LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 22

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Chuẩn Tướng VNCH LÝ TÒNG BÁ chiến thắng lẫy lừng của sư đoàn 23 bộ binh mùa hè đỏ lửa 1972


Trận Ấp Bắc ( Cựu tướng Lý Tòng Bá )


Nhân dịp đang có bài viết của NT Vinhtruong về đề tài trận Ấp Bắc, xin post lại các bài viết có liên quan của các vị NT đã trực tiếp tham chiến nhằm mục đích tham khảo thêm.

Trận Ấp Bắc Thực Tế Và Huyền Thoại
Cựu tướng Lý Tòng Bá
Lời tòa soạn: Nhân mùa 30/4 năm nay, sau khi nói chuyện qua phone, cưu tướng Lý Tòng Bá đã gửi tới tòa soạn một bài ký viết tay, trong đó, tướng Bá đã viết lại tỉ mỉ những sự thực về trận Áp Bắc, những sự thực mà một số sách báo ngoại quốc và cộng sản đã xuyên tạc hay bóp méo sự kiện. Tướng Bá nguyên là người chỉ huy Đại Đội 7 M113 trong trận Áp Bắc đầu năm 1963 tại Mỹ Tho, sau này là tư lệnh Sư Đoàn 23 BB. Với sự chấp thuận của tướng Lý Tòng Bá, bài viết này được Hải Triều viết lại ( cách hành văn) mà không sửa đổi bất cứ ý chính và chi tiết nàọ Toàn bộ nội dung bài viết vẫn được giữ nguyên vẹn. Mong là bàI viết này giải tỏa được một phần nổi uất nghẹn của tướng Lý Tòng Bá nói riêng và QLVNCH nói chung về những bất công và bất hạnh của quân lực trong cuộc chiến Việt Nam.
https://dongsongcu.files.wordpress.com/2017/10/dai-uy-ly-tong-ba-va-co-van-tren-thiet-van-xa-m113.jpg?w=648
Chúng tôi xin được giới thiệu bài viết đặc biệt này đến quý độc giả nhân ngày 30/04 bất hạnh năm nay, và chân thành cám ơn niên trưởng lý Tòng Bá/ HT.
Trận Ấp Bắc được ghi vào quân sử trong cuộc chiến Việt Nam. Báo chí quốc tế, và kể cả sách báo VC cũng nhắc nhiều về Ấp Bắc. Đó là một trong những trận đụng độ khốc liệt quan trọng giữa Đại Đội 7 M113 của VNCH và quân Việt cộng tại Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Nói rõ hơn, là tại mật khu Đồng Tháp Mười thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt cộng, cách xa quận Cai Lậy Mỹ Tho trên dưới chỉ 10 cây số về hướng Đông Bắc.
Không giống như những lần trước với những cuộc đụng độ cấp trung đội hay đại đội, lần này, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 7 QLVNCH đã phải sử dụng cả một trung đoàn, lần đầu tiên mở ra cuộc hành quân “Trực Thăng Vận” với một tiểu đoàn Bảo An của tiểu khu Mỹ Tho tăng cường mà Đại Đội 7 M113 của Sư Đoàn 7 làm nỗ lực chính để đối đầu với VC.
Và cũng là lần đầu tiên mở rộng chiến tranh, cộng quân đã bất ngờ tung vào trận Ấp Bắc một lực lượng đáng kể gồm Tiểu đoàn 514 Chủ Lực Mỹ Tho, tiểu đoàn Chủ Lực Miền 263, chưa kể những thành phần dân quân du kích khác. Lợi dụng địa thế hiểm yếu quen thuộc, Ấp Bắc không khác gì hơn là một cái làng bỏ trống nằm giữa khu đồng ruộng ngập nước quanh năm, chằng chịt kinh rạch, và cũng là nơi mà VC luôn có mặt kiểm soát với nhiều lần chạm trận trong cuộc chiến 1945 – 1955, một lần nữa tại Ấp Bắc, họ đã áp dụng lối đánh lén, phục kích, bắn sẻ để trì hoãn thế trận và gây thiệt hại cho các cánh quân VNCH bạn trong giai đoạn đầu, hầu có thể tập trung lực về vị trí chọn lựa với hầm hố của cái gọi là “chiến thuật công kiên chiến”, đánh cầm cự để tùy nghi khai thác chiến quả nếu được, bằng không, khi thấy thế yếu, họ lần lượt trốn chạy, rút nhanh theo kiểu mà họ thường nói là “chém vè” trong đêm tối, rút lui mất da.ng. Ý đồ và hoạch định trận Ấp Bắc khi đó là vậỵ
Muốn hay không, VC đã biết lợi dụng những kẽ hở của quân VNCH mà người chỉ huy phía ta không để ý hoặc không tiên liệu những biện pháp thích ứng… để bất ngờ khai thác tình hình cho nhu cầu “tâm lý chiến và chính trị” trong chủ trương một cuộc chiến tiêu hao lâu dài kiểu “tầm ăn lá”, nhất là trong thời gian đó, VC có nhu cầu phải gây lại uy tín và tinh thần cán binh đã mất trong vài tháng trước khi tiểu đoàn 502 Chủ Lực tỉnh Sa đéc bị tổn thất hàng trăm quân tại ranh giới Mỹ Tho – Sa Đéc trong trận đụng độ ác liệt với Đại Đội 7 M113 vào ngày 18 tháng 2 năm 1962. Trong trận đánh này, một nửa quân số của TĐ 502 bị loại ra khỏi vòng chiến ngay trong những giờ phút đầu tiên của trận đánh, một nửa còn lại đã phải ngụp lặn trong cánh đồng ngập nước để tìm cách chém vè trong đêm tốị Thế nhưng số VC định chém vè này đều bị bắt sống. Kiểm điểm tổn thất, Đại Đội 7 M113 chỉ có một tử thương là Thượng sĩ Ninh, trung đội trưởng, và một số binh sĩ khác bị thương. Tại sao sự tổn thất giữa hai bên chênh lệch như thế nàỷ Nguyên nhân, chúng ta phải hiểu là các đơn vị VC không biết được khả năng của loại xe M113 do hãng Chrysler của Mỹ chế tạo, nó hoàn toàn không giống loại xe được cho là những con cua lội nước, hay “Crabe” của quân Pháp cũng do Mỹ chế tạo, được sử dụng trong đệ nhị thế chiến, và được trang bị cho các chiến đoàn xe lội nước gọi là “GA”, viết tắt từ chữ Groupement Amphilies mà có lần bị chính tiểu đoàn 502 của VC đánh thiệt hại nguyên một đơn vị.
M113 vuot qua suoi
Từ những yếu tố không biết về khả năng mới – cơ động trên của M113, các đơn vị VC đã dàn trận. Đúng như lời của một anh tù binh kể lại thì tình thế quả không giống như lần phục kích đoàn xe “Crabe” của quân Pháp. Những gì VC điều nghiên, dàn thế trận, chuẩn bị tinh thần cho cán binh lâm trận… đã không xẩy ra như những gì họ hoạch định và mong đợị Chẳng hạn xe M113 không có lần nào bị súng nhỏ bắn thủng như loại xe “crabe” của Pháp, và cũng không một lần nào thấy bất cứ một xa đội M113 nào phải ngừng lại từng chập để cho lính nhảy xuống gỡ gỡ rơm rạ, cỏ lúa… kẹt trong bánh xích xe làm xe không chạy được, để nhân cơ hội này, VC bất thần nổ súng tấn công.
Khi thế trận bùng ra, tôi ( Lý Tòng Bá) đã ra lệnh các xa đội, từng chiếc lội nước, khai hỏa phóng thẳng ngay vào ổ phục kích của tiểu đoàn 502 đang dàn thành đội hình bán nguyệt ở giữa ruộng nước. Mũi tiến quân xông vào vị trí địch đang ngâm mình dưới nước, các xa đoàn M113 được đại liên và trung liên BAR đặt trên các xuồng ba – lá bắn yểm trơ.. M113 đã tung hoành với những khả năng đa hiệu bất ngờ ngoài dự liệu và sự hiểu biết của các cấp quân sự VC, đã làm cho thế trận phục kích giăng bẫy của VC bị tan vỡ thê thảm. Khi thanh toán chiến trường, không biết quân VC đã bố trí ở đó lúc nào, nhưng trên mình của mỗi cán binh VC còn sống sót, bị bắt làm tù binh, mỗi anh ít lắm cũng phải đeo ba bốn con đỉa, loại đỉa trâu không nhỏ của đồng bằng sông Cửu Long, no tròn đầy máu lớn bằng cỡ ngón tay cái, muốn rức nó ra phải dùng điếu thuốc đang cháy chấm vào đầu nó… Một anh VC được anh em binh sĩ kéo lên từ ruộng nước, đặt ngồi trên M113. Anh ta ngơ ngẩn nhìn quanh quẩn như mất hồn. Anh ta và đồng đội đã tham dự một trận đánh hoàn toàn không giống những gì cấp chỉ huy của anh ta huấn thị và dạy trên sa bàn hành quân.
Nhân viết lại những dòng này, chúng ta một lần nữa có thể nói đây không phải là lần duy nhất mà chạm trận với QLVNCH, địch đã bị tổn thất nặng nề, không phải chỉ có một lần, chỉ có Đại Đội 7 chiến xa M113 thành đạt được song thường ít khi giới truyền thông bạn triệt để khai thác, mà chính Neil Shehan, người phóng viên chiến trường đã viết quyển “The Bright Shining Lie” nói về chiến tranh Việt nam đã nhiều lần nghe nói đến. Có lần, anh theo xe M113 với tôi trong một vài cuộc hành quân tại Mỹ Tho, nhưng những lần đó lại không đụng độ với VC, vì thế, anh ta vẫn chưa chịu hiểu, và chưa thất sự thật, và vẫn mang nặng tinh thần trái ngược khi đề cập tới cuộc chiến đấu tự vệ của QLVNCH, mà thường là chỉ tìm và chú trọng tới chiến thắng, dù lớn hay nhỏ của VC để phóng đại, cho nên mãi đến bây giờ, dù Neil Shehan tôi coi là một người bạn quen thân, tôi cũng chẳng biết Shehan có chủ trương hay mục đích gì… Một người chịu khó, khá thông minh, đỗ đạt từ một Harvard nổi tiếng, thích tự do mà chỉ viết những bài báo lập luận phê bình ác ý và không chính xác nhắm vào QLVNCH. Nhứt là sau ngày 30/4/75, anh ta đã cho xuất bản quyển “The Bright Shining Lie” với những biện luận bất công nhắm vào QLVNCH, một quân lực bị bất ngờ “ngã ngựa” vì sự phản bội của đồng minh.
Sau khi xuất bản quyển sách nói trên, có một lần Shehan đã viết một bài khá lịch sự liên quan đến tôi trên tờ The New Yorker, đó là bài “After the War was over” xuất bản ngày 18/11/91, và anh ta đã gửi tặng cho tôi tờ báo đó. Phải chăng đây là lần cuối Shehan gián tiếp muốn tôi bỏ qua những lỗi lầm mà anh ta đã viết về tôi khi chỉ huy Đại Đội 7 chiến xa M113 trong trận Ấp Bắc với những lập luận vô căn cứ và lệch lạc khi được vài cố vấn Mỹ thời đó kể lại câu chuyện với dụng ý bào chữa những khuyết điểm nông nổi của mình.
Sau gần 13 năm ở tù cộng sản ra, tôi gặp Neil Shehan một lần tại Việt Nam, đến Mỹ năm 1991, tôi gặp lại Neil Shehan tại Las Vegas khi hắn tham dự một “convention” với sự có mặt của tướng Powell. Đó là lần gặp mặt lâu nhứt trong đó tôi kể lại tình tiết và sự thật của trận Ấp Bắc cho anh ta nghe:
… Ngày đó, sau đêm cuối cùng, Đại Đội 7 M113 rời thị xã tỉnh Mỹ Tho đến quận Cai Lậy, xuất phát theo đội hình hàng dọc ( để giảm làm thiệt hại lúa) hướng về mục tiêụ Đại Đội M113 ít lắm cũng đã vượt qua 2 con kinh ngang trước khi vào vùng tiếp giáo với mật khu Bà Bèo của VC nằm dọc theo hai bờ kinh Tổng Đốc Lộc mà Ấp Bắc là một trong những vùng ven biên. Cùng lúc tôi nhận được lệnh từ Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ đặt ở Cai Lậy, Tiểu Khu Mỹ Tho là phảI nhanh chóng đưa Đại Đội 7 M113 đến mục tiêu, vì nơi đó đã có một chiếc trực thăng bị rơi trong cuộc đổ quân lần đầu mà nguyên nhân có thể là lỗi vụng về kỹ thuật của phi công chứ chưa chắc là do đạn VC bắn. Đó là chiếc H21 hình thù như quả chuối già quá cũ gần đến ngày phế thảị Vì theo anh trung úy chỉ huy toán nhảy đợt đầu xuống mục tiêu Ấp Bắc cho tôi biết là anh không nghe bất cứ tiếng nổ nào lúc phi cơ đáp xuống mà chỉ nghe vài tiếng súng nhỏ sau đó.
https://dongsongcu.files.wordpress.com/2017/10/dai-doi-7-co-gioi-thiet-van-xa-m113-hanh-quan-truy-kich-dich.jpg?w=648
Không lâu sau đó, Đại Đội 7 M113 phải đối diện với con kinh thiên nhiên mà nông dân địa phương gọi là “kinh lạn” không bờ ác nghiệt. Lần đầu dưới mắt tôi, nó như một dòng nước chảy xuôi qua một bãi ruộng bằng phẳng, lởm chởm vài bụi cỏ với lá rủ mình quặt què theo nước.. . Quả thật, nếu là một thi sĩ, con kinh lạch trước mặt sẽ là nguồn cảm hứng của muôn bài thơ, nhưng ở đây, nó như là khúc xương khó nuốt của những con trâu sắt M113. Canh cánh với trách nhiệm, lo cho sự an nguy của phi hành đoàn, tôi phân vân chưa biết phải xử trí ra saọ Có lần tôi đưa ra ý kiến lên ban cố vấn cũng như Bộ Chỉ Huy Hành Quân là nên chỉ thị cho một cánh quân bạn nào gần đó mở cuộc hành quân bộ đến nơi chiếc trực thăng bị rơi, dù chậm nhưng chắc chắn hơn là sử dụng Đại Đội 7 M113. Lý do là không làm sao chúng tôi đoán biết việc vượt qua kinh lạch để tiến đến mục tiêu phải mất bao nhiêu thời gian. Xa đội chúng tôi thay nhau từng bước mò mẫm độc bờ kinh nhưng không lần nào cho xe băng ngang được vì lòng kinh toàn là bùn không đáỵ Vì không hiểu và nhận ra yếu tố đặc biệt này mà phía cố vấn Mỹ đã hiểu lầm, cho tôi là thiếu tinh thần trách nhiệm, không muốn đụng độ với địch quân. Đó là một nhận định phiến diện, cạn cợt, không hiểu thực trạng của địa thế chiến trường. LốI suy nghĩ và nhận định ấu trĩ ấy tôi không hề hay biết. Đến khi qua Mỹ, đọc quyển ” The Bright Shining Lie” của Neil Shehan có viết những điều ngộ nhận sai lầm đó về tôi, tôi mới biết. Lúc đó thì quá trễ để nóI lại vần đề cho rõ.
Nghĩ lại, trong cảnh đầu tắt mặt tối của tôi và anh em các xa đội, ông sĩ quan cố vấn J. Scanlon của chúng tôi ngồi luôn trên xe với chiếc máy truyền tin, không nhúc nhích một bước, đã nói gì với trung tá J.P.Vaun, cố vấn Sư Đoàn 7 đang bay trên đầu với chiếc L19. Sau khi Scanlon đưa ống nói cho tôi, lần đầu tiên tiếp chuyện thẳng với Vaun, tôi nghe được một câu hắc búa của J.P. Vann:
– Anh Bá! Nếu anh không cho xe qua kinh thì tôi sẽ nói cho Dại Tướng Lê Văn Tỵ bỏ tù anh!
Câu nói này tôi không bao giờ quên. Lúc vừa nghe, tôi tức giận đỏ bừng cả mặt. Tôi âm thầm tự nhủ, tại sao ông Vann này lại có thể thốt ra một câu như vậỷ! Tôi thẳng thắn trả lời:
– Trung tá Vann! Tôi rất mong thấy ông đáp xuống đây để tận mắt ông nhìn thấy những khó khăn thực tế của trận địa và những gì chúng tôi đang làm. Bằng không, vì lý do nào đó mà tôi phải đi ở tù, thì đó chẳng qua là vì danh dự của người lính!”
Khi đó, trong đầu tôi bỗng thấp thoáng cái câu ” một ngày lính là chín ngày tù” của ai đó đặt ra và bây giờ tôi thấy như rất đúng. Tôi nói lời chào cám ơn Trung Tá Vann rồi cúp máỵ Theo tôi, đó là đầu dây mối nhợ của câu chuyện “ăn thua” trong trận Ấp Bắc.
J.P.Vann, một sĩ quan cố vấn, nóng nảy quá độ, hăng say quá trớn, sợ bị qui trách nhiệm, “ăn thì OK, thua thì đổ thừa”. Mà thực ra, trong trận Ấp Bắc có gì phải quan trọng hóa việc ăn thua, ngoài những trở ngại, những khó khăn chồng chất, chết chóc xẩy ra khi phải đánh nhau với kẻ thù dùng du kích chiến kiểu ” nói láo, đánh lén, bắn sẻ, chém vè…” Ngày đó, trong trận cuối cùng, VC cũng đã bị Đại Đội 7 M113 đẩy lui để lại 8 xác tại chỗ, kể cả người chỉ huỵ
Không bao giờ tôi quên những khó khăn gian khổ mà tôi và những anh em binh sĩ thuộc quyền tưởng là không tài nào vượt qua được, kể cả lần các M113 bị kẹt xích, kẹt bùn loay hoay giữa ruộng hơn một ngày đêm, anh em các xa đội phải thay nhau liên tiếp móc kéo xe ra khỏi vùng nguy hiểm… Cuối cùng, Đại Đội 7 M113 cũng vượt qua được con kinh lạn ác nghiệt đó để tiến đến mục tiêu Ấp Bắc khoảng trên dưới 4 giờ chiềụ Sau khi anh trung úy chỉ huy toán quân nhảy trực thăng đầu tiên xuống trận địa cho tôi biết tình hình tại chỗ, tôi ra lệnh cho cố chuẩn úy Nguyễn Văn Nho (anh là cây vợt vô địch bóng bàn của binh chủng thiết giáp) đưa trung đội I áp sát vào mé làng Ấp Bắc để dò dẫm. Trung đội chỉ huy và các trung đội khác tiếp theo tiến theo đội hình hàng dọc, trước khi tôi ra lệnh mở rộng đội hình thành hàng ngang, quân VC đã bất thần nổ súng cách trung đội 1 chỉ khoảng 50 thước, mở đầu cho trận đánh Ấp Bắc. Trong những giây phút khai hỏa đầu tiên của địch, chuẩn úy Nguyễn Văn Nho của Trung Đội 1, Thượng Sĩ Nguyễn Văn Hào của xe chỉ huy bị hy sinh, chưa kể một số xạ thủ đại liên 50 của các trung đội khác vừa chết vừa bị thương. Tổng số thiệt hại của Đại Đội 7 M113 từ phút đầu cho đến tàn trận là 8 chết và 14 bị thương. Số thiệt hại này phần lớn do các khẩu đại liên thời đó không có trang bị tấm chắn đỡ đạn. Sau trận Ấp Bắc, các loại lá chắn này mới thực hiện để che đạn cho các xạ thủ đại liên M113.
Nhắc lại chuyện này, tôi vẫn phân vân thắc mắc tại sao người ta chỉ chịu trang bị thêm phương tiện và vũ khí mới cho quân đội VNCH sau khi các đơn vị quân đội chúng ta bị thiệt hai hay bị mất đi những chiến sĩ và cán bộ chỉ huy tài giỏi, gan dạ vì thiếu phương tiện chiến đấu thích hợp. Chỉ riêng một yếu tố là nếu trên xe M13, các xạ thủ đại liên có những lá chắn đạn an toàn cho xạ thủ thì trong trận Ấp Bắc thì số thương vong của chúng ta giảm nhiều, đồng thời Đại Đội 7 M113 có thể đã đưa tiểu đoàn 514 Chủ Lực VC tỉnh Mỹ Tho tan tác đi theo tiểu đoàn 502.
Tôi nhớ một lần trước trận Ấp Bắc, đoán được ý đồ của VC là khi không còn cách nào khác để mở trận mới đánh với Đại Đội 7 M113, thì họ chỉ còn dựa vào ven làng, vào một thế đất mà chọn lựa để có thể dễ dàng gây khó khăn cho Đại Đội 7 M113 khi bất ngờ xuất hiện từ các hầm hố kiên cố được che khuất, tấn công khai hỏa vào các xạ thủ đại liên 50 trên xe M113 chứ không dám nằm giữa đồng ruộng phục kích như lần tiểu đoàn 502 của họ bị tiêu diệt ở tỉnh Sadec. Tiên liệu điều như trên, tôi gửi lên cấp chỉ huy cũng như cố vấn Mỹ một đề nghị khẩn cấp và thiết thực việc trang bị lá chắn đạn an toàn cho xạ thủ đại liên càng sớm càng tốt… Đề nghị đó không được chấp thuận. Tướng Stilwell của phái bộ viện trợ Mỹ đã trực tiếp trả lời cho trung tá Nguyễn Văn Thiện, nguyên chỉ huy trưởng binh chủng Thiết Giáp ( 1957 – 1964) (*) bằng một câu mà tôi không bao giờ quên. Câu nói nguyên văn bằng tiếng Pháp của tướng Stiwell như sau: “le meilleur moyen de défance c’est tirer.” Ờ nghĩa là ” muốn bảo vệ mình, người lính chỉ có bắn!” Theo tôi, trên lý thuyết thì quá đúng, hoặc trong phim xi-nê cao bồi, hay tại “desert storm” với “bão sa mạc” thì còn có lý… chứ đối với chiến tranh du kích kiểu VC trên địa thế núI rừng, sông lạch Việt Nam thì chưa chắc câu của tướng Stilwell là câu thần chú hộ mạng, mà trận Ấp Bắc là một thí dụ điển hình. Làm sao chúng ta thấy được VC nằm phục kích trong nước, dưới lá, dưới sình mà bắn trước để bảo vệ mình.
Nhắc lại, cả một chiến đoàn gọi là GM 100 của quân Pháp đã bỏ mạng tại đèo An Khê ở Pleiku trong chiến tranh Việt Pháp trước đây đã ở trong tình huống trên. Tôi rất may đã sống sót trong trận Ấp Bắc. Từng tràng đạn địch “thay nhau tránh né” khi bay qua đầu tôi, một điều kỳ lạ, mãi cho đến bây giờ tôi không biết tại sao mạng tôi còn, tại sao tôi còn sống với hàng loạt đạn vượt qua đầu để lại những tiếng kêu “bực… bực” bên taị Có lần tôi đang bắn trả qua lại với đám VC đứng trong những hầm hố không quá 20 thước trước mặt, bất ngờ tôi thấy anh đại úy J. Scanlon đang ngồi trong M113 của tôi mở cửa sau M113 chỉ huy nhảy ra ngoài chạy mất da.ng. Trong xe chỉ huy của tôi lúc đó có xác của thượng sĩ Nguyễn Văn Hào bị tử thương, và có lẽ lần đầu tiên anh chứng kiến tận mắt xác chết trong xe chỉ huy, chưa kể hai người bị thương khác nằm la liệt máu me, đó là anh Kiên, tài xế xe jeep riêng của tôi bị đạn xuyên cổ và anh lính kèn ngả xuống sau tiếng kèn xung phong ngả xuống bên tay mặt của tôị Tình trạng này có lẽ đã làm cho Scanlon mất tinh thần, và đã thật sự gây khó khăn không nhỏ cho tôi trong việc điều động đơn vi.. Thành phần bị chết và bị thương trong những giây phút chạm súng đầu tiên phần đông là những anh em chỉ huy trưởng xa và xạ thủ đại liên 50 chứ không ai khác. Dĩ nhiên, trong tình huống đó, sức mạnh và đà tấn công của Đại Đội 7 M113 bị yếu và khựng lại, nhứt là ở phía trước mặt tôi, giữa Đại Đội 7 M113 và mé làng chỉ là một bãi nước không biết là ruộng hay là một vũng bùn. Nếu M113 kẹt dính ở đó thì vô cùng nguy hiểm.
Trước tình huống đó, tôi dự định cho các xa đội lui về phía sau vài chục thước để bảo đảm an toàn hầu có thể dùng các loại pháo hỏa tập tiêu diệt mục tiêu ( fire of destruction) mà tôi mới chợt nghĩ ra, vô cùng cần thiết để giải quyết một tình huống khó khăn. Không dùng pháo trong trường hợp này là một thiếu sót nghiêm tro.ng. Lúc đó, kể cả cố vấn V.P.Vaun lúc đó cũng chỉ lo cho an ninh phi hành đoàn của chiếc trực thăng bị rớt mà không có sáng kiến gì khác. Sau khi việc yêu cầu cung cấp hỏa tập được đáp ứng và ban ra, nó đã vừa tiêu diệt địch, vừa dọn đường cho một trận xung phong cuối cùng.
Từ bộ chỉ huy hành quân nhẹ của Tiểu Khu Mỹ Tho, Trung Tá Lâm Quang Thơ, tỉnh trưởng, lệnh cho tôi lui về phía sau 400 thước an toàn cho đơn vị để một phi tuần 2 chiếc B26 oanh tạc mục tiêụ Cần nói rõ thêm, mỗi lần dùng “phi pháo yểm” là mỗi làn từng đợt pháo và từng đợt phi cơ thay nhau đánh vào mục tiêụ Thường thì VC hay nằm dọc theo mé rừng hay ven làng trong các hầm hố kiên cố, còn nếu địa thế là vùng núi thì họ không nằm trên đỉnh mà lại bám các vùng yên ngựa hay bên sườn đồi… cho nên, tại Ấp Bắc, những đợt oanh kích của 2 chiếc B26 lúc đó chỉ có tác dụng tâm lý hơn là tiêu diệt đối phương.
Đúng khoảng trên dưới 5 giờ chiều, sau quả bom cuối cùng mà tôi thấy rõ rời bụng phi cơ rớt xuống giữa mục tiêu Ấp Bắc với hai cánh máy bay dường như run rẩy báo hiệu ngày phế thải… thì Đài Độ M113 ào ạt mở đợt tấn công lần chót, đẩy lui không khó quân VC ra khỏi các vị trí. Các toán quân VC bị đánh bật ra khỏi vị trí đã bỏ chạy tán loạn, để lại 8 xác chết, trong đó có cả một cấp chỉ huy.
Đúng như trong bài viết thêm của Neil Shehan về trận Ấp Bắc trong nguyệt san “The New Yorker” với bài “After the war was over”, bài viết có đoạn : ” Tối lại, quân VC có cho một thành phần nhỏ nào đó bò về mục tiêu Ấp Bắc để tìm xác anh chỉ huy…” Nhưng việc nói VC lén về Ấp Bắc tìm xác cũng là chuyện không thật. Làm sao có chuyện đó khi toàn Đại Đội 7 M113 đang nằm dàn trận chờ sẵn tại chỗ. Một tên chỉ huy VC bi tử thương là có thật, nhưng toán VC mò về lấy xác thì không.
Tôi nhớ chiều hôm đó, khoảng 6 giờ, sau khi Đại Đội 7 M113 đã hoàn toàn làm chủ tình hình và chấm dứt trận đánh, thì việc cho một đơn vị Dù nhảy xuống cánh đồng trống phía sau lưng Đại Đội 7 là một điều vô ích. Có một toán nhỏ quân Dù bị gió chiều bọc cuốn đựa lạc vào một vùng không an ninh, đã gặp một thiệt hại nhỏ , nhưng đó quả là một thiệt hại không đáng xẩy ra và rất oan uổng. Đúng là tháng xui ngày rủi của quân tạ
Trong lửa đạn, trong trận đánh, cái đầu tôi với cái mũ nồi đen kỵ binh lúc nào cũng nhoi ra khỏi M113 mà đạn mọi phía bắn ào ào tới mà cái đầu chẳng bị trúng viên nào, làm cho tôi có cảm tưởng VC bắn rất tồi! Nhưng chưa hết, vào sáng sớm hôm sau, vì còn ấm ức về cái vùng sâu phía trong của mục tiêu Ấp Bắc chưa được chế ngự và lục soát kỹ, tôi đã quyết định mở cuộc hành quân loại bỏ túi – tức là “hạ chiến” – với một thành phần nhỏ của các xa đội tạm thời rời M113 để đánh bô.. Đến hơn nửa đường di quân, bất ngờ không biết ai gọi mà những tràng pháo binh loại 105 ly của phe ta không mời mà đến, thay nhau từng đợt 4 quả với 4 tiếng “bụp – bụp – bụp – bụp” nghe từ quận Cai Lậy vọng lại báo hiệu những lần đạn rời nòng bay đị Những trái đạn chạm đất nổ vang, và chúng tôi mừng là nó không rơi vào vị trí chúng tôị Có khoảng 40 trái đạn bắn đi, có trái rơi cách chúng tôi khoảng 10 thước. Từ trong một cái hố với với máy truyền tin PRC trên lưng, Hạ Sĩ Tòng lúng túng gọi khẩn cấp về xe chỉ huy để chuyển lời yêu cầu của tôi yêu cầu Bộ Chỉ Huy Hành Quân cho ngưng cuộc pháo kích vì “chúng tôi đã đầu hàng vô điều kiện!” Trong khi tôi đang trong thế ngồi chồm hổm, đẩy mạnh lưng vào thành hố để tim bớt đập mạnh thì anh đại úy cố vấn J. Scanlon mất tinh thần, bò quanh bò quẩn trước mặt tôi… trông ngơ ngác như một con bê lạc bầỵ Theo tôi, nếu cảnh đó được Neil Shehan chứng kiến và viết đầy đủ lại trong quyển “The Bright Shining Lie” của anh ta thì chắc anh ta đáng lãnh giải “nobel” ở Thụy Điển chứ không phải giải Pulitza mà anh ta nhận ở Mỹ.
Cả cộng sản, vì nhu cầu tuyên truyền chính trị, lẫn các nhà báo Mỹ, vì thiếu chứng liệu và nhiều thiên kiến, đã viết sai sự thực, xuyên tạc sự thực về cược chiến tự vệ anh dũng của quân dân miền Nam. Và cũng thể theo lời yêu cầu của một số chiến hữu cựu quân nhân QLVNCH và đồng minh, tôi đã gạn lọc trí nhớ để tìm lại những dữ kiện thật thuộc loại “đầu dây mối nhợ” của trận Ấp Bắc mà vì lý do chính trị và nhu cầu phản chiến, họ đã cố tình bóp méo sự thật. Tôi đã viết lại bằng tay, bằng chính thủ bút của mình Ờ và như chiến trường Ấp Bắc tan hoang, khi tôi viết xong bài này trên mấy trang giấy cuối thì dưới bàn viết của tôi là một đống giấy nháp với cây viết “bi” đã gần hết mực “dàn trận tan tác ngổn ngang” dưới gầm bàn.
Viết bài này, tôi cũng có ý nhắc cho những ai chưa biết sự thật, là, với chiến thắng và kinh nghiệm từ trận Ấp Bắc, không biết bao nhiêu lần tôi đã đánh thắng những đơn vị địch quân từ các cấp tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và cả quân đoàn của VC – bất cứ ở đâu, từ miền Tây, miền Đông Nam phần đến Tây Nguyên, đặc biệt là hầu hết các lần đó đều có sự hiện diện của J.P Vann, kẻ có lần đã đề nghị lên đại tướng Lê Văn Tỵ cho tôi đi tù – và sau này, cũng chính J.P.Vann vận động cho tôi lấy quyền chỉ huy Sư Đoàn 23 Bộ Binh đánh tan 3 sư đoàn VC do tướng Bắc quân Hoàng Minh Thảo, một trong những tướng hùng hổ nhất của Bắc Việt chỉ huy.
Từ những điều trên trong bài này, việc sách báo VC và Tây phương nói quân VNCH thua trong trận Ấp Bắc là xuyên tạc, là sai sự thật. Và nếu còn sống (**) đến hôm nay, chưa chắc J.P Vann đã cho Neil Shehan viết trận Ấp Bắc một cách thiếu sót và sai lê.ch. Vì đó cũng chính là cái thiếu sót của J.P.Vann trong những phút giây đầu tiên của trận Ấp Bắc, vì ông chưa đủ kinh nghiệm và hiểu biết về chiến tranh du kích kiểu VC. Sự thiếu sót và thiếu kinh nghiệm đó của ông và ký giả Tây phương đã làm cho các bài viết về trận Ấp Bắc (cũng như nhiều lãnh vực khác…) bị bóp méo và hiểu lệch khác đi.
Cựu tướng Lý Tòng Bá Cựu tư lệnh sư đoàn 23 BB/ Cựu tù cải tạo
(Hải Triều đánh máy bài viết và sắp xếp hành văn với sự chấp thuận của tướng Bá)
Ghi chú:
* Trung Tá Nguyễn Văn Thiện, sau lên Đại Tá, phục vụ tại Quân Đoàn 1 của tướng Hoàn Xuân Lãm, là một trong hai người được tướng Nguyễn Văn Thiệu gọi về dinh Độc Lập để gắn sao cấp tướng. Chẳng may chiếc A37 chở anh về Sài Gòn bị ngộ nạn và mất tích.
** Ông Vann, trong một chuyến đến thăm tướng Bá ( Sư Đoàn 23 BB) đã tử thương trong một tai nạn máy bay tại Cao Nguyên. Chiếc trực thăng chở ông trên quốc lộ 14 gần Chu Paọ Đại Tá Nhu chỉ huy Biệt Động Quân là người chỉ huy cuộc tìm và thu hồi xác ông Vann và phi hành đoàn. Anh em Biệt Động Quân cho biết không hề nghe tiếng súng khi máy bay bi rớt. Dù đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân tai nạn, song người ta có thể dự đoán là máy bay rớt vì trục trặc kỹ thuật chứ không phải vì đạn phòng không. Chi tiết này ghi lại từ tướng Lý Tòng Bá qua cuộc điện đàm sáng 9/4/2001./HT
 
Chuyện nữ du kích bắt sống Chuẩn tướng Lý Tòng Bá

TƯỚNG LÝ TÒNG BÁ: KONTUM KIÊU HÙNG (Kb. NguySaigon)

Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá. Chiến Thắng KonTum, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu,
Thiếu Tướng Lý Tòng Bá.
Chiến Thắng KonTum, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

(nguồn ảnh: http://cdnvqglv.blogspot.ca/
Tôi vẫn nhớ, nhớ mãi những tháng ngày dành dân lấn đất . Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ đang tăng phái cho Sư Đoàn 21BB . Đại Đội 21 Trinh Sát tùng thiết cho chúng tôi . Đại đội nầy kiêu binh , vô kỷ luật . Ngụy tui đã rượt Đại Đội 21 Trinh Sát nầy . Thay vì bị Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh, lột lon xuống Thượng sĩ, Tướng Hưng chỉ trả Chi Đoàn về lại Sư Đoàn 9 BB đang trách nhiệm Tỉnh Kiến Phong . Vừa đến Hồng Ngự, Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ nhập trận ngay vì cộng quân đã tapi và chiếm một đồn rất quan trọng tại Thường Phước . Thiếu Tá Điền Đông Phương đang là Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 3/2 Thiết Kỵ . Điền Đông Phương cao lớn đẹp trai giống như tài tử cinema hơn là một Chi Đoàn Trưởng lừng danh. Cháu nội của học giả Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký ) nên Điền Đông Phương có cung cách của một văn nhân hơn là một kỵ binh dạn dày chiến trận.
Nhờ được trả về Hồng Ngự mà Ngụy tui có dịp diện kiến Chuẩn Tướng Lý Tòng Bá đương kim Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh QLVNCH . Trước khi Tướng Bá xuống thăm, chúng tôi được Thiết Đoàn Trưởng dặn dò phải rửa xe cộ sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề và nhớ khi trình diện phải gọi Tướng Bá là Thiếu Tướng , đánh dấu bãi đáp bằng khói màu đỏ . Trực thăng đang bay đến Chi Đoàn tại Thường Phước . Điền Đông Phương hai tay đưa thẳng lên trời chung quanh là khói đỏ. Tướng Bá bước xuống trực thăng tiến thẳng đến hàng quân đang chờ đón vị Tướng Chỉ Huy Trưởng . Sau khi Chuẩn úy Thái , Chi Đội Trưởng, Chi Đội 1 Khinh Kỵ trình diện Tướng Bá đến Chuẩn úy Nguyễn Công Vi , Chi Đội Phó trình diện . Tướng Bá có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy một Chuẩn úy quá sữa . Sữa từ đầu đến chận, Tướng Bá hỏi Chuẩn úy Vi bao nhiêu tuổi . Chuẩn úy Vi trả lời 18 tuổi . Tướng Bá cười cười bảo rằng 25 năm sau , lúc đó Chuẩn Tướng chống gậy gặp Đại Tướng Vi, hỏi Đại Tướng Vi có nhớ Chuẩn Tướng không ? Nếu không nhớ, Chuẩn Tướng sẽ nhắc Đại Tướng Vi nhớ buổi gặp gở ngày hôm nay . Thấy Tướng Bá bình dân vui tánh , Ngụy tui nổi máu tếu :
– Chuẩn úy , Chi Đội Trưởng CD 2 trình diện Chuẩn Úy .
Tướng Bá ngưng cười, chỉ vào lon trên ve áo hỏi Ngụy tui rằng biết lon gì đây không . Ngụy tui xin trình diện lại . Tướng Bá bảo khỏi cần, bèn vấn đáp Chuẩn Úy Ngọc , Tiền Sát Viên, Pháo Binh … “có dám bắn trước đầu xe Thiết Giáp không” ? Chuẩn úy Ngọc bèn đem binh thư ra trả lời là không an toàn nên không thể bắn . Tướng Bá cao giọng “cứ bắn, tụi Thiết Giáp mình đồng da sắt chẳng hề gì” . Ngụy tui ngứa miệng trả lời nếu bắn trước đầu xe, Ngụy tui sẽ đào ngũ . Tướng Bá lắc đầu quay qua hỏi Điền Đông Phương có muốn đi làm Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh không . Bất ngờ nên Điền Đông Phương chưa kịp trả lời, Tướng Bá quay qua sếp Thiết Đoàn Trưởng bảo rằng Điền nó khá cho nó đi tìm tương lai , đừng giữ nó lại . Qua màn “giởn mặt tử thần “ chuẩn úy trình diện chuẩn úy rồi nghe qua lời của một ông Tướng đang chỉ huy Binh chủng Thiết Giáp Binh , Ngụy tui biết rằng Tướng Bá là một ngườI vui tính , không quan liêu, câu nệ giai cấp lại có lòng thương yêu, nâng đở thuộc cấp . Và Ngụy tui nhớ, nhớ mãi lần gặp gở đầu tiên ấy giữa đồng không mông quanh, không đầy đủ lễ nghi quân cách, không bàn, không ghế không có thuyết trình và que chỉ bảng . Chỉ có tình huynh đệ Kỵ Binh giữa chiến trường khói lửa
Tướng Bá xuất thân từ Thiếu Sinh Quân , tốt nghiệp thủ khoa trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt . Với một xuất thân như thế , hứa hẹn một con đường binh nghiệp hào nhoáng . Vì những nhận định trật lất của giới chức quân sự Pháp mà Hoa Kỳ không chú ý đến việc tổ chức và bành trướng Binh chủng TGB . Năm 1960 để trắc nghiệm một vũ khí mới , một chiến thuật mới , Đại Đội 7 Cơ Giới được thành lập và do Đại úy Bá chỉ huy đã tung hoành ngang dọc trong khu Chiến Thuật Tiền Giang thuộc Vùng IV chiến thuật . Vết xích mạnh mẽ hào hùng của Đại Đội 7CG đã nghiền nát các đơn vị chính quy và du kích VC . Từ Cai Lậy, Mộc Hóa, Kiến Tường xuôi xuống Đại Ngãi Ba Xuyên , cày nát khắp vùng Đồng Tháp Mười . Một Đại Đội VC nằm chết trong hố cá nhân ở rừng tràm Ổ Quạ Tân Châu , Hồng Ngự , Những trận đánh vang danh chiến sử như Tân Niên Đông ,Tân Niên Tây , Gò Công , Trận An Thạnh Thủy, Quận Chợ Gạo Mỹ Tho. Nhiều lúc được điều động tăng phái lên tới Quân Đoàn III, QKIII . Có mặt tại Đức Hòa, Đức Huệ, Hậu Nghĩa, Tây Ninh . Trận đánh tại Ấp Bắc đầu tiên đã bị bôi nhọ và tường thuật sai lạc. Đ7CG có thiệt hại do quá nhiều khuyết điểm .Nhưng không phải đại bại như Neil Sheehan tường thuật trong quyển sách “A Bright Shining Lie”. Không làm chủ chiến trường do địa thế sình lầy, nhiều kinh lạng rất khó khăn khi vượt lầy . Xạ thủ đại liên không có mặt nạ chắn đạn để bảo vệ, nhiều xạ thủ đã hy sinh trong loạt đạn đầu tiên . Nhưng khi những khuyết điểm nầy được sửa chữa , pháo tháp đại liên 50 chắc chắn hơn với mặt nạ che đạn để bảo vệ xạ thủ và quan trọng hơn hết là có một Đại đội Bộ Binh tùng thiết để phát huy hoàn hảo nhị thức Bộ Binh và Thiết Giáp. Cũng tại Ấp Bắc lần thứ hai DĐ7CG và một đại đội BDQ tùng thiết đã nghiền nát một Tiểu Đoàn VC tốc hố bỏ chạy sau khi đã để lại hằng trăm cán binh chết không kịp mang theo . Trận đánh tại Cao Lãnh, Đ7CG đã tiêu diệt toàn bộ Tiểu Đoàn 502 chủ lực tỉnh Kiến Phong . Không một cán binh nào chạy thoát .
Do những chiến công oanh liệt trên, Thiếu Tá Bá đã được chỉ định chỉ huy Trung Đoàn 2 Thiết Giáp . Chính ở cương vị nầy cuộc đời của Tướng Bá ba chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh theo những màn đảo chánh , chỉnh lý, biểu dương lực lượng . Trong những cuộc binh biến đó , Tướng Bá đã hết sức phiền lòng vì những thiệt hại do phe ta đánh phe mình , cái chết của Đại úy Bùi Ngươn Ngãi, Chi Đoàn Trưởng CD 1/1. Chiến Xa tăng phái cho Chiến đoàn 6 Thiết Giáp do Thiếu Tá Bá chỉ huy cùng nhiều cái chết của các Kỵ binh trong chiến đoàn đã khiến cho Thiếu Tá Bá hết sức đau buồn và chán nản .
Trong vụ “Biểu Dương Lực Lượng “ do Trung Tướng Dương Văn Đức Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Vùng IV Chiến Thuật khởi xướng tháng 9 năm 1964 để lật đổ Đại Tướng Nguyễn Khánh bị thất bại . Bị giam tù và bị đưa ra tòa án Quân Sự Mặt Trận . May mắn chỉ mỗi Trung Tá Bá được trắng án . Khi đảm nhiệm chức vụ Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Dương , Trung Tá Bá đã hết sức tự hào những đóng góp thiết thực trận chiến giữa Quốc –Cộng trong kế hoạch : Bình Định Di Dân Lập Ấp đã làm tê liệt cơ sở hạ tầng VC . Đặc biệt chiến thắng tại Bình Dương ngày Tết Mậu Thân năm 1968 đã tô điểm thêm những chiến công huy hoàng của Tướng Bá
Mùa hè 1972 được gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa . Và cũng mùa hè nầy đã làm nên danh tiếng của Tướng Bá , Người Hùng Kontum. VC chiếm đỉnh núi Chu Pao làm cho việc tiếp tế Kontum thêm phần khó khăn , Đại Tá Bá trong cương vị Tư lệnh SD23BB đã viết thêm một trang trong chương chiến thuật của Thiết giáp : Dùng Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa tấn công VC đang chiếm lĩnh đỉnh núi Chu Pao . Lần đầu tiên Chiến Xa leo núi tấn công. Trận đánh ngắn ngủi , Chi đội Chiến Xa cùng đại đội BB tùng thiết đã tràn ngập hầm hố của VC chiếm lại đỉnh Chu Pao khiến việc tiếp tế cho Tỉnh Kontum được dễ dàng và thuận lợi .
Khi căn cứ Tân Cảnh thất thủ , Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BB, đền nợ nước thì Đại Tá Bá đã biết rằng sắp tới Mặt Trận Tây Nguyên sẽ giải quyết tại Kontum . Không có quân tăng phái chỉ có Sư Đoàn 23BB cơ hữu . Đại Tá Bá đã yêu cầu cho toàn thể SD23BB về tập trung phòng thủ KonTum . Huấn luyện lập kế hoạch diệt tăng T54. Sử dụng Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa như là lực lượng trừ bị tấn công và trên hết là tinh thần và quyết tâm của toàn thể chiến sĩ SD23BB cùng sự yểm trợ tận tình tối đa của Đồng Minh Hoa Kỳ đã làm nên chiến thắng vang lừng núi sông . Lịch sử cho thấy Tây Nguyên là vùng đất chiến lược mất Tây Nguyên đồng nghĩa với sự mất nước . Cho nên chiến thắng Kontum là một chiến thắng vang dội đã giúp cho VNCH đứng vững thêm 3 năm nữa .
Ngày tàn cuộc chiến khi mà 4 Quân đoàn Cộng Sản Bắc Việt xâm lược đang bao vây áp sát vào Saigon. SD25BB do Tướng Bá chỉ huy, đơn độc chống lại cả một Quân Đoàn Cộng Sản Bắc Việt xâm lược . Không có đơn vì trừ bị, không có phòng thủ chiều sâu cũng không có đơn vị yểm trợ phía sau . Khi VC đem quân lòn phía sau chăn đường rút lui của SD25BB . Thiết đoàn 10 Kỵ Binh không thể rút về Củ Chi Hốc Môn . Tướng Bá không còn gì, lăn lộn tuyệt vọng và cuối cùng tan hàng. Con đường rất ngắn từ Củ Chi về Saigon, Tướng Bá đã đi mất 13 năm .
Mười ba năm tù đầy nghiệt ngã . Nhưng không làm nao núng tinh thần ý chí của người Kỵ Binh muôn thuở. Nhớ Tướng Bá cũng nhớ sau Đại Hội TGB năm 2009 tại Nam Cali . Một người làm biếng như Ngụy tui thi có bao giờ tham dự bất cứ cuộc họp mặt nào . Đại Hội năm đó Tướng Khôi muốn biết mặt Ngụy tui nên cũng đóng bộ đến trình diện Tướng Khôi . Nhờ thế mà lại được diện kiến Tướng Bá một lần nữa . Gặp lần thứ hai nầy, Tướng Bá lấy một tờ báo rồi vẻ vào đó phóng đồ Trận Ổ Quạ, Hồng Ngự năm 1964 . Tướng Bá diễn giải rõ ràng diễn tiến trận đánh . Điều mà Ngụy tui chú ý là trận đánh đó Thiếu Tướng Lâm Văn Phát , Tư Lệnh Quân Đoàn III Vùng III Chiến thuật qua đêm trên xe của Trung Tá Bá. Đại Tá Cao Văn Viên bị thương ở tay đến yêu cầu Trung Tá Bá cho một Chi Đoàn lên yểm trợ Lữ Đoàn Nhảy Dù do Đại Tá Cao Văn Viên chỉ huy . Ba năm sau, Đại Tá Cao Văn Viên thăng Đại Tướng , Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH , Tướng Lâm Văn Phát mất quyền chỉ huy , còn Trung Tá Bá vẫn là Trung Tá đảm nhiệm chức vụ Tỉnh Trưởng Bình Dương .
lytongba_lephattangGiờ đây Tướng Bá, một Niên Trưởng , một Kỵ binh dạn dày chiến trận , người hùng Kon tum đang trở về Quê Hương, đang dong ruổi con ngựa sắt từ Nam Định miền Bắc xuống tận Khu Chiến Thuật Tiền Giang để trở lại những chiến trường năm xưa . Một chút trầm ngâm suy tư tại Ấp Bắc để suy nghiệm Thực Tế và Huyền Thoại . Trở lại Saigon để nhớ những ngày đau buồn đảo chính, chỉnh lý, biểu dương lực lương . Đến Tây Ninh lên Núi Bà Đen ánh mắt nhìn thăm thẳm về Đức Hòa , Đức Huệ rồi Củ Chi Hốc Môn nơi con chiến mã chưa hề biết chiến bại, ngậm ngùi nhớ lại biển người bao vây của nguyên một Quân đoàn cộng phỉ . Dù không còn được quân bạn và phi pháo yểm trợ, nhưng Tướng Quân và Sư Đoàn 25 BB đã chiến đấu tới cùng , đến viên đạn cuối cùng rồi sa vào tay giặc . Ra Quân Đoàn II, Tướng Quân sẽ dừng chân trên đỉnh núi Chu Pao. Nhớ lại gia đình Tài Lực Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa đã chấp nhận thiệt hại nặng nề để cùng Quốc Bảo giữ vững Kontum . Những con chiến mã M41, gia đình Tài Lực đã làm xong nhiệm vụ giờ phơi xác đâu đó trên Quận Đức Lập Quảng Đức vào những ngày cuối tháng ba năm 1975 . Sau cùng Tướng Quân Lý Tòng Bá dừng chân bên dòng Dabla hiền hòa, đã khắc ghi tên tuổi của Tướng Quân cùng Sư đoàn 23BB và Chi Đoàn 1/8 Chiến Xa bất diệt .
Trong niềm tiếc thương vô hạn, chúng tôi toàn thể Kỵ Binh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xin được bắt súng nghiêm chào đưa tiễn Tướng Quân , Người Hùng KonTum , về nơi an nghỉ cùng các chiến hữu đã cùng Tướng Quân một thời ngang dọc, dâng cả đời trai cho sa trường trong nhiệm vụ Bảo Quốc An Dân
Tổ Quốc Ghi Ơn (ƠN GÌ? LÀM GÌ CÓ ƠN GÌ!)
Kỵ Binh NguySaigon


 
Nữ Anh Hùng VN Siêu Đẳng Có Tấm Lòng Bồ Tát Tha Mạng Cho Lính Mỹ Vì Họ Khóc Khoe Ảnh Vợ Con
Trong lịch sử giải phóng dân tộc trước năm 1975, có những góc khuất âm thầm nhưng tính nhân văn mãnh liệt khiến những ai thấu hiểu đều xúc động. Thế giới tìm đến Việt Nam không chỉ vì những kỳ tích chiến đấu mà chính trái tim nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam. Qua hình ảnh người phụ nữ tham gia CT, bạn bè thế giới tò mò, ngạc nhiên, tìm hiểu và rồi một phụ nữ Nhật đã bất ngờ thốt lên: “Chúng tôi xin nghiêng mình trước vẻ đẹp, nỗi đau của người phụ nữ Việt Nam!”

Nữ du kích Bảy Mô

TĐH: Tình cờ hôm nay mình mới biết câu chuyện của nữ du kích Bảy Mô trên mạng. Có lẽ nhiều bạn đã biết rồi. Mình vốn đã khâm phục các nữ chiến binh. Câu chuyện đậm tình người lại làm mình thêm cảm động. Thêm vào đó nữ anh hùng này sau khi ra khỏi quân đội thì về sống cực khổ ở Tây Ninh, quê vợ của mình. Và Củ Chi là huyện rìa của Sài Gòn, cách nhà mình không xa. Mọi địa danh đều rất quen thuộc. Cuốn sách “The Tunnel of Cu Chi” nhắc đến người nữ du kích này là một cuốn sách về Chiến tranh Việt Mỹ rất nổi tiếng ở Mỹ. Câu chuyện này còn nói lên một điểm lịch sử và chiến lược quan trọng: Những chiến binh du kích ở Miền Nam, sinh ra, lớn lên và chiến đấu như là cuộc sống tự nhiên – đời cha chiến đấu chống Pháp, đời con chiến đấu chống Mỹ. Chẳng ai bắt vào lính, chẳng ai tuyển mộ, chẳng ai bắt làm gì cả. Lớn lên là tự động chiến đấu như hít thở. Đây chính là điều các chiến lược gia Mỹ và VNCH chẳng hề biết. Đi lính như một nghĩa vụ phải làm là một chuyện. Tự nhiên mà chiến đấu, là chiến binh mà không “đi lính”, là một chuyện khác — chiến đấu tự nhiên như hít thở của cuộc sống, đó là nguồn sức mạnh vượt trên cả phi thường, đứng trên phương diện chiến lược mà nói.
Dưới đây là một clip về câu chuyện Bảy Mô, một series 3 clips nói chuyện với Bảy Mô, một clip về các nữ du kích Củ Chi (bây giờ đã là bà nội bà ngoại), và một bài báo.
Nữ Anh Hùng VN Siêu Đẳng Có Tấm Lòng Bồ Tát Tha Mạng Cho Lính Mỹ Vì Họ Khóc Khoe Ảnh Vợ Con


________________
Bảy Mô – Bốn thằng Mỹ ôm nhau khóc …

Bảy Mô – “Giờ mình với Mỹ bắt tay rồi, không còn hận thù nữa …

Bảy Mô – “Đào cho Mỹ nó chui … ”

________________
Nữ du kích Củ Chi

_________________
Nghe nữ du kích Bảy Mô kể chuyện ăn Tết trong địa đạo
07:10 19/02/2018 nguoiduatin
Những năm tháng chống Mỹ, cả phía địch và ta đều nhắc đến một người con gái. Chị lăn lộn trong khói lửa chiến tranh, nhưng nước da vẫn trắng ngần như bông bưởi, đẹp như hoa mai,… Đón Tết trong hầm địa đạo
Xã hội - Nghe nữ du kích Bảy Mô kể chuyện ăn Tết trong địa đạo
Nữ du kích kể lại chuyện ngày xưa tham gia chiến tranh.
Người con gái năm xưa, chính là bà Võ Thị Mô (thường gọi Bảy Mô, SN 1946, ngụ ấp Phú Lợi, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP.HCM) Đội trưởng đội Du kích Củ Chi.
Chúng tôi tìm gặp bà vào một ngày cuối năm để nghe bà kể chuyện đón Tết trong hầm địa đạo. Bà vừa mới phẫu thuật cắt bỏ hai khối u nên sức khỏe khá yếu.
Bà kể: “Ngày đó, làm gì có chuyện đón Tết vui vẻ như bây giờ. Tôi và các chiến sĩ du kích đều đón Tết trong địa đạo, phải luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu. Quân địch không bao giờ cho mình nghỉ ngơi ăn Tết. Vì thế, có khi Tết trôi qua lúc nào chúng tôi cũng không biết.
Chỉ đến khi một vài anh chị em được người nhà ngoài chiến khu gửi vào cho đòn bánh tét, cặp bánh chưng mới biết là Tết đến. Những lúc như vậy, vui không tả nổi. Chúng tôi chia nhau từng mẩu bánh, đọc từng mẩu tin của người nhà gửi vào. Dù  không phải thư của mình nhưng qua thư, chúng tôi vẫn có thể tưởng tượng ra khung cảnh ăn Tết ở ngoài”.
Tuy nhiên, theo bà, điều khổ nhất trong dịp Tết là đào hầm đứng để theo dõi địch. Bà nói: “Để theo sát quân địch, các du kích Củ Chi không chỉ đào hầm, địa đạo trong chiến khu mà còn phải mở rộng ra các xã vùng ngoài. Tuy nhiên, đất vùng ngoài khá trũng, lại là đất bùn nên không thể đào địa đạo được.
Vì thế, chúng tôi chỉ đào hầm đứng để theo dõi địch. Những hầm đứng này đào ở cánh đồng, lại là vùng trũng nên mỗi lần đứng, nước ngập lên tận cổ. Mà đứng chỉ một tư thế đội nắp hầm để nước không bị trào ra, không được để nắp hầm nhúc nhích nếu không sẽ bị quân địch phát hiện. Mỗi đợt như vậy, chúng tôi phải đứng hàng tháng trời. Trong đợt đó, rất nhiều anh chị em du kích đã hy sinh, nói gì đến ăn Tết”.
Dù phải sống cả năm dưới hầm địa đạo, ngâm thân trong bùn hàng tháng nhưng chị em du kích Củ Chi vẫn được khen ngợi không chỉ dũng cảm, kiên trung mà còn vô cùng xinh đẹp. Để rồi, các họa sĩ chiến trường khi gặp Bảy Mô đã phải thốt lên: “Sao trong khói lửa chiến tranh, lăn lộn trong chiến hào, địa đạo lại có người con gái trắng như bông bưởi, đẹp như hoa mai,… Cô ấy thật quá anh dũng, quá xinh đẹp. Thật đáng khâm phục”.
Tha chết cho 4 lính Mỹ vì thấy… thương
Năm 1965, Bảy Mô trở thành Chỉ huy của Trung đội nữ Du kích Củ Chi. Đến đầu năm 1966, quân Mỹ mở cuộc hành quân đại quy mô đánh vào Củ Chi. Bảy Mô được giao nhiệm vụ chỉ huy đội nữ Du kích giữ trận địa Nhuận Đức. Lúc này, bà đang nấp trong ụ để phục kích tiêu diệt địch thì bất ngờ trước mũi súng của bà lần lượt xuất hiện 4 lính Mỹ bò ra từ bụi rậm.
Bà kể: “Họ trải một tấm vải dù ngay vị trí tôi gài quả mìn. Sau đó, họ ngồi chụm lại với nhau, khui đồ hộp đặt giữa tấm vải rồi lấy thư và bức hình mẹ bồng con ra xem. Sau đó, 4 lính Mỹ đốt thư và bức ảnh rồi ôm nhau khóc”. Thấy cảnh đó, tự nhiên lòng tôi thương cảm. Tôi nghĩ, chắc chắn đó là thư và hình vợ con của những người lính Mỹ vừa chết trận. Vì vậy, tôi đã không bắn phát súng nào”. Sau vụ việc, Bảy Mô bị Bí thư Chi bộ khiển trách. Nhưng khi nghe bà kể sự tình, vị Bí thư hiểu ra nên im lặng không nói gì.
Về sau, sự việc trên tiếp tục được cán bộ du kích tên T. khơi gợi lại khi người này đầu hàng địch. Bà kể: “Để lấy lòng địch, T. đã khai báo cách bố trí lực lượng chiến đấu của ta. Ngoài ra, ông này còn kể lại việc tôi tha mạng cho 4 lính Mỹ. Sau đó, 1 trong 4 lính Mỹ này đã tìm đến T. để hỏi chi tiết. Người lính Mỹ năm đó chính là Trung úy John Penycate”. Nghe câu chuyện, John Penycate đã ghi tạc trong lòng ân nghĩa của nữ du kích Bảy Mô phía bên kia chiến tuyến.
Năm 1970, Bảy Mô rút về làm Phó Huyện đội trưởng Củ Chi. Sau đó, bà Nguyễn Thị Định đã đưa bà đi học trường Sỹ quan Lục quân 2. Học xong, Bảy Mô được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường. Kết thúc chiến tranh, Bảy Mô vẫn tiếp tục giảng dạy tại trường Sỹ quan Lục quân 2. Đến 1978, do ảnh hưởng của chiến tranh,sức khỏe suy giảm, bà đành phải ra quân với hàm Trung úy.
Xã hội - Nghe nữ du kích Bảy Mô kể chuyện ăn Tết trong địa đạo (Hình 2).

Hình ảnh nữ du kích đang làm nhiệm vụ.

Ân nghĩa hơn 20 năm gặp lại
Về phần John Penycate, ông chán ghét chiến tranh nên quay trở về Mỹ đi học rồi trở thành nhà văn, nhà báo. Sau đó, bằng ngòi bút của mình, ông tích cực tham gia phản đối chiến tranh và dò hỏi, tìm bà Bảy Mô – ân nhân của mình.
Đầu 1989, John Penycate kết hợp với đạo diễn Tom Mangold cho xuất bản cuốn sách The tunnel of Cu Chi (tạm dịch Địa đạo Củ Chi, nhà xuất bản Berkly New York). Tác phẩm ca ngợi cuộc chiến đấu chính nghĩa, nhân văn của nhân dân Việt Nam qua hình tượng người du kích Củ Chi. Cuốn sách dành hẳn một chương ca ngợi nữ du kích Bảy Mô, tha chết cho 4 lính Mỹ. Sách bán chạy ở Anh, Mỹ, Pháp và được tái bản nhiều lần.
Giữa 1989, John Penycate và đạo diễn Tom Mangold trở lại Củ Chi, quyết tìm bằng được Bảy Mô để nói lời cảm ơn. Tuy nhiên, lúc này, cuộc sống vô cùng khó khăn nên bà trôi dạt lên tỉnh Tây Ninh bươn chải đủ thứ nghề. Cuối cùng, sau một tháng tìm kiếm, một đồng đội cũ đã gặp bà chạy xe ôm ở Tây Ninh nên thông tin cho John. Và John tìm lên tận Tây Ninh gặp ân nhân của mình.
Khi gặp được bà, John và đạo diễn Tom Mangold đã tổ chức một cuộc đón tiếp long trọng tại một khách sạn ở Tây Ninh để tặng sách. Khi đến nơi, thấy tấm thảm đỏ, Bảy Mô rụt rè bỏ dép bên ngoài. Tuy nhiên, John đã vội cầm đôi dép nhựa đưa vào bên trong rồi quỳ xuống mang vào chân cho bà.
John nói: “Ở đây, bà là người quan trọng nhất. Bà không cần phải bỏ dép ra”. Sau khi kết thúc buổi nói chuyện thân mật, thấy cuộc sống của Bảy Mô quá khó khăn, không có nhà để ở, John hỏi: “Bây giờ, bà mong muốn gì? Bà có muốn tôi giúp bà một số tiền để xây nhà không? Điều bà muốn, tôi chắc chắn sẽ làm được”.
“Thực sự, lúc đó, cuộc sống của tôi quá khó khăn, tôi rất cần một ngôi nhà để ở. Tuy nhiên, nếu nói tôi cần nhà, cần tiền trang trải cuộc sống, họ sẽ nhìn nhận, đánh giá như thế nào? Cuối cùng, sau ít phút, tôi trả lời: “Tôi muốn đất nước tôi mãi mãi hòa bình, không có chiến tranh, không ai đến xâm lược. Nếu các ông đến xâm lược đất nước tôi lần nữa, tôi vẫn sẽ cầm súng để tiếp tục đánh trả””, bà Mô kể lại. Những năm tháng sau đó, mỗi khi có dịp đến Việt Nam, John đều tranh thủ về Củ Chi để thăm lại bà.
Con tem bưu chính Võ Thị Mô

Xã hội - Nghe nữ du kích Bảy Mô kể chuyện ăn Tết trong địa đạo (Hình 3).

Bức họa nữ du kích Võ Thị Mô được Mặt trận dân tộc giải phóng in vào con tem bưu chính.

Với tài chỉ huy và đánh du kích của Bảy Mô, tiếng tăm bà vang khắp chiến khu. Đoàn phim Giải phóng về trận địa quay cảnh Bảy Mô chiến đấu và dựng thành phim “Nữ du kích Củ Chi”. Hình ảnh Bảy Mô trở thành biểu tượng cô du kích xinh đẹp ôm súng chiến đấu ngoan cường ở khắp chiến trường miền Nam. Họa sĩ Huỳnh Phương Đông và Lê Văn Chương xem phim tài liệu về Bảy Mô đã xúc động muốn gặp bà để vẽ bức họa du kích Võ Thị Mô.
Những bức họa này được nhà xuất bản Giải Phóng đưa vào tập sách ký họa “Miền Nam Việt Nam – Đất nước con người”. Bản thảo được gửi sang Liên Xô in ấn hàng triệu bản và phát hành khắp thế giới, kể cả Mỹ. Riêng bức ký họa của họa sĩ Lê Văn Chương được Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam in vào con tem bưu chính, ghi rõ tên, đơn vị. Sau này, Bảy Mô cũng được chọn làm hình mẫu nhân vật trong tác phẩm Sen hồng trong bão táp của nhà văn Trầm Hương và Huyền Thoại trong lòng đất của nhà văn Mã Thiện Đồng. Các tác phẩm đều được chọn để dựng thành phim.
Dương Hạnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH