Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 31



-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
 
Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt 1 VNCH nói tại sao Sàigòn lại mất vào tay CSBV năm 1975



Cựu Chuẩn Tướng TRẦN VĂN NHỰT, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH, từ trần tại Nam California tối Thứ Hai 05-1-2015


VietPress USA (08-1-2015): Chúng tôi nhận được tin buồn Cựu Chuẩn Tướng VNCH TRẦN VĂN NHỰT, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh VNCH đã vừa từ trần lúc 9:00pm tối Thứ Hai 05-1-2015 tại Santa Anna, nam California; thọ 80 tuổi.

Di ảnh gân đây nhất của cựu Chuẩn Tướng
Trần Văn Nhựt tại một sinh hoạt cộng đồng Nam Cali

Nhật báo Việt Báo loan tin: Cựu Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt sinh năm 1935 tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1953. Ông đã từng đảm nhận các chức vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 như Tư Lịnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC, 1963-1964, Phụ Tá Tùy Viên Quân Lực tại Manille/Phi Luật Tân, 1964-1966, Phụ Tá Đổng Lý Văn Phòng Bộ Quốc Phòng, 1966-1967, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 18 BB, 1967-1968, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43/SĐ18BB, 1968-1969, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48/SĐ18BB, 1969-1970, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long, 1970-1972, và sau cùng Tư Lịnh Sư Đoàn 2 BB, 8/1972-30/4/75.

Nhật báo Người Việt loan tin: "Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, cựu Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh Quân Lực VNCH, vừa qua đời ở tuổi 80, tại thành phố Santa Ana, California, vào lúc 9 giờ tối Thứ Hai, 5 Tháng Giêng, 2015

Thiếu tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh Quân Lực VNCH và là bạn cùng khóa của vị chuẩn tướng, xác nhận thông tin này.

Theo dữ liệu của sách Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của ba soạn giả Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, và Lê Đình Thụy, Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt có trên 60 huy chương quân sự và dân sự, bao gồm: Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhất Hạng, Huy Chương Sao Bạc, Danh Dự Bội Tinh, Huy Chương Sao Đồng, Lục Quân Vinh Công Bội Tinh.


Hình Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt của sách Lược 
Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. (Hình: Người Việt)

Ông sinh ngày 17 Tháng Mười Hai năm 1935 tại Sài Gòn, là con của ông Trần Văn Ngọ và bà Huỳnh Thị Liên.

Năm 1953, ông nhập học khóa 10 Trần Bình Trọng Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Năm 1954, ông đáo nhậm Tiểu Đoàn 68 Việt Nam với chức vụ Đại Đội Phó. Ông tình nguyện vào lực lượng Bộ Binh Hải Quân, tiền thân của Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.


Năm 1955, ông tham dự trận Giồng Riềng, Rạch Giá, trước khi du học lớp Không Yểm vào năm 1956 tại Nhật, và lớp Căn Bản Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến năm 1958 và lớp Chỉ Huy Tham Mưu Thủy Quân Lục Chiến đầu năm 1961 tại Hoa Kỳ.


Ông về nước, đến năm 1962, ông là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến, thay thế Đại Úy Nguyễn Bá Liên.
Năm 1963, ông tham gia cuộc đảo chính cho tướng Dương Văn Minh cầm đầu. Ông được thăng thiếu tá tạm thời đặc cách tại mặt trận và được cử giữ chức Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
Năm 1964, ông được thăng Thiếu Tá thực thụ. Năm 1966, ông được thăng Trung Tá nhiệm chức.

Năm 1967, ông giữ chức Phụ Tá Đổng Lý Văn Phòng Bộ Quốc Phòng và sau đó là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
Năm 1970, ông trở thành Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Long.
Năm 1972, ông được thăng Đại Tá đặc cách tại mặt trận An Lộc cùng ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu và huy chương đặc biệt Bình Long Anh Dũng trong dịp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thị sát mặt trận An Lộc trong mùa hè đỏ lửa năm này.
Cũng trong năm 1972, ông được nhận lệnh làm Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh, vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức đặc cách tại mặt trận.
Ngày 13 và ngày 14 Tháng Tư năm 1975, Sư Đoàn 2 được điều động ra chiến trường Phan Rang. Ngày 16 Tháng Tư, Cộng quân chọc thủng tuyến phòng thủ tại Phan Rang.
Ngày 29 Tháng Tư, tại Vũng Tàu, ông cùng Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại dùng phi cơ trực thăng cơ hữu HU-1 bay ra biển.
Sau thời gian di tản tại Philippines, ông định cư tại Houston, Texas, và sau đó là Orange County, California.

Sau đây là phần tiểu sử của cựu Chuẩn Tướng TRẦN MINH NHỰT:

Tên Họ: Trần Văn Nhựt
Ngày và Nơi Sanh: 17/12/1935, Sàigòn

1948-1953: Học sinh các trường Lasn Taberd, Đồng Nai, và Trung Học Huỳnh Khương Ninh Đa Kao Sài Gòn.
1953: Tình nguyện thi tuyển, nhập học Khóa 10 Trần Bình Trọng, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
1954: Ra trường với cấp bậc Thiếu Úy Đại Đội Phó Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 68 Việt Nam
1955: Chỉ Huy đơn vị Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh Hải Quân, tham gia chiến dịch Đinh Tiên Hoàng do Đại Tá Dương Văn Đức làm CHT
- 26 tháng 10 thăng Trung Úy Đặc Cách tại mặt trận.
- Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 kiêm Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh Hải Quân.
1956: Du học khóa Không Yễm tại Okinawa Japan.
1958-1959: Du học lớp Căn bản Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến tại Quantico, Virginia Hoa Kỳ.
1960: Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 thay thế Đại Úy Lê Nguyên Khang.
1961: Du Học khóa Chỉ Huy Tham Mưu TQLC Hoa Kỳ.
1962: TĐT Tiểu Đoàn 1 TQLC thay thế Đại Úy Nguyễn Bá Liên
1963: Tham gia đảo chánh 1-11-1963.
- Ngày 2-11 thăng Thiếu Tá tạm thời đặc cách tại mặt trận và giử chức vụ Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
1964: Tùy Viên Quân Lực tại Phi Luật Tân.
1965: Thăng Thiếu Tá thực thụ.
1966: Thăng Trung Tá nhiệm chức.
1967: Phụ tá Đổng Lý Văn Phòng Bộ Quốc Phòng.
1967-1968:
- Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn 18 BB


1968-1969: Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
1969-1970: Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
1970-1972: Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Bình Long.
1971: Thăng Đại Tá nhiệm chức.
1972-1975: Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh
1972:
- Ngày 7-7 thăng Đại Tá thực thụ đặc cách tại mặt trận An Lộc cùng ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm nhành Dương Liễu và Huy Chương Đặc Biệt Bình Long Anh Dũng trong mùa hè đỏ lữa 1972.
- Ngày 25-8 Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh thay thế Chuẩn Tướng Phan Hòa Hiệp.
- Ngày 1-11 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức Đặc cách tại mặt trận.
1975:
- Ngày 25-3 di tản Sư Đoàn 2 ra đảo Lý Sơn và về Bình Tuy vào ngày 1-4-1975.
- Ngày 13,14-4 Sư Đoàn 2 điều động ra chiến trường Phan Rang.
- Ngày 16-4 Phan Rang thất thủ.
- Ngày 29-4 di tản cùng Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.
- Sau 30-4 định cư tại Houston, Texas và Orange County Hoa Kỳ.

Huy Chương:
- Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.
- Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhất Hạng
- Trên 60 huy chương Quân Sự và Dân Sự.
- 2 Silver Star.
- Legion of Merit (Danh Dự Bội Tinh)
- 2 Bronze Star with V (Valor) device.
- Lục Quân Vinh Công Bội Tinh với V (Valor).

Ký giả Hạnh Dương và toàn ban Biên Tập VietPress USA xin thành kính chia buồn cùng tang quyến và nguyện cầu cho Linh Hồn Cựu Chau63n Tướng TRẦN VĂN NHỰT an nghỉ vĩnh hằng.

VietPress USA
www.vietpressusa.com

 
Số Phận Tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan Và Cái Kết Của Luật Nhân Quả
  
Số Phận “ Sáu Lèo” Nguyễn Ngọc Loan | Tay Giang Hồ Đội Lốt Tướng Lĩnh Sài Gòn Xưa

Số phận tướng Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động Sài Gòn?

© AP Photo / Eddie Adams
Việt Nam
URL rút ngắn
53
Theo dõi Sputnik trên
Sau khi làm cả thế giới phẫn nộ vì bắn vào đầu chiến sỹ Biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Lém, Nguyễn Ngọc Loan phải sống tiếp cuộc đời đầy bi thảm theo đúng luật nhân quả để trả giá cho tội ác man rợ mình gây ra.
Sát nhân biện minh cho tội ác
Trong cuốn sách "Chiến tranh Việt Nam" (nguyên văn tiếng Anh: "The Vietnam War: A documentary reader") do tác giả Edward Miller biên soạn, ấn hành năm 2016, có đề cập khá chi tiết việc Nguyễn Ngọc Loan bắn vào đầu chiến sỹ biệt động trên phố Sài Gòn.
Đoạn tư liệu mô tả cuộc hành quyết man rợ nguyên văn như sau:
1/2/1968 là ngày thứ 2 diễn ra chiến dịch Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Vào buổi sáng hôm ấy, nhiếp ảnh gia của Associated Press (AP) Eddie Adams tới quận Chợ Lớn để kiểm tra các báo cáo về vụ đụng độ giữa lính Việt Nam Cộng hòa và các chiến sỹ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Không lâu sau khi đến hiện trường, Adams thấy một nhóm lính Việt Nam Cộng hòa đang áp tải một tù binh người Việt bị còng tay dưới lòng đường. Adams bắt đầu chụp ảnh. Khi Adams đang chụp ảnh, một sỹ quan Việt Nam Cộng hòa xuất hiện, tiếp cận người tù binh và rút ra khẩu súng ngắn.
Adams khi đó không biết viên sỹ quan kia là ai và cho rằng ông ta chỉ muốn đe dọa người tù binh, điều mà phóng viên ảnh của AP chứng kiến rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, viên sỹ quan chĩa thẳng súng vào đầu người tù binh, nổ một phát đạn và giết anh ta ngay tại chỗ.
Rất tình cờ, Adams bấm nút chụp ảnh đúng lúc viên sỹ quan bóp cò. Bức ảnh cho thấy sự lạnh lùng của viên sỹ quan cũng như khuôn mặt nhăn nhó của người tù binh khi cái chết ập đến.
Khi người tù binh đổ rạp xuống đường, viên sỹ quan quay lại rồi nói bằng tiếng Anh với Adams: "Người này giết rất nhiều lính của chúng tôi cũng như nhiều người của các anh". Sau đó viên sỹ quan thản nhiên quay người bỏ đi.
Người nổ súng là Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Tổng Nha cảnh sát Việt Nam Cộng hòa. Người đàn ông bị giết là Nguyễn Văn Lém, người dân Sài Gòn và là chiến sỹ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Sau khi tấm ảnh gây choáng váng của Adams xuất hiện ở các tờ báo trên toàn thế giới, Nguyễn Ngọc Loan và những kẻ ủng hộ ông này cố gắng bào chữa cho vụ xử tử này, khẳng định Nguyễn Văn Lém là sát thủ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và hạ sát nhiều sỹ quan cảnh sát Việt Nam Cộng hòa cũng như gia đình họ.
Thế nhưng không một ai, kể cả tướng Loan, có thể đưa ra những bằng chứng cho thấy Nguyễn Văn Lém hạ sát một người nào cụ thể.
Thậm chí trong trường hợp chiến sỹ Nguyễn Văn Lém bị kết tội giết người, việc Nguyễn Ngọc Loan hạ sát lập tức người này rõ ràng là tội ác chiến tranh, theo khái niệm được định nghĩa trong luật pháp quốc tế.

Với hàng triệu người từng xem tấm ảnh này, tấm ảnh của Adams là không thể chối cãi được.
Hình ảnh người chiến sỹ bị lực lượng Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ.
© Ảnh : Eddie Adams
Hình ảnh người chiến sỹ bị lực lượng Cảnh sát dã chiến Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ.
Bị trực thăng Mỹ bắn nát chân
Nguyễn Ngọc Loan sinh năm 1930 tại Thừa Thiên — Huế. Cha của Loan là ông Nguyễn Ngọc Lợi, kỹ sư công chánh, nguyên Trưởng khu Hỏa xa Huế. Nguyễn Ngọc Loan từng gia nhập lực lượng xung kích Pháp — Việt, sau đó còn sang Pháp thụ huấn và tốt nghiệp một khóa kỹ sữ hàng không. Y cũng là phi công lái khu trục cơ đầu tiên của không lực Việt Nam Cộng hòa.
Trong trận chiến Mậu Thân 1968, Nguyễn Ngọc Loan là Chuẩn tướng, Tổng Giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa, người trực tiếp cầm đầu lực lượng Cảnh sát tại đô thành Sài Gòn chống lại các đợt tấn công như vũ bão của quân ta.
Tuy nhiên, cũng trong sự kiện này, bức ảnh y dùng súng bắn thẳng vào đầu chiến sỹ Đại úy Biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Lém mà không cần xét hỏi đã tạo ra làn sóng phản chiến chưa từng có.
Cả thế giới phẫn nộ trước sự tàn nhẫn của y, một làn sóng phản chiến bùng nổ dữ dội buộc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phải đau đầu xoay sở. Cuối cùng, Nguyễn Ngọc Loan thất sủng, y phải sống cuộc đời bi thảm cho đến lúc chết.
Theo một số tài liệu nước ngoài, tháng 5/1968, vào đợt 2 của chiến dịch Mậu Thân 1968, trên một số trang báo của Sài Gòn loan tin tướng Nguyễn Ngọc Loan bị thương ở chân.
Một số tài liệu khác cho rằng, chính người Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh trừ khử Loan. Người Mỹ vốn không ưa Loan vì Loan theo Nguyễn Cao Kỳ, lại muốn thay thế bằng phe cánh của Thiệu nên dựng nên màn kịch lạc đạn.
Ngoài ra, một số nguồn dư luận cũng thông tin, chính Cố vấn trưởng Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Accompura vì mối thân tình với Loan nên từng đề nghị y không ra khỏi Dinh Độc Lập và không được tham gia bất cứ trận đánh nào có mục đích tiêu diệt các lực lượng Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, Loan đã không nghe lời và vẫn điều binh khiển tướng tại Chợ Lớn. Lúc này, chiếc trực thăng vũ trang UH1B của Mỹ đảo một vòng trên bầu trời bộ chỉ huy của Loan, nã rocket và xả đại liên xuống rồi bay thẳng về phía Biên Hòa.
Nguyễn Ngọc Loan bị bắn nát chân vào ngày 5/5/1968 đang chờ xe cứu thương đến.
Nguyễn Ngọc Loan bị bắn nát chân vào ngày 5/5/1968 đang chờ xe cứu thương đến.
Sự cố này chỉ làm cho Nguyễn Ngọc Loan nát chân, nhưng 4 viên đại tá thân tín của y là Lê Ngọc Trụ, Đào Bá Phước, Phó Quốc Chụ và Nguyễn Văn Luận cùng với 2 trung tá Nguyễn Ngọc Xinh, Nguyễn Bảo Thụy chết ngay tại chỗ.
Từ lúc bị bắn nát chân, Nguyễn Ngọc Loan bị thất sủng, chính thức giã từ sự nghiệp nhà binh tại đây.
Liên tục bị từ chối chữa trị
Một số thông tin còn lan truyền, sau khi bị thương, Loan được đưa đến Tổng Y Viện Việt Nam Cộng hòa chữa trị. Tại đây, bác sĩ Trưởng khoa giải phẫu đề nghị cắt bàn chân trái vì động mạch đã bị đạn phá nát. Nếu để lâu, cả bàn chân sẽ bị hư thối nhưng Loan yêu cầu giữ lại bàn chân cho y. Lúc này, bác sĩ cố vấn trưởng Tổng Y Viện đề nghị đưa Loan đến điều trị tại Bệnh viện Quân Y Mỹ tại Long Bình. Giám đốc Bệnh viện từ chối vì không có khả năng nối động mạch ở bắp chân cho Loan.
Thấy tình hình không khả quan, Nguyễn Cao Kỳ yêu cầu MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam) can thiệp với Hạm Đội 7 có tàu bệnh viện đón nhận Loan để chữa trị. Nhưng tàu bệnh viện của Hạm Đội 7 này cũng từ chối.
Lần nữa, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa yêu cầu Tòa Đại sứ Mỹ giúp đỡ đưa Nguyễn Ngọc Loan đến Bệnh viện Jama trên đất Nhật. Tuy nhiên, Tòa Đai sứ Mỹ cũng khước từ.
Không thể trông cậy vào Hoa Kỳ giúp đỡ, Nguyễn Cao Kỳ cuối cùng nhờ đến Tòa Đại sứ Úc cho Loan được đến điều trị ở Canberra.
Tuy nhiên, chính quyền Canberra viện cớ dư luận Úc đang sục sôi nổi giận vì bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn", không đồng ý chứa chấp một kẻ giết tù binh chiến tranh không vũ khí trong tay nên đã khước từ đề nghị của Nguyễn Cao Kỳ.
Loan lại được chuyển sang bệnh viện Walter Reed Army Medical Center ở Washington, DC., Hoa Kỳ. Nhưng các nghị sỹ phe phản chiến tại Quốc hội Hoa Kỳ vào lúc đó cũng phản đối nên y đành phải thất thểu trở lại Sài Gòn với đôi chân tật nguyền khập khiễng.
Cùng lúc này, nhân cơ hội Nguyễn Ngọc Loan trị thương, Nguyễn Văn Thiệu đã loại Loan ra khỏi các chức vụ để thay thế người của mình vào.
Về lại Việt Nam, Nguyễn Ngọc Loan giải ngũ và sống bằng chế độ trợ cấp dành cho cấp tướng về hưu.
Bức ảnh hiếm hoi của Nguyễn Ngọc Loan tại Mỹ.
© Ảnh : Thời Đại
Bức ảnh hiếm hoi của Nguyễn Ngọc Loan tại Mỹ.
Sống nhọc nhằn tại Mỹ
Năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ, máy bay của Mỹ không đưa Loan và gia đình y đi cùng vì nghi ngờ y có ý định kìm chân hàng ngàn người Mỹ di tản để làm con tin, buộc Mỹ phải quay lại tham chiến. Bị Mỹ bỏ rơi, nhưng cuối cùng nhờ những chiến hữu không quân ngày trước, vào trưa 29/4, Loan và gia đình đã leo lên được một vận tải cơ C-130 và tới Utapao (Mỹ). Ở đây, y cũng bị hàng ngàn người phản đối kịch liệt.
Năm 1976, hai dân biểu của đảng Dân chủ Mỹ là bà Elizabeth Holtzman và ông Harold Sawer đã thay mặt "người đàn ông bị Loan hạ sát trên đường phố" kiện Loan như một tội phạm chiến tranh và yêu cầu trục xuất Loan ra khỏi nước Mỹ.
Cơ quan Di trú và Nhập tịch Mỹ cũng đồng quan điểm, yêu cầu trục xuất Loan về Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều nguồn thông tin cho rằng vì Mỹ không muốn khơi lại vết nhơ họ từng can dự nên đích thân Tổng Thống Jimmy Carter đã phải can thiệp và quyết định cho phép Loan được ở lại định cư.
Gia đình Loan đến lập nghiệp ở thành phố Springfield, Tiểu bang Virginia (Mỹ) và mở một tiệm bán pizza mang tên Pháp là "Les Trois Continents".
Đến năm 1991, nhiều người dân địa phương phát hiện ra Loan là tên sát nhân bắn vào đầu tù binh bị trói trong bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn" nên họ phản đối Loan bằng cách đi vòng quanh khu đó và hò hét ầm ĩ. Thậm chí, có người còn vào nhà vệ sinh của tiệm và viết lên tường câu "We know who you are" (Chúng tao biết mày là ai).
Ngày 14/7/1998, Nguyễn Ngọc Loan chết vì bệnh ung thư vòm họng tại tại Burke, Tiểu bang Virginia (Mỹ), hưởng thọ 68 tuổi, để lại vợ, 5 người con và 9 cháu nội ngoại, kết thúc cuộc sống đầy tội ác man rợ và bi thảm của y.
Cách đây đúng 50 năm, ngày 1/2/1968, cuộc tổng tiến công và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam diễn ra trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng hòa.
Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có một vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa lịch sử như mắt xích quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, buộc Mỹ thừa nhận thất bại trong chiến lược chiến tranh cục bộ và đưa quân về nước.
Nguồn: Thời Đại
 
Kontum năm 1972 kiêu hùng và sự dũng cảm của những người lính quân lực VNCH


Sự Ra Đi Đầy Bí Ẩn Của 13 Tướng Lãnh VNCH Trước Năm 75 Đến Nay Vẫn Chưa Có Lời Giải
  
Những Lời Hứa Không Thể Nào Thực Hiện Của 6 Viên Tướng VNCH Trong Cuộc Tiến Công Mùa Xuân Năm 75

Tâm trạng HẬN THÙ, CAY CÚ, ƯƠN HÈN và BẤT LỰC của những tâm hồn thối rữa:



Càng huênh hoang bốc phét về đại thắng mùa Xuân ….CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ

daithangmuaxuan
…………CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ

23-04-2015
Kể từ ngày đi vào con đường bờ-lốc-bờ-liếc, mỗi năm cứ gần đến cái ngày 30 tháng 4, mình đều có bài bộc lộ nỗi buồn, nỗi đau, kể cả sự tức cười của mình về những “chiến thắng như chẻ tre”, “những cuộc tiến đánh, “chiếm lĩnh nơi này, căn cứ nọ của… “Mỹ-Ngụy”, những cuộc “tiến công thần tốc, thần tốc nữa” vô tận hang ổ cuối cùng của “ngụy quân, ngụy quyền”, cứ y… như là có thật vậy!
Không buồn cười sao được khi thấy mấy chú tuyên láo ra lệnh “tán rộng”, “hư cấu” về những chiến thắng chẳng đánh mà thắng, của “quân ta”, đặc biệt là sau sự “bỏ cuộc chơi của một bên” khi phía quân lực VNCH đã buông súng sau… Buôn Mê Thuột thì… Đà nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết… có ma nào bắn lại đâu mà cứ vống lên là quân ta “anh dũng tiến thần tốc, đánh thắng nơi này, nơi khác”!
Các tướng cộng sản đánh chiếm Ninh Thuận như trò… rước sư tử
Các tướng cộng sản đánh chiếm Ninh Thuận như trò… rước sư tử
         Ảnh 1:     Tiến đánh như trẻ tre hay như… trẻ con chơi đùa vậy?
Sự thật “cuộc tháo chạy của một bên này” đã được thế giới ghi chép quá nhiều từ ngay những ngày “quân đội VNCH bị phản bội” đó. Vậy mà, tuyên truyền tự sướng lấy được bất kể là vô lý, vô duyên, đến chết cười, cứ mỗi năm, mỗi được phóng đại thêm mà kẻ đại ngôn nhất trong những bài viết, trong những cuộc phỏng vấn đều, nếu không là mấy ông già tướng, tá lụ khụ, vô tên tuổi ở địa phương thì là mấy chú tiến sỹ, giáo sư, mặt non choẹt, óc chất đầy tài liệu tuyên truyền của “đảng họ, mà khi xảy ra “ngày đại thắng” thì đang còn… mặc quần thủng đít hoặc mới oe oe chào đời!
Đặc biệt, năm nay, kỷ niệm 40 năm, khi ở Trung Ương, người ta đã cố gắng bớt bớt những thứ “xấc xược kiêu binh cộng sản” như “Đánh tan quân xâm lược Đế Quốc Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai” mà thay bằng các cụm từ có vẻ “lịch sự ngoại rao” hơn như “kỷ niệm 40 năm giải phóng (?) Miền Nam, Thống Nhất đất nước”, thì trái lại ở địa phương, thậm chí cả ở Sài-gòn, người ta vẫn không ngừng cho những tên chả đánh nhau với ai bao giờ, lên tivi tuyên truyền, dạy dỗ, kể công hộ, về “nghệ thuật quân sự của đảng ta” trong cuộc “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”! Nghe xong lắm lúc tức hơn bị… bò đá!
Thế là mình lại hăm hở… mở computer, “viết thêm cho rõ” những gì mình đã viết về cái chủ đề 30 tháng 4 này suốt 8 năm qua (*)
Nhưng lần này thì mình cho qua các “nỗi đau 30 năm tay này chém tay kia” mà kẻ gây ra lại là những thằng “con hoang nước Việt” ăn phải bả của mấy thằng Tây khùng, muốn “nhân danh giai cấp vô sản đi giải phóng toàn thể loài người” cho nên đã “lạnh lùng nướng chả” cả triệu con em đất Việt để… “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc!” (Lê Duẩn)
Mình cũng chả cần cãi với ông Võ văn Kiệt (dù hôm nay ông ta vẫn là “thần tượng lãnh tụ cộng sản tốt” với nhiều vị đảng viên đang đòi hỏi tí chút… rân chủ, nhân quyền) là “Không phải triệu người vui thì có triệu người buồn đâu!” Với tôi thì là chỉ có “triệu người các ông” vui thôi, chứ còn 80 triệu dân tôi, chẳng ai vui được! Khi thấy:
– Giải phóng gì, hòa hợp gì mà cả triệu con người, đa số là trí thức của đối phương mà ông tướng Trà, trong lúc bốc nhằng lỡ nói với tướng Dương văn Minh rằng thì là: “Người Việt chúng ta không ai thắng thua, chỉ có đế quốc Mỹ là thất bại mà thôi” còn in nóng sốt trên khắp các báo… thì lập tức, ngay sau đó, có lệnh của “kẻ to hơn ông Trà” cho gom tất cả cán binh cao cấp bên thua trận, vào các trại cải tạo nơi thâm sơn cùng cốc để chết dần chết mòn vì… “học tập” hoặc có sống sót mà về thì cũng chỉ còn là những tấm thân tàn, ma dại nằm chờ chết? (ngay gia đình mình, “gia đình cách mệnh” như lời ông Trần văn Trà tuyên bố hẳn hoi mà cũng có người phải đi học tập đến cả 11 năm vì trót làm…trung tá – luật sư Tòa án Binh).
Cảnh khổ sai của sỹ quan cải tạo
Cảnh khổ sai của sỹ quan cải tạo
Ảnh 2: Giải phóng cho mấy anh khỏi kiếp sống làm người dân nước….tư bản bóc lột
– Giải phóng gì hòa hợp gì mà nhà cửa, ruộng vườn, xưởng máy, xí nghiệp của bên “được giải phóng” đều rơi vào tay các ông cán bộ sử dụng cho đến tận ngày nay, (riêng cái giới “văn nghệ cách miệng” chuyên nghề ăn theo, nói leo, ở R ra hay từ miền Bắc vô, từ Liên Sô về, cho đến hôm nay nếu có chuyện kê khai sau này, cũng có thể lên đến 5,7 chục tên “đời lên hương”, nhờ được người khác giải phóng miền Nam hộ cho mình! Một số đã bán villa sang trọng lấy mấy ngàn cây vàng “di tản” ra ngoại thành sống… khiêm tốn trong một căn hộ loại trung lưu để lỡ sau này có “biến cố không hay” thì… sẽ thoát khỏi cảnh bị trả thù, treo cổ!
– Giải phóng gì, hòa hợp gì mà dân miền Bắc quanh năm xếp hàng kiếm mớ rau, miếng đậu phụ theo tem phiếu, bỗng… “giầu lên” nhờ “nhận họ nhận hàng” từ miền Nam bị Đế Quốc Mỹ kìm kẹp (!) chia xẻ cho cái xe máy, cái tủ lạnh, thậm chí ít “cây vàng” để cơi nới ngôi nhà đã quá sức chứa đến 3,4 thế hệ! Thế mà, chỉ một đêm, có lệnh của bác ĐM (chiến dịch Z 200 hay 500 gì đấy), đều bị “kiểm tra hành chính”, tịch thu tài sản không lý do, lý trấu gì xất!
– Giải phóng gì, hòa hợp gì mà cả nước bỗng trở thành… súc vật ăn bo bo tranh phần của ngựa, lừa nhưng vẫn phải hô to đảng ta vô cùng sáng suốt!
– Và đặc biệt vô nhị là giải phóng gì mà ba, bốn triệu người đều sợ hãi chạy suốt từ Bắc vô Nam rồi từ Việt Nam đi bất cứ nơi nào trên thế giới dù thân xác có làm mồi cho cá mập đại dương còn hơn là làm công dân của một chế độ, mà rồi đây con sẽ đấu cha, vợ đấu chồng, đồng chí đấu nhau, thậm chí bắn giết, chôn sống nhau để “đấu tranh này là trận cuối cùng”, để “bao lợi quyền ắt qua tay mình?!
Chúng tôi không muốn được “giải phóng”!
Chúng tôi không muốn được “giải phóng”!
Ảnh 3: xin lạy các ông cả nón, chúng tôi không muốn được “giải phóng”!
Những chuyện, tưởng như sẽ được thời gian lấp vùi dùm này, không ngờ với sự phát triển của Internet lại càng ngày càng bị phanh phui khiến các nhà lãnh đạo to nhất phải có lệnh “màn màn” sự huênh hoang lại kẻo… hố to trong kế sách “hòa nhập với thế giới tư bản” nó đang chẳng chịu giãy nữa để…chết!
Đáng chú ý là năm 2015 này có chuyện lần đầu ông Tổng Trọng đưa ra con số 160.000 đảng viên của ông ấy, đã hy sinh cho 2 cuộc Kháng Chiến, nhân kỷ niệm 83 năm (chả biết có ai dám làm chứng không?) thành lập Đảng Cộng sản VN của họ!
Ngay sau đó, ngày 07/04/2015, ông thủ Dũng cũng lần đầu công khai con số 16.000 chiến sỹ (không phân biệt đảng viên hay “bạch vệ” hy sinh (3.000 mất xác cho đến nay chưa tìm được) khi ông tiếp đón đoàn “cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị còn sống sót sau 81 ngày đêm chiến đấu rồi… rút! (nhưng vẫn chiến thắng oanh liệt, huy hoàng vì đã góp công cho mấy ông bà đàm phán thắng lợi ở Hội nghị Paris?)
Thôi thì, cứ cho là các ông ấy “phịa” ra để “kể công” với dân đi nhưng chí ít họ cũng phải công nhận là “quân ta” có chết (và chết nhiều chứ chẳng phải chết ít đâu), là “chúng tôi cùng các anh” đã “hy sinh cực kỳ to lớn” cho sự nghiệp “cộng sản hóa đất nước” của họ! Và… vì sự nghiệp của đảng họ thì “10 Ta”, đổi lấy “1 Nó” nào có ý nghĩa gì! Sao không thể gọi là đại thắng được cơ chứ?
Chỉ có điều khi chiến thắng tới mức “100 ta”, “1.000 ta” đổi lấy “1 nó” thì sáng tạo ra chiến thắng” quả là… hơi bị khó! Vậy thì nên giấu biến, lờ tịt nó đi là thượng sách.
Chính đây là trường hợp “tấn công đến tận hang ổ cuối cùng của Mỹ Ngụy” mà chẳng ai bị sứt mẻ đến một chân tơ kẽ tóc (!) rồi cứ lải nhải mãi cái chuyện: “xe tăng ta húc đổ cổng dinh lũy cuối cùng của ngụy quyền bắt sống nội các Dương văn Minh” suốt 40 năm thì… quả là vừa dại lại vừa ngu! Đại tiên sư ngu, tổ tiên sư ngu!
Và đây chính là hai vấn đề lâu nay còn óc ách trong tim, trong óc mình mà năm nay, nhân 40 năm thắc mắc để bụng, mình đã cất công tìm hiểu để biết thêm một loạt vấn đề, mong có một sự đóng góp khác tí chút cùng mọi người cái chủ đề nên có hay không 30 tháng 4!?
Đó là:
1- Sự lờ đi cái “bước chân thần tốc của quân ta” (vì không phải bị đánh nhau với bất cứ 1 đội quân nào!) bỗng… vì sao đến “Cánh cửa thép Xuân Lộc” lại bị “chôn chân” gần nửa tháng trời, dù chỉ còn cách Dinh Độc Lập chỉ có một ngày trên đà “tiến quân như…vũ bão”? Có ai dám bắt chước ông Trọng, ông Dũng nói lên một chút sự thật về cái vụ chạm trán trực diện giữa quân đội Bắc Việt với sự “phẫn nộ cuối cùng của một quân đội anh hùng bị phản bội”? (ảnh 4) Có ai dám nói lên sự trả đũa, khốc liệt bằng 2 quả bom Daisy Cut (còn gọi là bom “tiểu nguyên tử” hoặc “bom con heo”) đã biến bao nhiêu chú lính trẻ miền Bắc vừa rời ghế trường phổ thông, chưa một ngày tập quân sự đã được lùa hết lên tầu, lên các đoàn Molotova “đuổi theo quân địch” và rồi đã bị biến thành tro bụi hết cả, khi đang tập kết ở cuối quốc lộ 20, ngã ba Dầu Giây, khi trên môi vừa thoát ra câu ca tưởng chừng sẽ “át tiếng bom”: “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù”?
Nơi 10.000 quân BV đã biến thành tro bụi
Nơi này 10.000 quân BV đã biến thành tro bụi sẽ mãi mãi không ai nhắc đến?
Ảnh 4: Đây! nơi có đánh nhau thật sự, nơi đã có trên 10.000 người trở thành tro bụi bởi 2 quả b
Theo những con số có được từ các nhân chứng, tướng tá còn sống “phía bên kia”, khi nói về cái sự “trả thù không mong muốn” này, mình đã phát rợn người về những thông số: Bom Daisy Cut (gọi nhầm là CBU) có trọng lượng 7 tấn, mang mỗi trái 15.000 cân Anh thuốc nổ TNT, khả năng tàn phá tới 3 dặm vuông, chuyên dùng để tạo một nơi đậu tạm thời cho máy bay… Và mình bỗng thấy thương cho những đoàn xe chở đầy lính mới tò te, miệng hát đến hết hơi “Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước” đã bị “bốc hơi” hết trên đường tiến quân “như vũ bão” về nơi mà chỉ còn 80 cây số nữa là có thể đánh dấu chấm hết chiến tranh, lập nên chiến công ở một thời khắc mà ai cũng muốn được ghi tên mình là người đầu tiên bước vào: Dinh Độc Lập hang ổ cuối cùng, bộ chỉ huy của “kẻ thù “!
Không nhiều người được biết rõ về cái bộ mặt ghê gớm của con quỷ chiến tranh hung ác, với hàm răng nanh lòng thòng máu đỏ và da thịt người, nó đã thật sự ăn sống nuốt tươi suốt 11 ngày, có chết chóc, có đổ máu thật sự trên mảnh đất có tên là “cánh cửa thép” Xuân Lộc này!
Về phía tự coi là đã đánh thắng Mỹ Ngụy và tay sai thì, ngoài một vài mẩu tin ngắn từ những ngày 9 đến 20/4/75 qua cuộc chiến đấu anh dũng cực kỳ của quân ta ở Xuân Lộc, kết thúc bằng một bản lên án Đế Quốc Mỹ đã phá hoại hiệp nghị Paris bằng cách “lại xử dụng bom B52 ở VN (?) rồi… im bặt cho đến nay thì… Xuân Lộc vẫn mãi mãi là một cuộc đọ sức thực sự như đã chưa từng xảy ra bao giờ!
2- Tại sao cái bộ máy tuyên truyền khổng lồ độc tôn của họ đã lờ đi cái kết thúc bi thảm của cuộc chiến có thật ở Xuân Lộc mà thay thế bằng một kết thúc “cực kỳ hoành tráng” nhưng chẳng có bao giờ! Đó là “đôn lên” tận trời xanh CUỘC TIẾN CÔNG NHƯ VŨ BÃO VÀO DINH LŨY, HANG Ổ CUỐI CÙNG CỦA BỌN NGỤY QUÂN NGỤY QUYỀN mà hình ảnh chiếc xe tăng T59 (ảnh 5) húc đổ cánh cổng sắt của cái hang ổ ấy, chẳng có một “thằng địch” nào canh gác, không ai ngăn cản, không ai giơ tay hàng, năm nào vẫn cũng được phóng lên báo chí, màn hình to nhỏ cứ như cảnh 16 sư đoàn quân Liên Xô tiến chiếm Reichtag của Hitler trong phim “Công phá Bá Linh” đã chiếu nát bét từ nhiều năm ở miền Bắc!
Ảnh chiếc xe tăng 390 trong số hàng loạt xe cùng sô đang có khắp nơi
Ảnh chiếc xe tăng 390 trong số hàng loạt xe cùng sô đang có khắp nơi
Ảnh 5: Xe tăng nào là xe tăng “huyền thoại” mà nơi nào cũng có để triển lãm thành tích húc đổ dinh lũy, hang ổ cuối cùng của ngụy quân ngụy quyền nhỉ? Hiện nay đang có 4 chiếc trùng số khắp 2 miền!?
Vẫn là: những “sự thật cần biết” thì bị giấu biến!
Vẫn là: những sự thật không hề có thì được phóng đại, thêu dệt hết lời!
oOo
Là một người luôn khổ sở vì thấy mình bị bịp, bị coi thường, nên mình đã để cả tháng để đi tìm đọc từ sách ta đến sách Tây, từ những tài liệu, những video clip, những hồi ký, lý luận của cả chục nhà báo, ký giả, tướng, tá có tên tuổi “phía bên kia” để hiểu thêm nhiều điều, để “vỡ lẽ” ra cái chuyện:
– TẤT CẢ NHỮNG AI LÀ CÔNG DÂN (TRUNG THÀNH THIỆT HAY… GIẢ VỜ) Ở CÁI NƯỚC XHCN DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI NÀY, NẾU KHÔNG BIẾT GÌ ĐẾN INTERNET ĐỀU LÀ NẠN NHÂN CỦA SỰ BỊP BỢM CÓ HỆ THỐNG CỦA NHỮNG KẺ ĐANG NẮM QUYỀN UY COI DÂN CHỈ LÀ CON GIUN CÁI KIẾN!
– NGAY NHỮNG KẺ NẰM TRONG SỰ THẬT, NẮM BẮT SỰ THẬT, CŨNG KHÔNG MẤY AI VƯỢT QUA ĐƯỢC CÁI HÈN VÀ NỖI SỢ KHI CÓ Ý ĐỒ NÓI LÊN 1/100 SỰ THẬT MÀ MÌNH ĐÃ TRẢI QUA
Cụ thể là: Hơn 30 nhà báo, đạo diễn, quay phim nhiếp ảnh bạn cũ, người quen cũ của tôi, (trừ nhà báo Bùi Tín nay đã tị nạn chính trị ở Pháp”), chưa một ai còn sống mà dám há miệng nói lại cái câu của nhà báo Trần Dũng Tiến, khi ngồi chờ sự bàn giao (hay chấp nhận đầu hàng của chính quyền DVM?) từ sáng sớm 30/4 đã vừa ngán ngẩm, vừa sốt ruột lại… đói meo qua cả 2,3 tiếng đồng hồ chờ đợi quân ta lạc nơi mô không biết thì… “Rầm!” Cổng sắt của Dinh độc Lập đã bị húc đổ sập! Mới đầu không ít người cứ tưởng địch… lại phản công! Ai dè chỉ là hành động… “lấy le” mà ngay sau đó Trần Dũng Tiến đã tổng kết một cách hết sức súc tích: “Đúng là một hành động kiêu binh vừa vô duyên, vô học, vô ích và… rẻ tiền!”
Nhưng cái sự “vô duyên”, “vô ích” đó cứ tồn tại năm này qua năm khác mà không một ai “trong cuộc” dám vạch trần ra cho lấy nửa câu, để đến hôm nay không ít người trong nhóm “nhà báo cách mạng” này đã mang những sự thật đau buồn và nực cười đó theo mình xuống tuyền đài!
Vậy thì: Phải chờ đến bao giờ mới có dịp được công khai gọi đúng tên cái cuộc CHIẾN TRANH TÀN KHỐC MÀ NGƯỜI CỘNG SẢN VN GỌI LÀ GIẢI PHÓNG ĐÂY? (theo đề xuất rất quan trọng của nhà văn cựu đảng viên CSVN Phạm đình Trọng)
Bao giờ mới tới cái ngày, chính những người từng vỗ ngực TA LÀ NGƯỜI CHIẾN THẮNG dám nói ra:
1- ĐỂ CHIẾM ĐƯỢC TOÀN BỘ MIỀN NAM VIỆT NAM, NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN ĐÃ “THÍ MẠNG” BAO NHIÊU TRIỆU NGƯỜI, CHIẾN THẮNG 30 THÁNG TƯ CÓ THẬT LÀ DỄ NHƯ LẤY KHĂN TAY TRONG TÚI QUẦN RA CHÙI MŨI ĐẾN THẾ KHÔNG? SỰ TRẢ GIÁ CHO CHIẾN THẮNG CỦA CỘNG SẢN CHIẾM ĐƯỢC CẢ MIỀN NAM VIỆT NAM LÀ BAO NHIÊU MẠNG NGƯỜI? AI TRẢ?
2- BAO GIỜ CHÍNH NHỮNG NGƯỜI CÒN SỐNG SÓT THUỘC QUÂN ĐOÀN 2 QĐNDVN, NHỮNG NGƯỜI CÓ MẶT TỪ SÁNG SỚM 30 THÁNG 4 NĂM 1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP DÁM NÓI: CUỘC TIẾN ĐÁNH HANG Ổ CUỐI CÙNG CHỈ LÀ… CHUYỆN PHỊA?
Tất cả, tất cả đều phải được lịch sử ghi lại đúng như những gì đã xảy ra trên cái đất nước bất hạnh nhất trong các nước thuộc địa của bọn đế quốc tư bản cách đây cả gần một thế kỷ! Nhưng ai, ai sẽ làm cái chuyện vạch trần toàn bộ những dối trá, những bịp bợm về cuộc chiến tranh mà người cộng sản phát động để chiếm lãnh toàn bô Miền Nam Việt Nam ngày 30 tháng 4 năm 1975?
Và mình lại phải bắt buộc nhắc lại cái nhận định bất di bất dịch từ nhiều năm nay của mình. Đó là:
– KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ THẬT CỦA CUỘC CHIẾN TRANH CHO CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN QUỐC TẾ NÀY CHỪNG NÀO CÁI TỔ CHỨC CỘNG SẢN VN KHÔNG BỊ XÓA SỔ!
– KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ HÒA HỢP TRONG 90 TRIỆU CON HỒNG CHÁU LẠC NẾU NHỮNG KẺ CỘNG SẢN GÂY TỘI ÁC KHÔNG BỊ VẠCH TRẦN VÀ BỊ XÓA SỔ VĨNH VIỄN !
Và mình lại xin đóng góp sức mình trong bài viết có tên: CÀNG HUÊNH HOANG BỐC PHÉT VÊ ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN, CÀNG KHƠI DẬY NỖI ĐAU VÀ LÒNG HẬN THÙ là như rứa đấy!
(*) Để tìm hiểu thêm cái sự “ngừng bước chân thần tốc” hãy gõ vào google mấy chữ “Trận chiến Xuân Lộc” để mà … phát hoảng về cả triệu thông tin mà sau đây là một đường link mà mình muốn giúp các bạn trẻ, không có nhiều thời giờ “bám mạng” như mình: Có phải là Huyền Thoại …: 17.04.1975: Trận Chiến Xuân Lộc
TÔ HẢI
Nguồn: Nhat Si Bao Thu (To Hai’s Blog )

  
Trận chiến Xuân lộc 1975 qua lời kể của Thiếu tướng VNCH Lê Minh Đảo trước khi chế độ VNCH sụp đổ


Tướng Lê Minh Đảo

"Tôi còn muốn làm lính VNCH ở cả kiếp sau"
Tôi gặp lại ông 24 năm sau khi cuộc chiến chấm dứt, sau nhiều chuyện biển dâu. Đúng hơn, tôi gặp lại ông sau 24 năm và một tuần lễ.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, sáng sớm hôm đó ông ngồi ôm ca cà phê bên bờ rừng cao su ở Long Khánh, tôi sà tới hỏi thăm tình hình chiến trường. Cả ngày hôm trước, tôi bám theo đơn vị trinh sát tỉnh Long Khánh đánh cận chiến lựu đạn với địch tại trung tâm thị xã. Trinh sát tỉnh Long Khánh là một đơn vị giỏi, dũng cảm, kiên nhẫn diệt từng chốt địch và họ đã làm chủ được tình hình. Tôi đã nhảy vào Long Khánh từ mấy ngày trước trong nhiệm vụ phóng viên của Đài Phát Thanh Sài Gòn.
Tướng Lê minh Đảo ngồi đăm chiêu cùng với ca cà phê. Tôi không nhớ rõ những điều gì đã hỏi ông, nhưng tôi nhớ rằng ông rất bình tĩnh, lúc ra lệnh cho các đơn vị dưới quyền ứng phó với hoàn cảnh trước mặt, lúc quay lại trả lời một vài câu hỏi của tôi. Ông hiểu những gì còn lại trong tay ông cũng như hoàn cảnh chung quanh và tôi không thấy ông nóng giận hay thoáng nét sợ hãi. Ông là tư lệnh mặt trận Long Khánh chận đường tiến về phía Nam của đại quân Bắc Việt với đủ cả tăng lẫn pháo. Trong tay ông, sư đoàn 18 tuy không hoàn toàn nguyên vẹn nhưng đủ lực và đủ tinh thần, một số đơn vị địa phương quân, nghĩa quân diện địa của tiểu khu Long Khánh, một số tiểu đoàn Biệt Động Quân. Ông lập phòng tuyến chận địch từ cao nguyên đi xuống cũng như từ miền Trung đổ vào.
Khoảng 10 giờ sáng, một đoàn trực thăng Chinook đổ Lữ Đoàn Dù vào tăng phái cho mặt trận để cự địch. Sau 4 ngày đêm lê lết ở chiến trường, tôi nhảy lên Chinook ra Long Bình tìm cách về Đài thông báo tình hình. Những gì tôi ghi nhận được ở chiến trường không hữu ích cho một bản tin có tính cách thông tin tuyên truyền nên tôi đã không viết gì cả. Tuy nhiên, buổi chiều, người trung úy sĩ quan báo chí Dù (lâu ngày tôi quên mất tên) gọi điện thoại viễn liên về Đài rủ tôi vào "làm ăn" vì Dù đang bao vây một tiểu đoàn địch và kêu gọi họ đầu hàng. Anh bạn muốn tôi làm phóng sự để nâng cao tinh thần mọi người. Buổi tối hôm đó, tướng Đảo nhận được lệnh bỏ mặt trận rút quân. Đoàn người tất tả băng rừng theo con tỉnh lộ chạy về Phước Tuy rồi vòng về Long Bình vì con đường Long Khánh-Biên Hòa đã bị chặn. Đó là lần sau cùng tôi gặp thiếu tướng Lê minh Đảo ở mặt trận.
Gặp ông lại ở Quận Cam ngày 28-4-99 trong chuyến ông đi thăm chiến hữu cũ, ông kể rằng ông đem được đại đơn vị về đến căn cứ Long Bình. Ba trung đoàn 43,48 và 52 tuy có sứt mẻ sau nhiều ngày trận mạc nhưng tất cả đều cố gắng chu toàn nhiệm vụ và không có đơn vị nào bỏ chạy cho đến khi nghe lệnh đầu hàng thông báo qua làn sóng truyền thanh buổi sáng ngày 30-4-75. Khi về tới Long Bình, ông chia quân ra giữ các địa điểm trọng yếu kéo tới Trảng Bom bên cạnh các đơn vị khác không thuộc trách nhiệm chỉ huy của ông.
Buổi chiều ngày 29-4-75, ông mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Cựu thiếu tướng Đảo kể rằng buổi chiều ngày này bi lắm. Ông họp tất cả Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn trong hầm hành quân đặt tại Long Bình. Theo kế hoạch, trung đoàn 43 giữ Trảng Bom, trung đoàn 52 giữ Tam Hiệp/Tân Mai, trung đoàn 48 cùng BCH Sư Đoàn ở lại Long Bình trong đêm.
Khoảng 8 giờ tối, ông nhận được điện thoại của TT Vĩnh Lộc (thay thế ĐT Cao văn Viên trong chức vụ Tham Mưu Trưởng) khen "Sư đoàn của anh được lắm, Tổng Tham Mưu không còn ai, quân anh ra sao..." Tướng Đảo trình báo tình hình thì nhận được lịnh "Đưa sư đoàn 18 trấn bên này sông Đồng Nai (mé Sài Gòn), ráng giữ 3 ngày sẽ có giải pháp". (Lúc này Dương văn Minh đã lên làm Tổng Thống).
Ông Đảo nói ông có yêu cầu ông Vĩnh Lộc cho yểm trợ không quân để ông thêm khả năng chống cự lại các cuộc tấn công của địch nhưng điều này đã không được thực hiện.
Theo lời cựu thiếu tướng Đảo, ông cho đặt pháo binh ở Nghĩa Trang Quân Đội để yểm trợ cho cả Biên Hòa và Long Bình trong khi đơn vị tiếp vận được chuyển về Biệt Khu Thủ Đô vì ông đã nghĩ tới chuyện phải rút về miền Tây. Ông nói ta còn nguyên Quân Đoàn 4 với các sư đoàn 7,9,21 cùng các đơn vị diện địa nghĩa quân, địa phương quân đánh giặc rất hay, không kể các lực lượng Hòa Hảo nếu võ trang cho họ để đánh du kích, người Cộng sản chưa chắc đã nuốt ngay được toàn thể miền Nam. Theo ông, QĐ 4 có dự trữ đạn dược ít ra cầm cự được vài tháng để chờ đợi vận động quốc tế yểm trợ chứ chưa đến nỗi phải đầu hàng một cách nhục nhã như vậy.
Buổi sáng ngày 30-4-75, khoảng 8 giờ sáng, trên đường chuyển quân, ông đã không thể cho giật sập cầu Biên Hòa cản bớt sức tiến quân và xe tăng của địch vì ông không có chất nổ và cũng không biết có đơn vị nào trách nhiệm trong việc giật cầu. Đúng ra đây là một việc phải làm trên rất nhiều đoạn đường trong kế hoạch trì hoãn chiến.
Trên đường chuyển quân về đến Cầu Sơn, sáng ngày 30-4, ông được thuộc cấp theo dõi tin tức trên đài phát thanh nói có lệnh đầu hàng từ ông tân Tham Mưu Trưởng, chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh, yêu cầu các đơn vị buông súng.
Cựu thiếu tướng Đảo nói rằng ông có cảm giác như thấy trời sập. Ông gọi các đơn vị trưởng không còn thấy ai lên máy. Họ cũng đang có cảm giác tương tự như ông, không ai còn thiết cầm máy lên trả lời. Nhiều người lính Sư Đoàn 18 đã đập cho gãy súng rồi vất đi. Một số người nhắm vào xe tăng địch bắn và bị bắn trả lại thiệt mạng.
Tướng Đảo còn chừng một trung đội đi theo ông. Ông khuyên mọi người ai về nhà nấy rồi tính. Ông về đến nhà má ông vào buổi chiều bên Gia Định. Sáng hôm sau, mùng 1 tháng 5, ông mặc thường phục đi miền Tây thì được biết các tướng Nguyễn khoa Nam, Lê văn Hưng đã tự sát, ông len lỏi ở một số tỉnh cho đến ngày 9 tháng 5 mới quay về Sài Gòn trình diện theo lệnh của chúng bắt đi tù cải tạo.
Ông nói rằng có hai điều dằn vặt ông trong tù là tại sao ta thua và sao ông lại ở lại đánh cho đến ngày chót làm gì vì chẳng làm được gì cả.
Ông nói, theo ông, chúng ta thua vì Mỹ cố tình bỏ rơi miền Nam Việt Nam vì Hoa Kỳ không thể ôm cùng một lúc hai mặt trận. Một ở Việt Nam và một ở Trung Đông. Họ cần giữ Trung Đông vì khu vực này gắn liền tới huyết mạch nhiên liệu dầu hỏa của họ cũng như các khu vực khác của thế giới. Chúng ta thua vì không đủ tiếp liệu để đương cự cuộc xâm lăng từ phương Bắc. Đạn dược thiếu, nhiên liệu thiếu. Vì nhất định muốn bỏ rơi miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ đã ép VNCH ký vào một bản hiệp định để yên cho quân CSBV ở lại miền Nam mà không có một điều kiện nào đả động đến. Đây là dấu hiệu báo trước cho chuyện chẳng lành.
Trong cuộc họp mặt với khoảng gần 100 cựu quân nhân các cấp của Sư Đoàn 18 tại quận Cam buổi tối ngày 29-4-99 cùng với một ít quân nhân thuộc các binh chủng khác, vị cựu thiếu tướng Tư Lệnh sư đoàn này đã nói một câu làm cho tất cả mọi người hiện diện xúc động bùi ngùi :"Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm một người lính VNCH."
Cựu thiếu tướng Lê minh Đảo năm nay 66 tuổi trông còn tương đối mạnh khỏe. Ông tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt khóa 10, lên tướng năm 39 tuổi khi đang có những trận đánh long trời lở đất ở An Lộc mùa hè 1972.
Nguyễn Tuyến
 
Diễn Biến Tại Phòng Tuyến XUÂN LỘC 1975 – Tướng VNCH LÊ MINH ĐẢO Đã Rút Chạy Thế Nào

Trận Xuân Lộc - mở “cánh cửa sắt” tiến về giải phóng Sài Gòn

(GDVN) - Thắng lợi trận Xuân Lộc tạo ra một địa bàn tập kết thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào Sài Gòn từ hướng Đông.
LTS: "Chiến thắng Xuân Lộc (từ 9 - 21/4/1975) làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân địch càng thêm suy sụp. Tin chiến thắng đã làm nức lòng nhân dân cả nước" (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Trong bài viết này, Đại tá Đặng Việt Thủy nêu diễn biến chi tiết trận thắng Xuân Lộc, tạo thế, tạo lực, chuẩn bị một bước quan trọng cho giải phóng Sài Gòn, tạo thế trận mới cho Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.


Cuối tháng 3 năm 1975, sau khi Đà Nẵng thất thủ, Mỹ ngụy vội vã tổ chức tuyến phòng thủ mới, kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh.
Trong đó Xuân Lộc, một thị xã thuộc tỉnh Long Khánh, cách Sài Gòn 60km về phía Đông Bắc là điểm trọng tâm, nhằm ngăn chặn quân ta tiến theo đường số 1 và đường số 20 đánh vào Biên Hòa và Sài Gòn.

Tướng Mỹ Uây-en nói với Nguyễn Văn Thiệu và các tướng ngụy: "Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn" [1]. Từ nhận định như vậy, địch đã tập trung một lực lượng lớn phòng thủ.

Ở Xuân Lộc, địch bố trí lực lượng mạnh mà nòng cốt là sư đoàn 18 bộ binh, một đơn vị còn nguyên vẹn của quân đoàn 3 ngụy. Tuyến phòng ngự của sư đoàn này được xác định trên một chính diện khá rộng, từ Túc Trưng qua Dầu Giây, thị xã Xuân Lộc đến ngã ba Tân Phong.

Cùng với chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Trị Thiên - Huế và chiến dịch Đà Nẵng, ở miền Đông Nam Bộ, ta đã mở thêm được một số vùng giải phóng lớn nối liền với các căn cứ giải phóng cũ, tạo thế, tạo lực, chuẩn bị một bước quan trọng cho giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

Ngày 2 tháng 4, quán triệt tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng... một mặt cần cơ động nhanh chóng, thần tốc, mặt khác sử dụng ngay lực lượng hiện có để kịp thời hành động, không chờ đợi tập trung đầy đủ lực lượng mới làm ăn" của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ tư lệnh Miền đã quyết định mở cuộc tiến công giải phóng Xuân Lộc nhằm tiêu diệt sư đoàn 18 ở vòng ngoài, phá âm mưu phòng ngự từ xa, phá thế phòng ngự củng cố Sài Gòn của địch, cắt giao thông, cô lập Sài Gòn, tạo thế có lợi để mở đường tiến công Sài Gòn.
Chỉ huy Trung đoàn 3 (Sư đoàn 304) bàn phương án tác chiến trong Chiến dịch Xuân Lộc. (ảnh tư liệu - Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng)
Nhiệm vụ tiến công Xuân Lộc được giao cho Quân đoàn 4, được phối thuộc Sư đoàn bộ binh 6, hai tiểu đoàn xe tăng và hai tiểu đoàn bộ đội địa phương.

Tham gia Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch gồm có các đồng chí trong Bộ tư lệnh Quân đoàn 4, Tư lệnh, Chính ủy Quân khu 7. Đồng chí Hoàng Cầm được giao trọng trách làm tư lệnh chiến dịch, đồng chí Bí thư khu ủy Khu 7 làm chính ủy.

Địa bàn chiến dịch thuộc địa hình trung du, khá thuận lợi cho bộ đội tập kết, triển khai lực lượng. Song do một số điểm cao khống chế địch đang chiếm giữ như: núi Thị (cao 100 mét), điểm cao 396 án ngữ ngã ba Dầu Giây và Tây thị xã, núi Gió án ngữ phía Nam thị xã... nên việc đưa pháo vào gần bắn thẳng chi viện cho bộ binh của ta gặp nhiều khó khăn.

Ngày 3 tháng 4, tại sở chỉ huy ở đông cầu La Ngà, Bộ tư lệnh chiến dịch bàn phương án tiến công Xuân Lộc. Bộ tư lệnh chiến dịch có đề ra hai phương án [2]:

Phương án 1: Tập trung hai sư đoàn tiêu diệt sư đoàn 18 ngụy, giải phóng chi khu Xuân Lộc và từ ngã ba Dầu Giây đến núi Chứa Chan; một sư đoàn bao vây chia cắt địch ở Gia Kiệm, Túc Trưng tạo điều kiện diệt quân ứng cứu của địch, nắm thời cơ tiến công giải phóng chi khu Gia Kiệm - Dầu Giây, lộ 20.

Phương án 2: Nếu tình huống không có lợi thì tập trung lực lượng tiêu diệt địch ở bên ngoài, giải phóng hai chi khu Tân Phong và Gia Kiệm, tiêu diệt quân viện của địch tiến tới tiến công dứt điểm Long Khánh và tổ chức đánh địch rút lui. 

Các trận đánh then chốt, xuất hiện thời cơ cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

(GDVN) - Mùa Xuân 1975 cùng với thắng lợi to lớn của các chiến dịch, thời cơ lớn xuất hiện; toàn quân, toàn dân ta đi đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nhưng trước tình hình địch đang hoang mang dao động, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tiến công thị xã Xuân Lộc theo phương án 1.

Bộ tư lệnh chiến dịch xác định:

- Sư đoàn 7 tiến công trên hướng chủ yếu từ phía đông thị xã, có nhiệm vụ đánh chiếm hậu cứ trung đoàn 5 thiết giáp, chiến đoàn 43, sở chỉ huy sư đoàn 18 ngụy, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đông thị xã;

- Sư đoàn 341 tiến công trên hướng thứ yếu từ phía Bắc thị xã, có nhiệm vụ đánh chiếm ty cảnh sát, khu cố vấn Mỹ, dinh tỉnh trưởng và cùng Sư đoàn 7 phát triển xuống phía Nam;

- Sư đoàn 6 chia cắt ở đường 1, đoạn ngã ba Dầu Giây, có nhiệm vụ tiêu diệt các chốt địch từ ấp Hưng Lộc - đèo Mẹ Bồng Con, đánh viện binh và đánh địch rút chạy.

Quân đoàn tổ chức bốn cụm pháo, hai cụm cao xạ chi viện và bảo vệ cho các hướng chiến đấu. Sở chỉ huy chiến dịch đặt ở Bắc sông La Ngà.

Sáng ngày 9 tháng 4, trên các hướng, ta đồng loạt nổ súng tiến công địch:

Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 165 của Sư đoàn 7 được tăng cường tám xe tăng tiến đánh căn cứ sư đoàn 18 ngụy, khi đến cách cổng 300 mét bị địch chặn đánh quyết liệt, bắn hỏng ba xe tăng, trung đoàn phải chuyển hướng tiến công chiếm được một phần hậu cứ chiến đoàn 52 ngụy.

Hướng thứ yếu, Trung đoàn 266 của Sư đoàn 341 nhanh chóng đánh chiếm khu thông tin, khu cố vấn Mỹ, khu cảnh sát, khu chợ, khu bảo an, nhưng khi tiến vào dinh tỉnh trưởng thì bị địch ngăn chặn quyết liệt, phải dừng lại bên ngoài sở chỉ huy tiểu khu.

Ở vòng ngoài, Trung đoàn 270 Sư đoàn 341, Trung đoàn 209 Sư đoàn 7 đánh bại hai tiểu đoàn và diệt bảy xe tăng của hai chiến đoàn 43 và 48 từ Tân Phong và núi Thị vào cứu viện, giải phóng ấp Bảo Toàn, bắt 174 tên địch.

Tiểu đoàn địa phương Bà Rịa tiến công địch ở suối Cát, bắt tù binh thu vũ khí và phát triển về Bảo Toàn. Trên hướng chia cắt, Sư đoàn 6 tổ chức diệt năm chốt của địch trên đường 1 từ Hưng Nghĩa đến đèo Mẹ Bồng Con, thu hai pháo 105mm, buộc chiến đoàn 52 ngụy phải bỏ Túc Trưng co về giữ ngã ba Dầu Giây.

Như vậy, trong ngày đầu ta đã chiếm được một phần hai thị xã, toàn bộ khu hành chính tiểu khu, đã đưa được ba tiểu đoàn vào bên trong và thực hiện cắt đường 1 ở đoạn ngã ba Dầu Giây - đèo Mẹ Bồng Con. Bộ tư lệnh chiến dịch đôn đốc các đơn vị tiếp tục thực hiện quyết tâm.

Ngày 10 tháng 4, trên hướng chủ yếu, Sư đoàn 7 đưa dự bị là Trung đoàn 141 cùng một tiểu đoàn phòng không đột phá từ hướng Bắc xuống cùng Trung đoàn 165 tiến đánh căn cứ sư đoàn 18, bị địch ở hậu cứ chiến đoàn 52 và trung đoàn 5 thiết giáp phản kích quyết liệt.

Đến 11 giờ 30 phút, Trung đoàn 141 mở được cửa và đánh chiếm chốt Bảo Vịnh A. Trung đoàn 209 tiến công vào thị xã từ phía Nam lên, đánh thiệt hại chiến đoàn 43 ngụy. Khi gặp tuyến phòng thủ dã ngoại của địch ở nam sân bay, trung đoàn phải dừng lại củng cố bàn đạp.

Trên hướng thứ yếu, Sư đoàn 341 đưa Trung đoàn 270 vào thị xã cùng Trung đoàn 266 đánh địch phản kích và giữ các khu vực đã chiếm.
Trung đoàn 266 sử dụng hai tiểu đoàn 5 và 7 bốn lần tiến công vào sân bay Cáp Rang nhưng không thành công. Các mũi khác đánh vào trại Lê Lợi, hậu cứ chiến đoàn 43 cũng bị địch chặn lại.

Trên hướng chia cắt, Trung đoàn 33 Sư đoàn 6 tiến công và làm chủ chi khu Dầu Giây, đánh bại phản kích của tiểu đoàn 1 thuộc chiến đoàn 52, một chi đội thiết giáp và một tiểu đoàn biệt động.

Ngày 11 tháng 4, ở thị xã Xuân Lộc, trên các hướng ta và địch giằng co quyết liệt. Ở hướng chia cắt, Sư đoàn 6 tổ chức tiến công tiểu đoàn 1 của chiến đoàn 52, nhưng diệt không gọn.

Cuộc tranh luận chưa hồi kết về ngày mở màn Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975

(GDVN) - Lịch sử đã có ngày 30/4 là ngày kết thúc đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 nên tất yếu phải có ngày mở màn.
Quyết tâm giữ Xuân Lộc, ngày 12 tháng 4, địch vội vã đổ lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn xuống ngã ba Tân Phong, các ngày sau đó bố trí lại đội hình trong thị xã và điều lữ đoàn 3 thủy quân lục chiến, chiến đoàn 318 biệt động đến Trảng Bom, chiến đoàn 322 biệt động ở Bầu Cá, chiến đoàn 315 ở Bầu Hàn, điểm cao 122, trung đoàn 8 thuộc sư đoàn 5 từ Lai Khê sang Bầu Cá.

Như vậy, địch đã tập trung ở khu vực này 50% lực lượng bộ binh, 60% pháo binh và hầu hết xe tăng, xe thiết giáp của quân đoàn 3 cùng lực lượng tổng dự bị tương đương một sư đoàn.

Không quân ở các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất được huy động trung bình 80 lần chiếc mỗi ngày để chi viện trực tiếp cho các mũi phản kích. Địch còn sử dụng cả bom CBU, loại bom có sức hủy diệt lớn, thế giới cấm sử dụng để ngăn chặn ta tiến công.

Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Qua ba ngày chiến đấu, tuy ta đã chiếm được một số mục tiêu, diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số bàn đạp quan trọng, nhưng ta chưa diệt gọn được một tiểu đoàn nào của chúng, bộ đội bị thương vong nhiều (Sư đoàn 7 thương vong 300, Sư đoàn 341 thương vong 1.200, sáu xe tăng bị địch bắn hỏng và cháy, hầu hết pháo 85mm và 57mm bị hỏng vì bom đạn).

Xuất phát từ nhận định cơ bản: Xuân Lộc chỉ có giá trị khi được nối với Biên Hòa, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương lập thế trận mới, cô lập và cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa bằng cách đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, cắt đường số 1, chặn đánh địch từ Trảng Bom lên, đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 đi Bà Rịa.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ tư lệnh đã ra lệnh ngừng tiến công thị xã, mỗi sư đoàn chỉ để lại một tiểu đoàn kiềm chế nghi binh địch, còn lại lui ra phía sau củng cố làm lực lượng cơ động.

Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B (vừa được trên tăng cường) tổ chức bao vây tiêu diệt chiến đoàn 52, thực hiện chốt chặn chiến dịch, diệt quân địch từ Biên Hòa, Trảng Bom lên phản kích.

Trung đoàn 209 triển khai trên dải ở phía bắc chi khu Tân Phong chặn đánh lữ đoàn 1 dù, không cho chúng vượt qua cầu Gia Liên để phối hợp với trung đoàn 43 trong thị xã. Ngày 13, các đơn vị của ta rút khỏi thị xã.

Trong khi ta chuyển thế trận, địch tưởng rằng chúng đã đẩy lùi được cuộc tiến công của ta, tổng thống ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu tuyên truyền rùm beng về "chiến thắng Xuân Lộc", về "khả năng chiến đấu của quân lực Việt Nam cộng hòa đã được phục hồi" và hy vọng chúng "còn đủ mạnh để giữ vững chế độ" [3].

Các trận đánh then chốt, xuất hiện thời cơ cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

(GDVN) - Mùa Xuân 1975 cùng với thắng lợi to lớn của các chiến dịch, thời cơ lớn xuất hiện; toàn quân, toàn dân ta đi đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Rạng sáng ngày 15 tháng 4, pháo 130mm của chiến dịch bắn dồn dập vào sân bay Biên Hòa, cùng lúc bằng năm trận tập kích, Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B đã tiêu diệt chiến đoàn 52, diệt gọn một tiểu đoàn pháo, một chi đoàn thiết giáp, giải phóng hoàn toàn chi khu Gia Kiệm, ngã ba Dầu Giây, cắt đứt đường số 1 đoạn Xuân Lộc - Bầu Cá, đường 20 đoạn Túc Trưng - ngã ba Dầu Giây.

Trong hai ngày 16 và 17, sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 3 ngụy ở Trảng Bom đốc thúc lữ đoàn 3 thiết giáp cùng chiến đoàn 8 của sư đoàn 5 với hơn 100 khẩu pháo ở các căn cứ Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần chiếc máy bay mỗi ngày chi viện, phản kích hòng chiếm lại khu vực Dầu Giây.

Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B chặn đánh địch quyết liệt ở Hưng Nghĩa và điểm cao 122, diệt gọn một tiểu đoàn, bắt hơn 100 tên, đẩy lùi quân địch xuống Bầu Cá.

Cùng thời gian trên, sau khi giải phóng Nha Trang, Cam Ranh, cánh quân duyên hải mà nòng cốt là Quân đoàn 2 đã đập tan tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang, tiến vào giải phóng Phan Thiết, Hàm Tân và đã tiến tới Rừng Lá.

Trước nguy cơ bị tiêu diệt và hơn nữa mất Dầu Giây, Xuân Lộc mất giá trị phòng thủ, địch quyết định rút khỏi Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng.

Ngày 20, địch dùng pháo binh bắn vào các trận địa của ta để nghi binh cho cuộc rút lui. 17 giờ, trời mưa tầm tã, phát hiện thấy quân địch đi lại nhiều, phán đoán chúng có thể rút khỏi thị xã theo hướng đường số 2 về Vạn Kiếp, Bà Rịa và sở cao su Ông Quế về Nước Trong hoặc Trảng Bom, Bộ tư lệnh chiến dịch lệnh cho các đơn vị tiến công và truy kích địch.

Sư đoàn 341 tiến đánh vào thị xã rồi phát triển theo đường sở cao su Ông Quế; Sư đoàn 7 đánh chiếm nam Tân Phong, chặn đường số 2, Sư đoàn 6 tổ chức chặn địch ở sở cao su Ông Quế, các tiểu đoàn địa phương chốt chặn và truy kích địch trên đường 2.

Do phát hiện và tổ chức tiến công, truy kích chậm, tổ chức chốt chặn không tốt, mặt khác do trời tối, mưa to nên ta chỉ diệt được một bộ phận đi sau của địch, bắt sống tên đại tá tỉnh trưởng Long Khánh.

Ngày 21 tháng 4, thị xã Xuân Lộc và toàn tỉnh Long Khánh được giải phóng, chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc.

Kết quả, ta đã đánh thiệt hại nặng sư đoàn 18, lữ đoàn dù 1, tiêu diệt chiến đoàn 52 (sư đoàn 18), đánh thiệt hại trung đoàn 5 và lữ đoàn 3 thiết giáp, diệt hàng nghìn tên, bắt 2.785 tên địch, thu 48 ô tô, 1.499 súng các loại, phá hủy 42 xe tăng, xe thiết giáp, 16 ô tô. Giải phóng Xuân Lộc và toàn bộ tỉnh Long Khánh [4].

Quyết định tiến công Xuân Lộc là đúng và cần thiết, chiến dịch tiến công Xuân Lộc thắng lợi đã đập tan "cánh cửa thép" cửa ngõ phía đông Sài Gòn, làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở xung quanh Sài Gòn, làm suy sụp nhanh thêm tinh thần chiến đấu của quân ngụy.

Thắng lợi của chiến dịch đã tạo ra một địa bàn tập kết thuận lợi cho các binh đoàn chủ lực tiến công vào Sài Gòn từ hướng Đông, một thế trận mới rất có lợi cho Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tài liệu tham khảo:

- [1] "Tổng kết những trận đánh then chốt chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2011, trang 1024-1025.

- [2], [3], [4] "Năm 1975 - Những sự kiện lịch sử trọng đại", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2010, trang 137, 140, 142.
Đại tá Đặng Việt Thủy
                                     
     Trận Phước Long 1974 - Bi Kịch Chiến Trường 1975 - Quân Sử VNCH - Chiến Tranh Việt Nam

CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 – PHƯỚC LONG BƯỚC PHÁT TRIỂN VƯỢT BẬC CỦA LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG

 https://thuvienlichsu.com/uploads/images/20150508113811000000-pl1.jpg
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ và gian khổ của nhân dân Việt Nam, chiến thắng của chiến dịch đường 14 - Phước Long có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên ở miền Nam có một tỉnh được hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng Phước Long là một đòn trinh sát chiến lược, tạo tiền đề cho Bộ Chính trị Trung ương Đảng hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Quán triệt Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chuẩn bị Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi… Cách mạng miền Nam không còn con đường nào khác là nắm vững quan điểm bạo lực, kiên quyết đánh bại chiến lược chiến tranh của Mỹ - ngụy, mau chóng kết thúc chiến tranh, thống nhất Tổ quốc. Thực hiện chủ trương chiến lược trên và ý định tác chiến của Bộ tổng tham mưu -  Bộ tư lệnh quyết định mở chiến dịch đường 14 - Phước Long, khởi đầu cho cuộc tiến công mùa khô 1974 - 1975 ở miền Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng.
Để chuẩn bị mở màn cho chiến dịch đường 14 - Phước Long, Bộ Tư lệnh miền giao nhiệm vụ cho quân Phước Long nói riêng và Bình Phước nói chung chuẩn bị chiến chiến trường, đẩy mạnh hoạt động 3 mũi giáp công để kìm chân, tiêu hao sinh lực tại chỗ tạo thế cho quần chúng nổi dậy. Đối với vùng căn cứ có nhiệm vụ chuẩn bị lương thực, hậu cần tại chỗ, chuẩn bị trụ đứng chân cho các đơn vị chủ lực, mở đợt tấn công tiêu diệt chi khu “Bù Đốp lưu vong”, thành lập Ban Chỉ huy tiền phương do đồng chí Đỗ Văn Nuống - Bí thư Tỉnh ủy làm chính ủy, đồng chí Lê Hùng - Tỉnh đội trưởng làm chỉ huy trưởng trực tiếp chỉ đạo.
Sau một thời gian chuẩn bị tích cực và chu đáo, ngày 13/12/1974, chiến dịch được mở đầu bằng trận tiến công tiêu diệt địch trên tuyến đường 14 - đoạn Bù Na đi Bù Đăng, để từ đó tiến công và nổi dậy giải phóng khu vực Đồng Xoài và dọc theo đường 14 ngoại vi thị xã Phước Long rồi kết thúc bằng cuộc tấn công và nổi dậy tiêu diệt các cơ quan chỉ huy của địch ở thị xã Phước Long  (6/1/1975). Kết thúc thắng lợi chiến dịch đường 14 - Phước Long ta đã tiêu diệt bắt sống thu 5000 súng các loại, 10.000 quả đại đại bác, bắn rơi 5 máy bay và thu nhiều phương tiện chiên tranh khác. Tuyến phòng thủ phía bắc Sài Gòn của địch hoàn toàn bị chọc thủng. Một vùng giải phóng được mở rộng trên địa bàn chiến lược của chiến trường miền Nam.

Sơ đồ diễn biến chiến dịch đường 14-Phước Long

Trong chiến dịch đường 14 - Phước Long, quân và dân tỉnh Bình Phước vừa chuẩn bị chiến trường, vừa phối hợp với bộ đội chủ lực đánh dứt điểm những mục tiêu then chốt của chiến dịch. Các đơn vị bộ đội tập trung của tỉnh như Tiểu đoàn 168, 368, 568 phối hợp với bộ đội chủ lực tấn công các mục tiêu chính. Bộ đội các huyện và du kích các xã đánh bọn bảo an, dân vệ ở các đồn bốt lẻ. Hàng ngàn dân công, đa số là đồng bào dân tộc thiểu số được huy động đã dùng hàng chục con voi vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực phục vụ chiến dịch. Hàng ngàn tấn súng đạn và gạo được chuyển về các kho hậu cần cất giấu trong rừng Phước Long để phục vụ chiến đấu.
Chiến thắng của chiến dịch đường 14 - Phước Long đã ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam nói chung, truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Phước nói riêng một dấu son chói lọi. Là ngọn cờ hiệu triệu cho phong trào cách mạng của nhân dân Bình Phước nói riêng và cả miền Nam nói chung. Lần đầu tiên quân và dân ta đã giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở Miền Nam mà tỉnh đó lại là ải địa đầu của quân khu 3 địch - một quân khu mạnh vào bậc nhất, nhì của quân đội ngụy có nhiệm vụ bảo về Sài Gòn- trung tâm đầu não chiến tranh của Mỹ ngụy. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng vũ trang cách mạng; chứng tỏ sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng cả về chính trị, tư tưởng, ý chí tiến công, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân... Đối với địa phương Bình Phước, việc tham gia chiến dịch đường 14 - Phước Long đã giúp cho lực lượng vũ trang địa phương được rèn luyện trong thực tiễn chiến đấu, đánh địch ở các chi khu, tiểu khu; lực lượng vũ trang địa phương có sự trưởng thành nhanh chóng cả về chiến thuật, hợp đồng binh chủng, hợp đồng tác chiến, phương pháp đẩy mạnh 3 mũi tấn công.
 Chiến thắng Phước Long là thắng lợi có ý nghĩa là “đòn trinh sát chiến lược. Chính từ chiến thắng này, Bộ chính trị Trung ương Đảng, quân ủy Trung ương có cơ sở đánh giá sát, đúng tình hình và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngay trong năm 1975.
Đặng Quang Trung (Bài viết đã đăng trên Website Tỉnh ủy)
 
                                                      Tổ Quốc Gọi Tên Mình - Anh Tuấn

Chiến thắng Phước Long, tạo đà cho thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Đại thắng mùa xuân năm 1975

Cập nhật lúc 09:58 13/09/2019
“Trận tiến công và giải phóng thị xã Phước Long và giải phóng toàn bộ tỉnh Phước Long (từ ngày 31/12/1974 - ngày 6/1/1975) là đỉnh cao của chiến dịch Đường 14 - Phước Long”. (Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Duy Hồng, nguyên Cán bộ Ban Tuyên huấn Phòng Chính trị Quân khu 10).
   
Đồng chí Nguyễn Duy Hồng (mang súng đứng bên phải) và lực lượng vũ trang địa phương trên chiến lợi phẩm (xe Jeep địch) trong chiến dịch giải phóng Phước Long (Ảnh tư liệu).
 Diễn biến trận đánh
     Sau khi các Chi khu quân sự Đồng Xoài, Bù Đốp, Bù Đăng và quốc lộ 14 bị ta chiếm. Quân địch ở Phước Long rơi vào thế cô lập, bị cắt khỏi Quân đoàn 3 Ngụy. Chúng chỉ còn chiếm đóng một phạm vi hẹp hơn 2kmhình tam giác mà 3 đỉnh là: Thị xã Phước Long, Chi khu Phước Bình và núi Bà Rá. Trong đó núi Bà Rá là vị trí chiến lược có thể khống chế được toàn vùng. Núi Bà Rá cao 736m, nơi địch đặt vị trí đài quan sát, căn cứ chỉ huy thông tin. Thế bố trí phòng thủ thị xã Phước Long là thế “chân vạc”, muốn giữ được thị xã Phước Long thì phải giữ được Phước Bình, Bà Rá. Muốn giữ được Bà Rá, Phước Bình phải giữ được chu vi Thác Mơ, Phước Lộc và vòng cung 309, đường 10. Cách phòng thủ thị xã của địch là phòng thủ chu vi, có tuyến trong tuyến ngoài, có khu vực tự thủ, khu vực phòng thủ cơ bản, có nhiều vị trí phòng thủ cố định. Vòng ngoài chúng bố trí hệ thống lính bảo an dân vệ do Tiểu đoàn 340 bảo an làm nồng cốt. Tiểu đoàn 1 của Chiến đoàn 7 được đổ xuống sau khi ta tấn công Đồng Xoài, có các căn cứ: trung tâm chỉ huy hành quân, dinh tỉnh trưởng, sân bay, kho tàng và công sở ngụy quyền…
      Về phía lực lượng ta có Tiểu đoàn 2 bộ binh của Trung đoàn 165, tiểu đoàn pháo cao xạ và 2 khẩu đội pháo 105 chiếm lĩnh cao điểm ở hướng tây nam Phước Bình. Trung đoàn 165, thuộc Sư đoàn 7 triển khai tiến công Phước Bình trên hai hướng tây bắc và đông nam. Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 141 làm nhiệm vụ chia cắt Phước Long và Phước Bình. Trung đoàn 429 đứng ở chân núi Bà Rá; Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 là dự bị chiến lược. Trung đoàn 16 hợp vây phía đông bắc thị xã (phía bờ bắc sông Bé). Lữ đoàn 25 đảm bảo cầu phà vượt sông Bé tại Trà Thanh. Các đơn vị binh chủng: 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ. Bộ đội địa phương tỉnh đứng ở Phước Lộc và Trung đoàn 271 làm nhiệm vụ vu hồi ở hướng Thác mơ.
       Rạng sáng ngày 31/12/1974, ta nổ súng tấn công Chi khu Phước Bình và pháo kích Phước Long. Các mũi tiến công của Trung đoàn 165 phối hợp nhịp nhàng, đúng kế hoạch, song địch phản kích quyết liệt nên nhịp độ tiến công bị chậm. Được xe tăng chi viện hỏa lực, tăng sức đột phá, các Tiểu đoàn 4,5 (Trung đoàn 165) nhanh chóng chiếm các mục tiêu. Đến 15 giờ 30 phút, Chi khu quân sự Phước Bình bị quân ta đánh chiếm, “chân vạc 1” bị ta xóa sổ. Đêm 30 rạng 31/12, hỏa lực cao xạ của Sư đoàn 7 bắn thẳng lên đỉnh núi hỗ trợ cho Tiểu đoàn 79, Đoàn đặc công 429. Đến sáng ngày 1/1/1975 “chân vạc 2”, núi Bà Rá bị ta đánh chiếm, thế phòng thủ chân kiềng của địch bị bẻ gãy. Từ các hướng bộ đội nhanh chóng áp sát thị xã, tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch. Chiều tối ngày 1/1, Trung đoàn 165 đến cầu Suối Dung, Trung đoàn 141 chiếm các ấp Nhơn Hòa 1,2. Trung đoàn 271 vượt qua Thác Mơ đến Tư Hiền 2. Bộ đội địa phương Bình Phước tiêu diệt đồn Phước Lộc. Tiểu khu Phước Long bị đặt trong tầm súng bắn thẳng của Trung đoàn 16, 141, 165, 201, 271, vòng vây ngày càng khép chặt. Đài quan sát của ta trên núi Bà Rá đã hiệu chỉnh các loại hỏa lực bắn vào thị xã gây nên cảnh hỗn loạn, làm cho địch hoang mang lo sợ. Các đơn vị binh chủng nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa: Trận địa pháo 105 (6 khẩu) và pháo 85 (4 khẩu) ở phía bắc Phước Bình, trận địa cối 160 ở phía tây thị xã, phía đông là trận địa pháo 130 ly (6 khẩu). Hai tiểu đoàn pháo cao xạ 37 và 57, 10 xe tăng, tiểu đoàn công binh đứng ở khu vực cầu Suối Dung, khu đồi Sơn Giang đến ngã ba Tư Hiền. Sáng ngày 2/1, pháo binh bắn vào các mục tiêu quân sự trong thị xã, bộ binh xung phong đánh chiếm các vị trí được phân công. Hướng nam, Trung đoàn 165 đánh chiếm Trại đoàn Văn Kiều (do Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 7 và Tiểu đoàn 340 bảo an trấn giữ) thu 2 khẩu pháo và phát triển về hướng hồ Long Thủy. Hướng đông nam, Trung đoàn 271 chiếm Tư Hiền 2 phát triển về hướng bãi để xe của địch ở đông nam thị xã. Trung đoàn 141 chiến đấu quyết liệt với Tiểu đoàn 1 Chiến đoàn 7 của Ngụy ngay tại của mở, 4 đại đội vào được thị xã giật với địch từng căn nhà, khu phố. Tình huống chiến đấu ngày càng căng thẳng, ác liệt... Tốc độ chiến đấu chậm, một phần do quân ta trải qua hơn 20 ngày chiến đấu liên tục (tính từ ngày mở chiến dịch 14/12/1974) quân số, vũ khí chưa kịp bổ sung. Hơn nữa, địch bị dồn vào thế cùng đường, chúng ngoan cố dựa vào hệ thống công sự kiên cố để chống cự quyết liệt. Quân đoàn 3 Ngụy cho tăng cường không quân ném bom (53 chiếc F5, A37) gây khó khăn cho ta. Để tăng sức chiến đấu, Trung đoàn 201 tăng cường cho hướng tiến công của Trung đoàn 141, các đơn vị được lệnh xốc lại đội hình, củng cố lực lượng.
       Ngày 3/1 bộ đội ta tiếp tục đánh chiếm thị xã, tuy ta đã chiếm được một số bàn đạp tốt, thế bao vây đã hình thành hoàn chỉnh. Song địch bị dồn vào thế cùng, chống trả quyết liệt. Nhưng chúng đang đứng trước tình huống bị tiêu diệt, nên bị dao động, quân tiếp viện chưa thể đưa tới được. Trước tình huống đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định tập trung lực lượng đột phá khu vực then chốt phía Nam tiểu khu, bao vây chặt và chia cắt quân địch trong thị xã, diệt từng bộ phận tiến tới diệt toàn bộ. Ngày 4/1, từ 5 giờ sáng pháo binh tiếp tục bắn phá mãnh liệt vào các mục tiêu. Trung đoàn 165 được tăng cường 6 xe tăng và 2 pháo 85, 11 khẩu 105 (thu được của địch) chi viện hỏa lực đột phá theo hướng đường 10, lần lượt tiêu diệt các ổ đề kháng, đánh chiếm ngã ba Tư Hiền và bãi để xe. Trung đoàn 141 có 4 xe tăng hỗ trợ đánh chiếm khu vực bắc sân vận động tiến về hướng Dinh tỉnh trưởng. Địch dùng máy bay oanh tạc dữ dội, bộ đội ta phải dừng lại đào công sự. Phía đông sau khi chiếm được trại Lê Lợi, Trung đoàn 271 qua cầu Sông Bé, tốc độ tiến công cũng bị chậm lại do địch chống trả quyết liệt. Vào lúc 10 giờ sáng, máy bay lên thẳng của địch liều lĩnh luồn qua lưới lửa phòng không đổ 2 đại đội thuộc Liên đoàn biệt kích 81 xuống đồi Bắc Son, cầu Đắc Lung và gần Tòa thị chính, bị pháo binh ta bắn cấp tập, 1/3 quân địch bị tiêu diệt, số còn lại chạy tán loạn. Sự phản công kịp thời của pháo binh và Trung đoàn 16 xuất hiện đã bẻ gãy ý đồ dùng trực thăng đổ quân xuống Sông Bé của địch.
     Đến chiều ngày 4/1 ta đã chiếm được 2/3 thị xã, lực lượng còn lại của địch co cụm ở hai khu vực chính là Trung tâm hành quân và Dinh tỉnh trưởng. Quân ta cũng bị tổn thất khá lớn, trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho pháo vào sâu hơn, chi viện hỏa lực cho bộ binh đồng thời điều chỉnh lại các trận địa pháo cao xạ kiên quyết không để cho máy bay lên thẳng đổ quân xuống và hất máy bay cường kích của địch lên cao không cho chúng ném bom vào trận địa ta.
      Sáng ngày 5/1 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 141, được tăng cường 4 xe tăng, tiến theo trục đường 10 tiêu diệt các chốt địch ở khu vực hồ Long Thủy, xe tăng xuất hiện trong thị xã làm cho quân địch náo loạn. Bộ binh ngồi trên xe tăng tiến theo đường Mai Văn Mừng, đường Cách Mạng chọc thẳng vào trung tâm thị xã, đánh chiếm Ty cảnh sát. Trận chiến trở nên rất quyết liệt, lúc này Đại đội 7 chỉ còn lại 8 cán bộ chiến sỹ trụ lại ở Ty ngân khố, liên tục đánh lui nhiều đợt phản công của địch (sau này Đại đội 7 được phong tặng đơn vị anh hùng).
      Để nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu, lực lượng dự bị chiến dịch là Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 được lệnh xông trận, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Lê Tấn Cẩm và Chính ủy Lê Giao, được tăng cường 10 xe tăng phối hợp với Trung đoàn 141, 165 cùng đánh thẳng vào trung tâm thị xã, đập tan các ổ kháng cự của địch trên đường Cách Mạng, Đinh Tiên Hoàng. 9 giờ 30 ngày 6/1, Đại đội 7 Trung đoàn 2, Đại đội 7 Trung đoàn 141 hợp thành 1 mũi tấn công Dinh tỉnh trưởng. Sau hơn 1giờ chiến đấu, lá cờ Quyết chiến, quyết thắng tung bay trên Dinh tỉnh trưởng Phước Long (người cắm cờ là chiến sỹ Nguyễn Văn Hoan, Đại đội 7, Trung đoàn 141). Những tên sống sót cố bỏ chạy bị pháo binh ta tiêu diệt và bị Trung đoàn 201, 271 bắt làm tù binh. Đến 19 giờ, hầm ngầm trong Sở chỉ huy hành quân, vị trí cố thủ cuối cùng của địch bị diệt. Thị xã Phước Long được giải phóng.
      Đòn nắn gân chiến lược
      Tỉnh Phước Long hoàn toàn giải phóng, là tỉnh nằm ngay cửa ngõ Sài Gòn - một vị trí chiến lược rất quan trọng bị quân cách mạng đánh chiếm, nhưng Mĩ-Ngụy phản ứng lúng túng. Mĩ dọa can thiệp trở lại. Ngụy hò hét tự thủ, tái chiếm. Song, thế và lực đã khác, Mĩ đã rút quân, Ngụy suy yếu. Chiến thắng Phước Long vang đến Hà Nội, khi công cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc lên tầm cao nhất. Lãnh đạo Đảng, nhà nước, quân đội ta đang bàn kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, đã làm nức lòng mọi người. Một cục diện mới của chiến trường mở ra sau chiến thắng của chiến dịch Đường 14- Phước Long. Bộ Chính trị nhận định: “Mĩ rút lực lượng chiến đấu ra khỏi chiến trường thì khó có thể quay trở lại. Tình hình miền Nam, nội tình nước Mĩ và thế giới không cho phép Mĩ làm việc đó”. Đây là một nhận định quan trọng, một trong những căn cứ để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng Phước Long là đòn nắn gân chiến lược để biết rõ địch, ta, tạo đà cho thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và các chiến dịch khác, dẫn đến Đại thắng mùa xuân năm 1975.
                                                                                                           DUY HIẾN 
 
VNCH Đã Đào Tạo Các Tướng Lãnh Và Các Đội Quân Tinh Nhuệ Cỡ Nào

40 năm chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi:

Cuộc tháo chạy hỗn loạn của quân Ngụy khỏi Bắc Tây Nguyên

VOV.VN - Cuộc tháo chạy của quân Ngụy đã diễn ra hỗn loạn, toàn bộ tàn quân của địch đã bị quân ta tiêu diệt và bắt sống.
Sau khi thất thủ tại Buôn Ma Thuột, vào giữa tháng 3/1975, Mỹ, Ngụy đã quyết định rút toàn bộ quân ra khỏi Tây Nguyên, từ Kon Tum, Gia Lai theo đường số 7 về đồng bằng, nhằm tái phối trí lực lượng. Cuộc tháo chạy đã diễn ra hỗn loạn, toàn bộ quân của địch đã bị quân ta tiêu diệt và bắt sống. Hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai lần lượt được giải phóng trong hai ngày 16 và 17/3/1975.
Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến dịch Tây Nguyên giành thắng lợi, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại tá Phạm Chào, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 3, người đã tham gia mặt trận Tây Nguyên từ năm 1967 đến khi Tây nguyên giải phóng.       
cuoc thao chay hon loan cua my, nguy khoi bac tay nguyen hinh 1 Đại tá Phạm Chào trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV
Khí thế hào hùng những ngày lịch sử tháng 3 năm 1975 
PV: Thưa ông, xin ông cho biết khí thế của quân ta tham gia chiến dịch Tây Nguyên lịch sử tháng 3/1975?

Đại tá Phạm Chào: Chủ trương của Bộ Chính trị cũng như Quân ủy Trung ương năm 1975 là phải đánh lớn, phải giải phóng nhiều vùng để tạo ra thế trận mới cho những năm tiếp theo. Mặt trận Tây Nguyên được Bộ giao là năm 1975 phải mở chiến dịch Tây Nguyên, tiến công đánh vào thị xã Buôn Ma Thuột, giải phóng vùng Nam Tây Nguyên.
Chúng tôi nhận nhiệm vụ này thì từ cán bộ đến chiến sĩ háo hức lắm, rất phấn khởi. Anh em nghĩ ra câu khẩu hiệu: “Trường Sơn chuyển mình, Pô kô dậy sóng, quét sạch quân thù, giải phóng Tây Nguyên”. Từ người đi lấy gạo, huấn luyện cho đến anh nuôi đều nêu cao khẩu hiệu này. Cho nên, tinh thần quyết tâm, khí thế giải phóng Tây Nguyên lúc đó rất rạo rực.
PV: Tương quan lực lượng của trận chiến lúc ấy ra sao, thưa ông?
Đại tá Phạm Chào: Trước khi Chiến dịch Tây Nguyên nổ ra tháng 3/1975, lực lượng của ta và địch có thể so sánh cụ thể như thế này. Sau những chiến thắng năm 1972-1974, lực lượng của địch đã thu hẹp và suy yếu đi nhiều. Nhưng nói yếu thì chưa hẳn mà vẫn còn mạnh, cụ thể là họ có Sư đoàn 23, có khoảng 5-6 Liên đoàn Biệt động quân, rồi các lực lượng bảo an dân vệ địa phương. Họ còn có một Sư đoàn 6 không quân, lực lượng tăng thiết giáp và pháo binh rất đông.
Nói về lực lượng của ta lúc bấy giờ ưu thế hơn hẳn về quân số, trước lúc mở chiến dịch, ta có 5 Sư đoàn, gồm Sư đoàn 10, Sư đoàn 320, Sư đoàn 968, Sư đoàn 316 và Sư đoàn 3 của Quân khu 5 tăng cường. Như vậy, nếu về bộ binh thì ta 5, địch có 1 - 2, còn không quân thì địch ưu thế hơn hẳn vì có Sư đoàn không quân, ta không có. Còn lực lượng pháo binh và xe tăng tương đương nhau.
cuoc thao chay hon loan cua my, nguy khoi bac tay nguyen hinh 2

Đồng bảo Tây Nguyên cùng bộ đội đưa pháo vào trận địa (Ảnh tư liệu)
Nhưng có một điều, tại sao địch còn đông như thế, bản chất thì vẫn rất ngoan cố, nhưng lại bị ta đánh bại, bởi vì tinh thần của địch sau những năm 1972-1974 đã rệu rã, đi xuống rất nhiều. Trong khi đó, tinh thần của Bộ đội ta, của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đang lên rất cao, vì sau những năm giải phóng vùng rộng lớn thì ta giữ vững và mở rộng được, cho nên người dân có niềm tin ngày giải phóng miền Nam đang đến rất gần. Đồng thời, phía ta có một sự đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa quân và dân rất cao. Vì thế, khí thế ta hơn hẳn quân địch.
Đòn nghi binh huyền thoại ở Bắc Tây Nguyên
PV: Nhiều người và cả giới quân sự phương Tây đến nay vẫn ca ngợi cách đánh nghi binh của ta triển khai ở Bắc Tây Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho trận đánh Buôn Ma Thuột, dẫn đến thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên. Quân ta đã đánh nghi binh như thế nào, thưa ông?
Đại tá Phạm Chào: Trước lúc vào Chiến dịch Tây Nguyên, Sư đoàn 10 ém quân để sẵn sàng chiến đấu ở Kon Tum, Sư đoàn 320 ở Đức Cơ để sẵn sàng chiến đấu với địch ở Gia Lai. Lúc bấy giờ chúng ta có hình thức nghi binh rất tài giỏi, ở chỗ hô hào chuẩn bị giải phóng Kon Tum, giải phóng Pleiku để đánh lừa quân địch. Bằng cách mở đường vòng quanh thị xã Kon Tum, vòng quanh thị xã Pleiku, rồi hô hào nhân dân chào mừng bộ đội về giải phóng Kon Tum, Pleiku khiến kẻ địch không biết đường nào phán đoán.
Thứ hai, để bí mật vào chiến dịch thì hai Sư đoàn 10, 320 bí mật rút quân nhưng để lại toàn bộ hệ thống thông tin. Vì thông tin vô tuyến địch theo dõi ta rất chặt chẽ. Toàn bộ số người cũ của thông tin này để lại với Sư đoàn mới. Quân địch vẫn cứ ngỡ là Sư đoàn 10, Sư đoàn 320 vẫn ở lại, chiến dịch chắc chắn ở Pleiku, Kon Tum.
Có một điều quan trọng nữa là chúng ta lừa được địch nhưng giam chân một lực lượng rất lớn chủ lực của địch ở Bắc Tây Nguyên để tạo sơ hở cho phía sau Buôn Ma Thuột, khi ta đánh vào thì rất thuận lợi. Chính nghi binh đã đánh lừa được kể cả Bộ Tổng tham mưu quân ngụy, lừa được cả Quân đoàn II của ngụy ở đây.
cuoc thao chay hon loan cua my, nguy khoi bac tay nguyen hinh 3 Trung đoàn 64-Sư đoàn 320 truy quét tàn quân của địch tháo chạy hỗn loạn trên đường 7 (Ảnh tư liệu)
Cuộc tháo chạy hỗn loạn của địch trên đường 7 định mệnh
PV: Sau khi thất thủ ở Buôn Ma Thuột, Nam Tây Nguyên, đại quân của địch đã tháo chạy khỏi thủ phủ Pleiku, Bắc Tây Nguyên trong tình cảnh nào, thưa ông?
Đại tá Phạm Chào: Biết rằng Buôn Ma Thuột bị mất, tướng, tá, quân lính của Quân khu II, Quân đoàn II của địch đóng ở Kon Tum, Pleiku còn một lực lượng rất lớn, với hàng trăm khẩu pháo, hàng trăm xe tăng. Thế nhưng, Buôn Ma Thuột mất rồi thì tinh thần của địch rệu rã, hoang mang, trong khi Sư đoàn 968 của chúng ta, thế chân Sư đoàn 10 Kon Tum vẫn cứ tiếp tục đánh. Biết không thể nào cứu được Kon Tum, Pleiku, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tướng, tá, Bộ tổng tham mưu ngụy quyết định rút quân ở Tây Nguyên theo đường số 7 để về cố thủ ở đồng bằng miền Trung.
Quân địch tháo chạy rất hỗn loạn từ ở Kon Tum, Pleiku. Trong khi chúng ta chỉ có lực lượng ám sát và thỉnh thoảng đánh với đòn nhỏ nhưng làm cho bọn chúng rất hoảng loạn, rút chạy không có tổ chức. Ai mạnh người đó chạy, biệt động quân mạnh thì biệt động quân chạy, lính ngụy chủ lực mạnh thì chủ lực chạy. Nắm được tình hình này, Bộ đã chỉ đạo cho các lực lượng của Mặt trận Tây Nguyên phải khẩn trương bám sát, truy kích địch, nhất quyết phải tiêu diệt tập đoàn rút chạy này để tạo thế mới, lực mới.
Lúc ấy chỉ có Đại đội 11 của Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64 chặn lại được. Để rồi quân địch bị xáo trộn, ùn tắc, bị mất tinh thần thêm ở Cheo Reo, Phú Bổn. Chính vì thế, Sư đoàn 320 và các lực lượng binh chủng đã cơ động đến. Suốt từ ngày 16 - 24, bằng nhiều trận đánh chia cắt quân địch ở đây, mở một đợt truy kích địch có thể nói là lớn nhất của nước ta, tính đến thời kỳ đó, ở chiến trường Đông Dương là chưa từng có, tiêu diệt một tập đoàn rút chạy của kẻ địch.
cuoc thao chay hon loan cua my, nguy khoi bac tay nguyen hinh 4 Nhân dân Kon Tum mừng giải phóng (Ảnh tư liệu)
3 yếu tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên
PV: Rõ ràng sai lầm của địch khi rút khỏi Tây Nguyên bằng đường 7 đã phải trả giá. Theo ông, những yếu tố nào làm nên chiến thắng của quân ta trong Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975?
Đại tá Phạm Chào: Chiến dịch này giành thắng lợi có nhiều yếu tố. Cái quan trọng nhất là chọn đúng được mục tiêu, bởi vì nếu đánh vào Kon Tum, Pleiku lúc ấy địch mạnh, họ đã có phòng ngự, có tổ chức lâu năm, từ thời Mỹ, thì nhất định ta sẽ khó khăn.
Còn Buôn Ma Thuột địch sơ hở, thế thì chọn được mục tiêu đánh vào đây thì nhanh vỡ cả một chiến trường từ Bắc tới Nam Tây Nguyên. Chọn mục tiêu đó là sự sáng suốt của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh.
Thời điểm thứ hai cũng phải nói đến, để giành được thắng lợi là tài nghi binh, mưu mẹo của Bộ Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên. Cho nên, đã đánh lừa được địch, cho đến phút nổ súng mà bọn chúng vẫn cho rằng ta vẫn tập trung quân đánh ở Bắc Tây Nguyên, tạo sơ hở và địch đã bị tiêu diệt.
Thứ ba là quân và dân Tây Nguyên có tinh thần đoàn kết, có khát khao muốn giải phóng Tây Nguyên. Chọn đúng mục tiêu, nghi binh giỏi, nhưng không có quyết tâm cao, đánh vào Buôn Ma Thuột ác liệt như thế mà không có tinh thần dám vượt lên hy sinh, vượt lên tất cả thì khó có thể giành thắng lợi. Tôi nghĩ, trên đây là yếu tố quan trọng để giành thắng lợi.
cuoc thao chay hon loan cua my, nguy khoi bac tay nguyen hinh 5 Sa bàn chiến dịch Tây Nguyên
Tây Nguyên trên đường đổi mới
PV: Là người gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên nói chung, Bắc Tây Nguyên nói riêng gần nửa thế kỷ, ông cảm nhận thế nào về sự đổi thay của vùng đất này?
Đại tá Phạm Chào: Cách đây 40 năm, ở thời Mỹ, Ngụy còn chiếm đóng thì kinh tế, xã hội hay đời sống nhân dân không có gì phát triển. Như Gia Lai hay Kon Tum chỉ có mấy nhà cao tầng, còn lại lụp xụp nhà tôn. Đời sống nhân dân phụ thuộc hầu hết vào bộ máy chiến tranh của Mỹ, Ngụy.
Sau 40 năm giải phóng, nhất là có công cuộc đổi mới của Đảng, từ năm 1986 đến giờ, Tây Nguyên đã thay đổi chưa từng có. Hệ thống hạ tầng cơ sở, đường giao thông nối từ Bắc vào Nam, từ Tây Nguyên xuống đồng bằng, đường hàng không. Cơ sở hạ tầng từ trường học, bệnh viện ở các tỉnh này rất chu đáo, phục vụ nhân dân đầy đủ. Đời sống của nhân dân ngày càng phát triển.
Ngoài ra, việc trồng cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu phát triển rất mạnh mẽ nâng cao đời sống người dân rất nhiều.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
 
Toàn Cảnh 55 Ngày Đêm Thần Tốc GPMN Khiến Lịch Sử Cả Thế Giới Nể Phục Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét