Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 33

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Lực Lượng Biệt Kích Của Quân Đội VNCH

Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa Nam California tổ chức Đêm Tình Ca Vinh Danh Đời Lính với chủ đề “Hổ Nhớ Rừng”

12/03/2020
L L DAC BIET 4
Wesminster (Thanh Huy)- - Tại nhà hàng Paracel Seafood Restaurant vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu ngày 6 tháng 3 năm 2020, Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức Đêm Tình Ca Vinh Danh Đời Lính với chủ đề “Hổ Nhớ Rừng”.
Đây là dịp để ghi ơn quý niên trưởng trong binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt và một số các niên trưởng khác ngoài binh chủng đã một thời khoác chinh y lên đường bảo vệ quê hương miền Nam Việt Nam.
Tham dự Đêm Tình Ca Vinh Danh Đời Lính ngoài qúy niên trưởng và gia đình Lực Lượng Đặc Biệt, còn có một số qúy niên trưởng và các chiến hữu thuộc các quân binh chủng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đặc biệt còn có sự tham dự của của các chiến hữu về từ Úc Châu, New Orlean, Tiểu Bang Louisiana và các hậu duệ.

L L DAC BIET 7
Ngoài ra còn có sự hiện diện của cựu Đại Tá Hồ Sĩ Khải và phu nhân, cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu và phu nhân, cựu Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu và phu nhân, Cựu Trung Tá La Tinh Tường…
Mở đầu với nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và phút mặc niệm, trong phút mặc niệm cũng để nhớ về những đồng đội đã hy sinh, đồng bào đã liều thân trên đường vượt thoát tìm tự do.
Trong nghi thức chào cơ,ø chiến hữu Ngô Văn Quy đã nói: “Hễ có tiếng thét hãi hùng của quân giặc từ phương Bắc thì có tiếng hò reo chiến thắng của quân dân ta từ ải địa đầu giới tuyến từ vĩ tuyến 17 đổ vào Nam, nơi mà ý chí gia tài cha ông của Quân Lực VNCH được cụ thể hóa bằng những chiến công sáng rực sử xanh. Tất cả sự chiến đấu đó để gìn giữ một lá cờ. Người lính cũ và lá cờ vàng, là máu của hàng triệu quân dân cán chính đã đổ xuống để gìn giữ cho miền Nam chống lại quân Cộng Sản Bắc Việt và Tàu Cộng. Lá cờ vàng là niềm hãnh diện, là dòng sinh mệnh của dân tộc,”

L LDAC BIET 6
Sau phần nghi thức, chiến hữu Nguyễn Đức Tiến, hội trưởng Lực Lượng Đặc Biệt VNCH Nam California lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn các niên trưởng, quý vị quan khách cùng toàn thể tham dự, ông nói: “Thời gian thoáng qua mau, trải qua bao dâu bể trong đời, từ thời thơ ấu cho đến những năm tháng dài phục vụ trong quân ngũ, đến những ngày tháng lao tù Cộng Sản, tất cả người lính VNCH đều phục vụ cho đất nước với ước mơ tự do, thanh bình no ấm cho nước Việt thân yêu. Tiếc rằng giấc mơ đó chưa thành, trong đó có rất nhiều đồng đội hy sinh cho tổ quốc thân yêu.
Hôm nay chúng tôi cũng xin cảm ơn và đốt nén hương lòng vinh danh tất cả những anh hùng liệt nữ đã hy sinh cho tổ quốc thân yêu để chúng ta có ngày hôm nay. Với chúng ta những người cùng chung lý tưởng trong tổ chức Danh Dự Trách Nhiệm, các chiến sĩ Quân Lực VNCH trong thời chinh chiến ấy đã từng nằm gai nếm mật, đối mặt với quân thù hôm nay còn hiện diện nơi đây.”

LL DAC BIET 1
Trong lúc nay ban tổ chức mời các vị niên trưởng trong Lực Lượng Đặc Biệt Quân Lực VNCH lên sân khấu để vinh danh, trong số có các Niên Trưởng: Phạm Châu Tài, Nhan Hữu Hậu, bà quả phụ Nguyễn Quang Ngọc, Huỳnh Văn Thanh, Nguyễn Văn Vỹ, Hà Kinh Danh, Nguyễn Văn Bảo, Trần Văn Mừng, Mai Bá Trác… Trong lúc nay, ban tổ chức đã lần lượt trao những tấm plaque tri ân đến các niên trưởng.
Trong phần phát biểu, Niên Trưởng Nhan Hữu Hậu đã cảm ơn ban tổ chức và ông cũng đã nhắc lại một vài kỷ niệm đối với những đồng đội đã hy sinh trên các chiến trường, ông tiếp: “Trong cuộc chiến, chúng tôi không mong có được những huy chương, cấp bậc, mà chỉ mong bảo toàn sự sống đồng đội để được trở về. Tôi vẫn giữ mãi tình đồng đội và luôn nghĩ tới những người thương phế binh VNCH ở quê nhà.”

LL DAC BIET 5
“Hổ Xám” Phạm Châu Tài cũng đã xúc động khi kể về những kỷ niệm trong các mặt trận khắp bốn vùng chiến thuật, với 68 ngày nhảy vào trận An Lộc, và trận đánh cho đến giờ phút cuối cùng tại Sài Gòn với tư cách là chiến đoàn trưởng Chiến Đoàn 3 Biệt Cách Dù…
Buổi tiệc bắt đầu, một chương trình văn nghệ xuất sắc, mở đầu với vũ khúc lịch sử “Trấn Thủ Lưu Đồn” do các em thuộc Liên Đoàn Hướng Đạo Lam Sơn trình bày cùng Ban Hợp Ca Bắc Ninh, tiếp theo là những đóng góp của ca sĩ Công Thành và Lynn, ban hợp ca Lực Lượng Đặc Biệt, ban hợp ca Tập Thể Chiến Sĩ Tây Nam Hoa Kỳ cùng các nghệ sĩ than hữu qua những bản nhạc về lính, và những bản tình ca quê hương, đặc biệt các hậu duệ Lực Lượng Đặc Biệt hát ca khúc “Lực Lượng Đặc Biệt Hành Khúc”

LLDACBIET 8
Được biết, Lực Lượng Đặc Biệt như những bóng mờ trong chiến trường, là những toán biệt kích đột phá vào lòng địch, những thanh niên ưu tú ngày ấy vì yêu miền Nam thanh bình no ấm, thương yêu màu cờ sắc áo kiêu hùng của Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt, đã tình nguyện dấn thân chấp nhận mọi hiểm nguy, gia nhập đơn vị để được phục vụ cho tổ quốc và một số đã hy sinh âm thầm lặng lẽ, đem xác thân tô điểm cho đơn vị, cho tổ quốc thân yêu.
Mọi chi tiết liên laic: Nguyễn Đức Tiến (714) 261-7714, Ngô Văn Quy (714) 675-9046, Don Nguyễn (714)412-6515.
 
Thuật lại trận đặc công so tài với cả thầy trò biệt kích VNCH


Nga: “Đặc công Việt Nam thiện chiến “ngoài sức tưởng tượng“

VietTimes -- Khả năng bí mật đột nhập, luồn sâu đánh hiểm, sống còn trong môi trường khốc liệt với sức chịu đựng ngoài sức tưởng tượng, đặc công Việt Nam khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.

Lực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ chuyên luồn sâu đánh hiểm
Lực lượng đặc công Việt Nam đặc biệt tinh nhuệ chuyên luồn sâu đánh hiểm

'Ngoài sức tưởng tượng'
Việt Nam trong thế kỷ 20 đã trải qua 4 cuộc chiến tranh lớn và ác liệt để đấu tranh giành độc lập, bảo vệ tổ quốc với Pháp (1944-1954), Mỹ (1967-1975), chống bè lũ diệt chủng Pol Pot (1975-1978) và chiến tranh biên giới (1979-1980).
Với học thuyết quân sự mang tính cách mạng trong chiến tranh hiện đại mà người xây dựng nên cơ sở căn bản là chủ tịch Hồ Chí Minh, người đưa học thuyết quân sự Việt Nam lên tầm nghệ thuật là đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã hình thành một hệ thống lý thuyết của đấu tranh vũ trang trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Địa hình đất nước Việt Nam dường như rất thích hợp cho một cuộc chinh phục tổng lực của các siêu cường, nhưng lại rất chông gai cho những thế lực hiếu chiến.
Học thuyết quân sự Việt Nam dựa trên sức mạnh của tinh thần yêu nước, mục đích cuối cùng là toàn vẹn lãnh thổ, từ đó hình thành và phát triển các lực lượng vũ trang nhằm đạt được mục đích đó, tư duy chiến lược và tư tưởng chỉ đạo chiến dịch, chiến thuật định hướng theo nhiệm vụ trước mắt và hướng phát triển tiếp theo cũng nhằm mục đích toàn vẹn lãnh thổ. Từ đó nảy sinh những lực lượng đặc biệt đáp ứng yêu cầu thực tế của chiến trường và đối tượng tác chiến. Hình thành nghệ thuật quân sự linh động và sáng tạo qua mỗi thời kỳ.
Lực lượng Đặc công, trên một khía cạnh nào đó được hình thành và phát triển từ học thuyết quân sự Việt Nam. Do phải đấu tranh chống lại kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần, những lý luận ban đầu của tư duy quân sự được hình thành từ chiến tranh du kích, sự phát triển biện chứng của các quân binh chủng dựa trên cơ sở lực lượng chính quy và chiến tranh du kích đã hình thành các đơn vị tác chiến đặc biệt – các lực lượng đặc nhiệm (thực hiện công tác đặc biệt). Và hiệu quả của nó đã khiến cho các lực lượng quân sự thiện chiến nhất phải kinh hoàng.
Từ những chương trình huấn luyện của Team Six, SFC Thụy sĩ, GSG-9 của Đức, SBS Hải quân của Anh, Seal của Hải quân Mỹ, lực lượng Denphil, Vampel của Nga, có thể thấy được những dấu ấn rất đặc thù của Đặc công Việt Nam, đó là khả năng bí mật đột nhập, khả năng luồn sâu, khả năng phá hoại và tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, khả năng sống còn trong môi trường đặc biệt khó khăn (rừng hoang nhiệt đới, đầm lầy, sông hồ, trên biển, trên sa mạc) với sức chịu đựng vượt ngoài sự tưởng tượng của con người.
Hình thành và phát triển trong cuộc chiến tranh dữ dội và khốc liệt chống lại một siêu cường quân sự, hùng mạnh cả về binh lực và phương tiện chiến tranh hiện đại, những phương thức và kỹ năng tác chiến của Đặc công Việt Nam đã trở thành một nguy cơ đe dọa nghiêm trọng luôn thường trực cùng quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Những đòn tấn công vào những nơi được canh giữ cẩn mật nhất, lực lượng đặc công phá hủy các sân bay quân sự, kho tàng, bến cảng, tiêu diệt các đoàn vận tải quân sự, ngăn chặn và gây tổn thất nặng nề các cuộc hành quân, đánh phá các căn cứ quân sự và bắt hoặc tiêu diệt các sĩ quan cao cấp trong quân đội Mỹ và Sài Gòn, thậm chí lực lượng Đặc công – Biệt động còn tiến hành các trận tập kích hỏa lực ngay giữa nội đô thành phố. Đặc công – biệt động đã biến miền Nam trở thành một chiến trường không có hậu phương và không có bất cứ một nơi nào an toàn cho quân đội Mỹ.

Đột nhập căn cứ địch.
Ngay từ cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, lực lượng bộ đội “đặc biệt tinh nhuệ” đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực tác chiến hiệu quả trước một đội quân thường trực chiến đấu chuyên nghiệp, vũ khí trang bị hiện đại của Pháp và lực lượng lính đánh thuê lê dương.
Lực lượng lê dương thực tế là một đội quân chiến tranh chuyên nghiệp có khả năng tác chiến tốt nhất và nguy hiểm nhất của quân đội Pháp. Nhận xét về lính lê dương của cựu binh trung sĩ trung sĩ Claude-Yves Solange: “Có thể sẽ là quá khoa trương khi nói về đội quân lê dương, nhưng trong lực lượng này tham gia chiến đấu là những chiến binh thật sự, không chỉ có người Pháp, có cả người Đức, Scandinavia, Nga, Nhật Bản, thậm chí một số người Nam Phi, Đức và cả người Nga. Toàn những chiến binh bẩm sinh ra dành cho chiến tranh”.
Quân đội Pháp cũng có những lực lượng đặc nhiệm, được tổ chức từ các quân nhân SS cũ, đã chiến đấu trên chiến trường thành các lữ đoàn biệt kích luồn sâu phá hoại và tấn công. Tuy bộ đội Việt Minh không có các phương tiện chiến tranh hiện đại, nhưng họ có những vũ khí vô cùng lợi hại khác. Những chiến sĩ Việt minh hiểu biết sâu sắc địa hình và các kỹ thuật chiến đấu bí mật, bất ngờ.
Thời điểm đầu tiên, cuộc chiến vô cùng khó khăn gian khổ. Các trận đánh thông thường đều có những tổn thất nặng về người, dưới sự chỉ đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bộ đội Việt Minh đã thay đổi cách chiến đấu. Phải thừa nhận rằng, lực lượng đặc nhiệm là sự phát triển cao độ của du kích quân, và người Việt Nam là những chiến sĩ du kích giỏi nhất thế giới.
Các lực lượng bộ đội đặc biệt tiến hành các đợt trinh sát luồn sâu và chiến đấu trong lòng địch, trong các đội quân đó, điển hình là các chiến sĩ cảm tử với khẩu hiệu “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đó là những chiến sĩ công kiên trên các tuyến phòng ngự dày đặc đồn bốt địch, họ mang theo thuốc nổ (bộc phá) và mở con đường tấn công cho các lực lượng công kích, cửa mở qua các tuyến hàng rào dây thép gai, chông mìn và lưới đạn súng máy dày đặc luôn thấm đẫm máu và lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảm tử.
Phương thức tác chiến khởi điểm ban đầu là tác chiến Mật tập (bí mật đột nhập hệ thống phòng ngự đồn bốt) kết hợp với tác chiến Cường tập (sử dụng lực lượng tập trung công đồn).
Trong những giai đoạn này đã hình thành hai lữ đoàn đặc công bộ đầu tiên là 112 và 113. Kết hợp với tác chiến trên bộ là sự phát triển của đặc công nước nhằm tấn công các tuyến đường vận tải đường sông của đối phương, đặc biệt là khu vực Miền Nam Việt Nam, nơi có nhiều sông rạch và kênh vận tải, yểm trợ hỏa lực.
Các trận đánh khốc liệt trên sông nước miền Nam đã hình thành lực lượng đặc công “Rừng Sác” đầu tiên. Những chiến công của họ đã bẻ gẫy mọi ý đồ chiến trang và đưa Lực lượng vũ trang Việt Nam từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ngày một lớn hơn.
Những năm 1953 –1954 là những năm phát triển mạnh mẽ nhất của các lực lượng đặc nhiệm Việt Minh khi những lực lượng nhỏ, được trang bị tốt và có kỹ năng tác chiến hoàn hảo, từ các chiến khu Miền Nam tấn công mạnh mẽ vào các đơn vị phòng ngự của quân đội Pháp.
Họ đã gây những tổn thất nặng nề về binh lực, đồng thời những đòn tiến công liên tiếp vào sân bay, kho tàng quân sự, các đoàn congvoa quân sự và các tuyến đường vận tải trên khắp đất nước đã phá hủy hoàn toàn tham vọng xây dựng 18 binh đoàn cơ động mạnh của tướng Nava và đẩy quân đội Pháp vào một trận đánh cuối cùng Điện Biên Phủ, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Đặc công Miền Nam với lời thề Quyết tử.
Đặc biệt tinh nhuệ, lẫy lừng chiến công 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy, cùng với định hướng xây dựng quân đội chính quy, các đơn vị trinh sát biệt động đã có những bước đi ban đầu khá mạnh mẽ. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, đã có quyết định xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không, lữ đoàn dù 305 đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có căn cứ tại Bắc Giang.
Lực lượng nhảy dù bao gồm các cán bộ đặc nhiệm cốt cán, được huấn luyện tại Trung Quốc, sau đó, các sĩ quan đặc nhiệm đã biên chế thành lữ đoàn dù và tiến hành các công tác huấn luyện, thực hành chiến đấu với các huấn luyện viên Liên Xô (5 chuyên gia). Cuộc đấu tranh chính trị đòi thực hiện hiệp định Genève ở Miền Nam đã chuyển thành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng.
Từ miền Bắc, các lực lượng đặc nhiệm đã hành quân theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử, tiếp cận chiến trường Miền Nam, xây dựng các lực lượng đặc công, biệt động tại chỗ trên các chiến khu. Từ đó, hình thành các đơn vị đặc nhiệm chính quy của Quân Giải phóng nhân dân Miền Nam Việt Nam, những đơn vị bán chính quy (dân quân du kích) trên khắp miền Nam.
Được huấn luyện trong các chiến khu, kỹ thuật tác chiến của đặc công được phát triển và nhân rộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, từ đột nhập các khu căn cứ địch dưới nhiều hình thức, vận chuyển vũ khí khí tài vào hậu phương trong lòng địch đến các trận đánh bí mật bất ngờ, các lực lượng đặc công hình thành ở tất cả các binh chủng trên chiến trường, được phân chia thành hai ba mô hình chiến thuật tổ chức lực lượng – trinh sát đặc công, đặc công và biệt động.
Các lực lượng trinh sát đặc công thường tác chiến trong đội hình của một đơn vị binh chủng hợp thành, thực hiện nhiệm vụ trinh sát và khi cần, sẵn sàng tiến hành các đòn tiến công mở đầu cho một trận đánh, các lực lượng đặc công thủy và bộ có những trận đánh độc lập hoặc phối thuộc, là một binh chủng riêng biệt, các lực lượng biệt động là những lực lương bán chính quy, tập trung chủ yếu ở hậu phương của đối phương, biệt động có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, từ tình báo chiến dịch chiến thuật, tấn công các mục tiêu quan trọng hoặc có ý nghĩa chính trị lớn (các nhân vật quan trọng của đối phương) đến các hoạt động phá hoại, bắt tù binh và hỗ trợ các chiến dịch tuyên truyền.
Chỉ tính riêng trong tháng 2.1964 đã diễn ra 7 cuộc tấn công tiêu diệt các đối tượng nguy hiểm của chính quyền Sài Gòn và của quân đội Mỹ, các đòn tấn công của các chiến sĩ biệt động nhằm cả vào các nhân vật quan trọng của Mỹ như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tướng William C. Westmoreland-Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Những đòn tấn công của đặc công Việt Nam diễn ra khắp mọi nơi, kể cả những khu vực được coi là căn cứ quân sự được bảo vệ tốt nhất và chắc chắn nhất trên thế giới như Tổng kho Long Bình, sân bay Tân Sơn Nhất, các khách sạn dành riêng cho các sĩ quan cao cấp Mỹ và cuối cùng mục tiêu là đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công ngày 30.3.1965.
Mục tiêu tác chiến của đặc công các binh chủng (đặc công, trinh sát đặc công công binh, đặc công pháo binh – tên lửa) chủ yếu nhằm vào các kho tàng bến cảng và căn cứ quân sự, đặc biệt nhất là sân bay – vốn là chỗ dựa hỏa lực chính và cũng là ưu thế mạnh nhất của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, trận đánh đầu tiên vào sân bay Biên Hòa từ 31.10 đến ngày 1.11.1964 đã gây tổn thất nặng nề cho quân đội Mỹ, phá hủy 15 máy bay, tiêu diệt nhiều binh sĩ Mỹ, tiếp theo đó là trận tập kích và trại Holloway gần Pleiky 7-8.02.1965 (8 quân nhân Mỹ chết, 106 bị thương, 5 máy bay trực thăng bị phá hủy).
 Lực lượng đặc công Miền Nam trong chiến tranh chống Mỹ
Trong các trận tấn công liên tiếp vào các căn cứ kho tàng hậu cần kỹ thuật như trận tấn công vào kho xăng Esso ngày 5.8.1965 ở Đà Nẵng đã đốt cháy 10 triệu lít xăng, mất 40% tổng dự trữ xăng dầu của Mỹ ở Việt Nam.
Ngoài ra, các lực lượng đặc công còn tiến hành các trận pháo kích vào các khu sân bay dã chiến, các sở chỉ huy và các địa điểm quan trọng của thành phố Sài Gòn, như trận tập kích hỏa lực súng cối ngày 27.10.1965 kết hợp với mật tập đã tiêu diệt hàng chục máy bay trực thăng chiến đấu tại căn cứ Mably Mauthen gần Phú Bài của lính thủy đánh bộ Mỹ.

Kho xăng nhà Bè bị đốt cháy năm 1968.
Tổng kết toàn bộ thành tích của Đặc công QĐNDVN trong chiến tranh đã phá hủy 1.600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9.000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu, hàng nghìn máy bay chiến đấu các loại.
Cắt hàng rào dây thép gai.
Trinh sát đặc công.
Máy bay F-4C bị đặc công tiêu diệt tại sân bay .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đặc công trên bộ là đặc công nước Việt Nam, số lượng và kỹ năng tác chiến của lực lượng này vượt xa tất cả những hiểu biết về khả năng tác chiến ngầm của tất cả các lực lượng trên thế giới.
Theo báo cáo của lực lượng tình báo hải quân Mỹ, đến năm 1969 trên chiến trường Miền Nam có 3 tiểu đoàn, 4 đại đội và hai trường huấn luyện đặc công nước ở ngay miền Nam. Ngoài ra còn có trung đoàn đặc công nước số 126 hoạt động gần khu vực vĩ tuyến 17.
Lực lượng đặc công nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đánh chìm chiến hạm USS Card với nhiều máy bay trực thăng chiến đấu trên boong tàu vào 02.05.1964, tàu USS Baton Rouge Victor 23.8.1966 cùng với hàng ngàn tàu xuồng vận tải chiến đấu và kho tàng bến cảng. Có những thời điểm đặc công nước đã phong tỏa cả quân cảng Cam Ranh, gây nhiều tổn thất cho hoạt động cung cấp trang thiết bị, khí tài quân sự đường biển cho quân đội Mỹ.
Chiến dịch chiến đấu tiến công lớn nhất và cũng là quan trọng nhất, chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới về sử dụng lực lượng đặc nhiệm là tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Lực lượng đặc công, biệt động, trinh sát đặc công kết hợp với các lực lượng vũ trang toàn miền Nam tiến hành một cuộc tấn công và nổi dậy trên toàn bộ chiến trường, tập kích vào tất cả các cơ quan đầu não, căn cứ quân sự của Mỹ.
Điển hình nhất là cuộc tấn công vào tòa đại sứ Mỹ, một pháo đài thật sự ở giữa Sài Gòn. Cuộc tập kích đã tiêu diệt và làm bị thương gần 190 quân nhân Mỹ, nhưng quan trọng hơn cả, nó đánh gãy tư tưởng chiến lược chiến tranh của quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã tiêu hủy mọi hy vọng giành thắng lợi ở chiến trường và làm dấy lên cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam ở Mỹ và khắp thế giới.

Đòn tấn công của đặc công biệt động vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Trong chiến tranh khốc liệt, lực lượng đặc công cũng được biên chế tổ chức và xây dựng theo hướng hiện đại. Hình thành các đơn vị trinh sát, các đơn vị đột kích luồn sâu. Trong đó có đoàn bộ đội đặc công 198 được tổ chức biên chế theo hướng hiện đại đầu tiên. Tính đến năm 1975. lực lượng vũ trang Việt Nam có khoảng 47 tiểu đoàn và 13 đại đội độc lập.
Một trong những lực lượng đặc công ít người biết đến là lực đặc nhiệm tác chiến trên đường Trường Sơn với nhiệm vụ chống các toán biệt kích phá hoại của quân đội Mỹ. lực lượng này có nguồn gốc từ Lữ đoàn 305 bộ đội nhảy dù, theo các báo nước ngoài thì có khoảng 9 tiểu đoàn tác chiến dọc tuyến đường Trường Sơn, được huấn luyện theo phương pháp biệt kích.
Các đơn vị này đã trực tiếp đối đầu với các lực lượng biệt kích của sư đoàn đổ bộ đường không số 1 Mỹ trong khu vực A Sầu – A Lưới và đường 9 Nam Lào. Lực lượng đặc nhiệm đã chiến đấu rất quyết liệt, đánh thiệt hại nặng nhiều đơn vị thám báo, biệt kích của đối phương.

Những binh sĩ Mỹ bị thương trên chiến trường mong chờ cứu hộ.
Các hoạt động tác chiến của bộ đội Đặc công Việt Nam không giới hạn ở đường biên giới, khi chiến tranh mở rộng, các căn cứ quân sự của Mỹ ở Campuchia và ở Thái Lan cũng bị tấn công bởi lực lượng đặc công. Trận đánh khá nổi tiếng Lima Site 85 trên đỉnh Phathi thuộc biên giới Lào đã tiêu diệt căn cứ radar trinh sát dẫn đường và chỉ huy tác chiến đường không của Mỹ.
Đặc công Việt Nam cũng nhiều lần tập kích các căn cứ không quân Mỹ ở Udon và Utapao. Đặc biệt, trận tập kích của lực lượng đoàn 1 Đặc công đã đánh thiệt hại nặng 8 máy bay ném bom B-52 của Mỹ ở căn cứ Utapao.
 Đặc công Hải quân giải phóng đảo Song Tử Tây
Trong chiến tranh biên giới, lực lượng Đặc công Việt Nam cũng là những lực lượng chính quy đầu tiên tham chiến chống lại lực lượng đặc nhiệm “Sơn cước”. Đồng thời tiến hành những hoạt động tập kích phục kích tiêu diệt cả đoàn vận tải quân sự và cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật xăng dầu của đối phương, đánh chặn những đợt đột nhập của các lực lượng biệt kích đối phương trên các tuyến đường biên giới.
Thực tế cho thấy, nếu so với các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, Đặc công Việt Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất, có kỹ năng chiến đấu hoàn hảo nhất và cũng có nhiều kinh nghiệm tác chiến tốt nhất trong môi trường chiến trường phức tạp và lực lượng đối phương mạnh hơn gấp nhiều lần. Không có được sức mạnh yểm trợ của hỏa lực đường không và các loại khí tài hiện đại, với kỹ năng tác chiến và sức chịu đựng vượt ngoài giới hạn con người, lực lượng Đặc công Việt Nam là một mô hình lực lượng mà hầu hết các lực lượng đặc nhiệm, bao gồm cả Lực lượng Hải cẩu Mỹ, lực lượng Vampel của Nga đều nghiên cứu và học tập.


 
Đặc Công Giải Phóng Vượt 9 Hàng Rào Kẽm Gai Chinh Phục Tổng Kho LONG BÌNH Khiến VNCH Ngỡ Ngàng

Tổng thống Hàn Quốc gọi lính đánh thuê ở Việt Nam là 'cứu tinh kinh tế nước nhà'

Ông Moon Jae-in nhấn mạnh rằng "nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh (của những người lính) đã tham gia chiến tranh Việt Nam".

Trong bài phát biểu nhân Ngày tưởng niệm những người lính Hàn Quốc đã hy sinh cuộc sống của họ vì lợi ích quê hương (Memorial Day), tân tổng thống mới được bầu của Hàn Quốc Moon Jae-in đã bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những người tham gia chiến tranh Việt Nam, nêu bật tinh thần yêu nước đặc biệt của họ.

Tổng thống Hàn Quốc gọi lính đánh thuê ở Việt Nam là 'cứu tinh kinh tế nước nhà'
Tuy nhiên, những lời này đã gây ra phản ứng khác nhau trong xã hội Hàn Quốc.

Thực tế là khi phái quân đi đánh thuê trong chiến tranh Việt Nam, Hàn Quốc đã được Mỹ viện trợ để phát triển kinh tế — một thực tế ai cũng biết. Nhưng tại Việt Nam, nơi mà hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến tranh tàn bạo đó, tinh thần ái quốc như vậy của ông Moon Jae-in có thể được tiếp nhận là thái độ chủ nghĩa dân tộc. Chưa kể đến rằng tuyên bố bất cẩn của tổng thống Hàn Quốc động chạm tới cảm xúc của người dân Việt Nam.

Phát biểu vào hôm thứ Ba tại Nghĩa trang tưởng niệm quốc gia ở Seoul (Seoul National Cemetery), ông Moon Jae-in nhấn mạnh rằng "nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh (của những người lính) đã tham gia chiến tranh Việt Nam".

"(Những người tham gia chiến tranh) không chút do dự đáp lại tiếng gọi của Hàn Quốc, và âm thầm thực hiện nhiệm vụ của họ trong miền nhiệt đới và rừng núi. Đây là tinh thần yêu nước… Nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm vì bệnh tật và vết thương (mà những người lính ấy) đã nhận được khi tham chiến ở nước ngoài. Tôi sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng chúng ta trung thực trả họ món nợ đó. Đây là những gì mà nhà nước nên giải quyết", — ông Moon Jae-in cho biết.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Heo Seok-Ryeol ở trường đại học Chungbuk, tổng thống nên đuổi việc những người đã soạn cho ông ấy bài phát biểu như vậy, hoặc ít nhất nên xem trước kỹ càng hơn những gì họ viết.

"Nếu như Thủ tướng Nhật Bản cũng phát biểu theo kiểu ông Moon Jae-in, ông ấy sẽ nói rằng "nền kinh tế của chúng ta đã sống sót được nhờ những người Hàn Quốc đã đổ máu trong cuộc đấu tranh Triều Tiên"… Trước đây đã từng có những phát biểu như vậy…" — giáo sư viết trên Facebook.

Nhiều dân mạng Hàn Quốc cũng đã bày tỏ sự bất bình của với sự đánh giá của tổng thống.

"Không hiểu vì lý do gì, những người phụ nữ của chúng ta làm việc tại các nhà máy (trong điều kiện vô cùng khó khăn) tự nhiên cũng biến thành người yêu nước. Nói chung, đơn giản là có người dường như không thể tách rời khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của mình ra khỏi nhiệm vụ lãnh đạo nhà nước." — một người sử dụng mạng xã hội bình luận.

Đến lượt mình, Quỹ Hòa bình Hàn Quốc-Việt Nam hôm qua ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại về sự thiếu hiểu biết của Tổng thống trong vấn đề lính đánh thuê Hàn Quốc tham gia chiến tranh Việt Nam.

"Chúng tôi chân thành hy vọng rằng chính quyền ông Moon Jae-in sẽ thực hiện nhiệm vụ quốc gia của mình, dựa trên sự kiểm tra nghiêm túc và làm rõ tất cả các tình huống chiến tranh ở Việt Nam", — giám đốc Quỹ Hòa bình Hàn Quốc-Việt Nam Kang Woo-Il tuyên bố.

Theo SPUTNIK

  

Đặc Công Việt Nam Đối Đầu Mãnh Hổ Rồng Xanh HQ 1967 – Chiến Thắng Đầy Ngoạn Mục
Trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967: “Xé xác Rồng Xanh, Phanh thây Mãnh Hổ, quyết trả thù cho đồng bào”
Trước năm 1965 chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đã gửi các đơn vị quân y và các võ sư sang tham gia vào các hoạt động giao lưu với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nhằm dọn đường cho việc tham gia chính thức vào chiến trường Việt Nam sau này.
Từ năm 1965 trở đi lần lượt các đơn vị chiến đấu của Đại Hàn lần lượt cập bến quân cảng Đà Nẵng và chính thức tham chiến.
Đó là Sư đoàn bộ binh Capital có cái tên rất kêu “Mãnh hổ” đóng quân ở Qui Nhơn, tiếp theo là sư đoàn bộ binh “Bạch Mã” đóng ở Phú Yên, Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến “Rồng Xanh” đóng quân tại Quảng Ngãi, Hội An
So với lực lượng giải phóng quân của ta thì quân Hàn Quốc được huấn luyện rất bài bản và được chọn lựa kỹ càng. Chúng rất thành thạo về các chiến thuật “phản” du kích, kỹ chiến thuật điêu luyện. Được huấn luyện đào tạo theo các giáo trình huấn luyện biệt kích của Mỹ, chúng rất gan lỳ và được đầu độc nặng nề về lòng căm thù chế độ Cộng sản.
Ngoài ra ngay cả người Mỹ cũng phải kính nể về trình độ võ thuật của lính Hàn Quốc. Tiêu chuẩn của binh lính tham gia vào các đơn vị kể trên là phải có trình độ cao đăng môn Teakwon-do hoặc Happkido truyền thống của Đại Hàn.
Lính Hàn Quốc có thể độc lập tác chiến và tự tìm cách duy trì sự sống trong rừng sâu khi bị lạc đơn vị trong chiến đấu một thời gian tương đối lâu. Chúng nghiên cứu quy luật chiến đấu và hoạt động của du kích ta rất kỹ lưỡng và đối phó khá hiệu quả trong thời gian đầu.
Chúng tổ chức các đợt càn quét lớn và rộng, đêm đêm chia quân đi phục kích các vị trí nghi ngờ với sự kiên trì và tính kỷ luật cao độ. Khi đi càn chúng luôn luôn đi đầu, trực thăng Mỹ và pháo binh yểm trợ trên đầu và bộ binh Mỹ ủng hộ vòng ngoài.
Quân Hàn Quốc hoạt động gần như là độc lập với quân VNCH và không tin tưởng vào đồng minh trong vấn đề tác chiến. Chúng sẵn sàng nổ súng tiêu diệt mà không cần bắn cảnh cáo khi có một dân vệ VNCH đi lạc đường vào khu vực mà chúng chiếm giữ.
Quân ta gặp khá nhiều khó khăn và tổn thất khi đối đầu với lính Hàn Quốc. Chúng rất lỳ lợm trong việc phục kích và khủng bố dân trong các vùng chiếm đóng với cách thức hết sức dã man.
Tướng Chae Myung Shin, người khôn ngoan đề nghị không ký hiệp ước về chỉ huy quân Hàn Quốc tại Nam Việt Nam.
Quân đội Hàn Quốc gây ra rất nhiều tội ác man rợ, trời không dung đất không tha như giết hại cùng một lúc 500 dân làng ở Tịnh Sơn Sơn Tịnh Quảng Ngải với thành phần chủ yếu là người già trẻ em và phụ nữ để khủng bố răn đe mọi người không được ủng hộ du kích và trả thù cho những tên bị quân ta tiêu diệt…
Tư lệnh miền đã nhận được rất nhiều thư tố cáo và yêu cầu trừng trị lũ giặc đánh thuê man rợ của chi hội phụ nữ và dân trong vùng bị chúng chiếm đóng.
Quân ta đã tập trung lại và thề tiêt diệt bọn Đại Hàn để trả thù cho các chiến sĩ và đồng bào hy sinh vơi khẩu hiệu viết bằng máu: “Xé xác Rồng Xanh, Phanh thây Mãnh Hổ! Máu phải trả bằng máu, quyết trả thù cho đồng bào Bình Sơn, Sơn Tịnh bị Nam Triều Tiên sát hại”.
Các chiến sĩ ta và trận với quyết tâm cao cùng với vành khăn tang trắng quấn trên đầu để tưởng nhớ những đồng bào bị giặc sát hại. Và các hoạt động “Khai tử Rồng Xanh ” liên tục diễn ra.
Vào một ngày giữa năm 1966, như thường lệ lính Hàn Quốc lên trực thăng đi càn khá đông, chúng đổ bộ xuống một cánh đồng mà không biết đã có tiểu đoàn 48 quân giải phóng bố trí trận địa bao vây phục sẵn.
Đợi bọn giặc vào thật gần cả tiểu đoàn đồng loạt nổ súng, địch bị bất ngờ chống cự yếu ớt và tháo chạy tìm đường thoát thân. Quyết không để kẻ thù chạy thoát quân ta nhất loạt xung phong truy kích tiêu diệt địch. Cuối trận đánh địch hầu như bị tiêu diệt toàn bộ, bỏ lại hơn 200 xác chết, chỉ có một số ít tháo chạy được.
Sau đó, nhiều đại đội Hàn Quốc bị tiêu diệt gọn trong các trận bao vây và phục kích của ta. Địch bắt đầu hoang mang và chùn tay hơn khi đi càn quét.
Tuy nhiên, tinh thần của chúng chỉ gục ngã hẳn sau một trận đánh lớn, trận đánh giáng một đòn mạnh vào quân đội Hàn Quốc rung động đến cả Seoul và làm Tổng thống Park Chung Hee phải điên đầu. Đó là trận tấn công một tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn “Rồng Xanh” nổi tiếng tàn ác khát máu đóng đóng tại đồi tranh Quang Thạnh tỉnh Quảng Ngãi vào năm 1967.
Trận đánh này có ý nghĩa rất lớn, nó củng cố tinh thần cho quân giải phóng, làm hả lòng hả dạ đồng bào Quản Ngãi nơi quân giặc đã gây ra nhiều tội ác tày trời. Làm tan rã ý chí chiến đấu và sự hung hăng của quân Hàn Quốc đánh thuê.
Đặc biệt, trận này không phải là ta phục kích đánh lẻ tẻ mà đánh tiêu diệt xoá xổ một lực lượng cỡ tiểu đoàn trong một căn cứ phòng ngự vững chắc được kết cấu bởi một hệ thống các công sự phòng ngự kèm các lô-cốt cố thủ bao quanh bởi một hệ thống dây kẽm gai gài mìn nhiều tầng được giám sát bảo vệ bởi các tốp lính đi tuần và canh gác cẩn mật.
Diễn biến trận Quang Thạnh ngày 15/2/1967
Tư lệnh miền đã cân nhắc rất kỹ các kế hoạch tấn công vào cứ điểm đồi tranh Quang Thạnh. Mục tiêu của ta đề ra là phối hợp các tiểu đoàn chiến đấu vận động bí mật tiếp cận mục tiêu theo hình thức đặc công. Đến nơi tạo 4 cửa mở ở bốn góc bằng cách gài bộc phá để phá đồng loạt các hàng rào dây kẽm gai sau đó đồng loạt xung phong tiến vào tiêu diệt quân địch trong cứ điểm bằng AK, lựu đạn và súng phun lửa kết hợp với DKZ và B-40 ở bên ngoài.
Yếu tố bất ngờ đóng vai trò chủ đạo và trận đánh phải sẽ diễn ra vào khoảng 10 giờ tối và phải kết thúc trước càng nhanh càng tốt trước khi trời sáng để đề phòng quân địch ở các căn cứ khác kéo đến tiếp viện và hạn chế hoả lực của phi pháo bắn tiếp cứu
Trận đánh bắt đầu đúng như kế hoạch, ta dùng 4 mũi tấn công bí mật tiếp cận từ các hướng, giữa các mũi tấn công luôn luôn đảm bảo liên lạc thông suốt với nhau và với ban chỉ huy trận đánh. Tuy nhiên do rải lộ tiêu không tốt mà một mũi tấn công bị lạc đường mất liên lạc và không đến vị trí tập kết được.
Mặc dù chỉ còn ba mũi nhưng ta vẫn quyết định tấn công cứ điểm. Ta đã thành công trong việc bịt mắt bọn đi tuần và bọn gác bên ngoài. 3 mũi bí mật tiếp cận các cửa mở và đã đặt bộc phá xong, chỉ huy trận đánh ra lệnh đồng loạt phát hoả để mở các cửa.
Sau những tiếng nổ của bộc phá và DKZ, B-40 cùng lựu đạn. Quân ta nhất loạt xung phong đột phá qua các cửa mở dùng AK bắn xối xả vào các giao thông hào, các ụ phòng ngự có đặt trung liên, và các khu dã chiến cho lính ngủ nửa chìm nửa nổi.
Bọn địch bị hoàn toàn bất ngờ , vòng ngoài nhanh chóng bị hoả lực của ta tiêu diệt. Số còn lại lùi vào bên trong vừa phản kích dữ dội vừa tìm cách tập trung lực lượng dựa vào các lô cốt phòng ngự. Nắm được ý đồ của địch, ta vừa tăng cường sức tiến công vừa bao vây chia cắt địch theo từng khu vực để tiêu diệt và gọi hàng.
Mặc dù sức tấn công của ta mạnh ở 3 mũi nhưng do thiếu một mũi tấn công thứ tư cho nên việc chia cắt cô lập địch thành các khu nhỏ để bao vây tiêu diệt triệt để trở nên khó khăn. Quân Hàn Quốc dựa vào các lô-cốt hầm ngầm điên cuồng chống cự bằng trung liên, nhất quyết không đầu hàng. Ta dùng súng phun lửa và lựu đạn tiêu diệt các ụ phòng ngự ngoan cố này.
Đến gần sáng, ta làm chủ phần lớn cứ điểm, căn cứ ngổn ngang xác địch. Do sơ hở, ta để một đại đội thuộc sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ từ bên ngoài đánh vào tiếp cứu và chúng co cụm vào 2 lô-cốt kiên cố nhất ở trên cao, dùng hoả lực chống cự quyết liệt…
Lúc này phi pháo ở bên ngoài bắn vào dữ dội hơn. Do bên trong căn cứ lúc này chủ yếu là quân ta cho nên chỉ huy trận đánh ra lệnh giải quyết số thương binh tử sĩ và rút lui dần vì nếu kéo dài đến sáng sẽ không có lợi.
4 giờ sáng quân ta rút lui an toàn ra khỏi căn cứ đồi tranh Quang Thạnh.
Mặc dù không tiêu diệt được 100% quân số địch, không bắt được tù binh nhưng số mà ta tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu đủ để xoá sổ tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ của Lữ đoàn Rồng Xanh đóng tại đây. Trận này ta tiêu diệt tại chỗ 420 lính Hàn Quốc (chúng có khoảng 500 tên trong căn cứ).
Đây là một trận đánh lớn, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đánh qụy Lữ đoàn thuỷ quân lục chiến Rồng Xanh, giáng một đòn chí tử vào đội quân đánh thuê tàn ác, củng cố tinh thần cho bộ đội khu Năm về khả năng đánh địch trong cứ điểm phòng ngự kiên cố.
Âm vang của trận đánh lớn đến nỗi làm lình Hàn Quốc sống sót mất hết tinh thần. Sau trận đánh, sáu tên lính Park Chung Hee ở một đơn vị Rồng Xanh đã rút chốt lựu đạn tự tử tập thể, một số tự bắn vào chân để phản đối lệnh đi càn của chỉ huy.
Ở các nơi có bọn Đại Hàn đóng quân, một số đem súng tìm du kích để đầu hàng. Một số thông qua dân nhắn bộ đội giải phóng đừng có bắn chúng, đổi lại chúng sẽ chỉ đi càn lấy lệ
Sau chiến thắng này bà con ta hả lòng hả dạ và yên tâm bám đất ủng hộ du kích kiên quyết không vào các ấp chiến lược do địch cưỡng chế.
- Trần Phiệt -


  
Đặc công - Biệt động Sài Gòn: Nỗi khiếp sợ của Mỹ ngụy

Những chiến công vang dội của Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thứ Sáu, 17/09/2010, 03:26:00
Là lực lượng đặc biệt (nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử), hoạt động ở một chiến trường đặc biệt (nội ô Sài Gòn  - trong thời gian chống Mỹ là thủ đô của địch, nơi kẻ địch canh phòng cẩn mật, bố trí lực lượng dày đặc...) cho nên ngay từ khi mới ra đời, lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã tuyệt đối chấp hành nguyên tắc bí mật tối đa. Lực lượng được tổ chức thành từng tổ, liên tổ, hoạt động đơn tuyến; cán bộ, chiến sĩ phải tinh thông nhiều nghề nghiệp trong xã hội, rất am hiểu tập quán, phong tục ở địa phương nơi mình hoạt động, phải có trình độ giao tiếp, làm tốt công tác binh địch vận. Đặc biệt là công tác vận động quần chúng, thực hiện năm bước công tác cách mạng trong xây dựng lực lượng. Mỗi chiến đấu viên biệt động phải tự xây dựng lấy cơ sở để tồn tại trong lòng địch (ở, cất giấu vũ khí, liên lạc với trên), tham gia các phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Muốn tồn tại và bám lấy chiến trường thì phải ba hóa (công khai hóa, có giấy tờ hợp pháp, địa phương  hóa). Muốn phát triển được lực lượng và che mắt địch thì phải ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng với quần chúng đấu tranh). Qua đấu tranh mà phát hiện được người tích cực dũng cảm và kết nạp họ vào đội ngũ chiến đấu.
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cấp ủy sớm có chủ trương về tổ chức lực lượng vũ trang, bán vũ trang mở rộng đến các ban, ngành, đoàn thể (công, nông, thanh, phụ). Các lực lượng này đã kết hợp được với du kích vùng ven, tạo ra thế liên hoàn từ trong ra ngoài và đã dấy lên một phong trào du kích chiến tranh ngay trong sào huyệt địch, huy động được sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân ở các vùng ven đô thị. Với quy mô lực lượng được phát động xây dựng, đã hình thành lực lượng biệt động nhiều cấp nhằm phục vụ trực tiếp các yêu cầu về nhiệm vụ   vũ trang của cấp mình đề ra. Do đó, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng biệt động đã tổ chức đánh địch liên tục trên đường phố, đánh vào nơi sinh hoạt ăn chơi, nơi ở của chúng (có tháng biệt động thành phố đã đánh nhỏ, lẻ 127 vụ). Các hình thức chiến thuật luôn thay đổi, mỗi trận xuất hiện một kiểu đánh mới, thay đổi một loạt vũ khí cho phù hợp hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu. Các chiến đấu viên phải sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị nhằm phát huy tính năng, hiệu quả trong chiến đấu. Ngoài ra còn phải nắm vững các quy ước về ám, ký, tín hiệu trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trong suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), Ban công tác thành và Tự vệ thành đã tiến hành các công tác trừ gian, diệt ác, đột phá kho tàng hậu cần của địch kết hợp công tác tuyên truyền vận động quần chúng, tạo dựng thanh thế của cách mạng. Qua đó, thật sự duy trì được phong trào đấu tranh cách mạng ở vùng đô thị Sài Gòn, trung tâm điều hành chiến tranh của bọn thực dân đế quốc và tay sai. Các hoạt động vũ trang đã góp phần đập tan âm mưu thành lập Nhà nước "Nam Kỳ tự trị"; đốt cháy kho tàng (vụ đốt kho đạn Thị Nghè); vụ tiêu diệt tên thực dân Ba-din khét tiếng gian ác; những tháng cuối năm 1947, các Ban công tác thành được biên chế thành ba đơn vị quyết tử nằm trong đội hình cấp tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là tiểu đoàn quyết tử 950. Đến giữa năm 1951, Trung ương Cục điều chỉnh chiến trường Nam Bộ thành hai Phân liên khu. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn được mở rộng để thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhờ có sự lãnh đạo tập trung thống nhất cả về chính trị - quân sự nên phong trào du kích chiến tranh ở nội đô và vùng ven được giữ vững và phát triển. Bước vào chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, phối hợp chiến trường Điện Biên Phủ, lực lượng biệt động và đặc công đã tổ chức tập kích kho hậu cần liên hợp của quân Pháp nằm bên cạnh sân bay Tân Sơn Nhất vào đêm 31-5 rạng ngày 1-6-1954, kết quả: hơn mười nghìn tấn bom đạn các loại, hàng triệu lít xăng, dầu bị thiêu hủy; hàng trăm tên lính Ấu Phi bị thương vong. Chiến thắng này làm nức lòng quần chúng nhân dân và kẻ thù phải khiếp sợ.
Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), dưới sự chỉ đạo của Khu ủy và Quân khu, các đội biệt động thành được tổ chức xây dựng theo hướng "tinh nhuệ", tồn tại và hoạt động trong phong trào quần chúng, luồn sâu đánh hiểm, tự lực, tự cường phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu, tiêu diệt địch và lập nhiều chiến công. Đó là: các đội viên "chim sắt" đánh vào trụ sở Bộ Tư lệnh viện trợ Mỹ tại Việt Nam (MACV) hai lần trong vòng một tháng, tiêu diệt hàng chục tên cố vấn Mỹ. Trong những năm 1963-1964, lực lượng biệt động đã tổ chức những trận đánh đạt hiệu suất chiến đấu cao, trong đó nổi bật là trận đánh cư xá Brin, trận tập kích khách  sạn Ca-ra-ven và trận đánh chìm tàu Card tải trọng 16.000 tấn tại bến Bạch Đằng, tiêu diệt hàng trăm tên địch, đã chứng tỏ tài nghệ chỉ huy chiến đấu và khả năng to lớn của cách đánh biệt động tại đô thị; góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ-ngụy.
Trong thời kỳ "Chiến tranh cục bộ" và các thời kỳ tiếp theo, lực lượng biệt động thành luôn đảm nhiệm vai trò đánh đòn phủ đầu quân xâm lược Mỹ và chư hầu. Ngày 30-3-1965, lực lượng biệt động đã dùng 150 kg thuốc nổ đặt trong xe hơi lao thẳng vào Đại sứ quán Mỹ trên đường Hàm Nghi, làm thương vong hàng trăm tên quan chức cấp cao. Ngày 16-8-1965, đội 5 thuộc F100 tiến công Tổng nha Cảnh sát ngụy; ngày 4-12-1965, lại tiến công khách sạn Mê-tơ-rô-pôn, diệt hàng trăm tên phi công và nhân viên kỹ thuật không lực Hoa Kỳ.
Nói về chiến công của lực lượng biệt động, không thể không nói đến công tác bảo đảm của bộ phận phục vụ. Bằng sự cống hiến thầm lặng, các gia đình cơ sở cách mạng đã không quản nguy hiểm, khó khăn để tham gia vận chuyển hàng chục tấn vũ khí vào nội thành phục vụ các đơn vị chiến đấu. Từ năm 1965 đến 1967, đã chuyển vào nội thành cất giấu an toàn khoảng bốn tấn vũ khí để trang bị trực tiếp cho chín đội biệt động chiến đấu. Tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 (đợt 1 và đợt 2), lực lượng biệt động được phân công đánh chiếm chín vị trí đầu não ở Sài Gòn, gồm: Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, Biệt khu Thủ Đô, sân bay Tân Sơn Nhất, khám Chí Hòa. Đây là những mục tiêu hết sức quan trọng, cho nên địch bố trí canh phòng cẩn mật, ta rất khó tiếp cận. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh cấp trên, lực lượng biệt động đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, làm nức lòng quân dân cả nước và tạo tác động rất lớn trên trường quốc tế.
Trong thời kỳ "Việt Nam hóa chiến tranh", lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định vẫn đang trong giai đoạn phục hồi cả về tổ chức, lực lượng để đến khi bước vào chiến dịch mùa xuân 1975, các chiến sĩ biệt động đã hoàn thành nhiệm vụ dẫn đường cho xe tăng và bộ binh ta đánh chiếm các mục tiêu đầu não của  địch, phát động quần chúng nhân dân nổi lên diệt ác, trừ gian, giành chính quyền về tay nhân dân và kết thúc vai trò lịch sử của mình một cách vẻ vang.
Những chiến công vang dội của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã hun đúc nên truyền thống vẻ vang:
"Đoàn kết một lòng
Mưu trí vô song
Dũng cảm tuyệt vời
Trung kiên bất khuất"
Đại tá NGUYỄN ĐỨC HÙNG (Tư Chu)
Nguyên Chỉ huy trưởng lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
 
Tuyển tập những bài hát về bộ đội ĐẶC CÔNG
 
Các bài hát về Đặc Công Hải Quân – Hành khúc Đặc Công
  
Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng - Tốp Ca Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét