Chuyển đến nội dung chính

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 318

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cơ Quan Tình Báo Mật của Trung Quốc | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt

'Gián điệp' được Nga phóng thích trách cơ quan tình báo Na Uy 'lừa dối'

0 Thanh Niên Online
Nga trả tự do một lính biên phòng Na Uy về hưu bị phạt tù về tội gián điệp trong cuộc trao đổi tù binh với Lithuania.
Nga trả tự do cho ông Frode Berg
AFP
Lực lượng của Cơ quan an ninh Nga FSB đã bắt giữ công dân Na Uy Frode Berg (64 tuổi) ở thủ đô Moscow hồi năm 2017.
Các công tố viên cáo buộc ông Berg do thám tàu ngầm hạt nhân Nga và tòa tuyên án 14 năm tù giam đối với người này hồi tháng 4.
"Tôi bị kết tội gián điệp nhưng tôi không phải là điệp viên. Tôi có cảm giác cơ quan tình báo Na Uy (E-tjenesten) lừa dối tôi", Berg nói trong cuộc họp báo ở thủ đô Oslo (Na Uy) ngày 19.11, theo AFP.
Ông Berg cho hay một người quen đã nhờ ông "giao hàng" đến một địa chỉ ở thủ đô Moscow vào năm 2014. Cựu binh đồng ý và đã bốn lần giao hàng, nhưng không biết bên trong có gì.
"Tôi đã hai lần từ chối giao các lá thư nhưng bị gây áp lực bởi người quen mà theo tôi là đang làm việc cho E-tjenesten. Tôi thấy thất vọng và cay đắng về những gì đã xảy ra", ông Berg cho biết thêm.
Ông Berg được trả tự do vào ngày 15.11 là một phần trong thỏa thuận giữa Lithuania và Nga. Theo thỏa thuận, ngoài ông Berg, hai người Lithuania được thả để đổi lấy hai điệp viên Nga bị giam giữ ở thủ đô Vilnius (Lithuania).
Chính quyền Na Uy đã từ chối bình luận về câu hỏi ông Berg có mối liên hệ với E-tjenesten hay không.
[VIDEO] Nga nói thông tin "gián điệp Mỹ làm việc ở điện Kremlin" là "tiểu thuyết lá cải"

Tin liên quan

Điệp viên TQ trốn sang Australia, lật mặt tình báo ở Hong Kong

Công dân Trung Quốc Wang Liqiang xin tị nạn ở Australia, tuyên bố nắm giữ thông tin mật về các chiến dịch can thiệp chính trị của Trung Quốc ở Hong Kong, Đài Loan và các nơi khác.
Mạng lưới truyền thông Nine của Australia hôm 23/11 cho biết điệp viên Trung Quốc đào thoát có tên Wang "William" Liqiang đã trao cho cơ quan phản gián của nước này danh tính của những sĩ quan tình báo cấp cao của Trung Quốc ở Hong Kong. Đồng thời, người này cung cấp chi tiết về cách thức Bắc Kinh tài trợ và tiến hành các hoạt động ngầm tại Hong Kong, Đài Loan và Australia.
Theo Guardian, đây là điệp viên Trung Quốc đầu tiên công khai lộ mặt.
Wang nói rằng bản thân từng tham gia vào các hoạt động xâm nhập và gây nhiễu tại cả ba vùng lãnh thổ này, theo thông tin được đăng trên tờ The AgeSydney Morning Herald - thuộc mạng lưới Nine.
Diep vien TQ tron sang Australia, lat mat tinh bao o Hong Kong hinh anh 1
Điệp viên Wang Liqiang đang ở Sydney theo visa du lịch và đã gửi yêu cầu tị nạn tới chính phủ Australia. Ảnh: Sydney Morning Herald.

Sẽ chết nếu trở lại Trung Quốc

Theo báo chí Australia, Wang đã "tiết lộ tường tận các chi tiết" về cách Bắc Kinh kiểm soát các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán để tài trợ cho các hoạt động tình báo, bao gồm cả việc giám sát và lập hồ sơ của những nhà bất đồng chính kiến và các tổ chức truyền thông có liên quan đến họ.
Wang hiện sống ở một địa điểm không xác định tại Sydney cùng vợ và con trai sơ sinh của mình. Người này đã nộp đơn xin tị nạn tới chính phủ Australia.
Trong buổi phỏng vấn dự kiến phát sóng vào tối 24/11 trên chương trình 60 Minutes của đài Nine, Wang nói rằng mình sẽ bị xử tử nếu trở về Trung Quốc.
"Một khi tôi trở lại, tôi sẽ chết", Wang nói thông qua người phiên dịch.
Trong chương trình cũng có cảnh Wang đi dạo cùng vợ và con trai ở cảng Sydney, cạnh trung tâm giải trí Luna Park.
Theo truyền thông, Wang đã thú nhận với Tổ chức An ninh Tình báo Australia (ASIO) vào tháng 10 rằng: "Cá nhân tôi đã tham gia và liên quan đến một loạt các hoạt động gián điệp".
Trong số này có việc xâm nhập vào Đài Loan dưới một danh tính giả bằng hộ chiếu Hàn Quốc, điều hành các đầu mối địa phương trong nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử thành phố năm 2018 cũng như cuộc bầu cử lãnh đạo diễn ra vào năm sau.
Wang cho biết chiến dịch này dựa vào các giám đốc truyền thông địa phương để tác động đến chiến dịch bầu cử nhằm loại bỏ các ứng viên bị coi là có quan điểm thù địch với Bắc Kinh.
Wang cũng tuyên bố đã thành lập và chỉ đạo một "binh đoàn số" với mục tiêu tác động vào tư tưởng chính trị của người dân, tương tự cách Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.
"Nhiệm vụ của chúng tôi ở Đài Loan là nhiệm vụ quan trọng nhất - thâm nhập vào giới truyền thông, các ngôi đền và gốc rễ của các tổ chức", Wang cho biết.
Sau khi lo ngại bị phát hiện bởi cơ quan phản gián Đài Loan về ý đồ tác động cuộc bầu cử tổng thống năm tới, Wang quyết định đào tẩu tới Australia.
Diep vien TQ tron sang Australia, lat mat tinh bao o Hong Kong hinh anh 2
Tại Hong Kong, Wang cho biết tình báo Trung Quốc có các chiến dịch để thâm nhập các trường đại học nhằm tìm cách trấn áp phong trào dân chủ. Ảnh: New York Times.
Tại Hong Kong, Wang tiết lộ anh là một phần của chiến dịch tình báo ngầm dưới vỏ bọc của một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, với nhiệm vụ thâm nhập các trường đại học và công ty truyền thông ở Hong Kong nhằm chống lại phong trào ủng hộ dân chủ.

Trung Quốc bị tố muốn "kiểm soát" Australia

Wang cho biết vai trò của anh trong tổ chức bí mật là thâm nhập vào tất cả các trường đại học ở Hong Kong, chỉ đạo cấp dưới thực hiện các vụ tấn công mạng nhắm vào những người bất đồng chính kiến.
"Họ (cấp dưới) sẽ tìm ra thông tin về các nhà hoạt động ủng hộ độc lập đó và công khai tất cả những dữ liệu cá nhân, bao gồm cha mẹ và các thành viên trong gia đình", Wang chia sẻ.
Wang nói thêm rằng mục tiêu là "làm cho tất cả những kẻ gây rối ở Hong Kong phải khiếp sợ".
Điệp viên Trung Quốc cũng nói rằng chính mình là người đã hỗ trợ thực hiện vụ bắt cóc Lee Bo, chủ hiệu sách Causeway Bay, vào tháng 10/2015. Hiệu sách này bị Bắc Kinh cáo buộc là nơi phân phát các tài liệu chống phá Trung Quốc.
Cũng trong năm đó, 4 nhân viên khác của hiệu sách đều bị bắt cóc và đưa sang đại lục.
Các đầu mối khác của Bắc Kinh ở Hong Kong, theo Wang, bao gồm cả quản lý cấp cao tại một hãng truyền hình lớn ở châu Á, người thực tế đang là "một sĩ quan quân đội với cấp bậc tư lệnh sư đoàn".
Wang cũng tiết lộ từng gặp một quan chức tình báo cấp cao của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gián điệp ở Australia thông qua một công ty vỏ bọc hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
"Ông ấy nói với tôi vào lúc đó rằng ông ấy sống ở Canberra. Tôi biết rằng vị trí của ông ấy rất quan trọng", Wang chia sẻ.
Bài báo không cung cấp thông tin chi tiết khác về các chiến dịch của Trung Quốc ở Australia, nhưng nhiều khả năng sẽ gây ra sự cảnh giác cao độ với các điệp viên Trung Quốc đang hoạt động ở nước này.
Diep vien TQ tron sang Australia, lat mat tinh bao o Hong Kong hinh anh 3
Ông Duncan Lewis, cựu giám đốc cơ quan tình báo Australia, sau khi về hưu đã phát biểu rằng Trung Quốc có kế hoạch kiểm soát Australia bằng các chiến dịch tình báo. Ảnh: AAP.
ASIO cảnh báo hồi đầu năm nay rằng những mối đe dọa từ lực lượng tình báo nước ngoài đang ở mức "chưa có tiền lệ" và ước tính số lượng điệp viên nước ngoài ở Australia vào lúc này đang cao hơn cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
ASIO chưa bao giờ nhắc đích danh Trung Quốc trong các báo cáo của mình.
Cựu giám đốc cơ quan, ông Duncan Lewis, người mới về hưu vào tháng 9, nhận định trong cuộc phỏng vấn mới đây rằng Trung Quốc muốn "kiểm soát" hệ thống chính trị Australia bằng các chiến dịch "quỷ quyệt" và có hệ thống.




(theo AFP, Sydney Morning Herald)

Cựu đặc vụ CIA lĩnh án 19 năm tù vì bán tin mật cho Trung Quốc

Dân trí Mỹ tuyên án cựu đặc vụ CIA Jerry Chun Shing Lee 19 năm tù với cáo buộc tuồn các thông tin quốc phòng bí mật cho Trung Quốc.
>>Chiến dịch “giăng lưới” vây bắt gián điệp Trung Quốc của Mỹ
>>Cựu quan chức tình báo Mỹ ngồi tù 10 năm vì làm gián điệp cho Trung Quốc
>>Mỹ cảnh giác các công ty “gián điệp” của quân đội Trung Quốc





Cựu đặc vụ CIA lĩnh án 19 năm tù vì bán tin mật cho Trung Quốc - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Đối tượng Jerry Chun Shing Lee (Ảnh: SCMP)
Jerry Chuan Shing Lee, 55 tuổi, đã rời khỏi Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vào năm 2007 trước khi chuyển tới Hong Kong. Năm 2010, Lee được hai sĩ quan tình báo Trung Quốc tiếp cận và đề nghị trả 10.000 USD, đồng thời hứa hẹn sẽ lo cho Lee “trọn đời” nếu đồng ý cung cấp các thông tin mà ông này có được trong thời gian làm đặc vụ CIA.
Từ năm 2010 - 2013, hàng trăm nghìn USD đã được chuyển vào tài khoản ngân hàng của Lee. Đổi lại, cựu đặc vụ CIA đồng ý tuồn tin mật cho phía Trung Quốc.
“Thay vì tôn trọng trách nhiệm và giữ đúng cam kết không tiết lộ thông tin quốc phòng, Lee đã bán đứng đất nước, âm mưu trở thành gián điệp cho chính phủ nước ngoài và sau đó liên tục nói dối các điều tra viên về hành vi của ông ta”, Zachary Terwilliger, công tố viên Quận Đông Virginia, cho biết.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã khám xét phòng khách sạn của Lee tại Hawaii vào tháng 8/2012, sau đó phát hiện cựu đặc vụ CIA mang theo một cuốn sổ địa chỉ và một bản kế hoạch chứa các ghi chú viết tay mà Lee có được trong thời gian làm đặc vụ CIA trước năm 2004.
Các ghi chú của Lee bao gồm các thông tin tình báo nhạy cảm, như danh tính của các đặc vụ CIA, các địa điểm họp bàn, các số điện thoại và chi tiết về các cơ sở bí mật. Lee đã nói dối FBI khi được thẩm vấn sau đó.
Tuy nhiên, hồi tháng 5, cựu đặc vụ CIA đã nhận tội cung cấp thông tin quốc phòng cho chính phủ nước ngoài. Giám đốc FBI Christopher Wray từng cảnh báo Trung Quốc là nước gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nhất về mặt tình báo và an ninh với Mỹ.
Thành Đạt
Theo Reuters

Cựu điệp viên CIA lãnh giá đắt vì tin lời hứa "lo trọn đời" của Trung Quốc

23-11-2019 - 08:59 AM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) - Thẩm phán liên bang ở Virgninia kết án cựu điệp viên CIA Jerrry Chuan Shing Lee 19 năm tù sau khi người này thừa nhận đã trở thành điệp viên cho Trung Quốc.

Jerry Chuan Shing Lee (Lý Chấn Thành, 55 tuổi) rời khỏi Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) vào năm 2007 và chuyển đến Hồng Kông. Vài năm sau, Lee được hai sĩ quan tình báo Trung Quốc tiếp cận, đề nghị trả số tiền 100.000 USD và hứa lo cho Lee "suốt đời" nếu tiết lộ các thông tin mà người này có được khi còn làm việc ở CIA.
Hàng trăm ngàn USD được chuyển vào tài khoản ngân hàng của Lee từ năm 2010-2013 để đổi lấy những thông tin này. Các công tố viên xác định tình báo Trung Quốc trả cho Lee hơn 840.000 USD và cựu sĩ quan có thể đã tiết lộ toàn bộ thông tin mà người này có được trong sự nghiệp kéo dài 13 năm ở CIA.
Bán tin mật cho Trung Quốc, cựu điệp viên CIA lãnh giá đắt - Ảnh 1.
Jerry Chuan Shing Lee rời khỏi CIA vào năm 2007 và chuyển đến Hồng Kông. Ảnh: SCMP
Cựu điệp viên CIA không thể giải thích một cách hợp lý về số tiền lớn này trong tài khoản của mình. Các công tố viên cho biết ông buôn thuốc lá ở Hồng Kông nhưng công việc kinh doanh thất bại.
Do đó, công tố viên Neil Hammerstrom cho rằng "lý giải logic duy nhất là tình báo Trung Quốc đã phải có được những thông tin cực kỳ chất lượng từ bị cáo".
"Thay vì tôn trọng trách nhiệm và giữ vững lời hứa không tiết lộ thông tin quốc phòng, Lee đã bán đứng đất nước, âm mưu trở thành điệp viên cho chính phủ nước ngoài và liên tục nói dối các nhà điều tra về hành vi của mình" - ông Zachary Terwilliger, ủy viên công tố quận Đông Virginia, nói.
Bán tin mật cho Trung Quốc, cựu điệp viên CIA lãnh giá đắt - Ảnh 2.
Ở Hồng Kông, Jerry Chun Shing Lee từng làm việc tại Tập đoàn đấu giá nổi tiếng Christie’s. Ảnh: SCMP
Theo tài liệu của Bộ Tư pháp, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã khám xét phòng khách sạn của Lee tại Hawaii vào tháng 8-2012 và phát hiện cựu nhân viên CIA này mang theo một cuốn sổ địa chỉ, bản kế hoạch ngày có chứa các ghi chú viết tay mà Lee đã thực hiện trong thời gian làm nhân viên CIA trước năm 2004.
Các ghi chú bao gồm thông tin tình báo nhạy cảm, chẳng hạn tên các đầu mối của CIA, địa điểm họp các chiến dịch, số điện thoại và chi tiết về các cơ sở bí mật.
Khi phải đối mặt với các câu hỏi trực tiếp sau đó, Lee đã nói dối.
Cựu sĩ quan CIA bị bắt tại sân bay John F Kennedy – Mỹ vào đầu năm 2018, nhận tội vào tháng 5 năm nay với cáo buộc âm mưu cung cấp thông tin quốc phòng và an ninh quốc gia để hỗ trợ một chính phủ nước ngoài.
Lee nhận toàn bộ trách nhiệm cho những hành vi của mình tại tòa. Người này trở thành công dân Mỹ sau khi gia đình ông chuyển từ Hông Kông tới Hawaii vào năm 15 tuổi.
Hồi tháng 5, cựu nhân viên CIA Kevin Mallory cũng bị kết án 20 năm tù vì cung cấp thông tin mật cho Trung Quốc để đổi lấy 25.000 USD.
H.Bình (Theo Reuters, AP)

Úc điều tra nghi án Trung Quốc cài gián điệp vào quốc hội

25-11-2019 - 08:55 AM | Thời sự quốc tế

(NLĐO) – Úc đang mở cuộc điều tra về cáo buộc Trung Quốc cố gắng cài gián điệp vào quốc hội nước này.

Theo Reuters hôm 25-11, Cơ quan Tình báo An ninh Úc (ASIO) cho biết họ xem vấn đề trên là "rất nghiêm trọng".
Thông báo hiếm hoi được ASIO đưa ra sau khi truyền hình Úc đưa tin "một gián điệp Trung Quốc" đề nghị trả 1 triệu AUD (679.000 USD) cho Bo "Nick" Zhao, điều hành một đại lý xe sang ở TP Melbourne – Úc. Đổi lại, Zhao phải giúp người này có chân trong quốc hội liên bang Úc.
Zhao cho báo The Sydney Morning Herald biết thêm mình được "doanh nhân Trung Quốc" tiếp cận cách đây 1 năm. Đến tháng 3 năm nay, Zhao được tìm thấy chết tại một nhà nghỉ ở TP Melbourne.
Úc điều tra nghi án Trung Quốc cài gián điệp vào quốc hội - Ảnh 1.
Tổng Giám đốc An ninh ASIO Mike Burgess. Ảnh: The Sydney Morning Herald
"Báo cáo của Kênh 9 bao gồm cáo buộc mà ASIO xem là rất nghiêm trọng. Người dân Úc có thể yên tâm rằng ASIO đã nhận thức được vấn đề và tích cực điều tra" - Tổng Giám đốc An ninh ASIO Mike Burgess nói.
Ông Burgess cũng từ chối bình luận chi tiết vì mọi chuyện đang được điều tra, đồng thời nhấn mạnh sẽ bảo vệ nền dân chủ và chủ quyền của Úc.
"Hoạt động thù địch của tình báo nước ngoài liên tục gây ra mối đe dọa thực sự cho quốc gia và an ninh của chúng ta. ASIO sẽ tiếp tục đối đầu và chống lại sự can thiệp cũng như gián điệp của nước ngoài tại Úc" – ông Burgess cam kết.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra không bình luận khi được liên lạc.
Quan hệ giữa Úc với đối tác thương mại hàng đầu Trung Quốc đã xấu đi trong những năm gần đây vì cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Canberra.
Trước vụ việc nêu trên, một người đến từ Trung Quốc thừa nhận anh ta là "nhân viên tình báo", đã tiết lộ cho ASIO về "cách Bắc Kinh tài trợ và can thiệp chính trị ở Đài Loan, Úc và Hồng Kông".
Đáp lại thông tin này, cảnh sát TP Thượng Hải – Trung Quốc hôm 23-11 khẳng định kẻ được cho là "gián điệp Trung Quốc" thực chất là một nghi phạm lừa đảo 26 tuổi đến từ tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH