LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 19
-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.
Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"
Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
Chuẩn Tướng Lam Sơn Phan Đình Thứ - Bi Kịch Cuối Đời Tay Chơi Khét Tiếng Dám Chửi Cả Nội Các VNCH
Chuẩn tướng Lam Sơn Phạm Đình Thứ – vị tướng mồ côi đầy bi kịch
Chuẩn tướng Lam Sơn Phạm Đình Thứ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một trong số những sĩ quan cao cấp hiếm hoi của chế độ cũ không gây bè kết đảng, không phe phái để làm chỗ dựa tiến thân, nhưng vì tính khí ngang tàng, kiêu bạc, về cuối đời viên tướng này lại tự rước vào thân nhiều oan nghiệt.
Chuẩn tướng Lam Sơn tên thật là Phan Đình Thứ sinh ngày 22/04/1916 tại Hà Tĩnh và lớn lên tại Huế. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Thứ vào đời rất sớm, phải vừa tự học, vừa đi làm.
Năm 1941, tròn 25 tuổi, do cơm áo thúc bách, không có con đường lựa chọn nào khác hơn, ông đã tình nguyện gia nhập vào quân đội Liên Hiệp Pháp. Một năm sau (1942), nhu cầu chiến tranh trong Thế Chiến thứ 2 leo thang, người Pháp đưa ông sang Bắc Phi, theo học một khóa sĩ quan cấp tốc. Năm 1943, Lam Sơn ra trường với cấp hàm thiếu úy. Vào thời điểm này, mặt trận trên 3 châu lục Âu, Á, Phi giữa quân Đồng Minh và phe Trục đang diễn ra vô cùng khốc liệt, ông được điều động vào Liên Quân Anh – Pháp trực tiếp tham chiến tại hai chiến trường Tunisie và Algerie.
Với tính khí ngang tàng, gan dạ lại giỏi võ nghệ và tửu lượng khá cao, ông được nhìn nhận như một tay chơi nên dễ dàng chinh phục những người lính dưới quyền, cũng là con dân của những đất nước thuộc địa của hai mẫu quốc Anh, Pháp được đưa ra chiến trường.
Ông từng kể với những “chiến hữu” của mình rằng lúc ông đóng quân tại Algerie, một hôm từ quán rượu trở về khi trời đã khuya. Một mình trên đường vắng, bỗng dưng sau lưng ông có tiếng chân của nhiều người đuổi theo, và một giọng hô vang :”Hô Lê Manh!” (Giơ tay lên). Chuẩn tướng Lam Sơn nhận ra tiếng tây của người này thuộc loại giả cầy, phát âm đặc sệt chất giọng Việt Nam. Cho dù vào thời điểm đó, tại Algerie cướp bóc xảy ra như rươi, nhưng ông vẫn tỉnh bơ quay lại nói như quát :”Manh manh cái mả mẹ chúng mày.” Quả nhiên nhóm người này ôm chầm lấy ông mừng rỡ: ”Đồng hương, đồng hương chúng mày ơi!”.
Té ra đó là một nhóm thanh niên người Việt, bị người Pháp mộ phu đưa sang Tân Đảo làm đồn điền những năm đầu thế kỷ 20. Rồi sau đó bị đưa vào lính để đi đánh nhau ở Bắc Phi. Do đó, khi biết Lam Sơn là đồng bào của mình, nhóm người trên đã dốc hết túi, kéo ông vào một quán rượu uống cho tới sáng.
Nghe kể tới đây, một người “chiến hữu” hỏi Lam Sơn : “Anh chửi họ như thế lỡ họ nổi nóng tấn công anh, một mình anh làm sao địch lại?” Chuẩn tướng Lam Sơn trả lời : “Nếu chúng nó là thằng Tây, thằng Anh hay Algerie thì làm sao nó nghe được tiếng Việt mà nổi nóng. Còn như chúng nó là thằng Việt Nam thì chắc chắn là mừng đến rơi nước mắt khi nửa đêm gặp được đồng hương rất hiếm hoi ở cái nơi chết tiệt này.”
Năm 1945, ông lên trung úy và được gởi sang Ấn Độ theo học một khóa biệt kích và tình báo ở New Delhi. Mãn khóa học này, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy một toán biệt kích đa quốc gia, nhảy xuống Cánh Đồng Chum thuộc Vương quốc Lào để giải giới quân đội Nhật Hoàng. Tại Lào, ông được giữ chức vụ Quân trấn Trưởng thị xã Trấn Ninh .
Từ đó, Lam Sơn quen biết với một số sĩ quan người Việt đồng cấp hàm trung úy với ông như: Trần Thiệm Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Khánh…Cả ba nhân vật này về sau đều leo lên hàm đại tướng của quân lực VNCH khi Lam Sơn vẫn đì đẹt ở cấp đại tá.
Năm 1951, khi Quân đội Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này) ra đời. Lam Sơn được chuyển sang với cấp bậc đại úy. Năm 1954, ông được thăng lên thiếu tá và được cử đi học khóa Trung đoàn Trưởng cùng với các đồng môn khác là Nguyễn Văn Thiệu (sau này trở thành Tổng thống) , Nguyễn Chánh Thi (Trung tướng). Năm 1956, Lam Sơn mang hàm đại tá, làm Tư lệnh Sư đoàn Khinh chiến 16 và dậm chân ở cấp bậc đó đúng 16 năm với không biết bao nhiêu thăng trầm, vinh ít nhục nhiều.
Ông từng kể: “Bọn Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang…biết tao khinh tụi nó nên ngán tao lắm, dễ gì lên tướng cho được. Hơn nữa, tao lại hai lần động vào mặt hai thằng Mỹ nên người Mỹ cũng dè chừng.”
Năm 1958, Đại tá Lam Sơn đang theo học khóa Tham mưu cao cấp tại Fort Leawoth, Hoa Kỳ. Một sĩ quan huấn luyện viên người Mỹ nhìn thấy bảng tên ông đeo trên túi áo với hai chữ LamSon viết sát vào nhau. Anh ta tưởng thằng cha da vàng mũi tẹt này lấy tên Mỹ để nịnh hót quan thầy (nhìn nhầm thành Lawson), bèn hỏi một cách xấc mé, đầy coi thường: “Ai chẳng biết mày là người Việt Nam, tại sao phải lấy tên Mỹ như vậy mà không thấy xấu hổ hay sao?” Lập tức, một cú đấm hết đà được Lam Sơn tung vào giữa mặt tên huấn luyện viên người Mỹ, kèm theo tiếng chửi thề và một một câu nói đầy phẩn nộ: “Thằng nhãi ranh, tao đã từng chiến đấu khắp chiến trường Á, Phi, chứ không ru rú trong một xó xỉnh như mày. Tên Việt Nam của tao như thế nào thì tao viết như vậy, chứ không cần đặt tên Tây, tên Mỹ gì hết”. Kết quả, Lam Sơn bị gọi lên văn phòng làm việc và phải xách hành lý rời khỏi đất Mỹ trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Trở về Việt Nam, cho dù lúc bấy giờ Tổng thống Ngô Đình Diệm không ghét Lam Sơn, nhưng nghĩ rằng Lam Sơn thân Pháp và sợ mất lòng người Mỹ nên không dám cất nhắc.
Cái vết “không ưa Mỹ” và tính khí ngang tàng tiếp tục gây ảnh hưởng xấu cho ông đối với các chế độ chuyển tiếp tại miền Nam sau ngày triều đại Ngô Đình Diệm sụp đổ. Năm 1962, khi làm Chỉ huy Trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức, ông Lam Sơn càng nổi tiếng vì đánh Cố vấn Mỹ.
Trong một buổi duyệt binh thường lệ diễn ra vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, viên Đại tá cố vấn Mỹ cùng với Đại tá Lam Sơn đi ngang qua toán hầu kỳ. Bất chợt, viên đại tá cố vấn dừng lại, đưa ngón tay út chọc vào đầu nòng súng khẩu M1 Garand của một học viên sĩ quan để kiễm tra vũ khí. Ngón tay của ông ta dính đầy dầu chùi súng. Cho rằng, người học viên sĩ quan này không lau chùi vũ khí theo đúng quy định, ông đưa ngón tay út dính dầu quệt vào mặt anh ta. Đứng bên cạnh, Lam Sơn không nhịn nổi , ông cho viên cố vấn trưởng một cái tát nảy lửa và lời cảnh cáo: “Tôi tặng ông cái tát này để ông nhớ đời. Đừng bao giờ hành động như thế với bất cứ người lính nào. Nếu họ có lỗi, ông có thể phạt họ theo quân kỷ. Nghe chưa?”
Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Lam Sơn chỉ có ba lần được làm trưởng, nhưng toàn là những chức vụ hữu danh vô thực. Đó là năm 1960, ông làm Chỉ huy Trưởng Binh chủng Biệt động quân, nhưng trong tay không có quân vì tất cả các đơn vị đều thuộc quyền điều động của tư lệnh các quân đoàn và khu chiến thuật. Năm 1962, Lam Sơn làm Chỉ huy Trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức, quyền lực chỉ thu hẹp trong phạm vi một quân trường. Và năm 1964 được làm Tư lệnh lực lượng Đặc biệt, thực chất chỉ có Bộ Tư lệnh khung, một Tiểu đoàn Biệt Cách, và mấy toán Delta thường xuyên hành quân xa, thêm Trung tâm Huấn luyện Đồng Bà Thìn ở Cam Ranh. Còn lại, các trại biên phòng đều do lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ thành lập, tuyển dụng và trả lương, cũng như trực tiếp chỉ huy các đại đội Dân sự chiến đấu trú phòng, Lam Sơn không có quyền hành gì cả.
Suốt đời, Lam Sơn toàn giữ chức phó cho lớp đàn em của mình, theo kiểu ngồi chơi xơi nước theo kiểu “cho có”, kéo dài đến năm 1973, ngày tướng Lam Sươn bị ép phải rời QLVNCH trong cay đắng. Lam Sơn đã lần lượt trải qua một loạt chức danh có chữ “Phó”: Năm 1967, Phó Tổng Giám đốc Cảnh Sát quốc gia. Năm 1968, Tổng cục Phó Chiến tranh chính trị.
Năm 1969-1970, Tư lệnh Phó Biệt Khu thủ đô, kiêm Phó Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định. Năm 1972, Tư lệnh Phó Quân đoàn 3 và cũng trong năm 1972 ông mới được lên chuẩn tướng làm Tư lệnh Phó Quân đoàn 2 cho đến năm 1973 thì bị cho ra quân.
Trong giai đoạn khủng hoảng chính trị Việt Nam Cộng hòa, ngày 30/1/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh, đang giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 2 ở Cao nguyên, bay về Sài Gòn, kết hợp với đảng Đại Việt, cánh thân Mỹ làm chỉnh lý, bắt giữ gần hết tay chân thân tín của Dương Văn Minh.
Với lý do: phe Dương Văn Minh thân Pháp, đang cố đưa miền Nam đi vào trung lập theo kế hoạch của Tổng thống Pháp De Gaulle. Thật ra, đây cũng là một cuộc đảo chính không có tiếng súng và từ giây phút đó, mọi quyền hành đều nằm trong tay Nguyễn Khánh. Ông ta nghĩ ra chức danh Ủy ban Lãnh đạo quốc gia, tự phong mình làm Chủ tịch (Quốc trưởng) và Ủy ban Hành pháp Trung ương do tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch (Thủ tướng).
Để loại bỏ bớt số tướng lĩnh già không theo mình, Nguyễn Khánh lại tự “chế” ra cấp hàm Chuẩn tướng, phong cho hàng loạt đại tá, trong đó có Lam Sơn, nhằm lôi kéo và thu phục họ. Trước khi ký quyết định này, Nguyễn Khánh cho người đến thăm dò từng đối tượng để tìm hiểu lòng dạ từng người.
Khi được hỏi ý kiến, Lam Sơn đã nói thẳng: “Từ trước đến nay, Đại tá lên thẳng Thiếu tướng chứ quân đội làm đell gì có cái lon chuẩn tướng. Hơn nữa, cái quyết định thăng cấp này lại do Nguyễn Khánh ký thì vinh dự cái mẹ gì.”
Thế là trong danh sách những người lên chuẩn tướng chẳng thấy có tên Lam Sơn – Phan Đình Thứ. Tháng 2/1965, Nguyễn Khánh bị hạ bệ phải chấp nhận đi làm đại sứ lưu động, một hình thức bị trục xuất ra khỏi Việt Nam. Nhưng Đại tá Lam Sơn vẫn cứ là đại tá bởi đàn em tín cẩn của Nguyễn Khánh là Nguyễn Cao Kỳ còn đó, và đang làm chủ vũ đài chính trị Miền Nam.
Dưới thời kỳ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong mắt ông ta, Lam Sơn là con người nặng chất anh hùng cá nhân một cách vô thưởng, vô phạt. Nhưng cái tính ngang tàng đó cũng làm cho Thiệu và Cố vấn An ninh phủ Tổng thống Đặng Văn Quang ngán, nên những tháng năm còn lại trong quân đội, Lam Sơn chỉ được giữ những chức vụ trời ơi đất hỡi.
Cuối cùng, năm 1972, Lam Sơn – Phan Đình Thứ cũng được Nguyễn Văn Thiệu thăng chuẩn tướng một cách muộn màng, sau 16 năm mang hàm đại tá. Oái oăm thay, ông lại bị điều lên làm Tư lệnh Phó Quân đoàn 2, dưới quyền của Quế Tướng Công – Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, một kẻ thuộc hàng đàn em xa lắc xa lơ của ông. Bởi vì, năm 1956, khi Lam Sơn đã mang hàm đại tá thì Nguyễn Văn Toàn chỉ mới là một anh trung úy. Rất nhiều sĩ quan cao cấp làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 thời đó xác nhận, dù là cấp trên, nhưng Nguyễn Văn Toàn rất ngán Lam Sơn, ít khi dám ngồi chung với nhau, nhất là trong tiệc rượu, ngoại trừ công việc và những lúc họp hành. Toàn ngán bị Lam Sơn nổi chứng bất tử, chửi thẳng vào mặt không biết lúc nào.
Vì thế mà ông là một vị tướng nghèo, suốt đời mang hai cái tật lớn là nát rượu và ham gái. Chính hai cái tật này đã dẫn dắt ông vào con đường oan nghiệt, phần nào đã làm tổn thương đến cuộc đời ngang tàng của ông với những huyền thoại từng được nhiều “chiến hữu” quý mến.
Vào một buổi tối tháng 9 năm 1972, tại Tổng hành dinh Quân đoàn II ở Pleiku, một viên Trung sĩ người Thượng tinh thần bất ổn do uống rượu say đứng ở cổng, tay cầm lựu đạn đã rút chốt chờ ông về để ám sát. Quân cảnh đến can thiệp đương sự không chịu, khi ông về khuyến cáo cũng không nghe. Ông đã nấp ở sau bờ tường dùng súng bắn khiến đương sự ngã quỵ, lựu đạn nổ làm người Hạ sĩ quan này bị trọng thương và sau đó tử vong.
Sau sự việc trên, ông bị đưa về tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để điều tra. Ngày 29 tháng 11 ra Tòa án Mặt trận Quân sự, ông bị xử án 5 năm tù treo về tội cố ý đả thương và dẫn đến tử vong của viên Hạ sĩ quan nói trên. Đầu năm 1973, ông bị buộc phải giải ngũ.
Có người bảo rằng, ông Chuẩn tướng ngang taàng này có quan hệ tình ái với cô vợ trẻ của anh Hạ sĩ quan kia nên mới xảy ra chuyện như thế này.
Lam Sơn là kỷ lục gia duy nhất của QLVNCH khi từng nhận các huy chương: Bắc Đẩu Bội Tinh của Pháp, Chiến Dịch Bội Tinh Pháp giành cho các sĩ quan tham dự thế chiến thứ hai, huy chương Bảo Vệ Nước Pháp của Tổng thống De Gaulle. Huy chương Bạch Tượng do Quốc Vương Lào gắn và huy chương Sao Bạc do tướng Mỹ Westmoreland gắn. Đó là chưa kể đến một đống huy chương của Việt Nam Cộng hòa mà mỗi lần nhắc đến, Lam Sơn thường nói : “Mỗi tấm huy chương đều có mặt trái của nó”.
Ra khỏi quân đội trong nỗi cay đắng ê chề, Lam Sơn xuống cấp nghiêm trọng. Ông trang phục lôi thôi, thường là chiếc quần tây nhăn nhó, chiếc áo ca rô ngắn tay ít khi được bỏ trong quần lê đôi dép da lang thang khắp các quán rượu. Ông cũng không có tiền nhưng khi biết ông là cựu Chuẩn tướng Lam Sơn, phần lớn chủ quán đều cho uống “chùa”. Rất nhiều sĩ quan thuộc nhiều binh chủng, đi phép về Sài Gòn, vì mến mộ một thời ngang dọc của đàn anh, nên nghe ông đang ngồi ở quán rượu nào là họ tìm tới đó để được mời “đại ca” một chầu túy lúy càn khôn.
Rượu vào là lời ra, Lam Sơn hết chửi Mỹ, đến chửi Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang, Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Văn Toàn…Trong mắt ông đó là một lũ ăn hại. Thái độ khinh miệt này của Lam Sơn đều được đám an ninh Phủ Tổng thống ghi nhận, báo về cho Thiệu, nhưng Thiệu cũng chịu bó tay bởi chẳng biết phải đối phó cách nào trước một con người không còn gì để mất.
Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện Ban Quân quản của Chính quyền mới, bị đưa đi cải tạo cũng như các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khác và bị đưa ra miền Bắc Việt Nam tập trung ở trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh. Khi đi cải tạo, vì bị mất liên lạc với gia đình, ông không được thăm nuôi, nên được gọi là Tướng mồ côi.
Sau ngày được trở về, Lam Sơn được chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cho định cư tại Mỹ theo diện H.O nhưng Lam Sơn đã từ chối. Có lẽ ông không thích người Mỹ và một phần cũng muốn ở lại quê hương. Một thời gian sau, thông qua người thân trong gia đình ông, một người bạn Pháp từng sát vai chiến đấu với ông tại chiến trường Tunisie là Tướng nhảy dù Guy Simon đã trình bày với Bộ Tư lệnh Nhảy dù, Bộ Ngoại giao và Bộ Di trú Pháp về trường hợp một cựu sĩ quan nhảy dù Pháp tên là Lam Son – Phan Đình Thứ và Tướng Simon đã đứng ra bảo lãnh cho cả gia đình Lam Sơn sang định cư tại Pháp. Chính phủ Pháp đồng ý và Lam Sơn đã sang Pháp năm 1989. Năm 1995, Phan Đình Thứ một mình trở về sống những chuỗi ngày còn lại ở quê hương Việt Nam và từ trần tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23 tháng 07 năm 2002. Hưởng thọ 83 tuổi.
Khi còn là một Thiếu úy trong Quân đội Viễn chinh Pháp đóng quân ở Lào, ông kết hôn với một thiếu nữ người Lào gốc Việt và có người con trai đầu tiên đặt tên là Phan Đình Lam Sơn. Về sau, ông lấy tên của người con này làm biệt danh cho mình. Cho đến sau này, ông Phan Đình Thứ có tất cả 6 người vợ và có 10 người con gồm: 7 trai, 3 gái.
Tiểu Sử Tướng VNCH LÂM VĂN PHÁT – Con Đường Sự Nghiệp Và Kết Cục Cuối Cùng Năm 75
Tướng Sài Gòn Lâm Văn Phát - Chuyên gia đảo chính
10:30 15/01/2012
Chỉ tính từ ngày 1/11/1963, phút cáo chung của chế độ Ngô
Đình Diệm, cho đến ngày 19/2/1965, chỉ 13 tháng đã có tới 4 cuộc đảo
chính. Trong số những "chuyên gia" phản loạn, Thiếu tướng Lâm Văn Phát
được xem là nổi bật nhất. Có bao nhiêu cuộc đảo chính, ông ta góp mặt đủ
bấy nhiêu. Nhưng, kể cả những lần thành công, cũng chẳng ai giao cho
ông ta một vai trò lãnh đạo then chốt nào. "Cốt khỉ vẫn hoàn cốt khỉ",
trên sân khấu tranh giành quyền lực ở miền Nam, tướng Lâm Văn Phát cũng
bị ngay chính phe nhóm nhất thời của ông ta ái ngại!
Thiếu tướng Lâm Văn Phát. |
Cuộc đời Lâm Văn Phát luôn có những thay đổi từ cực này sang cực khác, nhanh như hai mặt của một con thò lò. Ông sinh năm 1927 tại Cần Thơ, trong một gia đình có truyền thống Cách mạng lẫn học hành nổi tiếng, xứng đáng được kính trọng. Thân sinh ông ta là nhà giáo Lâm Văn Phận, tham gia Mặt trận Việt Minh rất sớm, từng có thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Liên Việt tỉnh Cần Thơ.
Sau 1954, ông Phận tập kết ra miền Bắc và qua đời ở đó. Ông Phát có chị là Lâm Thị Phấn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên mẫu nhân vật Bạch Cúc trong phim "Người đẹp Tây Đô".
Bản thân Lâm Văn Phát, khi còn theo học bậc trung học đã gia nhập Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền tại Cần Thơ. Trớ trêu thay, sau khi thực dân Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, trở về Cần Thơ học tú tài xong, Phát lại gia nhập quân đội Pháp, trở mặt với lý tưởng mà gia đình và bản thân từng đeo đuổi, được phong hàm thiếu úy.
Nhưng chỉ một năm sau (1946), ông lại đào ngũ, tham gia kháng chiến tại Khu 8 và trở thành một Trung đội trưởng Vệ quốc quân. Nếu cứ con đường chính nghĩa đó mà đi giữa lòng dân tộc, chắc chắn cuộc đời ông ta đã khác. Thế nhưng, chẳng được bao lâu, năm 1948, ông ta lại bỏ chiến khu, trốn về lại Cần Thơ.
Quan ngại, ông Lâm Văn Phận đã tìm cách cách ly Phát khỏi sự dính líu chính trị, gửi Phát sang Pháp theo học ngành cơ khí. Ngựa chứng không thích bị đeo cương học hành chưa đâu vào đâu, chẳng biết ma đưa lối, quỷ dẫn đường thế nào, một lần nữa Lâm Văn Phát lại đi vào quân đội và theo học trường thiết giáp của lục quân Pháp tại Oran, Algeria, Bắc Phi.
Ra trường với cấp bậc trung úy, Lâm Văn Phát được đưa trở về Việt Nam, trực thuộc Bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại mặt trận Đông Dương. Quân đội quốc gia thành lập (1951), Lâm Văn Phát được thăng đại úy và chuyển sang làm việc tại võ phòng của Quốc trưởng Bảo Đại. Năm 1952, Lâm Văn Phát được điều sang phục vụ tại Bộ Tổng tham mưu quân đội quốc gia Việt Nam với hàm thiếu tá, đến năm 1954 thì lên trung tá.
Năm 1958, khi Ngô Đình Diệm đã thâu tóm hết quyền lực trong tay, phế truất Bảo Đại, lên ngôi tổng thống, Lâm Văn Phát lại được cử sang Mỹ theo học khóa sĩ quan - tham mưu tại Fort Leavenworth kéo dài một năm. Về nước, ông ta được thăng hàm đại tá, nhưng không được Ngô Đình Diệm tin dùng, nên chỉ nắm những chức vụ không có thực quyền, chuyên ngồi chơi, xơi nước! Bất mãn, Phát âm thầm nuôi dưỡng lòng thù hận với anh em Diệm - Nhu một cách sâu sắc. Lâm Văn Phát chẳng có chính kiến gì ngoài hám địa vị, danh lợi. Ông ta cũng chẳng có bạn bè thân tín trong quân đội mà chỉ "mạnh đâu, xâu đó". Thế là ông trở thành một "chuyên gia đảo chính!".
Có đảo chính là có Lâm Văn Phát
Biết rõ đại tá Lâm Văn Phát là người cay cú với chế độ Ngô Đình Diệm, khi mấy ông tướng của quân đội Sài Gòn họp nhau bàn chuyện đảo chính đã móc nối, ghi tên ông ta đầu tiên vào danh sách. Ngặt một nỗi, với chức vụ chỉ huy trưởng Bảo an - Dân vệ, ông ta không có quân trong tay. Lâm Văn Phát cũng chẳng có khả năng gì đặc biệt, lại chưa từng chỉ huy trận mạc nên chẳng biết xếp ông ta vào vai trò gì.
Theo kế hoạch ban đầu, Lâm Văn Phát được giao trách nhiệm xuống Mỹ Tho để thuyết phục, nếu không thành thì bằng mọi cách phải giành cho được quyền Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh do đại tá Bùi Đình Đạm nắm giữ. Mục đích trước tiên là để ngăn chặn sư đoàn này tiến về Sài Gòn giải cứu cho Ngô Đình Diệm. Thứ đến, nếu phe đảo chính chưa thật sự thắng thế, thì đơn vị này sẽ hỗ trợ. Nhưng vì từ lâu, mật vụ của hai anh em Diệm - Nhu biết Lâm Văn Phát thường tỏ thái độ bất mãn chế độ, nên theo dõi rất kỹ.
Cuối cùng, phe đảo chính sợ bị lộ, không giao trọng trách này cho Lâm Văn Phát mà thay thế bằng đại tá Nguyễn Hữu Có. Tiếng súng khai hỏa cuộc binh biến này bắt đầu từ trưa ngày 1/11/1963, mãi đến chiều tối, khi tình thế sắp ngã ngủ thì Lâm Văn Phát mới được giao chỉ huy Sư đoàn 5 Bộ binh, thay thế đại tá Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 2/11/1963, hai anh em Diệm - Nhu bị hạ sát một cách thê thảm. Chẳng đóng góp gì nhiều nhưng Lâm Văn Phát vẫn được thăng thiếu tướng ngay tối hôm đó, cùng với các đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có, Đỗ Mậu…
Một tháng sau, ngày 2/12/1963, thiếu tướng Lâm Văn Phát được chính thức nắm chức vụ Tư lệnh Phó Quân đoàn 3, kiêm Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Chưa thỏa mãn, Lâm Văn Phát nhìn quanh, thấy bộ máy quyền lực nằm trọn trong tay trung tướng Dương Văn Minh và phe cánh, như: trung tướng Trần Văn Đôn, trung tướng Tôn Thất Đính, trung tướng Mai Hữu Xuân, trung tướng Lê Văn Kim và thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ… mà theo Phát thì những tay này cũng chẳng có ai giỏi giang gì hơn mình. Thế là ông ta lại sinh bất mãn và cố tình rình rập để chờ thời cơ lật đổ.
Thời cơ đó đến chỉ sau có… nửa tháng. Trung tướng Trần Thiện Khiêm, một trong những nhân vật cầm đầu cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, đang giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân. Ngày 17/12/1963, Khiêm đang thay mặt Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sang thủ đô Seoul, Hàn Quốc dự lễ nhậm chức của Tổng thống Pak Chung-hee thì ở nhà có lệnh giáng chức Khiêm xuống làm Tư lệnh Quân đoàn 3 mà chẳng hề thông báo lý do.
Trở về, bề ngoài tỏ ra vui vẻ chấp hành nhưng bên trong Trần Thiện Khiêm kín đáo nuôi dưỡng âm mưu phục hận. Biết rõ trung tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân đoàn 1, cũng bất phục đám tướng già đang nắm vận mệnh miền Nam, Khiêm thường xuyên liên hệ với Khánh bằng điện đàm trên hệ thống đặc biệt của quân đội.
Hội đồng tướng lĩnh VNCH họp báo sau đảo chính ngày 19/12/1965, phế truất Nguyễn Khánh. |
Cuối tháng 1/1964, Nguyễn Khánh mặc thường phục, từ miền Trung bí mật bay về Sài Gòn trên một chuyến bay dân dụng. Người của Trần Thiện Khiêm ra sân bay đón ông ta, đưa về tận nhà. Đêm 30/1/1964, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên, ngồi tại nhà của Khánh, nơi đặt bộ chỉ huy cuộc đảo chính. Theo lệnh của Cao Văn Viên, một tiểu đoàn nhảy dù âm thầm chiếm cứ nhiều vị trí trọng yếu trong Bộ Tổng tham mưu.
Đến 3h sáng, khi quân Dù đã hoàn thành nhiệm vụ, thì một lực lượng bao gồm An ninh Quân đội, Quân cảnh, Nhảy dù do trung tá Nguyễn Văn Luông, một đàn em thân tín của Trần Thiện Khiêm chỉ huy, đồng loạt ập vào từng nhà, bắt giữ 4 ông trung tướng: Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim và thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ.
Cùng lúc, thiếu tướng Lâm Văn Phát có mặt tại Bộ Tổng tham mưu với một số sĩ quan cao cấp khác theo dõi tình hình. Đến hừng sáng, mọi việc đạt kết quả một cách hoàn hảo, không có tiếng súng, đến nỗi ít ai biết một cuộc binh biến vừa xảy ra trong đêm. Ngay hôm sau, 5 ông tướng bị bắt, được giải giao ra quản thúc tại Đà Nẵng, với tội danh mơ hồ: Chủ xướng trung lập, bị đặt dưới sự cai quản của đại tá Nguyễn Chánh Thi, Tư lệnh phó Quân đoàn 1.
Nguyễn Khánh lên ngôi, tự gọi đó là cuộc chỉnh lý. Ngày 2/2/1964, thiếu tướng Lâm Văn Phát được đưa lên làm Tư lệnh Quân đoàn 3, thay thế Trần Thiện Khiêm vừa nhảy tót lên chức Tổng trưởng Quốc phòng kiêm Tổng Tham mưu trưởng quân đội. Đến ngày 4/4/1964, Lâm Văn Phát lại được mời làm Tổng trưởng Nội vụ. Lên vù vù, Lâm Văn Phát cũng chưa hài lòng. Trong mắt Phát, bộ ba Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên "ăn" dễ quá. Ông ta lại rắp tâm đảo chính.
Phát âm thầm móc nối với Trung tướng Dương Văn Đức, Tư lệnh Quân đoàn 4 để mưu cầu đại sự. Nếu thành công, tướng Đức hạ bệ được Nguyễn Khánh, Phát sẽ lăm le ghế thủ tướng, hay ít nhất cũng Tổng Tham mưu trưởng quân đội.
Ngày 13/9/1964, Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát xua Quân đoàn 4 tiến về Sài Gòn. Nhưng, chỉ là một cuộc đảo chính… tập sự. Người miền Nam trước năm 1975 thường có câu mai mỉa: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Mỹ!".
Không được người Mỹ ủng hộ, Dương Văn Đức không biết giương ngọn cờ nào, không dám nhận là đảo chính, chỉ gọi cuộc binh biến của mình là "biểu dương lực lượng", dù cũng chẳng biết "biểu dương lực lượng" để làm gì? Lâm Văn Phát cũng chỉ là một tay ấm ớ hội tề, miệng hùm gan sứa. Khí thế đang hừng hực, cả hai bỗng ra lệnh dừng quân tại Phú Lâm để chờ, mà chưa biết mình chờ đợi cái gì!!!
Lập tức, tướng Nguyễn Cao Kỳ và một số tướng tá trẻ đang phò Nguyễn Khánh, vừa mở cuộc điều đình, vừa hăm dọa Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát. Theo đó, nếu hai kẻ hữu dũng vô mưu này chịu rút quân về sẽ được giữ nguyên chức vụ cũ, còn không sẽ bị ném bom. Hoảng quá, Dương Văn Đức ra lệnh lui binh. Mấy ngày sau, được mời về Sài Gòn, Dương Văn Đức vẫn ngây thơ đến độ tưởng Nguyễn Khánh muốn giải kết mâu thuẫn trong tình "huynh đệ chi binh". Nào ngờ, ông ta bị bắt tạm giam luôn!
Sau đó cả Dương Văn Đức - Lâm Văn phát và một số sĩ quan khác đã bị Nguyễn Khánh cách chức và buộc phải rời khỏi quân đội. Giận mình thua trí người ta, trung tướng Dương Văn Đức phát luôn cơn tâm thần!
Ai cũng tưởng, tới đây Lâm Văn Phát đã hết lửa. Nào ngờ đến ngày 19/2/1965, ông ta lại tham gia cuộc đảo chính do Đại tá Phạm Ngọc Thảo (một chiến sĩ Cách mạng hoạt động trong lòng địch, nguyên mẫu nhân vật Nguyễn Thành Luân trong phim “Ván bài lật ngửa”) cầm đầu.
Đại tá Phạm Ngọc Thảo (người ngồi) trong ngày đảo chính 19/2/1965. |
Các tướng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nhóm tướng trẻ chống lại đảo chính, chặn kế hoạch của Phạm Ngọc Thảo - Lâm Văn Phát nhưng cũng không phò trợ Nguyễn Khánh - người đã bị nhóm đảo chính tước bỏ quyền lực.
Ngày 25/2/1965, Nguyễn Khánh buộc phải rời Việt Nam, sống đời lưu vong dưới danh nghĩa "đại sứ lưu động" của Việt Nam Cộng hòa, một đại sứ không có nhiệm sở, không biết trình ủy nhiệm thư ở đâu! Những người cầm đầu cuộc đảo chính và 13 sĩ quan tham gia bị gọi ra trình diện. Đại tá Phạm Ngọc Thảo đã không chấp hành. Ông bị bắt và bị thủ tiêu một cách mờ ám. Còn Lâm Văn Phát thì đã nhanh nhảu ra trình diện và được tha.
Từ đó, Phát chìm vào bóng tối suốt 10 năm liền. Bỗng dưng, ngày 28/4/1975, người ta thấy Lâm Văn Phát tái xuất trong vai trò Tu lệnh Biệt khu Thủ đô của Chính phủ Dương Văn Minh, chỉ huy tàn quân phòng thủ Sài Gòn. Nhiều người cho rằng Lâm Văn Phát là kẻ bất trí, chỉ tham quyền chức. Chỉ hai ngày sau, ông ta được mang hia, đội mão để dẫn quân lính ra... đầu hàng Quân Giải phóng!
Đoàn Thiên Lý
Tướng VNCH TRẦN QUANG KHÔI Tự Thuật Cuộc Hành Quân Giải Cứu Sài Gòn Bất Thành Trong Trại Cải Huấn
CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ GIAI ĐOẠN 1974-1975 (Trần Quang Khôi)
(ảnh: sưu tầm từ http://canhthep.com)
Chuẩn Tướng TRẦN QUANG KHÔI xuất thân từ khóa 6 TVBQG Đà Lạt 1952
Tốt nghiệp:
– Trường Kỵ Binh SAUMUR, Pháp 1955.
– Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
– Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.
– Trường Kỵ Binh SAUMUR, Pháp 1955.
– Trường Thiết Giáp Lục Quân Hoa Kỳ FORT KNOX, Kentucky 1959.
– Trường Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Lục Quân Hoa Kỳ FORT LEAVENWORTH, Kansas 1973.
Cấp bậc và chức vụ sau cùng:
Chuẩn tướng, tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh thuộc Quân Đoàn III/QLVNCH. Sau
chiến tranh Việt Nam, tướng Khôi bị bắt và bị tù “cải tạo” 17 năm. Định
cư tại tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ năm 1993. Tốt nghiệp Trường Đại Học
George Mason University, Hoa Kỳ với cấp bằng MA Văn Chương Pháp 1998
LỜI GIỚI THIỆU
Thưa quý vị,
Sau khi Mỹ đơn phương ký
kết Hiệp Định Paris với CSVN, đầu năm 1973 rút quân bỏ rơi chúng ta, báo
chí truyền thông Mỹ mở chiến dịch rầm rộ bôi nhọ quân lực chúng ta.
Quân CSBV nắm lấy thời cơ không ngừng vi phạm Hiệp Định Paris, tấn công
chúng ta liên tục ở MNVN. Đồng thời Quốc Hội Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ
quân sư. Quân Lực VNCH buộc phải chiến đấu tự vệ trong thiếu thốn kinh
khủng về trang bi quân dụng đạn dược xăng dầu.
Lúc bấy giờ ở Vùng 1 Chiến
Thuật trên tuyến đầu của Tổ Quốc ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, các
đơn vị tổng trừ bị thiện chiến Dù , TQLC, BĐQ cùng với SĐ1,SĐ2, SD3BB và
các đơn vị NQ-ĐPQ của quân lực chúng ta phải chiến đấu ngày đêm vô cùng
gian khổ giành nhau từng thước đất với quân thù CSBV. Dân chúng MNVN bị
tuyên truyền xảo quyệt của báo chí truyền thông Mỹ và CSBV, nên đa số
hiểu sai khả năng thật sự của quân lực chúng ta. Có biết bao anh hùng tử
sĩ đã hi sinh để bảo vệ MNVN thân yêu của chúng ta. Những năm tháng
cuối của cuộc chiến, mặc dù gặp muôn ngàn khó khăn về yểm trợ và tiếp
vận, quân lực chúng ta vẫn chiến đấu bền bĩ kiên cường làm cho Bộ Trưởng
Ngoại Giao Kissinger có lúc mất bình tĩnh phải thốt ra: “Sao bọn chúng
chưa chết phứt đi cho rồi”. Chẳng những quân lực chúng ta không chết đi,
mà còn đánh trả quân xâm lược những đòn chí tử cho đến phút chót.
Nhân Xuân Tha Hương nhớ
người chiến sĩ VNCH, nhớ anh thương phế binh sống tủi nhục đau đớn ở quê
nhà, tôi xin đăng lại một chiến tích xuất sắc đáng được hãnh diện về
quân lực của chúng ta
Trần Quang Khôi
PS: Bài CHÂN DUNG NGƯỜI
CHIẾN SĨ cũng đã được dịch ra Anh ngữ sẽ đăng trên website của TGB và sẽ
được phổ biến rộng rãi trong dân chúng Mỹ. Đã gởi các copy đi:
– TS Sorley
– Nhà văn Jay Veith
– Giáo sư TS Louis Leresche
– Đại tá Raymond Battreall
– Một số người Mỹ bạn của VNCH
– Nhà văn Jay Veith
– Giáo sư TS Louis Leresche
– Đại tá Raymond Battreall
– Một số người Mỹ bạn của VNCH
CHÂN DUNG NGƯỜI CHIẾN SĨ
THIẾT GIÁP KỴ BINH VÀ BIỆT ĐỘNG QUÂN
TRONG HAI NĂM CUỐI CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(1974-1975)
THIẾT GIÁP KỴ BINH VÀ BIỆT ĐỘNG QUÂN
TRONG HAI NĂM CUỐI CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(1974-1975)
TRẬN ĐÁNH ĐỨC HUỆ
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh
Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh
” Il n’y a pas de gloire achevée sans la gloire des armes”
Vauvenargues
Vauvenargues
1. Tình hình chung ở Vùng 3 Chiến Thuật
Sau khi ký kết Hiệp Định
Paris, đầu năm 1973, Quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam (MNVN) bắt đầu rút
quân về nước. Các đơn vị chủ lực của CSVN ở Vùng 3 Chiến Thuật gồm có 3
Sư Đoàn Bộ binh: 5, 7, 9 và các đơn vị đặc công ém quân bên kia biên
giới Việt Miên thường xuyên xâm nhập vào lãnh thổ nước ta quấy nhiễu
hoặc bao vây tấn công các đồn biên phòng của chúng ta dọc theo biên giới
ở các tỉnh Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Bình Long và Phước Long. Chủ lực của
Quân Đoàn III gồm có 3 Sư Đoàn Bộ Binh 5, 18, 25 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh
được sự yểm trợ trực tiếp của Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh 155 ly, Tiểu Đoàn
61 PB 105 ly và Liên Đoàn 30 Công Binh dưới quyền chỉ huy của Trung
Tướng Nguyễn Văn Minh, một mặt phải lo dàn mỏng quân ra thay thế Lực
lượng II Dã chiến Hoa Kỳ để bảo vệ lãnh thổ chống lại chủ trương “dành
dân lấn đất” của Cộng Sản sau khi Hiệp Định Paris ra đời; mặt khác,
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Đoàn III phạm sai lầm rất lớn
về tổ chức và sử dụng lực lượng là giải tán Lực Lượng Xung Kích Quân
Đoàn III và phân tán nát Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ra từng mảnh nhỏ sau khi tôi
rời Lữ Đoàn đi du học ở Hoa Kỳ năm 1972. Hai sự kiện đó làm cho Quân
Đoàn III bị suy yếu trầm trọng và hoàn toàn bị mất đi tính di động. Vì
thế mà Lộc Ninh bị địch chiếm và các đồn biên phòng ở Tây Ninh lần lượt
bị lọt vào tay địch. Tháng 7 năm 1973 tôi từ Mỹ trở về nước. Trung Tướng
Phạm Quốc Thuần cũng vừa thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh đảm nhiệm
chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn III. Ông nghe tiếng tôi đã từng chỉ huy Chiến
Đoàn 318 và Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đánh thắng nhiều trận lớn trên chiến
trường Campuchia từ thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí trong 2 năm 1970-1971, nên
vận động xin tôi về trở lại Quân Đoàn III với ông. Ngày 7 tháng 11 năm
1973, tôi nhận quyền chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh ở Biên Hòa.
Việc đầu tiên là tôi gom
các đơn vị Thiết Giáp bị phân tán về lại Lữ Đoàn và trình Trung Tướng
Thuần gấp rút tổ chức lại Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (LLXKQĐIII)
theo mô hình tổ chức của Đại Tướng Đỗ Cao Trí. Ông cho tôi toàn quyền
hành động.
Tình hình quân sự ngày
càng nặng sau khi quân Mỹ rút đi. Trong “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, nhiều
chiến xa T-54 địch xuất hiện lần đầu tiên ở miền Nam trên chiến trường ở
An Lộc, nên tôi tiên đoán chiến trường tương lai chiến xa địch có thể
xuất hiện ở Biên Hòa; tôi xin Quân Đoàn trang bị cho tất cả các đơn vị
Địa Phương Quân ở Biên Hòa súng phóng hỏa tiễn M72 chống chiến xa, được
phép huấn luyện họ sử dụng loại vũ khí này và huấn luyện họ phối hợp tác
chiến với Thiết Giáp, đồng thời tích cực tổ chức địa thế chống chiến xa
địch chung quanh thành phố Biên Hòa. Các đường xâm nhập vào thành phố
đều được thiết kế đặt mìn chống chiến xa và hầm hào chống chiến xa địch.
Chính nhờ nỗ lực này của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh mà sau này trong “Chiến Dịch
Hồ Chí Minh” năm 1975 của Cộng Sản Bắc Việt, Quân Đoàn 4 CS đã thất bại
trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa và Sư Đoàn 341 CS bị quân ta
đánh bại ở Biên Hòa trong ngày 30-4-1975.
Tôi ra sức cải tổ lại Lữ
Đoàn 3 KB cho phù hợp với địa thế Việt Nam. Mỗi chi đội chiến xa có 3
chiến xa M48 thay vì 5 chiếc. Tôi cơ động hóa Pháo Binh bằng cách dùng
xe xích M548 biến cải chở pháo 105 ly. Tôi tổ chức LLXKQĐIII thành một
đại đơn vị liên binh Thiết Giáp – Biệt Động Quân – Pháo Binh – Công Binh
hoàn toàn cơ động gồm 3 Chiến Đoàn : 315, 318 và 322. Tôi gấp rút huấn
luyện tác chiến liên binh thuần thục và thường xuyên làm công tác tư
tưởng để mọi quân nhân hiểu rõ địch, hiểu rõ nhiệm vụ và mục tiêu chiến
đấu của chúng ta, nhất là để mọi chiến sĩ dưới quyền có niềm tin ở sự
chỉ huy của tôi. Đến hạ tuần tháng ba, 1974, LLXKQĐIII đã trở thành một
đại đơn vị cơ động tinh nhuệ sẵn sàng lên đường chiến đấu.
2. Tình hình đặc biệt :
Cuộc chiến đấu anh hùng
của Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân Căn Cứ Đức Huệ nằm khoảng 56 km hướng
Tây Bắc Sài Gòn gần biên giới Việt Miên thuộc quận Đức Hòa, tỉnh Hậu
Nghĩa do Tiểu Đoàn 83 BĐQ Biên phòng trấn giữ với quân số trên dưới 420
người cùng với gia đình vợ con binh sĩ vào khoảng 80 người sống trong
căn cứ nguyên là một trại Lực lượng Đặc biệt của Mỹ để lại (xem hình 1) .
Tiểu Đoàn trưởng là Thiếu Tá Hoa Văn Hạnh. Khi xảy ra trận chiến thì
Thiếu Tá Hạnh đi nghỉ phép vắng mặt. Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo, Tiểu Đoàn
phó thay thế chỉ huy.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ có 4 Đại Đội tác chiến và 1 Đại Đội Chỉ huy và Công vụ:
– Trung Úy Thạch Thông chỉ huy Đại Đội 1,
– Trung Úy Hiền chỉ huy Đại Đội 2,
– Trung Úy Thất chỉ huy Đại Đội 3,
– Trung Úy Tuội chỉ huy Đại Đội 4 và
– Thiếu Úy Vạng chỉ huy Đại Đội Chỉ huy và Công vụ.
– Trung Úy Hiền chỉ huy Đại Đội 2,
– Trung Úy Thất chỉ huy Đại Đội 3,
– Trung Úy Tuội chỉ huy Đại Đội 4 và
– Thiếu Úy Vạng chỉ huy Đại Đội Chỉ huy và Công vụ.
Được tin tình báo VC sẽ
đến đánh căn cứ, Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo cho 3 Đại Đội tác chiến ra
ngoài căn cứ: 1 Đại Đội bố trí các tiền đồn an ninh xa và 2 Đại Đội hành
quân tìm và diệt địch ngoài xa căn cứ. Còn lại một Đại Đội tác chiến
trừ bị bố phòng trong căn cứ.
(1) Đêm 27- 3 -1974, một
đaị đội Đặc Công CS xâm nhập được vào bên trong Căn Cứ Đức Huệ; vào lúc
02:00 giờ sáng ngày 28-3-1974, chúng chiếm được một góc trong căn cứ.
Ngay từ những phát súng nổ đầu tiên, Thiếu Tá Bảo bị thương ở chân, gọi
được 3 Đại Đội tác chiến bên ngoài gấp rút trở về. Tiểu Đoàn tập trung
lại phản công quyết liệt. Bên ngoài căn cứ, Sư Đoàn 5 CS (Công Trường 5)
bao vây chặt; pháo binh địch tập trung hỏa lực pháo kích vào căn cứ rất
dữ dội. Bên trong căn cứ Biệt Động Quân và Đặc Công CS cận chiến giành
nhau từng vị trí một, đánh nhau bằng lưỡi lê và lựu đạn. Đến sáng thì
đại đội Đặc công CS bị quân ta tiêu diệt hết.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ làm chủ
tình hình bên trong căn cứ, tổ chức lại phòng thủ chặt chẽ và sử dụng
Pháo Binh của Tiểu Khu Hậu Nghĩa bắn yểm trợ hỏa lực chung quanh căn cứ.
Trong khi đó, các Đại Đội tác chiến BĐQ bố phòng bên trong chặn đứng
các đợt xung phong bên ngoài của các đơn vị bộ bnh Sư Đoàn 5 CS. Hai bên
giao chiến ác liệt ngày đêm không ngừng nghỉ.
Tiểu
Đoàn 36 BĐQ do Thiếu Tá Lê Quang Giai chỉ huy, tăng phái cho Tiểu Khu
Hậu Nghĩa, vượt sông Vàm Cỏ Đông ở Đức Hòa tiến về hướng Căn Cứ Đức Huệ
bị phục binh của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 CS ở Giồng Thổ Địa thuộc xã
Đức Huệ tấn công buộc Tiểu Đoàn phải thối lui lại gần bờ sông Vàm Cỏ.
(2) Bộ Tư lệnh Quân Đoàn
III liền điều động Bộ Chỉ huy Liên Đoàn 33 BĐQ do Trung Tá Lê Tất Biên
phụ trách sang Đức Hòa cùng với Tiểu Đoàn 64 BĐQ do Thiếu Tá Nguyễn
Chiêu Minh chỉ huy. Ngày 31-3-1974, Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ
(khoảng 50 người) do Trung Úy Anh chỉ huy được trực thăng vận xuống Căn
Cứ Đức Huệ tăng cường cho Tiểu Đoàn 83 BĐQ, đồng thời Tiểu Đoàn 64 BĐQ
(-) vượt sông Vàm Cỏ Đông ở gần nhà máy đường Hiệp Hòa, nhập với Tiểu
Đoàn 36 BĐQ làm 2 cánh quân tiến song song về hướng Căn Cứ Đức Huệ ở
cách đó chừng 10 cây số đường chim bay về hướng Tây. Tiến được chừng 2
cây số, khoảng hơn 1 trung đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 5 CS từ những vị
trí hầm hào đào sẵn, xông lên tấn công mạnh, đồng thời pháo binh địch
tập trung hỏa lực bắn xối xả vào đội hình của hai cánh quân này gây tổn
thất nặng. Cuối cùng Tiểu Đoàn 64 BĐQ (-) và Tiểu Đoàn 36 BĐQ buộc phải
gom quân rút lui về lại bên này bờ sông Vàm Cỏ (xem hình 1).
(3) Sư Đoàn 25 BB hành
quân giải tỏa. Tiếp theo, Bộ Tư lệnh QĐIII giao nhiệm vụ cho Sư Đoàn 25
BB do Đại Tá Nguyễn Hữu Toán chỉ huy, tổ chức hành quân giải tỏa Căn Cứ
Đức Huệ. Đại Tá Toán liền điều động các đơn vị thuộc Sư Đoàn đang hành
quân trong vùng lân cận biên giới từ phía Bắc đến giải tỏa (xem hình 1).
Một căn cứ hỏa lực được thành lập tại làng Phước Chỉ thuộc tỉnh Tây
Ninh. Căn cứ này nằm cách biên giới khoảng 2 Km về phía Nam đồn biên
giới An Hòa và cách Căn Cứ Đức Huệ khoảng 13 Km về phía Bắc. Ngoài Tiểu
Đoàn Pháo Binh 105 ly cơ hữu Sư Đoàn phối trí trong căn cứ Phước Chỉ,
còn có Trung đoàn 46/SĐ25 BB được tăng cường Chi đoàn 3/10 Thiết kỵ. Chi
đoàn trưởng Chi đoàn này là Đại Úy Trần Văn Hiền. Tất cả lực lượng liên
binh này được đặt dưới quyền điều động của Trung Tá Cao Xuân Nhuận,
trung đoàn trưởng Trung đoàn 46 BB và được giám sát chỉ huy bởi Bộ Tư
lệnh Sư Đoàn 25 BB ở Củ Chi.
Để đối phó với đoàn quân
giải tỏa của Sư Đoàn 25 BB, quân địch đã chủ động tổ chức địa thế, bố
trí quân kín đáo chờ đánh quân tiếp viện. Chúng đặt các chốt chặn trên
trục tiến quân của ta không vượt qua được, đồng thời Pháo Binh tầm xa
của chúng nằm sâu bên kia biên giới mở những trận địa pháo chính xác,
liên tục và ác liệt gây nhiều thương vong cho Trung đoàn 46 BB, làm tê
liệt các cánh quân không điều động được, nên kế hoạch giải tỏa của Sư
Đoàn 25 BB thất bại. Một phi cơ quan sát L19 bị phòng không địch bắn rơi
gần đó, Trung đoàn cũng không tiếp cứu nổi phi hành đoàn. Sau đó quân
địch pháo kích tập trung hỏa lực thẳng vào căn cứ Phước Chỉ bằng hỏa
tiễn 107 ly và 122 ly khiến Trung Tá Cao Xuân Nhuận, trung đoàn trưởng
Trung đoàn 46/SĐ25 BB bị tử thương. Trong suốt thời gian gần một tháng
trời, quân bạn không đem lại một kết quả khả quan nào, hàng ngày vẫn bị
pháo kích dồn dập, trực thăng tản thương và tiếp tế bị bắn rớt ngay
trong căn cứ, 1 khu trục cơ Skyraider yểm trợ hành quân và 1 phi cơ DC3
thả dù tiếp tế bị hỏa tiễn SA 7 bắn rớt; những cánh dù mang lương thực
và đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ thường bay ra ngoài vòng rào và lọt vào
tay quân địch. Như vậy là cả hai nỗ lực từ phía sông Vàm Cỏ Đông của BĐQ
qua và từ phía Bắc của Sư Đoàn 25 BB xuống đều bị thất bại trong việc
tiếp cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ (xem hình 1).
(4) Những “Anh hùng Alamo Việt Nam”.
Bên trong căn cứ, trong lúc đó, các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại
Đội 3 của Trung Úy Anh thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ dưới quyền chỉ huy của
Thiếu Tá Nguyễn Văn Bảo chiến đấu vô cùng dũng mãnh, càng đánh càng hăng
từ lúc đầu cận chiến với đặc công địch bằng lưỡi lê và lựu đạn bên
trong căn cứ cho đến về sau này phải chiến đấu đẩy lui các đợt xung
phong của địch ngày đêm không ngừng nghỉ. Cuối cùng lương thực và đạn
dược bắt đầu cạn, căn cứ bị cô lập không được tiếp tế, không tản thương
được, nhưng không vì thế mà tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ BĐQ bị
suy giảm. Họ thề quyết tử chiến với quân thù. Gia đình vợ con của các
chiến sĩ BĐQ trong căn cứ cũng tích cực tham gia chiến đấu bên cạnh
chồng cha họ. Họ cổ võ, họ giúp tản thương, cứu thương, tiếp tế đạn dược
và lo cơm nước. Có người còn cầm súng chiến đấu vô cùng dũng cảm. Mặc
dù tỷ lệ quân số giữa ta và địch quá chênh lệch, quân địch không sao dứt
điểm được. Xác địch chồng chất ngổn ngang bên trong và bên ngoài Căn Cứ
Đức Huệ.
So sánh sự tử thủ nổi
tiếng của quân đội Mỹ ở đồn binh “Alamo” năm 1836 do Trung Tá William
Barret Travis chỉ huy với quân số 189 người chống lại sự bao vây và tấn
công của hơn 2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/11. Sau 13
ngày đêm tử chiến, đồn binh bị quân địch tràn ngập ngày 6-3-1836. Tất cả
189 chiến sĩ trong đồn binh đều tử trận, chỉ còn sống sót 14 người là
đàn bà và trẻ con. Khoảng 1,600 quân Mễ bị giết.
Hoặc so sánh sự tử thủ nổi
tiếng của quân Lê-Dương Pháp ở làng “Camerone” ngày 30-4-1863 với 65
chiến sĩ do Đại Úy Danjou chỉ huy chống lại sự bao vây và tấn công của
2,000 quân Mễ với tỷ lệ quân số hai bên là 1/34. Sau 11 giờ tử chiến,
quân Lê-Dương Pháp giết hơn 300 quân Mễ, vị trí phòng thủ bị tràn ngập,
62 quân Lê-Dương Pháp bị giết, chỉ còn sống sót 3 người bị trọng thương.
Tiểu Đoàn 83 BĐQ phòng thủ
trong Căn Cứ Đức Huệ với quân số khoảng 420 người được tăng cường 50
người của Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 64 BĐQ. Tổng cộng quân số là 470
người chống lại sự bao vây và tấn công của hơn 6,500 quân của Sư Đoàn 5
CS với tỷ lệ quân số đôi bên là 1/13. Sau hơn 1 tháng chiến đấu quyết
liệt từ ngày 27-3-1974 đến ngày 28-4-1974, giữ vững vị trí phòng thủ,
giết hơn 200 quân địch và gây thương tích cho khoảng 500 tên khác. Tổn
thất bên BĐQ là 24 chết và hơn 100 người bị thương.
Mặc dù thời đại có khác
nhau, mẫu số chung của những anh hùng ở Alamo, Camerone và Đức Huệ là sự
quyết tâm tử thủ bằng mọi giá. Với tỷ lệ quân số đôi bên chênh lệch như
thế, họ vẫn hiên ngang chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến hơi thở
cuối cùng. Có thể nói không quá đáng là những chiến sĩ Biệt Động Quân
chiến đấu ở Căn Cứ Đức Huệ đích thật là những “Anh hùng Alamo Việt Nam”.
Sự chiến đấu kiên cường và
dũng cảm của BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ còn chứng minh hùng hồn cho thế giới
thấy rằng tinh thần và khả năng chiến đấu của quân lực chúng ta không
thua bất cứ quân đội tân tiến nào trên thế giới. Một số người thiển cận
và một số dư luận báo chí kỳ thị của Mỹ cho rằng khi Quân đội Mỹ rút đi
khỏi Miền Nam Việt Nam thì Quân Lực VNCH thiếu tinh thần chiến đấu đưa
đến việc mất Miền Nam Việt Nam. Nhận định này là vô lý và hoàn toàn sai
sự thật. Mất Miền Nam Việt Nam rõ ràng là vì quân ta thiếu phương tiện
chiến đấu chứ không phải thiếu tinh thần chiến đấu.
3. Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh – Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III Xuất Trận :
Vấn đề vô cùng khẩn trương
lúc đó là việc tản thương, cứu thương và tiếp tế lương thực, nước uống,
đạn dược cho Căn Cứ Đức Huệ trong lúc mọi đường giao thông liên lạc vào
căn cứ đều bị Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn cắt đứt nhiều ngày. Căn cứ bị cô
lập và bị bao vây chặt. Tình hình bên trong căn cứ rất căng thẳng.
(1) Ngày 17-4-1974, Trung
Tướng Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III, cho gọi tôi. Lúc bấy giờ
tôi đang chỉ huy Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh hành quân thám sát “Khu Tam Giác Sắt”
và “Vùng Hố Bò”, sau khi Chiến Đoàn 315 của Trung Tá Dư Ngọc Thanh đập
tan Tiểu Đoàn Tây Sơn thuộc Trung đoàn 101 Địa phương Việt Cộng giải tỏa
áp lực địch chung quanh đồn Bò Cạp và đồn Chà Rày thuộc Chi Khu Trảng
Bàng của tỉnh Tây Ninh.
Tôi lên trực thăng chỉ huy
bay về Biên Hòa trình diện Trung Tướng Tư lệnh Quân Đoàn. Ông tiếp tôi
và cho tôi biết qua tình hình địch và bạn và tình trạng hiện nay bên
trong Căn Cứ Đức Huệ. Sau đó Trung Tướng ra lệnh cho tôi lấy trực thăng
bay qua Đức Hòa xem xét tình hình chiến sự bên đó rồi về trình cho ông
biết ý kiến.
Tôi liền lên trực thăng
bay qua Đức Hòa. Trên đường bay, tôi mải mê lo nghĩ phải làm gì để đối
phó với Sư Đoàn 5 CS đây? Linh tính cho tôi biết có thể tôi sẽ được Bộ
Tư lệnh Quân Đoàn chỉ định giải quyết tình trạng nguy kịch ở Căn Cứ Đức
Huệ. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn. Cách đánh của quân địch từ trước
tới nay vẫn là “Công Đồn Đả Viện”. Địch chủ động tổ chức chiến trường
nhiều ngày chờ ta đến. Pháo binh tầm xa của chúng bố trí an toàn bên kia
biên giới và sẵn sàng mở những trận địa pháo chính xác và ác liệt khó
lọt qua được. Địch lại nắm ưu thế về quân số và địa thế. Ta có lực lượng
Thiết Giáp hùng hậu, ta làm chủ không phận và có không lực yểm trợ mạnh
mẽ. Nhưng gần đây, quân địch được trang bị nhiều vũ khí tối tân của
Liên Sô như hỏa tiễn phòng không tầm nhiệt SA7 đã gây cho Không Lực ta
nhiều tổn thất đáng kể, và hỏa tiễn chống chiến xa AT3, một loại hỏa
tiễn lợi hại có bộ phận điều khiển giống hỏa tiễn TOW chống xe tăng của
Mỹ. Tôi đã từng gặp hỏa tiễn AT3 này một lần trên chiến trường
Campuchia. Mải mê suy nghĩ, trực thăng đáp xuống sân bay Đức Hòa lúc nào
không biết khi một loạt đạn pháo kích của địch nổ chát chúa chung quanh
trực thăng làm tôi giật mình bừng tỉnh. Tôi cầm bản đồ phóng nhanh
xuống đất và ra dấu cho trực thăng bay đi. Tôi vội lên xe Jeep đang chờ
và cho tài xế chạy nhanh đến nhà máy đường Hiệp Hòa là nơi Bộ Chỉ huy
Liên Đoàn 33 BĐQ đang tạm đóng. Tôi leo lên tầng cao nhất của nhà máy. Ở
đây nhìn ra ngoài, ta thấy con sông Vàm Cỏ Đông uốn khúc bên dưới. Bên
kia sông là một dãy đất trải dài xa tắp đến tận biên giới Việt Miên.
Trung Tá Lê Tất Biên, Liên Đoàn trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ, tiếp tôi và
thuyết trình cho tôi rõ tình hình của cánh quân BĐQ ở phía Đông Căn Cứ
Đức Huệ. Sau khi vượt sông Vàm Cỏ Đông thất bại, Tiểu Đoàn 36 BĐQ và
Tiểu Đoàn 64 BĐQ đang tổ chức lại hàng ngũ, bổ sung quân số và chờ lệnh
mới của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn (xem hình 1).
(2) Kế hoạch hành quân của Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh.
Rời Bộ Chỉ huy của Liên
Đoàn 33 BĐQ, tôi lên trực thăng bay về hướng biên giới. Tôi cho trực
thăng bay thật cao để có cái nhìn tổng quát bên dưới và cũng để đề phòng
phòng không của địch bố trí dày đặc ở bên dưới. Bay qua khỏi sông Vàm
Cỏ Đông là đến vùng biên giới Việt Miên. Bên này biên giới là một dãy
đất bằng phẳng sình lầy, chi chít những kinh lạch gần giống như vùng
Đồng Tháp Mười ở Miền Tây. Xa xa trên đất Miên là những làng mạc rải rác
vắng vẻ. Nằm xa tít về hướng Nam là Căn Cứ Đức Huệ lẻ loi, cô độc. Tôi
cho trực thăng bay sâu vào đất Miên. Thị trấn ChiPu của Campuchia xuất
hiện ở phía trước. Về phía Nam một chút, có một khu rừng chừng 10 mẫu
Tây gây sự chú ý của tôi. Tôi chợt nhớ lại cách đó 4 năm, trong cuộc
hành quân “Toàn Thắng 42” cuối tháng 4-1970, tôi có đi qua khu rừng này
và tôi có biết rất rõ địa thế phía Nam của Thị trấn ChiPu.
Trong chớp mắt, tôi thấy
ngay là phải hành động như thế nào để đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu
Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức Huệ. Quả thật giản dị đúng như Napoléon nói: “La guerre est un art simple et tout d’exécution”
(Chiến tranh là một nghệ thuật giản dị và tất cả là cách thực hiện trên
chiến trường). Trong đầu tôi hiện ra cách thực hiện một kế hoạch hành
quân giản dị trong đó hành động táo bạo, nhanh chóng và hoàn toàn bất
ngờ là chìa khóa của thắng lợi. Lòng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm.
Trở về hậu cứ của Lữ Đoàn ở
Biên Hòa, tôi liền tự tay phác họa ra kế hoạch phản công trong vòng 20
phút. Đặc điểm của kế hoạch này là sự giản dị tối đa và bất ngờ hoàn
toàn: Toàn bộ LLXKQĐIII sẽ cùng tôi vượt biên đêm và bí mật tiến sâu vô
lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Nỗ lực chính là đột kích đêm vào hậu
tuyến của Sư Đoàn 5 CS từ hướng Nam ChiPu. Phải hết sức giữ bí mật và
hành động thật nhanh, tập trung toàn bộ sức mạnh của Thiết Giáp, khai
thác tối đa tốc độ và “Shock Action” trên trận địa, không cho địch trở
tay kịp (xem hình 2).
Tôi cầm kế hoạch trong tay
đi lên Bộ Tư lệnh Quân Đoàn gặp Trung Tướng Phạm Quốc Thuần. Ông tiếp
tôi và tôi xin được trình bày. Tôi trải tấm bản đồ 1/50,000 ra bàn. Ông
chăm chú lắng nghe tôi nói: “Sáng nay, theo lệnh Trung Tướng, tôi đã bay
đi thám sát mặt trận ở Đức Hòa Đức Huệ. Tình hình rất xấu, chúng ta
phải hành động ngay, sợ không kịp vì Căn Cứ Đức Huệ bị vây hãm từ 27-3
đến nay hơn 20 ngày. Tiếp tế và tản thương cho Căn Cứ Đức Huệ bị địch
cắt đứt hoàn toàn. Tôi xin đề nghị lên Trung Tướng: Sử dụng LLXKQĐIII
phản công ở Căn Cứ Đức Huệ. Kế hoạch phản công của tôi có 2 giai đoạn.
– Giai đoạn 1: Hành quân
lừa địch: Từ ngày N-6 đến ngày N: Rút LLXKQĐIII đang hành quân thám sát
trong tỉnh Tây Ninh về khu Comi ở Lái Thiêu (Thủ Đầu Một). Tôi sẽ tung
tin là LLXKQĐIII sẽ di chuyển lên Xuân Lộc (Long Khánh). Mục đích của
cuộc điều quân này là làm cho quân địch tưởng là lực lượng Thiết Giáp sẽ
rút đi đến một nơi khác.
– Giai đoạn 2: Hành quân
phản công: Từ ngày N: Xuất quân đêm, trở lên Gò Dầu Hạ, vượt biên giới
tiến sâu vào lãnh thổ Campuchia về hướng ChiPu. Sau đó chuyển sang hướng
Nam ChiPu, dựa vào đêm tối tấn công toàn lực vào hậu tuyến của Sư Đoàn 5
CS bố trí ở phía Tây Căn Cứ Đức Huệ “ (xem hình 2).
Sau khi tôi trình bày xong, Trung Tướng có vẻ băn khoăn lo lắng. Ông suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Tôi lo kế hoạch này
của anh sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng về chính trị. Vì như thế
là chúng ta xâm phạm vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền. Chính
phủ Campuchia sẽ có phản ứng và Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ lên tiếng
phản đối. Tôi sẽ gặp khó khăn.
– Nhưng thưa Trung
Tướng, CSBV đâu có tôn trọng chủ quyền của Campuchia. Chúng đang sử dụng
lãnh thổ của Campuchia để tấn công chúng ta. Tôi đáp lại.
– Đúng vậy, nhưng đây là một vấn đề rất tế nhị. Anh có thể làm một kế hoạch khác được không? Ông hỏi tôi.
Tôi liền đáp:
– Thưa Trung Tướng,
tôi đã xem xét kỹ tình hình và địa thế, tôi nghĩ chỉ có kế hoạch này
chúng ta mới đánh bại Sư Đoàn 5 CS, cứu Tiểu Đoàn 83 BĐQ ở Căn Cứ Đức
Huệ.
Ông trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Thôi được, tôi sẽ
trình kế hoạch này của anh lên Tổng Thống để ông quyết định .Nếu được
chấp thuận, anh sẽ chỉ huy cuộc hành quân này. Hãy về chuẩn bị lực
lượng.
Tôi nhận lệnh, đứng nghiêm
chào rồi lui ra. Trên đường về Lữ Đoàn, tôi nghĩ chắc rồi Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu sẽ chấp thuận vì chúng ta không thể vì lo ngại Liên
Hiệp Quốc mà hy sinh sinh mạng của hơn 500 chiến sĩ BĐQ và gia đình họ ở
Căn Cứ Đức Huệ.
Trong lòng tôi rất vui
mừng và biết ơn được vị tư lệnh Quân Đoàn tín nhiệm. Đây là lần đầu tiên
tôi có trong tay sự tập trung một lực lượng Thiết Giáp lớn nhất trong
chiến tranh Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tôi được cho toàn quyền
hành động để đương đầu trực diện với một Sư Đoàn CS kể từ khi Hiệp Định
Paris ra đời.
Tôi vừa được Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu thăng cấp tướng một sao cùng với các anh Nguyễn Văn
Điềm Sư Đoàn 1 BB, Phạm Ngọc Sang Không quân, Hoàng Cơ Minh Hải quân. . .
Đây là dịp tôi muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của mình và muốn chứng tỏ
một đại đơn vị Thiết Giáp biết sử dụng tập trung là một vũ khí lợi hại
có thể đánh bại các đại đơn vị CS trong thế công cũng như trong thế thủ.
Ngày 20-4-1974, Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu chấp thuận Kế hoạch Hành quân của tôi, đồng thời ra
lệnh cho Không lực VNCH trực tiếp yểm trợ tác chiến cho Lữ Đoàn 3 Kỵ
Binh 120 phi xuất (Tactical Air Support) từ ngày N đến ngày N+3 theo yêu
cầu của tôi.
Tôi chọn ngày N là ngày 28-4-1974.
(3) Công tác chuẩn bị
Ngày 21-4-1974, Bộ Tư lệnh
Quân Đoàn III triệu tập buổi họp hành quân ở Biên Hòa do Trung Tướng
Phạm Quốc Thuần, tư lệnh Quân Đoàn III chủ tọa. Có mặt Bộ Tham Mưu Quân
Đoàn, Bộ Chỉ huy 3 Tiếp Vận và 3 tư lệnh Sư Đoàn 5, 18, 25: Đại Tá Lê
Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo và Đại Tá Nguyễn Hữu Toán. Sau khi Bộ
Tham Mưu trình bày tình hình chung ở Vùng 3 Chiến thuật và tình hình
đặc biệt ở Căn Cứ Đức Huệ, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn tuyên bố chỉ
định tôi thay thế tư lệnh Sư Đoàn 25 Bộ binh chỉ huy mặt trận Đức Hòa –
Đức Huệ và sử dụng LLXKQĐIII phản công, giải vây Căn Cứ Đức Huệ. Tôi
đứng lên trình bày ngắn gọn trước hội nghị Kế hoạch Hành quân vượt biên
đêm của LLXKQĐIII ở Gò Dầu Hạ và Hành quân Phản công của LLXKQĐIII trên
lãnh thổ Campuchia (Hình 2).
Theo nhu cầu hành quân của
tôi, các đơn vị sau đây được Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn III chỉ định
tăng phái cho Lữ Đoàn 3 KB đễ nằm trong tổ chức của LLXKQĐIII:
– Tiểu Đoàn 64 BĐQ đi với Thiết Đoàn 15 KB, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 315 do Trung Tá Dư Ngọc Thanh chỉ huy;
– Tiểu Đoàn 36 BĐQ đi với Thiết Đoàn 18 KB, thành phần nòng cốt của Chiến Đoàn 318 do Trung Tá Phan Văn Sĩ chỉ huy;
– 1 Đại Đội Bộ binh thuộc
Tiểu Đoàn 1/43 (Sư Đoàn 18 BB) đi với Thiết Đoàn 22 Chiến xa, thành phần
nòng cốt của Chiến Đoàn 322 do Trung Tá Nguyễn Văn Liên chỉ huy;
– Thiết Đoàn 10 KB (Sư
Đoàn 25 BB) + Tiểu Đoàn 1/43 BB (-) (Sư Đoàn 18 BB) + 1 Chi đội Chiến xa
M48 thuộc Thiết Đoàn 22 Chiến xa do Trung Tá Trần Văn Nhuận chỉ huy;
– Tiểu Đoàn 61 Pháo Binh 105 ly + 1 Pháo đội 155 ly thuộc Tiểu Đoàn 46 Pháo Binh do Thiếu Tá Hoa Vạn Thọ chỉ huy;
– Tiểu Đoàn 302 thuộc Liên
Đoàn 30 Công binh do Thiếu Tá L?m Hồng Sơn chỉ huy; một Trung đội Điện
tử (Quân Đoàn) do Thiếu Tá Hiển, Trưởng phòng 2 Lữ Đoàn kiểm soát;
– 1 Trung đội Truyền Tin Siêu tần số (Quân Đoàn) do Trung Úy Bùi Đình Lộ Trưởng phòng Truyền tin Lữ Đoàn giám sát;
– 1 Đại Đội yểm trợ Tiếp Vận thuộc Bộ chỉ huy 3 Tiếp vận do thượng sĩ Nhất Phan Thanh Nhàn (Quân cụ) chỉ huy.
Ngoài ra Trung Tướng còn
ra lệnh cho 3 tư lệnh Sư Đoàn Bộ Bbinh cho tôi mượn 6 giàn hỏa tiễn
chống xe tăng TOW để phân phối cho mỗi Chiến Đoàn Thiết Giáp vượt biên 2
giàn hỏa tiễn TOW gắn trên xe Thiết vận xa M113 đề phòng trường hợp có
chiến xa T 54 của địch xuất hiện trên chiến trường Campuchia.
Trước khi kết thúc buổi
họp, Trung Tướng tư lệnh Quân Đoàn chúc tôi thành công trong nhiệm vụ
giao phó. Tôi đứng lên đáp lời cám ơn Trung Tướng. Lúc đó trong lòng tôi
có một sự tin tưởng mãnh liệt vào chiến thắng của cuộc hành quân này,
nên tự nhiên tôi buột miệng thốt ra:
– Thưa Trung Tướng, chúng tôi sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản!
Trên đường về Lữ Đoàn, tôi
giật mình khi nghĩ lại những lời mình vừa nói. Tại sao tôi dám liều
lĩnh khẳng định trước hội nghị là sẽ đánh bại Sư Đoàn 5 Cộng Sản? Mặc dù
tôi có trong tay LLXKQĐIII là một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ chưa
từng bị thất trận và mặc dù tôi đã nắm chặt trong tay những yếu tố có
tính cách quyết định thắng lợi, nhưng vẫn còn 2 yếu tố khác ngoài tầm
tay của tôi có thể làm tôi bị thất bại trong cuộc hành quân này. Đó là
thời tiết và kế hoạch hành quân bị bại lộ. Thật vậy, nếu đến ngày N là
ngày xuất quân trời đổ mưa trong vùng hành quân, địa thế trở nên lầy
lội, tôi sẽ không thể điều động lực lượng Thiết Giáp như ý muốn được,
hoặc kế hoạch hành quân của tôi được trình lên phủ Tổng Thống để xin
quyết định, nếu bị tiết lộ ra ngoài, chắc chắn sẽ đưa tôi đến thảm bại.
Cứ nghĩ đến 2 yếu tố này là tôi không ăn ngủ được. Tôi thấy hối tiếc đã
thốt ra những lời khẳng định trước là sẽ đánh thắng quân địch. Lời khẳng
định này cứ ám ảnh tôi ngày đêm. Cuối cùng tôi tự nhủ: phải giữ đúng
lời hứa; bằng mọi cách, mọi giá, phải đánh thắng Sư Đoàn 5 Cộng Sản.
Ngày 22-4-1974, tôi ra
lệnh cho toàn bộ LLXKQĐIII đang hành quân thám sát trong Chi Khu Khiêm
Hanh thuộc tỉnh Tây Ninh rút quân về đóng ở Khu Còmi thuộc quận Lái
Thiêu tỉnh Bình Dương (Thủ Đầu Một). Tôi cho phao tin là LLXKQĐIII sẽ di
chuyển qua Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh. Mục đích của cuộc rút quân
này là để đánh lừa địch, làm cho chúng tưởng là quân Thiết Giáp sẽ rút
đi luôn không trở lại. Tôi cho trung đội điện tử thường xuyên nghe lén
và theo dõi địch trao đổi tin tức với nhau. Khi LLXKQĐIII vừa rút đi
khỏi Gò Dầu Hạ về Lái Thiêu thì đài tình báo của địch ở An Hòa Gò Dầu
lên tiếng báo cáo:
“Quân Thiết Giáp đã rút đi”. Tôi biết chắc là chúng đã bị mắc lừa.
Từ ngày 22-4-74 đến ngày
28-4-74, trong 6 ngày này đóng quân ở Khu Còmi quận Lái Thiêu, các Chiến
Đoàn 315, 318 và 322 theo lệnh tôi ra sức ôn tập hợp đồng tác chiến
giữa Thiết Giáp – Biệt Động Quân – Pháo Binh từ cấp Trung đội, Đại Đội,
Tiểu Đoàn, Chiến Đoàn thật nhuần nhuyễn. Riêng tôi trong 6 ngày đó, tôi
tích cực không ngừng làm công tác tư tưởng. Karl Max nói: “Nếu tư tưởng được đả thông, mọi người đều giác ngộ thì sức mạnh vật chất sẽ tăng lên gấp đôi.”
Kinh nghiệm chiến trường cho tôi thấy tinh thần hăng say làm tăng sức
mạnh của đơn vị lên gấp bội. Động viên được sự chiến đấu của toàn quân
là yếu tố số một của thắng lợi. Tôi lần lượt đi xuống họp với các cấp
chỉ huy Trung đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn của các binh chủng và với các
Chiến Đoàn trưởng, nói rõ tình hình của ta và địch, nói rõ nhiệm vụ và
cách đánh của LLXKQĐIII để mọi người đều thông suốt và tin tưởng sự tất
thắng của chúng ta. Tôi thuyết phục họ tin ở sự chỉ huy của tôi và nói
rõ sự quyết tâm của tôi là phải chiến thắng bằng mọi giá. Tôi động viên
họ, tôi nói đến tình đồng đội: Chúng ta không thể bỏ rơi đồng đội của
mình đang bị địch bao vây và mong chờ chúng ta đến cứu họ. Tôi nhắc đến
những chiến thắng vẻ vang năm xưa thời Đại Tướng Đỗ Cao Trí:
– Chúng ta đã từng gặp nhiều trận khó khăn gây cấn hơn trận này, chúng ta đều chiến thắng, đều vượt qua.
Mỗi lần nói chuyện với các sĩ quan thuộc cấp tôi đều kết luận:
– Kỳ này nhất định
phải chiến thắng, tôi sẽ cùng đi với các anh, kỳ này nếu thất bại thì
tất cả chúng ta kể cả tôi, sẽ không một ai trở về Việt Nam.
Ý của tôi, quyết tâm của tôi đã rõ ràng: một là chiến thắng trở về, hai là chết trên đất Miên. Không có con đường nào khác.
4. Veni, Vidi, Vici
(1) Ngày N đã đến. Đó là
ngày 28-4-1974. Chiều ngày 28-4-1974, Công Binh đã sẵn sàng; Thiếu Tá
Lâm Hồng Sơn, Tiểu Đoàn trưởng Tiểu Đoàn 302 CB, theo lệnh tôi đã kín
đáo cho bố trí từ chiều tối ngày hôm trước ở hai bên bờ sông Gò Dầu Hạ,
gần cầu, các phà cao su để đưa chiến xa M48 qua sông. Lúc 20:00 giờ, tôi
cải trang đích thân đến tận 2 bờ sông Gò Dầu Hạ kiểm tra Công Bbinh làm
công tác chuẩn bị cho chiến xa vượt sông.
Đúng 22:00 giờ đêm, toàn
bộ LLXKQĐIII gồm 3 Chiến Đoàn 315, 318 và 322 cùng Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ
Đoàn và Pháo Binh Lữ Đoàn bắt đầu rời vùng tập trung ở Lái Thiêu (Thủ
Đầu Một) di chuyển bằng đèn mắt mèo và im lặng truyền tin trực chỉ Gò
Dầu Hạ.
(2) Ngày 29-4-1974, lúc
00:00 giờ, các chiến xa M48 bắt đầu xuống phà qua sông Gò Dầu Hạ. Các
loại xe xích khác và xe chạy bánh qua cầu Gò Dầu Hạ theo Quốc lộ 1 trực
chỉ ra hướng biên giới Việt Miên.
Từ 01:00 giờ sáng đếnn
03:00 giờ sáng, các Chiến Đoàn, Bộ Chỉ huy nhẹ Lữ Đoàn và Pháo Binh Lữ
Đoàn lần lượt vượt biên sang lãnh thổ Campuchia và vào vùng tập trung
nằm sâu trong đất Miên về hướng Đông Nam thị trấn Chipu (Xem hình 2 và 3).
Đến 03:15 giờ, tất cả các
đơn vị đã bố trí xong, trong vùng tập trung, sẵn sàng chờ lệnh xuất
phát. Trung đội điện tử theo dõi nghe địch, không thấy chỉ dấu gì chúng
nghi ngờ.
Đúng 03:30 giờ, tôi ra
lệnh cho hai Chiến Đoàn 315 và 318 vượt tuyến xuất phát, tấn công song
song tiến xuống phía Nam, Chiến Đoàn 315 bên phải, Chiến Đoàn 318 bên
trái, Bộ Chỉ huy của tôi theo sau Chiến Đoàn 315; Chiến Đoàn 322 trừ bị,
bố trí phía Nam Quốc lộ 1 chờ lệnh (Xem hình 3).
Đúng 04:30 giờ, Pháo Binh
Lữ Đoàn bắt đầu khai hỏa, tác xạ đồng loạt tập trung vào các mục tiêu
của địch nằm phía Tây Căn Cứ Đức Huệ, đồng thời Thiết Đoàn 10 Kỵ Binh và
Tiểu Đoàn 1/43 BB(-) vượt tuyến xuất phát mở đường từ căn cứ Phước Chỉ
xuống Căn Cứ Đức Huệ. (Xem hình 3).
Đến 05:00 giờ sáng ngày
29-4-74, các cánh quân của Chiến Đoàn 315 và 318 báo cáo chạm địch. Quân
ta liền điều động bao vây, chia cắt, tấn công liên tục. Quân địch bị
đánh bất ngờ tháo chạy, quân ta truy đuổi chặn bắt. Các Bộ Chỉ huy Trung
đoàn, Sư Đoàn, Bộ Chỉ huy Hậu cần và các căn cứ Pháo Binh của quân địch
bị quân ta tràn ngập và lần lượt bị quyét sạch. Nhiều dàn pháo các loại
4 ống, 8 ống và 12 ống, và hàng ngàn hỏa tiễn 107 ly và 122 ly bị quân
ta tịch thu và tiêu hủy tại chỗ . Đặc biệt hơn cả có hơn 30 hỏa tiễn
chống xe tăng AT 3 của Liên Xô nằm trên giàn phóng, chưa kịp khai hỏa bị
quân ta chiếm đoạt.
Đến 08:00 giờ sáng, Không
Quân Chiến Thuật lên vùng; Đại Tá Trần Văn Thoàn, tư lệnh phó Lữ Đoàn
bay trực thăng chỉ huy, điều khiển Không Lực liên tục oanh kích và oanh
tạc địch từ sáng đến chiều tối. Đến 19:00 giờ ngày 29 4 74, đại quân của
Sư Đoàn 5 CS bị đánh tan rã rút chạy về hướng Mộc Hóa thuộc Vùng 4
Chiến Thuật. Tôi liền tung cả ba Chiến Đoàn đồng loạt truy đuổi địch và
cho Không Quân Chiến Thuật tập trung truy kích chúng sâu trong lãnh thổ
Vùng 4 Chiến Thuật. Hàng ngàn quân địch bị giết và bị thương và hàng
trăm tên bị quân ta bắt sống.
(3) Sáng ngày 30-4-74, các
đơn vị địch còn kẹt lại chung quanh Căn Cứ Đức Huệ chống trả yếu ớt,
lần lượt bị quân ta tiêu diệt gần hết. Đến trưa, một cánh quân của Thiết
Đoàn 10 đã bắt tay được với Biệt Động Quân trong Căn Cứ Đức Huệ và đến
chiều toàn bộ Sư Đoàn 5 CS hoàn toàn bị quân ta quét sạch.
Bộ Chỉ huy của tôi nằm sâu
trong lãnh thổ Campuchia về phía Đông Nam Chipu trong một làng nhỏ
hoang vắng. Tin chiến thắng làm nức lòng mọi người. Màn đêm xuống, tiếng
súng im bặt. Đêm hôm đó thật êm ả, trời trong vắt, đầy sao, lòng tôi
tràn ngập một niềm sung sướng khó tả. Có lẽ đây là một đêm đẹp nhất
trong đời tôi. Tôi đã khẳng định trước với Quân Đoàn là chúng tôi sẽ
đánh bại Sư Đoàn 5 CS và bây giờ chúng tôi đã đánh bại chúng. Tôi đã nói
trước khi xuất quân với thuộc cấp là nếu thất bại thì sẽ không một ai
được trở về Việt Nam và bây giờ chúng tôi đã chiến thắng có thể trở về.
Đối với tôi cũng giống như một canh bạc mà tôi đã lấy mạng sống của tôi
ra đánh và bây giờ tôi đã thắng. Cho tới ngày hôm đó trong đời tôi, thật
không có một niềm hạnh phúc nào lớn hơn được.
Chưa bao giờ trong lịch sử
của hai cuộc chiến tranh Việt Nam có một trận vận động chiến nào mà
quân ta hoặc quân Đồng Minh đã chiến thắng một đại đơn vị CS nhanh chóng
như thế, triệt để như thế. Tôi chợt nhớ đến cung cách và những lời của
Julius Ceasar trong chiến dịch thần tốc ở Zela vùng Tiểu Á báo cáo chiến
thắng về La Mã “Veni, Vidi, Vici : “Tôi đến, Tôi thấy, Tôi chiến thắng”, tôi liền lấy một mẫu giấy nhỏ, tự tay thảo ngay bức công điện ngắn báo cáo chiến thắng về Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III.
Trân trọng báo cáo:
– Ngày 28-4-74: Xuất quân
– Ngày 29-4-74: Phản công
– Ngày 30-4-74: Tiêu diệt địch
– Ngày 1-5-74: Hoàn thành nhiệm vụ.
(4) Ngày 2-5-1974, tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Lữ Đoàn ở Gò Dầu Hạ, phóng viên đài VOA phỏng vấn hỏi tôi:
– Có phải Thiếu Tướng đã đưa quân sang lãnh thổ Campuchia không?
Tôi liền đáp ngay:
– Không, tôi hành quân
dọc theo biên giới trong lãnh thổ của Việt Nam. Chính Cộng Sản Việt Nam
mới có quân trên lãnh thổ Campuchia.
Tối đến, đài VOA và đài BBC loan tin chiến thắng của Quân Lc ta ở Căn Cứ Đức Huệ. Riêng đài BBC nói thêm:
– Tướng Trần Quang
Khôi nói không có đưa quân sang lãnh thổ Campuchia, nhưng theo tin tức
của chúng tôi nhận được thì Quân lực VNCH có truy đuổi quân Cộng Sản Bắc
Việt trên lãnh thổ Campuchia.
(5) Ngày 3-5-1974, Tổng
Thống Nguyễn Văn Thiệu đi trực thăng đến Gò Dầu Hạ tham quan chiến
trường. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và tôi tiếp đón Tổng Thống. Ông vui
vẻ bắt tay chúng tôi rồi đi đến xem chiến lợi phẩm tịch thu của quân
địch: Rất nhiều vũ khí cộng đồng các loại. Nổi bật là các giàn phóng hỏa
tiễn 4 ống, 8 ống và 12 ống cùng hàng trăm hỏa tiễn 107 và 122 ly. Đặc
biệt hơn cả là hơn 30 hỏa tiễn AT-3, loại mới nhất của Liên Sô có hệ
thống điều khiển chống tăng, lần đầu tiên bị quân ta tịch thu trên chiến
trường miền Nam. Các tùy viên quân sự Tây phương mỗi người xin một quả
nói để đem về nước nghiên cứu. Nhìn số vũ khí khổng lồ của địch bị quân
ta tịch thu mới hiểu được sự tàn phá khủng khiếp trong Căn Cứ Đức Huệ và
sự chiến đấu anh hùng của Tiểu Đoàn 83 BĐQ. Tiếp đến, Tổng Thống đi
thăm Bộ Tham Mưu Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh và các đơn vị trưởng của các binh
chủng trong tổ chức LLXKQĐIII, ông bắt tay khen ngợi từng người và gắn
cấp bậc Đại Tá cho Trung Tá Thiết Giáp Dư Ngọc Thanh, Chiến Đoàn trưởng
Chiến Đoàn 315. Sau đó Tổng Thống lên trực thăng chỉ huy của tôi cùng
tôi bay đến Đức Huệ. Các trực thăng của Trung Tướng Phạm Quốc Thuần và
phái đoàn Phủ Tổng Thống bay theo sau.
Trên đường bay, Tổng Thống bắt chuyện với tôi:
– Tôi rất thích tính táo bạo liều lĩnh trong kế hoạch hành quân của anh.
– Thưa Tổng Thống, đây là sự liều lĩnh có tính toán. Tôi đáp lại.
Thấy Tổng Thống vui vẻ, sự hân hoan hiện trên nét mặt, tôi nói đùa một câu tiếng Pháp với Tổng Thống: La chance sourit toujours aux audacieux. (Sự may mắn luôn luôn “cười” với những kẻ liều lĩnh).
Ông gật gù cười có vẻ đắc ý lắm.
Trực thăng đáp xuống Căn
Cứ Đức Huệ. Các chiến sĩ Tiểu Đoàn 83 BĐQ và Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn
64 BĐQ hân hoan tiếp đón Tổng Thống. Ông đi bộ một vòng viếng thăm, ủy
lạo và ban thưởng. Doanh trại trong căn cứ bị Pháo Binh địch tàn phá đổ
sập gần hết, nhưng sự hãnh diện giữ vững được đồn hiện ra trong đôi mắt
của mỗi chiến sĩ BĐQ.
Một chuẩn úy BĐQ còn rất
trẻ đi đến tôi, đứng nghiêm chào, rồi thình lình anh bước tới gần tôi,
hai tay nắm chặt lấy tay tôi bật khóc và nói:
– Cám ơn Thiếu tướng đã cứu mạng chúng em.
Tôi cảm động ôn tồn đáp lại:
– Chính anh phải cám ơn các em mới đúng. Sự chiến
đấu vô cùng dũng cảm của các em là một tấm gương sáng chói, là niềm
hãnh diện chung của Quân lực chúng ta. Chúng em mới thật sự là những anh
hùng của Quân đội mà mọi người Việt Nam Tự do phải mang ơn các em.
(6) Một tuần sau tôi nhận được một thư của DAO
(Defense Attaché Office) trong đó tướng Homer Smith chuyển lời khen ngợi
của đại sứ Graham Martin đến tôi: Đây là lần đầu tiên kể từ khi ký kết Hòa Đàm Paris, một kế hoạch hành quân được thiết kế tuyệt hảo và được thực hiện tuyệt hảo(1).
Hai tuần sau, tôi nhận được một thư của Đại Tá
Raymond Battreall nguyên Cố Vấn Trưởng của Bộ Chỉ huy Thiết Giáp Binh
QLVNCH. Battreall cho rằng đây là một chiến thắng ngoạn mục và xuất sắc
nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Cuối thư ông viết bằng chữ Việt Nam: Kỵ Binh Việt Nam Muôn Năm.
5. Kết luận :
Đúng một năm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Đoàn 4 CSBV do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, và Sư Đoàn 341 CSBV bị LLXKQĐIII đánh bại ở Biên Hòa buộc phải rút đi sau khi chịu nhiều tổn thất to lớn (2).
Đúng một năm sau, ngày 30 tháng 4 năm 1975, Quân Đoàn 4 CSBV do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy đã thất bại trong kế hoạch đánh chiếm tỉnh Biên Hòa, và Sư Đoàn 341 CSBV bị LLXKQĐIII đánh bại ở Biên Hòa buộc phải rút đi sau khi chịu nhiều tổn thất to lớn (2).
Ngay sau đó, LLXKQĐIII kéo quân về tiếp cứu Thủ Đô
Sài Gòn thì được lệnh buông vũ khí đầu hàng lúc 10:25 giờ ngày 30 tháng 4
năm 1975.
Ai là người chịu trách nhiệm làm mất MNVN? Ai là thủ phạm đưa QLVNCH đến chỗ thua trận?
Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh kể từ ngày thành lập 7-11-1970 đến
ngày 30-4-1975 do tôi chỉ huy, luôn luôn chiến thắng hết trận này đến
trận khác cho đến phút chót. Không một ai trong chúng tôi lùi bước trước
quân thù. Không một ai trong chúng tôi bỏ trốn ra nước ngoài. Tất cả ở
tại hàng và chấp nhận định mệnh không than van kêu khóc.
Trong tác phẩm Servitude et Grandeur Militaires, thi sĩ Pháp Alfred De Vigny (1810 1857) nói “Danh
Dự và Trách Nhiệm đôi khi kết thúc một cách bi thảm. Cho nên, đứng
trước một định mệnh tàn khốc, con người phải biết thân phận của mình mà
chấp nhận nó một cách can đảm”.
Tháng Giêng 2009Trần Quang Khôi
Chuẩn Tướng VNCH TRẦN QUANG KHÔI bảo toàn khí tiết QLVNCH đến giây phút cuối cùng
ẢO TƯỞNG ĐIÊN RỒ NHẤT:
Lời Kêu Gọi
của Chuẩn Tướng (Thiết Giáp) Trần Quang Khôi:
– Tôi tha thiết kêu gọi mọi người VN tỵ nạn CS trên toàn thế giới lên tiếng ủng hộ triệt để Tổng Thống Donald Trump đang bị đảng Dân Chủ đối lập đe dọa trầm trọng.
– Đặc biệt tôi kêu gọi tất cả người Việt Nam tỵ nạn CS trên toàn nước Mỹ hãy kêu gọi nhau đi bầu, dồn phiếu cho TT. Donald Trump và đảng Cộng Hòa của ông. Đây là vấn đề sống chết của dân tộc và đất nước VN chúng ta.
Bọn Tàu cộng phương Bắc, Tập Cận Bình đang giãy chết. Đừng nghe lời kêu gọi của cựu Tổng Thống Obama và cựu Tổng Thống Bill Clinton, và tất cả báo chí của Mỹ và của VN cánh tả, chống Tổng Thống Donald Trump.
Nên nhớ , Tổng Thống Donald Trump là vị cứu tinh của dân tộc VN và của nước VN độc lập, dân chủ và phú cường.
Xin hãy tin lời kêu gọi của tôi.
– Sau khi CSVN bị diệt vong, tôi ước mong được trở về sống ở VN, và sẽ tham gia vào việc đào tạo thế hệ trẻ VN trở nên những cán bộ quân sự kiệt xuất của một nước VN độc lập, dân chủ và phú cường ./.
Virginia, ngày 01 tháng 9, 2018
Chuẩn Tướng TGKB Trần Quang Khôi.
Lý do chế độ VNCH sụp đổ và tại sao đồng minh Mỹ thua trận tại Việt Nam Cộng Hòa 30/4/1975
Chế độ VNCH sẽ trở lại Việt Nam? qua lời tâm sự của người lính VNCH
NỰC CƯỜI QUÁ!!!
Ngụy biện trơ trẽn: NGUYÊN NHÂN SỤP ĐỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA 1975
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 30 năm từ
nửa đêm 19-12 -1946 khi Việt Minh tấn công quân Pháp tại Hà Nội chấm
dứt vào ngày 30-4-1975 khi Sài Gòn thất thủ. Theo thống kê năm 1973
của Ngũ Giác Đài, người Mỹ tốn kém gần 300
Cho đến nay, nguyên nhân sự sụp đổ của Việt Nam
Cộng Hòa vẫn còn là một điều gây nhiều tranh cãi, ít ra là trên sách
báo và trên những tài liệu dưới hình thức những hồi ức. Bài viết này
của tác giả Trọng Đạt là một trong một số ít những bài viết rất công
phu về điểm này. Phần dưới cùng của bài viết là danh sách những tài
liệu tham khảo.
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 30 năm từ nửa đêm 19-12 -1946 khi Việt Minh tấn công quân Pháp tại Hà Nội chấm dứt vào ngày 30-4-1975 khi Sài Gòn thất thủ. Theo thống kê năm 1973 của Ngũ Giác Đài, người Mỹ tốn kém gần 300 tỷ đô la từ giữa thập niên 60 tới ngày ký Hiệp định Paris, có khoảng 58 ngàn người chết, phía VNCH khoảng hơn 180 ngàn người tử thương, CSBV và VC mất hơn một triệu cán binh, dân chúng hai miền được ước lượng vào khoảng hơn một triệu người chết vì bom đạn.
Nói về những nguyên nhân khiến miền Nam mất về tay cs đã được biết bao người bàn tán tranh luận từ mấy chục năm qua cho tới nay người ta vẫn còn tranh cãi. Người Mỹ thì đổ lỗi cho VNCH như Tổng Thống Bush và Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumfield cách đây mấy năm đã nói thua tại vì Quân Đội VNCH không chịu đánh ! Họ ý nói ta chỉ chờ Mỹ đánh dùm! Phía Việt Nam nhiều người kết án tại Mỹ tháo chạy bỏ rơi đồng minh.
Nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương cho rằng phía Việt nam có ba nguyên nhân chính đưa tới sụp đổ:
- Ta thiếu một lãnh tụ có đủ khả năng
- Dân chúng miền Nam không tích cực yểm trợ công cuộc chiến đấu.
- Quân đội CSBV đã nhanh chóng khai thác thời cơ, lợi dụng các yếu điểm của QLVNCH.
Những nguyên nhân đưa tới sự mạng vong của VNCH thì chằng chịt nhiều vô kể, không có nguyên nhân nào là độc quyền chủ chốt, nhiều người quả quyết ta thua vì hết đạn, người Mỹ cúp quân viện, nhưng sự thực cũng không hẳn như vậy. Ông Nguyễn Đức Phương căn cứ theo tài liệu Mỹ cho biết sau 30-4-1975 CSBV đã tịch thu được của VNCH rất nhiều chiến lợi phẩm trị giá trên 5 tỷ đô la trong đó có 130 ngàn tấn đạn. Năm 1972 ta xử dụng mỗi tháng trên 60 ngàn tấn, sau tháng 7-1975 ta xử dụng tiết kiệm 18 ngàn tấn một tháng như vậy số đạn dược 130 ngàn tấn nếu không bị CS tịch thu ta có thể xử dụng được 5, 6 tháng.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu một số điểm chính đi từ gần đến xa, trước hết xin nói về nguyên nhân gần, tiếng Pháp gọi cause immédiate.
- Nguyên nhân quân sự.
Nguyên nhân gần gũi nhất ai cũng biết là do sự sai lầm của ông Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nguyễn Văn Thiệu trong kế hoạch triệt thoái hai Quân khu 1 và 2 gây nên sự hỗn loạn dây chuyền sụp đổ hai vùng chiến thuật rồi đưa tới sụp đổ toàn bộ miền Nam. Kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris 28-1-1973 trong khi BV mở mang xa lộ Đông Trường Sơn, xử dụng 16 ngàn xe vận tải chuyển vận vũ khí đạn dược vào Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công 1975 , chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không có một kế hoạch nào về chính trị, quân sự để chống lại âm mưu địch cưỡng chiếm miền Nam mà chỉ ngồi chờ giặc tới và hy vọng vào sự can thiệp của Không Lực Mỹ.
Tình báo yếu kém nên ông Thiệu đã khinh địch, đánh giá sai lực lượng địch cho rằng CSBV không đủ khả năng đánh vào các thành phố lớn, không đủ lực lượng để mở những trận tấn công lớn như năm 1972. Trước hết chúng tôi xin so sánh lực lượng hai bên vào năm 1975.
VNCH tổng cộng có hơn một triệu quân trong đó 40 % là bộ binh chính qui, 50% là địa phương quân, nghĩa quân còn lại là cảnh sát và Không quân, Hải quân.. .Vì ta tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chánh tài chánh… cho nên trên thực tế lính nhà nghề chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, địa phương quân và nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính BB của sư đoàn.
Chủ lực quân VNCH được bố trí tại 4 quân khu như sau:
Quân Khu 1: 3 sư đoàn BB cơ hữu của QK 1, 2, 3, và hai sư đoàn Tổng trừ bị TQLC và Dù, 4 Liên đoàn Biệt động quân, 410 đại bác, khoảng 450 xe tăng thiết giáp, hơn 90 máy bay chiến đấu
Quân Khu 2: 2 sư đoàn BB chủ lực 22 và 23 và 7 liên đoàn BĐQ, 380 đại bác, 477 xe tăng thiết giáp, máy bay chiến đấu 138 chiếc .
Quân Khu 3: 3 sư đoàn BB chủ lực 5, 18, 25 và 4 liên đoàn BĐQ, 376 khẩu pháo, 655 xe tăng, 250 máy bay chiến đấu.
Quân Khu 4: 3 sư đoàn BB 7, 9, 21 gồm 380 đại bác 493 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng các loại.
Về Pháo Binh ta có hơn 1,500 khẩu đại bác , hơn một nửa là súng 105 ly, chưa tới 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là súng 175 ly. Về xe tăng tổng cộng ta có khoảng 2,000 chiếc nhưng hơn một nửa là M113 và các loại thiết giáp xưa cũ, khoảng gần 40% là xe M41 và M48, trong đó chỉ có M48 là tương đương với T54 của địch.
M113
M41
M48
Vũ khí QĐVNCH trông cũng khá hùng hậu nhưng tình hình 1975 do hậu quả cắt giảm quân viện, nhiều máy bay, xe tăng, tầu chiến… thiếu cơ phận thay thế đã trở thành bất khiển dụng. Hoả lực giảm 60% so với năm 1972, đạn dược chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975. Vì phải trải quân giữ đất, toàn bộ 13 sư đoàn của ta và 15 liên đoàn BĐQ (tương đương với hơn 2 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung bình một tỉnh chỉ được hơn một trung đoàn bảo vệ trong khi CSBV có thể tập trung hơn 10 trung đoàn để đánh một tỉnh thí dụ như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.
Lực lượng chính qui CSBV năm 1975 gồm có 4 quân đoàn và đoàn 232 (tương đương một quân đoàn).
Quân đoàn 1 có 3 sư đoàn (308, 312, 320B).
Quân đoàn 2 có 3 sư đoàn (304, 324, 325).
Quân đoàn 3 có 3 sư đoàn (10, 316, 320)
Quân đoàn 4 có 3 sư đoàn (6, 7, 341).
Đoàn 232 có 3 sư đoàn BB (3, 5, 9) và sư đoàn đặc công 27. Tổng cộng BV có 16 sư đoàn BB và đặc công, ngoài ra BV có khoảng 15 trung đoàn BB độc lập và đặc công tương đương với 4 hoặc 5 sư đoàn. Toàn bộ lực lượng chính qui BV năm 1975 vào khoảng 20 hay 21 sư đoàn BB.
Người ta ước lượng không chính xác BV đưa vào Nam khoảng trên 500 xe tăng và 500 đại bác. Về vũ khí đạn dược theo báo chí VC năm 1976 tiết lộ cho biết năm 1975 vũ khí đạn dược của chúng gấp 3 lần 1972, hư thực thì không rõ nhưng có điều chắc chắn năm 1975 BV đã được CS quốc tế viện trợ quân sự tối đa. Về số lượng xe tăng và pháo binh của ta nhiều gấp hai, ba lần đối phương nhưng về mặt phẩm vũ khí địch hơn ta. Xe tăng chỉ có M-48 tương đương với T-54 của BV, súng 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số trong khi súng 130 ly CSBV bắn xa 30 cây số. Năm 1972 Mỹ có viện trợ cho ta súng 175 ly bắn xa 28 km nhưng số lượng không nhiều lắm.
Đầu năm 1975 hơn 80% chủ lực quân CSBV đã có mặt tại miền Nam chúng chỉ để lại quân đoàn 1 tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Khoảng hơn 70 % chủ lực quân BV được tập trung vào QK1 và QK2 của ta. Tại QK2, BV để 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn độc lập (tương đương một sư đoàn), toàn bộ khoảng 6 sư đoàn, tại QK1 của ta BV để 5 sư đoàn BB và hơn mười trung đoàn độc lập, toàn bộ vào khoảng hơn 8 sư đoàn
Chiến thuật chiến lược hai bên vẫn y như cũ, không khác gì thời chiến tranh Việt Pháp 1947-54 là mấy, ta vẫn theo chính sách đóng đồn cũ rích có từ thời ông Đờ lát 1950, trải quân giữ đất. VC vẫn chiến thuật chiến lược cũ công đồn đả viện, tiền pháo hậu xung, lấy thịt đè người. Cường độ chiến tranh gia tăng nhiều, trận Tổng công Kích Tết Mậu Thân năm 1968 CS đánh cấp tiểu đoàn trung đoàn, năm 1972 địch đánh cấp sư đoàn nay 1975 chúng tiến lên cấp quân đoàn, VC xả láng toàn bộ lực lượng vào ván bài chót.
So với năm 1972, tình hình bi đát hơn gấp bội phần vì đồng minh phản bội xé bỏ giấy tờ cam kết yểm trợ Không Quân khi bị VC tấn công, một mình VNCH phải gánh vác chiến trường với sự thiếu thốn trầm trọng về tiếp liệu, đạn dược.
Như trên ta thấy BV tung vào chiến trường miền Trung tất cả 14 sư đoàn trong khi ta chỉ có 7 sư đoàn và 11 liên đoàn BĐQ (tương đương hơn 2 sư đoàn), toàn bộ chủ lực quân ta (kể cả Biệt động quân) vào khoảng hơn 8 sư đoàn, ta phải trải quân giữ đất, địch tập trung quân nên mũi dùi tấn công rất mạnh. Theo Văn Tiến Dũng (trong Đại Thắng Mùa Xuân) Tướng Thiệu đã bố trí lực lượng sai ở chỗ mạnh hai đầu, có nghĩa ta để 5 sư đoàn tại QK1 và 3 sư đoàn tại QK3, QK3 được tăng cường nhiều máy bay chiến đấu và xe tăng. Như thế ta để yếu ở QK2, đó là nơi CS chủ trương tấn công mở đầu chiến dịch 1975.
Tại QK2 như trên ta thấy chủ lực quân VNCH là 2 sư đoàn và 7 Liên đoàn BĐQ, toàn bộ chỉ vào khoảng 3 sư đoàn trong khi CSBV tập trung tại đây tới 6 sư đoàn, vì ta bố trí sai lực lượng nên không đủ sức chống lại địch. Ngày 10-3 Cộng quân đem 3 sư đoàn tấn công chớp nhoáng chiếm Ban Mê Thuột, phần vì sai lầm của Tướng Phú, ông mắc lừa kế nghi binh của địch tưởng chúng đánh Pleiku, phần vì Bộ TTM và Tướng Thiệu đã bố trí sai lực lượng tại QKII nên ta không đủ lực lượng chống lại địch. Tại Ban Mê Thuột lực lượng ta chỉ có 2 tiểu đoàn BB và 3 liên đoàn địa phương quân không thể chống lại quân số địch khoảng 12 trung đoàn. Theo bút ký của Nguyễn Định, năm 1975, QĐVNCH Ban Mê Thuột chỉ vào khoảng 2000 kể cả Nghĩa Quân, Cảnh Sát..BMT như một thành phố bỏ hoang.
Ban Mê Thuột thất thủ đưa tới những hậu quả tai hại không thể lường trước được, ngày 11-3, một ngày sau khi VC vào Ban Mê Thuột, ông Thiệu họp HĐ An ninh QG gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh QG. Tướng Thiệu cho biết trước tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, lãnh thổ phòng thủ quá rộng, áp lực địch nặng, ta chỉ đủ quân giữ QK3 và QK4 và một phần duyên hải QKII, QKI chỉ cần giữ Huế và Đà Nẵng. Ông sẽ thực hiện tái phối trí lực lượng, rút bỏ các tỉnh Cao Nguyên về giữ đồng bằng. Ngày 13-3 Hạ Viện Mỹ khối đa số Dân Chủ bỏ phiếu chống tăng viện cho VNCH 300 triệu Mỹ kim do Tổng thống Ford đệ trình.
Phần thì hốt hoảng vì mất Ban Mê Thuột, lại bị toá hoả tam tinh vì hạ Viện Mỹ bác bỏ quân viện, Tướng Thiệu bèn ra lệnh triệt thoái Cao Nguyên hôm 14-3-1975 mặc dù Tướng Phú nài nỉ xin ở lại giữ đất. Cuộc triệt thoái bắt đầu từ ngày 16-3, chia làm 4 đoàn, mỗi ngày một đoàn xe, mỗi đoàn 250 chiếc, ngày đầu 16-3 thì êm xuôi nhờ yếu tố bất ngờ, ngày hôm sau dân chúng chạy ùa theo gây náo noạn cả lên , ngày 16-3 sư đoàn 320 VC được lệnh cấp tốc đuổi theo đến 18-3 thì bắt kịp. Hỗn loạn bắt đầu xẩy ra tại Phú Bổn, bọn lưu manh côn đồ đốt chợ, VC pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đám người di tản. Tối đến VC pháo thị xã, 70% xe tăng và đại bác dồn đống tại thị xã bị phá hủy gần hết, 40 xe tăng M41, M48 bị huỷ, Tướng Phú ra lệnh bỏ Phú Bổn, đoàn quân đi được 20 km thì VC tràn vào Phú túc, BĐQ chiếm lại Phú Túc, ra khỏi Phú Túc người ta tranh dành nhau lên trước hỗn loạn xẩy ra, bắn nhau dành đường đi, VC đưa các lực lượng đã tham chiến tại Ban Mê Thuột để đuổi theo truy kích, tới 26-3 trong số 1,200 ciếc xe chỉ có 300 cái mở đường máu về được Tuy hoà. Phạm Huấn gọi đây là một Hành Lang Máu.
Trong số 60 ngàn chủ lực quân chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, 5 Liên đoàn BĐQ 7,000 người chỉ còn 900 người, 100 xe tăng chỉ còn 13 chiếc M113, toàn bộ vũ khí đạn dược trị giá 253 triệu phần lớn lọt vào tay VC, theo Đại Tướng Cao Văn Viên ít nhất 75% lực lượng chiếnđấu của Quân đoàn II bị tiêu diệt, đây là một cuộc hành quân phá sản kéo theo sự sụp đổ của cả Quân Khu.
Ngày 13-3 ông Thiệu lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Khu I đưa Sư đoàn Dù về Sài Gòn. Ngày 14-3 Tướng Trưởng về dinh Độc Lập họp Hội Đồng an ninh QG về kế hoạch tái phối trí, hôm sau Tướng Trưởng ra QKI họp nội bộ thi hành lệnh tái phối trí đưa sư đoàn Dù về Sài Gòn, ngày 17-3 TQLC ra Đà Nẵng thay Dù khiến dân chúng sợ hãi ùn ùn kéo nhau di tản trên Quốc lộ 1 về Đà nẵng.
Ngày 19-3 Tướng Trưởng về Sài Gòn trình bầy kế hoạch lui binh. Kế hoạch thứ nhất cho các đơn vị theo Quốc Lộ 1 từ Chu Lai về Đà Nẵng, kế hoạch thứ hai các lực lượng tập trung tại Huế và Chu Lai sau đó tầu Hải quân sẽ đưa về Đà Nẵng, trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng vẫn là điểm tựa cuối cùng. Từ ngày 19-3 CSBV bắt đầu tấn công mạnh từ Bắc và Nam QKI theo thế gọng kìm. Ngày 20-3 đài Huế cho phát thanh hiệu triệu của Tổng thống tử thủ Huế. Chiều hôm ấy Tướng Thiệu đổi ý gửi công điện cho Tướng Trưởng không bó buộc phải giữ Huế, chỉ giữ Đà Nẵng. Ngày 24-3 Quảng Nam, Quảng Tín ở phía Nam QKI bị VC tấn công mạnh phải rút về Chu lai, tình hình QK chỉ trong một ngày rối loạn đến mức không thế kiểm soát được . Ngày 23-3 lệnh bỏ Huế được chính thức ban hành vì áp lực CS và binh sĩ ta rã ngũ, nhiều sĩ quan cao cấp bỏ chạy trước nên các đơn vị VNCH như rắn mất đầu đã tan hàng . Tại Nam QK1 sư đoàn 2 tại Chu lai được tầu đưa ra Cù Lao Ré nhưng chỉ được một nửa quân số. Các đơn vị VNCH từ Huế di tản về cửa Thuận An, Tư Hiền bị thiệt hại rất nặng, các đơn vị tập trung tại hai cửa biển đã làm mồi cho pháo binh địch, dân quân trúng pháo kích chết như rạ. Hỗn loạn diễn ra, tranh nhau lên tầu bắn giết nhau dã man, tình trạng hỗn loạn được coi là quá tồi tệ so với QK2.
Ngày 27-3 Cuộc phòng thủ Đà Nẵng trở nên vô hiệu vì hỗn loạn, dân tị nạn quá đông (hơn một triệu người), phố xá chật ních những người, hỗn loạn diễn ra dữ dội tranh nhau lên tầu, lên máy bay bắn giết nhau không còn quân kỷ y như xã hội thời thượng cổ. Ngày 28-3 xã ấp quanh Đà Nẵng lọt vào tay CSBV, 4 sư đoàn BV bao vây tấn công Đà Nẵng. Các sư đoàn 1 và 2, các đơn vị thiết giáp, pháo binh VNCH thiệt hại nặng trên đường di tản khiến cho cuộc phòng thủ Đà Nẵng không còn lực lượng nào ngoài sư đoàn 3 . Ngày 29-3 Tướng Trưởng xin lệnh bỏ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nhì của VNCH coi như mất ngày 29-3. Trong vòng 10 ngày Quân Đoàn I gồm 3 sư đoàn BB và sư đoàn TQLC, Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh… coi như tan rã, VC chiếm được cả QK I mà không phải giao tranh dai dẳng.
Nguyên do chính của sự thất bại theo Nguyễn Đức Phương như sau: Ông Thiệu cho rút sư đoàn Dù khiến dân chúng hoang mang lo sợ di tản náo loạn cả lên, bỏ Cao Nguyên, QK2 rồi lại bỏ Huế làm cho tin đồn cắt đất loan truyền khiến dân chúng ồ ạt di tản. Binh sĩ rã ngũ tìm thân nhân, nhiều sĩ quan cao cấp bỏ chạy trước, cuộc lui binh hỗn độn không có kế hoạch, không có đơn vị nào đánh trì hoãn, đánh chận hậu. Ông Cao Văn Viên cho rằng thất bại do sự lúng túng của ta hơn là vì áp lực địch, nhiều sĩ quan cao cấp hèn nhát bỏ chạy trước khiến cho các đơn vị của ta rã ngũ dần dần, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Vấn đề tị nạn của dân chúng đã làm đảo lộn mọi kế hoạch của Quân đoàn. Chúng ta cũng để ý thêm một yếu tố nữa: đài BBC tuyên truyền phá hoại đã đóng góp phần lớn vào sự thảm bại của cả 2 QK.
Qua kinh nghiệm các cuộc Tổng công kích trước đây như năm 1968, 1972 địch không đủ khả năng tấn công cả 4 Quân Khu cùng một lúc vì mũi dùi sẽ yếu dễ bị bẻ gẫy mà chúng chỉ tấn công vào 2 Quân Khu nhất là Vùng 1 và 2. Năm 1975 CSBV tung vào chiến trường miền Trung 14 sư đoàn (6 SĐ tại QK2 và 8 SĐ tại QK1), tính ra khoảng 70% chủ lực quân của chúng, mũi dùi tấn công rất mạnh, ta chỉ có 7 sư đoàn (22, 23, 1, 2, 3, TQLC, Dù) và 11 Liên đoàn BĐQ trải quân giữ đất, đã thế ông Thiệu lại cho rút sư đoàn Dù về Sài Gòn khiến cho tình hình càng bi đát hơn. Trong khi ấy Vùng 4 đã có trên 200 ngàn Địa Phương Quân (40% toàn bộ ĐPQ toàn quốc) lại để thêm 3 Sư đoàn BB giữ đất, tại đây áp lực địch nhẹ chúng chỉ có 6 trung đoàn, không có nhiều xe tăng đại bác có nhiệm vụ đánh cầm chân QĐVNCH, ta có thể rút bớt quân để tăng cường cho chiến trường miền Trung, chắc ông Thiệu cũng biết vậy nhưng ông không muốn đưa thêm quân tăng viện vì trong thâm tâm ông muốn bỏ miền Trung để giữ hai QK 3 và 4.
Cuối tháng 3-1975 QK I hoàn toàn lọt vào tay cộng quân, hai ngày sau QK2 cũng mất gần hết lãnh thổ chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết. Ba sư đoàn 1, 3, 23 BB bị tan rã hoàn toàn, sư đoàn 2, 22, TQLC, các sư đoàn Không Quân, Lữ đoàn Dù, BĐQ.. bị thiệt hại từ 60 tới 70 % quân số , toàn bộ vũ khí đạn dược xe tăng đại bác của miền Trung coi như mất hết, theo Phạm Huấn:
“Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1,000 chiến xa”
Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 98.
Điều nguy hại nhất là phần lớn số vũ khí đạn dược ấy lại lọt vào tay CSBV, giáo vào tay giặc, miền Nam đưa dao cho người ta giết mình.
Văn Tiến Dũng viết trong Đại Thắng Mùa Xuân.
“Hậu cần vẫn bảo đảm, không những chỉ mới dùng hết một phần số lượng đạn dược đã dự tính trong kế hoạch mà lại còn lấy thêm được khá nhiều của địch” (Trang 117).
“Ta thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất và hậu cần quân ngụy…..(trang 136-137)
“…Vũ khí đạn dược tiêu hao không đáng kể. . . . . . . . Ta thu được của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược” (trang 137)
Cũng có nhiều người cho rằng ông Thiệu tháu cáy giả vờ thua chạy để lôi kéo Mỹ vào yểm trợ nên đã đưa tới sụp đổ nhanh chóng như vậy, ông đã đem đất nước non sông gấm vóc ra đánh bạc thì thật hết chỗ nói.
Sau khi hai QK1 và QK2 sụp đổ, giới lãnh đạo Sài Gòn chỉ còn mong manh hy vọng vào sự cứu trợ của Mỹ. CSBV hối hả chuyển vận vũ khí đại binh vào Nam để tấn công chiếm Sài Gòn trước mùa mưa thì ta không có một kế hoạch cụ thể nào để ngăn chận địch như phá cầu, oanh kích các đoàn xe, phục kích đánh công voa… mà chỉ ngồi chờ giặc. Vả lại cấp lãnh đạo, ông to bà lớn của ta chỉ lo kế hoạch “tẩu vi thượng sách” cho mình hơn là lo cho đất nước, cha chung không ai khóc. Tại Xuân Lộc, từ 9-4 cho tới 20-4- 1975 Sư đoàn 18 dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đã anh dũng đẩy lui các cuộc tấn công vũ bão của VC trong hơn một tuần lễ nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế.
CS dốc toàn bộ lực lượng vào canh bạc cuối cùng, chúng đưa vào trận địa 20 sư đoàn BB, khoảng 280 ngàn người, cùng với 400 xe tăng, 400 đại bác, QĐVNCH gồm 6 sư đoàn chủ lực và Địa Phương Quân, Thiết Giáp.. tổng cộng 240 ngàn người nhưng lính nhà nghề chỉ có khoảng 60 ngàn. Nhân lực đã chênh lệch, ta lại lâm vào tình trạng hết đạn trong khi VC đầy đủ đạn dược. Năm tuyến phòng thủ của ta quanh SàiGòn gồm: Tuyến Củ Chi ở Tây Bắc, Tuyến Bình Dương phía Bắc, tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc, tuyến Vũng Tầu phía Đông, Tuyến Long An phía Nam.
Ngày 21-4 Ông Thiệu từ chức bàn giao cho ông Hương, ngày 24-3 hai ông Thiệu và Khiêm bỏ nước ra đi, tinh thần quân ta suy sụp. Ngày 26-4 Cộng quân bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài gòn, ngày 28-4 Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần văn Hương, các phòng tuyến của ta sụp đổ dần dần trước các đợt tấn công pháo kích của địch. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ.
Nhiều người kết án ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân Khu II và I đã đưa tới sự sụp đổ toàn bộ VNCH. Ông Thiệu là nguyên nhân gần gây nên sự sụp đổ, nhưng nếu kết án ông ta là nguyên nhân duy nhất thì không đúng lắm, ở đây không phải để bênh vực cho ông Thiệu nhưng chúng ta không thể nói sai lịch sử. Giả thử ông Thiệu tăng cường lực lượng cho hai quân, đẩy lui được cuộc tổng tấn công của địch năm 1975, nhưng sau đó ta vẫn lâm vào tình trạng hết đạn, sẽ phải xin viện trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ trong khi đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội. Họ chủ trương cắt hoàn toàn quân viện bỏ rơi miền Nam thì cũng chỉ có khoảng 30% hy vọng được tiếp viện trở lại.
Vì thế ngoài nguyên nhân quân sự nêu trên còn những nguyên nhân khác đóng góp vào sự sụp đổ miền Nam. Một nguyên nhân gần nữa vô cùng quan trọng ở đây là vấn đề cắt quân viện.
- Cắt quân viện
Theo Nguyễn Đức Phương vấn đề cắt quân viện đã manh nha từ đầu thập niên 1970.
“Hành quân Kampuchia năm 1970 đã tạo ra phản ứng chống đối dữ dội của Quốc Hội Mỹ vì họ cảm thấy bị ngành hành pháp che dấu sự thật. Tháng 6.1970, Thượng viện đã biểu quyết với đa số chấm dứt nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động cho Tổng Thống Mỹ từ năm 1964. Hai Thượng Nghị Sĩ John S. Cooper (đảng Cộng Hoà, tiểu bang Kentucky) và Frank F. Church (đảng Dân Chủ, tiểu bang Idaho) một thành viên của Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đề nghị một tu chính án cắt tất cả phí tổn về quân sự của Mỹ tại Miên kể từ ngày 1.7.1970. Sau 7 tuần lễ tranh cãi, Thượng Viện Mỹ biểu quyết vào cuối tháng 6.1970 với 58 phiếu thuận và 37 phiếu chống. Tuy nhiên Hạ Viện đã bác bỏ tu chính án này. Tu chính án do đó được sửa đổi lại và được biểu quyết chấp thuận vào tháng 12. Theo đó Mỹ không được đưa quân tác chiến vào Lào và Thái Lan.
Lần đầu tiên Tổng Thống Mỹ với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân đội bị giới hạn quyền hành trong tình trạng chiến tranh. Một tu chính án khác do hai Thượng Nghị Sĩ George Mc Govern (đảng Dân Chủ, tiểu bang South Dakota) và Mark O.Hatfield (đảng Cộng hoà, tiểu bang Oregon) đã đề nghị rút tất cả quân đội Mỹ và cắt tất cả quân viện cho VNCH vào cuối năm 1971. Tuy nhiên Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ hai lần (1970 và 1971) tu chính án này. Năm 1973, Quốc Hội Mỹ biểu quyết chấp thuận tu chính án do Frank Church và Thượng Nghị Sĩ Clifford (đảng Cộng Hoà) chấm dứt tất cả quân viện cho các nước Đông Dương.” Chiến Tranh Việt NamToàn Tập trang 510 Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Đông Dương, ngày 1-7 Nixon miễn cưỡng ký thành luật áp dụng kể từ 15-8. Đến tháng 10-73 Quốc Hội lại thông qua dự luật Quyền Hạn Chiến Tranh (War powers Act) buộc Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Ý định phản bội của người bạn đồng minh đã bắt đầu lộ diện.
Khi người Mỹ mới đổ quân ồ ạt vào Việt Nam năm 1965 ngân sách năm ấy mới có 646 triệu đô la, năm sau 1966 tăng vọt lên gần 6 tỷ, đến 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng lên 26 tỷ năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 xuống còn 12 tỷ vì Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ còn 24,200 người khi ấy miền Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 Quân viện là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết.
Năm 1975 đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Hòa để thọc gậy bánh xe. Họ thường o bế giới bình dân, da đen, Mễ miếc, cu li cu leo khố rách áo ôm, đám trốn lính, chống chiến tranh … để lấy lòng kiếm phiếu. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà ông Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.
“Ngay sau đó, 13 tháng Ba, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đại đa số : chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam” Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 245.
Theo Đại Tướng Cao Văn Viên hậu quả của cắt giảm quân viện là không quân phải cho hớn 200 máy bay ngưng bay.. giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu xuồng các loại nằm ụ, các chiến cụ, quân dụng hư hỏng không được thay thế, chỉ có khoảng 33% được thay mà thôi. Tổng số đạn trong kho chỉ đủ dùng cho đến tháng 6-1975, thuốc men thiếu thốn, số tử vong lên cao khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp.
Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê để rút quân ra khỏi VN và lấy tù binh về không đếm xỉa gì tới sự tồn vong của miền Nam nước Việt. Sir R Thompson, chuyên viên về du kích chiến cho rằng miền Nam bị đe doạ chỉ vì để cứu nước Mỹ khỏi cảnh xâu xé nhau, miền Bắc bị buộc phải ngồi vào bàn hội nghị để cứu nước Mỹ. Ông M.Gauvin nguyên chủ tịch Ủy Hội Kiểm Soát Quốc tế tuyên bố ngày 4-4-1975 cho rằng miền Nam VN thất bại do quyết tâm bỏ rơi đồng minh của Mỹ nhiều hơn là do hết đạn.
“Còn về khả năng tồn tại, ông cho là ‘vẫn còn tùy thuộc vào số quân viện Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH’. ĐT Viên kết luận “Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu” Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 457.
Khi lập luận như trên người ta sẽ đạt thêm câu hỏi tại sao họ lại bỏ rơi VNCH? ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết
“Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa” KĐMTC trang 455.
Ngoài những nguyên nhân gần nêu trên, lại những động cơ khác đã gây lên hoặc ảnh hưởng trực tiếp mà ta gọi là nguyên nhân xa, người Pháp gọi là cause lointaine.
Thuyết Domino không còn giá trị
Khoảng tháng 3 năm ngoái, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird dưới thời Tổng Thống Nixon cho biết Tổng Thống Ford năm 1975 đã bác bỏ thuyết Domino có từ 7-4-1954 dưới thời Tổng Thống Eisenhower, thuyết này cho rằng hễ mất một nước thì mất luôn nhiều quốc gia khác y như trong ván cờ Domino.
Các cấp lãnh đạo Hoa Kỳ đã sống qua thập niên 30 với những biến chuyển lịch sử trên thế giới và nhận thấy có những tương đồng với tình hình Đông Nam Á đương thời: Năm 1931 Nhật chiếm Mãn Châu đưa tới lấn chiếm Trung Hoa, Đông Dương, Mã lai..rồi dẫn tới trận Trân Châu Cảng. Đức chiếm Áo, Tiệp rồi Pháp, Bỉ và đưa tới chiến tranh Âu Châu. Nếu xâm lược không bị trừng trị nó sẽ lan rộng hơn lên theo kiểu tầm ăn dâu y như một căn bệnh do vi trùng đục khoét. Những biến chuyển lịch sử trên đây đã hình thành học thuyết Domino.
Tổng Thống Eisenhower là người đầu tiên đề xướng học thuyết Domino trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, trả lời phóng viên báo chí ông cho biết nếu mất Đông Dương thì dần dần sẽ mất Miến Điện, Thái lan, Mã Lai, Nam Dương…và rồi từ từ Đài Loan , Nhật, Phi Luật Tân, Úc , Tân Tây Lan cũng mất theo. Thuyết Dommino đã khiến Mỹ quyết tâm ngăn chận chính sách tầm ăn dâu, sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ thấy không thể hoà hoãn với Cộng Sản được.
Việt Nam được coi như một thí điểm để ngăn chận làn sóng đỏ, người Mỹ cho rằng nếu làm ngơ cho CS xâm lấn các nước lân bang thì dần dần năm châu bốn biển sẽ bị nhuộm đỏ, Hoa Kỳ tới lúc đó sẽ bị bao bọc bởi biển đỏ và họ sẽ phải xây một Vạn lý trường thành thứ hai để chống ngoại xâm. Người Mỹ chỉ đổ quân đổ của vào một cuộc chiến nào khi cảm thấy nền an ninh của đất nước họ bị đe dọa.
Ngay khi Trung Cộng chuyển vũ khí ồ ạt gíup Việt Minh, tháng 10-1950 Mỹ đã đã vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chính phủ và Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, mới đầu quân viện Mỹ cho Pháp mới chỉ là 17% nhưng vài năm sau, chiến tranh bùng nổ dữ dội, quân viện tăng lên tới 74% .
Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam để biến nơi đây thành tiền đồn chống Cộng tại Á Châu. Những năm 1963, 1964 CS tăng cường chiến tranh du kích hòng xâm lược miền Nam bằng bạo lực. Mỹ vội ồ ạt đổ quân vào miền Nam từ giữa năm 1965, tới cuối năm tổng số quân Mỹ tăng lên 184 ngàn người, năm sau 1966 tăng vọt lên 385 ngàn, năm 1967 lên 485 ngàn, năm 1968 lên 536 ngàn, đó là đỉnh cao của cuộc đổ quân. Tướng Wesmoreland cho rằng nếu Mỹ không đưa quân vào VN năm 1965 thì chỉ trong vòng 6 tháng là mất vì áp lực CS rất nặng. Sau Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, chính phủ Johnson bị dân chúng chỉ trích dữ dội vì sau mấy năm truy lùng và diệt địch mà vẫn không bình định được miền Nam. Giới lãnh đạo Mỹ bắt đầu chán ghét cuộc chiến tranh VN vì phong trào phản chiến từ 1965 đến nay ngày càng dữ dội, và nhất là họ thấy rằng hiểm hoạ CS đe doạ Đông Nam Á không còn nặng nề như trước.
BV trở thành quân tốt lợi hại cho CS Quốc tế, BV cũng bị CS Quốc tếthúc dục đánh tới cùng để làm suy yếu tiềm lực kinh tế, chính trị Đế Quốc, tuy nhiên hiểm họa CS tại Á Châu không còn trầm trọng như trước nữa vì nay Nga Tầu chống đối nhau ra mặt như kẻ thù. Đụng phải sức chống trả dữ dội của Thế giới Tự Do, CS Quốc tế cũng chùn bước vả lại việc cung cấp vũ khí cho đàn em BV họ cũng tốn kém rất nhiều, có tài liệu cho biết Trung Cộng viện trợ cho BV từ 1950 tới 1975 tốn kém 20 tỉ đô la (Việt Nguyên, Tổng Thống Nixon sang Tầu..). Thuyết Domino dần dần không còn ý nghĩa như từ 1955 cho tới những năm Mỹ mới đổ quân vào VN.
Năm 1969 Nixon nhậm chức Tổng Thống hứa hẹn với dân Mỹ sẽ rút quân về nước. Họ thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh từ 1969, 1970.. Quân đội Mỹ sẽ bàn giao trách nhiệm phòng thủ và bảo vệ miền Nam cho QĐVNCH. Thực hiện VN hoá chiến tranh là họ đã nghĩ đến việc bỏ VN cũng như Đông Dương vì thuyết Domino không còn đứng vững, mất VN cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới các nước Đông Nam Á. Quyết định bỏ Đông Dương coi như đã bắt đầu thành hình, vấn đề còn lại là rút lui trong danh dự để khỏi bẽ mặt một siêu cường. Từ năm 1969 họ đã đi đêm với Trung Cộng để tìm cách rút quân ra khỏi VN, bỏ Đông Dương vì nó không còn đúng với ý nghĩa tiền đồn chống Cộng nữa.
Song song với VN hoá chiến tranh, họ tìm cách hoà hoãn với Trung Cộng, anh khổng lồ nghèo kiết xác này cũng tốn kém rất nhiều với cuộc chiến tranh VN và cũng muốn hoà với Mỹ. Ngày 21-2-1972, cái bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh đã thay đổi cả một kỷ nguyên. Điều mà người Mỹ ao ước bấy lâu nay đã thành sự thật, Đông Nam Á không còn bị đe doạ bởi chiến lược tầm ăn dâu của Trung cộng, thuyết Dommino đến lúc lỗi thời, không còn giá trị, bỏ Đông Dương coi như điều tất yếu.
Trận Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 BV đánh cấp sư đoàn với nhiều xe tăng đại bác rầm rộ. Mỹ muốn ta phải thắng, họ đã yểm trợ oanh tạc B52 tối đa và Hải pháo của hơn 20 tầu chiến để tạo thế mạnh trên bàn hội nghị tại cuộc Hoà đàm Ba Lê. Hiệp định Paris ký kết ngày28-1-1973 chỉ là mớ giấy lộn để Mỹ rút quân và lấy về 587 tù binh mặc dù họ thừa biết VNCH sẽ lãnh đủ.
Nguyễn Đức Phương trích dẫn lời Tướng Đính trong hồi ký của ông .
“Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính đã ghi lại nhận xét của ông Ngô Đình Nhu từ đầu thập niên 60 về chiến lược toàn cầu của Mỹ như sau: ‘Nếu tụi nó (Mỹ) nhảy vô để chiến thắng Cộng Sản như ở Triều Tiên, bất kể một cuộc can thiệp của Tầu hay… đệ tam thế chiến, thì mình cũng để cho tụi nó thử sức với Cộng sản xem sao, chứ ở đây mục đích của tụi nó là tìm một thế ‘sống chung nào đó’ với Cộng Sản, thì đánh để làm chi, rốt cuộc cũng chỉ như rứa? Con đường của Hoa Thịnh Đốn muốn đi tới là Bắc Kinh, mình chỉ là vật tế thần ‘cục kê’ của tụi nó’. Để rồi tướng Đính kết luận: ‘Nhận định đó đến thập niên 1970 đã trở thành sự thật và khi Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông, thì tiền đồn chống Cộng của VNCH đã hết ý nghĩa, và do đó Hoa Thịnh Đốn phải thu xếp để chấm dứt một cuộc chiến tranh không còn cần thiết mặc cho nền hoà bình này đã làm sỉ nhục tính cách siêu cường của Mỹ và đẩy miền Nam vào địa ngục của Cộng Sản Hà Nội” Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 635.
Nguyễn Đức Phương kết luận.
“Như vậy cả hai miền Nam, bắc Việt Nam đều không nhìn thấy được chính sách ngoại giao của Mỹ từ đầu thập niên 70 để tiếp tục cuộc chém giết. Mùa Hè năm 1972 không cần thiết phải là một mùa Hè rực lửa. Những trận đánh đẫm máu tại Cửa Việt, tại Sa Huỳnh đã hầu như vô nghĩa. Hiệp định Ba Lê chỉ là một biên lai để khách hành nhận lại tù binh và đoạn chiến. Số phận của VNCH đã được định đoạt từ lâu và cũng không phải tại chiến trường.” CTVNTT trang 635, 636.
Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng nói.
“ Kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giá trị của Miền Nam để ‘ngăn chặn làn sóng đỏ’ đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (cost-benefits). Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của thế giới Tự Do. Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi” Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 456, 457.
Phong trào Phản Chiến ngày một lên cao cũng đã đóng vai trò then chốt đưa tới sụp đổ miền Nam ngoài thuyết Domino. Mặc dù là nguyên nhân xa, nhưng Phong trào có tính cách quyết định vì nó là động cơ thúc đẩy Quốc Hội bỏ phiếu cắt viện trợ quốc phòng cho miền Nam đưa tới sụp đổ trong chớp mắt
Phản Chiến.
Phong trào phát sinh từ năm 1965 ngay sau khi Tổng thống Johnson đổ quân vào Việt Nam giao chiến với Việt Cộng, hồi ấy khoảng 5,000 nhà khoa học phản đối chiến tranh hoá học khai quang. Ngày15-5-1966 khoảng 12 ngàn người biểu tình chống chính sách của Tổng Thống Johson tại Việt nam. Ngày 23-10-1967 có khoảng 30 ngàn người biểu tình trước Ngũ Giác Đài, họ trương biểu ngữ nói “Nhân danh nhân loại chúng tôi muốn nói chuyện với bọn người gây chiến”. Ngày 12-4-1969 tại Nữu Ước và 32 thành phố lớn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, thời điểm này có 31 ngàn người lính Mỹ chết ở Việt Nam.
Giữa tháng 10-1969 khoảng 1,000 người biểu tình phản chiến tại Chicago, 5,000 người phản chiến tại New Jeersey bị giải tán bằng lựu đạn cay. Ngày 11-11-1969 phe ủng hộ chính phủ Nixon, cựu chiến binh Mỹ.. tổng cộng 10 ngàn người biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn.
Ngày 15-11-1969 có tới 300 ngàn người chống chiến tranh tại Hoa Thịnh Đốn và các thành phố khác, Ba Lê có khoảng 20 ngàn người phản chiến. Ngày 4-5-1970 trong một cuộc biểu tình tại đại học Kent, Ohio 4 sinh viên phản chiến bị quân đội bắn chết, nhiều người khác bị thương khiến phong trào càng lên cao dữ dội
Người Mỹ nói, đất nước dân tộc đã bị phân hoá, a people divided. Thật vậy toàn bộ nước Mỹ bị phân hoá vì chiến tranh VN. Nhiều người cho rằng phản chiến do những cuộc biểu tình của sinh viên nhưng có lẽ quan trọng hơn là hai nguồn chống đối khác đó là những người nghèo và dân tộc thiểu số. Họ không được hoãn dịch vì lý do học vấn, dân da đen bị gọi nhập ngũ vì chính phủ cần nhân lực cho cuộc chiến tranh của Tổng thống Johnson khiến họ nghi ngờ chính phủ. Suốt thời kỳ chiến tranh VN, có 11 triệu người Mỹ đã phục vụ (luân phiên) cho ngành Quốc phòng, 2 triệu người đã (luân phiên) ở VN, 600 ngàn đã trốn quân dịch, trong số này 200 ngàn bị buộc tội trốn quân dịch, 300 ngàn tìm cách xin hoãn dịch bị từ chối, 70 ngàn được hoãn dịch, khoảng từ 30 cho tới 50 ngàn người trốn sang Canada và 20 ngàn người trốn tại Mỹ hay ra ngoại quốc.
Phong trào chống lệnh trưng binh lên cao.
Mục sư Martin Luther King lần đầu tiên tuyên bố chống chiến tranh tháng 7-1965, ông ta tránh đề cập tới chiến tranh một thời gian nhưng cuối 1966 ông nản lòng khi thấy chiến tranh leo thang và phản chiến lan rộng tại Mỹ. Trong khi ấy hai phe phản chiến và ủng hộ chính phủ đánh nhau vì bất đồng chính kiến. Tháng 3-1967 Luther King dẫn đầu phong trào antiwar tại Chicago. Ngày 4-4-1967 tại nhà thờ Riverside Church New York ông đã lớn tiếng chống đối chính sách chiến tranh của chính phủ, King vừa đòi nhân quyền vừa chống chiến tranh, ông bị ám sát năm 1968.
Ngay trong quân đội cũng có những người chống chiến tranh, năm 1967 có 6 cựu quân nhân thành lập một tổ chức lấy tên Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh (Vietnam Veterans against The War gọi tắt là VVAW). Họ lý luận rằng những người đã bị gọi nhập ngũ đưa sang Việt Nam tham chiến có quyền phản đối chiến tranh, năm 1970 VVAW có 600 hội viên, mấy năm sau tăng gấp bội. Tháng 1-1971, họ tổ chức thuyết trình tại Detroit, 100 người cựu chiến binh dẫn chứng tội ác chiến tranh, từ 19-4 tới 23-4 -1971 họ biểu tình tại Washington D.C rồi cắm dùi tại công viên Potomac Park. Họ diễn hành cùng những bà mẹ có con là lính chết trận ở Việt Nam đến nghĩa trang Arlington National Cemetery. Những người này đã vận động Quốc Hội để sớm chấm dứt chiến tranh. Tình trạng đã đi đến chỗ thật bi đát khi những người này tìm cách trả lại huy chương cho Quốc Hội.
Chính phủ ban hành lệnh cấm cuộc cắm trại, lập hàng rào gỗ quanh điện Capitol, những người cựu chiến binh đã ném trả huy chương, trong số này có John Kerry, ứng cử viên Tổng Thống năm 2004. Họ tố cáo lính Mỹ khi hành quân vào các làmg mạc ở Việt Nam đã hãm hiếp, đốt làng, cắt tai, chặt đầu người dân .. y như quân Mông cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Họ nói đất nước ta đã tạo dựng con quái vật hung dữ, đó là đạo quân một triệu người, và những người lính chiến đã được chỉ dậy dùng bạo lực và chết chẳng có mục đích nào cả ( … and who are given the chance to die for the biggest nothing in history), chúng tôi cựu chiến binh trở về trong uất hận vì bị chính phủ Hoa Kỳ lạm dụng.
Năm 1970, Phó Tổng Thống Agnew tuyên bố tại trường Wespoint rằng chỉ có một thiểu số phóng đại những mặt xấu của bọn lưu manh côn đồ nhưng thực ra đa số chiến sĩ ta đã chiến đấu, chết tại những cánh đồng lúa Á Châu để bảo vệ tự do trong khi một thiểu số lợi dụng làm bay. Bọn phản chiến đã dùng điểm này để công kích nỗ lực của ta ở Việt Nam.
Những cựu chiến binh này nói người dân Mỹ đã bị chính phủ đánh lừa, ta không thể thắng được cuộc chiến này nếu cứ tiếp tục như vậy và phải rút bỏ Việt Nam, họ nói tình hình Việt Nam không có gì để đe dọa Hoa Kỳ, thuyết môi hở răng lạnh là sai (.. in our opinion and from our experience, there is nothing in South Vietnam which could happen that realistally threatens the United States Of America). Chúng tôi đòi hỏi ở Quốc Hội Hoa Kỳ nơi có thẩm quyền tạo dựng và duy trì quân đội, chúng tôi đến đây không phải để gặp Tổng Thống mà tin rằng Quốc Hội có thể thoả mãn ý nguyện người dân để đưa chúng ra rút khỏi VN (that we should be out of Vietnam now..)
Tình hình phản chiến ở Hoa Kỳ từ 1965 đến 1971 khiến cho chính phủ ngày một suy yếu, đất nước bị phân hoá, chính phủ vừa phải lo cuộc chiến tranh miền Nam vừa phải đối đầu với phong trào phản chiến.
Chúng ta có thể kết luận một cách giản dị phong trào phản chiến xuất phát từ tâm lý của anh nhà giầu sợ chết, dù được che đậy dưới hình thức nào cũng không thể dấu diếm được cái bản chất hèn nhát của anh nhà giầu. Đầu năm 1969 có vào khoảng 31 ngàn lính Mỹ tử thương tại Việt Nam, theo tin tức Mỹ riêng năm 1968 Cộng quân mất gần 290 ngàn cán binh, cho tới cuối 1968 có vào khoảng từ 500 cho tới 600 ngàn Việt Cộng tử thương. Tính ra số tổn thất nhân mạng của Mỹ chỉ bằng 5% hoặc 10% so với số tử của VC nhưng địch không bao giờ có một lời than vãn, như thế ta thấy người Mỹ đã sai lầm khi tham gia cuộc chiến tranh với một kẻ thù nghèo đói, thằng nghèo đói không bao giờ sợ chết. Người Mỹ đã tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi.
Người Mỹ thích làm anh hùng, họ rất thích những đề tài anh hùng hào hiệp, cuốn phim nổi tiếng của Nhật, Bẩy Người Hiệp Sĩ (Seven Samourais) quay năm 1954 đã được giới làm phim Mỹ vô cùng hâm mộ, họ bắt chước quay thành phim cao bồi miền Tây tới 4 lần vào những năm 1960, 1966, 1969, 1998. Nội dung phim ca ngợi tinh thần của bẩy người hiệp sĩ anh hùng giúp dân làng chống lại bọn cướp Người Mỹ rất thích những đề tài anh hùng hào kiệt, diệt gian trừ bạo như vậy, họ thích làm “yêng hùng” nhưng thật là khôi hài thay, “yêng hùng sợ chết”! Người Mỹ thích làm trùm thế giới nhưng lại sợ chết, thật là diễu hết chỗ nói!
Phản chiến đã tạo niềm tin cho CSBV, chúng chỉ chờ có thế. Vào những năm 1952, 1953 người dân Pháp lúc ấy quá chán ghét, ghê sợ cuộc chiến tranh Đông Dương vừa chết người tốn của, trong suốt cuộc chiến tranh 1947-1954 đã có 19 chính phủ Pháp bị đánh đổ vì không giải quyết được cuộc chiến. CS chỉ trông chờ vào phong trào phản chiến để đối phương phải chán ghét rồi bỏ cuộc, chiến lược “cố đấm ăn xôi” của VC đã từng thành công từ cuộc chiến tranh Việt Pháp nay chúng lại đem áp dụng vào cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Phong trào phản chiến đã là cơ hội bằng vàng cho đảng Dân Chủ hốt phiếu và rồi nắm đa số tại Quốc Hội. Chính họ đã hạ “Nhát gươm đao phủ” thanh toán miền Nam VN. Người Mỹ cũng đổ lỗi cho phía VN, nhiều người cũng cho nguyên nhân cả từ hai phía.
- Phía Việt Nam.
Các nhà chính trị, tướng lãnh, ký giả, các nhà nghiên cứu… như cựu đại sứ Bùi Diễm, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Hoàng Lạc, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương … đều cho rằng ta thiếu nhà lãnh đạo có khả năng để lèo lái con thuyền quốc gia, thậm chí có người nói đất nước đã được giao phó cho lãnh đạo tồi.
Thật vậy những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”!
Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói.
“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường giây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”
Tệ nạn mua quan bán tước ngày càng lộ liễu, những chức vụ, công việc hái ra tiền đều được mua bán trả giá cả sòng phẳng, ngoài ra quan chức phải nộp tiền hụi chết cho cấp trên theo hệ thống quân giai, Quận nộp cho Tỉnh, Tỉnh nộp cho Vùng, Vùng nộp cho Trung Ương. Nguyễn Đức Phương nói các hình thức tham nhũng tại miền Nam đã được nhóm nghiên cứu thuộc tổ hợp Rand xếp thành bốn loại chính: buôn lậu, hối lộ, mua quan bán tước và lính kiểng, lính ma.. Trong phim Vietnam History by television, ông giám đốc CIA khi trả lời phỏng vấn cho biết tham nhũng (corruption) đã phát triển quá độ tại miền Nam VN, chỗ nào cũng có, chính phủ Mỹ biết rõ như vậy và họ đã phải che dấu không cho báo chí biết sợ người ta làm um lên, nếu đến tai Quốc hội viện trợ sẽ bị cắt giảm.
Tại các tỉnh, viện trợ kinh tế, xã hội, bình định phát triển.. bị đục khoét trầm trọng, tiền viện trợ của Mỹ không được dùng vào mục tiêu kinh tế quân sự mà vào túi bọn quan lại tham ô. Tham nhũng bắt nguồn từ lòng tham vô đáy của con người hơn là vì thiếu thốn. Các quan chức có được căn nhà, cái xe hơi thì cũng được rồi, so với đời sống nhân dân như thế cũng là được quá ưu đãi. Nhưng kẻ tham ô không dừng chân ở đó, được voi tròi tiên, họ tậu rừng tậu ruộng, tậu đồn điền, mua dăm bẩy căn nhà nghỉ mát, cái ở Nha Trang, cái Đà Lạt, Vũng Tầu, chuyển ngân ra ngoại quốc… Tham nhũng như đã nói ở trên vừa phá hoại kinh tế quốc gia, vừa làm suy yếu tinh thần người dân cũng như người lính chiến. Sau đây là tham nhũng dười con mắt người ngoại quốc.
Hậu quả của tình trạng tham nhũng này đã được một sĩ quan nhận xét.
‘ Tham nhũng luôn luôn tạo ra sự bất công trong xã hội. Tại Việt Nam, một nước đang trong thời chiến thì sự bất công trong xã hội lại càng rõ ràng hơn so với các nước khác. Tham nhũng đã tạo ra một thiểu số nắm giữ tất cả các quyền lực và tài nguyên, phần lớn giai cấp trung lưu và nông dân trở thành nghèo hơn và phải chịu hy sinh.Họ mới chính là người đóng thuế cho chính phủ, hối lộ cho cảnh sát, phải mua phân bón với giá cắt cổ để rồi phải bán gạo với giá rẻ do chính phủ ấn định, và cũng chính họ đã cho con cái đi chiến đấu và hy sinh cho đất nước trong khi các công chức cao cấp của chính phủ và những kẻ giầu có lại gửi con cái ra nước ngoài.Một bác sĩ quân y đã nói với tôi rằng ông đau lòng khi nhìn thấy những thương binh, các binh sĩ cụt chân tay nằm đầy tại quân y viện đều thuộc giai cấp bình dân, thuộc các gia đình nông dân, các thương binh này phải chịu đựng và hy sinh cho thiểu số tham nhũng thống trị. Chính phủ tuyên bố tìm cách chiếm lòng dân nhưng thực tế chỉ làm lớn hơn khoảng cách giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng.” Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn tập, trang 804, 805.
Hồi ấy trên báo chí đã có người lên án bất công xã hội tại miền Nam ngày càng trở lên ghê tởm, trong khi binh sĩ chết như rạ ngoài mặt trận thì tại các thành phố lớn, bọn nhà giầu mua xe hơi bóng lộn, xây nhà cao năm bẩy tầng lầu, ai nấy mặt vênh mày vác, khinh người rẻ của. Bọn con buôn hái ra tiền nhờ chiến tranh rồi dùng tiền cho con cái đi du học ngoại quốc trong khi những kẻ xông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường phải chịu cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Thực trạng xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần người chiến sĩ, họ phải hy sinh, chiến đấu cho một chế độ bất công thối nát.
Phạm Huấn có ý chê các Tướng lãnh Việt Nam không có sự ngay thẳng, tư cách như các Tướng lãnh ngoại quốc. Năm 1950 De Lattre Tướng 5 sao, Tư Lệnh Đông Dương nhưng vẫn để cho người con một, Bernard De Lattre đóng tại đền Non nước Ninh Bình. Mặc dù vua Bảo Đại đề nghị đưa Bernard về làm trong văn phòng Quốc Trưởng nhưng ông Tướng vẫn để con chiến đấu tại chiến trường và tử trận tháng 5-1951. Khi Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt, Đô đốc Sharps, Tư Lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã để con trai ông, Thiếu Tá phi công Mac Cain tham gia oanh tạc và đã bị bắn rơi. “Trong khi đó, suốt cuộc chiến 21 năm sau cùng tại Việt Nam, chắc chắn không thể tìm thấy con một ông tướng nào chiến đấu ngoài mặt trận” Phạm Huấn, Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 133
“..con những ông Tướng khác thì cứ gần đến tuổi động viên đã bằng cách này, cách khác, được xuất ngoại du học. Chung qui chỉ có những sinh viên, học sinh con nhà nghèo và không thế lực, sẽ bị thi hành lệnh Tổng động viên một cách rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, vì không có tiền bạc để chạy chọt, chắc chắn không bao giờ họ được phục vụ tại ‘chỗ ngon, chỗ bở’ ở Sài Gòn hay hay các tỉnh” Phạm Huấn, Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 134, viết theo lời kể của Thiếu uý Phạm văn Trung, sư đoàn 18 BB.
Trần Phan Anh trong cuốn Trận Chiến Mùa Hè 1972 trang 155, 156 có nêu ra một vụ tham nhũng hối lộ động trời của các Tướng lãnh VNCH, chẳng biết hư thực ra sao.
“Trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3-1972, tình báo VNCH báo cáo sự hiện diện của công trường 5 Bắc Việt tại căn cứ địa 712, gần thị trấn Snoul, Cam Bốt, khoảng 30 cây số Tây Bắc Quận lỵ Lộc Ninh trên Quốc Lộ 13. Hai công trường 7, 9 được phát hiện tại vùng đồn điền cao su Dambe và Chup trên đất Cam Bốt, nơi đó là hai mục tiêu hành quân của Quân đoàn III thiết kế cho Đệ tam cá nguyệt 1971. Kế hoạch đã bị đình hoãn sau cuộc tử nạn của Trung Tướng Đỗ Cao trí, Tư lệïnh quân đoàn III QLVNCH.
Trung Tướng Đỗ Cao Trí đã bị thảm sát vì đã cùng Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang nhận hối lộ 30 triệu đô la do toà Đại sứ Nga tại Paris trao cho Quang để thả Trung Ương Cục và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chạy trối chết qua Cam Bốt sau khi bị liên quân Việt Mỹ bao vây tại vùng rừng Tây Ninh vì những cánh quân của Quân Đoàn III tiến quá nhanh, cục R chậm chân kẹt lại bị CIA phát hiện do việc họ đánh điện cầu cứu Hà Nội. MACV phối hợp Đệ II Quân Đoàn Tiền Phương Hoa Kỳ (US II Field Forces) cùng Quân đoàn 3 VNCH được tăng cường một Lữ đoàn Dù, Liên đoàn 5, 6 Biệt động Quân tung quân bao vây, Cục R chỉ còn một trung đoàn bảo vệ, cá nằm trong rọ chờ lên thớt. Khi Liên quân Việt Mỹ siết chặt vòng vây, Lữ đoàn Dù thọc mũi tấn công khuấy động, một Liên đoàn Biệt Động Quân lãnh nhiệm vụ án ngữ biên giới Cam Bốt thì bất ngờ nhận được lệnh Trung Tướng Đỗ Cao trí cho lệnh rút về chi khu Phước Thành, Tây Ninh nghỉ dưỡng quân thì tối hôm đó bị trung đoàn bảo vệ Cục R đánh úp để che chở cho toàn bộ Trung ương Cục hạy trối chết qua Cam Bốt về hướng đồn điền Snoul.
Sau đó CIA tức giận nghĩ rằng Đỗ Cao Trí là người của Cộng sản nên ra tay tiêu diệt, những chuyện này do chính Đặc sứ Komer (hàm Đại sứ) kể lại, ông Đặc Trách Bình Định phát triển MACV.”
Khởi đầu từ 8 tháng 9 năm 1974, linh mục Trần Hữu Thanh Chủ Tịch Phong Trào Nhân Dân chống tham nhũng cho phổ biến bản cáo trạng số 1 tố cáo ông Thiệu tham nhũng và yêu cầu từ chức. Tướng Thiệu bị tố tham nhũng nhiều vụ như nhà cửa, đất đai, đầu cơ phân bón, gạo miền Trung, buôn bán bạch phiến.. . phong trào lôi cuốn các nhóm khác như sinh viên, ký giả, chính khách.. Đầu tháng 2 năm 1975, phong trào phổ biến cáo trạng số 2 tố cáo ông Thiệu nhiều tội và hô hào lật đổ bằng võ lực khiến ông ta phải dùng biện pháp mạnh cho bắt giam nhiều nhà chính khách, đảng phái.
Người dân trong nước đã quá chán ghét chính quyền thối nát, dĩ nhiên người Mỹ phải chán nản hơn thế nữa, tiền của họ đổ vào từ bao lâu nay y như gió lùa vào nhà trống, cựu đại sứ Bùi Diễm nói: “Một quốc hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi vì đã yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm và thối nát”
Nhà bào Trần Văn Ân, Tướng Trưởng, Phạm Huấn, chính khách, ký giả… đều cho rằng đất nước đã được giao phó vào tay lãnh đạo tồi. Trần Việt Đại Hưng cũng như nhiều nhà báo khác cho rằng Thiệu, Kỳ không phải là những nhà lãnh đạo mà chỉ là những anh cai thầu chiến tranh, hễ có tiền thì đánh, không tiền thì chạy. Trong tám, chín năm cầm quyền, ta không thấy chính phủ Thiệu có một kế hoạch gì về chính trị, kinh tế cũng như quân sự mà chỉ trông chờ vào Mỹ, ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng ta đã hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ từ quốc phòng, ăn ở, giao thông, vận chuyển…
Đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm, công chức quân nhân không được học tập về đường lối, lý tưởng chủ nghĩa quốc gia.. hoặc có chăng chỉ là hình thức. Tổ chức hoạt động tuyên truyền của chính phủ rất yếu kém, không lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dân trong khi kẻ địch thường xuyên tuyên truyền nhồi sọ cán binh, nhân dân, bộ đội để lái họ theo đường hướng chúng đã vạch ra. Bộ Thông tin, tuyên truyền của ta không giáo dục, tuyên truyền cho người dân, quân nhân, công chức một lý tưởng Quốc gia, lý tưởng Tự Do Dân Chủ để quân dân ta có một tinh thần vững mạnh mà chỉ là chính sách tự vệ, gặp VC ở đâu thì đánh đấy.
Ông Nguyễn Đức Phương cho rằng người dân không tích cực yểm trợ cho công cuộc chiến đấu.
“Cuộc chiến tranh quá dài đã khiến mọi người mệt mỏi, giao khoán hoàn toàn việc bảo vệ đất nước cho quân đội. Phần lớn thanh niên không thiết tha, đôi khi còn trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến. Tất cả những mục nát của chính quyến, thờ ơ của dân chúng và sự ung thối của xã hội miền nam đã cấu thành yếu tố tự hủy” CTVNTT, trang 806
Một điều không thể chối cãi được là người Quốc Gia luôn luôn chia rẽ khiến cho CS đã thừa cơ nước đục thả câu. Ngay từ những năm 1945, 46.. các đảng phái Quốc Gia đã chia rẽ nhau khiến cho CS lợi dụng thời cơ tuyên truyền lôi cuốn quần chúng để rồi cướp được chính quyền. Ông Ngô Đình Diệm chấp chánh ngày 7-7-1954, so với các Thủ Tướng tiền nhiệm như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn tâm, Bửu Lộc… ông Diệm là người có bản lãnh cao nhất, dám chơi bạo hất cẳng Pháp để đi theo Mỹ. Đụng chạm với Bảo Đại thân Pháp, tháng 4-1955, ông Diệm được triệu hồi sang Pháp để Quốc trưởng cất chức. Các đảng phái Quốc gia, nhân sĩ.. đều nhiệt tình ủng hộ Thủ Tướng Diệm, đả đảo và truất phế ông vua vong bản Bảo Đại. Năm 1956 ông Diệm Trưng Cầu Dân Ý lên làm Tổng Thống rồi từ từ xung đột với các đảng phái, nhân sĩ Quốc Gia. Những người Quốc Gia trước đây ủng hộ ông nay quay lại chống ông. Chính phủ cũng chống đối đàn áp những người đối lập ra mặt.
Sau ngày đảo chính 1-11-1963, miền Nam lại lâm vào tình trạng chia rẽ trầm trọng gấp bội lần hơn trước. Các Tôn giáo, Tướng lãnh tranh giành quyền hành biến miền Nam thành một đất nước vô chính phủ. Phật Giáo, Công giáo chia rẽ đả kích nhau trên báo chí, rồi lại có phe chủ trương chia rẽ Bắc Nam để hòng thủ lợi. Năm 1966 chính quyền quân nhân đã tạm ổn định được tình hình lại bị phong trào Phật Giáo miền Trung chống đối dữ dội, phong trào đã gây tình trạng sáo trộn nhiễu nhương khiến cho nhân tâm sao xuyến, kẻ thù thừa cơ len lỏi phá hoại cơ cấu Quốc Gia.
Cuối tháng 3-1966 Phó Tổng Thống Mỹ Humphreys tuyên bố với báo Newsweek, ông bi quan cho rằng chỉ có ông Trời mới lật được thế cờ ở Việt Nam là một xứ có quá nhiều chuyện rắc rối. Mỹ sẵn sàng xét lại đường lối và sẵn sàng thừa nhận một VN không liên kết. Mỹ có thể chấp nhận cuộc tuyển cử tự do dù Cộng Sản có thể thắng trong cuộc bầu cử đó. Như thế những cuộc biểu tình, chia rẽ nội bộ của ta đã bắt đầu khiến người Mỹ chán nản, chính chúng ta làm cho họ chán.
Cho đến gần giờ thứ hai mươi lăm, cuối 1974 và đầu 1975, những cuộc biểu tình chống chính phủ của Linh mục Trần Hữu Thanh, đảng phái, chính khách… khiến cho các binh sĩ ngoài tiền tuyến mất tinh thần chán nản và ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của đất nước.
Ngoài ra chúng ta không thể quên một yếu tố ngoại lai vô cùng quan trọng, ta phải đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm.
- Kẻ Thù dai dẳng.
Năm 1947 bị Pháp truy kích Việt Minh thua chạy rút vào các chiến khu, từ năm 1949, Mao thắng Tưởng nhuộm đỏ Trung Hoa, Viêït Minh được Trung cộng viện trợ vũ khí ồ ạt bắt đầu chuyển bại thành thắng. Những năm 1950, 1951, 1952 được Trung Cộng dậy cho lối đánh biển người, Việt Minh lấy thịt đè người tấn công quân Pháp dữ dội tại trận Vĩnh Yên 1950, sông Đáy, Yên Cư Hạ.. mặc dù các trận đánh thí quân đẩy thanh niên hết lớp này đến lớp khác vào họng súng địch mà không thành công gì mấy nhưng nó đã làm cho đối phương phải run sợ trước quyết tâm của một kẻ thù liều mạng. Ngay từ 1952 người dân Pháp đã quá chán ghét cuộc chiến tranh Đông Dương, chết người tốn của, không hy vọng gì thắng được kẻ thù. Đến năm 1953, 1954 họ chán ghét, ghê sợ cuộc chiến tranh đến cùng cực, cho dù nếu không thua trận Điện Biên Phủ họ cũng tính chuyện rút quân về nước càng sớm càng tốt. Trong suốt cuộc chiến 1947-1954 đã có 19 chính phủ bị đổ vì không giải quyết được cuộc chiến tranh Đông Dương.
Người Mỹ đổ quân vào miền Nam giữa năm 1965 tưởng rằng với hoả lực hùng hậu có thể đè bẹp cuộc xâm lăng rẻ tiền của Việt Cộng trong năm, sáu tháng. Nhưng chiến tranh ngày càng leo thang, VC bị oanh kích, truy nã chết như rạ nhưng lạ thay, không có dấu hiệu gì cho thấy địch phải rút lui, từ bỏ ý định xâm lăng. Không những thế, VC vẫn gia tăng xâm nhập hết lớp này đến lớp khác, vẫn cái chiến lược cố đấm ăn xôi đẩy thanh niên vào chỗ chết có từ thời Pháp thuộc. Năm 1967, 68, 69 người Mỹ thống kê cho biết VC bị giết lên tới sáu, bẩy trăm nghìn, trong khi ấy người Mỹ chỉ mới thiệt hại ba chục nghìn, VC vẫn gia tăng xâm nhập và rồi người Mỹ thất vọng, họ cho rằêng VC sẵn sàng chiến đấu dù phải hy sinh thêm một triệu nữa và số thiệt hại của Mỹ sẽ còn lên tới 100 hay 200 ngàn người…
Ngày 26-2-1968, khi Liên quân Việt Mỹ đã tái chiếm lại Huế trong trận Tết Mậu thân, đài VOA nói: “Hôm nay ngày 26-2 Huế đã được các lực lượng VNCH và Mỹ hành quân giải toả, chấm dứt một cuộc chiến tranh bẩn thỉu nhất kéo dài từ một tháng qua”
Người Mỹ gọi cuộc chiến tranh Việt Nam bẩn thỉu vì các chiến thuật chiến lược của địch tiểu nhân nhơ bẩn chưa từng bao giờ thấy. VC miệng nói hoà bình tay rình đánh trộm, lợi dụng ngày hưu chiến, ngày Tết để đánh. Chủ trương lấy cứu cánh biện minh phương tiện, VC dùng tất cả mọi thủ đoạn tiểu nhân bẩn thỉu miễn là thắng trận, lùa đàn bà trẻ em đi trước để làm bia đỡ đạn. Người Mỹ đã từng chiến đấu tại Âu Châu với quân Đức, Á Châu với quân Nhật, Trung Cộng nhưng chưa hề thấy một cuộc chiến tranh nào kỳ quái như tại VN. Họ phải đương đầu với một kẻ thù dai dẳng, cố đấm ăn xôi, thí quân liều mạng, kẻ thù có mặt khắp nơi ẩn hiện như ma, một cuộc chiến tranh không giới tuyến. Tất cả những chiến thuật chiến lược VC đều không đếm xỉa gì tới qui ước chiến tranh quốc tế, địch pháo kích vào các khu vực đông dân cư để gây náo loạn, không đếm xỉa gì tới sinh mạng đàn bà trẻ nít.
Ngoài ra thủ đoạn chính trị, ngoại giao VC cũng cố đấm ăn xôi y như tại chiến trường, chúng cũng dai dẳng, bẩn thỉu, ma mãnh lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Sau trận Mậu Thân người Mỹ quá chán ghét chiến tranh VN và tìm cách rút chân ra vì biết không thể thắng được kẻ thù liều mạng trong một cuộc chiến tranh bẩn thỉu như vậy. Trận Mậu Thân VC tuy bị thiệt hại nặng về nhân mạng nhưng chúng lại thắng lợi to lớn về chính trị, địch đã tạo được sự ghê tởm cho kẻ thù để họ phải chán nản bỏ cuộc. Sự lì lợm, cố đấm ăn xôi đã đạt được kết quả mong muốn, VC đã thành công trong cuộc chiến tranh Việt Pháp và lại áp dụng “chiến lược cố đấm ăn xôi” đẩy thanh niên vào chỗ chết khiến kẻ thù phải ghê tởm. Sau 1975 những người ở ngoài Bắc vào Sài Gòn nói “ Thằng nghèo đói nó không sợ chết”, đó là nguyên do đưa tới sự sai lầm của người Mỹ, họ đã đưa quân vào tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi.
Trong phim Vietnam History By Television, Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn của một ký giả Tây phương: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới thắng lợi cuối cùng”. Nguyên văn “Nous continuerons à combattre jusqu’à la victoire finale..”. Sự thực thì Giáp không chiến đấu mà chỉ đẩy thanh niên vào chỗ chết.
Hoa Kỳ đưa quân vào VN đánh CS là đã đi vào vết xe đổ của người Pháp, cuối cùng đã phải đầu hàng chiến lược bẩn thỉu ghê tởm của kẻ địch. Khát máu như bọn thực dân Pháp còn phải bỏ chạy huống hồ Mỹ. Trận Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, người Mỹ muốn ta phải thắng, họ yểm trợ B52 trải thảm cho QĐVNCH giành thắng lợi tại chiến trường để có ưu thế trên bàn hội nghị Paris hòng ký kết hiệp Định rút quân về nước. Cuối cùng kẻ địch lại thắng thêm một trận vĩ đại nữa qua chiến lược cố đấm ăn xôi.
Ngoài ra chúng ta cũng phải kể thêm những yếu tố phụ thuộc khác, trong khi ta bị địch tấn công tại tuyến đầu, đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến cho quân dân mất tinh thần hốt hoảng tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ địch. Đài BBC xuyên tạc sự thật ở nhiều chỗ, Quảng Đức di tản ngày 22-3, mấy ngày sau VC mới dám vào nhưng BBC cũng nói đã bị tràn ngập…
Những nguyên nhân chúng tôi đã nêu ở trên chỉ là tương đối, mặc dù những nay nhiều hồ sơ đã được giải mật nhưng cuộc chiến tranh vẫn còn nhiều bí ẩn. Trả lời phỏng vấn của Phạm Huấn, Tướng Toàn cho biết sau khi ném 2 quả bom CBU ngày 15-4-1975 tại Long Khánh, CSBV bị thiệt hại khoảng 10 ngàn người, ông xin lệnh cho ném thêm 5 quả nữa nhưng được trả lời người Mỹ chỉ cung cấp ngòi nổ cho 2 quả, họ chỉ cho ta ném 2 quả mà thôi. Như thế ta mới thấy đã có sự sắp đặt sẵn giữa các thế lực siêu cường vì nếu họ cho ta ngòi nổ 10 quả mà không cần viện trợ khẩn cấp, không cần đưa B52 sang trải thảm ta vẫn thừa sức đẩy lui VC ra khỏi miền Nam. Rõ ràng họ đã sắp đặt bỏ miền Nam chứ không phải vấn đề tốn kém, bởi vì bom đã để sẵn cả nhưng chỉ thiếu ngòi, cái ngòi chẳng đáng giá bao nhiêu.
Ngày 6-4-1969 Wesmoreland cựu Tư Lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam và Đô Đốc Sharps, Cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ phúc trình dài 347 trang về chiến tranh Việt Nam trong 4 năm qua. Họ cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Miền Nam năm 1965 thì sẽ mất trong 6 tháng. Hai cựu Tư Lệnh này nhấn mạnh sự bó tay của Quân đội Mỹ trước chính sách hạn chế chiến tranh của Tổng thống Johnson không cho đánh qua Mên Lào. Ngày 27-1969 Đô Đốc Sharps đăng báo công kích Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đã không cho oanh tạc phá hủy tiềm lực kinh tế Bắc Việt mà chỉ cho ngăn xâm nhập nên các cuộc oanh tạc hóa ra vô hiệu.
Những người hoạch định chiến lược Mỹ không phải là những nhà quân sự mà là các chính trị gia, họ họach định với thái độ do dự và lo sợ nên các kế hoạch công phá địch đã bị vô hiệu. Nhiều người cũng đặt giả thuyết cho rằng họ bị tư bản chi phối cố tình kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, giả thuyết đó dựa trên sự nghi ngờ người Mỹ giả vờ không đánh thắng được Việt Cộng để cù cưa kéo dài chiến tranh. Sự nghi ngờ này đã đưa tới những cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Mỹ cũng như tại Việt Nam năm 1966 tại miền Trung mà hậu quả chỉ là có lợi cho CS. Cuối năm 1969, cựu Tư Lệnh Wesmoreland tại Mỹ nói nếu Mỹ tiếp tục oanh tạc thì đã thắng rồi, BV lợi dụng hoà đàm yêu cầu Mỹ ngưng oanh tạc hơn một năm nay để chuyển quân vào đánh tiếp. Ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng miền Nam sụp đổ vì đã quá phụ thuộc vào Mỹ từ Quốc phòng, kinh tế, giao thông, ăn, ở.. Ta cũng quá ỷ lại vào Mỹ, lúc nào cũng tin tưởng vào sự giúp đỡ của người bạn Đồng Minh .
Sự thực đây không phải là lần đầu tiên người Mỹ phản bội đồng minh , cái trò mua bán đổi chác, bỏ rơi đàn em đã có từ Thế Chiến Thứ hai cách đây đã hơn 60 năm. Tháng 4-1945 , Tướng Paton Mỹ đánh Đức Quốc Xã tiến quân đến sát biên thùy Tiệp Khắc sắp vào giải phóng họ thì được lệnh phải dừng lại ngay lập tức vì Tiệp đã được nhường cho Nga. Sau này những bí mật đã được tiết lộ, sở dĩ Mỹ nhường Đông Âu cho Nga vì họ có nhờ Nga phụ giúp một tay đánh quân Nhật tại Á Châu. Họ có cho nghiên cứu làm bom nguyên tử nhưng không hy vọng gì lắm.
Cuối năm 1944, mặt trận Âu châu đã gần kết thúc nhưng tại Á châu, Nhật vẫn còn hơn 5 triệu quân đóng rải rác tại các nước Đông Nam Á, họ lại chiến đấu dai dẳng không chịu đầu hàng. Người Mỹ trù tính phải đánh một năm rưỡi hoặc hai năm mới xong, sẽ phải tốn nhiều xương máu, sinh mạng của tư bản quí như vàng. Muốn tiết kiệm xương máu nhân dân chỉ còn cách đem Đông Âu ra đánh đổi và Staline nhận lời ngay vì sinh mạng dân Xã hội chủ nghĩa lại rẻ như bèo. Nhà văn Lỗ Ma Ni, Virgil Gheorghui trong cuốn truyện Les Sacrifíés du Danube đã diễn tả nỗi đau đớn uất hận của 150 triệu người Đông Âu tan gia bại sản đã bị Hoa Kỳ bán đứng cho CS để cứu vớt nền văn minh Tây Âu.
Cuối năm 1948 Tưởng Giới Thạch mất Mãn Châu, ngày 7-10-1948 Hồng quân đại thắng ở Hoa Bắc, hai hôm sau Tưởng Giới thạch xin Mỹ viện trợ để cứu nguy tình thế quá hiểm nghèo nhưng không được đáp ứng. Đầu tháng 12-1948 Tưởng phu nhân bà Tống Mỹ Linh đích thân sang Mỹ cầu viện nhưng họ lờ đi. Mỹ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc không thương tiếc vì trước đây họ giúp Tưởng Giới Thạch chống Nhật, Tưởng đã cầm chân được một số lớn quân Nhật, nay đế quốc Nhật tan tành thành tro bụi, Tưởng không còn là đồng minh cần thiết nữa. Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa mang lại hậu quả tai hại cho cả Á Châu, Trung Cộng nhuộm đỏ nước Tầu rồi trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ, cho nền hoà bình thế giới và bây giờ vẫn còn đe dọa, cái giá mà Hoa kỳ phải trả cho sự bỏ rơi này muôn đời không bao giờ hết.
Và để rồi gần 30 năm sau, tháng Tư 1975 họ lại dở cái trò vắt chanh bỏ vỏ ấy tại Việt Nam.
Người Mỹ có được lợi lộc gì trong cuộc chiến tranh Việt Nam hay chỉ toàn là thiệt hại, dĩ nhiên có . Trước mắt họ đã ngăn chận được cuộc chiến tranh theo kiểu tầm ăn dâu của Trung Cộng tại Á Châu, sự phản ứng quyết liệt đã khiến khối Cộng chùn bước. Mỹ đã bắt tay hoà hoãn được với Trung cộng, ít ra họ cũng yên tâm thoát khỏi sự đe dọa an ninh cho đất nước. Việt Nguyên trong bài “ 32 Năm Lật Trang Sử Cũ” cho biết Trung cộng đã viện trợ cho Bắc Việt 20 tỷ Mỹ kim trong suốt cuộc chiến tranh từ 1950 -1975, đúng như Trần Phan Anh nói trong Trận Chiến Mùa Hè năm 1972: “QVNCH đã cầm chân và tiêu diệt phần lớn năng lực và tài nguyên của khối Cộng Sản vào cuộc chiến tranh. Họ đã tạo thời giờ quí báu cho Khối Tự Do phát triển kinh tế và củng cố hàng ngũ. Kết cuộc họ đã bị trói tay để đưa đến thảm trạng 30 tháng 4 năm 1975”
Người Mỹ nói họ thiệt hại 300 tỷ Mỹ kim, không phải rằng họ cho VN số tiền khổng lồ ấy mà nó là một chi phí tổng gộp bao gồm cả lương lính, nhân viên quốc phòng, cố vấn, công nhân chế tạo vũ khí, chi phí di chuyển .. những khoản tiền ấy lưu hành trong phạm vi kinh tế, lãnh thổ nước họ hơn là ra ngoại quốc. Nước Mỹ khóc lóc thảm thương cho 58 ngàn người lính của họ đã “ủm củ tỉ” tại VN nhưng họ không hề đoái thương tới hàng mấy triệu người Việt Nam và Đông Dương chết vì bị các thế lực siêu cường xúi cho người ta giết lẫn nhau. Người Mỹ không hề thương tiếc cho hàng mấy triệu người dân Miên vô tội bị Khmer đỏ tàn sát vì họ đã bỏ rơi Đồng Minh một cách tàn nhẫn.
Ông Nguyễn Tiến Hưng nói: "Hoa Kỳ bỏ Việt Nam vì quyền lợi của họ tại đây không còn nữa."
Trọng Đạt
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 30 năm từ nửa đêm 19-12 -1946 khi Việt Minh tấn công quân Pháp tại Hà Nội chấm dứt vào ngày 30-4-1975 khi Sài Gòn thất thủ. Theo thống kê năm 1973 của Ngũ Giác Đài, người Mỹ tốn kém gần 300 tỷ đô la từ giữa thập niên 60 tới ngày ký Hiệp định Paris, có khoảng 58 ngàn người chết, phía VNCH khoảng hơn 180 ngàn người tử thương, CSBV và VC mất hơn một triệu cán binh, dân chúng hai miền được ước lượng vào khoảng hơn một triệu người chết vì bom đạn.
Nói về những nguyên nhân khiến miền Nam mất về tay cs đã được biết bao người bàn tán tranh luận từ mấy chục năm qua cho tới nay người ta vẫn còn tranh cãi. Người Mỹ thì đổ lỗi cho VNCH như Tổng Thống Bush và Bộ Trưởng Quốc Phòng Rumfield cách đây mấy năm đã nói thua tại vì Quân Đội VNCH không chịu đánh ! Họ ý nói ta chỉ chờ Mỹ đánh dùm! Phía Việt Nam nhiều người kết án tại Mỹ tháo chạy bỏ rơi đồng minh.
Nhà nghiên cứu quân sự Nguyễn Đức Phương cho rằng phía Việt nam có ba nguyên nhân chính đưa tới sụp đổ:
- Ta thiếu một lãnh tụ có đủ khả năng
- Dân chúng miền Nam không tích cực yểm trợ công cuộc chiến đấu.
- Quân đội CSBV đã nhanh chóng khai thác thời cơ, lợi dụng các yếu điểm của QLVNCH.
Những nguyên nhân đưa tới sự mạng vong của VNCH thì chằng chịt nhiều vô kể, không có nguyên nhân nào là độc quyền chủ chốt, nhiều người quả quyết ta thua vì hết đạn, người Mỹ cúp quân viện, nhưng sự thực cũng không hẳn như vậy. Ông Nguyễn Đức Phương căn cứ theo tài liệu Mỹ cho biết sau 30-4-1975 CSBV đã tịch thu được của VNCH rất nhiều chiến lợi phẩm trị giá trên 5 tỷ đô la trong đó có 130 ngàn tấn đạn. Năm 1972 ta xử dụng mỗi tháng trên 60 ngàn tấn, sau tháng 7-1975 ta xử dụng tiết kiệm 18 ngàn tấn một tháng như vậy số đạn dược 130 ngàn tấn nếu không bị CS tịch thu ta có thể xử dụng được 5, 6 tháng.
Ở đây chúng tôi chỉ nêu một số điểm chính đi từ gần đến xa, trước hết xin nói về nguyên nhân gần, tiếng Pháp gọi cause immédiate.
- Nguyên nhân quân sự.
Nguyên nhân gần gũi nhất ai cũng biết là do sự sai lầm của ông Tổng Tư Lệnh Quân Đội Nguyễn Văn Thiệu trong kế hoạch triệt thoái hai Quân khu 1 và 2 gây nên sự hỗn loạn dây chuyền sụp đổ hai vùng chiến thuật rồi đưa tới sụp đổ toàn bộ miền Nam. Kể từ sau ngày ký Hiệp định Paris 28-1-1973 trong khi BV mở mang xa lộ Đông Trường Sơn, xử dụng 16 ngàn xe vận tải chuyển vận vũ khí đạn dược vào Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng tấn công 1975 , chính phủ Nguyễn Văn Thiệu không có một kế hoạch nào về chính trị, quân sự để chống lại âm mưu địch cưỡng chiếm miền Nam mà chỉ ngồi chờ giặc tới và hy vọng vào sự can thiệp của Không Lực Mỹ.
Tình báo yếu kém nên ông Thiệu đã khinh địch, đánh giá sai lực lượng địch cho rằng CSBV không đủ khả năng đánh vào các thành phố lớn, không đủ lực lượng để mở những trận tấn công lớn như năm 1972. Trước hết chúng tôi xin so sánh lực lượng hai bên vào năm 1975.
VNCH tổng cộng có hơn một triệu quân trong đó 40 % là bộ binh chính qui, 50% là địa phương quân, nghĩa quân còn lại là cảnh sát và Không quân, Hải quân.. .Vì ta tổ chức theo lối Mỹ, một người lính tác chiến có năm người yểm trợ như tiếp liệu, quân nhu, quân y, hành chánh tài chánh… cho nên trên thực tế lính nhà nghề chưa tới 200 ngàn người, thành phần không tác chiến (non combatant) chiếm khá nhiều, địa phương quân và nghĩa quân chỉ đủ sức cầm cự chờ lính BB của sư đoàn.
Chủ lực quân VNCH được bố trí tại 4 quân khu như sau:
Quân Khu 1: 3 sư đoàn BB cơ hữu của QK 1, 2, 3, và hai sư đoàn Tổng trừ bị TQLC và Dù, 4 Liên đoàn Biệt động quân, 410 đại bác, khoảng 450 xe tăng thiết giáp, hơn 90 máy bay chiến đấu
Quân Khu 2: 2 sư đoàn BB chủ lực 22 và 23 và 7 liên đoàn BĐQ, 380 đại bác, 477 xe tăng thiết giáp, máy bay chiến đấu 138 chiếc .
Quân Khu 3: 3 sư đoàn BB chủ lực 5, 18, 25 và 4 liên đoàn BĐQ, 376 khẩu pháo, 655 xe tăng, 250 máy bay chiến đấu.
Quân Khu 4: 3 sư đoàn BB 7, 9, 21 gồm 380 đại bác 493 xe tăng, 72 máy bay chiến đấu, 580 tầu xuồng các loại.
Về Pháo Binh ta có hơn 1,500 khẩu đại bác , hơn một nửa là súng 105 ly, chưa tới 1/4 là 155 ly và khoảng 15% là súng 175 ly. Về xe tăng tổng cộng ta có khoảng 2,000 chiếc nhưng hơn một nửa là M113 và các loại thiết giáp xưa cũ, khoảng gần 40% là xe M41 và M48, trong đó chỉ có M48 là tương đương với T54 của địch.
M113
M41
M48
Vũ khí QĐVNCH trông cũng khá hùng hậu nhưng tình hình 1975 do hậu quả cắt giảm quân viện, nhiều máy bay, xe tăng, tầu chiến… thiếu cơ phận thay thế đã trở thành bất khiển dụng. Hoả lực giảm 60% so với năm 1972, đạn dược chỉ đủ đánh cho tới tháng 6 năm 1975. Vì phải trải quân giữ đất, toàn bộ 13 sư đoàn của ta và 15 liên đoàn BĐQ (tương đương với hơn 2 sư đoàn) phải bảo vệ 44 tỉnh, tính trung bình một tỉnh chỉ được hơn một trung đoàn bảo vệ trong khi CSBV có thể tập trung hơn 10 trung đoàn để đánh một tỉnh thí dụ như tại Ban Mê Thuột tháng 3-1975.
Lực lượng chính qui CSBV năm 1975 gồm có 4 quân đoàn và đoàn 232 (tương đương một quân đoàn).
Quân đoàn 1 có 3 sư đoàn (308, 312, 320B).
Quân đoàn 2 có 3 sư đoàn (304, 324, 325).
Quân đoàn 3 có 3 sư đoàn (10, 316, 320)
Quân đoàn 4 có 3 sư đoàn (6, 7, 341).
Đoàn 232 có 3 sư đoàn BB (3, 5, 9) và sư đoàn đặc công 27. Tổng cộng BV có 16 sư đoàn BB và đặc công, ngoài ra BV có khoảng 15 trung đoàn BB độc lập và đặc công tương đương với 4 hoặc 5 sư đoàn. Toàn bộ lực lượng chính qui BV năm 1975 vào khoảng 20 hay 21 sư đoàn BB.
Người ta ước lượng không chính xác BV đưa vào Nam khoảng trên 500 xe tăng và 500 đại bác. Về vũ khí đạn dược theo báo chí VC năm 1976 tiết lộ cho biết năm 1975 vũ khí đạn dược của chúng gấp 3 lần 1972, hư thực thì không rõ nhưng có điều chắc chắn năm 1975 BV đã được CS quốc tế viện trợ quân sự tối đa. Về số lượng xe tăng và pháo binh của ta nhiều gấp hai, ba lần đối phương nhưng về mặt phẩm vũ khí địch hơn ta. Xe tăng chỉ có M-48 tương đương với T-54 của BV, súng 155 và 105 ly tầm viễn xạ tối đa chỉ được 15 và 11 cây số trong khi súng 130 ly CSBV bắn xa 30 cây số. Năm 1972 Mỹ có viện trợ cho ta súng 175 ly bắn xa 28 km nhưng số lượng không nhiều lắm.
Đầu năm 1975 hơn 80% chủ lực quân CSBV đã có mặt tại miền Nam chúng chỉ để lại quân đoàn 1 tại miền Bắc làm lực lượng tổng trừ bị. Khoảng hơn 70 % chủ lực quân BV được tập trung vào QK1 và QK2 của ta. Tại QK2, BV để 5 sư đoàn (10, 320A, 316, 968, 3) và 4 trung đoàn độc lập (tương đương một sư đoàn), toàn bộ khoảng 6 sư đoàn, tại QK1 của ta BV để 5 sư đoàn BB và hơn mười trung đoàn độc lập, toàn bộ vào khoảng hơn 8 sư đoàn
Chiến thuật chiến lược hai bên vẫn y như cũ, không khác gì thời chiến tranh Việt Pháp 1947-54 là mấy, ta vẫn theo chính sách đóng đồn cũ rích có từ thời ông Đờ lát 1950, trải quân giữ đất. VC vẫn chiến thuật chiến lược cũ công đồn đả viện, tiền pháo hậu xung, lấy thịt đè người. Cường độ chiến tranh gia tăng nhiều, trận Tổng công Kích Tết Mậu Thân năm 1968 CS đánh cấp tiểu đoàn trung đoàn, năm 1972 địch đánh cấp sư đoàn nay 1975 chúng tiến lên cấp quân đoàn, VC xả láng toàn bộ lực lượng vào ván bài chót.
So với năm 1972, tình hình bi đát hơn gấp bội phần vì đồng minh phản bội xé bỏ giấy tờ cam kết yểm trợ Không Quân khi bị VC tấn công, một mình VNCH phải gánh vác chiến trường với sự thiếu thốn trầm trọng về tiếp liệu, đạn dược.
Như trên ta thấy BV tung vào chiến trường miền Trung tất cả 14 sư đoàn trong khi ta chỉ có 7 sư đoàn và 11 liên đoàn BĐQ (tương đương hơn 2 sư đoàn), toàn bộ chủ lực quân ta (kể cả Biệt động quân) vào khoảng hơn 8 sư đoàn, ta phải trải quân giữ đất, địch tập trung quân nên mũi dùi tấn công rất mạnh. Theo Văn Tiến Dũng (trong Đại Thắng Mùa Xuân) Tướng Thiệu đã bố trí lực lượng sai ở chỗ mạnh hai đầu, có nghĩa ta để 5 sư đoàn tại QK1 và 3 sư đoàn tại QK3, QK3 được tăng cường nhiều máy bay chiến đấu và xe tăng. Như thế ta để yếu ở QK2, đó là nơi CS chủ trương tấn công mở đầu chiến dịch 1975.
Tại QK2 như trên ta thấy chủ lực quân VNCH là 2 sư đoàn và 7 Liên đoàn BĐQ, toàn bộ chỉ vào khoảng 3 sư đoàn trong khi CSBV tập trung tại đây tới 6 sư đoàn, vì ta bố trí sai lực lượng nên không đủ sức chống lại địch. Ngày 10-3 Cộng quân đem 3 sư đoàn tấn công chớp nhoáng chiếm Ban Mê Thuột, phần vì sai lầm của Tướng Phú, ông mắc lừa kế nghi binh của địch tưởng chúng đánh Pleiku, phần vì Bộ TTM và Tướng Thiệu đã bố trí sai lực lượng tại QKII nên ta không đủ lực lượng chống lại địch. Tại Ban Mê Thuột lực lượng ta chỉ có 2 tiểu đoàn BB và 3 liên đoàn địa phương quân không thể chống lại quân số địch khoảng 12 trung đoàn. Theo bút ký của Nguyễn Định, năm 1975, QĐVNCH Ban Mê Thuột chỉ vào khoảng 2000 kể cả Nghĩa Quân, Cảnh Sát..BMT như một thành phố bỏ hoang.
Ban Mê Thuột thất thủ đưa tới những hậu quả tai hại không thể lường trước được, ngày 11-3, một ngày sau khi VC vào Ban Mê Thuột, ông Thiệu họp HĐ An ninh QG gồm Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá an ninh QG. Tướng Thiệu cho biết trước tình hình khó khăn do cắt giảm quân viện, lãnh thổ phòng thủ quá rộng, áp lực địch nặng, ta chỉ đủ quân giữ QK3 và QK4 và một phần duyên hải QKII, QKI chỉ cần giữ Huế và Đà Nẵng. Ông sẽ thực hiện tái phối trí lực lượng, rút bỏ các tỉnh Cao Nguyên về giữ đồng bằng. Ngày 13-3 Hạ Viện Mỹ khối đa số Dân Chủ bỏ phiếu chống tăng viện cho VNCH 300 triệu Mỹ kim do Tổng thống Ford đệ trình.
Phần thì hốt hoảng vì mất Ban Mê Thuột, lại bị toá hoả tam tinh vì hạ Viện Mỹ bác bỏ quân viện, Tướng Thiệu bèn ra lệnh triệt thoái Cao Nguyên hôm 14-3-1975 mặc dù Tướng Phú nài nỉ xin ở lại giữ đất. Cuộc triệt thoái bắt đầu từ ngày 16-3, chia làm 4 đoàn, mỗi ngày một đoàn xe, mỗi đoàn 250 chiếc, ngày đầu 16-3 thì êm xuôi nhờ yếu tố bất ngờ, ngày hôm sau dân chúng chạy ùa theo gây náo noạn cả lên , ngày 16-3 sư đoàn 320 VC được lệnh cấp tốc đuổi theo đến 18-3 thì bắt kịp. Hỗn loạn bắt đầu xẩy ra tại Phú Bổn, bọn lưu manh côn đồ đốt chợ, VC pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đám người di tản. Tối đến VC pháo thị xã, 70% xe tăng và đại bác dồn đống tại thị xã bị phá hủy gần hết, 40 xe tăng M41, M48 bị huỷ, Tướng Phú ra lệnh bỏ Phú Bổn, đoàn quân đi được 20 km thì VC tràn vào Phú túc, BĐQ chiếm lại Phú Túc, ra khỏi Phú Túc người ta tranh dành nhau lên trước hỗn loạn xẩy ra, bắn nhau dành đường đi, VC đưa các lực lượng đã tham chiến tại Ban Mê Thuột để đuổi theo truy kích, tới 26-3 trong số 1,200 ciếc xe chỉ có 300 cái mở đường máu về được Tuy hoà. Phạm Huấn gọi đây là một Hành Lang Máu.
Trong số 60 ngàn chủ lực quân chỉ có 20 ngàn tới được Tuy Hoà, 5 Liên đoàn BĐQ 7,000 người chỉ còn 900 người, 100 xe tăng chỉ còn 13 chiếc M113, toàn bộ vũ khí đạn dược trị giá 253 triệu phần lớn lọt vào tay VC, theo Đại Tướng Cao Văn Viên ít nhất 75% lực lượng chiếnđấu của Quân đoàn II bị tiêu diệt, đây là một cuộc hành quân phá sản kéo theo sự sụp đổ của cả Quân Khu.
Ngày 13-3 ông Thiệu lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Khu I đưa Sư đoàn Dù về Sài Gòn. Ngày 14-3 Tướng Trưởng về dinh Độc Lập họp Hội Đồng an ninh QG về kế hoạch tái phối trí, hôm sau Tướng Trưởng ra QKI họp nội bộ thi hành lệnh tái phối trí đưa sư đoàn Dù về Sài Gòn, ngày 17-3 TQLC ra Đà Nẵng thay Dù khiến dân chúng sợ hãi ùn ùn kéo nhau di tản trên Quốc lộ 1 về Đà nẵng.
Ngày 19-3 Tướng Trưởng về Sài Gòn trình bầy kế hoạch lui binh. Kế hoạch thứ nhất cho các đơn vị theo Quốc Lộ 1 từ Chu Lai về Đà Nẵng, kế hoạch thứ hai các lực lượng tập trung tại Huế và Chu Lai sau đó tầu Hải quân sẽ đưa về Đà Nẵng, trong cả hai kế hoạch Đà Nẵng vẫn là điểm tựa cuối cùng. Từ ngày 19-3 CSBV bắt đầu tấn công mạnh từ Bắc và Nam QKI theo thế gọng kìm. Ngày 20-3 đài Huế cho phát thanh hiệu triệu của Tổng thống tử thủ Huế. Chiều hôm ấy Tướng Thiệu đổi ý gửi công điện cho Tướng Trưởng không bó buộc phải giữ Huế, chỉ giữ Đà Nẵng. Ngày 24-3 Quảng Nam, Quảng Tín ở phía Nam QKI bị VC tấn công mạnh phải rút về Chu lai, tình hình QK chỉ trong một ngày rối loạn đến mức không thế kiểm soát được . Ngày 23-3 lệnh bỏ Huế được chính thức ban hành vì áp lực CS và binh sĩ ta rã ngũ, nhiều sĩ quan cao cấp bỏ chạy trước nên các đơn vị VNCH như rắn mất đầu đã tan hàng . Tại Nam QK1 sư đoàn 2 tại Chu lai được tầu đưa ra Cù Lao Ré nhưng chỉ được một nửa quân số. Các đơn vị VNCH từ Huế di tản về cửa Thuận An, Tư Hiền bị thiệt hại rất nặng, các đơn vị tập trung tại hai cửa biển đã làm mồi cho pháo binh địch, dân quân trúng pháo kích chết như rạ. Hỗn loạn diễn ra, tranh nhau lên tầu bắn giết nhau dã man, tình trạng hỗn loạn được coi là quá tồi tệ so với QK2.
Ngày 27-3 Cuộc phòng thủ Đà Nẵng trở nên vô hiệu vì hỗn loạn, dân tị nạn quá đông (hơn một triệu người), phố xá chật ních những người, hỗn loạn diễn ra dữ dội tranh nhau lên tầu, lên máy bay bắn giết nhau không còn quân kỷ y như xã hội thời thượng cổ. Ngày 28-3 xã ấp quanh Đà Nẵng lọt vào tay CSBV, 4 sư đoàn BV bao vây tấn công Đà Nẵng. Các sư đoàn 1 và 2, các đơn vị thiết giáp, pháo binh VNCH thiệt hại nặng trên đường di tản khiến cho cuộc phòng thủ Đà Nẵng không còn lực lượng nào ngoài sư đoàn 3 . Ngày 29-3 Tướng Trưởng xin lệnh bỏ Đà Nẵng, thành phố lớn thứ nhì của VNCH coi như mất ngày 29-3. Trong vòng 10 ngày Quân Đoàn I gồm 3 sư đoàn BB và sư đoàn TQLC, Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh… coi như tan rã, VC chiếm được cả QK I mà không phải giao tranh dai dẳng.
Nguyên do chính của sự thất bại theo Nguyễn Đức Phương như sau: Ông Thiệu cho rút sư đoàn Dù khiến dân chúng hoang mang lo sợ di tản náo loạn cả lên, bỏ Cao Nguyên, QK2 rồi lại bỏ Huế làm cho tin đồn cắt đất loan truyền khiến dân chúng ồ ạt di tản. Binh sĩ rã ngũ tìm thân nhân, nhiều sĩ quan cao cấp bỏ chạy trước, cuộc lui binh hỗn độn không có kế hoạch, không có đơn vị nào đánh trì hoãn, đánh chận hậu. Ông Cao Văn Viên cho rằng thất bại do sự lúng túng của ta hơn là vì áp lực địch, nhiều sĩ quan cao cấp hèn nhát bỏ chạy trước khiến cho các đơn vị của ta rã ngũ dần dần, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Vấn đề tị nạn của dân chúng đã làm đảo lộn mọi kế hoạch của Quân đoàn. Chúng ta cũng để ý thêm một yếu tố nữa: đài BBC tuyên truyền phá hoại đã đóng góp phần lớn vào sự thảm bại của cả 2 QK.
Qua kinh nghiệm các cuộc Tổng công kích trước đây như năm 1968, 1972 địch không đủ khả năng tấn công cả 4 Quân Khu cùng một lúc vì mũi dùi sẽ yếu dễ bị bẻ gẫy mà chúng chỉ tấn công vào 2 Quân Khu nhất là Vùng 1 và 2. Năm 1975 CSBV tung vào chiến trường miền Trung 14 sư đoàn (6 SĐ tại QK2 và 8 SĐ tại QK1), tính ra khoảng 70% chủ lực quân của chúng, mũi dùi tấn công rất mạnh, ta chỉ có 7 sư đoàn (22, 23, 1, 2, 3, TQLC, Dù) và 11 Liên đoàn BĐQ trải quân giữ đất, đã thế ông Thiệu lại cho rút sư đoàn Dù về Sài Gòn khiến cho tình hình càng bi đát hơn. Trong khi ấy Vùng 4 đã có trên 200 ngàn Địa Phương Quân (40% toàn bộ ĐPQ toàn quốc) lại để thêm 3 Sư đoàn BB giữ đất, tại đây áp lực địch nhẹ chúng chỉ có 6 trung đoàn, không có nhiều xe tăng đại bác có nhiệm vụ đánh cầm chân QĐVNCH, ta có thể rút bớt quân để tăng cường cho chiến trường miền Trung, chắc ông Thiệu cũng biết vậy nhưng ông không muốn đưa thêm quân tăng viện vì trong thâm tâm ông muốn bỏ miền Trung để giữ hai QK 3 và 4.
Cuối tháng 3-1975 QK I hoàn toàn lọt vào tay cộng quân, hai ngày sau QK2 cũng mất gần hết lãnh thổ chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết. Ba sư đoàn 1, 3, 23 BB bị tan rã hoàn toàn, sư đoàn 2, 22, TQLC, các sư đoàn Không Quân, Lữ đoàn Dù, BĐQ.. bị thiệt hại từ 60 tới 70 % quân số , toàn bộ vũ khí đạn dược xe tăng đại bác của miền Trung coi như mất hết, theo Phạm Huấn:
“Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1,000 chiến xa”
Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 98.
Điều nguy hại nhất là phần lớn số vũ khí đạn dược ấy lại lọt vào tay CSBV, giáo vào tay giặc, miền Nam đưa dao cho người ta giết mình.
Văn Tiến Dũng viết trong Đại Thắng Mùa Xuân.
“Hậu cần vẫn bảo đảm, không những chỉ mới dùng hết một phần số lượng đạn dược đã dự tính trong kế hoạch mà lại còn lấy thêm được khá nhiều của địch” (Trang 117).
“Ta thu và phá hơn 40% cơ sở vật chất và hậu cần quân ngụy…..(trang 136-137)
“…Vũ khí đạn dược tiêu hao không đáng kể. . . . . . . . Ta thu được của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược” (trang 137)
Cũng có nhiều người cho rằng ông Thiệu tháu cáy giả vờ thua chạy để lôi kéo Mỹ vào yểm trợ nên đã đưa tới sụp đổ nhanh chóng như vậy, ông đã đem đất nước non sông gấm vóc ra đánh bạc thì thật hết chỗ nói.
Sau khi hai QK1 và QK2 sụp đổ, giới lãnh đạo Sài Gòn chỉ còn mong manh hy vọng vào sự cứu trợ của Mỹ. CSBV hối hả chuyển vận vũ khí đại binh vào Nam để tấn công chiếm Sài Gòn trước mùa mưa thì ta không có một kế hoạch cụ thể nào để ngăn chận địch như phá cầu, oanh kích các đoàn xe, phục kích đánh công voa… mà chỉ ngồi chờ giặc. Vả lại cấp lãnh đạo, ông to bà lớn của ta chỉ lo kế hoạch “tẩu vi thượng sách” cho mình hơn là lo cho đất nước, cha chung không ai khóc. Tại Xuân Lộc, từ 9-4 cho tới 20-4- 1975 Sư đoàn 18 dưới sự chỉ huy của Tướng Lê Minh Đảo đã anh dũng đẩy lui các cuộc tấn công vũ bão của VC trong hơn một tuần lễ nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế.
CS dốc toàn bộ lực lượng vào canh bạc cuối cùng, chúng đưa vào trận địa 20 sư đoàn BB, khoảng 280 ngàn người, cùng với 400 xe tăng, 400 đại bác, QĐVNCH gồm 6 sư đoàn chủ lực và Địa Phương Quân, Thiết Giáp.. tổng cộng 240 ngàn người nhưng lính nhà nghề chỉ có khoảng 60 ngàn. Nhân lực đã chênh lệch, ta lại lâm vào tình trạng hết đạn trong khi VC đầy đủ đạn dược. Năm tuyến phòng thủ của ta quanh SàiGòn gồm: Tuyến Củ Chi ở Tây Bắc, Tuyến Bình Dương phía Bắc, tuyến Biên Hoà phía Đông Bắc, tuyến Vũng Tầu phía Đông, Tuyến Long An phía Nam.
Ngày 21-4 Ông Thiệu từ chức bàn giao cho ông Hương, ngày 24-3 hai ông Thiệu và Khiêm bỏ nước ra đi, tinh thần quân ta suy sụp. Ngày 26-4 Cộng quân bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài gòn, ngày 28-4 Đại tướng Dương Văn Minh lên thay thế ông Trần văn Hương, các phòng tuyến của ta sụp đổ dần dần trước các đợt tấn công pháo kích của địch. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng kết thúc cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ.
Nhiều người kết án ông Thiệu cho lệnh rút bỏ Quân Khu II và I đã đưa tới sự sụp đổ toàn bộ VNCH. Ông Thiệu là nguyên nhân gần gây nên sự sụp đổ, nhưng nếu kết án ông ta là nguyên nhân duy nhất thì không đúng lắm, ở đây không phải để bênh vực cho ông Thiệu nhưng chúng ta không thể nói sai lịch sử. Giả thử ông Thiệu tăng cường lực lượng cho hai quân, đẩy lui được cuộc tổng tấn công của địch năm 1975, nhưng sau đó ta vẫn lâm vào tình trạng hết đạn, sẽ phải xin viện trợ khẩn cấp của Hoa Kỳ trong khi đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội. Họ chủ trương cắt hoàn toàn quân viện bỏ rơi miền Nam thì cũng chỉ có khoảng 30% hy vọng được tiếp viện trở lại.
Vì thế ngoài nguyên nhân quân sự nêu trên còn những nguyên nhân khác đóng góp vào sự sụp đổ miền Nam. Một nguyên nhân gần nữa vô cùng quan trọng ở đây là vấn đề cắt quân viện.
- Cắt quân viện
Theo Nguyễn Đức Phương vấn đề cắt quân viện đã manh nha từ đầu thập niên 1970.
“Hành quân Kampuchia năm 1970 đã tạo ra phản ứng chống đối dữ dội của Quốc Hội Mỹ vì họ cảm thấy bị ngành hành pháp che dấu sự thật. Tháng 6.1970, Thượng viện đã biểu quyết với đa số chấm dứt nghị quyết Vịnh Bắc Việt trao toàn quyền hành động cho Tổng Thống Mỹ từ năm 1964. Hai Thượng Nghị Sĩ John S. Cooper (đảng Cộng Hoà, tiểu bang Kentucky) và Frank F. Church (đảng Dân Chủ, tiểu bang Idaho) một thành viên của Ủy ban Ngoại Giao Thượng Viện đã đề nghị một tu chính án cắt tất cả phí tổn về quân sự của Mỹ tại Miên kể từ ngày 1.7.1970. Sau 7 tuần lễ tranh cãi, Thượng Viện Mỹ biểu quyết vào cuối tháng 6.1970 với 58 phiếu thuận và 37 phiếu chống. Tuy nhiên Hạ Viện đã bác bỏ tu chính án này. Tu chính án do đó được sửa đổi lại và được biểu quyết chấp thuận vào tháng 12. Theo đó Mỹ không được đưa quân tác chiến vào Lào và Thái Lan.
Lần đầu tiên Tổng Thống Mỹ với tư cách Tổng Tư Lệnh Quân đội bị giới hạn quyền hành trong tình trạng chiến tranh. Một tu chính án khác do hai Thượng Nghị Sĩ George Mc Govern (đảng Dân Chủ, tiểu bang South Dakota) và Mark O.Hatfield (đảng Cộng hoà, tiểu bang Oregon) đã đề nghị rút tất cả quân đội Mỹ và cắt tất cả quân viện cho VNCH vào cuối năm 1971. Tuy nhiên Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ hai lần (1970 và 1971) tu chính án này. Năm 1973, Quốc Hội Mỹ biểu quyết chấp thuận tu chính án do Frank Church và Thượng Nghị Sĩ Clifford (đảng Cộng Hoà) chấm dứt tất cả quân viện cho các nước Đông Dương.” Chiến Tranh Việt NamToàn Tập trang 510 Tháng 6-1973 Quốc Hội Mỹ biểu quyết cắt ngân khoản cho tất cả các hoạt động quân sự tại Đông Dương, ngày 1-7 Nixon miễn cưỡng ký thành luật áp dụng kể từ 15-8. Đến tháng 10-73 Quốc Hội lại thông qua dự luật Quyền Hạn Chiến Tranh (War powers Act) buộc Tổng Thống phải tham khảo ý kiến Quốc Hội trước khi gửi quân đi tham chiến. Ý định phản bội của người bạn đồng minh đã bắt đầu lộ diện.
Khi người Mỹ mới đổ quân ồ ạt vào Việt Nam năm 1965 ngân sách năm ấy mới có 646 triệu đô la, năm sau 1966 tăng vọt lên gần 6 tỷ, đến 1967 tăng lên 20 tỷ, năm 1968 tăng lên 26 tỷ năm 1969 lên 29 tỷ, hai năm 1970, 1971 xuống còn 12 tỷ vì Mỹ đang rút quân. Năm 1972 họ rút gần hết chỉ còn 24,200 người khi ấy miền Nam phải một mình gánh vác chiến trường với tiền viện trợ ngày một bị cắt giảm. Năm 1973 Quân viện là 2 tỷ 1, sang năm 1974 chỉ còn 1 tỷ 4, năm 1975 tụt xuống còn 700 triệu trong đó 300 triệu để trả lương cho nhân viên cơ quân tuỳ viên quân sự DAO của Mỹ. VNCH chỉ nhận được một nửa số quân viện cần thiết.
Năm 1975 đảng Dân Chủ nắm đa số tại Quốc Hội Mỹ, họ chủ trương bỏ Đông Dương không cần biết hậu quả cũng như danh dự cho nước Mỹ. Về thế lực cũng như tài chính Dân chủ thua kém Cộng Hoà nên chỉ thừa cơ nước đục thả câu, lợi dụng sơ hở của Cộng Hòa để thọc gậy bánh xe. Họ thường o bế giới bình dân, da đen, Mễ miếc, cu li cu leo khố rách áo ôm, đám trốn lính, chống chiến tranh … để lấy lòng kiếm phiếu. Họ chớp đúng thời cơ khi phong trào phản chiến lên cao được dân chúng ủng hộ để nắm đa số tại Quốc Hội và thẳng tay bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cái mà ông Nguyễn Tiến Hưng gọi là “nhát gươm đao phủ”.
“Ngay sau đó, 13 tháng Ba, nhát gươm đao phủ đã hạ xuống: ban lãnh đạo Đảng Dân Chủ, cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện (họ lại là thành phần quyết định trong Quốc Hội) bỏ phiếu với đại đa số : chống bất cứ viện trợ nào thêm cho Miền nam” Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 245.
Theo Đại Tướng Cao Văn Viên hậu quả của cắt giảm quân viện là không quân phải cho hớn 200 máy bay ngưng bay.. giảm giờ bay, huấn luyện 50%, số giờ bay thám thính 58%, phi vụ trực thăng giảm 70%.. Hải quân cũng bị cắt giảm hoạt động 50%, 600 tầu xuồng các loại nằm ụ, các chiến cụ, quân dụng hư hỏng không được thay thế, chỉ có khoảng 33% được thay mà thôi. Tổng số đạn trong kho chỉ đủ dùng cho đến tháng 6-1975, thuốc men thiếu thốn, số tử vong lên cao khiến tinh thần binh sĩ xuống thấp.
Người Mỹ ký hiệp định Ba Lê để rút quân ra khỏi VN và lấy tù binh về không đếm xỉa gì tới sự tồn vong của miền Nam nước Việt. Sir R Thompson, chuyên viên về du kích chiến cho rằng miền Nam bị đe doạ chỉ vì để cứu nước Mỹ khỏi cảnh xâu xé nhau, miền Bắc bị buộc phải ngồi vào bàn hội nghị để cứu nước Mỹ. Ông M.Gauvin nguyên chủ tịch Ủy Hội Kiểm Soát Quốc tế tuyên bố ngày 4-4-1975 cho rằng miền Nam VN thất bại do quyết tâm bỏ rơi đồng minh của Mỹ nhiều hơn là do hết đạn.
“Còn về khả năng tồn tại, ông cho là ‘vẫn còn tùy thuộc vào số quân viện Hoa Kỳ cung cấp cho VNCH’. ĐT Viên kết luận “Một sự thật không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6-1975 nếu không nhận được quân viện phụ trội. Và một quân đội sẽ không thể nào chiến đấu nếu không có những trang bị cần thiết để chiến đấu” Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng Minh Tháo Chạy trang 457.
Khi lập luận như trên người ta sẽ đạt thêm câu hỏi tại sao họ lại bỏ rơi VNCH? ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết
“Tại sao Mỹ lại dứt khoát bỏ rơi Miền nam? Câu trả lời ngắn gọn là vì quyền lợi của Mỹ ở Việt nam đã không còn nữa” KĐMTC trang 455.
Ngoài những nguyên nhân gần nêu trên, lại những động cơ khác đã gây lên hoặc ảnh hưởng trực tiếp mà ta gọi là nguyên nhân xa, người Pháp gọi là cause lointaine.
Thuyết Domino không còn giá trị
Khoảng tháng 3 năm ngoái, cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird dưới thời Tổng Thống Nixon cho biết Tổng Thống Ford năm 1975 đã bác bỏ thuyết Domino có từ 7-4-1954 dưới thời Tổng Thống Eisenhower, thuyết này cho rằng hễ mất một nước thì mất luôn nhiều quốc gia khác y như trong ván cờ Domino.
Các cấp lãnh đạo Hoa Kỳ đã sống qua thập niên 30 với những biến chuyển lịch sử trên thế giới và nhận thấy có những tương đồng với tình hình Đông Nam Á đương thời: Năm 1931 Nhật chiếm Mãn Châu đưa tới lấn chiếm Trung Hoa, Đông Dương, Mã lai..rồi dẫn tới trận Trân Châu Cảng. Đức chiếm Áo, Tiệp rồi Pháp, Bỉ và đưa tới chiến tranh Âu Châu. Nếu xâm lược không bị trừng trị nó sẽ lan rộng hơn lên theo kiểu tầm ăn dâu y như một căn bệnh do vi trùng đục khoét. Những biến chuyển lịch sử trên đây đã hình thành học thuyết Domino.
Tổng Thống Eisenhower là người đầu tiên đề xướng học thuyết Domino trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, trả lời phóng viên báo chí ông cho biết nếu mất Đông Dương thì dần dần sẽ mất Miến Điện, Thái lan, Mã Lai, Nam Dương…và rồi từ từ Đài Loan , Nhật, Phi Luật Tân, Úc , Tân Tây Lan cũng mất theo. Thuyết Dommino đã khiến Mỹ quyết tâm ngăn chận chính sách tầm ăn dâu, sau chiến tranh Triều Tiên, Mỹ thấy không thể hoà hoãn với Cộng Sản được.
Việt Nam được coi như một thí điểm để ngăn chận làn sóng đỏ, người Mỹ cho rằng nếu làm ngơ cho CS xâm lấn các nước lân bang thì dần dần năm châu bốn biển sẽ bị nhuộm đỏ, Hoa Kỳ tới lúc đó sẽ bị bao bọc bởi biển đỏ và họ sẽ phải xây một Vạn lý trường thành thứ hai để chống ngoại xâm. Người Mỹ chỉ đổ quân đổ của vào một cuộc chiến nào khi cảm thấy nền an ninh của đất nước họ bị đe dọa.
Ngay khi Trung Cộng chuyển vũ khí ồ ạt gíup Việt Minh, tháng 10-1950 Mỹ đã đã vội viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, hàng không mẫu hạm Mỹ chở tới Sài Gòn 40 máy bay Hellcat cho Pháp. Chính phủ và Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập, mới đầu quân viện Mỹ cho Pháp mới chỉ là 17% nhưng vài năm sau, chiến tranh bùng nổ dữ dội, quân viện tăng lên tới 74% .
Năm 1955 Mỹ hất cẳng Pháp ra khỏi Việt Nam để biến nơi đây thành tiền đồn chống Cộng tại Á Châu. Những năm 1963, 1964 CS tăng cường chiến tranh du kích hòng xâm lược miền Nam bằng bạo lực. Mỹ vội ồ ạt đổ quân vào miền Nam từ giữa năm 1965, tới cuối năm tổng số quân Mỹ tăng lên 184 ngàn người, năm sau 1966 tăng vọt lên 385 ngàn, năm 1967 lên 485 ngàn, năm 1968 lên 536 ngàn, đó là đỉnh cao của cuộc đổ quân. Tướng Wesmoreland cho rằng nếu Mỹ không đưa quân vào VN năm 1965 thì chỉ trong vòng 6 tháng là mất vì áp lực CS rất nặng. Sau Cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, chính phủ Johnson bị dân chúng chỉ trích dữ dội vì sau mấy năm truy lùng và diệt địch mà vẫn không bình định được miền Nam. Giới lãnh đạo Mỹ bắt đầu chán ghét cuộc chiến tranh VN vì phong trào phản chiến từ 1965 đến nay ngày càng dữ dội, và nhất là họ thấy rằng hiểm hoạ CS đe doạ Đông Nam Á không còn nặng nề như trước.
BV trở thành quân tốt lợi hại cho CS Quốc tế, BV cũng bị CS Quốc tếthúc dục đánh tới cùng để làm suy yếu tiềm lực kinh tế, chính trị Đế Quốc, tuy nhiên hiểm họa CS tại Á Châu không còn trầm trọng như trước nữa vì nay Nga Tầu chống đối nhau ra mặt như kẻ thù. Đụng phải sức chống trả dữ dội của Thế giới Tự Do, CS Quốc tế cũng chùn bước vả lại việc cung cấp vũ khí cho đàn em BV họ cũng tốn kém rất nhiều, có tài liệu cho biết Trung Cộng viện trợ cho BV từ 1950 tới 1975 tốn kém 20 tỉ đô la (Việt Nguyên, Tổng Thống Nixon sang Tầu..). Thuyết Domino dần dần không còn ý nghĩa như từ 1955 cho tới những năm Mỹ mới đổ quân vào VN.
Năm 1969 Nixon nhậm chức Tổng Thống hứa hẹn với dân Mỹ sẽ rút quân về nước. Họ thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh từ 1969, 1970.. Quân đội Mỹ sẽ bàn giao trách nhiệm phòng thủ và bảo vệ miền Nam cho QĐVNCH. Thực hiện VN hoá chiến tranh là họ đã nghĩ đến việc bỏ VN cũng như Đông Dương vì thuyết Domino không còn đứng vững, mất VN cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới các nước Đông Nam Á. Quyết định bỏ Đông Dương coi như đã bắt đầu thành hình, vấn đề còn lại là rút lui trong danh dự để khỏi bẽ mặt một siêu cường. Từ năm 1969 họ đã đi đêm với Trung Cộng để tìm cách rút quân ra khỏi VN, bỏ Đông Dương vì nó không còn đúng với ý nghĩa tiền đồn chống Cộng nữa.
Song song với VN hoá chiến tranh, họ tìm cách hoà hoãn với Trung Cộng, anh khổng lồ nghèo kiết xác này cũng tốn kém rất nhiều với cuộc chiến tranh VN và cũng muốn hoà với Mỹ. Ngày 21-2-1972, cái bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh đã thay đổi cả một kỷ nguyên. Điều mà người Mỹ ao ước bấy lâu nay đã thành sự thật, Đông Nam Á không còn bị đe doạ bởi chiến lược tầm ăn dâu của Trung cộng, thuyết Dommino đến lúc lỗi thời, không còn giá trị, bỏ Đông Dương coi như điều tất yếu.
Trận Mùa Hè đỏ lửa năm 1972 BV đánh cấp sư đoàn với nhiều xe tăng đại bác rầm rộ. Mỹ muốn ta phải thắng, họ đã yểm trợ oanh tạc B52 tối đa và Hải pháo của hơn 20 tầu chiến để tạo thế mạnh trên bàn hội nghị tại cuộc Hoà đàm Ba Lê. Hiệp định Paris ký kết ngày28-1-1973 chỉ là mớ giấy lộn để Mỹ rút quân và lấy về 587 tù binh mặc dù họ thừa biết VNCH sẽ lãnh đủ.
Nguyễn Đức Phương trích dẫn lời Tướng Đính trong hồi ký của ông .
“Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính đã ghi lại nhận xét của ông Ngô Đình Nhu từ đầu thập niên 60 về chiến lược toàn cầu của Mỹ như sau: ‘Nếu tụi nó (Mỹ) nhảy vô để chiến thắng Cộng Sản như ở Triều Tiên, bất kể một cuộc can thiệp của Tầu hay… đệ tam thế chiến, thì mình cũng để cho tụi nó thử sức với Cộng sản xem sao, chứ ở đây mục đích của tụi nó là tìm một thế ‘sống chung nào đó’ với Cộng Sản, thì đánh để làm chi, rốt cuộc cũng chỉ như rứa? Con đường của Hoa Thịnh Đốn muốn đi tới là Bắc Kinh, mình chỉ là vật tế thần ‘cục kê’ của tụi nó’. Để rồi tướng Đính kết luận: ‘Nhận định đó đến thập niên 1970 đã trở thành sự thật và khi Nixon bắt tay được với Mao Trạch Đông, thì tiền đồn chống Cộng của VNCH đã hết ý nghĩa, và do đó Hoa Thịnh Đốn phải thu xếp để chấm dứt một cuộc chiến tranh không còn cần thiết mặc cho nền hoà bình này đã làm sỉ nhục tính cách siêu cường của Mỹ và đẩy miền Nam vào địa ngục của Cộng Sản Hà Nội” Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 635.
Nguyễn Đức Phương kết luận.
“Như vậy cả hai miền Nam, bắc Việt Nam đều không nhìn thấy được chính sách ngoại giao của Mỹ từ đầu thập niên 70 để tiếp tục cuộc chém giết. Mùa Hè năm 1972 không cần thiết phải là một mùa Hè rực lửa. Những trận đánh đẫm máu tại Cửa Việt, tại Sa Huỳnh đã hầu như vô nghĩa. Hiệp định Ba Lê chỉ là một biên lai để khách hành nhận lại tù binh và đoạn chiến. Số phận của VNCH đã được định đoạt từ lâu và cũng không phải tại chiến trường.” CTVNTT trang 635, 636.
Ông Nguyễn Tiến Hưng cũng nói.
“ Kể từ ngày TT Nixon bắt tay được với Trung Quốc thì giá trị của Miền Nam để ‘ngăn chặn làn sóng đỏ’ đã không còn là bao nhiêu trong những tính toán của Mỹ về hơn thiệt (cost-benefits). Dần dần, Miền Nam đã hết vai trò một tiền đồn của thế giới Tự Do. Và như vậy, vấn đề còn lại đối với Mỹ thì chỉ là làm sao rút ra được cho êm thắm, ít bị tổn hại về uy tín là được rồi” Khi Đồng Minh Tháo Chạy, trang 456, 457.
Phong trào Phản Chiến ngày một lên cao cũng đã đóng vai trò then chốt đưa tới sụp đổ miền Nam ngoài thuyết Domino. Mặc dù là nguyên nhân xa, nhưng Phong trào có tính cách quyết định vì nó là động cơ thúc đẩy Quốc Hội bỏ phiếu cắt viện trợ quốc phòng cho miền Nam đưa tới sụp đổ trong chớp mắt
Phản Chiến.
Phong trào phát sinh từ năm 1965 ngay sau khi Tổng thống Johnson đổ quân vào Việt Nam giao chiến với Việt Cộng, hồi ấy khoảng 5,000 nhà khoa học phản đối chiến tranh hoá học khai quang. Ngày15-5-1966 khoảng 12 ngàn người biểu tình chống chính sách của Tổng Thống Johson tại Việt nam. Ngày 23-10-1967 có khoảng 30 ngàn người biểu tình trước Ngũ Giác Đài, họ trương biểu ngữ nói “Nhân danh nhân loại chúng tôi muốn nói chuyện với bọn người gây chiến”. Ngày 12-4-1969 tại Nữu Ước và 32 thành phố lớn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, thời điểm này có 31 ngàn người lính Mỹ chết ở Việt Nam.
Giữa tháng 10-1969 khoảng 1,000 người biểu tình phản chiến tại Chicago, 5,000 người phản chiến tại New Jeersey bị giải tán bằng lựu đạn cay. Ngày 11-11-1969 phe ủng hộ chính phủ Nixon, cựu chiến binh Mỹ.. tổng cộng 10 ngàn người biểu tình tại Hoa Thịnh Đốn.
Ngày 15-11-1969 có tới 300 ngàn người chống chiến tranh tại Hoa Thịnh Đốn và các thành phố khác, Ba Lê có khoảng 20 ngàn người phản chiến. Ngày 4-5-1970 trong một cuộc biểu tình tại đại học Kent, Ohio 4 sinh viên phản chiến bị quân đội bắn chết, nhiều người khác bị thương khiến phong trào càng lên cao dữ dội
Người Mỹ nói, đất nước dân tộc đã bị phân hoá, a people divided. Thật vậy toàn bộ nước Mỹ bị phân hoá vì chiến tranh VN. Nhiều người cho rằng phản chiến do những cuộc biểu tình của sinh viên nhưng có lẽ quan trọng hơn là hai nguồn chống đối khác đó là những người nghèo và dân tộc thiểu số. Họ không được hoãn dịch vì lý do học vấn, dân da đen bị gọi nhập ngũ vì chính phủ cần nhân lực cho cuộc chiến tranh của Tổng thống Johnson khiến họ nghi ngờ chính phủ. Suốt thời kỳ chiến tranh VN, có 11 triệu người Mỹ đã phục vụ (luân phiên) cho ngành Quốc phòng, 2 triệu người đã (luân phiên) ở VN, 600 ngàn đã trốn quân dịch, trong số này 200 ngàn bị buộc tội trốn quân dịch, 300 ngàn tìm cách xin hoãn dịch bị từ chối, 70 ngàn được hoãn dịch, khoảng từ 30 cho tới 50 ngàn người trốn sang Canada và 20 ngàn người trốn tại Mỹ hay ra ngoại quốc.
Phong trào chống lệnh trưng binh lên cao.
Mục sư Martin Luther King lần đầu tiên tuyên bố chống chiến tranh tháng 7-1965, ông ta tránh đề cập tới chiến tranh một thời gian nhưng cuối 1966 ông nản lòng khi thấy chiến tranh leo thang và phản chiến lan rộng tại Mỹ. Trong khi ấy hai phe phản chiến và ủng hộ chính phủ đánh nhau vì bất đồng chính kiến. Tháng 3-1967 Luther King dẫn đầu phong trào antiwar tại Chicago. Ngày 4-4-1967 tại nhà thờ Riverside Church New York ông đã lớn tiếng chống đối chính sách chiến tranh của chính phủ, King vừa đòi nhân quyền vừa chống chiến tranh, ông bị ám sát năm 1968.
Ngay trong quân đội cũng có những người chống chiến tranh, năm 1967 có 6 cựu quân nhân thành lập một tổ chức lấy tên Cựu Chiến Binh Việt Nam Chống Chiến Tranh (Vietnam Veterans against The War gọi tắt là VVAW). Họ lý luận rằng những người đã bị gọi nhập ngũ đưa sang Việt Nam tham chiến có quyền phản đối chiến tranh, năm 1970 VVAW có 600 hội viên, mấy năm sau tăng gấp bội. Tháng 1-1971, họ tổ chức thuyết trình tại Detroit, 100 người cựu chiến binh dẫn chứng tội ác chiến tranh, từ 19-4 tới 23-4 -1971 họ biểu tình tại Washington D.C rồi cắm dùi tại công viên Potomac Park. Họ diễn hành cùng những bà mẹ có con là lính chết trận ở Việt Nam đến nghĩa trang Arlington National Cemetery. Những người này đã vận động Quốc Hội để sớm chấm dứt chiến tranh. Tình trạng đã đi đến chỗ thật bi đát khi những người này tìm cách trả lại huy chương cho Quốc Hội.
Chính phủ ban hành lệnh cấm cuộc cắm trại, lập hàng rào gỗ quanh điện Capitol, những người cựu chiến binh đã ném trả huy chương, trong số này có John Kerry, ứng cử viên Tổng Thống năm 2004. Họ tố cáo lính Mỹ khi hành quân vào các làmg mạc ở Việt Nam đã hãm hiếp, đốt làng, cắt tai, chặt đầu người dân .. y như quân Mông cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn. Họ nói đất nước ta đã tạo dựng con quái vật hung dữ, đó là đạo quân một triệu người, và những người lính chiến đã được chỉ dậy dùng bạo lực và chết chẳng có mục đích nào cả ( … and who are given the chance to die for the biggest nothing in history), chúng tôi cựu chiến binh trở về trong uất hận vì bị chính phủ Hoa Kỳ lạm dụng.
Năm 1970, Phó Tổng Thống Agnew tuyên bố tại trường Wespoint rằng chỉ có một thiểu số phóng đại những mặt xấu của bọn lưu manh côn đồ nhưng thực ra đa số chiến sĩ ta đã chiến đấu, chết tại những cánh đồng lúa Á Châu để bảo vệ tự do trong khi một thiểu số lợi dụng làm bay. Bọn phản chiến đã dùng điểm này để công kích nỗ lực của ta ở Việt Nam.
Những cựu chiến binh này nói người dân Mỹ đã bị chính phủ đánh lừa, ta không thể thắng được cuộc chiến này nếu cứ tiếp tục như vậy và phải rút bỏ Việt Nam, họ nói tình hình Việt Nam không có gì để đe dọa Hoa Kỳ, thuyết môi hở răng lạnh là sai (.. in our opinion and from our experience, there is nothing in South Vietnam which could happen that realistally threatens the United States Of America). Chúng tôi đòi hỏi ở Quốc Hội Hoa Kỳ nơi có thẩm quyền tạo dựng và duy trì quân đội, chúng tôi đến đây không phải để gặp Tổng Thống mà tin rằng Quốc Hội có thể thoả mãn ý nguyện người dân để đưa chúng ra rút khỏi VN (that we should be out of Vietnam now..)
Tình hình phản chiến ở Hoa Kỳ từ 1965 đến 1971 khiến cho chính phủ ngày một suy yếu, đất nước bị phân hoá, chính phủ vừa phải lo cuộc chiến tranh miền Nam vừa phải đối đầu với phong trào phản chiến.
Chúng ta có thể kết luận một cách giản dị phong trào phản chiến xuất phát từ tâm lý của anh nhà giầu sợ chết, dù được che đậy dưới hình thức nào cũng không thể dấu diếm được cái bản chất hèn nhát của anh nhà giầu. Đầu năm 1969 có vào khoảng 31 ngàn lính Mỹ tử thương tại Việt Nam, theo tin tức Mỹ riêng năm 1968 Cộng quân mất gần 290 ngàn cán binh, cho tới cuối 1968 có vào khoảng từ 500 cho tới 600 ngàn Việt Cộng tử thương. Tính ra số tổn thất nhân mạng của Mỹ chỉ bằng 5% hoặc 10% so với số tử của VC nhưng địch không bao giờ có một lời than vãn, như thế ta thấy người Mỹ đã sai lầm khi tham gia cuộc chiến tranh với một kẻ thù nghèo đói, thằng nghèo đói không bao giờ sợ chết. Người Mỹ đã tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi.
Người Mỹ thích làm anh hùng, họ rất thích những đề tài anh hùng hào hiệp, cuốn phim nổi tiếng của Nhật, Bẩy Người Hiệp Sĩ (Seven Samourais) quay năm 1954 đã được giới làm phim Mỹ vô cùng hâm mộ, họ bắt chước quay thành phim cao bồi miền Tây tới 4 lần vào những năm 1960, 1966, 1969, 1998. Nội dung phim ca ngợi tinh thần của bẩy người hiệp sĩ anh hùng giúp dân làng chống lại bọn cướp Người Mỹ rất thích những đề tài anh hùng hào kiệt, diệt gian trừ bạo như vậy, họ thích làm “yêng hùng” nhưng thật là khôi hài thay, “yêng hùng sợ chết”! Người Mỹ thích làm trùm thế giới nhưng lại sợ chết, thật là diễu hết chỗ nói!
Phản chiến đã tạo niềm tin cho CSBV, chúng chỉ chờ có thế. Vào những năm 1952, 1953 người dân Pháp lúc ấy quá chán ghét, ghê sợ cuộc chiến tranh Đông Dương vừa chết người tốn của, trong suốt cuộc chiến tranh 1947-1954 đã có 19 chính phủ Pháp bị đánh đổ vì không giải quyết được cuộc chiến. CS chỉ trông chờ vào phong trào phản chiến để đối phương phải chán ghét rồi bỏ cuộc, chiến lược “cố đấm ăn xôi” của VC đã từng thành công từ cuộc chiến tranh Việt Pháp nay chúng lại đem áp dụng vào cuộc chiến tranh chống Mỹ.
Phong trào phản chiến đã là cơ hội bằng vàng cho đảng Dân Chủ hốt phiếu và rồi nắm đa số tại Quốc Hội. Chính họ đã hạ “Nhát gươm đao phủ” thanh toán miền Nam VN. Người Mỹ cũng đổ lỗi cho phía VN, nhiều người cũng cho nguyên nhân cả từ hai phía.
- Phía Việt Nam.
Các nhà chính trị, tướng lãnh, ký giả, các nhà nghiên cứu… như cựu đại sứ Bùi Diễm, Tướng Ngô Quang Trưởng, Tướng Hoàng Lạc, Phạm Huấn, Nguyễn Đức Phương … đều cho rằng ta thiếu nhà lãnh đạo có khả năng để lèo lái con thuyền quốc gia, thậm chí có người nói đất nước đã được giao phó cho lãnh đạo tồi.
Thật vậy những năm đầu của chế độ Nguyễn Văn Thiệu, 1967, 1968, guồng máy tương đối còn có kỷ cương nhưng dần dần đi tới chỗ tham nhũng thối nát tồi tệ, nó đã phá hoại kinh tế vật chất và làm suy sụp tinh thần quân dân. Tham nhũng hối lộ có từ thời Tây nhưng dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu có thể nói đã tiến tới chỗ tột cùng của thối nát. Các chế độ, chính phủ Quốc Gia từ thời Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Cao Kỳ… cũng ít nhiều có tham nhũng nhưng người dân còn chấp nhận được, đến Nguyễn Văn Thiệu thì thật hết nước nói. Sau khi miền Trung thất thủ lọt vào tay Cộng quân, chúng tôi có nghe một ông công chức than thở “chế độ Thiệu đi theo vết xe đổ của Tưởng Giới thạch, các ông tỉnh trưởng chết gục trên đống vàng”!
Trong cuốn sách Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 trang 56, Phạm Huấn có nói.
“Theo dư luận, cái giá để mua chức Tỉnh trưởng qua đường giây bà Thiệu, bà Khiêm, thường thường từ 10 đến 20 triệu”
Tệ nạn mua quan bán tước ngày càng lộ liễu, những chức vụ, công việc hái ra tiền đều được mua bán trả giá cả sòng phẳng, ngoài ra quan chức phải nộp tiền hụi chết cho cấp trên theo hệ thống quân giai, Quận nộp cho Tỉnh, Tỉnh nộp cho Vùng, Vùng nộp cho Trung Ương. Nguyễn Đức Phương nói các hình thức tham nhũng tại miền Nam đã được nhóm nghiên cứu thuộc tổ hợp Rand xếp thành bốn loại chính: buôn lậu, hối lộ, mua quan bán tước và lính kiểng, lính ma.. Trong phim Vietnam History by television, ông giám đốc CIA khi trả lời phỏng vấn cho biết tham nhũng (corruption) đã phát triển quá độ tại miền Nam VN, chỗ nào cũng có, chính phủ Mỹ biết rõ như vậy và họ đã phải che dấu không cho báo chí biết sợ người ta làm um lên, nếu đến tai Quốc hội viện trợ sẽ bị cắt giảm.
Tại các tỉnh, viện trợ kinh tế, xã hội, bình định phát triển.. bị đục khoét trầm trọng, tiền viện trợ của Mỹ không được dùng vào mục tiêu kinh tế quân sự mà vào túi bọn quan lại tham ô. Tham nhũng bắt nguồn từ lòng tham vô đáy của con người hơn là vì thiếu thốn. Các quan chức có được căn nhà, cái xe hơi thì cũng được rồi, so với đời sống nhân dân như thế cũng là được quá ưu đãi. Nhưng kẻ tham ô không dừng chân ở đó, được voi tròi tiên, họ tậu rừng tậu ruộng, tậu đồn điền, mua dăm bẩy căn nhà nghỉ mát, cái ở Nha Trang, cái Đà Lạt, Vũng Tầu, chuyển ngân ra ngoại quốc… Tham nhũng như đã nói ở trên vừa phá hoại kinh tế quốc gia, vừa làm suy yếu tinh thần người dân cũng như người lính chiến. Sau đây là tham nhũng dười con mắt người ngoại quốc.
Hậu quả của tình trạng tham nhũng này đã được một sĩ quan nhận xét.
‘ Tham nhũng luôn luôn tạo ra sự bất công trong xã hội. Tại Việt Nam, một nước đang trong thời chiến thì sự bất công trong xã hội lại càng rõ ràng hơn so với các nước khác. Tham nhũng đã tạo ra một thiểu số nắm giữ tất cả các quyền lực và tài nguyên, phần lớn giai cấp trung lưu và nông dân trở thành nghèo hơn và phải chịu hy sinh.Họ mới chính là người đóng thuế cho chính phủ, hối lộ cho cảnh sát, phải mua phân bón với giá cắt cổ để rồi phải bán gạo với giá rẻ do chính phủ ấn định, và cũng chính họ đã cho con cái đi chiến đấu và hy sinh cho đất nước trong khi các công chức cao cấp của chính phủ và những kẻ giầu có lại gửi con cái ra nước ngoài.Một bác sĩ quân y đã nói với tôi rằng ông đau lòng khi nhìn thấy những thương binh, các binh sĩ cụt chân tay nằm đầy tại quân y viện đều thuộc giai cấp bình dân, thuộc các gia đình nông dân, các thương binh này phải chịu đựng và hy sinh cho thiểu số tham nhũng thống trị. Chính phủ tuyên bố tìm cách chiếm lòng dân nhưng thực tế chỉ làm lớn hơn khoảng cách giữa giai cấp lãnh đạo và quần chúng.” Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn tập, trang 804, 805.
Hồi ấy trên báo chí đã có người lên án bất công xã hội tại miền Nam ngày càng trở lên ghê tởm, trong khi binh sĩ chết như rạ ngoài mặt trận thì tại các thành phố lớn, bọn nhà giầu mua xe hơi bóng lộn, xây nhà cao năm bẩy tầng lầu, ai nấy mặt vênh mày vác, khinh người rẻ của. Bọn con buôn hái ra tiền nhờ chiến tranh rồi dùng tiền cho con cái đi du học ngoại quốc trong khi những kẻ xông pha mũi tên hòn đạn ngoài chiến trường phải chịu cảnh nghèo nàn thiếu thốn. Thực trạng xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần người chiến sĩ, họ phải hy sinh, chiến đấu cho một chế độ bất công thối nát.
Phạm Huấn có ý chê các Tướng lãnh Việt Nam không có sự ngay thẳng, tư cách như các Tướng lãnh ngoại quốc. Năm 1950 De Lattre Tướng 5 sao, Tư Lệnh Đông Dương nhưng vẫn để cho người con một, Bernard De Lattre đóng tại đền Non nước Ninh Bình. Mặc dù vua Bảo Đại đề nghị đưa Bernard về làm trong văn phòng Quốc Trưởng nhưng ông Tướng vẫn để con chiến đấu tại chiến trường và tử trận tháng 5-1951. Khi Mỹ bắt đầu ném bom Bắc Việt, Đô đốc Sharps, Tư Lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương đã để con trai ông, Thiếu Tá phi công Mac Cain tham gia oanh tạc và đã bị bắn rơi. “Trong khi đó, suốt cuộc chiến 21 năm sau cùng tại Việt Nam, chắc chắn không thể tìm thấy con một ông tướng nào chiến đấu ngoài mặt trận” Phạm Huấn, Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 133
“..con những ông Tướng khác thì cứ gần đến tuổi động viên đã bằng cách này, cách khác, được xuất ngoại du học. Chung qui chỉ có những sinh viên, học sinh con nhà nghèo và không thế lực, sẽ bị thi hành lệnh Tổng động viên một cách rất kỹ lưỡng. Ngoài ra, vì không có tiền bạc để chạy chọt, chắc chắn không bao giờ họ được phục vụ tại ‘chỗ ngon, chỗ bở’ ở Sài Gòn hay hay các tỉnh” Phạm Huấn, Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước, trang 134, viết theo lời kể của Thiếu uý Phạm văn Trung, sư đoàn 18 BB.
Trần Phan Anh trong cuốn Trận Chiến Mùa Hè 1972 trang 155, 156 có nêu ra một vụ tham nhũng hối lộ động trời của các Tướng lãnh VNCH, chẳng biết hư thực ra sao.
“Trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3-1972, tình báo VNCH báo cáo sự hiện diện của công trường 5 Bắc Việt tại căn cứ địa 712, gần thị trấn Snoul, Cam Bốt, khoảng 30 cây số Tây Bắc Quận lỵ Lộc Ninh trên Quốc Lộ 13. Hai công trường 7, 9 được phát hiện tại vùng đồn điền cao su Dambe và Chup trên đất Cam Bốt, nơi đó là hai mục tiêu hành quân của Quân đoàn III thiết kế cho Đệ tam cá nguyệt 1971. Kế hoạch đã bị đình hoãn sau cuộc tử nạn của Trung Tướng Đỗ Cao trí, Tư lệïnh quân đoàn III QLVNCH.
Trung Tướng Đỗ Cao Trí đã bị thảm sát vì đã cùng Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang nhận hối lộ 30 triệu đô la do toà Đại sứ Nga tại Paris trao cho Quang để thả Trung Ương Cục và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chạy trối chết qua Cam Bốt sau khi bị liên quân Việt Mỹ bao vây tại vùng rừng Tây Ninh vì những cánh quân của Quân Đoàn III tiến quá nhanh, cục R chậm chân kẹt lại bị CIA phát hiện do việc họ đánh điện cầu cứu Hà Nội. MACV phối hợp Đệ II Quân Đoàn Tiền Phương Hoa Kỳ (US II Field Forces) cùng Quân đoàn 3 VNCH được tăng cường một Lữ đoàn Dù, Liên đoàn 5, 6 Biệt động Quân tung quân bao vây, Cục R chỉ còn một trung đoàn bảo vệ, cá nằm trong rọ chờ lên thớt. Khi Liên quân Việt Mỹ siết chặt vòng vây, Lữ đoàn Dù thọc mũi tấn công khuấy động, một Liên đoàn Biệt Động Quân lãnh nhiệm vụ án ngữ biên giới Cam Bốt thì bất ngờ nhận được lệnh Trung Tướng Đỗ Cao trí cho lệnh rút về chi khu Phước Thành, Tây Ninh nghỉ dưỡng quân thì tối hôm đó bị trung đoàn bảo vệ Cục R đánh úp để che chở cho toàn bộ Trung ương Cục hạy trối chết qua Cam Bốt về hướng đồn điền Snoul.
Sau đó CIA tức giận nghĩ rằng Đỗ Cao Trí là người của Cộng sản nên ra tay tiêu diệt, những chuyện này do chính Đặc sứ Komer (hàm Đại sứ) kể lại, ông Đặc Trách Bình Định phát triển MACV.”
Khởi đầu từ 8 tháng 9 năm 1974, linh mục Trần Hữu Thanh Chủ Tịch Phong Trào Nhân Dân chống tham nhũng cho phổ biến bản cáo trạng số 1 tố cáo ông Thiệu tham nhũng và yêu cầu từ chức. Tướng Thiệu bị tố tham nhũng nhiều vụ như nhà cửa, đất đai, đầu cơ phân bón, gạo miền Trung, buôn bán bạch phiến.. . phong trào lôi cuốn các nhóm khác như sinh viên, ký giả, chính khách.. Đầu tháng 2 năm 1975, phong trào phổ biến cáo trạng số 2 tố cáo ông Thiệu nhiều tội và hô hào lật đổ bằng võ lực khiến ông ta phải dùng biện pháp mạnh cho bắt giam nhiều nhà chính khách, đảng phái.
Người dân trong nước đã quá chán ghét chính quyền thối nát, dĩ nhiên người Mỹ phải chán nản hơn thế nữa, tiền của họ đổ vào từ bao lâu nay y như gió lùa vào nhà trống, cựu đại sứ Bùi Diễm nói: “Một quốc hội quá chán ngán chiến tranh và mệt mỏi vì đã yểm trợ một đồng minh có quá nhiều khuyết điểm và thối nát”
Nhà bào Trần Văn Ân, Tướng Trưởng, Phạm Huấn, chính khách, ký giả… đều cho rằng đất nước đã được giao phó vào tay lãnh đạo tồi. Trần Việt Đại Hưng cũng như nhiều nhà báo khác cho rằng Thiệu, Kỳ không phải là những nhà lãnh đạo mà chỉ là những anh cai thầu chiến tranh, hễ có tiền thì đánh, không tiền thì chạy. Trong tám, chín năm cầm quyền, ta không thấy chính phủ Thiệu có một kế hoạch gì về chính trị, kinh tế cũng như quân sự mà chỉ trông chờ vào Mỹ, ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng ta đã hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ từ quốc phòng, ăn ở, giao thông, vận chuyển…
Đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm, công chức quân nhân không được học tập về đường lối, lý tưởng chủ nghĩa quốc gia.. hoặc có chăng chỉ là hình thức. Tổ chức hoạt động tuyên truyền của chính phủ rất yếu kém, không lôi cuốn được sự ủng hộ của nhân dân trong khi kẻ địch thường xuyên tuyên truyền nhồi sọ cán binh, nhân dân, bộ đội để lái họ theo đường hướng chúng đã vạch ra. Bộ Thông tin, tuyên truyền của ta không giáo dục, tuyên truyền cho người dân, quân nhân, công chức một lý tưởng Quốc gia, lý tưởng Tự Do Dân Chủ để quân dân ta có một tinh thần vững mạnh mà chỉ là chính sách tự vệ, gặp VC ở đâu thì đánh đấy.
Ông Nguyễn Đức Phương cho rằng người dân không tích cực yểm trợ cho công cuộc chiến đấu.
“Cuộc chiến tranh quá dài đã khiến mọi người mệt mỏi, giao khoán hoàn toàn việc bảo vệ đất nước cho quân đội. Phần lớn thanh niên không thiết tha, đôi khi còn trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến. Tất cả những mục nát của chính quyến, thờ ơ của dân chúng và sự ung thối của xã hội miền nam đã cấu thành yếu tố tự hủy” CTVNTT, trang 806
Một điều không thể chối cãi được là người Quốc Gia luôn luôn chia rẽ khiến cho CS đã thừa cơ nước đục thả câu. Ngay từ những năm 1945, 46.. các đảng phái Quốc Gia đã chia rẽ nhau khiến cho CS lợi dụng thời cơ tuyên truyền lôi cuốn quần chúng để rồi cướp được chính quyền. Ông Ngô Đình Diệm chấp chánh ngày 7-7-1954, so với các Thủ Tướng tiền nhiệm như Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn tâm, Bửu Lộc… ông Diệm là người có bản lãnh cao nhất, dám chơi bạo hất cẳng Pháp để đi theo Mỹ. Đụng chạm với Bảo Đại thân Pháp, tháng 4-1955, ông Diệm được triệu hồi sang Pháp để Quốc trưởng cất chức. Các đảng phái Quốc gia, nhân sĩ.. đều nhiệt tình ủng hộ Thủ Tướng Diệm, đả đảo và truất phế ông vua vong bản Bảo Đại. Năm 1956 ông Diệm Trưng Cầu Dân Ý lên làm Tổng Thống rồi từ từ xung đột với các đảng phái, nhân sĩ Quốc Gia. Những người Quốc Gia trước đây ủng hộ ông nay quay lại chống ông. Chính phủ cũng chống đối đàn áp những người đối lập ra mặt.
Sau ngày đảo chính 1-11-1963, miền Nam lại lâm vào tình trạng chia rẽ trầm trọng gấp bội lần hơn trước. Các Tôn giáo, Tướng lãnh tranh giành quyền hành biến miền Nam thành một đất nước vô chính phủ. Phật Giáo, Công giáo chia rẽ đả kích nhau trên báo chí, rồi lại có phe chủ trương chia rẽ Bắc Nam để hòng thủ lợi. Năm 1966 chính quyền quân nhân đã tạm ổn định được tình hình lại bị phong trào Phật Giáo miền Trung chống đối dữ dội, phong trào đã gây tình trạng sáo trộn nhiễu nhương khiến cho nhân tâm sao xuyến, kẻ thù thừa cơ len lỏi phá hoại cơ cấu Quốc Gia.
Cuối tháng 3-1966 Phó Tổng Thống Mỹ Humphreys tuyên bố với báo Newsweek, ông bi quan cho rằng chỉ có ông Trời mới lật được thế cờ ở Việt Nam là một xứ có quá nhiều chuyện rắc rối. Mỹ sẵn sàng xét lại đường lối và sẵn sàng thừa nhận một VN không liên kết. Mỹ có thể chấp nhận cuộc tuyển cử tự do dù Cộng Sản có thể thắng trong cuộc bầu cử đó. Như thế những cuộc biểu tình, chia rẽ nội bộ của ta đã bắt đầu khiến người Mỹ chán nản, chính chúng ta làm cho họ chán.
Cho đến gần giờ thứ hai mươi lăm, cuối 1974 và đầu 1975, những cuộc biểu tình chống chính phủ của Linh mục Trần Hữu Thanh, đảng phái, chính khách… khiến cho các binh sĩ ngoài tiền tuyến mất tinh thần chán nản và ảnh hưởng tai hại đến sự sống còn của đất nước.
Ngoài ra chúng ta không thể quên một yếu tố ngoại lai vô cùng quan trọng, ta phải đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm.
- Kẻ Thù dai dẳng.
Năm 1947 bị Pháp truy kích Việt Minh thua chạy rút vào các chiến khu, từ năm 1949, Mao thắng Tưởng nhuộm đỏ Trung Hoa, Viêït Minh được Trung cộng viện trợ vũ khí ồ ạt bắt đầu chuyển bại thành thắng. Những năm 1950, 1951, 1952 được Trung Cộng dậy cho lối đánh biển người, Việt Minh lấy thịt đè người tấn công quân Pháp dữ dội tại trận Vĩnh Yên 1950, sông Đáy, Yên Cư Hạ.. mặc dù các trận đánh thí quân đẩy thanh niên hết lớp này đến lớp khác vào họng súng địch mà không thành công gì mấy nhưng nó đã làm cho đối phương phải run sợ trước quyết tâm của một kẻ thù liều mạng. Ngay từ 1952 người dân Pháp đã quá chán ghét cuộc chiến tranh Đông Dương, chết người tốn của, không hy vọng gì thắng được kẻ thù. Đến năm 1953, 1954 họ chán ghét, ghê sợ cuộc chiến tranh đến cùng cực, cho dù nếu không thua trận Điện Biên Phủ họ cũng tính chuyện rút quân về nước càng sớm càng tốt. Trong suốt cuộc chiến 1947-1954 đã có 19 chính phủ bị đổ vì không giải quyết được cuộc chiến tranh Đông Dương.
Người Mỹ đổ quân vào miền Nam giữa năm 1965 tưởng rằng với hoả lực hùng hậu có thể đè bẹp cuộc xâm lăng rẻ tiền của Việt Cộng trong năm, sáu tháng. Nhưng chiến tranh ngày càng leo thang, VC bị oanh kích, truy nã chết như rạ nhưng lạ thay, không có dấu hiệu gì cho thấy địch phải rút lui, từ bỏ ý định xâm lăng. Không những thế, VC vẫn gia tăng xâm nhập hết lớp này đến lớp khác, vẫn cái chiến lược cố đấm ăn xôi đẩy thanh niên vào chỗ chết có từ thời Pháp thuộc. Năm 1967, 68, 69 người Mỹ thống kê cho biết VC bị giết lên tới sáu, bẩy trăm nghìn, trong khi ấy người Mỹ chỉ mới thiệt hại ba chục nghìn, VC vẫn gia tăng xâm nhập và rồi người Mỹ thất vọng, họ cho rằêng VC sẵn sàng chiến đấu dù phải hy sinh thêm một triệu nữa và số thiệt hại của Mỹ sẽ còn lên tới 100 hay 200 ngàn người…
Ngày 26-2-1968, khi Liên quân Việt Mỹ đã tái chiếm lại Huế trong trận Tết Mậu thân, đài VOA nói: “Hôm nay ngày 26-2 Huế đã được các lực lượng VNCH và Mỹ hành quân giải toả, chấm dứt một cuộc chiến tranh bẩn thỉu nhất kéo dài từ một tháng qua”
Người Mỹ gọi cuộc chiến tranh Việt Nam bẩn thỉu vì các chiến thuật chiến lược của địch tiểu nhân nhơ bẩn chưa từng bao giờ thấy. VC miệng nói hoà bình tay rình đánh trộm, lợi dụng ngày hưu chiến, ngày Tết để đánh. Chủ trương lấy cứu cánh biện minh phương tiện, VC dùng tất cả mọi thủ đoạn tiểu nhân bẩn thỉu miễn là thắng trận, lùa đàn bà trẻ em đi trước để làm bia đỡ đạn. Người Mỹ đã từng chiến đấu tại Âu Châu với quân Đức, Á Châu với quân Nhật, Trung Cộng nhưng chưa hề thấy một cuộc chiến tranh nào kỳ quái như tại VN. Họ phải đương đầu với một kẻ thù dai dẳng, cố đấm ăn xôi, thí quân liều mạng, kẻ thù có mặt khắp nơi ẩn hiện như ma, một cuộc chiến tranh không giới tuyến. Tất cả những chiến thuật chiến lược VC đều không đếm xỉa gì tới qui ước chiến tranh quốc tế, địch pháo kích vào các khu vực đông dân cư để gây náo loạn, không đếm xỉa gì tới sinh mạng đàn bà trẻ nít.
Ngoài ra thủ đoạn chính trị, ngoại giao VC cũng cố đấm ăn xôi y như tại chiến trường, chúng cũng dai dẳng, bẩn thỉu, ma mãnh lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Sau trận Mậu Thân người Mỹ quá chán ghét chiến tranh VN và tìm cách rút chân ra vì biết không thể thắng được kẻ thù liều mạng trong một cuộc chiến tranh bẩn thỉu như vậy. Trận Mậu Thân VC tuy bị thiệt hại nặng về nhân mạng nhưng chúng lại thắng lợi to lớn về chính trị, địch đã tạo được sự ghê tởm cho kẻ thù để họ phải chán nản bỏ cuộc. Sự lì lợm, cố đấm ăn xôi đã đạt được kết quả mong muốn, VC đã thành công trong cuộc chiến tranh Việt Pháp và lại áp dụng “chiến lược cố đấm ăn xôi” đẩy thanh niên vào chỗ chết khiến kẻ thù phải ghê tởm. Sau 1975 những người ở ngoài Bắc vào Sài Gòn nói “ Thằng nghèo đói nó không sợ chết”, đó là nguyên do đưa tới sự sai lầm của người Mỹ, họ đã đưa quân vào tham dự một cuộc chiến tranh không cân xứng giữa một anh nhà giầu sợ chết và một thằng nghèo đói đánh thí mạng cùi.
Trong phim Vietnam History By Television, Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn của một ký giả Tây phương: "Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho tới thắng lợi cuối cùng”. Nguyên văn “Nous continuerons à combattre jusqu’à la victoire finale..”. Sự thực thì Giáp không chiến đấu mà chỉ đẩy thanh niên vào chỗ chết.
Hoa Kỳ đưa quân vào VN đánh CS là đã đi vào vết xe đổ của người Pháp, cuối cùng đã phải đầu hàng chiến lược bẩn thỉu ghê tởm của kẻ địch. Khát máu như bọn thực dân Pháp còn phải bỏ chạy huống hồ Mỹ. Trận Mùa Hè đỏ lửa năm 1972, người Mỹ muốn ta phải thắng, họ yểm trợ B52 trải thảm cho QĐVNCH giành thắng lợi tại chiến trường để có ưu thế trên bàn hội nghị Paris hòng ký kết hiệp Định rút quân về nước. Cuối cùng kẻ địch lại thắng thêm một trận vĩ đại nữa qua chiến lược cố đấm ăn xôi.
Ngoài ra chúng ta cũng phải kể thêm những yếu tố phụ thuộc khác, trong khi ta bị địch tấn công tại tuyến đầu, đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến cho quân dân mất tinh thần hốt hoảng tạo cơ hội thuận lợi cho kẻ địch. Đài BBC xuyên tạc sự thật ở nhiều chỗ, Quảng Đức di tản ngày 22-3, mấy ngày sau VC mới dám vào nhưng BBC cũng nói đã bị tràn ngập…
Những nguyên nhân chúng tôi đã nêu ở trên chỉ là tương đối, mặc dù những nay nhiều hồ sơ đã được giải mật nhưng cuộc chiến tranh vẫn còn nhiều bí ẩn. Trả lời phỏng vấn của Phạm Huấn, Tướng Toàn cho biết sau khi ném 2 quả bom CBU ngày 15-4-1975 tại Long Khánh, CSBV bị thiệt hại khoảng 10 ngàn người, ông xin lệnh cho ném thêm 5 quả nữa nhưng được trả lời người Mỹ chỉ cung cấp ngòi nổ cho 2 quả, họ chỉ cho ta ném 2 quả mà thôi. Như thế ta mới thấy đã có sự sắp đặt sẵn giữa các thế lực siêu cường vì nếu họ cho ta ngòi nổ 10 quả mà không cần viện trợ khẩn cấp, không cần đưa B52 sang trải thảm ta vẫn thừa sức đẩy lui VC ra khỏi miền Nam. Rõ ràng họ đã sắp đặt bỏ miền Nam chứ không phải vấn đề tốn kém, bởi vì bom đã để sẵn cả nhưng chỉ thiếu ngòi, cái ngòi chẳng đáng giá bao nhiêu.
Ngày 6-4-1969 Wesmoreland cựu Tư Lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam và Đô Đốc Sharps, Cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ phúc trình dài 347 trang về chiến tranh Việt Nam trong 4 năm qua. Họ cho biết nếu Mỹ không đổ quân vào Miền Nam năm 1965 thì sẽ mất trong 6 tháng. Hai cựu Tư Lệnh này nhấn mạnh sự bó tay của Quân đội Mỹ trước chính sách hạn chế chiến tranh của Tổng thống Johnson không cho đánh qua Mên Lào. Ngày 27-1969 Đô Đốc Sharps đăng báo công kích Bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara đã không cho oanh tạc phá hủy tiềm lực kinh tế Bắc Việt mà chỉ cho ngăn xâm nhập nên các cuộc oanh tạc hóa ra vô hiệu.
Những người hoạch định chiến lược Mỹ không phải là những nhà quân sự mà là các chính trị gia, họ họach định với thái độ do dự và lo sợ nên các kế hoạch công phá địch đã bị vô hiệu. Nhiều người cũng đặt giả thuyết cho rằng họ bị tư bản chi phối cố tình kéo dài chiến tranh để bán vũ khí, giả thuyết đó dựa trên sự nghi ngờ người Mỹ giả vờ không đánh thắng được Việt Cộng để cù cưa kéo dài chiến tranh. Sự nghi ngờ này đã đưa tới những cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Mỹ cũng như tại Việt Nam năm 1966 tại miền Trung mà hậu quả chỉ là có lợi cho CS. Cuối năm 1969, cựu Tư Lệnh Wesmoreland tại Mỹ nói nếu Mỹ tiếp tục oanh tạc thì đã thắng rồi, BV lợi dụng hoà đàm yêu cầu Mỹ ngưng oanh tạc hơn một năm nay để chuyển quân vào đánh tiếp. Ông Nguyễn Tiến Hưng cho rằng miền Nam sụp đổ vì đã quá phụ thuộc vào Mỹ từ Quốc phòng, kinh tế, giao thông, ăn, ở.. Ta cũng quá ỷ lại vào Mỹ, lúc nào cũng tin tưởng vào sự giúp đỡ của người bạn Đồng Minh .
Sự thực đây không phải là lần đầu tiên người Mỹ phản bội đồng minh , cái trò mua bán đổi chác, bỏ rơi đàn em đã có từ Thế Chiến Thứ hai cách đây đã hơn 60 năm. Tháng 4-1945 , Tướng Paton Mỹ đánh Đức Quốc Xã tiến quân đến sát biên thùy Tiệp Khắc sắp vào giải phóng họ thì được lệnh phải dừng lại ngay lập tức vì Tiệp đã được nhường cho Nga. Sau này những bí mật đã được tiết lộ, sở dĩ Mỹ nhường Đông Âu cho Nga vì họ có nhờ Nga phụ giúp một tay đánh quân Nhật tại Á Châu. Họ có cho nghiên cứu làm bom nguyên tử nhưng không hy vọng gì lắm.
Cuối năm 1944, mặt trận Âu châu đã gần kết thúc nhưng tại Á châu, Nhật vẫn còn hơn 5 triệu quân đóng rải rác tại các nước Đông Nam Á, họ lại chiến đấu dai dẳng không chịu đầu hàng. Người Mỹ trù tính phải đánh một năm rưỡi hoặc hai năm mới xong, sẽ phải tốn nhiều xương máu, sinh mạng của tư bản quí như vàng. Muốn tiết kiệm xương máu nhân dân chỉ còn cách đem Đông Âu ra đánh đổi và Staline nhận lời ngay vì sinh mạng dân Xã hội chủ nghĩa lại rẻ như bèo. Nhà văn Lỗ Ma Ni, Virgil Gheorghui trong cuốn truyện Les Sacrifíés du Danube đã diễn tả nỗi đau đớn uất hận của 150 triệu người Đông Âu tan gia bại sản đã bị Hoa Kỳ bán đứng cho CS để cứu vớt nền văn minh Tây Âu.
Cuối năm 1948 Tưởng Giới Thạch mất Mãn Châu, ngày 7-10-1948 Hồng quân đại thắng ở Hoa Bắc, hai hôm sau Tưởng Giới thạch xin Mỹ viện trợ để cứu nguy tình thế quá hiểm nghèo nhưng không được đáp ứng. Đầu tháng 12-1948 Tưởng phu nhân bà Tống Mỹ Linh đích thân sang Mỹ cầu viện nhưng họ lờ đi. Mỹ bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc không thương tiếc vì trước đây họ giúp Tưởng Giới Thạch chống Nhật, Tưởng đã cầm chân được một số lớn quân Nhật, nay đế quốc Nhật tan tành thành tro bụi, Tưởng không còn là đồng minh cần thiết nữa. Hoa Kỳ bỏ rơi Trung Hoa mang lại hậu quả tai hại cho cả Á Châu, Trung Cộng nhuộm đỏ nước Tầu rồi trở thành mối đe dọa cho Hoa Kỳ, cho nền hoà bình thế giới và bây giờ vẫn còn đe dọa, cái giá mà Hoa kỳ phải trả cho sự bỏ rơi này muôn đời không bao giờ hết.
Và để rồi gần 30 năm sau, tháng Tư 1975 họ lại dở cái trò vắt chanh bỏ vỏ ấy tại Việt Nam.
Người Mỹ có được lợi lộc gì trong cuộc chiến tranh Việt Nam hay chỉ toàn là thiệt hại, dĩ nhiên có . Trước mắt họ đã ngăn chận được cuộc chiến tranh theo kiểu tầm ăn dâu của Trung Cộng tại Á Châu, sự phản ứng quyết liệt đã khiến khối Cộng chùn bước. Mỹ đã bắt tay hoà hoãn được với Trung cộng, ít ra họ cũng yên tâm thoát khỏi sự đe dọa an ninh cho đất nước. Việt Nguyên trong bài “ 32 Năm Lật Trang Sử Cũ” cho biết Trung cộng đã viện trợ cho Bắc Việt 20 tỷ Mỹ kim trong suốt cuộc chiến tranh từ 1950 -1975, đúng như Trần Phan Anh nói trong Trận Chiến Mùa Hè năm 1972: “QVNCH đã cầm chân và tiêu diệt phần lớn năng lực và tài nguyên của khối Cộng Sản vào cuộc chiến tranh. Họ đã tạo thời giờ quí báu cho Khối Tự Do phát triển kinh tế và củng cố hàng ngũ. Kết cuộc họ đã bị trói tay để đưa đến thảm trạng 30 tháng 4 năm 1975”
Người Mỹ nói họ thiệt hại 300 tỷ Mỹ kim, không phải rằng họ cho VN số tiền khổng lồ ấy mà nó là một chi phí tổng gộp bao gồm cả lương lính, nhân viên quốc phòng, cố vấn, công nhân chế tạo vũ khí, chi phí di chuyển .. những khoản tiền ấy lưu hành trong phạm vi kinh tế, lãnh thổ nước họ hơn là ra ngoại quốc. Nước Mỹ khóc lóc thảm thương cho 58 ngàn người lính của họ đã “ủm củ tỉ” tại VN nhưng họ không hề đoái thương tới hàng mấy triệu người Việt Nam và Đông Dương chết vì bị các thế lực siêu cường xúi cho người ta giết lẫn nhau. Người Mỹ không hề thương tiếc cho hàng mấy triệu người dân Miên vô tội bị Khmer đỏ tàn sát vì họ đã bỏ rơi Đồng Minh một cách tàn nhẫn.
Ông Nguyễn Tiến Hưng nói: "Hoa Kỳ bỏ Việt Nam vì quyền lợi của họ tại đây không còn nữa."
Trọng Đạt
4 nguyên nhân khiến 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng Hòa thua cuộc năm 1975 (phần 1)
4 nguyên nhân khiến 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng Hòa thua cuộc năm 1975 (phần 2)
NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN, CÓ TÍNH CHẤT TỔNG HỢP:
CHẾ ĐỘ VNCH ĐƯỢC NHÀO NẶN RA TỪ Ý CHÍ NGOẠI BANG, ĐẦY KHIÊN CƯỠNG VÀ HOÀN TOÀN PHI NGHĨA, KHÔNG CÓ MỤC ĐÍCH VÀ LÝ TƯỞNG CAO QUÍ!
Sự thật không thể chối cãi! (Kỳ 1)
Thứ Ba, 28/08/2018, 04:05:39
Bài 1: Một chế độ “không tự nuôi nổi nó”!
Nhiều
năm qua, đã thành quen thuộc, mỗi dịp người dân cả nước hân hoan hướng
tới, kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như Cách mạng Tháng Tám, Quốc
khánh 2-9… lại xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, không chỉ ở nước
ngoài mà cả ở trong nước, rêu rao về sự “hùng mạnh, giàu có của Việt Nam
Cộng hòa”, từ đó xuyên tạc con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, phủ nhận các thành tựu của đất nước và
nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hàng chục năm qua. Đáng tiếc, lại có
người mơ hồ tin theo, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu, mà không hiểu rõ, đó
là luận điệu dối trá để đầu độc dư luận, thực hiện mưu đồ làm “sống
lại” một chế độ bán nước, hại dân đã bị xóa sổ gần nửa thế kỷ.
“Những năm 1960, kinh tế của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, nếu VNCH thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng ở top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; còn Singapore (Xin-ga-po), Malaysia (Ma-lai-xi-a), Hàn Quốc, Thái-lan, Indonesia (In-đô-nê-xi-a) không thể sánh bằng”(!) - đó là luận điệu mà một số kẻ vẫn rêu rao về sự “hùng mạnh, giàu có của VNCH”. Tuy nhiên, thực tế lịch sử và đánh giá của giới nghiên cứu lại chỉ rõ một sự thật khác mà ở đó, điều họ rêu rao chỉ là chiếc áo sặc sỡ khoác lên một cơ thể không có sinh khí với nguồn sống duy nhất là viện trợ, qua các số liệu: từ năm 1954 đến 1975, VNCH nhận hơn 26 tỷ USD viện trợ của Mỹ (khoảng 197,6 tỷ USD theo thời giá năm 2015), trong đó khoảng 10 tỷ USD viện trợ kinh tế, 16 tỷ USD viện trợ quân sự, ngoài ra còn các viện trợ khác… Nhưng đó chưa phải tất cả, vì còn chi tiêu trực tiếp của hơn 500 nghìn quân Mỹ và hàng chục nghìn binh lính đồng minh tại miền nam Việt Nam trong hàng chục năm. Theo các nhà nghiên cứu, tính đầy đủ thì Mỹ từng rót vào miền nam số tiền lên đến hơn 160 tỷ USD (khoảng 1.216 tỷ USD theo thời giá năm 2015). Trong khi đó, từ năm 1954 đến 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) được viện trợ xấp xỉ bảy tỷ USD (khoảng 53 tỷ USD theo thời giá năm 2015), bao gồm hơn 3,5 tỷ USD viện trợ quân sự. Cho nên mấy kẻ vẫn biện hộ rằng, VNCH sụp đổ vì VNDCCH được viện trợ nhiều hơn, cần đối diện với sự thật là từ năm 1954 đến 1975, VNCH được viện trợ gấp gần bốn lần so với viện trợ mà VNDCCH đã nhận. Đơn cử năm 1974, theo ước tính của CIA, viện trợ quân sự của Mỹ cho VNCH là 1,7 tỷ USD, gấp hơn bốn lần viện trợ VNDCCH đã nhận cùng năm là 409 triệu USD, chưa kể trong cùng năm, Mỹ còn dành 657 triệu USD viện trợ kinh tế cho VNCH. Có thể lý giải cơ sở khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ qua ý kiến của Thượng nghị sĩ J.F Kennedy (J.F Ken-nơ-đi, sau là Tổng thống Mỹ) vào ngày 1-6-1956: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó… Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới các nhu cầu của nó”!
Giới nghiên cứu cũng cho biết, thu nhập quốc dân của VNCH chưa bao giờ vượt quá hai tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam (1971-1975), Mỹ đã viện trợ hơn 2 tỷ USD/năm. Vì thế, 65% thu nhập của VNCH là từ viện trợ của Mỹ, số tiền này chủ yếu để chi tiêu chính phủ, nhập hàng hóa tiêu dùng. Đáng nói, viện trợ không được sử dụng làm vốn đầu tư cho phát triển, bởi bản chất vấn đề là ở chỗ: khi Mỹ sử dụng viện trợ để nắm chặt yết hầu, chi phối mọi hoạt động, thì một chế độ bù nhìn muốn tự cường cũng không thể thực hiện. Như với việc lập dự trữ ngoại tệ quốc gia chẳng hạn, theo ông Vũ Quốc Thúc - người từng là Thống đốc Ngân hàng quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết hậu chiến của VNCH, thì: “điều này không thể giấu được con mắt của người Mỹ, nhập bao nhiêu, xuất bao nhiêu, bán những gì họ đều nắm và quyết định. Khi họ thấy quỹ ngoại tệ đầy lên một chút thì việc nhập khẩu xăng dầu họ bắt phải trả bằng ngoại tệ sở hữu, không viện trợ nữa, do đó có để dành cũng vô ích, vì cuối cùng để dành lại phải chi tiêu, viện trợ bị cắt giảm. Chính cách xử sự đó của người Mỹ đã đẩy các nhà quản lý ở miền nam Việt Nam vào xu hướng ỷ lại. Tự lực tự cường không nổi, vì nếu tự lực tự cường thì viện trợ Mỹ cắt giảm, có khi thiệt hại hơn là không tự lực, tự cường”.
Sự thật thì chính quyền VNCH chưa bao giờ đặt mục tiêu ích nước, lợi dân làm tiêu chí hàng đầu, cơ bản cho chế độ, mà chỉ trông chờ vào viện trợ của Mỹ. Như trong cuốn Vietnam, the ten thousand day war (Việt Nam, cuộc chiến mười nghìn ngày) xuất bản tại London (Luân Đôn) năm 1982, tác giả M.McLear (M.Mắc-lia) dẫn lời của Nguyễn Văn Thiệu: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập”. Tự thân câu nói cho thấy thực chất “hùng mạnh, giàu có của VNCH” là gì. Cho nên, không cần phải làm việc, chỉ cần kìm kẹp nhân dân theo ý muốn của nước ngoài để được nuôi nấng, có thể phần nào đánh giá đó là lẽ sống của VNCH. Có thể thấy khá rõ điều này từ việc thực hiện âm mưu chia cắt đất nước, chính quyền bỏ mặc nông dân trong cảnh khốn đốn, buộc người dân miền nam phải loay hoay tìm cách sản xuất trong điều kiện thiếu thốn. Vì thế, sống trên vùng đất có các cánh đồng rộng lớn, phì nhiêu hàng đầu của châu Á mà chính quyền, người dân hoàn toàn phải sống nhờ hà hơi, tiếp sức và viện trợ lương thực từ nước ngoài, như tờ Công luận ngày 1-9-1968 xuất bản tại Sài Gòn - nay là TP Hồ Chí Minh, đã cảnh báo: “Người Việt Nam sẽ sa vào một tấm thảm kịch, đó là thảm kịch không tự nuôi sống mình được. Chỉ trông vào hàng hóa, lúa gạo nhập cảng, thì sợ có ngày vì cái ăn, cái mặc mà phải sa vào cảnh tự sát của một quốc gia”.
Sau khi Hiệp định Paris (Pa-ri) được ký tháng 1-1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; viện trợ cho VNCH cơ bản bị cắt giảm và chi phí của người Mỹ ở VNCH cũng giảm theo. Khi “bầu sữa” không còn dồi dào như trước, nền kinh tế của VNCH nhanh chóng lâm vào khủng hoảng trầm trọng: chỉ trong năm 1973, sản xuất nông nghiệp giảm đến 20%; hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa vì nguyên, vật liệu khan hiếm và giá cao; 750 nghìn người sống bằng lương của Mỹ bị mất thu nhập… Các thống kê cho biết, đến tháng 9-1973, ở miền nam có hai triệu người thất nghiệp, 50% số này sống ở Sài Gòn. Chỉ trong năm 1973, số người ăn xin ở Sài Gòn tăng gấp hai lần so các năm trước, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt khiến kinh tế càng suy sụp. Để cứu vớt một chế độ vốn đã ốm yếu đang tiếp tục suy kiệt, chính quyền VNCH đã phải đặt ra nhiều thứ thuế nhằm tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, trong năm tiếp theo, khi viện trợ của Mỹ đã giảm xuống mức rất thấp thì tình hình còn bi thảm hơn nữa.
ĐỂ tô vẽ một chế độ không thể tự tồn tại, lấp liếm bằng việc lấy mức sống ở đô thị có được nhờ viện trợ của nước ngoài để so sánh, một số kẻ cố tình bỏ qua, “đánh bùn sang ao” các khó khăn của VNDCCH để xuyên tạc sự khác biệt về bản chất. Một nghiên cứu của Đại học Brussels (Brúc-xen - Bỉ) về GDP bình quân đầu người giữa VNDCCH và VNCH trong giai đoạn 1955 - 1975 đã đưa ra các số liệu chi tiết. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người trên năm của VNDCCH khá ổn định, cụ thể: năm 1956 là 40 USD, năm 1960 là 51 USD, năm 1964 là 59 USD, năm 1970 là 60 USD, năm 1974 là 65 USD. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người trên năm của VNCH lại rất thất thường, cụ thể: năm 1956 là 62 USD, năm 1960 là 105 USD, năm 1964 là 118 USD, năm 1970 tụt xuống còn 81 USD, đến năm 1974 chỉ còn 65 USD; sự suy giảm này tỷ lệ thuận với sự suy giảm viện trợ của Mỹ. Đó là cơ sở để tác giả Đặng Phong đã nhận xét: “Nền kinh tế miền nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”; còn trên BBC, thì TS J.M.Carter (J.M.Các-tơ) ở Đại học Drew (Đờ-ru - Mỹ), tác giả cuốn Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968 (Các cố gắng của Mỹ trong khi xây dựng nhà nước ở miền nam Việt Nam giai đoạn 1954-1968) xuất bản ở Mỹ năm 2008, vạch rõ VNCH chỉ là một “nhà nước hư cấu”, “chính thể Sài Gòn không thể nuôi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ”.
Phải thấy rằng, giai đoạn 1955 - 1975, VNDCCH đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, cùng lúc vừa phải tiến hành công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới, vừa hỗ trợ miền nam trong sự nghiệp đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong bối cảnh ấy, VNDCCH nhận được sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa của bè bạn yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là các nước trong khối XHCN. Cần nhấn mạnh là VNDCCH đã sử dụng viện trợ một cách rất hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế, như: trang bị, xây dựng khoảng 900 công trình công nghiệp và các ngành kinh tế; nhập máy lẻ, nguyên liệu, phương tiện vận tải, lương thực, thực phẩm, may mặc và các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Đáng chú ý, việc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân với miền bắc đã gây thiệt hại nặng nề, kinh tế VNDCCH bị ảnh hưởng nghiêm trọng, công nghiệp nặng hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng với nỗ lực, quyết tâm của chính quyền và nhân dân, hoạt động lao động sản xuất vẫn được tổ chức hợp lý để phù hợp với điều kiện chiến tranh. Vì thế, năm 1965 VNDCCH có 1.132 xí nghiệp (205 xí nghiệp trung ương, 927 xí nghiệp địa phương) thì đến năm 1969 đã có 1.352 xí nghiệp (277 xí nghiệp trung ương, 1.075 xí nghiệp địa phương). Và “Mỗi người làm việc bằng hai” trở thành khẩu hiệu hành động của nhân dân miền bắc, các phong trào thi đua yêu nước diễn ra rất sôi nổi trên mọi lĩnh vực đời sống, như: “Ba nhất” trong quân đội, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, “Ba quyết tâm” trong trí thức, “Hai tốt” trong giáo dục… Dù gian khổ, dù thiếu thốn trăm bề, nhưng lòng yêu nước, ý chí tự cường vẫn luôn là động lực để nhân dân miền bắc vượt mọi khó khăn, vừa lao động sản xuất xây dựng đời sống, vừa hỗ trợ và chi viện nhân dân miền nam kháng chiến chống Mỹ.
Đó là kỳ tích không thể phủ nhận, đồng thời chứng minh sự sáng suốt, đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong khi xác định chiến lược, tổ chức, động viên, huy động sức người, sức của của toàn dân phấn đấu vì độc lập, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
“Những năm 1960, kinh tế của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đứng thứ nhì châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, nếu VNCH thắng trận thì bây giờ kinh tế Việt Nam đứng ở top đầu châu Á, chỉ kém Nhật Bản; còn Singapore (Xin-ga-po), Malaysia (Ma-lai-xi-a), Hàn Quốc, Thái-lan, Indonesia (In-đô-nê-xi-a) không thể sánh bằng”(!) - đó là luận điệu mà một số kẻ vẫn rêu rao về sự “hùng mạnh, giàu có của VNCH”. Tuy nhiên, thực tế lịch sử và đánh giá của giới nghiên cứu lại chỉ rõ một sự thật khác mà ở đó, điều họ rêu rao chỉ là chiếc áo sặc sỡ khoác lên một cơ thể không có sinh khí với nguồn sống duy nhất là viện trợ, qua các số liệu: từ năm 1954 đến 1975, VNCH nhận hơn 26 tỷ USD viện trợ của Mỹ (khoảng 197,6 tỷ USD theo thời giá năm 2015), trong đó khoảng 10 tỷ USD viện trợ kinh tế, 16 tỷ USD viện trợ quân sự, ngoài ra còn các viện trợ khác… Nhưng đó chưa phải tất cả, vì còn chi tiêu trực tiếp của hơn 500 nghìn quân Mỹ và hàng chục nghìn binh lính đồng minh tại miền nam Việt Nam trong hàng chục năm. Theo các nhà nghiên cứu, tính đầy đủ thì Mỹ từng rót vào miền nam số tiền lên đến hơn 160 tỷ USD (khoảng 1.216 tỷ USD theo thời giá năm 2015). Trong khi đó, từ năm 1954 đến 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) được viện trợ xấp xỉ bảy tỷ USD (khoảng 53 tỷ USD theo thời giá năm 2015), bao gồm hơn 3,5 tỷ USD viện trợ quân sự. Cho nên mấy kẻ vẫn biện hộ rằng, VNCH sụp đổ vì VNDCCH được viện trợ nhiều hơn, cần đối diện với sự thật là từ năm 1954 đến 1975, VNCH được viện trợ gấp gần bốn lần so với viện trợ mà VNDCCH đã nhận. Đơn cử năm 1974, theo ước tính của CIA, viện trợ quân sự của Mỹ cho VNCH là 1,7 tỷ USD, gấp hơn bốn lần viện trợ VNDCCH đã nhận cùng năm là 409 triệu USD, chưa kể trong cùng năm, Mỹ còn dành 657 triệu USD viện trợ kinh tế cho VNCH. Có thể lý giải cơ sở khoản viện trợ khổng lồ của Mỹ qua ý kiến của Thượng nghị sĩ J.F Kennedy (J.F Ken-nơ-đi, sau là Tổng thống Mỹ) vào ngày 1-6-1956: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó… Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới các nhu cầu của nó”!
Giới nghiên cứu cũng cho biết, thu nhập quốc dân của VNCH chưa bao giờ vượt quá hai tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng của chiến tranh Việt Nam (1971-1975), Mỹ đã viện trợ hơn 2 tỷ USD/năm. Vì thế, 65% thu nhập của VNCH là từ viện trợ của Mỹ, số tiền này chủ yếu để chi tiêu chính phủ, nhập hàng hóa tiêu dùng. Đáng nói, viện trợ không được sử dụng làm vốn đầu tư cho phát triển, bởi bản chất vấn đề là ở chỗ: khi Mỹ sử dụng viện trợ để nắm chặt yết hầu, chi phối mọi hoạt động, thì một chế độ bù nhìn muốn tự cường cũng không thể thực hiện. Như với việc lập dự trữ ngoại tệ quốc gia chẳng hạn, theo ông Vũ Quốc Thúc - người từng là Thống đốc Ngân hàng quốc gia, Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết hậu chiến của VNCH, thì: “điều này không thể giấu được con mắt của người Mỹ, nhập bao nhiêu, xuất bao nhiêu, bán những gì họ đều nắm và quyết định. Khi họ thấy quỹ ngoại tệ đầy lên một chút thì việc nhập khẩu xăng dầu họ bắt phải trả bằng ngoại tệ sở hữu, không viện trợ nữa, do đó có để dành cũng vô ích, vì cuối cùng để dành lại phải chi tiêu, viện trợ bị cắt giảm. Chính cách xử sự đó của người Mỹ đã đẩy các nhà quản lý ở miền nam Việt Nam vào xu hướng ỷ lại. Tự lực tự cường không nổi, vì nếu tự lực tự cường thì viện trợ Mỹ cắt giảm, có khi thiệt hại hơn là không tự lực, tự cường”.
Sự thật thì chính quyền VNCH chưa bao giờ đặt mục tiêu ích nước, lợi dân làm tiêu chí hàng đầu, cơ bản cho chế độ, mà chỉ trông chờ vào viện trợ của Mỹ. Như trong cuốn Vietnam, the ten thousand day war (Việt Nam, cuộc chiến mười nghìn ngày) xuất bản tại London (Luân Đôn) năm 1982, tác giả M.McLear (M.Mắc-lia) dẫn lời của Nguyễn Văn Thiệu: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập”. Tự thân câu nói cho thấy thực chất “hùng mạnh, giàu có của VNCH” là gì. Cho nên, không cần phải làm việc, chỉ cần kìm kẹp nhân dân theo ý muốn của nước ngoài để được nuôi nấng, có thể phần nào đánh giá đó là lẽ sống của VNCH. Có thể thấy khá rõ điều này từ việc thực hiện âm mưu chia cắt đất nước, chính quyền bỏ mặc nông dân trong cảnh khốn đốn, buộc người dân miền nam phải loay hoay tìm cách sản xuất trong điều kiện thiếu thốn. Vì thế, sống trên vùng đất có các cánh đồng rộng lớn, phì nhiêu hàng đầu của châu Á mà chính quyền, người dân hoàn toàn phải sống nhờ hà hơi, tiếp sức và viện trợ lương thực từ nước ngoài, như tờ Công luận ngày 1-9-1968 xuất bản tại Sài Gòn - nay là TP Hồ Chí Minh, đã cảnh báo: “Người Việt Nam sẽ sa vào một tấm thảm kịch, đó là thảm kịch không tự nuôi sống mình được. Chỉ trông vào hàng hóa, lúa gạo nhập cảng, thì sợ có ngày vì cái ăn, cái mặc mà phải sa vào cảnh tự sát của một quốc gia”.
Sau khi Hiệp định Paris (Pa-ri) được ký tháng 1-1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam; viện trợ cho VNCH cơ bản bị cắt giảm và chi phí của người Mỹ ở VNCH cũng giảm theo. Khi “bầu sữa” không còn dồi dào như trước, nền kinh tế của VNCH nhanh chóng lâm vào khủng hoảng trầm trọng: chỉ trong năm 1973, sản xuất nông nghiệp giảm đến 20%; hàng loạt xí nghiệp phải đóng cửa vì nguyên, vật liệu khan hiếm và giá cao; 750 nghìn người sống bằng lương của Mỹ bị mất thu nhập… Các thống kê cho biết, đến tháng 9-1973, ở miền nam có hai triệu người thất nghiệp, 50% số này sống ở Sài Gòn. Chỉ trong năm 1973, số người ăn xin ở Sài Gòn tăng gấp hai lần so các năm trước, lạm phát gia tăng với tốc độ chóng mặt khiến kinh tế càng suy sụp. Để cứu vớt một chế độ vốn đã ốm yếu đang tiếp tục suy kiệt, chính quyền VNCH đã phải đặt ra nhiều thứ thuế nhằm tăng thu ngân sách. Tuy nhiên, trong năm tiếp theo, khi viện trợ của Mỹ đã giảm xuống mức rất thấp thì tình hình còn bi thảm hơn nữa.
ĐỂ tô vẽ một chế độ không thể tự tồn tại, lấp liếm bằng việc lấy mức sống ở đô thị có được nhờ viện trợ của nước ngoài để so sánh, một số kẻ cố tình bỏ qua, “đánh bùn sang ao” các khó khăn của VNDCCH để xuyên tạc sự khác biệt về bản chất. Một nghiên cứu của Đại học Brussels (Brúc-xen - Bỉ) về GDP bình quân đầu người giữa VNDCCH và VNCH trong giai đoạn 1955 - 1975 đã đưa ra các số liệu chi tiết. Theo đó, thu nhập bình quân đầu người trên năm của VNDCCH khá ổn định, cụ thể: năm 1956 là 40 USD, năm 1960 là 51 USD, năm 1964 là 59 USD, năm 1970 là 60 USD, năm 1974 là 65 USD. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người trên năm của VNCH lại rất thất thường, cụ thể: năm 1956 là 62 USD, năm 1960 là 105 USD, năm 1964 là 118 USD, năm 1970 tụt xuống còn 81 USD, đến năm 1974 chỉ còn 65 USD; sự suy giảm này tỷ lệ thuận với sự suy giảm viện trợ của Mỹ. Đó là cơ sở để tác giả Đặng Phong đã nhận xét: “Nền kinh tế miền nam trước 1975 tuy có vẻ ngoài phồn vinh nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”; còn trên BBC, thì TS J.M.Carter (J.M.Các-tơ) ở Đại học Drew (Đờ-ru - Mỹ), tác giả cuốn Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968 (Các cố gắng của Mỹ trong khi xây dựng nhà nước ở miền nam Việt Nam giai đoạn 1954-1968) xuất bản ở Mỹ năm 2008, vạch rõ VNCH chỉ là một “nhà nước hư cấu”, “chính thể Sài Gòn không thể nuôi chính mình; thậm chí không thu đủ lợi tức cho hoạt động hàng ngày. Họ phải phụ thuộc vào viện trợ Mỹ”.
Phải thấy rằng, giai đoạn 1955 - 1975, VNDCCH đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, cùng lúc vừa phải tiến hành công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới, vừa hỗ trợ miền nam trong sự nghiệp đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Trong bối cảnh ấy, VNDCCH nhận được sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa của bè bạn yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là các nước trong khối XHCN. Cần nhấn mạnh là VNDCCH đã sử dụng viện trợ một cách rất hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế, như: trang bị, xây dựng khoảng 900 công trình công nghiệp và các ngành kinh tế; nhập máy lẻ, nguyên liệu, phương tiện vận tải, lương thực, thực phẩm, may mặc và các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Đáng chú ý, việc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân với miền bắc đã gây thiệt hại nặng nề, kinh tế VNDCCH bị ảnh hưởng nghiêm trọng, công nghiệp nặng hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng với nỗ lực, quyết tâm của chính quyền và nhân dân, hoạt động lao động sản xuất vẫn được tổ chức hợp lý để phù hợp với điều kiện chiến tranh. Vì thế, năm 1965 VNDCCH có 1.132 xí nghiệp (205 xí nghiệp trung ương, 927 xí nghiệp địa phương) thì đến năm 1969 đã có 1.352 xí nghiệp (277 xí nghiệp trung ương, 1.075 xí nghiệp địa phương). Và “Mỗi người làm việc bằng hai” trở thành khẩu hiệu hành động của nhân dân miền bắc, các phong trào thi đua yêu nước diễn ra rất sôi nổi trên mọi lĩnh vực đời sống, như: “Ba nhất” trong quân đội, “Gió Đại Phong” trong nông nghiệp, “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” trong thanh niên, “Ba đảm đang” trong phụ nữ, “Ba quyết tâm” trong trí thức, “Hai tốt” trong giáo dục… Dù gian khổ, dù thiếu thốn trăm bề, nhưng lòng yêu nước, ý chí tự cường vẫn luôn là động lực để nhân dân miền bắc vượt mọi khó khăn, vừa lao động sản xuất xây dựng đời sống, vừa hỗ trợ và chi viện nhân dân miền nam kháng chiến chống Mỹ.
Đó là kỳ tích không thể phủ nhận, đồng thời chứng minh sự sáng suốt, đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong khi xác định chiến lược, tổ chức, động viên, huy động sức người, sức của của toàn dân phấn đấu vì độc lập, vì sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
(Còn nữa)
Sự thật không thể chối cãi! (Kỳ 2)
Bài 2: Lừa bịp để nuôi dưỡng ảo tưởng chống phá
“Sinh
hoạt báo chí và mọi sinh hoạt khác ở miền nam vừa tự do, vừa văn minh
hơn hẳn các quốc gia trong vùng, không thua gì các quốc gia tân tiến”,
đó là một trong số các luận điệu mà nhiều năm qua, một số kẻ vẫn cố tình
tô vẽ, sơn phết và rêu rao để minh chứng, ca ngợi sự “ưu việt” của chế
độ “Việt Nam cộng hòa”. Nhưng sự thực thì như thế nào? Nhận diện rõ vấn
đề này sẽ phần nào hiểu kỹ hơn mánh lới xảo quyệt của các thế lực thù
địch nhằm tác động tới nhận thức của những người không tìm hiểu thấu
đáo, từ đó thực hiện mưu đồ chống phá Việt Nam…
Nhằm
chia cắt Việt Nam, năm 1955 Ngô Đình Diệm lập cái gọi là “Việt Nam cộng
hòa” (VNCH) để ông ta lên làm Tổng thống. Năm 1956, một hiến pháp được
ban hành, trao cho Ngô Đình Diệm quyền lực rất lớn là có thể triệt tiêu,
làm tê liệt đạo luật nào ông ta không vừa ý, và ban hành, thi hành đạo
luật nào có lợi. Để duy trì chế độ độc tài bù nhìn, VNCH coi “tố cộng,
diệt cộng” là chính sách của quốc gia, tiến hành các chiến dịch đàn áp
dã man phong trào cách mạng. Có thể dẫn ra vô số tài liệu về sự tàn bạo
của các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, song ở đây chỉ dẫn lại điều ông
R.McNamara (R.Mắc-na-ma-ra) đã viết trong Patriots: The Vietnam War
Remembered from All Sides (Người yêu nước: ghi nhận từ tất cả các bên)
là đủ: “Năm 1959, tôi đi thăm các tiền đồn của quân đội, nơi mà họ (quân
đội Ngô Đình Diệm) chặt đầu những người họ cho là cộng sản. Họ treo
những chiếc đầu người vào ngay trước cổng tiền đồn của họ, đôi khi với
hai điếu thuốc lá cắm lên mũi. Thậm chí, họ còn mời mọi người chụp ảnh
tại đó. Binh lính ở đây rất tự hào về hành động của họ”. Không chỉ cố
gắng tận diệt phong trào cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm còn dùng
bạo lực thẳng tay đàn áp các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, và cuộc tàn sát
đẫm máu đối với Phật giáo năm 1963 trở thành một trong các nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ bù nhìn độc tài.
Trong
bối cảnh đó, cái gọi là “tự do báo chí của VNCH” như một số kẻ vẫn rêu
rao thực chất chỉ là lừa bịp, giả dối. Vì không ai khác, chính ngay
những người trong cuộc đã mô tả trái ngược. Như trong cuốn Bốn mươi năm
nói láo xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn - nay là TP Hồ Chí Minh, nhà báo
Vũ Bằng viết: “Trong suốt một thời gian kéo dài từ tháng 5-1963 cho đến
tháng 11 cùng năm đó, tràn đầy máu lửa và nước mắt, tàn sát Phật tử
không khác gì phát-xít Đức tàn sát người Do thái trong thế chiến thứ
nhì, không có một tờ báo chính thức nào dám ho he một lời can ngăn - chớ
đừng nói cảnh cáo hay đả kích - Ngô Đình Diệm và gia đình ông ta. Được
lệnh của cố vấn Ngô Đình Nhu, Tổng Giám đốc thông tin mỗi ngày ra một
chỉ thị cho các báo. Báo nào báo nấy theo răm rắp, nhưng cũng chưa yên;
đến lúc đưa kiểm duyệt, lại thay đổi ý kiến, có tin cấm lại cho ra, có
tin không nói đến, tới giờ cuối cùng lại cấm”.
Đến
thời Nguyễn Văn Thiệu, tình hình báo chí dưới chế độ VNCH cũng không
khả dĩ hơn. Luật báo chí do chế độ này ban hành năm 1969 quy định mỗi tờ
báo phải ký quỹ 500 nghìn đồng; báo chí không được thóa mạ từ nhân viên
chính phủ tới tổng thống; và dưới chiêu bài để bảo vệ an ninh quốc gia,
trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục, tổng trưởng nội vụ có quyền ra
lệnh tịch thu một tờ báo trước hay trong khi lưu hành, các tỉnh trưởng
cũng có quyền tương tự... Ba năm sau (năm 1972), nhằm tiếp tục hạn chế
tối đa tự do báo chí, hay như nhà báo Lý Quí Chung nhận xét là “bóp cổ
báo chí”, Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc luật quy định tờ báo nào bị tịch
thu lần hai vì đăng bài vi phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công
cộng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn; tư nhân muốn ra báo hằng ngày phải ký quỹ
20 triệu đồng (47 nghìn USD theo thời giá năm 1972), còn muốn ra báo
định kỳ (hằng tuần, hằng tháng) phải ký quỹ 10 triệu đồng; tiền được gửi
vào ngân hàng để khấu trừ khi phải trả tiền phạt, bồi thường, hay bị
thua kiện… Lập tức, 16 báo hằng ngày, 15 báo định kỳ phải đóng cửa vì
không có tiền ký quỹ. Sau đó, một số chủ báo bị phạt, tiền ký quỹ bị
tịch thu, một số người bị bỏ tù. Hệ quả là hơn 50% số nhà báo bị thất
nghiệp và dẫn đến sự ra đời của “ngày ký giả đi ăn mày”. Trong Hồi ký
không tên (NXB Trẻ, năm 2005), nhà báo Lý Quí Chung - cựu dân biểu từng
giữ chức Bộ trưởng Thông tin của VNCH, viết: “Có vài con số thống kê
đáng chú ý như sau: từ vụ xử đầu tiên theo sắc luật 007/72 (tờ báo bị
đưa ra Tòa án quân sự mặt trận biệt khu Thủ đô đầu tiên là Điện tín ngày
18.8.1972) cho đến hết năm 1973 có tất cả 228 vụ tịch thu và truy tố
báo chí. Trước đó, khi chưa có sắc luật 007/72, từ tháng 12-1969 đến
tháng 8-1972 có đến 5.000 vụ “vi phạm luật báo chí” cũ”.
Đáng
nói là không chỉ các nhà báo Vũ Bằng, Phan Nghị… bị cảnh sát bắt giam,
mà còn có cái chết tức tưởi của nhà báo P.Leandri (P.Le-an-đờ-ri) Phó
Văn phòng đại diện hãng thông tấn Pháp AFP ở Sài Gòn: ngày 14.3.1975 ông
bị giết ngay tại trụ sở Tổng nha cảnh sát Sài Gòn do đưa tin Buôn Mê
Thuột thất thủ… Sự tàn bạo này tiếp tục theo tàn quân VNCH lưu vong đến
Mỹ, với những vụ ám sát dẫn đến cái chết của hàng loạt nhà báo như:
Dương Trọng Lâm, Đạm Phong, Lê Triết, Phạm Văn Tập, Đỗ Trọng Nhân. Lý
do, vì họ đã viết báo để vạch trần bản chất xấu xa của tổ chức khủng bố
“Việt tân”.
Với
những lĩnh vực khác của đời sống xã hội dưới chế độ VNCH, tình hình
cũng không có gì sáng sủa. Rất nhiều số liệu về VNCH đã được công bố,
không một ai dám bác bỏ như: trong vùng VNCH kiểm soát, do thiếu trường
học hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên chỉ có khoảng 24% tổng số
thanh, thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 được đi học; năm 1974, tỷ lệ
người dân biết đọc, biết viết của VNCH ước tính khoảng 70% dân số; hệ
thống y tế nhỏ bé và thường bị quá tải, thiếu thuốc men; năm 1967, toàn
miền nam chỉ có khoảng 160 bác sĩ và năm nữ hộ sinh cho 100 nghìn người
dân; toàn bộ chương trình y tế công cộng chỉ được dành khoảng 2% ngân
sách… Thế nên, nếu biết xấu hổ, mấy kẻ đang “tôn thờ VNCH” nên im lặng
và biết thừa nhận. Bởi, tuy còn không ít khó khăn nhưng thực tế cùng
thời điểm trước và sau 1975, giáo dục, và y tế của Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, vượt xa so với
giáo dục, y tế của cái chế độ “VNCH” mà họ ca ngợi.
Cũng
phải khẳng định, mấy kẻ đang tô son, trát phấn cho VNCH, giương “cờ
vàng” để lập ra đủ loại “chính phủ lưu vong” kỳ quặc tồn tại vất vưởng
trên đất Mỹ, có một nỗi ê chề không dám thừa nhận là “quốc ca” mà họ vẫn
ôm súng gỗ, gân cổ gào vào mỗi dịp tụ tập chỉ là sản phẩm đạo nhạc từ
ca khúc Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Vậy có gì đáng
tự hào, có gì đáng ngợi ca khi một chế độ không thể gợi cảm hứng để nhạc
sĩ sáng tác quốc ca, phải đạo nhạc của người mà họ vẫn coi là kẻ thù?
Việc sau mấy chục năm, một số kẻ lại coi “VNCH là hình mẫu” để tự huyễn
hoặc và lòe bịp người khác, đã cho thấy họ không có liêm sỉ để thừa nhận
điều nhà báo người Anh D.Hotham (D.Hô-thâm) đã khẳng định: “Người ta
khoe rằng, VNCH đã độc lập thật sự, nhưng thật ra không có gì độc lập
cả. Một nước làm sao có thể độc lập được khi cả ngân sách của quân đội
mình đều do nước ngoài gánh chịu? Một nước làm sao có thể độc lập được
khi 80% tiền mua hàng hóa nhập cảng không phải trả bằng tiền bán hàng
hóa xuất cảng mà bằng tiền lấy trong ngân khố của Washington
(Oa-sinh-tơn)”.
Không
chỉ vậy, vì mục đích cá nhân đen tối, họ còn lớn tiếng chê bai, giễu
cợt khó khăn mà nhân dân miền bắc đã chịu đựng trước năm 1975, nhân dân
cả nước đã vượt qua sau năm 1975. Đó là bất lương trước lịch sử. Vì trên
thế giới này, không có quốc gia nào sau khi phải chắt chiu mọi nguồn
lực để đấu tranh giành độc lập mà không gặp khó khăn, càng không có quốc
gia nào đi ra từ bom đạn của chiến tranh là lập tức có cuộc sống sung
túc. Trên thực tế, sau ngày 30.4.1975, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn,
và thời bao cấp là khó tránh khỏi, vì cùng lúc Việt Nam vừa phải khắc
phục hậu quả chiến tranh, vừa chịu hậu quả từ chính sách cấm vận của Mỹ,
vừa phải chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới tây nam,
biên giới phía bắc, vừa phải chống lại hoạt động chống phá của mấy kẻ
“tôn thờ cờ vàng” như Nguyễn Hữu Chánh, Lê Quốc Túy, Hoàng Cơ Minh… Để
rồi, từ tư duy mới, nhận thức mới về phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã khởi xướng, lãnh đạo, tổ chức toàn dân bắt đầu sự nghiệp đổi mới. Và
sau hơn 30 năm, đất nước có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, khiến
dư luận thế giới khâm phục, rất nhiều người gốc Việt về thăm quê hương
phải kinh ngạc. Chưa kể, mấy kẻ cố “đánh bóng VNCH” để chống đối mê muội
hoặc ai đó thiếu hiểu biết nên nhớ chính Nhà nước Việt Nam đã phải trả
món nợ 145 triệu USD (85 triệu USD nợ gốc, cộng tiền lãi, chi phí phát
sinh trượt giá) mà chính quyền bán nước, hại dân của họ còn nợ nước Mỹ.
Họ cũng nên biết, dù Việt Nam còn khó khăn cần giải quyết, dù thời giá
có thể khác nhau và còn thấp so với thế giới, nhưng với dân số hiện nay
hơn 93 triệu người, nhưng đến năm 2017, thu nhập bình quân theo đầu
người của Việt Nam là 2.300 USD, vượt xa 65 USD (khoảng 494 USD theo
thời giá năm 2015) thu nhập bình quân đầu người ở VNCH năm 1974. Đó là
những sự thật không thể chối cãi.
Tháng
6-2018, trong chương trình truyền hình Tiếng quê hương số 26 đã phát
trên Youtube, đề cập mấy kẻ còn ảo tưởng về VNCH rầm rĩ kỷ niệm cái gọi
“tháng tư đen”, bà Phùng Tuệ Châu - người Mỹ gốc Việt Nam, thẳng thắn
chỉ rõ VNCH có tên nhưng là một chế độ bù nhìn, không được hoàn toàn độc
lập, tự do như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mấy kẻ chống cộng cực đoan kỷ
niệm “tháng tư đen” vì VNCH của họ không còn nữa, chế độ đó đã bị chôn
vùi cùng tuyên bố đầu hàng vào ngày 30.4.1975, “cờ vàng” vĩnh viễn bị hạ
xuống. Bà Phùng Tuệ Châu cho rằng với mấy kẻ “tôn thờ cờ vàng” thì
“tháng tư đen” là nỗi nhục, là nỗi xấu hổ, họ hò hét suốt 43 năm nhưng
sẽ không bao giờ đạt được điều gì. Bà khẳng định, với quê hương Việt
Nam, dân tộc Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam thì 30.4.1975 là Ngày
Chiến thắng, ngày của niềm vinh dự. Bà khảng khái cho rằng: “Đảng Cộng
sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đem lại
hòa bình cho đất nước, đương nhiên tôi phải ủng hộ”. Thiết nghĩ, đó là
một ý kiến tỉnh táo, sáng suốt và lương thiện. Mấy kẻ vẫn “nuôi mộng cờ
vàng” cần lắng nghe để nhanh chóng thức tỉnh!
Theo HÒA PHONG (nhandan.com.vn)
Đoàn vệ quốc quân
Nhận xét
Đăng nhận xét