Tháng 7/1977, sĩ quan quân đội
Pháp phát hiện phiến đá Rosetta với nội dung được viết bằng hai ngôn ngữ
Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Đây được coi là phiến đá nổi tiếng nhất thế
giới cổ đại giúp giải mã nhiều bí ẩn về Ai Cập cổ đại.
Rosetta - phiến đá nổi tiếng
nhất thế giới cổ đại - được học giả, sĩ quan quân đội Pháp Pierre
Bouchard phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần
thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile năm 1977.
Ngay sau khi phát hiện phiến đá
Rosetta, giới chuyên gia nhận ra tầm quan trọng của cổ vật này. Hiện cổ
vật này được lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng London, Anh.
Theo các chuyên gia,
phiến đá Rosettavới nội dung được viết bằng hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại theo 3 hệ thống chữ viết.
Ba
hệ thống chữ viết này bao gồm: chữ tượng hình chính thức
(hieroglyphic), chữ tượng hình bình dân (demotic) và chữ Hy Lạp để mọi
người dân có thể đọc hiểu nội dung khắc trên phiến đá Rosetta.
Phiến
đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm và rộng 72 cm. Vào năm 196 trước
Công nguyên, pharaoh Ai Cập Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta
trong một chiến dịch tuyên truyền chính trị.
Mục đích của Ptolemy là nhằm thông báo với toàn dân thiên hạ việc ông là vị vua hợp pháp của Ai Cập.
Thông
qua việc phát hiện phiến đá Rosetta, các chuyên gia có thể giải mã 2
bản khắc bằng chữ Ai Cập cổ đại thông qua chữ Hy Lạp cổ đại.
Nhờ
vậy, các chuyên gia, nhà khoa học có thể dịch toàn bộ văn bản sử dụng
chữ tượng hình chính thức của người Ai Cập thời cổ đại.
Theo đó, nhiều tài liệu được viết trên giấy papyrus của người Ai Cập còn đến ngày nay được giới chuyên gia giải mã nội dung.
Cuộc sống của vua chúa Ai Cập cũng như các tầng lớp trong xã hội được hé lộ.
video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC Now)
Tâm Anh (theo historicaleve)
Bí ẩn lớn nhất thế giới về cái chết của Pharaoh huyền thoại Tutankhamun đã có lời giải sau 3000 năm
(Techz.vn) Cái chết của Tutankhamun - vị hoàng đế Ai Cập trẻ nhất cuối cùng đã được giải mã.
Pharaoh Tutankhamu còn được biết đến với
tên gọi Vua Tut, hiện là vị Pharaoh trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập
cổ đại và cũng là người trị vì cuối cùng của vương triều thứ 19 ở giai
đoạn Tân Vương quốc Ai Cập (kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 16 trước Công
nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên).
Tutankhamun lên ngôi vào năm 1332 TCN
khi mới 9 tuổi, triều đại của vị Pharaoh này được đánh giá là là thời kỳ
hoàng kim, phát triển rực rỡ nhất trong mọi vương triều Pharaoh cổ xưa.
Tuy nhiên, vị Pharaoh này đột ngột qua
đời khi vừa tròn 18 tuổi, cái chết của ông là một trong những bí ẩn lớn
nhất thế giới. Với việc nhiều di sản của vị hoàng đế Ai Cập này bị phá
hủy, nhiều người đã đặt ra giả thiết Tutankhamun bị ám sát.
Vào năm 1922, nhà khảo cổ học nổi tiếng
Howard Carter và các cộng sự chính thức tìm thấy lăng mộ Vua Tut và vô
cùng kinh ngạc khi phát hiện mọi thứ bên trong lăng vẫn còn nguyên vẹn
sau hơn 3.000 năm. Tuy nhiên, sau đó 2 năm, nhóm khảo cổ mới khám phá ra
chiếc quách đá chứa quan tài bằng vàng khối đựng xác ướp Vua Tut, mở
ra hy vọng về việc tìm ra nguyên nhân cái chết của vị hoàng đế này.
Đến năm 1968, xác ướp Vua Tut được khám
nghiệm kĩ càng hơn bằng cách chụp X-Quang và phát hiện 2 mảnh xương bị
vỡ vụn bên trong hộp sọ của pharaoh Tutankhamun. Phát hiện này đã đưa ra
giả thuyết ông bị đánh chí mạng vào sau gáy khiến ông qua đời ngay tức
khắc.
Tuy nhiên, gần đây nhất, các nhà khảo cổ
học Ai Cập nổi tiếng Zahi Hawass đã đặt dấu chấm hết cho mọi giả thuyết
về cái chết của pharaoh Tutankhamun với công trình nghiên cứu của mình.
Các nhà khảo cổ học khẳng định Vua Tut
không hề bị ám sát như những giả thuyết trước đây: "Chúng tôi đã có
được kết luận sau khi thực hiện một xét nghiệm ADN và chụp cắt lớp xác
ướp pharaoh Tutankhamun. Chúng tôi phát hiện vị hoàng đế trẻ này không
phải bị sát hại như giả thuyết trước đó. Điều này vô cùng quan trọng" -
nhà khảo cổ học Zahi Hawass cho hay.
Nhà khảo cổ học này còn đưa ra một số
nghi vấn khácvề việc Pharaoh Tutankhamun có thể qua đời vì bị nhiễm
trùng sau khi gặp tai nạn.
"Chúng tôi còn phát hiện Tutankhamun
có một vết nứt ở phần xương chân trái. Nó cho thấy vị pharaoh trẻ tuổi
này đã gặp phải một tai nạn khoảng 2 ngày trước khi qua đời".
"Hiện tại, chúng tôi có một cỗ máy
mới có tên gọi Dự án xác ướp Ai Cập và nó sẽ giúp xác định xem liệu
pharaoh Tutankhamun có bị các bệnh di truyền hay không. Cỗ máy này cũng
cho biết có hay không sự nhiễm trùng ở vết thương bên chân trái vị hoàng
đế trẻ. Nếu bị nhiễm trùng, điều này đồng nghĩa với việc Tutankhamun
chết là do gặp tai nạn. Nguyên nhân chính xác về cái chết của vị hoàng
đế Ai Cập trẻ nhất sẽ được chúng tôi công bố vào năm 2020".
Vào năm 2014, bằng kỹ thuật "mổ tử thi
ảo, các nhà khoa học đã chụp cắt lớp thi thể Tutankhamun với hơn 2.000
lượt quét kỹ thuật số. Kết quả cho thẩy vị vưa này có một hàm răng hô,
khuôn mặt lệch, một bàn chân bị vẹo, hông dị tật và mắc bệnh động kinh.
Theo sự giải thích của các nhà khoa học,
cơ thể dị tật của nhà khoa học này là hệ quả của việc giao phối cận
huyết. Kết quả phân tích những mã di truyền DNA cho thấy Tutankhamun có
bố là Akhenaten và mẹ chính là em gái ruột của Akhenaten.
Vị vua 19 tuổi có bàn chân bị vẹo và
thường phải chống gậy khi đi lại và đây có là nguyên nhân chính khiến vị
vua này bị tai nạn và gặp phải một vết thương nặng ở chân trái.
Trong thần thoại La Mã, Romulus và anh trai sinh đôi Remus bị bỏ lại
trong một chiếc giỏ trên sông Tiber. Trong truyền thuyết, họ là con trai
của Rhea Silvia và ái nữ của Numitor, cựu vương của Alba Longa. Thông
qua dòng dõi này, cặp song sinh được truyền lại từ người anh hùng Trojan
Aeneas và Latinus. Một con sói con đã tìm thấy cặp song sinh dưới gốc
cây vả sau khi người mẹ bị buộc phải bỏ rơi 2 đứa con của mình. Con sói
chăm sóc 2 đứa trẻ và nuôi nấng chúng. Sau khi lớn lên, biết về tổ tiên
thực sự của mình, cặp song sinh đã lật đổ Amulius, người đàn ông khiến
họ phải bị bỏ rơi. Sau đó, họ tự xây dựng thành phố của riêng mình. Sau
này, Romulus trở thành vị vua đầu tiên của Vương quốc La Mã.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ngôi mộ của Romulus có niên đại từ
thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Ngôi đền ngầm trong lòng đất bên dưới vị
trí cầu thang dẫn vào Curia và họ đã tìm ra một khu vực dành riêng cho
vị vua đầu tiên của Rome với một chiếc quách bằng đá có kích thước 1.4m.
Giám đốc Công viên khảo cổ Colosseum Alfonsina Russo đã chia sẻ: "Đây
là một khám phá phi thường. Quảng trường La Mã luôn mang lại những kho
báu tuyệt vời".
Quảng trường La Mã, hay Roman Forum trong tiếng Latin, là nhịp đập
của cả La Mã cổ đại và đế chế bao quanh lục địa của nó. Các nhà sử học
tin rằng các vị lãnh đạo cổ đại lần đầu tiên gặp nhau ở Roman Forum vào
năm 500 trước Công nguyên khi Cộng hòa La Mã được thành lập. Khu vực này
nằm giữa Palatine Hill và Capitoline Hill.
Đền thờ Julius Caesar là tượng đài nổi bật nhất và được xây dựng vài
năm sau khi nhà lãnh đạo nổi tiếng của Rome cổ đại bị sát hại vào năm 44
trước Công nguyên.
Ngôi đền dưới lòng đất là nơi các thượng nghị sĩ La Mã bỏ phiếu với
mọi người. Các học giả tin rằng, bàn thờ của ngôi đền đã được đặt ở nơi
người La Mã cổ đại chôn cất Romulus. Tuy nhiên, không có xương được tìm
thấy trong quan tài.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét