” có thể sẽ “phổ biến” đến những nơi khác trong thành phố. Cưỡng chế, đập bỏ, phá hủy… không những gây lãng phí, nguy hiểm mà còn để lại hậu quả tiêu cực trong tâm lý xã hội.
Bên cạnh đó vai trò và trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng là tiếp tục nghiên cứu, tìm ra những biện pháp sử dụng vỉa hè sao cho hợp lý, không lãng phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi của mọi người dân và mỹ quan đô thị. Một đô thị văn minh hiện đại còn là một đô thị nhân văn khi quyền lợi của cộng đồng hay cá nhân đều được chính quyền quan tâm và giải quyết thỏa đáng, công bằng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP.HCM, là một chuyên gia về khảo cổ và đô thị. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, tòa soạn giữ quyền biên tập. |
Theo Zing
“Chiến dịch giành lại vỉa hè đang đi hơi quá”
Luật sư cho rằng việc lập lại trật tự trong xây dựng để giành vỉa hè cho người đi bộ là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cách làm của quận 1 đã đi quá giới hạn.
Người đàn ông đeo kính phản ứng mạnh trước quyết định tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Tùng Tin.
Luật sư Trần Hải Đức (Đoàn
Luật sư TP. HCM) nhận định việc xử lý các hành vi lấn chiếm vỉa hè phải
được điều chỉnh bởi Luật xử lý vi phạm hành chính. Để tiến hành bước
cưỡng chế thì quận phải thực hiện đúng trình tự thủ tục như Luật quy
định.
Về việc đoàn công tác của quận 1 do Phó chủ tịch UBND quận Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu đã cưỡng chế hai vọng gác của lực lượng Công an bảo vệ Ngân hàng Nhà nước chiều 27/2, luật sư cho rằng chốt bảo vệ là một công trình đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ.
Cuộc rượt đuổi mang tính đối phó
“Đầu tiên, quận 1 phải lập biên bản người có hành vi xây dựng trái
phép, sau đó ra quyết định xử phạt. Hoặc nếu đã hết thời hạn xử phạt thì
ra quyết định khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc người có hành vi
xây dựng trái phép tháo dỡ. Nếu không tiến hành tháo dỡ thì mới ra
quyết định cưỡng chế. Chi phí cưỡng chế do người có hành vi vi phạm chịu
trách nhiệm”, luật sư Trần Hải Đức nói.Về việc đoàn công tác của quận 1 do Phó chủ tịch UBND quận Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu đã cưỡng chế hai vọng gác của lực lượng Công an bảo vệ Ngân hàng Nhà nước chiều 27/2, luật sư cho rằng chốt bảo vệ là một công trình đặc biệt, liên quan đến an ninh quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ.
“Vọng gác này không phục vụ cho mục đích riêng của bất cứ ai. Đây là
một trong những nơi trọng điểm, theo quy định của luật pháp là bảo vệ
24/24. Sau khi phá dỡ, lực lượng Công an bảo vệ, họ sẽ đứng gác ở vị trí
nào? Bởi vì mục tiêu là bảo vệ 24/24 chứ không chỉ đơn thuần trong giờ
hành chính. Tôi nghĩ việc này đã đi hơi quá”, luật sư Trần Hải Đức bình
luận.
Luật sư cho biết vi phạm hành chính và chế tài của nó đều được quy định rõ trong luật. Tuy nhiên, vi phạm hành chính không phải là cơ sở để tước bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân, tổ chức.
Đội quản lý đô thị quận 1 tiến hành tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1). Ảnh:Tùng Tin.
“Xét về bản chất vấn đề là xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Vi
phạm hành chính phải xử lý bằng biện pháp hành chính chứ không sử dụng
biện pháp không có cơ sở pháp lý nào để xâm phạm quyền sở hữu của người
khác”, luật sư này nói.
Theo luật sư, trong quy định hiện hành không tồn tại cái gọi là cấp phép dựng vọng gác. Do đó, việc Phó chủ tịch UBND quận 1 yêu cầu trình giấy tờ chứng minh vọng gác là sai.
“Ở đây có hai vấn đề. Một là công trình đó không phải xin phép về mặt pháp lý. Đây có thể coi là công trình ngoại lệ, áp dụng riêng để bảo đảm an ninh cho ngân hàng. Cũng giống như các lãnh sự quán, sứ quán có các vọng gác trên vỉa hè”, luật sư phân tích.
Một nguy cơ nữa cũng được luật sư đặc biệt lưu ý là việc không có biên bản kê khai các tài sản thu hồi hay đập phá. “Điều này dễ dẫn đến tiêu cực, đồng thời cũng dễ xảy ra tình trạng lạm quyền”, ông cảnh báo.
Hơn nữa, theo luật sư, nếu tháo dỡ công trình được dựng nên từ ngân
sách Nhà nước thì cũng phải có thời gian. Trước hết, quận 1 có thể yêu
cầu Ngân hàng Nhà nước dời vào vị trí phù hợp, trả lại vỉa hè cho người
đi bộ.
Xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, doanh nghiệp
Một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP.HCM (không nêu tên) cho biết xét ở góc độ luật pháp, có rất nhiều ý kiến phản đối hành động “dẹp loạn” vỉa hè gần đây của quận 1.Luật sư cho biết vi phạm hành chính và chế tài của nó đều được quy định rõ trong luật. Tuy nhiên, vi phạm hành chính không phải là cơ sở để tước bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của cá nhân, tổ chức.
Đội quản lý đô thị quận 1 tiến hành tháo dỡ chốt bảo vệ của Ngân hàng Phát triển nông thôn Việt Nam trên đường Võ Văn Kiệt (quận 1). Ảnh:Tùng Tin.
Theo luật sư, trong quy định hiện hành không tồn tại cái gọi là cấp phép dựng vọng gác. Do đó, việc Phó chủ tịch UBND quận 1 yêu cầu trình giấy tờ chứng minh vọng gác là sai.
“Ở đây có hai vấn đề. Một là công trình đó không phải xin phép về mặt pháp lý. Đây có thể coi là công trình ngoại lệ, áp dụng riêng để bảo đảm an ninh cho ngân hàng. Cũng giống như các lãnh sự quán, sứ quán có các vọng gác trên vỉa hè”, luật sư phân tích.
Một nguy cơ nữa cũng được luật sư đặc biệt lưu ý là việc không có biên bản kê khai các tài sản thu hồi hay đập phá. “Điều này dễ dẫn đến tiêu cực, đồng thời cũng dễ xảy ra tình trạng lạm quyền”, ông cảnh báo.
“Việc nào đúng quy định pháp luật, bảo đảm trật tự chung thì không
chỉ riêng người dân mà giới hành nghề luật cũng hoàn toàn tán thành.
Nhưng đừng vì nhân danh lợi ích nhà nước mà hành xử không đúng quy định
của pháp luật”, ông Trần Hải Đức nhấn mạnh.
Ông Đức cũng cho rằng để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đầu tiên UBND quận 1 và các quận khác nên có cảnh báo, tuyên truyền giáo dục rộng rãi để khơi dậy ý thức chấp hành cho người dân.
“Kể cả huy động toàn hệ thống chính trị để chung tay làm việc này chứ không chỉ đơn thuần một đồng chí phó chủ tịch UBND quận nay xuống đường này mai qua đường khác. Làm vậy chỉ có thể chữa cháy chứ không mang tính đồng bộ”, ông Đức nói.
Quận 1 trả lại chốt bảo vệ trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh chụp lúc 22h30 ngày 27/2:Tùng Tin.
“Sự đồng bộ đó phải đến từ người chấp hành pháp luật lẫn người đại
diện, thực thi pháp luật. Bây giờ giống như một cuộc rượt đuổi mang tính
đối phó. Trong thực thi pháp luật mà lại thực hiện theo kiểu đối phó
thì hiệu quả mang lại sẽ không cao”, luật sư lưu ý thêm.
Một giải pháp được luật sư Trần Hải Đức đưa ra là TP nên giao cho lãnh đạo chính quyền phường, xã, thị trấn và công an chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự đô thị lòng lề đường. Nếu để xảy ra sai phạm thì có thể cách chức người đứng đầu.
Ông Đức cũng cho rằng để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đầu tiên UBND quận 1 và các quận khác nên có cảnh báo, tuyên truyền giáo dục rộng rãi để khơi dậy ý thức chấp hành cho người dân.
“Kể cả huy động toàn hệ thống chính trị để chung tay làm việc này chứ không chỉ đơn thuần một đồng chí phó chủ tịch UBND quận nay xuống đường này mai qua đường khác. Làm vậy chỉ có thể chữa cháy chứ không mang tính đồng bộ”, ông Đức nói.
Quận 1 trả lại chốt bảo vệ trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ảnh chụp lúc 22h30 ngày 27/2:Tùng Tin.
Một giải pháp được luật sư Trần Hải Đức đưa ra là TP nên giao cho lãnh đạo chính quyền phường, xã, thị trấn và công an chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự đô thị lòng lề đường. Nếu để xảy ra sai phạm thì có thể cách chức người đứng đầu.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước nằm trong danh mục được canh gác Nghị định 37/2009/NĐ-CP quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang, canh gác, bảo vệ. Theo quy định tại Điều 6, Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nằm trong Danh mục các mục tiêu cần được canh gác bảo vệ. Điều 7, Thông tư 20/2010/TT-BCA quy định Tổng cục Cảnh sát chịu trách nhiệm bảo vệ Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cũng theo điều 8 của Thông tư này, Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm canh gác, bảo vệ các mục tiêu như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, TP. Đối với việc xác định vọng gác, điều 10 của Thông tư này quy định: “Đối với các mục tiêu có bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ, Cục Cảnh sát bảo vệ hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, xác định cụ thể để bố trí đủ vọng gác thích hợp đối với từng mục tiêu và thống nhất với thủ trưởng cơ quan có mục tiêu về địa điểm đặt vọng gác, bảo đảm phù hợp với cảnh quan và thuận tiện cho việc quan sát bao quát mục tiêu cần bảo vệ”. |
Theo Zing News
Nhận xét
Đăng nhận xét