LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 30

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Tiểu Sử Trung Tướng Linh Quan Viên
  
Tướng VNCH Linh Quang Viên Đã Bị QĐND VN Bí Mật Cho Về Chầu Trời Ở Sào Huyệt SG Như Thế Nào


Tr.Tướng Linh Quang Viên


Linh Quang Viên (1918-2013) nguyên là tướng lĩnh bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Xuất thân từ trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở Bắc Việt nhằm đào tạo sĩ quan cho các thí sinh trên toàn Đông Dương với mục đích phục vụ cho Quân đội chính quốc Pháp. Ông đã từng tham gia làm cấp chỉ huy và chiến đấu dưới Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng. Ông cũng từng chỉ huy các đơn vị Địa phương người dân tộc Tự trị vùng Đông bắc, Bắc Việt. Sau ông làm đến chức vụ Tổng trưởng Nội vụ trong Nội các Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
Tiểu sử & Binh nghiệp                linhquangvien
Ông sinh ngày 11 tháng 11 năm 1918 tại Hòa an, Cao Bằng, vùng đông bắc Bắc phần trong một gia đình quan lại. Khi học lên Trung học, ông học ở trường Albert Sarraut Hà Nội từ năm 1933 đến năm 1939. Tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần ban Triết.
Năm 1939, ông nhập ngũ vào Quân đội Pháp, mang số quân: 38/300.619. Sau đó được theo học khóa 1 tại trường Võ bị Tông, Sơn Tây (*). Chỉ huy trưởng là Đại tá Corbonel. Tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Ra trường tháng 10 năm 1940, ông được cử làm Trung đội trưởng thuộc Chiến đoàn 4 Lưu động, đồn trú tại vùng tây bắc Bắc phần. Qua năm 1942, ông được thăng cấp Thiếu úy.
(*) Đầu tiên trường sĩ quan Sơn Tây chỉ dành cho thí sinh miền Bắc và miền Trung. Trường Sĩ quan Thủ Dầu Một dành cho thí sinh Nam Việt, Miên và Lào, cả 2 trường đều mở cùng một lúc. Sau trường Thủ Dầu Một giải tán, chỉ còn trường Sơn Tây nhận thí sinh cho cả người Việt, Miên và Lào thêm mấy khóa nữa.
Quốc dân đảng
Tháng 3 năm 1943, ông được giải ngũ, trở về với đời sống dân sự cư ngụ ở Tỉnh Vĩnh Yên và tham gia Quốc dân đảng ở Đảng bộ Vĩnh Yên. Đến tháng 8 năm 1945, ông làm Uỷ viên Quân sự thuộc Đệ tam Khu chiến của Việt Nam Quốc dân đảng gồm các Tỉnh từ Vĩnh yên lên đến Tuyên Quang, Lào Cai và Lai Châu. Tham gia các trận chiến chống Việt Minh tấn công vào Đệ tam khu chiến từ năm 1945 cho đến năm 1946. Sau đó ông làm Chỉ huy trưởng trường Quân chính Vĩnh Yên (tiền thân của trường Lục quân Yên Bái).
Trở lại binh nghiệp
Cuối năm 1946, sau khi Đệ tam khu chiến tan vỡ ông trở về Hà Nội và bị An ninh Quân đội Pháp bắt giữ điều tra. Sau đó, ông được trả tự do và tình nguyên tái ngũ vào Quân đội Liên Hiệp Pháp với cấp bậc cũ (Thiếu úy). Qua tháng giêng năm 1947, ông được cử giữ chức chỉ huy Trung đội Nùng ở Tiên Yên, Móng Cái, luân phiên hành quân vùng biên giới Việt-Hoa. Tháng 9 cùng năm ông được thăng cấp Trung úy, biệt phái giữ chức Phụ tá cho Đại tá Vòng A Sáng Chỉ huy trưởng khu tự trị Nùng ở Móng Cái. Cuối năm này, ông đựơc cử làm Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân Móng Cái kiêm làm trung gian giữa Văn phòng Quốc Trưởng Bảo Đại ở Hà Nội và Khu tự trị Nùng Ở Móng Cái để sát nhập Khu tự trị vào Hoàng triều Cương thổ.
Năm 1949, ông thôi chức Chỉ huy trưởng trường Thiếu sinh quân để đi thành lập Bảo chính đoàn Bắc Việt tại Hà Nội do Đại tá Hoàng Văn Tỷ làm Chỉ huy trưởng. Ông được mang cấp Trung tá Bảo chính đoàn (cấp bậc giả định) và được giữ chức Tham mưu trưởng kiêm Giám đốc trường Sĩ quan Bảo chính đoàn Nam Đồng, Hà Nội.
Quân đội Quốc gia
Đầu năm 1950, ông được cử làm Chánh võ phòng cho Quốc trưởng Bảo Đại, nhận lệnh thành lập Ngự lâm quân và được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Ngự lâm quân tân lập tại Đà Lạt. Sau đó ông chính thức gia nhập Quân đội Quốc gia với cấp bậc Đại úy.
Tháng 6 năm 1952, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi học khoá tham mưu tại trường Tham mưu Paris, Pháp. Đến đầu năm 1953, mãn khoá về nước ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm làm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Ban Mê Thuột kiêm Tư lệnh Đệ tứ Quân khu Cao nguyên.
Tháng giêng năm 1954, tham gia Chiến Dịch Atlante ở Trung Việt gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định & Phú Yên. Tháng 6 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá và chính thức nhậm chức Tư lệnh Đệ tứ Quân khu.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đâu tháng 5 năm 1955, ông thừa lệnh Thủ tướng Diệm giải tán Ngự lâm quân, sau khi đã thuyết phục được Đại tá Nguyễn Tuyên (Chỉ huy trưởng Ngự lâm quân) để tránh đổ máu. Sau đó lực lượng này được sát nhập vào Quân đội Quốc gia.
Đầu năm 1956, bàn giao Đệ tứ Quân khu lại cho Đại tá Thái Quang Hoàng, đi du hành quan sát các nước Đông Á, Đông Nam Á và Úc, tìm hiểu về chiến lược phòng thủ vĩ tuyến.
Giữa năm 1957, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy & Tham mưu tại Kansas, Hoa Kỳ. Qua năm 1958, mãn khoá về nước giữ chức phó Tổng thư ký Bộ Quốc phòng, phụ tá Thiếu tướng Trần Văn Minh (Lục quân).
Năm 1963, sau khi tham gia cuộc đảo chính (1 tháng 11) chế độ gia đình trị họ Ngô, ngày 2 tháng 11 ông được thăng cấp Thiếu tướng giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Đặc trách Tiếp vận.
Đầu tháng 2 năm 1964, ông được bổ nhiệm chức Tư lệnh Sư đoàn 22 bộ binh thay thế Đại tá Nguyễn Thanh Sằng đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung. Tháng 9 cùng năm, bàn giao Sư đoàn 22 lại cho Đại tá Nguyễn Văn Hiếu (nguyên Tham mưu trưởng Quân đoàn I), để đi nhận chức Giám đốc Nha An ninh Quân đội thay thế Đại tá Nguyễn Ngọc Loan.
Trung tuần tháng giêng năm 1965, bàn giao Nha An ninh Quân đội lại cho Trung tá Trang Văn Chính. Sau đó tham chính giữ chức vụ Tổng trưởng Thông tin Tâm lý chiến và kiêm chức Uỷ viên thường vụ chính trị trong Hội đồng Quân lực. Cuối tháng 5 cùng năm, chuyển về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân.
Trung tuần tháng 4 năm 1966, bàn giao chức Tham mưu trưởng lại cho Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Quân huấn) để trực tiếp giữ chức Bộ trưởng Nội vụ kiêm Đặc uỷ trưởng Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo. Cuối tháng 10 năm 1967, ông được thăng cấp Trung tướng. Qua tháng 5 năm 1968, rời chức vụ Bộ trưởng Nội vụ để trở về phục vụ Quân đội.
Đầu năm 1969, ông được cử giữ chức Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Đồng Đế) thay thế Đại tá Lê Văn Nhật (sinh 1928 tại Hà Nam, tốt nghiệp trường Võ bị Địa phương Trung Việt-Đập Đá Huế). Đến đầu tháng 7 năm 1972, bàn giao Quân trường Đồng Đế lại cho Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh (nguyên Chỉ huy trưởng Huấn Khu Lam Sơn-Dục Mỹ). Sau đó ông được cử đi Du hành Quan sát các Quân trường ở Hoa Kỳ.
Đầu năm 1973, về nước ông được cử làm Tổng Thanh tra 2 Quân đoàn III và Quân đoàn IV. Đến đầu tháng 3 cùng năm ông được giải ngũ với lý do đã phục vụ Quân đội trên 20 năm.
Tháng 5 năm 1974, ông được bổ nhiệm đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại nước Cộng hòa Trung Phi. Sang năm 1975 kiêm nhiệm thêm chức vụ Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại nước Cộng hòa Tchad.
1975
Sau ngày 30 tháng 4, tại nước ngoài ông trở thành người sống lưu vong và từ châu Phi ông sang nước Pháp tạm cư tại Paris. Tháng 8 năm 1977, ông sang định cư tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Ngày 17 tháng giêng năm 2013 ông từ trần tại Virginia, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 95 tuổi.
  
Tướng VNCH Nguyễn Văn Chức Tiết Lộ Lời Tiên Tri Của Cậu Bé 8 Tuổi Về Các Tướng VNCH Đã Linh Ứng

Cựu Thiếu tướng VNCH Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh,

LTS.- Tổ chức Việt Tân dù là đúng hướng hay chệch hướng đều từ cái lò bịp chính trị: “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh chủ chốt, lãnh đạo mà ra. Nó hệt như cái tập đoàn việt-gian-cộng-sản, và nó cũng chẳng thua gì tên đại việt-gian Hồ chí Minh. Việc lập lờ đưa Nguyễn văn Chức, một kẻ từng giữ chức vụ Thiếu tướng ngành Công Binh Quân lực Việt Nam Cộng-Hòa trước 30/4/1975, một tên cán bộ cao cấp của Việt Tân đứng ra thành lập chính phủ lưu vong VNCH, có thể sẽ thủ vai trong màn kịch “Hòa Đàm” với ngụy quyền việt-gian-cộng-sản.
Đây là một quả bóng dò mà băng đảng Việt Tân muốn thử Cộng-đồng người Việt tỵ nạn việt-gian-cộng-sản chúng ta có tỉnh táo trước âm mưu làm tay sai việt-gian-cộng-sản do chúng thủ diễn hay không. Ngoài ra, chúng cũng vừa hoàn tất một tác-phẩm khác, cái gọi là Hiến Pháp 7 mà Đoàn Viết Hoạt và Trần Thanh Hiệp đã được chúng giao cho soạn thảo. Rõ ràng, chúng đã âm mưu và thực hiện xong bước đầu cho công cuộc Hòa Giải Hòa Hợp với bọn việt-gian-cộng-sản bằng cái gọi là “chính phủ lưu vong VNCH ma” này.
Trong cái gọi là Hiến Pháp 7 do hai tên việt-gian Trần Thanh Hiệp và Đoàn Viết Hoạt soạn ra, có những điểm có lợi cho bọn việt-gian-cộng-sản trong việc củng cố cai-trị lâu dài của chúng trên đất nước Việt Nam chúng ta.
Chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc bài dưới đây của tác giả Tuấn Phan để rộng đường dư luận và để biết tên Nguyễn văn Chức này là ai!
Hồn Việt UK online.
CAUTION: Xin đừng lầm, có hai NGUYỄN VĂN CHỨC
1. Cựu Luật sư, Nghị sĩ VNCH Nguyễn Văn Chức (VIP KK), hiện ở Texas luôn gọi Đảng CSVN là… “ĐỒ CHÓ ĐẺ” thì không lý gì ba trợn đến độ gởi thơ “Kính chúc quý vị [Đồ Chó Đẻ] tràn đầy sức khỏe”trong bài viết dưới đây của:
2. Cựu Thiếu tướng VNCH Nguyễn Văn Chức, Cục Trưởng Cục Công Binh, hiện ở Sacramento, CA là tay tham nhũng gộc, chuyên ăn xi măng, sắt thép, xăng dầu, là bộ hạ tín cẩn của bà Cao Văn Viên trong các “phi vụ” béo bở cho bà phu nhân Đại Tướng TTM Trưởng nầy!
-Tướng Nguyễn Văn Chức từng cấu kết với cựu Đại tá Vũ Văn Lộc (bút hiệu Giao Chỉ), đàn em Trung Tướng Đồng Văn Khuyên (TCTV), nuốt hàng chục ngàn lít xăng trong một trận đánh với VC ở Tây Ninh. Để ngăn chận VC, thay vì dùng bom napalm, cấp chỉ huy VNCH dùng số xăng khá lớn đổ lên đầu lực lượng đông đảo VC nhưng Tướng Nguyễn Văn Chức và Đại tá Vũ Văn Lộc toa rập chỉ cấp vài thùng phuy xăng, còn bao nhiêu giữ lại để…bán, bỏ tiền túi!
Bởi vậy, thật tội nghiệp cho các chiến sĩ VNCH xông pha bờ bụi, không kể tính mạng trước họng súng quân thù VC mà ở hậu cứ an tòan lại có những tên tướng bất tài, bất xứng, đâm sau lưng anh em chiến sĩ VNCH, điển hình như hai tên Tướng Nguyễn Văn Chức và Lê Văn Tư cùng hai tên tá Vũ Văn Lộc, Mã Sanh Nhơn….Ra hải ngọai, tên Nguyễn Văn Chức còn tham gia làm nhiều chuyện…chính trị dỏm mà nhiều người biết, có dịp kể ra cho bà con cười chơi.
- Tướng Nguyễn Văn Chức hiện theo bọn Băng đảng Mafia Việt Tân, “Thay Mặt Chính Phủ Lưu Vong Việt Nam Cộng Hòa”, gởi thơ cho bọn chóp bu CSVN! Tại sao tên nầy không dám xưng là…”Thủ Tướng” vì hắn “thay mặt” một Chính Phủ kia mà? Cái Chính Phủ nầy cũng là con đẻ của bọn Việt Tân, đúng là Chính Phủ…LƯU MANH, xuất hiện ở hải ngọai để diễn tuồng…HỀ! Đã 35 năm rồi, cứt trâu hoá bùn mà mới lập chính phủ …lưu vong, cũng như chính phủ vẫn còn…lâm thời (ĐM Quân) ư? Chừng nào mới hết lưu và lâm để thiên hạ khỏi lầm bọn hề diễn tuồng như…thật!
- Nếu cần “tố cáo" hay "đạo đạt nguyện vọng" lên bọn chóp bu Hà Nội, thì tên “Thay mặt” Chính Phủ Lưu Manh Nguyễn Văn Chức tại sao lại gởi thư về Hà Nội qua...E-mai, làm nhục "quốc thể" quá lắm đấy!? Hắn hãy nên phái “Bộ Trưởng Ngọai Giao” của Chính Phủ Lưu Manh đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn gặp Đại sứ VC Lê Công Phụng trao công hàm hay thư chúc Tết là đúng theo lề lối ngoai giao giữa hai “chính phủ” lưu manh của VC và Việt Tân, tay sai VC ở hải ngọai!
Bọn nầy lạm dụng bốn chữ VNCH để diễn tuồng hề đến mức nầy là hết nói nổi. Từ “Chính phủ QG Lâm Bồn VN” của ĐM Quân, rồi Chính phủ Chú Chánh, nay đến Chính phủ Lưu Manh do tên hạm xi măng, sắt thép, xăng dầu Nguyễn Văn Chức đứng tên “thay mặt”…, và ngày mai cũng sẽ có một lô “Chính phủ Lưu Xú” khác tiếp bước “Chính phủ Lưu Manh” ra đời cho mà coi!
Tuấn Phan
VIỆT NAM CỘNG HÒA
Hải Ngoại Lưu Vong – Quyết Tâm Phục Quốc
Sài Gòn – Thái Lan – Đài Loan - Hoa Kỳ - Pháp
Anh – Úc – Canada – Na Uy – Thụy Điển – Hòa Lan – Đức
Ý Đại Lợi – Thụy Sĩ – Ba Lan – Tiệp Khắc
LÁ THƯ ĐẦU NĂM
Gởi :
- Các Ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Nhà Nước tiếm quyền Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Nhân dịp đầu năm mới. Kính chúc quý vị tràn đầy sức khỏe để chuẩn bị ra trước Tòa Án Quốc Tế về tội ác chiến tranh, tội ác diệt chủng nhân loại mà chính Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản của quý vị là thủ phạm đã gây ra. Quý vị cũng phải ra trước Hội Đồng Liên Hiệp Quốc qua một Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam để trả lời về sự vi phạm Hiệp Định Paris 1973 khi xâm lăng chiếm đoạt Nước Việt Nam Cộng Hòa đồng thời đã tàn sát, giết hại, giam giữ tù đầy hành hạ Quân, Dân, Cán, Chính của Việt Nam Cộng Hòa. Đó là chưa nói đến Tòa Án Nhân Dân Việt Nam sau nầy sẽ xét xử về tất cả những hành vi, thủ đoạn, độc ác, buôn dân, bán nước của Hồ Chí Minh và đồng bọn Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đó có quý vị đều là những tội đồ của dân tộc Việt Nam.
Lưới trời lộng lộng tuy thưa nhưng khó thoát. Quý vị là những kẻ đã gây ra tội ác với dân tộc Việt Nam nói riêng và Nhân Loại nói chung thì quý vị phải nhận lấy tất cả những hậu quả. Đó là lẽ thường tình của trời đất, của công lý và lẽ phải.
Hơn 34 năm qua kể từ ngày mà quý vị đã xua quân cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, chà đạp xé bỏ những gì quý vị đã cam kết trước Quốc Tế. Thế giới ngày nay đã ngày càng nhìn thấy rỏ dã tâm và bản chất của quý vị và chỉ chờ ngày lột cái mặt nạ giả trá, gian ác diệt chủng của quý vị ra mà thôi.
Còn đối với dân tộc Việt Nam, gần 1 thế kỷ nay, hằng chục triệu sinh mạng đã bị chết tức tưởi vì các chiêu bài của Đảng Cộng Sản Việt Nam như : Cách Mạng, Giải Phóng, Vô Sản, Tổ Quốc, Dân Tộc, Thống Nhất, Tự Do, Dân Chủ, Độc Lập, Hạnh Phúc, Ấm No… thì ngày nay mọi người trong nước, ngoài nước đều đã nhìn thấy tất cả sự thật. Đảng Cộng Sản Việt Nam thực chất chỉ là một băng đảng Mafia khát máu cướp nước, bán nước, giết người cướp của, không từ nan bất cứ thủ đoạn độc ác nào để củng cố ngôi vị độc tài, độc tôn, độc Đảng của họ.
Hơn 34 năm qua, nhân dân Việt Nam cũng nhận ra rằng bản chất của quý vị chỉ là bạo lực khủng bố và phá hoại chứ hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo, điều hành đất nước, do đó dù quý vị có cướp đi toàn bộ tài sản của Việt Nam Cộng Hòa, bỏ vào túi riêng của quý vị và nhận hằng trăm Tỷ mỹ kim viện trợ của ngoại quốc nhằm xóa đói giảm nghèo, thì Việt Nam cho đến nay vẫn là một trong những Nước nghèo nhất và đau khổ nhất trên thế giới.
Chính vì điên cuồng áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản, quý vị đã xem nhân dân như là một sản phẩm dư thừa để cung cấp hàng trăm ngàn cô dâu, gái điếm cho xứ người, xuất cảng thanh niên làm lao nô cho các chủ nhân ông ngoại quốc bóc lột hành hạ. Còn thành phần du đãng trộm cướp xã hội đen lại được quý vị trọng dụng làm công cụ đàn áp đánh đập người dân thấp cổ bé miệng mà trong tay không có tấc sắt. Thử hỏi có cái chính phủ nào trên thế giới nầy mà hèn hạ tồi tệ như quý vị không?
Sau khi cưỡng chiếm đất nước Việt Nam Cộng Hòa quý vị đã xem đó như một chiến lợi phẩm, quý vị đã mặc tình tàn sát hành hạ đày đọa quân, dân, cán, chính VNCH, thao túng trấn lột áp bức từ lĩnh vực tinh thần đến vật chất, từ con người cho đến đất đai nhà cửa khiến cho mổi gia đình miền nam đều phải đau thương, chia lìa, tan nát, khổ đau, bần cùng, và uất hận. Sự trả thù một cách tàn độc như vậy xin hỏi quý vị, đã đủ chưa và bao giờ mới chấm dứt?
Quý vị tự ý cho Trung Cộng vào khai thác Boxit ở Tây nguyên, quặng mỏ nguyên tử Uranium ở Nông Sơn, Quý vị kêu gọi ngoại quốc đầu tư mở công nghệ, kỹ nghệ một cách cẩu thả vô trách nhiệm. Quý vị có biết rằng hiện nay Việt Nam là một bãi rác độc hại đầy chất thải nguyên tử đang chôn dấu hay không? Chính những chất độc nầy đã làm ô nhiễm môi trường sinh sống của toàn dân cả Nước. Củng chính quý vị đã dựng nhà tù nhiều hơn trường học, kinh tế lụn bại, tham nhũng lan tràn, hố giàu nghèo quá cách biệt, xã hội băng hoại, văn hóa thụt lùi..v..v để cho người dân phải sống trong bần cùng, lầm than tủi nhục. Quý vị có nghe tiếng than oán đã thấu trời xanh, có thấy nổi đau khổ đã đến tận cùng, và có biết dân tộc nầy đang đứng bên bờ thảm họa diệt vong?!!!
Hơn 34 năm nay, chúng tôi nằm gai nếm mật, đau đớn, nhục nhã, ăn năn thống hối với tổ quốc về lổi lầm của chúng tôi là để đất nước nầy rơi vào tay Cộng Sản, gây thãm họa cho cả dân tộc. và Chúng tôi, Việt Nam Cộng Hòa chưa hề lên tiếng với quý vị hay có một hành động nào đối với quý vị. Vì có nhiều lý do lắm. Nhưng thời gian thắm thoát trôi qua, là một cơ hội cho quý vị có thể xây dựng một Nước Việt Nam hùng cường văn minh tiến bộ vì độc lập tự do ấm no hạnh phúc như quý vị đã tuyên truyền, khích động nhằm đưa đẩy toàn dân vào cuộc chiến tranh tương tàn cốt nhục, dùng củi đậu nấu đậu, để người Việt giết người Việt.
Nhưng sự thật quý vị đã bất tài, bất lực khiến cho mọi người đều hoàn toàn thất vọng, và càng thất vọng hơn nữa là quý vị đã tự ý chuyển nhượng đất đai, lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Cộng. Xin hỏi quý vị lấy tư cách gì mà bán giang sơn gấm vóc của tổ tiên cha ông đã từng đổ máu hy sinh để gìn giữ và bảo vệ. Quý vị có biết rằng ngay cả Thế giới cũng đã nhìn nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam liên tục từ nhiều thế kỷ trước khi Pháp xâm chiếm Việt Nam. Hai quần đảo nầy là của vương quốc An Nam từ thế kỷ thứ 15, cũng như đã được chứng minh trong bản đồ Hồng Đức dưới đời vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức 1460-1497), được nhật báo Batavia của Công ty Đông Ấn Hòa Lan xuất bản năm 1637, được ghi chép trong nhật ký hàng hải của thương thuyền Amphitrite của Pháp năm 1701, ..v..v… Ngay cả văn kiện quan trọng nhất là Hòa Ước Thiên Tân ký năm 1885 giữa chính quyền bảo hộ của Pháp và Triều Thanh của Trung Hoa nhìn nhận quyền bảo hộ của Pháp Quốc đối với Việt Nam mà lãnh thổ thời đó đã bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đệ nhị thế chiến, khi Việt Nam thu hồi độc lập năm 1948, quần đảo Hoàng Sa thuộc xã Hòa Long, Quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, còn Trường Sa thuộc xã Phước Hải, Quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Trong lúc Pháp bàn giao quyền hành cho Quốc Gia thì Đảng Cộng Sản quý vị lại rút vào mật khu tổ chức kháng chiến để cướp chính quyền theo chỉ thị bành trướng đệ tam quốc tế của Nga Xô. Khi Hiệp định Geneve được ký kết năm 1954 chia đôi đất nước, Hoàng Sa và Trường Sa ở phía Nam của vỹ tuyến 17, vẩn trực thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Phước Tuy của Việt Nam Cộng Hòa thì Đảng Cộng Sản của quý vị đã trân tráo cướp công kháng chiến thanh toán thủ tiêu các tổ chức Đảng phái Quốc gia yêu nước để đem miền bắc vào ách xích xiềng chủ nghĩa xã hội, rồi sau đó quý vị vẩn tìm cách xâm nhập người và vủ khí trắng trợn xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
Xin nhấn mạnh với quý vị rằng ngay chính Trung cộng cũng đã ký cả ba văn kiện Hiệp Định Geneve 1954 (chia đôi Việt Nam và giao Hoàng Sa và Trường Sa cho VNCH). Hiệp Định Ba Lê và Định ước quốc tế năm 1973 với tư cách là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và với tư cách nầy chính Trung Cộng cũng có trách nhiệm bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hai hiệp định Geneve và Ba Lê. Thế mà họ đã lợi dụng thỏa hiệp ngưng bắn, huy động toàn bộ lực lượng áp đảo Hải Quân VNCH tiến chiếm Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974. Đây là một bằng chứng xâm phạm của Trung Cộng. Vì trước đó chưa bao giờ Trung Cộng phản đối chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo này, kể cả trong kỳ Hội Nghị Hòa Bình ở San Francisco năm 1951, khi Thủ Tướng Trần Văn Hữu của Quốc Gia Việt Nam chính thức xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa bị Nhật Bản chiếm đóng trong đệ nhị thế chiến, nhờ đó mà đã được Hội nghị quốc tế mặc nhiên công nhận chủ quyền không thể chối cải của Việt Nam.
Cho đến nay Trung Cộng đã ngày càng lấn lướt thôn tính dần dần đất đai lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, một cách có hệ thống với sự thỏa thuận của quý vị. Họ dùng tàu chiến khiếu khích hăm dọa, thậm chí còn bắn giết đánh đập ngư dân Việt Nam, tịch thâu của cải, phạt vạ ngay chính trên lãnh hải của Việt Nam là một điều hết sức phi lý không thể chấp nhận được. Thế nhưng tại sao quý vị lại im lặng một cách yếu hèn khiếp nhược. Quý vị đã từng hung hăng tuyên bố đại thắng mùa xuân, phất cao ngọn cờ đầu giải phóng dân tộc, chủ nghĩa Karl Marx – Lê Nin bách chiến bách thắng, Việt Cộng là đĩnh cao trí tuệ loài người. Quý vị cũng lớn tiếng cho rằng đã từng đánh đổ thực dân Pháp , đánh đổ Đế Quốc Mỹ xâm lăng và đánh đổ bọn bành trướng Bắc Kinh xâm lược bây giờ sao quý vị lại nhẫn tâm làm ngơ, im lặng trước những nổi thống khổ của ngư dân Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung ? hay là quý vị xem những ngư dân nầy là nhân dân Việt Nam Cộng Hòa mà quý vị xâm chiếm vào thời điểm 30/4/1975. và bỏ đi mặc kệ chúng nó ???
Tạm gát tất cả những hận thù chồng chất mà quý vị đã gây ra cho dân tộc Việt Nam. Trước thềm năm mới và trước nguy cơ thảm họa diệt vong của cả dân tộc, cho dù có nại lý do nào đi nữa, thì trách nhiệm hiện nay của quý vị là phải bảo vệ mãnh đất của tổ tiên cha ông ngàn đời truyền lại. quý vị không thể lấy tư cách gì để chuyển nhượng dâng hiến hay để mất vào tay ngoại xâm, xin đừng để dân tộc Việt Nam nầy phải chịu đau đớn lầm than tủi nhục thêm nữa. Quân đội nhân dân anh hùng của quý vị giờ nầy đang ở đâu ? Tại sao Trung Cộng dùng bạo lực sức mạnh để giết dân mình, ngang nhiên xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ, mà quý vị vẩn nhắm mắt làm ngơ không nghe, không biết, không thấy. Quý vị phải lập tức đưa vấn đề Trung Cộng bắt bớ đánh đập tịch thâu tàu bè của ngư phủ Việt Nam ra trước Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển mạnh dạn tố cáo những vi phạm của Trung Cộng. Quý vị còn có tư cách là một thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc nữa, sao không đưa vấn đề nầy vào nghị trình thường lệ để yêu cầu Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc can thiệp. Quý vị cũng có thể thách thức Trung Cộng cùng ra trước Tòa Án Quốc Tế chứng minh chủ quyền của họ trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay. 3 điều nói trên mà quý vị cũng không dám làm để cứu nguy dân tộc, thì quý vị có dám can đãm trã lại quyền lực cho nhân dân bằng cách dân chủ hóa đất nước hay không. Vì chỉ có dân chủ thật sự (như các nước tự do dân chủ tiến bộ trên thế giới hiện nay) mới có thể đoàn kết dân tộc, mới có thể tập trung được sức mạnh để chống xâm lăng có hiệu quả.
Tình thế hiện nay, vô cùng cấp bách, quý vị sẽ trở thành thiên cổ tội nhân, lưu xú sử xanh ngàn đời của dân tộc Việt Nam nếu để đất nước nầy, dân tộc nầy, rơi vào vòng kiềm tỏa nô lệ của Trung Cộng. Chính quý vị phải chọn con đường mất Đảng, mất Nước hay mất Dân Tộc và quý vị phải biết rằng quan trọng nhất là để mất dân tộc vì mất dân tộc là mất tất cả, phương cách cuối cùng để lập công chuộc tội với tổ quốc và hưởng sự khoan hồng của dân tộc là chính quý vị phải buông dao đồ tể trã lại những gì của Việt Nam Cộng Hòa cho nhân dân Việt Nam Cộng Hòa.
Nói ít hy vọng quý vị hiểu nhiều. Thời gian như bóng câu qua của sổ. Vì thấy trước hiểm họa của đất nước và dân tộc. Chúng tôi, quân dân cán chính của Nước Việt Nam Cộng Hòa không thể ngồi yên để nhìn những phút giây hấp hối của dân tộc. Chúng tôi nghiêm khắc cãnh cáo quý vị vì tổ quốc lâm nguy thất phu hữu trách. Miền Nam Việt Nam vẩn còn đó, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa vẩn còn đó và đất nước Việt Nam Cộng Hòa vẩn còn đó trên công pháp quốc tế và thực trạng hiện nay, Chúng tôi sẽ tiến hành bằng mọi phương cách để khôi phục và bảo vệ đất nước bằng bất cứ giá nào. Quý vị phải biết rằng, Lịch sử không bao giờ ngừng lại, thời gian cũng đã chứng minh đâu là chính nghĩa và sự thật. hồn thiêng sông núi của tổ tiên ngàn đời dân tộc Việt sẽ chứng giám và phán xét.
Sau cùng nhân dịp đầu năm mới, một lần nữa chúc quý vị có những quyết định sáng suốt, can đãm để cứu nguy cho tổ quốc trước khi quá muộn.
Chào quý vị.
Thay Mặt Chính Phủ Lưu Vong Việt Nam Cộng Hòa
NGUYỄN VĂN CHỨC
  
Đại tá VNCH Nguyễn Hữu Thông đã anh dũng tuẫn tiết khi không giữ được Quy Nhơn vào tháng 4 năm 1975



Sự hào hùng của Đại tá Nguyễn Hữu Thông


HQ Nguyễn Đức Thu
vhch vbdalat
Ngày 31 tháng 3 năm 1975, tại Thành phố Qui Nhơn, người ta nghe rất rõ nhiều tiếng đạn nỗ từ đèo An khê, tiếng rít kinh hồ của đại bác từ dãy nuí Nam triều và mọi người đều nhận ra rằng Bắc quân sẽ tấn công thành phố này nay mai.
Sáng ngày 1 tháng tư năm 1975, có một vị Ðại Tá , người cao lớn, còn rất trẻ, da hơi ngâm đen  đã bất thần đến thăm Quân Y Viện Qui nhơn. Thấy tình cảnh  chỉ còn một bác sĩ và vài y tá cùng hằng trăm thương binh trong tình trạng thiếu ăn, thiếu thuốc, cũng như nhiều thương binh  chết chưa được chôn cất, ông đã bật khóc trước mặt vị Bác sĩ này. Đó là Y sĩ Trung úy Nguyễn Công Trứ, người Bác sĩ duy nhất còn lại trong Quân y viện.
Chiều ngày 2 tháng tư, Quân Y Viện lại tiếp nhận thêm một tử thi nữa, và đau buồn thay, đó chính là tử thi của vị Ðại Tá hôm qua , Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung Đoàn  42, một Trung đoàn thiện chiến nhất của Sư đoàn 22BB . Binh sĩ đưa xác ông tới, và cho biết ông đã tự sát sau khi  từ chối lên tàu Hải quân để được hải vận về Nha trang với 3 Tiểu đoàn (-) của ông trên bờ biển Qui nhơn . Xác ông được Quân y viện chôn cất dưới cột cờ chung với 46 tử sĩ QLVNCH.
Ðại Tá Nguyễn Hữu Thông sinh năm 1937, nguyên quán tại Thạch Hãn, Quảng Trị, nhập học khóa 16 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam năm 1959, khóa đầu tiên với chương trình 4 năm đào tạo Sĩ quan Hải Lục Không Quân hiện dịch. Ông tốt nghiệp ngày 22 tháng 12 năm 1962 và chỉ không đầy 10 năm sau, được  thăng cấp Đại tá thực thụ tại chiến trường Cao nguyên năm 1972 .
nhanva dt nhthong
Hình trên : Tổng Thống Đệ Nhị Cọng Hòa với các Trung Đoàn Trưởng Khóa 16 tại chiến trường Cao nguyên : Trung tá Đinh Văn Mễ,  Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47, Đại tá Nguyễn Hũu Thông , Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 và Đại tá Nguyễn Thiều, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 41 thuộc Sư đoàn 22 BB.
Quân nghiệp lẫy lừng nhưng đầy bi hùng của Đại tá Thông bắt đầu từ cuối năm 1971 khi ông còn là Trung tá, được chỉ định về làm Giám đốc TTHQ/TKBĐ, nhưng chỉ chừng 3 tháng sau, ông được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42/SĐ 22BB để trực chiến ngay với Bắc quân trong một trận chiến kinh hoàng nhất trong mùa hè đỏ lửa , tháng tư năm 1972, trận DAKTO-TÂN CẢNH.
vnch bd tancanh
Mở đầu Mùa Hè Đỏ Lửa tại Dakto-Tân Cảnh ngày 22 và 23 tháng tư năm 1972, các Sư đoàn  Bắc quân đã bất thần tấn công trực diện vào Bộ Tư lệnh tiền phương và 2 Trung đoàn của Sư đoàn 22 , với sự yểm trợ của đại pháo cường tập tối đa và Thiết giáp hạng nặng  cùng với chiến thuật biển người.  Trung đoàn 42 và 47 và Bộ tư lệnh của Sư đoàn đã chống trả mãnh liệt, Thiếu Tá Nguyễn Bá Như, Trung Đoàn Phó 42, cùng Đại Úy Cố Vấn Kenneth Yoman đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử dụng đại liên 12 ly 7 để tác xạ địch, cũng bị hỏa tiển Sagger bắn trúng, bồn nước nổ tung và cà hai vị sĩ quan này chết tại chỗ. Tân cảnh thất thủ !
Ban cố vấn còn lại  được cố vấn trưởng Quân đòan John P Vann di tản lúc 4 giờ sáng bằng trực thăng, nhưng vị Tư lệnh Sư đoàn 22 , Đại tá Lê Đức Đạt cương quyết ở lại chống trả ,để rồi tử trận trong biển lửa ngày 24 tháng tư , 1972.
Sự uất hận thua trận vì chiến thuật biển người  thí quân của Bắc quân  và  sự hy sinh anh hùng của một Đại niên trưởng , của các Huynh Đệ đã khơi dậy tinh thần yêu nuớc , yêu dân và lòng can đảm của những Sĩ quan tự hào  xuất thân từ một Quân trường Võ Bị nổi tiếng , Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Đại tá Thông cùng với vị Tân Tư lệnh cùng  3 vị Trung đoàn trưởng 40, 41 & 47 đã tái hồi sinh một Sư đoàn 22 mãnh liệt và dũng cảm hơn bao giờ hết. Sư đoàn 22 cùng với Sư đoàn 23 từ đó đã tái  chiếm, trấn giữ  vùng Cao nguyên từ Pleiku đến KonTum , từ Pleime đến Bình Định. Nhưng cho đến một ngày…..
….một ngày vào cuối tháng 3 năm 1975,  theo lời của Y sĩ Trung úy Phan ngọc Hà , Tiểu đoàn 22 Quân y,  thì ” ….tình thế biến chuyển thật lẹ làng. Quyết định sai lầm trong việc triệt thoái Quân đoàn 2 ra khỏi Cao nguyên chẳng những đã không duy trì được lực lượng tác chiến mà còn làm rối loạn hậu phương và cũng chẳng có một lợi ích chính trị nào hết nếu không muốn nói đến sự phá sản của mọi mặt khi quân bài Domino bắt đầu đổ vỡ.
Tháng 3-1975, khi Ban Mê Thuột thất thủ, SĐ 22 chỉ còn 3 Trung đoàn để  phòng thủ  Bình Định vì Trung đòan  40 đã phải tăng phái cho SĐ23 BB tại tuyến bắc Khánh Dương. Tại Bình Định, Trung đoàn 47 của Đại tá Lê Cầu (K18/VB) được giao khu vực bắc Bình Định, lo trấn giữ Bồng Sơn, cửa ngõ ra vào thung lũng An Lão .
Trung đoàn 41 của Đại tá Nguyễn Thiều giữ  Quốc lộ 19 từ Bình Khê  đến An Khê trong khi Trung đoàn 42 của Đại tá Nguyễn Hữu Thông giữ  Quốc lộ 19 phía nam Bình Khê và phần lãnh thổ còn lại của Bình Định. Trong lúc Trung đoàn 42 đang cầm cự một cách anh dũng với Sư đoàn 3 Sao vàng của Bắc Việt ở mặt trận Bình-khê thì được lệnh phải di tản về Nha trang để yểm trợ cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang cầm chân Cộng quân ở Khánh-dương.
Nhưng lui binh bao giờ cũng là vấn đề khó khăn của các nhà quân sự từ Đông Tây kim cổ. Tài ba và mưu lược như Gia-cát Lượng mấy lần vào Kỳ sơn như chỗ không người; oai dũng kiêu hùng như Napoléon cùng đoàn quân viễn chinh dưới chân Kim Tự tháp tự hào rằng lịch sử đang chiêm ngưỡng tài danh vẫn không khỏi khốn đốn khi phải rút lui khi trận địa không còn ưu đãi.
Tuy nhiên,  với những kỳ tài điều quân , ông  đã để lại những trang sử hào hùng hiếm có trong Quân sử cận đại, điển hình là sự tái chiếm Đèo Nhông năm 1974. Theo lời của Phóng viên chiến trường Phạm Huấn ” Đây là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».
Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, một lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh cũng đã tái chiếm và biến 2 ngọn đồi vô danh từ  Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.
Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!
Ngày 31 tháng 3 năm 1975, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân này, đã phải đương đầu một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích,  bị «chặt đứt» ra từng đọan nhỏ.
Họ phải trực diện một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương và một «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.
Trước mặt, sau lưng, đều là địch.
«Đối thủ» lần này tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, . Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù»  mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.
Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng vẫn dũng cảm, anh hùng. Tưởng cũng cần nhắc lại, Sư đoàn 22BB gồm có 4 Trung đoàn BB, Trung đoàn 40,41,42 và 47.
Nhiều người đã bắn đến viên đạn cuối cùng , rồi  ngã gục , bằng những hành động thật hào hùng, thật phi thường trong đó có Đại tá Lê Cầu , Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47…..”
Thật vậy, sau trận chiến Dakto-Tân cảnh, nếu Trung đoàn 42 nói riêng và Sư đoàn 22 nói chung đã từng chiến đấu kiên cường biết bao với Cộng quân, thì khi phải rút lui, họ lại bị tơi tả dường ấy. Mọi kế hoạch thật không diễn tiến đúng như như những bàn thảo ban đầu. Thành phố Qui-nhơn hỗn loạn sớm hơn dự tính vì đã có sự trà trộn của các đặc công và sự quấy phá của các Việt cộng nằm vùng “.
Tuy nhiên khi Trung đoàn 42 từ An Túc rút về tử thủ ở chân đèo An Khê, tại đây, Trung đoàn 42 đã, một lần chót đã đánh bật sư đoàn F.10 Cộng quân không cho tràn xuống từ đèo An Khê, đã tiêu diệt trên 600 địch quân . Sư đòan Bắc quân F.10(SĐ.10) phải bọc qua dẫy Nam Triều cố tràn xuống chiếm Qui Nhơn, nhưng Đại tá Thông đã kết hợp với Trung đoàn 41 của Đại tá Thiều ( bạn cùng khóa 16/VB ) tức tốc kéo về  thành phố Qui nhơn trước, cố cầm chân Sư đoàn F.10 và các lực lượng địa phương Cộng sản để bảo vệ cho Quân dân di tản, và đã ở lại tử thủ Qui nhơn cho đến ngày 2 tháng tư .
Trong thời gian này ,Tư-Lệnh Hải-Quân, Phó-Đô-Đốc Chung Tấn Cang, chỉ thị cựu Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải, Phó-Đề-Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, vào chức vụ Tư-Lệnh các Lực-Lượng Hải-Quân yểm trợ chiến trường Qui-Nhơn.
Lực lượng Hải quân gồm có các chiến hạm :
HQ3, Soái hạm có Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh ; HQ 07 có HQ Trung tá Lê Thuần Phong, CHT Hải đội 2 Tuần dương, sau đó đã lên HQ 403 để điều động cuộc nhập hạm của 2 Trung đoàn 41 và 42 ; HQ 08 có HQ Trung tá Lê Thành Uyển, CHT Hải đội 3 Tuần dương, trách nhiệm phối hợp với các đơn vị BB trên bờ ; HQ 400 có nhiệm vụ đón các đơn vị sau cùng của Sư đoàn 22BB và 2 vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 41 & 42 .
Ngày  2 tháng tư năm 1975, Sư đoàn 22 (-) có lệnh từ Bô Tổng tham Mưu phải rút quân, Đại tá Nguyễn Hữu Thông và Đại Tá Nguyễn Thiều  , Trung đoàn trưởng Trung Đòan 41 đành phải điều động gần 5 Tiểu Đòan (-) thuôc quyền  lên các chiến hạm  Hải Quân đậu gần bờ dưới những lằn đạn pháo kich nghiệt ngã của Bắc quân .
Nhưng vẫn còn môt Tiểu Đoàn của Đại Tá Thông còn chưa đến. Hai ông quyết định một người phải ở lại chờ đợi, một người phải lên tàu để chỉ huy đoàn quân . Thông  và vài người đã chọn ở lại , quyết chờ đợi.
https://i1.wp.com/www.navsource.org/archives/09/43/09433205.jpg
HQ3 là Soái hạm trong chiến trận hành quân phối hợp sau cùng tại Qui Nhơn
Vì chiến hạm phải cứu nguy hàng ngàn người di tản khác khi địch quân  hàng hàng lớp lớp đang truy kích quân ta sát bờ , nên tàu phải nhổ neo.
Theo lời của nhà văn HQ Điệp Mỹ Linh, ” Từ trong bờ, Việt-Cộng bắn ra chiến hạm dữ dội khiến chiến hạm không thể nào ủi bãi được. Cuối cùng, một số các quân nhân của Sư-Đoàn 22 phải bơi ra tàu. Trong số những quân nhân đã lên tàu,  có Thiếu Tướng Phan Đình Niệm, Tư-Lệnh Sư-Đoàn 22 Bộ-Binh.
Trong khi đó, từ thành phố Qui-Nhơn, Trung-Đoàn-Trưởng Trung-Đoàn 42 Bộ-Binh, Đại-Tá Nguyễn Hữu Thông tiếp tục trấn an  Hải-Quân Trung-Tá Lê Thành Uyển , Chỉ huy trưởng Hải đội 3 tuần dương trên HQ08 .Ông cho biết rằng trong thành phố Qui-Nhơn không có một tên Việt-Cộng nào cả. Trung-Tá Uyển hỏi tại sao lại có nhiều tiếng súng thì Đại-Tá Thông trả lời, đó là của Nhân-Dân Tự-Vệ bắn vu vơ, để ông ấy cho dẹp ngay. Vì đã biết tình hình thật sự trên bờ, Trung-Tá Uyển yêu cầu Đại-Tá Thông nên ra tàu sớm . Đại-Tá Thông. bảo Trung-Tá Uyển cho tàu đón quân lính của Ông ra trước đi….
Sau cùng,  Trung-Tá Uyển lại liên lạc với Đại-Tá Nguyễn-Hữu-Thông lần chót, hỏi tại sao chưa thấy ông lên tàu? Đại-Tá Thông đáp:“Tôi không thể ra với anh được. Lính của tôi có lẽ ra cũng gần hết rồi. Cảm ơn anh. Tôi đi về đây ! Nhưng không ai biết vị Anh hùng ấy đi về đâu ???!!! “.
Theo lời của Đại tá Nguyễn Thiều, Đại tá Thông cùng với vài binh sĩ đã đi ngược lại về phía Những Ngọn Ðồi Vô Danh tức cao điểm 82-174 phía Tây Tây Nam Quận Hoài Nhơn tỉnh Bình Ðịnh , có lẽ ông đã cùng chết với những binh sĩ sau cùng của ông vừa mới  tử trận trên những ngọn đồi lịch sử này.  Dư luận Tỉnh Bình Định thì cho là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã theo gương Danh tướng Võ Tánh cùng mất với Qui Nhơn . Khi vị Đại tá nầy  nằm xuống ngày 2 tháng 4, ông chỉ mới 38 tuổi đời nhưng đã đi vào huyền thoại của của dân chúng Miền Trung kể từ đó.
Trong phần bình luận” Cuộc triệt thoái Cao nguyên 1975 “, phóng viên  Quân đội kỳ cựu Phạm Huấn , một lần nữa đã ngưỡng mộ sự hào hùng của Đại tá Nguyễn Hữu Thông như sau :
….” Sự hy sinh của một người anh hùng , một đại anh hùng sáng ngày 2/4/1975, đã bị rơi vào quên lãng, và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước! Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh…
Ông viết tiếp ” Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không có một tướng lãnh nào khi chỉ huy một cấp trung đoàn hay lữ đoàn, đã tạo dựng được những chiến công to lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những tướng Cộng sản Bắc Việt chỉ huy Sư đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng  trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhả, những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, Đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây, Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.
«Nhân vật và Hình ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an toàn; đã lừng lững đi trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô danh»…để chết thật đẹp, thật phi thường, thật hào hùng.
Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp.
Trong những trận chiến sau cùng, các Sĩ quan này đã giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng , nhiều vị mất tích, tự tử chết hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như Đại tá Khóa 16 Đặng Phương Thành, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 12, Sư đoàn 7BB; như Lữ đoàn trưởng K16 Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng , Thủy Quân Lục Chiến ngoài vùng Hỏa tuyến; như  K16 Bùi Quyền , Nhảy dù ; như K 17 Võ Vàng ; như  K18 Lê Cầu, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 47 tại mặt trận Bình Định …”
Sau cùng, Phóng viên chiến trường Phạm Huấn kết luận : “Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng
Ngày 2/4/1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, thì chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng !!! “.
KÍNH XIN QÚY VỊ BẤM VÀO DƯỚI ĐÂY ĐỂ CÙNG CHÚNG TÔI TƯỞNG NIỆM  http://www.k16tvbqgvn.org/tuongniemk16.htm
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC MỘT NGƯỜI BẠN, MỘT ANH HÙNG BỊ LÃNG QUÊN,
NGUYỆN CẦU CHO LINH HỒN TẤT CẢ CÁC HUYNH ĐỆ QLVNCH ĐÃ NẰM XUỐNG ĐƯỢC MIÊN VIỄN BÌNH AN, THÊNH THANG TRÊN  CỎI VĨNH HẰNG.
HQ Nguyễn Đức Thu  ( Hoa Thịnh Đốn )
CSVSQ K16, Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
 
Chuẩn tướng VNCH TRẦN VĂN HAI có xứng đáng được tổ quốc ghi ơn?

NHỮNG GIỜ PHÚT CUỐI CÙNG CỦA TƯỚNG TRẦN VĂN HAI (Trịnh Văn Ngạn)

Những Giờ Phút Cuối Cùng của Tướng Trần Văn Haichuantuongtranvanhai
Trịnh Văn Ngạn
viết theo lời kể của Trung úy Huỳnh Văn Hoa, tùy viên của tướng Trần Văn Hai
Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975-1977, người viết bị giam tại trại Cải Tạo Suối Tre, Long Khánh. Tại đây người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với trung úy Huỳnh Văn Hoa, sĩ quan tùy viên của chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm chỉ huy trưởng Căn Cứ Đồng Tâm. Trước đó, chuẩn tướng Trần Văn Hai đã từng là chỉ huy trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân, và cũng từng làm Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.
Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai. Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ,…
Hôm nay, nhân ngày Quân Lực 19.06.1994, người viết xin ghi lại những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai để chúng ta cùng suy gẫm và cùng để đốt lên nén hương tưởng niệm các “Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân”, đã hy sinh cho công cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Chi tiết về thời gian có thể lầm lẫn, vì chuyện kể cách đây đã hơn 15 năm rồi, nhưng nội dung câu chuyện thì không thể nào sai lạc được, vì cái chết của chuẩn tướng Trần Văn Hai cũng như một số tướng lãnh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã gây ấn tượng mạnh trong tâm não người viết. “Tôi” trong bài chính là trung úy Hoa.
“…Căn cứ Đồng Tâm, một căn cứ quân sự quan trọng nằm ngay yết hầu trên cửa ngõ từ miền Tây về Sài Gòn. Một ngày nhộn nhịp xe cộ, kẻ ra người vào, hôm nay vắng lặng như tờ… Lúc bấy giờ là 14giờ 30 ngày 30.4.1975.
Sau khi theo vị tư lệnh họp mặt với các sĩ quan thuộc quyền ông lần cuối tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, tôi trở về phòng riêng trong dãy cư xá sĩ quan độc thân để thu xếp đồ đạc cá nhân và chờ lịnh. Mới cách đây 2 tiếng đồng hồ thôi, sau khi nhận được lệnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh và chờ “phía bên kia” đến bàn giao, chuẩn tướng Tư Lệnh đã triệu tập tất cả sĩ quan và ông đã ngỏ lời cám ơn cùng chào từ giã các sĩ quan thuộc cấp của mình, đồng thời ông ra lịnh cho tất cả mọi người trở về gia đình thu xếp cho vợ con, tránh đụng độ với quân địch, đổ máu vô ích. Đúng 15 giờ, điện thoại Tư Lệnh gọi tôi lên văn phòng của ông. Sau lễ nghi chào kính như thường lệ, tôi đứng nghiêm đợi lịnh. Khác với mọi ngày, chuẩn tướng Tư Lệnh không ngước nhìn tôi, ông ngồi im như pho tượng gỗ, dường như ông đang suy tư một điều gì… Một lúc sau ông ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế tiếp khách, trước bàn làm việc của ông. Khi tôi đã an tọa, ông mới bắt đầu lên tiếng một cách từ tốn:
“Anh cám ơn em đã ở bên cạnh anh trong giờ phút cuối cùng này. Vận nước đã đến hồi như vậy, không thể làm gì hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp “.
Sau đó ông hỏi thăm gia cảnh tôi. Cuối cùng, ông mở ngăn kéo làm việc, lôi ra một món đồ gói bằng giấy báo, ông đưa cho tôi và nói rằng:
“Sáng sớm ngày mai, em có thể trở về với gia đình. Anh nhờ em đưa gói đồ này cho mẹ anh và nói với bà rằng, đây là quà của anh gởi cho bà và bảo bà đừng lo lắng gì cho anh cả. Bây giờ em có thể về doanh trại thu xếp đồ đạc, từ giờ đến tối lúc nào cần anh sẽ gọi”.
(Sau này tôi được biết trong gói quà ấy có 70,000 đồng cũng như có một số vật dụng cá nhân hàng ngày của chuẩn tướng Tư Lệnh).
Đứng dậy chào vị TưLệnh trở về doanh trại, lòng tôi bất ổn. Tôi linh cảm như sắp có điều gì ghê gớm xảy ra cho ông. Chờ mãi đến hơn 6giờ chiều, không thấy điện thoại Tư Lệnh gọi, lòng tôi hết sức bồn chồn, đứng ngồi không yên. Cuối cùng, tôi quyết định chạy bộ lên văn phòng Tư Lệnh…
Căn cứ Đồng Tâm rộng lớn chìm trong hoang vắng. Càng đến gần văn phòng Tư Lệnh tôi càng hồi hộp. Và rồi tôi cũng đến nơi. Đèn đuốc trong văn phòng vẫn sáng như mọi ngày, nhưng một bầu không khí lạnh lẽo bao trùm. Tôi rón rén bước lại cửa văn phòng, nghe ngóng động tĩnh…Vẫn hoàn toàn yên lặng! Sau cùng, tôi liều đẩy mạnh cánh cửa phòng làm việc của Tư Lệnh bước vào, một khung cảnh hiện ra trước mắt làm tôi hết sức ngỡ ngàng…
Chuẩn tướng Tư Lệnh ngồi gục đầu mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đã cạn còn ở trên bàn. Tôi biết điều gì đã xảy ra… Tôi cấp tốc liên lạc với tiểu đoàn Quân Y và bệnh xá Sư Đoàn. Lúc ấy còn một vị thiếu tá bác sĩ ở bệnh xá. Tôi liền trình bày nhanh qua điện thoại tình trạng của chuẩn tướng Tư Lệnh. Chờ một lúc sau, ông thiếu tá bác sĩ lái chiếc xe jeep cứu thương đến văn phòng Tư Lệnh. Chúng tôi đặt chuẩn tướng Tư Lệnh nằm trên băng-ca và chở xuống bệnh xá Sư Đoàn ngay. Lúc này ông đã mê man bất tỉnh. Tại bệnh xá, sau một hồi tận lực cấp cứu, vị thiếu bác sĩ buồn rầu báo cho tôi biết, vì thuốc độc đã ngấm vào máu khá lâu, chuẩn tướng Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch…
Chúng tôi lặng lẽ lau mặt cho ông, đặt ông nằm ngay ngắn trên băng-ca và đứng nghiêm chào vị Tư Lệnh đáng kính lần cuối. Sau khi lấy chăn đậy thi hài ông lại, tôi trở về doanh trại thu xếp đồ đạc và quyết định khuya nay sẽ về Sài Gòn báo tin cho gia đình ông biết…
Khi về tới Sài Gòn, tôi được biết gia đình Tư Lệnh gồm vợ, con và mẹ đã chạy vào lánh nạn ở nhà thương Grall. Sau khi gặp được gia đình ông trong nhà thương, gia đình ông quyết định bằng mọi cách phải mang xác ông về Sài Gòn.
Sáng hôm 01.05.1975, mẹ ông và tôi, một già một trẻ, bao nguyên chiếc xe Lambretta, loại xe ba bánh, xuống căn cứ Đồng Tâm. Chúng tôi đến nơi vào khoảng 10giờ sáng. Khác với hôm qua, hôm nay căn cứ tràn ngập người ra vào. Kẻ đi tìm con, người tìm chồng, kẻ đi hôi của,v.v… Xe Honda chạy loạn xạ trong căn cứ. Khi xe lam của chúng tôi chạy đến cổng thì gặp một bộ đội cộng sản địa phương chặn lại. Như đã sắp đặt trước, mẹ của Tư Lệnh xuống xe mếu máo:
“Con ơi, má có thằng con bị bắt đi quân dịch, nghe nói đâu nó chết hôm qua, cho má vào nhận xác nó đi con! Tội nghiệp má quá, hòa bình rồi con ai cũng về nhà, riêng con má không về nữa…”
Nói xong, không đợi cho tên bộ đội trả lời, bà giục tôi lên xe và hối tài xề xe lam chạy lẹ vào căn cứ. Tên bộ đội trẻ cứ đứng há hốc miệng ra nhìn, chẳng hiểu ra sao cả. Tôi hướng dẫn tài xế xuống bệnh xá Sư Đoàn. Sau đó cùng khiêng thi hài Tư Lệnh lên xe, và đưa về Sài Gòn. Về đến nhà thương Grall thì trời đã tối hẳn. Người ta xầm xì báo cho nhau biết chiều nay, ở đây, vừa cử hành đám tang tướng Phạm Văn Phú. Phần tôi lúc này quá mệt mỏi, đầu óc vô cùng căng thẳng, không biết vợ con hiện giờ ở đâu…
tvhhcSau khi tẩm liệm xác Tư Lệnh xong, tôi đứng yên lặng nhìn ông lần cuối, không dám chào theo nghi thức quân đội vì sợ bị lộ tung tích, gia đình ông sẽ gặp nhiều phiền toái. Cuối cùng, tôi cũng phải từ giã vị Tư Lệnh đáng kính với hai hàng nước mắt đầm đìa để về tìm vợ con…
Tôi cũng xin nhắc lại một chi tiết đáng lưu ý, trước ngày 30.04.1975 một tuần lễ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có phái một chiếc trực thăng xuống căn cứ Đồng Tâm đón chuẩn tướngTư Lệnh về Sài Gòn, nhưng ông đã từ chối. Ông chỉ cho vợ con về Sài Gòn, và sau cùng ông đã chọn một cái chết anh hùng như tôi đã kể cho anh nghe…”
Công dân ơi!
Mau hiến thân dưới cờ…
(Quốc ca VNCH)
 
Tưởng Niệm Thiếu Tướng Nguyễn Huy Ánh


Phi Vụ cuối cùng của Chuẩn Tướng Nguyễn Huy Ánh


Hai ngày trước, phi cơ Quan sát L19 gặp trở ngại kỷ thuật phải đáp khẩn cấp ngoài vòng đai Phi trường. Một Phi vụ câu chiếc L19 về Phi trường được chỉ định. Theo An ninh Phi hành, con tàu 284 ( con tàu được gọi thay thế cho chiếc Trực thăng UH1D ) phải được hút xăng JP4 ra cho nhẹ để câu L19. Xe hút xăng phải được gởi từ phố vào, vì ống hút xăng của xe Nhiên liệu SD4KQ quá to không vừa với con tàu 284, chiếc nầy mới hơn, công việc hút xăng phải cần gần nửa ngày do các trở ngại.

Phi vụ được cắt 2 Phi công, nhưng Chuẩn Tướng Nguyễn Huy Ánh Chỉ Huy Trưởng Sư Đoàn 4 Không Quân muốn bay, vì Chuẩn Tướng có nhiều kinh nghiệm trong việc bay bổng hơn các Phi Công thường. Chuẩn Tướng Nguyễn Huy Ánh là Phi công trưởng và Phi công phụ là vị Đại tá Chỉ huy trưởng Cố vấn Mỹ, ngày hôm sau ông sẽ mãn nhiệm kỳ và về nước. Tôi là Cơ trưởng cho con tàu nầy. Sau thời gian dài, con tàu xong việc hút bớt xăng, việc làm thì không lâu mà chờ đợi cho đúng xe thì lâu.
Chuẩn Tướng bước ra với vị Đại Tá, Chuẩn Tướng với gương mặt có vẻ bực mình vì phải chờ đợi so với các công việc của vị Chỉ Huy Trưởng Sư Đoàn 4 Không Quân. Tôi gỡ cần móc cánh quạt chánh sau khi kiểm soát Tiền Phi, Chuẩn Tướng bắt đầu cho động cơ con Tàu chạy, RPM tăng dần tới 6600. Nhìn về phía sau không có Cơ phi, Chuẩn Tướng nói với tôi : “Anh đi với chúng tôi “. Tôi nhẩy lên con Tàu và trong lúc đó có một anh Cơ phi chạy ra và nhảy lên Tàu, tôi vội nhảy xuống đất và giơ tay chào Chuẩn Tướng Ánh ( tôi không bao giờ ngờ cái chào đó là cái chào cuối cùng cho Vị Chỉ Huy Trưởng tài ba mà tôi được Hân hạnh phục vụ cho đến ngày cuối cùng của ngài).
Con Tàu cất cánh vội vã hướng về vòng đai chổ chiếc L19 đáp khẩn cấp. Khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ, tôi và Trung Úy Hùng Sùi ( đó là mọi người gọi Trung Úy Hùng trong Phi Đoàn ) đứng cạnh con tàu 511, chúng tôi thấy Tàu 284 bay lên và chiếc L19 được câu phía dưới. Con Tàu 284 bắt đầu hướng về Phi trường, nhưng bất thình lình chiếc L19 bốc lên vì được sức nâng bởi gió và tốc độ tạo ra do Tàu 284. Chiếc L19 bốc lên theo hình vòng cung bởi sợi dây cột từ bụng Tàu 284, chiếc L19 bốc cao, sợi dây cột trên cánh đụng và bị cắt đứt bởi cánh quạt chánh của Tàu 284. Cánh quạt chánh Tàu 284 gãy lìa, chiếc L19 bay tự do, Tàu 284 đâm thẳng xuống đất (theo Tài liệu của An Phi, chiếc L19 phải cần một cái dù nhỏ cột ở đuôi để ghì lại trong lúc được câu).
Trung Úy Hùng Sùi và tôi hốt hoảng la lớn, tôi vội vã mở móc cánh quạt chánh và động cơ Tàu 511 rú lên, chúng tôi cất cánh hướng về Tàu 284. Tàu chúng tôi đến nơi, một Tàu cùa Phi Đoàn 211 đã đáp trước, chúng tôi đáp hơi xa. Sức gió của Tàu đầu tiên thổi lửa và rạ bay ngược về sau, tôi nhảy xuống và chạy lại Tàu 284. Tôi và vài anh bạn Phi đạo 211, tôi thuộc Phi đạo 217, cố găng kéo bảng Phi cụ lên để mang Chuẩn Tướng Anh và Đại Tá Mỹ ra. Cả hai vị đều tắt thở, gương mặt rất hãi hùng, cả hai quai hàm đều gãy do chạm bảng Phi cụ, máu rỉ ra 2 bên mép miệng, mắt Chuẩn Tướng Ánh vẫn còn mở hi hí. Tôi rất sợ khi thấy máu, tôi chạy về Tàu mình, Chuẩn Tướng Ánh được mang qua Tàu PĐ 211, các anh bạn mang Đại Tá Mỹ để lên sang Tàu tôi. Vị Đại Tá Mỹ nằm trên sàn Tàu, gương mặt có vẻ hốt hoảng khi con Tàu 284 lao thẳng xuống, máu vẫn rỉ 2 bên mép miệng. Ngày cuối cùng ở Việt Nam cũng là ngày cuối đời, thật buồn thay. Chúng tôi cất cánh hướng về Bệnh Xá Sư Đoàn, trên Tàu 211 tôi thấy dân làng khiêng thây anh Cơ phi và ngoắc chúng tôi, tôi chỉ chuyến Tàu sau.

Mọi người đều có số mạng, nếu anh Cơ phi xấu số chạy ra trể vài phút, thì các dân làng đã khiêng thây của tôi chớ không phải anh Cơ phi. Ngày hôm đó là một ngày đen tối cho Sư Đoàn 4 Không Quân, mất một Vị Chỉ Huy Trưởng Tài Ba của Binh chủng Không Quân và Sư Đoàn 4 Không Quân nói riêng.
http://hoiquanphidung.com/showthread.php?20509
 
Giải Mã Nước Cờ Thần Của Tướng HOÀNG MINH THẢO Trên Mặt Trận Tây Nguyên Khiến VNCH Rối Như Tơ Vò

Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật: Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như "cá nằm trên thớt"

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt |

Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật: Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như "cá nằm trên thớt"
Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột. Ảnh: Saigon Tourist.

Cái hay nhất của quá trình điều binh, tạo thế là phía VNCH, trực tiếp là Bộ Tư lệnh QK 2, QĐ 2 vẫn không hề hay biết.

LTS: Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, Bộ Thống soái tối cao đã lựa chọn Buôn Ma Thuột là trận then chốt quyết định bởi nếu chiếm được thị xã này sẽ làm rung chuyển cả Tây Nguyên và miền Nam.
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975) về trận đánh lịch sử đó.
Thị xã Buôn Ma Thuột (BMT) nằm ở giữa ngã ba của hai con đường chiến lược 14 và 21, là đầu mối giao thông của Nam Tây Nguyên. Từ BMT dễ dàng đi lên các tỉnh phía Bắc và đi xuống Đông Nam Bộ - Sài Gòn bằng cả đường không và đường bộ.
Chính vì tầm quan trọng đó nên BMT có các căn cứ, sân bay, kho đạn hậu phương của các đơn vị chủ lực của Quân khu 2; Quân đoàn 2 Việt Nam cộng hòa (VNCH).
Thị xã được bảo vệ bởi các đơn vị khá tinh nhuệ gồm 1 Trung đoàn bộ binh, Trung đoàn 232 pháo binh và 2 Tiểu đoàn pháo binh, Trung đoàn 8 thiết giáp, cùng với lực lượng bảo an, cảnh sát, mật vụ… với tổng quân số hơn 8.000 lính.
Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, Bộ Thống soái tối cao đã lựa chọn BMT là trận then chốt quyết định bởi nếu chiếm được thị xã này sẽ làm rung chuyển cả Tây Nguyên và đe dọa cả miền Nam.
Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật: Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như cá nằm trên thớt - Ảnh 1.
Buôn Ma Thuột - Trận nghi binh mở màn Chiến dịch Tây Nguyên.
Tuy nhiên, để tiến công vào một thị xã lớn với lực lượng quân sự khá mạnh và giành thắng lợi trong trận đánh đó là điều không hề dễ dàng. Trong hồi ký "Chiến đấu ở Tây Nguyên", Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đúc kết ngắn gọn về trận đánh này như sau:
NGUYÊN TƯ LỆNH MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN - VIỆN CHIẾN LƯỢC QS BQP
THƯỢNG TƯỚNG - GS . NGND HOÀNG MINH THẢO
“Mưu cao nhất là mưu lừa địch - Kế hay nhất là kế điều địch - Mưu sinh ra kế - Kế đẻ ra thời - Đánh bằng mưu kế - Thắng bằng thế thời” (Trích: Chiến đấu ở Tây Nguyên- Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, NXB QĐND, tr. 191)
Trong thực tế, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã làm được như trên và đã giành thắng lợi trong trận đánh then chốt, quyết định này.
Điều binh tạo thế như thần!
Là thủ phủ của Nam Tây Nguyên, là nơi đóng đại bản doanh của Sư đoàn BB 23 có thể nói thị xã BMT năm 1975 là một thị xã quân sự. Các căn cứ quân sự, kho tàng ... của Quân lực Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở đây chiếm phần lớn diện tích của thị xã và được xây dựng một cách cơ bản, vững chắc, nhiều tầng nhiều lớp.
Để tiến công thắng lợi thị xã này cần phải có một thế trận vượt trội về mọi mặt.
Trước hết, đó là phải tạo được sự vượt trội về mặt binh hỏa lực. Vào thời điểm đầu năm 1975, nếu so sánh về lực lượng giữa hai bên trên địa bàn Quân khu 2 nói chung và Tây Nguyên nói riêng thì cán cân nghiêng về phía VNCH.
Ưu thế đó càng nổi rõ khi so sánh về các trang bị nặng như xe tăng, thiết giáp và pháo binh, đặc biệt là không quân.
Trong tình hình đó, nếu cứ rải mành mành ra mà đánh thì phần thất bại gần như chắc chắn sẽ thuộc về bên tiến công. Còn nếu muốn thắng lợi thì phải tạo được thế vượt trội. Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên đã làm được điều đó tại "quyết chiến điểm" BMT bằng các hoạt động điều binh tạo thế.
Trước hết, để có đủ lực lượng tập trung đánh trận then chốt quyết định này, phía Quân giải phóng (QGP) đã phải điều động 2 sư đoàn bộ binh (Sư 10 và Sư 316 mới tăng cường từ miền Bắc vào), một số trung đoàn bộ binh độc lập cùng các trung đoàn xe tăng, pháo binh, cao xạ... từ Bắc Tây Nguyên xuống Nam Tây Nguyên.
Các hoạt động điều binh này được thực hiện hết sức bí mật nhằm tạo thế bất ngờ khiến đối phương trở tay không kịp.
Không chỉ điều động lực lượng của mình, phía QGP còn gián tiếp "điều động" cả lực lượng của đối phương nữa. Bằng nhiều hoạt động khác nhau, họ đã làm cho phía VNCH phải phân tán lực lượng ra đối phó ở nhiều điểm khác và do vậy, thị xã BMT gần như không được tăng cường binh hỏa lực vào thời điểm chuẩn bị diễn ra trận đánh.
Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật: Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như cá nằm trên thớt - Ảnh 3.
Quân VNCH tháo chạy khỏi Tây Nguyên. Ảnh tư liệu
Song song với hoạt động điều binh, phía QGP còn tạo dựng được trong không gian chiến dịch một thế trận chia cắt, vây hãm, "trói địch lại mà diệt" (Sách đã dẫn, tr. 174). Cụ thể, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã điều động một số đơn vị đánh cắt đường 19, 21 nối giữa cao nguyên với đồng bằng ven biển, chặn cắt đường 14 nối liến Nam - Bắc Tây Nguyên.
Ngoài ra còn dùng hỏa lực tập kích vào các sân bay... Những hoạt động này nhằm cô lập hoàn toàn thị xã BMT. Nếu thị xã này bị tiến công, phía VNCH khó bề cứu viện.
Chính vì vậy, trong khi so sánh lực lượng trên địa bàn toàn quân khu phía VNCH nhỉnh hơn song tại "quyết chiến điểm" BMT thì ưu thế về binh hỏa lực lại nghiêng hẳn về phía QGP. Cụ thể: bộ binh 5/1, tăng thiết giáp 2/1, pháo lớn 2/1.
Ưu thế này bảo đảm cho QGP khả năng giành thắng lợi nhanh chóng do đối phương khó có khả năng cầm cự lâu dài chờ quân phản kích ứng cứu.
Điều binh tạo thế như vậy, cho đến trước ngày 10.3.1975, BMT đã như "cá nằm trên thớt"!
Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật: Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như cá nằm trên thớt - Ảnh 4.
Nghi binh lừa địch như ảo thuật!
Cái hay nhất của quá trình điều binh, tạo thế như nói trên là phía Việt Nam cộng hòa, trực tiếp là Bộ Tư lệnh Quân khu 2, Quân đoàn 2 vẫn không hề hay biết, vẫn cứ chắc như đinh đóng cột mục tiêu chủ yếu của chiến cuộc Xuân Hè 1975 tại Cao Nguyên là Kon Tum, Plây-cu ở Bắc Tây Nguyên! Sở dĩ có tình trạng trên là nhờ mưu kế nghi binh, lừa địch rất cao tay của QGP.
Đã có rất nhiều hoạt động nghi binh lừa địch được sử dụng trong quá trình chuẩn bị cho trận then chốt quyết định này cả ở tầm chiến lược và chiến dịch.
Ở tầm chiến lược, Bộ Thống soái tối cao đã chỉ thị cho mặt trận Trị Thiên và Đông Nam Bộ tăng cường hoạt động.
Vì vậy, những lực lượng trù bị mạnh nhất của VNCH đều bị trói chân ở các địa bàn này: Sư Dù phải tập trung bảo vệ Sài Gòn, Sư Thủy quân lục chiến thì không thể rời Quân khu 1... Không chỉ vậy, Binh đoàn Quyết Thắng cũng được lệnh cơ động áp sát sông Bến Hải cũng tạo một áp lực không nhỏ lên giới lãnh đạo chóp bu Sài Gòn.
Trong khi đó, ở tầm chiến dịch rất nhiều hoạt động nghi binh lừa địch đã được tiến hành. Để giữ bí mật cho quá trình điều binh về phía nam Tây Nguyên, các đài trạm vô tuyến điện của các sư đoàn bộ binh vẫn được giữ nguyên vị trí và lên sóng thường xuyên như bình thường, thậm chí đôi khi còn "nhỏ giọt" lộ ra một chút tin tức liên quan đến Bắc Tây Nguyên.
Cộng với việc chấp hành nghiêm kỷ luật phòng gian giữ bí mật của bộ đội nên trước giờ nổ súng, phía VNCH vẫn tưởng các đơn vị này ở nguyên vị trí cũ.
Không chỉ chơi "trò chơi điện tử", Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên còn sử dụng cả các hành động quân sự thực tế để tăng sức nặng cho quá trình nghi binh lừa địch của mình như mở đường, tập kích hỏa lực, thậm chí tổ chức tiến công... dường như đang "bóc vỏ" để nhắm tới Kon Tum, Plây-cu.
Bộ Tư lệnh chiến dịch đã dành hẳn một Sư đoàn bộ binh chuyên thực hiện nhiệm vụ này. Đó là Sư đoàn BB 968. Vốn hoạt động bên Lào, cuối năm 1974, Sư đoàn 968 được Bộ điều về tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên. Bước vào chiến dịch, Sư đoàn 968 nhận nhiệm vụ "vừa đánh, vừa la" làm cho phía VNCH rối như mớ bòng bong, không biết đâu mà lần.
Mở đầu cho chuỗi trận đánh nghi binh, lừa địch là trận tiến công Đồn Tầm, Chốt Mỹ ngày 01.3.1975. Tiếp đó là một loạt các hành động khác như: vây diệt điểm cao 605, uy hiếp quận lỵ Thanh An; Tập kích hỏa lực vào Chư Kara; Đưa lực lượng chiếm giữ Chư Gôi; Tiếp tục đánh địch trên đường 5A, 5B...
Điều binh như thần, nghi binh như ảo thuật: Tháng 3/1975, Buôn Ma Thuột như cá nằm trên thớt - Ảnh 5.
Tượng đài Chiến thắng Muôn Mê Thuột. Ảnh: Saigon Tourist.
Tất cả các hoạt động trên đã làm cho phía VNCH bị lạc hướng hoàn toàn. Họ đinh ninh rằng các hoạt động quân sự của QGP trong chiến cuộc Xuân Hè 1975 sẽ chỉ diễn ra ở Bắc Tây Nguyên mà trọng điểm là Kon Tum, Plây-cu.
Chính từ nhận định đó, lực lượng phía VNCH đã tập trung phòng ngự ở Bắc Tây Nguyên và thả nổi Nam Tây Nguyên, trong đó có BMT.
Không được tăng cường lực lượng phòng thủ, bị chia cắt cô lập cả về đường bộ, đường không, lại bị bao vây áp sát bởi một lực lượng vượt trội... Buôn Ma Thuột không thất thủ mới là sự lạ!

  
QUÂN GIẢI PHÓNG Nghi Binh, Bẻ Gãy Cuộc Rút Lui Của VNCH Từ Tây Nguyên Xuống Đồng Bằng Ra Sao

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo – tư lệnh mặt trận Tây Nguyên

0 708
Thượng tướng Hoàng Minh Thảotư lệnh mặt trận Tây Nguyên là một trong những tướng lĩnh của quân đội Nhân Dân Việt Nam có bằng cấp giáo sư và là viện trưởng Học Viện Quân Sự và còn là cây lý luận quân sự sắc bén
Tướng Hoàng Minh Thảo tên thật là Tạ Thái An, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1921 tại xã Bảo Khê, huyện Kim Động (nay thuộc thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên. Trong thời gian học ở Hà Nội, ông sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1941, ông tham gia phong trào Việt Minh và được gửi đi đào tạo ở Liễu Châu – Trung Quốc nhằm làm hạt giống cách mạng sau này. Năm 1945, ông tham gia Đảng Cộng Sản và lấy bí danh là Hoàng Minh Thảo
Đến năm 1948, ông đã được phong hàm đại tá và trong thời gian này đã nắm nhiều chức vụ quan trong như Khu trưởng Chiến khu III, Phó tư lệnh Liên khu III và sau đó là Tư lệnh Liên khu 4.
Sau chiến dịch biên giới 1950, quân đội Việt Minh được tiến hành sắp xếp lại theo bài bản, quy cũ và ông trở thành Đại đoàn 304 – sư đoàn 304
Ông luôn là nhà phân tích, lý luận quân sự sâu sắc với nhiều bài viết sắc sảo, sau năm 1954, ông được nhà nước tin tưởng phân công công tác đào tạo cán bộ quân sự, xây dựng Học viện Quân sự và làm Hiệu trưởng Học viện Quân sự trong suốt thời gian dài từ năm 1954-1966
Năm 1966, thời kỳ quân Mỹ bắt đầu tham chiến ở Việt Nam và liên tục mở nhiều chiến dịch hành quân dữ dội. Ông được cử vào miền Nam nhằm hỗ trợ cho chiến trường và được phân công làm Phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên – nơi được xem là vùng then chốt nhất của chiến trường miền Nam. Đến năm 1968, ông là Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Tháng 8 năm 1974, ông giữ chức Phó tư lệnh Quân khu V; tháng 3 năm 1975, là Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên
Sau 1975, từ tháng 5 năm 1976 đến 1989, tướng Hoàng Minh Thảo được tiếp tục phân công vào công tác đào tạo cán bộ quân đội và giữ chức Viện trưởng Học viện Lục quân Đà Lạt (1976-1977), Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao (1977-1989, nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam), năm 1987, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Quân sự Bộ quốc phòng. Năm 1990, ông tiếp tục giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam và nghỉ hưu năm 1995
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo mất lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 9 năm 2008 tại Hà Nội và được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch
               Tổng Quan 21 Chiến Dịch Mà Quân Giải Phóng Đại Thắng VNCH Nhìn Từ 2 Phía
 
Những Giờ Phút Cuối Cùng Của VNCH Tại Sài Gòn Trước Ngày GPMN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH