Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

BÍ ẨN KHẢO CỔ 56/c

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
10 Địa Điểm Bí Ẩn Có Thật Trên Trái Đất Khoa Học Cũng Phải Bó Tay Không Giải Thích Được

Những di tích kỳ bí - Kỳ 10: Truyền kỳ những pho tượng Phật lồi

1
Trên bán đảo Phương Mai (TP.Quy Nhơn, Bình Định), có nhiều pho tượng được người dân địa phương gọi là Phật lồi và lưu truyền nhiều câu chuyện về sự linh thiêng.


Chùa Phước Sa - d
Chùa Phước Sa - Ảnh: Hoàng Trọng
 
Vị Bồ tát bảo hộ làng chài
Ngoài tượng Phật lồi ở thôn Hải Giang (đã đề cập ở bài 1), xã Nhơn Hải còn có pho tượng khác được gọi là tượng Phật Bà lồi ở chùa Hương Mai (thôn Hải Nam). Dân chài xã Nhơn Hải xem đây là vị Bồ tát phù hộ cho nghề nghiệp của mình.
Theo ông Võ Văn Duẩn (60 tuổi, ở thôn Hải Nam), khoảng 100 năm trước, một ngư dân thôn Hải Nam kéo lưới tại vùng biển gần đảo Hòn Khô (thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải) thì lưới bị vướng không kéo lên được. Nhiều bạn chài khác tập trung lại, cùng nhau kéo lưới lên thì thấy một khối đá có dạng người ngồi xếp bằng, chỉ có đầu và thân, phần mặt và tay chân chưa rõ nét. Mọi người cùng nhau thỉnh khối đá về làng, lập chùa Hương Mai để thờ và bàn nhau thuê thợ đắp thêm xi măng cho tượng, tạo dáng một vị Phật. Dân làng lần lượt tạo tượng theo dáng của Phật A di đà rồi Phật Thích Ca nhưng xi măng đắp lên tảng đá ấy cứ trôi tuột đi. Cuối cùng, khi đắp tượng theo dáng của Bồ tát Quán Thế m thì mới thành công.
Đại đức Thích Quảng Thức, trụ trì chùa Hương Mai, kể: “Sau khi thờ cúng tượng Bồ tát, dân Nhơn Hải làm biển được mùa nên tiếng lành đồn khắp nơi. Dân ở một đảo xa cũng thuộc TP.Quy Nhơn tổ chức trộm tượng Bồ tát ở Nhơn Hải về thờ tại làng mình. Từ đó, làng chài kia làm biển trúng mùa còn làng chài Nhơn Hải lại liên tiếp thất bát. Sau khi biết được tượng Bồ tát ở làng mình bị đánh cắp, dân Nhơn Hải kiện lên quan phủ. Quan phủ buộc dân đảo kia phải trả tượng và dân Nhơn Hải lại làm ăn khấm khá”.
Theo tài liệu của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Định thì chùa Hương Mai được xây dựng vào năm 1920 và tổ khai sơn là hòa thượng Thích Tâm Hoàn (1924 - 1981). Tuy nhiên, đại đức Thích Quảng Thức cho biết có nhiều ý kiến khẳng định chùa Hương Mai được xây dựng từ thế kỷ 18, hòa thượng Thích Tâm Hoàn là trụ trì đầu tiên chứ không phải là người khai sơn chùa này.
Tượng Phật cổ 2 lần bị trộm
Chùa Phước Sa (ở thôn Lý Chánh, xã bán đảo Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn) cũng có pho tượng Bồ tát Quán Thế m bằng đồng rất quý. Theo cụ Võ Thùy (88 tuổi, ở thôn Lý Chánh), tượng Bồ tát này được ông Võ Bích (đã mất) phát hiện vào năm 1919. Năm đó, làng Xương Lý (nay thuộc xã Nhơn Lý) mất mùa, ai cũng đói khổ. Một đêm tháng chạp, ông Bích đi bắt còng ở triền đốc Cát Trắng (nay là Xóm Mới, thôn Lý Hòa) bỗng thấy hào quang lấp lánh dưới ánh trăng. Tiến lại gần, ông Bích phát hiện đầu người nên hoảng sợ chạy về nhà.
Đến nhà, ông Bích lại đau bụng dữ dội, kêu la hàng xóm. Sau khi nghe ông Bích kể lại, người làng rủ nhau đến nơi xảy ra sự việc để xem. Ông Bích ngồi dậy dẫn đường cho mọi người thì bỗng dưng hết đau bụng. Đến nơi, mọi người thấy tượng Bồ tát Quán Thế m lồi hẳn lên khỏi mặt cát. Dân làng tiếp tục đào bới xung quanh phát hiện thêm 2 tượng di lặc bằng sành nhưng một tượng đã bị vỡ do lưỡi cuốc đụng nhầm.
Đầu tiên, các pho tượng được đem về thờ trong một miếu cổ. Năm sau, dân làng Xương Lý che một cái am bằng tranh trên núi Cấm để thờ tượng Bồ tát. Từ đó, dân vạn chài Xương Lý ăn nên làm ra, tiếng tăm về sự linh thiêng của Bồ tát đồn đi khắp nơi và bọn trộm cắp cũng tìm đến. Một đêm tháng 4.1921, tượng Phật bị trộm nhưng không ai biết. Sáng hôm sau, dân làng tổ chức lợp lại mái đình làng Xương Lý giữa chừng thì hết lạt nên mọi người rủ nhau đón tre để chẻ. Đang lúc đón tre thì bất ngờ cái rựa trong tay ông Hương kiểm bay vào trong một lùm cây. Ông Hương kiểm đi xuống tìm thì phát hiện một cái bao, mở ra xem thì thấy tượng Bồ tát của làng.
Sau lần đó, vì sợ bọn trộm nên dân làng rước Bồ tát về thờ tại chùa Thánh ở mặt biển Vũng Nồm để có người trông coi. Năm 1922, làng Xương Lý dựng chùa Phước Sa sau lưng chùa Thánh để thờ Bồ tát. Đến tháng 9.1978, trộm lại viếng chùa Phước Sa, lấy đi tượng Bồ tát Quán Thế m lần nữa. Làng Xương Lý nghe tin mất tượng, ai cũng lo sợ điềm xấu, lan truyền những điều không may… “Vài ngày sau, chùa Thiên Long (H.Tuy Phước, Bình Định) phát hiện tượng Bồ tát trong một bụi trúc gần chùa nên báo tin cho làng Xương Lý thỉnh về. Sau khi bị bắt, bọn trộm (gồm 1 người trong làng và 2 người ở nơi khác) khai rằng chúng gặp rất nhiều chuyện kỳ lạ khi thay phiên nhau vác tượng Bồ tát chạy nên đành phải giấu lại gần chùa Thiên Long”, cụ Thùy kể.
Chùa Phước Sa còn có tượng Chuẩn Đề lồi lên từ lòng đất, gần nơi Bồ tát Quán Thế m lồi lên, được một người dân tìm thấy vào năm 1945. Tượng bằng đồng, cao khoảng 0,2 m, có 8 tay, mỗi tay một tư thế. Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, đây là tượng Avalokitesvara, một vị bồ tát của phái đại thừa, có niên đại thế kỷ 9-10.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (nguyên quán ở xã Nhơn Lý), ngày xưa, khu vực Vũng Nồm (chỗ chùa Phước Sa bây giờ) có ngôi chùa cổ do người Chămpa để lại rất linh thiêng. Tất cả tàu bè qua lại đầm Nha Phiên để vào cửa Thử (nay thuộc xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định), khu buôn bán sầm uất từ thời Tây Sơn trở về trước, đều phải ghé lại chùa này dâng hương, cầu cúng. “Tượng Bồ tát và tượng Chuẩn Đề ở chùa Phước Sa có thể là tượng của người Chămpa để lại, rất có giá trị về mặt nghệ thuật và lịch sử nên cần được nghiên cứu kỹ hơn”, cụ Liễn nói.

Trong sách Những ngôi chùa tiêu biểu trong tỉnh Bình Định, tác giả Đặng Quý Địch khẳng định trụ trì đầu tiên của chùa Phước Sa là hòa thượng Thiện Giai, tên thật là Võ Ngọc Hồ (1889-1968), thân sinh của nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật tuồng Vũ Ngọc Liễn (vốn họ Võ) và nhà thơ Võ Ngọc An.

Hoàng Trọng

Những di tích kỳ bí - Kỳ 11: Hổ trắng ba chân về nghe kinh Phật

0
Ở đường Mạc Đĩnh Chi, P.Quang Trung, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum bây giờ còn một ngôi chùa và ngôi đình có lối kiến trúc cổ xưa.


Những di tích kỳ bí - Kỳ 11: Hổ trắng ba chân về nghe kinh Phật
 
Bên trong đình Võ Lâm - Ảnh: Phạm Anh
Dấu chân người khai sơn
Ít ai biết, chùa và đình này được xây từ chính bàn tay của những người miền xuôi lên khai khẩn đất Kon Tum. Đây là chùa tổ đình Bác Ái và đình Võ Lâm, tuy hai nhưng lại là một.
Từ giữa thế kỷ 19, người dân ở các tỉnh duyên hải miền Trung tìm lên sinh cơ lập nghiệp tại Kon Tum ngày một đông. Tuy nhiên, do chỉ có con đường độc đạo đi từ tỉnh Bình Định lên Tây nguyên nên thuở ấy, người Bình Định đặt chân lên Kon Tum sớm nhất. Theo đó, dòng di dân đầu tiên chính là những gia đình Thiên Chúa giáo trốn lệnh bắt đạo gay gắt của triều đình nhà Nguyễn, theo chân các cha cố Hội Truyền giáo Kon Tum. Dòng thứ hai là những gia đình muốn thoát cảnh sưu cao thuế nặng, hoặc trốn tránh những rắc rối về mặt pháp luật đang gặp phải ở quê nhà.
Theo sách Kontum tỉnh chí của Võ Chuẩn (sinh năm 1896), tại TP.Kon Tum hồi đó, Võ Lâm là làng thứ ba (sau làng Trung Lương và Lương Khế) ở nội thị Kon Tum gồm những gia đình ngoại đạo. Sách viết: Năm 1933 những người ngoại đạo xin phép lập một cái chùa thờ Phật và quy y các vong linh những người chết mà thân thuộc không thể đem thi hài về xứ được, ban đầu chùa lấy tên là Linh Sơn về sau đổi thành Bác Ái. Theo trụ trì đời thứ 4 chùa Bác Ái là hòa thượng Thích Chánh Quang, chính quan Quản đạo Kon Tum là Võ Chuẩn đã cho phép dựng chùa Linh Sơn. Tự ông Võ Chuẩn vẽ thiết kế và huy động nhân công phát hoang rừng rú, lấy đất xây chùa. Nhờ vậy, khởi công trong 10 tháng đầu của năm 1932, đến đầu năm 1933 thì chùa hoàn tất, với vách bằng mành tre, lợp ngói âm dương. Lúc xây chùa, xung quanh còn nhiều rừng rậm rạp. Phía sau chùa là rừng với nhiều cây đại thụ lớn. Còn phía trước chùa là con suối Bác Ái, nay đã bị lấp.
Sau khi xây dựng xong chùa Linh Sơn (tức Bác Ái), Võ Chuẩn đã chiêu mộ dân chúng khai hoang lập khu dân cư quanh khu vực chùa, tức làng Võ Lâm sau này. Theo sách Kon Tum - Di tích và danh thắng, tên làng Võ Lâm được giải thích: Võ là họ của Võ Chuẩn, người công đầu trong việc lập làng, còn Lâm nghĩa là rừng. Công việc khẩn hoang lập làng kéo dài từ năm 1933 đến 1935. Lúc này bà con dân làng bàn chuyện dựng đình Võ Lâm và chọn gần chùa Linh Sơn. Chính ông Võ Chuẩn chỉ định vị trí đất và giao quan Đề lại Hồ Thượng Chất chủ trì thi công đình với diện tích ban đầu khoảng 1.000 m2. Trước, đây là nơi sinh hoạt cộng đồng, thờ tự âm linh cô bác, tổ thần thổ địa, về sau làm nơi thờ tự những vị tiền hiền khai canh và nay nó là nơi thờ Thành hoàng làng Võ Lâm là Quản đạo Võ Chuẩn. 
Hổ dữ hóa hiền
Đưa chúng tôi đi thăm cảnh chùa, trụ trì Thích Chánh Quang cho biết khi chùa Bác Ái khánh thành, chính vua Bảo Đại đến dự và sắc phong biển Sắc tứ Bác Ái tự. Biển này giờ vẫn còn son đỏ và chữ vàng, không phai mờ. Từ đó, chùa chuyển sang tên Bác Ái. Sở dĩ có tên Bác Ái là do vua Bảo Đại biết chùa có gần 40 mẫu ruộng tốt, nhưng khi thu hoạch đều phân phát cho người nghèo, bất kể tín đồ hay tôn giáo khác hay cô khổ ở mọi nơi bước chân vào chùa xin cơm gạo.

Tại đình Võ Lâm, hằng năm vào các ngày 12.2 và 12.8 âm lịch, dân sinh sống trong làng tề tựu đông đủ, cùng nhau đóng góp tiền của tổ chức ngày tế để tưởng nhớ tiền nhân. Trước 1975, mỗi dịp tế đình, bà con còn rước gánh hát bội Bình Định lên diễn mấy ngày liền. Bây giờ ở đình Võ Lâm, hình con bạch hổ được chạm khắc ở ngay bình phong vào chính điện thờ. Theo giải thích của sư Thích Chánh Quang, bạch hổ ở đây không chỉ trừ tà mà còn ngăn ngừa được “ma rừng” theo quan niệm của người bản địa.

Trụ trì Thích Chánh Quang còn cho hay khi chùa xây lên, khói hương không ngớt hưng thịnh. Thế nhưng, xung quanh vẫn là rừng hoang, đêm đêm tiếng thú dữ đi ăn đêm vẫn gầm rú, nhà chùa nghe có cảm giác bất an. Có điều chưa có thú dữ nào xông vào chùa phá phách hay bắt chó, gia súc nuôi. Vậy mà vào một buổi chiều khoảng cuối năm 1932, cả chùa giật thót khi thấy một con bạch hổ ba chân lừ lừ từ rừng đi vào chùa. Con bạch hổ này vốn nổi tiếng hung bạo ở rừng này. Nó tấn công và ăn thịt tất cả các loài thú. Khi thiếu mồi, nó còn tấn công cả người. Một khi bạch hổ đã ăn thịt người thì nó càng hung tợn, càng dữ hơn bất cứ loài thú ác nào.
Lạ thay, khi bước vào chùa, con bạch hổ ba chân này không gầm gừ mà cong đuôi hiền lành về nằm tại khu bếp của chùa. Đầu bạch hổ gác lên hai chân trước, tai dỏng lên, mũi hít hít, còn mắt thì lim dim như tận hưởng cái gì đấy rất yên lành. Đến khoảng 20 - 21 giờ, các sư trong chùa vào chính điện để tụng kinh Phật, con bạch hổ cũng tiến về chính điện, nằm phủ phục ngoài cửa điện thờ, quỳ hai chân trước, đầu gác lên, còn một chân sau thì sãi ra. Khi hết giờ tụng kinh, các sư về nghỉ, bạch hổ lại chui vào gian bếp. Đến 4 giờ sáng hôm sau, nó lại dậy nghe kinh Phật lần nữa, rồi khi trời còn tờ mờ sáng thì vào rừng.
Cứ thế suốt 10 năm, con bạch hổ ngày nào cũng về chùa nghe kinh Phật như vậy. Các sư trong chùa quen dần, lấy tay vuốt lông, có người còn cưỡi lên, nhưng con bạch hổ vẫn hiền lành, đưa lưỡi liếm tay các nhà sư. Trụ trì Thích Chánh Quang đưa chúng tôi đi tham quan, chỉ gian bếp nơi bạch hổ về nằm, phía ngoài gian chính điện bạch hổ nằm nghe tụng kinh Phật. Đáng nói nữa là, từ khi về chùa Bác Ái nghe kinh Phật, xung quanh chùa thú dữ tránh đi hết, trong vùng không còn xảy ra các chuyện đau thương như người bị hổ vồ, hay thú dữ tấn công vật nuôi của làng Võ Lâm nữa. Đến khoảng năm 1943 thì bạch hổ bỏ đi đâu không ai biết.
Phạm Anh - Tạ Văn Sỹ

Những di tích kỳ bí - Kỳ 12: Vùng đất linh thiêng

Núi Hoành Sơn (ở H.Tây Sơn, Bình Định) được dân gian lưu truyền là nơi có mộ ông Hồ Phi Phúc và vua Nguyễn Nhạc nhà Tây Sơn.
2/11/2013
Nơi có long huyệt
  Lăng mộ Mai Xuân Thưởng dưới chân núi Hoành Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng 
Ngày nay, nhiều ngọn núi xung quanh Hoành Sơn được đặt các tên như: Bút Sơn (Hòn Trưng), Nghiên Sơn (Hòn Dũng), Cổ Sơn (Hòn Trống), Chung Sơn (Hòn Chuông), Kiếm Sơn (Hòn Hóc Lãnh), núi ông Bình, núi ông Nhạc… Đàn tế trời đất được xây dựng tại Ân Sơn, nằm trong dãy Hoành Sơn, càng khiến cho vùng đất này thêm linh thiêng, huyền bí. Hầu hết những địa danh, di tích mới và cũ này đều gắn với những truyền thuyết về phong trào nông dân Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18 do anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
Theo nhà thơ Trần Viết Dũng (ở thị trấn Phú Phong, H.Tây Sơn), đứng từ cầu Phú Phong nhìn lên Hoành Sơn trông như một án thờ khổng lồ. Bên trái là Bút Sơn, bên phải là Nghiên Sơn giống như 2 cây đèn ở hai bên án thờ Hoành Sơn. Khi vua Nguyễn Nhạc chưa đào thêm các nhánh sông Côn ở phía bắc thì trước án thờ Hoành Sơn là đồng bằng y như một chiếc chiếu. Cũng có người cho rằng 3 ngọn Bút Sơn, Hoành Sơn, Nghiên Sơn được trời đất sắp xếp như một chiếc ngai vàng nằm giữa đất Tây Sơn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng, trước khi anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa, có một thầy địa lý người Tàu thường đến tá túc nhà Nguyễn Nhạc để tìm long huyệt. Xác định Hoành Sơn là đại địa, có long huyệt nên thầy địa lý về nước mang hài cốt cha sang chôn. Khi trở lại nhà Nguyễn Nhạc tá túc, thầy địa lý có mang theo một chiếc tráp nhỏ bọc tấm khăn điều ở ngoài. Biết chuyện, Nguyễn Nhạc làm giả một cái tráp y hệt đựng hài cốt cha mình là ông Hồ Phi Phúc rồi tìm cách đánh tráo với cái tráp của thầy địa lý. Đến ngày tốt, thầy địa lý lén lút mang cái tráp vào chôn ở long huyệt Hoành Sơn rồi về nước chờ ngày phát đế vương. Thầy địa lý đâu ngờ trong tráp là hài cốt của ông Hồ Phi Phúc. Về sau anh em Nguyễn Nhạc đã cùng với nông dân phất cờ khởi nghĩa.
Năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đòi lại đất Lưỡng Quảng, tiếng tăm vang dội cả Trung Quốc. Thầy địa lý biết mình bị lừa nên trở lại vùng đất Tây Sơn tìm cách phá hoại long mạch để trả thù. Y khuyên Nguyễn Nhạc lấp mấy ngọn phụ lưu sông Côn ở phía nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía bắc để dẫn nước vào ruộng cho nhân dân cày cấy. Nguyễn Nhạc làm theo. Sông vừa đào xong, Nguyễn Huệ băng hà ở Phú Xuân vào năm 1792, Nguyễn Nhạc cũng mất vào năm 1793. Năm 1802, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, nhà Tây Sơn bị diệt vong.
Dân gian cũng lưu truyền câu chuyện Nguyễn Nhạc được Ngọc Hoàng phong vương ở Trưng Sơn, ban kiếm ở hòn Hóc Lãnh nên gọi là Kiếm Sơn, ban Ấn ở hòn Trống nên gọi là Ấn Sơn... Những truyền thuyết này được nhà thơ Quách Tấn kể lại trong các sách Non nước Bình Định, Võ nhân Bình Định... Người dân Tây Sơn còn lưu truyền rằng ở Bút Sơn còn có mộ mẹ chàng Lía (lãnh tụ phong trào khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ 18 ở Bình Định) nhưng đã bị quân Nam Triều Tiên phá tung từ trước năm 1975. Dưới chân Hoành Sơn ngày nay còn có mộ Mai Xuân Thưởng (1860 - 1887), một lãnh tụ phong trào Cần Vương ở Bình Định.
Bạch mã hiện hình
Trong sách Non nước Bình Định, nhà thơ Quách Tấn còn kể lại câu chuyện "bạch mã hiện hình" gắn với giả thuyết mộ vua Thái Đức Nguyễn Nhạc cũng ở Hoành Sơn. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc có con bạch mã rất quý, gắn bó với ông từ những ngày đầu dựng cờ khởi nghĩa. Sau khi vua băng hà, con bạch mã cũng biệt tích. Thời gian sau, người ta thấy ở Hoành Sơn có bóng ngựa trắng, khi thì đi thơ thẩn dưới chân núi, khi thì lên đỉnh đứng hí não nùng. Mọi người đều tin rằng đó là hồn thiêng con bạch mã của vua Thái Đức. Vì tôn trọng nhà vua, mấy trăm năm nay, người dân Tây Sơn không một ai nuôi ngựa trắng.
Sau khi lên ngôi vua, nghe tin Hoành Sơn có hai nấm mộ bằng đá, nghi ngờ là phần mộ của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Ánh truyền quan địa phương quật lên để trả thù. Nhưng hài cốt không thấy đâu, chỉ thấy bốn chum dầu phụng đã lưng, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong đương cháy. Nhiều người cho rằng bốn chum dầu này do nhà Tây Sơn chôn nhưng không rõ mục đích. Vua quan nhà Nguyễn tìm khắp nơi trong núi Hoành Sơn nhưng vẫn không thấy mộ ông bà Hồ Phi Phúc.
Nhà thơ Trần Viết Dũng kể: Năm 1933, nhà thơ Tản Đà đến chơi tại Bình Định, nghe tin vùng Hoành Sơn có mộ thân sinh anh em nhà Tây Sơn nên lặn lội đi tìm. Xã trưởng xã Bình Thành khi đó, dân gọi xã Xuyền, nghe tin, cho người bắt giải lên quan tri huyện vì tội “tôn thờ ngụy Tây Sơn”. Tuy nhiên, quan tri huyện là người rất yêu thích văn chương, biết tiếng nhà thơ Tản Đà nên ra lệnh thả ngay.
Những truyền thuyết, giai thoại liên quan đến nhà Tây Sơn hư hư thực thực nhưng lòng dân yêu mến triều đại này rất thực. Một triều đại lãnh đạo nhân dân giành nhiều chiến công hiển hách, đem lại khát vọng cường thịnh cho dân tộc nên dù đã diệt vong hơn 200 năm, người dân vẫn ghi nhớ: “Cây Me cũ, Bến Trầu xưa/Dẫu không nên tình nghĩa cũng đón đưa cho trọn niềm”.
Hoàng Trọng

Những di tích kỳ bí - Kỳ 13: Thầy tu đả hổ

0
Không còn nhiều người ở thôn Phú Liên (xã An Phú, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) nhớ về những câu chuyện xung quanh hang Hổ, cách đó không xa.



Những di tích kỳ bí - Kỳ 13: Thầy tu đả hổ
Phía dưới tảng đá đen này chính là hang Hổ - Ảnh: Lê Xuân Thọ
Hồ “than thở”
Hang Hổ nằm trên hòn núi tiếp giáp dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 100 m so với mực nước biển. Phía dưới, trước chân hang Hổ có một hồ nước, nay gọi là đập Lỗ n, có người cho rằng hang Hổ cũng góp nước cho hồ này. Sau năm 1975, dân đắp thành đập để phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng nay đập đã hư hỏng hoàn toàn. Trước đó, hồ nước này gắn liền với vài câu chuyện tình đầy ngang trái.
Ví như chuyện có đôi trai gái yêu nhau thắm thiết, thề non hẹn biển, đợi ngày nên nghĩa phu thê. Nào ngờ cô gái thay lòng, hám giàu mà lấy một phú ông góa vợ. Chàng trai quá đau khổ, lên hang Hổ ngồi khóc đến nỗi nước mắt chảy thành dòng suối rồi tạo thành hồ nước. Ngày nay vẫn còn câu ca dao: Tiếng đồn hang Hổ nhiều beo/Có vài giạ lúa nó theo ầm ầm. “Nó” là ý nói những cô gái thay lòng.
Lại có chuyện rằng, hang Hổ là nơi tình tự, hẹn hò của những đôi trai gái yêu nhau. Khi đường tình duyên trắc trở, những kẻ “thất tình” tìm đến nơi này để gom góp kỷ niệm của ngày nồng ấm. Rồi khóc than cho cuộc tình lỡ, có lẽ quá nhiều mối tình dang dở mà nước mắt thành hồ nước lớn. Cũng vì vậy hồ được ví như hồ “than thở”, và đây là một trong số ít câu ca dao nói về chuyện này: Lời thề hang Hổ ngày nào/Ai mà phụ bạc, trên cao có trời.
Xung quanh hồ nước là vùng đất tương đối bằng phẳng, lại có một phiến đá lớn. Theo anh Nguyễn Chí Quốc - người ở thôn Phú Liên, ngày nay nam nữ thanh niên vẫn thường đến đây vui chơi, dù đường đi hơi trắc trở. Trong tương lai gần, người ta sẽ ngăn đập nhằm ổn định nguồn nước tưới cho nông dân xã An Phú và các vùng lân cận.
Thuần phục hổ dữ
Hang Hổ trước kia có tên gọi là hang Chùa, nguyên nhân của cái tên là do một vị thầy tu (không rõ thời nào) đến sống ẩn dật, tu hành. Dân quanh vùng không nhớ rõ là vị thầy tu này có phép thuật gì hay không, chỉ biết ông rất giỏi trong việc thuần phục thú dữ, thân mang võ công cao nên ông dùng để “trị” hổ.
Đúng như tên gọi, trước khi thầy tu này đến, hổ sống rất nhiều ở trong và xung quanh hang. Ngày ngày, dân sống dưới chân núi luôn khiếp sợ bởi tiếng gầm hú ghê rợn của các “ông ba mươi”. Không ít người vì mải mê săn bắn thú rừng mà bỏ mạng dưới nanh vuốt của hổ dữ. Từ ấy, dân quanh vùng không ai dám bén mảng đến gần hang hổ. Mãi cho đến khi vị thầy tu xuất hiện và sống ở đó, người dân mới an tâm làm rẫy, săn thú.
Sở dĩ có chuyện này là vì theo lưu truyền, vị thầy tu đã làm cho bầy hổ trở nên thân thiện với người dân. Để nhớ ơn, khi ông qua đời, dân lập miếu thờ ông Tạ Từ ngay trong hang, nay đã không còn dấu vết. Khi vị thầy tu mất, thì hổ tái “chiếm đóng” hang, những bầy hổ bỏ đi nơi xa cũng quay trở lại. Dân trong vùng, vì muốn sống yên ổn nên tổ chức thanh niên trai tráng, những người giỏi võ để giết hổ.
Trong cuốn Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú Yên xuất bản năm 2007 của tác giả Nguyễn Đình Chúc, có đoạn miêu tả hang Hổ như sau: “...Những cụm đá ở đây hình như được thợ tạo đã dày công sắp xếp nhỏ lớn theo dãy núi. Mỗi cụm là một cái hang ăn sâu vào lòng đất, có thể chứa 2 - 5 người. Hang lớn nhất là hang Hổ chứa được từ 30 - 40 người. Hang cao đến 5 m, đi đứng qua lại dễ dàng. Trong hang có nhiều tảng đá bằng có thể ngồi nằm thuận tiện. Phía trước có một hòn đá ba cạnh đứng thẳng, đỉnh nhọn gọi là tảng đá Giáo và giống đá thiên nhiên với đường kính 3 m. Cấu tạo hang Hổ rất đặc biệt. Mới nhìn ta tưởng thời xa xưa có ông khổng lồ bê từng tảng đá chồng lên nhau, tạo thành hang mà dừng chân. Cửa hang lại có một tảng đá nhỏ nhô lên như cái bình phong, chia thành hai lối đi tả hữu”. 
Dấu xưa phai nhòa
Trong quá trình hỏi đường lên hang Hổ, nhiều người nhìn tôi ái ngại. Dù sẵn lòng chỉ đường, nhưng họ luôn miệng khuyên: “Từ đây lên đó không xa lắm, nhưng nếu không có người dẫn đường thì khó mà tìm đến hang Hổ được”. Hỏi mới biết, chính họ cũng không hiểu vì sao dù cách khoảng 2 km và có thể nhìn lên thấy, nhưng những người nếu không thường xuyên lên xuống hang Hổ thì sẽ không tài nào tìm đến hang được.
Theo chân anh Nguyễn Chí Quốc khoảng 30 phút leo núi, chúng tôi đến được “địa phận” của hang Hổ. Tuy nhiên, cả hai không thể nào tiếp cận được hang bởi dây leo, cây rừng chằng chịt đã phong tỏa mọi đường vào. Anh Quốc bảo: “Cách đây khoảng chục năm vô hang dễ vì người ta đã chặt hết rừng bạch đàn, sau đó trồng lại rừng nên giờ mới rậm rạp thế này”.
Từ dưới đập Lỗ n, dễ dàng thấy một tảng đá màu đen, phía trước và hai bên tảng đá này bị vây bởi rừng bạch đàn. Anh Quốc cho biết dưới tảng đá ấy chính là hang Hổ. Thời kháng chiến, hang Hổ chính là nơi ẩn nấp của du kích, căn cứ giao liên giữa hai miền xuôi ngược. Địch dù biết nhưng chỉ dám đánh từ xa chứ không dám lại gần, bởi địa thế có lợi cho du kích.
Ông Nguyễn Phụng Kỳ (72 tuổi, người thôn Phú Liên), một trong số ít những du kích chống Mỹ từng sống hai năm ở hang Hổ, kể: “Hồi tôi lên ở hang Hổ thì trong hang tuy rộng nhưng phải khom người mới vào được, trong ấy rất bằng phẳng và chỉ có đất, chứa được khoảng hai tiểu đội. Phía trước hang thì đá lởm chởm, hai bên là dây rừng, bụi gai. Xung quanh hang Hổ còn có mấy hang nhỏ nữa. Những năm gần đây, chính quyền địa phương hay tổ chức các cuộc về nguồn để anh em thăm lại nơi chiến đấu xưa. Tiếc là chỉ có thể “dựng trại” ở đập Lỗ n, vì đường vào hang Hổ đã bị bít bởi cây rừng, có lẽ vì vậy không nhiều người nhớ về hang Hổ nữa”.
Lê Xuân Thọ

Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn

0
Dẫu đường đến đã thuận tiện hơn so với trước, lại có nhiều du khách viếng thăm, nhưng chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn trầm mặc một cách kỳ bí như hàng trăm năm qua.

Dẫu đường đến đã thuận tiện hơn so với trước, lại có nhiều du khách viếng thăm, nhưng chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn trầm mặc một cách kỳ bí như hàng trăm năm qua.

Đường xuống âm phủ



Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn - ảnh 1
Chùa Hang nhìn từ phía biển
Chùa Hang có tên chữ là Thiên khổng thạch tự. Theo gia phả của họ Trần, dòng họ trông coi chùa Hang, ngôi chùa này khoảng 300 năm tuổi. Phía trước hang có một giếng nước (nay được thay thế bằng hồ), người ta gọi là “giếng trời” bởi nó chứa nước từ trên vách đá rỉ xuống. Quãng thời gian bị cướp biển (giặc Tàu Ô) quấy nhiễu, chùa Hang là nơi ẩn nấp an toàn của người dân. Chính nước của “giếng trời” này giúp họ cầm cự, thậm chí là tăng thêm sức mạnh. Tin rằng nguồn nước này đem lại may mắn, ngày nay, dân trên đảo vẫn thường uống một ngụm nước từ “giếng trời” khi đến thăm chùa. Người ta còn “nói nhỏ” nhau, khi uống không được nhìn thẳng vào đáy giếng, như thế mới thiêng!
Bên trong chùa là một hang sâu 24 m, rộng 20 m, cao 3,2 m, ngoài ra còn nhiều ngóc ngách. Phía bên trái sát mép động đá có bàn thờ những âm binh, cô hồn và một tượng đức Hộ pháp cao 0,8 m, mới đưa về thờ vào đầu tháng 4.1993 do bà con nhân dân đảo Lý Sơn làm ăn sinh sống ở TP.HCM cúng chùa. Động đá này, ngày nay chính xác hơn chỉ còn là một hốc đá. Tương truyền, xưa kia đây là đường xuống âm phủ.
Theo quan niệm thiện - ác song hành, gian chính của chùa Hang là dành cho cái thiện, những người biết ăn năn hối lỗi. Ngược lại, người mắc tội nếu không chịu quay đầu sẽ bị đày xuống âm phủ theo hang nhỏ hơn bên cạnh. Trước khi có con đường bê tông chạy đến đầu dốc xuống chùa, muốn đến chùa phải men theo sườn núi đầy trắc trở. Đoạn sườn núi ăn ra phía biển người ta gọi là cái meo, là nơi nhiều người không may trượt chân rơi xuống bãi đá biển và bị thương, thậm chí là mất mạng.
Vì đường đi khó như thế nên người lớn thường “vin” vào những chuyện huyền bí xung quanh “đường xuống âm phủ” và thêu dệt nên chuyện “tàu ma” chuyên bắt trẻ con để ăn thịt nhằm làm nhụt chí lũ trẻ muốn đi chơi ở chùa Hang. Chuyện thêu dệt này, có “điểm tựa” hẳn hoi, và nó liên quan đến giặc Tàu Ô, khi bọn cướp biển này bắt phụ nữ và trẻ em mang lên tàu mỗi lần chúng đổ bộ lên đảo cướp bóc.
Giếng 200 tuổi
Tầm giữa năm 2012, trong một lần họp thôn, ông Trần Dự (63 tuổi, ở khu dân cư số 3, thôn Đông, xã An Hải), người đang nắm giữ gia phả họ Trần cũng như giấy tờ và trông coi chùa Hang, có nói về cái giếng nước trong vườn sau nhà. Thoạt nhìn, nó vẫn giống như bao cái giếng sinh hoạt của người dân trên đảo, nhưng theo ông Dự thì nó khoảng 200 tuổi và chứa đựng nhiều chuyện khó lý giải, có liên quan đến chùa Hang.



Những di tích kỳ bí - Kỳ 14: Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn - ảnh 2
Giếng nước được cho là có liên quan đến chùa Hang - Ảnh: L.X.T
Thật ra, chuyện về cái giếng thì những người có tuổi sống quanh đó đều biết. Sau vài chục năm im lìm, nay được khơi lại nên có nhiều người quan tâm. Ông Dự cho hay mạch nước của giếng không chảy từ các phía mà phun từ dưới đất lên. Theo quan sát, thành giếng cao khoảng 0,5 m, đường kính khoảng 1 m, chiều cao của giếng tính từ đáy lên mặt đất khoảng 5 m. Phần chứa nước của giếng có hai lớp: lớp ở trên là san hô, đáy là cát. Nơi giao nhau giữa lớp san hô và đất cát trước kia ăn sâu vào xung quanh tạo thành bồn. 
Ông Dự kể: “Lúc bé, khi mực nước thấp hơn điểm giao nhau đó, thỉnh thoảng chúng tôi hay trèo xuống và chui vào bồn để chơi. Nghe cha tôi kể trước kia nó rất rộng, chứa được cả trăm người. Bồn tuy rộng nhưng người lớn phải khom người lại mới chui vô được, bồn mở rộng không đồng đều, chủ yếu là về phía tây”. Dựa vào gia phả của dòng họ cũng như những lời kể của cha ông, ông Dự cho rằng sở dĩ bồn giếng mở rộng về phía tây là có liên quan đến chùa Hang (phía tây nhà ông là chùa Hang).
Giả thuyết ông Dự đưa ra và cho rằng có xác suất “đúng” nhất là: Chùa Hang do các bậc tiền bối của họ Trần lập nên. Xưa kia, vì đường đến chùa vô cùng khó khăn nên mới đào đường hầm thông với chùa Hang, điểm kết thúc của đường hầm chính cái hang mà dân hay gọi là “đường xuống âm phủ”. Bên cạnh ý kiến này, ông Dự còn cho rằng đây cũng có thể là hầm mà xưa kia, thanh niên trong làng không muốn bị giặc bắt đi lính nên đào để trốn.
Lần ông Dự xuống giếng gần đây nhất là khoảng 50 năm và bồn giếng bắt đầu bị thu hẹp, “cửa” vào bồn cũng bị bồi lấp. Ông cho biết cái giếng này trước đây thường xảy ra nhiều sự việc khó hiểu. Chẳng hạng như đồ đạc, thậm chí là heo, gà bị rớt xuống (khi ấy chưa xây thành giếng) nhưng tìm không ra. Vài hôm sau thì thấy đồ đạc, nghe tiếng heo gà kêu mới bắc thang xuống mang lên.
Ông Phạm Hoàng Linh, Phó chủ tịch UBND H.Lý Sơn, cho biết có nghe những lời đồn đại về cái giếng “lạ” ở nhà ông Dự. “Tuy nhiên, hiện chúng tôi vẫn chưa có bất cứ cuộc điều tra, tìm hiểu gì về cái giếng này. Không loại trừ nguyên nhân là do nằm ở vùng đất nhiều “lồng phổng” nên giếng nước đó mới có đặc điểm như thế. Cách đây không lâu, khi xây dựng trường mầm non ở xã An Hải, khi đào móng bên thi công cũng gặp nhiều chỗ đất “lồng phổng” như thế và họ buộc phải đổ đất xuống để bít lại trước khi xây móng”, ông Linh cho hay.
Lê Xuân Thọ

Những di tích kỳ bí - Kỳ 15: Kho báu bị yểm bùa ở Lý Sơn

0
Những dấu tích dù đã mai một ít nhiều theo thời gian, nhưng chuyện về kho báu bị yểm bùa của người Hời vẫn còn như mới trong tâm trí nhiều bậc cao niên ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).



Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng - Ảnh: Lê Xuân Thọ
Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng - Ảnh: Lê Xuân Thọ

Kho báu chôn cùng trinh nữ
Theo tài liệu của họ Bùi ở đảo Lý Sơn, vào năm Ất Tỵ (1545) niên hiệu Nguyên Hòa thứ 13, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán theo phò Lê diệt Mạc với sứ mệnh vỗ yên biên trấn Quảng Nam. Ông nhận thấy để lấy được Quảng Nam từ tay quân Mạc chỉ có một con đường là chiếm đảo Lý Sơn trước để lập căn cứ, làm bàn đạp. Việc đạt thành, Bùi Tá Hán cho dân ra Lý Sơn sinh sống. Từ đó, người Hời (tức người Chăm) ở đảo dần dần bỏ vào đất liền.
Thời ấy, Lý Sơn có tên là cù lao Ré, do tập quán sinh sống và điều kiện làm ăn mà chia thành hai vùng, nay là hai xã An Vĩnh và An Hải. Xã An Hải do có điều kiện thuận lợi hơn nên người Hời tập trung nhiều ở đó, điều này được thể hiện rõ qua các di tích còn đến bây giờ, cũng như một số kết quả khảo sát, nghiên cứu từ các nhà khảo cổ học. Hơn nữa, trong số các “truyền kỳ” về kho báu của người Hời trên đảo Lý Sơn, thì xã An Hải có nhiều câu chuyện và rõ nét hơn cả. Dân gian lưu truyền rằng người Hời có rất nhiều của cải, nhất là vàng. Khi rời đảo để vào đất liền, họ không thể mang hết tài sản theo nên để lại trên đảo. Tránh bị trộm mất, người Hời đã yểm bùa số vàng này.
Ông Ngô Văn Tùy (55 tuổi, ở xã An Hải), người được nghe khá nhiều chuyện này, kể lại những câu chuyện đã thành giai thoại, hư hư thực thực: “Trước khi người Hời rời đảo, toàn bộ số vàng đều được họ hóa phép. Để làm phép, họ chôn theo một trinh nữ vừa tròn 18 tuổi, tay trinh nữ này cầm một con dao nhỏ. Sau đó làm dấu bằng cách trồng một cây da (còn gọi là cây sợp). Một điều khá đặc biệt là, cây da này được tính toán rất kỹ, để mấy chục năm sau, khi trở lại, họ chỉ việc đo bóng cây vào một khung giờ đã tiên liệu rồi đào ngay vị trí đó là đúng nơi cất giấu vàng”.
Cũng theo ông Tùy, người dân trên đảo dù biết khu vực cất giấu vàng nhưng không thể nào tìm được. Họ đồn nhau rằng nhiều người cố đốn hạ những cây da làm dấu để tìm vàng thì thấy từ vết thương của cây chảy ra máu. Còn những kẻ động tay, động chân chắc chắn sẽ bị bệnh tật hoặc bất đắc kỳ tử. Ông Tùy cho biết khoảng 15 năm trở về trước, thỉnh thoảng thấy người Hời ra đảo trong vai người bán thuốc dạo. Sau khi họ về lại đất liền, thì có một vài cây da bị chết khô không rõ nguyên nhân. “Chúng tôi nghi rằng họ ra đảo lấy lại tài sản của mình, đó là nơi các cây da bị chết”, ông Tùy nghi hoặc.
Bắt gà vàng
Trong dân gian Lý Sơn giờ vẫn còn lưu truyền những câu chuyện được thêu dệt ly kỳ. Chẳng hạn, số vàng được yểm, trong thời gian chờ chủ nhân đến lấy lại, hóa thành nhiều con vật, chủ yếu là cua vàng và gà vàng... Cua vàng xuất hiện nhiều tại xã An Vĩnh, ở những gò đá, mồ cũ và nhiều nhất là dưới chân núi hòn Tươi, nằm cạnh núi Giếng Tiền. Người ta kháo nhau rằng, muốn bắt được cua vàng phải dùng quần áo màu đen, càng dơ bẩn càng tốt, nhất là quần của phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt. Người ta còn đồn rằng, thỉnh thoảng lại thấy ngựa vàng chiều chiều phi nước kiệu từ núi hòn Tươi sang núi Giếng Tiền.
Ông Phạm Thoại Tuyền (63 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh), người được xem là “nhà Lý Sơn học” của đảo Lý Sơn, xác nhận những chuyện trên ông cũng có nghe kể lại và cho rằng, đó là những câu chuyện về kho báu của người Hời. Ly kỳ hơn hết là chuyện bắt gà vàng của người dân thôn Tây (xã An Hải). Điểm nóng của câu chuyện là khu dân cư sống quanh đền thờ Thiên Y A Na, cụ thể là ở giếng nước và miếu Con Bò bên cạnh. Ông Ngô Văn Tùy cho biết hơn 5 năm về trước còn nghe người dân trong vùng nói thấy gà vàng xuất hiện. Đó là một đàn gà gồm 1 mẹ và 5 con, sau này, một con gà con đã bị bắt. Gà vàng thường xuất hiện từ 0 đến 4 giờ, khi theo đàn, lúc riêng lẻ. Khi thấy người, gà vàng vẫn thong thả kiếm ăn, đến khi người lại gần thì chạy biến mất.


Miếu Con Bò nay chỉ còn một đống đổ nát - Ảnh: Lê Xuân Thọ
Miếu Con Bò nay chỉ còn một đống đổ nát - Ảnh: Lê Xuân Thọ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét