Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 26

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Tiểu Sử ĐẶNG VĂN QUANG VNCH - Ông Tướng Đứng Đầu Bảng Phong Thần Về Hối Lộ Tham Nhũng

(Xin lưu ý độc giả bài này lấy từ một cơ quan tuyên truyền Việt Cộng. Nguyễn Văn Tín)
Đặng Văn Quang, Cánh Tay Mặt Của Thiệu
Dưới chế độ thực dân, Đặng Văn Quang từng là một sĩ quan Phòng Nhì và năm 1954 ông được Pháp giao cho trọng trách giám sát việc tập kết của các đơn vị Việt Minh từ Nam Việt Nam ra Bắc. Rồi Pháp rút đi để nhường chỗ lại cho Mỹ, và Đặng Văn Quang nhanh nhảu tình nguyện phục vụ cho chế độ Mỹ-Diệm. Vào thời đó CIA theo dõi rất kỹ các sinh hoạt của các điệp viên tình báo do Pháp để lại tại Nam Việt Nam. Trong số đó, một số vẫn trung thành với Pháp và tiếp tục làm việc cho họ, một số khác là điệp viên hàng hai vẫn tiếp tục phục vụ cho Pháp nhưng đồng thời bí mật bán tài liệu cho Mỹ, trong khi đó một nhóm người sẵn sàng cắt đứt liên hệ với Pháp và cộng tác với Mỹ.
Đặng Văn Quang, ý thức được Mỹ giàu mạnh, nhanh chân chạy theo nhóm chủ mới. Ông là một trong số sĩ quan ngụy gắng sức làm đẹp lòng Mỹ, tỉ như Đại Tá Lansdale, cố vấn chính trị đặc biệt của Diệm, Trung Tá Conein, chuyên viên quân sự, Smith, chỉ huy cơ quan thông tin... Những người này toàn là điệp viên tình báo chiến lược Mỹ thượng thặng đều nói trôi chảy tiếng Pháp. Đặng Văn Quang rêu rao với mọi người là ông thích công việc nghiên cứu, rằng ông thán phục và ham muốn học hỏi ngành tình báo Mỹ. Ông bán tài liệu mật của Pháp cho Mỹ, và tố giác những sĩ quan ngụy còn cộng tác với Phòng Nhì Pháp cho Mỹ.
Ngành tình báo Mỹ thử thách Quang qua nhiều trắc nghiệm, và dần dần nắm được lấy ông. Tài liệu Mỹ để lại nói là "cơ quan quân sự Mỹ tại Sàigòn rất hài lòng tìm thấy nơi Trung Tá Đặng Văn Quang một cộng tác viên thân cận biết nói tiếng Pháp trôi chảy, rất ham muốn học tiếng Anh và có một kiến thức khá về các vấn đề quân sự và chính trị tại xứ này."
Cho đến 1956, Đặng Văn Quang vẫn mang cấp bậc trung tá, tuy ông đã phục vụ đắc lực cho Pháp. Nhưng Quang đã tìm thấy con đường đưa tới quyền thế với chính sách Mỹ, và đặc biệt ông hăng say phục dịch cho nhóm chủ mới này. Do sự tiến cử của Đại Tá Lansdale, cố vấn chính trị đặc biệt, Ngô Đình Diệm gửi Quang đi Đài Loan để thụ huấn thêm về ngành tình báo, rồi đi Hoa Kỳ thăm viếng các cơ sở quân sự và học hỏi thêm về chiến thuật phản du kích.
Trong những năm Mỹ tham chiến ở Nam Việt Nam, Quang là tư lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh VN đồn trú tại vùng đồng bằng Nam Bộ. Sau khi Dương Văn Minh bị Nguyễn Khánh hạ bệ, Maxwell Taylor khuyến cáo Tướng Khánh thăng chức lên hàng tướng cho một số tướng trẻ, và Quang được thăng lên chuẩn tướng và tổng tham mưu phó. Rồi đến lượt Khánh bị hạ bệ. Quang lên chức thiếu tướng và tư lệnh Quân Đoàn 4, khiến ông trở nên lãnh chúa vùng đồng bằng phì nhiêu của sông Cửu Long. Tháng 11/1965, ông được thăng lên trung tướng.
Các tướng ngụy nói là Đặng Văn Quang thăng cấp bậc từ chuẩn tướng lên tới trung tướng trong thời gian kỷ lục: 15 tháng. Nội tình chính trị tại Nam Việt Nam đang trải qua một thơi kỳ hỗn độn: Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm để rồi bị Nguyễn Khánh lật đổ không bao lâu sau đó; rồi Nguyễn Khánh bị thay thế bởi nhóm Phan Quang Đán-Phan Khắc Sửu, nhóm này chẳng bao lâu sau lại bị tập đoàn Thiệu-Kỳ đá văng. Trong những ngày tháng đó, nhiều sĩ quan thuộc về nhóm này hay nhóm nọ bị thải hồi, ngay cả bị bắt hay thủ tiêu. Nhưng Đặng Văn Quang, một điệp viên CIA hữu hiệu thì không gặp khó khăn và tiếp tục thăng chức tước.
Cố Vấn cho Tổng Thống
Thất bại trong "chiến tranh đặc biệt", Mỹ đổi qua "chiến tranh địa phương", với sự du nhập đông đảo các đơn vị chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam, để tham dự trực tiếp vào công cuộc đánh lại các lực lượng cách mạng. Đầu năm 1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẵng, rồi đóng chiếm các vùng ven biển thuộc Quân Khu I và II. "Kỵ binh" Mỹ đồn trú trên Cao Nguyên. Giữa năm 1966, Mỹ chuẩn bị gửi quân tới đồng bằng Nam Bộ.
Westmoreland, Tổng Tư Lệnh đội quân viễn chinh Mỹ, có Nguyễn Cao Kỳ thời đó là "chủ tịch ủy ban hành pháp" - tức là thủ tướng chính phủ Sàigòn - tháp tùng theo, đánh một chuyến thị sát vùng đồng bằng sông Cửu Long, "để điều nghiên tại chỗ tình hình và hoạch định chương trình sắp đặt lực lượng Mỹ trong vùng". Nguyễn Cao Kỳ đưa Westmoreland xuống Cần Thơ nơi đặt bản doanh bộ tư lệnh Quân Khu 4. Tại đó, Đặng Văn Quang với tư cách tư lệnh địa phương là người hướng dẫn cấp trên đi thị sát. Các tướng ngụy từng là sĩ quan dưới quyền Quang tại Vùng 4 Chiến Thuật hồi đó kể lại rằng ông cựu tư lệnh của họ "với cái bụng phệ", đi đứng một cách khó khăn, nhưng lại rất ghét ngồi trên xe, vì ông sợ "tai nạn". Chẳng may cho Quang, Westmoreland và Nguyễn Cao Kỳ, thừa dịp tình hình tương đối yên tịnh, từ Sàigòn tới Cần Thơ bằng trực thăng, và cả hai đồng ý kiến dùng xe jíp để thị sát một sư đoàn đóng không cách xa mấy bản doanh của Quang. Lẽ đương nhiên, Quang phải tháp tùng họ. Trong chuyến đi, Quang cảm thấy bất ổn và không tìm ra những câu trả lời thích ứng cho một loạt câu hỏi của Westmoreland khiến Westmoreland bày tỏ sự không mấy hài lòng của ông về thành quả chuyến thị sát này.
Westmoreland cũng nói với Kỳ là dựa vào tin tức của cơ quan Tình Báo Quân Đội (DIA), Đặng Văn Quang, với tư cách tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, đã chứng tỏ là một sĩ quan tham nhũng lớn nhất (một tài liệu để lại tại sứ quán Mỹ liệt kê các hành vi tham nhũng của Quang tại đồng bằng sông Cửu Long). Và vị tướng Mỹ nhấn mạnh thêm: "Theo ý kiên tôi, Tướng Quang là một người chỉ thích ăn uống, một tên biếng nhác chẳng hiểu biết gì về vùng mình phụ trách..." Do đó Westmoreland đề nghị Nguyễn Cao Kỳ "hành động ngay lập tức và phái tới Vùng 4 Chiến Thuật một tư lệnh tháo vát hơn và để tâm hơn đến việc đưa lực lượng Mỹ vào vùng đồng bằng sông Cửu Long và có khả năng cộng tác cách hữu hiệu với Hoa Kỳ trong nỗ lực chận đứng sự bành trướng của cộng sản trong vùng này."
Vào thời kỳ đó, DIA và CIA kình nhau liên miên, DIA tố giác CIA "mơ hồ, đánh giá thấp địch quân và đánh giá cao QLVNCH, do đó khiến cho chiến trận đặc biệt thối lui." Quang là một trong số tướng ngụy mà DIA khinh bỉ và coi như là "đã được hỗ trợ quá mức và được giao cho trọng trách quá cao."
Kỳ cũng không ưa gì Quang là người mà ông còn mang hận từ những năm 1958-1959. Quang, hồi đó là trung tá trong Vùng II Quân Sự, đã nịnh hót Ngô Đình Diệm bằng cách theo đạo Công giáo và sau này gia nhập đảng Cần lao nhân vị; ông cũng tiết lộ cho Diệm-Nhu biết là Nguyễn Cao Kỳ, với tư cách phi công, đã du nhập á phiện từ Lào, và những khi chuyên chở đồ lậu, Kỳ thường tránh né các cuộc kiểm soát hải quan tại phi trường Sàigòn, và, lấy cớ phi cơ bị trục trặc, phải đáp khẩn cấp phi cơ tại phi trường quân sự Tân Cảnh nơi đó ông giao hàng lậu cho các chiến sĩ và đồng lõa tại đó.
Nguyễn Cao Kỳ sung sướng vì lời đề nghị của Westmoreland, nghĩ rằng ông có dịp trả thù Quang. Khi từ Cần Thơ trở về, ông liền mời Nguyễn Hữu Có, hồi đó là bộ trưởng quốc phòng, tới hội họp tại tư dinh của Nguyễn Văn Thiệu, hồi đó là chủ tịch œy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia Sàigòn; trong buổi họp đó Kỳ đề nghị sa thải Quang, theo lời yêu cầu của Tổng Tư Lệnh Mỹ William Westmoreland. Cả Nguyễn Văn Thiệu lẫn Nguyễn Hữu Có đều sửng sốt và ngượng ngùng trước lời đề nghị của Kỳ. Thiệu, Có và Quang là bạn nối khố, cả ba từng học khóa hạ sĩ quan của Pháp năm 1948 tại Huế, và tiếp sau đó vào năm 1952 cả ba được phái tới Phà Đen (Hànội) để tiếp tục học quân sự tại khóa sĩ quan tham mưu cũng do Pháp tổ chức. Nếu Thiệu và Có, sau khi đã leo lên tới địa vị tột đỉnh, lại đá văng Quang đi bây giờ, "dân chúng sẽ xầm xì". Hơn nữa, khi tình hình chính trị tại Nam Việt Nam còn hỗn độn với những phe nhóm đang kình nhau, Thiệu và Có cần duy trì mối liên hệ thân hữu với Quang hầu củng cố địa vị và chuẩn bị cho mọi tình huống.
Vì vậy Thiệu và Có giải thích cho Kỳ là cách duy nhất thải hồi Quang là tố giác Quang tham nhũng. Nhưng như vậy sẽ khiến cả ba biến thành trò cười thiên hạ, khi mà họ mới leo lên tới chóp đỉnh. Hai ông nói thêm là nếu Kỳ khiêu khích Quang thì sẽ nguy hiểm cho mình vì Quang sẽ không ngại tố giác các hoạt động buôn lậu của Kỳ. Sau cùng, Kỳ đồng ý với Thiệu là thành lập một cơ quan mới gọi là Cơ Quan Tổng Kế Hoạch và giao cho Quang điều hành. Họ sẽ nói với Westmoreland là chức vụ này chỉ có tiếng mà không có miếng, và vị Tổng Tư Lệnh Mỹ sẽ hài lòng vì Quang bị rút ra khỏi Quân Khu 4.
Các tài liệu Mỹ để lại tại Nam Việt Nam nói đại sứ Maxwell Taylor "đã để ý tới Nguyễn Cao Kỳ" và đại sứ Mỹ muốn "khiến Kỳ trở nên người hùng" để chế ngự nhóm tướng ngụy đang cắn xé nhau. Nhưng rồi Kỳ tỏ ra là một tay anh chị ăn nói hồ đồ. Cabot Lodge, Ellsworth Bunker và các viên chức Mỹ khác ưa thích Nguyễn Văn Thiệu hơn vì ông này tỏ vẻ "cẩn trọng và khôn khéo" hơn Kỳ. Vì vậy sau vài năm tranh giành với Thiệu, Kỳ đã bị loại vì sứ quán Mỹ đã chọn Thiệu. Khi Kỳ nắm chức chủ tịch œy Ban Hành Pháp Trung Ương, ông đã đặt để người của ông vào các cơ quan cảnh sát, quân cảnh, mật vụ và luôn kiện toàn nhóm không quân mà ông sử dụng như khí cụ để đảo chánh hay chống đảo chánh khi hữu sự. Trong tình huống này, điều tối hệ trọng đối với Thiệu là thành công trong việc loại trừ tay chân của Kỳ trong chính phủ và trong quân đội, và đặt để người của mình vào các chức vụ then chốt.
Đặng Văn Quang là bạn chí thân của Thiệu và từng đóng vai trò cố vấn cho ông. Các tướng ngụy kể lại Quang thường khoe khoang là sau khi ông bị triệu hồi khỏi Quân Khu 4, ông được mời tới nhà Thiệu dùng cơm, và ông đã trò chuyện với Thiệu suốt buổi tối. Thiệu nói cho Quang biết ý đồ Kỳ muốn hất cẳng Quang, và giải thích là trong Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, có nhiều kẻ ghét Quang và chỉ có ông, Thiệu, là bảo vệ Quang. Thiệu cũng tiết lộ là Kỳ đã soạn thảo một sự vụ lệnh cho Quang giải ngũ, và ông đã từ chối ký vào.
Thiệu ra chiều là ân nhân của Quang và tuyên bố: "Anh và tôi là bạn với nhau từ thủa còn hàn vi. Tôi biết tài chiến lược của anh và tin là anh cần nắm một chức vụ cao hơn là tư lệnh một quân đoàn. Nhưng người ta bắt bẻ anh và sự thật là danh giá anh đã bị hủy hoại khi anh còn ở vùng đồng bằng. Tốt hơn tôi không nên giao cho anh một chức vụ quan trọng trong lúc này, dân chúng sẽ cho là tôi thiên vị người của mình. Do đó anh hãy cứ ở Cơ Quan Tổng Kế Hoạch trong một thời gian và khi giờ thuận tiện đến, tôi sẽ giao anh một chức vụ tương xứng với khả năng anh."
Thật vậy, vào tháng 9/1968, Quang được bổ nhiệm cố vấn đặc biệt của tổng thống về vấn đề quân sự, và vào tháng 8/1969, ông có thêm chức vụ cố vấn đặc biệt về anh ninh quốc gia và kiêm chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Như vậy ông nắm quân cảnh, cảnh sát, mật vụ, tình báo trong và ngoài nước. Những chức vụ này cho ông nắm rất nhiều quyền thế trong tay và phù hợp với sở thích của ông trong lãnh vực gián điệp mà ông đã được các ông thày Pháp và Mỹ đào tạo.
Chỉ Biết Có Đôla
Hầu hết các bạn hữu của Quang đều nói sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ cố vấn đặc biệt của Thiệu về các vấn đề quân sự và anh ninh, Quang tỏ vẻ lạnh nhạt và có thái độ khinh khỉnh mọi người, ngoại trừ Mỹ và ông bà Thiệu. Tướng ngụy Trần Quang Khôi kể lại ông là bạn cũ của Quang và hai người sống chung phòng một vài năm khi Quang còn mang lon trung úy và ông thiếu úy. Khi Quang trở nên cố vấn tổng thống, Khôi đến viếng thăm Quang nhưng Quang tiếp đón tẻ nhạt như hai người không hề quen biết nhau.
Tướng ngụy Nguyễn Hữu Có cũng than phiền là sau khi ông bị Thiệu và Kỳ cho ra rìa, ông phải lưu vong tại Đài Loan và Hồng Kông vài năm. Khi trở về Sàigon, ông sống luôn bị theo dõi. Trước cổng nhà ông các nhân viên lính kín luôn túc trực, theo lệnh của Quang. Thỉnh thoảng, Quang triệu Có vào hỏi xem ông có "toa rập với ai để mưu toan đảo chánh không". Thực ra thì Quang thừa biết Có đã chán ngấy theo đuổi quyền chức, và chỉ lo làm ăn buôn bán. Nhưng chính vì công ăn việc làm của Có khấm khá nên thỉng thoảng Quang dọa nạt Có sơ sơ để kiếm trác ít tiền còm. Một lần, khi Có vừa ra khỏi nhà bằng xe, hai nhân viên lính kín bắm theo sát đít xe ông một cách lộ liễu đến khi ông trở về nhà. Lẽ dĩ nhiên, đó đâu phải cách theo dõi bất cứ ai. Nhưng Quang chỉ muốn dằn mặt Có, và nhất là để vợ Quang có thể moi tiền vợ Có!
Nhiều tướng ngụy nhận xét là vợ Quang là một người đàn bà rất qủy quyệt và ác độc. Bà thường đánh bài với các con buôn tại Chợ Lớn và với các vợ của các sĩ quan làm việc dưới quyền chồng bà. Bà xưng hô với các sĩ quan cấp bậc thấp hơn chồng bà là "em" tuy nhiều người trong họ lớn tuổi hơn bà. "Gọi thế cho thân mật," bà trơ trẽn giải thích. Và trong câu chuyện "thân mật" với vợ của các trung tá, đại tá hay tỉnh trưởng, bà có thể tâm sự: "Anh Quang nói với chị về có gì không ổn liên quan đến chồng em. Ông em chị có lo ngại điều chi không?" hay: "Hình như ông em chị bị thuyên chuyển ra tiền tuyến. Nó có nhận sự vụ lệnh chưa? Chị chúc nó nhiều may mắn!" Các bà vợ chết đứng khi nghe hung tin như vậy, và do đó lạy lục bà Quang hối thúc chồng xin Tổng Thống Thiệu giữ chồng mình "khỏi nguy hiểm", hay "khoan hồng" đối với họ nếu họ có tội tình gì. Nỗ lực Thiệu tìm cách "trong sạch hoá và kiện toàn tổ chức" là dịp tốt cho Quang và vợ thu góp bội tiền theo phương thức này vì lẽ những ai bị thuyên chuyển hay nhận được lệnh phải thuyên chuyển phải đút lót bàn tay ông cố vấn nếu họ muốn được buông tha. Theo luật lệ, mọi thay đổi trong chức vụ tư lệnh quân đoàn là kéo theo sự thay đổi các tư lệnh quân đoàn hay tỉnh trưởng trong vùng tác chiến liên hệ, để bảo toàn sự phối hợp tốt đẹp giữa các lãnh vực khác nhau", như được ghi trong các tài liệu để lại tại bộ tổng tham mưu ngụy. Nhưng điều này không áp dụng trong trường hợp của Quang. Tuy ông trông coi một cơ quan thuộc chính phủ trung ương, nhưng ông vẫn còn có nhiều bộ hạ tay chân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, và với tư cách cố vấn Thiệu về mặt anh ninh quốc gia, ông có thể đề nghị việc bổ nhiệm các tỉnh trưởng và tư lệnh sư đoàn.
Các tài liệu Mỹ tiết lộ là khi Quang còn giữ chức tư lệnh Vùng 4 Chiến Thuật, ông đã tung ra khẩu hiệu "không để một hạt gạo rơi vào tay Việt Cộng", và đến mùa gặt hái lúa gạo, ông phái các đơn vị đi tảo thanh vùng đồng ruộng. Nối gót các đơn vị này là những lái buôn vô tâm từ Sàigòn đem xe vận tải thu góp lúa gạo chở lên các vựa lúa trên Sàigòn. Họ làm giàu cả triệu bạc sau khi đút lót cho vợ chồng Quang vài trăm ngàn đồng.
Đặng Văn Quang còn có những mánh khóe làm tiền khác. Với tư cách là cố vấn của Thiệu về vấn đề quân sự và anh ninh quốc gia, ông thường được phái tới sứ quán Mỹ để thảo luận các vấn đề mật. Do đó Quang có nhiều cơ hội tỏ ra nhiệt tình với Mỹ, chống đối cách mạng, đàn áp dân chúng và chèn ép thuộc cấp, và làm tiền. Vài tướng ngụy trong trại cải tạo nói là sau khi Quang trở nên cố vấn đặc biệt của Thiệu, ông và vợ ông tiếp tục buôn thuốc Tây tại Vùng 4 Chiến Thuật đem vào Sàigòn, và độc quyền thị trường thuốc men tại các thành thị và bành trướng thương vụ sang các địa hạt khác. Vì Quang nắm dưới quyền hải quân và quân cảnh (lãnh vực an ninh), các hàng lậu của Quang dễ dàng lọt qua các trạm kiểm soát, trong khi các mặt hàng (kể cả hợp pháp) của các nhóm khác gặp khó khăn trong khi di chuyển: rau cỏ và trái cây từ miền đồng bằng sông Cửu Long lên Sàigòn phải xuống hàng và để mặc cho ung thối để "truy lùng các tờ truyền đơn Việt Cộng". Do đó, không ai muốn buôn rau cỏ và trái cây, và các đàn em của Quang chiếm độc quyền thương vụ thực phẩm này, bán với giá cắt cổ tại Sàigòn, khi giá cả ở vùng quê rẻ mạt.
Các con buôn tại Sàigòn đã khéo xử dụng sự bao che của Quang để làm lợi to lớn, trong khi vợ chồng tướng ngụy Quang đổi trác lấy được một số tiền khá lớn. Mỗi khi mách nước cho họ hay xin hộ họ một giấy phép, vợ Quang thường trắng trợn nói với họ: "Tôi muốn góp phần vào việc đầu tư này. Nhưng... tôi không kiếm ra được tiền bây giờ, làm sao mà thình lình kiếm cho ra cả triệu bạc cơ chứ? Thôi thì ta làm như vậy đi: cho tôi đóng góp 25% vào vốn (quí vị có thể cho tôi vay số tiền đó) và tôi sẽ được lời một phần tư hay chịu mất một phần tư nếu có lỗ!" Nghe ra thì thật là công bằng, và sòng phẳng! Nhưng mà dưới sự bao che của cố vấn an ninh Đặng Văn Quang, làm sao mà có thể lỗ lã được! Và như vậy, không phải giơ một ngón tay nào lên, bà Quang, chỉ tốn vài giọt nước miếng, cũng kiếm ra cả triệu bạc.
Một lần nọ Quang tâm sự với một sĩ quan cấp lớn làm dưới quyền ông: "Trong những thời buổi khó khăn đó, cơ xưởng và ruộng vườn không mấy lợi, và các ngân hàng địa phương không an toàn. Chỉ còn lại có đôla, hãy kiếm thật nhiều đôla và để chúng vào một ngân hàng của Thụy Sĩ trung lập. Đó là thượng sách!" Có lần vợ Quang nói với vợ trung tá Kiến, khi bà này tìm kiếm một áp phe cung cấp hàng hóa quân đội: "nếu em muốn làm ăn với chị, chị chỉ muốn vài ngàn đôla. Tiền của Thiệu chỉ là giấy lộn!"
Chống Đối Cách Mạng Cho Đến Cùng
Vì nằm trong cơ quan mật vụ và nắm trong tay những tin mật, Đặng Văn Quang biết rõ hơn ai hết về tính chất mong manh và không thể tránh bị đổ vỡ của chế độ ngụy tại Sàigòn. Do đó Quang lợi dụng tối đa địa vị của mình để làm giàu, thật giàu, không gì dơ bẩn đến mấy mà Quang bỏ qua, theo sự nhận xét của nhóm tướng ngụy.
Quang, vốn từng là điệp viên, rất khôn khéo trong mọi đường đi nước bước. Sau khi thuyên chuyển từ Vùng 4 Chiến Thuật lên Sàigòn, ông khoe khoang là "vì đã chống đối du nhập quân đội Mỹ vào vùng đồng bằng sông Cửu Long mà ông làm phật ý Westmoreland, để chứng tỏ ông là một con người cứng rắn và bài Mỹ!
Khi Quang là cố vấn đặc biệt của Thiệu, ông tung tin đồn là gạo Mỹ viện trợ trộn lẫn hạt plát tích "rất độc hại". Dân chúng Sàigòn sợ hãi không dám mua gạo Mỹ, và phải mua gạo nội địa với giá cắt cổ. Các tướng ngụy kể giai thoại này nhận xét: "Giá sản xuất hạt plát tich cao hơn gạo thật. Người ta có thể pha trộn gạo với cát hay sạn đá, nhưng không ai dại gì mà đi pha trộn hạt plát tích!"
Thiệu, khi địa vị ông bị yếu đi vì nhiều vố thất bại, khai trừ khỏi nội bộ một số người không còn đáng tin cậy nữa. Trong số đó có cố vấn chính trị Nguyễn Văn Ngân. Nhưng Quang vẫn tại vị. Có tin đồn trong giới tướng ngụy Quang là nhân viên CIA do sứ quán Mỹ đặt để bên cạnh Thiệu để ngó chừng nhà độc tài. Cơ quan tình báo quân đội của Thiệu bắt được một tờ trình mật của đại sứ Mỹ Martin gửi Washington, về "tâm trạng của các sĩ quan QLVNCH sau khi Hiệp Định Ba Lê được ký kết". Tờ trình chứa đựng chi tiết "khá chính xác" chỉ có những người như chính Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên hay Đặng Văn Quang có dự các buổi họp "tối mật" mới biết. Có nhiều người nghi ngờ Quang đã bán đứng các tài liệu mật cho Mỹ. Mối ngờ vực càng gia tăng khi người ta thấy là Martin tin cậy Quang hơn là Thiệu, và các tờ trình của cơ quan tình báo Mỹ về Việt Cộng, có đóng dấu "tối mật", được gửi thẳng tới Quang, mà không qua tay Thiệu.
Đôi lần, Quang tâm sự với một vài tướng lãnh: "Ông Martin mới nói với tôi ..." Lẽ dĩ nhiên, một người như Quang mà làm sao có thể bật mí các tin tức mật một cách vô trách nhiệm như vậy được. Chẳng qua Quang muốn nhắc nhở cho các đồng nghiệp là ông "thân" với Martin, và ông muốn hù họ, kể cả Cao Văn Viên. Tại văn phòng tổng tham mưu trưởng, người ta tìm thấy một lá thư mang chữ ký của Quang, đề ngày 19/4/1975, bắt đầu với hàng chữ này: "Tôi mới nhận được từ ông Martin ba tài liệu này, và tôi xin gửi đại tướng một bản để tùy nghi."
[...]
Cho đến giờ phút chót của chế độ tên phản động Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang vẫn ngoan cố chống cách mạng. Giờ đây ông đã "di tản" qua Mỹ và hiện làm việc tại bản doanh CIA tại Langley.
Vietnam Courier #49 (Tháng 6/1976)
Adam Sadowski chuyển tới
 
Giải Mật Tài Liệu Tướng VNCH ĐẶNG VĂN QUANG – Sự Thật Lịch Sử Dần Hé Lộ






TRANG QUÂN SỬ CŨ: BÍ ẨN VỀ TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG VÙNG 4 CHIẾN THUẬT KIÊU HÙNG



Hồi Ký – Trần Văn Ngà

http://www.gstatic.com/hostedimg/61a26390bf4f78d6_landing
Trung Tướng Đặng Văn Quang
ĐẠI CƯƠNG
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, từ Bến Hải, vĩ tuyến 17, miền bắc của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, xuôi nam, đến miền cuối Việt, mũi Cà Mau, được phân định thành 4 Vùng Chiến Thuật và sau này đổi thành 4 Quân Khu về mặt quân sự cũng như phương diện hành chánh, trực thuộc chánh quyền trung ương.
Mỗi Vùng Chiến Thuật hay Quân Khu chỉ huy về mặt quân sự, bên cạnh có Tòa Đại Biểu Chánh Phủ quản trị về mặt hành chánh, đặt các tỉnh trong vùng vào trách nhiệm của Vùng Chiến Thuật (Quân Khu) gọi là Tiểu khu. Vị Tư Lệnh Quân Khu hay Vùng Chiến Thuật kiêm nhiệm chức trách Đại Biểu Chánh Phủ vì là trong thời chiến. Các vị Tiểu Khu Trưởng cũng kiêm nhiệm chức vụ Tỉnh Trưởng và cấp quận – Chi khu cũng có Chi Khu Trưởng kiêm nhiệm Quận Trưởng. Ở cấp xã cũng có Phân Chi Khu Trưởng, nhưng Xã Trưởng lại do dân bầu.
ĐỊA LÝ – THỔ NHƯỠNG
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập đến các tỉnh Miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn gọi là Vùng 4 Chiến Thuật hay Quân Khu 4, một thời vang danh kiêu hùng.
Thị Xã Cần Thơ được mệnh danh là Thủ Đô của miền Tây – Nam Bộ nên có tên gọi là Tây Đô. Sở dĩ có tên gọi thân thương này vì ở đây có bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật và Tòa Đại Biếu Chánh Phủ Miền Tây với các Nha Sở trực thuộc. Miền Tây là vùng đất có nhiều phù sa, trù phú nhất, trung tâm điểm của nền kinh tế nông nghiệp phát triển và nghề nuôi cá nước ngọt cho đến ngày nay và tương lai.
Phía Bắc của Vùng 4 Chiến Thuật giáp với địa giới Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Đông, kể từ bờ biển của tỉnh Gò Công, chạy dài qua nhiều tinh Định Tường, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên (mũi Cà Mau), bờ biển tiếp tục chạy về hướng Tây Nam đến Hà Tiên. Một bờ biển rất dài làm giàu cho ngành nuôi bắt hải sản ở biển và các loài thuỷ tộc ở vùng nước lợ. Từ phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc giáp với nước láng giềng Kamphuchia.
Tóm lại, Vùng 4 Chiến Thuật – đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, màu mỡ, phì nhiêu nhất Việt Nam, thế mạnh về nông nghiệp và nuôi bắt thủy sản với nước mặn, nước lợ và nước ngọt quanh năm có thể đủ cung ứng cái ăn cho cả nước.
Sự hình thành vùng đất màu mỡ của miền đồng bằng Nam Bộ, nhờ con sông Cửu Long từ Biển Hồ (Tonlé Sap) của xứ Chùa Tháp chảy qua biên giới Việt Nam ở tỉnh địa đầu Châu Đốc với 2 nhánh gọi là sông Tiền và sông Hậu. còn gọi là Tiền Giang và Hậu Giang. Hai con sông chánh Tiền Giang và Hậu Giang, nước chảy ra biển Đông (Nam Hải) với 9 cửa nên gọi là Cửu Long Giang: cửa Đại, Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hậu, Định An, Bassac, Tranh Đề…(Tôi moi trong trí nhớ khi còn học tiểu học cách nay hơn 60 năm). Chính sông Tiền và sông Hậu tiếp đưa đất phù sa từ thượng nguồn sông Mékong (Cửu Long), theo dòng nước chảy đổ xuống từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch (cũng là mùa mưa và lũ lụt) xuôi về đồng bằng miền Tây Nam Bộ tạo thành một thổ nhưỡng màu mỡ phì nhiêu tuyệt vời do thiên nhiên ưu đải ban tặng. Mỗi năm mũi Cà Mau được trường dài thêm ra biển.
Khi vào địa giới tỉnh Châu Đốc, sông Tiền chảy qua quận Tân Châu để xuôi ra biển qua các tỉnh Kiến Phong (Cao Lãnh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình (Trà Vinh), Kiến Hòa (Bến Tre)… Sông Hậu chảy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc từ 2 quận An Phú và Châu Phú, xuôi dòng về tỉnh An Giang (Long Xuyên), Phong Dinh (Cần Thơ), Vĩnh Long, Ba Xuyên (Sóc Trăng), Vĩnh Bình… Hai con sông Tiền và Hậu, tạo ra hàng chục phụ lưu lớn và nối liền hàng trăm phụ lưu nhò cũng như những kinh đào kết thành một mạng lưới đường thủy chằn chịt, sông nước hữu tình của khắp miền Tây Nam Bộ với 16 tỉnh và 92 quận…
VỀ MẶT QUÂN SỰ
Đồng bằng sông Cửu Long tức là Vùng 4 Chiến Thuật, chia thành 3 khu chiến có 3 Sư Đoàn Bộ Binh chính quy QLVNCH trách nhiệm. Khu Chiến Thuật Tiền Giang từ ranh giới của tỉnh Long An (V3CT) chạy xuống các tỉnh Định Tường (Mỹ Tho), Gò Công, Kiến Hòa (Bến Tre), Kiến Tường do Sư Đoàn 7 Bộ Binh trách nhiệm về an ninh lãnh thổ. Bộ Tư Lệnh SĐ 7 đặt tại Thị xã Mỹ Tho, sau chuyển qua Căn cứ Đồng Tâm, do SĐ 9 BB Mỹ bàn giao lại cho QLVNCH. Đây là các tỉnh tả ngạn của sông Tiền từ Biển Hồ (Tonlé Sap) ở xứ Chùa Tháp chảy xuống. Hữu ngạn sông Tiền có các tỉnh: Kiến Phong (Cao Lãnh), Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình (Trà Vinh). Bắc Mỹ Thuận còn gọi Bến phà Mỹ Thuận (nay thành cầu Mỹ Thuận) nằm trên thủy lộ sông Tiền, bến phà bên trái (nghĩa là từ Thủ Đô Sài Gòn đi xuống) thuộc tỉnh Định Tường, bên phải thuộc tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long. Các tỉnh ở hữu ngạn sông Tiền tức là các tiểu khu về mặt quân sự thuộc Khu 41 Chiến Thuật, đặt thuộc quyền trách nhiệm của Sư Đoàn 9 BB, bản doanh tại Thị xã Sa Đéc.
Các tỉnh bị ảnh hưởng trực tiếp của con sông Hậu mà người Cần Thơ thường gọi theo người Pháp là sông Bassac. Khu 42 Chiến Thuật của vùng sông Hậu này, gồm các Tiểu khu Phong Dinh, Ba Xuyên, Chương Thiện, Kiên Giang (Rạch Giá), Bạc Liêu và An Xuyên (Cà Mau). Hai tỉnh Châu Đốc và An Giang có lúc thuộc Khu 42 Chiến Thuật, có lúc thuộc Biệt Khu 44 hay Khu 41 Chiến Thuật.
Hồi thời còn là Vùng Chiến Thuật, V4CT có thêm Biệt Khu 44 (tương đương với Khu chiến thuật – Sư đoàn), bản doanh đặt tại Cao Lãnh (tỉnh Kiến Phong) bao gồm các tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Châu Đốc (các tỉnh có biên giới với nước láng giềng Kampuchia nên có rất nhiều trại Lực Lượng Đặc Biệt – Trại Biệt Kích, thiết đặt tại các vùng biên cương này). Mỗi trại Biệt Kích gọi là A, nhiều trại A trong một khu vực trực thuộc B và cấp cao hơn B, chỉ huy tổng quát ở cấp Vùng, gọi là C nên Vùng 4 Chiến Thuật có C4 – LLĐB, bản doanh đặt ở sân bay Cần Thơ.
Biệt Khu 44 có 4 vị Tư Lệnh tạo dấu ấn khó quên đối với những chiến sĩ phục vụ ở khu vực trọng yếu này, có cùng biên giới với xứ Chùa Tháp – Kampuchia. Đại Tá Phạm Văn Phú, Tư Lệnh BK 44 được vinh thăng Chuẩn Tướng. Khi đổi ra Quân Đoàn 1, Chuẩn Tướng Phú giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB, sau lên Thiếu Tướng về giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 & Quân Khu 2. Vị Tư Lệnh thứ hai là Đại Tá Nguyễn Hữu Hạnh có đến 16 đứa con được Tòa Thánh Vatican vinh danh (cựu Tham Mưu Trưởng QĐ4), khi làm Tư Lệnh Biệt Khu 44 được vinh thăng Chuẩn Tướng và sau ngày 30.4.75, Chuẩn Tướng Hạnh lộ nguyên hình là Việt gian cộng sản nằm vùng. Giờ thứ 25 của ngày 30.4.75, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh được cử làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu khi Trung Tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham Mưu Trưởng cuối cùng của QLVNCH lên máy bay đi tỵ nạn. Vị Đại Tá Tư Lệnh thứ ba , Đại Tá Trần Văn Hai, nguyên Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng và đơn vị cuối cùng, Tư Lệnh Sư Đoàn 7 BB và tuẩn tiết chết vì sự đầu hàng của Đại Tướng Dương Văn Minh, sụp đổ của chế độ VNCH ngày 30.4.1975. Người Tư Lệnh thứ tư cũng nổi tiếng là mê đào hát BT, bị vợ ghen tưng bừng hoa lá làm hư bột hư đường nên không bắt được 1 sao như 3 vị Tư Lệnh tiền nhiệm. Tiếc thay! Cái khổ của người sĩ quan mê đào hát làm tắt nghẽn con đường hoạn lộ đang mở rộng thênh thang ở phía trước vì ông Đại Tá Tư Lệnh này thuộc gia đình qúy phái “hoàng tộc” đang “trị vì thiên hạ”.
Tại Cần Thơ, có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật cũng như Toà Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây đặt bản doanh ở đây.
Tôi từng làm sĩ quan Thông tin Báo chí của đại đơn vị này từ cuối năm 63 đến đầu năm 1970, trải qua thời 7 vị tướng làm Tư Lệnh, trong đó có Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, sau là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa với 2 nhiệm kỳ.
NHỮNG NĂM THÁNG VANG DANH VÙNG 4 CHIẾN THUẬT
Sau cuộc lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa 1.11.1963, Đại tá Bùi Hữu Nhơn, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB vinh thăng Thiếu Tướng, về đảm trách Tư Lệnh Quân Khu 5 (Quân đoàn 4 &V4CT sau này) thay thế Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao?. Ở chức vụ này, Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn đảm nhận rất ngắn, chừng 1 vài tháng và Thiếu Tướng Nhơn được điều về Trung ương – Sàigòn. Trong vòng 1 năm sau, Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn bị giải ngũ vì không cùng phe cánh với các vị tướng khác đang nắm quyền lãnh đạo đất nước. Hiện cựu Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn đang cư ngụ tại California. Trung Tá Cao Hảo Hớn Tư Lệnh Phó Sư đoàn 21 BB vinh thăng Đại tá giữ chức Tư Lệnh SĐ. 21BB (thay Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn). Giai đoạn này, tôi đang phục vụ tại BCH Trung đoàn 33 BB, Bộ Chi Huy Hành Quân của Trung đoàn đóng tại Chà Là (Giá Ngựa) thuộc vùng U Minh Hạ, tỉnh An Xuyên (Cà Mau).
Đây là thời điểm. lên lon thăng chức và thay đổi cấp chỉ huy đơn vị xoành xạch vì có nhiều cuộc “ chỉnh lý, biểu dương lực lượng – xuống đường – biểu tình”, thay đổi cấp lãnh đạo, chỉ huy…như ăn cơm bữa tại trung ương Sài Gòn và tại các đại đơn vị.
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN HỮU CÓ
Trước ngày đảo chánh 1.11.63, Đại Tá Nguyễn Hữu Có hình như giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 do Thiếu Tướng Tôn Thất Đính làm Tư Lệnh và ông là một trong 2 vị Đại Tá (Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh) nòng cốt cùng với các vị tướng lãnh khác trong cuộc lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa.
Sau cuộc đảo chánh, Đại Tá Có, Đại Tá Thiệu được thăng lên Thiếu Tướng 2 sao và giữ những chức vụ cao cấp trong Hội Đồng Tướng Lãnh tại trung ương. Thiếu Tướng Có được phân công về nắm chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4 (Quân Khu 5 ở Cần Thơ mà Đại Tá Trần Thiện Khiêm từng làm Tư Lệnh đem quân về cứu nguy Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong cuộc đảo chánh hụt ngày 11.11.60 do phe Đại Tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nên Đại Tá Khiêm được vinh thăng Thiếu Tướng trong chiến công này. Tướng Khiêm được đổi về trung ương đảm nhận chức vụ cao hơn, Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu và cũng là cái họa sau này cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tướng Khiêm – một người chủ xướng quan trọng trong cuộc đảo chánh thành công 1.11.63). Trung Tướng Có về Cần thơ sau Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, cũng một thời gian ngắn và được thuyên chuyển về trung ương, giữ chức vụ cao hơn. Có thời quyền lực cao nhất của chánh thể VNCH với 3 nhân vật gọi là “chóp bu” mà CSBV thường rêu rao là Thiệu-Kỳ-Có. Tôi ở dưới quyền của vị Tư Lệnh Nguyễn Hữu Có một thời gian rất ngắn, chừng hơn 1 tuần.
Được biết Trung Tướng Nguyễn Hữu Có tốt nghiệp Khóa 1 Đập Đá tức Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại năm 1948 tại Huế. Thiếu Úy Nguyễn Hữu Có đổ Thủ khoa khóa này, ông nguyên là thiếu sinh quân được tuyển đi học. Sau 6 tháng thụ huấn tại đây, 10 sĩ quan đỗ đầu được Quân đội Pháp đưa sang Pháp học tiếp 1 năm tại trường École d’Application d’Infanterie ở tỉnh Bretagne. Mười sĩ quan được tuyển chọn theo học khóa đặc biệt đó gồm có các Thiếu Úy: Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Chuân…Trong khóa 1 Đập Đá, Thiếu Úy trẻ tuổi nhất là Đặng Văn Quang vì ông sinh năm 1929, khi tốt nghiệp Thiếu Úy tại Huế năm 1948 chưa tròn 19 tuổi. Các vị tốt nghiệp Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại đầu tiên hầu hết đều nắm giữ những chức vụ quan trong trong guồng máy lãnh đạo quốc gia nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
TRUNG TƯỚNG DƯƠNG VĂN ĐỨC
Tiếp theo vị Tư Lệnh tiền nhiệm là Trung Tướng Dương Văn Đức. Đây là một sĩ quan cấp tướng làm việc nhiều hơn nói, gương mặt vị tướng này lầm lì, uy nghiêm, thuộc cấp kính sợ…với cái liếc mắt nhìn thuộc cấp rất “có thần” của một cấp chỉ huy.
Trong suốt thời gian tôi làm sĩ quan Thông Tin & Báo Chí QĐ4 & V4CT (lúc đó Ban TTBC chưa có quy chế tổ chức rõ ràng, trực thuộc Phòng 5 – CTTL, sau này trực thuộc Khối CTCT) thường làm việc trực tiếp với quý vị Tư Lệnh hoặc qua trung gian của vị Tham Mưu Trưởng hoặc Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị. Nhưng, tôi thường tháp tùng cùng ngồi trên chiếc trực thăng chỉ huy của vị Tư Lệnh QĐ4 & V4CT làm nhiệm vụ của sĩ quan thông tin báo chí ghi nhận, phổ biến tin tức và hình ảnh.
Trong thời gian gần 7 năm với chức vụ nóng hổi này vì gần “Mặt Trời”, tôi chưa gặp một ông tướng thứ hai có cái uy như Trung Tướng Dương Văn Đức. Tôi cũng chưa hề thấy ông tướng Đức có một nụ cười với ai dù là khi đang dự một bữa tiệc tiếp tân của tỉnh hay đơn vị quân sự nào đó. Tướng Đức miệt mài làm việc, không kể thời gian, ít tiếp xúc với thuộc cấp khi không có chuyện thật cần thiết.
Chính thời điểm làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật, Trung Tướng Dương Văn Đức là người đầu tiên có kế hoạch “thu phục nhân tâm”, thành lập các Đại đội, Tiểu đoàn địa phương quy tụ các cựu chiến sĩ của giáo phái Hòa Hảo ở các tỉnh Phong Dinh, Vĩnh Long, Sa Đéc. Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong, Kiến Tường…và các cựu chiến sĩ đạo Cao Đài ở An Xuyên, Bạc Liêu, Kiên Giang …có tinh thần chống cộng cao độ.
Với tư cách là sĩ quan thông tin báo chí, tôi thường cùng với sĩ quan tùy viên của vị Tư Lệnh đi đây đí đó với “Mặt Trời” nên tôi cũng hiểu ít nhiều cá tánh của mỗi vị.
Thời Trung Tướng Dương Văn Đức làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật, bổng dưng ông tướng “nổi hứng” hay ai thúc đẩy làm cuộc biểu dương lực lượng, đưa quân về Thủ Đô Sài Gòn (sau cuộc chỉnh lý của Trung Tướng – Đại Tướng Nguyễn Khánh). Đại quân của QĐ4 tiến tới gần Phú Lâm thì dừng lại, theo lẽ, thế mạnh của QĐ4 lúc bấy giờ và trong Thủ Đô đã có đơn vị nội ứng sẽ làm chủ tình hình một cách dễ dàng và hạ bệ những vị tướng đang nắm quyền trong tầm tay. Nhưng, Trung Tướng Đức không có cơ duyên làm nên chuyện lớn (tốt hay xấu hơn cho đất nước?), vì có sứ giả ở Sài Gòn bay xuống (hình như là Tướng Nguyễn Cao Kỳ) thảo luận, điều đình với điều kiện gì đó, ông Tướng Đức ra lệnh cho các đơn vị cơ hữu của QĐ4 lui binh về vị trí cũ, nghĩa là rút lui về Vùng 4 Chiến Thuật. Có lẽ, thâm tâm của Tướng Đức tin rằng qua cuộc điều đình thỏa thuận ở Phú Lâm, ông sẽ trở về Cần Thơ làm việc lại một cách bằng an, nghĩa là chức vụ Tư Lệnh QĐ4 & V4CT không vuột khỏi tầm tay ông. Nhưng bé cái lầm tai hại, ông Tướng rất đáng thương của chúng ta vì luôn có tinh thần kỷ luật của một quân nhân gương mẫu và đúng là ông Tướng võ biền được “mời” về Sài Gòn và ông ngoan ngoãn tuân lệnh thượng cấp. Sau đó, ông bị bắt tạm giam và đưa ra tòa án quân sự xét xử giải ngũ (không nhớ rõ có bị lột lon và bao nhiêu ngày trọng cấm như đàn em của Tướng Đức?).
Có lẽ vì uất hận, thua trí người khác, vốn đàn em của ông, làm ông Tướng Dương Văn Đức trở thành một người mất trí sau này. Đến khi CSBV cưỡng chiếm miền Nam, thật bất hạnh cho vị Tướng mà tôi kính mến nhất, Trung Tướng Dương Văn Đức cũng bị bắt đi tù cải tạo và khi được thả ra, không bao lâu sau, ông chết tại quê nhà trong âm thầm lặng lẽ.
Cuộc đời của Trung Tướng Dương Văn Đức có thể tóm gọn, một cấp chi huy có tài nhưng bất phùng thời. Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông thăng quan tiến chức rất nhanh và vì tính bộc trực và thiếu chánh trị nên ông bị Thủ Tướng (Tổng Thống) Ngô Đình Diệm không cho Thiếu Tướng Dương Văn Đức nắm binh quyền nữa mà được “cất nhắc” qua ngành ngoại giao với chức vụ Đại Sứ ở Nam Triều Tiên? Vào ngành ngoại giao, làm việc ở ngoại quốc nên ông Tướng có vợ là người Đức. Khi cuộc đảo chánh 1.11.1963 thành công, Thiếu Tướng Dương Văn Đức cũng được vinh thăng 1 cấp lên Trung Tướng và cuộc đời binh nghiệp của ông chấm dứt bi đát với chức vụ cuối cùng Tư Lệnh Quân Đoàn 4 &Vùng 4 Chiến Thuật.
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN THIỆU
Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về Vùng 4 Chiến Thuật thay thế Trung Tướng Dương Văn Đức bị tước hết binh quyền và giải ngũ, lúc đó ông còn mang lon Thiếu Tướng 2 sao và Trung Tướng Nguyễn Khánh gắn thêm 1 sao nữa. Lúc bấy giờ quyền bính điều hành, lãnh đạo quốc gia do Trung Tướng Nguyễn Khánh nắm hết.
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây. Tại 3 khu chiến thuật với 3 vị Đại Tá sau này đều được vinh thăng Trung Tương, có một thời gian làm Tư Lệnh Quân Đoàn. Khu Chiến Thuật Tiền Giang với Sư Đoàn 7 BB trách nhiệm, Đại Tá Nguyễn Bảo Trị – Tư Lệnh, sau lên Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 & V3CT. Khu 41 Chiến Thuật, Đại Tá Vĩnh Lộc Tư Lệnh và khi lên Trung Tướng giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 & V2CT. Thời gian nắm chức Tư Lệnh SĐ9 BB, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc “dính” mối tình với ca sĩ MH, kéo dài cho đến ngày nay. Khu 42 Chiến Thuật, Đại Tá Đặng Văn Quang đang giữ chức Trưởng Phòng 4 Bộ Tổng Tham Mưu (quyền hành như vị Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận sau này) được bổ nhiệm về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh thay thế Đại Tá Cao Hảo Hớn về trung ương nhận nhiệm vụ mới. Đại Tá Đặng Văn Quang khi được thăng lên Chuẩn Tướng, sau lên Thiếu Tướng về đảm nhận chức vụ Tư Lệnh QĐ4 & V4CT và sau đó, ông được vinh thăng Trung Tướng năm 1965.
Xin mở dấu ngoặc ở đây. Chính Trung Tướng Nguyễn Khánh có sáng kiến tạo thêm cấp tướng 1 sao gọi là Chuẩn Tướng và tôi biết rõ 3 vị Đại Tá Tư Lệnh 3 sư đoàn thuộc QĐ4 là Đại Tá Đặng Văn Quang, Đại Tá Vĩnh Lộc, Đại Tá Nguyễn Bảo Trị cùng với một số Đại Tá khác được gắn 1 sao tại bạch dinh ở Vũng Tàu năm 1964. Đây có thể nói dấu ấn quan trọng của Quân Đội có cấp tướng mới 1 sao và các vị Đại Tá nói trên là những cấp chỉ huy cấp sư đoàn như đồng loạt được phong lên hàng tướng đầu tiên. Cũng thời Trung Tướng – Đại Tướng Nguyễn Khánh quy chế quân nhân hiện dịch và trừ bị được ban hành và Tư Lệnh Sư Đoàn có công trạng sẽ được gắn 2 sao, Quân Đoàn 3 sao, Lữ Đoàn Trưởng 1 sao, Trung Đoàn Trưởng 3 mai bạc, Tiểu Đoàn Trương 2 mai bạc…(Đại Tướng Nguyễn Khánh đang cư ngụ tại Sacramento).
Tôi nhớ mãi, ngạch quân nhân trừ bị khi tốt nghiệp (sau 1955 – từ khóa 6…) ra trường sĩ quan Thủ Đức mang lon Chuẩn Úy. Những sĩ quan ngành Bảo An, sau này gọi là Địa Phương Quân cũng học tại trường sĩ quan Thủ Đức như chủ lục quân được đeo lon Thiếu Úy dù không có bằng Trung học ĐNC, chỉ có chứng chỉ tam nhị cũng tình nguyện thi tuyển vào được. Trong khi đó từ Khóa 13 Thủ Đức (1962) trở về sau sinh viên sĩ quan chủ lực quân phải có văn băng tối thiểu Tú Tài 1 và tương đương. Những Chuẩn Úy từ khóa 6 đến khóa 13, có người mang lon 5-6 năm mà vẫn chưa”tự đông” lên Thiếu Úy. Với quy chế mới thời Tướng Khánh, cấp Chuẩn Úy ra trường đúng 1 năm không vi phạm kỷ luật quan trọng đương nhiên lên Thiếu Úy mà là Thiếu Úy tạm thời (nhiệm chức) và 1 năm sau mới lên Thiếu Úy thực thụ. Như vậy, từ Chuẩn Úy mới ra trường, đúng 2 năm sau lên Thiếu Úy thực thụ và 2 năm sau nữa được thăng Trung úy như bên ngạch hiện dịch. Tất cả sĩ quan cấp Chuẩn Úy của Khóa 13 Thủ Đức đương nhiên được đặc ân hưởng trọn vẹn quy chế mới mẻ này. Khóa 13 Thủ Đức ra trường ngày 28.12.62 đến cuối năm 63 (sau cuộc đảo chánh 1.11.63) được 1 năm vài ngày, đương nhiên đeo 1 mai vàng và các khóa Thủ Đức trước cũng đều lên lon Thiếu Úy và được hồi tố hường thâm niên cấp bậc.
Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về Vùng 4 Chiến Thuật gần cuối năm 1964, chiến trường vùng đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu sôi động mà sôi động nhất và cũng là lúc QLVNCH thu gặt nhiều chiến thắng vẻ vang nhất, đó là thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh nối tiếp Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu về trung ương nhận nhiệm vụ mới.
TRUNG TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG
Những ai từng phục vụ trong các đơn vị thuộc Vùng 4 Chiến Thuật thời gian 1964 – 65 – 66… có thể công nhận rằng, Trung Tướng Đặng Văn Quang giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Tây rất “mát tay”, là thời điểm kiêu hùng nhất của quân dân miền Tây, chiến thắng nối tiếp chiến thắng, an ninh lãnh thổ được vững chắc nhất.
Với 3 sư đoàn bộ binh tinh nhuệ cùng các đơn vị Biệt Động Quân biệt lập, các trại Lực Lượng Đặc Biệt biên phòng ở dọc theo biên giới từ Hà Tiên qua Châu Đốc, Kiến Phong và Kiến Tường, trên 200 cây số làm rào cản sự xâm nhập vũ khí, tiếp liệu và bộ đội chính quy CSBV xâm nhập qua từ bên xứ Chùa Tháp – Kampuchia. Cũng thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, 3 sư đoàn cơ hữu của QĐ4 : Sư Đoàn 7, 9, 21 Bộ Binh – bộ binh là hoàng hậu của chiến trường như một vị tướng của quân đội Pháp đã nói. Các đơn vị này đều tạo nhiều chiến thắng vẻ vang liên tục, đặt tên riêng các cuộc hành quân cấp sư đoàn. Khu Chiên Tiền Giang với SĐ7BB, tên cuộc hành quân là Tiền Giang (Tiền Giang 1,2,3…). Khu 41 Chiến Thuật với tên cuộc hành quân của SĐ9BB là Cửu Long và SĐ21BB – Khu 42 Chiến Thuật với tên gọi là Dân Chí.
Riêng Sư Đoàn 21 Bộ Binh, từ lúc Đại Tá Đặng Văn Quang về làm Tư Lệnh, ông đã đặt tên Dân Chí cho các cuộc hành quân sư đoàn. Các cuộc hành quân nhỏ cấp Tiểu khu và Trung đoàn cơ hữu của Khu 42 Chiến Thuật cũng dùng tên Dân Chi và kèm theo TK là cấp tiểu khu và TRĐ ở cấp trung đoàn…Vì vậy, khi Tướng Quang về Cần Thơ, ông đã ra lệnh 3 SĐ thuộc quyền cũng đều có tên như nêu trên. Thời điểm này, Ban Thông Tin Báo Chi của chúng tôi được cưng chìu nhất và đích thân Trung Tướng Quang cho thêm nhiều phương tiện, thiết lập được 1 nhà in để in bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây mà tôi là Tổng Thư Ký Tòa Soạn. Ban Thông Tin Báo Chí được tăng cường thêm nhiều người có khả năng như nhà văn Nguyên Vũ – Vũ Ngự Chiêu, nhà thơ Tô Thùy Yên – Đinh Thành Tiên, giáo sư triết: Lê Văn Tấn – Nguyễn Văn Oánh (họ và chữ lót có thể sai), giáo sư Pháp văn Phan Thông Hảo, kỷ sư Canh nông Nguyễn văn Hoàng, luật sư Võ Tứ Cầu, Mai Hòa – một phóng viên chiến trường nổi tiếng, cơ hữu của Ban TTBC/QĐ4…có sĩ quan vừa ra trường được xin hoặc thuyển chuyển về đây. Ban Thông Tin Báo Chí lúc này lên cao điểm và mở rộng về thông tin, viết phóng sự chiến trường cung cấp cho phát thanh và cả báo chi trung ương. Nhà in riêng của QĐ4 (in truyèn đơn, báo bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, in 2 tập sách cái nhìn mới mẻ về xây dựng nông thôn, chính Trung Tướng Quang gọi anh Tấn và anh Oánh lên văn phòng, ông chỉ thị 2 anh viết về đề tài này do sự chỉ đạo của ông Tướng và đích thân ông sửa chửa, hiệu đính hoàn chỉnh mới xuất bản). Ngoài ra chúng tôi có chương trình phát thanh trên hệ thống Đài Phát Thanh Ba Xuyên gọi là Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật (Đài PT Ba Xuyên ở trên đường từ Thị xã Khánh Hưng – Sóc Trăng đi Bãi Xào – quận lỵ Châu Thành hay Mỹ Xuyên, nơi bán đuông chà là sống và món nhậu tại chỗ, nhiều nhất ở miền Tây).
Tóm lại, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang “trị vì’ miền Tây là thời cực thịnh của Ban Thông Tin Báo Chí do tôi làm Trưởng Ban, bên cạnh có 1 Thiếu Tá và 2 Đại Úy Mỹ làm cố vấn cùng với nhân viên 8 người, quân số ngang bằng với Ban TTBC của QĐ4. Chúng tôi làm việc rất dễ dàng, khi nghe có tin chiến thắng hay những cuộc hành quân lớn cấp sư đoàn với tên Tiền Giang, Cửu Long, Dân Chí chúng tôi biết thuộc khu chiến thuật nào, xin trực thăng đưa ký giả VN hoặc ngoại quốc đang ở Sài Gòn đến ngay mặt trận. Nếu phía VN chưa có phương tiện thì cố vấn Mỹ xin cho chúng tôi ngay. Thí dụ cuộc hành quân Tiền Giang, chiến thắng vẻ vang, ông Tướng Vùng ra lệnh Ban Thông Tin Báo Chí mời ký giả từ Sài Gòn xuống quay phim, chụp hình, thực hiện phóng sự. Chúng tôi liên lạc với SĐ7 đưa xe về Sài Gòn đón ký giả xuống Mỹ Tho và đến BTL/SĐ7 ở Mỹ Tho để có thể giúp phương tiện trực thăng đưa đến chiến địa. Khi Sư Đoàn 21 BB có cuộc hành quân Dân Chí ở rừng U Minh – Cà Mau và chiến thắng lớn, muốn mời ký giả xuống thì chúng tôi phải vận động, xin cấp 1 hay 2 chiếc trực thăng từ Sài Gòn (sau này, thường thông qua Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự của Tổng Cục Chính Trị mời giúp và xin phương tiện với Tổng Cục Tiếp Vận).
Nếu tôi nhớ không lầm, tên các cuộc hành quân của các Sư đoàn không thay đổi khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh về thay thế Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh sau vụ Tết Mậu Thân 68, Trung Tướng Thắng có thay tên các cuộc hành quân, tên một vị tướng anh hùng đã chống quân ngoại xâm Pháp tại chiến trường miền Tây: Trương Công Định…
Năm 1966, Trung Tướng Đặng Văn Quang được Thiếu Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ “mời” về giữ chức vụ nghe thì lớn lắm, Tổng Ủy Viên Kế Hoạch trong Nội Các Chiến Tranh. Đây là chức vụ “ngồi chơi xơi nước”, Trung Tướng Quang là một vị tướng trẻ (35-36 tuổi đã đeo 3 sao) và đã hoàn thành chức trách tuyệt vời ở miền Tây tạo nhiều chiến thắng vẻ vang và được lòng dân chúng, nhất là lực lượng giáo phái Phật Giáo Hòa Hào tin tưởng và kính trọng. Có thế nói Tướng Quang là Tướng Vùng Chiến Thuật có nhiều uy tín nhất lúc bấy giờ. Ông lại có công rất lớn trong việc vận động đặt nền móng thành lập Viện Đại Học Cần Thơ, chính Trung Tướng Quang là vị tướng Vùng đã xây dựng một nghĩa trang Quân Đội rộng lớn khang trang tại Cần Thơ chỉ thua tầm vóc Nghĩa Trang Quân Đội (Biên Hòa). Trung Tướng Đặng Văn Quang đã hổ trợ hết mình nhà văn nhà báo An Khê Nguyễn Bính Thinh xuất bản tờ nhựt báo Miền Tây, tòa soạn đặt gần bến Ninh Kiều mà tôi là “con thoi” (lo giúp đở tờ báo) giữa Trung Tướng Đặng Văn Quang và nhà văn An Khê (sau này thời Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh tờ báo sống ngoắc ngoải, đến Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng về thì nhựt báo Miền Tây “tắt thở”). Tờ nhựt báo Miền Tây là tờ báo đầu tiên trong lịch sự báo chí VN xuất bản tại miền Tây. Hiện nay, Ban biên tập của nhựt báo Miền Tây do nhà văn An Khê làm chủ nhiệm (cựu Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng bị thương nặng thành phế binh và anh An Khê đã chết ở Pháp chừng hơn 10 năm) có một người hiện đang hoạt động báo chí, văn học tại thung lũng hoa vàng San Jose: nhà báo nhà văn Nguyễn Thiếu Nhẫn tức Lão Móc có thể biết sự kiện lịch sử này.
Chính xác hơn, Vùng 4 Chiến Thuật kiêu hùng nhất là thời điểm 64 – 65 – 66 hơn hẳn các ông Tướng từng chỉ huy ở vùng này trước đó (và có thể nói sau này, cho đến ngày 30.4.75).
Trung Tướng Đặng Văn Quang là tướng lãnh gần gũi nhất với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (cùng Khóa 1 Đập Đá ở Huế tức là Khóa Quốc Trưởng Bảo Đại, tiền thân của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Đà Lạt) và là cấp chỉ huy đại đơn vị tài giói được Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu tin cậy và đề bạt thay thế ông ở đồng bằng sông Cửu Long. Ông là người thân cận với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trong những chức vụ cao cấp nhất như Phụ Tá (Cố Vấn) Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về Quân Sự, An Ninh & Tình Báo Quốc Gia, Tổng Thơ Ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia… cho đến ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức trao quyền lại Phó Tổng Thống Trần Văn Hương… Trung Tướng Đặng Văn Quang đeo 3 sao từ năm 1965 và cho đến 30.4.75, 10 năm dài.
Tôi xin mở dấu ngoặc ở đây, tại sao Trung Tướng Đặng Văn Quang, người hùng của miền Tây bị Tướng Kỳ “chơi” bằng nhiều cách phao tin ông Tướng vốn sinh đẻ tại Phú Lâm Châu Đốc, sống và lớn lên ở Sóc Trăng (cùng quê vớí Trung Tướng Dương Văn Đức) là kỳ thị Nam Bắc và “xào nấu”, thổi phồng lên là tướng lãnh tham nhũng gộc. Tình báo CSBV muốn Tướng Quang phải thân bại danh liệt, mất uy tín của cấp chỉ huy tài giỏi; nên chúng phao tin xấu như buôn bán bạch phiến, thuốc tây lậu, tiền gời ngân hàng Thụy Sĩ nhiều triệu dollars… cho ông Tướng Quang nhằm trả thù, cách điều quân tài tình của ông, đánh tan tành các đơn vị chính quy của CSBV xâm nhập bằng đường biển và đường biên giới Kampuchia. Tướng Quang là cánh tay đắc lực của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu sau này. Kế đên, ông Tướng cùng với giới trí thức, dân miền Tây, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo xin thiết lập Viện Đại Học Cần Thơ. Không biết vì lý do gì, thời uy quyền Tướng Kỳ nắm hết trong tay (Nội Các Chiến Tranh) cương quyết không đồng ý.
Tướng Quang theo phe miền Tây xin cho bằng được thành lập Viện Đại Học Cần Thơ nên làm phật ý Tướng Kỳ. Khi Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lập liên danh ra ứng cử Tổng Thống năm 1967, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng có liên danh tranh cử. Cả 2 ông Tướng cùng ra tranh cử 2 liên danh khác nhau, chia phiếu quân nhân, có thể cả 2 liên danh đều thất cử và liên danh dân sự như liên danh Trương Đình Dzu (luật sư, thiên tả) hay liên danh dân sự nào khác sẽ đắc cử. Vì vậy Hội Đồng Tướng Lãnh mới có cuộc họp quyết định sáp nhập 2 liên danh của Trung Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Kỳ làm một. Tôi nghe kể lại buổi họp đó rất gây cấn, các ông Tướng vốn xuất thân từ khóa 1 Nam Định (cùng khóa với Tướng Kỳ) đều nhiệt liệt ủng hộ Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ. Đối nghịch lại, Trung Tướng Đặng Văn Quang hết lòng ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và nhiều tướng lãnh khác gốc miền Trung, miền Nam cũng ủng hộ, nên có thể là cái lý do Tướng Kỳ “ghét” Tướng Quang thậm tệ nên chuyện phao tin, thêu dệt Tướng Quang tham nhũng gộc được phe Tướng Kỳ khuấy động dữ dội thời điểm đó. Chuyện này còn kéo dài đến trại tập trung người tỵ nạn CS ở Texas năm 1975, cũng có người muốn hành hung, nói ông Tướng Quang “đầu nậu’ tham nhũng nên mất nước…
Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác, thời Trung Tướng Đặng Văn Quang làm Tư Lệnh V4CT, cố vấn Mỹ đề nghị đưa vài đơn vị lớn của Mỹ về V4CT kể cả Đại Tướng Mỹ Westmoreland cũng có ý kiến đó nữa. Trung Tướng Đặng Văn Quang viện nhiều lý do là QLVNCH được sự tích cực ủng hộ của dân chúng và các đơn vị giáo phái tân tuyển có tinh thần chiến đấu tuyệt vời; các đơn vị chủ lực và địa phương của các tiểu khu đủ sức ngăn chặn sự xâm nhập của bộ đội CSBV và luôn chiến thắng nên không cần có các đơn vị lớn của Hoa Kỳ và xin Hoa Kỳ tăng cường giúp các Vùng Chiến Thuật khác. Nghĩa là Tướng Quang mạnh dạn từ chối Hoa Kỳ đổ quân xuống miền Tây. Có một lần Tướng Quang tâm sự với chúng tôi cùng ngồi trên trực thăng chỉ huy C & C, nếu quân Mỹ ồ ạt đổ vào miền Tây thi chúng ta mất phần nào chánh nghĩa chống quân CSBV mà chúng ta dư sức, ăn thua đủ với quân chánh quy CSBV. Một vụ khác CIA, cố vấn Mỹ muốn Tướng Quang phải triệt hạ Đại Úy LLĐB Dan Marvin cùng với 5 nhân viên Mỹ khác luôn cả trại biệt kích hoặc bắt Đại Úy Dan Marvin giải giao về Sài Gòn. Lý do, Đại Uý Dan Marvin không thi hành lịnh ám sát Quốc Trưởng Sihanouk ở Kampuchia (nhằm bịt miệng vụ tai tiếng này). Điều cần lưu ý toán LLĐB này đang làm cố vấn cho Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam thuộc quận An Phú – Châu Đốc rất được sự mến mộ của dân chúng địa phương và Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo. Trại Biệt Kích biên phòng Dân Nam do các cựu chiến sĩ Hòa Hảo dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lê Văn Phồi (Trung Tá Phồi đang định cư ở Hoa Kỳ) điều hành chỉ huy. Nếu sử dụng đơn vị chính quy QLVNCH tiêu diệt trại này thì sẽ có hàng trăm chiến sĩ chống cộng nhiệt thành cũng bị chết lây. Vì vậy, Tướng Quang cũng chống và ông tự giải quyết tốt đẹp nên cũng không được lòng Hoa Kỳ, không ngoan ngoản làm theo bất cứ cái gì cố vấn Hoa Kỳ muốn. Thời gian sau khi Tướng Quang về Trung ương thì Mỹ đã đưa cả Sư Đoàn 9 BB đặt bản doanh tại căn cứ Đồng Tâm – Mỹ Tho, đơn vị này cũng chẳng tạo được thành tích chiến thắng vẻ vang nào như QLVNCH.
Vì vậy, có thể vài phóng viên của Hoa Kỳ mượn cớ bên phía VNCH, CSBV tung tin Tướng Quang tham nhũng số 1 của chế độ và các cơ quan truyền thông bị nhiễm nộc độc của Tướng Kỳ lại phóng đại lần nữa nên giới truyền thông Mỹ lại nêu đích danh Tướng Quang tham nhũng gộc…nên có nhiều người Việt tỵ nạn CS tin mới làm phiền ông Tướng đáng thương.
Chuyện tình báo CSBV phao tin Tướng Quang buôn bán bạch phiến và thuốc Tây lậu khi ông làm Tư Lệnh V4CT (và sau này khi Tướng Quang làm Phụ Tá Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu). Chuyện 1 ông Tướng ở miền Tây mà buôn bán ma tuý và thuốc Tây lậu thì quả thật là chuyện của cõi trên mà cũng có người tin cho tới ngày nay mới là lạ. Hiện nay, ông và bà Tướng cùng đang nằm trong Nursing Home ở Sacramento do 2 vợ chồng đệ tử, làm dưới quyền ông năm xưa ở QĐ4 hết lòng chăm sóc, thăm viếng vì tất cả 7 đưa con của ông bà Tướng Quang đều ở xa như Pháp, Úc, Canada và 2 người ở Maryland và Indiana. Cuộc sống của 2 ông bà hiện nay chỉ tính bằng tháng thôi vì lớn tuổi vào hàng 8, ông bị bệnh Alzheimer, bà bị bệnh tim và tiểu đường…
Xin mời các chiến hữu và độc giả tìm đọc bài báo viết về cuộc đời của Tướng Quang với những thử thách bi thảm từ Sài Gòn đến Sacramento, với cái tít: The Trial of General Dang – From Saigon to Sacramento, a South Vietnamese General’s Journey Proves Old Soldiers Don’t Fade Away, They Stick Together của nhà báo R.V. Scheide
(email: rvscheide@newsrewiew.com) đăng trên tờ tuần báo Sacramento News & Review (SN & R), phát hành tại Sacramento và có ấn bản ở nhiều thành phố khác ở miền Bắc Cali. Bài báo có kèm theo nhiều tấm hình hồi còn oai quyền của Trung Tướng Quang mà cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin có được và ông đã viết thành sách với tựa đề “Expendable Elite – One Soldier’s Journey Into Covert Warfare” xuất bản năm 2003 nói về cuộc đời của ông Dan, 1 sĩ quan LLĐB Mỹ tham chiến tại VN và có lòng câu chuyện Tướng Quang cứu mạng tác giả..
Bài báo này có trong số Volume 20, Issue 27 ngày thứ năm 4.12.08. Địa chỉ tòa soạn 1015 20th Street – Sacramento, CA. 95811, tel: 916.498.1234 và Editorial Fax: 916.498.7920 hoặc lên Web site: www. newsreview.com trong mục Local Stories. Bài báo có trích dẫn lời của ông Tom Polgar, trùm tình báo CIA ở Sài Gòn lên tiếng chánh thức, Tướng Quang không tham nhũng, không có tiền gởi ngân hàng Thụy Sĩ và những chuyện ly kỳ khác mà người ta áp đặt tham nhũng cho một ông Tướng trẻ và thực tài của QLVNCH trong hơn 40 năm qua. Nhờ có sự xác minh của trùm CIA, Thượng Nghị sĩ, Dân Biểu Liên Bang và có đơn thỉnh nguyện của Trung tá Dan Marvin gởi lên Tổng Thống Bush (Bush cha), Bộ Ngoại Giao Mỹ cho Tướng Quang nhập cảnh và định cư ở Hoa Kỳ thập niên 90. Trước đó Bộ Ngoại Giao Mỹ từ chối cấp Visa cho Tướng Quang với 2 lý do vì ông bỏ trại tỵ nạn ở Texas hơn 1 tháng như quy định và quan trọng ông bị ghép tội tham nhũng nên không được vào nước Mỹ…
Có một lần, cách nay chừng 6 năm khi cựu Trung Tướng Đặng Văn Quang còn ở Atlanta – Georgia, tôi, từ Sacramento có bay sang thăm “thầy cũ” và đem câu hỏi ông bị tố tham nhũng gộc của chế đô VNCH mà CSBV, phe ta Quốc gia và cơ quan truyền thông Mỹ cùng “bề hội đồng” mà nay ông Tướng lại nghèo xơ xác. Trung Tướng Quang nói rằng, thiên hạ kể cả người Việt quốc gia, CSBV và vài nhà báo Mỹ thêu dệt đủ điều nào tôi buôn bán bạch phiến, đầu cơ tích trữ thuốc tây nhập vào để chuyển lên Sài Gòn bán, có tiền đến nhiều triệu dollars Mỹ gởi ngân hàng Thụy Sĩ… Tôi (đại ý lời TT Quang) như cái thùng rác họ liệng vô những gì dơ bẩn của chế độ, tôi không lên tiếng vì tôi tin có Chúa biết là đủ, ngoài ra Tổng Thống Thiệu biết và lương tâm tôi biết, còn người đời nói gì mặc kệ họ. Vì những lời nói chân tình đó của một người thầy cũ mà vợ chồng tôi hết lòng giúp đở mời ông bà Tướng về định cư tại Sacramento, cách nay hơn 3 năm, và chúng tôi tự nguyện lo cho 2 ông bà Tướng đến ngày được Chúa bổ nhậm lần cuối về Vùng 5 Chiến Thuật.
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN MẠNH
Trung Tướng Đặng Văn Quang khi được Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ “cất nhắc” về trung ương làm Tổng Ủy Viên, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Mạnh được điều về thay thế.
Tướng Mạnh gặp trận tồng công kích tổng nổi dậy của cộng sản, vụ Tết Mậu Thân năm 1968. Cờ tướng của ông treo tại Bộ Tư Lệnh QĐ4 ở đại lộ Hòa Bình Cần Thơ, bị VC pháo kích vào làm rớt cờ tướng vào sáng Mồng Một Tết. Trong khi đó, VC đã xâm nhập vào khu trường Tiểu Học gần vòng rào BTL/QĐ4, khu nhà Xã Đài, Viện Đại Học Cần Thơ, Thánh Thất Chiếu Minh (?) của đạo Cao Đài, đối diện gần đài phát thanh Cần Thơ. Các nơi này ở ngay lỗ mũi của vị tướng Vùng 4 Chiến Thuật. Chiến trận ác liệt xảy ra đồng loạt tại các khu chiến thuật. Cờ tướng bị bay là điểm gỡ, ông Tướng Mạnh bị thay ngay bởi Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng từ trung ương về.
Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh vốn xuất thân từ khóa 2 Đập Đá cùng khóa với Thiếu Tướng Hồ Văn Tố (Thủ Khoa) chết vì “cởi ngựa gió’ khi ông đang nắm chức Chỉ Huy Trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức mà khóa 13 Ấp Chiến Lược chúng tôi đang học, năm 1962, Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ về thay thế.
Trong các vị Tướng trấn nhậm Vùng 4 Chiến Thuật, Trung Tướng Mạnh là vị tướng đeo kính cận, trông rất thư sinh thiếu cái oai phong như các vị tướng Tư Lệnh tiền nhiệm. Ông Tướng quá hiền lành nên các ông tướng cấp sư đoàn không nể vì như thời Trung Tướng Đặng Văn Quang. Trong số đó có Chuẩn Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh SĐ9 BB mà tôi chứng kiến khi 2 vị tướng trao đổi lệnh lạc… Với tác phong của Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh là tướng tham mưu, đúng chỉ số nên sau này, Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu lâu dài nhứt hơn các vị tướng tiền nhiệm.
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC THẮNG
Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng có thể nói là cánh tay phải của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, từ chức Tổng Ủy Viên Xây Dựng Nông Thôn, Tướng Thắng về thay thế Tướng Mạnh trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng tại vùng đồng bằng sông Cứu Long. Chính Trung Tướng Thắng là vị tướng bình định an ninh lãnh thổ nhanh và các đơn vị thuộc quyền kính sợ nhất. Ông là vị tướng Tư Lệnh có tác phong võ biền tại tiền tuyến, tạo ấn tượng nhất đôi với thuộc cấp, xe jeep 3 sao lúc nào cũng mui trần đi thanh sát các đơn vị đồn trú chung quanh Cần Thơ bất cứ ngày đêm. Toán cận vệ của ông Tướng là những người lính chịu đựng khổ nhọc nhất, không được quyền rời khỏi xe hay địa điểm xe đậu vì ông Tướng chợt đến chợt đi, toán cận vệ trở tay không kịp và thuộc cấp thường bị phạt hơn là được tưởng thưởng.
Tôi nhớ mãi, vài lần tôi được lệnh theo ông Tướng cùng đi quan sát chiến trường hoặc đến tỉnh nghe thuyết trình về kế hoạch xây dựng nông thôn… Ông Tỉnh Trưởng thường tổ chúc ăn uống tươm tất sau khi làm việc xong, có nhiều vị tai mắt của tỉnh kể cả các vị dân cử đến tham dự đông đủ. Gần chấm dứt chương trình làm việc, bàn tiệc đã dọn xong gần phòng họp chi chờ mời Trung Tướng Thắng nhập tiệc. Nhưng cái tính lập dị của ông (muốn nêu gương liêm khiết?), không cần xã giao, cám ơn ông Tỉnh Trưởng mời dùng cơm trưa rồi chỉ thị tài xế trực chỉ ra phi trường, tôi cùng với 2 phi công đang đói meo cũng đành tức tốc lên xe chạy theo. Lên ngồi trên trực thăng, sĩ quan tuỳ viên của ông Tướng là Trung Úy Pháo Binh (cùng binh chủng với Tướng Thắng) Huỳnh Văn Huỳnh móc trong ba lô lấy ra 1 ổ bánh mì kẹp thịt dài tổ chảng, ông ngồi ăn ngon lành, báo hại phi hành đoàn và tôi bị cơn đói hoành hành dữ dội. Ăn xong ông uống chừng hơn nửa bi đông nước, ông mới ra lệnh cho trực thăng cất cánh đi thanh sát vài địa điểm khác hoặc các đơn vị đang hành quân, đến chiều mới về lại Cần Thơ. Tôi và phi hành đoàn bị đói vài lần phát “tởn”, sau này đi đến tỉnh nào có dự thuyết trình buổi trưa thế nào cũng có thết đãi quan khách thì chúng tôi làm sao ăn trưa được. Vỏ quit dày có móng tay nhọn, hể đến chỗ họp có thuyết trình, tôi xin ngay tài liệu và chương trình, sau đó nhờ ông Trưởng Ty Thông Tin hoặc Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu xin ông Trưởng Ty Tài Chánh tỉnh cấp phiếu đi ăn do công quỹ tỉnh đài thọ. Chúng tôi thường chọn nhà hàng sang trọng của tỉnh và gần địa điểm thuyết trình. Còn chuyện quay phim chụp hinh, tôi nhờ khối CTCT hoặc Ty Thông Tin cung cấp khi tôi trở lại hội trường để đợi tháp tùng ông Tướng ra phi trường. Mọi chuyện đều tốt đẹp tới khi ông Tướng “bị” thuyên chuyển về trung ương ngồi chơi xơi nước để Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh SĐ7 BB về thay thế.
Cái lập dị của Trung Tướng Thắng thấy rõ nhất là trước văn phòng của Đại Tá Tham Mưu Trưởng QĐ4, đối diện với BTL, ông Tướng Thắng cho lệnh để một cái mobile home cũ mèm, chắc một ông cố vấn Mỹ nào đó về nước bỏ lại. Ông ăn ở trong đó sau khi đi thanh sát về hoặc hết giờ làm việc, không chịu về ở tư dinh khang trang và đồ sộ nhất của tỉnh Cần Thơ. Mỗi buổi chiều có 1 ông sĩ quan Quân Y của Ban QY/ QĐ4 (gần căn phòng tôi đang ở trong cư xá sĩ quan – Miếu Tiên Sư) đến “lụi” cho ông tướng 1 mũi thuốc khỏe (hay thuốc bổ). Từ cổng chính của BTL/QĐ4 & V4CT mới qua trạm gác thấy một cái mobile home nằm chình ình, trông mất thẩm mỹ. Ai cũng biết Tướng Thắng thường đêm khuya thức giấc, ông đến Trung Tâm Hành Quân, cách chừng chục bước, theo dõi chiến sự của các đơn vị để ông có kế hoạch tức thời vào sáng hôm sau. Một sự lập dị khác, từ Bộ Tổng Tham Mưu cho đến tất cả các đơn vị, hể chiến sĩ nào có công trong thời gian VC tấn công Tết Mậu Thân 1968, miễn có 1 năm thâm niên cấp bậc đều được vinh thăng 1 cấp, anh Huỳnh Văn Huỳnh và tôi là 2 sĩ quan thường đi theo Tướng Thắng như kể ở trên. Chúng tôi chỉ còn một vài tháng là có đủ 2 năm thâm niên cấp bậc Trung Úy, theo lẽ được vinh thăng Đại Uy đợt thăng cấp đại trà này. Nhưng ông Tướng lập dị của chúng tôi ra lệnh phòng Tổng Quản Trị không cho ai thăng cấp chưa có đủ 2 năm thâm niên, theo ông Tướng, BTL/QĐ4 phải làm gương (các đơn trực thuộc QĐ4 đóng trong Thị xã Cần Thơ và TK Phong Dinh, hể ai có 1 năm thâm niên cấp bậc, xét có công, đều vinh thăng 1 cấp) nên tôi và anh Huỳnh Văn Huỳnh đều mất cơ hội thăng Đại Úy, năm sau tôi được thăng Đại Úy nhiệm chức đầu năm vì nhu cầu Quân Lực và cuối năm 1969 đủ điểm thăng lên Đại Úy thực thụ.
Chúng tôi thường “nói lén” Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng dù là một tướng tài, hết lòng phục vụ cho lý tưởng đất nước, nhưng có tánh bốc đồng, gàn dỡ, có người nói ông Tướng bị điên không biết khen thưởng, nâng đở thuộc cấp và chỉ có biết trừng phạt, ký củ hay cách chức. Tôi nghĩ rằng, ông Tướng được cấp dưới kinh sợ hơn kính mến như các vị tướng Tư Lệnh khác.
Trong đời quân ngũ, tôi biết Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Minh đờn) là vị tướng luôn đùm bọc, thương yêu, giúp đở hết lòng thuộc cấp, nhất là những người gần gũi bên ông. Còn Tướng Thắng là ông Tướng sử dụng nhân viên trực thuộc làm việc dưới quyền ông cực nhọc nhất cũng không được ông ban cho chút ân huệ nào. Ông Tướng Thắng quả không biết đắc nhân tâm nên tương lai sự nghiệp của ông cũng dở dang và ông trở lại học lấy bằng cử nhân toán đẻ ngắm nhìn cho vui khi được giải ngũ trước năm 1975.
TRUNG TƯỚNG NGUYỄN VIẾT THANH
Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh, Tư Lệnh SĐ7 BB, từ Mỹ Tho ông được thượng cấp bổ nhậm về Cần Thơ thay thế Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng.
Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được báo giới lúc bấy giờ phong tặng danh hiệu một trong 4 ông Tướng thanh liêm, trong sạch nhất trong QLVNCH: nhứt Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng. Phu nhân của Thiếu Tướng Thanh là một cô giáo vẫn còn dạy học ở Mỹ Tho, không bỏ nghề sư phạm gõ đầu trẻ khi Tướng Thanh về Cần Thơ, sống trong một tư dinh rộng lớn thênh thang. Cả hai ông bà có cuộc sống trầm lặng, đạo đức cho đến ngày Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh đang ngồi trên chiếc máy bay chỉ huy cuộc hành quân vượt biên sang lãnh thổ Kampuchia và bị tai nạn phi cơ, cả 2 chiếc trực thăng đều bị rơi và bốc cháy. Thiếu Tướng Thanh là vị tướng tài giỏi và đạo đức bị tử nạn, QLVNCH mất thêm một vị tướng tài sau Trung Tướng Đỗ Cao Trí Tư Lệnh QĐ3 & V3CT cũng trong cuộc hành quân vượt biên trước đó sang Kampuchia cũng thiệt mạng trong 1 phi vụ trực thăng. Trung Tướng Đỗ Cao Trí được truy thăng Đại Tướng và Thiếu Nguyễn Viết Thanh cũng được truy thăng Trung Tướng. Cố Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh được dân làng của ông tôn thờ ông trong một ngôi đình, là một vị Thần Hoàng Bổn Cảnh của địa phương, đúng với câu Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần.
Tôi làm việc dưới quyền Thiếu Tướng Thanh chừng 1 năm và tôi xin đổi về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ở Sài Gòn.
Có một kỷ niệm với Thiếu Tướng Thanh, tôi được ông Châu Kim Nhân (sau làm Tổng Trưởng Tài Chánh), Tổng Cục Trưởng Cơ Quan Tiếp Vận Trung Ương (trực thuộc Phủ Thủ Tướng) xin với Bộ Quốc Phòng cho tôi biệt phái về đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc Nha Tiếp Vận (Hành Chánh) Miền Tây, một Nha mới đang thành lập. Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh gọi tôi tới văn phòng và ông Tướng nói chức vụ này lớn thật, nhưng anh đi thì ai thay thế, anh tìm được người thay thế thì tôi cho anh đi. Ngẫm lại khẩu lệnh của Tướng Thanh làm sao tôi rời khỏi được chức vụ Trưởng Ban Thông Tin Báo chí QĐ4 & V4CT để biệt phái sang hành chánh giữ chức quan trọng này, chậm trễ sẽ có người vào ngay vì nhu cầu cần thiết gắp. Tôi bìết sức học mình chẳng bao nhiêu, nhưng chẳng ai được cấp trên ở QĐ4 lưu ý như tôi vì ngoài nhiệm vụ đi theo ông Tướng, còn làm phát thanh, xuất bản nguyệt san Chiến Sĩ Miền Tây, viết bình luận phát thanh, phóng sự chiến trường, chụp hình… và việc quan trọng viết diễn văn, nhật lệnh cho vị Tư Lệnh dù mỗi năm chừng 6 lần… Gần Mặt Trời nên thường bị nóng, các ông Tướng có thể giũa te tua sĩ quan TTBC, như thời Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng. Có 1 lần ông Tướng Thắng sỉ vả đã rồi còn hăm đổi tôi đi đơn vị khác, vì một chuyện cố vấn thông tin báo chí Mỹ sắp xếp với 1 ký giả Mỹ đến “rình” chụp hình quay phim, phỏng vấn Tướng Tư Lệnh vừa mới đáo nhậm đơn vị mới. Ông Tướng Thắng tưởng tôi làm chuyện đó mà không trình trước. Tôi nổi sùng trình lớn với ông Tướng tại Trung Tâm Hành Quân, tôi làm sai nguyên tắc hệ thống quân giai, Trung Tướng phạt hay đổi tôi đi đâu cũng được. Có vị Đại Tá sau đó nói nhỏ với tôi sao em trả lời với Trung Tướng cứng cỏi vậy, ông Tướng giận đổi em đi thì sao? Sau đó, có lẽ Tướng Thắng hiểu rõ câu chuyện khi tiếp xúc với ký giả Mỹ, không biết ông Tướng và anh ký giả này nói gì mà tôi tai qua nạn khỏi.
Người sĩ quan tuỳ viên của Thiếu Tướng Thanh, anh Liên Khía Ích, nguyên là giáo sư trung học dạy Anh Văn trường trung tiểu Phước Kiến (sau đổi là Phước Đức). Anh Liên Khía Ích gốc là người Hoa 100% cùng dạy với tôi trường này mà tôi đang giữ chức Giám Học các môn dạy bằng tiếng Việt, còn anh Liên Khía Ích dạy tiếng Anh giảng bằng tiếng quan thoại. Anh Liên Khía Ích sinh trưởng ở Chợ Lớn nên bị động viên như tôi và anh học Thủ Đức sau tôi chùng 5-6 khóa. Tội nghiệp, anh Liên Khiá Ích cùng chết theo ông thầy vì anh là tuỳ viên của Tướng Nguyễn Viết Thanh, lúc đó anh đeo lon Đại Úy và chắc chắn anh cũng được truy thăng 1 cấp như ông thầy của anh.
KẾT LUẬN
Như trên đã trình bày, tôi từng phục vụ một chức vụ từ ngày được thuyên chuyển về Miền Tây năm 1963 cho đến ngày (đầu năm 1970), tôi rời nơi đất lành chim đậu Phong Dinh về lại Sài Gòn, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị. Tôi phụ trách về thông tin báo chí của đại đơn vị này với 7 vị Tư Lệnh Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật. Thời gian ngắn nhất, thời Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, thời kỳ lâu nhất với Trung Tướng Đặng Văn Quang.
Quân Đoàn 4 & Vùng 4 Chiến Thuật quả là vùng đất gần như bất khả xâm phạm của cộng quân với các vị tướng tài về trấn nhậm như Trung Tướng Dương Văn Đức, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam…Chiến thắng nhiều nhất là thời Trung Tướng Đặng Văn Quang, thời điểm đó 5 vị Tiểu Đoàn Trưởng kiệt hiệt nhất được phong tặng là “Ngũ Hổ Tướng Miền Tây”: Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Lưu Trọng Kiệt, Lê Văn Dần và Vương Văn Trổ (hiện nay chỉ có Trung Tá Vương Văn Trổ còn sống, định cư ở Houston – Texas) đưa QĐ4 thành một đơn vị kiêu hùng vào bậc nhất của QLVNCH. An ninh, toàn vẹn lãnh thổ trách nhiệm QK4 được bảo toàn cho đến lúc CSBV cưỡng chiếm từ QK1 đến Thủ Đô Sài Gòn. Khi có lệnh buông súng đầu hàng giặc sáng ngày 30.4.75, toàn bộ Quân Khu 4, mãi vài ngày sau mới hoàn toàn bị nhuộm đỏ sau khi 3 danh tướng anh hùng đã tuẫn tiết theo vận nước ngã nghiêng: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh QĐ4 & QK4, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó QĐ4 & QK4 và Chuẩn Tướng Trần Văn Hai Tư Lệnh SĐ7 BB. Trong khi đó 2 vị tướng anh hùng khác cũng tuẫn tiết : Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, nguyên Tư Lệnh QĐ2 & QK2, Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh SĐ5 BB cùng nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ QLVNCH thà chết tuẩn tiết hơn là đầu hàng giặc. Gương sáng anh dũng Tướng chết theo thành muôn đời sau vẫn còn trong lịch sử Việt Nam.
Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang là vị Tư Lệnh có số năm tháng trấn nhậm vùng đồng sống Cửu Long này lâu nhất và được đồng bào địa phương quý trọng nhất. Đó cũng là thời điểm QĐ4 nổi danh kiêu hùng nhất trong quân sử, QĐ4 & V4CT luôn chiến thắng nối tiếp chiến thắng làm quân thù CSBV khiếp sợ. Ngoài ra, có nhiều thành tích phát triển kinh tế nông nghiệp, ông Tướng Quang tiếp sức xây dựng được Viện Đại Học Cần Thơ, thiết lập được một Nghĩa Trang Quân Đội tầm cở, Bộ Tư Lệnh QĐ4 có nhà in riêng, xuất bản được sách báo và giúp một chiến sĩ phế binh xuất bản được tờ nhựt báo đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Chính Trung Tướng Đặng Văn Quang cũng là người bị chụp mũ, tố cáo tham nhũng vào bậc nhất của chế độ VNCH có nhiều triệu đô la Mỹ gởi bí mật sang ngân hàng Thụy Sĩ cất giữ. Quả tôi nghiệp cho ông Tướng tứ bề thọ địch, có nhiều kẻ thù như CSBV, Mỹ, phe ta và những kẻ a dua. Khi tỵ nạn CS như bao người khác, Trung Tướng Quang phải đi làm thuê kiếm sống ở tiệm café Martin chuyên lo rửa ly, bồi phòng hoặc làm thợ sản xuất ly chén tại một cơ xưởng ở Montreal – Canada từ 1975, đến 1989 mới được có Visa sang định cư Hoa Kỳ do cựu Trung Tá LLĐB Dan Marvin vận động. Ông bà Tướng Quang sống trong cảnh thiếu thốn cơ hàn ở Nam Cali trong căn nhà thuê, dư luận cũng không buông tha, họ chữi bới thậm tệ trên báo chí hay các nơi công cộng nên ông Tướng không dám chường mặt ra những nơi đó. Trong lúc đó, bà Tướng phải làm dưa món, bánh quai vạc, bánh bao… đi bỏ mối kiếm sống qua ngày. Thế cũng bị thiên hạ nguyền rủa, nói rằng ông bà Tướng giàu quá vì tham nhũng, nay giả bộ che mắt thế nhân.
Cuộc đời của ông bà Tướng sống quá bi thảm ở Nam Cali, rồi qua Atlanta-Georgia còn bi đát hơn, ở trong 1 garage mướn, thiếu điện nước, nhà vệ sinh…và cuối cùng được hai vợ chồng một cặp Thiếu Tá, đàn em làm dưới quyền ông Tướng hơn 40 năm trước mời về định cư tại Sacramento và gần đây 2 ông bà Tướng vì bị mãn tính nặng nên được đưa vào một nhà dưỡng lão chờ ngày về với Chúa.
Cuộc đời bi thảm của Trung Tướng Đặng Văn Quang với bao nỗi hàm oan mà ông đã gánh chịu hơn 40 năm, nay cần được người đời phán xét lại một cách công minh và lương thiện, để đánh tan mọi sự hiểu lầm của rất nhiều người trong giới từng cầm súng chống cộng như Trung Tướng Đặng Văn Quang và người viết bài này. Danh dự của Trung Tướng Đặng Văn Quang cần phải được phục hồi trọn vẹn.
LỜI NGƯỜI VIẾT
Chắc chắn qua một thời gian quá dài hơn 40 năm, người viết có thể nhớ sai đôi chút, nhưng quả tình người viết trình bày theo sự hiểu biết giới hạn của mình để mong lấy danh dự lại của vị tướng tài có nhiều hàm oan mà nhiều người hiểu lầm khinh ghét ra mặt.
Xin nói rõ, dù tôi là đệ tử của Trung Tướng Đặng Văn Quang lúc ở Vùng 4 Chiến Thuật – Miền Tây cũng từng bị ông Tướng Quang (Tư Lệnh SĐ21 BB) ký phạt 30 ngày trọng cấm khi bỏ đơn vị Trung Đoàn 33 về trình diện đơn vị mới P.5/QĐ4 mà đến ngày nay, tôi luôn một lòng kính trọng và hình ảnh ông Tướng Quang luôn ngự trị trong trái tim tôi.
http://www.nvbonphuong.com/forums/showthread.php?95641-B%C3%AD-%E1%BA%A9n-v%E1%BB%81-trung-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-%C4%91%E1%BA%B7ng-v%C4%83n-quang





MINH OAN CHO TƯỚNG ĐẶNG VĂN QUANG – Bùi Anh Trinh


Cựu Trung tướng Đặng Văn Quang. Hình chụp vào tháng 8-2010 (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu Trung tướng Đặng Văn Quang. Hình chụp vào tháng 8-2010 (ảnh Bùi Văn Phú)
Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh.
Thay thế trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn
Tháng 11 năm 1968 Komer đi làm Đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Washington thay thế Trưởng chi nhánh CIA tại Sài Gòn là Ralph Kastrosh bằng ông trùm tình báo Theodore Shackley.
Theodore Shackley là một cựu sĩ quan tình báo của quân đội Hoa Kỳ tại Đức. Năm 1953 ông gia nhập chi nhánh CIA tại Đức. Năm 1961 tham dự chiến dịch đổ bộ tại Vịnh Con Heo, Cuba; dưới sự điều động của Lansdale. Năm 1966 sang Lào điều khiển tổ chức tình báo của CIA tại vùng Tam giác Vàng, hợp tác với Vàng Pao là một ông tướng người H’mong .
Trong thời kỳ này Shackley có dính dáng đến tổ chức buôn bán bạch phiến của Vàng Pao để gây quỹ tình báo nhằm tài trợ cho công tác theo dõi hoạt động quân sự của quân CSVN trong khu vực Đường mòn HCM trên đất Lào.
Tài liệu Decent Intervalt của ông trùm CIA Frank Snepp ghi lại hoạt động của Shackley trong thời gian chỉ huy CIA tại Việt Nam :
“Từ 1969 đến 1972, ông ta không ngớt thục giục Phòng nhân viên : thu nạp, thu nạp, thu nạp. Nghĩa là mua chuộc, dụ dỗ, thuê mướn bất cứ ai có khả năng làm điệp viên cho chúng tôi. Sau nhiệm kỳ chỉ huy của ông, danh sách nhân viên tình báo phình lên một cách đầy ấn tượng. Và giòng thác tin tức đổ về Washington với mức độ 500 bản báo cáo mỗi tháng.
Nhưng một thời gian sau đó, vào năm 1974, khi CIA cố gắng tìm hiểu về mức độ thi hành Hiệp định ngừng bắn của Hà Nội thì chúng tôi mới hay rằng hậu quả tai hại do lòng hăng hái của Shackley đã đổ ụp lên đầu chúng tôi : Hằng trăm “đại lý cung cấp tin” được thu nạp trong nhiệm kỳ của Shackley chỉ là những “con buôn tin tức” láu cá.
Họ chẳng biết gì về hoạt động của Cọng sản nhưng họ đã khéo léo chắp vá những thông tin đồn thổi trên báo chí rồi xào nấu thành những bản tin hợp với khẩu vị của chúng tôi, mà thoáng nhìn có vẻ như là những bản tin có giá trị đối với chính phủ Hoa Kỳ.” ( trang 13 )…
“Đích thân Shakley đã lôi kéo được Tướng Đặng Văn Quang, Cố vấn an ninh của Tổng thống Thiệu, trở thành cọng tác viên của CIA. Và Shackley cũng tiếp cận được với Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Cả hai không được chính thức kết nạp thành nhân viên của chúng tôi nhưng họ nhận được tiền trả công cho từng điệp vụ. Số tiền chúng tôi trả cho họ khá hậu hỉ, họ trở thành cọng tác viên thường xuyên và là nguồn thông tin thường trực.
Cho tới những ngày cuối cùng của Miền Nam thì Bình và Quang trở thành nguồn thông tin cá nhân tối quan trọng đối với chúng tôi. Nhưng thực ra cả hai đã được đánh giá quá cao so với thực tế. Họ cung cấp cho chúng tôi rất ít về những thông tin mà chỉ riêng họ biết…và những tin tức của họ thường sai lạc. Cả hai thực sự phục vụ cho quyền lợi của họ và cho Thiệu bằng cách cung cấp những tin tức không đúng chính xác theo như yêu cầu của chúng tôi.”( trang 14. Bản dịch của Bùi Anh Trinh ).
CIA và những người đàn ông Việt Nam
Sau khi cuộc chiến đã qua rồi người Mỹ mới biết rằng công tác tình báo của họ không kết quả bởi vì họ tuyển lựa nhân viên và tuyển lựa người cộng tác không đúng, mặc dầu họ cho rằng nguyên tắc tuyển lựa của CIA đúng với mọi nơi và với mọi dân tộc trên thế giới.
Tuy nhiên đối với dân tộc Việt Nam, dân tộc Đại Hàn hay dân tộc Nhật thì lại khác. Đây là những dân tộc ít dân nhưng phải đối phó triền miên với những cuộc xâm lăng của dân tộc Trung Hoa, và cho tới nay họ vẫn bảo vệ được dân tộc của họ là nhờ tư tưởng của họ đã trưởng thành qua những cuộc chiến đấu chống quân xâm lăng.
Những ông trùm CIA đã trách những ông trùm Việt Nam không giữ chữ tín, họ đã nhận tiền nhưng không bao giờ họ cung cấp tin tức đúng như họ biết, hoặc có cung cấp thì chỉ cung cấp những tin sai lạc có chủ ý.
Theo CIA thì thà là họ đừng nhận cộng tác để cho CIA biết đường mà tìm người khác. Còn nhận tiền mà làm không đúng theo thỏa thuận thì chỉ là những tên lưu manh rẻ tiền. Nhưng họ rất ngạc nhiên khi thấy những tên lưu manh rẻ tiền Việt Nam lại là những người có uy tín rất lớn. Điều này có vẻ như trái với nguyên tắc tuyển chọn người của CIA.
Thường mỗi khi CIA chọn người cọng tác thì họ chọn những người có sự nghiệp đáng kể và có uy tín đáng kể, những người này thường có nhiều đàn em, tay chân thân tín, kể cả trong xã hội đen. Nhưng muốn được trở thành một thủ lãnh thì tối thiểu hắn ta phải là một tay hảo hớn (hay hiệp sĩ), nghĩa là một tay rất trọng chữ tín, cho dù là họ hoạt động trong xã hội đen như Vàng Pao, Sadam Hussein, Osama Binladen… Nhưng đằng này những thủ lĩnh Việt Nam lại là những ông tướng; nếu ông ta không thủ tín thì ông ta sẽ bị rơi đài nửa chừng chứ không thể trở thành cấp chỉ huy của hằng vạn con người.
CIA không ngờ rằng những người đàn ông Việt Nam được đánh giá bằng “nghĩa khí” chứ không phải bằng chữ tín. Dĩ nhiên chữ tín cũng được dùng để đánh giá con người nhưng vẫn đứng sau chữ “nghĩa khí”.
Trong trường hợp Tướng Quang và Tướng Bình quan hệ với CIA là trên danh nghĩa mua và bán tin tức. Người bán tin có quyền đưa ra những tin nào mà họ muốn bán và họ có quyền giữ lại những tin nào mà họ muốn giữ. Người mua có quyền đánh giá từng bản tin và trả giá theo giá trị của từng bản tin, miễn sao sự trả giá thỏa lòng người bán và dĩ nhiên bản tin của người bán phải đủ sức hấp dẫn đối với người mua, để cho cuộc mua bán còn được kéo về lâu về dài. Như vậy là Tướng Quang và Tướng Bình đã làm đúng theo thỏa thuận giữa hai bên.
Nhưng bắt đầu từ sau ngày 14-3-1975 CIA mới phát hiện ra rằng Tướng Quang và Tướng Bình chẳng những không “bán tin” mà trái lại còn “giấu tin” về việc Tướng Thiệu quyết định rút quân khỏi Tây Nguyên. Sở dĩ hai ông tướng làm như vậy bởi vì họ đều là những con người nghĩa khí, đặt quyền lợi của quốc gia ( nghĩa quốc gia dân tộc ) lên trên quyền lợi cá nhân là điều hẵn nhiên, mà còn đặt tình bạn bè lên trên quyền lợi cá nhân ( nghĩa bằng hữu ). Một khi phải lựa chọn giữa dân tộc và tiền hay giữa ông bạn Thiệu và tiền thì hai ông tướng đã phỉ nhổ vào đồng tiền.
Thế nhưng tại sao các ông lại không từ chối khi CIA đề nghị cộng tác? Câu trả lời là nếu hai ông không làm thì có người khác làm, và người khác này có thể có hại cho quốc gia, hay có hại cho ông bạn vàng (cũng có thể là ân nhân) Nguyễn Văn Thiệu.
Vì vậy hai ông nhận lời nhưng các ông không hề phản lại cam kết, nghĩa là hai ông vẫn cung cấp cho CIA những tin nào mà hai ông nhắm bán được, còn tin nào hai ông không muốn bán thì giữ lại, cuộc mua bán vẫn sòng phẳng. Bằng chứng là CIA vẫn trả tiền cho các ông từ 1972 cho tới 1975; nếu cuộc mua bán không sòng phẳng thì CIA đã kiếm người khác từ lâu.
Ngoài ra sách của Frank Snepp xuất bản năm 1977 có đề cập tới một điệp viên bí mật khác của CIA nằm bên cạnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu . Năm đó điệp viên bí mật này chưa lộ diện cho nên người ta chỉ đoán phỏng chừng là Tướng Trần Thiện Khiêm.
Đến năm 2009 tại liệu “CIA and The Generals” được phát hành đã xác nhận điệp viên cạnh Thiệu là Tướng Khiêm. Sau đó cựu Đại tướng Nguyễn Khánh đã lên tiếng xác nhận ông ta và Tướng Khiêm có làm việc cho CIA nhưng Khiêm là điệp viên chính thức, còn ông ta chỉ là cọng tác viên, tức là được trả tiền theo từng điệp vụ như Tướng Quang và Tướng Bình.
Nhưng trong những ngày cuối của VNCH Tướng Trần Thiện Khiêm đã giữ bí mật về lệnh triệt thoái Cao Nguyên trong buổi họp ngày 14-3-1975 tại Cam Ranh. Ông Thiệu đã căn dặn các ông là đừng cho Mỹ biết mặc dầu Thiệu đã biết các ông đang làm việc cho CIA.
Ngày đó số phận của đất nước Việt Nam vô cùng mong manh cho nên Tướng Khiêm và Tướng Quang bắt buộc phải đặt nghĩa dân tộc và nghĩa bằng hữu lên trên quyền lợi cá nhân. Trong khi đó một điệp viên gạo cội khác của CIA là Đại tá Lê Khắc Lý đã báo ngay cho CIA biết và xin một báy bay riêng chở ông ta đào thoát khỏi Pleiku, mặc cho đoàn di tản chết chất đống tại Cheo Reo; trong khi Tướng Phạm Văn Phú vẫn đinh ninh rằng Lý đang chỉ huy đoàn quân di tản từ PleiKu về Tuy Hòa.
Vậy đó, tài liệu CIA and The Generals cho thấy tư cách đạo đức của một điệp viên trung thành với CIA đã tàn nhẫn và bạc ác đối với dân tộc mình như thế nào.
Sau năm 1975 người Mỹ đã tỏ ra không đẹp khi không cho Tướng Đặng Văn Quang được tị nạn tại Hoa Kỳ, đã vậy lại còn làm áp lực đòi Canada phải trục xuất tướng Quang khiến cho ông và gia đình phải sống một cuộc đời không yên lành cho tới khi nhắm mắt. Giờ đây sau khi tướng Quang đã nằm xuống, lịch sử đánh giá lại thì trước sau người Mỹ đều có lỗi chứ Tướng Quang không hề có lỗi.
BÙI ANH TRINH
Một Cây Tham Nhũng
Trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Đặng Văn Quang là người đứng sau Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm và Cao Văn Viên về quyền uy, nhưng đứng hàng đầu về tham nhũng. Chức vụ chính thức của Tướng Quang là phụ tá quân sự cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng Quang đặc trách luôn cơ quan an ninh tình báo và kế hoạch. Vì phụ trách tổng quát về an ninh nên hồ sơ các sinh viên muốn du học đều phải có lời phê của Quang. Hồ sơ sinh viên du học do Bộ Quốc Gia Giáo Dục xét kỹ rồi mới chuyển qua, nhưng nếu Quang phê không được đi thì phải ở lại trong nước, đa số muốn cho con em được du học đều phải lo lót cho Quang.
Lúc còn là dân biểu, chưa tham gia chính phủ tôi có một người bạn tên là Nguyễn Xích Hào. Ông Nguyễn Xích Hào có chức vụ khá quan trọng ở văn phòng Trung ương Air Việt Nam. Con ông Hào đủ điều kiện du học, nhưng sợ kẹt lời phê của ông Quang nên ông Hào nhờ tôi nói giùm với ông Quang. Tôi điện thoại yêu cầu ông Quang nếu không gì trở ngại thì phê cho họ đi cho kịp nhập học đầu niên khóa tại Mỹ. Ông Quang xin tên họ, số điện thoại, và hứa sẽ phê chuẩn. Khoảng mười ngày sau có dịp dự lễ mãn khóa trường Sĩ quan Cảnh Sát, gặp Quang tôi nhắc đến việc tôi nhờ, yêu cầu ông ấy lưu ý xét cho sớm. Ông Quang trả lời:






- Được! Được! Không có gì đâu! Tôi về nhà, điện thoại cho ông Hào biết tin con ông ấy sẽ được phép đi. Ông Hào nói:
- Tôi cũng biết rồi! Tôi đã được giấy phép. Mấy tháng sau, gặp tôi ông Hào nói:
- Tin cho anh biết thằng con tôi đã đi rồi! Tôi phải đưa một gạch (một triệu bạc Việt Nam) nó mới được đi chứ đâu phải dễ. Nghe nói tôi ngạc nhiên. Tôi là Tướng Lãnh đàn anh của Quang, lại ra vào Phủ Tổng Thống mà Quang còn đòi người thân của tôi một triệu bạc thì còn ai mà Quang e ngại nữa.
Từ lâu Đặng Văn Quang không ưa tôi, dầu tôi không đụng chạm gì ông ta. Lúc tôi làm Tham Mưu Trưởng tôi đưa Thiếu Tá Đặng Văn Quang về phụ trách việc Tác Động Tinh Thần Binh Sĩ ở phòng Tham Mưu Trưởng. Lúc ông Diệm chấp chánh, hai vợ chồng ông Quang ra Huế xin theo đạo Thiên Chúa nhờ ông bà Nguyễn Ấm đỡ đầu. Bà Nguyễn Ấm là chị ruột của ông Diệm. Ông Quang đi tìm sự che chở, giúp đỡ nơi ông Cẩn nên ông Cẩn đề nghị ông Diệm cho ông Quang chức vụ Giám Đốc Nha Bảo An. Năm 1962, tôi nhận chức vụ Tư Lệnh Lục Quân, Đại Tá Quang được bổ nhiệm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I rồi về làm phụ tá cho Thiếu Tướng Khiêm, Tham Mưu Trưởng ở Bộ Tổng Tham Mưu, sau đó lên giữ chức Tư Lệnh quân Đoàn 4 được một thời gian thì bị Thủ Tướng Kỳ cách chức vì chuyện buôn lậu ở Miền Tây. Quang trở về Sàigòn đến khi ông Thiệu đắc cử Tổng Thống thì được vào làm liên lạc viên chính thức của ông Thiệu với CIA.
Tôi còn nhớ sáng 29 tháng 4 năm 1975 đến Bộ Tổng Tham Mưu đã nghe tin Quang trốn rồi vì khi nghe tin Tướng Kỳ mới đáp trực thăng trong sân Tổng Tham Mưu, ông sợ Tướng Kỳ tìm bắt.
Trần Văn Đôn
Việt Nam Nhân Chứng (1989)
 
Nhóm Tướng Trẻ Của VNCH Giai Đoạn VNCH Đã Có Vai Trò Gì Với Lịch Sử



Nhóm Tướng Trẻ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào giai đoạn 1964-1965


 “Hội đồng Quân lực” tại lễ Quốc khánh 1/11/1966
“Hội đồng Quân lực” tại lễ Quốc khánh 1/11/1966
Lâm Vĩnh Thế
Vào các năm 1964-1965 đã hình thành một Nhóm Tướng Trẻ trong Quân Lực Viêt Nam Công Hòa (QLVNCH). Nhóm này được giới truyền thông Hoa Kỳ gọi chung dưới tên “Young Turks.” Bài viết này cố gắng ghi lại sự hình thành, hoạt động và ảnh hưởng của Nhóm trên chính trường của VNCH trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó.
Sự Hình Thành Của Nhóm Tướng Trẻ
Sau khi thành công trong vụ “Chỉnh Lý” ngày 30-1-1964 và thành lập Chính phủ mới mà ông là Thủ Tướng, Trung Tướng Nguyễn Khánh lúc đầu dựa vào Đảng Đại Việt để cầm quyền. Nhưng chẳng bao lâu ông khám phá ra Đảng Đại Việt mưu toan đảo chánh để loại ông.1 Không còn hậu thuẩn chính trị này nữa, Tướng Khánh phải tìm hậu thuẩn khác.
Trong thời gian này, hai thế lực lớn có ảnh hưởng quan trọng trên chính trường VNCH là Phật Giáo và Quân Đội. Ông không thể dựa vào Phật Giáo được với lý do đơn giản là Phật Giáo không thể tin ông vì ông cầm đầu vụ “Chỉnh Lý” loại bỏ các tướng Đôn-XuânKim-Đính là những người thân Phật Giáo. Đo đó, ông thấy cần phải nắm cho được Quân Đội. Để thực hiện mục tiêu này, ông đã tạo ra một lớp tướng lãnh trẻ để làm hậu thuẩn cho ông. Trong một thời gian thật ngắn, chưa đến một năm, ông đã thăng cấp cho một loạt sĩ quan cao cấp, tư lệnh các quân binh chủng và các đại đơn vị của QLVNCH, lên cấp tướng:
– ngày 3-3-1964: thăng cấp Thiếu Tướng cho Đại Tá Cao Văn Viên, Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù (ông Viên là vị Đại Tá cuối cùng thăng lên cấp Thiếu Tướng hai sao; sau đó Tướng Khánh đặt ra một cấp bậc mới giữa hai cấp Đại Tá và Thiếu Tường là cấp Chuẩn Tướng một sao)
– ngày 8-4-1964: thăng cấp Chuẩn Tướng cho Đại Tá Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh Không Quân, và, thăng cấp Phó Đề Đốc cho Đại Tá Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân
– ngày 29-5-1964: thăng cấp Chuẩn Tướng cho các Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu Nhơn, Cao Hảo Hớn và Ngô Dzu
– ngày 11-8-1964: thăng cấp Chuẩn Tướng cho các Đại Tá Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Cao, Nguyễn Văn Kiểm, Đăng Văn Quang , Vĩnh Lộc, Lê Nguyên Khang (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) và Hoàng Xuân Lãm
– ngày 21-10-1964: thăng cấp Thiếu Tướng cho các Chuẩn Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Lê Nguyên Khang (ông Khang là trường hợp duy nhứt trong lịch sử của QLVNCH thăng 2 cấp từ Đại Tá lên Thiếu Tường trong vòng chưa đến 3 tháng), Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, và Bùi Hữu Nhơn; và thăng cấp Đề Đốc cho Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang.
Các vị tướng trẻ này phần lớn là tư lệnh của các quân binh chủng và các đại đơn vị của QLVNCH, ví dụ như các lữ đoàn của các đơn vị tổng trừ bị và các sư đoàn bộ binh. Lúc ban đầu các vị này hoạt động riêng rẻ, phần lớn chỉ lo phụ trách đơn vị của mình. Lúc bấy giờ trong nội bộ Quân Đội đã có khá nhiều bất mãn đối với Tướng Khánh: vụ Hiến Chương Vũng Tàu vừa ban hành lại phải thu hồi làm mất mặt quân đội, nhượng bộ Phật Giáo quá nhiều (các vụ xử án các phần tử của chế độ Ngô Đình Diệm), và dung dưởng tình trạng sinh viên học sinh gây hổn loạn một cách quá đáng.
Ngày 13-9-1964, hai tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát làm đảo chánh với mục đích muốn loại bỏ Tướng Khánh. Cuộc đảo chánh này lần đầu tiên tạo cơ hội cho các tướng trẻ họp lại với nhau. Cuộc họp này diễn ra tại Bộ Tư Lệnh Không Quân do Chuẩn Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh Không Quân, triệu tập. Các tướng ra tuyên bố chung không chấp nhận cuộc đảo chánh, “cương quyết đòi tướng Dương-văn-Đức rút quân về các vị trí cũ tại vùng IV; nếu không, sẽ đối phó.” 2 Cuộc đảo chánh của hai tướng Dương văn Đức và Lâm Văn Phát thất bại. Tướng Khánh và Chính phủ của ông thoát được nguy cơ bị lật đổ.
Sau vụ này, các tướng trẻ nhận thấy rõ một điều: nếu hoạt động riêng rẻ họ chỉ có uy quyền đối với đơn vị của họ mà thôi nhưng nếu kết họp lại họ sẽ là một lực lượng chính trị rất quan trọng, có thể quyết định sự sống còn của chính phủ. Họ bắt đầu họp nhau thường xuyên hơn trong tháng 9 và đồng ý với nhau cử Tướng Kỳ làm người phát ngôn cho nhóm vì Tướng Kỳ có lợi thế lớn là người được lòng Tướng Khánh, lại nắm trong tay Không Quân là quân chủng có khả năng lớn trong việc chống lại các cuộc đảo chánh, và có điều kiện dễ dàng trong mọi việc như triệu tập buổi họp, ra thông báo, tổ chức họp báo, liên lạc với người Mỹ, vv.
Báo chí Hoa Kỳ bắt đầu gọi họ dưới tên chung là “Young Turks.” Tất cả những điều này không qua mắt được bộ phận của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương của Hoa Kỳ (Central Intelligence Agency – CIA) đóng trong Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Báo cáo sau đây của CIA cho thấy rõ điều đó: 3
“…2. During the last half of September the “Young Turk” commanders have been meeting regularly under General Ky’s leadership. Besides Ky, who acts as moderator and spokesman rather than actual leader, the “Young Turks” were: A. Colonel Du Quoc Dong, Airborne Brigade Commander B. General Le Nguyen Khang, Marine Brigade Commander C. Colonel Nguyen Bao Tri, 7th Infantry Division Commander D. General Ton That Xung, I Corps Commander E. General Nguyen Chanh Thi, 1st Infantry Division Commander F. General Nguyen Thanh Sang, 2nd Infantry Division Commander G. General Vinh Loc, 9th Infantry Division Commander H. General Dang Văn Quang, 21st Infantry Division Commander 3. Generals Xung, Thi and Sang attend meetings when they are in the Saigon area. Within the past two weeks General Ky has visited Generals Loc and Quang and includes them in the “Young Turk” group. General Nguyen Huu Co, II Corps Commander, is apolitical but supports the aspirations of the “Young Turk” group. … ” 
Chủ Trương Của Nhóm Tướng Trẻ
Như thế Nhóm Tướng Trẻ này (trừ 2 Tướng Nguyễn Chánh Thi và Tôn Thất Xứng đều sinh năm 1923 lúc đó đã 41 tuổi, tất cả các Tướng còn lại đều dưới 40 tuổi) đã mặc nhiên hình thành và họ bắt đầu hoạt động như một đoàn thể chính trị trong QLVNCH. Để có thể hoạt động như một đoàn thể chính trị, họ dần dà tự hình thành một lập trường và chủ trương chung đối với những vấn đề quan trọng của đất nước.
Vì là tướng lãnh và sĩ quan cao cấp chỉ huy các quân binh chủng và các đại đơn vị của QLVNCH, điều họ quan tâm trước nhứt là những việc có liên quan đến Quân Đội. Tình hình trong Quân Đội sau cuộc đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, như chúng ta đã biết, là sự chia rẽ trầm trọng trong nội bộ các tướng lãnh cao cấp, đưa đến kết quả là cuộc “Chỉnh Lý” của Tướng Khánh, với sự quản thúc của 4 Tướng Đôn-Xuân-Kim-Đính tại Đà Lạt.
Tình hình chia rẽ này không chấm dứt mà vẫn tiếp tục sau cuộc “Chỉnh Lý” đó, đặc biệt là giữa 3 tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm. Tướng Khánh tìm mọi cách loại bỏ 2 Tướng Minh và Khiêm để nắm trọn quyền hành trong tay và sau cùng ông thành công đưa được cả 2 tướng Minh và Khiêm ra khỏi nước. Các tướng trẻ không hài lòng trước tình hình này. Họ còn bất mãn nhiều hơn trước khả năng cầm quyền tệ hại của Tướng Khánh, làm mất mặt Quân Đội rất nhiều qua các vụ Hiến Chương Vũng Tàu, các nhượng bộ quá đáng đối với Phật Giáo, các vụ sinh viên học sinh biểu tình, xuống đường, xung đột đẫm máu, vv.
Dĩ nhiên tất cả những điều này tạo ra bất ổn định ở hậu phương và gây thêm nhiều khó khăn ở tiền tuyến cho họ. Trong suy nghĩ của đại đa số các tướng trẻ, những tướng già cấp trên của họ chỉ còn là đống củi mục, không còn lợi ích gì nữa hết cho đất nước mà lại còn cản trở bước tiến của họ. Sức mạnh của Quân Đội là kỷ luật. Và kỷ luật có nghĩa là cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên. Hệ thống quân giai và thâm niên cấp bậc là những giá trị tuyệt đối của Quân Đội. Các tướng trẻ cảm thấy họ bị trói buộc trong các giá trị nầy. Để thoát ra khỏi các ràng buộc nầy không còn cách nào khác hơn là phải loại bỏ các tướng già cấp trên này của họ.
Do đó chủ trương chung của nhóm tướng trẻ là cần thiết phải cho tất cả các tướng già, mà họ định nghĩa là có trên 25 năm quân vụ, ra khỏi Quân Đội bằng cách buộc họ phải nghĩ hưu. Lúc đầu chủ trương chung của nhóm tướng trẻ chỉ có vậy thôi, nhưng dần dà, trước sự bất lực của các chính phủ Nguyễn Khánh và Trần Văn Hương không giải quyết được những khó khăn chính trị của đất nước, họ bắt đầu có những tham vọng về chính trị. Họ không muốn tiếp tục chịu sự sai khiến của những chính khách “xa lông” vô tài, bất tướng đó nữa. Họ nghĩ là họ có thể ổn định được tình hình chính trị của đất nước. Họ nghĩ là đã đến lúc không thể để cho các chính phủ dân sự làm chủ đất nước được nữa. Nói tóm lại họ thật sự nghĩ là họ có thể cầm quyền được và họ tin là họ sẽ có thể làm hay hơn các chính phủ dân sự nhiều, rất nhiều. Nhưng trước mắt họ biết là họ còn phải kiên nhẫn chấp nhận chịu đựng Tướng Khánh một thời gian nữa.
Tài liệu của CIA vừa nêu bên trên ghi rõ như sau:
“General Ky is counselling patience and opposes any use of force to depose the Khanh government until it can be observed whether Khanh is decisively implementing the program of action presented to him [by] the “Young Turk” group. If Khanh acts effectively and in good time there will be no problem. If he does not or cannot, steps will be taken to change the situation by use of force.” 4
Thực hiện đúng theo sự tính toán vừa kể trên, Nhóm Tướng Trẻ bắt đầu tạo áp lực lên Tướng Khánh để đòi hỏi ông phải thỏa mãn những yêu cầu trong chương trình hành động của họ. Đó là lý do có cuộc họp tại Vũng Tàu giữa ông và họ vào ngày 30-9-1964.
Một tài liệu mật của CIA cho biết những chi tiết như sau về cuộc họp: 5
– cuộc họp là do yêu cầu của các tướng trẻ mà Tướng Khánh phải chấp nhận
– hiện diện tại buổi họp cùng với Tướng Khánh là các tướng trẻ sau đây: Chuẩn Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh Không Quân; Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân; Chuẩn Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến; và, Đại Tá Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Nhảy Dù
– những vấn đề do các tường trẻ nêu ra và được Tướng Khánh chấp thuận là:
1) Trong vòng 48 giờ, Tướng Trần Thiện Khiêm sẽ được cử ra ngoại quốc để cám ơn các nước Đồng minh;
2) Các “Tướng Đà Lạt” (tức là các Tướng Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim và Tôn Thất Đính) sẽ được cho giải ngũ; tuy nhiên, để giữ thể diện phần nào cho các vị đó, việc này sẽ được giải quyết từ từ;
3) Sẽ tổ chức xét xử các tướng tá tham gia vào vụ đảo chánh bất thành ngày 13-9-1964;
4) Tướng Khánh phải trở về với Quân Đội vào ngày 27- 10-1964 (có nghĩa là không được tham gia vào hoạt động chính trị nữa)
Qua buổi họp này, chúng ta thấy rõ là Tướng Khánh đã hoàn toàn rơi vào thế bị động của hoàn cảnh “gậy ông đập lưng ông.” Mưu toan của Tướng Khánh cho thăng cấp các tường trẻ để sử dụng họ làm hậu thuẩn chính trị cho ông nay đã bị “effet contraire.” Bây giờ không những ông không thể lợi dụng họ cho mục tiêu chính trị của ông mà, ngược lại, ông lại còn bị họ ép phải thực hiện những yêu cầu của họ.
Hội Đồng Quân Lực
Trong tình thế như vậy Tướng Khánh lại phạm thêm một số sai lầm rất nghiêm trọng và vô cùng tai hại, đưa đến cơ hội cho các Tướng Trẻ vĩnh viễn loại luôn ông ra khỏi chính trường của VNCH. Sai lầm thứ nhứt của Tướng Khánh là, để lấy lòng các Tướng Trẻ, ông lại thăng cấp thêm một lần nữa cho họ vào ngày 21-10-1964 như đã trình bày bên trên. Sai lầm thứ hai của Tướng Khánh xảy ra sau đó khoảng hai tháng. Ngày 17-12-1964, các Tướng Trẻ yết kiến Quốc Trưởng (ông Phan Khắc Sửu) trình bày về việc cho các tướng già về hưu. Quốc Trưởng chuyển vấn đề sang cho Thượng Hội Đồng Quốc Gia (THĐQG) giải quyết.
Ngày hôm sau THĐQG bác bỏ yêu cầu này. Qua sự việc vừa nêu trên, Nhóm Tướng Trẻ nhận ra một điều: họ có thể  tạo áp lực với Tướng Khánh để thỏa mãn những đòi hỏi của họ nhưng họ không làm được như thế đối với cơ cấu chính quyền dân sự đương nhiệm vì nhóm của họ không có một cơ sở pháp lý nào cả. Họ thấy cần phải biến đổi cái nhóm tự biên tự diễn của họ thành một định chế chính trị mà chính quyền dân sự phải công nhận và tôn trọng. Ngay trong ngày hôm đó, Tướng Khánh đã thực hiện điều mong ước này của các tướng trẻ: ông cho thành lập một cơ chế gọi là Hội Đồng Quân Lực (HĐQL).
Các tướng trẻ đã chớp lấy thời cơ này ngay lập tức. Khuya ngày 19-12-1964, HĐQL cho bắt giữ môt số thành viên của THĐQG, cùng một số tướng lãnh, chính khách, và sinh viên tranh đấu đem đi quản thúc tại nhiều nơi khác nhau. Trưa ngày 20-12-1964, HĐQL ra tuyên bố giải tán THĐQG, nhưng vẫn tiếp tục tín nhiệm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Trần Văn Hương.6
Sai lầm thứ ba của Tướng Khánh là đánh mất luôn sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cá nhân ông. Sự việc diễn ra như sau. Chính phủ Hoa Kỳ, xuyên qua Đại Sứ Maxwell Taylor, rất hài lòng khi THĐQG được thành lập vì họ xem đó là một bước tích cực trong tiến trình giúp ổn định tình hình chính trị tại VNCH sau một thời gian khá dài hổn loạn với những vụ biểu tình, xuống đường của Phật giáo, sinh viên và đảo chánh của Quân Đội. Việc các tướng trẻ vì bất mãn ngang nhiên giải tán THĐQG làm Đại sứ Taylor rất tức giận. Ông mời các tướng lãnh đến tư dinh của ông để thảo luận về việc này.
Thái độ, cử chỉ và lời lẽ của ông làm các tướng lãnh cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. Sáng hôm sau, Đại Sứ Taylor lại đến văn phòng Tướng Khánh để trao đổi về việc giải tán THĐQG và việc trao đổi này cũng lại kết thúc không tốt đẹp gì. Nhân cơ hội đó, để lấy lòng các tướng lãnh, Tướng Khánh triệu tập HĐQL lên án thái độ “phi ngoại giao” của Đại Sứ Taylor. “Tất cả đồng thanh quyết định gửi văn thư cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Trần Văn Hương yêu cầu trục xuất Đại sứ Taylor. Tướng Khánh cũng họp báo tố cáo Đại sứ Taylor can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.” 7
Chính phủ Hoa Kỳ phản ứng mạnh, đe dọa chấm dứt viện trợ cho VNCH . Nhờ sự can thiệp khéo léo của Thủ Tướng Hương, mối mâu thuẩn giữa hai chính phủ ViệtMỹ mới được giải tỏa nhưng số phận của Tướng Khánh đã được định đoạt. Việc ra đi của Tướng Khánh chỉ còn là vấn đề thời gian vì ông đã mất chổ dựa cuối cùng của ông là Chính phủ Mỹ.
Sau vụ THĐQG bị giải tán, Thủ Tướng Trần Văn Hương nhận rõ thế lực chính trị của các tướng. Ngày 18-1-1965, Thủ Tướng Hương cải tổ chính phủ và mời 4 tướng lãnh tham gia nội các mới:
1) Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức vụ Đệ Nhị Phó Thủ Tướng;
2) Trung Tướng Trần Văn Minh (Minh nhỏ) làm Tổng Trưởng Quân Lực;
3) Thiếu Tướng Linh Quang Viên làm Tổng Trưởng Tâm Lý Chiến; và,
4) Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Tổng Trưởng Thanh Niên Thể Thao.
Phật Giáo và sinh viên vẫn tiếp tục chống đối. Ngày 24- 1-1965, HĐQL nhóm họp để thảo luận về tình hình đất nước, đặc biệt chú trọng đến vấn đề phải giải quyết thế nào đối với Chính phủ Trần Văn Hương. Cuộc họp cho thấy lúc đầu HĐQL không thống nhứt ý kiến về vấn đề chính phủ Trần Văn Hương. Nội bộ HĐQL chia làm 3 nhóm: một nhóm ủng hộ Thủ Tướng Hương, một nhóm muốn loại ông và một nhóm đứng giữa. Trong buổi họp, các tướng cũng thảo luận và bỏ phiếu để chọn một tường lãnh làm thủ tướng và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu được số phiếu cao nhứt nhưng ông từ chối với lý do ông là người Công giáo nên chắc chắn Phật giáo sẽ tiếp tục chống đối. Người được số phiếu hạng nhì là Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi. Trong một công điện (Cable) của CIA mang số hiệu TDCS DB-315/00241-65, đề ngày 14- January-1965, gồm 7 trang, nơi trang 6 có ghi rõ như sau:
“… the proposals for a military Prime Minister were made. Thieu got the highest number votes in a ballotting. The exact number of votes was not revealed. Thi apparently was next for he was proposed as Vice Prime Minister. Thieu declined, saying that he was a practicing Catholic and he was under strong attack by the Buddhists. Thus it was unthinkable that he could do the job with these handicaps. After Thieu’s comments Khanh suggested that perhaps Thi could do the job. There was considerable discussion which ended when Linh Quang Vien said that “We all must realize that we are dealing with the destiny of our nation. We must have a man fully capable in all respects. He must be capable in both military and civilian affairs.” … The general consensus was that the AFC would support the Huong government.”8
Sau cùng HĐQL quyết định tiếp tục ủng hộ Thủ Tướng Trần Văn Hương, nhưng với điều kiện Chính phủ Hương phải ổn định được tình hình. Qua cuộc họp ngày 24-1-1965 vừa nêu trên, chúng ta thấy thật rõ 2 điều sau đây:
1) Vai trò và tầm quan trọng của Tướng Khánh đã bị lu mờ rất nhiều, nếu không muốn nói là gần như không còn nữa;
2) Các tướng trẻ đã bộc lộ rõ ràng tham vọng muốn nắm chính quyền của họ.
Cái họ cần bây giờ là một cơ hội thuận tiện với danh chánh ngôn thuận để đoạt lấy chính quyền từ tay các chính khách dân sự. Họ sẽ không phải chờ đợi lâu. Sau quyết định ngày 24-1-1965, Chính phủ Trần Văn Hương vẫn tiếp tục bị phe Phật Giáo chống đối. Ngày 27-1-1965, lấy lý do tình thế mổi ngày một thêm rối ren, HĐQL giải nhiệm Chính phủ Trần Văn Hương; Thủ Tướng Hương bị đưa đi quản thúc tại Vũng Tàu.
Ngày hôm sau, HĐQL ra tuyên cáo lưu nhiệm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và cử Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh làm Quyền Thủ Tướng. Sau đó HĐQL tiến hành việc thăm dò để tìm người làm Thủ Tướng. Lúc đầu họ chọn Phó Thủ Tướng Nguyễn Lưu Viên, nhưng sau đó vì ông Viên không đồng ý bổ nhiệm Tướng Nguyễn Chánh Thi làm Tổng Trưởng Nội Vụ, HĐQL đổi ý kiến và chọn Bác sĩ Phan Huy Quát.9
Chính phủ Phan Huy Quát, trình diện ngày 16-2-1965, được sự ủng hộ của Phật Giáo, quy tụ được nhiều nhân vật thuộc đủ các chính đảng, và có sự tham gia của một số quân nhân là Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quân Lực, Thiếu Tướng Linh Quang Viên, Tổng Trưởng Thông Tin Tâm Lý Chiến, và Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Tấn Hồng, Tổng Trưởng Thanh Niên. Mặc dù vậy, một đại diện của Nhóm Tướng Trẻ trong HĐQL, Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Thủy Quân Luc Chiến, cũng không nghĩ là Chính phủ Quát có thể tồn tại lâu dài.10
Đúng như sự lo ngại của Tướng Khang, chỉ 3 ngày sau khi Chính phủ Quát ra đời, đã xảy ra vụ đảo chánh đòi loại bỏ Tướng Khánh của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo.11 Cuộc đảo chánh này thất bại vì các tướng trẻ đều chống lại. Các tướng trẻ nhân cơ hội này, họp HĐQL và loại Tướng Khánh khỏi chức vụ Tổng Tư Lệnh và bầu Trung Tướng Trần Văn Minh (Minh nhỏ) làm Tổng Tư Lệnh mới. Ngày 25-2-1965, Tường Khánh bị buộc phải rời khỏi Việt Nam.12
Qua những việc trên, HĐQL đã trở thành cơ quan quyền lực tối cao của VNCH, vì HĐQL, trên thực tế, đã có thể làm được những việc như sau:
1) giải nhiệm Thủ Tướng (ông Trần Văn Hương);
2) đề cử Thủ Tướng mới (Bác sĩ Phan Huy Quát);
3) giải nhiệm Tổng Tư Lệnh (Đại Tướng Nguyễn Khánh) ; và,
4) đề cử Tổng Tư Lệnh mới (Trung Tướng Trần Văn Minh).
Hơn ai hết, Thủ Tướng Quát thấy rõ HĐQL là một mối đe dọa lớn đối với Chính phủ của ông. Ông tìm cách loại bỏ mối đe dọa này. Tiếp tay cho ông không ai khác hơn là vị Tổng Tư Lệnh mới được đề cử, Trung Tướng Trần Văn Minh. Tướng Minh rất bất mãn đối với thái độ và hành động lạm quyền của các tướng trẻ, nhất là Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Vùng I. Trong một tài liệu mật của CIA đề ngày 23-2-1965 có đoạn ghi như sau:
“…Minh expressed his concern over what he regards as the self-appointed authority of Thi. The lines of authority are not clear at the moment, and Thi feels he is not accountable to anyone, either military or civilian.”13
Tướng Minh cũng muốn giải tán HĐQL để các tướng trẻ không thể tạo khó khăn cho ông trong chức vụ Tổng Tư Lệnh. Ông nghĩ có thể làm được việc này vì ông tin là phần lớn các tướng trong HĐQL có thể đồng ý với việc này. Ông đề nghị với Đại sứ Hoa Kỳ Taylor khuyên các tướng lãnh Mỹ tìm cách thuyết phục các tướng Việt Nam vể việc giải tán HĐQL. Vẩn còn nhớ việc HĐQL giải tán THĐQG hồi tháng 12-1964, Đại sứ Taylor rất tán thành đề nghị này, và cùng với phó Đại sứ Alexis Johnson, ông đã tích cực thăm dò và vận động các tướng lãnh về việc này.
Về phía Chính phủ Quát, chính bản thân Thủ Tướng Quát và Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng Bùi Diễm cũng đã gặp gở và vận động các tướng lãnh cao cấp trong HĐQL vê việc này. Ngày 5-5-1965, Trung Tướng Trần Văn Minh, Tổng Tư Lệnh, đã triệu tập HĐQL. Hiện diện tại phiên họp này của HĐQL gồm các vị tướng sau đây:
– Trung Tướng Trần Văn Minh, Tổng Tư Lệnh
– Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quân Lực
– Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh Không Quân
– Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến
– Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, Tư Lệnh Biệt Động Quân, – 4 tướng Tư Lệnh Vùng – Thiếu Tướng Linh Quang Viên, Tổng Trưởng Thông Tin Tâm Lý Chiến
– nhiều tư lệnh các binh chủng khác Không có mặt tại phiên họp này là các tư lệnh sư đoàn và Thiếu Tướng Phạm Văn Đổng, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Đề đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, cũng không có mặt tại phiên họp này của HĐQL vì lúc đó ông đang bị tạm thời ngưng chức và điều tra về tội tham nhũng. Tất cả mọi người hiện diện tại phiên họp này đã đồng thanh quyết định HĐQL tự giải tán.14, 15
Nắm Trọn Quyền
Khi tìm cách giải tán HĐQL, Thủ Tướng Quát chỉ xét vấn đề có một chiều: HĐQL là một mối đe dọa cho Chính phủ của ông nên cần phải được dẹp bỏ. Ông không nghĩ đến, hay nếu có nghĩ đến thì chắc cũng không cho là một vấn đề quan trọng: đó là việc giải tán HĐQL, cơ quan quyền lực đã tạo ra Chính phủ của ông, làm cho Chính phủ của ông bị mất đi căn bản pháp lý của nó, và khi mà Chính phủ của ông gặp phải chuyện rắc rối về pháp lý không giải quyết được thì cơ quan quyền lực nào sẽ làm trọng tài để giải quyết khó khăn đó. Chưa đầy ba tuần lễ sau, chuyện rắc rối về pháp lý đó đã xảy ra và tạo nên một cuộc khủng hoảng nội các trầm trọng.
Ngày 25-5-1965, Thủ Tướng Quát cải tổ Chính phủ; trong buổi lễ trình diện tân nội các tại Dinh Gia Long, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu tuyên bố không thể ký bổ nhiệm 2 vị Bộ Trưởng mới là các ông Trần Văn Thoàn và Nguyễn Trung Vinh với lý do là 2 vị Bộ Trưởng cũ là các ông Nguyễn Hòa Hiệp và Nguyễn Văn Vinh không từ chức.16
Quyết định này tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Cả Quốc Trưởng Sửu và Thủ Tướng Quát đều không chịu nhượng bộ để có thể đi đến thỏa hiệp. Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, do HĐQL thành lập ngày 17-2-1965, với Chủ Tịch là Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, cũng bất lực, không giải quyết được cuộc khủng hoảng.17
Sau cùng, ngày 11-6-1965, trong một phiên họp tại Phủ Thủ Tướng có sự tham dự của Quốc Trưởng Sửu và rất nhiều tướng lãnh, cuộc khủng hoảng đã được giải quyết một cách hoàn toàn bất ngờ. Ông Bùi Diễm, lúc đó là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, đã ghi lại trong cuốn hồi ký của ông, Gọng kìm lịch sử, như sau:
“Gần bốn năm chục người chen chúc nhau trong một bầu không khí căng thẳng. Cả ông Sửu lẫn ông Quát không ai chịu nhượng bộ, tình trạng bế tắc mặc nhiên đặt quân đội vào vai trò trọng tài. Lấy cớ rằng đất nước đang trong tình trạng chiến tranh, họ đòi hỏi chính phủ và ông Sửu phải sớm giải quyết vấn đề. Lời qua tiếng lại mỗi lúc một gay gắt, bác sĩ Quát tuyên bố ngay tại hội trường là ông quyết định từ chức và giải tán chính phủ. Quyết định của ông đã buộc ông Sửu cũng phải từ chức theo, mở đường cho một giai đoạn mới trong lịch sử miền Nam, giai đoạn quân nhân nắm chính quyền.” 18
Dựa trên Tuyên Cáo giao quyền lại cho Quân Đội của Quốc Trưởng, Thủ Tướng và Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, toàn thể các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã nhóm họp ngày 14-6- 1965 và quyết định thành lập hai ùy ban:
1) Ùy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia do Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch (Quốc Trưởng), “thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển quốc gia”, và
2) Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương do Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch (Thủ Tướng), “phụ trách điều khiển hành pháp” 19
Với việc thành lập hai Ùy Ban nói trên, Nhóm Tướng Trẻ đã thành công trọn vẹn trong việc nắm trọn quyền điều khiển quốc gia một cách danh chính ngôn thuận. Họ đã làm được gì cho đất nước thì ngày nay, gần 50 năm sau, tất cả mọi người đều đã biết rõ. Hậu quả nhứt thời và trực tiếp là việc Hoa Kỳ leo thang chiến tranh tại Việt Nam bằng cách ào ạt đổ quân bộ chiến vào Miền Nam và oanh tạc liên tục Miền Bắc. Vào cuối năm 1965, quân số Hoa Kỳ tại V.N.C.H., từ con số 23.000 cuối năm 1964, đã lên đến 184.000 quân.20
GHI CHÚ
1. Lâm Vĩnh Thế. Việt Nam Cộng Hòa, 1963-1967 : những năm xáo trộn. Hamilton, Ont. : Hoài Việt, 2010. Tr. 58.
2. Đoàn Thêm. Hai mươi năm qua : việc từng ngày (1945-1964). Los Alamitos, Calif. : Xuân Thu, 1989. Tr. 407.
3. Identification of the Young Turk group of military commanders and their views concerning General Nguyen Khanh and other matters, tài liệu của CIA được xếp loại Mật (SECRET), thuộc loại Intelligene Information Cable, đề ngày 2-10-1964, giải mật ngày 27-7-1976, gồm 4 trang. Tài liệu này có thể đọc nguyên văn (Full text) tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=0410214005 tại trang Web của The Vietnam Center and Archive của Đại Học Texas Tech Universiy, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.
4. Identification, tài liệu vừa dẫn ngay bên trên. 5. Cable regarding the need for General Nguyen Khanh to solve the political problems in South Vietnam, since no top-level leadership exists in the government, trong cơ sở dữ liệu trực tuyến (online database) Declassified Documents Reference System (DDRS). Tài liệu của CIA được sếp loại Mật (SECRET), thuộc loại Intelligence Information Cable, đề ngày 1-10-1964, giải mật ngày 28-Aug-1997, gồm 5 trang.
6. Lâm Vĩnh Thế, sđd, tr. 92-93.
7. Lâm Vĩnh Thế, sđd, tr. 98.
8. Deliberations of Armed Forces Council (AFC) on 24 January, trong cơ sở dữ liệu trực tuyến DDRS. Tài liệu của CIA, không được xếp loại mật, thuộc loại Intelligence Information Cable, số hiệu TDCS DB-315/00241-65, đề ngày 24-Jan-1965, có thanh lọc (Sanitized), gồm 7 trang.
9. Lâm Vĩnh Thế, “Một nội các chết non của VNCH,” trong Bạch hóa tài liệu mật của Hoa Kỳ vể Việt Nam Công Hòa (Hamilton, Ont. : Hoài Việt, 2008), tr. 118-129.
10. Lâm Vĩnh Thế, Việt Nam Cộng Hòa, sđd, tr. 111-112.
11. Đoàn Thêm. 1965 : việc từng ngày. Los Alamitos, Calif. : Xuân Thu, 1989. Tr. 35- 36.
12. Đoàn Thêm, sách vừa dẫn ngay bên trên, tr. 38.
13. General Tran Van Minh’s concern over General Nguyen Chanh Thi’s uncoordinated actions, tài liệu Mât của CIA, thuộc loại Research Report, đánh số TDCS DB- 315/00654-65, đề ngày 23-2-1965, gồm 2 tr. Tài liệu này có thể truy dụng trực tuyến và toàn văn tại trang nhà của Virtual Vietnam Archive, thuộc The Vietnam Center and Archive của Texas Tech University tại Lubbock, Texas, Hoa Kỳ. Số hiệu của tài liệu này trong cơ sở dữ liệu của Virtual Vietnam Archive là Item Number F029100050300 {Document].
14. Armed Forces Council decision to dissolve itself, công điện Mật của CIA, thuộc loại Intelligence Information Cable, đánh số TDCS-314/06093-65, đề ngày 5-5-1965, gồm 3 tr. Tài liệu này có thể truy dụng trực tuyến và toàn văn tại trang nhà của Virtual Vietnam Archive, thuộc The Vietnam Center and Archive của Texas Tech University tại Lubbock, Texas, Hoa Kỳ. Số hiệu của tài liệu này trong Cơ sở dữ liệu của Virtual Vietnam Archive là Item Number F029100050940 [Document].
15. “Quyết Định số 03-HĐQL ngày mồng 5 tháng 5 năm 1965 tự ý giải tán Hội Đồng Quân Lực,” trong Công Báo Việt Nam Cộng Hòa, ngày 19 tháng 5 1965, tr. 1990.
16. Đoàn Thêm. 1965 : việc từng ngày, sđd, tr. 85.
17. Lâm Vĩnh Thế, “Cuộc khủng hoảng nội các tại V.N.C.H. vào cuối tháng 5/1965,” trong Bạch hóa tài liệu mật của Hoa Kỳ về Việt Nam Cộng Hòa (Hamilton, Ont. : Hoài Việt, 2008), tr. 130-152.
18. Bùi Diễm. Gọng kìm lịch sử. Paris : Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000. Tr. 245-246.
19. “Quyết định số 3 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,” nhật báo Chính Luận, số ra ngày 16-6-1965, tr. 1.
20. Westmoreland, William C. A Soldier reports. New York : Doubleday, 1976. Tr. 133.
  
trận đánh kho xăng dầu nhà bè của đội 5 đặc công rừng sác..
T.B (tổng hợp)
08:49' SA-13, 13/06/2016
Trận đánh kho xăng dầu Nhà Bè đạt hiệu quả cực lớn, gây cho địch tổng thiệt hại khoảng 20 triệu USD, hệ thống cung ứng xăng dầu bị cắt đứt nhiều ngày.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, kho xăng dầu Nhà Bè cạnh cảng Nhà Bè ở Sài Gòn là nơi để hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Esso. Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14 ha, có 72 bồn xăng, phân nửa trong đó có sức chứa hơn 10 triệu lít, cung cấp 60% xăng, dầu cho các hoạt động dân sự và quân sự của Mỹ - chính quyền Sài Gòn.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-2
Do tầm quan trọng đặc biệt, nên kho Shell được bảo vệ một cách đặc biệt với 12 lớp rào bao bọc, gồm rào song sắt, rào chẻ ba thả dây thép gai bùng nhùng cao 3,5m cùng với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, ngỗng, mìn, pháo sáng, hệ thống đèn pha, tháp canh... Đặc biệt, địch xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn, từ cách bố trí lực lượng đến điều kiện địa hình, cả dưới nước và trên không.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-3
Kể từ tháng 10/1972, theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền, kho xăng dầu Nhà Bè trở thành mục tiêu số một của Đặc công Rừng Sác. Sau 14 chuyến điều tra, nghiên cứu hết sức công phu, Đoàn 10 Rừng Sác quyết định giao nhiệm vụ đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè cho nhóm đặc công Đội 5. Ngày 30/11/1973, Đoàn 10 Rừng Sác làm lễ xuất quân cho 8 "cảm tử quân" thực hiện trận đánh kho xăng dầu Nhà Bè.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-4
Đêm 2/12, 8 chiến sĩ đặc công Rừng Sác liên kết với nhau bằng một sợi dây, thả mình bập bềnh trên mặt nước, trôi từ từ hướng về kho Shell. Với kỹ thuật điêu luyện, họ dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật phía ngoài. Sau nhiều giờ luồn sâu, phá các lớp rào, các chiến sĩ đặt trái điểm hỏa lên mục tiêu rồi rút khỏi trận địa. Vào 0h35 sáng 3/12, kho xăng dầu Nhà Bè nổ lớn, lửa cháy rực trời.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-5
Kho xăng Shell bốc cháy sáng rực bầu trời phía Nam Sài Gòn suốt 12 ngày đêm. Tám ngày sau khi kho nổ, lửa bắt sang bồn chứa một triệu lít dầu ma-dút. Địch sợ lửa cháy lan sang hãng Caltex, Esso, phải mở khóa xả ống dẫn dầu. Dầu chảy lênh láng ra sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, tới tận Vàm Láng, Gò Công.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-6
Trận đánh đạt hiệu quả cực lớn. Các hãng thông tấn phương Tây và báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ thú nhận: Kho Shell hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu gallon xăng, dầu, tương đương 250 triệu lít, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực. Tổng cộng thiệt hại khoảng 20 triệu USD. Hệ thống cung ứng xăng dầu bị cắt đứt nhiều ngày.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-7
Về phía ta, có hai trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh hi sinh là đồng chí Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm. Theo thông tin ta khai thác được, hai anh đã bị 7 tàu địch vây chặt, chúng bắt được và lôi lên tàu. Khi địch lại gần, hai chiến sĩ đã rút lựu đạn quyết tử khiến hàng chục tên địch thương vong.
Hinh anh chan dong ve tran danh kho xang dau Nha Be 1973-Hinh-8
Sau ngày giải phóng miền Nam, ta khai thác tài liệu trong trụ sở Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn, thấy hồ sơ vụ cháy kho xăng dầu Nhà Bè chất đầy 4 tủ sắt. Địch không thể tìm ra được cách đánh của ta nên chỉ kết luận một cách mơ hồ: "Đây là trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công thực hiện".
Nguồn: Kiến Thức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét