LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 20



-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Tướng Dù VNCH Dư Quốc Đống Cả Cuộc Đời Lầm Lạc Tội Lỗi Cuối Đời Sống Trong Dằn Vặt






Tướng Dư Quốc Đống và trận chiến Phước Long tháng 1 năm 1975


Vương Hồng Anh
Image result for trung tuong  du quoc dong
* Tổng lược về tình hình chiến sự Phước Long
Đầu tháng 10/1974, bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH đã thu thập được rất nhiều tin tức tình báo tổng hợp về hoạt động của CSBV tại miền Đông Nam phần. Nhiều thông tin và tài liệu cho thấy CQ đang chuẩn bị và có kế hoạch tấn công Phước Long. Nguồn tin này cũng được bộ tư lệnh Quân đoàn 3 và bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Long nắm vững, đồng thời cập nhật hóa thường xuyên, mỗi lần đều có những tín hiệu về sự chuyển biến rõ rệt của địch. Do đó, bộ Tổng Tham Mưu và bộ Tư lệnh Quân đoàn đã không có sự bất ngờ khi được báo cáo về vụ tấn công của CQ vào Phước Long, diễn ra vào 13/12/1974.
Theo tài liệu của Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, diễn tiến trận chiến được ghi nhận như sau: Ngày 13 tháng 12/1974, Cộng quân mở cuộc tấn công vào quận lỵ Đôn Luân nhưng đã bị tiểu đoàn Địa Phương Quân với sự yểm trợ của Không quân đã đánh bật CQ khỏi trận chiến. Qua đêm hôm sau, ngày 14/12/1974, Cộng quân mở trận đánh chớp nhoáng tương tự vào quận lỵ Đức Phong và Bố Đức. Cả hai vị trí này bị tràn ngập nhanh chóng vì lực lượng yểm trợ không tiếp cứu kịp. Dêm kế tiếp, ngày 15 tháng 12/1974, một trung đội pháo binh diện địa của tiểu khu Phước Long bị Cộng quân tấn công, 2 khẩu 105 ly bị mất vào tay địch quân.
Từ ngày 17/12/1974 đến cuối tháng 12/1974, Cộng quân gia tăng áp lực quanh tỉnh lỵ Phước Long. Phi trường bị pháo kích liên tục gây khó khăn cho việc tiếp tế bằng không vận. Đêm 30 tháng 12/1974. Cộng quân huy động sư đoàn 7 chính quy CSBV và sư đoàn 3 tân lập thuộc bộ chỉ huy Miền, 1 trung đoàn thiết giáp và 1 trung đoàn pháo binh tấn công vào Phước Bình. Cộng quân tiến sát đến hàng rào phòng thủ của các đơn vị. Trận đánh kéo dài suốt đêm và qua chiều hôm sau mới tạm lắng. Quân trú phòng gồm 1 tiểu đoàn bộ binh và lực lượng Địa phương quân của chi khu Phước Bình phải rút lui lập phòng tuyến mới quanh phi trường.
Trận tấn công của CQ vào tỉnh lỵ Phước Long bắt đầu vào 7 giờ sáng ngày 1/1/1975 khi một thành phần Cộng quân có xe tăng yểm trợ tiến vào phía nam tỉnh lỵ Phước Long, nhưng khi đến chân đồi gần tỉnh lỵ thì bị khựng lại trước sự chống trả quyết liệt của quân trú phòng. Cùng vào thời gian này, Cộng quân đã bao vây khu vực núi Bà Rá bất chấp các đợt không pháo và xạ kích của Không quân VNCH bắn chận tối đa. Sau khi chiếm được núi Bà Rá, Cộng quân cho thiết lập ngay đài quan sát pháo binh và sử dụng súng 130 ly bắn ngay vào trung tâm tỉnh lỵ. 8 khẩu 105 ly và 4 khẩu 155 ly đặt trong tiểu khu Phước Long bị trúng đạn Cộng quân. Trong suốt ngày 2 tháng 1/1975, lực lượng trú phòng chiến đấu quyết liệt và gây tổn thất nặng cho Cộng quân, 15 xe tăng của địch quân bị bắn cháy. Đến 18 giờ cùng ngày thì trạm liên lạc đặt trên đỉnh núi Bà Rá bị Cộng quân chiếm do đó sự liên lạc viễn thông với thị xã bị mất hẳn.
* Tướng Dư Quốc Đống và cuộc họp quyết định số phận Phước Long
Cũng trong ngày 2/1/1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Theo lời kể của đại tướng Cao Văn Viên ghi lại trong hồi ký, thì thành phần tham dự cuộc họp có: Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, đại tướng Cao Văn Viên; trung tướng Đặng Văn Quang, phụ tá quân sự Tổng thống; trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh Không quân; trung tướng Đồng Văn Khuyên, tham mưu trưởng bộ Tổng Tham Mưu và trung tướng Dư Quốc Đống. Đề tài được nêu ra trong cuộc họp là nên tăng cường lực lượng để giữ Phước Long hay không. Nếu phải tiếp cứu Phước Long thì phải điều động thêm bao nhiêu quân và phải yểm trợ như thế nào.
Đại tướng Cao Văn Viên kể lại rằng: tại cuộc họp, với chức danh là tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3, trung tướng Đống nhận định rằng Quân đoàn 3 cần ít nhất 1 Sư đoàn Bộ binh hay 1 Sư đoàn Nhảy Dù để giải vây cho Phước Long. Kế hoạch của tướng Đống là mở cuộc hành quân tiếp cứu bằng trực thăng vận để đưa sư đoàn tiếp ứng này vào tỉnh lỵ Phước Long từ hướng phía tây và phải được sự yểm trợ tối đa bằng không quân chiến thuật và tiếp vận đạn dược. Sau đó trung tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức vì ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi tình hình tại Quân khu 3 sau ba tháng giữ chức vụ này.
Trung tướng Dư Quốc Đống được Tổng thống VNCH cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3 từ tháng 10/1974, thay thế trung tướng Phạm Quốc Thuần được hoán nhiệm chức vụ để giữ chức chỉ huy trưởng Trường Hạ Sĩ quan Nha Trang mà tướng Đống đảm nhiệm từ năm 1973. Trước 1973, từ năm 1964 đến năm 1972, tướng Đống là tư lệnh binh chủng Nhảy Dù (binh chủng này đã phát triển từ cấp lữ đoàn thành lên cấp Sư đoàn vào 1 tháng 12/1965). Theo các thông báo về thăng thưởng và bổ nhiệm các sĩ quan cao cấp được Bộ Quốc phòng VNCH phổ biến trên các bản tin của Thông tấn xã VN và các nhật báo, trung tá Dư Quốc Đống được mang cấp đại tá vào giữa tháng 9/1964 ngay sau khi được cử giữ chức Quyền tư lệnh Lữ đoàn Nhảy Dù thay thế thiếu tướng Cao Văn Viên được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn. Tháng 11/1964, ông được đặc cách thăng chuẩn tướng, chính thức giữ chức tư lệnh binh chủng Nhảy Dù vào ngày 19/12/1964. Ngày Quân Lực 19/6/1966, ông được thăng thiếu tướng, và đến giữa năm 1970, được thăng trung tướng.
Trở lại với cuộc họp tại Dinh Độc Lập, sau lời trình bày của tư lệnh Quân đoàn 3, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị bãi bỏ vì bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị tổng trừ bị trong tay. Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được bộ Tổng Tham Mưu giao cho bộ tư lịnh Quân đoàn 3 trực tiếp đảm trách với lực lượng và khả năng sẵn có trong tay. Quân đoàn 3 được tăng cường Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù với nhiệm vụ là lực lượng xung kích. Trong khi trung tướng Đống và bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tiến hành kế hoạch hành quân giải cứu Phước Long, thì tại tỉnh lỵ, vào ngày 3 tháng 1/1975, Cộng quân tăng cường áp lực quanh vòng đai phòng thủ ở phía nam. Tuyến phòng ngự của quân đội VNCH tại Phước Long chỉ còn thu hẹp ở chợ, khu hành chánh tỉnh và phi trường dành cho L19. Tất cả các đạn bác của quân trú phòng đều bị hư hại, không còn tác xạ được do hơn 2 ngàn trái pháo của Cộng quân đã rót vào khu tòa hành chánh và bộ chỉ huy tiểu khu. Hơn 20 tấn đạn dược được tiếp tế thả dù ngay phía bắc tiểu khu nhưng vì Cộng quân pháo kích liên tục nên việc thu hồi số đạn tiếp tế này vô cùng khó khăn. Ngày 4 tháng 1/1975, Cộng quân gia tăng các đợt pháo kích vào bộ chỉ huy Tiểu khu. Trung tá tiểu khu phó bị tử thương ngay tại chỗ. Trung tá chi khu trưởng Phước Bình bị thương nặng. Cùng lúc đó, xe tăng của CQ xuất hiện từ 2 hướng Tây và Nam thị xã. Liên lạc giữa bộ chỉ huy Tiểu khu và Quân đoàn 3 bị đứt quãng nhiều lần và sau khi trung tâm hành quân bị phá hủy thì hệ thống liên lạc viễn liên chỉ còn 1 tần số vô tuyến.
truc thang do quan phi truong TK Phuoc Long .jpg
Ngày 5 tháng 1/1975, vào lúc 8 giờ sáng, Không quân VNCH thực hiện 60 phi vụ chiến thuật để yểm trợ cho cho kế hoạch hình thành một bãi đáp trực thăng tại phía đông tỉnh lỵ để Liên đoàn 81 Biệt kích Dù đổ bộ. 9 giờ sáng ngày 5 tháng 1/1975, một đại đội Biệt kích Dù đầu tiên đổ bộ an toàn. Ngay sau khi đổ bộ xong, thì lực lượng tiếp ứng và Tiểu khu bắt đầu liên lạc với nhau được ngay. Đến 11 giờ phi cơ chuẩn bị cho cuộc đổ bộ thứ hai và bộ chỉ huy dự trù sẽ trực thăng vận xuống phía Bắc khu Hành chánh tỉnh. Khi hoàn tất cuộc đổ bộ vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày, hơn 250 quân sĩ Biệt Kích Dù bị lọt vào ổ phục kích của pháo binh Cộng quân. Rất may chỉ có khoảng 2 tiểu đội bị tổn thất. Nhiều trực thăng bị trúng đạn nhưng phi hành đoàn đã cố gắng thoát ra khỏi vùng hỏa lực phòng không của CQ. Tuy nhiên vì địch pháo dữ dội nên Không quân không thể tải thương được như đã dự trù. Trong thế cài răng lược, xe tăng CQ phá vỡ vị trí phòng ngự của Địa phương quân tại kho Tiếp vận và từ đó tấn công vào thị xã. Đặc công địch tùng thiết liền trở lui đặt chướng ngại vật để chận đường trong khi chiến xa của CQ vẫn tiến về dinh tỉnh trưởng, bây giờ là bộ chỉ huy hành quân Tiểu khu và bộ chỉ huy đơn vị tăng viện vừa mới đến. CQ bị đẩy lùi khi các chiến binh Biệt Cách Dù bắt đầu phản công để tái chiếm từng vị trí một, đặc biệt là kho Tiếp vận. Mặc dù chiến binh Biệt Cách Dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, nhưng do áp lực CQ quá nặng, nên không chiếm lại được các vị trí trọng yếu. Lúc ấy Biệt Cách Dù bị thiệt hại gần nửa quân số.
cac-chien-si-ld81bcnd-chuan-bi-nhay-vao-phupc-long
Trận chiến trở nên kịch liệt hơn khi chiến xa địch kéo đến tăng cường, chiến binh Biệt Cách Dù sử dụng loại vũ khí phóng hỏa tiễn M 72 và đại bác không giật để bắn trả. Đến cuối ngày hôm đó, bộ chỉ huy Biệt Cách Dù báo cáo cho bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 về tình hình trận chiến. Tình hình vô cùng nguy kịch không giống như những gì Tiểu khu đã báo cáo trước đó. Tuyến phòng thủ của Địa phương quân bị vỡ khi chiến xa địch kéo đến. Thấy vậy, sĩ quan chỉ huy Biệt Cách Dù quyết định lập hàng rào quanh dinh tỉnh trưởng và tòa hành chánh. Suốt đêm đó hơn 1,000 trái đại bác của địch rót vào khu vực này và khu vực chợ. Qua 9 giờ sáng ngày 6/1, bộ binh CQ có xe tăng yểm trợ lại mở trận tấn công tiếp. Giao tranh kéo dài suốt ngày. Đến 23 giờ liên lạc với bộ chỉ huy Tiểu khu bị mất nhưng Biệt cách Dù vẫn còn giữ vững vị trí. Đến 12 giờ đêm, lực lượng Biệt Cách Dù lặng lẽ phân tán mỏng ra khỏi thị xã.
Sau khi Phước Long thất thủ, trung tướng Dư Quốc Đông xin từ chức và được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận. Tổng thống đã cử trung tướng Nguyễn Văn Toàn, chỉ huy trưởng binh chủng Thiết giáp QL.VNCH, cựu tư lệnh Quân đoàn 2/Quân khu 2 (từ tháng 5/1972 đến tháng 10/1974), thay thế tướng Đống trong chức vụ tư lệnh Quân đoàn 3/Quân khu 3.
(Biên soạn dựa theo tài liệu của Phòng 3/Bộ Tổng Tham Mưu được phổ biến trong tập chiến sử VN do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phát hành, hồi ký của đại tướng Cao Văn Viên, một số bài viết trong KBC, tài liệu riêng của VB).

Bại tướng Dư Quốc Đống

Tháng Tư 10, 2011
QĐND – Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mỹ-Quân đội Sài Gòn, ngoài lực lượng chính là Quân đoàn l-Quân khu l, giới chóp bu Sài Gòn còn tăng cường hai lực lượng được xem là “thiện chiến” nhất trong quân lực Việt Nam cộng hòa là Sư đoàn Thủy quân Lục chiến và Sư đoàn dù. Tư lệnh Sư đoàn dù lúc đó là Trung tướng Dư Quốc Đống.

Dư Quốc Đống. Ảnh tư liệu
Dư Quốc Đống sinh năm 1932 tại tỉnh Rạch Giá. Y cầm súng theo thực dân Pháp từ khi còn rất trẻ. Tốt nghiệp Trường Sĩ quan Đà Lạt năm 1952, Đống được điều về Tiểu đoàn 4 Vệ binh Sơn cước đóng tại Plei-cu. Một năm sau, y tình nguyện xin về Tiểu đoàn 1 nhảy dù.
Con đường làm tay sai hết Pháp đến Mỹ của Dư Quốc Đống chủ yếu trong lực lượng “mũ nồi đỏ” khét tiếng gian ác từng gây nhiều tội ác đối với đồng bào ta. Từ năm 1953 đến cuối năm 1972, Đống lần lượt leo qua các chức Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng, Tư lệnh Lữ đoàn… đến Trung tướng, Tư lệnh Sư đoàn dù. Dư Quốc Đống từng tham gia chiến dịch tảo thanh lực lượng Bình Xuyên năm 1955, từng nhiều lần đụng độ với Quân Giải phóng trong trận Ia Đrăng, Tết Mậu Thân 1968, Đồi 1416 ở Đắc Tô, cuộc tiến quân sang Cam-pu-chia… và cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971.
Như vậy, cuộc đời binh nghiệp làm tay sai cho ngoại bang của Đống chủ yếu ở Sư đoàn dù, lực lượng “con cưng” của chính quyền Sài Gòn, được trang bị hiện đại, được quan thầy Mỹ tuyển chọn nhân sự và đào tạo bài bản, kỹ lưỡng. Vì có “thâm niên” nhất trong lực lượng, lại có vóc dáng cao lớn, thêm tính cách biết giữ chữ tín theo kiểu giang hồ nên y được cấp dưới vì nể. Nói một cách công bằng, Dư Quốc Đống được Pháp và Mỹ đào tạo cơ bản về chiến thuật của lực lượng dù, có kinh nghiệm trong hành quân tác chiến càn quét và đối phó với lực lượng Quân Giải phóng. Nhưng tại cuộc hành quân Lam Sơn 719, Sư đoàn dù do y chỉ huy đã bị Quân Giải phóng quần cho tơi tả.
Trong “Lệnh hành quân Lam Sơn 719” của Sư đoàn dù ký ngày 3-2-1971, Dư Quốc Đống ra lệnh cho thuộc cấp: “Nỗ lực chính trong cuộc hành quân hỗn hợp không lực theo trục DO, nhằm cắt đứt hệ thống tiếp vận của Công sản Bắc Việt, tìm diệt địch và phá hủy tối đa các quân dụng kho tàng của chúng trong căn cứ 604”. Hướng hành quân cũng được Đống chỉ rõ: “Xuất phát từ căn cứ Hàm Nghi, hành quân bộ theo dọc Đường 548 (Đường 9) và trực thăng vận xuất nhập các khu vực mục tiêu A Lưới, A Sầu, thiết lập các căn cứ hành quân và căn cứ hỏa lực, tổ chức hành quân tuần thám, lùng diệt địch, phá hủy các kho tàng trong khu vực trách nhiệm”.
Cuộc hành hành quân của Sư đoàn dù cũng được Đống chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn l (Từ ngày 30-1 đến 7-2 năm 1971): Di chuyển toàn bộ sư đoàn nhảy dù và các đơn vị tăng phái đến phối trí xung quanh khu vực căn cứ Hàm Nghi.
Giai đoạn 2 (từ 8-2 đến 14-2): Sử dụng chiến đoàn đặc nhiệm làm nỗ lực chính, xuất phát từ Tà Bạt, tiến quân dọc theo Đường 548 (Đường 9) về phía tây, giao tiếp và hỗ trợ cho 1 tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận chiếm mục tiêu A Lưới (Bản Đông) và thiết lập căn cứ hỏa lực tại đây. Đồng thời Lữ đoàn 3 nhảy dù được trực thăng vận cấp tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30-31 (điểm cao 450-543) phía bắc Đường 9 và thiết lập các căn cứ hỏa lực để hỗ trợ mặt Bắc cho cánh quân cơ giới, chiến đoàn đặc nhiệm.
Giai đoạn 3: Củng cố các căn cứ hành quân và căn cứ hỏa lực tổ chức hành quân lục soát, tiêu diệt lực lượng địch, khám phá và tiêu hủy tới mức tối đa các quân dụng cũng như kho tàng của địch trong phạm vi trách nhiệm.
Giai đoạn 4: Đoạn lệnh hành quân sẽ ban hành sau (sau này thành cuộc tháo chạy vội vã của Sư đoàn dù cũng như toàn bộ lực lượng địch tham chiến).
Tổ chức biên chế của Sư đoàn dù lúc này rất mạnh, gồm 9 tiểu đoàn thuộc 3 lữ đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh… đó là chưa kể các lực lượng của Quân đoàn 1 tăng cường cho Đống gồm Lữ đoàn 1 thiết kỵ, Tiểu đoàn 44 pháo binh (155mm) và tiểu đoàn 101 công binh chiến đấu.
Nhưng, cuộc hành quân hoang tưởng Lam Sơn 719 do quan thầy Mỹ sắp đặt bị thất bại thảm hại. Toàn bộ lực lượng của cái gọi là Cuộc hành quân Lam Sơn 719 trong đó có Sư đoàn dù của Dư Quốc Đống đã lọt vào trong thế trận giăng sẵn của quân và dân ta. Thất bại của chúng là điều không tránh khỏi.
Sáng 9-2-1971, 2 đại đội của chiến đoàn đặc nhiệm dù tại chốt 351 cầu Cha Kỳ bị Quân Giải phóng tiêu diệt. Cùng ngày, Tiểu đoàn dù 2 bị tập kích ở Xê Nam.
Từ ngày 11 đến ngày 13-2, Trung đoàn 64 thuộc Sư đoàn 320 Quân đội nhân dân Việt Nam liên tiếp tiến công khu vực điểm cao 456 và Đồi Không Tên, diệt 3 đại đội của Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn dù 6 (Lữ đoàn dù 3) chốt giữ căn cứ 31 (điểm cao 543), cách Bản Đông 7km về phía bắc.
Trưa 25-2, bằng trận tiến công hiệp đồng binh chủng, Trung đoàn 64 đã làm chủ căn cứ 31, tiêu diệt Tiểu đoàn 3 dù, bắt sống Đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 dù và toàn bộ ban tham mưu lữ đoàn.
Ngày 12 đến ngày 17-3, Quân Giải phóng đại phá Bản Đông do 1 lữ đoàn dù và 2 thiết đoàn quân đội Sài Gòn chốt giữ. Lữ đoàn dù 3 bị xóa sổ.
Ngày 18-3, do bị thất bại nặng nề, quân đội Sài Gòn rút khỏi Bản Đông. Cuộc rút quân trở thành một thảm bại hỗn loạn. Binh sĩ vứt bỏ vũ khí chạy cắt rừng hòng thoát thân nhưng cuối cùng trúng vào các ổ phục kích của Quân Giải phóng.
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 là cuộc hành quân lớn nhất của Liên quân Mỹ-ngụy trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng, khi viết về cuộc đời cầm súng làm tay sai cho hết Pháp và Mỹ của Dư Quốc Đống, đám đàn em của y và thậm chí người cháu gọi Đống bằng cậu ruột là Trần Thái Văn hiện sống ở Ca-li-phoóc-ni-a (Mỹ) không một lời nhắc đến cuộc hành quân này. Đây là một trong những thất bại nặng nề nhất trong 26 năm khoác áo lính của Dư Quốc Đống mà thuộc hạ cũng như y muốn quên đi. Cũng có vài kẻ thân tín của y cho rằng, việc đặt Dư Quốc Đống và Lê Nguyên Khang, Trung tướng Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến dưới quyền của Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 – Vùng 1 chiến thuật là một sai lầm của Tổng thống Thiệu, vì hai viên tướng vốn ngổ ngáo lại quen được chiều chuộng rất coi thường Lãm. Bằng chứng là mặc dù toàn bộ Sư đoàn Thủy quân Lục chiến tham gia cuộc hành quân, nhưng Lê Nguyên Khang giao cho cấp phó chỉ huy, còn mình thì nằm chơi ở Sài Gòn… Sau này, mâu thuẫn giữa Đống và Lãm được bộc lộ trong kế hoạch phòng thủ Bản Đông. Chuyện đó có chăng cũng chỉ là một nguyên nhân nhỏ để bào chữa cho thất bại cay đắng của Đống và Sư đoàn Dù của y.
Trong hồi ký “Sư đoàn nhảy dù Việt Nam và cuộc hành quân Lam Sơn 719” của Trung tướng hồi hưu Giêm B.Vốt-tơ (James B.Vaught), nguyên Cố vấn trưởng Sư đoàn dù trong cuộc hành quân này cũng rất ít khi nhắc đến Đống. Sau khi ba hoa rằng mặc dù bị đối phương bao vây quyết liệt, nhưng cuối cùng nhờ tài cố vấn của mình, Sư đoàn dù đã “triệt thoái có quy củ khỏi đất Lào thành công”, Vốt-tơ chỉ nhắc Đống một chút, nguyên văn như sau: “Tướng Đống trong buổi họp tham mưu đã nói với toàn bộ các đơn vị trưởng trong Sư đoàn dù rằng, từ nay tôi được phép đề nghị các quyết định hành quân chiến thuật cần thiết và mọi người phải tuyệt đối thi hành. Và kể từ ngày đó tướng Đống không bao giờ phản đối bất cứ một đề nghị nào của tôi đưa ra…”.
Không biết Vốt-tơ khen hay… chửi Đống, xem vị tướng này như là bù nhìn dưới quyền điều hành của các cố vấn Mỹ.
Cuối năm 1972, Dư Quốc Đống rời chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn dù để thay Ngô Du làm Trưởng đoàn thương thuyết của Quân đội Sài Gòn trong Ủy ban liên hợp Quân sự bốn bên.
Tháng 11-1974, Dư Quốc Đống được Tổng thống Thiệu cử giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 3-Quân khu 3 bao gồm Sài Gòn và các tỉnh phụ cận. Sau đó 3 tháng, y phải từ chức khi để mất Phước Long vào tay Quân Giải phóng. Ngày 29-4-1975, khi chế độ Sài Gòn trong cơn hấp hối, Đống cùng gia đình vội vã rời khỏi Việt Nam sang tiếp tục sinh sống những ngày tàn cuối đời ở Mỹ. Ngày 22-4-2008, Dư Quốc Đống chết ở một Viện dưỡng lão ở Ca-li-phóoc-ni-a.
Khôi Nguyên (Theo báo chí nước ngoài)
 
Tướng VNCH TÔN THẤT ĐÍNH – Chuyên Gia Trở Mặt Và Cuộc Sống Ly Hương Sa Cơ Lỡ Vận Trên Đất MỸ






Tr.Tướng Tôn Thất Đính


Tôn Thất Đính (1926-2013), nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Trung Việt Nam, được sự cố vấn và hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Pháp. Ông cũng là một Nghị sĩ giữ chức vụ cao trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa. Là một trong số ít các sĩ quan được ưu ái và thăng cấp tướng trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa. Tuy nhiên, ông lại là một trong những nhân vật chủ chốt trong cuộc Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963 và có liên quan đến cái chết của Ngô Đình Diệm, Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa, và người em ruột là Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Thân thế     tonthatdinh
Ông có biệt danh là Ba Đính, [1] sinh ngày 20 tháng 11 năm 1926 Huế, Thừa Thiên trong một gia đình Tôn thất nhà Nguyễn. Cha mất sớm, ông được người anh cả là ông Tôn Thất Đĩnh đưa lên Đà Lạt nuôi dưỡng. Do truyền thống gia đình và nhờ sự giáo dục nghiêm khắc của người anh, dù có bản tính hiếu động nhưng ông vẫn có được một nền tảng giáo dục khá tốt thời bấy giờ. Năm 1944, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Đà Lạt với bằng Tú tài bán phần (Part I). Sau đó, ông trúng tuyển kỳ thi ngạch Thông phán tại Đà Lạt, tùng sự tại Tòa Công sứ Đà Lạt.
ham gia kháng chiến
Năm 1945, Việt Minh giành chính quyền từ tay người Nhật Bản. Với sự nhiệt tình ái quốc của tuổi trẻ, khi người Pháp tái chiếm Bán đảo Đông Dương, ông hưởng ứng phong trào học sinh yêu nước trong cao trào kháng Pháp bấy giờ, tham gia Lực lượng Quân sự của Việt Minh chống Pháp, làm Ủy viên Chính trị một Trung đội trong Tiểu đoàn Vệ quốc Quân Việt Minh tại Đà Lạt [2]. Ông cùng đơn vị mình tham gia chiến đấu chống lại Liên quân Anh–Pháp–Nhật tại mặt trận Đà Lạt – Đơn Dương. Cùng chiến đấu tại đây có một Tiểu đoàn trưởng Việt Minh tên là Đỗ Mậu, người về sau đóng vai trò quan trọng cuộc đời binh nghiệp của ông sau này. [3]
Tuy nhiên do sự yếu kém trong tổ chức kháng chiến cũng như sức mạnh hỏa lực của đối phương, mặt trận nhanh chóng tan vỡ, đơn vị ông cũng tan rã hoàn toàn. Ông bỏ trốn về Đà Lạt, ẩn náu trong nhà người anh. Để tránh bị bắt bớ giam cầm, ông xin làm Thư ký cho Ty Cảnh sát Pháp. Nhưng đầu năm 1948, ông bị phát hiện từng tham gia Việt Minh chống Pháp nên bị Chính quyền Pháp bắt giam. Nhờ sự bảo lãnh của người anh trai, bấy giờ đang là một chuyên viên đang làm việc tại Viện Pasteur Đà Lạt, ông được thả tự do với cam kết không được tham gia các hoạt động chống Pháp.
Binh nghiệp
Trong một chuyến về thăm gia đình tại Huế, ông gặp được một người quen cũ là Đỗ Mậu, bấy giờ đang làm Trưởng phòng 3 Bộ Tham mưu Việt binh Đoàn tại Huế, một Lực lượng Quân sự bổ sung (forces supplétives) của quân đội Pháp. Do sự giới thiệu của ông Mậu, ông gia nhập Việt binh Đoàn. Sau khóa đào tạo Hạ sĩ quan tại Mang Cá (Huế), ông được phân bổ về làm Thư ký ở phòng Bí thư Bộ Tham mưu với cấp bậc Trung sĩ.[3]
Quân đội Liên hiệp Pháp
Tháng 10 năm 1948, một khóa huấn luyện ngắn hạn để đào tạo cấp tốc một số sĩ quan Việt Nam bổ sung cho Quân đội Liên hiệp Pháp được mở tại Đập Đá, Huế. [4] Với học lực Tú tài Pháp, ông được cử theo học khóa 1 Bảo Đại, [5] khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6 năm 1949 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. [6] Ra trường, ông được chuyển đến trường Hạ sĩ quan An Cựu, Huế làm Huấn luyện viên. Giữa năm 1950, ông được chọn sang Pháp du học ở trường Kỵ binh Saumur (École de cavalerie de Saumur). [7]
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Đầu năm 1951, mãn khóa học về nước, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Ngự lâm quân đồn trú tại Thành Nội Huế. Năm 1952, ông được thăng cấp Trung úy và được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 12 Việt Nam (12e BVN) kiêm Phân khu trưởng Phân khu Hòa Luật, Quảng Bình.
Bấy giờ, ông được đánh giá là “người can trường, say mê chiến trận, lập được nhiều chiến công nên được tướng Nguyễn Văn Hinh thương mến và được thăng cấp mau lẹ” [3].
Đầu năm 1953, ông được thăng cấp Đại úy chuyển ra Bắc giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên đoàn Lưu động số 2 đồn trú ở Ninh Giang, Hải Dương. Tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức vụ Trưởng Phân chi khu Thái Bình kiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 22 Việt Nam (22e Bataillon du Vietnam – 22e BVN). Tháng 4 năm 1954, ông được thăng cấp Trung tá Tư lệnh Liên đoàn Lưu động số 31 Bộ binh tại Hải Dương. [8] Sau đó, ông được cử theo học khóa Chỉ huy Liên đoàn Chiến thuật cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự Hà Nội. Mãn khóa học, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Liên đoàn Lưu động số 32 Bộ binh Việt Nam.
Sau hiệp định Genève, ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam, đóng quân tại Phân khu Duyên hải Nha Trang, liên tiếp chỉ huy đơn vị hành quân tiếp thu Bình Định, Quảng Ngãi, sau khi Lực lượng Việt Minh rút đi tập kết. Đầu tháng 8 năm 1954, được sự giới thiệu của Trung tá Đỗ Mậu ông bí mật gia nhập Đảng Cần Lao Nhân vị và trở thành một thành viên tích cực ủng hộ Thủ tướng Ngô Đình Diệm giành được quyền lực, được cử làm Ủy viên Quân ủy Trung ương. Ngày 1 tháng 2 năm 1955, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Cùng thời điểm này Liên đoàn 32 chiến thuật được tổ chức thành Sư đoàn 32 Bộ binh tại Đà Nẵng và ông làm Tư lệnh Sư đoàn.[9]
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
-Vị tướng trẻ của nền Đệ Nhất Cộng hòahoiky-ttdinh
Sau khi Thủ tướng Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa và trở thành Tổng thống đầu tiên, ông trở thành một sĩ quan trẻ được trọng dụng. Ngày 22 tháng 11 năm 1956, ông được cử đi du học khóa Chỉ huy và Tham mưu tại Học viện quân sự Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ sau khi bàn giao Sư đoàn Dã chiến số 2 (Sư đoàn 32) lại cho Trung tá Đặng Văn Sơn. Tháng 5 năm 1957, sau khi du học ở Mỹ về, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn Dã chiến số 1. Cùng năm đó, ông được cử đi du học ngắn hạn khóa Chỉ huy Hành quân hỗn hợp Binh chủng ở trường Cao đẳng Chiến tranh tại Okinawa, Nhật Bản. Đầu tháng 8 năm 1958, ông được thăng cấp Thiếu tướng (khi mới 32 tuổi) và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 Chiến thuật, sau khi bàn giao Sư đoàn Dã chiến số 1 lại cho Đại tá Nguyễn Văn Chuân
Người hùng Đảo chính 1963
-Vinh quang ngắn ngủi
Dù có được sự sủng ái của Tổng thống Diệm, ông vẫn bị Cố vấn Nhu đánh giá là một người bốc đồng, tự cao tự đại và huênh hoang, thích rượu chè và tiệc tùng, những yếu tố rất nguy hiểm cho một tướng lĩnh cầm quân. Bên cạnh đó, ông cũng dính vào một số cáo buộc về việc bao che cho người anh trai Tôn Thất Đĩnh độc quyền khai thác gỗ ở Cao nguyên Trung phần cũng như việc đưa người em Tôn Thất Đình làm sĩ quan văn phòng để không phải tham gia chiến đấu. Mặc dù vậy, ông vẫn được xem là không có tham vọng chính trị và đứng đầu sổ về lòng trung thành với Tổng thống Diệm. Sau vụ Binh biến năm 1962 do 2 phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử lái 2 chiếc máy bay khu trục Skyraider ném bom Dinh Độc lập. Ngày 7 tháng 2 năm 1962, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn III & Vùng 3 Chiến thuật. Đến ngày 21 tháng 8 năm 1963, kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, giám sát khu vực xung quanh Đô thành. Với vai trò đó, ông trở thành một yếu tố quan trọng trong sự thành công hay thất bại của bất kỳ cuộc đảo chính nào.
Cuối năm 1963, các sĩ quan cao cấp, vốn bị thất sủng, đã thuyết phục ông kiến nghị Tổng thống Diệm trao cho ông một chức vụ trong Nội các, dù biết rằng Tổng thống Diệm cực lực phản đối. Bất mãn khi bị Tổng thống Diệm khước từ, ông chấp nhận tham gia nhóm các sĩ quan dự định đảo chính.
Không nắm được những biến chuyển này, khi Tổng thống Diệm và em trai là cố vấn Ngô Đình Nhu biết được có một âm mưu đảo chính, đã lên kế hoạch một cuộc đảo chính giả nhằm bẫy đối thủ. Trong kế hoạch này, ông được giao đóng vai trò quan trọng cốt yếu. Hai anh em ông Diệm và Nhu đều không ngờ rằng, toàn bộ kế hoạch phản đảo chính đều bị tướng Đính thông tin cho nhóm đảo chính. Qua đó, nhóm đảo chính đã kịp thời bố trí các đơn vị trung thành với chế độ ở xa bên ngoài Sài Gòn và điều các lực lượng nổi dậy về gần Đô thành.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, cuộc Đảo chính nổ ra. Ông Diệm và Nhu bị lật đổ và bị hành quyết sau khi nhận ra một cách muộn màng sự phản bội của ông. Ngày 2 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tướng và được cử vào chức vụ Đệ Nhị Phó Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng trưởng An ninh trong Nội các của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ.
Ngày 30 tháng 1 năm 1964, do mâu thuẫn quyền lợi, tướng Nguyễn Khánh từ Pleiku đã lén về Sài Gòn tiến hành trót lọt “Cuộc Chỉnh lý”. Ngày 5 tháng 2, ông bị tướng Khánh buộc bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn III lại cho Trung tướng Trần Thiện Khiêm (nguyên Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu). Ngày 14 tháng 2, ông cùng các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân và Nguyễn Văn Vỹ (mới trở về từ Pháp) bị buộc tội có xu hướng “Trung lập”, bị bắt và quản thúc, loại khỏi Chính quyền Quân sự. Ông bị biệt giam tại Pleiku trong một thời gian, sau đó bị đưa về quản thúc tại Đà Lạt. Thời điểm này ở Cao nguyên Trung phần xảy ra cuộc bạo loạn do lực lượng Fulro của người một nhóm người sắc tộc ở các tỉnh Darlac, Pleiku và Kontum khuấy động đòi tự trị. Ngày 14 tháng 11 ông được tướng Khánh triệu ra làm Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Hành quân dẹp loạn Fulro. Sau khi dẹp loạn thành công, ông bị quản thúc tiếp tại Vũng Tàu Đến cuối tháng 12, ông mới được tướng Khánh cử giữ chức vụ Tổng thanh tra Quân lực kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn (những chức vụ chẳng có mấy quyền lực).
Ngày 9 tháng 4 năm 1966, thời điểm vụ Biến động Phật giáo miền Trung xảy ra ở Huế, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng I Chiến thuật thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân. Nhưng vì ông cũng bất lực trước tình hình như 2 Tư lệnh tiền nhiệm là các tướng Nguyễn Chánh Thi, Chuân và có xu hướng ngả theo nhóm Phật tử cầm đầu vụ Biến động nên ông bị triệu hồi về Sài Gòn, thay thế ông là Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao. Giữa tháng 7 cùng năm, ông bị buộc phải giải ngũ khi mới 38 tuổi.
Sự nghiệp chính trị
Trở về đời sống dân sự một thời gian, Đầu năm 1967, ông ra ứng cử vào Thượng viện trong Quốc hội và đắc cử Nghị sĩ trong Liên danh Hoa Sen, được cử làm Chủ nhiệm Nhật báo Công Luận. Tháng 1 năm 1970, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện kiêm Chủ tịch Hội Chủ báo Việt Nam thay thế Nghị sĩ Trung tướng Trần Văn Đôn mãn nhiệm. Tiếp đến, ông làm Trưởng Khối Xã hội Dân chủ. Năm 1973, ông tái tranh cử và đắc cử Thượng Nghị sĩ nhiệm kỳ 1973-1979.
1975
Cuộc sống lưu vong
Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó sang Hoa Kỳ định cư, lúc đầu ở Tiểu bang Virginia. Sau chuyển về Garden Grove, rồi Westminster, thuộc Tiểu bang California và sống ở đây đến cuối đời.
Ngày 21 tháng 11 năm 2013, ông từ trần tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 87 tuổi.
Tang lễ được cử hành trọng thể tại Nam California theo nghi thức của quân đội.
—————————


Bài phỏng vấn cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính     

Tác Giả: Đoàn Trọng
Tướng Đính: "Về ông Thiệu, tôi có thể nói ông là một người mưu lược.
Ông cũng là vị sĩ quan đồng khóa với tôi, khóa I sĩ quan Đập Đá Huế. Tôi nghĩ cho tới giây phút ông ra đi về cõi khác, ông vẫn chưa có câu trả lời về cái chết của những thường dân vô tội do quyết

 định của ông bỏ rơi Huế, Đà Nẵng cũng như cuộc tháo chạy từ cao nguyên. Lẽ dĩ nhiên chúng ta nhìn nhận ông là người thực sự chống Cộng nhưng bên cạnh đó, ông vẫn là người phải gánh trách nhiệm trước quốc dân đồng bào."

Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, nhân vật đã từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam trước 1975. Năm 1963, trong cương vị Tổng trấn Saigòn-Gia Định kiêm chỉ huy quân đoàn III, tướng Đính đã đóng vai trò quyết định cho sự thành công của cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Tổng Thống Diệm. Sau đảo chánh, ông được vinh thăng trung tướng, giữ chức tổng trưởng bộ An Ninh, rồi nắm giữ tư lệnh quân đoàn I. Cuối cùng, ông đắc cử thượng nghị sĩ quốc hội cho đến lúc bỏ nước ra đi ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Nhân dịp tháng tư đen vừa qua, chúng tôi đã có buổi tiếp xúc và được ông chia sẻ một số sự kiện lịch sử miền Nam trước khi xảy ra biến cố đau thương này. Dưới đây, chúng tôi ghi lại cuộc tiếp xúc cùng cựu Trung tướng Tôn Thất Đính như sau:
Việt Herald (VH): Kính chào Trung Tướng, nhân lễ Phật Đản 2555 tổ chức tại chùa Điều Ngự, là một tướng lãnh cao cấp, đồng thời một nhân vật chính trị từng tham gia nội các ở các chức vụ phó thủ tướng, bộ trưởng và cuối cùng là thượng nghị sĩ tại quốc hội VNCH trước năm 1975, ông cảm nhận có sự khác biệt về ngày lễ hôm nay so với những năm tháng còn ở quê nhà không?
Trung Tướng Tôn Thất Đính: Lẽ dĩ nhiên theo dòng thời gian, những ngày lễ được tổ chức có phần khác nhau. Năm nay, trong tinh thần ngày đại lễ Đản sinh đức Phật này, tôi ghi nhận thấy có phần náo nhiệt hơn, và ngày càng cho thấy tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào phật tử được thể hiện tốt hơn. Những đố kỵ, chia rẽ, càng lúc càng bị đẩy lùi vào quá khứ. Tôi cũng hiểu rõ thêm Phật giáo hải ngoại đoàn kết hơn Phật giáo trong nước lúc này.
VH: Ngược dòng thời gian, nói về cuộc đảo chánh năm 1963, trung tướng nghĩ thế nào trước dư luận cho rằng ông đã đóng vai trò then chốt trong việc chấm dứt chế độ Tổng Thống Diệm trên sân khấu chính trường để dành lại tự do tín ngưỡng cho Phật Giáo?
TT Tôn Thất Đính: Nếu nói về mình, chắc không dám. Tuy nhiên, cho đến bây giờ và mãi mãi, tôi vẫn tự hào đã cứu được Phật giáo qua cơn pháp nạn thời đó.Tôi đã cân nhắc và nhận rõ điều này trước khi tham gia đảo chánh. Cũng nên hiểu và thành thật nhìn nhận là trong thời điểm ấy, Tổng Thống Diệm đã dành cho tôi nhiều ân huệ cũng như sự tin tưởng, trọng dụng tôi hơn hẳn nhưng viên chức tướng lãnh của chế độ thời đó.
VH: Trung tướng vừa nói “Chính ông đã cứu Phật giáo qua cơn pháp nạn,” vậy ông có thể trình bày cụ thể sự việc “Cứu” như thế nào không?
TT Tôn Thất Đính: Nếu ai còn nhớ rõ hiện tình Saigòn vào thời điểm 1963, hẳn đều biết đến một Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, ngoài việc đảm nhiệm phần hành chỉ huy quân đoàn III, tôi còn được Tổng Thống Diệm tin tưởng trao thêm chức vụ Tổng trấn Saigon-Gia Định. Mọi hoạt động quân sự trong địa bàn này đều trực thuộc dưới quyền điều động của tôi, điển hình như việc đưa lực lượng đặc biệt của Đại Tá Lê Quang Tung ra khỏi thủ đô Saigon là do sự chấp thuận cuối cùng của tôi. Đến nay, dư luận vẫn nhận rõ “Chỉ có tôi mới giúp đưa cuộc đảo chánh loại bỏ chế độ gia đình trị của Tổng thống Diệm đến thành công và đồng thời, cứu Phật Giáo qua cơn pháp nạn.”
VH: Ông vừa xác nhận “chính trung tướng Tôn Thất Đính đã đóng vai trò quan trọng việc đảo chánh năm 1963.” Vậy, ông có thể từ chối mình cũng đã đóng vai trò quan trọng trong việc “mưu sát” anh em cố Tổng Thống Diệm không?
TT Tôn Thất Đính: Tôi nhìn nhận về mặt tinh thần, tôi có phần trách nhiệm. Nếu không có đảo chánh, làm sao đưa đến cái chết của 2 anh em ông Diệm? Thế nhưng thật sự, trước lúc xảy ra biến cố này, tôi hoàn toàn không được cho biết. Ông Diệm đã vi phạm đến tự do tín ngưỡng của Phật giáo, là điều khó có thể chấp nhận được trong một quốc gia chủ trương tự do, dân chủ. Nhưng dầu thế nào, vẫn không nên quên chính ông Diệm là người đã có công khai sáng nền cộng hòa đầu tiên cho Việt Nam.
VH: Thiết nghĩ trong vai trò lãnh đạo đảo chánh, bắt buộc ông phải tiên liệu được sự kiện mưu sát anh em ông Diệm, có khả năng xảy ra rất nhiều. Nếu đặt lương tâm của vị tướng lãnh chỉ huy chiến dịch đảo chánh trước lịch sử thì với khả năng, quyền hạn của mình trong tay, ông có thể ngăn chận vụ “mưu sát” này không? Hay là ông không muốn ngăn chận?
TT Tôn Thất Đính: Tôi nhìn nhận “Có đủ khả năng ngăn chận” nhưng thật không ngờ, người chủ trương việc này lại là người cầm đầu cuộc đảo chánh. Nhân vật trực tiếp thi hành phần vụ sát hại anh em tổng thống lại chính là sĩ quan tùy viên của tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu cuộc đảo chánh. Tôi dù cũng nắm giữ vị trí then chốt nhưng trong thực tế, chỉ cầm quân đánh thành Cộng Hòa, dinh Độc Lập, nên thú thật lúc dầu sôi lửa bỏng, không có thời giờ suy nghiệm ra chuyện này. Khi biết thì chuyện đã rồi, chúng ta hãy để lịch sử phán xét. Là tướng lãnh chỉ huy, tôi chịu trách nhiệm cả về thành công cũng như thất bại và cả những rủi ro ngoài lượng định.
VH: 48 năm sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm, ngày nay hồi tưởng lại, trung tướng có khi nào nhớ đã nhận tiền của tòa đại sứ Mỹ tài trợ cho các tướng lãnh tham gia đảo chánh không?
TT Tôn Thất Đính: Thật là quá oan ức. Đấy là luận điệu của những người nhiều ác ý. Cá nhân tôi chưa hề nhận bất cứ số tiền nào đến từ phía người Mỹ.
VH: Nếu ông không nhận, liệu có những người khác đã nhận không?
TT Tôn Thất Đính: Tôi không rõ, cũng không biết chuyện người khác.Tuy nhiên, người Mỹ họ không thiển cận để làm những việc bất hợp pháp như thế đâu. Phía người Mỹ đã thúc đẩy chúng tôi đảo chánh vì chính họ cũng chán ngán chế độ ông Diệm. Cho nên, nói trao tiền thì tôi không thấy. Điều mà sau này chúng tôi nhìn nhận đã có phần thiếu trách nhiệm là không đưa được đảo chánh đi đến thành công có ý nghĩa hay đem lại thành quả vững chắc. Việc miền Nam mất vào tay cộng sản cũng là do không đảm đương đúng trách nhiệm mà đồng bào giao phó cho Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, trong đó có tôi. Việc các tướng lãnh giành giật nhau, chia quyền, gây phân hóa quân đội là một trong những nguyên tố đưa đến sự thất bại ngày nay.
VH: Nhìn về những tướng lãnh ngày trước, trung tướng nghĩ gì về đại tướng Nguyễn Khánh?
TT Tôn Thất Đính: Ông Khánh được người Mỹ tín cẩn nhưng đã đi hơi quá. Ông ta không xứng đáng là quốc trưởng lãnh đạo quốc gia lúc đó.
VH: Về việc ra đi không trở lại Việt Nam của cố trung tướng Nguyễn Chánh Thi vào giữa thập niên 60, trung tướng nghĩ thế nào?
TT Tôn Thất Đính: Với tánh khí của tướng Thi, tôi nghĩ trước sau gì rồi cũng đến ngày ông phải ra đi như vậy thôi. Đối với tôi, tướng Nguyễn Chánh Thi có tính cách võ biền nhiều hơn. Ngay cả cuộc đảo chánh năm 1963, trên thực tế ông không phải là người chủ trương mà là một người khác.
VH: Thưa ông, là một thượng nghị sĩ của nền đệ nhị Cộng Hòa, ông có đánh giá nào về cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?
TT Tôn Thất Đính: Về ông Thiệu, tôi có thể nói ông là một người mưu lược. Ông cũng là vị sĩ quan đồng khóa với tôi, khóa I sĩ quan Đập Đá Huế. Tôi nghĩ cho tới giây phút ông ra đi về cõi khác, ông vẫn chưa có câu trả lời về cái chết của những thường dân vô tội do quyết định của ông bỏ rơi Huế, Đà Nẵng cũng như cuộc tháo chạy từ cao nguyên. Lẽ dĩ nhiên chúng ta nhìn nhận ông là người thực sự chống Cộng nhưng bên cạnh đó, ông vẫn là người phải gánh trách nhiệm trước quốc dân đồng bào.
VH: Nếu tóm gọn đánh giá của ông vẫn trong vị thế là một thượng nghị sĩ của chế độ cho đến những ngày cuối cùng, ông có nghĩ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là vị tổng thống xứng đáng của VNCH không?
TT Tôn Thất Đính: Trên cương vị một tướng lãnh, trước sau tôi nhìn nhận ông Thiệu có tinh thần chống cộng. Tuy nhiên, trên bình diện nguyên thủ quốc gia, là tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cho phép tôi được được nói “Ông Thiệu không xứng đáng là tổng thống VNCH.”
VH: Vẫn với tư cách một thượng nghị sĩ VNCH, trung tướng có nhận trách nhiệm đã ít nhiều đưa đến sự ra đi gần như trốn chạy khỏi Việt Nam của người Việt trong và sau biến cố 1975 không?
TT Tôn Thất Đính: Dù muốn dù không, xa hoặc gần, trực tiếp hay gián tiếp, các tướng lãnh và dân cử như tôi đều có trách nhiệm trong việc đổ vỡ gây nên cuộc trốn chạy này. Vị tổng tư lệnh quân đội luôn luôn vẫn là người chịu trách nhiệm. Trong quá khứ, tôi đã từng là tướng tổng trấn, tư lệnh vùng I, II, III, dù tự hào về thành tích chỉ huy của mình nhưng vẫn không khỏi đau buồn và thấy như có phần nào trách nhiệm của người lưu vong hôm nay.
VH: Còn đối với cựu tổng thống Trần Văn Hương?
TT Tôn Thất Đính: Tổng Thống Hương là vị lãnh đạo yêu nước thật tình. Nhưng không may cho vận mạng nước ta, khiến ông đã không cân nhắc chín chắn khi bàn giao lại chức vụ tổng thống cho tướng Dương Văn Minh. Dù sao, giữa cảnh dầu sôi lửa bỏng, ông đã không đắn đo mà can đảm nhận nhiệm vụ lèo lái quốc dân. Lẽ dĩ nhiên, chuyện đời không ai biết điều gì tốt hoặc xấu sẽ xảy đến. Tuy nhiên, nhìn kỹ lại những gì đau đớn nhất đã xảy đến cho quân dân miền nam sau cuộc đầu hàng ngày 30 tháng 4, thấy người chết quá nhiều, trên biển cả, trong rừng sâu. Những hình thái hành hạ độc ác tàn bạo nhất đã được cộng sản áp đặt cho những quân nhân VNCH, ngay cả người dân vô tội cũng bị vạ lây. Vậy, việc đầu hàng có mang lại được gì khá hơn không? Khi đưa vấn đề bàn giao ra quốc hội, chúng tôi đã chống đối nhưng cuối cùng, nhóm đa số vẫn thắng thế. Pháp chế dân chủ là vậy.
VH: Việt Herald cám ơn trung tướng đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn. Trước khi chấm dứt, câu hỏi cuối muốn được đặt ra với trung tướng là về Đại Tướng Dương Văn Minh, người chỉ huy cuộc đảo chánh năm 63, trong đó có cả ông tham dự.
TT Tôn Thất Đính: Trước khi tướng Big Minh ra đi, tôi có ghé thăm ông. Theo nhận xét của tôi, bản thân tướng Minh không có lập trường rõ ràng mà chỉ nghe theo ý kiến người bên cạnh. Tướng lãnh cầm quân không cho phép đầu hàng. Nhưng dù sao ông cũng đã ra người thiên cổ, tôi không muốn nói nhiều.
VH: Nhưng theo trung tướng, lịch sử sẽ đánh giá thế nào nếu sự thật bị cố tình giấu giếm? Khi nhận lời tham dự kế hoạch đảo chánh năm 1963, ông có nghĩ Đại tướng Dương Văn Minh xứng đáng là người lãnh đạo cuộc chính biến lớn lao này không?
TT Tôn Thất Đính: Tôi xin lỗi một lần nữa để trả lời là “Không.”
Đoàn Trọng
Vietherald 05/25/2011
 
Tướng VNCH ĐỖ KẾ GIAI tư lệnh BĐQ QLVNCH trong ngày chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ





T.T.Đỗ Kế Giai


Đỗ Kế Giai (1929-2016), nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn Quân đội Liên hiệp Pháp. Sau này, ông được chuyển sang lĩnh vực Tham mưu và Chỉ huy các đơn vị Bộ binh. Sau cùng, ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Binh chủng Biệt động quân.
Tiểu sử & Binh nghiệp        tuong-do-ke-giai
Ông sinh vào tháng 6 năm 1929, trong một gia đình điền chủ tại Bến Tre, miền Tây Nam phần Việt Nam. Năm 1949, ông tốt nghiệp Trung chương trình Pháp với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).
Quân đội Liên hiệp Pháp
Tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 49/118.249. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt,[2] khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ngày 24 tháng 4 năm 1952, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
sau khi ra trường, ông được chọn phục vụ trong Tiểu đoàn 3 Nhảy dù đồn trú tại Hà Nội. Sau đó chuyển biên chế sang Quân đội Quốc gia. Cuối tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genėve (ngày 20 tháng 7), ông được thăng cấp Trung úy và cùng đơn vị di chuyển vào Nam đồn trú tại Nha Trang.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Cuối tháng 10 năm 1955, sau khi chuyển sang phục vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Đại úy và được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy dù thay thế Đại úy Nguyễn Văn Viên. Tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm.
Trung tuần tháng 11 năm 1960, ông chuyển sang làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù thay thế Thiếu tá Ngô Xuân Soạn.[3] Tháng giêng năm 1962, ông được cử làm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 2 Nhảy dù vừa được thành lập.
Đầu năm 1964, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ trong thời gian 6 tháng. Đến đầu năm 1965, ông được thăng cấp Trung tá và bàn giao Chiến đoàn 2 Nhảy Dù lại cho Thiếu tá Ngô Xuân Nghị.[4] Sau đó, ông được chuyển đi làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 Bộ binh do Đại tá Nguyễn Thanh Sằng làm Tư lệnh.
Tháng 9 năm 1966, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 10 Bộ binh[5] thay thế Thiếu tướng Lữ Lan đi làm Chỉ huy trưởng trường Đại học Quân sự tại Đà Lạt. Ngày quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1967, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Ngày 20 tháng 8 năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 18 lại cho Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ.[6] Sau đó, ông được điều động về phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu.
Tháng 8 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Binh chủng Biệt động quân.[7] Ngày 1 tháng 4 năm 1974, ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.
1975
Vào những ngày cuối của tháng 4, ông thừa lệnh Tổng thống Trần Văn Hương, được sự ủy nhiệm của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu, đứng ra thành lập các Sư đoàn Biệt động quân gồm Sư đoàn 101 và 106, bước đầu đã hình thành nhưng quá trễ vì lực lượng của đối phương đã tiến vào sát Sài Gòn.
Sau ngày 30 tháng 4, ông bị chính quyền mới bắt đi tù và bị lưu đày suốt 17 năm, mãi cho đến ngày 5 tháng 5 năm 1992 ông mới được trả tự do.[8]
Ngày 26 tháng 10 năm 1993, ông được xuất cảnh theo chương trình “Ra đi có trật tự” diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Sau đó, ông đoàn tụ cùng gia đình tại Garland, Tiểu bang Texas, Hoa Kỳ
Ngày 21 tháng 2 năm 2016, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 87 tuổi.
 
Tướng VNCH TRẦN VĂN ĐÔN Tiết Lộ Bí Mật Về Tướng Lãnh Sài Gòn Khi Trả Lời Phỏng Vấn Sau Năm 1975

Tướng Trần Văn Đôn của chế độ Sài Gòn: Chuyên gia trở cờ

08:30 31/03/2008

Người đã một lần phản chủ thì rất có thể sẽ phản chủ thêm nhiều lần khác nữa. Trần Văn Đôn chính là một người như thế.

  
Tướng VNCH Trần Văn Đôn Và Chuyện Tình 1 Đêm Với Đệ Nhất Phu Nhân Madam Nhu Trần Lệ Xuân





Trần Lệ Xuân chuyện chưa kể về quý bà Rồng Lộn!

Đầu năm thì nói chuyện Xuân và chuyện Đẹp là chuẩn rồi nhưng riêng Đài truyền hình quốc gia (VTV) lại bị cộng đồng mạng chửi túi bụi. Lý do là VTV vì dám đưa hình ảnh Trần Lệ Xuân lên sóng truyền hình như một minh chứng cho “vẻ đẹp Việt”. Xét thấy “vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình” chứ làm gì có 1 vẻ đẹp chung cho tất cả nên trộm nghĩ biết đâu VTV cũng có lý của họ. Vậy thì, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân như thế nào để được VTV tôn lên như một đại diện của “vẻ đẹp Việt”?
Bài viết sau đây của gã mồm lông Đạo sỹ Chăn gà, nhận thấy uy lực quả là thâm hậu nên mang về đây cho cô bác đọc chơi. Tựa bài và hình minh họa đã được biên tập lại cho sát nội dung.
XÉT VỀ NGOẠI HÌNH
Trần Lệ Xuân thừa hưởng nét đẹp quý phái từ mẹ, quận chúa Thân Thị Nam Trân, người được cho là có nhan sắc tuyệt mỹ đến độ người Pháp đã đặt cho bà biệt danh “Viên ngọc trai Á châu”. Có thể ở thời kỳ đó, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân – nhất là khi nó đồng hành cùng địa vị xã hội của bà này – là một chuẩn mực của xã hội nhưng nếu so với bây giờ thì nhan sắc ấy cùng chiều cao hạn chế & vòng một khiêm tốn cũng chỉ là “bình thường thôi”!
Điều làm cho Trần Lệ Xuân thường được nhắc đến mỗi khi người ta bàn về nhan sắc Sài Gòn trước 1975 là vì sự nổi bật của bà này trong lĩnh vực thời trang. Một bà “Đệ nhất phu nhân” chói lòa trong nữ trang đắt tiền và áo váy gợi cảm, ở trên tột đỉnh thượng lưu giữa lúc tuyệt đại đa số người dân còn đang lầm than trong cảnh chiến tranh trường kỳ thì đương nhiên là nổi bật và chả có gì có thể nổi bật hơn. Nó có khác gì việc tôi cưỡi con Harley thần thánh lượn lờ giữa bạt ngàn bang chúng Cái bang, bố bảo thiên hạ cũng không dám không trầm trồ!




Cô dâu Trần Lệ Xuân 19 tuổi, năm 1943 tại Hà Nội
Cô dâu Trần Lệ Xuân 19 tuổi, năm 1943 tại Hà Nội
XÉT VỀ TÀI NĂNG
Trần Lệ Xuân được đánh giá là thông minh, sắc sảo nhất trong số 3 chị em của gia đình quý tộc này, lại được theo học tại các trường danh giá nhất đất nước bấy giờ nên khi mới 16 tuổi, bằng con mắt tinh đời, nàng đã quyết định trao thân gửi phận cho Ngô Đình Nhu, một trí thức tây học gần gấp đôi tuổi vì biết đây chính là cơ hội của đời mình.
Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy sự thông minh của bà Nhu được thể hiện trong việc kinh bang tế thế cho tương xứng với vị trí của mình. Điều người ta nhớ nhất về đóng góp của bà “đệ nhất phu nhân” chỉ là sự cách tân bộ áo dài truyền thống bằng cách khoét cổ áo cho thêm phần mát mẻ, vốn là để tiếp sức cho tài năng lớn nhất của mình: “đong trai”.
Chuyện bà Nhu hoang dâm thì cả thế giới đều biết nhưng lạ kỳ là bà vẫn bình an và nhởn nhơ trong một gia đình quyền lực nổi tiếng hà khắc và gia giáo kiểu Đông – Tây kết hợp. Có lẽ vì từ ông anh tổng thống trở xuống đều hiểu rằng sự hoang dâm đó là tài năng kiệt xuất của bà & thực sự thì ngôi vị của gia đình họ Ngô cũng hưởng lợi từ điều đó. Tháng 9/1954, tướng Nguyễn Văn Hinh, viên tướng Việt quyền lực nhất bấy giờ của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” bao vây dinh Norodom đòi lật đổ thủ tướng Diệm. Chính nàng dâu của họ Ngô đã “một mình một bướm”, xông vào tổng hành dinh của tướng Hinh để bắt tướng này “xụi súng”. Sau này, Hinh tâm sự với mấy viên tá cấp dưới: “Ngay từ lần đầu gặp gỡ, moa đã thấy em duyên dáng, dễ thương, nhạy cảm, có ma lực thu hút phái nam. Ngồi nói chuyện với moa, chân cẳng em thay đổi hoài. Đàn bà như vậy ghê lắm. Mấy con đầm cũng vậy. Thằng chồng mà thiếu bản lĩnh thế nào cũng bị nó cho mọc sừng”.
“Tài năng” của bà Nhu “phủ sóng” thì vô cùng tận, từ vua Bảo Đại cho đến thứ dân, từ tướng tá võ biền cho đến nghệ sĩ hào hoa, từ gián điệp đến phóng viên,… tóm lại là với bất cứ ai khiến bà nổi hứng hoặc có thể lợi dụng được để củng cố vị thế cho gia đình họ Ngô. Sự “cống hiến” của nàng dâu họ Trần cho họ Ngô đâu chỉ là những rên siết trên giường mà đôi khi còn suýt phải đánh đổi bằng tính mạng. Chẳng hạn như có lần bà vợ của tướng Trần Văn Đôn đạp cửa phòng nơi tướng Đôn & Nhu phu nhân đang hành lạc, giương súng nhắm bắn “con bướm xinh, con bướm đa tình” của bà Nhu ai dè lại bắn chệch lên vai. Suýt chút nữa thì thế gian mất đi một kỳ quan về bướm!
Trần Lệ Xuân và chồng Ngô Đình NhuTrần Lệ Xuân và chồng Ngô Đình Nhu
Có một điều mỉa mai là tên thánh của Trần Lệ Xuân là Lucy, theo tên nữ thánh Lucia, người đã chọn giữ mình đồng trinh thay vì lấy một kẻ ngoại giáo, nhưng Xuân lại chọn con đường ngược lại: muốn giữ cho mình tất cả trừ “con bướm” được tung bay muôn nơi!
Tài năng của “cái mồm dọc” của bà Nhu giúp đỡ cho ngôi vị của họ Ngô nhiều bao nhiêu thì cái mồm ngang của bà lại phá hoại bấy nhiêu. Nếu như những cuộc khẩu chiến trên nghị trường, những phát ngôn bạt mạng trên báo chí chỉ dừng lại ở mức xì-căng-đan và làm trò cười cho nhân dân lầm than có cái mà chọc ngoáy nhà Ngô tổng thống thì những phát ngôn ngông cuồng, hung hăng, cay nghiệt và ngu xuẩn (về chính trị) trong sự kiện đàn áp Phật giáo năm 1963 chính là góp phần đẩy chế độ nhà Ngô xuống mồ. Chính Kennedy sau này đã giải thích việc Hoa Kỳ đưa ra quyết định loại bỏ gia đình họ Ngô có một phần không nhỏ là vì những hành vi khiến tình hình thêm rối loạn của Trần Lệ Xuân. Kennedy nói về Trần Lệ Xuân như sau: “Con chó cái chết tiệt đó (That goddamn bitch), nó phải chịu trách nhiệm… Con chó cái đó đã bị tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm rối tung tất cả mọi chuyện lên!”.
Chẳng biết Diệm – Nhu khi nằm trong xe 113 có hối hận vì đã không bắt bà Xuân khép mồm dọc được mà cũng chẳng thể bịt nổi mồm ngang của bà ấy?





Trần Lệ Xuân, 06/1962
Trần Lệ Xuân, 06/1962
“Tài năng” & “danh tiếng” của bà Nhu nổi tiếng toàn cầu đến mức báo chí phương tây đặt cho bà cái “hỗn danh” là Dragon Lady mà báo chí Việt sau này dịch ra thành một “mỹ danh” là Phu nhân Rồng, Quý bà rồng (như cuốn sách Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam’s Madame Nhu được dịch thành “Madam Nhu – Trần Lệ Xuân – Quyền lực bà Rồng”). Nên nhớ, Rồng ở phương Tây (dragon) là một loại quái vật, khác hoàn toàn với Rồng ở phương Đông là linh vật biểu tượng cho quyền lực hoàng gia.


Trong ngôn ngữ phương Tây, “dragon lady” có tính cách miệt thị, thường dùng để ám chỉ một khuôn mẫu phụ nữ Á Châu nguy hiểm và dâm đãng, mạnh mẽ, hống hách, ngang ngược và đam mê quyền lực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bấy giờ là McNamara, đã khẳng định điều đó như sau: “Giống như hầu hết những người Mỹ đến đất nước này, và theo tôi, cả nhiều người Việt nữa, tôi thấy bà Nhu là một người sáng sủa, mạnh mẽ và xinh đẹp, nhưng cũng độc ác và mưu mô – một mụ phù thủy thực sự”. Chính vì vậy, “Dragon lady” Trần Lệ Xuân dịch ra tiếng Việt phù hợp nhất phải là “Bà chằn”, là “Cọp cái”,… còn nếu muốn bám sát chữ “rồng” trong nguyên mẫu thì chỉ có “Rồng lộn” là chính xác chứ chẳng thể là một “Long nữ” như cách dịch “bốc thơm” của truyền thông Việt!
(NY51- 24/10/1963) BÀ NHU PHÁT BIỂU, NGƯỜI MỸ PHẢN ỨNG—Khán thính giả Mỹ đã nghe và xem Bà Ngô Đình Nhu cố gắng thuyết phục họ rằng cách của bà hứa hẹn chiến thắng được Chủ nghĩa CS tại Nam VN. Cuộc viếng thăm [nước Mỹ] của bà đã làm dấy lên những phản ứng khác nhau, trong số đó là ý kiến của những người biểu tình chặn đường mang các tấm bảng này tại Washington (AP Wirephoto)
“No Nhus is good news” = không có ông bà Nhu thì tốt hơn cho mọi người – câu này nhại thành ngữ quen thuộc của Mỹ “No news is good news” = không có tin gì tức là tin tốt (mọi chuyện đều bình yên).
“Why are our son dying for Madame Nhu?” =Tại sao các con trai chúng tôi lại phải chết vì Bà Nhu?

XÉT VỀ NHÂN PHẨM
Sự dâm loạn của Trần Lệ Xuân là mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên một hình ảnh gia tộc bạo chúa họ Ngô như một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội thời tao loạn: đầy rẫy bạo lực, lừa lọc, nghiện ngập và đĩ điếm. Nếu như sự lăng loàn của Xuân là nguyên nhân gây bất hòa trong đại gia đình Ngô tổng thống thì sự ngông cuồng, lộng quyền và tàn ác của Xuân trong vụ đàn áp Phật giáo cũng là dấu chấm hết cho tình cảm với cha mẹ ruột của mình.
Để phản đối vụ đàn áp, ông bà nhạc của Nhu là Trần Văn Chương (đại sứ tại Mỹ) và Thân Thị Nam Trân (một quan sát viên của chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc) đã từ chức. Khi Diệm – Nhu còn đang bối rối thì Trần Lệ Xuân đề nghị giải pháp xuyên tạc sự thật bằng cách “sửa sai” hai chữ “từ chức” thành “bãi chức”, để đối phó với cha mẹ mình. Trước sự ngỗ ngược của con gái, ông bà Trần Văn Chương đã tuyên bố từ con và tiếp tục lên tiếng công kích Diệm – Nhu, nghiêm khắc phê phán Trần Lệ Xuân vô lễ, mất tư cách và mất nhân tính. Để đáp trả, Nhu phát biểu trên báo chí: “Tôi sẽ cắt đầu lão ta. Tôi sẽ treo lão ta ở giữa quảng trường và để lão ấy treo lủng lẳng ở đó. Vợ tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ thắt nút treo cổ vì cô ấy tự hào là người Việt Nam và cô ấy là một người yêu nước”!

Thật là một gia đình hạnh phúc!





Biểu tình chống Diệm tại sân bay O'Hare Airport khi Trần Lệ Xuân đến Mỹ, 10/1963
Biểu tình chống Diệm tại sân bay O’Hare Airport khi Trần Lệ Xuân đến Mỹ, 10/1963
Với “đạo hạnh” như thế, người ta bảo Trần Lệ Xuân đã chịu quả báo khi liên tiếp sau đó phải chứng kiến những thảm họa trong gia đình: Chồng và anh em thì bị giết trong đảo chính, con gái yêu nhất Lệ Thủy (nhìn rất giống Trần Lệ Xuân) thì chết vì tai nạn xe khi mới 27 tuổi, bố mẹ ruột thì bị chính em trai Trần Văn Khiêm giết chết; bản thân thì vơ vét được tài sản khổng lồ hàng tỷ USD nhưng khi lưu vong thì lại chẳng còn gì, phải kiếm tiền bằng cách trả lời phỏng vấn báo giới.
Trần Lệ Xuân tưởng như là may mắn khi không bị lính đảo chính giết chết hoặc bị đám đông cuồng nộ treo cổ vào ngày 1/11/1963 định mệnh vì khi đó bà cùng con gái Lệ Thủy đang “công cán” tại Mỹ, nhưng phải chăng số phận bắt bà ta phải sống để chứng kiến sự sụp đổ bi thảm của gia đình mình?

Los Angeles, 02/11 Bà Nhu tố Mỹ đảo chính Ngô Đình Nhu trong buổi họp báo tại Beverly Hills hôm nay rằng bà ta tố Mỹ đã để quân đội đảo chính lật đổ chế độ cầm quyền của gia đình bà tại Miền nam Việt Nam. Bà ta cũng đổ lỗi cho mỹ về bất kỳ thứ gì đã xảy ra cho chồng và ba đứa con.
\
Cái Đẹp của VTV
Với một hình tượng Trần Lệ Xuân như thế lại nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng “vẻ đẹp Việt” trong con mắt của VTV, dẫu bỏ qua yếu tố chính trị, phải chăng tiêu chí về Đẹp của VTV có khác người quá chăng? Nhưng ngẫm kỹ thì thấy, chả phải là trong xã hội kim tiền thời nay, có thiếu gì kẻ tiến thân bằng con đường như Trần Lệ Xuân đâu, đặc biệt là trong giới báo chí truyền thông và showbiz? Chả phải nhan sắc bấy lâu nay đã trở thành món hàng mua bán đại trà trên các “hội chợ sắc đẹp” núp bóng “Cuộc thi sắc đẹp” ngày càng nở rộ? Chả phải các cô gái “ngành” cũng vẫn nghiễm nhiên “chiếm sóng” nhà đài & tung tăng trên mặt báo đó thôi? Ngay tại VTV, mới đây cũng có một “bà rồng”, người làm cái phóng sự “eo ơi” ở Syria, phải giã từ sự nghiệp đang lên như diều gặp gió hay sao? Giữa môi trường văn hóa như vậy, (nói về văn hóa, hình như VTV cũng có cô BTV gì đó bị “bệnh tâm thần” nhưng vẫn thường xuyên làm các chương trình về văn hóa của đài), nên có lẽ các cán bộ nhà đài có cái nhìn lệch lạc về “Vẻ đẹp Việt” cũng là điều dễ hiểu!
Mà nếu đưa yếu tố chính trị vào, biết đâu đó, nhà đài muốn “dựng” hình ảnh Trần Lệ Xuân dậy, qua đó gián tiếp lôi nhà Ngô ra, để cho bàn dân thiên hạ có cái mà đàm tiếu, chửi rủa?! Kẻ làm việc xấu đã chết đi rồi thì phần thưởng lớn nhất cho họ và con cháu họ là bị người đời lãng quên, chứ như VTV nói riêng và truyền thông Việt nói chung, lâu lâu lại lôi họ dậy để “xức dầu thơm”, có khác gì để làm bia cho miệng đời tiếp tục phỉ nhổ!?
Thâm vậy thì thâm quá, nhà đài ơi!




Trần Lệ Xuân, một tuần sau ngày 30/04/1975 tại New York.
Trần Lệ Xuân, một tuần sau ngày 30/04/1975 tại New York.
 
Phu Nhân VNCH TRẦN LỆ XUÂN - Qủa Báo Sau Gần 10 Năm “Tề Gia Trị Quốc” Bên Cạnh NGÔ ĐÌNH NHU

Bà Trần Lệ Xuân qua đời: Số phận chìm nổi của đệ nhất phu nhân

Trong dòng họ Ngô Đình, Trần Lệ Xuân là một người con dâu đặc biệt, không giống ai.
Mỗi khi nhắc đến gia đình họ Ngô, mọi người đều biết cặp Ngô Đình Nhu – Trần Lệ Xuân. Dù đứng trong bóng tối của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng quyền uy lại khuynh đảo cả miền Nam trước năm 1975.
Theo một số nguồn tư liệu, bà Trần Lệ Xuân sinh năm 1924 tại Huế (cũng có tài liệu ghi là Hà Nội) trong một gia đình rất có máu mặt. Xét về phả hệ, trong huyết mạch Trần Lệ Xuân có cả dòng máu của vua Đồng Khánh. Cha Trần Lệ Xuân là ông Trần Văn Chương, một vị luật sư thời đó. (Về sau, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông Trần Văn Chương có thời gian được cử làm đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Mỹ. Kết cục của vị luật sư này hết sức bị thảm: cuối tháng 7/1986, ông bà Trần Văn Chương đã bị người con trai bị bệnh tâm thần là Trần Văn Khiêm sát hại trong chính căn nhà của họ ở Washington D.C, Mỹ. Cảnh sát Mỹ đã phải tha bổng sát thủ Trần Văn Khiêm vì căn bệnh của y nhưng cũng trục xuất y ra khỏi biên giới sang Pháp. Và thực lạ là, ở Pháp, Khiêm lại sống rất bình thường. Có người cho rằng, trong chuyện này có một nghi án chính trị nào đó…).
Bà Trần Lệ Xuân cùng chồng (Ảnh: Internet)
Bà Trần Lệ Xuân cùng chồng
(Ảnh: Internet)
 Bà Trần Lệ Xuân lớn lên ở Hà Nội, từng theo học Trường Albert Sarraut và đã tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943, Trần Lệ Xuân kết hôn với người con trai thứ sáu của dòng họ Ngô Đình là Ngô Đình Nhu và bỏ đạo Phật theo đạo Thiên chúa của gia đình chồng.

Năm 1955, khi Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn lên làm tổng thống của cái gọi là nền đệ nhất cộng hòa ở Sài Gòn, Ngô Đình Nhu được cử làm cố vấn đặc biệt. Đánh giá một cách công bằng, đây là nhân vật có vai trò cực kỳ quan trọng trong bộ máy quyền lực của chế độ Ngô Đình Diệm. Xuất giá tòng phu, Trần Lệ Xuân cũng nghiễm nhiên có được một vị trí nổi bật trong chính trường Sài Gòn khi đó.

Tuy nhiên, bản tính "sâu sắc như cơi đựng trầu", Trần Lệ Xuân đã có ảnh hưởng tiêu cực tới "nghiệp lớn" của gia đình chồng. Bà Trần Lệ Xuân được bầu vào quốc hội Sài Gòn, (tức là làm dân biểu), được giữ chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thậm chí còn được gọi là đệ nhất phu nhân vì Ngô Đình Diệm không lập gia đình. Bản thân Ngô Đình Diệm cũng tương đối vì nể cô em dâu sắc sảo, bạo nói, bạo làm. Còn Ngô Đình Nhu thì khi ở thế thượng phong có thể bắt nạt cả thiên hạ nhưng trước mặt vợ vẫn luôn nhũn như con chi chi vì thực tâm rất ngại ầm ĩ chuyện riêng tư…

Ngồi ở cương vị cao và luôn bị thiên hạ trông vào như thế nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên cách hành xử rất nhiều khi khinh suất. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng chính bà Trần Lệ Xuân và cả giám mục Ngô Đình Thục đã "đổ thêm dầu vào lửa" khiến cho chế độ gia đình trị của Ngô Đình Diệm sớm bị xóa sổ ở miền Nam.

Tháng 10/1963, có lẽ nhận thấy sự thất thế của triều đại Ngô Đình trong con mắt các đồng minh thân cận, Trần Lệ Xuân cùng con gái lớn là Ngô Đình Lệ Thủy đi Mỹ và Rome với dự định sẽ to tiếng la làng về một âm mưu đảo chính có thể xảy ra.

Ngày 1/11/1963, khi Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu rồi cả Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tới ngày 15/11/1963, hai mẹ con bà Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles sau khi tuyên bố: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi".

Sau năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng các con chuyển về sinh sống tại La Mã, nơi giám mục Ngô Đình Thục đang cư trú. Ngày 13/12/1984, mấy mẹ con bà nhận được tin giám mục Thục từ trần tại Mỹ sau mấy năm bị khủng hoảng tinh thần. Lúc còn ở Việt Nam hay khi sống lưu vong ở nước ngoài, giám mục Ngô Đình Thục lúc nào cũng yêu thương mẹ con bà.

Do vậy, ông không chỉ là người thân ruột thịt, mà còn là ân nhân nơi đất khách quê người của Trần Lệ Xuân. Người ta nói, nhà cửa của mẹ con bà ở La Mã đều do ông mua sắm và còn cung cấp cả tiền bạc cho con cái bà ăn học nữa.

Khi được tin giám mục Ngô Đình Thục qua đời, mẹ con bà Nhu định sang Mỹ chịu tang. Nhưng chẳng biết vì sao, có lẽ do xích mích trong gia đình, ông Ngô Đình Luyện, em út trong gia đình họ Ngô đã cấm không cho mẹ con bà sang dự tang lễ.

Gần hai năm sau, ngày 28/7/1986, bà Xuân nhận được điện thoại của em ruột là Trần Văn Khiêm, báo tin cha mẹ ruột là ông bà Trần Văn Chương qua đời, nhưng không rõ nguyên nhân. Sau đó, Khiêm bị cảnh sát FBI bắt, do có liên can đến cái chết của hai người này. Cha mẹ ruột qua đời, bà Nhu cũng không thể qua Mỹ chịu tang.

Đến năm 1990, người em út của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Luyện qua đời tại Paris vì bệnh. Mẹ con bà Nhu cũng không thể đến dự tang, do trước đó có xích mích với nhau. Cuộc đời bà Trần Lệ Xuân, từng chứng kiến 10 đám tang, đều bất đắc kỳ tử của người thân, từng khóc hết nước mắt, nhưng không lần nào được tham dự tang lễ.

Vào tháng 3/2002, luật sư Trương Phú Thứ có sang Paris chơi, và đã đến thăm bà quả phụ Ngô Đình Nhu, chụp được tấm ảnh của bà. Khi về đến Hoa Kỳ, ông Thứ có viết một bài khá dài về bà.

Luật sư Trương Phú Thứ cho biết: bà Nhu sống một mình trong căn hộ của một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel. Bà có hai căn ở tầng thứ 11, tại một khu vực đẹp và đắt tiền nhất Paris. Bà ở một căn, căn còn lại cho thuê để sinh sống. Đó là nguồn thu nhập duy nhất, đủ để sống, không cần nhờ vả đến các con. Bà sống ẩn dật, âm thầm lẻ loi, đến mức cựu trung tướng quân đội Sài Gòn Trần Văn Trung, rất quen thuộc với cộng đồng người Việt tại Paris, cũng tưởng bà Nhu đang sống ở Italia.

Bà Nhu tuy đã ngoài 80, nhưng vẫn khỏe mạnh. Bà đi đứng nhanh nhẹn, lưng thẳng, đôi mắt to và sáng. Căn nhà bà Nhu khá tầm thường, với hai phòng ngủ và một phòng khách. Trên tường phòng khách còn treo vài bức ảnh lớn của Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và con gái lớn Ngô Đình Lệ Thủy. Bà Nhu bác bỏ tin đồn chuyện một người Pháp giàu có biếu giám mục Thục số tiền lớn, sau đó ông cho bà để mua căn hộ này. Rồi bà dành dụm thêm để mua căn nữa. Sự thật không phải thế. Bà Nhu trực tiếp nhận được tiền từ một ân nhân ẩn danh. Sau đó bà nhờ một cựu bộ trưởng thời De Gaulle giúp mua cho hai căn hộ này.
Bà Trần Lệ Xuân
Bà Trần Lệ Xuân
Trần Lệ Xuân nói: “Mấy thanh niên Việt Nam mới đến Pháp, bơ vơ, tôi cho tạm trú ở căn hộ này, không lấy tiền nhà và điện nước. Một thời gian sau, họ có thân nhân đón đi hay mua nhà riêng, tôi mới cho một nhà ngoại giao Nhật thuê. Bà còn tiết lộ vị ân nhân đó chính là bà Capici, một phụ nữ Italia từng nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Bà Nhu chưa từng gặp mặt vị ân nhân này, và mãi 4 năm sau khi bà này tạ thế, Trần Lệ Xuân mới biết rõ thân thế và sự nghiệp!

Trên bức tường ngăn phòng khách và nhà bếp, có treo bức ảnh đen trắng “Biệt điện Trần Lệ Xuân” ở Đà Lạt. Bà không hề có ý định trở về thăm Việt Nam. Khi nói về con cái, bà Nhu có vẻ hãnh diện. Con trai lớn là Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp, năm nay 57 tuổi, lấy vợ Italia, có 3 con trai, 1 gái. Bà Nhu khoe những đứa cháu nội, con trai ông Trác: Ai cũng cao 1,8 mét, to lớn và rất đẹp trai. Vợ ông Trác thuộc dòng dõi quý tộc, rất giàu có. Ông Trác chế tạo được nhiều nông cụ thích hợp cho canh tác những mảnh đất nhỏ. Gia đình ông có một biệt thự to và đẹp ở nội thành La Mã, có dáng dấp như một tu viện cổ. Bà Nhu từng ở đây nhiều năm, khiến có tin đồn đoán bà sống trong một tu viện Công giáo!

Người con thứ nhì là Ngô Đình Quỳnh cũng đã ngoài 50 tuổi, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kinh tế và Thương mại - ESEC. Đây là trường tư thục cao cấp, mức học phí rất lớn. Sinh viên phải thi tuyển gắt gao, nhưng khi tốt nghiệp lại được nhiều cơ quan tài chính quốc tế trọng dụng. Khi Quỳnh học, bà Nhu không đủ tiền học phí để đóng, phải ký giấy xin khất nợ. Hiện ông Quỳnh làm đại diện thương mại cho một công ty Hoa Kỳ ở Bruxelles, thủ đô nước Bỉ. Ông ta không có vợ con, bà Nhu nói: “Nó giống ông bác ruột (Ngô Đình Diệm)”.

Cô gái út, Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ luật, Trường đại học Rome. Lệ Quyên là luật sư ngành công pháp quốc tế rất nổi tiếng, nhưng chỉ được mời thỉnh giảng tại Đại học Rome. Lý do: Cô không gia nhập quốc tịch Italia! Luật pháp xứ này không cho phép người không có quốc tịch làm giáo sư chính thức. Lệ Quyên được mời tham dự nhiều hội nghị quốc tế và đã công bố nhiều tham luận xuất sắc. Cô lấy chồng người Italia, nhưng đứa con trai lại lấy họ mẹ: Ngô Đình Sơn, khiến cho bà Nhu rất hãnh diện.

Mỗi sáng sớm, bất kể thời tiết nóng lạnh, bà Nhu đều đi bộ chừng 10 phút đến nhà thờ Saint-Paul dự lễ. Sau thánh lễ, bà ở lại giúp dọn dẹp nhà thờ và xếp đặt trưng bày hoa, nến. Ngày Chủ nhật, bà còn dạy giáo lý cho trẻ con.

Bà Nhu rất ít đi mua sắm. Nói đến áo quần, bà có vẻ đăm chiêu:“Ở Sài Gòn nóng quá, nên tôi mặc áo dài hở cổ, khiến Tổng thống không bằng lòng”. Chiếc áo dài hở cổ được đặt tên “kiểu áo bà Nhu” một thời là mốt thời thượng ở Sài Gòn. Bà nói: “Nhiều khi tôi phải đại diện chính phủ tiếp phu nhân các nước mà chẳng có đồ trang sức nào cả. Có một bà bộ trưởng muốn bán số đá rubi trang sức, tôi xin Tổng thống Diệm số tiền 6 ngàn đồng, để mua lại. Ông bằng lòng, nhưng buộc phải viết giấy biên nhận, ghi đầy đủ lai lịch từng món. Đó là lần duy nhất ông Diệm cho tôi tiền, và bây giờ cũng không còn nhớ chúng thất lạc ở mô!”.

Bà Nhu kể lại: Dịp mùa xuân 1975, hệ thống Đài truyền thanh Mỹ, NBC có xin phỏng vấn 30 phút. Bà chấp nhận và đòi thù lao 10.000 USD và 2 vé máy bay khứ hồi hạng nhất Paris - Washington, để dẫn Lệ Quyên đi thăm ông bà ngoại, Trần Văn Chương. Đó là lần duy nhất bà đi Mỹ và cũng là lần duy nhất bà xuất hiện trên truyền thông quốc tế sau năm 1963. Ngoài ra bà chưa từng gặp gỡ hoặc tiếp xúc với bất kỳ báo chí Việt ngữ dưới bất kỳ hình thức nào.
* * *
Năm 2002, một luật sư người Việt từ Mỹ sang chơi Paris đã có dịp trực tiếp gặp Trần Lệ Xuân ở Paris và đã ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của mình. Theo đó, khi ấy, Trần Lệ Xuân ở một mình trong một căn hộ ở tầng thứ 11 thuộc một tòa nhà mới xây gần tháp Eiffel, nơi cư dân chủ yếu là các nhân viên ngoại giao từ các nước tới làm việc ở thủ đô Pháp.

Đó là một chung cư có những nét kiến trúc đương đại giống như một cái hộp khổng lồ bằng kính, có lẽ đã được tạo dựng từ 30 đến 40 năm. Trần Lệ Xuân sở hữu hai căn hộ liền kề nhau (theo lời Trần Lệ Xuân, tiền mua hai căn hộ là do giám mục Ngô Đình Thục cho. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy: nguồn tiền đó là do một người ẩn danh tặng cho Trần Lệ Xuân).

Trần Lệ Xuân ở một căn hộ, có hai phòng ngủ và một phòng khách; còn căn hộ kia thì cho một nhà ngoại giao Nhật Bản thuê, để có thêm tiền sinh hoạt. Món tiền cho thuê nhà cũng là món lợi tức duy nhất của Trần Lệ Xuân, để có thể đủ tiền sống mà không phải nhờ cậy tới con cái. Tại Paris, bà Trần Lệ Xuân sống mai danh ẩn tích đến nỗi nhiều người Việt cư trú lâu năm ở đây và có những mối quan hệ rộng rãi vẫn tưởng bà đang ở bên Italia…

Theo cảm nhận của người khách Việt khi tới thăm Trần Lệ Xuân ở Paris năm 2002, dù xa nhà lâu năm nhưng Trần Lệ Xuân vẫn giữ nguyên giọng nói đặc Huế, không vồn vã nhưng cũng không quá lạnh nhạt.

Ba người con của Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đều đã phương trưởng. Người con trai lớn Ngô Đình Trác từng tốt nghiệp kỹ sư canh nông, lấy vợ người Italia và đã có 4 con, (3 trai, 1 gái). Người con trai thứ hai là Ngô Đình Quỳnh, từng tốt nghiệp Trường ESEC (Ecole Superrieur de I'Economie et du Commerc  (ESEC, một trường tư đào tạo các chuyên gia kinh tế và tài chính, có học trình chặt chẽ và học phí rất cao). Cô con gái út Ngô Đình Lệ Quyên có bằng tiến sĩ Luật từ Trường Đại học Rome…

Trần Lệ Xuân đã viết được một cuốn hồi ký bằng tiếng Pháp rồi sau đó được dịch ra tiếng Italia, Anh và Việt Nam. Theo người đàn bà này tâm sự, cuốn hồi ký đó chỉ có thể được công bố sau khi bà qua đời.

Theo ANTG - CAND

 
Choáng Với Bảng Thành Tích "mây mưa" Của Madam Nhu Trần Lệ Xuân Với Các Tướng Lĩnh VNCH
 
Madam Nhu TRẦN LỆ XUÂN - Thông Đồng Với Nhà Họ Ngô Giăng Bẫy Cha Đẻ Mình, Ông TRẦN VĂN CHƯƠNG
 
TRẦN LỆ XUÂN Đứng Sau Anh Em NGÔ ĐÌNH DIỆM Đạo Diễn Màn "Nướng" Các Vị Sư Như Thế Nào
 
Đại Úy ĐỖ THỌ VNCH Tiết Lộ Làn Sóng Ngầm Giữa Anh Em Ngô Đình Diệm Với Phu Nhân TRẦN LỆ XUÂN
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH