CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 160
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tiết Lộ Sự Thật Chu Du ĐỐ KỴ Gia Cát Lượng Vì Giỏi Hơn Mình Khác Xa Phim Ảnh
Xóa bỏ chế độ tuẫn táng, Thanh triều "xử lý" các phi tần sau khi tiên đế băng hà như thế nào?
Trần Quỳnh |
Mặc dù không bị bức tử để chôn theo tiên đế, thế nhưng số phận của các phi tần Thanh triều liệu có may mắn hơn sau khi chế độ tuẫn táng bị xóa bỏ?
Chế độ tuẫn táng được biết tới là một hủ tục xuất hiện rất sớm trong tiến trình của lịch sử văn minh nhân loại.
Theo
Qulishi, hủ tục chôn người sống theo người đã chết này đặc biệt thịnh
hành vào thời kỳ xã hội nô lệ. Tới thời kỳ phong kiến, không ít các vị
quân chủ còn dùng nô tỳ hay thậm chí cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình
sau khi qua đời.
Trong
lịch sử phong kiến Trung Hoa nói riêng, chế độ này đã từng tồn tại một
thời gian tương đối dài, cho tới đầu thời nhà Thanh thì chính thức được
phế trừ vĩnh viễn.
Vậy
sau khi hủ tục chôn người sống theo người chết đã bị xóa bỏ, các phi tử
trong hậu cung Thanh triều liệu sẽ được "xử lý" như thế nào nếu tiên đế
băng hà?
Số phận của các phi tần Thanh triều sau khi bãi bỏ chế độ tuẫn táng
Sau khi chế độ tuẫn táng được xóa bỏ hoàn toàn, nhiều người cho rằng phi tử của cá Tiên đế sẽ có được kết cục viên mãn hơn.
Thế nhưng trên thực tế, hậu vận của họ thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của Hoàng đế kế nhiệm.
Thông
thường, đa số những phi tử không có địa vị hay con cái sẽ không được
xuất cung mà được sắp xếp ở chung một chỗ và được triều đình cung cấp
cơm ăn áo mặc.
Mặc
dù không còn được hưởng cung điện riêng và kẻ hầu người hạ nhiều như
trước kia, thế nhưng cuộc sống của họ cũng không còn cảnh tranh đấu khốc
liệt như trước.
Công
cuộc sống chung của các phi tần vì vậy mà trở nên nhẹ nhàng và thanh
tịnh hơn hẳn so với khi Tiên đế còn tại thế. Đây cũng là điều dễ hiểu,
bởi người kế vị tiếp theo đã được định, việc tranh đấu khi xưa tới giờ
đây cũng chẳng còn lại bất kỳ ý nghĩa nào.
Trong
số những người này, nhân vật có kết cục tốt đẹp hơn cả chính là kẻ
chiến thắng sau cùng, cũng tức là người được tôn làm Thái hậu đương
triều.
Bên
cạnh đó, những người có số phận cũng tương đối may mắn chính là các phi
tử trước kia sở hữu địa vị tương đối cao hoặc có con cái làm chỗ dựa.
Họ
sẽ được Tân đế phong làm Thái phi, đặc quyền đặc lợi có lẽ chỉ xếp sau
Thái hậu. Bằng chứng là tới thời Phổ Nghi, những Thái phi hầu hạ từ thời
vua Đồng Trị, Quang Tự vẫn thường xuyên được Hoàng đế tới thỉnh an,
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng được chăm lo hết sức đầy đủ và chu
đáo.
Thế
nhưng nếu không may trước kia có tị hiềm với Thái hậu đương triều hay
Hoàng đế hiện tại, số ít các phi tử này sẽ bị lãng quên trong một xó
xỉnh nào đó của hoàng cung để sống nốt phần đời còn lại.
Tuy
nhiên kết cục này chung quy vẫn may mắn hơn nhiều so với những vị phi
tử bị thất sủng hay phải chịu cái chết đầy tức tưởi trong những cuộc
tranh sủng đẫm máu nơi hậu cung trước kia.
Nhìn
chung chỉ cần có thể bảo toàn tính mạng cho tới sau khi Hoàng đế qua
đời, số phận của các phi tử trong hậu cung nhà Thanh đều sẽ có kết cục
không quá bi thảm, hoặc có đôi khi cuộc sống sau này của họ sẽ còn thoải
mái, tự tại hơn nhiều so với khi Tiên đế còn tại thế.
Những thảm án tuẫn táng phi tử hiếm hoi nhưng đầy uẩn khúc của Thanh triều
Trên
thực tế, tầng lớp thống trị của Mãn tộc xưa kia vẫn có truyền thống
tuẫn táng. Thế nhưng những người bị chôn theo thường là số ít các thứ
thiếp có thân phận thấp kém hoặc không có con cái.
Tuy
nhiên trên thực tế, lịch sử Thanh triều vẫn ghi lại một vài trường hợp
tuẫn táng đầy uẩn khúc của các phi tần trước khi chế độ này bị chính
thức bãi bỏ.
Trong
số đó, nổi tiếng hơn cả phải kể tới trường hợp của Đại phi A Ba Hợi –
phi tần nổi tiếng nhất dưới thời Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.
Tương
truyền rằng, A Ba Hợi lúc sinh thời được Nỗ Nhĩ Cáp Xích sủng ái vô
cùng. Thế nhưng chính tình yêu của vị quân chủ này đã buộc bà phải kết
thúc cuộc đời trong bi kịch.
Năm
1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đột ngột lâm bệnh nặng. Trước lúc qua đời, ông
đặc biệt dặn dò muốn Đại phi A Ba Hợi phải tuẫn táng cùng mình.
Cũng
bởi vậy mà ngay sau khi Tiên đế băng hà, vị Đại phi này bị chính những
người con của chồng mình bức tử để tiến hành nghi lễ tuẫn táng trong lễ
tang.
Năm ấy, Đại phi A Ba Hợi mới 37 tuổi, còn người con trai ruột là Đa Nhĩ Cổn của bà cũng chỉ mới lên 15 tuổi.
Cho
tới ngày nay, vẫn có không ít người cho rằng cái chết của A Ba Hợi thực
chất là kết quả của hàng loạt âm mưu chính trị nhằm tranh quyền đoạt vị
trong nội bộ hoàng tộc thời bấy giờ.
Bên
cạnh trường hợp của Đại phi A Ba Hợi, Thanh triều còn có một vị phi tử
khác tình nguyện xin tuẫn táng. Đó chính là Trinh phi của Thuận Trị đế.
Trinh phi chính là em họ của Đổng Ngạc phi – người được Thuận Trị đế say mê nhất lúc sinh thời. Sau khi Đổng Ngạc phi qua đời, Thuận Trị chẳng bao lâu sau cũng mất vì bệnh tật.
Cái chết đột ngột của vị Hoàng đế trẻ si tình đã khiến mẫu thân của ông là Hiếu Trang Hoàng Thái hậu hết sức giận dữ và phẫn nộ.
Vị
Thái hậu này từ sớm đã không vừa mắt Đổng Ngạc phi. Vì vậy việc chứng
kiến con trai u uất rồi lâm bệnh qua đời vì tình yêu đối với người phi
tử ấy đã khiến bà càng thêm phẫn nộ.
Để
dập tắt lửa giận của Thái hậu và bảo toàn cho gia tộc của mình, Trinh
phi lấy thân phận là em họ của Đổng Ngạc phi đã xin tuẫn táng theo Thuận
Trị để đổi lấy sự khoan hồng.
Sau
này khi Khang Hi kế vị, Trinh phi đã được truy phong làm Hoàng Khảo
Trinh phi. Cũng từ năm Khang Hi thứ 12 (tức năm 1673), chế đô tuẫn táng
chính thức được vị Hoàng đế này bãi bỏ. Kể từ đó về sau, hủ tục ấy cũng chính thức biến mất trong dòng chảy của lịch sử Trung Hoa.
*Theo quan điểm của Qulishi và KKNews (Trung Quốc).
Xót xa phi tần 20 tuổi đã phải tuẫn táng cùng vua để bảo vệ gia tộc
03:42 19/03/2020
Mỹ nhân tội nghiệp ấy chỉ mới 20 tuổi nhưng đã phải chấp nhận tuẫn táng cùng Hoàng đế Thuận Trị để cứu gia tộc.
Trinh Phi, hoàng phi cuối cùng tuẫn táng cùng hoàng đế. Ảnh minh họa.
Hiếu Hiến Đoan hoàng hậu thường được gọi
là Đổng Ngạc phi hay Đổng Ngạc hoàng quý phi, là một sủng phi của Thanh
Thế Tổ Thuận Trị Đế. Bà thường bị nhầm với Đổng Tiểu Uyển, một kĩ nữ
sống vào cuối thời nhà Minh, đầu thời nhà Thanh.
Trinh Phi là em họ của Đổng Ngạc Phi là
một phi tần của Hoàng đế Thuận Trị. Trinh Phi chưa bao giờ được hưởng sự
sủng ái của Thuận Trị như chị họ Đổng Ngạc Phi.
Vì vậy, việc tự nguyện tuẫn táng
của nàng hoàn toàn không phải vì tình cảm đối với người chồng hoàng đế,
mà thực chất là để tránh một cuộc báo thù gia tộc, mà nguồn gốc của nó
chính là sự sủng ái quá mức của Thuận Trị đối với Đổng Ngạc phi.
Đổng Ngạc Phi là một phi tần của Hoàng
đế Thuận Trị. Bà nhập cung năm 18 tuổi, được hoàng đế vô cùng sủng ái,
lập làm Hiền phi rồi ngay sau đó một tháng lên Hoàng quý phi.
Năm 1657, Đổng Ngạc phi và Thuận Trị
sinh một hoàng tử nhưng đứa trẻ mất sau đó 3 tháng. Do quá đau buồn,
Đổng Ngạc phi lâm bệnh hậu sản, rồi qua đời năm 1660, ở tuổi 21. Sau khi
mất, Thuận Đế truy phong bà làm Hiếu Hiến Đoan Hoàng hậu.
Sự tàn nhẫn nơi hậu cung xa hoa
Một thời gian ngắn sau khi Đổng Ngạc phi mất, Hoàng đế Thuận Trị cũng qua đời vì mắc bệnh đậu mùa.
Theo quy định, triều đình công bố di chiếu sau khoảng thời gian 8 giờ đồng hồ kể từ khi hoàng đế băng hà.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu
như trong bản di chiếu ấy Thuận Trị không nhắc đến người vợ mà ông sủng
ái dù người đấy đã mất, hơn nữa lại nhắc tới với hàm ý trách tội.
Theo "Vương Văn Tịnh tập - Niên phổ tự
soạn" kể lại, Vương Văn Tịnh chính là người soạn ra ba bản di chiếu để
Thuận Đế xem xét trước khi ông mất. Thuận Trị xem xét, ngẫm nghĩ rất
lâu, mãi tới trưa ngày hôm sau mới quyết định và ngay tối hôm ấy thì
băng hà.
Bản di chiếu có đoạn: "Đoan Hoàng
Hậu giữ trọn hiếu đạo với Hoàng Thái hậu, hết lòng hầu hạ Trẫm, quán
xuyến nội chính. Trẫm vâng lời Thái hậu, tưởng nhớ Hiền phi, tổ chức lễ
tang hậu ái, không theo lễ tắc thông thường. Vì việc này, Trẫm luôn thấy
áy náy, đấy là cái sai của Trẫm".
Xét
cho cùng, câu này dù ý tứ không gay gắt, trực tiếp, nhưng không thể phủ
nhận vị Hoàng đế đang có ý trách móc người phi quá cố. Theo các nhà
nghiên cứu thì nội dung ấy không đúng với tính cách và tình cảm của
Thuận Trị dành cho Đổng Ngạc phi.
Dẫn lời các chuyên gia nghiên cứu thời
Thanh, cho rằng trong khoảng thời gian từ khi Thuận Trị băng hà tới khi
công bố di chiếu (8 giờ đồng hồ), có thể thái hậu và các vương thần sửa
đổi vài chi tiết. Việc này bắt nguồn lòng hận thù của Thái hậu Hiếu
Trang đối với Đổng Ngạc Phi bấy lâu nay.
Cái chết của Đổng Ngạc Phi, việc Hoàng
đế Thuận Trị băng hà, rồi việc công bố nội dung bản di chiếu đã khiến
những người có trực tiếp với Đổng Ngạc Phi hết sức lo lắng. Trinh phi
Đổng Trọng Thị, em họ của Đổng Ngạc phi, là một trong số đó.
Để bảo toàn sinh mạng của toàn gia tộc,
Trinh phi đã quyết định hy sinh, xin được tuẫn táng cùng Thuận Trị. Khi
đó nàng chỉ mới tròn 20 tuổi.
Nhìn từ một khía cạnh khác, cái chết của
Trinh Phi là vật hy sinh cho tình cảm giữa Hoàng đế Thuận Trị và Đổng
Ngạc Phi. Như vậy, tục tuẫn táng theo hoàng đế từ thời trong Trung Hoa
đã trở lại vào thời nhà Thanh với câu chuyện này.
Những vị Thái tử có kết cục bi thảm nhất lịch sử Trung Quốc
Trần Quỳnh |
Mặc dù được ban cho ngôi vị Thái tử, thế nhưng những nhân vật này còn chưa chạm được tới ngai vàng thì đã bị rớt đài và phải gánh chịu đủ mọi kết cục bi thảm.
Nhìn
lại lịch sử phong kiến Trung Hoa, không khó để hậu thế có thể nhận ra
một sự thật kỳ lạ: Phàm là những vị vua càng nổi tiếng, càng tài ba thì
lại càng lận đận trong việc chọn ra người kế vị.
Lý
giải về điều này, có ý kiến cho rằng bên cạnh những vị Hoàng đế xuất
chúng ấy vốn không thiếu nhân tài, tinh anh. Bởi vậy mà cuộc chiến tranh
ngôi Thái tử dưới thời đại trị vì của họ sẽ càng thêm khốc liệt.
Đó
cũng là lý do vì sao những vị Thái tử có số phận bi thảm đa số đều là
con trai của các bậc Thiên tử có tiếng. Và kết cục bi kịch của các nhân
vật dưới đây chính là minh chứng cho nhận định này.
Kết cục bi thảm của Thái tử Hán triều: Bị cha bức chết vì... hiểu nhầm!
Lưu
Cứ (128 TCN – 91 TCN), còn gọi là Vệ Thái tử, là con trưởng của Hán Vũ
Đế Lưu Triệt và Hoàng hậu Vệ Tử Phu. Ông cũng là vị Hoàng Thái tử đầu
tiên dưới thời kỳ Vũ Đế tại vị.
Thân
là con trưởng do Hoàng hậu sinh hạ, đồng thời còn là con trai đầu tiên
của Hoàng đế, Lưu Cứ năm lên 7 tuổi đã được lập làm Thái tử.
Đánh
giá một cách khách quan mà nói, vị Thái tử Hán triều này mặc dù không
xuất sắc về tài văn võ như người cha Hán Vũ Đế, nhưng ông nổi tiếng là
một người nhân hậu, nhiều lần hóa giải án oan và rất được lòng bách tính
muôn dân thời ấy.
Chỉ tiếc rằng Lưu Cứ lúc sinh thời cũng vì sở hữu bản tính quá lương thiện nên lại dễ dàng bị kẻ gian nhắm tới và công kích.
Sử
cũ ghi lại, năm 91 TCN, Hán triều xảy ra vụ án Vu cổ chấn động. Thái tử
Lưu Cứ bị gian thần Giang Sung gièm pha nên muốn khởi binh diệt trừ kẻ
này.
Hán Vũ Đế nghe tin con dấy binh liền nghĩ rằng ông muốn làm phản nên đã hạ lệnh đem quân trấn áp và bắt Lưu Cứ phải tự vẫn.
Cứ
như vậy, vị Thái tử nhân hậu của Hán triều năm ấy liền vì mắc bẫy của
kẻ gian mà bị vua cha tưởng nhầm là phản tặc để rồi phải chết trong tức
tưởi.
Sau
này, Hán Vũ Đế phát hiện ra chân tướng, liền giết cả nhà gian thần
Giang Sung. Thế nhưng cái chết của kẻ gian thần ấy cũng chẳng thể nào
đổi lại mạng sống cho vị Hoàng Thái tử oan uổng năm xưa.
May
mắn là sau khi Thái tử Lưu Cứ qua đời, người kế nhiệm ông là Lưu Phất
Lăng cũng trở thành một bậc minh quân, tiếp tục gánh vác cơ nghiệp Đại
Hán.
Số phận ai oán của các Hoàng tử thời nhà Đường: Kẻ bị em sát hại, người bị cha ban án tử
Nhà Đường cũng là triều đại từng chứng kiến không ít những cuộc chiến tranh ngôi Thái tử đẫm máu. Trong số đó, nổi tiếng hơn cả chính là cuộc đấu đá giữa Thái tử Lý Kiến Thành và Tần vương Lý Thế Dân.
Kết
quả của cuộc nội đấu này là chính biến Huyền Vũ Môn – nơi Lý Kiến
Thành cùng Lý Nguyên Cát bị chính người anh em ruột thịt là Lý Thế Dân
mai phục rồi hạ sát.
Sau đó, Lý Thế Dân ép cha ruột là Đường Thái Tổ Lý Uyên phong mình làm Thái tử rồi thuận lợi kế vị và trở thành Đường Thái Tông.
Tới
thời của Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ, vị Hoàng đế này cũng đã từng mất
đi hai vị Thái tử Lý Tông và Lý Anh trong cuộc chiến tranh đoạt quyền
lực triều đình. Trong số đó, đáng tiếc hơn cả là trường hợp của Thái tử Lý Anh (706 – 737).
Lý Anh vốn là con thứ do Triệu Lệ phi sinh, sau khi Lý Tông qua đời thì được vua cha lập làm Thái tử thứ hai vào năm 715.
Tới năm 737, ông bị Võ Huệ phi và Phò mã mưu hại, phải chịu cảnh phế làm thứ dân và bị ban chết.
Phải
tới thời Đường Đại Tông sau này, án oan của Lý Anh mới được làm sáng
tỏ, danh hào Thái tử của ông tới năm ấy cũng mới được khôi phục một lần
nữa.
Chứng
kiến kết cục bi thảm của hai người con từng làm Thái tử của mình, Đường
Minh Hoàng Lý Long Cơ đã phải chờ tới năm 53 tuổi mới lập Lý Hanh làm
Thái tử cuối cùng, cũng là Đường Túc Tông sau này.
Hậu vận của các Thái tử nhà Minh - Thanh: Chẳng mấy ai có được kết cục yên ổn
Vì
nhiều lý do đặc biệt, Tống triều là triều đại hiếm hoi trong lịch sử
Trung Hoa không ghi lại một cuộc chiến tranh ngôi Thái tử thảm khốc nào.
Tuy nhiên tới thời Minh – Thanh, số phận bi thảm của các Thái tử lại một lần nữa tái diễn.
Thái
tử đầu tiên của triều Minh là Chu Tiêu vốn được vua cha bồi dưỡng từ
nhỏ, vốn đã được trải sẵn thảm đỏ để bước lên ngai vàng. Chỉ tiếc rằng
vị Thái tử ấy chưa kịp chạm tới ngôi vua thì đã đột ngột lâm bệnh qua
đời.
Điều
đáng nói còn nằm ở chỗ, bi kịch của ngai vị Đông cung không chỉ xảy đến
với ông mà còn liên lụy tới hậu duệ của ông sau này.
Sau khi Chu Tiêu qua đời, con trai trưởng của ông là Chu Doãn Văn được lập làm Thái tử và thuận lợi nối ngôi.
Thế
nhưng không lâu sau đó, Kiến Văn Đế Chu Doãn Văn lại mất tích bí ẩn
trong biển lửa ở kinh thành vì thất bại dưới tay người chú ruột của mình
– tức Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Vào
thời nhà Thanh, sự kiện "cửu tử đoạt đích" liên quan tới công cuộc
tranh ngôi của 9 Hoàng tử dưới thời Khang Hi đế đã phản ánh phần nào sự
thật khốc liệt bên trong nội bộ hoàng tộc Trung Hoa xưa.
Trong số đó, người ban đầu được lập làm Thái tử là Ái Tân Giác La Dận Nhưng cũng chẳng có lấy kết quả tốt đẹp.
Dận Nhưng vốn là Thái tử đầu tiên của Thanh triều, được vua cha Khang Hi phá lệ mà lập.
Bởi
lẽ theo gia pháp của tổ tông Mãn Châu, việc công khai lập Thái tử khi
chưa truyền ngôi là điều cấm kỵ. Thế nhưng Khang Hi vì quá yêu thương mẹ
ruột của Dận Nhưng nên đã cố tình phá lệ.
Điều
này đã biến Dận Nhưng trở thành Hoàng Thái tử đầu tiên của nhà Thanh
được hưởng đặc quyền công khai lập trữ và đồng thời cũng là vị Thái tử
duy nhất được Khang Hi đế tự mình công bố với thiên hạ.
Tuy nhiên cuộc đời của Dận Nhưng lại chẳng hề yên ả. Ông có tới hai lần bị phế khỏi ngôi Đông cung và 1 lần được phục lập.
Sau
cùng, tới năm 1711, Khang Hi nghe tấu rằng Thái tử tiếp xúc với các
nhân sĩ bất chính, muốn liều lĩnh ép vua cha thoái vị để tự mình lên
ngôi.
Giọt nước tràn ly này đã khiến nhà vua nổi giận và quyết định phế trừ vĩnh viễn ngôi vị Thái tử của Dận Nhưng.
Tới
năm 1724 dưới thời Ung Chính, Dận Nhưng bệnh nặng qua đời. Tới khi
chết, vị Thái tử Thanh triều ấy vẫn bị giam lỏng trong Hàm An cung, thọ
51 tuổi, được truy phong làm Lý Mật Thân vương.
Nhìn
lại kết cục bi kịch của những vị Thái tử này, có thể nói rằng trong
hoàng tộc thời xưa, tình thân máu mủ có lẽ chỉ là thứ để mưu cầu danh
vị, còn quyền lực mới là điều trọng yếu hơn cả.
Cũng bởi vậy mà cổ nhân xưa vẫn thường truyền tai nhau câu nói: Vô tình nhất thiên hạ chính là nhà đế vương.
Mà trong gia tộc truy cầu quyền lực ấy, địa vị dễ bị công kích, dễ bị nhiều người nhắm tới hơn cả chính là Đông cung Thái tử.
Đây
có lẽ cũng là lý do khiến cho không ít những vị Thái tử Trung Hoa còn
chưa có cơ hội được ngồi lên ngai vàng thì đã bị rớt đài, thậm chí phải
ra đi trong tức tưởi và oan uổng.
*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)
Nhận xét
Đăng nhận xét