CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 299
(ĐC sưu tầm trên NET)
Mảnh
viết còn tiết lộ thêm yêu cầu táo tợn: giao 200 nghìn đô tiền mặt
(tương đương 1,2 USD tỷ giá hiện nay) kèm theo 4 chiếc dù lượn để đổi
lấy sự an toàn của toàn bộ 36 hành khách.
Cuối cùng, DB Cooper đã được thoả nguyện yêu cầu khi máy bay đáp xuống Seattle. Hắn nhận tiền từ FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) rồi yêu cầu máy bay đi tiếp về phía Mexico City. Sau đó, hắn đòi cơ trưởng cho hạ máy bay xuống độ cao dưới 3 km và vận tốc dưới 100 m/s. Khoảng đâu đó giữa Seattle với Reno vào lúc hơn 8 giờ tối một chút, Cooper đã hạ mình từ phía sau máy bay và bung dù nhảy xuống cánh rừng bên dưới trước sự kinh ngạc tột độ của tất cả mọi người chứng kiến.
Chuyến bay sau đó đáp xuống an toàn, tuy nhiên DB Cooper đã biến mất không dấu vết vào màn đêm, trở thành bí ẩn khiến các nhà điều tra đau đầu. Đây chính là vụ án không tặc chưa bao giờ được phá giải của nước Mỹ, được truyền thông gọi là "vụ điều tra dài hơi và kiệt sức nhất trong lịch sử FBI".
Khoanh vùng nơi Cooper nhảy xuống, nhà điều tra chỉ tìm thấy những tờ đô la cháy sém - hậu quả của việc nhảy từ trên cao, nhưng lại không có các dấu vết thi thể. Trên máy bay, DB Cooper cũng để lại một thứ khá kì lạ - chiếc cà vạt. Chính nó đã giúp loại bỏ hơn 800 kẻ tình nghi nhờ dấu vết ADN nhưng cũng làm giới điều tra đi vào bế tắc.
Giữa lúc đó, các cánh thư kí tên DB Cooper đã gửi về cho FBI từ nhiều nơi khác nhau khắp nước Mỹ. Một trong số đó viết rằng: "Xin hãy nói cho cảnh sát biết, DB Cooper không phải tên (thật) của tôi".
Một trong những lá thư (được cho là từ DB Cooper) gửi về sớm nhất là vào ngày 30/11/1971, khi vụ cướp còn "nóng hổi". Bức thư được giải mã và thông điệp hiện ra là: "Nếu bị bắt tôi là CIA... RWR". Các nhà điều tra cho rằng, ngụ ý lá thư nói nếu như bị bắt giữ, hãy cẩn trọng vì tôi là mật vụ của CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ). RWR có thể là tên viết tắt của RackstraW Robert.
Một bức thư khác lại có nội dung sau khi giải mã là: "Liệu FBI có thể bắt tôi... SWS". Theo tác giả chuyên "săn lùng" DB Cooper - ông Thomas Colbert, thì SWS có lẽ chỉ Special Warfare School (Trường chiến tranh đặc biệt) - nơi dạy mã khoá và giải mã mật thư cho các cựu chiến binh.
Trên đây là 2 lá thư đáng chú ý nhất xoay quanh DB Cooper: bức đầu tiên chuẩn bị đường thoát thân nếu bị bắt (thông qua việc tiết lộ thân phận CIA), bức thứ hai lại thách thức nhà điều tra tìm ra mình. Có thể thấy nếu những bức thư là thật, chân dung DB Cooper hiện lên sẽ như một kẻ tự phụ, thích chơi đùa... Ngoài ra, có 2 lá thư được gửi từ vùng quê khá hẻo lánh nằm sâu trong dãy núi ở bang California - cũng là quê nhà thời thơ ấu của Rackstraw.
Giữa
muôn trùng lời đồn đoán, FBI không thể làm ngơ nghi phạm số 1 này. Bảy
năm kể sau vụ cướp (1978), Rackstraw bắt đầu bị cảnh sát để ý. "Có quá nhiều thứ trùng hợp giữa ông ta và DB Cooper" - trích lời một nhà điều tra.
Một
trong những điều trùng hợp ấy là gì? Rackstraw vừa bị cáo buộc lừa đảo
ngân phiếu 75.000 đô, khi bị bắt thì... bỏ trốn sang Iran để dạy lái
trực thăng. Cùng lúc, cảnh sát lục soát nhà Rackstraw và
tìm thấy 14 cây súng trường, gần 70 kg thuốc nổ. Một sự kiện đáng chú ý
hơn nữa: thi thể của cha dượng Rackstraw - ông Philip - được tìm thấy
tại nhà riêng, trên đầu có 2 vết đạn bắn.
Ít lâu sau, Rackstraw mất việc ở Iran và bị áp giải về Mỹ, nhận 2 cáo buộc là mưu sát cha dượng và lừa đảo ngân phiếu. Tuy nhiên, cáo buộc giết người sau đó được dỡ bỏ do không đủ bằng chứng, đối với tội còn lại, Rackstraw cũng được cho bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử.
Nhưng con người táo tợn này không an phận, ông ta lái máy bay giả vờ lao xuống vịnh Monterey, bang California để nguỵ tạo cái chết của mình. FBI sau đó tìm thấy Rackstraw - hoàn toàn khoẻ mạnh và còn đặc biệt mưu mô gian xảo, sở hữu nhiều kĩ năng lẫn tính cách của một tên không tặc khét tiếng!
Khi được phóng viên đài KNBC đặt câu hỏi "Ông có phải là DB Cooper hay không?", Rackstraw đã trả lời cùng với một nụ cười gượng gạo: "Uh, tôi sợ độ cao". Phóng
viên xoáy vào lý lịch của Rackstraw, khẳng định ông từng phục vụ trong
không quân và được huấn luyện nhảy dù thì lẽ nào lại sợ độ cao, trái
lại, ông Racksaw "hoàn toàn đủ khả năng trở thành DB Cooper"! Nghi phạm lại đáp: "Cũng có thể, cũng có thể".
Tuy nhiên khi mối nghi ngờ đều chĩa về phía mình, Rackstraw đã "vô tình" thoát ra. Ấy là vì tại bang Washington lúc đó, món tiền bị đánh cắp trên máy bay được tìm thấy - vừa khéo để giải nguy cho Rackstraw!
Khi tác giả Colbert công khai gán cho Rackstraw chính là DB Cooper, luật sư của ông đã sửng cồ lên: "Đó là điều ngu xuẩn nhất tôi từng nghe đấy".
Tuy nhiên, bản thân Rackstraw lại bình tĩnh hơn nhiều. Trong một cú
điện thoại phỏng vấn với "đối thủ truyền kiếp" Colbert, cựu chiến binh
đã nói: "Chưa hề phủ nhận điều gì cả, bạn tôi ơi". Ngừng một lát, Rackstraw bổ sung: "Đã kí tên vào tờ khai với cảnh sát cơ mà, mọi lời khai là thật". Tính
cách của con người này - xảo quyệt, lấp lửng, thích chơi trò "mèo vờn
chuột" - khiến công chúng không thể nào ngừng liên tưởng ông ta với DB
Cooper.
Nhưng cuối cùng, Rackstraw chỉ phải ngồi tù 1 năm liên quan đến tội lừa đảo, sau đó vẫn đi dạy các khoá học về luật hoà giải rồi về nghỉ hưu ở thành phố Riverside, bang California, có thời gian rảnh thì lái du thuyền dạo biển...
Rackstraw qua đời, có lẽ ông cũng đem theo những kí ức của mình chôn sâu dưới lòng đất, khép lại vụ án rúng động một thời trong hai chữ "bí ẩn".
"Tôi đã liên hệ với gia đình Rackstraw ở 6 bang nước Mỹ và hay tin ông ấy qua đời. Mặc dù đội ngũ của tôi tin rằng ông ấy là Cooper, nhưng chắc chắn, Rackstraw cũng là một người chồng, người bố, ông nội và ông cố nội. Xin được thành kính chia sẻ với gia đình" - tác gia Thomas Colbert cho biết. Colber là 1 trong những người chắp bút nên quyển sách "The Last Master Outlaw" (tạm dịch: Bậc thầy lách luật) kể lại quá trình điều tra danh tính của Cooper và chỉ điểm nghi phạm Robert Rackstraw.
Đập vỡ đầu người phụ nữ ngoại quốc, dùng cọc tre đóng xác dìm xuống mương | Hành trình phá án
Nữ du học sinh Trung Quốc bị cưỡng hiếp, sát hại dã man ở Mỹ, gia đình đòi công lý suốt 2 năm vẫn không thể tìm thấy thi thể con
Vụ mưu sát dã man gây xôn xao dư luận ở Mỹ và Trung Quốc vừa đi đến hồi kết, tuy nhiên tại phiên xét xử hôm 18/7, gia đình nạn nhân vẫn không thể nhận được lời đáp cho những câu hỏi đau đáu về cái chết nhiều uẩn khúc của con gái.
- Vụ án giết trẻ liên hoàn ở Trung Quốc: Tên đồ tể dụ dỗ và sát hại 6 đứa trẻ, chết rồi vẫn để lại nỗi oán hận thấu trời xanh
- Vụ án Giang Ca: Nữ du học sinh bỏ mạng nơi đất khách và bí mật sau bộ mặt đồng hương "đội lốt" bạn thân
- Vụ án gây phẫn nộ trong cộng đồng người Mỹ gốc Á: Đám cưới biến thành đám tang trong chốc lát, kẻ giết người ung dung hưởng cuộc sống tự do
Cách đây hơn 2 năm, Zhang Yingying (26 tuổi) sau khi lấy bằng
thạc sĩ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) đã lên đường đến Mỹ làm nghiên cứu
sinh tại Đại học Illinois nhưng không bao giờ quay trở về.
Ngày 9/6/2017 khi Yingying đang chờ xe buýt thì một chiếc ô tô trườn tới, người đàn ông cao lớn trong xe nói mình là mật vụ và yêu cầu cô bước lên. Sau đó, hắn đã chở Yingying đi hàng trăm cây số rồi dùng vũ lực cưỡng hiếp, giết hại và phân xác nạn nhân.
Gã đàn ông đó là Brendt Christensen (30 tuổi), một cựu nghiên cứu sinh tại cùng trường Đại học Illinois. Sau 2 năm trải qua nhiều phiên tòa xét xử, vào hôm qua 18/7, bị cáo Christensen đã bị kết án tù chung thân.
Công tố viên và gia đình nạn nhân đã đề nghị tử hình Christensen nhưng bồi thẩm đoàn không thể nhất trí, và cuối cùng án chung thân được định đoạt. Sau khi nghe tòa tuyên bố mình thoát án tử, Christensen hơi rụt đầu lại và khẽ mỉm cười về phía mẹ của mình.
Trong khi đó, bố mẹ của nạn nhân Yingying - lặn lội từ Trung Quốc sang tham dự phiên xử - đã cầu xin bị cáo nói cho họ biết đã giấu thi thể của con gái ở đâu để gia đình có thể đưa về quê nhà an táng. Người bố Zhang Ronggao nói: "Nếu anh còn chút nhân tính nào, xin hãy kết thúc sự chịu đựng của chúng tôi. Xin hãy cho chúng tôi được đưa Yingying trở về nhà".
Mẹ của nữ nghiên cứu sinh xấu số - bà Lifeng Ye - cũng có những tiết lộ đau nhói. Ye cho biết gia đình suốt hơn 2 năm qua đã gục ngã vì sự ra đi đột ngột của con gái. Người mẹ kể rằng cô con gái 26 tuổi luôn ấp ủ ước mơ học cao hiểu rộng, trở thành một giảng viên tài giỏi nhằm giúp đỡ bố mẹ già yếu, xuất thân trong gia đình lao động. "Làm sao tôi có thể tiếp tục sống nếu thiếu con bé? Tôi thật sự chẳng còn thiết sống nữa" - bà Ye bày tỏ.
Được
biết, Yingying bị sát hại khi chỉ còn vài tháng nữa là hoàn thành khóa
nghiên cứu ở Mỹ và về quê nhà làm đám cưới. Mẹ nạn nhân chia sẻ: "Con gái tôi còn chưa mặc thử áo cưới. Tôi thật sự rất muốn được làm bà ngoại".
Ở một diễn biến khác của phiên xử, bố mẹ của bị cáo Christensen cũng ra làm chứng và xin tòa giảm nhẹ mức án cho con mình. Người bố Michael Christensen nói ông vô cùng đau khổ khi hình dung về những việc con trai đã làm - những lời này khiến bị cáo rơi nước mắt dù y rất hiếm thể hiện cảm xúc trong suốt phiên xét xử.
Bị cáo Brendt Christensen sinh ra và lớn lên ở bang Wisconsin, Mỹ. Y bắt đầu nghiên cứu tại Đại học Illinois theo chương trình tài năng dành cho bậc tiến sĩ vào năm 2013. Tuy nhiên, dù đạt được nhiều thành tích về mặt học thuật nhưng Christensen đã mắc phải các bệnh tâm thần suốt nhiều năm liền - theo lời luật sư bào chữa khẳng định.
Luật sư cũng cho biết Christensen đã ám ảnh về việc giết người trước khi gây án. "Điều diễn ra tiếp theo là... một cuộc chiến giữa Christensen với những bóng đen tội ác trong đầu anh ta, và dần dần, anh ta đã thua cuộc".
Theo các công tố viên, vào ngày 9/6/2017 sau
khi dụ dỗ Yingying lên xe, hung thủ lái đi hơn 225 km đưa nạn nhân đến
căn hộ của mình ở tây nam Chicago. Tại đây, y đã thực hiện các tội ác
tày trời và chưa bao giờ tiết lộ nơi giấu thi thể nạn nhân.
Dù phiên tòa kết thúc nhưng luật sư John Milhiser cho biết giới điều tra sẽ tiếp tục tìm kiếm thi thể Zhang Yingying để an ủi gia đình người đã khuất. Bố mẹ của nữ nghiên cứu sinh cũng thể hiện quyết tâm tương tự. "Suốt 2 năm qua cả nhà đều nhớ Yingying nhiều lắm. Giờ đây, nguyện ước của chúng tôi vẫn chỉ là đưa con gái trở về nhà và chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc" - gia đình nạn nhân chia sẻ.
Ngày 9/6/2017 khi Yingying đang chờ xe buýt thì một chiếc ô tô trườn tới, người đàn ông cao lớn trong xe nói mình là mật vụ và yêu cầu cô bước lên. Sau đó, hắn đã chở Yingying đi hàng trăm cây số rồi dùng vũ lực cưỡng hiếp, giết hại và phân xác nạn nhân.
Gã đàn ông đó là Brendt Christensen (30 tuổi), một cựu nghiên cứu sinh tại cùng trường Đại học Illinois. Sau 2 năm trải qua nhiều phiên tòa xét xử, vào hôm qua 18/7, bị cáo Christensen đã bị kết án tù chung thân.
Công tố viên và gia đình nạn nhân đã đề nghị tử hình Christensen nhưng bồi thẩm đoàn không thể nhất trí, và cuối cùng án chung thân được định đoạt. Sau khi nghe tòa tuyên bố mình thoát án tử, Christensen hơi rụt đầu lại và khẽ mỉm cười về phía mẹ của mình.
Trong khi đó, bố mẹ của nạn nhân Yingying - lặn lội từ Trung Quốc sang tham dự phiên xử - đã cầu xin bị cáo nói cho họ biết đã giấu thi thể của con gái ở đâu để gia đình có thể đưa về quê nhà an táng. Người bố Zhang Ronggao nói: "Nếu anh còn chút nhân tính nào, xin hãy kết thúc sự chịu đựng của chúng tôi. Xin hãy cho chúng tôi được đưa Yingying trở về nhà".
Mẹ của nữ nghiên cứu sinh xấu số - bà Lifeng Ye - cũng có những tiết lộ đau nhói. Ye cho biết gia đình suốt hơn 2 năm qua đã gục ngã vì sự ra đi đột ngột của con gái. Người mẹ kể rằng cô con gái 26 tuổi luôn ấp ủ ước mơ học cao hiểu rộng, trở thành một giảng viên tài giỏi nhằm giúp đỡ bố mẹ già yếu, xuất thân trong gia đình lao động. "Làm sao tôi có thể tiếp tục sống nếu thiếu con bé? Tôi thật sự chẳng còn thiết sống nữa" - bà Ye bày tỏ.
Ở một diễn biến khác của phiên xử, bố mẹ của bị cáo Christensen cũng ra làm chứng và xin tòa giảm nhẹ mức án cho con mình. Người bố Michael Christensen nói ông vô cùng đau khổ khi hình dung về những việc con trai đã làm - những lời này khiến bị cáo rơi nước mắt dù y rất hiếm thể hiện cảm xúc trong suốt phiên xét xử.
Bị cáo Brendt Christensen sinh ra và lớn lên ở bang Wisconsin, Mỹ. Y bắt đầu nghiên cứu tại Đại học Illinois theo chương trình tài năng dành cho bậc tiến sĩ vào năm 2013. Tuy nhiên, dù đạt được nhiều thành tích về mặt học thuật nhưng Christensen đã mắc phải các bệnh tâm thần suốt nhiều năm liền - theo lời luật sư bào chữa khẳng định.
Luật sư cũng cho biết Christensen đã ám ảnh về việc giết người trước khi gây án. "Điều diễn ra tiếp theo là... một cuộc chiến giữa Christensen với những bóng đen tội ác trong đầu anh ta, và dần dần, anh ta đã thua cuộc".
Trong
phiên tòa, bố nạn nhân đã đưa ra tấm ảnh này: Cả nhà cùng chụp hình bên
nhau tại một ga tàu năm 2017, sau đó thì Yingying đến Mỹ nghiên cứu và
gặp nạn.
Dù phiên tòa kết thúc nhưng luật sư John Milhiser cho biết giới điều tra sẽ tiếp tục tìm kiếm thi thể Zhang Yingying để an ủi gia đình người đã khuất. Bố mẹ của nữ nghiên cứu sinh cũng thể hiện quyết tâm tương tự. "Suốt 2 năm qua cả nhà đều nhớ Yingying nhiều lắm. Giờ đây, nguyện ước của chúng tôi vẫn chỉ là đưa con gái trở về nhà và chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc" - gia đình nạn nhân chia sẻ.
(Theo Reuters)
Vụ cướp máy bay bí hiểm DB Cooper: Kẻ tình nghi số 1 vừa qua đời, kỳ án khó nhất của FBI sẽ không thể nào phá giải?
Bắt giữ toàn bộ hành khách và phi hành đoàn làm con tin, nhận lấy số tiền 200 nghìn đô rồi biến mất không dấu vết giữa không trung. Suốt gần 48 năm nay, FBI chưa bao giờ tìm ra thủ phạm bí hiểm này, chỉ biết hắn đã dùng một cái tên giả - DB Cooper.
- Bí ẩn ngôi nhà 'ác quỷ' không hiển thị trên Google Maps: Từng là hiện trường vụ án chấn động cả nước Mỹ một thời
- Vua điên xứ Bavaria: Cả đời đắm chìm trong cổ tích ảo mộng, đến cái chết cũng đầy bí ẩn tại tòa lâu đài đẹp nhất châu Âu
- Ngoài MH370, đây là 5 tai nạn máy bay bí ẩn nhất lịch sử hàng không
DB Cooper: Không tặc bí hiểm nhất mọi thời đại
Ngày 24/11/1971, Dan 'DB' Cooper
- một người đàn ông có vẻ ngoài khoảng 30 đến 40 tuổi - đã dùng thân
phận hành khách bước lên chuyến bay 305 của hãng Northwest, khởi hành từ
thành phố Portland đi Seattle. Máy bay cất cánh chưa lâu, Cooper đã áp
sát một nữ tiếp viên hàng không và chìa ra mảnh giấy, nói rằng có bom
trong vali và đề nghị cô hãy báo cơ trưởng ngay lập tức.
Tiếp viên Flo Schaffner (ảnh phải) là một trong những người đã chạm trán với DB Cooper trên chuyến bay
Cuối cùng, DB Cooper đã được thoả nguyện yêu cầu khi máy bay đáp xuống Seattle. Hắn nhận tiền từ FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) rồi yêu cầu máy bay đi tiếp về phía Mexico City. Sau đó, hắn đòi cơ trưởng cho hạ máy bay xuống độ cao dưới 3 km và vận tốc dưới 100 m/s. Khoảng đâu đó giữa Seattle với Reno vào lúc hơn 8 giờ tối một chút, Cooper đã hạ mình từ phía sau máy bay và bung dù nhảy xuống cánh rừng bên dưới trước sự kinh ngạc tột độ của tất cả mọi người chứng kiến.
Chuyến bay sau đó đáp xuống an toàn, tuy nhiên DB Cooper đã biến mất không dấu vết vào màn đêm, trở thành bí ẩn khiến các nhà điều tra đau đầu. Đây chính là vụ án không tặc chưa bao giờ được phá giải của nước Mỹ, được truyền thông gọi là "vụ điều tra dài hơi và kiệt sức nhất trong lịch sử FBI".
Khoanh vùng nơi Cooper nhảy xuống, nhà điều tra chỉ tìm thấy những tờ đô la cháy sém - hậu quả của việc nhảy từ trên cao, nhưng lại không có các dấu vết thi thể. Trên máy bay, DB Cooper cũng để lại một thứ khá kì lạ - chiếc cà vạt. Chính nó đã giúp loại bỏ hơn 800 kẻ tình nghi nhờ dấu vết ADN nhưng cũng làm giới điều tra đi vào bế tắc.
Những vật chứng ít ỏi trong vụ không tặc DB Cooper
Robert Rackstraw: Người gần nhất với DB Cooper
Sau nhiều lần giải mã cũng như liên hệ địa chỉ gửi, mọi nghi ngờ dẫn về một người tài giỏi nhưng cũng đầy tai tiếng - Robert Rackstraw, sinh năm 1944 (tức 27 tuổi khi xảy ra vụ cướp máy bay).
Rackstraw
là một cựu chiến binh từng phục vụ trong Vệ binh Quốc gia, Lục quân và
đáng chú ý nhất là Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 (một trong những lực lượng
tinh nhuệ nhất thuộc không quân).Một trong những lá thư (được cho là từ DB Cooper) gửi về sớm nhất là vào ngày 30/11/1971, khi vụ cướp còn "nóng hổi". Bức thư được giải mã và thông điệp hiện ra là: "Nếu bị bắt tôi là CIA... RWR". Các nhà điều tra cho rằng, ngụ ý lá thư nói nếu như bị bắt giữ, hãy cẩn trọng vì tôi là mật vụ của CIA (Cục Tình báo Trung ương Mỹ). RWR có thể là tên viết tắt của RackstraW Robert.
Một bức thư khác lại có nội dung sau khi giải mã là: "Liệu FBI có thể bắt tôi... SWS". Theo tác giả chuyên "săn lùng" DB Cooper - ông Thomas Colbert, thì SWS có lẽ chỉ Special Warfare School (Trường chiến tranh đặc biệt) - nơi dạy mã khoá và giải mã mật thư cho các cựu chiến binh.
Trên đây là 2 lá thư đáng chú ý nhất xoay quanh DB Cooper: bức đầu tiên chuẩn bị đường thoát thân nếu bị bắt (thông qua việc tiết lộ thân phận CIA), bức thứ hai lại thách thức nhà điều tra tìm ra mình. Có thể thấy nếu những bức thư là thật, chân dung DB Cooper hiện lên sẽ như một kẻ tự phụ, thích chơi đùa... Ngoài ra, có 2 lá thư được gửi từ vùng quê khá hẻo lánh nằm sâu trong dãy núi ở bang California - cũng là quê nhà thời thơ ấu của Rackstraw.
So sánh nét chữ viết tay của DB Cooper trên vé hành khách (trái) và nét chữ trong các lá thư tự xưng DB Cooper về sau
Ít lâu sau, Rackstraw mất việc ở Iran và bị áp giải về Mỹ, nhận 2 cáo buộc là mưu sát cha dượng và lừa đảo ngân phiếu. Tuy nhiên, cáo buộc giết người sau đó được dỡ bỏ do không đủ bằng chứng, đối với tội còn lại, Rackstraw cũng được cho bảo lãnh tại ngoại chờ xét xử.
Nhưng con người táo tợn này không an phận, ông ta lái máy bay giả vờ lao xuống vịnh Monterey, bang California để nguỵ tạo cái chết của mình. FBI sau đó tìm thấy Rackstraw - hoàn toàn khoẻ mạnh và còn đặc biệt mưu mô gian xảo, sở hữu nhiều kĩ năng lẫn tính cách của một tên không tặc khét tiếng!
Rackstraw lúc bị bắt giữ
Tuy nhiên khi mối nghi ngờ đều chĩa về phía mình, Rackstraw đã "vô tình" thoát ra. Ấy là vì tại bang Washington lúc đó, món tiền bị đánh cắp trên máy bay được tìm thấy - vừa khéo để giải nguy cho Rackstraw!
FBI đào xới một phần đất ven biển thuộc Columbia River, gần bang Washington, hi vọng tìm thêm được manh mối về DB Cooper.
Nhưng cuối cùng, Rackstraw chỉ phải ngồi tù 1 năm liên quan đến tội lừa đảo, sau đó vẫn đi dạy các khoá học về luật hoà giải rồi về nghỉ hưu ở thành phố Riverside, bang California, có thời gian rảnh thì lái du thuyền dạo biển...
Bí ẩn vẫn là bí ẩn
Tháng
7/2016, 45 năm sau vụ không tặc, FBI đã chính thức đóng hồ sơ vụ án,
tuyên bố Cooper - dù chưa được biết danh tính - có khả năng đã thiệt
mạng khi nhảy dù xuống cánh rừng.
3 năm sau, hôm 9/7/2019 vừa qua,
người bị tình nghi số 1 trong vụ án DB Cooper - ông Robert Rackstraw
cũng đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng do tuổi cao sức yếu, thọ 75
tuổi.Rackstraw qua đời, có lẽ ông cũng đem theo những kí ức của mình chôn sâu dưới lòng đất, khép lại vụ án rúng động một thời trong hai chữ "bí ẩn".
"Tôi đã liên hệ với gia đình Rackstraw ở 6 bang nước Mỹ và hay tin ông ấy qua đời. Mặc dù đội ngũ của tôi tin rằng ông ấy là Cooper, nhưng chắc chắn, Rackstraw cũng là một người chồng, người bố, ông nội và ông cố nội. Xin được thành kính chia sẻ với gia đình" - tác gia Thomas Colbert cho biết. Colber là 1 trong những người chắp bút nên quyển sách "The Last Master Outlaw" (tạm dịch: Bậc thầy lách luật) kể lại quá trình điều tra danh tính của Cooper và chỉ điểm nghi phạm Robert Rackstraw.
(Theo Daily Mail)
Nhận xét
Đăng nhận xét