CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 159
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đáng nói, cùng là mỹ nhân sa cơ lỡ vận, cách phản ứng của hai người lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như Tiểu Chu Hậu khinh thường nhà Tống, không hề nguyện ý tuân theo thì Hoa Nhị phu nhân lại lựa chọn thỏa hiệp, sẵn sàng vào cung tiếp tục làm phi tử lần thứ hai.
Thế nhưng, lựa chọn khác nhau, kết cục cả hai mĩ nhân xinh như hoa như mộng lại chẳng khác biệt, Tiểu Chu Hậu và Hoa Nhị phu nhân đều chết rất thảm, hơn nữa đều chết trên tay của Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa. Vì sao nên nỗi như vậy?
Đặc biệt là Hoa Nhị phu nhân, nàng đã thuận theo, hết lòng tìm mọi cách để được sủng ái, yêu chiều. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Thời cổ đại, bất kể là tiểu thư con quan, quý nữ nhà giàu hay dân thường, phụ nữ đều có địa vị rất thấp, không thể làm chủ vận mệnh của mình.
Chiến tranh đến rồi đi, kẻ mạnh sẽ là kẻ chiến thắng. Người thắng
thường giết chết hết nam nhân, nhưng nữ nhân sẽ để lại, đặc biệt là mỹ
nhân, luôn được chú ý, ưu ái hơn những người khác. Nói cách khác, mỹ
nhân cùng vàng bạc châu báu, dê bò lương thực như nhau, bị xem như chiến
lợi phẩm, bị vơ vét không sót chút gì.
Ngày đó vong quốc, Hoa Nhị phu nhân còn gọi Từ Tuệ phi, đang là đệ nhất sủng phi của Hậu Thục Hậu chủ Mạnh Sưởng, đột nhiên trở thành nô lệ, buộc phải theo Mạnh Sưởng đến Biện Kinh quy phục nhà Tống.
Chẳng bao lâu sau, Mạnh Sưởng đột ngột qua đời, Hoa Nhị phu nhân với sắc diễm lệ lạ thường, lại thêm tài năng về thi ca, văn chương, ăn nói, đã lọt vào mắt xanh của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận.
Một thời gian ngắn sau ái chết của Mạnh Sưởng, Hoa Nhị phu nhân được nạp vào làm phi của Tống Thái Tổ. Say mê nhan sắc, tài năng của mỹ nhân, Tống Thái Tổ ngày đêm sủng ái, yêu chiều Hoa Nhị phu nhân.
Nắm bắt lấy cơ hội, mỹ nhân sắc nước hương trời họ Từ trổ hết tài năng phụng bồi, hầu hạ vị hoàng đế khai quốc nhà Tống, cuộc sống của nàng từ đó có thể coi là vô cùng sung sướng, muốn gì được nấy, cực kỳ vừa lòng.
Thế nhưng, Hoa Nhị phu nhân lại không biết đủ. Tự cho là thông minh, biết tính toán, Hoa Nhị phu nhân bước chân lên con đường gai góc bi thảm không có đường lùi. Vì nàng và Tống Thái Tổ không có con, để củng cố địa vị của mình, Hoa Nhị phu nhân quyết định nhúng tay vào chuyện Tống Thái Tổ lập Thái tử.
Điều này khiến Tấn vương Triệu Quang Nghĩa vô cùng phật ý. Chàng là vị hoàng tử đa mưu túc trí lại có tài năng quân sự. Trước nay, Triệu Quang Nghĩa vẫn luôn cảm thấy, sau khi phụ hoàng qua đời, vị trí hoàng đế chắc chắn sẽ thuộc về mình. Chuyện Hoa Nhị phu nhân nhúng tay vào lập Thái tử (trữ quân), Triệu Quang Nghĩa cực kỳ ghi hận, quyết định tìm cách trừ khử nàng.
Trong một lần đi săn, Triệu Quang Nghĩa lấy lý do trượt tay bắn lệch, mũi tên găm thẳng vào tim Hoa Nhị phu nhân, giết chết nàng.
Mà cũng kỳ lạ, mỹ nhân trong lòng bị bắn chết, Tống Thái Tổ cũng không hề tính toán truy cứu thêm chuyện này, thậm chí còn không tỏ ra đau buồn, luyến tiếc. Cứ như vậy, Hoa Nhị phu nhân chết đi một cách không rõ ràng, rất thảm, kết thúc cuộc đời của một hồng nhan.
Nhiều sử gia sau này cho rằng, mặc dù là một tài nữ trứ danh thời kì Ngũ Đại Thập Quốc, được xưng tụng là một trong Thục trung Tứ đại tài nữ thế nhưng Hoa Nhị phu nhân lại không chung thủy, không giữ lấy danh tiết, đi theo kẻ thù giết chồng, cuối cùng vẫn là kết cục bi thảm.
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Hôm nay, chúng ta nhắc đến một vị mỹ nhân, không chỉ có tướng mạo tuyệt mỹ, đoan trang hiền huệ, khoan dung rộng lượng lại biết ẩn nhẫn kiên cường, vì chồng mình mà cống hiến rất lớn. Nàng chính là Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa, hồng nhan tri kỷ của khai quốc quân chủ nhà Đông Hán - Quang Vũ Đế Lưu Tú.
Theo ghi chép, Âm Lệ Hoa sinh năm Nguyên Trị thứ 5, thời Hán Bình Đế, quê quán tại huyện Tân Dã, quận Nam Dương. Cha của Âm Lệ Hoa là Âm Lục, mẹ của bà là Đặng phu nhân, cũng là dòng họ quyền thế ở Nam Dương. Có thể nói, Âm Lệ Hoa chính xác là tiểu thư khuê các.
Ngược lại, thời điểm Âm Lệ Hoa gặp Lưu Tú, Lưu Tú chỉ là một thanh
niên nhà nghèo. Mặc dù thông tuệ, hiểu biết nhưng gia thế không có, Lưu
Tú chỉ biết âm thầm ngưỡng mộ, say mê Âm Lệ Hoa.
Chẳng ngờ, duyên phận đưa đẩy, Lưu Tú có cơ hội gặp gỡ Âm Lệ Hoa. Qua lần gặp gỡ này, Lưu Tú không chỉ rung động tuyệt đối trước nhan sắc diễm lệ của Âm Lệ Hoa, còn cực kỳ khâm phục trí tuệ và giáo dưỡng của nàng. Lúc đó, Lưu Tú thật nghĩ mình không xứng, đối với mỹ nhân ngày đêm mong nhớ không dám có tâm tư bày tỏ, chỉ biết thành thật, chăm chỉ, tự tin giao tiếp, hy vọng mỹ nhân quan tâm, để ý.
Cuối cùng, tấm chân tình của Lưu Tú cũng cảm động được mỹ nhân. Năm Canh thủy nguyên niên, Lưu Tú và Âm Lệ Hoa kết hôn.
Sau khi hai người kết hôn, khắp nơi xuất hiện bạo loạn, khởi nghĩa. Âm Lệ Hoa thấy Nam Dương không có gì để Lưu Tú phát triển, bèn đề nghị chồng chuyển đến Hà Bắc, còn mình ở lại để chăm lo gia đình.
Năm Canh Thủy thứ 2, để củng cố lực lượng quân đội trong chiến dịch tiêu diệt Vương Lang, Lưu Tú kết hôn với Quách Thánh Thông, chất nữ của quân phiệt Chân Định vương Lưu Dương.
Năm Canh Thủy thứ 3, Lưu Tú đã rời bỏ Canh Thủy Đế, tự xưng là Hoàng đế triều Hán, cải nguyên Kiến Vũ, tức Hán Quang Vũ Đế. Cuối năm đó, khi chiếm được Lạc Dương làm kinh đô, Lưu Tú đã cử 300 thuộc hạ đến hộ tống Âm Lệ Hoa đến kinh thành, phong làm Quý nhân, cùng tước vị với Quách Thánh Thông.
Kỳ lạ là Quách Thánh Thông xuất hiện, không làm ảnh hưởng đến tình cảm của Lưu Tú dành cho Âm Lệ Hoa. Vị khai quốc hoàng đế vẫn hết mức yêu thương vợ cả, còn có ý định tấn phong nàng làm hoàng hậu. Thế nhưng lúc đó Âm Lệ Hoa chưa sinh hạ hoàng tử, còn Quách Thánh Thông đã sinh cho Lưu Tú một hoàng tử là Lưu Cương. Thực tế, lúc đó các đại thần trong triều đều cảm thấy người vợ cả Âm Lệ Hoa của hoàng đế vô cùng thừa thãi, khó chấp nhận.
Thấy vậy, Âm Lệ Hoa cũng không hề làm to chuyện, thậm chí liên tục khuyên Hán Quang Vũ Đế nên lập Quách quý nhân làm hoàng hậu. Lý giải hành vi kỳ lạ này của Âm Lệ Hoa, nhiều sử gia cho rằng, Âm Lệ Hoa không chỉ xinh đẹp còn thông tuệ, dĩ nhiên hiểu được rằng chuyện lập hậu có thể ảnh hưởng đến sự bền vững của ngôi vị hoàng đế. Đặc biệt lúc này Hán Quang Vũ Đế chỉ mới vừa ổn định chính quyền, thế lực chưa vững, quyền lực vẫn chưa chân chính nằm hoàn toàn trong tay. Vì vậy, mặc dù Hán Quang Vũ Đế nhiều lần thuyết phục, Âm Lệ Hoa vẫn một mực từ chối. Nàng hiểu rõ, chồng mình đã làm vua một nước, không thể hành động tùy ý nữa rồi. Âm Lệ Hoa cam tâm tình nguyện chỉ là một quý nhân nho nhỏ, tương đương với việc hạ từ vợ cả xuống làm một thiếp thất.
Thế nhưng, mất cái nọ sẽ được cái kia. Mặc dù chỉ là quý nhân, Âm Lệ Hoa lại được Hán Quang Vũ Đế cực kỳ sủng ái, trân trọng. Dần dần, quần thần trong triều cũng bị nhân cách cao thượng, cách đối nhân xử thế hợp tình hợp lý của Âm Lệ Hoa thuyết phục, âm thầm công nhận vị mỹ nhân này là người nhân nghĩa, lương thiện lại khéo léo.
Về sau, khi đã dần thâu tóm được toàn bộ quyền lực, Hán Quang Vũ Đế quyết định phế bỏ Quách hoàng hậu, đưa hồng nhan tri kỷ của mình lên thay, gọi là Âm hoàng hậu, chính thức lấy lại địa vị vốn có của mình.
Từ đó, Hán Quang Vũ Đế và Âm hoàng hậu tình chàng ý thiếp, dù trải qua nhiều biến cố vẫn nắm chặt tay nhau vượt qua. Đến cuối đời, Hán Quang Vũ Đế vẫn chỉ dành tình yêu chân thành nhất, sâu nặng nhất cho Âm hoàng hậu.
Có thể nói, so với nhiều người, Âm Lệ Hoa là một mỹ nhân may mắn hiếm có trong lịch sử, gặp đúng người, đúng thời điểm, được chân mệnh thiên tử ưu ái, yêu thương một đời, thực sự là hồng nhan nhưng không bạc mệnh.
Theo Tùy Ý (Dân Việt)
Bình dân bách tính đã thế, trong hoàng thất hiển nhiên cũng chẳng khác gì. Để phòng ngừa hậu cung quá nhiều giai nhân, không được sủng ái hết sẽ sinh lòng phản bội, hoàng đế đặt ra nhiều quy định rất ngặt nghèo. Ngoại trừ thái giám, cực ít có đàn ông được tùy ý ra vào hậu cung.
Thế nhưng nói đến đây, nhiều người lại thắc mắc, thái giám dù sao cũng từng là đàn ông, tại sao hoàng đế không chuyên dùng cung nữ phục vụ trong hậu cung, mà nhất định phải bổ sung thêm các hoạn quan, thái giám?
Thực tế, hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.
Thái giám bị phế bỏ khả năng sinh dục, đương nhiên cũng không còn
năng lực vì gia tộc mà nối dõi tông đường. Đồng thời, họ cũng mất đi tư
cách được nhập vào phần mộ tổ tiên sau khi mất. Như vậy, thái giám không
còn bất cứ ai, bất cứ điều gì để dựa vào, chỉ có thể dựa vào hoàng thất
để sinh tồn.
Nói cách khác, tất cả quyền lợi của thái giám đều do triều đình ban tặng, đó là lý do mà thái giám đương nhiên sẽ cúc cung tận tụy với hoàng gia, có chuyện gì cũng không giấu giếm, một lòng trung thành. Nhờ vậy, hoàng gia có thể nắm bắt được kịp thời những thông tin quan trọng, nhanh chóng đưa ra đối sách thích hợp.
Ngược lại, mặc dù cung nữ rất thích hợp để làm việc chốn hậu cung, nhưng thời xưa y học chậm phát triển, việc triệt sản cho cung nữ rất khó và cũng chứa rất nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Chỉ một phút lơ là, những cung nữ có dã tâm lớn có thể dùng trăm phương ngàn kế để quyến rũ các thành viên hoàng thất, hoặc quyến rũ chính hoàng thượng, sau đó dùng cái thai trong bụng để uy hiếp, ý đồ đổi vận, dẫn đến rất nhiều rắc rối, phiền phức.
Hơn nữa, cung nữ đều sẽ có ngày mệt mỏi, đau đớn do đến kỳ. Lúc này thân thể họ yếu ớt, rất nhiều khi cần đến nhưng lại không thể dùng được. Đây cũng là lý do khiến hoàng gia không thay thế toàn bộ thái giám bằng cung nữ mà bắt buộc, thái giám và cung nữ phải làm việc chung, san sẻ cho nhau, cùng nhau bổ khuyết các mặt chưa được, hầu hạ chủ nhân chu đáo.
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Người phụ nữ bị chồng mình đem gả đi gả lại, chính là nữ tướng Phụ Hảo, một trong những nữ tướng nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc.
Tại sao Thương Vương Vũ Đinh lại đối xử với vợ yêu của mình như vậy? Phía sau rốt cuộc có chân tướng gì, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Theo sử sách ghi chép, Phụ Hảo là một mỹ nhân tài năng và đầy uy quyền sống cách thời đại ngày nay hơn 3000 năm. Nàng không chỉ là vương hậu của Thương Vương Vũ Đinh, còn là một nữ tướng đánh nam dẹp bắc, cực kỳ nổi danh.
Thậm chí, nàng còn có đất phong và khối tài sản khổng lồ của riêng mình. Không giống như những phi tần khác, bám dính lấy hoàng đế, Phụ Hảo không thường xuyên ở cùng Thương Vương Vũ Đinh.
Các tư liệu cũng cho thấy, khi còn sống, mặc dù chỉ là một trong 60
phi tử của Thương Vương Vũ Đinh, nhưng Phụ Hảo lại nổi tiếng nhất, được
yêu chiều nhất.
Trong những cuộc chiến tranh Vũ Đinh tiến hành nhằm chống lại sự quấy nhiễu của các bộ tộc, quốc gia xung quanh, có lúc Phụ Hảo làm tướng tiên phong, có lúc một mình thống lĩnh đại quân, đánh đâu thắng đó, danh tiếng vang xa.
Cũng nhờ thế, Phụ Hảo rất được Vũ Đinh sủng ái, chiều chuộng, được hưởng những quyền lợi xưa nay chưa từng có. Vũ Đinh còn xem trọng Phụ Hảo đến mức, trao cho nàng quyền thực hiện việc chủ trì các hoạt động tế tự quan trọng, như chủ trì việc cúng tế tổ tiên, thần thánh, đất, trời. Có thể nói, khi còn sống, Phụ Hảo có địa vị tôn quý nhất hậu cung của Thương Vương Vũ Đinh.
Thời nhà Thương rất trọng bói toán. Trong những giáp cốt văn bói toán nhắc tới Phụ Hảo, có tới hơn 200 điều, ngoại trừ một ít tế tự, còn lại chỉ ghi chép, coi bói những điều rất nhỏ nhặt, ví dụ như Phụ Hảo lúc nào sinh con? Phụ Hảo sẽ sinh nam hay nữ? Phụ Hảo có phải đau răng hay không? Phụ Hảo yêu quý có vấn đề gì về sức khỏe?...
Phải biết rằng, sử dụng giáp cốt văn dùng để bói toán mất rất nhiều thời gian và tâm sức, phải dùng dao để khắc lên yếm rùa hoặc xương thú, thường vua chúa chỉ dùng để xem những chuyện kinh thiên động địa. Thế nhưng Thương Vương Vũ Đinh coi bói chỉ để xem những chuyện vô cùng đời thường của Phụ Hảo. Như thế đủ để thấy, vị hoàng đế này cưng chiều vợ yêu lên đến tận trời.
Đến khi Phụ Hảo mất đi, Thương Vương Vũ Đinh vô cùng đau xót, mộ táng nàng xa hoa không gì sánh được, các loại ngọc ngà châu báu, báu vật thế gian đều được táng theo Phụ Hảo, quả thực khiến hậu thế mở rộng tầm mắt.
Chỉ có điều, chấp niệm của Thương Vương Vũ Đinh đối với Phụ Hảo thực sự rất điên cuồng. Bởi vì Phụ Hảo mất quá sớm, 33 tuổi đã không từ mà biệt, rời bỏ Thương Vương Vũ Đinh, khiến vị hoàng đế này đau thương không ngớt, đem táng nàng gần nơi cung điện, nơi chàng xử lý chính sự hàng ngày. Như vậy, mỗi khi nhớ nhung, chàng lại có thể nhìn thấy, cảm thấy được sự hiện diện của Phụ Hảo.
Nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ, Phụ Hảo rời bỏ dương gian, đến một thế giới khác, bản thân Thương Vương Vũ Đinh không thể nào bảo vệ được nàng. Vậy phải làm sao?
Suy đi tính lại, Thương Vương Vũ Đinh cho rằng, chỉ có tổ tiên đã khuất của mình, mới có thể bảo vệ được người mà chàng yêu thương nhất. Vì vậy, sau nhiều đêm suy nghĩ, vị hoàng đế cuồng yêu vợ này quyết định tổ chức đám cưới ma cho Phụ Hảo, đem nàng gả cho tổ tiên của mình lần lượt ba lần.
Lần cuối cùng, Thương Vương Vũ Đinh đem Phụ Hảo gả cho Thành Thang hoàng đế, vị hoàng đế khai quốc nhà Thương, Thương Vương Vũ Đinh mới cảm thấy tạm hài lòng, cho rằng ngay cả ở thế giới bên kia, vương hậu mình yêu thương một đời cũng có thể sung sướng.
Loại tư tưởng có phần rùng rợn đến cực đoan này của Thương Vương Vũ Đinh, đến giờ hậu thế vẫn không thể lý giải nổi. Thế nhưng không thể phủ nhận, Thương Vương Vũ Đinh là một vị minh quân, có tài lại có đức, cũng thật lòng vì người mình yêu, sẵn làm làm tất cả những gì mình có thể, chỉ mong mỹ nhân tri kỷ được hạnh phúc.
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Những Uẩn Khúc Chưa Được Làm Rõ Trong Lịch Sử Việt Nam
Mỹ nhân phản bội hoàng đế, tình nguyện ân ái với kẻ thù và kết cục bi đát
Thứ Hai, ngày 25/11/2019 09:09 AM (GMT+7)
Tự cho là thông minh, biết tính toán, Hoa Nhị phu nhân bước chân lên con đường gai góc, bi thảm không có đường lùi.
Sự kiện:
Kiến thức giới tính
Ảnh minh họa
Sử sách ghi lại, Hoa Nhị phu nhân và Tiểu Chu Hậu đều là những mỹ
nhân không may mắn, lấy phải hoàng đế vong quốc, sau lại cùng bị nạp vào
hậu cung của Tống Thái Tổ.Đáng nói, cùng là mỹ nhân sa cơ lỡ vận, cách phản ứng của hai người lại hoàn toàn khác nhau. Nếu như Tiểu Chu Hậu khinh thường nhà Tống, không hề nguyện ý tuân theo thì Hoa Nhị phu nhân lại lựa chọn thỏa hiệp, sẵn sàng vào cung tiếp tục làm phi tử lần thứ hai.
Thế nhưng, lựa chọn khác nhau, kết cục cả hai mĩ nhân xinh như hoa như mộng lại chẳng khác biệt, Tiểu Chu Hậu và Hoa Nhị phu nhân đều chết rất thảm, hơn nữa đều chết trên tay của Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa. Vì sao nên nỗi như vậy?
Đặc biệt là Hoa Nhị phu nhân, nàng đã thuận theo, hết lòng tìm mọi cách để được sủng ái, yêu chiều. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Thời cổ đại, bất kể là tiểu thư con quan, quý nữ nhà giàu hay dân thường, phụ nữ đều có địa vị rất thấp, không thể làm chủ vận mệnh của mình.
Ngày đó vong quốc, Hoa Nhị phu nhân còn gọi Từ Tuệ phi, đang là đệ nhất sủng phi của Hậu Thục Hậu chủ Mạnh Sưởng, đột nhiên trở thành nô lệ, buộc phải theo Mạnh Sưởng đến Biện Kinh quy phục nhà Tống.
Chẳng bao lâu sau, Mạnh Sưởng đột ngột qua đời, Hoa Nhị phu nhân với sắc diễm lệ lạ thường, lại thêm tài năng về thi ca, văn chương, ăn nói, đã lọt vào mắt xanh của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận.
Một thời gian ngắn sau ái chết của Mạnh Sưởng, Hoa Nhị phu nhân được nạp vào làm phi của Tống Thái Tổ. Say mê nhan sắc, tài năng của mỹ nhân, Tống Thái Tổ ngày đêm sủng ái, yêu chiều Hoa Nhị phu nhân.
Nắm bắt lấy cơ hội, mỹ nhân sắc nước hương trời họ Từ trổ hết tài năng phụng bồi, hầu hạ vị hoàng đế khai quốc nhà Tống, cuộc sống của nàng từ đó có thể coi là vô cùng sung sướng, muốn gì được nấy, cực kỳ vừa lòng.
Thế nhưng, Hoa Nhị phu nhân lại không biết đủ. Tự cho là thông minh, biết tính toán, Hoa Nhị phu nhân bước chân lên con đường gai góc bi thảm không có đường lùi. Vì nàng và Tống Thái Tổ không có con, để củng cố địa vị của mình, Hoa Nhị phu nhân quyết định nhúng tay vào chuyện Tống Thái Tổ lập Thái tử.
Điều này khiến Tấn vương Triệu Quang Nghĩa vô cùng phật ý. Chàng là vị hoàng tử đa mưu túc trí lại có tài năng quân sự. Trước nay, Triệu Quang Nghĩa vẫn luôn cảm thấy, sau khi phụ hoàng qua đời, vị trí hoàng đế chắc chắn sẽ thuộc về mình. Chuyện Hoa Nhị phu nhân nhúng tay vào lập Thái tử (trữ quân), Triệu Quang Nghĩa cực kỳ ghi hận, quyết định tìm cách trừ khử nàng.
Trong một lần đi săn, Triệu Quang Nghĩa lấy lý do trượt tay bắn lệch, mũi tên găm thẳng vào tim Hoa Nhị phu nhân, giết chết nàng.
Mà cũng kỳ lạ, mỹ nhân trong lòng bị bắn chết, Tống Thái Tổ cũng không hề tính toán truy cứu thêm chuyện này, thậm chí còn không tỏ ra đau buồn, luyến tiếc. Cứ như vậy, Hoa Nhị phu nhân chết đi một cách không rõ ràng, rất thảm, kết thúc cuộc đời của một hồng nhan.
Nhiều sử gia sau này cho rằng, mặc dù là một tài nữ trứ danh thời kì Ngũ Đại Thập Quốc, được xưng tụng là một trong Thục trung Tứ đại tài nữ thế nhưng Hoa Nhị phu nhân lại không chung thủy, không giữ lấy danh tiết, đi theo kẻ thù giết chồng, cuối cùng vẫn là kết cục bi thảm.
Nguồn: http://danviet.vn/gia-dinh/my-nhan-phan-boi-hoang-de-tinh-nguyen-an-ai-voi-ke-thu-va-ket-cuc-bi-...
Làm hoàng đế nhưng ngay cả chuyện ân ái với ai cũng phải tính toán, ân ái như thế nào cũng bị kiểm soát gắt gao. Thực...
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Mỹ nhân hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa một mực từ chối làm hoàng hậu
Thứ Bảy, ngày 28/09/2019 00:10 AM (GMT+7)
Có thể nói, so với nhiều người, Âm Lệ Hoa là một mỹ nhân may mắn hiếm có trong lịch sử, gặp đúng người, đúng thời điểm, được chân mệnh thiên tử ưu ái, yêu thương cả một đời.
Sự kiện:
Kiến thức giới tính
Hình minh họa
Trong thời cổ đại, "Hiền thê minh quân" là điều cực kỳ quan trọng đối
với một đất nước. Bất kỳ một vì hoàng đế nào, dù tài giỏi đến đâu,
nhưng không có một vị hoàng hậu đứng sau làm hậu phương vững chắc, sẽ
khó có thể ngồi yên ổn trên ngai vàng. Ngược lại, nếu như có một vị
hoàng hậu hiền huệ, thông minh, hiểu chuyện, giúp xử lý mọi rắc rối chốn
hậu cung, để hoàng đế chuyên tâm triều chính, chắc chắn vương triều sẽ
hùng mạnh, đất nước phát triển, muôn dân được nhờ.Hôm nay, chúng ta nhắc đến một vị mỹ nhân, không chỉ có tướng mạo tuyệt mỹ, đoan trang hiền huệ, khoan dung rộng lượng lại biết ẩn nhẫn kiên cường, vì chồng mình mà cống hiến rất lớn. Nàng chính là Quang Liệt hoàng hậu Âm Lệ Hoa, hồng nhan tri kỷ của khai quốc quân chủ nhà Đông Hán - Quang Vũ Đế Lưu Tú.
Theo ghi chép, Âm Lệ Hoa sinh năm Nguyên Trị thứ 5, thời Hán Bình Đế, quê quán tại huyện Tân Dã, quận Nam Dương. Cha của Âm Lệ Hoa là Âm Lục, mẹ của bà là Đặng phu nhân, cũng là dòng họ quyền thế ở Nam Dương. Có thể nói, Âm Lệ Hoa chính xác là tiểu thư khuê các.
Chẳng ngờ, duyên phận đưa đẩy, Lưu Tú có cơ hội gặp gỡ Âm Lệ Hoa. Qua lần gặp gỡ này, Lưu Tú không chỉ rung động tuyệt đối trước nhan sắc diễm lệ của Âm Lệ Hoa, còn cực kỳ khâm phục trí tuệ và giáo dưỡng của nàng. Lúc đó, Lưu Tú thật nghĩ mình không xứng, đối với mỹ nhân ngày đêm mong nhớ không dám có tâm tư bày tỏ, chỉ biết thành thật, chăm chỉ, tự tin giao tiếp, hy vọng mỹ nhân quan tâm, để ý.
Cuối cùng, tấm chân tình của Lưu Tú cũng cảm động được mỹ nhân. Năm Canh thủy nguyên niên, Lưu Tú và Âm Lệ Hoa kết hôn.
Sau khi hai người kết hôn, khắp nơi xuất hiện bạo loạn, khởi nghĩa. Âm Lệ Hoa thấy Nam Dương không có gì để Lưu Tú phát triển, bèn đề nghị chồng chuyển đến Hà Bắc, còn mình ở lại để chăm lo gia đình.
Năm Canh Thủy thứ 2, để củng cố lực lượng quân đội trong chiến dịch tiêu diệt Vương Lang, Lưu Tú kết hôn với Quách Thánh Thông, chất nữ của quân phiệt Chân Định vương Lưu Dương.
Năm Canh Thủy thứ 3, Lưu Tú đã rời bỏ Canh Thủy Đế, tự xưng là Hoàng đế triều Hán, cải nguyên Kiến Vũ, tức Hán Quang Vũ Đế. Cuối năm đó, khi chiếm được Lạc Dương làm kinh đô, Lưu Tú đã cử 300 thuộc hạ đến hộ tống Âm Lệ Hoa đến kinh thành, phong làm Quý nhân, cùng tước vị với Quách Thánh Thông.
Kỳ lạ là Quách Thánh Thông xuất hiện, không làm ảnh hưởng đến tình cảm của Lưu Tú dành cho Âm Lệ Hoa. Vị khai quốc hoàng đế vẫn hết mức yêu thương vợ cả, còn có ý định tấn phong nàng làm hoàng hậu. Thế nhưng lúc đó Âm Lệ Hoa chưa sinh hạ hoàng tử, còn Quách Thánh Thông đã sinh cho Lưu Tú một hoàng tử là Lưu Cương. Thực tế, lúc đó các đại thần trong triều đều cảm thấy người vợ cả Âm Lệ Hoa của hoàng đế vô cùng thừa thãi, khó chấp nhận.
Thấy vậy, Âm Lệ Hoa cũng không hề làm to chuyện, thậm chí liên tục khuyên Hán Quang Vũ Đế nên lập Quách quý nhân làm hoàng hậu. Lý giải hành vi kỳ lạ này của Âm Lệ Hoa, nhiều sử gia cho rằng, Âm Lệ Hoa không chỉ xinh đẹp còn thông tuệ, dĩ nhiên hiểu được rằng chuyện lập hậu có thể ảnh hưởng đến sự bền vững của ngôi vị hoàng đế. Đặc biệt lúc này Hán Quang Vũ Đế chỉ mới vừa ổn định chính quyền, thế lực chưa vững, quyền lực vẫn chưa chân chính nằm hoàn toàn trong tay. Vì vậy, mặc dù Hán Quang Vũ Đế nhiều lần thuyết phục, Âm Lệ Hoa vẫn một mực từ chối. Nàng hiểu rõ, chồng mình đã làm vua một nước, không thể hành động tùy ý nữa rồi. Âm Lệ Hoa cam tâm tình nguyện chỉ là một quý nhân nho nhỏ, tương đương với việc hạ từ vợ cả xuống làm một thiếp thất.
Thế nhưng, mất cái nọ sẽ được cái kia. Mặc dù chỉ là quý nhân, Âm Lệ Hoa lại được Hán Quang Vũ Đế cực kỳ sủng ái, trân trọng. Dần dần, quần thần trong triều cũng bị nhân cách cao thượng, cách đối nhân xử thế hợp tình hợp lý của Âm Lệ Hoa thuyết phục, âm thầm công nhận vị mỹ nhân này là người nhân nghĩa, lương thiện lại khéo léo.
Về sau, khi đã dần thâu tóm được toàn bộ quyền lực, Hán Quang Vũ Đế quyết định phế bỏ Quách hoàng hậu, đưa hồng nhan tri kỷ của mình lên thay, gọi là Âm hoàng hậu, chính thức lấy lại địa vị vốn có của mình.
Từ đó, Hán Quang Vũ Đế và Âm hoàng hậu tình chàng ý thiếp, dù trải qua nhiều biến cố vẫn nắm chặt tay nhau vượt qua. Đến cuối đời, Hán Quang Vũ Đế vẫn chỉ dành tình yêu chân thành nhất, sâu nặng nhất cho Âm hoàng hậu.
Có thể nói, so với nhiều người, Âm Lệ Hoa là một mỹ nhân may mắn hiếm có trong lịch sử, gặp đúng người, đúng thời điểm, được chân mệnh thiên tử ưu ái, yêu thương một đời, thực sự là hồng nhan nhưng không bạc mệnh.
Để Hán Thành Đế quấn quýt không rời, mỹ nhân này không chỉ dựa vào nhan sắc và tài ca múa thượng thừa, nàng còn có...
Theo Tùy Ý (Dân Việt)
Chiêu trò Hoàng đế dùng để canh giữ phi tần, mỹ nữ không vụng trộm gian díu
Thứ Tư, ngày 11/03/2020 15:00 PM (GMT+7)
Hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.
Sự kiện:
Kiến thức giới tính
Hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung (Ảnh minh họa)
Xã hội phong kiến cổ đại, địa vị phụ nữ rất thấp, bởi vậy dù đàn ông
có thể cưới vợ ba, vợ bốn, có thêm cả nha hoàn thông phòng, phụ nữ vẫn
phải một lòng chung thủy kính chồng. Nếu như có tư tưởng ngoài luồng,
dám tư tình với người khác, chắc chắn người phụ nữ đó sẽ gặp bi kịch hết
sức thê thảm.Bình dân bách tính đã thế, trong hoàng thất hiển nhiên cũng chẳng khác gì. Để phòng ngừa hậu cung quá nhiều giai nhân, không được sủng ái hết sẽ sinh lòng phản bội, hoàng đế đặt ra nhiều quy định rất ngặt nghèo. Ngoại trừ thái giám, cực ít có đàn ông được tùy ý ra vào hậu cung.
Thế nhưng nói đến đây, nhiều người lại thắc mắc, thái giám dù sao cũng từng là đàn ông, tại sao hoàng đế không chuyên dùng cung nữ phục vụ trong hậu cung, mà nhất định phải bổ sung thêm các hoạn quan, thái giám?
Thực tế, hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.
Nói cách khác, tất cả quyền lợi của thái giám đều do triều đình ban tặng, đó là lý do mà thái giám đương nhiên sẽ cúc cung tận tụy với hoàng gia, có chuyện gì cũng không giấu giếm, một lòng trung thành. Nhờ vậy, hoàng gia có thể nắm bắt được kịp thời những thông tin quan trọng, nhanh chóng đưa ra đối sách thích hợp.
Ngược lại, mặc dù cung nữ rất thích hợp để làm việc chốn hậu cung, nhưng thời xưa y học chậm phát triển, việc triệt sản cho cung nữ rất khó và cũng chứa rất nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Chỉ một phút lơ là, những cung nữ có dã tâm lớn có thể dùng trăm phương ngàn kế để quyến rũ các thành viên hoàng thất, hoặc quyến rũ chính hoàng thượng, sau đó dùng cái thai trong bụng để uy hiếp, ý đồ đổi vận, dẫn đến rất nhiều rắc rối, phiền phức.
Hơn nữa, cung nữ đều sẽ có ngày mệt mỏi, đau đớn do đến kỳ. Lúc này thân thể họ yếu ớt, rất nhiều khi cần đến nhưng lại không thể dùng được. Đây cũng là lý do khiến hoàng gia không thay thế toàn bộ thái giám bằng cung nữ mà bắt buộc, thái giám và cung nữ phải làm việc chung, san sẻ cho nhau, cùng nhau bổ khuyết các mặt chưa được, hầu hạ chủ nhân chu đáo.
Nguồn: http://danviet.vn/gia-dinh/chieu-tro-hoang-de-dung-de-canh-giu-phi-tan-my-nu-khong-vung-trom-gia...
Làm hoàng đế nhưng ngay cả chuyện ân ái với ai cũng phải tính toán, ân ái như thế nào cũng bị kiểm soát gắt gao. Thực...
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Run sợ trước những hành động của vị hoàng đế yêu vợ nhất lịch sử Trung Hoa
Thứ Hai, ngày 18/11/2019 09:19 AM (GMT+7)
Dùng từ ngữ hiện đại để hình dung sự độc sủng của Thương Vương Vũ Đinh dành cho Phụ Hảo, có thể nói là cưng chiều đến điên cuồng.
Sự kiện:
Kiến thức giới tính
Hình minh họa
Đem vợ yêu của mình gả cho người khác, hơn nữa còn làm đám cưới ma?
Việc này dù có lấy lý do thế nào để ngụy biện, cũng khiến người nghe
không khỏi rùng mình kinh hãi, khó lòng tưởng tượng nổi. Thế nhưng thực
tế, trong lịch sử chính xác đã xảy ra chuyện này.Người phụ nữ bị chồng mình đem gả đi gả lại, chính là nữ tướng Phụ Hảo, một trong những nữ tướng nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc.
Tại sao Thương Vương Vũ Đinh lại đối xử với vợ yêu của mình như vậy? Phía sau rốt cuộc có chân tướng gì, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Theo sử sách ghi chép, Phụ Hảo là một mỹ nhân tài năng và đầy uy quyền sống cách thời đại ngày nay hơn 3000 năm. Nàng không chỉ là vương hậu của Thương Vương Vũ Đinh, còn là một nữ tướng đánh nam dẹp bắc, cực kỳ nổi danh.
Thậm chí, nàng còn có đất phong và khối tài sản khổng lồ của riêng mình. Không giống như những phi tần khác, bám dính lấy hoàng đế, Phụ Hảo không thường xuyên ở cùng Thương Vương Vũ Đinh.
Trong những cuộc chiến tranh Vũ Đinh tiến hành nhằm chống lại sự quấy nhiễu của các bộ tộc, quốc gia xung quanh, có lúc Phụ Hảo làm tướng tiên phong, có lúc một mình thống lĩnh đại quân, đánh đâu thắng đó, danh tiếng vang xa.
Cũng nhờ thế, Phụ Hảo rất được Vũ Đinh sủng ái, chiều chuộng, được hưởng những quyền lợi xưa nay chưa từng có. Vũ Đinh còn xem trọng Phụ Hảo đến mức, trao cho nàng quyền thực hiện việc chủ trì các hoạt động tế tự quan trọng, như chủ trì việc cúng tế tổ tiên, thần thánh, đất, trời. Có thể nói, khi còn sống, Phụ Hảo có địa vị tôn quý nhất hậu cung của Thương Vương Vũ Đinh.
Hình minh họa
Dùng từ ngữ hiện đại để hình dung sự độc sủng của Thương Vương Vũ
Đinh dành cho Phụ Hảo, có thể nói là cưng chiều đến điên cuồng.Thời nhà Thương rất trọng bói toán. Trong những giáp cốt văn bói toán nhắc tới Phụ Hảo, có tới hơn 200 điều, ngoại trừ một ít tế tự, còn lại chỉ ghi chép, coi bói những điều rất nhỏ nhặt, ví dụ như Phụ Hảo lúc nào sinh con? Phụ Hảo sẽ sinh nam hay nữ? Phụ Hảo có phải đau răng hay không? Phụ Hảo yêu quý có vấn đề gì về sức khỏe?...
Phải biết rằng, sử dụng giáp cốt văn dùng để bói toán mất rất nhiều thời gian và tâm sức, phải dùng dao để khắc lên yếm rùa hoặc xương thú, thường vua chúa chỉ dùng để xem những chuyện kinh thiên động địa. Thế nhưng Thương Vương Vũ Đinh coi bói chỉ để xem những chuyện vô cùng đời thường của Phụ Hảo. Như thế đủ để thấy, vị hoàng đế này cưng chiều vợ yêu lên đến tận trời.
Đến khi Phụ Hảo mất đi, Thương Vương Vũ Đinh vô cùng đau xót, mộ táng nàng xa hoa không gì sánh được, các loại ngọc ngà châu báu, báu vật thế gian đều được táng theo Phụ Hảo, quả thực khiến hậu thế mở rộng tầm mắt.
Chỉ có điều, chấp niệm của Thương Vương Vũ Đinh đối với Phụ Hảo thực sự rất điên cuồng. Bởi vì Phụ Hảo mất quá sớm, 33 tuổi đã không từ mà biệt, rời bỏ Thương Vương Vũ Đinh, khiến vị hoàng đế này đau thương không ngớt, đem táng nàng gần nơi cung điện, nơi chàng xử lý chính sự hàng ngày. Như vậy, mỗi khi nhớ nhung, chàng lại có thể nhìn thấy, cảm thấy được sự hiện diện của Phụ Hảo.
Nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ, Phụ Hảo rời bỏ dương gian, đến một thế giới khác, bản thân Thương Vương Vũ Đinh không thể nào bảo vệ được nàng. Vậy phải làm sao?
Suy đi tính lại, Thương Vương Vũ Đinh cho rằng, chỉ có tổ tiên đã khuất của mình, mới có thể bảo vệ được người mà chàng yêu thương nhất. Vì vậy, sau nhiều đêm suy nghĩ, vị hoàng đế cuồng yêu vợ này quyết định tổ chức đám cưới ma cho Phụ Hảo, đem nàng gả cho tổ tiên của mình lần lượt ba lần.
Lần cuối cùng, Thương Vương Vũ Đinh đem Phụ Hảo gả cho Thành Thang hoàng đế, vị hoàng đế khai quốc nhà Thương, Thương Vương Vũ Đinh mới cảm thấy tạm hài lòng, cho rằng ngay cả ở thế giới bên kia, vương hậu mình yêu thương một đời cũng có thể sung sướng.
Loại tư tưởng có phần rùng rợn đến cực đoan này của Thương Vương Vũ Đinh, đến giờ hậu thế vẫn không thể lý giải nổi. Thế nhưng không thể phủ nhận, Thương Vương Vũ Đinh là một vị minh quân, có tài lại có đức, cũng thật lòng vì người mình yêu, sẵn làm làm tất cả những gì mình có thể, chỉ mong mỹ nhân tri kỷ được hạnh phúc.
Nguồn: http://danviet.vn/gia-dinh/run-so-truoc-nhung-hanh-dong-cua-vi-hoang-de-yeu-vo-nhat-lich-su-trun...
Làm hoàng đế nhưng ngay cả chuyện ân ái với ai cũng phải tính toán, ân ái như thế nào cũng bị kiểm soát gắt gao. Thực...
Theo Tùy Ý (Theo SH) (Dân Việt)
Nhận xét
Đăng nhận xét