BỘ MẶT CHIẾN TRANH 64
Biển Mặn ‣ Randy (St. Trần Thiện Thanh)
Giờ Này Anh Ở Đâu
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Swedish Anti-Vietnam War Communist Song (English Subtitles)
The Rolling Stones ~ Gimme Shelter - A Virtual Collaboration Cover....(Vietnam War Remembrance))
-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyên Nhân Dẫn Đến Trận Chiến Kinh Hoàng Nhất Lịch Sử Giữa Nhật - Mỹ
First Air Cavalry Division: Airmobile - The Big Picture
Địa ngục trần gian: Hồng quân nhìn thấy gì sau khi giải phóng trại tập trung Auschwitz?
Sputnik |
Hàng km dây thép gai, hàng trăm căn lều bằng gỗ và hàng ngàn người kiệt sức là những gì người ta nhìn thấy khi Hồng quân đã giải phóng trại tập trung Auschwitz, Ba Lan.
Các trận chiến giải phóng Ba Lan
Trại hủy diệt Auschwitz lớn nhất gần thành phố Auschwitz của Ba Lan, cũng như các chi nhánh lân cận, đã được giải phóng trong chiến dịch Sandomierz-Silesian, mà chiến dịch này đã được thực hiện như một phần của chiến dịch tấn công chiến lược lớn Wisla-Oder.
Phương
diện quân Ukraina 1 do Nguyên soái Ivan Koniev chỉ huy đã đến bờ sông
Oder để chiếm giữ các đầu cầu và tiếp tục tiến tới lãnh thổ nước
Đức Quốc xã, để giải phóng hoàn toàn miền nam Ba Lan.
Vào ngày 20/1, Quân đoàn xe tăng cận vệ số 3 bắt đầu tấn công các đơn vị Wehrmacht từ phía Bắc dọc theo sông Oder, còn Quân đoàn 21 với sự yểm trợ của Quân đoàn xe tăng 1 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 31, đã tấn công từ phía Bắc và Tây Bắc theo hướng thị trấn Beauten. Quân đoàn 60 tiến vào từ phía nam, tấn công dọc theo sông Wisla. Hàng ngàn lính Đức Quốc xã đã bị bao vây.
Trong những trận chiến ác liệt, quân đội Liên Xô đã đánh bại tới mười sư đoàn địch. Khu vực phía nam Ba Lan đã được giải phóng khỏi phát xít Đức, và các hoạt động chiến sự chuyển sang lãnh thổ Đức. Hồng quân đã tiến vào hàng chục thành phố và làng mạc Ba Lan sau khi người Đức rời khỏi đó, bao gồm cả Auschwitz.
Người giải phóng đến từ phía Đông
Những người đầu tiên vào trại tập trung Auschwitz là các chiến binh của Quân đoàn súng trường 115 thuộc Quân đoàn 59 và Quân đoàn súng trường 106 thuộc Quân đoàn 60.
Theo báo cáo của những người chỉ huy các đơn vị Hồng quân tham gia giải phóng Auschwitz, tại đó có năm trại tập trung với hàng ngàn tù nhân từ châu Âu và Liên Xô. Hàng trăm căn lều bằng gỗ bao bọc bởi hàng rào kẽm gai truyền điện cao 2,5-3 mét và những tháp canh.
"Những đám đông, vô số người được Hồng quân giải phóng đang ra khỏi trại tử thần này, - bức điện của Trung tướng Konstantin Krainyukov, thành viên Hội đồng quân sự của Phương diện quân Ukraina 1 cho biết. – Trong số đó có người Hungary, người Ý, người Pháp, người Séc, người Hy Lạp, người Nam Tư, người Rumani, người Đan Mạch, người Bỉ.
Tất cả đều trông rất mệt mỏi, những ông già và thanh niên tóc bạc, những bà mẹ có em bé và thanh thiếu niên, hầu hết mọi người hầu như cởi trần. Có rất nhiều công dân Liên Xô của chúng tôi, cư dân của Leningrad, Kalinin, Vitebsk, Tula, Matxcơva, từ tất cả các khu vực Ukraina Xô viết. Trong số đó có nhiều người với dấu vết tra tấn, dấu vết tàn bạo của phát xít".
Chính ủy của Sư đoàn Bộ binh 100, Trung tá Kostin, báo cáo rằng, hơn năm ngàn người đã được thả ra sau khi giải phóng Oświęcim. Một trong những tù nhân - công dân Liên Xô đã bị giam giữ ở đó từ năm 1941, đã lột tả sự tàn bạo trong trại tập trung của Đức Quốc xã.
"Ví dụ, tù nhân bị đánh đập đến gần chết mỗi khi mắc lỗi hoặc không thực hiện định mức lao động. Họ đánh bằng gậy sắt hoặc bằng roi có dây thép bên trong. Tùy theo hành vi sai trái, tù nhân bị đánh phạt từ 5 đến 60 đòn. Tù nhân bị buộc bằng dây đai trên ghế đặc biệt. Nhiều tù nhân đã tự sát vì không chịu đựng sự tra tấn".
"Lao động trong trại tập trung là khổ sai, mà những tù nhân chỉ nhận được khẩu phần ăn 300 gram bánh mì chứa rất nhiều tạp chất bột gỗ và súp củ cải hai lần một ngày, - cựu tù nhân cho biết . – Mỗi ngày lính phát xít đã kiểm tra tất cả những người lao động, và nếu phát hiện những người bị ốm nặng thì gửi họ đến một trại đặc biệt, nơi họ bị bắn chết hoặc bị giết trong phòng hơi ngạt và xác chết bị đốt trong các lò thiêu.
Bốn lò thiêu lớn đã được xây dựng gần trại, ngoài ra còn có hai hố lớn mà ở đó phát xít cũng đốt xác chết của những người bị tra tấn. Họ tưới hắc ín lên các xác chết rồi chất than và củi gỗ thông bên dưới để đốt".
Hệ thống hủy diệt
Người
Đức đã xây dựng cả một hệ thống vận chuyển, phân loại và giết người,
hoạt động một cách chính xác. Trong nhiều năm liền đã có tới tám
chuyến tàu với các tù nhân đến Auschwitz hàng ngày. Mỗi đoàn tàu có
30 toa, mỗi toa chứa 60-80 người. Một số ngưởi đã chết trên đường
đi.
Và không ai ra khỏi trại tập trung. Ngay sau khi đến đó, tất cả những người được phân loại: những người có sức lao động phải làm việc, còn những người tàn tật - người già, phụ nữ, trẻ em - đã được gửi đến "nhà máy tử thần".
Trong một bản ghi nhớ, ông Vladimir Polevoy, phóng viên chiến trường của tờ báo Pravda, đã mô tả quá trình hủy diệt người dân:
"Trong hai năm đầu tiên, những tù nhân đã bị hủy diệt theo cách thông thường, bắn chết và chôn vùi trong những ngôi mộ lớn chứa tới 200-250 người. Những tù nhân gọi hàng trăm ngôi mộ tập thể ở phía đông trại tập trung là đường hẻm Hitler.
Năm 1942, người Đức đã xây dựng hai lò thiêu: lò thiêu đầu tiên, trong đó các xác chết bị đốt cháy, rất giống lò thiêu ở Majdanek, trông giống như nhà máy lớn để đốt vôi, lò thiêu thứ hai - cái gọi là băng tải tử thần".
Trong một tòa nhà dài nửa km, người Đức đã lắp đặt các lò thiêu khổng lồ được nung nóng lên nhiệt độ 800 độ. Các xác chết bị đốt cháy trong 8 phút. Trước các lò thiêu bố trí căn phòng đặc biệt, các tù nhân được đưa đến đó, tại đây tất cả áo quần và tư trang đều bị tước đoạt.
Họ bị dồn, thân thể trần truồng, vào các phòng hơi ngạt. Trước đó họ được bảo cho biết được đưa đi tắm hoặc tẩy trừ rận chấy, trên đường đi có các bảng chỉ dẫn "phòng tắm" hoặc "tắm hơi".
Sau đó, sàn phòng bằng sắt mở ra - các xác chết rơi vào băng tải dẫn đến lò thiêu. Xác chết bị đốt cháy và tro trở thành phân bón cho những khu vườn xung quanh trại.
Các lính canh trấn áp đặc biệt dã man những tù nhân - binh sĩ và sĩ quan Hồng quân. Báo cáo của hội đồng quân sự thuộc Phương diện quân Ukraina 1 được chuẩn bị trên cơ sở lời khai của các cựu tù nhân, cho biết rằng, một trăm tù nhân đầu tiên của Hồng quân đã vào trại ngày 20/9/1941.
Sau cuộc thẩm vấn tàn nhẫn, tất cả họ đều bị bắn chết. Đến đầu năm 1942, khoảng 16 nghìn binh sĩ Hồng quân đã được đưa đến trại tập trung - sau vài tháng chỉ có một trăm người vẫn còn sống.
Xóa dấu vết
Người Đức cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do họ gây ra: họ đã phá hủy tòa nhà với băng tải tử thần và các lò thiêu khác, đã san bằng những ngọn đồi trên các ngôi mộ, phá hủy hầu hết các tài liệu, đốt tài liệu lưu trữ, các danh sách đăng ký tù nhân, kho chứa quần áo và tư trang của tù nhân. Khoảng 50 ngàn tù nhân đã bị vận chuyển đến Đức cùng với các vật có giá trị, máy móc và thiết bị.
Sau khi được thả ra, các tù nhân còn lại trong trại đã nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ y tế của Quân đoàn súng trường số 106 và số 28. Sau đó, tại Auschwitz đã triển khai bệnh viện dã chiến, đứng đầu là bà Margarita Zhilinskaya, người trước đây đã làm việc trong một cơ sở y tế ở Leningrad bị bao vây.
Các phiên tòa xét xử những cựu lính canh Nazi của trại tập trung Auschwitz đã bắt đầu vào năm 1945. Tất nhiên, các sĩ quan SS đã cố gắng trốn thoát. Ví dụ, chỉ huy Rudolf Höss đã bị bắt giữ chỉ một năm sau khi kết thúc chiến tranh - anh ta bị kết án tử hình. Phiên tòa xét xử những người khác đã tiếp tục cho đến những năm 1980.
Một số tên phát xít vẫn có thể trốn tránh khỏi sự truy lùng. Ví dụ, bác sĩ Josef Mengele, người đã thực hiện các thí nghiệm trên người lên các tù nhân. Trong các "thí nghiệm" của hắn, hàng ngàn tù nhân đã chết.
Sau chiến tranh, Mengele bỏ trốn đến Mỹ Latinh, sống dưới một cái tên giả và thậm chí hành nghề y. "Sứ giả Thần Chết" như các tù nhân của Auschwitz gọi anh ta, đã chết vì cơn đau tim vào năm 1979.
Trại hủy diệt Auschwitz lớn nhất gần thành phố Auschwitz của Ba Lan, cũng như các chi nhánh lân cận, đã được giải phóng trong chiến dịch Sandomierz-Silesian, mà chiến dịch này đã được thực hiện như một phần của chiến dịch tấn công chiến lược lớn Wisla-Oder.
Chôn cất các tù nhân đã chết trong trại tập trung Auschwitz được Hồng quân giải phóng. (Ảnh: Sputnik)
Vào ngày 20/1, Quân đoàn xe tăng cận vệ số 3 bắt đầu tấn công các đơn vị Wehrmacht từ phía Bắc dọc theo sông Oder, còn Quân đoàn 21 với sự yểm trợ của Quân đoàn xe tăng 1 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 31, đã tấn công từ phía Bắc và Tây Bắc theo hướng thị trấn Beauten. Quân đoàn 60 tiến vào từ phía nam, tấn công dọc theo sông Wisla. Hàng ngàn lính Đức Quốc xã đã bị bao vây.
Trong những trận chiến ác liệt, quân đội Liên Xô đã đánh bại tới mười sư đoàn địch. Khu vực phía nam Ba Lan đã được giải phóng khỏi phát xít Đức, và các hoạt động chiến sự chuyển sang lãnh thổ Đức. Hồng quân đã tiến vào hàng chục thành phố và làng mạc Ba Lan sau khi người Đức rời khỏi đó, bao gồm cả Auschwitz.
Người giải phóng đến từ phía Đông
Những người đầu tiên vào trại tập trung Auschwitz là các chiến binh của Quân đoàn súng trường 115 thuộc Quân đoàn 59 và Quân đoàn súng trường 106 thuộc Quân đoàn 60.
Theo báo cáo của những người chỉ huy các đơn vị Hồng quân tham gia giải phóng Auschwitz, tại đó có năm trại tập trung với hàng ngàn tù nhân từ châu Âu và Liên Xô. Hàng trăm căn lều bằng gỗ bao bọc bởi hàng rào kẽm gai truyền điện cao 2,5-3 mét và những tháp canh.
"Những đám đông, vô số người được Hồng quân giải phóng đang ra khỏi trại tử thần này, - bức điện của Trung tướng Konstantin Krainyukov, thành viên Hội đồng quân sự của Phương diện quân Ukraina 1 cho biết. – Trong số đó có người Hungary, người Ý, người Pháp, người Séc, người Hy Lạp, người Nam Tư, người Rumani, người Đan Mạch, người Bỉ.
Tất cả đều trông rất mệt mỏi, những ông già và thanh niên tóc bạc, những bà mẹ có em bé và thanh thiếu niên, hầu hết mọi người hầu như cởi trần. Có rất nhiều công dân Liên Xô của chúng tôi, cư dân của Leningrad, Kalinin, Vitebsk, Tula, Matxcơva, từ tất cả các khu vực Ukraina Xô viết. Trong số đó có nhiều người với dấu vết tra tấn, dấu vết tàn bạo của phát xít".
Chính ủy của Sư đoàn Bộ binh 100, Trung tá Kostin, báo cáo rằng, hơn năm ngàn người đã được thả ra sau khi giải phóng Oświęcim. Một trong những tù nhân - công dân Liên Xô đã bị giam giữ ở đó từ năm 1941, đã lột tả sự tàn bạo trong trại tập trung của Đức Quốc xã.
"Ví dụ, tù nhân bị đánh đập đến gần chết mỗi khi mắc lỗi hoặc không thực hiện định mức lao động. Họ đánh bằng gậy sắt hoặc bằng roi có dây thép bên trong. Tùy theo hành vi sai trái, tù nhân bị đánh phạt từ 5 đến 60 đòn. Tù nhân bị buộc bằng dây đai trên ghế đặc biệt. Nhiều tù nhân đã tự sát vì không chịu đựng sự tra tấn".
"Lao động trong trại tập trung là khổ sai, mà những tù nhân chỉ nhận được khẩu phần ăn 300 gram bánh mì chứa rất nhiều tạp chất bột gỗ và súp củ cải hai lần một ngày, - cựu tù nhân cho biết . – Mỗi ngày lính phát xít đã kiểm tra tất cả những người lao động, và nếu phát hiện những người bị ốm nặng thì gửi họ đến một trại đặc biệt, nơi họ bị bắn chết hoặc bị giết trong phòng hơi ngạt và xác chết bị đốt trong các lò thiêu.
Bốn lò thiêu lớn đã được xây dựng gần trại, ngoài ra còn có hai hố lớn mà ở đó phát xít cũng đốt xác chết của những người bị tra tấn. Họ tưới hắc ín lên các xác chết rồi chất than và củi gỗ thông bên dưới để đốt".
Hệ thống hủy diệt
Và không ai ra khỏi trại tập trung. Ngay sau khi đến đó, tất cả những người được phân loại: những người có sức lao động phải làm việc, còn những người tàn tật - người già, phụ nữ, trẻ em - đã được gửi đến "nhà máy tử thần".
Trong một bản ghi nhớ, ông Vladimir Polevoy, phóng viên chiến trường của tờ báo Pravda, đã mô tả quá trình hủy diệt người dân:
"Trong hai năm đầu tiên, những tù nhân đã bị hủy diệt theo cách thông thường, bắn chết và chôn vùi trong những ngôi mộ lớn chứa tới 200-250 người. Những tù nhân gọi hàng trăm ngôi mộ tập thể ở phía đông trại tập trung là đường hẻm Hitler.
Năm 1942, người Đức đã xây dựng hai lò thiêu: lò thiêu đầu tiên, trong đó các xác chết bị đốt cháy, rất giống lò thiêu ở Majdanek, trông giống như nhà máy lớn để đốt vôi, lò thiêu thứ hai - cái gọi là băng tải tử thần".
Trong một tòa nhà dài nửa km, người Đức đã lắp đặt các lò thiêu khổng lồ được nung nóng lên nhiệt độ 800 độ. Các xác chết bị đốt cháy trong 8 phút. Trước các lò thiêu bố trí căn phòng đặc biệt, các tù nhân được đưa đến đó, tại đây tất cả áo quần và tư trang đều bị tước đoạt.
Họ bị dồn, thân thể trần truồng, vào các phòng hơi ngạt. Trước đó họ được bảo cho biết được đưa đi tắm hoặc tẩy trừ rận chấy, trên đường đi có các bảng chỉ dẫn "phòng tắm" hoặc "tắm hơi".
Sau đó, sàn phòng bằng sắt mở ra - các xác chết rơi vào băng tải dẫn đến lò thiêu. Xác chết bị đốt cháy và tro trở thành phân bón cho những khu vườn xung quanh trại.
Các lính canh trấn áp đặc biệt dã man những tù nhân - binh sĩ và sĩ quan Hồng quân. Báo cáo của hội đồng quân sự thuộc Phương diện quân Ukraina 1 được chuẩn bị trên cơ sở lời khai của các cựu tù nhân, cho biết rằng, một trăm tù nhân đầu tiên của Hồng quân đã vào trại ngày 20/9/1941.
Sau cuộc thẩm vấn tàn nhẫn, tất cả họ đều bị bắn chết. Đến đầu năm 1942, khoảng 16 nghìn binh sĩ Hồng quân đã được đưa đến trại tập trung - sau vài tháng chỉ có một trăm người vẫn còn sống.
Xóa dấu vết
Người Đức cố gắng xóa đi những dấu vết tội ác do họ gây ra: họ đã phá hủy tòa nhà với băng tải tử thần và các lò thiêu khác, đã san bằng những ngọn đồi trên các ngôi mộ, phá hủy hầu hết các tài liệu, đốt tài liệu lưu trữ, các danh sách đăng ký tù nhân, kho chứa quần áo và tư trang của tù nhân. Khoảng 50 ngàn tù nhân đã bị vận chuyển đến Đức cùng với các vật có giá trị, máy móc và thiết bị.
Sau khi được thả ra, các tù nhân còn lại trong trại đã nhận được hỗ trợ từ các dịch vụ y tế của Quân đoàn súng trường số 106 và số 28. Sau đó, tại Auschwitz đã triển khai bệnh viện dã chiến, đứng đầu là bà Margarita Zhilinskaya, người trước đây đã làm việc trong một cơ sở y tế ở Leningrad bị bao vây.
Các phiên tòa xét xử những cựu lính canh Nazi của trại tập trung Auschwitz đã bắt đầu vào năm 1945. Tất nhiên, các sĩ quan SS đã cố gắng trốn thoát. Ví dụ, chỉ huy Rudolf Höss đã bị bắt giữ chỉ một năm sau khi kết thúc chiến tranh - anh ta bị kết án tử hình. Phiên tòa xét xử những người khác đã tiếp tục cho đến những năm 1980.
Một số tên phát xít vẫn có thể trốn tránh khỏi sự truy lùng. Ví dụ, bác sĩ Josef Mengele, người đã thực hiện các thí nghiệm trên người lên các tù nhân. Trong các "thí nghiệm" của hắn, hàng ngàn tù nhân đã chết.
Sau chiến tranh, Mengele bỏ trốn đến Mỹ Latinh, sống dưới một cái tên giả và thậm chí hành nghề y. "Sứ giả Thần Chết" như các tù nhân của Auschwitz gọi anh ta, đã chết vì cơn đau tim vào năm 1979.
Quân đội Nga liệu có khôi phục được "vinh quang Liên Xô"?
Đức Trí |
Thời gian qua, thực lực Quân đội Nga không ngừng được tăng cường, điều này là do Nga là người kế thừa lớn nhất của Liên Xô, trên cơ sở đó Nga đã tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc.
Trước đây, Liên Xô sở hữu một
lực lượng bộ đội bọc thép khổng lồ, lực lượng này được coi là "dòng lũ
bọc thép màu hồng", đã từng làm cả châu Âu rung chuyển.
Càng
"khủng" hơn đó là lực lượng hạt nhân, thời điểm đỉnh cao, Liên Xô sở
hữu hơn 30.000 đầu đạn hạt nhân, khiến bất cứ thế lực nào trên thế giới
cũng không dám "chọc giận". Vậy thực lực của Nga hiện nay ra sao, có thể
tái hiện lại được vinh quang của Liên Xô hay không?
Theo số liệu thống kê mới nhất của hãng thông tấn Tass Nga, tổng quân số đang phục vụ của Quân đội Nga
hiện có là hơn 1,1 triệu quân bao gồm Lục quân, Không Quân, Hải quân và
Lực lượng bộ đội tấn công chiến lược. Lực lượng này biên chế thành 10
Quân đoàn Lục quân, 4 Hạm đội Hải quân, 7 Bộ Tư lệnh cấp chiến dịch
Không quân, 1 Bộ Tư lệnh dù.
Theo
định nghĩa của Nga, các lực lượng bộ đội bảo vệ, bộ đội biên phòng, bộ
đội hậu cần không thuộc về quân đội mà thuộc về một loại quân khác, nếu
như thống kê toàn bộ, quy mô Quân đội Nga sẽ khoảng 2 triệu quân, nhưng
một số nhà phân tích tin rằng việc hỗ trợ một quân đội có quy mô này với
tổng dân số khoảng 144 triệu người Nga là không thực tế.
Trong
một số dữ liệu bán chính thức, số lượng quân đang phục vụ của Quân đội
Nga là khoảng 760.000 quân, cộng thêm tổng số "các loại quân khác" sẽ
không vượt quá 1 triệu.
Về
mặt trang bị, một số dữ liệu cho thấy Lục quân Nga được trang bị gần
24.000 xe tăng các loại, 30.000 xe bọc thép các loại, hơn 5.000 pháo tự
hành, 15.000 pháo kéo cỡ nòng từ 105 mm trở lên, và hơn 3.000 máy bay
trực thăng. Chủ lực của lưc lượng bọc thép là khoản 4.500 xe tăng T-80,
4.000 xe tăng T-90 và 9.700 xe tăng T-72.
Hải quân Nga có hơn 200 tàu và 300 máy bay các loại, với tổng trọng tải khoảng 1,2 triệu tấn.
Lực
lượng chiến đấu chủ yếu là 1 tàu tuần dương tên lửa dẫn đường chạy bằng
năng lượng hạt nhân, 3 tàu tuần dương chạy bằng năng lượng thông
thường, 9 tàu khu trục, 16 tàu hộ vệ, 11 tàu ngầm mang theo tên lửa đạn
đạo, 20 tàu ngầm ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, 20 tàu
ngầm thông thường.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 sẽ là vũ khí chính của lực lượng thiết giáp Nga trong tương lai. Nguồn: Sohu.
Ngoài
ra, Hải quân Nga đã hạ thủy nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc đang trong
quá trình chế tạo, nâng cấp, sửa chữa 1 tàu sân bay thông thường, 1 tàu
tuần dương năng lượng hạt nhân, 5 tàu ngầm mang theo tên lửa đạn đạo,
14 tàu ngầm tấn công, 5 tàu ngầm thông thường, 7 tàu khu trục và 10 tàu
hộ vệ.
Không quân Nga là sự kết
hợp giữa Không quân và Lực lượng phòng thủ không gian, đây là lực lượng
đảm nhiệm trọng trách răn đe chiến lược. Không quân Nga có khoảng 4.000
máy bay các loại, 65 quả vệ tinh và số lượng lớn tên lửa phòng không.
Các
vũ khí chủ lực bao gồm khoảng 300 máy bay chiến đấu Su-27/30/35, 100
máy bay chiến đấu MiG-29, 160 máy bay đánh chặn MiG-31, 100 máy bay
cường kích Su-34, 59 máy bay ném bom Tu-22M, 16 máy bay ném bom chiến
lược Tu-160.
Ngoài ra, lực lượng
không gian của Nga trong thời gian tới cũng được trang bị máy bay chiến
đấu tàng hình thế hệ 5 Su-56, đồng thời một số lượng lớn máy bay chiến
đấu Su-35, MiG-35 cũng đang trong quá trình chế tạo.
Nga
cũng một lực lượng lính dù độc lập với Lục quân, Không quân và Hải
quân, tổng quân số của lực lượng này khoảng 32.000 quân và gần 100 máy
bay vận tải chiến lược.
Lực lượng bộ
đội tên lửa chiến lược của Nga sở hữu khoảng 3.000 đầu đạn hạt nhân,
800 các thiết bị chiến lược, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm xa RSD-10, tên
lửa đạn đạo chiến lược Topol-M cùng một số loại khác.
Trên đây là thực lực của quân đội Nga, và Nga được đánh giá là quân đội mạnh thứ hai thế giới sau Mỹ.
Đặc
biệt, Nga cũng là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới có ngành
công nghiệp quốc phòng được kiện toàn đầy đủ và thống nhất, có thể độc
lập nghiên cứu và tự cung tự cấp toàn bộ trang bị, góp phần tạo nên vị
trí hàng đầu của Nga trong số các nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế
giới.
Theo thống kê chưa đầy đủ, có ít nhất 36 quốc gia và khu vực trên thế giới nhập khẩu vũ khí của Liên Xô/ Nga.
Điều
quan trọng nhất đó là, trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã đạt
được một số thành tựu nhất định, cho phép Quân đội Nga nâng mức chi tiêu
quốc phòng lên đến khoảng 50-80 tỉ USD. Đây là nền tảng để Nga tiếp tục
phát triển các công nghệ để lại từ thời Liên Xô.
Theo
những thông tin mới nhất, Nga đang xem xét chế tạo tàu sân bay mới cùng
một số loại vũ khí hiện đại khác. Có thể, trong tương lai gần, Nga sẽ
thực sự khôi phục vinh quang Liên Xô.
Nhận xét
Đăng nhận xét