LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 21

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Tiểu Sử Tướng Mê Gái HOÀNG XUÂN LÃM VNCH - Suýt Bỏ Mạng Vì Bị Nữ Tình Báo QGP Hớp Hồn




Tr.Tướng Hoàng Xuân Lãm


hoang-xuan-lam-4




General Lam Being Attentive
07 Jul 1967, Danang, South Vietnam — Closeups are shown here of General Lam,

Hoàng Xuân Lãm (1928-) nguyên là tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, mang cấp bậc Trung tướng. Chuyên môn của ông về mặt Quân sự là ngành Kỵ binh-Thiết giáp, vì sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan ông tình nguyện vào Binh chủng Thiết giáp. Tuy nhiên ông chỉ phục vụ trong Binh Chủng được 8 năm (1952-1959). Sau đó ông được điều chuyển sang Bộ Binh, cuối cùng là Tư lệnh Quân đoàn & Vùng chiến thuật. Sau “mùa hè đỏ lửa” 1972 ông bị cách chức, bị thuyên chuyển về Bộ Quốc phòng giữ những chức vụ không quan trọng.
Tiếu sử & Binh nghiệp
Ông sinh vào tháng 10 năm 1928 tại Quảng Trị trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Song thân là 2 cụ Hoàng Trọng Thuần và cụ Hồ Thị Đạt. Ông đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông, sau đó làm giáo viên Tiểu học, nhưng không được bao lâu ông có giấy gọi đi trình diện nhập ngũ.
Tháng 9 năm 1950, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 48/201.368. Theo học khóa 3 Trần Hưng Đạo Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (Còn được gọi là khoá đầu tiên khi Trường Võ bị Quốc gia từ Huế dời về Đà lạt, khai giảng ngày 1/10/1950, mãn khoá ngày 25/6/1951). Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch và được chuyển về đơn vị bộ binh với chức vụ Trung đội trưởng.
Đầu tháng 10 năm 1952, ông trúng tuyển vào binh chủng Thiết giáp và được cử theo học khóa căn bản Thiết giáp tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Viễn Đông của Quân đội Pháp tại Cap Saint Jacquues (Vũng Tàu) từ 1/10/1952 đến 1/4/1953.
Cùng theo học còn có các Thiếu úy:
Lý Tòng Bá (khoá 6 Đà Lạt, sau cùng là Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 25 bộ binh)
Nhan Nhật Chương (sau cùng là Đại tá Tiểu khu Trưởng Tiểu khu An Xuyên)
Phan Hòa Hiệp (khóa 1 Võ bị Địa phương Trung Việt (Đập Đá, Huế), sau cùng là Chuẩn tướng Tổng trưởng Thông tin & Chiêu hồi)
Trần Quang Khôi (khóa 6 Đà Lạt, sau cùng là Chuẩn tướng Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh)
Nguyễn Văn Toàn (khóa 5 Đà Lạt, sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn III)
Nguyễn Văn Tồn (khóa 3 Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tham mưu phó Bộ Chỉ Huy Thiết giáp)
Tháng 6 năm cùng năm, mãn khóa học căn bản ông thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Chi đội trưởng thuộc Chi đoàn 4 Thám thính, đồn trú tại Cao nguyên Trung phần. Cuối năm này, ông tiếp tục được cử đi du học khóa cao cấp Thiết giáp tại Trường Kỵ binh Saumur, Pháp. Qua năm 1954, sau Hiệp định Genève, ông được thăng cấp Đại úy. Tham gia Chiến dịch chống quân phiến loạn Bình Xuyên.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng 10 năm 1955, ngay sau nền Đệ nhất Cộng hòa ra đời, ông được thăng cấp Thiếu tá giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Kỵ binh thay thế Thiếu tá Vĩnh Lộc được cử đi du học khoá Chỉ huy & Tham mưu tại Hoa Kỳ. (Qua năm 1956 Trung đoàn 1 Kỵ binh được cải danh thành Trung đoàn 1 Thiết giáp).
Đầu tháng 5 năm 1957, ông được lệnh bàn giao Trung đoàn 1 Thiết giáp lại cho Đại úy Dương Hiếu Nghĩa (khoá 5 Đà Lạt, sau cùng là Đại tá trong Uỷ ban Liên hợp 4 bên). Cuối tháng này ông được thăng cấp Trung tá và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thiết giáp tại trại Trần Hưng Đạo thay thế Trung tá Dương Ngọc Lắm (khoá Đỗ Hữu Vị trường Sĩ quan Nước Ngọt Vũng Tàu, sau cùng là Thiếu tướng Đô trưởng Sài Gòn, giải ngũ năm 1964).
Tháng 6 năm 1959, nhận lệnh bàn giao Bộ chỉ huy Thiết giáp lại cho Thiếu tá Nguyễn Văn Thiện (khoá 2 Thủ Đức, sau cùng là Chuẩn tướng Tư lệnh Đặ khu Quảng Nam-Đà Nẵng, tử nạn phi cơ năm 1970 đang trên đường từ Đà Nẵng bay về Sài Gòn dự lễ gắn lon cho chính mình, trước đó đã nhận Quyết định thăng cấp), để đi học khoá Chỉ huy & Tham mưu tại Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Sang năm 1960, mãn khoá về nước ông được phục vụ tại Trường Đại học Quân sự (tiền than của trường Chỉ huy & Tham mưu sau này).
Tháng 2 năm 1963, ông được thăng cấp Đại tá và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh thay thế Đại tá Lê Quang Trọng (khoá 2 Võ bị Huế, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh, giải ngũ năm 1964).
Tháng 8 năm 1964, ông được vinh thăng hàm Chuẩn tướng tại nhiệm, tháng 10 cùng năm nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 23 lại cho Đại tá Tư lệnh phó Nguyễn Xuân Thịnh (khoá 3 Đà Lạt, sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương). Cùng tháng ông được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Thanh Sằng (khoá 2 Võ bị Huế, sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn IV, giải ngũ năm 1973). Đến tháng 11 năm 1965 ông được vinh thăng hàm Thiếu tướng tại nhiệm.
Cuối tháng 5 năm 1966, ông được kiêm Tư lệnh Quân đoàn I thay thế Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao (khoá 2 Võ bị Huế, giải ngũ năm 1966). Tháng 11 cùng năm bàn giao Sư đoàn 2 lại cho Đại tá Nguyễn Văn Toàn để chính thức giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I. Đến tháng 7 năm 1967 ông được vinh thăng hàm Trung tướng tại nhiệm.
Năm 1971, ông được cử giữ chức Tư lệnh cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 (Diễn ra vào năm 1971 khu vực đường 9 Nam Lào nên gọi là 719, khai diễn ngày 8-2-1971, kết thúc ngày 6-4-1971). Đến đầu tháng 5 năm 1972, sau vụ thất thủ Quảng Trị, được lệnh bàn giao Quân đoàn I lại cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng (khoá 4 Thủ Đức). Giữa tháng 5 cùng năm, ông được cử làm Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng (thực tế chỉ là một “chức vụ ngồi chơi xơi nước”).
1975
Trưa ngày 29/4 từ Vũng Tàu di tản ra khơi trên Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long HQ 802. Hạm Trưởng là HQ Trung tá Vũ Quốc Công (sinh năm 1938 tại Nam Định. Tốt nghiệp khoá 10 Trường Sĩ Quan Hải quân Nha Trang).
Sau ngày 30-4-1975, định cư tại Davis, California, Hoa Kỳ.
 
Tác Giả Chiến Dịch Đường 9 Nam Lào Là Ai - Tướng Hoàng Xuân Lãm VNCH Để Lộ Kế Hoạch Tuyệt Mật Ra Sao

Cô gái ám sát hụt tướng Hoàng Xuân Lãm cuối năm 1969

09:30 12/11/2007

… Khi bà Tiết mang vũ khí trong chiếc xách tay qua cầu Trịnh Minh Thế (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để đi gặp Lãm thì bị lộ. Tướng Lãm đích thân đến gặp bà gầm lên: Vì sao muốn giết tui? Bà ung dung bảo: “Quê hương tui bị bom cày đạn xới, người chết đầy đồng cũng do ông chỉ huy bọn lính càn quét, đánh phá. Tui giết ông để trả thù cho đồng bào tui, cho quê hương tui...”. Tướng Lãm tái mặt nghẹn lời.

 
Bại tướng VNCH NGÔ QUANG TRƯỞNG Và Những Bí Mật Chấn Động Lịch Sử

Viên tướng của chính quyền Sài Gòn Ngô Quang Trưởng: Nín lời khi bại trận

Mười năm trước, ngày 22/1/2007 tại bệnh viện Inova Fairfax thuộc thành phố Falls Church tiểu bang Virginia (Mỹ) có một viên tướng của chính quyền Sài Gòn cũ đã trút hơi thở cuối cùng với những nỗi cay đắng của một chiến binh vì lầm đường nên cả đời nhọc mình mà chẳng nên công cán gì. Đó là Ngô Quang Trưởng, một trong những gương mặt hiếm hoi đã không bị liệt vào đội ngũ “bẩn tướng” của Việt Nam Cộng hòa.

Trong  gần ba chục năm cuối đời  sống nơi đất khách quê người, viên cựu trung tướng này đã luôn im lặng khi được hỏi về quá khứ. Nguyện vọng cuối cùng của ông là sau khi chết được hồi hương. Năm 2008, vợ ông, bà Nguyễn Tường Nhung, con gái nhà văn nổi tiếng Thạch Lam của Tự Lực Văn đoàn, đã  đưa tro cốt chồng về Việt Nam và rải ở khu vực quanh đèo Hải Vân...
Bản năng lính chiến
Ngô Quang Trưởng sinh ngày 13/12/1929 hoặc 1930 tại cù lao Giao Thanh, huyện Mỏ Cầy, tỉnh Bến Tre trong một gia đình điền chủ giàu có, gần gụi với chính quyền thực dân. Học xong phổ thông trung học  theo chương trình Pháp với bằng tú tài Part 1 tại Cần Thơ, Ngô Quang Trưởng được bổ làm công chức ngoại ngạch ở Mỹ Tho rồi sau đó đã gia nhập khóa 4 trường sĩ quan trừ bị Thủ Ðức. Tới tháng 6/1954, ông ta ra trường với quân hàm thiếu úy. Trong số 1148 tân sĩ quan của khóa 4, Ngô Quang Trưởng được xếp thứ 162. Cũng phải nói rằng, khóa 4 trường sĩ quan trừ bị Thủ Ðức (ra trường cùng thời gian với khóa 10 trường võ bị liên quân Ðà Lạt) là một trong những khóa đông nhất và đào tạo nhiều sĩ quan sau này là rường cột của quân đội Sài Gòn.
Thiếu úy Ngô Quang Trưởng đã chọn về lực lượng nhảy dù và và được đưa về làm đại đội trưởng một đại đội trong tiểu đoàn 5. Tiểu đoàn này đã bị bại  trận thảm hại trên chiến trường Điện Biên Phủ. May mắn cho viên tướng tương lai của quân đội Sài Gòn là khi đó chiến sự ở Điện Biên Phủ đã chấm dứt nên ông ta không bị ném vào chảo lửa đó và không bị bắt làm tù binh như nhiều đồng đội cùng đơn vị…
Vốn có bản năng lính chiến khá dồi dào, lại mù quáng tin theo những tín điều đã được nhồi nhét trong lực lượng võ binh được ngoại bang nuôi dưỡng, Ngô Quang Trưởng đã khá tận tâm trong việc thực thi các nhiệm vụ quân sự lắm khi mâu thuẫn của mình, giữa những năm tháng mà ở miền Nam liên tục biến động chính trị bởi lợi quyền cá nhân. Dường như Ngô Quang Trưởng không quan tâm lắm tới việc ông ta đang phục vụ ai mà chỉ nhất nhất tuân theo những chỉ lệnh của thượng cấp mà “chinh đông chinh tây”: “Tôi chỉ là quân nhân và tôi nhận lệnh từ Tổng tư lệnh” – trong một môi trường quân phiệt mà viên sĩ quan nào cũng nghĩ mình là Napolèon như trong quân đội Sài Gòn, không nhiều viên tướng công khai tuyên bố và làm theo đúng tinh thần như câu nói này của Ngô Quang Trưởng.  Ông ta xa lạ với những trăn trở thế sự và chân lý, và bởi vậy, đã có những năm tháng công vụ thuận buồm xuôi gió theo kiểu ai thịnh thì phù. 
Tháng 5/1955, trong trận chiến dẹp lực lượng Bình Xuyên năm 1955 tại Sài Gòn, Ngô Quang Trưởng đã bị thương và được thăng lên cấp trung uý. Tới ngày 1/1/1961, Ngô Quang Trưởng được thăng lên cấp đại úy cũng như nhiều viên sĩ  quan đồng cấp còn trụ  lại  được  cho tới khi đó và được đưa vào chức tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn dù số 5. Năm 1964, Ngô Quang Trưởng được đưa lên cấp thiếu tá. Đến cuối năm 1965, trung tá Ngô Quang Trưởng được đưa vào chức tham mưu trưởng sư đoàn dù, dưới quyền đại tá Dư Quốc Đống là tư lệnh lữ đoàn dù… 
Tháng 5/1966, miền Trung đã bị cuốn vào những cơn lốc chính sự điên đảo, khiến những kẻ ngồi trong Dinh Độc Lập Sài Gòn cực kỳ bối rối. Các biện pháp thay binh đổi tướng tức tốc như trong vòng ba tháng thay liền tục 6 viên tư lệnh Vùng 1 đã không mang lại kết quả mong muốn. Cực chẳng đã, Ngô Quang Trưởng, khi đó đang là tư lệnh phó lực lượng nhảy dù, dưới quyền chỉ huy của tướng Cao Văn Viên và đại tá Nguyễn Ngọc Loan, đã được cử đi mang theo năm tiểu đoàn nhảy dù và thủy quân lục chiến ra Vùng I để “tái lập trật tự”. Nhờ chiến tích này mà Ngô Quang Trưởng được thăng chức đại tá tại nhiệm. Tiếp đó, khi chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận, tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh và một số sĩ quan cao cấp của Vùng I bị đưa ra hội đồng kỷ luật vì liên quan tới “biến cố miền Trung”, Ngô Quang Trưởng đã được đưa ra Huế thế chân. 
Màn ra mắt “cố đô” của tân chuẩn tướng Ngô Quang Trưởng trên cương vị thủ lĩnh bộ binh vùng 1 đã diễn ra khá hài hước: vốn tiếc nuối sắc phục lính dù, Ngô Quang Trưởng đã định nhảy dù xuống nhiệm sở mới ở Huế nhưng rủi thay, lại rơi xuống sông Hương. Thuộc cấp phải lái một thuyến máy tới vớt viên sư trưởng mới đang bị ướt lướt thướt như chuột lột lên rồi cưỡi xe Jeep vào Thành Nội nhậm chức, làm trò cười cho thiên hạ…
Sau Tết Mậu Thân 1968, Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa đã lập danh sách thăng cấp tướng cho một số thuộc hạ và Ngô Quang Trưởng được nhận quân hàm thiếu tướng vào mùa thu năm 1968…
Trong một lần nhảy dù tháng 8/1964.
Sùng bái quan thầy
Đầu năm 1970, khi quân đội Sài Gòn chuẩn bị đánh sang lãnh thổ Campuchia, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong một lần nói chuyện với đại tướng Mỹ Abrams đã tiết lộ việc ông ta muốn thay đổi một số tư lệnh sư đoàn và quân đoàn và hỏi, theo ý kiến của viên đại tướng Mỹ  thì ai xứng đáng cho những chức vụ tư lệnh mới? Ðại tướng Abrams  nói rằng ông ta không hiểu hay biết nhiều về tâm lý người Việt Nam, nhưng với tất cả sự thiếu hiểu biết của một người Mỹ, thì ông ta cho rằng, Ngô Quang Trưởng là người xứng đáng nhất vào ghế tư lệnh mới. Theo đại tướng Abrams, Ngô Quang Trưởng là một viên tướng có khả năng về mọi mặt, nhất là về bình định nông thôn, một chương trình mà các cố vấn Mỹ đều cho rằng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cần phải thực hiện nhanh… Cũng chính Đại tướng Abrams đã cho rằng lính của tướng Trưởng tác chiến trong rừng giỏi hơn quân Mỹ…
Nhìn chung, Ngô Quang Trưởng đã được coi như  một  viên tướng chiến trường vào loại khác biệt nhất trong quân đội Sài Gòn, vốn có rất phổ biến hiện tượng áp phe trong đội ngũ sĩ quan cao cấp. Gương mặt lạnh lùng, khô khan, rất ít biểu lộ cảm xúc con người, tác phong cứng nhắc theo đúng những điều ghi trong điều lệnh, Ngô Quang Trưởng không từ bất cứ việc gì mà ông ta cho là thích hợp với lệnh trên. Khi ra một mệnh lệnh gì đó cho thuộc cấp, Ngô Quang Trưởng cũng thường đích thân tới tận nơi kiểm tra thực tế xem mệnh lệnh của mình được thực hiện thế  nào. Trong một lần nói chuyện với đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn Cao Văn Viên, đại tướng Mỹ Abrams có so sánh lối chỉ huy của tướng Trưởng với lối chỉ huy của một vị tướng tư lệnh sư đoàn khác cũng có khả năng như tướng Trưởng. Tướng Viên cũng đã giải thích cho tướng Abrams về sự khác biệt giữa hai viên tướng quân đội Sài Gòn này: khi tướng Trưởng ra một quân lệnh nào đó, ông ta sẽ đích thân đi ra các cấp đơn vị từ nhỏ đến lớn để coi lệnh của ông ta có được thi hiện không; trong khi viên tướng kia thì cứ để mặc cho thuộc cấp tùy nghi thực hiện…
Ngô Quang Trưởng rất hay lấy các cố vấn Mỹ làm “khuôn vàng thước ngọc”. Thông thường, các viên sĩ quan trong quân đội Sài Gòn không đánh giá cáo các ý kiến chỉ đạo của cố vấn Mỹ quen tính “ông kễnh” vì cho rằng những “đồng minh” tới từ bên kia đại dương không am hiểu tình hình thực tế ở chiến trường Việt Nam. Khi đi cùng  với các cố vấn Mỹ, các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn thường chỉ thích lợi dụng tình thế bằng cách mỗi khi cần gọi phi cơ hay pháo binh yểm trợ thì được nhanh hơn đáp ứng hơn, đặc biệt là khi thua trận cần máy bay để tải thương. Ngô Quang Trưởng thì lại cho rằng, cố vấn Mỹ mặc dù có thể ít kinh nghiệm thực thế hơn các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn nhưng lại được đào tạo bài bản nên chắc là biết được nhiều điều bổ ích trong nghệ thuật chiến tranh. Sự sùng tín mang nặng  màu sắc vọng ngoại của Ngô Quang Trưởng lắm khi bộc lộ ra ở những góc độ tức cười. Một sĩ quan quân nhu thuộc cấp của Ngô Quang Trưởng khi ông ta còn là đại tá vừa được thăng lên thiếu tướng ra miền Trung làm tư lệnh sư đoàn 1 bộ binh ở Huế đã kể lại một câu chuyện nội dung như sau. Một chiều, chánh văn phòng tư lệnh sư đoàn 1 gọi điện gấp cho viên sĩ quan quân nhu yêu cầu cho ngay một thợ may lên trình diện thiếu tướng Ngô Quang Trưởng. Anh này biết ý, cho đúng hạ sĩ B là người thợ mà Ngô Quang Trưởng vẫn thích lên. Khi về anh hạ sĩ này đã báo cáo lại  thì mới biết, có một đô đốc hải quân Mỹ đến thăm Ngô Quang Trưởng trong một áo jacket quân sự. Ngô Quang Trưởng nhìn áo thấy thích quá nên cũng muốn diện một bộ như thế nhưng áo phải được may bằng vải áo trận màu xanh olive của bộ binh quân đội Sài Gòn. Viên sĩ quan quân nhu hiểu ý sếp nên đã chỉ thị kho xuất vải nylon nguyên cây để may cho Ngô Quang Trưởng cái áo jacket như ý ông ta và bảo lấy tấm pano màu cam (biểu tín hiệu dùng để đánh dấu bãi đáp cho máy bay trực thăng, có hai màu, màu cam và đỏ hường) để làm miếng lót bên trong cho đúng với màu vải lót cái jacket của viên đô đốc Mỹ. Nhận được áo, Ngô Quang Trưởng vô cùng thích thú và đi đâu cũng diện, mặc dù theo đó không thể là quân phục của một viên tướng quân đội Sài Gòn. Mê tín cố vấn quan thầy đến như thế có lẽ là “xưa nay hiếm” ngay cả trong quân đội Sài Gòn! Và có lẽ là các cố vấn Mỹ cũng thích được viên tướng ngoan ngoãn này nên thường là đánh giá cao sư đoàn 1 bộ binh trong thời gian Ngô Quang Trưởng làm tư lệnh sư đoàn là “Sư đoàn thiện chiến nhất của quân lực Việt Nam Cộng hòa” (?!) Thậm chí tạp chí “Time” hay “Newsweek” gì đó của Mỹ trong một số ra đầu năm 1975 còn ghi tên Ngô Quang Trưởng vào danh sách 52 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn tại châu Á trong tương lai (?!) Thật nực cười!
Với bản tính đa nghi, tổng thống Thiệu dù rất biết đánh giá của các cố vấn Mỹ về Ngô Quang Trưởng nhưng cũng không vội làm theo lời khuyên của họ trong việc chọn lựa viên tướng để đưa lên làm tư lệnh Vùng. Tuy nhiên, giữa năm 1970 đã xảy ra một biến cố buộc ông ta phải đưa ra quyết định của mình. Một biến cố xảy đến bắt ông phải quyết định: Ngày 20/5/1970, thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Vùng IV chiến thuật bị tử nạn trực thăng trong cuộc hành quân đánh sang lãnh thổ Campuchia. Cực chẳng đã, tổng thống Thiệu bổ nhiệm thiếu tướng Ngô Dzu thay cho viên trung tướng vừa chết ở Vùng IV. Tuy nhiên, chỉ ba tháng sau, vì một lý do nào đó, tổng thống Thiệu đã đưa tướng Dzu lên coi Vùng II, và chỉ định thiếu tướng Ngô Quang Trưởng về tư lệnh Quân đoàn 4 kiêm tư lệnh Vùng 4 chiến thuật.  Có lẽ tới khi đó ông ta mới ngấm lời nhận xét của đại tướng Mỹ Abrams chăng? 
Chính ở cương vị trên, Ngô Quang Trưởng đã được đưa lên cấp trung tướng. Trong năm 1972 đỏ lửa, Ngô Quang Trưởng đã là con bài nặng ký của Nguyễn Văn Thiệu để gây nên những trận chiến đẫm máu ở Thành Cổ Quảng Trị... 
Mùa xuân năm 1975, Ngô Quang Trưởng, lúc đó đang là tư lệnh Vùng 1 chiến thuật, đã bị sử dụng như một bung xung trong những nỗ lực vãn hồi tình hình đầy tuyệt vọng của chính quyền Sài Gòn trước các đợt tấn công như vũ bão của quân giải phóng. Ngô Quang Trưởng đã phải xoay như chóng chóng trước mệnh lệnh bất nhất tới từ  Dinh Độc lập và cuối cùng, đã phải bỏ của chạy lấy người lên một con tầu Mỹ để di tản thoát thân. Trong một hồi ức mang nặng tính “thanh nga thanh minh” với nhan đề “Vì sao tôi bỏ quân đoàn 1?”, Ngô Quang Trưởng đổ hết mọi việc cay đắng của mùa xuân năm 1975 cho Nguyễn Văn Thiệu. Ông ta cho rằng,  cái lẩm cẩm nhất của những kẻ chóp bu trong chính quyền Sài Gòn lúc ấy là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình nên họ không thể tìm ra cách hành xử có lý.
Ngô Quang Trưởng kể: “Ngày 13/3/1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp tổng thống và thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra, không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần này, thì chỉ một mình tôi thôi. Tôi thắc mắc lo lắng. Nhưng khi tổng thống Thiệu cho biết dự định của ông ta là phải rút bỏ quân đoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi, và Đà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường sư đoàn dù cùng với thủy quân lục chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến cũng như dự định của tôi lên tổng thống và thủ tướng nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di dịch là: Phải rút khỏi quân đoàn 1 càng sớm càng hay. Trở ra quân đoàn 1, tôi cho triệu tập tất cả các vị tư lệnh sư đoàn, tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng, và các sĩ quan tham mưu quân đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rút cục tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi có thể ra lệnh thẳng khi chỉ nói với một mình tôi là tư lệnh quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó cũng chẳng mang lại kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi quân đoàn 1 vào ngày 13 -3, và rút quân đoàn 2 vào ngày 14/3.
Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy quốc lộ 22 làm ranh giới… Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết dự định của mình. Nghĩa là các vị tư lệnh các quân binh chủng, tổng bộ trưởng, tư lệnh sư đoàn, v.v. đã không biết gì về lệnh rút quân của quân đoàn 1 và 2 cả. Lệnh này chỉ có tổng thống, thủ tướng, đại tướng Cao Văn Viên, tôi (tư lệnh Quân Đoàn 1), và tư lệnh Quân Đoàn 2 (tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có cả thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang?” Theo một số nhân chứng trong chính chế độ Sài Gòn, những tài liệu  sau này được phát giác cho thấy, không chỉ tổng thống Thiệu mà ngay cả Ngô Quang Trưởng cũng phải chịu trách nhiệm nặng nề về sự sụp đổ nhanh chóng của bộ máy quân sự Việt Nam Cộng hòa trong mùa xuân năm 1975.
Mặc dù cố tỏ ra là một hảo hán, nhưng Ngô Quang Trưởng đã trở thành trò cười trong mắt của thiên hạ khi hôm trước vừa  hùng hồn tuyên bố tử thủ Huế hay Đà Nẵng và hôm sau lại phải tức tốc di tản theo lệnh từ Sài Gòn như một tên hèn nhát sau cùng… Và vì thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, lại không có kế hoạch rút quân đàng hoàng nên mọi sự đã trở nên hỗn loạn. Cuối cùng Ngô Quang Trưởng đã phải đào tẩu khỏi tổ quốc trên chuyến bay do Nguyễn Cao Kỳ lái ra   hạm đội 7 của Mỹ đang neo đậu ngoài khơi. Câu chuyện diễn ra như sau: trên đường đào thoát, Nguyễn Cao Kỳ đã ghé vào trụ sở Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn và bắt gặp Ngô Quang Trưởng đang ngồi ở đó, trân trân nhìn bảo đồ và hút thuốc. Lúc này tại đây đã rất vắng người vì đa phần nhân sự đều mạnh ai nấy chạy. Thế là Nguyễn Cao Kỳ rủ Ngô Quang Trưởng lên máy bay để di tản cùng mình... Vợ con ông ta phải chạy thoát thân khỏi Việt Nam bằng tàu  thủy. 
Gia đình họ đã gặp lại nhau trong trại tị nạn trên đảo Guam. Lúc đầu chẳng có ai bảo lãnh họ cả. Rồi một hôm có một đại tá Mỹ tới đón gia đình Ngô Quang Trưởng, nói là làm theo lệnh của tướng Cushman, người từng là cố vấn ở Vùng 4 trong chiến tranh ở Việt Nam (nơi Ngô Quang Trưởng từng là tư lệnh). Viên đại tá Mỹ đưa gia đình Ngô Quang Trưởng về trường chỉ huy tham mưu  Leavenworth,  nơi tướng Cushman đang là giám đốc. Tướng Cushman đã cho gia đình Ngô Quang Trưởng tạm tá túc trong nhà của mình. Theo lời kể của bà Nguyễn Tường Nhung, trong giai đoạn đó, ngoài việc giúp ăn ở trong nhà, tướng Cushman không giúp đỡ tiền bạc gì cho họ cả. Rốt cuộc, Ngô Quang Trưởng cùng người con trai tên Diệp bắt đầu đi học nghề nông ở một nông trại. Một đại úy Mỹ cho mượn chiếc xe Honda. Ngô Quang Trưởng và con trai hàng ngày chở nhau đi học nghề ở một nông trại. Bà Nguyễn Tường Nhung rời nhà ông Cushman sang tiểu bang Virginia trước. Ngô Quang Trưởng và con trai ở lại nhà viên tướng Mỹ thêm một thời gian nữa.   Cuối cùng họ chuyển đến định cư tại Falls Church Virginia, miền Đông nước Mỹ.
Trên đường di tản ra tàu sân bay năm 1975.
Ngày tàn ly xứ
Duyên số tình cờ đã giúp Ngô Quang Trưởng  trở thành con rể của nhà văn Thạch Lam. Tác giả “Gió đầu mùa” mất từ năm 1942 ở tuổi 32, để lại người vợ trẻ cùng ba con nhỏ. Họ đã về quê ở Cẩm Giàng sống một thời gian rồi di cư vào Nam…
Người con gái cả của nhà văn, Nguyễn Tường Nhung,  vào những năm 60 của thế kỷ trước, đã là một thiếu nữ xinh đẹp. Theo dư luận ở Sài Gòn lúc đó, từ khi lấy được Nguyễn Tường Nhung, hoạn lộ của viên sĩ quan dù Ngô Quang Trưởng trở nên hanh thông mau lẹ. Hai vợ chồng đã có với nhau sáu người con, bốn trai hai gái... 
Thấm thía nỗi nhục của một bại tướng sống lưu vong, trên đất Mỹ, Ngô Quang Trưởng không hay xuất hiện trước đám đông để nói về quá khứ và ít khi trở lại với những nhận xét về lực lượng đã từng khiến ông ta thua cuộc. Ông ta từ chối tiếp xúc với bất cứ ai, từ chối không trả lời các cuộc phỏng vấn của báo chí về những ngày cuối cùng của chế độ Sài Gòn và không xuất hiện ở những chỗ đông người. Những cuốn sách mà Ngô Quang Trưởng đã viết ở Mỹ theo yêu cầu  của Trung tâm Lịch sử quân sự Mỹ thường thiên về những phân tích thuần tuý quân sự thấm đẫm những nỗi niềm cay đắng mù sa. 
Hoàng Thanh
 
Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Cuối Đời Ân Hận Vì Theo VNCH Và Ước Nguyện Trở Về Việt Nam

Những Quân lệnh chỉ huy của tướng Ngô Quang Trưởng trong trận đánh kinh điển: "81 ngày đêm tái chiếm thành cổ


Ngày 4/5/1972, Trung tướng Ngô Quang Trưởng được lệnh tức tốc bay ra Huế nhậm chức Tư lệnh Quân Đoàn I để cứu vãn tình hình Vùng I chiến thuật. Khi đến Huế thì tình hình Vùng I đã bi quan rồi, đúng hơn là bi đát. Ngày hôm sau, Trung tướng Ngô Quang Trưởng ra lệnh lập Bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn I ở hướng Bắc thành phố Huế. Đồng thời, ông ra lệnh tất cả các quân nhân đang đi lạc khỏi đơn vị, hay không còn đơn vị lập tức quay trở về ngay, phải tìm cách trình diện thẩm quyền quân sự lập tức. Mọi sự bất tuân th¬ượng lệnh sẽ bị trừng phạt ngay tại chỗ.
Sau khi phân chia vùng trách nhiệm tác chiến cho các đơn vị đã được ổn định, tướng Trưởng ra lệnh tái huấn luyện, tái trang bị lại cho các đơn vị bị tan rã 1 tháng trước đó. Trong khi chờ đợi các đơn vị hồi phục sức chiến đấu. Ông sử dụng hỏa lực của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ để phá hủy các điểm tập trung quân của Cộng Sản (CS).
Trong tháng 5, sau khi được Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện cho hai lữ đoàn Dù, tướng Trưởng bắt đầu "chuyển từ thế phòng thủ qua thế tấn công giới hạn". Tấn công giới hạn ở đây có nghĩa là ông dùng trực thăng vận để bất thần đột kích sau lưng những đơn vị Cộng Sản.
Với không vận cung cấp từ TQLC Hoa Kỳ, tướng Trưởng lệnh cho những Tiểu đoàn của Thủy quân lục chiến (TQLC) và Sư Đoàn 1 Bộ binh (SĐ1BB) đột kích sau lưng địch. Hai Tiểu đoàn của Lữ Đoàn 369 được lệnh nhảy vào Hải Lăng, Lữ Đoàn 147 vừa đổ bộ bằng tàu lên Mỹ Thủy, vừa đổ bộ bằng trực thăng vào Cổ Lũy. Sau những lần đột kích như vậy, TQLC hoàn tất nhiệm vụ và trở lại tuyến bạn một cách an toàn. Cùng lúc, ông lệnh cho SĐ1BB bất thần nhảy vào chiếm lại căn cứ hỏa lực Bastogne, rồi từ đó chiếm lại luôn căn cứ Checkmate. Đây là hai cao điểm quan trọng bảo vệ hướng Tây Nam của Huế.
Cuối tháng 5, Sàigòn cho tướng Trưởng thêm Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù (LĐ1ND). Như vậy, Vùng I bây giờ có được hai sư đoàn tổng trừ bị đủ và ba sư đoàn bộ binh thiếu, nhưng phải chia ra giữ đất khắp nơi, vì thế SĐ2BB và SĐ3BB không thể điều về lấy lại Quảng Trị. Tình hình cuối tháng 5 ở Vùng I khả quan hơn hai tháng trư¬ớc. Khi biết tướng Trưởng trở lại trấn thủ biên cương Vùng I thì người dân và binh sĩ Vùng I khấp khởi vui mừng, họ kháu nhau: "Ông Trưởng trở lại rồi! Ông Trưởng trở lại rồi!".
Cuối tháng 6, khi thấy mình có đủ quân và khả năng để lấy lại Quảng Trị, tướng Ngô Quang Trưởng soạn thảo một kế hoạch và trình về Sàigòn, cùng lúc ông cho MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam - The US Military Assistance Command, Vietnam) một bản sao của kế hoạch hành quân. Vài ngày sau, trước khi Sàigòn trả lời, MACV đã trả lời nói với ông là "Chưa đến lúc". MACV đề nghị ông tiếp tục đột kích và chờ một thời gian nữa. Thất vọng vì kế hoạch không được chấp nhận, tướng Trưởng bay về Sàigòn đích thân tường trình kế hoạch cho Tổng thống Thiệu. Theo những gì tướng Trưởng viết lại trong tác phẩm: "The Easter Offensive of 1972", sau khi nghe kế hoạch của ông, Tổng thống Thiệu cũng có thái độ như MACV và ra lệnh cho ông chờ thêm một thời gian nữa. Trong lúc này chỉ nên tấn công phá rối và đột kích như đang làm. Bực tức và thất vọng tràn trề, tướng Trưởng gom bản đồ lại và bay trở về Bộ tư lệnh. Sau một đêm mất ngủ, sáng sớm hôm sau ông gọi điện thoại cho Trung tướng Đặng Văn Quang, cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Thiệu, ông nói: “Tôi sẽ không đệ trình thêm một kế hoạch nào nữa. Nếu họ muốn tôi thi hành ra sao thì nên đưa cho tôi một bản kế hoạch bằng tiếng Việt và tôi sẽ thi hành”.
Ngô Quang Trưởng đinh ninh: Phải chăng người Mỹ đã làm áp lực với tổng thống Thiệu và không cho đánh trong thời gian đó hoặc một nguyên nhân nào khác?
Qua những tài liệu của MACV được giải mật sau này, trong khoảng thời gian từ 1 đến 17 tháng 6, tình hình Vùng I và tên của tướng Trưởng được nhắc đến nhiều lần. Những tài liệu mật cho thấy MACV không nói gì đến kế hoạch phản công chiếm lại Quảng Trị, nhưng có vài đoạn chúng ta đọc thấy MACV và chính tướng Abrams lo ngại Quân Đoàn I không đủ quân để thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng như vậy. Trong tập hồ sơ giải mật do sử gia Sorley soạn thảo và tướng Trưởng cũng ghi những chi tiết tương tự trong tác phẩm của ông đến giữa tháng 6/1972, Quân Đoàn I chỉ có hai sư đoàn TQLC và Nhảy Dù là đủ cấp số và khả năng tác chiến. Các đơn vị cơ hữu còn lại của Quân Đoàn: ba sư đoàn bộ binh 1, 2, 3, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ và Liên Đoàn 1 Biệt Động Quân thì chỉ còn 1/3 cấp số và khả năng tác chiến nguyên thủy. Sư Đoàn 3 Bộ Binh (SĐ3BB) chỉ còn 2 Tiểu đoàn tác chiến được, 4 Tiểu đoàn thì đang được tái trang bị và bổ sung.
Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ mất hơn 200 xe tăng và thiết vận xa, 10 Tiểu đoàn pháo binh cần phải được trang bị lại 100%. Trong một buổi họp ở MACV ngày 18/6 (hai ngày sau khi tướng Trưởng đề nghị kế hoạch tái chiếm Quảng Trị), một sĩ quan sau khi tường trình về tình hình các đơn vị ở Vùng I, nói tướng Trưởng cần phải có hơn hai sư đoàn Nhảy Dù và TQLC nếu muốn tái chiếm Quảng Trị, ông không biết số quân cần thêm đến từ đâu nhưng phải có nếu tướng Trưởng muốn thực hiện kế hoạch hành quân. Cũng trong buổi họp này, sĩ quan thuyết trình nói đến vấn đề tiếp liệu đạn đại bác cho Vùng I. Đại bác 105 ly được giới hạn lại 20 quả cho một khẩu/ngày, trong trường hợp cần thiết 40 viên/khẩu/ngày. Nếu bắt đầu chiến dịch tái chiếm Quảng Trị, pháo binh có thể xài 120 viên và có thể lên 180 viên/khẩu/ngày.
Chín giờ sáng hôm sau, Tổng thống Thiệu gọi điện thoại và yêu cầu tướng Trưởng trở lại trình bày lại kế hoạch một lần nữa. Lần này, Tổng thống Thiệu chấp thuận kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị của tướng Trưởng.
Tại Vùng I, Trung tướng Ngô Quang Trưởng liền ra lệnh mở cuộc "Hành quân Sóng Thần 72" tái chiếm Quảng Trị. Từ ngày 10/6 đến ngày 18/6, tướng Trưởng đã ra lệnh hai Sư đoàn 2 và 3 bộ binh ở lại lo bảo vệ và phòng thủ. Ông lệnh cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh tấn công về hướng Tây, Nhảy Dù và TQLC đánh nhích qua sông Mỹ Chánh vài cây số thăm dò khả năng phản cự của địch.
Ngày 19 đến 27 tháng 6, tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho hai Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn TQLC nhảy vào Cam Lộ và Cửa Việt bằng đường không và đường thủy.
Hai ngày trước đó, ông yêu cầu hỏa lực từ Không và Hải quân Hoa Kỳ dùng bom dọn bãi và san bằng những điểm kháng cự khả nghi trước để đề phòng bất trắc khi đổ quân.
Ngày 28/6, tướng Ngô Quang Trưởng lệnh cho Nhảy Dù đánh bên trái, mục tiêu là: "La Vang" và TQLC đánh bên phải, mục tiêu là: "Triệu Phong". Ông dặn các tướng, tá thật kỹ là lấy Quốc lộ 1 là trục làm chuẩn của hướng tiến quân. Tướng Trưởng đặt Nhảy Dù là lực lượng có trách nhiệm chiếm thành phố Quảng Trị. Những ngày đầu của cuộc hành quân, Nhảy Dù và TQLC đánh chậm nhưng tiến quân được vài trăm mét. Trừ một vài trận đụng độ mạnh cấp Trung đoàn với địch ở những lớp phòng thủ vòng ngoài, CS rút dần theo đà tiến của quân VNCH.
Nhưng càng đi gần về bờ sông Thạch Hãn, sức chống cự của CS càng mãnh liệt hơn, mỗi góc phố, mỗi căn nhà là những trận kịch chiến không khoan nhượng, tướng Ngô Quang Trưởng đích thân ra chiến trường cùng anh em ngoài mặt trận vì thế tinh thần binh sĩ lên rất cao.
Đầu tháng 7/1972, khi quân Nhảy Dù đến ngoại ô thành phố Quảng Trị, Cổ thành Quảng Trị là cứ điểm kháng cự cuối cùng, quân CS cố thủ ngoan cường, 2 bên quyết chiến đấu ngày đêm đến người cuối cùng, viên đạn cuối cùng. Từ căn cứ bên Lào, pháo binh quân CS bắn hàng ngàn quả đạn pháo sang yểm trợ suốt ngày đêm, trong khi tầm bắn của pháo bên QLVNCH ngắn hơn nên khó lòng bắn trả đũa, khó khăn chồng chất. Chẳng những quân CS quyết tâm tử thủ, họ còn có thêm viện quân từ ngoài vào để củng cố thêm hàng phòng thủ, lực lượng CS trong Cổ Thành rất đông đảo và được trang bị hàng loạt vũ khí mới nhất và hiện đại nhất của Liên Xô và Trung Quốc.
Tướng Trưởng sau khi "chấm" một toạ độ đóng quân và tiếp tế bí mật của CS đã ra lệnh cho Tiểu Đoàn 1 TQLC dùng trực thăng vận nhảy thẳng vào một địa điểm ở hướng Đông Bắc của thành phố để ngăn chặn hướng tiếp tế, tiếp viện của CS, đúng như dự tính, đây là nơi đóng quân và tiếp tế quan trọng chiến lược của CS, khi đổ quân xong, TQLC bị bộ binh và thiết giáp của địch lao ra chặn ngay nơi họ đổ bộ. Nhưng sau khi chỉnh đốn, lính Tiểu Đoàn 1 của Trung tá Nguyễn Đăng Hòa chẳng những bám được địa điểm đổ quân, họ còn gom địch ngược về hướng Tây (về hướng cổ thành).
Đến ngày 14/7, TQLC thành công cắt được đ¬ường liên lạc tiếp tế của quân CS. Hơn 50 ngàn quân của địch ở Quảng Trị bây giờ chờ tiếp viện từng ngày.
Cuối tháng 7, các cuộc tấn công của Nhảy Dù gần như kiệt sức, cách bức tường Cổ thành Quảng Trị chừng 200 mét, Lữ đoàn 2 của Đại tá Trần Quốc Lịch tỏ ra mệt mỏi. Tướng Trưởng nhận biết ngay tình hình đó và nhận định: "Những trận đánh đẫm máu ở Võ Định, Tân Cảnh, ở Quân Đoàn II đã làm Lữ Đoàn 2 bị móp. Cộng thêm vào đó là sự cương quyết tử thủ của Cộng quân".
Ngay sau đó, ngày 27/7/1972, tướng Trưởng lệnh cho SĐ TQLC thay thế SĐND. “Mục tiêu vẫn như cũ, chỉ thay đổi vùng trách nhiệm".
Tướng Trưởng lệnh cho tướng Bùi Thế Lân dùng hai Lữ Đoàn 147 và 258 TQLC "Đột kích cuối cùng" đánh chiếm Cổ Thành. Tướng Ngô Quang Trưởng cùng các thuộc cấp trực tiếp chỉ huy chín Tiểu đoàn tác chiến và một Tiểu đoàn pháo binh TQLC chiến đấu liên tục hơn 50 ngày để hoàn tất nhiệm vụ, đột phá thành công vào thành. Kết hợp các lực lượng khác, ngày 16/9/1972, những người lính Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển cùng Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng được lệnh đánh kẹp 2 bên mạn trái và phải của thành cổ và đột kích thành công, tiêu diệt hoàn toàn quân CS, kéo cao lá kỳ VNCH tung bay trên kỳ đài Cổ Thành, tiếng reo hò cùng những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi trên má của những chiến binh và người dân còn lại tại Quảng Trị, tướng Trưởng im lặng, trầm ngâm nhìn xung quanh chiến địa hoang tàn, vẫn với điếu thuốc trên môi, ai cũng thấy ông đã gầy gò hơn, hốc hác đi rất nhiều trong trận đánh lớn này.
Huy Khac Pham
 
Quân đội Nhân dân Việt Nam-sự sống trong bom đạn

Đường Trường Sơn - một sáng tạo lịch sử vĩ đại

CÁT TƯỜNG

Chủ nhật, 28/04/2019 - 10:58 AM (GMT+7)

Vượt đường Trường Sơn vào chiến trường. Ảnh tư liệu

Lịch sử đã đưa Thiếu tướng Phan Khắc Hy sát cánh cùng cố Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, gắn bó với đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, con đường huyết mạch cung cấp binh lực, lương thực, vũ khí cho miền nam. Năm nay dù đã 92 tuổi, nhưng những hồi ức hào hùng, anh dũng vẫn đậm trong ông.
Những kỷ niệm trên con đường huyết mạch
Do yêu cầu của chiến trường, tháng 5-1971, tướng Phan Khắc Hy được điều vào làm Chính ủy Đoàn 470, phụ trách cung đường từ nam Lào, đông bắc Cam-pu-chia đến nam bộ, với nhiệm vụ vận tải chi viện cho chiến trường miền nam.
Vào đến Bộ Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn (Đoàn 559), ông gặp Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên (được mệnh danh là “người giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn”, “kiến trúc sư hệ thống đường hầm mầu lam”), vốn là bạn chiến đấu ở quê hương Quảng Bình. Ông Nguyên vui mừng giữ ông lại, rồi điện đề nghị Quân ủy Trung ương để ông làm Phó Tư lệnh Đoàn 559 kiêm phụ trách Tổng cục Hậu cần Tiền phương.
Trường Sơn, nơi chiến trường không quân Mỹ tập trung khí tài, phương tiện hiện đại nhất, đã thực hiện 733 nghìn trận oanh kích bằng đủ loại máy bay, trút xuống hơn bốn triệu tấn bom đạn các loại - nên cũng ác liệt nhất và man rợ nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Nhưng đây cũng là nơi mà ý chí của con người đã chiến thắng mọi tàn bạo của chiến tranh, mọi khó khăn, trở ngại của thiên nhiên khắc nghiệt trên núi rừng Trường Sơn - thể hiện khát vọng độc lập tự do, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
Bản thân tướng Phan Khắc Hy cũng bị thương nặng bởi bom từ trường. Đó là tháng 10-1971, trong chuyến kiểm tra công tác chuẩn bị của các đơn vị. Khi đến Binh trạm 12 trên đường 12, lực lượng công binh rà soát, phát hiện một quả bom khoan sâu xuống đất. Đơn vị công binh cho xe phóng từ đi qua thì quả bom không nổ, nên đoán là bom nổ chậm. Nhưng kỳ thực, đó là bom từ trường đã cải tiến lần ba, cài chương trình hẹn giờ của ngòi nổ, lúc tắt, lúc mở. Nên đoàn kiểm tra quyết định cho xe đi qua nhanh để tránh bom. Nhưng xe vừa đi qua thì quả bom phát nổ, đồng chí Binh trạm trưởng hy sinh. Phó Tư lệnh Phan Khắc Hy cùng với Chính trị viên Tiểu đoàn Công binh, một vệ binh và tài xế bị thương nặng. Ông được đưa về Binh trạm 12 để phẫu thuật, rồi ra Bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội điều trị hai tháng.
Nơi đây, ông vẫn giữ những kỷ niệm đẹp như bảo đảm an toàn trong hành trình của lãnh tụ Cu Ba Phiđen Caxtơrô vào tháng 9-1973 thăm đường 9, Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam tại Cam Lộ (Quảng Trị). Hình ảnh vị Tổng Tư lệnh với bộ quân phục mầu xanh ôliu đứng trên đỉnh đồi phất cao lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng là sự cổ vũ vô cùng to lớn đối với đồng bào chiến sĩ ta lúc đó.
Tuy tuổi đã cao nhưng trí nhớ tướng Hy vẫn minh mẫn. Ông cho biết, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một công trường lao động vĩ đại, một chiến trường tổng hợp đánh bại cuộc chiến tranh dài ngày ác liệt nhất, với vũ khí hiện đại nhất. Lịch sử ghi đậm thời khắc hào hùng này, 60 năm trước, 19-5-1959, ngày sinh nhật Bác Hồ, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương đã chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” - Đoàn 559, do Thượng tá Võ Bẩm làm Đoàn trưởng, có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền nam. Biết bao khó khăn, gian khổ đã đến với Đoàn trong điều kiện“Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.
Vì sự nghiệp giải phóng miền nam, Đoàn 559 vừa thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến lược vừa xây dựng và phát triển. Sau hai năm thành lập, ban đầu chỉ với hơn 500 cán bộ, chiến sĩ, ngày 23-10-1961, Đoàn 559 đã trở thành đơn vị tương đương cấp sư đoàn. Được sự đồng ý của hai Đảng, hai Nhà nước Lào - Việt Nam, ngày 16-4-1961, Đoàn 559 đã chính thức lật cánh từ đông sang tây Trường Sơn, mở tuyến chi viện trên đất bạn Lào, mở ra một thời cơ mới, điều kiện mới để xây dựng và phát triển tuyến chi viện. Chưa đầy 5 năm thành lập, ngày 3-4-1965, Đoàn công tác quân sự đặc biệt trở thành Bộ Tư lệnh 559, đơn vị tương đương cấp quân khu. Cũng từ đây, Bộ Tư lệnh 559 đã chuyển sang vận chuyển chủ yếu bằng cơ giới chi viện cho chiến trường.
Ngày 29-7-1970, Bộ Tư lệnh 559 phát triển thành Bộ Tư lệnh Trường Sơn - đơn vị cấp quân khu. Trường Sơn chính thức trở thành một chiến trường quan trọng và rộng lớn trải rộng trên địa bàn của 11 tỉnh Việt Nam, bảy tỉnh nam Lào và bốn tỉnh đông bắc Cam-pu-chia, thống nhất chỉ huy các lực lượng của Việt Nam hoạt động ở Trung và Hạ Lào. Từ năm 1973 đến 1975, Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã có lực lượng hùng hậu, với chín sư đoàn binh chủng cùng 21 trung đoàn trực thuộc, quân số hơn 10 vạn cán bộ, chiến sĩ và một vạn thanh niên xung phong. Trong 16 năm xây dựng phát triển, Bộ đội Trường Sơn dũng cảm, mưu trí phục vụ hiệu quả các chiến dịch tổng tiến công, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước mùa xuân 1975.

Thiếu tướng Phan Khắc Hy.
“Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là một sáng tạo lịch sử vĩ đại của Đảng và quân đội ta. Là con đường chiến lược, anh hùng và huyền thoại, với hệ thống đường bộ gồm năm trục dọc, 21 trục ngang ở đông và tây Trường Sơn, với tổng chiều dài 20 nghìn km; xây dựng 1.400 km đường ống xăng dầu từ Quảng Bình xuyên Trường Sơn vào tới tỉnh Bình Phước; xây dựng 4.000 km đường dây tải ba và 11.569 km đường dây bọc hữu tuyến; đào đắp, san lấp 29 triệu m³ đất, đá, san lấp 78 nghìn hố bom; phá 13.400 quả bom và 85.100 quả mìn các loại; bắn rơi 2.455 máy bay; đánh 2.500 trận bộ binh, loại khỏi vòng chiến đấu 18.740 tên địch. Bộ đội Trường Sơn đã vượt qua mưa bom, bão đạn của kẻ thù và muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách, khốc liệt, vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa bao gồm: vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men… và 317.600 tấn xăng, dầu, qua dãy Trường Sơn chi viện cho chiến trường miền nam, giúp nước bạn Lào và Cam-pu-chia. Đưa, đón hơn 2 triệu lượt bộ đội, cán bộ dân chính Đảng vào, ra Trường Sơn an toàn, chi viện kịp thời cho tiền tuyến lớn và từ miền nam ra bắc học tập, công tác. Đánh giá thành tích của Bộ đội Trường Sơn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nêu rõ: “Bộ đội Trường Sơn đã thấm nhuần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nêu cao tinh thần yêu nước, dũng cảm, kiên cường, thông minh, sáng tạo, vượt qua biết bao gian khổ, khó khăn, ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường, đánh thắng cuộc chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ với tinh thần “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, bảo đảm sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn”.
Hòa bình lập lại, là Bộ đội Cụ Hồ trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân cũ và mới, ông luôn khắc ghi lời của Bác Hồ kính yêu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Cuộc kháng chiến đã hoàn toàn thắng lợi cho thấy quyết tâm bảo vệ độc lập, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, phát triển của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tướng Hy rất vui khi thăm lại con đường mòn trong chiến trận trước đây nay đã trở thành đường Hồ Chí Minh của thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa khai thác tiềm năng kinh tế phía tây đất nước.
 
Cô Gái Mở Đường


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH