BỘ MẶT CHIẾN TRANH 66
Trường Ca HÒN VỌNG PHU Ca sĩ Duy Khánh
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Michael Jackson - Earth Song | Immortal Version
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Nhìn Lại Cuộc Chiến Đẫm Máu Nhất Giữa TRIỀU TIÊN Và MỸ Khiến Cả Châu Á Hoảng Loạn
Những Cuộc Chiến ‘Tranh Đoạt Tình Yêu’ Kinh Hoàng Nhất Lịch Sử Tưởng Chỉ Có Trong Thần Thoại
Sai lầm chí mạng của quân Đồng minh trong Thế chiến 2
8 Nguyên Nhân Chính Gây Ra Chiến Tranh
Chiến tranh là gì?
Chiến tranh là một cuộc chiến bởi một quốc gia hoặc một nhóm các quốc
gia chống lại một quốc gia khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó thông qua
việc sử dụng vũ lực. Các cuộc chiến tranh cũng có thể diễn ra trong một quốc
gia dưới dạng nội chiến hoặc cách mạng.
Theo Từ điển Anh ngữ Oxford, “Chiên
tranh” được định nghĩa là:
1. Một trạng thái mẫu thuẫn có mục
đích dữa các quốc gia khác nhau hoặc các nhóm khác nhau trong một quốc gia.
2. Một trạng thái cạnh tranh hoặc
chống đối giữa những người hoặc những nhóm khác nhau.
3. Một chiến dịch được duy trì
liên tục chống lại một tình huống hay một hành động không mong muốn.
Chiến tranh là một phần của lịch
sử loài người hàng ngàn năm nay, và sự tàn phá của nó ngày càng nặng nề bởi
công nghiệp hóa và công nghệ ngày càng tiên tiến.
Điều gì đã gây nên những mâu thuẫn?
Hiếm khi chỉ có một nguyên nhân
duy nhất, rõ ràng gây ra mâu thuẫn, và cuối cùng là chiến tranh. Một cuộc chiến
tranh thường do hàng tá điều gây ra, và các nguyên nhân có thể liên quan đến nhau một cách chằng chịt và phức tạp.
Rất nhiều lý thuyết đã được đưa
ra qua nhiều năm để giải thích nguyên nhân tại sao chiến tranh lại diễn ra.
Trong bài báo bên dưới, tôi sẽ
cung cấp một cái nhìn tổng thể về tám nguyên nhân chính gây ra chiến tranh.
Tám nguyên nhân chính gây ra chiến tranh
1. Lợi ích kinh tế
2. Lợi ích lãnh thổ
3. Tôn giáo
4. Chủ nghĩa dân tộc
5. Sự trả thù
6. Nội chiến
7. Cách mạng
8. Cuộc chiến phòng thủ
Hãy tiếp tục đọc thêm các thông
tin về mỗi nguyên nhân của chiến tranh
1. Lợi ích kinh tế
Thông thường các cuộc
chiến tranh gây nên bởi một quốc gia mong muốn kiểm soát sự giàu có của
quốc gia khác.
Bất kể những nguyên nhân khác là gì, vẫn luôn có một động lực về kinh tế
nằm ẩn
sâu dưới hầu hết các mâu thuẫn, thậm chí nếu mục tiêu của chiến tranh
của các quốc gia thường được truyền bá là nhầm mục đích cao thượng.
Trong thời kỳ tiền công nghiệp
hóa, những thèm khát của một quốc gia gây chiến có lẽ là những nguyên liệu quý
hiếm như vàng và bạc, hay những vật nuôi như gia súc và ngựa.
Trong thời hiện đại, những nguồn
được mong đợi kiếm được từ chiến tranh chính là dầu mỏ, khoáng sản hay nguyên
liệu dùng cho sản xuất.
Một vài nhà khoa học tin rằng khi
dân số thế giới tăng lên và nguồn cung căn bản trở nên thiếu hụt, các cuộc
chiến ra tranh giành những nhu cầu thiết yếu, như là thức ăn và nước uống, sẽ
nổ ra nhiều hơn.
Ví dụ trong lịch sử về các cuộc chiến tranh giành lợi ích kinh tế
• Các cuộc Chiến tranh Anh-Ấn (1766-1849)
– Các cuộc Chiến tranh Anh-Ấn là một chuỗi những cuộc chiến diễn ra giữa Cộng
đồng người Anh ở Đông Ấn và những vùng lãnh thổ khác nhau của Ấn Độ. Những cuộc
chiến tranh này đã dẫn đến việc thiết lập sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn
Độ, khiến cho người Anh không bị hạn chế tiếp cận các nguồn tài nguyên kỳ lạ và
có giá trị ở lục địa Ấn Độ.
• Chiến tranh Phần
Lan-Liên Xô
hay “Cuộc chiến mùa đông” (1939-1940) – Stalin và đội quân Liên Xô muốn
khai thác Niken và Phần Lan, nhưng khi người Phần Lan từ chối, Liên Xô
đã
tiến hành cuộc chiến tranh trên đất nước này.
2. Lợi ích lãnh thổ
Một quốc gia có lẽ quyết định
rằng nó cần nhiều đất đai hơn, để làm nơi sinh sống, sử dụng cho nông nghiệp,
hoặc dành cho những mục đích khác. Lãnh thổ có thể được sử dụng như “vùng đệm”
giữa hai bên địch thủ.
Liên quan đến những vùng đệm đó
là các cuộc chiến ủy nhiệm. Đây là những xung đột được đấu tranh gián tiếp giữa
các cường quốc đối lập ở một nước thứ ba. Mỗi cường quốc hỗ trợ phe phù hợp
nhất với lợi ích hậu cần, quân sự và kinh tế của họ.
Các cuộc chiên tranh ủy nhiệm đặc
biệt phổ biến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ví dụ trong lịch sử về các cuộc
chiến tranh vì lợi ích lãnh thổ
• Chiến tranh Mỹ-Mexico
(1846-1848) - Cuộc chiến này đã diễn ra sau sự sáp nhập Texas, về phía Mexico
vẫn tuyên bố vùng đất này là của riêng họ. Hoa Kỳ đã đánh bại người Mexico, giữ
lại Texas và sáp nhập nó như một tiểu bang.
• Chiến tranh Serbo-Bulgaria
(1885-1886) - Bulgaria và Serbia đã chiến đấu tại một thị trấn biên giới nhỏ
sau khi dòng sông tạo ra biên giới giữa các quốc gia dịch chuyển.
• Chiến tranh Ả Rập-Israel hoặc
"Chiến tranh sáu ngày" (1967-1988) - Các lực lượng Israel đã chiếm
các lãnh thổ của Bờ Tây, bao gồm Đông Jerusalem, từ Jordan.
3. Tôn giáo
Xung đột tôn giáo thường có nguồn
gốc rất sâu xa. Chúng có thể âm ỉ trong nhiều thập kỷ, chỉ để nổ ra trong vài năm với hậu quả khôn lường.
Các cuộc chiến tôn giáo thường có
thể được gắn liền với các lý do khác để gây nên xung đột, chẳng hạn như chủ
nghĩa dân tộc hoặc trả thù cho sự nhận thức lịch sử trong quá khứ.
Mặc dù các tôn giáo khác nhau
chiến đấu với nhau có thể là nguyên nhân của chiến tranh, nhưng các giáo phái
khác nhau trong một tôn giáo (ví dụ, Tin lành và Công giáo, hoặc Sunni và
Shiite) chiến đấu với nhau cũng có thể gây ra chiến tranh.
Ví dụ trong lịch sử về các cuộc
chiến tranh vì tôn giáo
• Thập tự chinh (1095-1291) -
Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh bị Giáo hội Latinh trừng phạt
trong thời trung cổ. Mục đích của quân thập tự chinh là trục xuất Hồi giáo và
truyền bá Kitô giáo.
• Chiến tranh ba mươi năm
(1618-1648) - Khi Hoàng đế La Mã Ferdinand II cố gắng áp đặt Công giáo La Mã
lên những người thuộc lãnh địa của mình, một phe Tin lành từ phía Bắc đã cùng
nhau gây ra chiến tranh.
• Nội chiến Lebanon (1975-1990) -
Nội chiến Lebanon chủ yếu bắt nguồn từ các cuộc xung đột giữa người Hồi giáo
Sunni, Hồi giáo Shiite và Kitô giáo Lebanon.
• Chiến tranh Nam Tư (1991-1995)
- Chiến tranh Nam Tư bao gồm Chiến tranh Croatia và Chiến tranh Bosnia. Các
cuộc chiến đã diễn ra giữa cộng đồng Công giáo chính thống và Hồi giáo ở Nam Tư
cũ.
• Nội chiến Sudan lần thứ hai
(1983-2005) - Cuộc chiến tranh tôn giáo này bị gây ra bởi sự lựa chọn của chính
quyền trung ương Hồi giáo để áp đặt luật sharia đối với người miền Nam không
theo đạo Hồi.
4. Chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh
này về cơ bản có nghĩa là cố gắng chứng minh rằng đất nước của bạn vượt trội so
với quốc gia khác bằng sự khuất phục bạo lực. Điều này thường biểu hiện bằng hình thức của
một cuộc xâm lược.
Tiến sĩ Richard Ned Lebow, Giáo
sư Lý thuyết Chính trị Quốc tế tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh, Đại học King,
cho rằng trong khi các nguyên nhân khác của chiến tranh có thể có trong đó, nhưng
chủ nghĩa dân tộc hoặc tinh thần dân tộc, gần như luôn luôn là một yếu tố.
Trong bài tiểu luận "Hầu hết các cuộc chiến không xảy ra vì lý do an ninh
hoặc lợi ích vật chất, mà thay vào đó phản ánh tinh thần của một quốc
gia", ông viết:
"[Văn học về chiến tranh và
nguyên nhân của nó] cho rằng an ninh là động lực chính của các quốc gia và sự
không an toàn là nguyên nhân chính của chiến tranh. Sau Plato và Aristotle, tôi
thừa nhận tinh thần dân tộc, lòng hàm muốn và lý trí là những động lực cơ bản
với những mục tiêu riêng biệt. Có chút nghi ngờ rằng tinh thần dân tộc là
nguyên nhân chính của chiến tranh trong nhiều thế kỷ. "
Liên quan đến chủ nghĩa dân tộc
là chủ nghĩa đế quốc, được xây dựng trên ý tưởng chinh phục các quốc gia khác
là vinh quang và mang lại danh dự và sự quý trọng cho người chinh phục.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
cũng có thể được liên kết với chủ nghĩa dân tộc, như có thể thấy ở Hitler của
Đức. Adolf Hitler đã gây chiến với Nga một phần vì người Nga (và người Đông Âu
nói chung) được coi là người Slav, hoặc một nhóm người mà Đức quốc xã tin là
một chủng tộc thấp kém.
Ví dụ trong lịch sử về các cuộc chiến tranh vì chủ nghĩa dân tộc
• Chiến tranh Chichimeca
(1550-1590) - Chiến tranh Chichimeca là một trong nhiều cuộc chiến tranh trong
cuộc chinh phạt của Tây Ban Nha đối với nền văn minh Aztec ở Mexico ngày nay.
• Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918) - Lòng trung thành và lòng yêu nước cực độ đã khiến nhiều quốc gia
tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhiều người châu Âu trước
chiến tranh tin vào uy quyền tối cao về văn hóa, kinh tế và quân sự của quốc
gia họ.
5. Chiến tranh trả thù
Tìm cách trừng phạt, giải quyết sự
bất bình, hoặc đơn giản là đánh trả lại sự xem thường có thể là một yếu tố
trong việc tiến hành chiến tranh. Sự trả thù cũng liên quan đến chủ nghĩa dân
tộc, vì người dân của một quốc gia đã bị thúc đẩy một cách sai lầm phản kháng
lại bởi niềm tự hào và tinh thần dân tộc.
Thật không may, điều này có thể
dẫn đến một chuỗi các cuộc chiến trả đũa bất tận rất khó để dừng lại.
Trong lịch sử, sự trả thù là một
yếu tố trong nhiều cuộc chiến ở châu Âu,
Ví dụ trong lịch sử về các cuộc chiến tranh để trả thù
• Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939-1945) - Sự trỗi dậy của Đảng Xã hội Đức Quốc xã và sự thống trị cuối cùng
của Đức đối với lục địa châu Âu là kết quả trực tiếp của Hiệp ước Versailles,
áp đặt các hình phạt nghiêm khắc đối với Đức.
• Chiến tranh chống khủng bố -
Cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 vào Trung tâm Thương mại Thế giới năm 2001 đã
thúc đẩy Tổng thống George W. Bush khởi xướng một cuộc chiến chống khủng bố.
Cuộc chiến toàn cầu này bắt đầu với một cuộc xâm lược Iraq và đang diễn ra.
6. Nội chiến
Điều này thường diễn ra khi có sự
bất đồng nội bộ gay gắt trong một quốc gia. Sự bất đồng có thể là về ai cai
trị, đất nước nên được điều hành như thế nào hay quyền lợi của người dân sẽ ra sao. Những
rạn nứt nội bộ này thường biến thành những kẽ hở dẫn đến xung đột dữ dội giữa
hai hoặc nhiều nhóm đối lập.
Nội chiến cũng có thể được châm
ngòi bởi các nhóm ly khai muốn thành lập quốc gia độc lập của riêng họ, hoặc,
như trong trường hợp Nội chiến Hoa Kỳ, các bang muốn ly khai khỏi một liên minh
lớn hơn.
Ví dụ trong lịch sử về cuộc nội chiến
• Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) -
Nội chiến Hoa Kỳ đã được chiến đấu bởi Liên bang miền Bắc và Liên minh miền Nam
do hậu quả của cuộc tranh cãi lâu dài về chế độ nô lệ.
• Nội chiến Nga (1917-1923) - Nội
chiến Nga diễn ra ngay sau Cách mạng Nga, với Hồng quân và Bạch vệ ganh đua để
xác định tương lai chính trị của Nga.
• Nội chiến Tây Ban Nha
(1936-1939) - Nội chiến Tây Ban Nha đã diễn ra giữa những người Cộng hòa, những
người trung thành với Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha, và những người
theo chủ nghĩa dân tộc, một nhóm bảo thủ chủ yếu là quý tộc do Tướng Francisco
Franco lãnh đạo.
• Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
- Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh giữa Bắc Triều Tiên, được Trung
Quốc hỗ trợ, và Hàn Quốc, chủ yếu được Hoa Kỳ hỗ trợ.
7. Chiến tranh cách mạng
Điều này xảy ra khi một bộ phận
lớn dân số của một quốc gia nổi dậy chống lại cá nhân hoặc nhóm thống trị đất
nước vì họ không hài lòng với sự lãnh đạo của họ.
Các cuộc cách mạng có
thể bắt đầu
vì nhiều lý do, bao gồm khó khăn kinh tế giữa các bộ phận dân cư nhất
định hoặc
nhận thấy sự bất công do nhóm cầm quyền không thực hiện đúng cam kết.
Các yếu tố khác cũng có thể gây nên chuến tranh cách mạng, chẳng hạn như
các cuộc chiến không được ủng hộ với các quốc gia
khác.
Chiến tranh cách mạng có thể dễ
dàng trở thành cuộc nội chiến.
Ví dụ trong lịch sử về cuộc chiến tranh cách mạng
• Chiến tranh phục hồi Bồ Đào Nha
(1640-1668) - Cuộc cách mạng Bồ Đào Nha chấm dứt sự cai trị 60 năm của Bồ Đào
Nha của Tây Ban Nha.
• Cách mạng Mỹ (1775-1783) - Cách
mạng Hoa Kỳ trao cho 13 thuộc địa Bắc Mỹ độc lập khỏi ách thống trị của Anh và
thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
• Cách mạng Pháp (1789-1799) -
Cách mạng Pháp là một trận chiến đại diện cho sự trỗi dậy của giai cấp tư sản
và sự sụp đổ của tầng lớp quý tộc ở Pháp.
• Cách mạng Haiti (1791-1804) -
Cách mạng Haiti là một cuộc nổi dậy nô lệ thành công, thành lập Haiti là nước
cộng hòa tự do cho người da đen đầu tiên.
8. Chiến tranh phòng thủ
Trong thế giới hiện đại, nơi mà
sự xâm lược của quân đội được đặt câu hỏi rộng rãi hơn, các quốc gia thường sẽ
tranh luận rằng họ đang chiến đấu trong khả năng phòng thủ hoàn toàn chống lại
một kẻ xâm lược, hoặc kẻ xâm lược tiềm năng, và do đó, cuộc chiến của họ là chiến tranh "vì chính nghĩa" hay "vì công lý".
Những cuộc chiến phòng thủ này có
thể gây tranh cãi đặc biệt khi chúng được phát động sớm, lập luận chủ yếu là: “Chúng
tôi sẽ tấn công chúng trước khi chúng chắc chắn tấn công chúng tôi”.
Ví dụ trong lịch sử về chiến tranh phòng thủ
• Chiến tranh Lạnh (1947-1991) -
Nhiều cuộc diễn tập trong Chiến tranh Lạnh có thể được coi là phòng thủ hoặc
phòng ngừa. Một ví dụ cụ thể là cuộc xâm lược Vịnh Con Heo thất bại, khi các
lực lượng Hoa Kỳ cố gắng xâm chiếm Cuba để ngăn chặn việc thành lập các đầu đạn
hạt nhân ở đó.
---------
Tác giả: Paul Goodman
Tác giả: Paul Goodman
Link bài gốc: The 8 Main Reasons for War
Dịch giả: Nguyễn Kim Phượng - ToMo: Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần
phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn
Kim Phượng - Nguồn: ToMo: Learn Something New".
Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác
đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc
các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!
(***)Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time
tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring
(Ảnh: Sputnik)
1- “Hải âu” I-153
Máy bay “Hải âu”, biệt danh của tiêm kích Polikarpov I-153, gia nhập lực lượng không quân Liên Xô vào năm 1939, ngay trước thềm Thế chiến 2. Máy bay này thể hiện phong độ tốt trong các trận đánh Khalkhin Gol với quân phát xít Nhật nhưng lại không là đối thủ của máy bay phát xít Đức khi Đức tiến hành xâm lược Liên Xô.
Tiêm kích Liên Xô này thua đối thủ chính của mình là phi cơ Messerschmitt Bf 109 về hầu hết các đặc điểm kỹ thuật, đặc biệt là về tốc độ (434km/h so với 515km/h). “Hải âu” thậm chí không thể đuổi theo và đón đánh oanh tạc cơ Đức như là Ju-88 (có tốc độ là 466km/h).
Phi công Alexander Ryazanov thuộc trung đoàn không quân Tiêm kích Cận vệ số 10 nhớ lại: “Bạn không thể thoát khỏi cận chiến, không thể đuổi theo Bf 109. Bạn chỉ có thể cố gắng cơ động và tự vệ mà thôi”.
Trên 1.300 chiếc I-153 đối mặt với không quân phát xít Đức trên biên giới phía tây của Liên Xô vào mùa hè năm 1941.
Mặc dù đôi lúc các phi công giàu kinh nghiệm của Liên Xô sử dụng máy bay “Hải âu” có tính cơ động cao này để gây bất ngờ cho đối phương trên bầu trời, về sau mục đích của các máy bay tiêm kích này đã được thay đổi và chúng chủ yếu được sử dụng cho việc tấn công các mục tiêu trên mặt đất, cũng như hộ tống oanh tạc cơ bay đêm.
Năm 1944, những chiếc phi cơ I-153 chậm chạp và lỗi thời này không thể tham gia các cuộc tấn công nhanh chóng của Hồng quân. Được rút khỏi không chiến, các máy bay tham gia tuần tra và bảo vệ các đoàn tàu hải quân.
2- Tupolev SB
Một trong những oanh tạc cơ tốt nhất của Liên Xô trong thập niên 1930, máy bay Tupolev SB (ANT-40) thực sự là vua bầu trời trong Nội chiến Tây Ban Nha. Với tốc độ 450km/h, máy bay vượt qua tầm với của tiêm kích đối phương như là Fiat CR.32 (tốc độ 354km/h) của Italy và Heinkel He 51 (tốc độ 338km/h) của Đức.
Tốc độ nhanh như vậy cho phép máy bay SB tham gia hoạt động ném bom ban ngày mà không cần máy bay tiêm kích hộ tống. Thế thượng phong đó chấm dứt vào mùa xuân năm 1937 khi máy bay Đức siêu nhanh fast Messerschmitt Bf 109 (tốc độ 520km/h) xuất hiện trên bầu trời Tây Ban Nha.
Bất chấp thực tế vào năm 1941, máy bay này đã hoàn toàn lỗi thời, đây vẫn là oanh tạc cơ chủ lực của không quân Liên Xô khi ấy. Khi Đức xâm lăng Liên Xô, máy bay SB hứng chịu tổn thất lớn khi đối đầu với “bạn cũ” là Bf 109.
Cuộc
giao tranh chính cuối cùng của SB là trong trận đánh Stalingrad. Sau
năm 1943, các máy bay ném bom này đã được sử dụng chủ yếu làm máy bay
trinh sát cũng như máy bay vận tải cung cấp hàng cho các lực lượng du
kích hay thả các đơn vị phá hoại vào sau chiến tuyến địch.
Khi Đức sáp nhập Tiệp Khắc vào năm 1939, Đức thu được 32 máy bay SB được người Séc chế tạo theo giấy phép thành máy bay Avia B.71. Trong Thế chiến 2, số máy bay này được Đệ tam Đế chế giao cho đồng minh Bulgaria. Hơn 24 chiếc SB đã được người Phần Lan sử dụng để chống lại Liên Xô nhưng chúng đã bị thu lại trong cuộc Chiến tranh Mùa Đông.
3- “Con lừa” I-16
“Nếu bạn học lái được một chiếc I-16 thì bạn có thể lái được mọi thứ. Đây là một máy bay rất “nghiêm khắc” nhưng cơ động cao” – phi công Vladmir Tikhomirov thuộc Trung đoàn Tiêm kích số 12 nhớ lại.
Chiếc tiêm kích Liên Xô này không nể nang ai, và đòi hỏi phi công phải có kỹ năng bay thượng hạng.
Chiến
đấu cơ này đã khẳng định được mình trong Nội chiến Tây Ban Nha và trong
trận chiến với quân Nhật ở Viễn Đông. Tuy nhiên, vào năm 1941, máy bay
đã trở nên lỗi thời dù nó đã có một số hiện đại hóa.
Trước khi máy bay Yak và La đầy uy lực cất cánh lên bầu trời trong vinh quang, chiếc I-16 được cho là đã giúp răn đe đòn tấn công ồ ạt của Đức
Trên 1.700 “Con lừa” (biệt danh của I-16) đã được bố trí ở khu vực mặt trận phía Tây của Liên Xô khi Đức mở chiến dịch Barbarossa. I-16 chiếm trên 40% trong tổng số các máy bay tiêm kích của Liên Xô trong khu vực này.
I-16 cơ động hơn đối thủ chính của nó là Bf 109. Nhưng I-16 lại kém đáng kể về tốc độ và hỏa lực. Các “chú lừa” này chỉ có thể cố gắng cơ động và yểm hộ lẫn nhau. Cơ hội xuất hiện khi tấn công theo kiểu du kích. Ngày 16/1/1943, một chiếc I-16 bất ngờ từ trong mây lao ra và bắn hạ máy bay của phi công hạng ace của Đức là Alfred Graslawski./.
Ba máy bay quân sự tệ hại nhất của Liên Xô trong Thế chiến 2
Trung Hiếu |
Các phi công Liên Xô từng phải nỗ lực xoay sở trong những chiếc máy bay lạc hậu này để có thể bắn hạ được các đối thủ "hạng ace" của Đức Quốc xã.
Máy bay “Hải âu”, biệt danh của tiêm kích Polikarpov I-153, gia nhập lực lượng không quân Liên Xô vào năm 1939, ngay trước thềm Thế chiến 2. Máy bay này thể hiện phong độ tốt trong các trận đánh Khalkhin Gol với quân phát xít Nhật nhưng lại không là đối thủ của máy bay phát xít Đức khi Đức tiến hành xâm lược Liên Xô.
Tiêm kích Liên Xô này thua đối thủ chính của mình là phi cơ Messerschmitt Bf 109 về hầu hết các đặc điểm kỹ thuật, đặc biệt là về tốc độ (434km/h so với 515km/h). “Hải âu” thậm chí không thể đuổi theo và đón đánh oanh tạc cơ Đức như là Ju-88 (có tốc độ là 466km/h).
Phi công Alexander Ryazanov thuộc trung đoàn không quân Tiêm kích Cận vệ số 10 nhớ lại: “Bạn không thể thoát khỏi cận chiến, không thể đuổi theo Bf 109. Bạn chỉ có thể cố gắng cơ động và tự vệ mà thôi”.
Trên 1.300 chiếc I-153 đối mặt với không quân phát xít Đức trên biên giới phía tây của Liên Xô vào mùa hè năm 1941.
Mặc dù đôi lúc các phi công giàu kinh nghiệm của Liên Xô sử dụng máy bay “Hải âu” có tính cơ động cao này để gây bất ngờ cho đối phương trên bầu trời, về sau mục đích của các máy bay tiêm kích này đã được thay đổi và chúng chủ yếu được sử dụng cho việc tấn công các mục tiêu trên mặt đất, cũng như hộ tống oanh tạc cơ bay đêm.
Năm 1944, những chiếc phi cơ I-153 chậm chạp và lỗi thời này không thể tham gia các cuộc tấn công nhanh chóng của Hồng quân. Được rút khỏi không chiến, các máy bay tham gia tuần tra và bảo vệ các đoàn tàu hải quân.
2- Tupolev SB
Một trong những oanh tạc cơ tốt nhất của Liên Xô trong thập niên 1930, máy bay Tupolev SB (ANT-40) thực sự là vua bầu trời trong Nội chiến Tây Ban Nha. Với tốc độ 450km/h, máy bay vượt qua tầm với của tiêm kích đối phương như là Fiat CR.32 (tốc độ 354km/h) của Italy và Heinkel He 51 (tốc độ 338km/h) của Đức.
Tốc độ nhanh như vậy cho phép máy bay SB tham gia hoạt động ném bom ban ngày mà không cần máy bay tiêm kích hộ tống. Thế thượng phong đó chấm dứt vào mùa xuân năm 1937 khi máy bay Đức siêu nhanh fast Messerschmitt Bf 109 (tốc độ 520km/h) xuất hiện trên bầu trời Tây Ban Nha.
Bất chấp thực tế vào năm 1941, máy bay này đã hoàn toàn lỗi thời, đây vẫn là oanh tạc cơ chủ lực của không quân Liên Xô khi ấy. Khi Đức xâm lăng Liên Xô, máy bay SB hứng chịu tổn thất lớn khi đối đầu với “bạn cũ” là Bf 109.
Khi Đức sáp nhập Tiệp Khắc vào năm 1939, Đức thu được 32 máy bay SB được người Séc chế tạo theo giấy phép thành máy bay Avia B.71. Trong Thế chiến 2, số máy bay này được Đệ tam Đế chế giao cho đồng minh Bulgaria. Hơn 24 chiếc SB đã được người Phần Lan sử dụng để chống lại Liên Xô nhưng chúng đã bị thu lại trong cuộc Chiến tranh Mùa Đông.
3- “Con lừa” I-16
“Nếu bạn học lái được một chiếc I-16 thì bạn có thể lái được mọi thứ. Đây là một máy bay rất “nghiêm khắc” nhưng cơ động cao” – phi công Vladmir Tikhomirov thuộc Trung đoàn Tiêm kích số 12 nhớ lại.
Chiếc tiêm kích Liên Xô này không nể nang ai, và đòi hỏi phi công phải có kỹ năng bay thượng hạng.
Trước khi máy bay Yak và La đầy uy lực cất cánh lên bầu trời trong vinh quang, chiếc I-16 được cho là đã giúp răn đe đòn tấn công ồ ạt của Đức
Trên 1.700 “Con lừa” (biệt danh của I-16) đã được bố trí ở khu vực mặt trận phía Tây của Liên Xô khi Đức mở chiến dịch Barbarossa. I-16 chiếm trên 40% trong tổng số các máy bay tiêm kích của Liên Xô trong khu vực này.
I-16 cơ động hơn đối thủ chính của nó là Bf 109. Nhưng I-16 lại kém đáng kể về tốc độ và hỏa lực. Các “chú lừa” này chỉ có thể cố gắng cơ động và yểm hộ lẫn nhau. Cơ hội xuất hiện khi tấn công theo kiểu du kích. Ngày 16/1/1943, một chiếc I-16 bất ngờ từ trong mây lao ra và bắn hạ máy bay của phi công hạng ace của Đức là Alfred Graslawski./.
Nhận xét
Đăng nhận xét