BẠN VONG NIÊN (ĐL)

 
️Tình Bạn Vong Niên - Lý Bạch - Đỗ Phủ | Ngẫm

Cây nhãn tổ gần 130 tuổi truyền 5 đời ở Hà Nội - Thời sự - ZING.VN

BẠN VONG NIÊN

Thương bà Long Nhãn già
Đã vặn lưng thụ cổ
Vẫn quanh năm nở hoa
Mùa nối mùa trĩu quả...

Bà kết tình từ gió
Và kết nghĩa từ sương
Nên dưới trời sương gió
Mãi xum xuê phi thường?

Hằng đêm sâu tịnh lặng
Bà ru hồn tôi say
Trong mê tỉnh thoáng đàn dơi bay liệng
Ngỡ én về múa vũ điệu xuân lai...

Chịu ơn bà Long Nhãn
Dung dưỡng một đời này                                                                Đêm đêm ngồi dựa gốc                                                                    Ngật ngưỡng với cao dày!


                                             Trần Hạnh Thu

Tiên ông luận cờ” – hình ảnh biểu trưng giá trị văn hóa dân gian Việt 

Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

  Thứ bảy , 28/03/2015, 15:03 GMT+7
      
Có người cho rằng hai câu kết “tác giả có ý dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được công danh phú quỷ rất mực vinh hiển. Sau bừng mất tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng... Chúng tôi không nghĩ như 
Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện còn để lại khoảng 1.000 bài thơ chữ Hán và trên dưới 200 bào thơ Nôm trong "Bạch Vân am tập " và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”
Nhận xét về thơ Trạng Trình, nhà sử học Phan Huy Chú trong thế kỉ XIX có viết:
“Văn chương ông tự nhiên, nói ra là thành khôngcần gọt giũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà cóývị, đều có quan hệ đến việc dạy đời”.
Mảng thơ viết về thiên nhiên và vịnh nhàn chiếm một tỉlệ sang trọng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài thơ Nôm số 73 của Tiên sinh mà người soạn sách Ngữ văn đặt cho cái nhan đề "Nhàn" tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn thanh cao của “ôngTiên giữa cõi trần ” này.
“Nhàn ” được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đườngluật, đó là những vần thơ “giản di mà linh hoạt, khôngmàu mè mà có ý vị”
"Một mai, một cuốc, một cần cáu,
Thơ thẩn, nào ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắngvẻ,
Người khôn, ngườiđến chốn lao xao.
Thu ăn măngtrúc, đôngăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạtắm ao.
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”,
Nhịp thơ rất biến hóa, gợi lên một tâm thế đủng đỉnh khoan thai của một lão nông sống ung dung thanh thản nơi vườn quê thân thuộc:
“Một mai, một cuốc, một cần câu,”
Thơ thẩn, nào ai vui thú nào Mai, cuốc, cần câu, những nông cụ ấy, vật dụng ấy với ta cũng chí có “một” mà thôi; hằng ngày ta vẫn cùng "Một mai, một cuốc, một cần câu ” ấy vui vầy giữa "chốn nước non ”, thảnh thơi với dòng xanh sông Tuyết Giang quê nhà. Cái gia tài có 3 thứ, thứ nào cũng chỉ có “một” nhưng với Bạch Vân cư sĩ thì vô cùng giàu có và sang trọng. Dù ai có cách vui thú nào cũng mặc, riêng "ta ” cứ thơ thẩn, nhởn nhơ ung dung giữa cuộc đời. Có tự ý thức được mình thì mới có tâm thế "thơ thẩn ” ấy. Cách sống ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm có khác nào cách sống cần cù, thanh bạch của ức Trai trong thế kỉ XV sau khi đã thoát vòng danh lợi:
"Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then ”,
                                    (Thuật hứng - 24)
Hai câu 3, 4 trong phần thực đối nhau: "Ta dại” đối với “người khôn”, “ta tìm” đối với “người đến”, “nơi vắngvẻ” đối với “chốn lao xao”. Nghệ thuật đối ấy đã tương phản và đối lập hai quan niệm sống, hai cách sống, hai nhân cách trong cuộc đời. "Nơi vắng vẻ” với Nguyễn Bỉnh Khiêm là quê tổ đất cha, là am Bạch Vân, là làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là xã Lí Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng), là sông Tuyết Giang, là quán Trung Tân. Đó là nơi “hằng mến” đối với Tuyết Giang phu tử:
"Ba gian am quán, lòng hằng mến,
Đòi chốn sơn hà, mặt đã quen.
Thanh vắng thú quê giàu mấy nả,
Dữ lành miệng thế mặc chê khen”
"Chốn lao xao" theo Nguyễn Bỉnh Khiêm là chốn bon chen danh lợi, là nơi bọn cơ hội vênh vang tự đắc, lên mặt đạo đức dạy đời, là nơi đồng tiền hôi tanh đã trở thành "sức mạnh của cán cân cônglí”:
"Đạo nọ nghĩa này trăm tiếng bướm,
Nghe thôi thinh thỉnh lại đồng tiền”
                        (Thơ nôm, bài số 5)
Sau nhịp thơ 2/5 và các điệp ngữ "ta”, "người”, chúng ta cảm thấy ánh mắt của nhà thơ nheo lại với nụ cười mỉm:
"Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Hai câu trong phần luận đăng đối hài hòa làm hiện rõ một cách sống giản dị, bình dị, thanh bạch của kẻ sĩ cao khiết đã lánh đục tìm trong, đã thoát "chốn lao xao ” đầy bụi trần:
"Thu ăn măng trúc, đôngăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ”
Trúc và giá còn thơm ngon hơn cao lương mĩ vị "chốn lao xao”.Tắm hồ sen về mùa xuân, tắm ao về mùa hạ đối với Bạch Vân cư sĩ là để thanh sạch tâm hồn, để di dưỡng tinh thần cho thêm phần thanh cao. “Xuân tắm hồ sen ” là thú quê, là niềm vui dân dã không phải ai cũng tìm thấy, ai cũng được tận hưởng:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”.
                                    (Ca dao)
Hai câu kết thể hiện một cốt cách thanh cao, ung dung tự tại của bậc cao sĩ phong lưu. Ởtrên đã nói “ta tìm nơi vắngvẻ” thì khi uống rượu, “ta” lại “đến cội cây”. Trong lúc “người đến chốn lao xao" thì với "tư” lại “nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao”.Xưa nay, đã mấy ai có cách sống đẹp như thế:
"Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao ”
Xưa kia, Nguyễn Trãi đã từng "Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng “.Uống rượu và uống cả ánh trăng thanh. Thì giữa am Bạch Vân, Trạng Trình lại ung dung “Rượu đến cội cây, ta sẽ uống Rượu ấy là rượu đế, rượu tăm, đâu phải là mĩ tửu. Có dị bản ghi: “Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp chữ "nhắp ” mới thể hiện đầy đủ cốt cách của kẻ sĩ yêu nhàn và sống nhàn.
Có người cho rằng hai câu kết “tác giả có ý dẫn điển tích Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, rồi mơ thấy mình ở nước Hòe An, được côngdanh phú quỷ rất mực vinh hiển. Sau bừng mất tỉnh dậy thì hóa ra đó là giấc mộng... Chúng tôi không nghĩ như thế. Một là, Thuần Vu Phần chưa có chút danh vọng gì, giấc mộng của ông ta chỉlà “giấc Nam Kha " mà thôi! Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi bước lên tới đỉnh cao danh vọng mới lui về quê cũ dựng am Bạch Vân để vui thú trong cảnh nhàn:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quỷ tựa chiêm bao ”
Hai là, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có khá nhiều điển tích, còn trong thơ Nôm của ông rất ít điển tích, mà sử dụng nhiều tục ngữ, ca dao. Thuần Vu Phần là một con người bất đắc chí, say sưa, mộng hão, còn Bạch Vân cư sĩ là một con người đã từng đứng trên đỉnh cao danh vọng, ung dung tự tại, caokhiết nên mới có tâm thế "nhìn xem phủ quỷ tựa chiêm bao? ” Con người ấy đã chan hòa với thiên nhiên, từng coi gió mát trăng thanh là “cố trí ”, là "tương thức”:
“Trăng thanh gió mát là tương thức,
Nước biếc non xanh ấy cố tri”
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sống nhàn là coi thường phú quý danh lợi, có sống nhàn mới tận hưởng được mọi vẻ đẹp của thiên nhiên. Một chén rượu, một chén trà đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm là để sống đẹp hơn, an nhàn hơn, hạnh phúc hơn:
“Hoa trúc tay tự giồng
Gậy, dép bén mùi hoa
Chén, cốc ánh sắc hồng
Rửa nghiên cá nuốt mực
Phatrà, chim lánh khói... ”
                              (Ngụ hứng ở quán Trung Tân)
"Nhàn" là một bài thơ tuyệt tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ có ngôn ngữ bình dị, giọng điệu khoan thai, thểhiện một tàm thế thanh cao, coi thường danh lợi phú quý bon chen trong cuộc đời. Có sống trong sạch mới có tâm hồn thanh cao, mới có lối sống nhàn tuyệt đẹp.
Hình ảnh Tuyết Giang phu tử hiện lên thấp thoáng sau vần thơ đã làm cho ta kính phục và ngưỡng mộ kẻ sĩ quân tử thời loạn.
Học bài “Nhàn " để chúng ta hiểu rõ hơn cám hứngthế sự trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và trong thơ văn trung đại.
Có điều ta nên biết, các bạn trẻ nên biết là Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi cả ba lần đều đỗ thủ khoa, đã đỗ Trạng Nguyên. Cái tài học ấy, bảng vàng ấy không thể sống “Nhàn ” mà có được!
Nguồn: Nhungbaivanhay.net

Rượu nhãn Bạc Liêu: Chút hoài niệm về một thời mở đất

Thứ Sáu, 03/08/2012 | 16:30
Không biết rượu nhãn Bạc Liêu có từ bao giờ, nhưng theo những người cao niên địa phương thì cư dân biển nhãn - đất giồng đã biết ngâm rượu nhãn để thưởng thức trong những dịp hội hè, đình đám từ lâu lắm. Có lẽ, rượu nhãn là điều mà cư dân đất giồng nghĩ đến khi những lứa nhãn đầu tiên chín rộ… và điều này cũng đồng nghĩa với rượu nhãn đã tồn tại ở Bạc Liêu ngót nghét gần thế kỷ qua.
Đến Bạc Liêu, ghé thăm “biển nhãn” với hơn 1.000 cây nhãn cổ có tuổi thọ trên 100 năm mà du khách quên việc thưởng thức rượu nhãn sẽ là một thiếu sót đáng tiếc. Ngồi dưới bóng mát của những tán nhãn cổ thụ có vóc dáng đẹp, du khách thỏa sức thả trí tưởng tượng của mình bay bổng theo những gốc nhãn có hình dáng kỳ thú, lắng nghe tiếng chim ríu rít quanh những chùm nhãn chín thơm lừng… để cảm nhận chút tĩnh tại giữa nhịp sống xô bồ, tất bật. Đối với những du khách trẻ tuổi, họ thích leo trèo, tự tay mình hái và thưởng thức những chùm nhãn chín ngay tại cây, đó cũng là cái thú khi đến thăm giồng nhãn. Nhưng với những du khách có tuổi, họ lại thích quây quần cùng anh em, gia đình thưởng thức món bánh xèo trứ danh, nhâm nhi ly rượu nhãn thơm nồng dưới những gốc nhãn chín rộ, khi hứng chí thì ngân nga vài câu vọng cổ để hoài vọng về quá khứ, để nhắc nhớ lịch sử khẩn hoang mở đất của cha ông.
Chị Quách Thị Lý giới thiệu quy trình ngâm rượu nhãn. Ảnh: K.C
Có lẽ, vì thế mà rượu nhãn đã trở thành một phần không thể thiếu của du khách trong những chuyến hành trình về đây. Cái hương vị ngọt ngào, cay nhẹ nơi đầu lưỡi thơm thơm mùi nhãn chín hòa quyện với màu nâu đỏ phơn phớt như đôi môi người thiếu nữ đang xuân… đã làm ngất ngây bao cõi lòng lữ khách. Chẳng biết có quá lời khi nói rằng rượu nhãn nên được thưởng thức tại vườn nhãn đang chín rộ mùa thì hương vị sẽ đậm đà, quyến rũ hơn. Song, đó lại là cảm nhận không hề chủ quan của cá nhân mà lại là cảm nhận chung của nhiều thực khách. Nếu đã một lần thử qua rượu nhãn thì chắc rằng khó ai có thể nào quên, chính cái hương vị nồng nàn đó đã thúc giục bước chân du khách nhanh chân tìm về với khu giồng nhãn. Có rất nhiều cách để pha chế rượu nhãn nhưng theo công thức chung cứ 1kg nhãn sẽ được ngâm với 1 lít rượu (rượu gốc chưa pha chế). Nghe qua tưởng như đơn giản, nhưng thực chất để có được rượu nhãn ngon là cả một quá trình. Nhãn được hái từ cây xuống phải còn nguyên, lặt hết cuống, rửa sạch, sấy khô rồi tiến hành ngâm theo công thức vừa nêu. Sau đó, cho tất cả vào kiệu lớn dùng nắp đậy lại và dùng băng keo dán chặt quanh nắp để mùi rượu không bốc hơi được. Lưu ý, nhãn phải được chọn kỹ, vì nếu có một trái hư cũng có thể làm hỏng cả một kiệu rượu lớn. Rượu nhãn được ngâm từ 1 năm trở lên mới dùng được và hạn dùng từ 1 - 3 năm là ngon nhất, còn nếu để lâu hơn rượu nhãn sẽ mất hương thơm đặc trưng. Có một điều thú vị là chỉ có trái của những cây nhãn cổ mới có thể pha chế được rượu nhãn đạt đến đỉnh cao hương vị.
Nhiều người chỉ biết thưởng thức rượu nhãn nhưng lại không biết nơi nào bán rượu nhãn mới là địa chỉ đáng tin cậy. Là một nghề gia truyền bao đời của gia đình, đến đời chị Quách Thị Lý (ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành) thì rượu nhãn được nâng lên thành thương hiệu. Đây được xem là “địa chỉ” mà chỉ những ai “sành” uống rượu nhãn mới biết được. Chị đã mạnh dạn đăng ký sở hữu trí tuệ với thương hiệu “Rượu nhãn Bạc Liêu Yến Nghi” năm 1997, nhưng đến giờ thương hiệu trên vẫn chưa được nhiều thực khách biết đến. Tuy chất lượng rượu tuyệt vời nhưng mẫu mã sản phẩm thì cần phải xem lại. Bởi lẽ, nếu dùng tại chỗ thì được, nhưng nếu làm quà để biếu người thân, bạn bè sau một chuyến đi xa thì có lẽ không mấy người dám mua để làm quà tặng. Mỗi chai rượu nhãn với thể tích 1 lít được bán với giá rất mềm (60 ngàn đồng), nhưng nếu không hiểu, du khách cứ tưởng chủ quán bán… “nước mắm”?!
Theo chị Lý: “Chúng tôi cũng muốn sản phẩm đặc biệt của Bạc Liêu không chỉ được biết đến trong vùng, mà còn được nhiều tỉnh bạn ưa chuộng. Nhưng để có được mẫu mã sản phẩm đẹp, chúng tôi phải đầu tư khoảng một trăm triệu đồng, trong khi đó mỗi lít rượu nhãn bán ra chúng tôi chỉ lãi khoảng 10 ngàn đồng sau một năm đầu tư ngâm rượu thì biết đến bao giờ mới hoàn lại vốn”. Tuy đã có thương hiệu, nhưng chị lại kinh doanh theo kiểu nhỏ lẻ, còn mang tính thủ công và vẫn rất “rụt rè” khi chưa dám mạnh dạn đầu tư vào mẫu mã thương hiệu. Chị cho rằng, những hộ dân xung quanh cũng ngâm và bán rượu nhãn, đôi khi còn bán cao hơn nhưng chất lượng lại kém xa rượu của chị. Song, chỉ buồn một nỗi là thực khách không phân biệt được giá trị thực của rượu; và còn buồn hơn khi nhiều thực khách uống lầm rượu lại bảo rượu nhãn chẳng có gì ngon như lời đồn.
Thiết nghĩ, nếu chị Lý mạnh dạn trong việc phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô sản xuất rượu nhãn thì không chỉ giải quyết được việc làm cho số lao động nhàn rỗi của địa phương, mà còn có thể bao tiêu được toàn bộ số lượng nhãn cổ khi vào mùa thu hoạch, giúp các nhà vườn thiết tha giữ lại nhãn cổ. Và quan trọng hơn hết là góp phần đáng kể vào sự thành công của đề án “Bảo tồn nhãn cổ Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch” và tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng đất Bạc Liêu.
KIM CHÚC

Văn hóa trải bạt, uống rượu thưởng anh đào độc đáo của người Nhật

Tháng 4, hoa anh đào nở rộ trên khắp nước Nhật. Xứ sở mặt trời mọc khoác lên một tấm áo mới đẹp như cổ tích. Đây cũng là dịp người Nhật cùng nhau thưởng hoa theo cách truyền thống.
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 1

Mùa xuân nước Nhật thay áo mới

Nhật Bản có hai mùa du lịch đặc trưng nhất là mùa thu và mùa xuân. Đến Nhật vào mùa thu, du khách sẽ được ngắm lá vàng, lá đỏ khắp mọi con phố, đan xen với những cây cầu rêu phong nằm giữa những ngôi đền cổ kính ở Kyoto, Osaka, Tokyo. Đến xứ Phù Tang vào mùa xuân, bạn không chỉ nhìn thấy khung hình như cổ tích của những tán hoa anh đào nở rộ, mà trên hết còn được hòa mình vào một nét văn hóa rất Nhật Bản, được cảm nhận những người Nhật rất khác so với trí tưởng tượng. Mùa xuân với người Nhật cũng đặc biệt hơn so với mùa thu khi đây là thời khắc cái lạnh tê tái, khắc nghiệt của mùa đông chính thức qua đi. Nhiệt độ dần vượt qua ngưỡng 10 độ, ánh nắng vàng hơn, ấm áp hơn. Những cô gái Nhật Bản bắt đầu gấp những chiếc áo phao dày cộm cất vào tủ và khoác lên mình bộ trang phục nhẹ nhàng, nữ tính hơn. Thời điểm này, học sinh, sinh viên được nghỉ xuân, cùng gia đình hòa mình vào bữa tiệc bên dưới những gốc anh đào rực rỡ. Hoạt động này được gọi là hanami. Theo truyền thống, những món ăn của người Nhật vào dịp hanami thường là bánh mochi, cơm hộp bento và rượu gạo hanamizake.
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 2
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 5
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 10
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 11

Hanami, ngắm hoa anh đào kiểu Nhật truyền thống thời hiện đại

Bữa ăn dưới các tán anh đào của người Nhật thời nay khá đa dạng. Những người đi ngắm hoa có thể nướng thịt tại chỗ, uống bia, ăn pizza, dâu và sushi. Để có một chỗ ngắm hoa anh đào tại những địa điểm nổi tiếng như Matsumae (Hokkaido), công viên Ueno-onshi-koen (Tokyo), công viên Maruyama (Kyoto), công viên lâu đài Osaka (Osaka), công viên Ohori (Fukuoka)… người Nhật phải xếp hàng từ tận đêm hôm trước. Xếp hàng ở đây không phải là hình ảnh một đoàn người ngồi chầu trực trước cổng công viên chờ giờ mở cửa, mà là cử một người ra công viên trải tấm bạt xanh coi như đặt chỗ. Người Nhật rất tôn trọng việc này nên chỉ cần có một tấm bạt được trải sẵn ở đó, coi như khoảnh đất đã có chủ, sẽ không ai chiếm mất của ai. Vào những ngày cuối tuần, hàng nghìn người kéo tới các công viên để vừa ăn uống, vừa ngắm hoa. Họ ăn, uống rượu, ca hát và chơi những trò chơi nhỏ. Ngay cả những buổi tối trong tuần, các nhóm nhỏ mặc nguyên complet, xách cặp táp cũng kéo nhau ra các gốc anh đào mở những bữa tiệc chớp nhoáng.
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 12
Van hoa trai bat, uong ruou thuong anh dao doc dao cua nguoi Nhat hinh anh 23
Thạch Long

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH