LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 23

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Ngô Dzu VNCH - Răm Rắp Nghe Lời Cố Vấn Ngụy Nhận THẢM BẠI Cay Đắng Bởi CÚ LẬT KÈO Không Tưởng


Tr.Tướng Ngô Du


Ngô Du (1926 – ?) nguyên là một Tướng lĩnh của Quân Lực Việt Nam Cộng hòa, mang Quân hàm Trung tướng. Xuất thân từ trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở Huế. Khởi đầu binh nghiệp của ông là đơn vị Bộ binh, và ông thăng tiến theo thứ tự từ cấp Trung đội Trưởng, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng…… Sau cùng là Tư lệnh Quân đoàn & Vùng Chiến Thuật. Ông được thăng cấp cũng khá nhanh, lên tướng khi chưa tới tuổi 40.
Tiểu sử & gia đình   ngodu
Ông sinh vào tháng 1-1926 tại Bình Định. Đã tốt nghiệp Phổ thông Trung học.
Thân phụ: Cụ Ngô Khuông (là một Thương gia nổi tiếng, có nhiều cơ sở kinh doanh phát đạt, khởi đầu từ Quy Nhơn và phát triển rộng trên toàn miền Nam thời bấy giờ).
Nhạc phụ: Đại úy Võ Thân (Chỉ huy Trưởng Trường Hạ sĩ Quan An Cựu, Huế. Sau tử trận tại Phong Điền, Thừa Thiên năm 1951).
Binh nghiệp
Năm 1949: Ông nhập ngũ vào Quân đội Liên Hiệp Pháp mang số quân: 46/200.744. Theo học khoá 2 Quang Trung Trường Võ Bị Huế (Tiền thân của Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, khai giảng: 25/9/1949, mãn khoá: 24/6/1950). Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.
Quân đội Quốc gia
Năm 1950: Ra trường, nhận chức Trung đội trưởng trong đơn vị bộ binh.
Năm 1952: Thăng cấp Trung úy làm Đại đội trưởng đơn vị bộ binh.
Năm 1956: Ông được thăng cấp Đại úy giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn bộ binh.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Năm 1955: Sau khi Quân đội Quốc gia cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp lên Thiếu tá.
Năm 1957: Thăng cấp Trung tá làm Tham mưu Trưởng Sư đoàn 4 Dã Chiến (tiền thân của Sư đoàn 7 bộ binh sau này). Tháng 4 cùng năm ông giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn thay thế Đại tá Tôn Thất Xứng (sau là Thiếu tướng).
Năm 1958: Tháng 3, bàn giao Sư đoàn 4 lại cho Đại tá Trần Thiện Khiêm (sau mang quân hàm Đại tướng, chức vụ cuối cùng làm Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa). Cuối tháng 3 đi du học khoá Chỉ huy & Tham mưu tại Kansas, Hoa Kỳ. Sau đó về phục vụ trong Bộ Tổng Tham mưu.
Năm 1962: Cuối năm được bổ nhiệm đi làm Tham mưu Trưởng trong Bộ tư lệnh Quân đoàn II.
Năm 1963: Tháng 11 thăng cấp Đại tá. Tháng 12, bàn giao chức Tham mưu trưởng Quân đoàn II lại cho Trung tá Nguyễn Văn Hiếu (Sau là Thiếu tướng Tư lệnh phó Quân đoàn III, thượng tuấn tháng 4/75 bị tử nạn, được truy thăng Trung tướng) để đi nhận chức Trưởng phòng 1 Bộ Tổng Tham mưu thay thế Trung tá Đỗ Ngọc Nhận (sau là Đại tá Cục Trưởng Cục Quân Cụ, rồi Tổng cục Phó Tổng cục Quân Huấn).
Năm 1964: Đầu năm được cử giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh thay thế Thiếu tướng Tôn Thất Xứng được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I & Vùng 1 Chiến thuật. Tháng 5 cùng năm ông được vinh thăng Chuẩn tướng. Tháng 7, bàn giao Sư đoàn 2 lại cho Đại tá Nguyễn Thanh Sằng (nguyên Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung, sau giải ngũ ở cấp Thiếu tướng). Tháng 8 cùng năm ông được vinh thăng Thiếu tướng.
Từ năm 1965 đến 1969: Ông làm Phụ tá, rồi Tư lệnh phó Quân đoàn III & Vùng 3 chiến thuật.
Năm 1970: Tháng 5, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV & Vùng 4 chiến thuật thay thế Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh (bị tử nạn trực thăng khi đang bay thị sát mặt trận liên tỉnh Kiến Phong & Kiến Tường gần biên giới Việt-Miên, được truy thăng Trung tướng). Tháng 8 cùng năm, bàn giao Quân đoàn IV lại cho Thiếu tướng Ngô Quang Trưởng. Đi nhận chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II & Vùng 2 chiến thuật thay thế Trung tướng Lữ Mộng Lan về Trung ương làm Tổng thanh tra Quân lực. Tháng 11 ông được vinh thăng Trung tướng.
Năm 1972: Tháng 3, Sau “Mùa hè đỏ lửa”, ông xin từ nhiệm chức Tư lệnh Quân đoàn II do cơn bệnh đau tim. Sau đó, bàn giao Bộ tư lệnh Quân đoàn lại cho Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn.
Năm 1973: Đầu năm làm Trưởng đoàn Quân sự 4 bên cấp Trung ương tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt cho đến tháng 3/1974 ông được giải ngũ.
1975
`Sau ngày 30-4-1975, cùng gia đình định cư ở Hoa Kỳ (Sacramento, California). Đã từ trần (nam 1977).
 
Thiếu Tướng VNCH BÙI THẾ LÂN vị tư lệnh đầy tài năng của binh chủng thủy quân lục chiến


Tướng Bùi Thế Lân, cuộc Đổ Bộ TQLC Ở Hải Lăng Hè 1972


Huy hieu su doan TQLC.
Vương Hồng Anh
* Tướng Bùi Thế Lân và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH ở phòng tuyến bờ Nam Mỹ Chánh, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Hè 1972.
Trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, trong phần trình bày tình hình chiến sự từng ngày tại mặt trận Quảng Trị mùa Hè 1972, chúng tôi đã lược trình một số cuộc hành quân của các đơn vị thuộc Sư đoàn Thủy quân Lục chiến (TQLC). Như đã trình bày, sau khi Sư đoàn 3 Bộ binh và các đơn vị tăng phái rút khỏi Quảng Trị vào đầu tháng 5/1972, Lữ đoàn 369 TQLC đã lập ngay tuyến chận địch ở bờ Nam sông Mỹ Chánh trong khi chờ đợi bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 và bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC tái phối trí lực lượng để giữ khu vực gần địa giới hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên.
Ngày 4 tháng 5/1972, tiếp theo sự bổ nhiệm trung tướng Ngô Quang Trưởng, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4, giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 1 thay trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đă quyết định bổ nhiệm đại tá Bùi Thế Lân, lúc đó đang là Tư lệnh phó Sư đoàn TQLC, giữ chức Tư lệnh đại đơn vị tổng trừ bị này thay thế trung tướng Lê Nguyên Khang. Theo tài liệu của trung tướng Ngô Quang Trưởng, thì ban đầu trung tướng Lê Nguyên Khang được đề nghị giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 2 thay trung tướng Ngô Du xin từ nhiệm, thế nhưng tướng Khang đã từ chối, sau đó, ông được bổ nhiệm làm Phụ tá Hành quân Tổng tham mưu trưởng.
Đại tá Bùi Thế Lân xuất thân khóa 4 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, bạn đồng khóa với trung tướng Ngô Quang Trưởng và các chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng (Tư lệnh Sư đoàn Nhảy Dù), Nguyễn Văn Điềm (Tư lệnh Sư đoàn 1 BB), Hồ Trung Hậu (nguyên Tư lệnh Sư đoàn 21 BB). Trước khi giữ chức Tư lệnh phó rồi cuối cùng là Tư lệnh TQLC, đại tá Lân là tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến từ những năm đầu của thập niên 60 khi binh chủng này còn ở cấp Lữ đoàn, ông được thăng đại tá vào năm 1966. Sau khi đảm nhận chức Tư lệnh TQLC được hơn 3 tuần, ngày 28-5-1972, ông đã được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gắn một sao lên cổ áo ngay tại bản doanh bộ Tư lệnh TQLC đặt trong Đại Nội Huế. Tân chuẩn tướng Bùi Thế Lân đã tuyên hứa với Tổng thống VNCH là ông và Sư đoàn TQLC sẽ quyết tái chiếm Cổ Thành trong tay quân thù. Sau gần 3 năm chỉ huy Sư đoàn TQLC, ông được vinh thăng thiếu tướng.
TT Ngo Q Truong, CT Bui T Lan, DT Ngo Van Dinh tai Quang Tri nam 1072
Trở lại với mặt trận phía Nam tỉnh Quảng Trị, ngày 4 tháng 5/1972, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã họp với tân Tư lệnh Sư đoàn TQLC Bùi Thế Lân để duyệt xét tình hình. Trung tướng Trưởng đã giao trách nhiệm cho Sư đoàn TQLC chịu trách nhiệm phòng thủ phía Nam Quảng Trị và vùng Bắc Thừa Thiên. Sau đây là một số cuộc hành quân của TQLC tại khu vực cận duyên quận Hải Lăng tỉnh Quảng Trị trong tháng 5 và thượng tuần tháng 6/1972. Phần này được biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, bài viết của cựu trung tá Trần Văn Hiển, nguyên Trưởng phòng 3 Sư đoàn TQLC và tài liệu riêng của VB.
* Tướng Bùi Thế Lân, Sư đoàn TQLC và cuộc các đổ bộ tấn công CQ
Hạ tuần tháng 5/1972, phòng tuyến Mỹ Chánh đã trở nên sôi động khi Cộng quân tập trung lực lượng tấn công vào các vị trí phòng ngự của các Tiểu đoàn 3,8 và 9 TQLC, bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 TQLC và các pháo đội của Tiểu đoàn 3 Pháo binh TQLC vào hai ngày 21 và 22 tháng 5/1972. Những ngày kế tiếp, Cộng quân chuyển mũi dùi tấn công sang phía Tây-vùng trách nhiệm của Lữ đoàn 258 TQLC. Trong ba ngày liền, CQ dàn trận tấn công giữa ban ngày nhưng đã trở thành mục tiêu cho Pháo binh và Không quân Việt Mỹ tiêu diệt bằng hỏa lực hùng hậu.
Trong khi trận chiến ở phía Tây thuộc khu vực trách nhiệm của Lữ đoàn 258 TQLC còn đang sôi động, để tạo yếu tố bất ngờ nhằm triệt hạ lực lượng đối phương ở hướng Đông, tướng Bùi Thế Lân và bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC đã mở tiếp cuộc hành quân tại khu vực duyên hải quận Hải Lăng. Lực lượng chính là 3 Tiểu đoàn 4,6,7 TQLC thống thuộc quyền điều động của Lữ đoàn 147 TQLC. Theo kế hoạch, ngày 23 tháng 5/1972, toàn bộ Tiểu đoàn 7/TQLC đã từ phòng tuyến Mỹ Chánh di chuyển bằng quân xa đi về phía Nam để đến bến Tàu Tân Mỹ, cách Huế 5km đường chim bay về hướng Đông, từ đó được chở hải vận ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi để chuẩn bị cuộc đổ bộ bằng đường biển. Theo phân nhiệm, Tiểu đoàn này sẽ phụ trách tuyến ven biển, trong khi đó hai Tiểu đoàn 4 và 6 TQLC được trực thăng vận đổ vào vùng có địa danh chiến sử “Dãy phố buồn thiu”.
Đúng 7 giờ 30 ngày 24 tháng 5/1972, cuộc hành quân khai diễn. Mở đầu, các pháo đội pháo binh, hải pháo và phi tuần không quân chiến thuật đã oanh kích với hỏa lực tối đa vào các mục tiêu tại các bãi đổ bộ, trong khi đoàn tàu chở Tiểu đoàn 7 TQLC còn cách bờ 3 cây số. Cùng thời gian này, hai Tiểu đoàn 4 và 6 TQLC và các phi đoàn trực thăng Hoa Kỳ đã sẵn sàng tại bãi bốc chuẩn bị nhập trận sau đó. Để dọn sạch các chướng ngại vật và triệt hạ hỏa lực phòng không của Cộng quân quanh các khu vực đổ quân của TQLC, theo sự điều hướng của Ủy ban liên bộ Tham mưu Sư đoàn TQLC và Hạm đội 7 đặt trên chiến hạm chỉ huy USS Blue Ridge, phi vụ B-52 bay tới trải những thảm lửa xuống các bãi đáp, lúc đó đoàn tàu đổ bộ còn cách bờ chưa đến 2 km.
Khi B-52 vừa chấm dứt đợt oanh tạc, hai đợt tàu đổ bộ, mỗi đợt 40 chiếc cập bãi đổ Tiểu đoàn 7 TQLC lên các bãi ấn định. Vừa đặt chân lên bờ, các Cọp Biển xung phong tiến chiếm các đồi cát cao, nhanh chóng tấn công các mục tiêu. Cộng quân bị tấn công bất ngờ nhưng vẫn cố bám giữ các công sự tác chiến chính để cầm chân tiểu đoàn 7 TQLC, kịch chiến đã diễn ra quanh các đồi cát khi các trung đội TQLC tràn lên tiến chiếm các cao địa. Với lối đánh tốc chiến, hơn 1 giờ sau, Tiểu đoàn 7 TQLC đã làm chủ trận địa, đánh bật CQ ra khỏi vùng đồi cát ở phía Đông khu vực hành quân, hạ sát tại chỗ hơn 50 CQ, bắt sống 10 tù binh.
Cùng lúc đó, Tiểu đoàn 4 và 6 TQLC được trực thăng vận xuống khu vực giao điểm của hai hương lộ 555 và 602, một địa danh đã đi vào chiến sử với cái tên gọi “Dãy phố buồn thiu”. Tại đây, trong thời gian từ 1965 đến 1972 đã xảy nhiều trận giao tranh ác liệt giữa lực lượng VNCH, đồng minh và các đại đơn vị CSBV. Trước tháng 7 năm 1954, tại địa danh chiến sử này đã xảy ra trận chiến kéo dài hơn 1 tuần lễ giữa lực lượng Nhảy Dù Pháp và trung đoàn 95 Việt Minh (CSVN).
Cac chien si TQLC hanh quan tai chiem Quang Tri nam 1972.jpg
Trở lại với cuộc đổ quân ngày 24 tháng 5/1972, ngay khi vào vùng hành quân, TQLC đã đụng độ ngay với 1 đơn vị của trung đoàn 18 thuộc sư đoàn 325 CSBV, mà thành phần chủ lực đã rút trước đó. Do Cộng quân đã chiếm giữ khu vực này hơn một tháng nên đã tổ chức được hệ thống phòng sự kiên cố với các cụm giao thông hào liên hòa và các chốt chận đặt ở những vị trí yết hầu.
Để triệt hạ được các cụm kháng cự của địch quân, các đại đội Thủy quân Lục chiến đã phải di chuyển và lưu động chiến, rồi tấn công bất ngờ theo mô thức dương Đông kích Tây. Đến ngày 30 tháng 5/1972, Thủy quân Lục chiến đã làm chủ nhiều vị trí trọng yếu tại khu vực giao điểm nói trên. Cuộc hành quân Sóng Thần 6-72 chấm dứt ngày 31/5/1972 sau khi 3 Tiểu đoàn 4, 6 và 7 TQLC trở lại phòng thủ tuyến Mỹ Chánh.
* Cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6
Trong chiến sử của Sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH, ngày 6 tháng 6/1972 đã trở thành ngày lịch sử khi 4 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến vượt sông Mỹ Chánh để mở đầu cho một cuộc hành quân quy mô tái chiếm Quảng Trị.
Mục tiêu đầu tiên của kế hoạch tái chiếm Quảng Trị do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 vạch ra là các lực lượng VNCH phải kiểm soát được khu vực phía Bắc sông Mỹ Chánh cách bờ Nam sông Mỹ Chánh ít nhất là 5 km. Để thực hiện giai đoạn này, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã giao trọng trách cho Sư đoàn Thủy quân Lục chiến làm lực lượng tiên phong. Khai triển kế hoạch của Quân đoàn 1, chuẩn tướng Bùi Thế Lân đã cho tổ chức cuộc hành quân vượt sông Mỹ Chánh. Ngày 6 tháng 6/1972, 4 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đã mở đầu cuộc hành quân Sóng Thần 8-72 bằng cuộc vượt sông Mỹ Chánh dưới sự yểm trợ của Không quân Việt Mỹ và pháo binh.
Phong vien UPI news tai phong tuyen TQLC, Quang Tri nam 1972
Từ rạng sáng ngày 6 tháng 6/1972, oanh tạc cơ của Không quân Việt Mỹ đã dội bom vào các vị trí bắc Mỹ Chánh mà Thủy quân Lục chiến sẽ tiến đánh, sau đó Pháo binh VNCH đã bắn dồn dập vào các khu vực có dấu hiệu là Cộng quân đang trú đóng. Sau đợt oanh tạc của Không quân và đợt pháo dọn đường của Pháo binh VNCH, 4 Tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đồng loạt tiến quân vượt sông Mỹ Chánh. Qua khỏi tuyến xuất phát, các đơn vị tiên phong đã đụng độ các toán tiền tiêu của Cộng quân.
Giao tranh diễn ra quyết liệt. Các đại đội Thủy quân Lục chiến đi đầu đã tràn lên chiếm các vị trí trọng điểm để làm đầu cầu cho toàn đơn vị tiến lên. Gần trưa ngày 6/6/1972, cuộc tiến quân của Thủy quân Lục chiến đã gặp sự kháng cự mạnh của các trung đoàn Cộng quân, nhất là cánh quân tiến theo trục hương lộ 555 về phía Đông của Mỹ Chánh, thuộc địa phận quận Hải Lăng. Theo kế hoạch, tiến sau Thủy quân Lục chiến là các đơn vị Công binh, có nhiệm vụ thiết lập và sửa chữa cầu cống, để các chiến xa của các chi đoàn Thiết giáp tiến lên yểm trợ. Đến 18 giờ chiều ngày 6 tháng 6/1972, các cánh quân TQLC đã chiếm được các mục tiêu trọng điểm của cuộc hành quân.
        Rút Quân Ở Mặt Trận Quảng Trị 1972, Tướng VŨ VĂN GIAI VNCH Được NGUYỄN VĂN THIỆU Ban Án 5 Năm Tù


TƯ LỆNH MẶT TRẬN GIỚI TUYẾN – VŨ VĂN GIAI, ĐIỀU CHƯA NÓI ĐẾN


TƯ LỆNH MẶT TRẬN GIỚI TUYẾN – VŨ VĂN GIAI, ĐIỀU CHƯA NÓI ĐẾN
NGUYỄN CHÍ KHẢ
Thiếu Tá – Trưởng Phòng Chính Huấn SD3
https://c1.staticflickr.com/9/8057/8177523490_054952ef4b_c.jpg
* Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến
Giữa năm 1966, Thiếu tá Vũ Văn Giai,nguyên Phó Tỉnh trưởng Nội an Quảng Nam , được bổ nhiệm giữ chức trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh Bộ binh kiêm Biệt khu trưởng Biệt khu Giới tuyến. Trung đoàn 2 Bộ binh (BB) lúc bấy giờ là 1 trong 3 trung đoàn cơ hữu của Sư đoàn 1 Bộ binh. Với chức vụ trung đoàn trưởng, Thiếu tá Giai được thăng Trung tá vào tháng 6/1967, thăng Đại tá vào tháng 1/1969 ( Giữa năm 1969, ông giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Tiền phương Sư đoàn 1 Bộ binh đặt tại Đông Hà. Khi Sư đoàn 1 BB tham dự cuộc hành quân Hạ Lào Lam Sơn 719 vào tháng 2/1971, ông là tư lệnh phó của sư đoàn này. Tháng 3/1971, sau khi cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc, Đại tá Vũ Văn Giai được thăng Chuẩn tướng. Tháng 10/1971, Chuẩn tướng Giai được Tổng thống VNCH bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 3 BB vừa mới thành lập).
Ngay sau khi nhận chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Bộ binh, Thiếu tá Vũ Văn Giai đã đối mặt với tình hình khốc liệt tại chiến trường giới tuyến: từ giữa năm 1966 đến giữa năm 1967, nhiều trận giao tranh đã diễn ra giữa các đơn vị của Trung đoàn 2 Bộ binh và các trung đoàn chủ lực của Cộng sản Bắc Việt (CSBV) xâm nhập vào phía Nam Bến Hải. Đến hạ tuần tháng 3/1967, cuộc chiến đã bùng nổ khi Cộng quân áp lực nặng chiến trường giới tuyến, các tiền cứ của các đơn vị thuộc Trung đoàn 2/Sư đoàn 1 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Mỹ nằm trong tầm tác xạ của pháo binh của Cộngsản Bắc Việt.Để có thể phản pháo, Liên quân Việt Mỹ đã điều động một Pháo đội 175 mm của Hoa Kỳ đang hoạt động gần Sài Gòn và tiểu đoàn Pháo binh 175 mm vừa mới đến Việt Nam được đưa thẳng ra Quảng Trị, để phối trí ở Đông Hà, cách Bến Hải gần 20 km đường chim bay. Loại đại bác này có tầm tác xạ 32 km, có thể bắn qua vùng phi quân sự.
Đêm 20 tháng 3/1967, Cộng quân đã khởi động trận cuộc hỏa công, pháo kích vào vị trí đóng quân của các tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ quanh cụm căn cứ Cồn Tiên và Gio Linh (cách Đông Hà khoảng 10 km đường chim bay), với hàng ngàn quả đạn đủ loại, từ súng cối, hỏa tiễn đến đại bác. Riêng tại căn cứ hỏa lực của Liên quân Việt-Mỹ ở Gio Linh, trong hơn hai giờ liền, Cộng quân đã pháo hơn 720 đạn súng cối và phi đạn, ngày hôm sau địch phục kích một đoàn xe chở đạn của Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ cách Gio Linh hơn 3 km. Lúc bấy giờ Cồn Tiên đã trở thành mục tiêu số 1. Các bình luận gia truyền hình và báo chí quốc tế đã gọi đây là điểm chờ Điện Biên Phủ.
Đến ngày 6 tháng 4/1967, toàn khu giới tuyến trở thành điểm nóng, Cộng quân đã tung sư đoàn 324B, và sư đoàn 341 tổng trừ bị vượt vĩ tuyến 17 tấn công cường tập vào cụm tuyến phòng ngự dọc bờ Nam sông Bến Hải, đồng thời đánh chiếm một đồn Cảnh sát Quốc Gia ở phía Nam của cầu Hiền Lương, và một số xã thuộc quận Trung Lương (quận giới tuyến); trước đó vào tối 5/1967, Cộng quân đã tấn công vào Yếu khu La Vang ở phía Tây thị xã Quảng Trị, đồng thời pháo kích dữ dội vào tỉnh lỵ, nhiều doanh trại quân sự bị hư hại nặng, đặc công địch đã yểm trợ để tù binh CQ phá nhà giam, vượt thoát.
Tại phía Nam Bến Hải, khi trận chiến xảy ra , Trung đoàn trưởng Vũ Văn Giai đã chỉ huy Trung đoàn 2 Bộ binh nhanh chóng chận đứng được các đợt xung phong “dọn đường” của 2 trung đoàn thuộc sư đoàn 324 CSBV. Ngày 7 tháng 4/1967, được sự yểm trợ về phi pháo và hải pháo, Trung đoàn 2 Bộ binh và một thành phần thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã giữ vững cụm tuyến Cồn Tiên và Gio Linh, buộc lực lượng địch phải tạt lên phía Tây Bắc để tránh tổn thất. Theo phân tích của Đại tướng Westmoreland, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam vào thời gian này, thì trận tấn công của 2 sư đoàn CSBV vào khu giới tuyến mang tính cách chiến lược. Cộng quân muốn chọc thủng cụm tuyến phòng ngự của liên quân Việt-Mỹ tại khu phi quân sự (DMZ), để đánh chiếm Quảng Trị, nhưng kế hoạch của Cộng quân đã bị trung đoàn 2 Bộ binh tinh nhuệ của Sư đoàn 1 Bộ binh và 1 trung đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vô hiệu hóa.
Các trận giao tranh kéo dài đến giữa tháng 4/1967, trong suốt thời gian này, quân trú phòng tại các tiền cứ đã phải “đội mưa pháo hàng ngày”. Cứ vào rạng sáng, khi tầm quan sát của phi cơ còn bị hạn chế, Cộng quân đã pháo như mưa vào các hào tuyến của quân trú phòng. Nhờ có hệ thống công sự chiến đấu kiên cố và kinh nghiệm chiến trường, các đơn vị trung đoàn 2 Bộ binh đã chịu đựng được trận địa pháo của Cộng quân, sau đó, Không quân Mỹ trận oanh tạc vào các mục tiêu được ghi nhận là có địch tập trung. Theo ước định của các chuyên viên tình báo, sư đoàn 324B CSBV đã bị thiệt hại gần 1/3 quân số.
Về Trung đoàn 2 Bộ binh, cùng với nỗ lực chận địch, một thành phần của trung đoàn này đã phối hợp cùng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Cảnh sát Quốc gia đã đưa được hơn 13 ngàn ngàn đồng bào tại hai quận Trung Lương và Gio Linh về tạm cư tại Cam Lộ.
* Tướng Vũ Văn Giai và chiến trường giới tuyến hè 1972
https://i0.wp.com/www.generalhieu.com/giai.jpg
Chuần tướng Vũ Văn Giai
5 năm sau kể từ khi công khai tung quân vượt sông Bến Hải vi phạm Hiệp định Genève, cuối tháng 3-1972, CSBV lại tung một lực lượng gồm 3 sư đoàn chính quy, 4 trung đoàn biệt lập của B-5 tăng cường, 2 trung đoàn chiến xa T-54 và PT-76 với sự yểm trợ của các đơn vị pháo 130 và hỏa tiễn 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2, tất cả đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi tấn công vào tuyến phòng thủ của Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến VNCH.
Theo những dữ kiện mà cựu tướng Vũ Văn Giai, hiện đang cư ngụ tại Nam Cali, cho chúng tôi biết qua điện thư và cuộc tiếp xúc tại nhà riêng vào tháng 9/2005, thì diễn tiến cuộc chiến tại Quảng Trị có những chi tiết đặc biệt như sau:
1. Gần cuối tháng 3 năm 1972, Đại tá Metcalf, cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh có mời Tướng Giai đi cùng với ông ta vào Sài Gòn, nhưng Tướng Giai đã từ chối ngay vì vị cố vấn đi công tác riêng, hơn nưã, Tướng Giai muốn đi thì cũng phải xin phép thượng cấp và và lúc đó ông cũng rất bận. Cuối tháng 3 vào ngày 28, Cộng quân mở cuộc tấn công vào 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 56 va Trung đoàn 2 khi đang hoán đổi vị trí , cũng vì vậy mà Đại tá Metcalfcũng đã hủy bỏ chuyến đi để ở lại đối phó với tình hình đột biến này. Như vậy là chuyến đi đó đã không có . Tướng Giai không hiểu vì lý do gì mà lại có chuyện mời mọc này.
2. Việc Tướng Giai cho dời Bộ Tư lệnh vào Cổ Thành Quảng Trị được ông phân tích như sau: Ái Tử là căn cứ của Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Mỹ cũ, quá rộng và không dễ phòng thủ bằng Cổ Thành Quảng Trị, bản doanh của Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Trị. để phốì hợp với các lực lượng diện địa , đây cũng là tiêu biểu cho tỉnh Quảng Trị trong lịch sử cũng như thành Mang Cá Huế vậy, đáng được phòng thủ. Hơn nưã căn cứ Ái Tử đã bị Việt Cộng điều chỉnh pháo rất kỷ, bắn suốt ngày khiến cho Bộ chỉ huy Tướng Giai và ban tham mưu Cố Vấn cứ lo tránh pháo, rất trở ngại cho hoạt động điều quân và yểm trợ. Sự dời Bộ chỉ huy này đã làm cho Cộng quân phải đổi kế hoạch, những khẩu pháo của Cộng quân đã phải di chuyển và điều chỉnh lại, nên Bộ chỉ huy của Tướng Giai đã làm việc hữu hiện hơn.
3. Trước áp lực nặng của Cộng quân, cuối tháng 4/1972, Tướng Giai cho triệu tập cấp chỉ huy các đơn vị trực thuộc và tăng phái về họp tại bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn 3 Bộ binh đặt trong Cổ Thành Quảng Trị để bàn về kế hoạch triệt thoái về Mỹ Chánh để củng cố lực lượng và để phản công tái chiếm Quảng Trị hơn là nằm trong thế bị động tại chỗ cho địch tấn công.
4- Trước khi tiến hành cuộc triệt thoái vào đầu tháng 5/1972, Tướng Giai đã thông báo cho Cố vấn trưởng Sư đoàn 3 Bộ binh, và yêu cầu vị cố vấn này khẩn báo cho Cố Vấn trưởng Quân đoàn 1 để báo lại cho Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1/Quân khu 1. ( Theo lời của một số sĩ quan Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh thì sở dĩ Tướng Giai không xin lệnh trực tiếp của Tướng Lãm vì ông biết Tướng Lãm luôn luôn ra lệnh cố thủ mà thôi)
Theo tài liệu của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, thì khi nhận được thông báo về kế hoạch triệt thoái của vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB, Tướng Lãm lặng thinh như là biểu thị cho một sự đồng ý, dù rằng vị tư lệnh Quân đoàn 1 chưa bao giờ xác nhận sự chấp thuận của ông về kế hoạch rút quân, cũng như ông chưa đưa ra bất cứ một chỉ thị nào cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB. Thế nhưng, buổi sáng ngày 1 tháng 5/1972, Trung tướng Lãm gọi điện thoại cho tướng Giai và nói rằng ông không chấp thuận kế hoạch rút quân, đồng thời ra lệnh cho vị tư lệnh Sư đoàn 3 BB phải chuyển lệnh cho tất cả các đơn vị là giữ yên vị trí hiện tại và tử thủ bằng mọi giá. Sau này người ta được biết lệnh của trung tướng Hoàng Xuân Lãm là sự lập lại các chỉ thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Và ngày 1 tháng 5/1972, cuộc triệt thoái đã diễn ra trong bi tráng, đó là ngày dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Tướng Vũ Văn Giai. Vào tháng 4/1974, Tướng Giai bị đưa ra Tòa án quân sự, bị kết án 5 năm khổ sai. Sau 30 tháng 4/1975, cũng như bao quân nhân VNCH, ông bị CS bắt giam hơn 12 năm. Ngày 3 tháng 3/1993, ông và gia đình định cư tại Mỹ theo H0. 16
NGUYỄN CHÍ KHẢ
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?152604
 
Mặt trận Trị Thiên - Huế 1972

Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị 

Chiến dịch Xuân- hè 1972 mở ra, sau 2 đợt tấn công và nổi dậy mãnh liệt từ ngày 30-3 đến 1-5-1972, quân và dân ta đã hợp đồng chặt chẽ tấn công và nổi dậy, quét sạch hệ thống phòng ngự kiên cố nhất và đập tan bộ máy kìm kẹp tàn bạo của Mỹ - nguỵ từ sông Bến Hải đến Mỹ Chánh, từ Khe Sanh đến Cửa Việt, một vùng đất rộng lớn của quê hương được hoàn toàn giải phóng. Đây là chiến thắng oanh liệt, có ý nghĩa lịch sử to lớn; là một đòn quyết định làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Trước thảm bại để Quảng Trị thất thủ, âm mưu của Mỹ- ngụy là phản kích tái chiếm thị xã Quảng Trị trong tháng 7 và toàn tỉnh Quảng Trị trong tháng 9 năm 1972. Vì vậy, kẻ thù điên cuồng tập trung vào đây một lực lượng quân đội khổng lồ với nhiều binh chủng, nhiều sư đoàn mạnh nhất của quân lực Việt Nam cộng hoà, trong đó có cả những sư đoàn thuộc lực lượng tổng dự bị Quốc gia. Tập trung hoả lực cả không quân và hải quân, chúng tổ chức thành 2 hướng tiến công, hòng tái chiếm thị xã Quảng Trị. Sau mấy ngày đỗ bộ nghi binh, bắn phá dọn đường, sáng sớm ngày 28/6/1972, từ tuyến xuất phát đông Mỹ Chánh, bộ binh và xe tăng địch mở cuộc phản kích mang mật danh “Lam Sơn 72”. Chúng kết hợp tiến công đường bộ (đường số 1 và 68) với đỗ bộ đường không (nam sông Nhùng, Cổ Lũng) và đường biển (Thuận Đầu) từ nhiều hướng tiến đánh các chốt của ta trên đường tới thị xã. Với tham vọng và nổ lực rất lớn của cả Mỹ lẫn quân đội Sài Gòn, mặt trận Quảng Trị, đặc biệt là thị xã, thành cổ Quảng Trị trở thành mục tiêu trọng yếu nhất, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch trong 81 ngày đêm lịch sử.
Để chủ động đối phó cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị, ngay từ khi địch đang tập kết quân, ngày 25/6/1972, Bộ Tư lệnh B5 lệnh cho Tỉnh đội Quảng Trị: Khẩn trương chuẩn bị chiến đấu, đánh bại cuộc phản kích lớn của địch nhằm tái chiếm lại toàn bộ tỉnh Quảng Trị trước mắt chiếm cho được thị xã.
Ba mươi vạn nhân dân phía nam Quảng Trị lại phải đương đầu với thử thách mới, một thử thách vô cùng quyết liệt. Bộ đội địa phương, du kích vừa phối hợp khẩn trương đưa 8 vạn dân của thị xã và 2 huyện Triệu Phong, Hải Lăng đến các nơi an toàn, vừa tổ chức nhiều đợt tập kích đánh địch ở nhiều hướng. Khắp các xã, phường phía Nam tỉnh, trên tuyến sông Vĩnh Định, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích nung nấu lời thề “còn người còn trận địa, quyết tử bảo vệ quê hương”, kiên cường chiến đấu không cho địch vào thị xã.   
Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị bố trí lực lượng tại khu vực thị xã với biên chế đầy đủ cho Tiểu đoàn bộ binh 8, Tiểu đoàn bộ binh 3, Đại đội 32 của thị xã, cùng các đơn vị du kích tập trung để phối hợp chiến đấu với bộ đội chủ lực bảo vệ địa bàn. Trên hướng Đông, Tiểu đoàn bộ binh 14, với nhiệm vụ chủ yếu là cùng bộ đội chủ lực chốt giữ khu vực Cửa Việt, đồng thời cùng với cán bộ cơ sở vận động, tổ chức sơ tán nhân dân về phía sau, kể cả địch tràn qua. Chuẩn bị mặt trận sau lưng địch, Tiểu đoàn 10 đặc công và các đại đội bộ đội địa phương của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng cùng các đội du kích, bám trụ thôn xã, sẵn sàng tập kích đánh vào hậu phương địch.
Sáng ngày 28-6, với sự chi viện của không quân và hải quân Mỹ, các sư đoàn chủ lực ngụy bắt đầu ồ ạt tiến công sang bờ bắc sông Mỹ Chánh thực hiện cuộc hành quân “tái chiếm lãnh thổ”. Cuộc đánh trả địch phản công của quân và dân Quảng Trị cùng với bộ đội chủ lực trên mặt trận Quảng Trị quyết liệt ngay từ những ngày đầu.  Sau 20 ngày tiến công vào thị xã, địch chỉ lấn thêm đến làng Tri Bưu, làng Cổ Thành và khu vực chợ Sãi, mọi cuộc tấn công ồ ạt của quân địch đều bị chặn lại trước những chốt thép kiên cường của quân ta. Trong suốt thời gian từ ngày 04/7/1972 đến ngày 27/7/1972, địch đã nhiều lần tấn công vào các trận địa của ta nhưng đều bị ta đánh trả quyết liệt. Tiểu đoàn 14 của tỉnh phối hợp với du kích tại chỗ đánh địch ở tuyến các làng Cu Hoan, Trà Trì, Trà Lộc. Ngày 22/7/1972, địch đỗ bộ bằng trực thăng xuống bắc sông Vĩnh Định đã bị LLVT tỉnh cùng với bộ đội chủ lực đánh thiệt hại nặng.
Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ ác liệt và hy sinh, các chiến sĩ của ta đã chiến đấu kiên cường, chỉ trong vòng từ 28-6 đến 27-7-1972, các đơn vị chốt giữ thị xã và Thành cổ đã đánh thiệt hại nặng lữ đoàn dù 2 và 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, buộc sư đoàn dù (đã bị thương vong gần 5.000 tên) phải lui về phía sau củng cố. Ở phía Nam tỉnh, trong vùng địch tràn qua, chiến tranh du kích lan rộng. Lực lượng vũ trang tỉnh mở những trận đánh táo bạo ở Hội Yên, Gia Đẳng (Tiểu đoàn 10), ở Trà Trì, Trà Lộc (Tiểu đoàn 14), đánh sập cầu Hội Yên, Ngô Xá Đông, cầu Ba Bến trên tỉnh lộ 68 (Đại đội 24 Công binh). Du kích Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Thượng… tập kích địch bằng súng bộ binh, chông bẫy.
Bước sang tháng 8 và tháng 9, cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch ở khu vực thị xã và Thành cổ ngày càng diễn ra ở mức độ cao hơn. Sau khi chiếm được một số địa bàn có lợi, địch chuyển sang tấn công vào thị xã. Với ý chí “còn người, còn trận địa”, K3 Tam Đảo còn, Thành Cổ Quảng Trị còn” cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn 8 chốt giữ trong thành đã đánh bật nhiều đợt phản kích của địch. Nhiều tên liều chết tìm cách leo lên bờ thành cắm cờ liền bị Trung đội trưởng Hán Duy Long (Tiểu đoàn 3) và đồng đội tiêu diệt. Để giữ được Thành cổ, chiến sỹ ta đã phải sử dụng chiến thuật phối hợp hỏa lực và vận động, dùng pháo binh, xe tăng dẫn đầu đánh tan những vị trí địch yếu kém. Các dàn súng phòng không cơ động ngăn không cho máy bay đến đúng tầm có thể yểm trợ, nhờ đó xe tăng ào tới chiếm các mục tiêu của địch. Nhiều trận đánh giữa ta và địch giành dật từng mảnh vườn, mô đất, từng góc hào, bức tường gạch diễn ra hết sức quyết liệt.
Để hỗ trợ cho tinh thần quân ngụy, ngoài máy bay chiến thuật, chiến lược oanh tạc theo yêu cầu của bộ binh ở tiền duyên, Mỹ còn cho pháo hạm, pháo mặt đất tầm xa bắn tới hai vạn viên đạn suốt một ngày. Với chiến thuật “chậm chắc” mỗi khi gặp quân ta, địch dừng lại, gọi bom, pháo đánh rồi mới tổ chức tiến công tiếp. Bởi vậy, trên dải đất dài, hẹp chỉ vài cây số vuông của thị xã và Thành cổ Quảng Trị, suốt ngày bom đạn nổ rền rĩ, mặt đất như chảo lửa lớn. Nhưng từ trong các trận địa đang nghiên ngả, chao đảo vì bom đạn, bộ đội chủ lực cùng lực lượng vũ trang tỉnh sát cánh chốt giữ Thành cổ kiên cường, chịu đựng một khối lượng bom đạn khổng lồ chưa bao giờ thấy trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Trải qua 81 ngày đêm, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt, mưa lũ triền miên để bám trụ và chiến đấu với các đối tượng sừng sỏ, thiện chiến của quân ngụy Sài Gòn với sự yểm trợ hỏa lực chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Đây là cuộc hành quân cực kỳ tàn bạo, chúng huy động 12-16 tàu khu trục hạm và tuần dương hạm thuộc hạm đội 7, hai sư đoàn dự bị chiến lược là sư đoàn dù và sư đoàn thủy quân lục chiến, một liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp cùng hàng chục tiểu đoàn khác. Trên một diện tích đất nhỏ hẹp 16 ha và cả thị xã Quảng Trị hơn 3km2, địch huy động bình quân mỗi ngày 150-170 lần, có ngày hơn 200 lần máy bay phản lực, 70-90 lần chiếc B52 oanh kích, có ngày địch trút xuống đến 13.000 đạn pháo, hàng ngàn tấn bom đủ các loại: bom bi, bom 7 tấn, bom điều khiển bằng la-de, bắn đủ các loại pháo chụp, pháo khoan, thả chất độc hóa học, hơi độc, hơi ngạt.., trung bình mỗi chiến sỹ của ta phải hứng chịu hơn 100 quả bom, và 200 quả đạn pháo. Tất cả các xã vòng cung bao quanh Thành cổ ở phía Bắc đều chịu đựng từ 100 đến 140 phi vụ B52, xã ít nhất cũng phải chịu 10 lần phi vụ B52 đánh phá. Tuyến hành lang chiến lược chi viện cho chiến trường, địch tập trung đánh phá dữ dội từ lúc bắt đầu mở cuộc phản kích tái chiếm Quảng Trị gây cho ta nhiều thiệt hại về người và của, khiến cho khẩu phần ăn của các chiến sĩ chốt giữ thị xã Quảng Trị giảm dần. Đầu tháng 8 chiến sĩ ta phải sống bằng lương khô, nước lả, bắn dè xẻn từng viên đạn trong vòng vây ngày càng thít chặt của kẻ thù. Trước tình thế đó, quân ta được lệnh rút lui sang sông Thạch Hãn hồi 18 giờ, ngày 16/9/1972.
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị kéo dài 81 ngày đêm (từ 28-6 đến 16-9-1972), gắn cùng với dòng sông Thạch Hãn đầy bi tráng đãđi vào lịch sử như bản hùng ca bất tử, lay động lương tri loài người, trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mãi mãi khắc ghi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đánh giá sự kiện này, đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư của Đảng ta nói: “Chúng ta chịu được không phải vì chúng ta gang thép, vì gang thép cũng cháy với bom đạn của chúng, mà chính ta là con người, con người thực sự, con người Việt Nam với truyền thống 4000 năm đã giác ngộ sâu sắc trách nhiệm trọng đại trước Tổ quốc, trước thời đại”.
Thắng lợi chiến dịch Xuân- Hè 1972 giải phóng Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ đã trở thành vấn đề chính trị trung tâm làm lung lay cả nước Mỹ, dập tắt ý đồ leo thang chiến tranh của các thế lực hiếu chiến, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải nối lại đàm phán và ký kết hiệp định Pa ri. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần quyết định làm chuyển biến mạnh mẽ thế bố trí chiến lược giữa ta và địch, tạo tương quan lực lượng có lợi cho ta phát huy sức mạnh tổng hợp để quân và dân ta mở cuộc tấn công vũ bảo, thần tốc làm nên đại thắng mùa Xuân 1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ Quốc./Từ Quang Hóa 

Đại đội 120 người, hết trận đánh chỉ còn 17

81 ngày đêm Thành cổ Quảng Trị rực lửa bắt đầu từ ngày 28/6/1972. Con số hy sinh của quân ta trong chiến dịch giữ Thành Cổ là vô cùng lớn và sự khốc liệt của nó thì đeo đẳng những người còn sống đến tận hôm nay.

Đại đội 120 người, hết trận đánh chỉ còn 17 - ảnh 1
ông Vũ Trung Thướng (Ảnh: Xuân Hải)
Đại tá Vũ Trung Thướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đã kể lại cho PV Infonet về cuộc chiến đấu khốc liệt của quân ta khi bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Nhiều người chưa kịp gửi thư cho gia đình đã hy sinh
Đôi tay xoa vào vết thương đã liền sẹo sần sùi dưới bắp chân phải, Đại tá Vũ Trung Thướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân kể cho tôi nghe về sự khốc liệt, khó khăn, mất mát mà ông và đồng đội đã trải qua trong suốt 81 ngày đêm giữ Thành cổ Quảng Trị năm 1972, cách đây đã 42 năm.
Sinh ra ở vùng quê nghèo thôn Tảo Khê, xã An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội), chàng thanh niên Vũ Trung Thướng nhập ngũ năm 1961 khi chưa đầy 18 tuổi. Ông đi bộ đội rồi được đi học một thời gian và được cử về làm Chính trị viên Đại đội 5 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 48, sư đoàn 320.
Ông Thướng nhớ lại trận chiến đấu với địch để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972: sau khi quân đội ta chiếm được Thành Cổ Quảng Trị, địch điên cuồng, huy động lực lượng để chiếm lại. Lúc này đại đội ông nhận được nhiệm vụ chốt ở ngã ba Long Hưng, phía nam Thành cổ để đánh địch từ xa, đóng chốt không cho địch bước qua ngã ba này vào Thành. Với cương vị là chính trị viên Đại đội 5 ông ra lệnh cho đồng đội: “Chúng ta còn người còn đánh địch đến cùng, không để địch tiến vào Thành cổ”.
“Khi đó việc bảo vệ được Thành cổ Quảng Trị có ý nghĩa rất lớn đối với việc tạo ra thế mạnh trên bàn đàm phán của ta tại Hội nghị Paris. Trận 81 ngày đêm từ ngày 28/6 đến ngày 16/9/1972, Đại đội 5 của tôi từ 120 quân, nhưng sau đó chỉ còn 17 người sống sót, chúng tôi đã chiến đấu anh dũng, kiên cường để giữ Thành”, ông Thướng nhớ lại.
Ông kể tiếp, ác liệt nhất trong trận giữ Thành Cổ của đại đội ông là từ ngày 7/7 đến ngày 19/7/1972. Do trận chiến đấu ác liệt nên việc vệ sinh đối với bộ đội rất vất vả, cứ mỗi khi ngớt tiếng súng, nhìn ai cũng dính đầy bụi đất, khói súng, quần áo thì nhàu nát, bị rách khắp nơi. Để chiến sỹ được tắm tranh thủ khi ngớt tiếng súng, ông đã cho anh em đi tìm các sợi dây rồi buộc lại chắc chắn, tìm những chiếc giếng bỏ hoang gần trận địa rồi bố trí từng người theo dây xuống tắm.
Ông bảo: Trong trận chiến đấu khốc liệt bảo vệ Thành cổ chúng tôi thực hiện phương châm bám sát địch để đánh, nên sau mỗi đợt chống trả với sự tiến công của địch, chiến sỹ đơn vị lại bò lên để thu súng ống AR15, kèm theo đồ hộp của quân địch để dùng đánh lại chúng. Do đơn vị ngày càng có nhiều đồng đội hy sinh nên ông ra lệnh cho anh em trước khi vào trận nạp sẵn đạn vào súng, mỗi người có khoảng 5- 6 khẩu súng vừa AK và AR15 thu được để đánh địch, chính sáng kiến này đã khiến cho quân ta không mất nhiều thời gian thay đạn mà chiến đấu lại rất hiệu quả.
“Mỗi khi ngớt tiếng súng, lúc nghỉ ngơi các anh em chúng tôi trong đơn vị lại tranh thủ mượn nhau cây bút, xin nhau tờ giấy để viết thư gửi về gia đình, cho người yêu để động viên mọi người yên tâm chờ đất nước thống nhất sẽ trở về, mùi súng đạn vương đầy trên trang thư, qua những dòng chữ nguệch ngoạc, nhiều người còn chưa kịp gửi thư về cho gia đình thì đã hy sinh rồi”, ông Thướng nhớ lại.
Mặc áo rách đi báo cáo thành tích
Trong trận đánh bảo vệ Thành Cổ từ ngày 7/7 đến 19/7/1972, đại đội ông đã tiêu diệt hơn 400 tên địch cùng 5 xe tăng, tuy nhiên để giữ Thành không ít chiến sỹ của đơn vị ông đã hy sinh.
Để tuyên dương những cán bộ, chiến sỹ có thành tích xuất sắc trong trận chiến đấu bảo vệ Thành Cổ tại mặt trận B5, trung đoàn 48 đã cử 5 người trong đó có: Vũ Trung Thướng, Mai Ngọc Thoảng, Nguyễn Đức Khả, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuất Hiện đi báo cáo thành tích vào tháng 8/1972.
“Khi đi báo cáo thành tích, do trận chiến đấu bảo vệ Thành Cổ trong suốt 81 ngày đêm quá khốc liệt, hậu cần chưa chuẩn bị kịp, nên cả 5 anh em chúng tôi quần áo đều rách te tua. Thấy vậy, Tư lệnh Lê Trọng Tấn hỏi chúng tôi: “quần áo của các anh đâu hết rồi”, tôi vội trả lời: “Thưa Tư lệnh, quần áo của anh em bộ đội bị bom đạn xé rách hết rồi”. Nghe vậy, Tư lệnh đã ra lệnh hậu cần cấp mới toàn bộ quân tư trang cho cả 5 anh em chúng tôi ngay tại buổi báo cáo thành tích. Sau đó Tư lệnh còn thưởng cho mỗi người 2 cân gạo Hải Châu, 10 bao thuốc lá Điện Biên và Tam Đảo, 2 chai rượu cùng một ít sâm để đem về làm quà cho anh em trong đơn vị”, ông Thướng nhớ lại.
Cũng trong trận chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, ông Thướng bị thương hạng 3/4, trong đó có 3 mảnh đạn M79 của địch hiện giờ vẫn ở trong người, 1 mảnh ở chân phải, 1 mảnh ở nách, 1 mảnh ở lưng. Ngày 23/9/1973 ông Vũ Văn Thướng vinh dự được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi mới 29 tuổi. Sau năm 1972, ông Thướng tiếp tục công tác trong sư đoàn 320 tại Thanh Hóa và đón vợ con vào lập nghiệp tại đây, sinh sống tại phường Bắc Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Đến 1989 ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.
Ông kể, đất nước hòa bình có lần tôi được đi công tác nước ngoài, qua cửa kiểm tra an ninh của sân bay, sau khi kiểm tra hết những đồ mang theo, trên người không để bất cứ vật gì nhưng chiếc máy của an ninh kêu ầm lên, họ tiếp tục kiểm tra lại và hỏi tôi: “Bác có mang theo vũ khí không?. Tôi bảo: “Có, nhưng đó là các mảnh đạn của Mỹ ngụy đang găm trong người tôi chưa lấy ra được”.
“Mãi sau này tôi mới biết được chiếc áo của tôi mặc trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị sau khi đi báo cáo thành tích tại mặt trận B5 hiện đang được giữ lại và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, chiếc áo đó vẫn còn có 1 vết rách trên vai do bị đạn địch bắn sượt qua”, ông Thướng nói.
TIN LIÊN QUAN
Xuân Hải
                                     
                                                    CÓ TUỔI 20 THÀNH SÓNG NƯỚC
 
Bài thơ : Về thăm thành cổ | Tiếng thơ : Quang Đông
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH