KÝ ỨC CHÓI LỌI 137/b - SỬ KÝ TRUYỀN HÌNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Tập 2
(ĐC sưu tầm trên NET)
1. Sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, hệ thống các nước XHCN ra đời và nhanh chóng phát triển với trụ cột là Liên Xô, Trung Quốc. Thực hiện chính sách ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và Trung Quốc đã giành được tín nhiệm ngày càng lớn đối với nhân dân thế giới. Nhưng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như trong nội bộ các nước XHCN nảy sinh bất đồng về đường lối, quan điểm và lợi ích. Những bất đồng đó chẳng những không được khắc phục, mà ngày càng trở nên sâu sắc, đặc biệt là giữa Liên Xô và Trung Quốc và được bộc lộ rõ kể từ sau chuyến thăm Bắc Kinh của N.Khơrusôp (1954) – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1960 trở đi, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc xấu đi một cách nghiêm trọng, mâu thuẫn trở nên công khai, báo chí hai nước lên tiếng tố cáo lẫn nhau. Năm 1960, Trung Quốc công bố văn kiện “Chủ nghĩa Mác - Lênin muôn năm”, Liên Xô cắt viện trợ cho Trung Quốc và rút chuyên gia về nước. Từ năm 1961-1962, mâu thuẫn đã ở mức căng thẳng với xung đột biên giới làm cho 5.000 người Trung Quốc bị thiệt mạng. Năm 1963, tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã có 9 bài xã luận đả kích và phê phán đường lối của Liên Xô. Các cuộc thương lượng từ tháng 3 đến tháng 10-1964 giữa hai nước rốt cuộc vẫn không giải quyết được bất đồng. Sau năm 1966, quan hệ Xô - Trung tiếp tục giảm sút nghiêm trọng. Hơn thế nữa, cả hai nước bắt đầu tập trung một lực lượng lớn quân đội tại khu vực biên giới chung. Lãnh đạo hai nước thậm chí chính thức kêu gọi quân và dân sẵn sàng bảo vệ biên giới nước mình. Thêm vào đó, xảy ra những sự kiện như: Sinh viên Trung Quốc ở Matxcơva biểu tình bị ngăn chặn (15-1-1967); Đại sứ quán Liên Xô ở Trung Quốc bị Hồng vệ binh đập phá, vây hãm (26-1-1967 và 12-1-1967)... Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao hai nước liên tục gửi công hàm tố cáo lẫn nhau. Đỉnh cao của sự bất đồng là xung đột biên giới nổ ra nhiều lần trong năm 1969, quan hệ giữa hai nước đã mang tính chất thù địch rõ rệt. Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (4-1969) gọi Liên Xô là “bọn xét lại” và coi Liên Xô đồng lõa với đế quốc Mỹ, tuyên bố “một thời kỳ mới chống bọn đế quốc Mỹ và bọn xét lại Liên Xô bắt đầu”. Tuy báo cáo của Đại hội vẫn xếp Liên Xô sau Mỹ trong hàng ngũ kẻ thù, nhưng lúc này Trung Quốc đã xem Liên Xô còn nguy hiểm hơn Mỹ, vì cho rằng Liên Xô đang thi hành chính sách bá quyền nước lớn đối với các nước khác, còn N.Khơrusôp thì tuyên bố: “Cuộc xung đột với Trung Quốc là không thể tránh khỏi”[1].
Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành “điểm nóng”, liên quan đến lợi ích của các cường quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Chiến tranh Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước. Trong tính toán chiến lược của mình, vấn đề Việt Nam được cả Liên Xô và Trung Quốc “cân nhắc” sao cho mỗi bước đi đều phù hợp với lợi ích chiến lược của mỗi bên. Lá bài Việt Nam trở nên nặng ký, mà cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn có trong tay để sử dụng trong các cuộc thương thuyết bí mật với Mỹ, phục vụ lợi ích quốc gia của mình.
Đương nhiên, Mỹ lập tức lợi dụng tình hình này, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tiến hành thực hiện các thủ đoạn ngoại giao, thể hiện chính sách chia rẽ, khoét sâu mâu thuẫn, để giảm thiểu sự đồng tình, ủng hộ về vật chất và tinh thần của hai nước XHCN lớn là Liên Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, tác giả Oantơ Isăcsơn trong cuốn “Kitxinhgơ - một tiểu sử” đã nhận xét một cách xác đáng: “Lợi ích của Mỹ sẽ được phục vụ một cách tốt nhất nếu cả Trung Quốc và Liên Xô mỗi bên đều có liên kết với Mỹ nhằm chống lại nước kia”. Bằng chính sách ngoại giao tay ba, Mỹ muốn thông qua Trung Quốc và Liên Xô ép Việt Nam phải giảm bớt những nỗ lực quân sự trên chiến trường, phải chấp nhận những điều kiện do phía Mỹ đưa ra. Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, giới lãnh đạo Mỹ đã tính toán và cân nhắc kỹ phạm vi rộng lớn của những lợi ích chung Mỹ - Xô ở những nơi khác nhau trên thế giới - kể cả việc kiềm chế những chính sách của Trung Quốc, sẽ làm cho Liên Xô sẵn sàng đáp ứng những “sáng kiến” của Mỹ. Phía Mỹ cũng thừa nhận rằng, Trung Quốc cần sự giúp đỡ của Mỹ để phá thế cô lập của họ. Một cách chung nhất, có thể thấy rằng, đưa ra và thực hiện những thủ đoạn ngoại giao nhằm vào hai nước Liên Xô, Trung Quốc, Osington tin rằng đây là biện pháp hữu hiệu, tạo nên sức ép có lợi cho Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
2. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Mỹ - một cuộc chiến tranh có mức độ tàn bạo, khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới đương đại mà Mỹ tiến hành chống lại dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương ra sức phát huy những nhân tố thuận lợi, hạn chế những khó khăn, phức tạp, biến yếu tố quốc tế, yếu tố thời đại thành sức mạnh hiện thực để tăng cường thực lực cho cuộc kháng chiến. Trong chiến lược chung đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho công cuộc xây dựng và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc trên mọi phương diện vật chất, tinh thần, chính trị.... cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và như vậy, những bất đồng, căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra những tác động bất lợi, gây nên sức ép lớn, cản trở Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nói trên, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lúc này, một đường lối đối ngoại phù hợp, tinh tế và khéo léo là hết sức cần thiết. Đường lối đó phải thỏa mãn ba yêu cầu: Thứ nhất, tăng cường sự đoàn kết trong phe XHCN trên tinh thần quốc tế vô sản, có lý, có tình, góp phần tích cực hàn gắn những bất đồng, rạn nứt đang gia tăng trong quan hệ Xô - Trung, làm thất bại mưu đồ lợi dụng của Mỹ; thứ hai, đảm bảo được quan hệ cân bằng giữa Việt Nam - Liên Xô và Việt Nam - Trung Quốc, tránh liên minh chặt chẽ với bên này hay bên kia; thứ ba, giữ vững được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Đây vừa là một đòi hỏi khách quan, vừa là một vấn đề hết sức phức tạpm, bởi vào thời điểm đó các quan hệ quốc tế chồng chéo, đan xen nhau trong một tổng thể quan hệ của các siêu cường mạnh nhất thế giới không dễ gì phân định tách bạch. Để thắng Mỹ, Việt Nam cần sự ủng hộ trên mọi phương diện của người anh cả Liên Xô - trụ cột của phe XHCN, đồng thời không thể thiếu sự giúp đỡ của nước láng giềng lớn với sự hậu thuẫn của gần một tỷ nhân dân Trung Quốc anh em, trong khi mối quan hệ tay ba này lại thường xuyên chịu sự chi phối bởi những tính toán lợi dụng của Mỹ.
Trước những chuyển biến đó, Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước Việt Nam không xem nhẹ tính chất khó khăn và phức tạp của tình hình, có những chủ trương, biện pháp, thể hiện sự phân tích sắc sảo, sự nhanh nhạy trong hóa giải những nguy cơ, làm giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô - Trung Quốc và tiềm năng lợi dụng của Mỹ. Định hướng “củng cố không ngừng tình đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác”[2] được nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955).
Trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1960, Hồ Chí Minh dẫn đầu các đoàn đại biểu Việt Nam lần lượt đi thăm các nước XHCN: Năm 1956, thăm chính thức Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ; năm 1957, thăm 9 nước, gồm tất cả các nước XHCN ở Đông Âu, Bắc Á và một số nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á (trong đó có Liên Xô, Trung Quốc); trong hai năm 1959-1960, hai lần thăm Trung Quốc và Liên Xô. Thông qua các hoạt động đối ngoại này, Hồ Chí Minh bày tỏ lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước, đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu, thông báo tình hình Việt Nam, Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc đối với sự chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 15 (1-1959).
Từ năm 1960 trở đi, khi mâu thuẫn giữa Liên Xô - Trung Quốc đạt mức độ trầm trọng, Đảng và Nhà nước Việt Nam tăng cường đẩy mạnh các hoạt động trên mặt trận đối ngoại, hướng trực tiếp vào mục tiêu củng cố, phát triển tình hữu nghị, hợp tác với Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cho cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá thực chất những bất đồng giữa Liên Xô - Trung Quốc với hai mặt hai vấn đề: 2- Mâu thuẫn tuy gay gắt nhưng có giới hạn, chủ yếu diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh là chính; 2- Mặc dù sự phân liệt Xô - Trung còn chưa bất lợi lắm, song về lâu, về dài, nếu không được khắc phục, nó rất là nguy hiểm, tác động bất lợi tới cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi những điểm khác biệt, những mâu thuẫn trong hệ thống các nước XHCN và giữa Liên Xô - Trung Quốc là những mâu thuẫn có tính chất nội bộ, tạm thời, không mang tính chất đối kháng, nhưng cần phải nỗ lực để dẹp bỏ, tránh để cho mâu thuẫn gia tăng, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với cả hai nước. Đề cương công tác đối ngoại do Phạm Văn Đồng trình bày trước Bộ Chính trị đầu năm 1962 nêu rõ nhiệm vụ cần kíp của Đảng, của Nhà nước là phải góp phần tích cực giữ vững và tăng cường đoàn kết nhất trí trong phe XHCN. Chủ trương đó tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng những giải pháp lớn, thể hiện trong hệ văn kiện Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (12-1963), lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965), lần thứ 13 (1-1967)... Đó là đường lối nhất quán nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc tế quan trọng: “Ra sức góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa”[3]; “đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố sự đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa”[4], “tranh thủ sự giúp đỡ về quân sự của các nước anh em đến mức cao nhất, trên cơ sở có lợi cho cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tăng cường đoàn kết quốc tế trong phe xã hội chủ nghĩa”[5]...
Như vậy, trong các văn kiện, các tuyên bố, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm làm hết sức mình để củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị anh em trên tinh thần quốc tế vô sản với các nước XHCN nói chung, với hai nước Liên Xô và Trung Quốc nói riêng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện tư tưởng ấy, việc được coi là khó khăn nhất là xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô, Việt Nam với Trung Quốc, giữ được thế cân bằng trong điều kiện hai nước này đang có những bất hòa sâu sắc, đảm bảo nguyên tắc không đứng về một bên và không đứng về bên này chống bên kia. Thực hiện nguyên tắc này thật không đơn giản. Nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương động viên nỗ lực cao nhất ở trong nước, kiên quyết kháng chiến, lấy việc đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm mục tiêu tối cao, làm cơ sở để tranh thủ sự đồng tình của các nước XHCN, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Về phía hai nước anh em, mặc dù có những quan điểm khác nhau, những lợi ích, chính sách khác nhau đối với Việt Nam và chiến tranh Việt Nam, nhưng cả Liên Xô, Trung Quốc đều có điểm tương đồng, mẫu số chung là quan điểm ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế đối với một nước XHCN - nước Việt Nam DCCH, bảo đảm hòa bình thế giới. Để đảm bảo quan hệ đoàn kết, hữu nghị với cả hai đồng minh chiến lược, Việt Nam luôn chủ động, tế nhị trong quan hệ với hai nước, không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết. Tháng 5-1963, Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam và vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô” thường xuyên được nêu lên với hàm ý đổi bằng việc Trung Quốc sẵn sàng viện trợ trọn gói cho Việt Nam. Từ năm 1960-1964, Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô liên tiếp gửi thông điệp (13 bức thư và thông báo[6]) đề cập đến bất đồng Xô - Trung; đề nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, ngầm tỏ ý sẽ cắt viện trợ quân sự nếu Việt Nam không có thái độ “phù hợp”. Trước tình hình ấy, Việt Nam vẫn nhất quán đường lối đoàn kết với cả hai nước và có sự ứng phó mềm dẻo. Năm 1965, Việt Nam hoan nghênh ý kiến của Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, nhưng khi Trung Quốc phản đối đề nghị này, thì Việt Nam tạm thời gác vấn đề này lại. Việt Nam cũng công khai cải chính những tin tức nói Trung Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc. Trong những năm cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở nên khốc liệt, Hồ Chí Minh đã đi thăm Trung Quốc hai lần trong năm 1965 và 1966. Việt Nam đồng ý để Trung Quốc cử một đội quân sang làm đường ở vùng đất Việt Nam gần biên giới với Trung Quốc; đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Xô. Tháng 2-1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N. Côxưghin đã được Việt Nam đón tiếp trọng thể và thân thiết. Việt Nam cử đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước do Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng dẫn đầu đi thăm Liên Xô (4-1965), dự Đại hội lần thứ XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1966). Đảng Lao động Việt Nam cũng không tham gia Hội nghị 75 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập năm 1970 mà không có Đảng Cộng sản Trung Quốc tham dự. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trao đổi và thông báo với lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc về các vấn đề lớn qua các cuộc gặp gỡ cấp cao khá thường xuyên. Trong 7 năm (1965-1972) đã có tới 51 cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Liên Xô (từ cấp ủy viên Bộ Chính trị trở lên). Với Trung Quốc, số lần gặp gỡ cũng xấp xỉ[7]. Ngày 8-10-1972, lúc cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao cho cố vấn của Tổng thống Mỹ H.Kitxinhgơ “Dự thảo Hiệp định”, thì hai Ủy viên Bộ Chính trị khác của Việt Nam cũng trao văn kiện đó cho lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc.
Một nội dung lớn, quan trọng, nhất quán trong đường lối, chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là làm hết sức mình để khôi phục, củng cố, tăng cường tình đoàn kết quốc tế vô sản giữa các Đảng anh em, giữa Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam luôn thể hiện mong muốn Liên Xô, Trung Quốc dẹp bỏ bất đồng, tự kiềm chế, giải quyết từng bước những bất đồng trên cơ sở có lý, có tình vì lợi ích chung của cách mạng thế giới. Tháng 1-1963, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra tuyên bố đề nghị các Đảng anh em chấm dứt công kích lẫn nhau trên đài phát thành, trên báo chí và đề nghị họp các Đảng Cộng sản để dẹp sự bất hoà trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười (1967), Hồ Chí Minh đã viết bài báo nhan đề “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc”, trong đó có đoạn: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”[8]. Đặc biệt, khi quan hệ Liên Xô - Trung Quốc trở nên căng thẳng từ năm 1966 đến lúc xung đột xảy ra năm 1969, Việt Nam thể hiện rõ ràng thái độ không ủng hộ cuộc đối đầu của hai nước XHCN, tránh làm những việc có thể đào sâu thêm hố ngăn cách giữa hai nước.
Đặt lợi ích dân tộc, lợi ích bảo đảm thắng Mỹ lên hàng đầu, Việt Nam luôn tôn trọng tiếng nói và vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong các vấn đề có liên quan. Đảng, Nhà nước Việt Nam đề ra sách lược mềm dẻo, tránh phê phán trực tiếp ý định của Liên Xô thúc đẩy hòa hoãn với Mỹ trong bối cảnh Mỹ leo thang và sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng cũng không phủ nhận hoàn toàn lời khuyên của Liên Xô sớm tìm một giải pháp kết thúc chiến tranh thông qua thương lượng. Việt Nam không công khai phê phán Liên Xô có ý muốn Việt Nam tạm thời giảm chi viện cho miền Nam, xuống thang kỹ thuật với Mỹ, một điều không thể có được khi đế quốc Mỹ đang mở rộng chiến tranh và khi tương quan lực lượng ở chiến trường và trên thế giới chưa cho phép thực hiện. Với Trung Quốc, khi cuộc “cách mạng văn hoá” diễn ra, Việt Nam coi đó là công việc nội bộ của Trung Quốc và bày tỏ mong muốn tình hình Trung Quốc sớm ổn định, không làm ảnh hưởng đến sự ủng hộ, chi viện của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, không gây trở ngại cho việc quá cảnh hàng viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cho Việt Nam. Đảng, Chính phủ Việt Nam trước sau như một, ủng hộ lập trường của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc trong vấn đề giải phóng Đài Loan và những vấn đề quốc tế khác. Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, coi trọng truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước và vai trò của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương. Vào dịp đầu và cuối năm 1967, khi Việt Nam tuyên bố sẽ có thương lượng trực tiếp với Mỹ, nếu phía Mỹ chấm dứt ném bom và mọi hành động chống phá VNDCCH, phía Trung Quốc tỏ ý muốn Việt Nam đánh mà chưa vội đàm, Việt Nam đã kiên trì trao đổi, giải thích với Trung Quốc về bước đi sách lược nhằm kiềm chế Mỹ. Ngày 17-11-1968, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc Mao Trạch Đông đã nói rằng, Việt Nam đánh giỏi, đàm phán cũng giỏi và khẳng định ủng hộ phương châm vừa đánh, vừa đàm của Việt Nam[9]. Năm 1971, Trung Quốc sử dụng phương thức “ngoại giao bóng bàn”, bí mật mời H.Kitxinhgơ - cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ tới Bắc Kinh, dàn xếp, chuẩn bị cho chuyến đi của Nicxơn đến Bắc Kinh tháng 2-1972, Đảng, Nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc không tiếp Nicxơn. Đề nghị ấy của Việt Nam mặc dù không được phía Trung Quốc chấp thuận, nhưng Việt Nam vẫn kiềm chế các phản ứng. Các động thái trên cho thấy, Việt Nam đã tạo dựng được mối quan hệ thoả đáng với cả Liên Xô, Trung Quốc, dựa trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không đứng về bên nào, không vì quan hệ với nước này mà làm phương hại tới quan hệ với nước kia.
Khi đặt mục tiêu giữ vững cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, tăng cường củng cố tình đoàn kết quốc tế XHCN, trong những trường hợp cần thiết, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã bày tỏ quan điểm, đấu tranh thẳng thắn trên tinh thần anh, em. Nhằm mục tiêu khẳng định sự nhất trí, thu hẹp bất đồng về những vấn đề mang tính nguyên tắc, quan hệ trực tiếp tới sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, từ năm 1971 trở đi, trước thực tế là Liên Xô và Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách mạnh mẽ, nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của mỗi nước, nhất là thái độ của Trung Quốc đối với Mỹ, Việt Nam khẳng định mạnh mẽ đường lối độc lập tự chủ của mình. Báo chí Việt Nam đăng tải các bài bình luận nhấn mạnh rằng thời đại của các nước lớn áp đặt các nước nhỏ theo ý của mình không còn nữa. Tuy vậy, những tuyên bố chính thức của Việt Nam lúc đó vẫn đề cao quan hệ và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Liên Xô, Trung Quốc giữ vững lập trường ủng hộ Việt Nam trên phương diện chính trị, ủng hộ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ vì độc lập dân tộc và hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam; đề nghị các nước thể hiện lập trường đó trên các diễn đàn quốc tế, trong hoạt động ở Liên Hiệp Quốc và nhất là trong quan hệ với Mỹ. Lập trường trên đây của Việt Nam đã có tác động nhất định tới Liên Xô, Trung Quốc. Trong tuyên bố công khai sau khi tiếp H.Kitxinhgơ vào năm 1971, Trung Quốc nhấn mạnh, vấn đề Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết định, còn Liên Xô cũng thường xuyên khẳng định tinh thần đoàn kết, ủng hộ Việt Nam.
3. Trong sự nghiệp củng cố, tăng cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không thể không kể đến vai trò của Hồ Chí Minh - người luôn đề cao tầm quan trọng song trùng của hai nhiệm vụ: 1- Tăng cường đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc; 2- Tích cực góp phần thu hẹp những bất đồng giữa hai nước lớn trong phe XHCN. Phát biểu tại khóa họp đặc biệt Xô-viết tối cao Liên Xô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười Nga (1957) Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi bọn đế quốc đang âm mưu phá hoại sự nhất trí của các nước xã hội chủ nghĩa, âm mưu gây một cuộc chiến tranh mới, thì sự nhất trí của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu có một ý nghĩa đặc biệt to lớn”[10]. Trước sự bất đồng giữa các nước XHCN, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở Đảng và Nhà nước Việt Nam cần đặc biệt quan tâm và làm hết sức mình để khắc phục sự rạn nứt trong quan hệ giữa các nước, giữ gìn, củng cố tình đoàn kết giữa Việt Nam và Liên Xô, Trung Quốc, có những chỉ thị cụ thể và uốn nắn kịp thời các hoạt động ngoại giao để thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại đối với Liên Xô, Trung Quốc.
Bằng sự hiểu biết sâu sắc hai nước bạn lớn của Việt Nam và quan hệ chân thành, gần gũi với các nhà lãnh đạo hai nước, Hồ Chí Minh đã xử lý thành công nhiều tình huống ngoại giao tế nhị và phức tạp trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc. Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào các nước anh em: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc, với các nước xã hội chủ nghĩa sẽ thất bại thảm hại”[11]; quan niệm và coi những bất đồng nảy sinh trong hệ thống XHCN, giữa hai nước Liên Xô, Trung Quốc không phải là chuyện lạ và căn dặn cán bộ, đảng viên: “Mục đích của ta là vì đoàn kết. Vì đoàn kết mà phải tranh đấu. Tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai...Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn với các nước anh em...”[12]. Trong những năm cuối đời, khi viết bản Di chúclịch sử, Hồ Chí Minh luôn trăn trở một nỗi niềm về tình đoàn kết, về sự thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong khối các nước XHCN: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu về sự bất hòa hiện nay giữa các Đảng anh em”[13]; đồng thời, bày tỏ một niềm tin sắt đá: “Tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”[14]. Hồ Chí Minh đã chủ trương giải quyết những bất hòa giữa Liên Xô - Trung Quốc trên quan điểm độc lập, chống khuynh hướng áp đặt cho nhau, chú trọng việc phát huy, thúc đẩy mặt tích cực trong chính sách đối ngoại của Liên Xô, Trung Quốc, hướng việc đoàn kết song phương Liên Xô, Trung Quốc trên nền tảng chính nghĩa của cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, phát huy vai trò của mỗi nước trong việc tranh thủ những xu thế chính trị có lợi cho cuộc kháng chiến.
4. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam là củng cố, tăng cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ của cả Liên Xô, Trung Quốc, của các nước XHCN, củng cố chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán giữ gìn, củng cố tình hữu nghị và thu hẹp bất đồng giữa hai nước XHCN lớn. Đó là chủ trương chiến lược, một quan điểm mang tính nguyên tắc, bắt nguồn từ mục tiêu của cuộc kháng chiến và từ nhận thức về sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Bằng sự nỗ lực cao độ, Việt Nam đã tranh thủ được Liên Xô, Trung Quốc từng bước đồng tình, đi đến ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường và quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam, giành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ to lớn, quý báu về mọi mặt. Việt Nam đã tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô trên trường quốc tế, đặc biệt đối với các nước Đông Âu, các tổ chức dân chủ, hòa bình quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Việt Nam tranh thủ vai trò to lớn của Trung Quốc là hậu phương trực tiếp của Việt Nam, bảo đảm việc đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng, cung cấp hậu cần, đảm bảo vận chuyển. Việt Nam tranh thủ các viện trợ không hoàn lại, cho vay không tính lãi với nhiều chương trình kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ... và đặc biệt là quân sự của cả Liên Xô và Trung Quốc. Có lẽ, trong thực tiễn lịch sử, hiếm có trường hợp hai nước đối địch nhau lại cùng cung cấp viện trợ cho một nước thứ ba, như mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô thời kỳ này.
Về viện trợ quân sự, Liên Xô - nước có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đã viện trợ cho Việt Nam ngoài một số vũ khí thông thường, còn phần lớn là những vũ khí hiện đại như máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, pháo binh.... Từ năm 1955-1960, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một khối lượng hàng quân sự là 29.996 tấn[15], gôm hàng hậu cần, vũ khí, trang bị kỹ thuật. Từ năm 1961-1964, Liên Xô gửi sang Việt Nam 47.223 tấn hàng quân sự[16]. Có thể thấy, số viện trợ quân sự trong một thời gian ngắn đã tăng gần gấp đôi. Riêng năm 1962, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam khoảng 200 triệu USD trang thiết bị (kể cả máy bay) để giúp miền Bắc củng cố quốc phòng[17]. Tên lửa “đất đối không” của Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 24-7-1965 và đã bắn rơi máy bay Mỹ[18].
Trong giai đoạn 1965-1968, khi quan hệ Việt Nam - Liên Xô có bước phát triển đáng kể, số hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cũng tăng vọt: 226.969 tấn[19]. Mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, khi cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam, Bắc diễn ra quyết liệt, Việt Nam rất cần vũ khí, đạn dược, Liên Xô đã đưa gấp sang Việt Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 chiếc máy bay chiến đấu”[20]. Như vậy, trong hai năm 1966-1967, Liên Xô là nước cung cấp chủ yếu viện trợ quân sự cho Việt Nam. Tính ra, “Liên Xô đã cung cấp 500 triệu rúp trang thiết bị cho lực lượng quân sự Bắc Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu USD)”[21]. Trong những năm 1969-1972, mức viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam đạt 143.793 tấn và chỉ riêng năm 1969, giá trị hàng viện trợ quân sự lên tới 1,1 tỷ rúp. Cùng với viện trợ quân sự, Liên Xô tích cực đào tạo giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ quân sự giỏi, có thể vận hành được những vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp. Riêng năm 1966, có 2.600 sĩ quan Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia quân sự của Liên Xô cũng đã sang chiến trường Việt Nam trực tiếp giúp bộ đội Việt Nam về mặt kỹ thuật. Từ năm 1969, do hoạt động quân sự trên chiến trường miền Bắc của Việt Nam giảm, cho nên viện trợ của Liên Xô có giảm hơn trước đó, nhưng cũng lên tới 500 triệu đôla[22]. Từ năm 1969-1971, Liên Xô đã ký với Việt Nam 7 hiệp nghị viện trợ và tăng cường hợp tác kinh tế, quốc phòng. Năm 1972, do ảnh hưởng của chiến lược ngoại giao tay ba Mỹ - Xô -Trung, cho nên viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam có giảm, nhưng đó là giảm viện trợ kinh tế, còn viện trợ quân sự lại tăng lên, gấp đôi vào năm 1972[23]. Đó là một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động quân sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1-1973). Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam, tuy mức viện trợ có giảm, song những năm 1973-1975, đạt 65.601 tấn[24] hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật.
Cùng với Liên Xô và các nước XHCN khác, Trung Quốc đã giành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ, viện trợ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo... Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm (1965-1975), “Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 4,847 triệu tấn lương thực, 262 triệu mét vải, 89,1 nghìn tấn bông, 81,05 nghìn tấn sợi, 625,67 nghìn tấn sắt thép, 1,774 triệu tấn xăng, dầu mỡ các loại, 2.510 toa xe lửa, 32.496 chiếc ô tô, 1.400 chiếc máy ủi...”[25]. Nếu tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổng khối lượng viện trợ quốc tế ước tính 2.362.682 tấn, trị giá 7 tỷ rúp[26], thì viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50 % tổng số viện trợ nói trên. Ngoài ra, theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc một số đơn vị công binh và pháo binh của Trung Quốc đã sang giúp Việt Nam nâng cấp, sửa chữa mở rộng thêm và bảo vệ các tuyến đường giao thông trên bộ, thuộc các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. Từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1969, một số chi đội phòng không của quân đội Trung Quốc đã luân phiên nhau sang tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ, bảo vệ các tỉnh phía Bắc, giáp biên giới Việt – Trung (số lượng kỹ sư và lực lượng bộ đội thuộc lực lượng pháo binh Trung Quốc lên tới 320.000 người). Trung Quốc đồng ý cho quá cảnh một khối lượng lớn hàng quân sự của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam quabiên giới Xô - Trung và vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam.
Việc thực hiện thành công sự đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đã tạo ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam một sức mạnh tổng hợp cần và đủ để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
Bằng đường lối đối ngoại thích hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế lúc đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của mâu thuẫn Xô - Trung, của sự chia rẽ và phân liệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, làm thất bại kế hoạch lợi dụng mâu thuẫn trong hệ thống XHCN, đặc biệt là giữa Liên Xô - Trung Quốc để cô lập và làm suy yếu Việt Nam của Mỹ. Sau này, phía Mỹ đã phải thừa nhận: Một trong những nguyên nhân đưa đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là đã quá tin vào việc thông qua thủ đoạn hòa hoãn tay đôi với Liên Xô và Trung Quốc, lợi dụng bất đồng, đối địch giữa Liên Xô - Trung Quốc để thực hiện “chiến tranh bóp nghẹt” ở Việt Nam mà không lường trước được rằng, Việt Nam đã đề ra và thực hiện đường lối kháng chiến chống Mỹ, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Việc lực lượng đồng minh chiến lược của Việt Nam trong lúc khó khăn, hay thuận lợi chủ yếu đứng về phía nhân dân Việt Nam, kiên định sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế to lớn cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là một minh chứng sinh động về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở độc lập tự chủ, tranh thủ tối đa điều kiện quốc tế thuận lợi đi đôi với phát huy sức mạnh nội lực.
[1] Khorusov N, Hồi ký, Nxb Robert Lafont Paris, bản dịch, lưu tại Viện Hồ Chí Minh, tr. 68.
[2] Biên bản Hội nghị BCH TƯ lần thứ 7 (khoá II), Đơn vị bảo quản 29, Cục lưu trữ Trung ương Đảng.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.21, Nxb CTQG, tr. 625.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, t.26, tr 641.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, t.28,tr. 110.
[6] Quan hệ Việt- Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (7-1954-4.1975), Bản đánh máy, lưu tại Viện Hồ Chí Minh, tr. 18.
[7] Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 235.
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t. 10, tr. 604.
[9] Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Sđd, tr. 227.
[10] Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tr. 577.
[11] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.11, tr. 549.
[12] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H, 1996, t.8, tr. 490.
[13] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd t.12, tr. 511.
[14] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd t.112, tr. 511.
[15] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Hồ sơ 795, sô 15.
[16] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sđd.
[17] Gaiđuk. V.I (1998), Liên bang Xô-viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, H, 1998, tr 126.
[18] Gaiđuk. V.I (1998), Sđd, tr 127.
[19] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sđd.
[20] Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt- Trung, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr. 73.
[21] Gaiđuk. V.I (1998), Sđd , tr. 126.
[22] Hoàng Hải, “Quan hệ kinh tế Việt- Nga những năm cuối thế kỷ XX”, báo cáo tại Hội thảo 50 năm quan hệ Việt- Nga, 2000, tr. 40 .
[23] Gaibriel Kolko (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb QĐND, H, 1991, tr. 509.
[24] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sđd.
[25] Bùi Thanh Sơn, “50 Năm quan hệ Việt- Trung”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 32 (2000), tr.15.
[26] Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H, 200, tr. 601.
SỬ KÝ TRUYỀN HÌNH CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Tập 2
Quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữ vững
đường lối độc lập, tự chủ, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc,
Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế,
tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn trên thế giới, mà
trước hết là các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, tạo nên
sức mạnh tổng hợp, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên,
đặt trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp thời điểm bấy
giờ, khi mâu thuẫn Xô - Trung nảy sinh và ngày càng trở nên gay gắt, thì
việc triển khai chiến lược đoàn kết quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam
thực không hề đơn giản. Quá trình đó đòi hỏi ở bộ não chỉ đạo cách mạng
Việt Nam phải kiên quyết giữ vững nguyên tắc, nhưng mềm dẻo về sách
lược.
Bài viết này trình bày quá trình chỉ đạo chiến lược của Đảng, Nhà nước
Việt Nam, nhằm củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị với
Liên Xô và Trung Quốc, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi tới
thắng lợi.1. Sau Chiến tranh thế giới thế giới thứ hai, hệ thống các nước XHCN ra đời và nhanh chóng phát triển với trụ cột là Liên Xô, Trung Quốc. Thực hiện chính sách ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, Liên Xô và Trung Quốc đã giành được tín nhiệm ngày càng lớn đối với nhân dân thế giới. Nhưng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như trong nội bộ các nước XHCN nảy sinh bất đồng về đường lối, quan điểm và lợi ích. Những bất đồng đó chẳng những không được khắc phục, mà ngày càng trở nên sâu sắc, đặc biệt là giữa Liên Xô và Trung Quốc và được bộc lộ rõ kể từ sau chuyến thăm Bắc Kinh của N.Khơrusôp (1954) – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ năm 1960 trở đi, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc xấu đi một cách nghiêm trọng, mâu thuẫn trở nên công khai, báo chí hai nước lên tiếng tố cáo lẫn nhau. Năm 1960, Trung Quốc công bố văn kiện “Chủ nghĩa Mác - Lênin muôn năm”, Liên Xô cắt viện trợ cho Trung Quốc và rút chuyên gia về nước. Từ năm 1961-1962, mâu thuẫn đã ở mức căng thẳng với xung đột biên giới làm cho 5.000 người Trung Quốc bị thiệt mạng. Năm 1963, tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc đã có 9 bài xã luận đả kích và phê phán đường lối của Liên Xô. Các cuộc thương lượng từ tháng 3 đến tháng 10-1964 giữa hai nước rốt cuộc vẫn không giải quyết được bất đồng. Sau năm 1966, quan hệ Xô - Trung tiếp tục giảm sút nghiêm trọng. Hơn thế nữa, cả hai nước bắt đầu tập trung một lực lượng lớn quân đội tại khu vực biên giới chung. Lãnh đạo hai nước thậm chí chính thức kêu gọi quân và dân sẵn sàng bảo vệ biên giới nước mình. Thêm vào đó, xảy ra những sự kiện như: Sinh viên Trung Quốc ở Matxcơva biểu tình bị ngăn chặn (15-1-1967); Đại sứ quán Liên Xô ở Trung Quốc bị Hồng vệ binh đập phá, vây hãm (26-1-1967 và 12-1-1967)... Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao hai nước liên tục gửi công hàm tố cáo lẫn nhau. Đỉnh cao của sự bất đồng là xung đột biên giới nổ ra nhiều lần trong năm 1969, quan hệ giữa hai nước đã mang tính chất thù địch rõ rệt. Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (4-1969) gọi Liên Xô là “bọn xét lại” và coi Liên Xô đồng lõa với đế quốc Mỹ, tuyên bố “một thời kỳ mới chống bọn đế quốc Mỹ và bọn xét lại Liên Xô bắt đầu”. Tuy báo cáo của Đại hội vẫn xếp Liên Xô sau Mỹ trong hàng ngũ kẻ thù, nhưng lúc này Trung Quốc đã xem Liên Xô còn nguy hiểm hơn Mỹ, vì cho rằng Liên Xô đang thi hành chính sách bá quyền nước lớn đối với các nước khác, còn N.Khơrusôp thì tuyên bố: “Cuộc xung đột với Trung Quốc là không thể tránh khỏi”[1].
Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành “điểm nóng”, liên quan đến lợi ích của các cường quốc đại diện cho quyền lực của thế giới. Chiến tranh Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm thể hiện đối sách của mỗi nước. Trong tính toán chiến lược của mình, vấn đề Việt Nam được cả Liên Xô và Trung Quốc “cân nhắc” sao cho mỗi bước đi đều phù hợp với lợi ích chiến lược của mỗi bên. Lá bài Việt Nam trở nên nặng ký, mà cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn có trong tay để sử dụng trong các cuộc thương thuyết bí mật với Mỹ, phục vụ lợi ích quốc gia của mình.
Đương nhiên, Mỹ lập tức lợi dụng tình hình này, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tiến hành thực hiện các thủ đoạn ngoại giao, thể hiện chính sách chia rẽ, khoét sâu mâu thuẫn, để giảm thiểu sự đồng tình, ủng hộ về vật chất và tinh thần của hai nước XHCN lớn là Liên Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, tác giả Oantơ Isăcsơn trong cuốn “Kitxinhgơ - một tiểu sử” đã nhận xét một cách xác đáng: “Lợi ích của Mỹ sẽ được phục vụ một cách tốt nhất nếu cả Trung Quốc và Liên Xô mỗi bên đều có liên kết với Mỹ nhằm chống lại nước kia”. Bằng chính sách ngoại giao tay ba, Mỹ muốn thông qua Trung Quốc và Liên Xô ép Việt Nam phải giảm bớt những nỗ lực quân sự trên chiến trường, phải chấp nhận những điều kiện do phía Mỹ đưa ra. Một số nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng, giới lãnh đạo Mỹ đã tính toán và cân nhắc kỹ phạm vi rộng lớn của những lợi ích chung Mỹ - Xô ở những nơi khác nhau trên thế giới - kể cả việc kiềm chế những chính sách của Trung Quốc, sẽ làm cho Liên Xô sẵn sàng đáp ứng những “sáng kiến” của Mỹ. Phía Mỹ cũng thừa nhận rằng, Trung Quốc cần sự giúp đỡ của Mỹ để phá thế cô lập của họ. Một cách chung nhất, có thể thấy rằng, đưa ra và thực hiện những thủ đoạn ngoại giao nhằm vào hai nước Liên Xô, Trung Quốc, Osington tin rằng đây là biện pháp hữu hiệu, tạo nên sức ép có lợi cho Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
2. Ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Mỹ - một cuộc chiến tranh có mức độ tàn bạo, khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới đương đại mà Mỹ tiến hành chống lại dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương ra sức phát huy những nhân tố thuận lợi, hạn chế những khó khăn, phức tạp, biến yếu tố quốc tế, yếu tố thời đại thành sức mạnh hiện thực để tăng cường thực lực cho cuộc kháng chiến. Trong chiến lược chung đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định Liên Xô, Trung Quốc là chỗ dựa vững chắc cho công cuộc xây dựng và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Do vậy, Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra một trong những nhiệm vụ quan trọng là tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc trên mọi phương diện vật chất, tinh thần, chính trị.... cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Và như vậy, những bất đồng, căng thẳng trong quan hệ Liên Xô - Trung Quốc chắc chắn sẽ gây ra những tác động bất lợi, gây nên sức ép lớn, cản trở Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nói trên, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Lúc này, một đường lối đối ngoại phù hợp, tinh tế và khéo léo là hết sức cần thiết. Đường lối đó phải thỏa mãn ba yêu cầu: Thứ nhất, tăng cường sự đoàn kết trong phe XHCN trên tinh thần quốc tế vô sản, có lý, có tình, góp phần tích cực hàn gắn những bất đồng, rạn nứt đang gia tăng trong quan hệ Xô - Trung, làm thất bại mưu đồ lợi dụng của Mỹ; thứ hai, đảm bảo được quan hệ cân bằng giữa Việt Nam - Liên Xô và Việt Nam - Trung Quốc, tránh liên minh chặt chẽ với bên này hay bên kia; thứ ba, giữ vững được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Đây vừa là một đòi hỏi khách quan, vừa là một vấn đề hết sức phức tạpm, bởi vào thời điểm đó các quan hệ quốc tế chồng chéo, đan xen nhau trong một tổng thể quan hệ của các siêu cường mạnh nhất thế giới không dễ gì phân định tách bạch. Để thắng Mỹ, Việt Nam cần sự ủng hộ trên mọi phương diện của người anh cả Liên Xô - trụ cột của phe XHCN, đồng thời không thể thiếu sự giúp đỡ của nước láng giềng lớn với sự hậu thuẫn của gần một tỷ nhân dân Trung Quốc anh em, trong khi mối quan hệ tay ba này lại thường xuyên chịu sự chi phối bởi những tính toán lợi dụng của Mỹ.
Trước những chuyển biến đó, Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước Việt Nam không xem nhẹ tính chất khó khăn và phức tạp của tình hình, có những chủ trương, biện pháp, thể hiện sự phân tích sắc sảo, sự nhanh nhạy trong hóa giải những nguy cơ, làm giảm thiểu tối đa tác hại của sự tranh chấp giữa Liên Xô - Trung Quốc và tiềm năng lợi dụng của Mỹ. Định hướng “củng cố không ngừng tình đoàn kết, hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác”[2] được nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955).
Trong khoảng thời gian từ năm 1956 đến năm 1960, Hồ Chí Minh dẫn đầu các đoàn đại biểu Việt Nam lần lượt đi thăm các nước XHCN: Năm 1956, thăm chính thức Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ; năm 1957, thăm 9 nước, gồm tất cả các nước XHCN ở Đông Âu, Bắc Á và một số nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á (trong đó có Liên Xô, Trung Quốc); trong hai năm 1959-1960, hai lần thăm Trung Quốc và Liên Xô. Thông qua các hoạt động đối ngoại này, Hồ Chí Minh bày tỏ lòng mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước, đề cao quan hệ đoàn kết giữa các nước trong phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu, thông báo tình hình Việt Nam, Đông Dương, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc đối với sự chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng ở miền Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 15 (1-1959).
Từ năm 1960 trở đi, khi mâu thuẫn giữa Liên Xô - Trung Quốc đạt mức độ trầm trọng, Đảng và Nhà nước Việt Nam tăng cường đẩy mạnh các hoạt động trên mặt trận đối ngoại, hướng trực tiếp vào mục tiêu củng cố, phát triển tình hữu nghị, hợp tác với Liên Xô và Trung Quốc, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ cho cuộc kháng chiến đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá thực chất những bất đồng giữa Liên Xô - Trung Quốc với hai mặt hai vấn đề: 2- Mâu thuẫn tuy gay gắt nhưng có giới hạn, chủ yếu diễn ra dưới hình thức chiến tranh lạnh là chính; 2- Mặc dù sự phân liệt Xô - Trung còn chưa bất lợi lắm, song về lâu, về dài, nếu không được khắc phục, nó rất là nguy hiểm, tác động bất lợi tới cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi những điểm khác biệt, những mâu thuẫn trong hệ thống các nước XHCN và giữa Liên Xô - Trung Quốc là những mâu thuẫn có tính chất nội bộ, tạm thời, không mang tính chất đối kháng, nhưng cần phải nỗ lực để dẹp bỏ, tránh để cho mâu thuẫn gia tăng, gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó, Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị với cả hai nước. Đề cương công tác đối ngoại do Phạm Văn Đồng trình bày trước Bộ Chính trị đầu năm 1962 nêu rõ nhiệm vụ cần kíp của Đảng, của Nhà nước là phải góp phần tích cực giữ vững và tăng cường đoàn kết nhất trí trong phe XHCN. Chủ trương đó tiếp tục được nhấn mạnh và cụ thể hóa bằng những giải pháp lớn, thể hiện trong hệ văn kiện Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 9 (12-1963), lần thứ 11 (3-1965) và lần thứ 12 (12-1965), lần thứ 13 (1-1967)... Đó là đường lối nhất quán nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc tế quan trọng: “Ra sức góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa”[3]; “đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố sự đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa”[4], “tranh thủ sự giúp đỡ về quân sự của các nước anh em đến mức cao nhất, trên cơ sở có lợi cho cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tăng cường đoàn kết quốc tế trong phe xã hội chủ nghĩa”[5]...
Như vậy, trong các văn kiện, các tuyên bố, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm làm hết sức mình để củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị anh em trên tinh thần quốc tế vô sản với các nước XHCN nói chung, với hai nước Liên Xô và Trung Quốc nói riêng. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện tư tưởng ấy, việc được coi là khó khăn nhất là xử lý mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô, Việt Nam với Trung Quốc, giữ được thế cân bằng trong điều kiện hai nước này đang có những bất hòa sâu sắc, đảm bảo nguyên tắc không đứng về một bên và không đứng về bên này chống bên kia. Thực hiện nguyên tắc này thật không đơn giản. Nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương động viên nỗ lực cao nhất ở trong nước, kiên quyết kháng chiến, lấy việc đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm mục tiêu tối cao, làm cơ sở để tranh thủ sự đồng tình của các nước XHCN, đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Về phía hai nước anh em, mặc dù có những quan điểm khác nhau, những lợi ích, chính sách khác nhau đối với Việt Nam và chiến tranh Việt Nam, nhưng cả Liên Xô, Trung Quốc đều có điểm tương đồng, mẫu số chung là quan điểm ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, làm nghĩa vụ quốc tế đối với một nước XHCN - nước Việt Nam DCCH, bảo đảm hòa bình thế giới. Để đảm bảo quan hệ đoàn kết, hữu nghị với cả hai đồng minh chiến lược, Việt Nam luôn chủ động, tế nhị trong quan hệ với hai nước, không tham gia các cuộc tranh luận công khai giữa hai bên, tránh gây ra những hiểu lầm không cần thiết. Tháng 5-1963, Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ sang thăm Việt Nam và vấn đề “chống chủ nghĩa xét lại”, “tách khỏi Liên Xô” thường xuyên được nêu lên với hàm ý đổi bằng việc Trung Quốc sẵn sàng viện trợ trọn gói cho Việt Nam. Từ năm 1960-1964, Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô liên tiếp gửi thông điệp (13 bức thư và thông báo[6]) đề cập đến bất đồng Xô - Trung; đề nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam phải thay đổi lập trường với Trung Quốc, ngầm tỏ ý sẽ cắt viện trợ quân sự nếu Việt Nam không có thái độ “phù hợp”. Trước tình hình ấy, Việt Nam vẫn nhất quán đường lối đoàn kết với cả hai nước và có sự ứng phó mềm dẻo. Năm 1965, Việt Nam hoan nghênh ý kiến của Liên Xô đề nghị lập Mặt trận thống nhất và lập cầu hàng không để giúp đỡ Việt Nam chống Mỹ, nhưng khi Trung Quốc phản đối đề nghị này, thì Việt Nam tạm thời gác vấn đề này lại. Việt Nam cũng công khai cải chính những tin tức nói Trung Quốc cản trở hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc. Trong những năm cuộc chiến tranh ở Việt Nam trở nên khốc liệt, Hồ Chí Minh đã đi thăm Trung Quốc hai lần trong năm 1965 và 1966. Việt Nam đồng ý để Trung Quốc cử một đội quân sang làm đường ở vùng đất Việt Nam gần biên giới với Trung Quốc; đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Xô. Tháng 2-1965, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A.N. Côxưghin đã được Việt Nam đón tiếp trọng thể và thân thiết. Việt Nam cử đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước do Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng dẫn đầu đi thăm Liên Xô (4-1965), dự Đại hội lần thứ XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (3-1966). Đảng Lao động Việt Nam cũng không tham gia Hội nghị 75 Đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế do Liên Xô triệu tập năm 1970 mà không có Đảng Cộng sản Trung Quốc tham dự. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trao đổi và thông báo với lãnh đạo Liên Xô, Trung Quốc về các vấn đề lớn qua các cuộc gặp gỡ cấp cao khá thường xuyên. Trong 7 năm (1965-1972) đã có tới 51 cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Liên Xô (từ cấp ủy viên Bộ Chính trị trở lên). Với Trung Quốc, số lần gặp gỡ cũng xấp xỉ[7]. Ngày 8-10-1972, lúc cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trao cho cố vấn của Tổng thống Mỹ H.Kitxinhgơ “Dự thảo Hiệp định”, thì hai Ủy viên Bộ Chính trị khác của Việt Nam cũng trao văn kiện đó cho lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc.
Một nội dung lớn, quan trọng, nhất quán trong đường lối, chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là làm hết sức mình để khôi phục, củng cố, tăng cường tình đoàn kết quốc tế vô sản giữa các Đảng anh em, giữa Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam luôn thể hiện mong muốn Liên Xô, Trung Quốc dẹp bỏ bất đồng, tự kiềm chế, giải quyết từng bước những bất đồng trên cơ sở có lý, có tình vì lợi ích chung của cách mạng thế giới. Tháng 1-1963, Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ra tuyên bố đề nghị các Đảng anh em chấm dứt công kích lẫn nhau trên đài phát thành, trên báo chí và đề nghị họp các Đảng Cộng sản để dẹp sự bất hoà trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười (1967), Hồ Chí Minh đã viết bài báo nhan đề “Cách mạng Tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc”, trong đó có đoạn: “Đảng chúng tôi luôn luôn giáo dục cho cán bộ, đảng viên và cho quần chúng nhân dân lòng yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản, luôn luôn tăng cường đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nước anh em khác”[8]. Đặc biệt, khi quan hệ Liên Xô - Trung Quốc trở nên căng thẳng từ năm 1966 đến lúc xung đột xảy ra năm 1969, Việt Nam thể hiện rõ ràng thái độ không ủng hộ cuộc đối đầu của hai nước XHCN, tránh làm những việc có thể đào sâu thêm hố ngăn cách giữa hai nước.
Đặt lợi ích dân tộc, lợi ích bảo đảm thắng Mỹ lên hàng đầu, Việt Nam luôn tôn trọng tiếng nói và vai trò của Liên Xô, Trung Quốc trong các vấn đề có liên quan. Đảng, Nhà nước Việt Nam đề ra sách lược mềm dẻo, tránh phê phán trực tiếp ý định của Liên Xô thúc đẩy hòa hoãn với Mỹ trong bối cảnh Mỹ leo thang và sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng cũng không phủ nhận hoàn toàn lời khuyên của Liên Xô sớm tìm một giải pháp kết thúc chiến tranh thông qua thương lượng. Việt Nam không công khai phê phán Liên Xô có ý muốn Việt Nam tạm thời giảm chi viện cho miền Nam, xuống thang kỹ thuật với Mỹ, một điều không thể có được khi đế quốc Mỹ đang mở rộng chiến tranh và khi tương quan lực lượng ở chiến trường và trên thế giới chưa cho phép thực hiện. Với Trung Quốc, khi cuộc “cách mạng văn hoá” diễn ra, Việt Nam coi đó là công việc nội bộ của Trung Quốc và bày tỏ mong muốn tình hình Trung Quốc sớm ổn định, không làm ảnh hưởng đến sự ủng hộ, chi viện của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, không gây trở ngại cho việc quá cảnh hàng viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cho Việt Nam. Đảng, Chính phủ Việt Nam trước sau như một, ủng hộ lập trường của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc trong vấn đề giải phóng Đài Loan và những vấn đề quốc tế khác. Việt Nam luôn coi trọng vai trò của Trung Quốc trong quan hệ quốc tế, coi trọng truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước và vai trò của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương. Vào dịp đầu và cuối năm 1967, khi Việt Nam tuyên bố sẽ có thương lượng trực tiếp với Mỹ, nếu phía Mỹ chấm dứt ném bom và mọi hành động chống phá VNDCCH, phía Trung Quốc tỏ ý muốn Việt Nam đánh mà chưa vội đàm, Việt Nam đã kiên trì trao đổi, giải thích với Trung Quốc về bước đi sách lược nhằm kiềm chế Mỹ. Ngày 17-11-1968, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm Trung Quốc Mao Trạch Đông đã nói rằng, Việt Nam đánh giỏi, đàm phán cũng giỏi và khẳng định ủng hộ phương châm vừa đánh, vừa đàm của Việt Nam[9]. Năm 1971, Trung Quốc sử dụng phương thức “ngoại giao bóng bàn”, bí mật mời H.Kitxinhgơ - cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ tới Bắc Kinh, dàn xếp, chuẩn bị cho chuyến đi của Nicxơn đến Bắc Kinh tháng 2-1972, Đảng, Nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc không tiếp Nicxơn. Đề nghị ấy của Việt Nam mặc dù không được phía Trung Quốc chấp thuận, nhưng Việt Nam vẫn kiềm chế các phản ứng. Các động thái trên cho thấy, Việt Nam đã tạo dựng được mối quan hệ thoả đáng với cả Liên Xô, Trung Quốc, dựa trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không đứng về bên nào, không vì quan hệ với nước này mà làm phương hại tới quan hệ với nước kia.
Khi đặt mục tiêu giữ vững cân bằng trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, tăng cường củng cố tình đoàn kết quốc tế XHCN, trong những trường hợp cần thiết, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã bày tỏ quan điểm, đấu tranh thẳng thắn trên tinh thần anh, em. Nhằm mục tiêu khẳng định sự nhất trí, thu hẹp bất đồng về những vấn đề mang tính nguyên tắc, quan hệ trực tiếp tới sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, từ năm 1971 trở đi, trước thực tế là Liên Xô và Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách đối ngoại một cách mạnh mẽ, nhằm phục vụ lợi ích chiến lược của mỗi nước, nhất là thái độ của Trung Quốc đối với Mỹ, Việt Nam khẳng định mạnh mẽ đường lối độc lập tự chủ của mình. Báo chí Việt Nam đăng tải các bài bình luận nhấn mạnh rằng thời đại của các nước lớn áp đặt các nước nhỏ theo ý của mình không còn nữa. Tuy vậy, những tuyên bố chính thức của Việt Nam lúc đó vẫn đề cao quan hệ và sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu Liên Xô, Trung Quốc giữ vững lập trường ủng hộ Việt Nam trên phương diện chính trị, ủng hộ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ vì độc lập dân tộc và hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam; đề nghị các nước thể hiện lập trường đó trên các diễn đàn quốc tế, trong hoạt động ở Liên Hiệp Quốc và nhất là trong quan hệ với Mỹ. Lập trường trên đây của Việt Nam đã có tác động nhất định tới Liên Xô, Trung Quốc. Trong tuyên bố công khai sau khi tiếp H.Kitxinhgơ vào năm 1971, Trung Quốc nhấn mạnh, vấn đề Việt Nam phải do chính người Việt Nam quyết định, còn Liên Xô cũng thường xuyên khẳng định tinh thần đoàn kết, ủng hộ Việt Nam.
3. Trong sự nghiệp củng cố, tăng cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không thể không kể đến vai trò của Hồ Chí Minh - người luôn đề cao tầm quan trọng song trùng của hai nhiệm vụ: 1- Tăng cường đoàn kết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc; 2- Tích cực góp phần thu hẹp những bất đồng giữa hai nước lớn trong phe XHCN. Phát biểu tại khóa họp đặc biệt Xô-viết tối cao Liên Xô nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười Nga (1957) Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, khi bọn đế quốc đang âm mưu phá hoại sự nhất trí của các nước xã hội chủ nghĩa, âm mưu gây một cuộc chiến tranh mới, thì sự nhất trí của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu có một ý nghĩa đặc biệt to lớn”[10]. Trước sự bất đồng giữa các nước XHCN, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở Đảng và Nhà nước Việt Nam cần đặc biệt quan tâm và làm hết sức mình để khắc phục sự rạn nứt trong quan hệ giữa các nước, giữ gìn, củng cố tình đoàn kết giữa Việt Nam và Liên Xô, Trung Quốc, có những chỉ thị cụ thể và uốn nắn kịp thời các hoạt động ngoại giao để thực hiện có hiệu quả chính sách đối ngoại đối với Liên Xô, Trung Quốc.
Bằng sự hiểu biết sâu sắc hai nước bạn lớn của Việt Nam và quan hệ chân thành, gần gũi với các nhà lãnh đạo hai nước, Hồ Chí Minh đã xử lý thành công nhiều tình huống ngoại giao tế nhị và phức tạp trong quan hệ với Liên Xô, Trung Quốc. Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào các nước anh em: “Mọi âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc, với các nước xã hội chủ nghĩa sẽ thất bại thảm hại”[11]; quan niệm và coi những bất đồng nảy sinh trong hệ thống XHCN, giữa hai nước Liên Xô, Trung Quốc không phải là chuyện lạ và căn dặn cán bộ, đảng viên: “Mục đích của ta là vì đoàn kết. Vì đoàn kết mà phải tranh đấu. Tranh đấu để đi đến đoàn kết chứ không nói xấu ai...Phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn với các nước anh em...”[12]. Trong những năm cuối đời, khi viết bản Di chúclịch sử, Hồ Chí Minh luôn trăn trở một nỗi niềm về tình đoàn kết, về sự thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong khối các nước XHCN: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu về sự bất hòa hiện nay giữa các Đảng anh em”[13]; đồng thời, bày tỏ một niềm tin sắt đá: “Tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”[14]. Hồ Chí Minh đã chủ trương giải quyết những bất hòa giữa Liên Xô - Trung Quốc trên quan điểm độc lập, chống khuynh hướng áp đặt cho nhau, chú trọng việc phát huy, thúc đẩy mặt tích cực trong chính sách đối ngoại của Liên Xô, Trung Quốc, hướng việc đoàn kết song phương Liên Xô, Trung Quốc trên nền tảng chính nghĩa của cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam, phát huy vai trò của mỗi nước trong việc tranh thủ những xu thế chính trị có lợi cho cuộc kháng chiến.
4. Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), một trong những nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam là củng cố, tăng cường tình đoàn kết và tranh thủ sự ủng hộ, viện trợ của cả Liên Xô, Trung Quốc, của các nước XHCN, củng cố chỗ dựa vững chắc cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán giữ gìn, củng cố tình hữu nghị và thu hẹp bất đồng giữa hai nước XHCN lớn. Đó là chủ trương chiến lược, một quan điểm mang tính nguyên tắc, bắt nguồn từ mục tiêu của cuộc kháng chiến và từ nhận thức về sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc đối với sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Bằng sự nỗ lực cao độ, Việt Nam đã tranh thủ được Liên Xô, Trung Quốc từng bước đồng tình, đi đến ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường và quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam, giành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ to lớn, quý báu về mọi mặt. Việt Nam đã tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô trên trường quốc tế, đặc biệt đối với các nước Đông Âu, các tổ chức dân chủ, hòa bình quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Việt Nam tranh thủ vai trò to lớn của Trung Quốc là hậu phương trực tiếp của Việt Nam, bảo đảm việc đào tạo cán bộ, xây dựng lực lượng, cung cấp hậu cần, đảm bảo vận chuyển. Việt Nam tranh thủ các viện trợ không hoàn lại, cho vay không tính lãi với nhiều chương trình kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ... và đặc biệt là quân sự của cả Liên Xô và Trung Quốc. Có lẽ, trong thực tiễn lịch sử, hiếm có trường hợp hai nước đối địch nhau lại cùng cung cấp viện trợ cho một nước thứ ba, như mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Liên Xô thời kỳ này.
Về viện trợ quân sự, Liên Xô - nước có nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh đã viện trợ cho Việt Nam ngoài một số vũ khí thông thường, còn phần lớn là những vũ khí hiện đại như máy bay, xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo phòng không, pháo binh.... Từ năm 1955-1960, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một khối lượng hàng quân sự là 29.996 tấn[15], gôm hàng hậu cần, vũ khí, trang bị kỹ thuật. Từ năm 1961-1964, Liên Xô gửi sang Việt Nam 47.223 tấn hàng quân sự[16]. Có thể thấy, số viện trợ quân sự trong một thời gian ngắn đã tăng gần gấp đôi. Riêng năm 1962, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam khoảng 200 triệu USD trang thiết bị (kể cả máy bay) để giúp miền Bắc củng cố quốc phòng[17]. Tên lửa “đất đối không” của Liên Xô đã được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 24-7-1965 và đã bắn rơi máy bay Mỹ[18].
Trong giai đoạn 1965-1968, khi quan hệ Việt Nam - Liên Xô có bước phát triển đáng kể, số hàng viện trợ quân sự của Liên Xô cũng tăng vọt: 226.969 tấn[19]. Mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, khi cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam trên cả hai miền Nam, Bắc diễn ra quyết liệt, Việt Nam rất cần vũ khí, đạn dược, Liên Xô đã đưa gấp sang Việt Nam “100 khẩu súng chống tăng, 500 súng cối các loại, 400 dàn pháo phản lực và 45 chiếc máy bay chiến đấu”[20]. Như vậy, trong hai năm 1966-1967, Liên Xô là nước cung cấp chủ yếu viện trợ quân sự cho Việt Nam. Tính ra, “Liên Xô đã cung cấp 500 triệu rúp trang thiết bị cho lực lượng quân sự Bắc Việt Nam (xấp xỉ 550,5 triệu USD)”[21]. Trong những năm 1969-1972, mức viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam đạt 143.793 tấn và chỉ riêng năm 1969, giá trị hàng viện trợ quân sự lên tới 1,1 tỷ rúp. Cùng với viện trợ quân sự, Liên Xô tích cực đào tạo giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ quân sự giỏi, có thể vận hành được những vũ khí hiện đại do Liên Xô cung cấp. Riêng năm 1966, có 2.600 sĩ quan Việt Nam được đào tạo tại Liên Xô. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia quân sự của Liên Xô cũng đã sang chiến trường Việt Nam trực tiếp giúp bộ đội Việt Nam về mặt kỹ thuật. Từ năm 1969, do hoạt động quân sự trên chiến trường miền Bắc của Việt Nam giảm, cho nên viện trợ của Liên Xô có giảm hơn trước đó, nhưng cũng lên tới 500 triệu đôla[22]. Từ năm 1969-1971, Liên Xô đã ký với Việt Nam 7 hiệp nghị viện trợ và tăng cường hợp tác kinh tế, quốc phòng. Năm 1972, do ảnh hưởng của chiến lược ngoại giao tay ba Mỹ - Xô -Trung, cho nên viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam có giảm, nhưng đó là giảm viện trợ kinh tế, còn viện trợ quân sự lại tăng lên, gấp đôi vào năm 1972[23]. Đó là một trong những điều kiện đảm bảo cho quân dân Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động quân sự và giành thắng lợi quyết định trên chiến trường, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1-1973). Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Việt Nam, tuy mức viện trợ có giảm, song những năm 1973-1975, đạt 65.601 tấn[24] hàng hậu cần và trang bị vũ khí, kỹ thuật.
Cùng với Liên Xô và các nước XHCN khác, Trung Quốc đã giành cho nhân dân Việt Nam sự ủng hộ, viện trợ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá. Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chủ yếu là vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo... Chỉ tính riêng trong vòng 10 năm (1965-1975), “Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam 4,847 triệu tấn lương thực, 262 triệu mét vải, 89,1 nghìn tấn bông, 81,05 nghìn tấn sợi, 625,67 nghìn tấn sắt thép, 1,774 triệu tấn xăng, dầu mỡ các loại, 2.510 toa xe lửa, 32.496 chiếc ô tô, 1.400 chiếc máy ủi...”[25]. Nếu tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổng khối lượng viện trợ quốc tế ước tính 2.362.682 tấn, trị giá 7 tỷ rúp[26], thì viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50 % tổng số viện trợ nói trên. Ngoài ra, theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc một số đơn vị công binh và pháo binh của Trung Quốc đã sang giúp Việt Nam nâng cấp, sửa chữa mở rộng thêm và bảo vệ các tuyến đường giao thông trên bộ, thuộc các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc. Từ cuối năm 1966 đến đầu năm 1969, một số chi đội phòng không của quân đội Trung Quốc đã luân phiên nhau sang tham gia chiến đấu chống máy bay Mỹ, bảo vệ các tỉnh phía Bắc, giáp biên giới Việt – Trung (số lượng kỹ sư và lực lượng bộ đội thuộc lực lượng pháo binh Trung Quốc lên tới 320.000 người). Trung Quốc đồng ý cho quá cảnh một khối lượng lớn hàng quân sự của Liên Xô viện trợ cho Việt Nam quabiên giới Xô - Trung và vận chuyển bằng đường sắt qua lãnh thổ Trung Quốc vào Việt Nam.
Việc thực hiện thành công sự đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đã tạo ra cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam một sức mạnh tổng hợp cần và đủ để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân Việt Nam đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn.
* *
*
Với mục tiêu hoàn thành thắng lợi sự nghiệp thống nhất đất nước, Đảng,
Nhà nước Việt Nam đã động viên, khích lệ nhân dân làm tròn nghĩa vụ dân
tộc, giữ gìn tình đoàn kết quốc tế, làm xoay chuyển thái độ của Liên Xô
và Trung Quốc theo hướng có ngày càng có lợi cho đường lối chống Mỹ, cứu
nước, góp phần làm giảm bớt khó khăn, làm thất bại những tính toán
ngoại giao của đế quốc Mỹ.Bằng đường lối đối ngoại thích hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế lúc đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của mâu thuẫn Xô - Trung, của sự chia rẽ và phân liệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, làm thất bại kế hoạch lợi dụng mâu thuẫn trong hệ thống XHCN, đặc biệt là giữa Liên Xô - Trung Quốc để cô lập và làm suy yếu Việt Nam của Mỹ. Sau này, phía Mỹ đã phải thừa nhận: Một trong những nguyên nhân đưa đến thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là đã quá tin vào việc thông qua thủ đoạn hòa hoãn tay đôi với Liên Xô và Trung Quốc, lợi dụng bất đồng, đối địch giữa Liên Xô - Trung Quốc để thực hiện “chiến tranh bóp nghẹt” ở Việt Nam mà không lường trước được rằng, Việt Nam đã đề ra và thực hiện đường lối kháng chiến chống Mỹ, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ. Việc lực lượng đồng minh chiến lược của Việt Nam trong lúc khó khăn, hay thuận lợi chủ yếu đứng về phía nhân dân Việt Nam, kiên định sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế to lớn cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là một minh chứng sinh động về việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở độc lập tự chủ, tranh thủ tối đa điều kiện quốc tế thuận lợi đi đôi với phát huy sức mạnh nội lực.
[2] Biên bản Hội nghị BCH TƯ lần thứ 7 (khoá II), Đơn vị bảo quản 29, Cục lưu trữ Trung ương Đảng.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, t.21, Nxb CTQG, tr. 625.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, t.26, tr 641.
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Sđd, t.28,tr. 110.
[6] Quan hệ Việt- Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (7-1954-4.1975), Bản đánh máy, lưu tại Viện Hồ Chí Minh, tr. 18.
[7] Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb CTQG, H, 2002, tr. 235.
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, t. 10, tr. 604.
[9] Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Sđd, tr. 227.
[10] Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, Nxb Chính trị quốc gia, 2002, tr. 577.
[11] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd, t.11, tr. 549.
[12] Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H, 1996, t.8, tr. 490.
[13] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd t.12, tr. 511.
[14] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd t.112, tr. 511.
[15] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Hồ sơ 795, sô 15.
[16] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sđd.
[17] Gaiđuk. V.I (1998), Liên bang Xô-viết và chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, H, 1998, tr 126.
[18] Gaiđuk. V.I (1998), Sđd, tr 127.
[19] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sđd.
[20] Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt- Trung, Nxb Đà Nẵng, 1996, tr. 73.
[21] Gaiđuk. V.I (1998), Sđd , tr. 126.
[22] Hoàng Hải, “Quan hệ kinh tế Việt- Nga những năm cuối thế kỷ XX”, báo cáo tại Hội thảo 50 năm quan hệ Việt- Nga, 2000, tr. 40 .
[23] Gaibriel Kolko (1991), Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb QĐND, H, 1991, tr. 509.
[24] Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Sđd.
[25] Bùi Thanh Sơn, “50 Năm quan hệ Việt- Trung”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 32 (2000), tr.15.
[26] Chiến tranh cách mạng Việt Nam, thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, H, 200, tr. 601.
Tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giải quyết lợi ích chính trị giữa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945 - 1946
Trong những năm 1945 - 1946, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã có một tầm nhìn chính trị vượt trội, mang tính cách
mạng và khoa học khi giải quyết vấn đề lợi ích chính trị giữa cách mạng
Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh lịch sử đầy biến động của thời đại
sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với những thay đổi bước
đầu trong vị thế chính trị của các nước lớn và sự lớn mạnh của phong
trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa.
Giai đoạn 1945 - 1946: Hợp tác giữa Việt Minh và Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa phát xít
Mặt trận Việt Minh thành lập vào ngày 19-5-1941 với mục đích công
khai là “liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách
mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật -
Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa”. Có thể nhận thấy rằng, Mặt trận Việt Minh là đại biểu
cho sự đoàn kết, thống nhất ý chí, nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1946, xuất phát từ xu hướng chính trị và tương quan lực lượng chính trị giữa các giai cấp, các đảng phái cách mạng trong và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng, cách mạng Việt Nam mà trực tiếp là Mặt trận Việt Minh - lực lượng yêu nước Việt Nam cần có chân trong phe Đồng Minh chống phát xít Nhật ở Viễn Đông. Có như vậy, cách mạng Việt Nam mới nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ của các nước Đồng Minh trong công cuộc giải phóng dân tộc. Trong đó, Hoa Kỳ là lực lượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và mong muốn được cộng tác hơn cả.
Trong quá trình ra đi tìm con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học hỏi và rút ra được nhiều kết luận quan trọng. Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh (năm 1927), Người nhận định: “Cách mạng Việt Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của nhân dân Việt Nam”(1). Trước bối cảnh Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhãn quan chính trị sáng suốt đã nhận định cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới đều chung một mặt trận, những chiến sĩ cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của cách mạng Việt Nam, sát cánh cùng nhân dân Việt Nam.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, phe phát xít đã châm ngòi và gây ra hàng loạt các cuộc chiến tranh. Nhân dân tiến bộ trên thế giới không ngừng lên án cuộc chiến tranh của quân phát xít. Nhân dân thế giới phải liên minh với nhau trong phe Đồng minh để chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình và quyền con người của nhân loại.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, mỗi khi đất nước bị ngoại quốc xâm lăng, đô hộ, nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục, luôn đứng lên khởi nghĩa, chiến đấu để giải phóng dân tộc. Khi phát xít Nhật nhảy vào Việt Nam thì thực dân Pháp đã nhanh chóng dâng Đông Dương cho Nhật. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải đảm nhận thêm một nhiệm vụ cách mạng, đó là đánh đuổi Nhật - Pháp giành độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta vì vậy đã không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà trở thành một nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít cùng với các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Do vậy, mọi dân tộc trên thế giới đang chống phát xít, chống chiến tranh trên thế giới đều là bè bạn của cách mạng Việt Nam, “dù ở châu Á, châu Phi hay Mỹ Latinh, các dân tộc đấu tranh cho hòa bình và nhân dân các nước chiến đấu để tự giải phóng đều chung tay trong một mặt trận”(2). Hoa Kỳ là một nước nằm trong phe Đồng minh chống phát xít và tham gia chống phát xít Nhật ở Viễn Đông. Như vậy, nhân dân, cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ có kẻ thù chung, chung một mặt trận, điều này giúp cho hai bên hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đoàn kết, thống nhất, xây dựng và tập hợp lực lượng, tìm bạn đồng minh và phân hóa kẻ thù vừa là chiến lược cách mạng, vừa thể hiện sự chỉ đạo sách lược của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. “Đoàn kết các lực lượng trong một mặt trận chung, dựa trên nền tảng những giai cấp cơ bản và những lợi ích chung là vấn đề được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh rất quan tâm và thực hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc”(3). Mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này là giải phóng dân tộc, tất cả các mục tiêu khác đều phải gác lại và phục vụ cho mục tiêu chung nhất.
Phong trào cách mạng Việt Nam trong năm 1945 có những bước phát triển to lớn là bởi sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc xác định phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đặc biệt trong việc hợp tác với Cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ (OSS). “Dưới mật danh Licius, Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tổ chức tình báo Mỹ OSS những tin tức tình báo về lực lượng Nhật (ở Đông Dương) (…) và các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị (Nhật) bắn hạ”(4) trong lúc tiến hành các cuộc ném bom ở Đông Dương. Chính mối quan hệ hợp tác này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay với nhau vì mục tiêu chung trước mắt.
Giai đoạn 1945 - 1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định Hoa Kỳ là bạn đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam
Độc lập dân tộc là vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh trong cuộc nói chuyện với L. A. Patti: “Quyền sống - sự sống còn - đó là lý tưởng cao cả nhất của cuộc cách mạng”. Khi liên hệ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam năm 1945 với cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của người Anh do 13 thuộc địa của Mỹ tiến hành năm 1775 và Tuyên bố độc lập năm 1776, ta thấy có nhiều sự liên hệ và tương đồng. Bởi cuộc Cách mạng Mỹ cũng là cuộc đấu tranh chống lại chế độ thực dân để giành lại độc lập và thống nhất quốc gia. Nhà khoa học chính trị S. M. Lipset nhận định, “Hoa Kỳ là thuộc địa lớn đầu tiên thành công chống lại sự cai trị của chính quyền thuộc địa. Trong ý nghĩa này, đây là 'quốc gia mới' đầu tiên”. Chính vì vậy, mới có sự việc năm 1919, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bản yêu sách tám điểm tới Hội nghị Véc-xây đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân An Nam - một nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Dương. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tìm hiểu, nghiên cứu nước Mỹ và Cách mạng Mỹ để có những nhận thức khách quan, khoa học về hai cuộc đấu tranh giành độc lập của hai nước với những khác biệt về địa chính trị - xã hội. Từ đó, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc những năm 1945 - 1946 đã thể hiện một tầm nhìn chính trị mang tính lịch sử và chứa đựng những giải pháp chính trị mang dấu ấn cá nhân đặc sắc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trong những năm từ 1942 đến 1944, vấn đề tự do của tất cả các dân tộc phụ thuộc đã trở thành một vấn đề quan trọng và Hoa Kỳ đã cam kết thực hiện nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc thông qua việc cùng với Anh ra Tuyên bố chung Đại Tây Dương. Vào năm 1942, vấn đề này một lần nữa được nhấn mạnh và khẳng định trong dịp 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương. Tháng 6-1945, Hiến chương Liên hợp quốc được ký kết nhằm thống nhất tư tưởng chung trong việc thiết lập, xây dựng hòa bình và an ninh quốc tế. Bản Hiến chương đã thừa nhận nguyên tắc đặt quyền lợi của nhân dân các lãnh thổ không tự trị lên hàng đầu. Như vậy, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các điều kiện, những cơ hội, cũng như khả năng cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Và Hoa Kỳ là một nước nổi lên trong việc cam kết thực hiện và tôn trọng “quyền tự do phát triển”, “quyền lựa chọn được sống dưới một chính thể nào đó của các dân tộc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy điều này và Người đã sớm rút ra kết luận là phải tranh thủ cảm tình của nước Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Bởi, Người hiểu rất rõ rằng: Nhất định là khi có cơ hội, Pháp sẽ đòi lại Đông Dương làm thuộc địa.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh, tương quan lực lượng chính trị giữa các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã có những thay đổi. Nắm rõ sự thay đổi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những trù tính trong việc xác định các mối quan hệ đồng minh chiến lược, sách lược nhằm mang lại những thuận lợi, dù là nhỏ bé nhất cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng mối quan hệ có tính cách mạng với Hoa Kỳ trong những năm 1944 - 1945. Mặt khác, khi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định với những tình thế và thời cơ hiếm có trong năm 1945, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh nỗ lực thiết lập mối quan hệ với một nước lớn như Hoa Kỳ là một bước đi chính trị khôn ngoan nhằm tạo uy thế lớn cho nền độc lập và cuộc đấu tranh chính nghĩa của cách mạng Việt Nam.
Hoa Kỳ là một nước đế quốc mang tư tưởng chống lại chế độ thực dân (tất nhiên tư tưởng này là để phục vụ cho lợi ích của đế quốc Mỹ), trong đó có sự cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Là một nhà chính trị lão luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ được tâm tư của Mỹ trong vấn đề Đông Dương và Việt Nam khi Tổng thống Mỹ F. D. Roosevelt mong muốn thiết lập một chế độ ủy trị ở đây. Tuy tư tưởng đó không giải quyết được một cách triệt để vấn đề độc lập cho Việt Nam nhưng đây vẫn là một tư tưởng tiến bộ hơn so với sự cai trị của thực dân của Pháp ở Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự thông hiểu sâu sắc tình hình chính trị thế giới, bằng mọi nỗ lực chính trị của bản thân, Người đã cố gắng xây dựng mối giao hảo tốt đẹp với cơ quan tình báo OSS để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam.
Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chưa thực sự quan tâm đến vấn đề Đông Dương, cũng như cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam bởi nước này còn nhiều vấn đề trong và ngoài nước phải thực hiện sau khi cuộc chiến tranh kết thúc. Hiểu rõ được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam cần phải tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ từ một lực lượng khác và Người đã chia sẻ với L. A. Patti suy nghĩ của mình trong vấn đề tìm kiếm bạn đồng minh cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam: “Tôi đặt nhiều tin tưởng vào Mỹ trong việc ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam, trước khi tôi có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô”(5). Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh hợp tác với OSS, cũng như tiếp xúc với các cá nhân L. A. Patti, C. Penn…, đã trở thành một phương pháp cách mạng mẫu mực, điển hình trong việc tìm kiếm bạn đồng minh; phân hóa, cô lập kẻ thù để từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, cụ thể cho công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó mà cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1946 đã tránh được những sự đụng độ không đáng có với quân đội của Tưởng Giới Thạch và các lực lượng phản động trong và ngoài nước. Qua đó, có thể nhận thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một tầm nhìn vượt trội và khả năng định hướng tâm lý, cảm hóa, thuyết phục xuất chúng đã có những giải pháp chính trị cụ thể, hiệu quả với từng tổ chức, cá nhân của quân đội Hoa Kỳ.
Tầm nhìn chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945 - 1946, một mặt được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với những vấn đề lớn của quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là: chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, góp phần giữ gìn ổn định ở Đông Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, mối quan hệ chính trị đặc biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn này thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén, sáng suốt và bản lĩnh chính trị kiên cường của nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Với một tư duy mạnh mẽ, sáng tạo và những phương pháp cách mạng đúng đắn, hiệu quả, nền độc lập dân tộc của Việt Nam đã được giành lại sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đàn áp, thống trị.
Không chỉ có vậy, tầm nhìn chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử của thời đại, của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, của bối cảnh lịch sử hai nước trong những năm 40 của thế kỷ XX. Cơ sở sâu xa của tầm nhìn đó là yêu cầu, khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Bằng khả năng nhận biết và xử lý mâu thuẫn dân tộc và thời đại một cách sáng tạo, linh hoạt với một nghệ thuật chính trị khoa học, điển hình, mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt những nền móng đầu tiên cho mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bằng chính khát vọng tự do và thực tiễn cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1945 - 1946.
Thế giới ngày nay đã và đang trải qua những thay đổi lớn lao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; cục diện địa chính trị toàn cầu đã có bước đảo chiều theo xu hướng đa phương. Vì vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ cũng có sự biến thiên không ngừng và tiềm ẩn những nhân tố hết sức phức tạp. Các vấn đề của toàn cầu hóa, an ninh quốc tế, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường… đặt các quốc gia có cùng lợi ích hướng đến các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ấy, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển theo phương châm: Khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Trong những năm gần đây, tầm nhìn cho quan hệ hai nước là hướng đến mục tiêu: làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài, toàn diện và tăng cường hợp tác, đối thoại trên các vấn đề khu vực và toàn cầu; vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới./.
----------------------
(1), (2) Chí Thắng - Kim Dung, Danh ngôn Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 125
(3) Nguyễn Văn Hoàn, Nghiên cứu lịch sử chính trị và liên hệ kinh tế - xã hội, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2010, tr. 52
(4) Báo The Time, 12-9-1969
(5) Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam, Nxb. Đà Nẵng, 2001, tr. 609
Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1946, xuất phát từ xu hướng chính trị và tương quan lực lượng chính trị giữa các giai cấp, các đảng phái cách mạng trong và ngoài nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng, cách mạng Việt Nam mà trực tiếp là Mặt trận Việt Minh - lực lượng yêu nước Việt Nam cần có chân trong phe Đồng Minh chống phát xít Nhật ở Viễn Đông. Có như vậy, cách mạng Việt Nam mới nhận được sự ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ của các nước Đồng Minh trong công cuộc giải phóng dân tộc. Trong đó, Hoa Kỳ là lực lượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và mong muốn được cộng tác hơn cả.
Trong quá trình ra đi tìm con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học hỏi và rút ra được nhiều kết luận quan trọng. Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh (năm 1927), Người nhận định: “Cách mạng Việt Nam cũng là một bộ phận trong cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của nhân dân Việt Nam”(1). Trước bối cảnh Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946, Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhãn quan chính trị sáng suốt đã nhận định cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới đều chung một mặt trận, những chiến sĩ cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của cách mạng Việt Nam, sát cánh cùng nhân dân Việt Nam.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, phe phát xít đã châm ngòi và gây ra hàng loạt các cuộc chiến tranh. Nhân dân tiến bộ trên thế giới không ngừng lên án cuộc chiến tranh của quân phát xít. Nhân dân thế giới phải liên minh với nhau trong phe Đồng minh để chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình và quyền con người của nhân loại.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh, mỗi khi đất nước bị ngoại quốc xâm lăng, đô hộ, nhân dân Việt Nam chưa bao giờ chịu khuất phục, luôn đứng lên khởi nghĩa, chiến đấu để giải phóng dân tộc. Khi phát xít Nhật nhảy vào Việt Nam thì thực dân Pháp đã nhanh chóng dâng Đông Dương cho Nhật. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phải đảm nhận thêm một nhiệm vụ cách mạng, đó là đánh đuổi Nhật - Pháp giành độc lập dân tộc. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta vì vậy đã không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà trở thành một nhân tố tích cực trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít cùng với các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Do vậy, mọi dân tộc trên thế giới đang chống phát xít, chống chiến tranh trên thế giới đều là bè bạn của cách mạng Việt Nam, “dù ở châu Á, châu Phi hay Mỹ Latinh, các dân tộc đấu tranh cho hòa bình và nhân dân các nước chiến đấu để tự giải phóng đều chung tay trong một mặt trận”(2). Hoa Kỳ là một nước nằm trong phe Đồng minh chống phát xít và tham gia chống phát xít Nhật ở Viễn Đông. Như vậy, nhân dân, cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ có kẻ thù chung, chung một mặt trận, điều này giúp cho hai bên hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Đoàn kết, thống nhất, xây dựng và tập hợp lực lượng, tìm bạn đồng minh và phân hóa kẻ thù vừa là chiến lược cách mạng, vừa thể hiện sự chỉ đạo sách lược của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh. “Đoàn kết các lực lượng trong một mặt trận chung, dựa trên nền tảng những giai cấp cơ bản và những lợi ích chung là vấn đề được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh rất quan tâm và thực hiện trong quá trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc”(3). Mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc này là giải phóng dân tộc, tất cả các mục tiêu khác đều phải gác lại và phục vụ cho mục tiêu chung nhất.
Phong trào cách mạng Việt Nam trong năm 1945 có những bước phát triển to lớn là bởi sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong việc xác định phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đặc biệt trong việc hợp tác với Cơ quan tình báo chiến lược Hoa Kỳ (OSS). “Dưới mật danh Licius, Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tổ chức tình báo Mỹ OSS những tin tức tình báo về lực lượng Nhật (ở Đông Dương) (…) và các du kích quân của ông đã cứu thoát 17 phi công Mỹ bị (Nhật) bắn hạ”(4) trong lúc tiến hành các cuộc ném bom ở Đông Dương. Chính mối quan hệ hợp tác này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam và Hoa Kỳ có thể bắt tay với nhau vì mục tiêu chung trước mắt.
Giai đoạn 1945 - 1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định Hoa Kỳ là bạn đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam
Độc lập dân tộc là vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh trong cuộc nói chuyện với L. A. Patti: “Quyền sống - sự sống còn - đó là lý tưởng cao cả nhất của cuộc cách mạng”. Khi liên hệ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam năm 1945 với cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của người Anh do 13 thuộc địa của Mỹ tiến hành năm 1775 và Tuyên bố độc lập năm 1776, ta thấy có nhiều sự liên hệ và tương đồng. Bởi cuộc Cách mạng Mỹ cũng là cuộc đấu tranh chống lại chế độ thực dân để giành lại độc lập và thống nhất quốc gia. Nhà khoa học chính trị S. M. Lipset nhận định, “Hoa Kỳ là thuộc địa lớn đầu tiên thành công chống lại sự cai trị của chính quyền thuộc địa. Trong ý nghĩa này, đây là 'quốc gia mới' đầu tiên”. Chính vì vậy, mới có sự việc năm 1919, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bản yêu sách tám điểm tới Hội nghị Véc-xây đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân An Nam - một nước thuộc địa nhỏ bé ở Đông Dương. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tìm hiểu, nghiên cứu nước Mỹ và Cách mạng Mỹ để có những nhận thức khách quan, khoa học về hai cuộc đấu tranh giành độc lập của hai nước với những khác biệt về địa chính trị - xã hội. Từ đó, việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc những năm 1945 - 1946 đã thể hiện một tầm nhìn chính trị mang tính lịch sử và chứa đựng những giải pháp chính trị mang dấu ấn cá nhân đặc sắc của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trong những năm từ 1942 đến 1944, vấn đề tự do của tất cả các dân tộc phụ thuộc đã trở thành một vấn đề quan trọng và Hoa Kỳ đã cam kết thực hiện nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc thông qua việc cùng với Anh ra Tuyên bố chung Đại Tây Dương. Vào năm 1942, vấn đề này một lần nữa được nhấn mạnh và khẳng định trong dịp 26 quốc gia thông qua Hiến chương Đại Tây Dương. Tháng 6-1945, Hiến chương Liên hợp quốc được ký kết nhằm thống nhất tư tưởng chung trong việc thiết lập, xây dựng hòa bình và an ninh quốc tế. Bản Hiến chương đã thừa nhận nguyên tắc đặt quyền lợi của nhân dân các lãnh thổ không tự trị lên hàng đầu. Như vậy, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các điều kiện, những cơ hội, cũng như khả năng cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Và Hoa Kỳ là một nước nổi lên trong việc cam kết thực hiện và tôn trọng “quyền tự do phát triển”, “quyền lựa chọn được sống dưới một chính thể nào đó của các dân tộc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy điều này và Người đã sớm rút ra kết luận là phải tranh thủ cảm tình của nước Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Bởi, Người hiểu rất rõ rằng: Nhất định là khi có cơ hội, Pháp sẽ đòi lại Đông Dương làm thuộc địa.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh, tương quan lực lượng chính trị giữa các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đã có những thay đổi. Nắm rõ sự thay đổi này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những trù tính trong việc xác định các mối quan hệ đồng minh chiến lược, sách lược nhằm mang lại những thuận lợi, dù là nhỏ bé nhất cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng mối quan hệ có tính cách mạng với Hoa Kỳ trong những năm 1944 - 1945. Mặt khác, khi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định với những tình thế và thời cơ hiếm có trong năm 1945, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh nỗ lực thiết lập mối quan hệ với một nước lớn như Hoa Kỳ là một bước đi chính trị khôn ngoan nhằm tạo uy thế lớn cho nền độc lập và cuộc đấu tranh chính nghĩa của cách mạng Việt Nam.
Hoa Kỳ là một nước đế quốc mang tư tưởng chống lại chế độ thực dân (tất nhiên tư tưởng này là để phục vụ cho lợi ích của đế quốc Mỹ), trong đó có sự cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Là một nhà chính trị lão luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ được tâm tư của Mỹ trong vấn đề Đông Dương và Việt Nam khi Tổng thống Mỹ F. D. Roosevelt mong muốn thiết lập một chế độ ủy trị ở đây. Tuy tư tưởng đó không giải quyết được một cách triệt để vấn đề độc lập cho Việt Nam nhưng đây vẫn là một tư tưởng tiến bộ hơn so với sự cai trị của thực dân của Pháp ở Việt Nam. Do đó, trong giai đoạn 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự thông hiểu sâu sắc tình hình chính trị thế giới, bằng mọi nỗ lực chính trị của bản thân, Người đã cố gắng xây dựng mối giao hảo tốt đẹp với cơ quan tình báo OSS để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam.
Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chưa thực sự quan tâm đến vấn đề Đông Dương, cũng như cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam bởi nước này còn nhiều vấn đề trong và ngoài nước phải thực hiện sau khi cuộc chiến tranh kết thúc. Hiểu rõ được điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam cần phải tìm kiếm sự công nhận và ủng hộ từ một lực lượng khác và Người đã chia sẻ với L. A. Patti suy nghĩ của mình trong vấn đề tìm kiếm bạn đồng minh cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam: “Tôi đặt nhiều tin tưởng vào Mỹ trong việc ủng hộ cho nền độc lập của Việt Nam, trước khi tôi có thể hy vọng vào sự giúp đỡ của Liên Xô”(5). Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh hợp tác với OSS, cũng như tiếp xúc với các cá nhân L. A. Patti, C. Penn…, đã trở thành một phương pháp cách mạng mẫu mực, điển hình trong việc tìm kiếm bạn đồng minh; phân hóa, cô lập kẻ thù để từng bước mang lại những lợi ích thiết thực, cụ thể cho công cuộc giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó mà cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1946 đã tránh được những sự đụng độ không đáng có với quân đội của Tưởng Giới Thạch và các lực lượng phản động trong và ngoài nước. Qua đó, có thể nhận thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng một tầm nhìn vượt trội và khả năng định hướng tâm lý, cảm hóa, thuyết phục xuất chúng đã có những giải pháp chính trị cụ thể, hiệu quả với từng tổ chức, cá nhân của quân đội Hoa Kỳ.
Tầm nhìn chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945 - 1946, một mặt được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với những vấn đề lớn của quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là: chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, góp phần giữ gìn ổn định ở Đông Dương và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, mối quan hệ chính trị đặc biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn này thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén, sáng suốt và bản lĩnh chính trị kiên cường của nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Với một tư duy mạnh mẽ, sáng tạo và những phương pháp cách mạng đúng đắn, hiệu quả, nền độc lập dân tộc của Việt Nam đã được giành lại sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đàn áp, thống trị.
Không chỉ có vậy, tầm nhìn chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử của thời đại, của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, của bối cảnh lịch sử hai nước trong những năm 40 của thế kỷ XX. Cơ sở sâu xa của tầm nhìn đó là yêu cầu, khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam. Bằng khả năng nhận biết và xử lý mâu thuẫn dân tộc và thời đại một cách sáng tạo, linh hoạt với một nghệ thuật chính trị khoa học, điển hình, mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt những nền móng đầu tiên cho mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bằng chính khát vọng tự do và thực tiễn cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1945 - 1946.
Thế giới ngày nay đã và đang trải qua những thay đổi lớn lao về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; cục diện địa chính trị toàn cầu đã có bước đảo chiều theo xu hướng đa phương. Vì vậy, mối quan hệ giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ cũng có sự biến thiên không ngừng và tiềm ẩn những nhân tố hết sức phức tạp. Các vấn đề của toàn cầu hóa, an ninh quốc tế, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường… đặt các quốc gia có cùng lợi ích hướng đến các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Trong bối cảnh ấy, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển theo phương châm: Khép lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai. Trong những năm gần đây, tầm nhìn cho quan hệ hai nước là hướng đến mục tiêu: làm sâu sắc quan hệ đối tác lâu dài, toàn diện và tăng cường hợp tác, đối thoại trên các vấn đề khu vực và toàn cầu; vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới./.
----------------------
(1), (2) Chí Thắng - Kim Dung, Danh ngôn Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 125
(3) Nguyễn Văn Hoàn, Nghiên cứu lịch sử chính trị và liên hệ kinh tế - xã hội, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2010, tr. 52
(4) Báo The Time, 12-9-1969
(5) Archimedes L. A. Patti, Why Viet Nam, Nxb. Đà Nẵng, 2001, tr. 609
Theo Tạp chí Cộng sản
Nhận xét
Đăng nhận xét