VÕ THUẬT TINH HOA 86
(ĐC sưu tầm trên NET)
Rõ
ràng, ba đòn mà Hoàng Hải Cương dùng để hạ gục Jahongir không hề mang
dáng dấp của Vịnh Xuân Quyền, và người hâm mộ Trung Quốc cũng bày tỏ sự
nghi vấn về Hoàng Hải Cương, rằng anh có thực sự là một võ sư phái Vịnh
Xuân Quyền hay không.
Để giải đáp cho nghi vấn nói trên, tờ báo Sina (Trung Quốc) đã dành một bài viết nói về Hoàng Cương. Sina tiết lộ một thông tin thú vị, đó là Hoàng Hải Cương thực chất là một võ sĩ Muay Thái, tán thủ chứ không phải một võ sư phái Vịnh Xuân.
Không những vậy, Hoàng Hải Cương là võ sĩ sở hữu đẳng cấp cao ở môn Muay Thái, từng là thế hệ đầu tiên ở đội tuyển Muay của Trung Quốc. Võ sĩ 34 tuổi này thậm chí còn 7 lần vô địch Muay nghiệp dư thế giới.
Theo Sina, đúng là Hoàng Hải Cương từng đấu tổng cộng 118 trận, thắng 95 trận nhưng các trận đấu đó đều ở các võ đài Muay Thái. Trước khi đấu với Jahongir người Kazakhstan, Hoàng Hải Cương chưa từng tham dự một giải đấu nào thuộc về môn phái Vịnh Xuân Quyền.
Về
lý do khiến Hoàng Hải Cương phải mượn danh nghĩa Vịnh Xuân Quyền để đấu
với Jahongir, theo Sina, điều này có liên quan tới một số nhân vật
khác, gồm có võ sư Lý Phong phái Vịnh Xuân Quyền, võ sĩ tán thủ Lý Huyền
Vũ và võ sĩ MMA nghiệp dư Từ Hiểu Đông.
Võ sư phái Vịnh Xuân Quyền Lý Phong vốn là một là một trong những người sáng lập ra giải đấu võ thuật "Vua của các vị vua" ở Trung Quốc. Lý Phong từng thách đấu Từ Hiểu Đông nhưng sau đó, võ sĩ Lý Huyền Vũ (bạn của Từ Hiểu Đông) lại thay Hiểu Đông ứng chiến. Khi lên đài vào năm 2019, Lý Huyền Vũ với đẳng cấp vượt trội của mình dễ dàng hạ gục Lý Phong một cách cực kỳ chớp nhoáng.
Đáng
nói, Hoàng Hải Cương lại là người có quan hệ mật thiết với Lý Phong, do
Hoàng Hải Cương là đồng sáng lập giải đấu võ "Vua của các vị vua" ở
Trung Quốc. Chính vì điều này, Hoàng Hải Cương đã mượn danh nghĩa Vịnh
Xuân để đấu đài hòng "gỡ gạc danh dự" cho Lý Phong và cũng nhằm gửi lời
tuyên chiến tới Lý Huyền Vũ và Từ Hiểu Đông.
Tuy nhiên, đến nay thì Lý Huyền Vũ hay Từ Hiểu Đông vẫn chưa lên tiếng về trận đấu vừa qua của Hoàng Hải Cương. Hiện cũng chưa thể biết hai trong số ba nhân vật này có lên đài tỉ thí với nhau hay không.
Võ Sư Một Chân Tạ Anh Dũng - Người Bí Ẩn Võ Sư Tạ Anh Dũng || Hạt Giống Tâm Hồn
► Võ Sư Tạ Anh Dũng bị mất một chân vào năm 21 tuổi, nhưng với nghị lực
phi thường và niềm đam mê võ cổ truyền mãnh liệt, Võ sư Tạ Anh Dũng đã
vượt qua số phận. Khoảnh khắc võ sư (VS) Tạ Anh Dũng cởi bỏ lớp trang
phục hóa trang, xuất hiện với hình ảnh thật trên sân khấu Người bí ẩn đã
khiến nghệ sĩ Hoài Linh, Việt Hương ngỡ ngàng, MC Trấn Thành cũng không
nói nên lời. Không chỉ có ý chí phi thường, người võ sĩ khuyết tật của
môn phái Kim Kê Tây Sơn Nhạn này còn khiến người xem nghẹn ngào vì cuộc
sống cơ hàn.
Ngày nào ông cũng thức dậy từ 5g sáng, đi giao báo ở Q.5, Q.6 đến tầm
10g thì về Trung tâm TDTT Q.5 dạy võ. Hơn 50 năm gắn liền với con đường
võ cổ truyền, ông đã được công nhận là chuẩn võ sư cấp 18/18 của Liên
đoàn thế giới Võ cổ truyền Việt Nam.
Không chỉ luyện võ, ông Tạ Anh Dũng còn chơi nhiều môn thể thao khác
như: đạp xe, bơi lội, đánh bóng bàn, điền kinh... Ông là vận động viên
một chân đầu tiên của VN tham gia cả 6 lần thi marathon quốc tế diễn ra
tại TP.HCM (từ năm 1992 đến 2002).
► “Ý chí của con người luôn phải được đặt lên hàng đầu. Đôi khi nhiều
người đầy đủ lại hay đầu hàng với cuộc đua của cuộc đời. Mình tin mình
làm được thì mình sẽ làm được”. Đó là lời chia sẻ của vị võ sư một chân
Tạ Anh Dũng đã nói với chúng tôi và cho rằng, nghị lực vượt khó để đến
với đỉnh cao của võ học chỉ là nhờ lòng tin vào chính bản thân mình
► Ông trăn trở: “Tập võ là để tránh bạo lực. Tui cho rằng tệ nạn xảy ra
với người trẻ là do các em thiếu sân chơi. Nếu trường nào cũng phát
triển võ thuật thì các em sẽ mạnh mẽ, tự tin và không có bạo lực học
đường”. “Nếu có tiền, tui sẽ mở phòng tập võ. Em nào có điều kiện thì
đóng góp, em nào nhà nghèo thì miễn giảm”. Nói đến đây, ông mỉm cười:
“Có lẽ đó là ước mơ xa vời, vì tui kinh doanh gì đâu mà dư tiền bạc”,
ông mơ ước. Sự thật bất ngờ về vụ võ sư Vịnh Xuân dùng 3 đòn hạ gục đấu sĩ Muay Thái sau 13 giây
Tiểu Mã |
Hóa ra, kẻ đánh bại võ sĩ Muay Thái sau 13 giây hoàn toàn không phải là một võ sư đến từ môn phái Vịnh Xuân Quyền.
Như tin chúng tôi đã đưa, cách đây ít ngày, website 163.com của Trung Quốc đã đăng tải clip trận đấu giữa Hoàng Hải Cương – người được giới thiệu là một võ sư của phái Vịnh Xuân Quyền gặp võ sĩ Muay Thái có tên là Jahongir người Kazakhstan.
Ở trận đấu này, Hoàng Hải Cương mặc trang phục của Vịnh Xuân Quyền, dùng thế thủ của Vịnh Xuân Quyền nhưng lại dùng 3 đòn thường gặp của tán thủ, kickboxing để hạ gục Jahongir sau 13 giây. Đó là một đòn đạp tống trước, một đòn đấm thẳng và một đòn đá tạt.
Ở trận đấu này, Hoàng Hải Cương mặc trang phục của Vịnh Xuân Quyền, dùng thế thủ của Vịnh Xuân Quyền nhưng lại dùng 3 đòn thường gặp của tán thủ, kickboxing để hạ gục Jahongir sau 13 giây. Đó là một đòn đạp tống trước, một đòn đấm thẳng và một đòn đá tạt.
Võ sư Vịnh Xuân hạ đấu sĩ Muay Thái sau 13 giây
Để giải đáp cho nghi vấn nói trên, tờ báo Sina (Trung Quốc) đã dành một bài viết nói về Hoàng Cương. Sina tiết lộ một thông tin thú vị, đó là Hoàng Hải Cương thực chất là một võ sĩ Muay Thái, tán thủ chứ không phải một võ sư phái Vịnh Xuân.
Không những vậy, Hoàng Hải Cương là võ sĩ sở hữu đẳng cấp cao ở môn Muay Thái, từng là thế hệ đầu tiên ở đội tuyển Muay của Trung Quốc. Võ sĩ 34 tuổi này thậm chí còn 7 lần vô địch Muay nghiệp dư thế giới.
Theo Sina, đúng là Hoàng Hải Cương từng đấu tổng cộng 118 trận, thắng 95 trận nhưng các trận đấu đó đều ở các võ đài Muay Thái. Trước khi đấu với Jahongir người Kazakhstan, Hoàng Hải Cương chưa từng tham dự một giải đấu nào thuộc về môn phái Vịnh Xuân Quyền.
Võ sư phái Vịnh Xuân Quyền Lý Phong vốn là một là một trong những người sáng lập ra giải đấu võ thuật "Vua của các vị vua" ở Trung Quốc. Lý Phong từng thách đấu Từ Hiểu Đông nhưng sau đó, võ sĩ Lý Huyền Vũ (bạn của Từ Hiểu Đông) lại thay Hiểu Đông ứng chiến. Khi lên đài vào năm 2019, Lý Huyền Vũ với đẳng cấp vượt trội của mình dễ dàng hạ gục Lý Phong một cách cực kỳ chớp nhoáng.
Hoàng Hải Cương muốn mượn danh Vịnh Xuân để "gỡ danh dự" cho Lý Phong và qua đó thách thức Lý Huyền Vũ.
Tuy nhiên, đến nay thì Lý Huyền Vũ hay Từ Hiểu Đông vẫn chưa lên tiếng về trận đấu vừa qua của Hoàng Hải Cương. Hiện cũng chưa thể biết hai trong số ba nhân vật này có lên đài tỉ thí với nhau hay không.
Vén màn trận đả lôi đài nhớ đời và màn mất tích bí ẩn của võ sĩ “khét” đất Sài Gòn
Tiểu Mã (ghi chép) |
Gặp đúng cao thủ nhà nghề, Cà Na ngay tức khắc bị giáng liền mấy đòn chí mạng, phải té ngửa ra sàn mấy lần, mặt mày bị ăn chỏ sưng vù, mũi rớm máu...
Đất Sài Gòn và các tỉnh lân cận cách đây nhiều thập
kỷ từng chứng kiến không ít tay đấm khét tiếng, tạo nên những màn đả lôi
đài vang danh giới võ lâm đương thời. Trong đó có Huỳnh Sơn (Cà Na), võ sĩ
từng đấu hàng trăm trận, uy danh vang khắp chốn nhưng đột nhiên mất
tích đầy bí ẩn. Cho đến nay, tất cả những gì về Huỳnh Sơn chỉ còn là
miền ký ức.
Trận tỷ thí nhớ đời của gã du đãng và cơ duyên hội ngộ "đại cao thủ"
Huỳnh
Sơn (còn có tên khác là Cà Na) vốn là tay đấm khét tiếng đất Sài Gòn
khoảng thập niên 60 của thế kỷ trước. Nhưng đến nay, chỉ còn một số ít
nhân vật trong làng võ miền Nam còn lưu lại những kỷ niệm về Huỳnh Sơn
và tận mắt chứng kiến những màn đả lôi đài nổi tiếng của Huỳnh Sơn năm
xưa. Trong số đó có võ sư, tiến sĩ Hồ Tường – Chưởng môn phái Tân Khánh
Bà Trà.
Trò chuyện với chúng tôi, võ sư, tiến sĩ Hồ Tường
hồi tưởng lại những ký ức về Huỳnh Sơn, tay đấm lừng lẫy một thời.
Chúng tôi xin được ghi chép lại những thông tin xoay quanh Huỳnh Sơn
thông qua lời kể của võ sư Hồ Tường.
Theo võ sư Hồ Tường
thì Huỳnh Sơn sinh khoảng những năm 1930. Trước khi nổi danh với tên gọi
Huỳnh Sơn, ông có tên khác là Cà Na, một tay anh chị du đãng chỉ nổi
tiếng ở vùng chợ Tân Định, (nằm trên đường Hai Bà Trưng, nay thuộc
phường Tân Định, vẫn thuộc quận 1, TP.HCM).
Cà Na vốn là
đứa con lai Ấn, nhưng cha vô thừa nhận, sống với mẹ buôn tảo bán tần ở
chợ Tân Định. Thời đó, xe ngựa thường chở hàng hóa từ Hóc Môn vô đậu sau
chợ Tân Định, giới bốc xếp mới tranh nhau vác xuống, trong đó có Cà Na.
Nơi xe ngựa đậu gọi là Mã Lộ, nay thành đường Mã Lộ vẫn còn sau chợ Tân
Định. Ngày ấy, Cà Na thường xuyên trải qua những màn đánh lộn, cũng chỉ
để kiếm miếng cơm qua ngày.
Bản thân làm nghề khuân vác
nhưng không đủ kiếm sống, Cà Na bèn đi bắt nạt những phu yếu thế hơn để
đòi tiền bảo kê. Cà Na bắt họ phải nộp tiền cho gã hàng tháng trích từ
tiền kiếm được, nếu không nộp tiền bảo kê sẽ bị đánh và không được hành
nghề ở khu vực chợ Tân Định nữa. Tuy vậy, Cà Na vẫn chẳng đủ ăn tiêu.
Bữa
nọ, tại một kỳ võ đài (không nhớ cụ thể là tổ chức ở Chợ Lớn, Q5 nay
hay Thị Nghè, Bình Thạnh ngày nay), Cà Na trước đó có nghe nói đánh võ
đài thắng thua gì cũng có tiền, nên gã đã đăng ký thượng đài.
Mặc
dù đã dùng cái liều lĩnh của một tên du đãng để thi đấu, lúc nào cũng
nhào vô để... "cố đấm ăn xôi", thế nhưng lần đó, Cà Na đã gặp một đối
thủ thuộc loại nhà nghề. Đây có thể nói là trận đấu nhớ đời của Cà Na
năm xưa.
Khi bước lên đài tỉ thí, Cà Na với bản tính hiếu
thắng đã toán tính tấn công ào ạt hòng đánh phủ đầu để giành chiến
thắng một cách mau lẹ. Thế nhưng, vị cao thủ kia với thân pháp điêu
luyện đã gạt đỡ, tránh né, hóa giải hầu hết mọi đòn tấn công của Cà Na
một cách dễ dàng. Vị cao thủ còn giáng trả lại cho Cà Na mấy đòn chí
mạng, khiến cho Cà Na phải té ngửa ra sàn đài mấy lần, mặt mày bị ăn chỏ
sưng vù, mũi rớm máu...
Kết quả là Cà Na bị tuyên bố
thua điểm. Thất vọng, mệt mỏi, Cà Na ngồi thất thểu bên cạnh mấy đứa đàn
em. Đột nhiên, Cà Na được một người đàn ông trung niên đến hỏi thăm: "Em học võ với ai vậy?". Cà Na không suy nghĩ, đã trả lời ngay: "Huỳnh Tiền!".
Người đàn ông trố mắt nhìn Cà Na hỏi lại: "Phải em học với Huỳnh Tiền không?". Cà Na nói chắc nịch: "Võ sư Huỳnh Tiền đã dạy tôi mà"! Sở dĩ nói như vậy bởi vì Cà Na lúc đó nghe nhiều người nói rằng Huỳnh Tiền đấu võ hay lắm, được ca ngợi là một đại cao thủ.
Lúc này, người đàn ông trung niên mới cười và nói: "Em ơi, ta chính là Huỳnh Tiền đây!"...
Cà Na mới giật mình ngã ngửa. Cà Na vội xin lỗi bậc tiền bối. Trong
lòng Cà Na bỗng vui mừng khôn xiết vì được diện kiến đại cao thủ.
Đó
là lần đầu tiên Cà Na nhờ đánh đài gan lì, mặc dù là bại trận và cũng
nhờ nói láo mà được võ sư Huỳnh Tiền thu nhận là đệ tử. Cũng chính từ cơ
duyên này mà về sau, Huỳnh Tiền đã đào tạo Cà Na trở thành một trong
những đệ tử giỏi của ông. Cũng kể từ đây, Cà Na dần nổi danh với tên gọi
Huỳnh Sơn.
Cuộc đả lôi đài bất phân thắng bại với cao thủ môn "Võ đả hổ" và màn mất tích đầy bí ẩn
Khoảng
thập niên 1960, Huỳnh Sơn là một trong những võ sĩ đấu võ đài nhiều
trận nhất tại các tỉnh thành phía Nam, khoảng trên dưới 100 trận, nhờ
vậy mà cuộc sống kinh tế của hai mẹ con Huỳnh Sơn đã thay đổi.
Thập
niên 60 của thế kỷ trước cũng là giai đoạn mà các trận đấu võ đài được
tổ chức rất thường xuyên ở Sài Gòn và những địa phương lân cận. Suốt một
thời gian dài, mỗi khi võ đài tổ chức ở đâu, võ sư Huỳnh Tiền luôn dẫn
Huỳnh Sơn theo để tỉ thí. Lý do là bởi Huỳnh Sơn vừa đánh tốt vừa lì đòn
cho nên thường gặt hái rất nhiều chiến thắng, làm rạng thêm danh cho võ
sư Huỳnh Tiền mà một thời người ta gọi là "con hùm xám".
Huỳnh
Sơn (Cà Na) là võ sĩ khét tiếng từ thập niên 60 của thế kỷ trước, từng
đấu hàng trăm trận với rất nhiều cao thủ (Ảnh minh họa).
Có
một lần Huỳnh Sơn đấu với Từ Khánh (học trò của cố võ sư Hồ Văn Lành,
bố võ sư Hồ Tường) tại võ đài Lái Thiêu (nay thuộc thành phố Thuận An,
tỉnh Bình Dương). Nhờ vậy võ sư Hồ Tường mới biết thêm về thân thế của
Huỳnh Sơn.
Huỳnh Sơn và Từ Khánh cao ngang nhau, nhưng
khác nhau hoàn toàn. Huỳnh Sơn có nước da đen xì (Ấn lai), còn Từ Khánh
trắng nhách vì anh này xuất thân là thợ kim hoàn. Cả hai đều cao khoảng
1,70m.
Trận tỉ thí giữa Huỳnh Sơn và Từ Khánh diễn ra
trong 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Hai bên ăn miếng trả miếng vô cùng căng
thẳng. Từ Khánh tuy là thợ kim hoàn nhưng là dân chơi ở Cầu Ông Lãnh
(con nhà khá giả, nhưng chơi với du đãng Cầu Ông Lãnh, nay thuộc phường
Cầu Ông Lãnh, Q1) nên rất ngang tàng và bản lĩnh.
Trận
đấu diễn ra nghẹt thở tới những giây cuối cùng. Sau 3 hiệp đấu, cả 2 võ
sĩ Từ Khánh và Huỳnh Sơn đều mồ hôi nhễ nhãi, mắt mày sưng húp do dính
nhiều đòn thế của nhau. Cuối cùng, hai bên bất phân thắng bại do trọng
tài quyết định xử hòa.
Nói một chút về Từ Khánh thì đây
là người từng rước cố võ sư Hồ Văn Lành, khoảng năm 1950, từ Bình Dương
xuống dạy võ ở Sài Gòn và mở võ đường Từ Thiện đào tạo học trò đánh đài
từ đó. Từ Khánh cũng là võ sĩ rất giỏi của môn phái Tân Khánh Bà Trà,
môn phái mà ngày nay được một số người gọi là "Võ đả hổ". Từ Khánh hơn
võ sư Hồ Tường mười mấy tuổi (sinh khoảng năm 1937).
Hiện
nay Từ Khánh đã ở gần ngưỡng tuổi cửu tuần, đang sống tại khu vực hồ
thủy điện Trị An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, có 2 đứa con trai từng
đoạt chức vô địch về môn Boxing ở TP.HCM.
Nhưng trận đấu
với Từ Khánh năm đó cũng là lần cuối cùng võ sư Hồ Tường được chứng kiến
tận mắt Huỳnh Sơn thi đấu. Đến những năm cuối thập niên 1960, đầu thập
niên 1970 thì Huỳnh Sơn không còn đấu nữa. Có lẽ do bệnh tật vì ăn chơi,
nghiện ngập nên Huỳnh Sơn hoàn toàn biến mất khỏi giới võ lâm.
"Không ai còn thấy Huỳnh Sơn tỉ thí võ đài nữa. Mọi thông tin về Huỳnh Sơn đều là một ẩn số" - võ sư Hồ Tường tiếc nuối.
(Bài viết được ghi chép theo lời kể của võ sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường – Chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà).
Võ sư, tiến sĩ Hồ Tường - Chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà là người từng trực tiếp chứng kiến các trận đấu của Huỳnh Sơn.
Bí mật ẩn sau những trận đả lôi đài "danh trấn giang hồ" tại Việt Nam
Tiểu Mã |
Hóa ra từ ngót trăm năm trước, Việt Nam đã từng sở hữu những võ sĩ lừng danh, làm mưa làm gió trước các tay đấm ngoại quốc.
Việt Nam từng sở hữu những võ sĩ lừng danh từ cách gây gần trăm năm
Theo nhân vật nổi tiếng làng võ cổ truyền Việt Nam, võ sư - tiến sĩ - nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường (Chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà) thì ông từng tận mắt chứng kiến những võ sĩ lừng danh của Việt Nam phô diễn tài năng từ cách đây nhiều thập kỷ trước
Võ sư Hồ Tưởng khẳng định: "Từ nhiều thập kỷ trước, chúng tôi đã từng chứng kiến võ sĩ, sau này thành võ sư như Minh Sang (võ đường Lư Hòa Phát) đánh gối làm cho đối phương văng ra khỏi giây đài và chiến thắng knock-out. Hay trận đấu của võ sĩ Cao Thành Sơn (con trai của võ sư Cao Thành Sang) đã sử dụng đòn chỏ lái làm cho đối phương phải sớm nằm đài...
Còn đấu với những nhà vô địch môn Muay Thai từ các nước trong khu vực (Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia...) thì những võ sĩ Việt Nam đã sử dụng điêu luyện các đòn chỏ, gối, đấm, đá... mang lại chiến thắng vẻ vang vào những năm từ 1970 đến 1974, như Từ Thanh Nghĩa, Trần Bình Long, Từ Trung Tín, Trần Cường, Từ Y Văn, Lý Ngọc Long...
Khoảng năm 1972-1973, có võ sĩ Lý Xích Long vốn là đai đen 4 đẳng của môn Taekwondo được võ sư Huỳnh Tiền trang bị thêm bộ tay môn quyền Anh, đã lên thách đấu tất cả võ sĩ đấu võ tự do, đã bị võ sĩ Trần Beo của võ đường Trần Xil hạ knock out dễ dàng...
Chúng tôi cũng từng xem trận võ đài đấu võ tự do khoảng năm 1969- 1970 giữa võ sư Kid Dempsey và võ sư Xuân Bình. Chỉ đấu có 2 hiệp thì võ sư Kid Dempsey đã thắng do đối thủ bỏ cuộc, mặc dù trong 2 hiệp đấu võ sư Kid Dempsey hầu như đều đánh đòn tay quyền Anh và chỉ lộn mèo đá 1 đòn vào đối thủ như giỡn chơi mà thôi".
Võ sư - tiến sĩ - nhà nghiên cứu Hồ Tường khẳng định một thông tin có thể làm bất ngờ nhiều người hâm mộ võ thuật ở Việt Nam, đó là các sàn đấu võ tự do ở nước ta từng hoạt động từ cách đây hàng trăm năm.
"Theo sách Việt Nam Võ Thuật được xuất bản từ năm 1932 thì từ năm 1925, các sàn võ tự do hoạt động sau một thời gian bị cấm, song song với thời điểm mà môn quyền Anh (boxing) được du nhập vào Việt Nam. Từ đó, bên cạnh võ đài đấu quyền Anh còn có võ đài đấu võ An Nam, tức đấu Võ Việt Nam. Lúc này luật lệ thi đấu Võ An Nam quy định phải là người đã tập võ mới được thượng đài thi đấu.
"Thi đấu của các võ sĩ Võ Việt Nam theo kiểu đầu võ tự do ban đầu để tay không. Luật lúc này cấm móc mắt. Về sau, các võ sĩ mang găng tay nhỏ và khoảng từ năm 1966 đeo găng to giống như môn quyền Anh.
"Kỹ
thuật thi đấu cho phép hai võ sĩ sử dụng tất cả đòn chân cũng như đòn
tay, kể cả các đòn cùi chỏ, đầu gối, chỉ cấm đánh bồi khi hai tay đối
thủ té chạm sàn đài. Từ năm 1970 trở đi, các trận đấu Võ Việt Nam khi
thi đấu với các võ sĩ vô địch của các nước trong khu vực như: Thái Lan,
Campuchia, Lào, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan, Indonesia... còn cho
phép các võ sĩ được dùng tay kéo đầu đánh gối nữa.
Nói như vậy là chúng tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng môn Võ Việt Nam của chúng ta cũng có đòn chỏ, gối và sử dụng rất hiệu quả, chứ không phải chỉ có môn Muay Thai mới có đòn chỏ, gối như một số người đã lầm tưởng" - võ sư Hồ Tường cho biết.
Đấu võ tự do Việt Nam có giống MMA ngày này?
Võ
sư Hồ Tường lý giải về sự phát triển của võ tự do tại Việt Nam và sự
khác biệt giữa võ sự do Việt Nam so với MMA - thể thức đấu võ tổng hợp
rất phát triển và thịnh hành ngày nay.
"Luật thi đấu Võ tự do Việt Nam đăng trong sách "Việt Nam Võ Thuật" (ấn hành từ năm 1932) từng ghi rõ: "nếu giỏi võ được phép lên tỉ thí". Cách đấu môn Boxing chỉ sử dụng quả đấm, còn môn Võ Việt Nam thì "được phép đấm, đá thong thả, ngụ ý đánh đá thoải mái".
Luật lệ đấu võ tự do từ cuối thập niên 40 trở đi không chặt chẽ như xưa nữa, võ đài tổ chức nhiều nơi. Từ đó dẫn đến sự việc nhiều võ sĩ thượng đài đầu Võ Việt Nam không phải là người học võ Việt Nam nữa, mà có cả nhiều người của môn quyền Anh sang thi đấu, như: Kid Demsey, Huỳnh Tiền, Mai Thái Hòa...
Cho
nên đã có trường hợp võ sư đào tạo võ sĩ thượng đài đấu Võ Việt Nam
(tức đấu võ tự do) nhưng không biết một bài quyền nào hết. Về sau, thậm
chí có những võ sĩ vốn là dân du đãng cũng lên đấu võ tự do.
Đến cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, khi phong trào võ thuật được khôi phục trở lại thì môn Võ Việt Nam được đổi thành Võ Cổ truyền Việt Nam để dung nạp luôn những người dạy võ Tàu. Những người quản lý môn Võ Cổ truyền Việt Nam đã đưa ra luật thi đấu cấm chỏ gối vì họ cho rằng quá nguy hiểm.
Thế nhưng, đến năm 2006, ở Việt Nam lại phát triển thêm môn Muay Thái, cho phép đánh gối chỏ. Chính điều này đã khiến cho nhiều võ sĩ giỏi của Võ Việt Nam chạy sang đầu quân cho Muay Thái, làm cho Võ Việt Nam vừa mất đi kỹ thuật sát thủ vừa mất võ sĩ giỏi chỏ gối của môn võ mình.
Môn MMA như ngày nay không có ở Việt Nam trước giải phóng, mà môn MMA vốn xuất phát ở nước Mỹ những năm sau năm 1975 do những người nhập cư nghèo khó tạo nên để nhận số tiền thưởng của các ông bầu. Còn võ Việt Nam thì phát triển từ trước đó rất lâu nhưng luật lệ cũng không giống so với MMA ngày nay".
Theo nhân vật nổi tiếng làng võ cổ truyền Việt Nam, võ sư - tiến sĩ - nhà nghiên cứu võ thuật Hồ Tường (Chưởng môn phái Tân Khánh Bà Trà) thì ông từng tận mắt chứng kiến những võ sĩ lừng danh của Việt Nam phô diễn tài năng từ cách đây nhiều thập kỷ trước
Võ sư Hồ Tưởng khẳng định: "Từ nhiều thập kỷ trước, chúng tôi đã từng chứng kiến võ sĩ, sau này thành võ sư như Minh Sang (võ đường Lư Hòa Phát) đánh gối làm cho đối phương văng ra khỏi giây đài và chiến thắng knock-out. Hay trận đấu của võ sĩ Cao Thành Sơn (con trai của võ sư Cao Thành Sang) đã sử dụng đòn chỏ lái làm cho đối phương phải sớm nằm đài...
Còn đấu với những nhà vô địch môn Muay Thai từ các nước trong khu vực (Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia...) thì những võ sĩ Việt Nam đã sử dụng điêu luyện các đòn chỏ, gối, đấm, đá... mang lại chiến thắng vẻ vang vào những năm từ 1970 đến 1974, như Từ Thanh Nghĩa, Trần Bình Long, Từ Trung Tín, Trần Cường, Từ Y Văn, Lý Ngọc Long...
Khoảng năm 1972-1973, có võ sĩ Lý Xích Long vốn là đai đen 4 đẳng của môn Taekwondo được võ sư Huỳnh Tiền trang bị thêm bộ tay môn quyền Anh, đã lên thách đấu tất cả võ sĩ đấu võ tự do, đã bị võ sĩ Trần Beo của võ đường Trần Xil hạ knock out dễ dàng...
Chúng tôi cũng từng xem trận võ đài đấu võ tự do khoảng năm 1969- 1970 giữa võ sư Kid Dempsey và võ sư Xuân Bình. Chỉ đấu có 2 hiệp thì võ sư Kid Dempsey đã thắng do đối thủ bỏ cuộc, mặc dù trong 2 hiệp đấu võ sư Kid Dempsey hầu như đều đánh đòn tay quyền Anh và chỉ lộn mèo đá 1 đòn vào đối thủ như giỡn chơi mà thôi".
Võ sư - tiến sĩ - nhà nghiên cứu Hồ Tường khẳng định một thông tin có thể làm bất ngờ nhiều người hâm mộ võ thuật ở Việt Nam, đó là các sàn đấu võ tự do ở nước ta từng hoạt động từ cách đây hàng trăm năm.
"Theo sách Việt Nam Võ Thuật được xuất bản từ năm 1932 thì từ năm 1925, các sàn võ tự do hoạt động sau một thời gian bị cấm, song song với thời điểm mà môn quyền Anh (boxing) được du nhập vào Việt Nam. Từ đó, bên cạnh võ đài đấu quyền Anh còn có võ đài đấu võ An Nam, tức đấu Võ Việt Nam. Lúc này luật lệ thi đấu Võ An Nam quy định phải là người đã tập võ mới được thượng đài thi đấu.
"Thi đấu của các võ sĩ Võ Việt Nam theo kiểu đầu võ tự do ban đầu để tay không. Luật lúc này cấm móc mắt. Về sau, các võ sĩ mang găng tay nhỏ và khoảng từ năm 1966 đeo găng to giống như môn quyền Anh.
Võ sư Hồ Tường cho rằng võ tự do được phát triển ở Việt Nam cách đây ngót hàng trăm năm.
Nói như vậy là chúng tôi muốn nói với các bạn trẻ rằng môn Võ Việt Nam của chúng ta cũng có đòn chỏ, gối và sử dụng rất hiệu quả, chứ không phải chỉ có môn Muay Thai mới có đòn chỏ, gối như một số người đã lầm tưởng" - võ sư Hồ Tường cho biết.
Võ tự do ở Việt Nam có luật lệ rõ ràng từ thập niên 20 của thế kỷ trước.
"Luật thi đấu Võ tự do Việt Nam đăng trong sách "Việt Nam Võ Thuật" (ấn hành từ năm 1932) từng ghi rõ: "nếu giỏi võ được phép lên tỉ thí". Cách đấu môn Boxing chỉ sử dụng quả đấm, còn môn Võ Việt Nam thì "được phép đấm, đá thong thả, ngụ ý đánh đá thoải mái".
Luật lệ đấu võ tự do từ cuối thập niên 40 trở đi không chặt chẽ như xưa nữa, võ đài tổ chức nhiều nơi. Từ đó dẫn đến sự việc nhiều võ sĩ thượng đài đầu Võ Việt Nam không phải là người học võ Việt Nam nữa, mà có cả nhiều người của môn quyền Anh sang thi đấu, như: Kid Demsey, Huỳnh Tiền, Mai Thái Hòa...
Một số nội dung được ghi lại trong sách Việt Nam Võ Thuật, xuất bản từ năm 1932.
Đến cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, khi phong trào võ thuật được khôi phục trở lại thì môn Võ Việt Nam được đổi thành Võ Cổ truyền Việt Nam để dung nạp luôn những người dạy võ Tàu. Những người quản lý môn Võ Cổ truyền Việt Nam đã đưa ra luật thi đấu cấm chỏ gối vì họ cho rằng quá nguy hiểm.
Thế nhưng, đến năm 2006, ở Việt Nam lại phát triển thêm môn Muay Thái, cho phép đánh gối chỏ. Chính điều này đã khiến cho nhiều võ sĩ giỏi của Võ Việt Nam chạy sang đầu quân cho Muay Thái, làm cho Võ Việt Nam vừa mất đi kỹ thuật sát thủ vừa mất võ sĩ giỏi chỏ gối của môn võ mình.
Môn MMA như ngày nay không có ở Việt Nam trước giải phóng, mà môn MMA vốn xuất phát ở nước Mỹ những năm sau năm 1975 do những người nhập cư nghèo khó tạo nên để nhận số tiền thưởng của các ông bầu. Còn võ Việt Nam thì phát triển từ trước đó rất lâu nhưng luật lệ cũng không giống so với MMA ngày nay".
Theo võ sư Hồ Tường, võ tự do phát triển từ Việt Nam cách đây ngót cả trăm năm nhưng luật thi đấu không giống MMA ngày nay.
Võ sư Hồ Tường trong một buổi hướng dẫn cho các môn sinh.
Nhận xét
Đăng nhận xét