LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 32
-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.
Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguồn: Carie Uyen Nguyen, “Whose War Was It?”, The New York Times, 18/08/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Có lẽ chẳng ai bước ra khỏi Chiến tranh Việt Nam với danh tiếng bị hủy hoại nhiều như Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Từ rất lâu trước khi chiến tranh kết thúc, các binh sĩ QLVNCH đã trở thành vật tế thần dễ dàng và luôn sẵn sàng cho những thất bại của Mỹ, một hình mẫu điển hình trong các nghiên cứu học thuật và văn hóa đại chúng. Chúng ta được nghe kể rằng họ là bọn hèn nhát bất tài, hay trốn tránh nhiệm vụ, để lại mọi việc khó khăn cho người Mỹ.
Là một người nghiên cứu Việt Nam tại một trường đại học Mỹ với kho tài liệu lớn lưu trữ lịch sử qua lời kể (oral history) về thời kỳ Việt Nam, cả bằng văn bản và băng ghi âm, tôi may mắn có cơ hội đặc biệt để đào sâu hơn và để minh chứng rằng câu chuyện kể trên là mơ hồ và bất công. Đây là cơ hội đặc biệt bởi vì tôi không muốn nói rằng lính Mỹ đã sai – thay vào đó, tôi đã tình cờ tìm được những câu chuyện từ các cựu binh Mỹ nói về sự can đảm và hiệu quả công việc của những chiến hữu đồng minh của họ, những người lính Nam Việt Nam.
Tất nhiên, tôi cũng đã gặp nhiều người Mỹ có thái độ tiêu cực về QLVNCH. Nhưng nhiều người trong số họ là nhân viên hậu tuyến, những người chưa một lần chiến đấu bên cạnh QLVNCH ở tiền tuyến và, tôi cho rằng, họ đã rút ra kết luận không chính xác từ những câu chuyện của người khác mà họ được nghe. Những câu chuyện tiêu cực còn lại thì tập trung chủ yếu vào khác biệt văn hóa hơn là bất cứ điều gì khác. Có nhiều hơn một trường hợp người được phỏng vấn đã nói về thói quen của lính QLVNCH khi cầm tay nhau ra chiến trường. Một chuyên gia phát thanh người Mỹ từng phục vụ tại Bình Dương hồi năm 1967 đã chẳng thể hiểu được điều ấy, thậm chí là nhiều năm sau đó: “Việc này đại loại là kỳ lạ đối với chúng tôi. Tôi chẳng thể nghĩ được gì hơn ngoài việc cho rằng họ là những người bạn thân, và đó là những gì họ đã làm tại đó, nhưng nó trông cứ thật kỳ lạ.”
Các cựu binh Mỹ khác thì thấy kỳ lạ khi gia đình của những người lính VNCH thường theo họ đến trại. Như lời một lính G.I.: “Những binh sĩ này phần lớn là lính nghĩa vụ. Họ bước ra chiến trường cùng với vợ con trên đường mòn. Khi chốt dựng vị trí phòng thủ ban đêm, giống như là cả đại gia đình đều ở đó vậy. Trong nhiều trường hợp, họ chẳng muốn ra ngoài chiến đấu. Họ chỉ muốn sống sót mà chăm sóc gia đình mình.”
Nhưng trong nghiên cứu của tôi, bên cạnh các đánh giá tiêu cực của người Mỹ cũng có thể dễ dàng tìm thấy những câu chuyện tích cực, và có phần cảm thông, về QLVNCH. Chẳng hạn, nhiều cựu binh thực sự thích có các gia đình QLVNCH ở bên cạnh và ca ngợi việc các bà vợ sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của họ để tìm thực phẩm tươi sống từ các khu làng gần đó, nấu thành bữa ăn thịnh soạn cho chồng và lính Mỹ. Số khác nhận ra rằng việc sống cùng các thành viên gia đình có thể là nguồn hỗ trợ tinh thần vững chắc cho các binh sĩ QLVNCH, như một lời nhắc nhở về mục tiêu chiến đấu của họ.
Nhìn chung, tôi thấy rằng thái độ tích cực và sự hiểu biết sâu sắc hơn của người Mỹ đối với các đồng minh QLVNCH của họ thường xuất hiện sau một thời gian sống chung, cùng làm việc và cùng chiến đấu với nhau, như trong “kỷ nguyên của những trận đánh lớn” (era of big battles) vào năm 1967, khi các đơn vị lính Mỹ và lính Nam Việt Nam chiến đấu sát cánh bên nhau. Sau một ngày chiến đấu khó khăn, nhiều chàng lính G.I. sẽ ngồi xuống với các đồng nghiệp Việt Nam để kể về gia đình, lấy từ túi áo những bức hình chụp người thân yêu của mình. Rồi cũng những người lính G.I. ấy nhận ra rằng: không giống như chuyến đi chỉ kéo dài 1 năm hoặc 18 tháng của họ, hầu hết các binh sĩ Nam Việt Nam phải phục vụ một thời gian dài không xác định. Những người đàn ông địa phương này buộc phải chiến đấu cho đến khi kết thúc chiến tranh, mà chẳng hề biết rằng ngày chiến tranh kết thúc cũng là ngày họ phải xa cách gia đình một lần nữa.
Hai bên cũng gắn kết trong cuộc chiến đơn vị nhỏ tiêu biểu cho phần lớn Chiến tranh Việt Nam. Cứ mỗi câu chuyện về việc lính trinh sát VNCH vội vàng rút lui sau loạt súng đầu tiên, để người Mỹ lại một mình trong rừng, thì cũng có một câu chuyện khác, tích cực hơn, nói về một người lính VNCH cõng theo một cố vấn người Mỹ bị thương trên cơ thể nhỏ bé của mình đến nơi trú ẩn an toàn. Và cũng có cả những câu chuyện ở bên còn lại, như khi một cố vấn người Mỹ quyết định phá vỡ mọi quy tắc để gọi trực thăng Mỹ đến di tản một binh sĩ QLVNCH bị thương nặng. (Nếu ông chờ trực thăng Nam Việt Nam như đáng ra ông phải làm, thì mọi chuyện có lẽ sẽ quá muộn.) Hoặc câu chuyện khác về một trung sĩ lính thủy đánh bộ người Mỹ hồi tưởng lại việc suýt chút nữa phải ra tòa quân sự vì dám ăn chung với lính VNCH. Với giọng nói run lên vì xúc động, người này nhớ lại khi ông thách thức cấp trên của mình, “Nếu chúng ta không bẻ bánh ăn chung với họ, làm sao chúng ta có thể chiến đấu bên cạnh họ?”
Nếu tình bạn quả thật tồn tại trong chiến đấu, vậy thì những hình ảnh tiêu cực đến từ đâu? Gác lại định kiến chủng tộc, chúng ta có thể xác định một nguyên nhân nằm trong mối quan hệ chiến đấu giữa lực lượng Mỹ và QLVNCH. Người Mỹ giúp nâng cao tinh thần chiến đấu của QLVNCH nhưng đồng thời đã tạo ra sự phụ thuộc quá mức vào hỗ trợ quân sự của họ. Các cố vấn Mỹ được giao về các đơn vị QLVNCH là những người duy nhất có thẩm quyền yêu cầu hỗ trợ chiến thuật trên không khi bị tấn công nặng nề. Vì vậy, theo thời gian, một số sĩ quan QLVNCH dần trở nên quá phụ thuộc vào sự vượt trội về công nghệ của các đối tác Mỹ, và một số người Mỹ có thể đi đến kết luận rằng các sĩ quan của QLVNCH thiếu sức chịu đựng và tính kiên cường.
Tất nhiên, nhiều đội quân tác chiến của Mỹ chưa bao giờ gặp lính QLVNCH trên chiến trường, bởi hai bên thường thực hiện các vai trò chiến lược rất khác nhau: Người Mỹ chỉ huy các hoạt động chiến đấu, trong khi QLVNCH chịu trách nhiệm về bình định và an ninh lãnh thổ. Dù các nhà lãnh đạo Mỹ ở Sài Gòn đã cho thành lập các đội huấn luyện cơ động để hướng dẫn các đơn vị QLVNCH kể từ năm 1967, thời gian họ sống cùng các đơn vị Nam Việt Nam vẫn rất hạn chế.
Có lẽ nguyên nhân gây chia rẽ và hiểu lầm lớn nhất là chính cuộc chiến. Binh sĩ cả hai bên đều phải chiến đấu giữa những rối loạn xã hội, bất ổn chính trị và áp lực quân sự lớn. Cả hai phía đều tự hỏi rằng, đây là cuộc chiến của ai? Chúng ta đang chiến đấu vì điều gì? Và điều này thực sự khó cho lính Mỹ, những người luôn bối rối và thường trong tình trạng mất tinh thần, khiến họ không phân biệt được giữa những người cộng sản ủng hộ Bắc Việt và những người địa phương đang là ‘đồng minh’ của họ.
Đối với một số người Mỹ, câu trả lời đến một cách dễ dàng và đầy cảm thông. Họ tin rằng lính VNCH là những người lính tốt, đã chiến đấu hết sức có thể để bảo vệ mảnh đất của mình. Họ là những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. “Tôi sẽ làm điều tương tự cho đồng bào tôi trên đất Mỹ,” một cựu binh Mỹ nói. Nhưng những người Mỹ khác lại phẫn nộ với những gì họ cho là một gánh nặng bất công. H. Norman Schwarzkopf, cựu binh từng chiến đấu ở Việt Nam và sau đó lãnh đạo liên quân Mỹ và các đồng minh trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, nói: “Đây là đất nước của họ, là trận chiến của họ. Sau cùng thì họ sẽ phải gánh vác lấy. Tôi nghĩ ta chỉ nên cung cấp cho họ các kỹ năng, sự tự tin cùng các thiết bị họ cần và khuyến khích họ chiến đấu. Tuy nhiên, ngay cả khi lập trường chính thức là chúng ta gửi các lực lượng đến hỗ trợ Nam Việt Nam chiến đấu, sự thật là ngày càng có nhiều trận chiến được tiến hành bởi chỉ riêng người Mỹ, thay vì bởi các đơn vị Mỹ và VNCH cùng chiến đấu cạnh nhau.”
Chúng ta biết rất ít về các cựu binh của chính mình (Mỹ), và lại càng biết ít hơn về các cựu binh Nam Việt Nam đã chiến đấu bên cạnh họ.
Chúng ta không biết những trải nghiệm hàng ngày của họ là như thế nào, khi chỉ được trang bị rất ít vũ khí và thường phải chiến đấu ở rìa ngoài của tuyến phòng thủ, đôi khi vai trò chỉ nhỉnh hơn một chút so với bia đỡ đạn. Khoảng 254.250 lính miền Nam đã chết trong chiến trận từ năm 1960 đến 1975, gần gấp năm lần số người Mỹ, ở một đất nước chỉ có 15 triệu dân. Chúng ta đã không nghe thấy những gì họ nghe, không cảm nhận những gì họ cảm nhận, cũng không thấy những gì họ thấy nơi chiến trường tuyệt vọng. Ta là ai mà dám phán xét các cựu binh Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và các đồng minh địa phương của họ, những người họ xem là bạn bè, là anh em, dù là để lãng mạn hóa hay nạn nhân hóa, ca ngợi hay phỉ báng họ? Và rồi khi họ nói về những trải nghiệm của mình, liệu chúng ta có thực sự lắng nghe?
Ngày nay, lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính VNCH đã hoàn toàn rơi vào quên lãng – ở Việt Nam, mọi chuyện đã bị xóa sạch bởi bên thắng cuộc; ở Mỹ, đơn giản là do lịch sử bỏ bê. Một trong số ít nơi họ được vinh danh là Công viên Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam tại Angel Fire, New Mexico, mà tôi đã đến thăm trong Ngày Tưởng niệm. Bên cạnh những viên gạch ghi tên một số cựu binh Úc và Đại Hàn, xuất hiện một vài cái tên người Việt, không phải ai trong số họ cũng có thể đến nơi an toàn và biến đất Mỹ thành ngôi nhà thứ hai của mình.
Một trong những cái tên đó thuộc về cha tôi. Ông là một lính VNCH, qua đời khi tôi vừa 14 tuổi. Ngay cả sau cuộc chiến, tôi chưa từng nghe ông một lần nói xấu người Mỹ, hay phía Cộng sản. Đứng bên cạnh viên gạch mang tên cha mình, tôi đã khóc, tôi trân trọng nơi duy nhất trên trái đất này ghi nhận những đóng góp của cha tôi – không phải trong sỉ nhục và ghét bỏ, mà là trong danh dự và tình yêu. Nơi linh thiêng này không chỉ ghi nhớ và tôn vinh sự hy sinh của những người phục vụ cho đất nước của họ dù thuộc phe nào, mà còn kêu gọi hòa giải thực sự và hòa bình lâu dài.
Nghiên cứu góc nhìn của những người lính Mỹ về lính VNCH, mà một trong số họ là cha tôi, và lắng nghe những câu chuyện của cựu binh Mỹ đã giúp tôi thêm mở mang, cũng như hỗ trợ hành trình học tập của tôi. Mối quan hệ Mỹ – QLVNCH rất phức tạp và là một ví dụ cảm động về trải nghiệm của con người trong một tình huống cực đoan. Câu chuyện của họ đã bị lãng quên, bị hiểu lầm, bị đơn giản hóa và chính trị hóa quá lâu. Chúng ta có thể nghĩ rằng mình hiểu câu chuyện đó, nhưng thật ra ta biết rất ít về các cựu binh của mình. Chúng ta nên và cần tìm hiểu thêm. Nếu các cựu binh ấy lên tiếng, chúng ta phải lắng nghe.
Carie Uyen Nguyen là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành lịch sử quân sự tại Đại học Texas Tech.
Nguồn: Cody J. Foster, “Did America Commit War Crimes in Vietnam?”, The New York Times, 01/12/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ngày 01/12/1967, ngày cuối cùng trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế, các nhà hoạt động chống chiến tranh từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Roskilde, Đan Mạch. Ban bồi thẩm – còn được gọi là Tòa án Russell theo tên người sáng lập, nhà triết học Bertrand Russell – đã dành một năm để điều tra hành động can thiệp của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á và lúc này đã sẵn sàng công bố phát hiện của mình. Các thành viên của phiên tòa nhất trí cho rằng Mỹ “có tội trong mọi cáo buộc, bao gồm diệt chủng, sử dụng vũ khí bị cấm, ngược đãi và giết tù nhân, di chuyển tù nhân một cách bạo lực” tại Việt Nam, cũng như các nước láng giềng Lào và Campuchia.
Russell thường tuyên bố rằng mình đã được truyền cảm hứng từ Tòa án Nuremberg. Nhưng Tòa án Russell không phải là một cơ quan chính phủ hay tổ chức hiệp ước; nó không có thẩm quyền pháp lý cũng như phương tiện để thực thi công lý sau những phát hiện của mình. Nhiệm vụ của nó là nâng cao nhận thức về tác động của chiến tranh đối với thường dân Việt Nam. “Tòa án Nuremberg đã yêu cầu và bảo đảm việc trừng phạt các cá nhân,” Russell tuyên bố trong các phiên xét xử. “Còn Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế kêu gọi các dân tộc trên thế giới, quần chúng, hành động để ngăn chặn tội ác.”
Nhà triết học Jean-Paul Sartre đã chủ tọa các phiên tòa và giúp thu hút 23 học giả, nhà khoa học, luật sư, cựu nguyên thủ quốc gia và các nhà hoạt động hòa bình được quốc tế công nhận, những người mà ý thức đạo đức đã khiến họ nhận lời mời tham dự. Xuyên suốt hai phiên tòa riêng biệt, từ ngày 02 đến ngày 10 tháng 05/1967 tại Stockholm, và từ ngày 20/11 đến 01/12/1967 tại Roskilde, các thành viên đã cân nhắc, xem xét các bằng chứng mà mỗi người tự thu thập trong những chuyến đi thực tế đến Việt Nam trong khoảng thời gian giữa hai phiên tòa.
Các chuyến đi này cho phép các thành viên ban bồi thẩm đánh giá thiệt hại mà cuộc chiến đã gây ra cho dân thường và trực tiếp xác minh những tuyên bố họ được nghe trong phiên tòa đầu tiên. Trong một chuyến đi kiểu này, nhà hoạt động xã hội Lawrence Daly, nhà báo Tariq Ali và nhà văn Carol Brightman, đã mang về bằng chứng không thể chối cãi rằng Không quân Hoa Kỳ đã cố tình ném bom các cơ sở và hạ tầng dân sự, bao gồm bệnh viện, trường học, nhà thờ và làng mạc.
Các thành viên khác, khi đến vùng nông thôn, đã gặp được nhiều dân thường đồng ý tới Đan Mạch để phát biểu trước phiên tòa thứ hai. Nhân chứng đầu tiên, một nông dân Việt Nam 37 tuổi, đã phơi bày phần thân thể cháy sém của mình trước bồi thẩm đoàn, và giải thích, thông qua một phiên dịch viên, rằng một chiếc máy bay Mỹ đã thả bom cháy xuống khu ruộng của gia đình anh ở Quảng Nam khi anh đang cày ruộng.
Anh không chỉ có một mình. Nạn nhân này tiếp nối nạn nhân kia, tất cả đều mô tả cách các “thẩm vấn viên” Mỹ càn quét khắp làng, tìm kiếm kẻ thù và tra tấn thường dân để lấy thông tin. Một cựu thẩm vấn viên người Mỹ, Peter Martinsen, đã xác nhận với tòa án rằng Trường Tình báo Quân đội đã dạy họ các chiến lược thẩm vấn vi phạm Công ước Geneva. “Thẩm vấn viên cũng tham gia tra tấn thực tế,” ông nói, trước khi thú nhận rằng những phương pháp đó đôi khi dẫn đến cái chết của tù binh chiến tranh Việt Nam. Sau đó, vào năm 1970, các thẩm vấn viên và thường dân Việt Nam khác đã xác nhận rằng họ đã bị nhấn chìm trong nước, bị sốc điện và bị đốt. Một số thậm chí còn tiết lộ bị tấn công tình dục thông qua việc đưa rắn và gậy vào cơ thể. “Thật kinh khủng khi nhớ lại một cuộc thẩm vấn mà bạn phải đánh đối phương để lấy lời khai, sau đó đánh anh ta vì tức giận, cuối cùng bạn đánh anh ta chỉ để thỏa mãn sự hưng phấn,” Martinsen nói thêm.
Những lời khai này cũng tiết lộ rằng Mỹ đã di dời dân thường một cách thô bạo để cô lập kẻ thù. Ví dụ, chương trình ấp chiến lược đã buộc một số lượng lớn người dân vào sống trong các ấp/huyện được cách ly, nhằm bình định làng mạc và ngăn chặn cộng sản xâm nhập nông thôn. Các nhân chứng cũng khai rằng lính Mỹ đã sát hại bất kỳ ai dám kháng cự và thiêu rụi các ngôi làng khi họ di dời dân thường Việt Nam. Máy bay ném bom và pháo binh của Mỹ sau đó sẽ được thống báo làng đã “trống” để có thể thoải mái bắn phá trước khi bao phủ toàn bộ khu vực bằng chất độc màu da cam. Chiến thuật kiểu này đã xóa bỏ vô số sinh kế; những người sống sót chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ hy vọng và đưa gia đình của họ vào sống trong các ấp được chuẩn bị sẵn.
Các thành viên của Toà án Russell cũng lo lắng không kém về việc quân đội sử dụng vũ khí tối tân trong các khu vực dân thường. Một quả bom đặc biệt đã khiến họ chú ý, bởi thiết kế của nó chỉ nhằm mục đích gây thương vong hàng loạt. Chuyên gia vũ khí Jean-Pierre Vigier thuộc Đại học Paris, đã làm chứng trước tòa rằng cái gọi là bom ổi (guava bomb) – một loại bom chùm – có thể bắn ra 300 viên bi sắt theo mọi hướng khi nổ. Loại bom này ít gây thiệt hại cho bê tông và thép, ông nói; thay vào đó, nó như thể được tạo ra để xé rách da thịt người. “Kết luận duy nhất của tôi là việc đánh bom dân thường là một chính sách có chủ ý của Lầu Năm Góc, có lẽ với hy vọng khiến họ gây áp lực buộc chính phủ phải đầu hàng,” Daly đã kết luận sau khi nghe các lời chứng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những phát hiện của Tòa án Russell đã giúp tiếp thêm sinh lực cho phong trào phản chiến toàn cầu nhằm gây áp lực buộc chính quyền Johnson kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Bị ảnh hưởng bởi những gì họ chứng kiến ở Việt Nam trong thời gian giữa hai phiên xét xử, hai thành viên của ban bồi thẩm, nhà hoạt động chống chiến tranh Dave Dellinger và nhà văn Carl Oglesby, đã cộng tác với các nhà hoạt động phản chiến khác để lên kế hoạch biểu tình hòa bình trên khắp thế giới vào tháng 10/1967. Tháng đó, hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh đã đối đầu với quân đội bên ngoài Lầu Năm Góc và trước các đại sứ quán Mỹ trên khắp Tây Âu, Trung và Nam Mỹ, cũng như khắp châu Á. Chiến dịch Giải trừ Vũ khí Hạt nhân của Russell và Hội đồng Hòa bình Anh tại Việt Nam đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Washington và bên ngoài số 10 phố Downing ở London. Chiến dịch Đoàn kết với Việt Nam, một tổ chức khác do Russell tài trợ, đã hợp tác với Tariq Ali để tổ chức tuần hành ở Quảng trường Trafalgar song song với việc biểu tình trước đại sứ quán Úc, New Zealand và Mỹ.
Tòa án Russell và các cuộc tuần hành đã không làm kết thúc chiến tranh, nhưng vẫn giúp thúc đẩy sự phản đối quốc tế đối với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc: chẳng hạn, những người theo chủ nghĩa dân tộc Puerto Rico, đang tìm cách giải phóng đất nước của họ khỏi chủ nghĩa đế quốc Mỹ, coi người Việt là đồng minh tinh thần, ngay cả khi người Puerto Rico buộc phải đi nghĩa vụ quân sự để chiến đấu nhân danh Mỹ tại Việt Nam.
Tòa án cũng gây được tiếng vang ở Mỹ. Stokely Carmichael, một thành viên của ban bồi thẩm, và các nhà lãnh đạo người da đen trẻ tuổi khác đã tham gia cùng các nhà cách mạng này khi nhận định tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chỉ là một sản phẩm khác của bản chất áp bức chủng tộc của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Họ lập luận rằng cộng đồng người Mỹ gốc Phi tồn tại như một thuộc địa trong lòng nước Mỹ bị chi phối bởi hận thù chủng tộc và bạo lực.
Tội ác chiến tranh được phát hiện bởi Tòa án Russell, cùng với các chi tiết về Thảm sát Mỹ Lai sau đó, đã hạ thấp uy tín của Mỹ ở nước ngoài và gây ra một cuộc khủng hoảng bản sắc quốc gia ở trong nước. Những phát hiện này đã buộc các công dân Mỹ phải thừa nhận cách tiếp cận “giết bất cứ thứ gì di chuyển” của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Thế nhưng những sự thừa nhận ấy chẳng tồn tại được lâu; thực tế tội ác của Mỹ ở Việt Nam đã bị che đậy bởi các tổng thống, chính trị gia và nhiều nhà lãnh đạo khác đang tìm cách hàn gắn đất nước – ngay cả khi điều đó có nghĩa là phớt lờ lịch sử – nhằm thúc đẩy một thứ chủ nghĩa dân tộc ái quốc mới. Những khẩu hiệu tập đoàn được chính phủ ủng hộ như Chiến dịch “The Pride Is Back” (Niềm tự hào đã quay trở lại) hồi thập niên 1980 đã thao túng ký ức tập thể bằng cách làm ngơ các tội ác chiến tranh và vi phạm nhân quyền mà Tòa án Russell đã giúp vạch trần.
Di sản quan trọng nhất của Tòa án Russell là sự xuất hiện của những “tòa án nhân dân” (people’s tribunals) rất lâu sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Các tòa án nhân dân, cũng được gọi là các “Tòa án Russell”, đã điều tra các chế độ độc tài ở Thế giới Thứ ba, đảo chính Chile năm 1973, xung đột giữa Israel và Palestine và cuộc xung đột ở Đông Ukraine. Gần đây nhất, Tòa án Thế giới về Iraq đã được mở năm 2003 để buộc tội Mỹ về các tội ác chiến tranh và sự vi phạm Công ước Geneva. Một lần nữa phiên tòa buộc thế giới phải lắng nghe những câu chuyện mới về ném bom dân thường và các chiến thuật tra tấn mới của lực lượng vũ trang Mỹ.
Hy vọng của Russell là các phiên tòa của ông sẽ tạo ra động lực hướng tới một phong trào hòa bình quốc tế lấy người dân làm trung tâm, một phong trào đã làm được nhiều hơn ngoài các cuộc biểu tình. Ông cho rằng, nhân dân – nếu được tổ chức và huy động đúng cách – có thể kiểm soát được các chính phủ. Đó là một ý tưởng cấp bách ở thời điểm năm 1967 và ngày nay cũng thế.
Cody J. Foster là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành lịch sử tại Đại học Kentucky.
Hình: Simone de Beauvoir và Jean-Paul Sartre (ở giữa) tham gia một phiên tòa xác định rằng Mỹ đã vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế ở Việt Nam.
Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times, 24/01/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.
Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng.
Chúng tôi dùng mũ nồi để lấy nước tắm gội và ăn các suất ăn chiến trường làm từ đồ hộp, không cần phải nấu hay hâm nóng. Các thực phẩm này được tăng cường protein; ba bữa ăn chính mỗi ngày cung cấp khoảng 3.500 calo. Cứ vài ngày, xe bọc thép sẽ lại đem đến cho chúng tôi thức ăn, quần áo sạch và thư tín, cũng như đạn dược, lựu đạn, mìn sát thương, kẽm gai, túi cát và các phụ tùng thay thế cho vũ khí bị hỏng.
Đại đội chúng tôi chịu trách nhiệm về an ninh ở một huyện rộng khoảng 10 dặm vuông và thực hiện mọi công việc, gồm chăm sóc y tế cho người dân, hỗ trợ lính địa phương, lực lượng cảnh sát và quân đội thường trực của Việt Nam (Cộng hòa). Nhưng nhiệm vụ chính của chúng tôi là tìm kiếm Việt Cộng. Và một trong những chìa khóa cho các hoạt động này là sự di động: Chúng tôi mang tất cả mọi thứ mình cần trên lưng.
Đầu năm 1967, tôi cảm tưởng rằng chiến tranh đang bước sang một giai đoạn nguy hiểm mới. Chúng tôi đã gặp những toán lính chiến Bắc Việt đi theo đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu từ giữa năm 1965, sau khi Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố ông không có kế hoạch xâm lăng miền Bắc. Vậy nên thách thức của đại đội lại càng nhân lên: Chúng tôi phải đối mặt với lính du kích Việt Cộng – những người là mối đe dọa đáng kể đối với thường dân – đồng thời phải sẵn sàng tham gia vào các trận đánh truyền thống với các đơn vị chính quy Bắc Việt. Mục tiêu của Hồ Chí Minh vẫn luôn là thống nhất đất nước, và ông cần binh lính chính quy của mình ở miền Nam chống lại các chiến thuật tấn công của Mỹ và lực lượng Việt Nam Cộng Hòa.
Leo thang chiến tranh đã trở nên rõ ràng vào giữa tháng 1, khi đại đội của tôi được giao nhiệm vụ nằm ngoài khu vực hoạt động bình thường của chúng tôi — đột kích vào một ngôi làng của kẻ thù và là an toàn khu nơi hơn 100 chỉ huy Việt Cộng dự dịnh sẽ nhóm họp. Vài ngày trước đó, một giao liên địch đã bị giết trong một cuộc phục kích; các tài liệu của anh ta cho thấy buổi họp sẽ được tổ chức vào trưa ngày 14/01 tại làng Ban Lãnh, tỉnh Quảng Nam. Khai thác tình báo một cách nhanh chóng và khả năng đưa lính vào địa bàn căn cứ của đối phương là hai nguyên tắc của các chiến dịch chống du kích. Để giết hoặc bắt giữ được nhiều du kích nhất, chiến dịch này sẽ phải làm cả hai điều đó.
Vì vậy, vào trưa ngày 14/01/1967, 176 thành viên của đại đội đã lên 12 trực thăng và bay đến khu vực được chỉ định. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi đã lọt vào một “điểm nóng”. Toàn bộ trực thăng đều bị bắn khi chuẩn bị hạ cánh để thả chúng tôi xuống, và vẫn tiếp tục bị bắn cho đến khi chúng cất cánh trở lại.
Sau đó chúng tôi bắt đầu nhiệm vụ của mình, chiến đấu để tìm đường vào làng, trong khi máy bay Mỹ tiến hành không kích, xả súng và phun khói để kiềm chân kẻ thù. Đó là một ngôi làng đã được tăng cường; mỗi nhà đều có các vị trí chiến đấu và các hầm trú ẩn, và cả làng được bảo vệ bởi các lũy tre vốn làm hạn chế sự di chuyển của chúng tôi.
Ngay trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương chống Pháp (1946-1954) nơi này đã được coi là một thành trì của Cộng sản. Khi chúng tôi tấn công và bắt đầu có thương vong, thì chúng tôi nhận thấy rõ ràng là lực lượng địch lớn hơn nhiều so với dự đoán; chúng tôi cần nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh rồi rút quân. Tôi vẫn nhớ rõ lúc nhìn về các ngọn núi ở phía tây nam — tôi biết rằng quân địch có lực lượng yểm trợ ẩn náu trên những ngọn núi đó, vì chúng nằm ngoài khu vực mà người Mỹ đã đánh dấu để bình định.
Toàn đại đội đều bị ấn tượng trước mức độ kỷ luật, quyết tâm và sự hung hãn của kẻ thù. Vài tuần sau, chúng tôi mới biết rằng khu vực này đã được bảo vệ không chỉ bởi Việt Cộng mà còn bởi các đơn vị lớn thuộc Quân đội Bắc Việt, khi họ thấy chỉ có 12 trực thăng thả quân xuống, họ đã bắt đầu tăng viện cho ngôi làng. Chính vào lúc ấy, chương trình huấn luyện thủy quân lục chiến và lập kế hoạch tiền chiến đấu của chúng tôi đã phát huy hiệu quả – khi các chỉ huy cấp thấp bị thương, các hạ sĩ và trung sĩ của họ đã tiếp quản mà không hề nao núng.
Chịu hỏa lực mạnh nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đến được điểm hẹn – đó là một ngôi chùa, vào khoảng 4 giờ chiều, nhưng lúc đó thì gần như tất cả các chỉ huy Việt Cộng đều đã sơ tán. Chẳng còn việc nào khác ngoài tập hợp lại để rút quân. Chúng tôi đã phải hứng chịu nhiều thương vong trên đường mòn và trong làng, và phải mất thời gian để gom đủ những người thương vong. Thậm chí đã có lúc, một người trong số chúng tôi đã phải bò dưới làn đạn của kẻ thù để cứu một người lính khác bị thương.
Cuối cùng, chúng tôi đã giết hơn 50 lính Bắc Việt và bắt giữ một cán bộ cấp cao. Khi gọi trực thăng đến đón 32 người lính bị thương và 5 người khác đã chết, chúng tôi cần các cuộc không kích để chặn kẻ địch và để bảo vệ máy bay trực thăng. Chúng tôi biết rằng mình không thể ở lại qua đêm vì chúng tôi thiếu đạn, và đang không ở trong khu vực mà chúng tôi có thể được các đơn vị thủy quân lục chiến khác tiếp viện.
Vào thời điểm đó trong cuộc chiến, chúng tôi vẫn tự tin rằng mình có thể đánh bại lính du kích và các đơn vị quân đội Bắc Việt. Nhưng rõ ràng là chính phủ miền Nam đã không làm đủ để loại bỏ các nguyên nhân gây ra nổi dậy, hoặc những điều kiện khiến nhiều người Việt Nam muốn sống dưới chế độ cộng sản. Sau đó, khi tôi có một thời gian để nghĩ về chiến lược, một suy nghĩ khó chịu bất ngờ xuất hiện: Chúng ta có thể thắng trên chiến trường, nhưng liệu chừng đó có đủ để giành chiến thắng trong cuộc chiến?
Tôi tự hào được phục vụ trong lực lượng Thủy quân lục chiến tại Việt Nam, và tôi tin tưởng vào sứ mạng của mình. Sau này, tôi đã có một sự nghiệp 35 năm trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các vị trí như Giám đốc Điều hành một công ty thuộc danh sách Fortune 500 và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán New York. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình có nhiều trách nhiệm như khi là chỉ huy của 224 lính thủy quân lục chiến của Đại đội C, những người đã đặt niềm tin của họ vào khả năng lãnh đạo của tôi và giao phó cho tôi sinh mạng của họ.
Marsh Carter tốt nghiệp trường West Point. Ông đã từng làm sĩ quan Thủy quân Lục chiến hai năm ở Việt Nam. Ông còn là cựu Giám đốc Điều hành State Street Bank and Trust và cựu Chủ tịch Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán New York (New York Stock Exchange Group) từ năm 2005 đến năm 2013.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.
Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"
Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
Tóm Tắt 10 Trận Chạm Trán Lớn Nhất Mà QUÂN GIẢI PHÓNG Thắng VNCH Giúp Mỹ Dần Nhận Ra Cục Diện
Trận đánh và chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam”
98 trang sau nằm trong thể loại này, trên tổng số 98 trang.B
C
- Chiến dịch Cuộc sống mới
- Trận tấn công Căn cứ không quân Pleiku
- Chiến dịch Campuchia
- Cầu Hàm Rồng
- Chiến dịch Cedar Falls
- Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam
- Chiến dịch Bolo
- Chiến dịch Chenla I
- Chiến dịch Chenla II
- Chiến dịch Commando Hunt
- Chiến dịch Eagle Pull
- Chiến dịch Gió lốc
- Chiến dịch Hong Kil Dong
- Chiến dịch Hump
- Chiến dịch Lộc Ninh (1967)
- Chiến dịch Masher
- Chiến dịch Niagara
- Chiến dịch Popeye
- Chiến dịch Prairie
- Chiến dịch Quyết Thắng 202
- Chiến dịch Ranch Hand
- Chiến dịch Tết 1969
Đ
K
L
M
P
S
T
- Chiến dịch Tây Nguyên
- Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
- Mặt trận Tây Nguyên và Bắc Bình Định năm 1972
- Mặt trận Trị Thiên Huế năm 1972
- Mậu Thân 1968
- Sự kiện Tết Mậu Thân
- Trận Đồng Hới
- Trận Ấp Đá Biên
- Trận Bản Đông
- Trận Bàu Nâu
- Trận Cửa Việt
- Trận Dương Liễu - Đèo Nhông
- Trận đánh Cao điểm 935
- Trận Khâm Đức
- Trận Ông Thành
- Trận Plei Me
- Trận Prey Veng
- Trận Tầm Bó
- Chiến dịch Trị Thiên
Điểm Danh Quân Chư Hầu Của MỸ Đồng Hành Cùng VNCH Tại Miền Nam VN Trước 1975
Điểm mặt các nước chư hầu của Mỹ tham chiến tại Việt Nam
Ngay sau khi Mỹ chính thức đưa quân vào miền Nam Việt Nam, theo gót họ xâm lược nước ta là hàng loạt các nước chư hầu đồng minh.
Hàn Quốc là một trong những nước chư hầu của Mỹ
gửi quân sang tham chiến tại đông nhất trong thời kỳ diễn ra chiến
tranh Việt Nam. Số lượng quân lính Hàn Quốc được gửi sang Việt Nam nhiều
thứ hai, chỉ sau Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Vào
năm 1961, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đã đề nghị Tổng thống Mỹ
lúc bấy giờ là John F. Kennedy về việc gửi quân Hàn Quốc sang Việt Nam
hỗ trợ Mỹ. Tuy nhiên Kennedy đã từ chối lời đề nghị này vì cho rằng
"thời điểm chưa thích hợp".Tới năm 1964, Tổng thống Lyndon Johnson đã đề
nghị Hàn Quốc nối gót Mỹ đổ quân vào chiến trường Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Webdoc.
Tổng
cộng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam đã có 320.000 lính Hàn Quốc
tham chiến với thời gian thực hiện nghĩa vụ tại Việt Nam tối thiểu 1
năm, quân số lính Hàn Quốc cao nhất tại Việt Nam vào khoảng 50.000 quân
vào năm 1968. Đi theo các đợt hành quân của lính Hàn Quốc là sự tột cùng
của tội ác mà chúng gây ra cho nhân dân miền nam. Nguồn ảnh: Frame.
Tuy
nhiên, chúng cũng đã phải trả giá cho những hành động phi nhân tính của
mình khi có đến 5.099 lính Hàn Quốc thiệt mạng tại Việt Nam, 10.962
người bị thương. Mỹ đã trả cho Hàn Quốc tổng cộng 236 triệu USD (tương
đương với 1,4 tỷ USD ngày nay) bao gồm lương cho binh lính, tiền điều
trị thương tật và tiền tử tuất cho lính Hàn Quốc tham chiến tại Việt
Nam. Nguồn ảnh: Frame.
Ngoài
Hàn Quốc, Úc và New Zealand cũng có gửi quân sang Việt Nam tham chiến
cùng Mỹ trong thời kỳ này. Các cố vấn quân sự Úc đã có mặt tại Việt Nam
từ năm 1962 và những binh lính Úc đầu tiên đặt chân đến nước ta từ năm
1965. Nguồn ảnh: Australia.
New
Zealand cũng nối gót Úc và Mỹ bắt đầu gửi các đơn vị công binh và pháo
binh đầu tiên của mình tới Việt Nam từ năm 1965. Sau này, khi thời kỳ
chiến tranh ở Việt Nam leo thang, phía New Zealand còn gửi cả các đơn vị
đặc nhiệm tinh nhuệ sang tham chiến. Nguồn ảnh: Anzac.
Số
lượng lính Úc đông nhất tại miền Nam Việt Nam được ghi nhận là 7672
người trong khi đó ở phía New Zealand là 552 người. Tổng cộng có khoảng
60.000 lính Úc và 3500 lính New Zealand từng tham chiến trên chiến
trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Alpha.
Con
số thương vong của lính Úc là 521 người thiệt mạng và hơn 3000 người bị
thương. Trong khi đó phía New Zealand có 37 lính thiệt mạng và 187 lính
bị thương. Phần lớn các lực lượng Úc và New Zealand đóng quân ở khu vực
Tuy Phước, nay là Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn ảnh: Alpha.
Một
điều ít ai biết đó là Philippines cũng đã từng gửi lính tới miền Nam
Việt Nam tham chiến. Tổng cộng có khoảng 10.450 lính Philippines đã từng
được gửi tới miền Nam Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo, biểu
diễn nghệ thuật. Nguồn ảnh: Webdoc.
Binh lính Philippines đang xây dựng boong-ke trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Webdoc.
Binh lính Philippines biểu diễn nghệ thuật ngoài đường phố. Nguồn ảnh: Webdoc.
Quân
đội Thái Lan cũng đã từng gửi quân sang tham chiến tại chiến trường
miền Nam Việt Nam trong những năm từ 1965 tới 1971. Thực tế, quân đội
Thái Lan được cho là có nhiều hoạt động quân sự tại Lào hơn là tại miền
Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Binh lính Quân đội Hoàng gia Thái Lan trong
Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài
các nước kể trên, còn có Đài Loan, Brazil và Canada đã từng gửi quân
lính sang tham chiến trên chiến trường miền Nam Việt Nam với nhiều vai
trò và nhiệm vụ khác nhau. Nguồn ảnh: Wiki.
Các Tỉnh Trưởng VNCH Tại Miền Tây Nam Bộ Đã Tử Thủ Ra Sao Trong Ngày Giải Phóng Miền Nam
Chuyện 'tử thủ' sau thời khắc lịch sử 30/4/1975 tại miền Tây Nam Bộ
Ngày 1-5-1975: Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục tiến công và nổi dậy giành chính quyền
Ngày 30-4 và 1-5-1975, lực lượng ta ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục phối hợp quần chúng nhân dân tiến công và
nổi dậy đồng loạt giành chính quyền.
Ðặc biệt, sau khi được tin Sài Gòn đã giải phóng, nhân đà quân địch suy sụp, hầu hết các huyện, tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành giải phóng địa phương mình hết sức mau lẹ.
Trong ngày 30-4, nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Cần Thơ, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Ðéc, Long An kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Ngày 1-5, các tỉnh còn lại là Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Ðốc, Kiến Tường, Bến Tre hoàn toàn giải phóng. Ở đảo Phú Quốc, các chiến sĩ cách mạng bị địch giam giữ cùng với lực lượng vũ trang nhân dân trên đảo nổi dậy chiếm đảo, giải phóng ngày 30-4.
Tại Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, căn cứ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 ngụy, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 4 lần lượt đánh chiếm sân bay Trà Nóc, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 4 không quân ngụy; sau đó tiến vào khu trung tâm thành phố, đánh chiếm các mục tiêu: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân... Cùng lúc đó, lực lượng vũ trang địa phương và biệt động thành phối hợp quần chúng cách mạng nổi dậy làm chủ các vị trí quan trọng trong thành phố. Thành phố Cần Thơ được hoàn toàn giải phóng ngày 30-4-1975.
Cùng ngày tại Trà Vinh, từ nhiều hướng LLVT tỉnh tiến vào thị xã, phối hợp lực lượng tại chỗ và nhân dân tước vũ khí, bức hàng các tiểu đoàn bảo an 404, 407, truy bắt ác ôn. Ðến trưa, Trà Vinh đã được hoàn toàn giải phóng.
Tại Vĩnh Long, sáng 30-4, các đơn vị vũ trang của khu và của tỉnh đồng loạt đánh chiếm thị xã theo kế hoạch. Ðịch ngoan cố dùng pháo bắn ngăn chặn và chiến đấu định tử thủ ở các đồn bốt ven thị xã. Ðến 15 giờ chiều 30-4, lực lượng vũ trang phối hợp lực lượng chính trị quần chúng chiếm sân bay, diệt đồn phòng vệ dân sự, buộc các chi khu đầu hàng. Ðến chiều 30-4, Vĩnh Long được giải phóng.
Tại Sóc Trăng, đêm 29 rạng ngày 30-4, các lực lượng chủ lực và địa phương ta đồng loạt tiến công vào thị xã Sóc Trăng. Lực lượng vũ trang kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các mục tiêu quan trọng trong thị xã như: cầu An Hòa, chùa Năm Ông, Ty Cảnh sát, dinh Tỉnh trưởng, khu Hoàng Diệu, trại Lý Thường Kiệt, sân bay... Ðịch chống trả quyết liệt. Tới 14 giờ ngày 30-4, thị xã và toàn tỉnh Sóc Trăng được hoàn toàn giải phóng.
Tại Bạc Liêu, do làm tốt công tác binh vận từ trước, sáng 30-4, cán bộ ta cắm cờ mặt trận lên xe chạy thẳng vào dinh Tỉnh trưởng. Trên các đường phố quần chúng nhân dân hưởng ứng tập trung trước tòa hành chính buộc đại tá tỉnh trưởng phải tuyên bố giao chính quyền cho cách mạng lúc 11 giờ 30 phút.
Tại Hà Tiên, 17 giờ 30 -4, LLVT kết hợp quần chúng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn thị trấn Hà Tiên và thị trấn Kiên Lương.
Tại Long Xuyên, trưa 30-4, lực lượng chính trị vũ trang binh vận tại chỗ sau khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng đã cùng đông đảo giáo chức và học sinh chiếm trường học, trừng trị ác ôn, rồi chiếm đài truyền tin, kho bạc và trận địa pháo. Sau đó, Trung đoàn 101 của quân khu cấp tốc hành quân chiếm lĩnh thị xã Long Xuyên, Châu Ðốc và các chi khu Thốt Nốt, Châu Phú, Châu Thành. 8 giờ sáng 1-5, bộ đội ta tiến về giải phóng thị xã Long Xuyên.
Tại Châu Ðốc, sáng 1-5, hai tiểu đoàn của tỉnh và một bộ phận Trung đoàn 101 do khu điều tới, tiến vào thị xã Châu Ðốc, tước khí giới của các đơn vị, các căn cứ còn lại của địch. Thị xã Châu Ðốc được giải phóng hoàn toàn lúc 8 giờ 30 phút ngày 1-5-1975.
Tại Cà Mau, đêm 30-4, ta tập trung lực lượng tiến công thị xã, kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các vị trí quan trọng. 5 giờ sáng 1-5, các mũi tiến công của ta đã vào nội ô thị xã kết hợp phong trào quần chúng nổi dậy giải phóng thị xã lúc 10 giờ ngày 1-5.
Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc. Toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã thực hiện xuất sắc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù khó khăn gian khổ đến mấy nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
Ðặc biệt, sau khi được tin Sài Gòn đã giải phóng, nhân đà quân địch suy sụp, hầu hết các huyện, tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành giải phóng địa phương mình hết sức mau lẹ.
Trong ngày 30-4, nhân dân và lực lượng vũ trang các tỉnh Cần Thơ, Gò Công, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Sa Ðéc, Long An kết hợp tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương. Ngày 1-5, các tỉnh còn lại là Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Ðốc, Kiến Tường, Bến Tre hoàn toàn giải phóng. Ở đảo Phú Quốc, các chiến sĩ cách mạng bị địch giam giữ cùng với lực lượng vũ trang nhân dân trên đảo nổi dậy chiếm đảo, giải phóng ngày 30-4.
Tại Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, căn cứ của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 ngụy, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 4 lần lượt đánh chiếm sân bay Trà Nóc, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 4 không quân ngụy; sau đó tiến vào khu trung tâm thành phố, đánh chiếm các mục tiêu: Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân... Cùng lúc đó, lực lượng vũ trang địa phương và biệt động thành phối hợp quần chúng cách mạng nổi dậy làm chủ các vị trí quan trọng trong thành phố. Thành phố Cần Thơ được hoàn toàn giải phóng ngày 30-4-1975.
Cùng ngày tại Trà Vinh, từ nhiều hướng LLVT tỉnh tiến vào thị xã, phối hợp lực lượng tại chỗ và nhân dân tước vũ khí, bức hàng các tiểu đoàn bảo an 404, 407, truy bắt ác ôn. Ðến trưa, Trà Vinh đã được hoàn toàn giải phóng.
Tại Vĩnh Long, sáng 30-4, các đơn vị vũ trang của khu và của tỉnh đồng loạt đánh chiếm thị xã theo kế hoạch. Ðịch ngoan cố dùng pháo bắn ngăn chặn và chiến đấu định tử thủ ở các đồn bốt ven thị xã. Ðến 15 giờ chiều 30-4, lực lượng vũ trang phối hợp lực lượng chính trị quần chúng chiếm sân bay, diệt đồn phòng vệ dân sự, buộc các chi khu đầu hàng. Ðến chiều 30-4, Vĩnh Long được giải phóng.
Tại Sóc Trăng, đêm 29 rạng ngày 30-4, các lực lượng chủ lực và địa phương ta đồng loạt tiến công vào thị xã Sóc Trăng. Lực lượng vũ trang kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các mục tiêu quan trọng trong thị xã như: cầu An Hòa, chùa Năm Ông, Ty Cảnh sát, dinh Tỉnh trưởng, khu Hoàng Diệu, trại Lý Thường Kiệt, sân bay... Ðịch chống trả quyết liệt. Tới 14 giờ ngày 30-4, thị xã và toàn tỉnh Sóc Trăng được hoàn toàn giải phóng.
Tại Bạc Liêu, do làm tốt công tác binh vận từ trước, sáng 30-4, cán bộ ta cắm cờ mặt trận lên xe chạy thẳng vào dinh Tỉnh trưởng. Trên các đường phố quần chúng nhân dân hưởng ứng tập trung trước tòa hành chính buộc đại tá tỉnh trưởng phải tuyên bố giao chính quyền cho cách mạng lúc 11 giờ 30 phút.
Tại Hà Tiên, 17 giờ 30 -4, LLVT kết hợp quần chúng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn thị trấn Hà Tiên và thị trấn Kiên Lương.
Tại Long Xuyên, trưa 30-4, lực lượng chính trị vũ trang binh vận tại chỗ sau khi nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng đã cùng đông đảo giáo chức và học sinh chiếm trường học, trừng trị ác ôn, rồi chiếm đài truyền tin, kho bạc và trận địa pháo. Sau đó, Trung đoàn 101 của quân khu cấp tốc hành quân chiếm lĩnh thị xã Long Xuyên, Châu Ðốc và các chi khu Thốt Nốt, Châu Phú, Châu Thành. 8 giờ sáng 1-5, bộ đội ta tiến về giải phóng thị xã Long Xuyên.
Tại Châu Ðốc, sáng 1-5, hai tiểu đoàn của tỉnh và một bộ phận Trung đoàn 101 do khu điều tới, tiến vào thị xã Châu Ðốc, tước khí giới của các đơn vị, các căn cứ còn lại của địch. Thị xã Châu Ðốc được giải phóng hoàn toàn lúc 8 giờ 30 phút ngày 1-5-1975.
Tại Cà Mau, đêm 30-4, ta tập trung lực lượng tiến công thị xã, kết hợp lực lượng quần chúng nổi dậy chiếm các vị trí quan trọng. 5 giờ sáng 1-5, các mũi tiến công của ta đã vào nội ô thị xã kết hợp phong trào quần chúng nổi dậy giải phóng thị xã lúc 10 giờ ngày 1-5.
Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử của quân và dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc. Toàn Ðảng, toàn quân và toàn dân ta đã thực hiện xuất sắc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dù khó khăn gian khổ đến mấy nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
Trung Đoàn 56 Tinh Nhuệ Nhất VNCH Tại Sao Thua - Số Phận Của PHẠM VĂN ĐÍNH Sau Khi Hàng QGP
Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ
Nguồn: Carie Uyen Nguyen, “Whose War Was It?”, The New York Times, 18/08/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Có lẽ chẳng ai bước ra khỏi Chiến tranh Việt Nam với danh tiếng bị hủy hoại nhiều như Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Từ rất lâu trước khi chiến tranh kết thúc, các binh sĩ QLVNCH đã trở thành vật tế thần dễ dàng và luôn sẵn sàng cho những thất bại của Mỹ, một hình mẫu điển hình trong các nghiên cứu học thuật và văn hóa đại chúng. Chúng ta được nghe kể rằng họ là bọn hèn nhát bất tài, hay trốn tránh nhiệm vụ, để lại mọi việc khó khăn cho người Mỹ.
Là một người nghiên cứu Việt Nam tại một trường đại học Mỹ với kho tài liệu lớn lưu trữ lịch sử qua lời kể (oral history) về thời kỳ Việt Nam, cả bằng văn bản và băng ghi âm, tôi may mắn có cơ hội đặc biệt để đào sâu hơn và để minh chứng rằng câu chuyện kể trên là mơ hồ và bất công. Đây là cơ hội đặc biệt bởi vì tôi không muốn nói rằng lính Mỹ đã sai – thay vào đó, tôi đã tình cờ tìm được những câu chuyện từ các cựu binh Mỹ nói về sự can đảm và hiệu quả công việc của những chiến hữu đồng minh của họ, những người lính Nam Việt Nam.
Tất nhiên, tôi cũng đã gặp nhiều người Mỹ có thái độ tiêu cực về QLVNCH. Nhưng nhiều người trong số họ là nhân viên hậu tuyến, những người chưa một lần chiến đấu bên cạnh QLVNCH ở tiền tuyến và, tôi cho rằng, họ đã rút ra kết luận không chính xác từ những câu chuyện của người khác mà họ được nghe. Những câu chuyện tiêu cực còn lại thì tập trung chủ yếu vào khác biệt văn hóa hơn là bất cứ điều gì khác. Có nhiều hơn một trường hợp người được phỏng vấn đã nói về thói quen của lính QLVNCH khi cầm tay nhau ra chiến trường. Một chuyên gia phát thanh người Mỹ từng phục vụ tại Bình Dương hồi năm 1967 đã chẳng thể hiểu được điều ấy, thậm chí là nhiều năm sau đó: “Việc này đại loại là kỳ lạ đối với chúng tôi. Tôi chẳng thể nghĩ được gì hơn ngoài việc cho rằng họ là những người bạn thân, và đó là những gì họ đã làm tại đó, nhưng nó trông cứ thật kỳ lạ.”
Các cựu binh Mỹ khác thì thấy kỳ lạ khi gia đình của những người lính VNCH thường theo họ đến trại. Như lời một lính G.I.: “Những binh sĩ này phần lớn là lính nghĩa vụ. Họ bước ra chiến trường cùng với vợ con trên đường mòn. Khi chốt dựng vị trí phòng thủ ban đêm, giống như là cả đại gia đình đều ở đó vậy. Trong nhiều trường hợp, họ chẳng muốn ra ngoài chiến đấu. Họ chỉ muốn sống sót mà chăm sóc gia đình mình.”
Nhưng trong nghiên cứu của tôi, bên cạnh các đánh giá tiêu cực của người Mỹ cũng có thể dễ dàng tìm thấy những câu chuyện tích cực, và có phần cảm thông, về QLVNCH. Chẳng hạn, nhiều cựu binh thực sự thích có các gia đình QLVNCH ở bên cạnh và ca ngợi việc các bà vợ sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của họ để tìm thực phẩm tươi sống từ các khu làng gần đó, nấu thành bữa ăn thịnh soạn cho chồng và lính Mỹ. Số khác nhận ra rằng việc sống cùng các thành viên gia đình có thể là nguồn hỗ trợ tinh thần vững chắc cho các binh sĩ QLVNCH, như một lời nhắc nhở về mục tiêu chiến đấu của họ.
Nhìn chung, tôi thấy rằng thái độ tích cực và sự hiểu biết sâu sắc hơn của người Mỹ đối với các đồng minh QLVNCH của họ thường xuất hiện sau một thời gian sống chung, cùng làm việc và cùng chiến đấu với nhau, như trong “kỷ nguyên của những trận đánh lớn” (era of big battles) vào năm 1967, khi các đơn vị lính Mỹ và lính Nam Việt Nam chiến đấu sát cánh bên nhau. Sau một ngày chiến đấu khó khăn, nhiều chàng lính G.I. sẽ ngồi xuống với các đồng nghiệp Việt Nam để kể về gia đình, lấy từ túi áo những bức hình chụp người thân yêu của mình. Rồi cũng những người lính G.I. ấy nhận ra rằng: không giống như chuyến đi chỉ kéo dài 1 năm hoặc 18 tháng của họ, hầu hết các binh sĩ Nam Việt Nam phải phục vụ một thời gian dài không xác định. Những người đàn ông địa phương này buộc phải chiến đấu cho đến khi kết thúc chiến tranh, mà chẳng hề biết rằng ngày chiến tranh kết thúc cũng là ngày họ phải xa cách gia đình một lần nữa.
Hai bên cũng gắn kết trong cuộc chiến đơn vị nhỏ tiêu biểu cho phần lớn Chiến tranh Việt Nam. Cứ mỗi câu chuyện về việc lính trinh sát VNCH vội vàng rút lui sau loạt súng đầu tiên, để người Mỹ lại một mình trong rừng, thì cũng có một câu chuyện khác, tích cực hơn, nói về một người lính VNCH cõng theo một cố vấn người Mỹ bị thương trên cơ thể nhỏ bé của mình đến nơi trú ẩn an toàn. Và cũng có cả những câu chuyện ở bên còn lại, như khi một cố vấn người Mỹ quyết định phá vỡ mọi quy tắc để gọi trực thăng Mỹ đến di tản một binh sĩ QLVNCH bị thương nặng. (Nếu ông chờ trực thăng Nam Việt Nam như đáng ra ông phải làm, thì mọi chuyện có lẽ sẽ quá muộn.) Hoặc câu chuyện khác về một trung sĩ lính thủy đánh bộ người Mỹ hồi tưởng lại việc suýt chút nữa phải ra tòa quân sự vì dám ăn chung với lính VNCH. Với giọng nói run lên vì xúc động, người này nhớ lại khi ông thách thức cấp trên của mình, “Nếu chúng ta không bẻ bánh ăn chung với họ, làm sao chúng ta có thể chiến đấu bên cạnh họ?”
Nếu tình bạn quả thật tồn tại trong chiến đấu, vậy thì những hình ảnh tiêu cực đến từ đâu? Gác lại định kiến chủng tộc, chúng ta có thể xác định một nguyên nhân nằm trong mối quan hệ chiến đấu giữa lực lượng Mỹ và QLVNCH. Người Mỹ giúp nâng cao tinh thần chiến đấu của QLVNCH nhưng đồng thời đã tạo ra sự phụ thuộc quá mức vào hỗ trợ quân sự của họ. Các cố vấn Mỹ được giao về các đơn vị QLVNCH là những người duy nhất có thẩm quyền yêu cầu hỗ trợ chiến thuật trên không khi bị tấn công nặng nề. Vì vậy, theo thời gian, một số sĩ quan QLVNCH dần trở nên quá phụ thuộc vào sự vượt trội về công nghệ của các đối tác Mỹ, và một số người Mỹ có thể đi đến kết luận rằng các sĩ quan của QLVNCH thiếu sức chịu đựng và tính kiên cường.
Tất nhiên, nhiều đội quân tác chiến của Mỹ chưa bao giờ gặp lính QLVNCH trên chiến trường, bởi hai bên thường thực hiện các vai trò chiến lược rất khác nhau: Người Mỹ chỉ huy các hoạt động chiến đấu, trong khi QLVNCH chịu trách nhiệm về bình định và an ninh lãnh thổ. Dù các nhà lãnh đạo Mỹ ở Sài Gòn đã cho thành lập các đội huấn luyện cơ động để hướng dẫn các đơn vị QLVNCH kể từ năm 1967, thời gian họ sống cùng các đơn vị Nam Việt Nam vẫn rất hạn chế.
Có lẽ nguyên nhân gây chia rẽ và hiểu lầm lớn nhất là chính cuộc chiến. Binh sĩ cả hai bên đều phải chiến đấu giữa những rối loạn xã hội, bất ổn chính trị và áp lực quân sự lớn. Cả hai phía đều tự hỏi rằng, đây là cuộc chiến của ai? Chúng ta đang chiến đấu vì điều gì? Và điều này thực sự khó cho lính Mỹ, những người luôn bối rối và thường trong tình trạng mất tinh thần, khiến họ không phân biệt được giữa những người cộng sản ủng hộ Bắc Việt và những người địa phương đang là ‘đồng minh’ của họ.
Đối với một số người Mỹ, câu trả lời đến một cách dễ dàng và đầy cảm thông. Họ tin rằng lính VNCH là những người lính tốt, đã chiến đấu hết sức có thể để bảo vệ mảnh đất của mình. Họ là những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản toàn cầu. “Tôi sẽ làm điều tương tự cho đồng bào tôi trên đất Mỹ,” một cựu binh Mỹ nói. Nhưng những người Mỹ khác lại phẫn nộ với những gì họ cho là một gánh nặng bất công. H. Norman Schwarzkopf, cựu binh từng chiến đấu ở Việt Nam và sau đó lãnh đạo liên quân Mỹ và các đồng minh trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, nói: “Đây là đất nước của họ, là trận chiến của họ. Sau cùng thì họ sẽ phải gánh vác lấy. Tôi nghĩ ta chỉ nên cung cấp cho họ các kỹ năng, sự tự tin cùng các thiết bị họ cần và khuyến khích họ chiến đấu. Tuy nhiên, ngay cả khi lập trường chính thức là chúng ta gửi các lực lượng đến hỗ trợ Nam Việt Nam chiến đấu, sự thật là ngày càng có nhiều trận chiến được tiến hành bởi chỉ riêng người Mỹ, thay vì bởi các đơn vị Mỹ và VNCH cùng chiến đấu cạnh nhau.”
Chúng ta biết rất ít về các cựu binh của chính mình (Mỹ), và lại càng biết ít hơn về các cựu binh Nam Việt Nam đã chiến đấu bên cạnh họ.
Chúng ta không biết những trải nghiệm hàng ngày của họ là như thế nào, khi chỉ được trang bị rất ít vũ khí và thường phải chiến đấu ở rìa ngoài của tuyến phòng thủ, đôi khi vai trò chỉ nhỉnh hơn một chút so với bia đỡ đạn. Khoảng 254.250 lính miền Nam đã chết trong chiến trận từ năm 1960 đến 1975, gần gấp năm lần số người Mỹ, ở một đất nước chỉ có 15 triệu dân. Chúng ta đã không nghe thấy những gì họ nghe, không cảm nhận những gì họ cảm nhận, cũng không thấy những gì họ thấy nơi chiến trường tuyệt vọng. Ta là ai mà dám phán xét các cựu binh Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam và các đồng minh địa phương của họ, những người họ xem là bạn bè, là anh em, dù là để lãng mạn hóa hay nạn nhân hóa, ca ngợi hay phỉ báng họ? Và rồi khi họ nói về những trải nghiệm của mình, liệu chúng ta có thực sự lắng nghe?
Ngày nay, lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người lính VNCH đã hoàn toàn rơi vào quên lãng – ở Việt Nam, mọi chuyện đã bị xóa sạch bởi bên thắng cuộc; ở Mỹ, đơn giản là do lịch sử bỏ bê. Một trong số ít nơi họ được vinh danh là Công viên Tưởng niệm Cựu chiến binh Việt Nam tại Angel Fire, New Mexico, mà tôi đã đến thăm trong Ngày Tưởng niệm. Bên cạnh những viên gạch ghi tên một số cựu binh Úc và Đại Hàn, xuất hiện một vài cái tên người Việt, không phải ai trong số họ cũng có thể đến nơi an toàn và biến đất Mỹ thành ngôi nhà thứ hai của mình.
Một trong những cái tên đó thuộc về cha tôi. Ông là một lính VNCH, qua đời khi tôi vừa 14 tuổi. Ngay cả sau cuộc chiến, tôi chưa từng nghe ông một lần nói xấu người Mỹ, hay phía Cộng sản. Đứng bên cạnh viên gạch mang tên cha mình, tôi đã khóc, tôi trân trọng nơi duy nhất trên trái đất này ghi nhận những đóng góp của cha tôi – không phải trong sỉ nhục và ghét bỏ, mà là trong danh dự và tình yêu. Nơi linh thiêng này không chỉ ghi nhớ và tôn vinh sự hy sinh của những người phục vụ cho đất nước của họ dù thuộc phe nào, mà còn kêu gọi hòa giải thực sự và hòa bình lâu dài.
Nghiên cứu góc nhìn của những người lính Mỹ về lính VNCH, mà một trong số họ là cha tôi, và lắng nghe những câu chuyện của cựu binh Mỹ đã giúp tôi thêm mở mang, cũng như hỗ trợ hành trình học tập của tôi. Mối quan hệ Mỹ – QLVNCH rất phức tạp và là một ví dụ cảm động về trải nghiệm của con người trong một tình huống cực đoan. Câu chuyện của họ đã bị lãng quên, bị hiểu lầm, bị đơn giản hóa và chính trị hóa quá lâu. Chúng ta có thể nghĩ rằng mình hiểu câu chuyện đó, nhưng thật ra ta biết rất ít về các cựu binh của mình. Chúng ta nên và cần tìm hiểu thêm. Nếu các cựu binh ấy lên tiếng, chúng ta phải lắng nghe.
Carie Uyen Nguyen là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành lịch sử quân sự tại Đại học Texas Tech.
"Lệnh Đầu Hàng Tức Tử 1975" Biệt Động Quân - Quân Lực VNCH, Đại Hội Toàn Quốc lần thứ 56
Những Giờ Phút Cuối Cùng Của VNCH Tại Sài Gòn Trước Ngày GPMN
Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?
Nguồn: Cody J. Foster, “Did America Commit War Crimes in Vietnam?”, The New York Times, 01/12/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Ngày 01/12/1967, ngày cuối cùng trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế, các nhà hoạt động chống chiến tranh từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Roskilde, Đan Mạch. Ban bồi thẩm – còn được gọi là Tòa án Russell theo tên người sáng lập, nhà triết học Bertrand Russell – đã dành một năm để điều tra hành động can thiệp của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á và lúc này đã sẵn sàng công bố phát hiện của mình. Các thành viên của phiên tòa nhất trí cho rằng Mỹ “có tội trong mọi cáo buộc, bao gồm diệt chủng, sử dụng vũ khí bị cấm, ngược đãi và giết tù nhân, di chuyển tù nhân một cách bạo lực” tại Việt Nam, cũng như các nước láng giềng Lào và Campuchia.
Russell thường tuyên bố rằng mình đã được truyền cảm hứng từ Tòa án Nuremberg. Nhưng Tòa án Russell không phải là một cơ quan chính phủ hay tổ chức hiệp ước; nó không có thẩm quyền pháp lý cũng như phương tiện để thực thi công lý sau những phát hiện của mình. Nhiệm vụ của nó là nâng cao nhận thức về tác động của chiến tranh đối với thường dân Việt Nam. “Tòa án Nuremberg đã yêu cầu và bảo đảm việc trừng phạt các cá nhân,” Russell tuyên bố trong các phiên xét xử. “Còn Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế kêu gọi các dân tộc trên thế giới, quần chúng, hành động để ngăn chặn tội ác.”
Nhà triết học Jean-Paul Sartre đã chủ tọa các phiên tòa và giúp thu hút 23 học giả, nhà khoa học, luật sư, cựu nguyên thủ quốc gia và các nhà hoạt động hòa bình được quốc tế công nhận, những người mà ý thức đạo đức đã khiến họ nhận lời mời tham dự. Xuyên suốt hai phiên tòa riêng biệt, từ ngày 02 đến ngày 10 tháng 05/1967 tại Stockholm, và từ ngày 20/11 đến 01/12/1967 tại Roskilde, các thành viên đã cân nhắc, xem xét các bằng chứng mà mỗi người tự thu thập trong những chuyến đi thực tế đến Việt Nam trong khoảng thời gian giữa hai phiên tòa.
Các chuyến đi này cho phép các thành viên ban bồi thẩm đánh giá thiệt hại mà cuộc chiến đã gây ra cho dân thường và trực tiếp xác minh những tuyên bố họ được nghe trong phiên tòa đầu tiên. Trong một chuyến đi kiểu này, nhà hoạt động xã hội Lawrence Daly, nhà báo Tariq Ali và nhà văn Carol Brightman, đã mang về bằng chứng không thể chối cãi rằng Không quân Hoa Kỳ đã cố tình ném bom các cơ sở và hạ tầng dân sự, bao gồm bệnh viện, trường học, nhà thờ và làng mạc.
Các thành viên khác, khi đến vùng nông thôn, đã gặp được nhiều dân thường đồng ý tới Đan Mạch để phát biểu trước phiên tòa thứ hai. Nhân chứng đầu tiên, một nông dân Việt Nam 37 tuổi, đã phơi bày phần thân thể cháy sém của mình trước bồi thẩm đoàn, và giải thích, thông qua một phiên dịch viên, rằng một chiếc máy bay Mỹ đã thả bom cháy xuống khu ruộng của gia đình anh ở Quảng Nam khi anh đang cày ruộng.
Anh không chỉ có một mình. Nạn nhân này tiếp nối nạn nhân kia, tất cả đều mô tả cách các “thẩm vấn viên” Mỹ càn quét khắp làng, tìm kiếm kẻ thù và tra tấn thường dân để lấy thông tin. Một cựu thẩm vấn viên người Mỹ, Peter Martinsen, đã xác nhận với tòa án rằng Trường Tình báo Quân đội đã dạy họ các chiến lược thẩm vấn vi phạm Công ước Geneva. “Thẩm vấn viên cũng tham gia tra tấn thực tế,” ông nói, trước khi thú nhận rằng những phương pháp đó đôi khi dẫn đến cái chết của tù binh chiến tranh Việt Nam. Sau đó, vào năm 1970, các thẩm vấn viên và thường dân Việt Nam khác đã xác nhận rằng họ đã bị nhấn chìm trong nước, bị sốc điện và bị đốt. Một số thậm chí còn tiết lộ bị tấn công tình dục thông qua việc đưa rắn và gậy vào cơ thể. “Thật kinh khủng khi nhớ lại một cuộc thẩm vấn mà bạn phải đánh đối phương để lấy lời khai, sau đó đánh anh ta vì tức giận, cuối cùng bạn đánh anh ta chỉ để thỏa mãn sự hưng phấn,” Martinsen nói thêm.
Những lời khai này cũng tiết lộ rằng Mỹ đã di dời dân thường một cách thô bạo để cô lập kẻ thù. Ví dụ, chương trình ấp chiến lược đã buộc một số lượng lớn người dân vào sống trong các ấp/huyện được cách ly, nhằm bình định làng mạc và ngăn chặn cộng sản xâm nhập nông thôn. Các nhân chứng cũng khai rằng lính Mỹ đã sát hại bất kỳ ai dám kháng cự và thiêu rụi các ngôi làng khi họ di dời dân thường Việt Nam. Máy bay ném bom và pháo binh của Mỹ sau đó sẽ được thống báo làng đã “trống” để có thể thoải mái bắn phá trước khi bao phủ toàn bộ khu vực bằng chất độc màu da cam. Chiến thuật kiểu này đã xóa bỏ vô số sinh kế; những người sống sót chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ hy vọng và đưa gia đình của họ vào sống trong các ấp được chuẩn bị sẵn.
Các thành viên của Toà án Russell cũng lo lắng không kém về việc quân đội sử dụng vũ khí tối tân trong các khu vực dân thường. Một quả bom đặc biệt đã khiến họ chú ý, bởi thiết kế của nó chỉ nhằm mục đích gây thương vong hàng loạt. Chuyên gia vũ khí Jean-Pierre Vigier thuộc Đại học Paris, đã làm chứng trước tòa rằng cái gọi là bom ổi (guava bomb) – một loại bom chùm – có thể bắn ra 300 viên bi sắt theo mọi hướng khi nổ. Loại bom này ít gây thiệt hại cho bê tông và thép, ông nói; thay vào đó, nó như thể được tạo ra để xé rách da thịt người. “Kết luận duy nhất của tôi là việc đánh bom dân thường là một chính sách có chủ ý của Lầu Năm Góc, có lẽ với hy vọng khiến họ gây áp lực buộc chính phủ phải đầu hàng,” Daly đã kết luận sau khi nghe các lời chứng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những phát hiện của Tòa án Russell đã giúp tiếp thêm sinh lực cho phong trào phản chiến toàn cầu nhằm gây áp lực buộc chính quyền Johnson kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Bị ảnh hưởng bởi những gì họ chứng kiến ở Việt Nam trong thời gian giữa hai phiên xét xử, hai thành viên của ban bồi thẩm, nhà hoạt động chống chiến tranh Dave Dellinger và nhà văn Carl Oglesby, đã cộng tác với các nhà hoạt động phản chiến khác để lên kế hoạch biểu tình hòa bình trên khắp thế giới vào tháng 10/1967. Tháng đó, hàng ngàn người biểu tình chống chiến tranh đã đối đầu với quân đội bên ngoài Lầu Năm Góc và trước các đại sứ quán Mỹ trên khắp Tây Âu, Trung và Nam Mỹ, cũng như khắp châu Á. Chiến dịch Giải trừ Vũ khí Hạt nhân của Russell và Hội đồng Hòa bình Anh tại Việt Nam đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Washington và bên ngoài số 10 phố Downing ở London. Chiến dịch Đoàn kết với Việt Nam, một tổ chức khác do Russell tài trợ, đã hợp tác với Tariq Ali để tổ chức tuần hành ở Quảng trường Trafalgar song song với việc biểu tình trước đại sứ quán Úc, New Zealand và Mỹ.
Tòa án Russell và các cuộc tuần hành đã không làm kết thúc chiến tranh, nhưng vẫn giúp thúc đẩy sự phản đối quốc tế đối với chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc: chẳng hạn, những người theo chủ nghĩa dân tộc Puerto Rico, đang tìm cách giải phóng đất nước của họ khỏi chủ nghĩa đế quốc Mỹ, coi người Việt là đồng minh tinh thần, ngay cả khi người Puerto Rico buộc phải đi nghĩa vụ quân sự để chiến đấu nhân danh Mỹ tại Việt Nam.
Tòa án cũng gây được tiếng vang ở Mỹ. Stokely Carmichael, một thành viên của ban bồi thẩm, và các nhà lãnh đạo người da đen trẻ tuổi khác đã tham gia cùng các nhà cách mạng này khi nhận định tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam chỉ là một sản phẩm khác của bản chất áp bức chủng tộc của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Họ lập luận rằng cộng đồng người Mỹ gốc Phi tồn tại như một thuộc địa trong lòng nước Mỹ bị chi phối bởi hận thù chủng tộc và bạo lực.
Tội ác chiến tranh được phát hiện bởi Tòa án Russell, cùng với các chi tiết về Thảm sát Mỹ Lai sau đó, đã hạ thấp uy tín của Mỹ ở nước ngoài và gây ra một cuộc khủng hoảng bản sắc quốc gia ở trong nước. Những phát hiện này đã buộc các công dân Mỹ phải thừa nhận cách tiếp cận “giết bất cứ thứ gì di chuyển” của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Thế nhưng những sự thừa nhận ấy chẳng tồn tại được lâu; thực tế tội ác của Mỹ ở Việt Nam đã bị che đậy bởi các tổng thống, chính trị gia và nhiều nhà lãnh đạo khác đang tìm cách hàn gắn đất nước – ngay cả khi điều đó có nghĩa là phớt lờ lịch sử – nhằm thúc đẩy một thứ chủ nghĩa dân tộc ái quốc mới. Những khẩu hiệu tập đoàn được chính phủ ủng hộ như Chiến dịch “The Pride Is Back” (Niềm tự hào đã quay trở lại) hồi thập niên 1980 đã thao túng ký ức tập thể bằng cách làm ngơ các tội ác chiến tranh và vi phạm nhân quyền mà Tòa án Russell đã giúp vạch trần.
Di sản quan trọng nhất của Tòa án Russell là sự xuất hiện của những “tòa án nhân dân” (people’s tribunals) rất lâu sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Các tòa án nhân dân, cũng được gọi là các “Tòa án Russell”, đã điều tra các chế độ độc tài ở Thế giới Thứ ba, đảo chính Chile năm 1973, xung đột giữa Israel và Palestine và cuộc xung đột ở Đông Ukraine. Gần đây nhất, Tòa án Thế giới về Iraq đã được mở năm 2003 để buộc tội Mỹ về các tội ác chiến tranh và sự vi phạm Công ước Geneva. Một lần nữa phiên tòa buộc thế giới phải lắng nghe những câu chuyện mới về ném bom dân thường và các chiến thuật tra tấn mới của lực lượng vũ trang Mỹ.
Hy vọng của Russell là các phiên tòa của ông sẽ tạo ra động lực hướng tới một phong trào hòa bình quốc tế lấy người dân làm trung tâm, một phong trào đã làm được nhiều hơn ngoài các cuộc biểu tình. Ông cho rằng, nhân dân – nếu được tổ chức và huy động đúng cách – có thể kiểm soát được các chính phủ. Đó là một ý tưởng cấp bách ở thời điểm năm 1967 và ngày nay cũng thế.
Cody J. Foster là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành lịch sử tại Đại học Kentucky.
Hình: Simone de Beauvoir và Jean-Paul Sartre (ở giữa) tham gia một phiên tòa xác định rằng Mỹ đã vi phạm nhân quyền và luật pháp quốc tế ở Việt Nam.
Tướng Kỳ: "Chống Cộng hải ngoại chỉ là lũ hề"
Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ
Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times, 24/01/2017.
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.
Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng.
Chúng tôi dùng mũ nồi để lấy nước tắm gội và ăn các suất ăn chiến trường làm từ đồ hộp, không cần phải nấu hay hâm nóng. Các thực phẩm này được tăng cường protein; ba bữa ăn chính mỗi ngày cung cấp khoảng 3.500 calo. Cứ vài ngày, xe bọc thép sẽ lại đem đến cho chúng tôi thức ăn, quần áo sạch và thư tín, cũng như đạn dược, lựu đạn, mìn sát thương, kẽm gai, túi cát và các phụ tùng thay thế cho vũ khí bị hỏng.
Đại đội chúng tôi chịu trách nhiệm về an ninh ở một huyện rộng khoảng 10 dặm vuông và thực hiện mọi công việc, gồm chăm sóc y tế cho người dân, hỗ trợ lính địa phương, lực lượng cảnh sát và quân đội thường trực của Việt Nam (Cộng hòa). Nhưng nhiệm vụ chính của chúng tôi là tìm kiếm Việt Cộng. Và một trong những chìa khóa cho các hoạt động này là sự di động: Chúng tôi mang tất cả mọi thứ mình cần trên lưng.
Đầu năm 1967, tôi cảm tưởng rằng chiến tranh đang bước sang một giai đoạn nguy hiểm mới. Chúng tôi đã gặp những toán lính chiến Bắc Việt đi theo đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu từ giữa năm 1965, sau khi Tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên bố ông không có kế hoạch xâm lăng miền Bắc. Vậy nên thách thức của đại đội lại càng nhân lên: Chúng tôi phải đối mặt với lính du kích Việt Cộng – những người là mối đe dọa đáng kể đối với thường dân – đồng thời phải sẵn sàng tham gia vào các trận đánh truyền thống với các đơn vị chính quy Bắc Việt. Mục tiêu của Hồ Chí Minh vẫn luôn là thống nhất đất nước, và ông cần binh lính chính quy của mình ở miền Nam chống lại các chiến thuật tấn công của Mỹ và lực lượng Việt Nam Cộng Hòa.
Leo thang chiến tranh đã trở nên rõ ràng vào giữa tháng 1, khi đại đội của tôi được giao nhiệm vụ nằm ngoài khu vực hoạt động bình thường của chúng tôi — đột kích vào một ngôi làng của kẻ thù và là an toàn khu nơi hơn 100 chỉ huy Việt Cộng dự dịnh sẽ nhóm họp. Vài ngày trước đó, một giao liên địch đã bị giết trong một cuộc phục kích; các tài liệu của anh ta cho thấy buổi họp sẽ được tổ chức vào trưa ngày 14/01 tại làng Ban Lãnh, tỉnh Quảng Nam. Khai thác tình báo một cách nhanh chóng và khả năng đưa lính vào địa bàn căn cứ của đối phương là hai nguyên tắc của các chiến dịch chống du kích. Để giết hoặc bắt giữ được nhiều du kích nhất, chiến dịch này sẽ phải làm cả hai điều đó.
Vì vậy, vào trưa ngày 14/01/1967, 176 thành viên của đại đội đã lên 12 trực thăng và bay đến khu vực được chỉ định. Khoảng 20 phút sau, chúng tôi đã lọt vào một “điểm nóng”. Toàn bộ trực thăng đều bị bắn khi chuẩn bị hạ cánh để thả chúng tôi xuống, và vẫn tiếp tục bị bắn cho đến khi chúng cất cánh trở lại.
Sau đó chúng tôi bắt đầu nhiệm vụ của mình, chiến đấu để tìm đường vào làng, trong khi máy bay Mỹ tiến hành không kích, xả súng và phun khói để kiềm chân kẻ thù. Đó là một ngôi làng đã được tăng cường; mỗi nhà đều có các vị trí chiến đấu và các hầm trú ẩn, và cả làng được bảo vệ bởi các lũy tre vốn làm hạn chế sự di chuyển của chúng tôi.
Ngay trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương chống Pháp (1946-1954) nơi này đã được coi là một thành trì của Cộng sản. Khi chúng tôi tấn công và bắt đầu có thương vong, thì chúng tôi nhận thấy rõ ràng là lực lượng địch lớn hơn nhiều so với dự đoán; chúng tôi cần nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh rồi rút quân. Tôi vẫn nhớ rõ lúc nhìn về các ngọn núi ở phía tây nam — tôi biết rằng quân địch có lực lượng yểm trợ ẩn náu trên những ngọn núi đó, vì chúng nằm ngoài khu vực mà người Mỹ đã đánh dấu để bình định.
Toàn đại đội đều bị ấn tượng trước mức độ kỷ luật, quyết tâm và sự hung hãn của kẻ thù. Vài tuần sau, chúng tôi mới biết rằng khu vực này đã được bảo vệ không chỉ bởi Việt Cộng mà còn bởi các đơn vị lớn thuộc Quân đội Bắc Việt, khi họ thấy chỉ có 12 trực thăng thả quân xuống, họ đã bắt đầu tăng viện cho ngôi làng. Chính vào lúc ấy, chương trình huấn luyện thủy quân lục chiến và lập kế hoạch tiền chiến đấu của chúng tôi đã phát huy hiệu quả – khi các chỉ huy cấp thấp bị thương, các hạ sĩ và trung sĩ của họ đã tiếp quản mà không hề nao núng.
Chịu hỏa lực mạnh nhưng cuối cùng chúng tôi cũng đến được điểm hẹn – đó là một ngôi chùa, vào khoảng 4 giờ chiều, nhưng lúc đó thì gần như tất cả các chỉ huy Việt Cộng đều đã sơ tán. Chẳng còn việc nào khác ngoài tập hợp lại để rút quân. Chúng tôi đã phải hứng chịu nhiều thương vong trên đường mòn và trong làng, và phải mất thời gian để gom đủ những người thương vong. Thậm chí đã có lúc, một người trong số chúng tôi đã phải bò dưới làn đạn của kẻ thù để cứu một người lính khác bị thương.
Cuối cùng, chúng tôi đã giết hơn 50 lính Bắc Việt và bắt giữ một cán bộ cấp cao. Khi gọi trực thăng đến đón 32 người lính bị thương và 5 người khác đã chết, chúng tôi cần các cuộc không kích để chặn kẻ địch và để bảo vệ máy bay trực thăng. Chúng tôi biết rằng mình không thể ở lại qua đêm vì chúng tôi thiếu đạn, và đang không ở trong khu vực mà chúng tôi có thể được các đơn vị thủy quân lục chiến khác tiếp viện.
Vào thời điểm đó trong cuộc chiến, chúng tôi vẫn tự tin rằng mình có thể đánh bại lính du kích và các đơn vị quân đội Bắc Việt. Nhưng rõ ràng là chính phủ miền Nam đã không làm đủ để loại bỏ các nguyên nhân gây ra nổi dậy, hoặc những điều kiện khiến nhiều người Việt Nam muốn sống dưới chế độ cộng sản. Sau đó, khi tôi có một thời gian để nghĩ về chiến lược, một suy nghĩ khó chịu bất ngờ xuất hiện: Chúng ta có thể thắng trên chiến trường, nhưng liệu chừng đó có đủ để giành chiến thắng trong cuộc chiến?
Tôi tự hào được phục vụ trong lực lượng Thủy quân lục chiến tại Việt Nam, và tôi tin tưởng vào sứ mạng của mình. Sau này, tôi đã có một sự nghiệp 35 năm trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các vị trí như Giám đốc Điều hành một công ty thuộc danh sách Fortune 500 và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán New York. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy mình có nhiều trách nhiệm như khi là chỉ huy của 224 lính thủy quân lục chiến của Đại đội C, những người đã đặt niềm tin của họ vào khả năng lãnh đạo của tôi và giao phó cho tôi sinh mạng của họ.
Marsh Carter tốt nghiệp trường West Point. Ông đã từng làm sĩ quan Thủy quân Lục chiến hai năm ở Việt Nam. Ông còn là cựu Giám đốc Điều hành State Street Bank and Trust và cựu Chủ tịch Tập đoàn Giao dịch Chứng khoán New York (New York Stock Exchange Group) từ năm 2005 đến năm 2013.
SaiGon Vinh Biet - Ngoc Lan
Khánh Ly | Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên | Trịnh Công Sơn
Nhận xét
Đăng nhận xét