Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT 77

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Top 10 cái chết trùng hợp đến lạ kỳ

"Missing 411": Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt

Jessie Mai  - Theo Nhịp Sống Việt | 26/02/2020 11:34 AM

Theo nghiên cứu của cảnh sát, có nhiều vụ mất tích chỉ tính riêng tại Mỹ sở hữu những điểm tương đồng không thể giải thích.

Từ 2010-2018, chỉ riêng tại Mỹ đã có hàng triệu vụ mất tích, trung bình mỗi năm đất nước này ghi nhận 649,097 trường hợp. Con số này tuy đang giảm dần, tuy nhiên vẫn rất nhiều. Chỉ trong năm 2018, Mỹ đã có đến 612,846 trường hợp báo mất tích, với nạn nhân chủ yếu dưới 21 tuổi.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 1.
David Paulides, một cựu cảnh sát kiêm thám tử, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đã phân tích các vụ án mất tích trên khắp Bắc Mỹ. Ông cho ra một kết quả đáng kinh ngạc: những "motif" tương đồng trong nhiều vụ mất tích chỉ tính riêng ở đất nước này.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 2.
Các cuộc điều tra của Paulides bắt đầu vào năm 2009, khi ông chuẩn bị nghỉ hưu khỏi lực lượng cảnh sát San Jose. Paulides đã nghiên cứu khoảng 2000 vụ mất tích đặc biệt, có điểm tương đồng. Ngược trở lại thế kỷ 19, ông cũng phát hiện thấy các vụ mất tích tương tự.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 3.
Điểm tương đồng đầu tiên cho thấy, các nạn nhân khi được tìm thấy còn sống, họ bị mất trí nhớ. Nếu được phát hiện đã chết, nguyên nhân tử vong khó xác định. Trước đó, họ từng đến một khu vực mình chưa từng hoặc không thể tự đi đến, hoặc một địa điểm đã được lục soát kỹ lưỡng trước đó.
Ví dụ như trong một vụ mất tích, thi thể cậu bé xấu số được tìm thấy trên một thân cây đổ. Kỳ lạ là đội tìm kiếm đã đi qua địa điểm này nhưng trước đó lại không phát hiện ra.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 4.
Những nạn nhân được phát hiện không đi dày dép hoặc mặc quần áo, và các chú chó cứu hộ cũng không thể đánh hơi được mùi nạn nhân. Các khu vực quanh nơi nạn nhân mất tích và được tìm thấy thường không có hiểm họa động vật hoang dã, họ cũng không có dấu vết bị động vật tấn công.
Một số vụ mất tích còn lạ lùng hơn, đối tượng đã ở một nơi vào thời điểm này, nhưng lại đột nhiên xuất hiện ở một địa điểm khác ở thời điểm khác cách đó khá xa. Trong một vụ mất tích của hai đứa trẻ sơ sinh, chuyện này đã xảy ra và vô cùng kỳ lạ bởi chắc chắn chúng không thể tự di chuyển.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 5.
Ngày 13/7/1957, đứa bé 2 tuổi tên David Allen Scott đã bị thất lạc ở khu vực hồ Twin Lakes, thuộc dãy núi Sierra Nevada. Cha cậu đi vào chiếc xe lưu động của ông trong giây lát, khi quay trở lại thì cậu bé đã biến mất. Khu vực có tầm nhìn khá tốt, nhưng 3 ngày sau đội tìm kiếm mới nhìn thấy cậu bé cách đó hai ngọn núi.
Một trường hợp khác là của cậu bé 2 tuổi Keith Parkins, mất tích gần nhà ở bang Oregon, Mỹ vào năm 1952. Lần cuối cậu bé được nhìn thấy là quanh kho thóc, sau đó chưa đến một ngày, Keith được tìm thấy ở một nơi cách nhà 24km, trong tư thế nằm sấp mặt xuống một vũng nước đóng băng.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 6.
Điều này dẫn đến một đặc điểm chung tiếp theo, đó là các vụ mất tích khi được tìm thấy thường gần nơi có nước. Tuy nhiên, đó không phải một vụ chết đuối.
Jelani Brinson, 24 tuổi được phát hiện tử vong trong một ao nước tại sân golf ở hạt Anoka, bang Minnesota. Anh đã mất tích tại nhà một người bạn vào lúc 10:30 tối ngày 17/4/2009Mũ của anh trong một cái sân sau ở gần đó, còn đôi giày thì ở một cái sân khác. Mặc dù sân golf lầy lội do trời mưa, đôi tất của nạn nhân vẫn sạch sẽ. Có vẻ như anh đã không đi bộ đến đó, mà được khiêng đặt vào trong ao.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 7.
Paulides đã viết nhiều cuốn sách về những cuộc điều tra của mình, bao gồm " Vụ mất tích 411: Sự trùng hợp chính xác". Trong đó ghi nhận các chàng trai trẻ mất tích ở các thành phố gần nguồn nước. Một trường hợp điển hình là, nạn nhân đang trong quán bar uống rượu với bạn bè và không ai nhìn thấy họ rời đi. Vài ngày sau họ được phát hiện tử vong dưới nước.
Cuốn "Missing 411" cũng có đề cập đến 2 vụ mất tích khá nổi tiếng vào thập niên 1990. Trong đó có một vụ bao gồm hơn 1.100 nạn nhân mất tích tại công viên Quốc gia Mỹ. Các nạn nhân dường như "bốc hơi" hoàn toàn, gồm cả khách tham quan và dân bản địa, không để lại chút dấu vết nào.
Missing 411: Khám phá điểm tương đồng khó hiểu giữa hàng nghìn vụ mất tích tách biệt - Ảnh 8.
Vụ mất tích nổi tiếng khác thuộc về cậu bé Casey Holiday (11 tuổi), cậu biến mất vào ngày 14/10/1990 ở Maries, bang Idaho, Mỹ. Vào thời điểm Casey mất tích, thời tiết lúc đó rất khắc nghiệt. Vì vậy, chó nghiệp vụ cũng không thể lần ra được dấu vết của Casey và chú chó.
Hơn 100 người được điều động đi tìm Casey, nhưng đúng 2 ngày sau, cậu bé xuất hiện ở đúng nơi mình mất tích. Chân Casey không mang giày, cậu bé đã bị rơi vào tình trạng hoảng loạn, ăn nói lảm nhảm và bị mất trí nhớ. Không ai biết tại sao cậu bé lại có thể sống sót trong thời tiết lúc bấy giờ với đôi chân trần.

Bí ẩn chưa có lời giải về "Bệnh nhân số 0" - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo

J.D  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/02/2020 10:47 AM

Kể từ khi dịch viêm phổi Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra bùng phát, giới chuyên gia và các nhà chức trách tại Trung Quốc đã tranh luận rất nhiều về nguồn gốc của loại virus này. Hay cụ thể hơn: Đâu là "bệnh nhân số 0"?

"Bệnh nhân số 0" là một thuật ngữ dùng để chỉ người đầu tiên nhiễm bệnh trong một đợt bùng phát dịch bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Ngày nay, công nghệ phân tích di truyền cho phép các nhà khoa học lần theo dấu vết của virus thông qua những người đã nhiễm. Kết hợp cùng các nghiên cứu về dịch tễ, khoa học có thể xác định được những người có khả năng là "bệnh nhân số 0", châm ngòi kích nổ dịch bệnh bùng phát.
Thông thường trong một dịch bệnh, việc xác định được hay không những "bệnh nhân số 0" có thể là đầu mối quan trọng, để biết được thời gian, địa điểm và lý do dịch bệnh bùng nổ.
Bí ẩn chưa có lời giải về Bệnh nhân số 0 - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo - Ảnh 1.

Vậy "Bệnh nhân số 0" của dịch Covid-19 là ai?

Để trả lời một cách ngắn gọn thì... không, đó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải!
Khi dịch bệnh mới xuất hiện tại Trung Quốc, các nhà chức trách đã thông báo về trường hợp đầu tiên xác nhận nhiễm virus chủng mới vào ngày 31/12, và rất nhiều ca "viêm phổi lạ" có liên hệ với một khu chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên sau đó, một nghiên cứu do chính các chuyên gia Trung Quốc thực hiện lại chỉ ra rằng người đầu tiên có các triệu chứng nhiễm Covid-19 là từ ngày 1/12/2019 - sớm hơn rất nhiều so với những gì được công bố trước đó.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet, trong đó hé lộ người bệnh thậm chí không có bất kỳ liên hệ gì với khu chợ hải sản nói trên.
Bí ẩn chưa có lời giải về Bệnh nhân số 0 - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo - Ảnh 2.
Hình ảnh thường thấy ở khu chợ Hoa Nam (Vũ Hán) trước khi bị phong tỏa vào ngày 1/1/2020
Wu Wenjuan, một bác sĩ kỳ cựu tại bệnh viện Kim Ngân Đàm của Vũ Hán - một trong những tác giả nghiên cứu cho biết bệnh nhân ấy là một người đàn ông cao tuổi, có tiền sử mắc Alzheimer.
"Ông ấy sống cách khu chợ hải sản ít nhất 4-5 lượt xe bus, và vì ông vốn có bệnh nên hiếm khi ra ngoài," - Wu chia sẻ. Ngoài ra, có thêm 3 người khác phát tác triệu chứng tương tự những ngày sau đó, và 2 trong số này cũng không có liên hệ với chợ Hoa Nam.
Bí ẩn chưa có lời giải về Bệnh nhân số 0 - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo - Ảnh 3.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu sau đó cũng xác định 27/41 bệnh nhân nhập viện từ những ngày đầu dịch bệnh nổ ra có tiếp xúc với khu chợ. Và mặc nhiên giả thuyết được đặt ra, rằng dịch bệnh bắt nguồn từ chợ Hoa Nam từ vật chủ là những loài động vật hoang dã. Chúng lây sang người từ động vật, rồi chuyển sang lây từ người sang người - theo giả thuyết của Tổ chức y tế thế giới WHO.

Liệu một người có khả năng châm ngòi cho cả dịch bệnh?

Giai đoạn 2014 - 2016, dịch Ebola tại Tây Phi là một trong những dịch bệnh do virus lớn nhất kể từ năm 1976 - thời điểm khoa học xác định được virus gây bệnh. Theo thống kê của WHO, Ebola đã khiến ít nhất 11.000 người tử vong, lây nhiễm cho hơn 28.000 trường hợp.
Dịch bệnh bùng nổ trong vòng 2 năm, lây lan sang 10 quốc gia khác nhau. Chủ yếu các ca bệnh diễn ra tại châu Phi, nhưng một số trường hợp xuất hiện cả ở Mỹ, Tây Ban Nha, Anh Quốc và Ý.
Bí ẩn chưa có lời giải về Bệnh nhân số 0 - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo - Ảnh 4.
Khu chống dịch Ebola tại châu Phi
Các chuyên gia khi đó đã kết luận rằng dịch bệnh đến từ một chủng virus mới, và được châm ngòi chỉ bởi đúng 1 người - bé trai 2 tuổi từ Guinea. Cậu bé có thể đã nhiễm bệnh khi chơi đùa trong hốc cây vốn là tổ của một đàn dơi.
Nói cách khác, cậu bé này chính là "bệnh nhân số 0" của dịch Ebola. Từ đây, các chuyên gia đã điều tra ngôi làng của cậu bé - làng Meliandou, lấy mẫu xét nghiệm, khảo sát người dân để có thêm thông tin trước khi công bố rộng rãi.
Tuy nhiên, "bệnh nhân số 0" nổi tiếng nhất lịch sử phải kể đến Mary Mallon với biệt danh "Mary thương hàn", vì cô chịu trách nhiệm cho dịch sốt thương hàn tại New York vào năm 1906.
Bí ẩn chưa có lời giải về Bệnh nhân số 0 - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo - Ảnh 5.
Dịch sốt thương hàn New York có nguồn gốc từ Mary Mallon - hay còn gọi là "Mary thương hàn"
Từ quê hương Ireland, Mallon đến Mỹ sinh sống và làm đầu bếp cho các gia đình giàu có. Đến khi một loạt các trường hợp nhiễm thương hàn xảy ra trong giới nhà giàu New York, các bác sĩ buộc phải tìm hiểu và xác định được nguồn cơn lây nhiễm chính là Mallon. Ở bất kỳ nơi nào cô làm việc, thành viên trong gia đình đều có người nhiễm thương hàn. Các bác sĩ ở thời điểm đó gọi cô là "vật chủ khỏe mạnh" - những người bị nhiễm bệnh nhưng không phát tác bất kỳ triệu chứng nào, và thường lây nhiễm cho rất nhiều người.
Một số bằng chứng chỉ ra rằng có những người mang khả năng lây nhiễm "hiệu quả" hơn người khác, và Mallon là một trường hợp như thế. Cô là trường hợp sớm nhất được ghi nhận với khả năng "siêu lây nhiễm" trong một dịch bệnh. Ở thời điểm đó, dịch thương hàn do Mallon đem đến đã lan tỏa cho hàng ngàn người New York, với tỉ lệ tử vong lên tới 10%.

"Bệnh nhân số 0" - cụm từ có thể đem đến sự kỳ thị

Đây là nỗi sợ của rất nhiều chuyên gia y tế. Họ lo ngại rằng việc cố gắng xác định và công bố trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh có thể gây nhiễu loạn thông tin, đồng thời khiến bệnh nhân trở thành mục tiêu bị công kích. Điều này thậm chí còn tệ hơn, nếu "bệnh nhân số 0" bị xác định sai.
Bí ẩn chưa có lời giải về Bệnh nhân số 0 - người đầu tiên nhiễm virus corona chủng mới và khiến cả thế giới phải chao đảo - Ảnh 6.
Một trong những trường hợp "bệnh nhân số 0" nổi tiếng nhất từng bị nhận định sai có liên quan đến dịch virus HIV/AIDS - thứ từ lâu đã được xem là căn bệnh thế kỷ. Đó là Gaetan Dugas - một tiếp viên hàng không đồng tính người Canada đã bị đổ lỗi làm lây lan virus HIV cho người Mỹ vào thập niên 1980. Nhưng năm 2016 - hơn 3 thập kỷ sau, các nhà khoa học nhận định rằng Dugas không thể là "bệnh nhân số 0" được, bởi bằng chứng chỉ ra rằng virus đã được đưa từ Caribbean đến châu Mỹ từ đầu thập niên 1970.
Một chi tiết thú vị là chính trong dịch HIV, thuật ngữ "bệnh nhân số 0" đã tình cờ được tạo ra. Cụ thể khi điều tra sự lây lan của dịch bệnh tại Los Angeles và San Francisco vào đầu thập niên 1980, các nhà nghiên cứu của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ) đã sử dụng chữ "O" để chỉ các trường hợp nhiễm bệnh "bên ngoài bang California".
Sau đó, một số chuyên gia khi tiếp nhận nghiên cứu đã hiểu nhầm "O" thành số "0", và kể từ đó khái niệm "bệnh nhân số 0" ra đời.
Tham khảo: BBC
Nguồn: Fnew/Tổng hợp4

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ bí quyết luyện ngoại ngữ của Bác Hồ

Dân trí Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ, Bác Hồ vẫn luyện ngoại ngữ khi ở tuổi ngoài 70 dù đã thành thạo 9 thứ tiếng.



Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ bí quyết luyện ngoại ngữ của Bác Hồ - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tại buổi tọa đàm. (Ảnh: An Bình)
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã chia sẻ những ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kỷ niệm khi tham gia công việc phiên dịch cho các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong phiên tọa đàm “Phiên dịch ngoại giao: 75 năm ký ức và con người” do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội ngày 27/2.
Cuộc tọa đàm là dịp các cán bộ phiên dịch qua các thế hệ - những người có đóng góp thầm lặng nhưng rất quan trọng cho ngành ngoại giao - gặp gỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu với các thế hệ phiên dịch trẻ với mong muốn thúc đẩy hơn nữa thành công của ngoại giao Việt Nam.
Thời còn công tác tại Bộ Ngoại giao, ông Vũ Khoan từng làm phiên dịch cho các lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Duẩn.
Bác Hồ biết 9 ngoại ngữ vẫn học khi đã ngoài 70 tuổi
Ông Vũ Khoan kể, ai cũng biết Bác Hồ rất giỏi ngoại giữ và biết 9 thứ tiếng. Vào những năm đầu 1960, và khi đó Bác cũng đã cao tuổi nhưng vẫn chăm chỉ học ngoại ngữ. Ông Vũ Khoan nói cả đời ông chưa thấy ai chăm học ngoại ngữ như Bác.
“Có lần tôi đến dịch cho Bác, trong khi chờ khách đến, tôi thấy Bác mở hộp thuốc lá ra, trong hộp có một mảnh giấy, Bác lẩm nhẩm đọc. Khi ấy tôi không dám hỏi, nhưng nghe thì thấy Bác lẩm nhẩm tiếng Nga. Tôi mới hỏi: ‘Bác vẫn học ạ?’ Bác trả lời vì ít dùng tiếng Nga nên Bác quên mất”, ông Vũ Khoan kể.
Nguyên Phó thủ tướng cho hay, Bác thường để một mảnh giấy trong hộp thuốc, mỗi mảnh giấy ghi 10 từ tiếng Nga. Mỗi lần mở hộp lấy thuốc Bác lại lẩm nhẩm học từ. Mỗi ngày 10 từ, cứ cho là rơi rụng đi thì mỗi ngày Bác cũng học được 5-7 từ.
Theo ông Vũ Khoan, Bác Hồ hiểu tiếng Nga rất sâu, nhưng vẫn ôn luyện hàng ngày dù ít dùng. “Bác học hàng ngày… Bây giờ chúng ta cứ nói học theo gương Bác Hồ, nhưng tôi chưa thấy ai học chăm như Bác”, ông nói.
Cũng theo nguyên Phó thủ tướng, Bác Hồ rất giỏi tiếng Anh. “Mới đầu nghe nói Bác biết tiếng Anh, tôi nghĩ chắc Bác cũng biết chứ không thạo lắm. Nhưng lần lên dịch ở Phủ chủ tịch, có nhiều đoàn nước ngoài đến, quay sang đoàn nào Bác nói tiếng nước đó. Khi nghe Bác nói tiếng Anh, tôi mới thấy Bác nói giỏi quá, hay quá”, ông kể.
Sau đó, đọc lại những lá thư Bác Hồ viết cho Quốc tế cộng sản viết bằng tiếng Anh, ông Vũ Khoan thấy đúng là chữ Bác thật, viết rất chuẩn. Hóa ra tiếng Anh của Bác rất giỏi chứ không như người ta nghĩ Bác chỉ giỏi tiếng Pháp.
Nguyên Phó thủ tướng còn cho biết, Bác Hồ nói tiếng Trung Quốc giọng không hay lắm, nhưng Bác lại rất am hiểu ngôn ngữ này do rất thạo tiếng Nho, tiếng Hán. “Bác nói giọng không hay thôi chứ Cụ hiểu lắm, có cần phiên dịch đâu”, ông Khoan kể.
Theo ông Vũ Khoan, tri thức của Bác rất rộng một phần là nhờ vốn ngoại ngữ. Bác biết nhiều ngoại ngữ, đến nước nào là học ngôn ngữ của nước đó: đến Italia học tiếng Italia, đến Đức học tiếng Đức, đến Anh và Mỹ học tiếng Anh.
Ông Vũ Khoan kể, trong một lần gặp các quan chức Liên Xô, thậm chí Bác Hồ còn nhắc nhẹ một người phiên dịch về sử dụng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh.
“Bản thân tôi cũng từng rút ra kinh nghiệm là dịch cho Bác không nên chơi chữ, vì chữ Nho Bác rất thông thạo. Cứ nói đơn giản thôi cho dễ”.
“Có lần đến Đại sứ quán Liên Xô, trông thấy Bác, ông phiên dịch phía bạn cứng lưỡi, không dịch được… Cho nên người phiên dịch phải có bản lĩnh, không được sợ và phải bình tĩnh ứng phó”, ông Vũ Khoan chia sẻ.
Ngoài thạo tiếng nước ngoài, nguyên Phó thủ tướng cho biết Bác Hồ cũng biết nhiều tiếng dân tộc thiểu số, như Tày, Nùng. Tất cả Bác đều tự học. “Tôi thấy có 2 nhà lãnh đạo của ta nói tiếng dân tộc rất giỏi là Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai Cụ quay sang bà con người Tày thì nói tiếng Tày, quay sang bà con người Nùng thì nói tiếng Nùng”.
Theo ông Vũ Khoan, nghề phiên dịch mang lại cho ông những trải nghiệm đặc biệt, mỗi cuộc tiếp xúc giúp ông học hỏi được rất nhiều điều. “Ở bên cạnh những con người tài giỏi như vậy, mình học được cách suy nghĩ và tư duy”, ông nói.
Bộ trưởng làm phiên dịch "bất đắc dĩ"
Chia sẻ về một kỉ niệm vui về công tác phiên dịch, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã kể về một kỷ niệm đáng nhớ tại hội nghị thượng đỉnh APEC Thượng Hải năm 2001. Ông kể, khi đó ông Vũ Khoan - với tư cách là Bộ trưởng Thương mại - vừa hoàn thành chuyến công tác tại châu Âu, bay thẳng về Thượng Hải để tháp tùng đoàn của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Tại Thượng Hải, Thủ tướng Phan Văn Khải có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng cả hai bên đều không có phiên dịch viên. Ông Vũ Khoan, người thành thạo tiếng Nga, khi đó đã trở thành phiên dịch viên “bất đắc dĩ”.
Nguyên Phó thủ tướng cho biết Tổng thống Putin tỏ ra ngạc nhiên về khả năng tiếng Nga của ông, và do đó ông đã giới thiệu vắn tắt về quá trình học tập của bản thân với nhà lãnh đạo Nga. Ông Vũ Khoan nói việc phiên dịch khi đó là “bất đắc dĩ” nhưng cũng là một kỷ niệm đáng nhớ.
Cũng trong cuộc tọa đàm, các nhà ngoại giao, các cựu đại sứ từng có thời gian công tác tại Phòng Phiên dịch - nay là Trung tâm Biên Phiên dịch Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao - đã chia sẻ những kinh nghiệm nghề, đồng thời hiến kế cho Bộ những kiến nghị cụ thể để tiếp tục phát triển trung tâm ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp vào sự nghiệp đối ngoại đáng tự hào của ngành ngoại giao nước nhà.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ chia sẻ, ông thấy nghề phiên dịch có lẽ là một trong ít nghề mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, đôi khi dồn dập trong thời gian rất ngắn.
Theo ông, đó là cảm xúc vui sướng khi hoàn thành xuất sắc một cuộc thông dịch, đưa người nói và người nghe đến gần với nhau; cảm xúc đau buồn, áy náy, thậm chí trách cứ mình, khi diễn đạt kém, thông dịch thất bại, bí từ, sử dụng từ sai; cảm xúc bừng sáng khi được học, được làm quen với những tri thức mới trong quá trình đọc tài liệu chuẩn bị, hay học hỏi những kiến thức từ những người mình phục vụ; cảm xúc tự hào khi được dịch và được học hỏi, được chứng kiến sự thăng hoa, đĩnh đạc, trí dũng song toàn của các nhà ngoại giao, các nhà chính khách của đất nước ta và trên thế giới.
Kinh nghiệm quý báu của Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh


Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tiết lộ bí quyết luyện ngoại ngữ của Bác Hồ - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh phát biểu tại buổi tọa đàm. (Ảnh: Thế giới & Việt Nam)
Đại sứ Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, người cũng trưởng thành từ Phòng Phiên dịch, đã có những chia sẻ và kiến nghị cho công tác phiên dịch của Bộ Ngoại giao, trong đó bà nhấn mạnh tới kỹ năng viết diễn văn cho lãnh đạo các Bộ.
Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, các Bộ cần có người viết diễn văn giỏi, nhưng hiện ngành này chưa được đào tạo chính thức trong các trường đại học tại Việt Nam. Bà cho rằng có nhiều kiểu viết diễn văn, diễn văn song phương, đa phương, kinh tế, văn hóa, viết để đàm phán, viết để thu phục lòng dân…
“Ở thời đại chúng ta, phải xây dựng bộ mặt và thương hiệu của từng ngành, đặc biệt của ngoại giao, vì ngoại giao là bộ mặt đầu tiên của đất nước, ở đâu đào tạo viết diễn văn? Điều này cực kỳ quan trọng”, bà nói.
Trong những năm tham gia làm phiên dịch, bà Tôn Nữ Thị Ninh nhớ lại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con người đi trước thời đại. Đại tướng không phải nhà ngoại giao, không phải nhà truyền thông, nhưng nói rất trúng vấn đề của ngành ngoại giao.
Nhắc lại một kỷ niệm trong nghề, bà nhớ lại một chuyến đi vào năm 1980, khi bà tham gia tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm 9 nước châu Phi-Trung Đông.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh kể lại, tại thủ đô nước bạn đầu tiên, Đại tướng chưa bình luận gì, chỉ bảo bài phát biểu dài thế. Tới thủ đô thứ 2, Đại tướng hỏi rằng vì sao phải chép tất cả quan điểm lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế như thế.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh trích lại câu nói nôm na nhưng lại rất thực tế của Đại tướng khi đó, mà bà coi là một kỷ niệm rất quý báu trong đời: “Tôi từng là một nhà báo, tôi đứng phát biểu thì điều tôi quan tâm là người ta có chú ý không, có tâm đắc không, có hiểu không, có thấm không. Cho nên mỗi thủ đô các anh phải đi tìm 'người ta ngứa ở đâu thì gãi'. Chỗ nào cũng bê tất cả các quan điểm về các vấn đề quốc tế rồi nói đi nói lại. Văn phong như thế sao được”.
An Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét