Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

BÍ ẨN KHẢO CỔ 56/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chấn động tường thành cổ dưới đáy biển Quy Nhơn mỗi tháng nổi 2 lần

Bí ẩn tường thành cổ "ẩn mình" dưới đáy biển


Một góc Nhơn Hải nhìn từ bờ thành. Ảnh: N.T © Lao Động Một góc Nhơn Hải nhìn từ bờ thành. Ảnh: N.T Gần vùng biển xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) tồn tại một bờ thành chìm trong lòng biển, chỉ nhìn thấy khi thủy triều xuống. Bề mặt thành phẳng, rộng hơn 10m, độ cao của thành chưa xác định được. Theo người dân ở đây, bức tường dài hơn 3km chỉ hiện ra thủy triều rút, thường rơi vào những ngày đầu, cuối tháng, hay vào những ngày rằm.
Ở bờ biển Nhơn Hải có hai đoạn bờ thành, nhưng có kết cấu giống nhau, nên nhiều người cho rằng đó là một tường thành kéo dài. Đặc biệt, bức tường này bao hầu như bờ biển Nhơn Hải, nhưng ở một số đoạn có chừa ra một số khoảng trống để tàu thuyền có thể vào. Tuy nhiên, không ai tính chính xác tường thành này dài đến đâu và được xây dựng từ thời nào. Nhưng người dân địa phương khẳng định, bờ thành này không xây bằng đá hoặc gạch mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối.
Người dân Nhơn Hải khẳng định, bờ thành này không xây bằng đá hoặc gạch mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối. Ảnh: N.T © Được Lao Dong cung cấp Người dân Nhơn Hải khẳng định, bờ thành này không xây bằng đá hoặc gạch mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối. Ảnh: N.T  “Từ khi tôi còn nhỏ là đã thấy bức tường thành này rồi, qua năm tháng nó vẫn vậy không hề thay đổi một chút gì. Vào những ngày thủy triều xuống, người dân hay lên bức tường để bắt ốc, rồi có nhiều cặp đôi cũng lên đó chụp ảnh cưới” - một người dân cho hay. Khi thủy triều xuống trẻ em trên xã Nhơn Hải chèo ghe ra bờ thành để bắt ốc biển. Ảnh: N.T © Được Lao Dong cung cấp Khi thủy triều xuống trẻ em trên xã Nhơn Hải chèo ghe ra bờ thành để bắt ốc biển. Ảnh: N.T   Bờ tường thành có bề mặt thành phẳng, rộng hơn 10m. Ảnh: N.T © Được Lao Dong cung cấp Bờ tường thành có bề mặt thành phẳng, rộng hơn 10m. Ảnh: N.T  Ông Đinh Bá Hòa - nguyên Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cho hay, theo thư tịch cổ để lại thì người Chămpa xây dựng những thành lớn tại Bình Định gồm: Thị Nại (huyện Tuy Phước), Đồ Bàn (thị xã An Nhơn), Uất Trì (huyện Tây Sơn) và một số thành nhỏ khác. Nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện có tư liệu nào nhắc đến bờ thành được xây dựng ở vùng biển Nhơn Hải. Theo người dân địa phương, trải qua hàng trăm năm nhưng bờ thành vẫn rất vững chắc. Ảnh: N.T © Được Lao Dong cung cấp Theo người dân địa phương, trải qua hàng trăm năm nhưng bờ thành vẫn rất vững chắc. Ảnh: N.T  “Bờ thành ở Nhơn Hải là một di tích rất lạ, tường thành nằm dưới nước hàng trăm năm qua vẫn còn nguyên vẹn. Hiện vẫn không biết bức tường này là của người Chăm hay là của người Việt mình. Nhưng khi mà nước xuống thì mình mới thấy, còn nước nên thì không thấy” - ông Hòa nói. Khi thủy triều xuống có thể nhìn rõ bờ tường đá ngoài bờ biển Nhơn Hải. Ảnh: N.T © Được Lao Dong cung cấp Khi thủy triều xuống có thể nhìn rõ bờ tường đá ngoài bờ biển Nhơn Hải. Ảnh: N.T

Những di tích kỳ bí - Làng chài được yểm bùa

0

Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Nhiều người cho rằng đó là những lá bùa để giữ đất, giữ làng.

Làng chài Hải Giang (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn, Bình Định) có nhiều dấu tích của người Chăm đến nay vẫn chưa được giải mã. Nhiều người cho rằng đó là những lá bùa để giữ đất, giữ làng.

Pho tượng cổ bí hiểm

Những di tích kỳ bí - Làng chài được yểm bùa - ảnh 1
Pho tượng cổ ở Hải Giang được người dân mặc áo vàng, thờ chung với các vị Phật, bồ tát - Ảnh: Hoàng Trọng 
Điểm đến hấp dẫn nhất ở Hải Giang là chùa Linh Sơn, nơi thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi. Pho tượng có hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82 m, ngang 0,46 m. Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác (cao 60 cm, rộng 45 cm), có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai đọc được.
Theo ông Trương Long (81 tuổi, ở Hải Giang), người được giao giữ chìa khóa trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật Lồi lộ ra từ lòng đất khi một người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ. Sau nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát hiện pho tượng khoảng 300 m. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn 200 năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, bồ tát để thờ chung với pho tượng cổ.
Ông Trương Long kể: Năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về nước, viên sĩ quan chỉ huy quân Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính sang chùa Linh Sơn để khiêng pho tượng đi. Nhưng bọn chúng có cố đến đâu, huy động hết sức lực cũng không khiêng được pho tượng nên đành phải bỏ đi. “Do ông hiển linh, muốn ở lại với dân làng Hải Giang nên không ai có thể dời ông đi nơi khác được. Những đối tượng trong làng bị người dân nghi ngờ có tham gia vụ trộm tượng lần lượt nhận cái chết “bất đắc kỳ tử” rất thê thảm sau đó một thời gian”, ông Long kể lại câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.

“Tượng Phật Lồi ở Hải Giang là tượng thần Shiva do người Chăm tạc, có niên đại khoảng thế kỷ 11 - 13. Viện Viễn Đông bác cổ ở Pháp sang cũng đã lấy mẫu chữ đằng sau pho tượng Phật Lồi về nghiên cứu nhưng vẫn chưa có kết quả.”
(Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định)

Đến năm 1999, tại Hải Giang xuất hiện vài người lạ đến phối hợp cùng một số người trong làng săn tìm đồ cổ, đồ đồng đen... Một đêm, họ phá khóa gian thờ chính điện, định khiêng tượng Phật Lồi đem đi bán, nhưng mới khiêng tượng được vài mét bỗng dưng không tài nào di chuyển được nữa. Bọn trộm dùng búa đập đứt đầu tượng Phật Lồi thì phát hiện tượng làm bằng đá xanh chứ không phải đồng đen nên bỏ đi. Sáng hôm sau, thấy tượng nằm lăn lóc bên hông chùa nên người dân khiêng vào chánh điện, dùng xi măng gắn đầu tượng lại.
Ngôi làng của người Chăm cổ
Ở phía bắc làng Hải Giang, trên một khối đá nhô ra biển gần hang Bà Dăng có Hòn Đá Chữ giống hệt một tấm bia đá lớn. Hòn Đá Chữ được ngăn thành hai phần riêng biệt, một bên khắc 3 hàng chữ Chăm, bên còn lại khắc 4 hàng chữ Chăm. Những dòng chữ này đã bị đục xóa hoặc bị xi măng trám lên rất mờ, càng khó nhận diện. Có người cho rằng những dòng chữ trên vách núi chỉ dẫn đến kho báu trong hang Bà Dăng nên vào trong hang đào xới. Theo ông Trương Long, các đời trước truyền lại rằng những dòng chữ trên vách núi và trên lưng tượng Phật Lồi có mối quan hệ với nhau, đều là bùa yểm. Pho tượng được phát hiện phía nam của làng, còn các dòng chữ ở phía bắc làng nên có thể là người Chăm dùng nó để trấn yểm, bảo vệ làng Hải Giang.
Người dân Hải Giang cho rằng vùng đất mình đang sinh sống trước kia là khu vực lưu trú của người Chăm. Gần mép biển và trên ngọn núi xung quanh làng Hải Giang có dấu tích của một tường thành cổ được cho là của người Chăm xây dựng nên. Tại các khu vực như Gò Thịnh, Gò Luôn, Ụ Đầm Bé, Gò Giếng Hời... mỗi khi đào đất lên canh tác có rất nhiều gạch Chăm, bình hũ sành... Những khu vực này mùa mưa thì giữ nước dẫn đến sình lầy, mùa nắng thì khô cằn không thể canh tác được do lớp đất canh tác rất mỏng, phía bên dưới là lớp gạch của người Chăm cổ.
Chân núi dưới chùa Phật Lồi có 2 ngôi mộ cổ, khoảng hơn 100 tuổi, có bia bằng chữ Hán, do dân vạn chài từ nơi khác mang đến chôn. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, hai ngôi mộ này không còn ai đến hương khói. “Hai ngôi mộ này đã chiếm mất long mạch của Hải Giang nên người dân trong làng làm ăn không phất lên được. Hiện 2 ngôi mộ này bị đục phá bởi ai đó muốn lấy lại long mạch cho làng Hải Giang hoặc cũng có thể là bọn ăn trộm đồ cổ gây ra”, ông Trương Long nói.
Tại khu vực Hố Giang (ở thôn Thành Sơn, xã Hoài Châu, H.Hoài Nhơn, Bình Định) có hòn đá Chữ, trên đá có khắc 15 hàng chữ của người Chăm cổ đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học giải mã. Trong khu vực này, có nhiều di tích như giếng nước cổ, những đoạn tường thành cổ... Nhiều người trong vùng đồn đoán khu vực này có kho báu của nước Chămpa nên đào xới để tìm vàng. Một số nhà sử học có nghi vấn rằng khu vực Hố Giang là nơi vua Indravarman 5 (Vương triều Chămpa) đóng quân bí mật sau khi cho đốt kho lương, bỏ trống kinh thành Đồ Bàn để chống quân xâm lược nhà Nguyên (Trung Quốc) vào cuối thế kỷ 13.
Hoàng Trọng

Những di tích kỳ bí - Kỳ 2: Chuyện ông Đỏ, ông Đen

0

Chùa Nhạn Sơn (thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định) có 2 pho tượng đá cổ, cao khoảng 2,8 m, được người dân địa phương cho rằng rất linh thiêng.

Hai pho tượng ông Đỏ, ông Đen trong chùa Nhạn Sơn - d
Hai pho tượng ông Đỏ, ông Đen trong chùa Nhạn Sơn - Ảnh: Hoàng Trọng
 
Truyền thuyết Song nghĩa tự
Theo hòa thượng Thích Thị Hoàng, trụ trì chùa Nhạn Sơn, hai pho tượng cổ này có từ thời người Chiêm Thành (người Chăm) còn đóng đô ở thành Đồ Bàn (thuộc xã Nhơn Hậu). Do chiến tranh, hai pho tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm. Sau đó, mưa nắng xói mòn nên hai búi tóc của các pho tượng lộ dần lên khỏi mặt đất. Trẻ con chăn bò thấy lạ đào bới, phát hiện tai, mũi, mắt, miệng, rồi dân làng đào lên được 2 pho tượng liền lập chùa để thờ lấy tên là Thạch tự công, nghĩa là chùa thờ ông Đá. Thời gian sau, người dân biết câu chuyện lý giải về 2 pho tượng đá này nên đổi tên chùa thành Song nghĩa tự, tức là chùa thờ hai anh em kết nghĩa.
Đến thế kỷ 16, vùng An Nhơn bị hạn hán kéo dài, Tuần phủ địa phương cho dân lập đàn tràng cầu mưa. Hòa thượng Chí Mẫn được người dân giới thiệu đứng ra chủ trì việc lập đàn cầu mưa và kết quả đã có mưa giải hạn. Hòa thượng Chí Mẫn được quan Tuần phủ mời ở lại lập chùa và ông đã chọn Song nghĩa tự. Tên chùa được hòa thượng Chí Mẫn đổi thành Nhạn Sơn Linh Tự vẫn còn đến ngày nay, nhưng người dân địa phương thường gọi là chùa Ông Đỏ Ông Đen.
Hòa thượng Thích Thị Hoàng kể: Hai anh em kết nghĩa là ông Đỏ, ông Đen trong câu chuyện được dân gian và nhà chùa lưu truyền có tên là Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền, sống vào đời nhà Trần ở nước Việt. Huỳnh Tấn Công (pho tượng có màu sơn đỏ) là con một nhà nho nghèo ở Quảng Nam. Trên đường ra Thăng Long thi, khi đi ngang qua tỉnh Quảng Bình thì bị bệnh, ngất xỉu giữa đường. Một vị điền chủ giàu nổi tiếng ở Quảng Bình đi thăm ruộng vào sáng sớm phát hiện và đưa Huỳnh Tấn Công về nhà chữa trị. Con của vị điền chủ tên là Lý Xuân Điền (pho tượng sơn màu đen) cũng ra Thăng Long thi nên hai người cùng lên đường.
Trên đường đi, hai người thấy tâm ý hợp nhau nên kết nghĩa làm anh em. Cả hai đều thi đỗ và được làm quan to. “Huỳnh Tấn Công làm quan văn nên tay cầm cây giản (là một cây lịnh), có nghĩa là ra vào trong triều không ai gạn hỏi. Ông Lý Xuân Điền cầm cây kiếm lệnh tức là làm quan võ, được quyền tiền trảm hậu tấu. Điều này chứng tỏ hai ông đều làm quan rất có uy tín trong triều, được nhà vua tin cẩn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng phân tích. 
Hai ông có thân quen với vua nước Chiêm Thành nên vào thăm. Gặp lúc vua Chiêm Thành bị bệnh, các danh y trong nước không chữa được nên ông Huỳnh Tấn Công và Lý Xuân Điền dùng thuốc nam chữa khỏi. Lại gặp lúc Xiêm La (Thái Lan ngày nay) đem quân xâm lấn biên giới nước Chiêm Thành, hai ông xin cầm quân đánh giặc. Dù đánh đuổi được giặc nhưng tướng Lý Xuân Điền lại bị Xiêm La bắt. Sau đó, Hoàng tử Xiêm La cầu hôn em gái ông Huỳnh Tấn Công nên ông yêu cầu dùng Lý Xuân Điền làm lễ vật cầu hôn. Hai người gặp lại nhau và cùng trở về nước Việt. Vua Chiêm Thành thương nhớ, biết ơn hai ông nên tạc hai pho tượng để thờ.
Việt hóa tượng Chăm
Câu chuyện về hai pho tượng trong chùa Nhạn Sơn này được cụ Bùi Văn Lang ghi chép trong sách Địa dư mông học tỉnh Bình Định (xuất bản năm 1933 và tái bản năm 1935). Tuy có vài khác biệt về địa danh và một số tình tiết trong câu chuyện nhưng các dị bản này cũng nhằm mục đích lý giải về nguồn gốc hai pho tượng cổ ở chùa Nhạn Sơn.
Chuyện hai pho tượng ở chùa Nhạn Sơn bị Việt hóa, Phật giáo hóa cũng là đặc điểm chung của rất nhiều tượng Chăm cổ còn sót lại ở Việt Nam. Cũng như tượng vị tu sĩ ở làng Hải Giang (được đề cập ở bài trước) bị người dân “biến” thành tượng bồ tát, hai pho tượng chùa Nhạn Sơn được người dân và nhà chùa mặc áo màu vàng và thờ cúng cùng với các vị Phật, bồ tát.
Trong tín ngưỡng của người dân địa phương, hai pho tượng này rất linh nên họ thường đến cúng bái, cầu tài lộc, bình an, học hành đỗ đạt… Những gia đình có con khó nuôi, bị bệnh tật hay thường khóc đêm đều đem đến chùa Nhạn Sơn “gửi bán Phật và hai ngài”. “Năm 1977, đoàn khảo sát từ Hà Nội vào, sau khi nghiên cứu hoa văn ở thắt lưng tượng và nhiều sử liệu khác đã xác định hai pho tượng này có từ thế kỷ 13, thời nước Chiêm Thành còn đóng đô ở thành Đồ Bàn”, hòa thượng Thích Thị Hoàng nói.
Hoàng Trọng

Những di tích kỳ bí - Kỳ 3: Chuyện liêu trai trong ngôi chùa cổ

1

Chùa Thập Tháp (ở P.Nhơn Thành, TX.An Nhơn, Bình Định) có nhiều câu chuyện truyền miệng hoang đường, nghe đến không ít người phải rùng mình.


Những di tích kỳ bí - Kỳ 3: Chuyện liêu trai trong ngôi chùa cổ 1
Cổng chùa Thập Tháp
Quần thể di tích Phật giáo
Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch khẳng định chùa Thập Tháp (tên đầy đủ là Thập Tháp Di Đà Tự) do thiền sư Nguyên Thiều (1648 - 1728) kiến tạo rồi làm lễ khai sơn vào năm 1683.
Thiền sư họ Tạ, tự Hoán Bích (người Trung Quốc), theo thuyền buôn đến phủ Quy Ninh (nay thuộc tỉnh Bình Định) năm 30 tuổi. Sau chùa Thập Tháp, thiền sư Nguyên Thiều ra đất Thuận Hóa lập chùa Hà Trung, chùa Quốc n, tháp Phổ Đồng rồi mất tại đó. Tên chùa Thập Tháp là do nguyên trước đây trên khu đồi xây dựng chùa có 10 ngôi tháp Chăm đã sụp đổ. Ban đầu, chùa Thập Tháp được xây dựng từ gạch của 10 ngôi tháp cổ này.
Chùa Thập Tháp là di tích kiến trúc nghệ thuật thế kỷ 19 đã được công nhận di tích cấp quốc gia từ năm 1990. Hiện chùa còn lưu giữ quần thể kiến trúc rất độc đáo, như ngôi chánh điện do thiền sư Thiệt Kiến Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749, nhà phương trượng do Quốc sư Phước Huệ xây vào năm 1924... Thời hòa thượng Minh Lý trụ trì chùa Thập Tháp (1871 - 1889) cũng đã tạo lập rất nhiều tượng Phật đến nay vẫn còn.
Trong khuôn viên chùa có khoảng hơn 20 tháp mộ của các đời trụ trì với kiến trúc rất độc đáo. Năm 1876, trong lúc tổ chức khai khẩn vùng đất hoang sau chùa, gặp rất nhiều hài cốt của lính Tây Sơn và nhà Nguyễn chết trong trận chiến ở thành Hoàng Đế, hòa thượng Minh Lý cho gom lại, xây một tháp để thờ cúng, ngày nay gọi là tháp Hội đồng.
Trụ trì dính nghi án oan tình


Những di tích kỳ bí - Kỳ 3: Chuyện liêu trai trong ngôi chùa cổ 2
Hòn Đá Chém - Ảnh: Hoàng Trọng
Đến nay, các hòa thượng và người dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu chuyện về ông Bạch Hổ đi tu tại chùa Thập Tháp. Sau khi sư phụ là hòa thượng Minh Giác mất, hòa thượng Thiệt Kiến Liễu Triệt đang làm trụ trì chùa Thiên Mụ (ở Huế) được gọi về làm trụ trì chùa Thập Tháp.

Không những là quần thể kiến trúc độc đáo, chùa Thập Tháp còn lưu giữ nhiều bộ kinh kệ rất quý, như: 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú... và bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường, bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.

Một thời gian sau, trong đêm mưa gió, có hai mẹ con nằm trước cổng chùa Thập Tháp. Người mẹ bị câm nên không ai hỏi được gì. Hòa thượng Liễu Triệt cho xây một cái am gần chùa cho hai mẹ con nương náu. Từ đó, người dân trong vùng đồn đoán rằng trong thời gian làm trụ trì chùa Thiên Mụ, hòa thượng Liễu Triệt thường được chúa Nguyễn Phúc Khoát mời vào cung và đã có tơ tình với một phi tần. Kết quả mối tơ tình này chính là đứa con, còn phi tần kia là người mẹ bị câm. Hòa thượng Liễu Triệt không một lời giải thích.
Cũng trong thời gian này, đêm nào chùa Thập Tháp cũng có một con Bạch Hổ đến ngồi trước chánh điện nghe kinh khiến ai cũng sợ hãi. Hòa thượng Liễu Triệt bảo mọi người đừng sợ vì con cọp này không hại ai rồi ra ngoài nói với con cọp: “Hỡi Bạch Hổ! Vì nghiệp nặng phải làm thân súc sinh, hãy cố gắng nghe kinh tu hành có ngày sẽ được thoát kiếp”.
Thời gian sau, chúa Nguyễn triệu hòa thượng Liễu Triệt ra Huế để giảng dạy Phật pháp. Đêm trước khi đi, hòa thượng nằm mơ thấy một ông lão đến nói: “Xin thầy ở lại vài hôm để làm lễ cho con, tuổi thọ của con còn ngắn, con ở sau chùa”. Vài hôm sau, không thấy Bạch Hổ đến nghe kinh, hòa thượng biết cọp đã thoát kiếp nên sai đệ tử đi tìm và phát hiện được xác cọp sau vườn chùa. Hòa thượng cho mai táng con cọp tại chỗ, xây tháp và làm lễ đúng 49 ngày. Ban đầu, tháp Bạch Hổ được xây dựng bằng gạch Chăm nhưng đã bị sụp đổ, hiện đã được xây dựng lại, còn bộ xương thì bị kẻ gian lấy mất trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Trước khi viên tịch, hòa thượng Liễu Triệt tập trung đệ tử lại dạy dỗ lần cuối và đưa ra lời bảo chứng: “Người đời nói oan cho ta dính án tình với cung phi. Ta một đời tu hành thanh tịnh, sau khi xả bỏ báo thân này, tháp của ta cũng sẽ luôn luôn tinh bạch”. Quả nhiên, cho đến ngày nay, tháp của hòa thượng Liễu Triệt vẫn còn trắng và mọi người quen gọi đó là Tháp Trắng.
Hòn đá chém oán hờn
Tương truyền rằng, sau khi chúa Nguyễn Ánh chiếm được thành Hoàng Đế, liền chiêu dụ những người trong hoàng tộc nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa hẹn sẽ không trả thù. Nhiều người ra trình diện thì Nguyễn Ánh nuốt lời, mang ra chém sạch. Tảng đá dùng để kê đầu tôn thất nhà Tây Sơn lên chém được đặt ngay cổng thành Hoàng Đế. Từ đó, hằng đêm trong tảng đá vẳng ra tiếng than khóc ai oán, đòi mạng thống thiết, người dân và quan quân nhà Nguyễn không ai dám đi ngang qua cổng thành.
Để cứu chúng sinh, một vị trụ trì chùa Thập Tháp xin được lập đàn cầu siêu để giải nỗi oan khuất. Sau 3 ngày đêm kinh kệ, nhà sư cho người mang hòn đá kia về chùa Thập Tháp. Hòn đá được đặt cạnh cây thị cổ thụ 300 năm tuổi nằm phía nam tường thành của nhà chùa và được đặt tên là Hòn Đá Chém. Nhưng nỗi oan khiên trong Hòn Đá Chém vẫn còn vất vưởng. Vào những đêm mưa gió, người ta thường thấy một phụ nữ mặc áo cụt trắng, quần đen bước ra từ Hòn Đá Chém. Khi chó trong chùa sủa là bóng người phụ nữ kia biến mất.
Đến thời hòa thượng Phước Huệ làm trụ trì, Hòn Đá Chém được chuyển vào để ngay bậc tam cấp trước khu Phương Trượng, sau lưng Chánh điện của chùa để thường xuyên được nghe kinh kệ, giải tỏa những oan khiên. Theo nhà sư Mật Hạnh, đệ tử của nhà sư Phước Huệ, cách đây vài chục năm, những đêm nhà chùa tổ chức cúng hành binh, hành khiến hằng năm vào lúc giao thừa trước Tết Nguyên đán, đến khi đổ 3 hồi trống chiêng là tự nhiên có một dải lụa trắng, tỏa ra ánh hào quang sáng rực xuất hiện bay lượn ngang chánh điện một lần rồi mất.
Ngày nay, Hòn Đá Chém vẫn còn đặt tại cửa khu phương trượng của chùa Thập Tháp (cao khoảng 40 cm, dài 1,5 m, rộng 1,3 m) nhưng chuyện ma quái không còn xuất hiện. Hằng năm, đến ngày giỗ hòa thượng Phước Huệ (18 tháng giêng âm lịch), hàng ngàn phật tử đến dự, nhìn Hòn Đá Chém, không ít người rơi nước mắt nhớ đến những anh hùng, hào kiệt thời Tây Sơn.
Hoàng Trọng

Những di tích kỳ bí - Kỳ 4: Tường thành cổ dưới biển

0
Đầm Thị Nại (tỉnh Bình Định) là nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt, quyết định số phận của các vương triều như: Chămpa, Tây Sơn, triều Nguyễn...
>> Những di tích kỳ bí - Làng chài được yểm bùa
>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 2: Chuyện ông Đỏ, ông Đen
>> Những di tích kỳ bí - Kỳ 3: Chuyện liêu trai trong ngôi chùa cổ

Những di tích kỳ bí - Kỳ 4: Tường thành cổ dưới biển - ảnh 1
Bờ thành ở vùng biển Nhơn Hải được nhìn thấy khi thủy triều xuống - Ảnh: Ngọc Nhuận
Vùng biển gần bờ xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn) tồn tại một bờ thành chìm trong lòng biển, chỉ nhìn thấy khi thủy triều xuống. Bờ thành này nối liền vách đá thôn Hải Nam ra đến đảo Hòn Khô của thôn Hải Đông. Bề mặt thành phẳng, rộng hơn 10 m, độ cao của thành chưa xác định được. Những ngư dân làm nghề thợ lặn khẳng định bờ thành này không xây bằng đá hoặc gạch mà bằng hồ vữa đặc nguyên khối.
Thôn Hải Giang (cách bờ thành nói trên hơn 5 km) cũng có bờ thành chìm dưới lòng biển, thủy triều xuống sẽ nhìn thấy đoạn dài hơn 3 km ở gần bờ, người dân địa phương gọi là Rạng Cầu. Hai đoạn bờ thành này có kết cấu giống nhau, nên nhiều người cho rằng đó là một tường thành kéo dài. Tuy nhiên, không ai tính chính xác tường thành này dài đến đâu và được xây dựng từ thời nào.
Vùng núi thôn Hải Giang lại có một lũy đá kéo dài, bao quanh đỉnh núi Tam Tòa (thuộc hệ thống núi Phương Mai) của khu vực Hải Minh (P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn). Lũy được xây dựng bằng cách xếp chồng những viên đá núi có nhiều kích cỡ khác nhau. Ở những nơi còn nguyên vẹn, chiều cao của lũy đá khoảng từ 1 - 1,5 m, đáy rộng 2 m, bề mặt rộng 1,2 m.
 Theo TS Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, bờ thành Nhơn Hải và lũy đá trên núi Tam Tòa là những công trình phòng thủ khác nhau. Theo thư tịch cổ để lại thì người Chămpa xây dựng 4 thành lớn tại Bình Định gồm: Thị Nại (H.Tuy Phước), Đồ Bàn (TX.An Nhơn), Chas (TX.An Nhơn), Uất Trì (H.Tây Sơn) và một số thành nhỏ khác. Nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện có tư liệu nào nhắc đến bờ thành được xây dựng ở vùng biển Nhơn Hải. “Bờ thành ở Nhơn Hải là một di tích rất lạ, tường thành nằm dưới nước hàng trăm năm qua vẫn còn nguyên vẹn chứng tỏ kỹ thuật xây dựng của người Chămpa rất độc đáo”, TS Hòa nói.
Theo TS Đinh Bá Hòa, Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ có ghi chép vào tháng 8 năm Canh Tý (1840), vua Minh Mạng cho xây dựng pháo đài Hổ Ky ở cửa biển Thị Nại, chính quyền địa phương đã huy động trên 500 dân phu tham gia xây dựng. Sau lưng pháo đài Hổ Ky, trên đỉnh núi Phương Mai là một hệ thống thành lũy yểm trợ, được xây dựng tại 2 nơi riêng biệt là gò Vũng Tàu và gò Kinh Để. Phòng tuyến gò Kinh Để có nhiệm vụ ngăn không cho quân địch tiến từ sườn phía đông để tấn công pháo đài Hổ Ky vào phía bên trong cửa Thị Nại. Còn phòng tuyến gò Vũng Tàu để ngăn quân bộ tấn công mặt tây của pháo đài Hổ Ky và chiếm cửa biển Thị Nại.

Những di tích kỳ bí - Kỳ 4: Tường thành cổ dưới biển - ảnh 2 “Thị Nại có âm gốc tiếng Chămpa gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Chămpa. Thời Chămpa và thời Tây Sơn, Thị Nại có vai trò rất quan trọng, vừa là quân cảng và vừa là thương cảng rất sầm uất”. Những di tích kỳ bí - Kỳ 4: Tường thành cổ dưới biển - ảnh 3

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (TP.Quy Nhơn, Bình Định)

Những trận thủy chiến nổi tiếng
Đầm Thị Nại là cửa ngõ ra vào Bình Định bằng đường thủy nên triều đại nào cũng xây dựng hệ thống phòng thủ để trấn giữ. Thời Chămpa có xây thành Thị Nại, tháp Bình Lâm. Thời Tây Sơn, thủy quân cũng đóng bản doanh tại đầm Thị Nại và núi Tam Tòa. Thành Thị Nại đóng vai trò là tiền đồn bảo vệ cho kinh đô Đồ Bàn của Chămpa nên các cuộc tấn công bằng đường thủy thường nhắm vào thành này.
Trận thủy chiến đầu tiên tại thành Thị Nại được sử sách ghi lại là trận chiến chống quân Nguyên - Mông do Toa Đô chỉ huy xâm lược Chămpa vào cuối năm 1282. Thủy binh do Toa Đô chỉ huy tiến đánh thành Thị Nại quá mạnh, quân Chămpa phải rút lui.
Khoảng thời gian từ năm 1792 - 1801, thủy quân của nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đã có 5 lần giao chiến tại đầm Thị Nại. Các trận năm 1792, 1793, thủy quân Nguyễn Ánh tấn công Thị Nại nhưng đều phải lui binh. Lần thứ 3, năm 1799, đại quân Nguyễn Ánh vượt qua được cửa Thị Nại, đánh chiếm luôn thành Hoàng Đế (cũng là nơi xây dựng thành Đồ Bàn cũ). Năm sau, quân Tây Sơn từ kinh thành Phú Xuân (Huế) do Trần Quang Diệu chỉ huy vào đánh lấy lại được Thị Nại rồi giao cho Võ Văn Dũng trấn thủ, sau đó kéo quân vây đánh thành Hoàng Đế. 
Năm 1801, Nguyễn Ánh cho đại binh ra đánh Thị Nại nhằm giải vây cho thành Hoàng Đế. Đây là trận đại chiến lớn nhất từ trước đến nay tại đầm Thị Nại. Trong sách Nhân vật Bình Định, tác giả Đặng Quý Địch dẫn lại tư liệu của ông Barizy (một người ngoại quốc có mặt trong đoàn quân của Nguyễn Ánh tấn công Thị Nại) khẳng định quân Tây Sơn tại cửa Thị Nại gồm có 557 tàu chiến lớn nhỏ, 1.827 đại bác các cỡ và 53.250 thủy quân. Thủy quân của nhà Nguyễn có 91 thuyền chiến, 91 đại bác, 10.400 lính và lực lượng rất đông quân bộ ở Phú Yên tấn công ra.
Theo ông Barizy, quân hai bên đánh nhau rất dữ dội vào đêm rằm tháng giêng năm Tân Dậu (1801). Quân Nguyễn tập kích rất bất ngờ, đốt rất nhiều thuyền chiến của quân Tây Sơn. Các thuyền chiến và pháo hạm hai bên cầm cự đến chiều ngày 16 tháng giêng thì quân Tây Sơn bị vỡ trận, Võ Văn Dũng dẫn thủy quân rút lui. Trận này, 4.000 quân của Nguyễn Ánh bị tử thương, thuyền quân Tây Sơn bị đốt gần hết. “Lũy đá cổ trên núi Tam Tòa đã được nhắc đến trong sử sách triều Nguyễn nhưng có thể đã có từ các triều đại trước và nhà Nguyễn cho xây dựng lại. Cuối thế kỷ 18, quân Tây Sơn đã thiết lập đồn, đặt đại bác ở núi Tam Tòa, khống chế cửa biển Thị Nại. Ngày nay, người dân và các cơ quan chức năng đã trục vớt 14 khẩu súng thần công tại đầm Thị Nại là những chứng tích còn lại của trận thủy chiến giữa quân Tây Sơn và quân nhà Nguyễn. Chắc chắn trong khu vực đầm Thị Nại còn rất nhiều dấu tích liên quan đến những trận chiến này nên cần phải được nghiên cứu thêm”, TS Đinh Bá Hòa nói.
Hoàng Trọng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét