Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 18

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Thiếu tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã làm gì có lỗi cho đất nước Việt Nam ?

Chuyện tình hoa khôi Đặng Tuyết Mai và ông Nguyễn Cao Kỳ

T.L tổng hợp
(GDVN) -Nhắc lại chuyện tình với Nguyễn Cao Kỳ, bà Tuyết Mai thổ lộ: “Đến tận bây giờ, dù tình xưa đã tắt nhưng tôi vẫn còn nhớ anh Kỳ có đôi mắt rất đàn ông. Người đàn bà nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy".

Có thể vì những kỷ niệm đẹp với người chồng nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ nên dù đã chia tay nhau, Tuyết Mai không có bất kỳ oán hờn nào. Những câu chuyện tình được bà kể lại trong hồi ký luôn thấm đẫm ngọt ngào, đắm đuối và thủy chung khiến người đọc mê lòng và chia sẻ. Khi trở thành “đệ nhị phu nhân” của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, một cô gái trẻ dân Bắc chính gốc, được thụ hưởng gia phong nề nếp rất khắc khe của người đất Kinh kỳ và là một trong 4 tiếp viên đầu tiên của Hãng Air Vietnam.
Cho đến thời điểm tháng 9/1964, Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã qua một đời vợ người Pháp, có 5 người con riêng. Còn Tuyết Mai có một chút cảm tình với một chàng phi công không quân dưới trướng của Tướng Kỳ, nhưng chưa đủ nồng nàn, chưa đủ ràng buộc, đắm đuối. Nhưng hình như chưa sâu lắm, chưa đậm đà ngoài mối tình lãng mạn vu vơ tuổi học trò, tuổi mới vào đời nên khoảng trống ấy của trái tim Tuyết Mai đã bị Tướng Kỳ - “một nghệ sĩ giang hồ, một mãnh tướng” trên bầu trời và trên tình trường phát hiện từ cuộc gặp gỡ đầu tiên trên chuyến bay Manila về.  Và cơ hội gặp lại trong lần sang Bangkok cũng do Tướng Kỳ sắp đặt, điều động để cơ hội gần hơn, rút ngắn khoảng cách hai trái tim.
Không ai lạ gì, Tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ là một tướng ngông, ngang tàng chẳng vị nể ai. Hàng ngày đi làm ông vẫn dùng trực thăng bay từ nhà riêng trong Bộ Tổng Tham mưu đáp xuống bãi cỏ trong Dinh Độc lập. Chưa kể có nhiều lần Tướng Kỳ đậu trên nóc Dinh ngay phía dưới phòng ngủ của vợ chồng Tổng thống chế độ cũ Nguyễn Văn Thiệu khiến bà Mai Anh phiền hà lên tiếng. Cũng không ai lạ gì việc đi thăm, làm việc của Tướng Kỳ với các lực lượng không quân trong phạm vi miền Nam thời kỳ đó, Nguyễn Cao Kỳ đều sử dụng máy bay riêng tự mình lái, thay vì đi ô tô, không an toàn.
Nhắc lại chuyện phái đoàn không quân của tướng Nguyễn Cao Kỳ đang dẫn đầu đi thăm Thái Lan, đang tưng bừng khí thế vui vẻ tràn đầy. Đặng Tuyết Mai đang rạo rực trái tim với ánh mắt và những lời ngọt ngào âu yếm người hùng Nguyễn Cao Kỳ tỏ tình, trao duyên rất lãng mạn. Buổi sáng, cả đoàn dạo chơi, ăn vặt cười nói vui vẻ, cùng nhau bàn bạc tối nay sẽ đi vũ trường nào, thăm viếng chùa nào ngày mai, ăn món gì, mua quà gì…
Trong lúc cả hội bàn tán xôm tụ, Tướng Kỳ xuất hiện vẻ mặt rất nghiêm nghị, dõng dạc nói như ra lệnh: “Không đi đâu cả. Về ngay khách sạn thu dọn hành lý về. Sài Gòn đang xảy ra đảo chánh.” Mọi nụ cười tắt lịm trên môi. Không ai biết điều gì sắp xảy ra. Suốt ba giờ trên máy bay từ Bangkok về Tân Sơn Nhất, cô không cần trang phục Air Vietnam vì Tướng Kỳ cho biết: “Bay đêm, đáp sân không quân nên không cần câu nệ nghi thức”.
Nhờ ngồi bên cạnh Tướng Kỳ suốt chuyến bay nên cô nắm bắt một số tình hình chiến sự đang diễn ra tại Sài Gòn và chia sẻ vài thông tin với ông khiến “Tướng râu kẽm” này cảm phục và khen ngợi hết lời. Đáp xuống sân bay quân sự không quân, cả Tuyết Mai và Cao Kỳ được xe đón về tư dinh của Tướng Kỳ. Đây là cuộc đảo chánh lần thứ 2 trong năm 1964 bất thành.
Ngày 13/9/1964 được coi là sự biểu dương lực lượng của các tướng lĩnh đe dọa đến cái ghế Trung tướng Nguyễn Khánh. Rất tỉnh táo, Tướng Kỳ ngồi trong dinh tán tỉnh, trấn an người đẹp Tuyết Mai, một mặt ra lệnh cho máy bay ném bom bay sát sạt khu vực trung tâm Sài Gòn, nơi đang có hàng trăm xe tăng lúc nhúc như bầy ruồi trên các đại lộ để răn đe, cảnh cáo. Sự đe dọa này lập tức có hiệu quả, các phe đảo chánh trật tự vãn hồi trở lại, không hề có máu đổ. Tất cả thừa biết rằng, không quân của Tướng Kỳ có thể san bằng tất cả nếu họ nghiêng về phe nào đó.
Sau một đêm tá túc tại nhà Tướng Kỳ, Tuyết Mai quay về nhà với một tâm trạng vui như trẩy hội vì cô đã có thêm dịp chứng kiến sự khôn ngoan của người hùng trong mộng trong khi xử lý tình huống đảo chánh.
Hôm sau thức giấc, Tuyết Mai được người nhà cho biết sáng sớm có một viên sĩ quan đến nhà gửi tặng hoa hồng phấn – loài hoa mà cô yêu thích nhất cùng một bì thơ. Linh tính mách bảo cô rằng khong ai khác, chính “Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ. Trong thư, Tướng Kỳ ngỏ lời mời Tuyết Mai ăn cơm trưa tại nhà hàng Caravelle với “hi vọng những bông hồng này sẽ đem lại chút hạnh phúc nhỏ bé khi đánh thức cô dậy”.
Lúc đầu Tuyết Mai có hàng ngàn ký do để từ chối, nhưng suy nghĩ đắn đo hồi lâu,cuối cùng trái tim mách bảo cô, hãy giả vờ từ chối thôi và cô nhận lời tự đến nơi hẹn mà không cần đưa đón. Tướng Kỳ cười sáng khoái: “Cô Mai không phải lo. Tôi đến nơi hẹn bằng máy bay. Chúng ta gặp nhau tại cửa thang máy phòng ăn riêng không có ai trên thế gian này nhìn thấy đâu”. Tuyết Mai trang điểm nhẹ nhàng, cô muốn giữ những nét thật nhất trên khuôn mặt, làn da và sự tươi trẻ hồn nhiên để đến nơi hẹn nhân tình.
Tướng Kỳ đã đậu trực thăng trên nóc khách sạn, ngồi đợi cô trong phòng ăn đặc biệt khá lâu. Giữa không gian ấm cúng và lý tưởng có một không hai của đất Sài Gòn, nơi phóng tầm mắt nhìn thấy bốn phía hòn Ngọc Viễn Đông, men rượu vang tê tái đầu lưỡi và tiếng nhạc thính phòng du dương, Tướng Kỳ đã ngỏ lời cầu hôn Tuyết Mai. Sau này nhớ lại, cô không thể diễn tả được cảm giác rất đặc biệt và thiêng liêng khi ấy.
Cảm giác ấm nóng của bàn tay, làn môi hay lời nói nồng nàn, đa tình của viên tướng cao bồi đã làm cô say đắm vì hạnh phúc. Đám cưới của “Tướng râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ và cô chiêu đãi viên Hàng không Air Vietnam tổ chức tại khách sạn Caravelle vào tháng 11/1964 được coi là sự kiện tâm điểm của báo giới và dư luận Sài Gòn khi ấy. Một đám cưới tổ chức lớn nhất, đông đúc khách mời nhất và tốn kém nhất.
Thế là từ đấy, cô tiếp viên hàng không hoa khôi Sài Gòn nhí nhảnh hồn nhiên yêu đời trở thành “Bà Kỳ”, một bước có kẻ hầu, người hạ. Cũng từ ấy, cô giã từ những chuyến bay của Air Vietnam vì mỗi lần bay, tốp cận vệ luôn kè kè bảo vệ, giã từ mọi thứ đam mê thời con gái để học làm “đệ nhị phu nhân” của Việt Nam Cộng hòa.
Nhắc lại chuyện tình với Nguyễn Cao Kỳ, bà Tuyết Mai thổ lộ: “Đến tận bây giờ, dù tình xưa đã tắt nhưng tôi vẫn còn nhớ anh Kỳ có đôi mắt rất đàn ông. Người đàn bà nào nhìn vào cũng sụm chân run rẩy. Tôi cũng từng ngụp lặn trong ánh mắt ấy. Ở anh Kỳ có nét phong trần, phóng khoáng, ngang tàng, nhưng đầy nghệ sĩ”. Cho đến 11 năm sau vào ngày 28/4/1975, hai mẹ con di tản sang Mỹ, lúc đó Kỳ Duyên mới 6 tuổi.
Còn Tướng Kỳ, ngày 29/4/1975 một mình lái trực thăng bay ra hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đậu ngoài khơi đón người di tản, sang Philippines một thời gian… Họ thất lạc nhau. Khi tìm gặp lại nhau nơi đất khách quê người với nhiều đổi thay dâu bể của thời cuộc, họ đã chia tay nhau sau 25 năm chung sống với cô con gái chung là Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
T.L tổng hợp


Diễn Biến Nguyễn Cao Kỳ Một Mình Chống Lại Ngô Đình Diệm
  
Tướng VNCH  Trần Văn Minh - Hé Lộ Những Sự Thật Trong Hồi Ký Nguyễn Cao Kỳ

Tuổi thơ của ông Nguyễn Cao Kỳ ở Sơn Tây

4 Thanh Niên Online
Những câu chuyện về tuổi thơ và gia đình Nguyễn Cao Kỳ vừa được một người cháu ông Kỳ tiết lộ.







tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay
Ông Nguyễn Cao Kỳ (thứ 2 từ trái sang) trong một lần về thăm Việt Nam được nguyên Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt đón tiếp - Ảnh tư liệu
Phóng viên Thanh Niên Online đã về thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và gặp gia đình bà Nguyễn Thị Tâm (55 tuổi), cháu gọi ông Nguyễn Cao Kỳ bằng chú, người thân thiết có thể là gọi là duy nhất trong gia đình ông Kỳ còn ở Sơn Tây, để nghe kể lại những câu chuyện về nơi ông Nguyễn Cao Kỳ đã lớn lên.
“Ông Nguyễn Cao Kỳ ngày nhỏ nghịch ghê lắm”
Giữa phố Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây khang trang, sầm uất, lọt thỏm một căn nhà số 51 cũ kỹ.
Căn nhà cấp 4, rộng chừng 13 mét vuông, một bàn thờ đặt chính giữa, đồ đạc khá nhiều, mọi thứ được phủ lớp bụi mờ, dù gia chủ đã cố gắng xếp đặt ngăn nắp trên nền gạch cổ.
“Ông Kỳ không sinh ra ở đây nhưng từ nhỏ đã sống ngôi nhà này. Bố mẹ tôi kể lại, hồi nhỏ ông Kỳ nghịch ngợm ghê lắm, những trò đùa nghịch của ông Kỳ không giống ai, thế nên ông Kỳ được đưa sang đây, nhà bác ruột của ông Kỳ, để ông chơi với các anh chị cho đỡ nghịch”, bà Nguyễn Thị Tâm vừa rót nước lá vối mời khách, vừa thủng thẳng kể.
Chỉ lên bàn thờ tổ tiên, ở vị trí trên cùng là bức ảnh một cụ ông đội mũ cánh chuồn, một cụ bà vấn tóc, bà Tâm cho biết: “Đó là ông bà nội của ông Nguyễn Cao Kỳ. Mọi người trong làng còn gọi là cụ Thương ông, cụ Thương bà. Cụ Thương bà tên là Phạm Thị Tá. Hai cụ này đẻ ra ông nội tôi, bố của ông Nguyễn Cao Kỳ, và út là ông Tư Đễ”, bà Tâm nói.
“Vậy cha mẹ ông Nguyễn Cao Kỳ sinh ông ấy ở đâu?”, chúng tôi hỏi bà Nguyễn Thị Tâm. Đáp lại là một cái lắc đầu và cái nhìn xa xăm ra giàn trầu không xanh mướt trước mặt: “Tôi không nhớ nữa, chỉ biết cha mẹ ông Nguyễn Cao Kỳ cũng ở một ngôi nhà ở Sơn Tây”.






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay
Bức ảnh thờ cụ ông Nguyễn Cao Côn (bên phải) và cụ bà Phạm Thị Tá, là ông bà nội của ông Nguyễn Cao Kỳ, tại ngôi nhà số 51 Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây - Ảnh: Lê Nam
“Ông Kỳ ở đây từ nhỏ cho đến khi lớn thì vào nội thành Hà Nội học, rồi vào Sài Gòn, đó là những gì chúng tôi còn nhớ từ lời cha mẹ”, bà Tâm tiếp lời.
Theo lời bà Tâm, căn nhà nơi chúng tôi đang đứng chỉ là một phần của ngôi nhà đồ sộ trước đây mà ông Nguyễn Cao Kỳ từng ở hồi thơ bé. Gian nhà này nằm tổng thể trong một khu nhà rất lớn trải dài từ mặt phố Ngô Quyền, kéo sâu vào bên trong chừng 30 m, gồm nhà chính, nhà bếp, nhà cho người giúp việc, các công trình vệ sinh. Trải qua biến cố thời gian, một phần trong ngôi nhà được cắt ra, cho một người khác ở.
Những năm chống Pháp, vì mục đích tiêu thổ kháng chiến, gian nhà ở và thờ gia tiên ở chính giữa bị đập bỏ toàn bộ phần mái, tường. Gia đình bà Tâm ở trong khu nhà bếp phía sau.






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay
Bà Nguyễn Thị Tâm, cháu gọi ông Nguyễn Cao Kỳ bằng chú (ông nội của bà Nguyễn Thị Tâm là anh trai của bố ông Nguyễn Cao Kỳ) - Ảnh: Lê Nam
Tới năm 1994, bà Tâm có kinh phí phục dựng nền ngôi nhà cũ để làm nơi thờ tổ tiên, trong đó có thờ phụng ông bà nội của ông Nguyễn Cao Kỳ. Nơi đây vẫn giữ được nền móng và những viên gạch cổ từ ngày ông Nguyễn Cao Kỳ còn tấm bé.
Hiện tại, ở khu bếp của căn nhà số 51 Ngô Quyền vẫn còn nguyên kiến trúc ngôi nhà cổ từ thời ông Nguyễn Cao Kỳ sống hồi nhỏ. Đó là mái nhà bếp thấp lúp xúp, bể nước mái vòm, sân gạch rêu phong, cây hồng xiêm cổ thụ, những cánh cửa gỗ tuổi đời hơn trăm năm.
“Chưa từng thấy ông Nguyễn Cao Kỳ vào thăm căn nhà này”






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay
Căn nhà số 51 phố Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, nơi ông Nguyễn Cao Kỳ đã trải qua tuổi thơ, trước khi rời vào trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An), sau đó vào Sài Gòn - Ảnh: Thúy Hằng
Điều khá bất ngờ là, theo tiết lộ của bà Nguyễn Thị Tâm, bà sinh ra và lớn lên ở căn nhà này từ năm 1960, nhưng trong suốt những năm tháng qua, chưa một lần nào thấy ông Nguyễn Cao Kỳ và con cháu ông về thăm lại căn nhà, là nơi thờ phụng ông bà tổ tiên trong dòng họ.
“Tôi nhớ duy nhất một lần, khoảng những năm 2000 gì đó, ông Kỳ về thăm Sơn Tây. Ông ấy đi xe ô tô qua đường lớn La Thành để vào thắp hương trong chùa Mía, trong làng cổ Đường Lâm, lúc về đi theo đường Ngô Quyền. Ông Kỳ đứng trước căn nhà số 51 này một lúc, lặng nhìn vào bên trong căn nhà nhưng không vào. Hai bên đường Ngô Quyền rất đông người dân hiếu kỳ và công an đứng dõi theo ông”, bà Tâm kể lại.
Cũng theo bà Tâm, sau đó vài năm, có một người phụ nữ người nước ngoài, mắt xanh, da trắng tới ngôi nhà số 51 này nhưng không vào, chỉ đứng ngoài cửa, lúc đó khoảng 19 giờ. “Người phiên dịch nói bà ấy muốn đón anh Đăng, là bố đẻ tôi về nuôi báo hiếu cho cha mẹ, nhưng lúc đó bố tôi chết rồi. Tôi cũng không rõ đó là ai, ngờ ngợ đó là bà vợ sau cùng của ông Nguyễn Cao Kỳ”, bà Tâm kể.






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay

Bàn thờ tổ tiên trong căn nhà số 51 Ngô Quyền, nơi đây thờ phụng ông bà nội của ông Nguyễn Cao Kỳ - Ảnh: Lê Nam
Bàn thờ tổ tiên trong căn nhà số 51 Ngô Quyền, nơi đây thờ phụng ông bà nội của ông Nguyễn Cao Kỳ - Ảnh: Lê Nam






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay






tuoi-tho-du-doi-cua-tuong-rau-kem-Nguyen-Cao-Ky-o-Son-Tay
Khu nhà bếp của nhà 51 Ngô Quyền, nơi đây vẫn giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc từ những năm ông Nguyễn Cao Kỳ còn sống ở Sơn Tây - Ảnh: Lê Nam
“Còn con gái ông Nguyễn Cao Kỳ với bà vợ thứ 2, chị Nguyễn Cao Kỳ Duyên có bao giờ ghé thăm gia đình mình không?”, chúng tôi hỏi bà Tâm. “Không hề”, người phụ nữ đáp lại.
Rồi người phụ nữ chia sẻ thật lòng, bà chưa từng gặp Nguyễn Cao Kỳ Duyên (người gọi mình bằng chị theo vai vế trong họ hàng) một lần nào ngoài đời, dù biết tin bây giờ cô đã là một MC nổi tiếng, rất thành công ở hải ngoại.
"Cô Duyên từng gọi Chiến, con trai tôi tới nơi cô tổ chức sự kiện tại Hà Nội, Chiến ra đến nơi thì bảo vệ không cho cháu vào gặp cô vì không tin một cậu sinh viên làng nhàng lại là cháu của MC nổi tiếng. Vé vào cửa sự kiện ấy nghe chừng vài triệu một chiếc. Chiến có gọi điện thoại cho cô, nhưng chắc bận quá, cô không ra đón cháu được, thế là Chiến lại lủi thủi ra về”, bà Tâm thở dài.
Bà Nguyễn Thị Tâm, 56 tuổi, không biết đi xe đạp, không thể tự bấm số điện thoại vì mắt kém, chân tay ngày càng yếu đi do bị tai nạn, ngày ngày phải mưu sinh bằng gánh rau, vại dưa cà. Ít ai có thể ngờ rằng, người gọi ông Nguyễn Cao Kỳ bằng chú đang có một cuộc sống khốn khó trong chính mái nhà mà từ đây, gần 80 năm trước, ông Nguyễn Cao Kỳ đã ra đi…
Theo tư liệu lịch sử có ghi lại, ông nội ông Nguyễn Cao Kỳ tên là ông Nguyễn Cao Côn, làm tới chức thương tá (thương biện, hay thương tá tỉnh vụ) tỉnh Sơn Tây. Bố ông Nguyễn Cao Kỳ là Nguyễn Cao Hiếu, làm nghề thầy giáo, sinh được 4 người con, trong đó ông Nguyễn Cao Kỳ là con trai duy nhất.

Trong cuốn hồi ký của mình mang tên Đứa con cầu tự (tên nguyên bản tiếng Anh là “Buddha’s child: My fight to save Vietnam” do Nhà xuất bản St.Martin’s Press phát hành năm 2002), ông Nguyễn Cao Kỳ viết: “As the only boy among four sisters, I was treated like a little prince and allowed to do whatever I pleased. My three older sisters tell me that when I was a toddler, the only thing that would make me stop crying and smile was to let me smash a dish or a glass against the floor” (Tạm dịch: Là cậu bé duy nhất trong 4 chị em, tôi được cưng chiều như một hoàng tử và được phép làm bất cứ thứ gì mình muốn. Ba người chị của tôi từng kể với tôi rằng, khi tôi chập chững biết đi, điều duy nhất khiến tôi ngừng khóc và nở nụ cười là để tôi ném vỡ chiếc đĩa xuống sàn nhà).

Như vậy, chiểu theo những thông tin được cung cấp bởi gia đình bà Nguyễn Thị Tâm, có thể thấy khá trùng khớp.

 
Đoạn Cuối Của Sài Gòn Qua Hồi Kí NGUYỄN CAO KỲ VNCH







Chùm ảnh: Cuộc sống của ông Nguyễn Cao Kỳ những ngày đầu lưu vong ở Mỹ


Sáng ngày 29/4, từ Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đã dùng trực thăng UH-1 do chính mình lái đưa vợ con ra tàu sân bay Midway của Mỹ để rời khỏi Việt Nam.
Sau khi đến Mỹ, ông lần lượt định cư qua các nơi: Fairfax bang Virginia, New Orleans bang Lousiana, Seattle bang Washington State, Hacienda Heights bang California và Houston bang Texas…
Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ.
Sau đây là một số hình ảnh về cuộc sống của vợ chồng ông Kỳ do nhiếp ảnh gia Mỹ Paul Slade ghi lại vào tháng 7/1975.
Cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ tại một căn phòng trong tư gia ở thành phố Fairfax, bang Virginia, nơi đầu tiên gia đình ông định cư ở Mỹ. Những đứa con của ông đang nằm ngủ trên đệm.
Bà Đặng Tuyết Mai, vợ ông Kỳ nấu ăn trong căn hộ của hai vợ chồng tại Fairfax.
Ông Kỳ tình tứ mớm thức ăn cho vợ yêu.
Vợ chồng ông Kỳ mua hoa quả trong một siêu thị địa phương.
Vợ chồng ông Kỳ mua hoa quả trong một siêu thị địa phương.
Ồng Kỳ cầm một túi đồ ở bãi đỗ xe.
Vợ chồng ông Kỳ khoác tay nhau dạo phố.
Chân dung chụp trên đường phố của vợ chồng ông Kỳ.
Vợ chồng ông Kỳ chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm người Việt trước nhà hàng Thanh Long, nhà hàng của chị gái ông Kỳ.
Ông Kỳ và bà Mai trong một buối trả lời phỏng vấn tại hội trường của sân bay.
Ông Kỳ thăm thú cánh đồng rau của một trang trại ở California.
Vợ chồng ông Kỳ trong chuyến thăm trại tạm cư Pendleton ở bang California.
Vợ chồng ông Kỳ trong chuyến thăm trại tạm cư Pendleton ở bang California.
Bà Tuyết Mai thăm một lều tạm trú trong trại tạm cư Pendleton, California.
Ông Kỳ bà Mai biểu lộ sự sảng khoái tại sân golf mini trong một lần thăm tại trại tị nạn Weimar, gần Sacramento, California. Phần đông người trong trại là tướng, tá và gia đình thuộc binh chủng Không Quân của VNCH
Ông Kỳ và bà Mai chụp ảnh cùng diễn viên John Wayne trước nhà của ông này.
Ông Kỳ và bà Mai chụp ảnh cùng diễn viên John Wayne.
Ông Kỳ bắt tay John Wayne.
Ông bà Kỳ trò chuyện cùng John Wayne trong phòng khách.
Ông Kỳ cùng vợ đang đi vào trại tỵ nạn tại Weimar. Người phụ nữ Mỹ đi cùng dường như là tài tử Tippi Hedren (nổi tiếng trong phim The Birds mà Alfred Hitchcock là đạo diễn).
Vợ chồng ông Kỳ tại trại tỵ nạn Weimar.
Một bức chân dung của ông Kỳ.
Chân dung vợ chồng ông Kỳ, cùng bối cảnh với bức ảnh trước.
S.T
                                                    Phim tài liệu Chiến thắng Lộc Ninh

KIÊN QUYẾT ĐÁNH MỸ VÌ PHẢI ĐUỔI CỔ LŨ CƯỚP NƯỚC.
PHẢI ĐÀNH ĐÁNH NGỤY VÌ PHẢI DẸP TAN LŨ BÁN NƯỚC.
DO ĐÓ, CHIẾN CÔNG CỦA QUÂN GIẢI PHÓNG LÀ HÀO HÙNG, BẤT DIỆT, RUNG ĐỘNG LÒNG NGƯỜI!
 
Nghệ thuật đánh giặc chỉ có ở Việt Nam: Bám thắt lừng địch mà đánh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét