KÝ ỨC CHÓI LỌI 137/c - SỬ KÝ TRUYỀN HÌNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Tập 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
Rõ ràng, cái được gọi là nền “đệ nhất cộng hòa”, một chính thể tự cho là tự do, dân chủ, độc lập…, thực chất là một thứ tầm gửi. Tính chất tầm gửi đó có thể được nhìn nhận qua hoạt động cưỡng ép di cư. “Mục đích chính trị căn bản của cuộc cưỡng ép di cư này là: Thứ nhất, làm cho dư luận ở xứ này và dư luận ở nước ngoài tưởng rằng đông đảo nhân dân miền Bắc trốn tránh chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đi theo chế độ miền Nam tốt hơn, hấp dẫn hơn. Thứ hai, và điều này mới là chủ yếu, tạo cho chính quyền miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm, một chỗ dựa cần thiết, một nguồn tuyển mộ quân lính, tay sai, bè đảng, để dùng vào việc thực hiện kế hoạch xây dựng nền độc tài của Diệm, tức là chế độ thuộc địa kiểu mới ở miền Nam”[4].
Cuộc cưỡng ép di cư này còn có một số mục đích khác nữa. Đó là về kinh tế - xã hội, đối với miền Bắc, Mỹ - Diệm hi vọng rút được một số lượng trí thức, công nhân kỹ thuật vào Nam, tạo ra những xáo động lớn, phá hoại sản xuất, làm cho miền Bắc không ổn định về kinh tế, khiến cho lòng người li tán, gây khó khăn cho ta trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Đối với miền Nam, vùng bị tạm chiếm, dân di cư sẽ là nguồn cung cấp nhân công cho các đồn điền cao su, cà phê, cây ăn quả và một số cây công nghiệp mới du nhập. Đồng thời, với số người di cư, Mỹ - Diệm nhằm “thăng bằng sự chênh lệch giữa dân số miền Bắc 12 triệu và dân số miền Nam 11 triệu”. Điều này có nghĩa là “tăng thêm hi vọng của thắng lợi tổng tuyển cử”. Đồng bào di cư còn là nguồn nhân lực quan trọng đáng kể để xây dựng ngụy quân, củng cố ngụy quyền.
Những thủ đoạn tàn bạo của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai
Trong những hoạt động nhằm củng cố quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm, được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của quan thầy Mỹ, đã có nhiều thủ đoạn tàn bạo. Đó là loại trừ tham mưu trưởng thân Pháp Nguyễn Văn Hinh (và thay bằng Lê Văn Tỵ); tiêu diệt Đại Việt ở Quảng Trị, Phú Yên; tiêu diệt Quốc dân đảng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum…
Chủ trương tập trung quyền lực của Diệm đã làm các thế lực quân sự cát cứ hoảng sợ. Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên bắt đầu liên kết để chống lại Diệm, thường được gọi là “Tam liên”. Diệm đồng thời chia rẽ trong hàng ngũ Tam liên và trong từng thế lực quân sự, tổ chức các chiến dịch quân sự và dụ dỗ, mua chuộc. Kết quả là Bình Xuyên bị đánh bại hoàn toàn. Giáo phái Hòa Hảo cũng nhanh chóng bị loại trừ, khi một số thủ lĩnh lớp bị giết (Ba Cụt – Trần Quang Vinh), lớp bị mua chuộc (Hai Ngoán – Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ), lớp bị đánh bại rồi chịu đầu hàng (Năm Lửa – Trần Văn Soái)… Còn với Cao Đài, sau khi hai chỉ huy quân sự là Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương hợp tác với Diệm thì lực lượng còn lại dần yếu thế, cuối cùng Hộ pháp Phạm Công Tắc phải bỏ chạy ra nước ngoài để tránh bị Diệm làm hại. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 năm, các thế lực quân sự cát cứ gần như bị Diệm tiêu diệt hoàn toàn.
Trong lúc vừa trấn áp các giáo phái và thế lực đối lập, trong thời gian 300 ngày, chế độ Diệm đã thi hành ngay chính sách trả thù những người kháng chiến. Thủ đoạn của Diệm vô cùng phong phú và hậu quả thì vô cùng nặng nề. Các thủ đoạn đó là:
Thứ nhất, phân loại công dân và phân biệt đối xử. Chúng phân thành 3 loại: loại A (công dân bất hợp pháp, là những người yêu nước, yêu hòa bình, ủng hộ Hiệp định Genève, từng tham gia kháng chiến), loại B (công dân bán hợp pháp, gồm họ hàng, bạn bè của loại A và họ hàng, bạn bè những người đi tập kết ra Bắc), loại C (công dân hợp pháp, gồm những người còn lại). Đường lối của Diệm là dựa vào loại A đánh vào loại C, làm cho loại B khiếp sợ và khuất phục.
Thứ hai, đàn áp các cuộc biểu tình chống áp bức và đòi thi hành đúng các điều khoản của Hiệp định Genève. Chẳng hạn, vụ Mỏ Cày (Bến Tre, tháng 9-1954), vụ Cây Cốc (Quảng Nam, tháng 9-1954), vụ Trà Ôn (Vĩnh Long, tháng 10-1954)…
Thứ ba, tổ chức khủng bố những người từng tham gia kháng chiến. Một số vụ tàn sát điển hình, như vụ triệt hạ Hướng Điền (Quảng Trị, tháng 7-1955, giết hại 3 lần với tổng cộng 91 người, trong đó có 15 phụ nữ và trẻ em gái bị hãm hiếp), vụ Đại Lộc (Quảng Nam, cuối năm 1957, bắt và giết hại 5.000 người)… Diệm cũng cho xây dựng hệ thống nhà tù và trại tập trung dày đặc. Nhà tù cỡ lớn giam từ ngàn người trở lên thì lúc này miền Nam có khoảng 100 cái, như Chí Hòa (chứa 4.000 người), Phú Lợi (6.000 người), Biên Hòa (3.000 người), Thủ Đức chứa (2.000 người)…
Về quãng thời gian khó khăn này, Đại tướng Văn Tiến Dũng nhận xét: “Trong 5 năm đấu tranh chính trị gay go và quyết liệt, đồng bào miền Nam đã chịu đựng nhiều đau thương và tổn thất, hàng ngàn xóm làng bị địch đốt phá, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên bị giam cầm, tra tấn và bắn giết”[5]. Tài liệu của Đại tướng dẫn lại cho biết, tính đến cuối năm 1957, lực lượng của Đảng ở các tỉnh đồng bằng khu 5 bị tổn thất nặng nề: 70% đảng ủy viên xã, 60% huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên bị bắt và bị giết. Tỉnh có phong trào khá nhất, chỉ còn 10 chi bộ, mỗi chi bộ 3 đảng viên, tỉnh yếu còn 2, 3 chi bộ, 12 huyện đồng bằng mất hết cơ sở đảng.
Tại Nam bộ, tính chung từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên. Từ năm 1955 đến 1958, chúng giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt giam 446.000 người. Chưa hết, tháng 12-1958, chúng đầu độc hàng nghìn tù chính trị tại trại giam Phú Lợi. Tháng 4-1959, Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng khẩn cấp”[6].
Bắt đầu một cuộc chiến chính nghĩa
Sau khi hết 300 ngày chuyển quân, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phớt lờ và tiếp tục phủ nhận Hiệp định Genève. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị mở hội nghị hiệp thương thì Diệm từ chối. Các luận điệu xuyên tạc (như Hiệp định Genève chỉ nói hiệp thương chứ không nói hội nghị hiệp thương, chính quyền Việt Nam Cộng hòa không ký Hiệp định Genève nên không cần phải thực hiện, miền Bắc không có dân chủ nên không thể tổng tuyển cử tự do…) đều bị đánh tan.
Hồi ức Đại tướng Văn Tiến Dũng nêu rõ: “Đảng ta đã chỉ rõ rằng: đứng trước chính sách cực kỳ phản động và tàn bạo của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để cứu nước, cứu mình. Do đó, mục đích cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng”[7].
Nghị quyết 15 được Ban Chấp hành Trung ương thông qua tháng 1-1959 đã chỉ rõ: Phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 17-1-1960, phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre sau đó lan rộng ra khắp miền Nam.
Cuộc chiến vũ trang chống Mỹ và tay sai bắt đầu từ đó. Rõ ràng, chế độ Ngô Đình Diệm là sự khởi đầu của chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam nên cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bắt đầu từ cuộc đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm.
Từ năm 1961, Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, bằng cách xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ, tiến hành “bình định” và lập “ấp chiến lược”, nhằm tiêu diệt các lực lượng vũ trang miền Nam. Nhưng âm mưu bình định và dồn dân trong các chiến lược không đạt kết quả, buộc Mỹ phải tăng dần lực lượng, từ 30.000 cố vấn năm 1964 lên 184.314 cố vấn và binh lính vào năm 1965.
Cuối năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân chiến đấu từ Mỹ sang, “tìm và diệt” quân chủ lực miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Lực lượng Mỹ có mặt ở miền Nam đến cuối năm 1968 lên tới 545.000 tên; các nước như Thái Lan, Philippines, Úc, New Zealand và Hàn Quốc huy động thêm 70.000 quân nữa. Số lính Việt Nam Cộng hòa lúc này là 600.000 quân. Đây là những minh chứng thuyết phục cho hành vi xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.
Thực tế Mỹ không chỉ xâm lược miền Nam, chiếm đóng thông qua chính quyền tay sai, mà còn nhiều lần xâm phạm miền Bắc bằng đường không (dùng máy bay oanh tạc), đường biển (thả ngư lôi dọc theo bờ biển miền Bắc), đường bộ (dùng biệt kích xâm nhập trực tiếp). Hoạt động chiến tranh của Mỹ tuy không xây dựng chính quyền do người Mỹ đứng đầu như Pháp nhưng hòng biến miền Nam (nếu có thể thì cả Việt Nam) thành vùng phụ thuộc Mỹ, làm tiền đồn chống lại sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở châu Á – Thái Bình Dương, làm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Mỹ và cung cấp nguyên vật liệu cho Mỹ…
Nếu chỉ là cuộc chiến nội bộ của người Việt Nam (civil war) thì khắp thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng đã không có hành động phản chiến quyết liệt. Trong suốt cuộc chiến, có hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam, hơn 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam, hơn 160 triệu người ở nhiều nước ghi tên tình nguyện sang Việt Nam đánh Mỹ, 83 cơ quan đại diện Mỹ ở các nước bị nhân dân đập phá… Tại Mỹ, có nhiều công dân Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc chiến, trong đó có nhân vật nổi tiếng là Norman Morison; hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược trên khắp các bang; 16/27 triệu thanh niên Mỹ tới tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch; 75.000 người Mỹ bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ và đấu tranh phản chiến…[8] Cả cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (1993 – 2001) khi còn là sinh viên cũng từng đấu tranh phản chiến.
Do đó, cuộc chiến tranh tại Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Với nhân dân ta, đó là cuộc chiến chống xâm lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX!
TRÚC GIANG
Trích đăng từ trang thông tin điện tử codotphcm.com
SỬ KÝ TRUYỀN HÌNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Tập 3
Đâu là nguyên nhân đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam?
Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Thế giới thứ ba diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng “Cộng sản” và “nguy cơ bành trướng” của Liên Xô, thì Mỹ cần phải xây dựng được cho mình những “viên cảnh sát” khu vực đủ “mạnh” để đối phó. Ở châu Á, theo giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc có điều kiện về dân số, diện tích và vị trí địa lý thuận lợi đủ khả năng xây dựng được một nền chính trị, quân sự mạnh – đảm nhiệm được vai trò “cảnh sát”.
Nhưng trước sự lớn mạnh và thắng thế của Đảng Cộng sản, trước Quốc dân đảng, Mỹ lại tính đến giải pháp về một chính quyền liên hiệp. Hi vọng không thành, khi sau đó, Quốc Dân đảng tiếp tục bị tấn công, phải bỏ chạy ra Đài Loan. Và ngày 1 tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Từ thực tế trên, buộc các nhà chiến lược Mỹ phải tìm “ứng viên” thay thế. Và Nhật Bản được chọn, mặc dầu trước đó nó bị lãng quên do “đặc tính không đáng tin cậy hoặc không dễ dàng điều khiển được.” [1]
Để tái thiết công nghiệp cho Nhật, cần phải có thị trường giàu lợi nhuận và nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thô, rẻ. Ở vùng vành đai châu Á: Triều Tiên, khu vực Mãn Châu – Trung Quốc… đáp ứng được yêu cầu này.
Vùng vành đai theo sự hoạch định của Mỹ, ngoài vai trò là thị trường tiêu thụ, cung cấp nguồn nguyên liệu còn tham gia vào “…việc sản xuất hàng hóa cơ bản như lương thực và nguyên liệu thô, những mặt hàng mà nó lợi thế so sánh và Nhật Bản đang thiếu. Nhật sẽ chuyên môn hóa vào các ngành sản xuất công nghiệp, tài chính đóng tàu và bảo hiểm. Nó sẽ trở thành công xưởng của châu Á…”
Thế nhưng, chiến tranh Triều Tiên (1950 –1953) đã làm mất đi phần nào những toan tính đó.
Cuộc chiến Triều Tiên nổ ra từ ngày 25 tháng 06 năm 1950, khi binh lính bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38, đánh chiếm Seoul.
Mỹ lập tức can thiệp, tướng Mỹ Douglas MacArthur được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc của 16 nước, ở Triều Tiên. Sau đó, liên kết Nam Triều Tiên mở cuộc phản công, chiếm lại những vị trí đã mất. Đồng thời còn vượt qua vĩ tuyến 38, tiến đến biên giới vùng Mãn Châu, bắt được một số tù binh Trung Quốc [2]. Chiến lược này, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh Trung Quốc, thế là Trung Quốc tăng cường quân đội, phối hợp với Bắc Triều Tiên, phản công chiến lược.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, tại Bàn Môn Điếm (P’anmunjŏm – Triều Tiên), Hội nghị đình chiến quân sự giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên được ký kết và vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới chia cắt hai miền.
Kết quả cuộc chiến cho thấy, Mỹ vẫn không mở rộng được phạm vi chiếm đóng. Kế hoạch xây dựng vùng ngoại vi Triều Tiên – Mãn Châu xem như thất bại.
Trong lúc này, “Dường như mục tiêu dễ đạt tới hơn là Đông Nam Á, đặc biệt là hai quần đảo lớn là Philippin và Inđônêxia, trong đó Inđônêxia có dân số hơn 100 triệu người và rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, cao su, v.v…”
Liệu, có ai “chấp nhận một sự thịnh vượng chung mới của toàn Châu Á một lần nữa, phải cam kết hỗ trợ cho sự hồi phục của kẻ thù và kẻ xâm lược họ trước đây.”
Phía Philippin phản ứng, theo tờ Times của Manila::"Tại sao Cộng hòa Philippin lại phải nhất trí với một thỏa thuận theo đó người Nhật sẽ được lợi và thịnh vượng, trong khi người Philippin vẫn phải dựa trên cơ sở thực dân cũ là cung cấp các nguyên liệu thô cơ bản cho kẻ thù cũ để đổi lấy những thứ không đáng giá như chuỗi hạt thủy tinh, nhẫn đồng và gương soi cầm tay? Đặc biệt là khi người Philippin có thể tự làm ra chúng."
Inđônêxia, lại càng không có cơ sở để đồng ý.
Vừa giành được độc lập từ tay phát xít Nhật (17-8-1945), Inđônêxia phải đấu tranh chống sự trở lại của thực dân Hà Lan. Mặc dầu, đến tháng 11 năm 1949, Hội nghị La Hay, Hà Lan đã công nhận và trao trả chủ quyền nhưng về nhiều mặt vẫn còn bị hạn chế.
Inđônêxia buộc gia nhập Liên minh Hà Lan – Inđônêxia, do nữ hoàng Hà Lan đứng đầu và lệ thuộc hoàn toàn vào Hà Lan về thương mại, ngoại giao, đảm bảo tôn trọng mọi quyền lợi, tài sản của người Hà Lan trên đất nước Inđônêxia, và buộc phải trao trả các đồn điền xí nghiệp… cho tư bản nước ngoài.
Chính vì thế, Inđônêxia vẫn phải tiếp tục đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn. Và trong nhận thức của Inđônêxia thì Hà Lan hay Mỹ, Nhật không khác nhau về bản chất.
Những quốc gia “phi Cộng sản” mà lại không mấy thân thiện với Mỹ, nếu “bị ảnh hưởng của Cộng sản” thì sẽ ra sao...
Trong khi đó, một quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam, ở đó một chính quyền “Cộng sản” vừa mới được thành lập (8 năm 1945). Và tháng 1 năm 1950, Liên Xô, Trung Hoa đã công nhận nền độc lập đó, bắt đầu giúp đỡ.
Theo thuyết Domino [3] của chính giới Mỹ: “Cộng sản” đã từ Liên Xô, Trung Quốc đang tràn xuống Việt Nam nếu không ngăn chặn kịp thời, rồi sẽ từ Việt Nam lan ra khắp Đông Nam Á…
Trở lại vấn đề Nhật Bản… do về lâu dài, Nhật phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên của Đông Nam Á, cho nên có một sự thắng lợi nào của “Cộng sản” sẽ dẫn đến tình trạng “Thân cộng” hoặc thậm chí ngã về “Phe cộng sản” của Nhật, thì vai trò là một “viên cảnh sát” khu vực châu Á sẽ mất đi, lực lượng “Cộng sản” sẽ lớn mạnh hơn...
Việc đó, sẽ đưa đến nhiều nguy cơ cho Mỹ. Trong báo cáo bí mật của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ vào tháng 6 năm 1952 viết:
Sự lớn mạnh của Cộng sản trên toàn cõi Đông Nam Á sẽ làm cho vị thế của Hoa Kỳ tại các căn cứ quân sự dọc theo bờ biển Trung Quốc, Philippine, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và ngoài khơi Thái Bình Dương trở nên không ổn định và đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của Hoa Kỳ tại vùng Viễn Đông.
Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh xâm lược Việt Nam, viết thêm:"Ách thống trị của Cộng sản, dù với biện pháp gì… trước mắt sẽ gây nguy hại nghiêm trọng và về lâu về dài nguy hại một cách nguy kịch đến lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. "
Nói theo cách khác, “Tiền đề căn bản của chủ nghĩa quốc tế Mỹ là chủ nghĩa tư bản Mỹ chỉ có thể thịnh vượng nếu như những đối tác thương mại chủ yếu của nó, Nhật Bản và các quốc gia nòng cốt khác, cũng thịnh vượng.” . Chính vì thế, nên chính quyền Nhà Trắng sẽ thực hiện mọi biện pháp, dưới nhiều hình thức để có thể hội nhập vùng ngoại vi vào nền kinh tế trung tâm (Nhật Bản) một cách hiệu quả hơn.
Tình hình cụ thể ở Việt Nam, chứng minh rõ hơn cho vấn đề này … Trước giai đoạn năm 1945 – 1950 [4], Mỹ đã có âm mưu “đặt ảnh hưởng” ở Việt Nam. Tổng thống F.Rudơven tuyên bố: “Hơn một năm qua, tôi đã bày tỏ ý kiến rằng, Đông Dương không thể trả lại cho Pháp mà cần được thác quản quốc tế…”. Do vậy, nên Mỹ đã không “ủng hộ” việc trở lại của Pháp, ngày 3-11-1944, tổng thống F.Rudơven ra chỉ thị:
1 (…)
2. Các nhân viên quân sự và dân sự Mỹ không được thảo luận và đồng ý về bất cứ điều gì với Pháp liên quan tới Đông Dương.
3. Từ chối giúp Pháp về tất cả các trang thiết bị, vũ khí và phương tiện chuyển quân sang Viễn Đông... Tháng 1 năm 1945, F.Rudơven đã có công hàm chính thức từ chối yêu cầu khẩn thiết của Pháp về việc cung cấp tàu chở quân Pháp sang Viễn Đông…
Sự kiện khác, ngày 22 – 8 Tổng thống Pháp De Gaulle bay sang Oasinhtơn hội đàm với Tổng thống Mỹ Truman. De Gaulle tuyên bố sẽ thiết lập một chế độ mới ở Đông Dương, chính phủ gồm người bản xứ và kiều dân Pháp do đại diện chính phủ Pháp đứng đầu và quân Pháp sẽ vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật.
Kế hoạch này, không được Nhà Trắng chấp thuận. Vì Mỹ chỉ muốn quân Tưởng làm nhiệm vụ này (giải giáp quân Nhật), muốn “nắm” Việt Nam thông qua chính quyền Tưởng Giới Thạch…
Nhưng sau đó, do có sự tranh chấp giữa Mỹ và Anh, Mỹ buộc phải đi đến thỏa hiệp, lấy vĩ tuyến 16, phân chia vùng ảnh hưởng ở Việt Nam. Bắc vĩ tuyến 16 do lực lượng thân Mỹ là quân Tưởng chiếm đóng; nam vĩ tuyến 16 do lực lượng thân Anh [5] là Pháp tiếp quản.
Một biến cố mới…
Vì lúc này, Tưởng phải tập trung lực lượng đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời Tưởng cũng được “nhiều lợi” từ Pháp [6] nên ngày 28 tháng 2 năm 1946, với Hiệp ước Hoa – Pháp, Tưởng đã nhượng bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp.
Thế nhưng, Mỹ vẫn chưa bỏ ý định về Việt Nam…
Từ ngày 1 tháng 5 năm 1950, lợi dụng sự suy yếu của Pháp trước “sức mạnh của Cộng sản” Việt Nam, tổng thống Truman tuyên bố viện trợ cho Pháp. Mục đích, để từng bước “nắm” lại Việt Nam từ tay Pháp.
Chủ trương của Mỹ là vừa đe dọa để mở rộng chiến tranh vừa tăng cường nắm và củng cố ngụy quân ngụy quyền chuẩn bị điều kiện để Mỹ sớm thay Pháp ở Đông Dương. Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến tranh để Pháp và Việt Nam cùng suy yếu, thuận lợi cho việc Mỹ vào Đông Dương.
Sau thắng lợi quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ của Việt Nam dẫn đến việc Pháp phải ký Hiệp định đình chiến ở Genève...
Cộng thêm, từ sau hành động can thiệp quân sự, kéo dài chiến tranh ở Triều Tiên, Mỹ “đã giành được thắng lợi từ thế bế tắc… cơ sở cần thiết để thúc đẩy việc quân sự hóa chính sách đối ngoại của Mỹ” . Quốc hội Mỹ đã tăng khoản chi cho các vấn đề quân sự nhiều hơn trước.
Đồng thời, các nước đồng minh trong hiệp ước: Mỹ - Nhật, ANZUS, NATO… sẽ “ủng hộ” mọi hành động về Việt Nam của Mỹ, nhằm đảm bảo những cam kết “an ninh” của Mỹ còn nguyên giá trị ban đầu.
Ở thời điểm lúc đó, mọi vấn đề hình như rất thuận lợi cho việc Mỹ thay Pháp… Vì thế, Mỹ thúc giục Pháp sớm ký hiệp kết Hiệp định đình chiến với Việt Nam và Mỹ thực hiện ngay ý đồ thay Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương.
Trong lúc nền kinh tế Pháp kiệt quệ, chính trị rối ren, nội bộ chia rẽ, lại phải đối phó với cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri, Pháp đành phải nhượng bộ Mỹ, rút khỏi Việt Nam.
Vậy là, từ chỗ chỉ là một kẻ can thiệp thông qua viện trợ quân sự cho Pháp, sau năm 1954, Mỹ chuyển sang, đóng vai trò là kẻ xâm lược Việt Nam.
Được bắt đầu một cách thận trọng, thậm chí có phần nào ngờ vực, tới năm 1955, Hoa Kỳ đã dần dần tăng cường nỗ lực của mình nhằm tạo ra một quốc gia nam Việt Nam từ con số không. [17, tr. 261] …sử dụng họ như tấm gương cho phần còn lại của khu vực ngoại vi thấy rằng, trên thực tế, việc chơi theo luật chơi của chủ nghĩa quốc tế Mỹ sẽ được thưởng công.
Nhìn lại toàn cảnh về chính sách của Mỹ, ta thấy chính quyền Nhà Trắng đã lợi dụng chiêu bài chống “Cộng sản” để “lôi kéo” người dân, Quốc hội “ủng hộ” trong việc “chi tiền” và đồng thời làm nguyên cớ lãnh đạo các nước “đồng minh” cho vấn đề mở rộng ảnh hưởng toàn cầu…
Nên, dù có hay không, một nhà nước “Cộng sản”, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945; một sự thiết lập ngoại giao của các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1950 thì Mỹ vẫn xâm lược Việt Nam.
Sẽ không có gì khác, nếu có khác chỉ là về hình thức mà thôi: có thể ràng buộc về kinh tế hoặc can thiệp quân sự…
Do vậy, chúng ta hiểu cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, Mỹ tiến hành mục đích để chống sự bành trướng của “Cộng sản” và cốt yếu là thực hiện giấc mơ bá quyền, cái đích mà giới cầm quyền Nhà Trắng hướng tới.
Chú thích
[1] Vì với bản chất quân phiệt hiếu chiến, cộng thêm tư tưởng đế quốc, tư tưởng bành trướng… nên nếu được tái công nghiệp, phát triển trở lại, không có đối trọng ở châu Á. Nhật có nguy cơ mở rộng chiến tranh xâm lược, giành lại thị trường. Nhiệm vụ của Mỹ, ở thời điểm hiện tại là phải loại bỏ được các tư tưởng này.
[2] Quân tình nguyện Trung Quốc đến Triều Tiên từ trung tuần tháng 10 năm 1953, theo tinh thần “Kháng Mỹ Viện Triều”.
[3] Do tổng thống Mỹ Truman đề xuất năm 1946, là thuyết về phản ứng dây chuyền của hệ thống các nước. Nếu một nước trong hệ thống đó bị sụp đổ, thì các nước còn lại trong hệ thống cũng sụp đổ theo.
[4] Cái móc thời gian mà Mỹ cho là “Cộng sản” từ Liên Xô đã tràn sang Trung Quốc, rồi đến Việt Nam.
[5] Việc Anh giúp Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, không phải vì “tình nghĩa” đồng minh. Mà xuất phát từ quyền lợi: Pháp nhượng bộ Anh ở Xiri, nơi tranh chấp Pháp – Anh từ trước, đổi lại Anh ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương.
[6] Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị: tự do thu thuế ở cảng Hải Phòng, trả lại đoạn dường sắt Hồ Kiều – Côn Minh…
Dương Văn Triêm (Hội sử học Đồng Tháp)
Sau chiến tranh thế giới thứ II, khi mà phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Thế giới thứ ba diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng “Cộng sản” và “nguy cơ bành trướng” của Liên Xô, thì Mỹ cần phải xây dựng được cho mình những “viên cảnh sát” khu vực đủ “mạnh” để đối phó. Ở châu Á, theo giới lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc có điều kiện về dân số, diện tích và vị trí địa lý thuận lợi đủ khả năng xây dựng được một nền chính trị, quân sự mạnh – đảm nhiệm được vai trò “cảnh sát”.
Nhưng trước sự lớn mạnh và thắng thế của Đảng Cộng sản, trước Quốc dân đảng, Mỹ lại tính đến giải pháp về một chính quyền liên hiệp. Hi vọng không thành, khi sau đó, Quốc Dân đảng tiếp tục bị tấn công, phải bỏ chạy ra Đài Loan. Và ngày 1 tháng 10 năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Từ thực tế trên, buộc các nhà chiến lược Mỹ phải tìm “ứng viên” thay thế. Và Nhật Bản được chọn, mặc dầu trước đó nó bị lãng quên do “đặc tính không đáng tin cậy hoặc không dễ dàng điều khiển được.” [1]
Để tái thiết công nghiệp cho Nhật, cần phải có thị trường giàu lợi nhuận và nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thô, rẻ. Ở vùng vành đai châu Á: Triều Tiên, khu vực Mãn Châu – Trung Quốc… đáp ứng được yêu cầu này.
Vùng vành đai theo sự hoạch định của Mỹ, ngoài vai trò là thị trường tiêu thụ, cung cấp nguồn nguyên liệu còn tham gia vào “…việc sản xuất hàng hóa cơ bản như lương thực và nguyên liệu thô, những mặt hàng mà nó lợi thế so sánh và Nhật Bản đang thiếu. Nhật sẽ chuyên môn hóa vào các ngành sản xuất công nghiệp, tài chính đóng tàu và bảo hiểm. Nó sẽ trở thành công xưởng của châu Á…”
Thế nhưng, chiến tranh Triều Tiên (1950 –1953) đã làm mất đi phần nào những toan tính đó.
Cuộc chiến Triều Tiên nổ ra từ ngày 25 tháng 06 năm 1950, khi binh lính bắc Triều Tiên vượt qua vĩ tuyến 38, đánh chiếm Seoul.
Mỹ lập tức can thiệp, tướng Mỹ Douglas MacArthur được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc của 16 nước, ở Triều Tiên. Sau đó, liên kết Nam Triều Tiên mở cuộc phản công, chiếm lại những vị trí đã mất. Đồng thời còn vượt qua vĩ tuyến 38, tiến đến biên giới vùng Mãn Châu, bắt được một số tù binh Trung Quốc [2]. Chiến lược này, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh Trung Quốc, thế là Trung Quốc tăng cường quân đội, phối hợp với Bắc Triều Tiên, phản công chiến lược.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, tại Bàn Môn Điếm (P’anmunjŏm – Triều Tiên), Hội nghị đình chiến quân sự giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên được ký kết và vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới chia cắt hai miền.
Kết quả cuộc chiến cho thấy, Mỹ vẫn không mở rộng được phạm vi chiếm đóng. Kế hoạch xây dựng vùng ngoại vi Triều Tiên – Mãn Châu xem như thất bại.
Trong lúc này, “Dường như mục tiêu dễ đạt tới hơn là Đông Nam Á, đặc biệt là hai quần đảo lớn là Philippin và Inđônêxia, trong đó Inđônêxia có dân số hơn 100 triệu người và rất giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, cao su, v.v…”
Liệu, có ai “chấp nhận một sự thịnh vượng chung mới của toàn Châu Á một lần nữa, phải cam kết hỗ trợ cho sự hồi phục của kẻ thù và kẻ xâm lược họ trước đây.”
Phía Philippin phản ứng, theo tờ Times của Manila::"Tại sao Cộng hòa Philippin lại phải nhất trí với một thỏa thuận theo đó người Nhật sẽ được lợi và thịnh vượng, trong khi người Philippin vẫn phải dựa trên cơ sở thực dân cũ là cung cấp các nguyên liệu thô cơ bản cho kẻ thù cũ để đổi lấy những thứ không đáng giá như chuỗi hạt thủy tinh, nhẫn đồng và gương soi cầm tay? Đặc biệt là khi người Philippin có thể tự làm ra chúng."
Inđônêxia, lại càng không có cơ sở để đồng ý.
Vừa giành được độc lập từ tay phát xít Nhật (17-8-1945), Inđônêxia phải đấu tranh chống sự trở lại của thực dân Hà Lan. Mặc dầu, đến tháng 11 năm 1949, Hội nghị La Hay, Hà Lan đã công nhận và trao trả chủ quyền nhưng về nhiều mặt vẫn còn bị hạn chế.
Inđônêxia buộc gia nhập Liên minh Hà Lan – Inđônêxia, do nữ hoàng Hà Lan đứng đầu và lệ thuộc hoàn toàn vào Hà Lan về thương mại, ngoại giao, đảm bảo tôn trọng mọi quyền lợi, tài sản của người Hà Lan trên đất nước Inđônêxia, và buộc phải trao trả các đồn điền xí nghiệp… cho tư bản nước ngoài.
Chính vì thế, Inđônêxia vẫn phải tiếp tục đấu tranh để giành độc lập hoàn toàn. Và trong nhận thức của Inđônêxia thì Hà Lan hay Mỹ, Nhật không khác nhau về bản chất.
Những quốc gia “phi Cộng sản” mà lại không mấy thân thiện với Mỹ, nếu “bị ảnh hưởng của Cộng sản” thì sẽ ra sao...
Trong khi đó, một quốc gia Đông Nam Á khác là Việt Nam, ở đó một chính quyền “Cộng sản” vừa mới được thành lập (8 năm 1945). Và tháng 1 năm 1950, Liên Xô, Trung Hoa đã công nhận nền độc lập đó, bắt đầu giúp đỡ.
Theo thuyết Domino [3] của chính giới Mỹ: “Cộng sản” đã từ Liên Xô, Trung Quốc đang tràn xuống Việt Nam nếu không ngăn chặn kịp thời, rồi sẽ từ Việt Nam lan ra khắp Đông Nam Á…
Trở lại vấn đề Nhật Bản… do về lâu dài, Nhật phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên của Đông Nam Á, cho nên có một sự thắng lợi nào của “Cộng sản” sẽ dẫn đến tình trạng “Thân cộng” hoặc thậm chí ngã về “Phe cộng sản” của Nhật, thì vai trò là một “viên cảnh sát” khu vực châu Á sẽ mất đi, lực lượng “Cộng sản” sẽ lớn mạnh hơn...
Việc đó, sẽ đưa đến nhiều nguy cơ cho Mỹ. Trong báo cáo bí mật của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ vào tháng 6 năm 1952 viết:
Sự lớn mạnh của Cộng sản trên toàn cõi Đông Nam Á sẽ làm cho vị thế của Hoa Kỳ tại các căn cứ quân sự dọc theo bờ biển Trung Quốc, Philippine, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên và ngoài khơi Thái Bình Dương trở nên không ổn định và đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích an ninh của Hoa Kỳ tại vùng Viễn Đông.
Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến tranh xâm lược Việt Nam, viết thêm:"Ách thống trị của Cộng sản, dù với biện pháp gì… trước mắt sẽ gây nguy hại nghiêm trọng và về lâu về dài nguy hại một cách nguy kịch đến lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. "
Nói theo cách khác, “Tiền đề căn bản của chủ nghĩa quốc tế Mỹ là chủ nghĩa tư bản Mỹ chỉ có thể thịnh vượng nếu như những đối tác thương mại chủ yếu của nó, Nhật Bản và các quốc gia nòng cốt khác, cũng thịnh vượng.” . Chính vì thế, nên chính quyền Nhà Trắng sẽ thực hiện mọi biện pháp, dưới nhiều hình thức để có thể hội nhập vùng ngoại vi vào nền kinh tế trung tâm (Nhật Bản) một cách hiệu quả hơn.
Tình hình cụ thể ở Việt Nam, chứng minh rõ hơn cho vấn đề này … Trước giai đoạn năm 1945 – 1950 [4], Mỹ đã có âm mưu “đặt ảnh hưởng” ở Việt Nam. Tổng thống F.Rudơven tuyên bố: “Hơn một năm qua, tôi đã bày tỏ ý kiến rằng, Đông Dương không thể trả lại cho Pháp mà cần được thác quản quốc tế…”. Do vậy, nên Mỹ đã không “ủng hộ” việc trở lại của Pháp, ngày 3-11-1944, tổng thống F.Rudơven ra chỉ thị:
1 (…)
2. Các nhân viên quân sự và dân sự Mỹ không được thảo luận và đồng ý về bất cứ điều gì với Pháp liên quan tới Đông Dương.
3. Từ chối giúp Pháp về tất cả các trang thiết bị, vũ khí và phương tiện chuyển quân sang Viễn Đông... Tháng 1 năm 1945, F.Rudơven đã có công hàm chính thức từ chối yêu cầu khẩn thiết của Pháp về việc cung cấp tàu chở quân Pháp sang Viễn Đông…
Sự kiện khác, ngày 22 – 8 Tổng thống Pháp De Gaulle bay sang Oasinhtơn hội đàm với Tổng thống Mỹ Truman. De Gaulle tuyên bố sẽ thiết lập một chế độ mới ở Đông Dương, chính phủ gồm người bản xứ và kiều dân Pháp do đại diện chính phủ Pháp đứng đầu và quân Pháp sẽ vào Đông Dương tước vũ khí quân Nhật.
Kế hoạch này, không được Nhà Trắng chấp thuận. Vì Mỹ chỉ muốn quân Tưởng làm nhiệm vụ này (giải giáp quân Nhật), muốn “nắm” Việt Nam thông qua chính quyền Tưởng Giới Thạch…
Nhưng sau đó, do có sự tranh chấp giữa Mỹ và Anh, Mỹ buộc phải đi đến thỏa hiệp, lấy vĩ tuyến 16, phân chia vùng ảnh hưởng ở Việt Nam. Bắc vĩ tuyến 16 do lực lượng thân Mỹ là quân Tưởng chiếm đóng; nam vĩ tuyến 16 do lực lượng thân Anh [5] là Pháp tiếp quản.
Một biến cố mới…
Vì lúc này, Tưởng phải tập trung lực lượng đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời Tưởng cũng được “nhiều lợi” từ Pháp [6] nên ngày 28 tháng 2 năm 1946, với Hiệp ước Hoa – Pháp, Tưởng đã nhượng bắc vĩ tuyến 16 cho Pháp.
Thế nhưng, Mỹ vẫn chưa bỏ ý định về Việt Nam…
Từ ngày 1 tháng 5 năm 1950, lợi dụng sự suy yếu của Pháp trước “sức mạnh của Cộng sản” Việt Nam, tổng thống Truman tuyên bố viện trợ cho Pháp. Mục đích, để từng bước “nắm” lại Việt Nam từ tay Pháp.
Chủ trương của Mỹ là vừa đe dọa để mở rộng chiến tranh vừa tăng cường nắm và củng cố ngụy quân ngụy quyền chuẩn bị điều kiện để Mỹ sớm thay Pháp ở Đông Dương. Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến tranh để Pháp và Việt Nam cùng suy yếu, thuận lợi cho việc Mỹ vào Đông Dương.
Sau thắng lợi quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ của Việt Nam dẫn đến việc Pháp phải ký Hiệp định đình chiến ở Genève...
Cộng thêm, từ sau hành động can thiệp quân sự, kéo dài chiến tranh ở Triều Tiên, Mỹ “đã giành được thắng lợi từ thế bế tắc… cơ sở cần thiết để thúc đẩy việc quân sự hóa chính sách đối ngoại của Mỹ” . Quốc hội Mỹ đã tăng khoản chi cho các vấn đề quân sự nhiều hơn trước.
Đồng thời, các nước đồng minh trong hiệp ước: Mỹ - Nhật, ANZUS, NATO… sẽ “ủng hộ” mọi hành động về Việt Nam của Mỹ, nhằm đảm bảo những cam kết “an ninh” của Mỹ còn nguyên giá trị ban đầu.
Ở thời điểm lúc đó, mọi vấn đề hình như rất thuận lợi cho việc Mỹ thay Pháp… Vì thế, Mỹ thúc giục Pháp sớm ký hiệp kết Hiệp định đình chiến với Việt Nam và Mỹ thực hiện ngay ý đồ thay Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương.
Trong lúc nền kinh tế Pháp kiệt quệ, chính trị rối ren, nội bộ chia rẽ, lại phải đối phó với cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri, Pháp đành phải nhượng bộ Mỹ, rút khỏi Việt Nam.
Vậy là, từ chỗ chỉ là một kẻ can thiệp thông qua viện trợ quân sự cho Pháp, sau năm 1954, Mỹ chuyển sang, đóng vai trò là kẻ xâm lược Việt Nam.
Được bắt đầu một cách thận trọng, thậm chí có phần nào ngờ vực, tới năm 1955, Hoa Kỳ đã dần dần tăng cường nỗ lực của mình nhằm tạo ra một quốc gia nam Việt Nam từ con số không. [17, tr. 261] …sử dụng họ như tấm gương cho phần còn lại của khu vực ngoại vi thấy rằng, trên thực tế, việc chơi theo luật chơi của chủ nghĩa quốc tế Mỹ sẽ được thưởng công.
Nhìn lại toàn cảnh về chính sách của Mỹ, ta thấy chính quyền Nhà Trắng đã lợi dụng chiêu bài chống “Cộng sản” để “lôi kéo” người dân, Quốc hội “ủng hộ” trong việc “chi tiền” và đồng thời làm nguyên cớ lãnh đạo các nước “đồng minh” cho vấn đề mở rộng ảnh hưởng toàn cầu…
Nên, dù có hay không, một nhà nước “Cộng sản”, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945; một sự thiết lập ngoại giao của các nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1950 thì Mỹ vẫn xâm lược Việt Nam.
Sẽ không có gì khác, nếu có khác chỉ là về hình thức mà thôi: có thể ràng buộc về kinh tế hoặc can thiệp quân sự…
Do vậy, chúng ta hiểu cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, Mỹ tiến hành mục đích để chống sự bành trướng của “Cộng sản” và cốt yếu là thực hiện giấc mơ bá quyền, cái đích mà giới cầm quyền Nhà Trắng hướng tới.
Chú thích
[1] Vì với bản chất quân phiệt hiếu chiến, cộng thêm tư tưởng đế quốc, tư tưởng bành trướng… nên nếu được tái công nghiệp, phát triển trở lại, không có đối trọng ở châu Á. Nhật có nguy cơ mở rộng chiến tranh xâm lược, giành lại thị trường. Nhiệm vụ của Mỹ, ở thời điểm hiện tại là phải loại bỏ được các tư tưởng này.
[2] Quân tình nguyện Trung Quốc đến Triều Tiên từ trung tuần tháng 10 năm 1953, theo tinh thần “Kháng Mỹ Viện Triều”.
[3] Do tổng thống Mỹ Truman đề xuất năm 1946, là thuyết về phản ứng dây chuyền của hệ thống các nước. Nếu một nước trong hệ thống đó bị sụp đổ, thì các nước còn lại trong hệ thống cũng sụp đổ theo.
[4] Cái móc thời gian mà Mỹ cho là “Cộng sản” từ Liên Xô đã tràn sang Trung Quốc, rồi đến Việt Nam.
[5] Việc Anh giúp Pháp trở lại xâm lược Đông Dương, không phải vì “tình nghĩa” đồng minh. Mà xuất phát từ quyền lợi: Pháp nhượng bộ Anh ở Xiri, nơi tranh chấp Pháp – Anh từ trước, đổi lại Anh ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương.
[6] Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị: tự do thu thuế ở cảng Hải Phòng, trả lại đoạn dường sắt Hồ Kiều – Côn Minh…
Dương Văn Triêm (Hội sử học Đồng Tháp)
BẢN CHẤT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH 1954 - 1975 TẠI VIỆT NAM
Đi tìm cội nguồn của một chính thể
Ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève về chiến tranh Đông Dương được ký kết. Theo đó, Việt Nam sẽ tạm thời bị chia cắt bằng ranh giới là vĩ tuyến 17 để quân đội các bên tập kết. Quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và trao quyền quyết định vận mệnh dân tộc mình cho người Việt Nam. Một năm sau đó sẽ tiến hành hiệp thương và một năm sau nữa sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy. Diễn văn trong buổi họp mừng Quốc khánh 2-9-1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu: “Hiện nay, đình chiến đã ký kết, hòa bình đang trở lại ở Đông Dương, thì chúng (đế quốc Mỹ) ra sức phá hoại việc thi hành đình chiến, phá hoại việc lập lại hòa bình. Từ những việc như: tàu của hải quân Mỹ đến chở dân miền Bắc Việt Nam bị bọn Ngô Đình Diệm ép đi vào miền Nam; trù tính kế hoạch “viện trợ” cho bọn Ngô Đình Diệm; cho đến âm mưu thành lập “khối phòng thủ Đông Nam Á”, mục đích của bọn can thiệp Mỹ là phá hoại sự thực hiện hiệp định đình chiến ở Đông Dương…”[1].
Năm 1954, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về miền Nam làm Thủ tướng của Quốc trưởng Bảo Đại. Một năm sau đó, Diệm làm cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại và lập nên Việt Nam Cộng hòa. Ngày 26-10-1955 trở thành “ngày Quốc khánh” của chế độ Diệm.
Trong bộ Miền Nam giữ vững Thành Đồng, GS. Trần Văn Giàu khẳng định: “Trên đường thiết lập nền độc tài cá nhân của nó, từ năm 1955 đến năm 1956, Ngô Đình Diệm chẳng những ra sức tiêu diệt các đảng phái và giáo phái đối lập, mà lại còn song song ra sức tạo cho chính quyền độc tài cá nhân đó một cơ sở pháp lý, một bề ngoài dân chủ”[2].
Thực tế cho thấy, đô la, vũ khí, cố vấn Mỹ tung vào miền Nam là yếu tố nền tảng cho việc xây dựng và củng cố chính quyền của Ngô Đình Diệm. Đó chính là nguồn sống của chính quyền Diệm, không có những nguồn sống ấy, thì chính quyền này không thể đứng được. Báo cáo tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa II, ngày 12-4-1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Chế độ Ngô Đình Diệm là con đẻ của đế quốc Mỹ, tội ác của gia đình họ Ngô là tội ác của đế quốc Mỹ. Nhân dân ta ở miền Nam chống Ngô Đình Diệm tức là chống đế quốc Mỹ…”[3].
Ngày 20-7-1954, Hiệp định Genève về chiến tranh Đông Dương được ký kết. Theo đó, Việt Nam sẽ tạm thời bị chia cắt bằng ranh giới là vĩ tuyến 17 để quân đội các bên tập kết. Quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và trao quyền quyết định vận mệnh dân tộc mình cho người Việt Nam. Một năm sau đó sẽ tiến hành hiệp thương và một năm sau nữa sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy. Diễn văn trong buổi họp mừng Quốc khánh 2-9-1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu: “Hiện nay, đình chiến đã ký kết, hòa bình đang trở lại ở Đông Dương, thì chúng (đế quốc Mỹ) ra sức phá hoại việc thi hành đình chiến, phá hoại việc lập lại hòa bình. Từ những việc như: tàu của hải quân Mỹ đến chở dân miền Bắc Việt Nam bị bọn Ngô Đình Diệm ép đi vào miền Nam; trù tính kế hoạch “viện trợ” cho bọn Ngô Đình Diệm; cho đến âm mưu thành lập “khối phòng thủ Đông Nam Á”, mục đích của bọn can thiệp Mỹ là phá hoại sự thực hiện hiệp định đình chiến ở Đông Dương…”[1].
Năm 1954, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về miền Nam làm Thủ tướng của Quốc trưởng Bảo Đại. Một năm sau đó, Diệm làm cái gọi là “trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại và lập nên Việt Nam Cộng hòa. Ngày 26-10-1955 trở thành “ngày Quốc khánh” của chế độ Diệm.
Trong bộ Miền Nam giữ vững Thành Đồng, GS. Trần Văn Giàu khẳng định: “Trên đường thiết lập nền độc tài cá nhân của nó, từ năm 1955 đến năm 1956, Ngô Đình Diệm chẳng những ra sức tiêu diệt các đảng phái và giáo phái đối lập, mà lại còn song song ra sức tạo cho chính quyền độc tài cá nhân đó một cơ sở pháp lý, một bề ngoài dân chủ”[2].
Thực tế cho thấy, đô la, vũ khí, cố vấn Mỹ tung vào miền Nam là yếu tố nền tảng cho việc xây dựng và củng cố chính quyền của Ngô Đình Diệm. Đó chính là nguồn sống của chính quyền Diệm, không có những nguồn sống ấy, thì chính quyền này không thể đứng được. Báo cáo tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa II, ngày 12-4-1961, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Chế độ Ngô Đình Diệm là con đẻ của đế quốc Mỹ, tội ác của gia đình họ Ngô là tội ác của đế quốc Mỹ. Nhân dân ta ở miền Nam chống Ngô Đình Diệm tức là chống đế quốc Mỹ…”[3].
Rõ ràng, cái được gọi là nền “đệ nhất cộng hòa”, một chính thể tự cho là tự do, dân chủ, độc lập…, thực chất là một thứ tầm gửi. Tính chất tầm gửi đó có thể được nhìn nhận qua hoạt động cưỡng ép di cư. “Mục đích chính trị căn bản của cuộc cưỡng ép di cư này là: Thứ nhất, làm cho dư luận ở xứ này và dư luận ở nước ngoài tưởng rằng đông đảo nhân dân miền Bắc trốn tránh chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đi theo chế độ miền Nam tốt hơn, hấp dẫn hơn. Thứ hai, và điều này mới là chủ yếu, tạo cho chính quyền miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm, một chỗ dựa cần thiết, một nguồn tuyển mộ quân lính, tay sai, bè đảng, để dùng vào việc thực hiện kế hoạch xây dựng nền độc tài của Diệm, tức là chế độ thuộc địa kiểu mới ở miền Nam”[4].
Cuộc cưỡng ép di cư này còn có một số mục đích khác nữa. Đó là về kinh tế - xã hội, đối với miền Bắc, Mỹ - Diệm hi vọng rút được một số lượng trí thức, công nhân kỹ thuật vào Nam, tạo ra những xáo động lớn, phá hoại sản xuất, làm cho miền Bắc không ổn định về kinh tế, khiến cho lòng người li tán, gây khó khăn cho ta trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Đối với miền Nam, vùng bị tạm chiếm, dân di cư sẽ là nguồn cung cấp nhân công cho các đồn điền cao su, cà phê, cây ăn quả và một số cây công nghiệp mới du nhập. Đồng thời, với số người di cư, Mỹ - Diệm nhằm “thăng bằng sự chênh lệch giữa dân số miền Bắc 12 triệu và dân số miền Nam 11 triệu”. Điều này có nghĩa là “tăng thêm hi vọng của thắng lợi tổng tuyển cử”. Đồng bào di cư còn là nguồn nhân lực quan trọng đáng kể để xây dựng ngụy quân, củng cố ngụy quyền.
Những thủ đoạn tàn bạo của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai
Trong những hoạt động nhằm củng cố quyền lực của mình, Ngô Đình Diệm, được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của quan thầy Mỹ, đã có nhiều thủ đoạn tàn bạo. Đó là loại trừ tham mưu trưởng thân Pháp Nguyễn Văn Hinh (và thay bằng Lê Văn Tỵ); tiêu diệt Đại Việt ở Quảng Trị, Phú Yên; tiêu diệt Quốc dân đảng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum…
Chủ trương tập trung quyền lực của Diệm đã làm các thế lực quân sự cát cứ hoảng sợ. Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên bắt đầu liên kết để chống lại Diệm, thường được gọi là “Tam liên”. Diệm đồng thời chia rẽ trong hàng ngũ Tam liên và trong từng thế lực quân sự, tổ chức các chiến dịch quân sự và dụ dỗ, mua chuộc. Kết quả là Bình Xuyên bị đánh bại hoàn toàn. Giáo phái Hòa Hảo cũng nhanh chóng bị loại trừ, khi một số thủ lĩnh lớp bị giết (Ba Cụt – Trần Quang Vinh), lớp bị mua chuộc (Hai Ngoán – Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ), lớp bị đánh bại rồi chịu đầu hàng (Năm Lửa – Trần Văn Soái)… Còn với Cao Đài, sau khi hai chỉ huy quân sự là Trịnh Minh Thế và Nguyễn Thành Phương hợp tác với Diệm thì lực lượng còn lại dần yếu thế, cuối cùng Hộ pháp Phạm Công Tắc phải bỏ chạy ra nước ngoài để tránh bị Diệm làm hại. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 năm, các thế lực quân sự cát cứ gần như bị Diệm tiêu diệt hoàn toàn.
Trong lúc vừa trấn áp các giáo phái và thế lực đối lập, trong thời gian 300 ngày, chế độ Diệm đã thi hành ngay chính sách trả thù những người kháng chiến. Thủ đoạn của Diệm vô cùng phong phú và hậu quả thì vô cùng nặng nề. Các thủ đoạn đó là:
Thứ nhất, phân loại công dân và phân biệt đối xử. Chúng phân thành 3 loại: loại A (công dân bất hợp pháp, là những người yêu nước, yêu hòa bình, ủng hộ Hiệp định Genève, từng tham gia kháng chiến), loại B (công dân bán hợp pháp, gồm họ hàng, bạn bè của loại A và họ hàng, bạn bè những người đi tập kết ra Bắc), loại C (công dân hợp pháp, gồm những người còn lại). Đường lối của Diệm là dựa vào loại A đánh vào loại C, làm cho loại B khiếp sợ và khuất phục.
Thứ hai, đàn áp các cuộc biểu tình chống áp bức và đòi thi hành đúng các điều khoản của Hiệp định Genève. Chẳng hạn, vụ Mỏ Cày (Bến Tre, tháng 9-1954), vụ Cây Cốc (Quảng Nam, tháng 9-1954), vụ Trà Ôn (Vĩnh Long, tháng 10-1954)…
Thứ ba, tổ chức khủng bố những người từng tham gia kháng chiến. Một số vụ tàn sát điển hình, như vụ triệt hạ Hướng Điền (Quảng Trị, tháng 7-1955, giết hại 3 lần với tổng cộng 91 người, trong đó có 15 phụ nữ và trẻ em gái bị hãm hiếp), vụ Đại Lộc (Quảng Nam, cuối năm 1957, bắt và giết hại 5.000 người)… Diệm cũng cho xây dựng hệ thống nhà tù và trại tập trung dày đặc. Nhà tù cỡ lớn giam từ ngàn người trở lên thì lúc này miền Nam có khoảng 100 cái, như Chí Hòa (chứa 4.000 người), Phú Lợi (6.000 người), Biên Hòa (3.000 người), Thủ Đức chứa (2.000 người)…
Về quãng thời gian khó khăn này, Đại tướng Văn Tiến Dũng nhận xét: “Trong 5 năm đấu tranh chính trị gay go và quyết liệt, đồng bào miền Nam đã chịu đựng nhiều đau thương và tổn thất, hàng ngàn xóm làng bị địch đốt phá, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên bị giam cầm, tra tấn và bắn giết”[5]. Tài liệu của Đại tướng dẫn lại cho biết, tính đến cuối năm 1957, lực lượng của Đảng ở các tỉnh đồng bằng khu 5 bị tổn thất nặng nề: 70% đảng ủy viên xã, 60% huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên bị bắt và bị giết. Tỉnh có phong trào khá nhất, chỉ còn 10 chi bộ, mỗi chi bộ 3 đảng viên, tỉnh yếu còn 2, 3 chi bộ, 12 huyện đồng bằng mất hết cơ sở đảng.
Tại Nam bộ, tính chung từ tháng 7-1955 đến tháng 2-1956, chúng đã giết hại, giam cầm 93.362 cán bộ, đảng viên. Từ năm 1955 đến 1958, chúng giết hại khoảng 68.000 cán bộ, đảng viên, bắt giam 446.000 người. Chưa hết, tháng 12-1958, chúng đầu độc hàng nghìn tù chính trị tại trại giam Phú Lợi. Tháng 4-1959, Diệm tuyên bố “đặt miền Nam trong tình trạng khẩn cấp”[6].
Bắt đầu một cuộc chiến chính nghĩa
Sau khi hết 300 ngày chuyển quân, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm phớt lờ và tiếp tục phủ nhận Hiệp định Genève. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị mở hội nghị hiệp thương thì Diệm từ chối. Các luận điệu xuyên tạc (như Hiệp định Genève chỉ nói hiệp thương chứ không nói hội nghị hiệp thương, chính quyền Việt Nam Cộng hòa không ký Hiệp định Genève nên không cần phải thực hiện, miền Bắc không có dân chủ nên không thể tổng tuyển cử tự do…) đều bị đánh tan.
Hồi ức Đại tướng Văn Tiến Dũng nêu rõ: “Đảng ta đã chỉ rõ rằng: đứng trước chính sách cực kỳ phản động và tàn bạo của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác là đứng lên làm cách mạng để cứu nước, cứu mình. Do đó, mục đích cách mạng miền Nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng”[7].
Nghị quyết 15 được Ban Chấp hành Trung ương thông qua tháng 1-1959 đã chỉ rõ: Phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 17-1-1960, phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre sau đó lan rộng ra khắp miền Nam.
Cuộc chiến vũ trang chống Mỹ và tay sai bắt đầu từ đó. Rõ ràng, chế độ Ngô Đình Diệm là sự khởi đầu của chế độ thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam nên cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bắt đầu từ cuộc đấu tranh chống chế độ Ngô Đình Diệm.
Từ năm 1961, Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, bằng cách xây dựng quân đội Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố vấn Mỹ, tiến hành “bình định” và lập “ấp chiến lược”, nhằm tiêu diệt các lực lượng vũ trang miền Nam. Nhưng âm mưu bình định và dồn dân trong các chiến lược không đạt kết quả, buộc Mỹ phải tăng dần lực lượng, từ 30.000 cố vấn năm 1964 lên 184.314 cố vấn và binh lính vào năm 1965.
Cuối năm 1965, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân chiến đấu từ Mỹ sang, “tìm và diệt” quân chủ lực miền Nam, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Lực lượng Mỹ có mặt ở miền Nam đến cuối năm 1968 lên tới 545.000 tên; các nước như Thái Lan, Philippines, Úc, New Zealand và Hàn Quốc huy động thêm 70.000 quân nữa. Số lính Việt Nam Cộng hòa lúc này là 600.000 quân. Đây là những minh chứng thuyết phục cho hành vi xâm lược của Mỹ tại Việt Nam.
Thực tế Mỹ không chỉ xâm lược miền Nam, chiếm đóng thông qua chính quyền tay sai, mà còn nhiều lần xâm phạm miền Bắc bằng đường không (dùng máy bay oanh tạc), đường biển (thả ngư lôi dọc theo bờ biển miền Bắc), đường bộ (dùng biệt kích xâm nhập trực tiếp). Hoạt động chiến tranh của Mỹ tuy không xây dựng chính quyền do người Mỹ đứng đầu như Pháp nhưng hòng biến miền Nam (nếu có thể thì cả Việt Nam) thành vùng phụ thuộc Mỹ, làm tiền đồn chống lại sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở châu Á – Thái Bình Dương, làm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Mỹ và cung cấp nguyên vật liệu cho Mỹ…
Nếu chỉ là cuộc chiến nội bộ của người Việt Nam (civil war) thì khắp thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng đã không có hành động phản chiến quyết liệt. Trong suốt cuộc chiến, có hơn 200 tổ chức, ủy ban, phong trào đoàn kết ủng hộ Việt Nam, hơn 50 nước có phong trào quyên góp ủng hộ Việt Nam, hơn 160 triệu người ở nhiều nước ghi tên tình nguyện sang Việt Nam đánh Mỹ, 83 cơ quan đại diện Mỹ ở các nước bị nhân dân đập phá… Tại Mỹ, có nhiều công dân Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc chiến, trong đó có nhân vật nổi tiếng là Norman Morison; hơn 200 tổ chức chống chiến tranh xâm lược trên khắp các bang; 16/27 triệu thanh niên Mỹ tới tuổi quân dịch đã chống lệnh quân dịch; 75.000 người Mỹ bỏ ra nước ngoài vì không chịu nhập ngũ và đấu tranh phản chiến…[8] Cả cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton (1993 – 2001) khi còn là sinh viên cũng từng đấu tranh phản chiến.
Do đó, cuộc chiến tranh tại Việt Nam là cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Với nhân dân ta, đó là cuộc chiến chống xâm lược vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX!
TRÚC GIANG
Trích đăng từ trang thông tin điện tử codotphcm.com
Quân đội nhân dân Việt Nam qua đánh giá của đối phương
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời.
Trong suốt 75 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành, đội quân cách mạng của dân,
do dân và vì dân do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh giáo dục và rèn luyện đã lập nên những chiến công
vang dội: đánh thắng phát xít Nhật trong Cách mạng tháng Tám, giành
độc lập dân tộc, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; đánh thắng hai
cường quốc thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; làm tròn
nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ
nhân loại.
Lý giải về thắng lợi vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam
trong 75 năm qua, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bạn bè trên thế giới đều khẳng
định: Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới, được
xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đó còn là một quân đội tuyệt đối trung thành với
Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, anh dũng chiến đấu; đoàn kết quốc tế, chí
nghĩa, chí tình; cần, kiệm, liêm, chính trong xây dựng và chiến đấu;
đánh thắng mọi kẻ thù…
Không chỉ bạn bè quốc tế đánh giá cao về Quân đội nhân dân Việt Nam, mà cả đối phương - những người trước đây ở bên kia chiến tuyến cũng phải thừa nhận về phẩm giá của "Bộ đội Cụ Hồ".
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 30 năm Ngày Quốc phòng toàn dân, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam qua đánh giá của đối phương" của Đại tá, Tiến sĩ Trương Mai Hương, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Tướng Raoul Salan - người trực tiếp cầm quân trên chiến trường Việt Nam khi nói về lực lượng Việt Minh đã thừa nhận: "Quân đội Việt Minh là một lực lượng bộ binh xuất sắc… Lính bộ binh chính quy Việt Minh theo quan niệm của tôi, là địch thủ ghê gớm nhất mà Pháp đã gặp phải từ sau trận Verdun (Vécđoong). Lính bộ binh Việt Nam còn mạnh hơn người lính Đức vì với chất lượng đã có lại cộng thêm sức mạnh tập thể…". Và trong cuốn sách của mình - "Đông Dương đỏ", Raoul Salan khẳng định: "Sau 30 năm chiến tranh, vừa kết hợp được khả năng chiến đấu của mình, với lòng cuồng nhiệt và hăng say của quần chúng, người lính Việt Minh quả thực là một địch thủ đáng sợ trong thời đại ngày nay" và "Quân đội của họ (Việt Minh) - quân đội giỏi nhất trên thế giới hiện nay, đã chiến đấu kể từ năm 1945. Được trưởng thành trong khói lửa, quân đội này đã đạt tới đỉnh cao. Đó là một bộ máy chiến tranh không gì sánh kịp".
Khi đề cập đến các yếu tố khiến cho Việt Minh luôn giành thắng lợi, nhà sử học người Pháp André Telière khẳng định: "Mặc dù được trang bị thô sơ và kém hơn nhiều so với quân Pháp, nhưng vũ khí lợi hại nhất mà Việt Minh thường sử dụng để chế áp súng đạn của quân Pháp là dùng chiến lược đánh vào tinh thần đối phương", "chiến lược chiến tranh nhân dân và chiến tranh lâu dài để thắng địch". "Chiến lược phòng thủ của Việt Minh dựa vào các chiến khu, căn cứ và tổ chức quấy rối rộng khắp, vì thế đã tỏ ra rất có lợi. Còn chiến lược tiến công thì bao giờ họ cũng tìm cách đạt được tối đa khả năng di động để điều quân và tiến công đối phương". Trong tác chiến, Việt Minh thường vận dụng phương thức "hành quân ngắn và hành quân ban đêm vì nó giúp đạt được yếu tố chủ yếu trong trận đánh, tức là sự bất ngờ" và "Việt Minh được công nhận là bậc thầy trong loại chiến đấu này".
Trong cuốn "Lịch sử chiến tranh Việt Nam 1946 - 1975" (Vietnam at war, the history 1946 - 1975), Phillip B. Davidson đã phản ánh nỗi thất vọng của những binh lính Pháp khi đối mặt với lực lượng Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ: "Chúng tôi chẳng biết phải vào cuộc như thế nào vì biết mình khó giành thắng lợi. Việt Minh là đội quân chân trần nhưng có ý chí thép. Họ thoắt ẩn, thoắt hiện như những con sóc và chỉ chờ lúc chúng tôi sơ hở là nổ súng... Việt Minh là những chiến binh rừng núi thực thụ vì từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi họ luôn phải chiến đấu với người Nhật và sau đó là người Pháp để giải phóng Đông Dương. Trên phương diện đó, họ là những cầu thủ của đội bóng chuyên nghiệp, còn chúng tôi là những cầu thủ nghiệp dư".
Và các tù binh Pháp bị bắt trong chiến tranh đã nói lên tiếng nói của sự thật - điều mà các Chính phủ của họ, bằng cách này hay cách khác, đã che giấu: "Việt Minh và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi vì họ đã anh hùng đoàn kết vì một lý tưởng, đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của mình để chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp được trang bị vũ khí hiện đại và máy bay của Mỹ. Nguồn gốc thắng lợi của họ chính là sự nghiệp đúng đắn vì nền độc lập dân tộc của mình, trong khi đó thì quân đội viễn chinh Pháp chiến đấu chỉ vì mục đích kiếm tiền… Không chỉ có mục tiêu và lý tưởng chiến đấu cao đẹp, Việt Minh và người dân Việt Nam còn là những người có trái tim nồng hậu, bởi từ khi bị bắt, chúng tôi đã luôn được cán bộ và chiến sĩ Việt Minh cũng như nhân dân Việt Nam đối xử tốt. Nhờ vào lòng khoan hồng của họ, chúng tôi còn sống và đã được hồi hương. Khi chuẩn bị về nước, tôi đã khóc vì có một cụ già đến nắm vai tôi và chúc mừng tôi như một người mẹ hiền nói với con trai mình".
Nhiều tài liệu Pháp cũng tập trung phân tích, mổ xẻ về nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tướng Cogny - Chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ, đổ lỗi cho tướng Navarre. Về phần tướng Navarre, sau cuốn "Đông Dương hấp hối" xuất bản năm 1956, đến năm 1979, hơn hai mươi năm sau khi Điện Biên Phủ đi vào lịch sử, Nhà xuất bản Plon (Paris) lại cho ra mắt bạn đọc cuốn Hồi ký nhan đề "Thời điểm của những sự thật", phê phán sự chỉ đạo của Chính phủ Laniel không tạo điều kiện cho ông ta thực hiện các chủ trương chiến lược. Ngược lại, Lanien, trong cuốn "Thảm kịch Đông Dương", thì lại đổ lỗi cho Navarre, cho rằng thất bại này chính là do chỉ huy tồi. Những nhận xét, đánh giá, đổ lỗi cho nhau như trên không có gì làm chúng ta ngạc nhiên bởi bản chất của chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi khi chiến thắng không thuộc về họ.
Khi nhận xét về đội ngũ cán bộ chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuốn Hồi ký "Chuyện một nền hòa bình bị bỏ lỡ", ông Saiteny - một chính trị gia Pháp, người giữ vai trò quan trọng của Chính phủ Pháp tại Đông Dương những năm 1945 - 1946 đã viết: "Quả thật đáng tiếc khi nước Pháp đã không đánh giá đúng tầm cỡ ông Hồ Chí Minh, không hiểu nổi vai trò của ông và sức mạnh mà ông có trong tay".
Tác giả Michael Maclear trong cuốn sách "Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày" đã phân tích sâu sắc yếu tố chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và vai trò của vị Tổng Tư lệnh: "Đối với ông Giáp, cảm giác khi gặp thì người ta thấy ông là một con người giống Napoleon về dáng vóc và kiến thức. Ông ta là một chiến lược gia có tài, với chủ trương chạy đua thời gian, trước mắt phải diệt tốt, đợi thời cơ sẽ diệt xe… Ông thua nhiều trận nhưng ông ta lại chẳng bao giờ thua một cuộc chiến tranh nào".
Không chỉ các tướng lĩnh, cựu binh Pháp mà giới chính trị, quân sự, các nhà khoa học và cả binh lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cũng đánh giá cao những giá trị được coi là phẩm giá của Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.
Trung tá thủy quân lục chiến Mỹ James G.Zumwalt, người từng tham chiến tại Việt Nam, là con trai của Phó Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1968 - 1970 khẳng định: Muốn nhìn thấu bản lĩnh, ý chí và sức sáng tạo của Quân Giải phóng, hãy nhìn vào Đường mòn Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi. "Đường mòn Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi là nơi hội tụ toàn bộ phẩm giá của bộ đội và nhân dân Việt Nam. Đây cũng là nơi phản ánh rõ nét nhất ý chí thép giúp bộ đội Việt thắng Mỹ. Đây là một ví dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc".
Không chỉ bạn bè quốc tế đánh giá cao về Quân đội nhân dân Việt Nam, mà cả đối phương - những người trước đây ở bên kia chiến tuyến cũng phải thừa nhận về phẩm giá của "Bộ đội Cụ Hồ".
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 30 năm Ngày Quốc phòng toàn dân, TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết "Quân đội nhân dân Việt Nam qua đánh giá của đối phương" của Đại tá, Tiến sĩ Trương Mai Hương, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.
Tướng Raoul Salan - người trực tiếp cầm quân trên chiến trường Việt Nam khi nói về lực lượng Việt Minh đã thừa nhận: "Quân đội Việt Minh là một lực lượng bộ binh xuất sắc… Lính bộ binh chính quy Việt Minh theo quan niệm của tôi, là địch thủ ghê gớm nhất mà Pháp đã gặp phải từ sau trận Verdun (Vécđoong). Lính bộ binh Việt Nam còn mạnh hơn người lính Đức vì với chất lượng đã có lại cộng thêm sức mạnh tập thể…". Và trong cuốn sách của mình - "Đông Dương đỏ", Raoul Salan khẳng định: "Sau 30 năm chiến tranh, vừa kết hợp được khả năng chiến đấu của mình, với lòng cuồng nhiệt và hăng say của quần chúng, người lính Việt Minh quả thực là một địch thủ đáng sợ trong thời đại ngày nay" và "Quân đội của họ (Việt Minh) - quân đội giỏi nhất trên thế giới hiện nay, đã chiến đấu kể từ năm 1945. Được trưởng thành trong khói lửa, quân đội này đã đạt tới đỉnh cao. Đó là một bộ máy chiến tranh không gì sánh kịp".
Khi đề cập đến các yếu tố khiến cho Việt Minh luôn giành thắng lợi, nhà sử học người Pháp André Telière khẳng định: "Mặc dù được trang bị thô sơ và kém hơn nhiều so với quân Pháp, nhưng vũ khí lợi hại nhất mà Việt Minh thường sử dụng để chế áp súng đạn của quân Pháp là dùng chiến lược đánh vào tinh thần đối phương", "chiến lược chiến tranh nhân dân và chiến tranh lâu dài để thắng địch". "Chiến lược phòng thủ của Việt Minh dựa vào các chiến khu, căn cứ và tổ chức quấy rối rộng khắp, vì thế đã tỏ ra rất có lợi. Còn chiến lược tiến công thì bao giờ họ cũng tìm cách đạt được tối đa khả năng di động để điều quân và tiến công đối phương". Trong tác chiến, Việt Minh thường vận dụng phương thức "hành quân ngắn và hành quân ban đêm vì nó giúp đạt được yếu tố chủ yếu trong trận đánh, tức là sự bất ngờ" và "Việt Minh được công nhận là bậc thầy trong loại chiến đấu này".
Trong cuốn "Lịch sử chiến tranh Việt Nam 1946 - 1975" (Vietnam at war, the history 1946 - 1975), Phillip B. Davidson đã phản ánh nỗi thất vọng của những binh lính Pháp khi đối mặt với lực lượng Việt Minh trong trận Điện Biên Phủ: "Chúng tôi chẳng biết phải vào cuộc như thế nào vì biết mình khó giành thắng lợi. Việt Minh là đội quân chân trần nhưng có ý chí thép. Họ thoắt ẩn, thoắt hiện như những con sóc và chỉ chờ lúc chúng tôi sơ hở là nổ súng... Việt Minh là những chiến binh rừng núi thực thụ vì từ Chiến tranh thế giới thứ hai trở đi họ luôn phải chiến đấu với người Nhật và sau đó là người Pháp để giải phóng Đông Dương. Trên phương diện đó, họ là những cầu thủ của đội bóng chuyên nghiệp, còn chúng tôi là những cầu thủ nghiệp dư".
Và các tù binh Pháp bị bắt trong chiến tranh đã nói lên tiếng nói của sự thật - điều mà các Chính phủ của họ, bằng cách này hay cách khác, đã che giấu: "Việt Minh và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi vì họ đã anh hùng đoàn kết vì một lý tưởng, đã chiến đấu bằng tất cả sức mạnh của mình để chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp được trang bị vũ khí hiện đại và máy bay của Mỹ. Nguồn gốc thắng lợi của họ chính là sự nghiệp đúng đắn vì nền độc lập dân tộc của mình, trong khi đó thì quân đội viễn chinh Pháp chiến đấu chỉ vì mục đích kiếm tiền… Không chỉ có mục tiêu và lý tưởng chiến đấu cao đẹp, Việt Minh và người dân Việt Nam còn là những người có trái tim nồng hậu, bởi từ khi bị bắt, chúng tôi đã luôn được cán bộ và chiến sĩ Việt Minh cũng như nhân dân Việt Nam đối xử tốt. Nhờ vào lòng khoan hồng của họ, chúng tôi còn sống và đã được hồi hương. Khi chuẩn bị về nước, tôi đã khóc vì có một cụ già đến nắm vai tôi và chúc mừng tôi như một người mẹ hiền nói với con trai mình".
Nhiều tài liệu Pháp cũng tập trung phân tích, mổ xẻ về nguyên nhân dẫn đến thất bại của quân Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Tướng Cogny - Chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Bộ, đổ lỗi cho tướng Navarre. Về phần tướng Navarre, sau cuốn "Đông Dương hấp hối" xuất bản năm 1956, đến năm 1979, hơn hai mươi năm sau khi Điện Biên Phủ đi vào lịch sử, Nhà xuất bản Plon (Paris) lại cho ra mắt bạn đọc cuốn Hồi ký nhan đề "Thời điểm của những sự thật", phê phán sự chỉ đạo của Chính phủ Laniel không tạo điều kiện cho ông ta thực hiện các chủ trương chiến lược. Ngược lại, Lanien, trong cuốn "Thảm kịch Đông Dương", thì lại đổ lỗi cho Navarre, cho rằng thất bại này chính là do chỉ huy tồi. Những nhận xét, đánh giá, đổ lỗi cho nhau như trên không có gì làm chúng ta ngạc nhiên bởi bản chất của chủ nghĩa đế quốc không bao giờ thay đổi khi chiến thắng không thuộc về họ.
Khi nhận xét về đội ngũ cán bộ chỉ huy của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong cuốn Hồi ký "Chuyện một nền hòa bình bị bỏ lỡ", ông Saiteny - một chính trị gia Pháp, người giữ vai trò quan trọng của Chính phủ Pháp tại Đông Dương những năm 1945 - 1946 đã viết: "Quả thật đáng tiếc khi nước Pháp đã không đánh giá đúng tầm cỡ ông Hồ Chí Minh, không hiểu nổi vai trò của ông và sức mạnh mà ông có trong tay".
Tác giả Michael Maclear trong cuốn sách "Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày" đã phân tích sâu sắc yếu tố chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và vai trò của vị Tổng Tư lệnh: "Đối với ông Giáp, cảm giác khi gặp thì người ta thấy ông là một con người giống Napoleon về dáng vóc và kiến thức. Ông ta là một chiến lược gia có tài, với chủ trương chạy đua thời gian, trước mắt phải diệt tốt, đợi thời cơ sẽ diệt xe… Ông thua nhiều trận nhưng ông ta lại chẳng bao giờ thua một cuộc chiến tranh nào".
Không chỉ các tướng lĩnh, cựu binh Pháp mà giới chính trị, quân sự, các nhà khoa học và cả binh lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam cũng đánh giá cao những giá trị được coi là phẩm giá của Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.
Trung tá thủy quân lục chiến Mỹ James G.Zumwalt, người từng tham chiến tại Việt Nam, là con trai của Phó Đô đốc Elmo Russell Zumwalt, Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1968 - 1970 khẳng định: Muốn nhìn thấu bản lĩnh, ý chí và sức sáng tạo của Quân Giải phóng, hãy nhìn vào Đường mòn Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi. "Đường mòn Hồ Chí Minh và Địa đạo Củ Chi là nơi hội tụ toàn bộ phẩm giá của bộ đội và nhân dân Việt Nam. Đây cũng là nơi phản ánh rõ nét nhất ý chí thép giúp bộ đội Việt thắng Mỹ. Đây là một ví dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc".
Đánh giá về sự lớn mạnh của Quân đội nhân dân
Việt Nam, Neil Sheehan, cựu phóng viên tờ The New York Times, là tác giả
hai cuốn sách "A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in
Vietnam" (Tạm dịch: "Sự lừa dối hào nhoáng: John Paul Vann và người Mỹ
tại Việt Nam"), và "After The War Over: Hanoi and Saigon" (Tạm dịch:
"Sau chiến tranh: Hà Nội và Sài Gòn") đã khẳng định: "Quân chủ lực có
giác ngộ chính trị và kỹ năng chiến đấu cao nhất, được trang bị bằng
những vũ khí tốt nhất lấy được của đối phương", và bộ đội địa phương thì
"nhiều đơn vị tiểu đoàn độc lập của tỉnh đạt trình độ chiến đấu gần
ngang với những đơn vị chủ lực".
Vào thời điểm đầu năm 1974, quân đội Sài Gòn không còn sức chiếm lại các vị trí đã mất, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta quyết định hướng tiến công chính là vùng nông thôn, đồng bằng, nhằm đạt mục tiêu cơ bản là tạo thế, tạo lực, tiến lên giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế. Kế hoạch là tiến công tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân đội Sài Gòn, giải phóng khu vực Thượng Đức (Quảng Nam), tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng Tây Nam, tạo thuận lợi chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5. Bị thất bại ở mặt trận Thượng Đức, đối phương đã chỉ ra nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều bài báo, tạp chí đã chỉ trích Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ca ngợi trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tập san "Quốc phòng" của quân đội Sài Gòn đã nhận xét: "Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng cường tập rất mạnh của Trung đoàn 66 Cộng sản Bắc Việt, sau nhiều đợt pháo bắn yểm trợ cho nhiều đợt bộ binh tấn công". Còn tờ tin "Mỹ và Thế giới" cũng vạch rõ thất bại nặng nề và khẳng định sức mạnh của Quân Giải phóng: "Tất cả các công sự phòng thủ cũng như hệ thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt pháo kích liên tục của quân Cộng sản Bắc Việt. Thất bại đối với Mỹ và quân đội Sài Gòn là không thể tránh khỏi". Phó Tổng thống Mỹ Rokefeller thất vọng: "Đã quá muộn để có thể làm bất cứ điều gì nhằm lật ngược tình thế tại Việt Nam Cộng hòa".
Trong cuốn "Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ", tác giả Herring nhấn mạnh: "Những dấu hiệu cho thấy về sự giảm sút trong mức độ chi viện của Mỹ có tác động đến tinh thần của một đội quân đang tan tác dưới những "cú đấm" của Bắc Việt Nam". Tạp chí "Lục quân Mỹ" (Armed Forcer Journal), số tháng 6/1975 khẳng định: "Có thể thấy sự bi thảm trong toàn bộ Quân đội Sài Gòn ở giờ phút cuối cùng này… sự thật chúng ta nhận thấy sức mạnh vượt bậc của quân Cộng sản trên mọi mặt".
Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, chủ động, sáng tạo và phương
châm "thần tốc, táo bạo", quân và dân ta đã tiến hành thắng lợi Chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975), kết thúc cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi lịch
sử này đã tạo nên "Hội chứng Việt Nam" trong lòng nước Mỹ và câu hỏi "Vì
sao Mỹ thất bại ở Việt Nam?" vẫn luôn được quan tâm và chưa có dấu hiệu
kết thúc.
Một số học giả đã khảo sát công phu để đưa ra những nhận định, đánh giá và ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam trên các mặt: Bản chất chính trị, chiến thuật, chiến lược… qua đó giúp chúng ta có thêm những hiểu biết về quan điểm của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là phía đối phương. Đây là điều cần thiết để chúng ta khách quan hơn khi nhận thức về vai trò, vị trí và sứ mệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 75 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.
Vào thời điểm đầu năm 1974, quân đội Sài Gòn không còn sức chiếm lại các vị trí đã mất, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta quyết định hướng tiến công chính là vùng nông thôn, đồng bằng, nhằm đạt mục tiêu cơ bản là tạo thế, tạo lực, tiến lên giải phóng hoàn toàn Trị - Thiên - Huế. Kế hoạch là tiến công tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân đội Sài Gòn, giải phóng khu vực Thượng Đức (Quảng Nam), tạo thế uy hiếp thành phố Đà Nẵng từ hướng Tây Nam, tạo thuận lợi chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở địa bàn Quân khu 5. Bị thất bại ở mặt trận Thượng Đức, đối phương đã chỉ ra nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều bài báo, tạp chí đã chỉ trích Mỹ và chính quyền Sài Gòn, ca ngợi trình độ tác chiến, tinh thần chiến đấu kiên cường, bền bỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tập san "Quốc phòng" của quân đội Sài Gòn đã nhận xét: "Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng cường tập rất mạnh của Trung đoàn 66 Cộng sản Bắc Việt, sau nhiều đợt pháo bắn yểm trợ cho nhiều đợt bộ binh tấn công". Còn tờ tin "Mỹ và Thế giới" cũng vạch rõ thất bại nặng nề và khẳng định sức mạnh của Quân Giải phóng: "Tất cả các công sự phòng thủ cũng như hệ thống giao thông hào đều sụp đổ dưới những đợt pháo kích liên tục của quân Cộng sản Bắc Việt. Thất bại đối với Mỹ và quân đội Sài Gòn là không thể tránh khỏi". Phó Tổng thống Mỹ Rokefeller thất vọng: "Đã quá muộn để có thể làm bất cứ điều gì nhằm lật ngược tình thế tại Việt Nam Cộng hòa".
Trong cuốn "Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ", tác giả Herring nhấn mạnh: "Những dấu hiệu cho thấy về sự giảm sút trong mức độ chi viện của Mỹ có tác động đến tinh thần của một đội quân đang tan tác dưới những "cú đấm" của Bắc Việt Nam". Tạp chí "Lục quân Mỹ" (Armed Forcer Journal), số tháng 6/1975 khẳng định: "Có thể thấy sự bi thảm trong toàn bộ Quân đội Sài Gòn ở giờ phút cuối cùng này… sự thật chúng ta nhận thấy sức mạnh vượt bậc của quân Cộng sản trên mọi mặt".
Một số học giả đã khảo sát công phu để đưa ra những nhận định, đánh giá và ca ngợi Quân đội nhân dân Việt Nam trên các mặt: Bản chất chính trị, chiến thuật, chiến lược… qua đó giúp chúng ta có thêm những hiểu biết về quan điểm của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là phía đối phương. Đây là điều cần thiết để chúng ta khách quan hơn khi nhận thức về vai trò, vị trí và sứ mệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam trong 75 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành.
Nhận xét
Đăng nhận xét