CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 160
(ĐC sưu tầm trên NET)
Loài cây 'bị nguyền rủa' trên vùng đất thép Củ Chi, gần trăm năm nhắc tên vẫn sợ hãi
Bí ẩn "hạt ma" dưới lòng đất: Tốc độ ngang ngửa ánh sáng khiến giới khoa học kinh ngạc
Trang Ly |
"Hạt ma" Geoneutrino trong lòng đất nhỏ đến nỗi chúng có thể đi xuyên Trái Đất mà không gây ra bất kỳ một tương tác nào.
Thế giới dưới chân chúng ta phát sinh một loạt các hiện tượng kỳ lạ - chẳng hạn như núi lửa và từ trường của Trái Đất,
bảo vệ sự sống hành tinh khỏi tác động chết người của Mặt Trời và tia
vũ trụ. Chúng đều không giống bất kỳ hiện tượng nào khác nhìn thấy trong
Thái Dương Hệ, điều đó khiến cho giới khoa học không ngừng giải mã
chính hành tinh của mình.
Cho đến nay, khoa học mới chỉ hiểu thêm được một chút về lòng đất thông qua sóng địa chấn. Nhiều quan điểm cho rằng, bên trong lõi Trái Đất sâu hơn 6.000 km là một "lò phản ứng hạt nhân", tạo ra sức nóng không thể giải thích được từ trung tâm lòng đất. Đối với các nhà khoa học, bên dưới lòng đất là một thế giới rộng lớn, chứa đầy sự kiện bí ẩn mà họ đang ngày đêm tìm hiểu, giải mã.
Mới đây nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy những "hạt ma" mới sâu bên trong lòng đất. Sở dĩ, họ gọi các hạt bí ẩn này có tên Geoneutrino là "hạt ma" là vì chúng rất nhỏ, di chuyển rất nhanh và có thể xuyên qua toàn bộ Trái Đất mà không tương tác với bất cứ thứ gì!
"Hạt ma" Geoneutrino bị phát hiện bằng máy dò Borexino đặt tại Phòng thí nghiệm ngầm Nazatorali del Gran Sasso ở Ý, được chôn sâu 1.400 mét dưới lòng đất, thực hiện các phép đo cực kỳ nhạy cảm với các hiện tượng thường không thể phát hiện được. Các nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm ngầm lớn nhất thế giới đã tìm thấy 53 sự kiện mới, gần gấp đôi so với trước đây.
Họ hy vọng rằng những khám phá mới có thể làm sáng tỏ hơn các quá trình đang diễn ra ngay dưới chân chúng ta nhưng phần lớn vẫn còn bí ẩn.
Theo nhận định của giới chuyên gia, "hạt ma" Geoneutrino được tạo ra trong quá trình phân rã phóng xạ bên trong Trái Đất. Sự tồn tại của chúng đồng nghĩa với việc hành tinh của chúng ta đang đốt cháy với các hạt siêu nhỏ, nhưng lại hoàn toàn vô hình trước mắt chúng ta.
"Geoneutrino là dấu vết trực tiếp duy nhất của các phân rã phóng xạ xảy ra bên trong Trái Đất và tạo ra một phần năng lượng chưa được biết đến nhằm thúc đẩy tất cả các động lực của hành tinh chúng ta" - Livia Ludhova, một trong hai điều phối viên khoa học hiện tại của Borexino cho biết.
Các nhà khoa học đã theo dõi các hạt ma này từ năm 2007 và đã thu thập thông tin trong thời gian đó. Năm 2019, các nhà khoa học đã phát hiện ra các dòng "hạt ma" mới, củng cố những bằng chứng về sự tồn tại của chúng trong lòng đất.
Dữ liệu mới giúp tinh chỉnh sự hiểu biết của các nhà khoa học về cách các quá trình đốt cháy trong lòng đất xảy ra. Điều đó cho thấy rất có khả năng các quá trình phóng xạ bên trong Trái Đất đang tạo ra hơn một nửa nhiệt lượng, phần còn lại đến từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, nghĩa là các quá trình phóng xạ đó chịu trách nhiệm cho những ngọn núi lửa và động đất - làm thay đổi cuộc sống của cư dân trên bề mặt Trái Đất.
"Hạt ma" Geoneutrino thuộc loại hạt Neutrino, đây là loại hạt cực kỳ nhỏ, nhỏ đến nỗi chúng có thể đi xuyên qua một độ dày vật chất rất lớn (tính bằng độ dài thiên văn) mà không gây ra bất kỳ một tương tác nào.
Tốc độ của chúng khiến giới khoa học kinh ngạc, gần bằng tốc độ ánh sáng, tương đương gần 300.000 km/giây!
Giới khoa học Trái Đất không ngừng đo đạc các loại hạt ma này với độ chính xác cao hơn trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, một máy dò có tên Juno hiện đang được xây dựng, dự kiến sẽ lớn hơn Borexino 70 lần và có thể cung cấp cái nhìn tinh chỉnh hơn rất nhiều.
Trong
đó, máy dò KamLAND (nhằm giải mã các nguồn nhiệt trong lòng đất) là cỗ
máy đầu tiên nghiên cứu về hạt Neutrino, trong một nỗ lực cung cấp kiến
thức của nhân loại về chính những gì xảy ra bên trong lòng Trái Đất, từ
đó, tạo dữ liệu tìm hiểu Hệ Mặt Trời và vũ trụ.
Theo dữ liệu địa chấn của Kamland.stanford.edu, Trái Đất có 5 lớp (từ trong ra ngoài, gồm): Lõi - Lớp phủ - Lớp vỏ đại dương - Lớp vỏ lục địa - Trầm tích.
Tất cả các lớp này đều ở thể rắn, ngoại trừ lớp Lõi (ngoài). Mặc dù lớp phủ là rắn nhưng nó đối lưu, vì thế, lớp này chịu trách nhiệm cho các hiện tượng trên mặt đất như kiến tạo mảng và động đất.
Lớp vỏ đại dương được làm mới ở các rìa giữa đại dương và được tái chế trở lại lớp phủ tại các khu vực hút chìm. Vì vậy, lớp vỏ đại dương điển hình (khoảng 80 triệu năm tuổi) trẻ hơn nhiều so với lớp vỏ lục địa (khoảng 2 tỷ năm tuổi).
Cho đến nay, lỗ khoan nhân tạo sâu nhất Trái Đất ở độ sâu khoảng 12 km, bằng 1/500 bán kính Trái Đất.
Những nghi vấn
Kỹ thuật hiện đại cho phép giới khoa học có cái nhìn hoàn toàn mới về Trái Đất ở độ sâu hơn 6.000 km. Tận cùng của Trái Đất là lớp lõi (gồm lõi trong và lõi ngoài), đây là một thế giới của lõi sắt nóng chảy (lõi trong rắn), trôi nổi như những lục địa lớn trong thế giới ngầm. Điểm cao nhất của lớp lõi cao hơn đỉnh Everest 100 lần.
Để dễ hình dung, nếu bạn hút được toàn bộ lõi sắt nóng chảy này lên bề mặt Trái Đất thì chúng đủ nhiều để bao phủ toàn bộ quả địa cầu trong một hồ dung nham sâu khoảng 100 km.
"Đó có phải Mặt Trời bên trong lòng đất không?" - Rất nhiều nhà khoa học địa chất đã đặt câu hỏi về sự tồn tại bí ẩn của lõi sắt nóng chảy này. Dù chưa có được câu trả lời rõ ràng nhưng giới nghiên cứu hiểu sâu sắc vai trò của lớp lõi trong sự tiến hóa của Trái Đất cũng như sứ mệnh sống còn của nó khi bảo vệ sự sống Trái Đất.
Cho đến nay, khoa học mới chỉ hiểu thêm được một chút về lòng đất thông qua sóng địa chấn. Nhiều quan điểm cho rằng, bên trong lõi Trái Đất sâu hơn 6.000 km là một "lò phản ứng hạt nhân", tạo ra sức nóng không thể giải thích được từ trung tâm lòng đất. Đối với các nhà khoa học, bên dưới lòng đất là một thế giới rộng lớn, chứa đầy sự kiện bí ẩn mà họ đang ngày đêm tìm hiểu, giải mã.
Mới đây nhất, các nhà khoa học đã tìm thấy những "hạt ma" mới sâu bên trong lòng đất. Sở dĩ, họ gọi các hạt bí ẩn này có tên Geoneutrino là "hạt ma" là vì chúng rất nhỏ, di chuyển rất nhanh và có thể xuyên qua toàn bộ Trái Đất mà không tương tác với bất cứ thứ gì!
"Hạt ma" Geoneutrino bị phát hiện bằng máy dò Borexino đặt tại Phòng thí nghiệm ngầm Nazatorali del Gran Sasso ở Ý, được chôn sâu 1.400 mét dưới lòng đất, thực hiện các phép đo cực kỳ nhạy cảm với các hiện tượng thường không thể phát hiện được. Các nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm ngầm lớn nhất thế giới đã tìm thấy 53 sự kiện mới, gần gấp đôi so với trước đây.
Họ hy vọng rằng những khám phá mới có thể làm sáng tỏ hơn các quá trình đang diễn ra ngay dưới chân chúng ta nhưng phần lớn vẫn còn bí ẩn.
Theo nhận định của giới chuyên gia, "hạt ma" Geoneutrino được tạo ra trong quá trình phân rã phóng xạ bên trong Trái Đất. Sự tồn tại của chúng đồng nghĩa với việc hành tinh của chúng ta đang đốt cháy với các hạt siêu nhỏ, nhưng lại hoàn toàn vô hình trước mắt chúng ta.
"Geoneutrino là dấu vết trực tiếp duy nhất của các phân rã phóng xạ xảy ra bên trong Trái Đất và tạo ra một phần năng lượng chưa được biết đến nhằm thúc đẩy tất cả các động lực của hành tinh chúng ta" - Livia Ludhova, một trong hai điều phối viên khoa học hiện tại của Borexino cho biết.
Các nhà khoa học đã theo dõi các hạt ma này từ năm 2007 và đã thu thập thông tin trong thời gian đó. Năm 2019, các nhà khoa học đã phát hiện ra các dòng "hạt ma" mới, củng cố những bằng chứng về sự tồn tại của chúng trong lòng đất.
Dữ liệu mới giúp tinh chỉnh sự hiểu biết của các nhà khoa học về cách các quá trình đốt cháy trong lòng đất xảy ra. Điều đó cho thấy rất có khả năng các quá trình phóng xạ bên trong Trái Đất đang tạo ra hơn một nửa nhiệt lượng, phần còn lại đến từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, nghĩa là các quá trình phóng xạ đó chịu trách nhiệm cho những ngọn núi lửa và động đất - làm thay đổi cuộc sống của cư dân trên bề mặt Trái Đất.
"Hạt ma" Geoneutrino thuộc loại hạt Neutrino, đây là loại hạt cực kỳ nhỏ, nhỏ đến nỗi chúng có thể đi xuyên qua một độ dày vật chất rất lớn (tính bằng độ dài thiên văn) mà không gây ra bất kỳ một tương tác nào.
Tốc độ của chúng khiến giới khoa học kinh ngạc, gần bằng tốc độ ánh sáng, tương đương gần 300.000 km/giây!
Giới khoa học Trái Đất không ngừng đo đạc các loại hạt ma này với độ chính xác cao hơn trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, một máy dò có tên Juno hiện đang được xây dựng, dự kiến sẽ lớn hơn Borexino 70 lần và có thể cung cấp cái nhìn tinh chỉnh hơn rất nhiều.
Theo dữ liệu địa chấn của Kamland.stanford.edu, Trái Đất có 5 lớp (từ trong ra ngoài, gồm): Lõi - Lớp phủ - Lớp vỏ đại dương - Lớp vỏ lục địa - Trầm tích.
Tất cả các lớp này đều ở thể rắn, ngoại trừ lớp Lõi (ngoài). Mặc dù lớp phủ là rắn nhưng nó đối lưu, vì thế, lớp này chịu trách nhiệm cho các hiện tượng trên mặt đất như kiến tạo mảng và động đất.
Lớp vỏ đại dương được làm mới ở các rìa giữa đại dương và được tái chế trở lại lớp phủ tại các khu vực hút chìm. Vì vậy, lớp vỏ đại dương điển hình (khoảng 80 triệu năm tuổi) trẻ hơn nhiều so với lớp vỏ lục địa (khoảng 2 tỷ năm tuổi).
Những nghi vấn
Kỹ thuật hiện đại cho phép giới khoa học có cái nhìn hoàn toàn mới về Trái Đất ở độ sâu hơn 6.000 km. Tận cùng của Trái Đất là lớp lõi (gồm lõi trong và lõi ngoài), đây là một thế giới của lõi sắt nóng chảy (lõi trong rắn), trôi nổi như những lục địa lớn trong thế giới ngầm. Điểm cao nhất của lớp lõi cao hơn đỉnh Everest 100 lần.
Để dễ hình dung, nếu bạn hút được toàn bộ lõi sắt nóng chảy này lên bề mặt Trái Đất thì chúng đủ nhiều để bao phủ toàn bộ quả địa cầu trong một hồ dung nham sâu khoảng 100 km.
"Đó có phải Mặt Trời bên trong lòng đất không?" - Rất nhiều nhà khoa học địa chất đã đặt câu hỏi về sự tồn tại bí ẩn của lõi sắt nóng chảy này. Dù chưa có được câu trả lời rõ ràng nhưng giới nghiên cứu hiểu sâu sắc vai trò của lớp lõi trong sự tiến hóa của Trái Đất cũng như sứ mệnh sống còn của nó khi bảo vệ sự sống Trái Đất.
Bài viết sử dụng nguồn: Independent, Kamland.stanford.edu
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.
Theo Trí Thức Trẻ
Trên mạng xã hội, có khá nhiều trường hợp những người người
nuôi chó được "khen" là sở hữu con vật có gương mặt hay biểu cảm trông
giống với mình. Hóa ra, đây là một hiện tượng khoa học đã được nhiều nhà
nghiên cứu chú ý và tìm hiểu.
Nó không phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có một lời giải thích khoa học và hợp lý về lý do tại sao chuyện này lại xảy ra. Vì vậy, nếu ai đã từng nói rằng bạn và thú cưng của bạn trông giống nhau, thì không có gì lạ hay mang ý nghĩa châm biếm, miệt thị.
Với những người đi chọn mua chó ở một trại chó hoặc nơi nhận thú nuôi thất lạc, trong vô thức, họ thường chọn những con vật có ngoại hình trông giống với mình. Thời gian bỏ ra trong việc lựa chọn này càng lâu, con chó được chọn càng giống với người ra quyết định. Tất nhiên, điều này sẽ không đúng trong trường hợp bạn đang đi trên đường và thấy một con chó vô gia cư, sau đó mang nó về. Hành động này biến nó thành một sự lựa chọn tự phát, theo cách mà bạn không cố gắng chọn lựa theo ngoại hình của vật nuôi.
Các nhà khoa học gọi đây là "hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần". Nói một cách đơn giản, chúng ta có thói quen thích những thứ quen thuộc. Và thứ gì quen thuộc nhất với mỗi con người? Đó chính là khuôn mặt của họ, được nhìn thấy hằng ngày qua gương hay các vật phản chiếu. Trong vô thức, chúng ta quen thuộc và yêu thích nó, rồi dần chuyển một số tình cảm đó sang bất cứ thứ gì tương tự, đủ để nhắc nhở chúng ta về khuôn mặt của mình.
Theo tiến sĩ Stanley Conor, giáo sư danh dự của Khoa Tâm lý học tại Đại học British Columbia, thì việc này giống như khi thấy một cuốn sách phản ánh bản thân mình, chúng ta sẽ mua nó. Ông đã tiến hành nghiên cứu trên 104 sinh viên nữ, về sở thích nuôi và chọn chó của mình. Kết quả khá bất ngờ khi các con chó được yêu thích nhất có nét tương xứng nhất định với ngoại hình của người lựa chọn. Ví dụ những cô gái có mái tóc dài có xu hướng thích giống chó Springer Spaniel và Beagle. Các phụ nữ có mái tóc ngắn có xu hướng thích chó giống Siberian Huskies và Basenjis hơn.
Và theo thời gian, trong suốt quá trình nuôi, những người chủ cũng có xu hướng chải chuốt, chăm sóc nó theo cách mà mình thích, mua cho nó quần áo trang phục theo ý nghĩ cá nhân. Tất cả những điều này đều góp phần vào ngoại hình cuối cùng của con vật.
Tiếp đó, ở phía ngược lại, những con chó cũng có thể bắt chước chủ của chúng.
Chó rất thông minh và chúng có
thể sao chép hành vi của người chủ. Một nghiên cứu đã cố gắng dạy cho
chó mở các cánh cửa theo bất cứ cách nào chúng muốn. Và thú cưng thích
cách mà chúng đã nhìn thấy chủ nhân của mình sử dụng. Nó sẽ không bao
giờ chọn một cách khác để mở cửa, ngay cả khi được dạy.
Ngoài ra, một điều thú vị nữa là người ta cũng phát hiện ra rằng những con chó có xu hướng ngáp theo cách dễ lây lan giống như con người. Vì vậy, nếu con thú cưng đáng yêu của bạn cư xử giống như bạn, thì đó là bởi vì chúng là những kẻ bắt chước hoàn hảo.
Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát 1.600 con chó từ 50 giống chó khác nhau để xem liệu đặc điểm tính cách của chúng có thay đổi theo thời gian hay không. Và câu trả lời hóa ra là: Có!
Chúng thực sự thay đổi rất nhiều và điều này gắn liền với tính cách con người của chủ nuôi. Tính cách của con vật bị ảnh hưởng nhiều từ chủ, như năng động, vui tươi, tiêu cực hay hung dữ. Con vật có xu hướng cư xử và phản ứng giống cách hành xử của người nuôi mình, một cách chủ động.
Chó trông giống hệt chủ? Khoa học có lời giải thích cho việc này
Bảo Nam |
Các nhà khoa học phát hiện rằng không phải ngẫu nhiên mà mọi người thường hay khen người khác là "có con chó giống chủ như đúc".
Nó không phải chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có một lời giải thích khoa học và hợp lý về lý do tại sao chuyện này lại xảy ra. Vì vậy, nếu ai đã từng nói rằng bạn và thú cưng của bạn trông giống nhau, thì không có gì lạ hay mang ý nghĩa châm biếm, miệt thị.
Với những người đi chọn mua chó ở một trại chó hoặc nơi nhận thú nuôi thất lạc, trong vô thức, họ thường chọn những con vật có ngoại hình trông giống với mình. Thời gian bỏ ra trong việc lựa chọn này càng lâu, con chó được chọn càng giống với người ra quyết định. Tất nhiên, điều này sẽ không đúng trong trường hợp bạn đang đi trên đường và thấy một con chó vô gia cư, sau đó mang nó về. Hành động này biến nó thành một sự lựa chọn tự phát, theo cách mà bạn không cố gắng chọn lựa theo ngoại hình của vật nuôi.
Các nhà khoa học gọi đây là "hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần". Nói một cách đơn giản, chúng ta có thói quen thích những thứ quen thuộc. Và thứ gì quen thuộc nhất với mỗi con người? Đó chính là khuôn mặt của họ, được nhìn thấy hằng ngày qua gương hay các vật phản chiếu. Trong vô thức, chúng ta quen thuộc và yêu thích nó, rồi dần chuyển một số tình cảm đó sang bất cứ thứ gì tương tự, đủ để nhắc nhở chúng ta về khuôn mặt của mình.
Theo tiến sĩ Stanley Conor, giáo sư danh dự của Khoa Tâm lý học tại Đại học British Columbia, thì việc này giống như khi thấy một cuốn sách phản ánh bản thân mình, chúng ta sẽ mua nó. Ông đã tiến hành nghiên cứu trên 104 sinh viên nữ, về sở thích nuôi và chọn chó của mình. Kết quả khá bất ngờ khi các con chó được yêu thích nhất có nét tương xứng nhất định với ngoại hình của người lựa chọn. Ví dụ những cô gái có mái tóc dài có xu hướng thích giống chó Springer Spaniel và Beagle. Các phụ nữ có mái tóc ngắn có xu hướng thích chó giống Siberian Huskies và Basenjis hơn.
Và theo thời gian, trong suốt quá trình nuôi, những người chủ cũng có xu hướng chải chuốt, chăm sóc nó theo cách mà mình thích, mua cho nó quần áo trang phục theo ý nghĩ cá nhân. Tất cả những điều này đều góp phần vào ngoại hình cuối cùng của con vật.
Tiếp đó, ở phía ngược lại, những con chó cũng có thể bắt chước chủ của chúng.
Ngoài ra, một điều thú vị nữa là người ta cũng phát hiện ra rằng những con chó có xu hướng ngáp theo cách dễ lây lan giống như con người. Vì vậy, nếu con thú cưng đáng yêu của bạn cư xử giống như bạn, thì đó là bởi vì chúng là những kẻ bắt chước hoàn hảo.
Các nhà nghiên cứu cũng đã quan sát 1.600 con chó từ 50 giống chó khác nhau để xem liệu đặc điểm tính cách của chúng có thay đổi theo thời gian hay không. Và câu trả lời hóa ra là: Có!
Chúng thực sự thay đổi rất nhiều và điều này gắn liền với tính cách con người của chủ nuôi. Tính cách của con vật bị ảnh hưởng nhiều từ chủ, như năng động, vui tươi, tiêu cực hay hung dữ. Con vật có xu hướng cư xử và phản ứng giống cách hành xử của người nuôi mình, một cách chủ động.
Tham khảo psychologytoday
Thực nghiệm: Virus SARS-CoV-2 sống từ 4 giờ cho tới 3 ngày ngoài môi trường nhưng sẽ bị tiêu diệt chỉ trong 1 phút với dung dịch khử trùng
| Sống
Phải tới tận bây giờ, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) mới công bố kết quả trong thực nghiệm đầu tiên của họ để xác nhận, virus gây ra dịch Covid-19 có thể sống từ 4 giờ cho tới 3 ngày ngoài môi trường, tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và bề mặt nó bám lên.
Covid-19 là một bệnh về đường hô hấp, có nghĩa là nó thường lây qua
các giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào môi trường. Những
giọt bắn này mang theo virus có thể rơi vào mũi hoặc miệng của bất cứ ai
khi họ hít phải chúng.
Nhưng một người cũng có thể bị nhiễm Covid-19 nếu họ chạm vào bề mặt hoặc đồ vật dính giọt bắn chứa virus có trên đó, sau đó chạm tay lên mắt, mũi, miệng của mình. Đó là một câu hỏi mà từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các nhà khoa học đã rất muốn trả lời:
Liệu SARS-CoV-2 này có thể tồn tại bao nhiêu lâu trên các bề mặt?
Trước đây đã có một vài ước tính về tuổi thọ của virus SARS-CoV-2 bên ngoài môi trường, tuy nhiên, chúng chỉ dựa trên những nghiên cứu trước đây về chủng anh em của nó, virus SARS gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp năm 2003.
Phải tới tận bây giờ, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) mới công bố kết quả trong thực nghiệm đầu tiên của họ để xác nhận, virus gây ra dịch Covid-19 có thể sống từ 4 giờ cho tới 3 ngày ngoài môi trường, tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và bề mặt nó bám lên.
Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu trên các bề mặt?
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học ở NIH đã so sánh tuổi thọ của virus SARS-CoV-2 với chủng anh em của nó SARS khi tồn tại trên các bề mặt bên ngoài môi trường.
Họ sử dụng một hệ máy phun aerosol để mô phỏng lại kịch bản giọt bắn có kích thước dưới 5 micromet phát tán ra môi trường. Nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát lần lượt ở khoảng 21-23 độ C và 65%.
Các bề mặt được cho virus bám lên thử nghiệm bao gồm: nhựa polypropylen, inox 304, kim loại đồng và giấy bìa các tông. Các bề mặt này mô phỏng theo nhiều loại bề mặt trong bệnh viện và cả cuộc sống hàng ngày mà chúng ta hay tiếp xúc.
Kết quả thử nghiệm cho thấy cả hai chủng SARS-CoV-2 và SARS đều có khả năng sống lâu nhất trên thép không gỉ (inox) và polypropylen, loại nhựa được sử dụng để làm ra nhiều vật dụng từ đồ chơi trẻ em cho đến nội thất xe hơi. Cả hai loại virus này tồn tại đến 3 ngày trên nhựa và SARS-CoV-2 tồn tại 3 ngày trên thép không gỉ.
Trong kịch bản bám trên bìa các tông, virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn gấp 3 lần so với SARS: 24 giờ so với 8 tiếng. Nhưng chúng chết nhanh hơn khi ở trên bề mặt đồng. SARS-CoV-2 biến mất sau 4 giờ bám trên đồng, còn SARS mất 8 tiếng.
Bên trong các giọt aerosol cả virus SARS-CoV-2 và SARS đều có vòng bán hủy là 2,74 giờ, nghĩa là một nửa số virus sẽ chết cứ sau mỗi khoảng thời gian đó.
Trước
đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Hospital
Infection đã xem xét tuổi thọ của các chủng virus corona được tìm thấy
trên các bề mặt trong điều kiện nhiệt độ 20 độ C.
Theo đó, SARS có thể tồn tại 2 ngày trên thép không gỉ, 4 ngày trên gỗ, thủy tinh, và 5 ngày trên kim loại, nhựa và gốm. (Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một chủng virus SARS có thể tồn tại đến 9 ngày trên bề mặt nhựa ở nhiệt độ phòng).
Trên bề mặt nhôm, virus SARS có thể sống sót từ 2 đến 8 giờ. Và trên bề mặt mủ cao su latex, chúng sẽ chết sau 8 giờ.
Bình luận về các phát hiện mới này, nhà miễn dịch học Rachel Graham tại Đại học North Carolina cho biết nhìn chung có thể thấy virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 có thể tồn tại từ vài giờ cho đến vài ngày trên các bề mặt.
Các dạng bề mặt nhẵn như tay nắm cửa, mặt bàn nhìn chung dễ lây truyền virus hơn. Các bề mặt như tiền, giấy, vải có thể an toàn hơn một chút vì một lượng virus nhất định sẽ bị giam giữ bên trong các cấu trúc xốp của chúng.
Điện thoại thông minh của bạn, với bề mặt kính và nhôm, cũng có thể là một vật dụng mang virus tiềm năng. Graham khuyến cáo mọi người nên khử trùng điện thoại của họ, "đặc biệt nếu bạn mang nó vào phòng vệ sinh cùng với mình".
Nhiệt độ môi trường tạo ra sự khác biệt lớn
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Hospital Infection cũng cho thấy nhiệt độ có thể là một trở ngại lớn cho sự tồn tại của virus SARS-CoV. Chỉ cần tăng 10 độ từ 20 lên 30 độ C, thời gian sống của virus SARS trên thép đã bị rút xuống còn một nửa.
Đó là bởi vì các chủng virus corona, bao gồm cả SARS-CoV-2 mới đang gây ra dịch Covid-19 mang trên mình chúng một vỏ bọc: đó là một lớp màng lipid bảo vệ chúng khi virus di chuyển từ người này sang người khác trong không khí. Vỏ bọc đó có thể bị sấy khô dưới thời tiết nóng, và từ đó làm chết virus.
Graham cho biết độ ẩm cao hơn, nhiệt độ vừa phải và một môi trường thông gió tốt sẽ giúp tiêu diệt virus bám trên các bề mặt nhanh hơn. Điều này cũng giải thích tại sao virus gây bệnh đường hô hấp thường bùng phát theo mùa: Nhiệt độ mát hơn giúp lớp màng lipid của chúng cứng lại, bảo vệ virus tốt hơn.
Cách khử virus bám trên các bề mặt
Các tác giả của nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Hospital Infection lưu ý rằng virus corona bám trên các bề mặt và vật dụng có thể bị "bất hoạt hiệu quả" trong vòng 1 phút nếu chúng ta lau chúng với cồn ethanol 62% đến 71%, hydro peroxide 0,5% hoặc natri hypochlorite 0,1% .
"Chúng tôi hy vọng một hiệu ứng tương tự cũng giúp chống lại SARS-CoV-2", họ nói thêm.
Graham cho biết những chất khử trùng bề mặt này thậm chí có thể hoạt động trong vòng 15 giây. Tuy nhiên, để diệt được toàn bộ virus bám trên đó, bạn sẽ phải chờ đợi trong khoảng 5-6 phút. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa bạn phải lau đi lau lại một cái tay nắm cửa tới 6 phút đồng hồ.
Graham cho biết nguyên lý quan trọng khi khử trùng bề mặt là chỉ cần giảm tải lượng virus bám trên đó xuống dưới ngưỡng lan truyền để gây bệnh. "Hầu hết các sản phẩm thương mại được dán nhãn 'chất khử trùng' đều tuyên bố rằng chúng có tỷ lệ tiêu diệt 99,9% mầm bệnh", cô nói – và ở tỷ lệ này, chúng chắc chắn sẽ giữ cho các bề mặt trở nên an toàn.
Nhưng có một lưu ý, các loại nước rửa tay khô chứa cồn không hề lý tưởng để làm sạch các bề mặt cứng, bởi nồng độ cồn của chúng không đủ cao. Nước rửa tay khô được thiết kế để làm giảm tải lượng mầm bệnh trên tay bạn, đồng thời không "tước đi tất cả các loại dầu và độ ẩm của da", Graham nói. "Chất khử trùng bề mặt - như Lysol, chất tẩy - là tốt hơn khi khử trùng các bề mặt".
Hạn Hạn chế chạm tay lên mặt và hãy rửa tay thường xuyên
Graham nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay và không chạm vào mặt bạn - đó là những cách tốt nhất bạn có thể làm để giảm thiểu cơ hội nhiễm Covid-19 từ các bề mặt.
Nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng nếu một người dành 5 giây chạm vào bề mặt, nơi có những con virus cúm A đang sống, 32% virus sống trên đó có thể sẽ dính sang tay họ.
"Nếu bạn chuẩn bị dùng bữa, sắp sửa trang điểm hoặc chơi với em bé, v.v., hãy rửa tay", Graham nói. Cô cũng đề nghị mọi người nên gội đầu nếu có ai đó hắt hơi gần họ, mặc dù virus không tồn tại quá lâu trên tóc.
Tất nhiên, virus corona không thể lây nhiễm xuyên qua da bạn, vì vậy, chỉ cần bạn hạn chế chạm tay lên mắt, mũi và miệng của mình, bạn có thể phòng tránh được chúng. Nhưng nói thì dễ hơn làm. "Hầu hết mọi người chúng ta đều chạm lên mặt mình vài trăm lần mỗi ngày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên để ý xem bàn tay của mình đang sạch tới mức nào", Graham nói.
*Bạn đã rửa tay đúng cách trong mùa dịch Covid-19 để bảo vệ bản thân mình? Hãy thử làm bài trắc nghiệm sau đây để kiếm tra nhé:
Nhưng một người cũng có thể bị nhiễm Covid-19 nếu họ chạm vào bề mặt hoặc đồ vật dính giọt bắn chứa virus có trên đó, sau đó chạm tay lên mắt, mũi, miệng của mình. Đó là một câu hỏi mà từ khi dịch Covid-19 bùng phát, các nhà khoa học đã rất muốn trả lời:
Liệu SARS-CoV-2 này có thể tồn tại bao nhiêu lâu trên các bề mặt?
Trước đây đã có một vài ước tính về tuổi thọ của virus SARS-CoV-2 bên ngoài môi trường, tuy nhiên, chúng chỉ dựa trên những nghiên cứu trước đây về chủng anh em của nó, virus SARS gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp năm 2003.
Phải tới tận bây giờ, một nhóm các nhà khoa học tại Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) mới công bố kết quả trong thực nghiệm đầu tiên của họ để xác nhận, virus gây ra dịch Covid-19 có thể sống từ 4 giờ cho tới 3 ngày ngoài môi trường, tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và bề mặt nó bám lên.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học ở NIH đã so sánh tuổi thọ của virus SARS-CoV-2 với chủng anh em của nó SARS khi tồn tại trên các bề mặt bên ngoài môi trường.
Họ sử dụng một hệ máy phun aerosol để mô phỏng lại kịch bản giọt bắn có kích thước dưới 5 micromet phát tán ra môi trường. Nhiệt độ và độ ẩm được kiểm soát lần lượt ở khoảng 21-23 độ C và 65%.
Các bề mặt được cho virus bám lên thử nghiệm bao gồm: nhựa polypropylen, inox 304, kim loại đồng và giấy bìa các tông. Các bề mặt này mô phỏng theo nhiều loại bề mặt trong bệnh viện và cả cuộc sống hàng ngày mà chúng ta hay tiếp xúc.
Kết quả thử nghiệm cho thấy cả hai chủng SARS-CoV-2 và SARS đều có khả năng sống lâu nhất trên thép không gỉ (inox) và polypropylen, loại nhựa được sử dụng để làm ra nhiều vật dụng từ đồ chơi trẻ em cho đến nội thất xe hơi. Cả hai loại virus này tồn tại đến 3 ngày trên nhựa và SARS-CoV-2 tồn tại 3 ngày trên thép không gỉ.
Trong kịch bản bám trên bìa các tông, virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn gấp 3 lần so với SARS: 24 giờ so với 8 tiếng. Nhưng chúng chết nhanh hơn khi ở trên bề mặt đồng. SARS-CoV-2 biến mất sau 4 giờ bám trên đồng, còn SARS mất 8 tiếng.
Bên trong các giọt aerosol cả virus SARS-CoV-2 và SARS đều có vòng bán hủy là 2,74 giờ, nghĩa là một nửa số virus sẽ chết cứ sau mỗi khoảng thời gian đó.
Biểu đồ cho thấy thời gian sống của virus SARS-CoV-2 và SARS trên các bề mặt.
Theo đó, SARS có thể tồn tại 2 ngày trên thép không gỉ, 4 ngày trên gỗ, thủy tinh, và 5 ngày trên kim loại, nhựa và gốm. (Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một chủng virus SARS có thể tồn tại đến 9 ngày trên bề mặt nhựa ở nhiệt độ phòng).
Trên bề mặt nhôm, virus SARS có thể sống sót từ 2 đến 8 giờ. Và trên bề mặt mủ cao su latex, chúng sẽ chết sau 8 giờ.
Bình luận về các phát hiện mới này, nhà miễn dịch học Rachel Graham tại Đại học North Carolina cho biết nhìn chung có thể thấy virus SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 có thể tồn tại từ vài giờ cho đến vài ngày trên các bề mặt.
Các dạng bề mặt nhẵn như tay nắm cửa, mặt bàn nhìn chung dễ lây truyền virus hơn. Các bề mặt như tiền, giấy, vải có thể an toàn hơn một chút vì một lượng virus nhất định sẽ bị giam giữ bên trong các cấu trúc xốp của chúng.
Điện thoại thông minh của bạn, với bề mặt kính và nhôm, cũng có thể là một vật dụng mang virus tiềm năng. Graham khuyến cáo mọi người nên khử trùng điện thoại của họ, "đặc biệt nếu bạn mang nó vào phòng vệ sinh cùng với mình".
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Hospital Infection cũng cho thấy nhiệt độ có thể là một trở ngại lớn cho sự tồn tại của virus SARS-CoV. Chỉ cần tăng 10 độ từ 20 lên 30 độ C, thời gian sống của virus SARS trên thép đã bị rút xuống còn một nửa.
Đó là bởi vì các chủng virus corona, bao gồm cả SARS-CoV-2 mới đang gây ra dịch Covid-19 mang trên mình chúng một vỏ bọc: đó là một lớp màng lipid bảo vệ chúng khi virus di chuyển từ người này sang người khác trong không khí. Vỏ bọc đó có thể bị sấy khô dưới thời tiết nóng, và từ đó làm chết virus.
Graham cho biết độ ẩm cao hơn, nhiệt độ vừa phải và một môi trường thông gió tốt sẽ giúp tiêu diệt virus bám trên các bề mặt nhanh hơn. Điều này cũng giải thích tại sao virus gây bệnh đường hô hấp thường bùng phát theo mùa: Nhiệt độ mát hơn giúp lớp màng lipid của chúng cứng lại, bảo vệ virus tốt hơn.
Các tác giả của nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal of Hospital Infection lưu ý rằng virus corona bám trên các bề mặt và vật dụng có thể bị "bất hoạt hiệu quả" trong vòng 1 phút nếu chúng ta lau chúng với cồn ethanol 62% đến 71%, hydro peroxide 0,5% hoặc natri hypochlorite 0,1% .
"Chúng tôi hy vọng một hiệu ứng tương tự cũng giúp chống lại SARS-CoV-2", họ nói thêm.
Graham cho biết những chất khử trùng bề mặt này thậm chí có thể hoạt động trong vòng 15 giây. Tuy nhiên, để diệt được toàn bộ virus bám trên đó, bạn sẽ phải chờ đợi trong khoảng 5-6 phút. Mặc dù vậy, điều đó không có nghĩa bạn phải lau đi lau lại một cái tay nắm cửa tới 6 phút đồng hồ.
Graham cho biết nguyên lý quan trọng khi khử trùng bề mặt là chỉ cần giảm tải lượng virus bám trên đó xuống dưới ngưỡng lan truyền để gây bệnh. "Hầu hết các sản phẩm thương mại được dán nhãn 'chất khử trùng' đều tuyên bố rằng chúng có tỷ lệ tiêu diệt 99,9% mầm bệnh", cô nói – và ở tỷ lệ này, chúng chắc chắn sẽ giữ cho các bề mặt trở nên an toàn.
Nhưng có một lưu ý, các loại nước rửa tay khô chứa cồn không hề lý tưởng để làm sạch các bề mặt cứng, bởi nồng độ cồn của chúng không đủ cao. Nước rửa tay khô được thiết kế để làm giảm tải lượng mầm bệnh trên tay bạn, đồng thời không "tước đi tất cả các loại dầu và độ ẩm của da", Graham nói. "Chất khử trùng bề mặt - như Lysol, chất tẩy - là tốt hơn khi khử trùng các bề mặt".
Hạn Hạn chế chạm tay lên mặt và hãy rửa tay thường xuyên
Graham nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rửa tay và không chạm vào mặt bạn - đó là những cách tốt nhất bạn có thể làm để giảm thiểu cơ hội nhiễm Covid-19 từ các bề mặt.
Nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng nếu một người dành 5 giây chạm vào bề mặt, nơi có những con virus cúm A đang sống, 32% virus sống trên đó có thể sẽ dính sang tay họ.
"Nếu bạn chuẩn bị dùng bữa, sắp sửa trang điểm hoặc chơi với em bé, v.v., hãy rửa tay", Graham nói. Cô cũng đề nghị mọi người nên gội đầu nếu có ai đó hắt hơi gần họ, mặc dù virus không tồn tại quá lâu trên tóc.
Tất nhiên, virus corona không thể lây nhiễm xuyên qua da bạn, vì vậy, chỉ cần bạn hạn chế chạm tay lên mắt, mũi và miệng của mình, bạn có thể phòng tránh được chúng. Nhưng nói thì dễ hơn làm. "Hầu hết mọi người chúng ta đều chạm lên mặt mình vài trăm lần mỗi ngày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên để ý xem bàn tay của mình đang sạch tới mức nào", Graham nói.
*Bạn đã rửa tay đúng cách trong mùa dịch Covid-19 để bảo vệ bản thân mình? Hãy thử làm bài trắc nghiệm sau đây để kiếm tra nhé:
Tham khảo Businessinsider
Trí Thức Trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét