Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

CÒN ĐÓ TÌNH THƯƠNG 26

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
CUỘC TRỐN CHẠY LỊCH SỬ! 
78 năm trước, một nữ giáo sĩ người Anh đã dẫn hơn 100 trẻ mồ côi chạy trốn sự truy đuổi của quân Nhật suốt chặng đường dài. Đó là cuộc hành trình của nghị lực phi thường và tình yêu vô bờ của cô dành cho lũ trẻ. Dưới sự che chở của cô, không một đứa trẻ nào bị bỏ lại trong suốt hành trình dài đầy hiểm nguy đó. Người phụ nữ tuyệt vời này là Gladys Aylward.

Irena Sendler - Người phụ nữ cứu sống 2.500 trẻ em Do Thái khỏi phát xít Đức

Quang Đào
22/07/2019 18:13

Bất chấp nguy hiểm, an toàn và tính mạng của bản thân, Irena Sendler - một phụ nữ Ba Lan đã liều mình đi sâu vào vòng vây của quân Phát xít Đức để cứu 2.500 trẻ em Do Thái bằng những cách vô cùng đặc biệt.

irena sendler nguoi phu nu cuu song 2500 dua tre do thai khoi phat xit duc Mật vụ ngăn chặn Thế chiến II
irena sendler nguoi phu nu cuu song 2500 dua tre do thai khoi phat xit duc Chiếc máy mã hóa từ Thế chiến II được bán với giá kỷ lục
Sinh ra tại Ba Lan vào ngày 15/2/1910, Irena Sendler, hay còn được biết đến là Irena Krzyżanowska lớn lên với những lời dạy bảo của cha mình về giá trị của việc giúp đỡ mọi người, bất kể tôn giáo và quốc tịch. Cha bà Irena là bác sĩ Stanisław Krzyżanowski, từng điều hành một bệnh viện ở ngoại ô Otwock.
irena sendler nguoi phu nu cuu song 2500 dua tre do thai khoi phat xit duc
Irena Sendler - người hùng dân tộc của Ba Lan. (Nguồn: Getty Images)
"Lí do tôi cứu những đứa trẻ vì chúng gắn liền với gia đình tôi, với tuổi thơ tôi. Tôi được cha dạy rằng chỉ cần ai đó cầu cứu sẽ có những cánh tay giúp đỡ họ, từ sâu thẳm trái tim, không phân biệt tôn giáo hay quốc tịch" - bà Irena chia sẻ.
Vì vậy, bất chấp việc là một phụ nữ Công giáo, bà đã tự lòng cam kết phải giúp đỡ các gia đình Do Thái bằng mọi cách có thể, nhất là lúc mạng sống của họ bị đe dọa khi Đức quốc xã lập nên Khu tập trung Do Thái Warsaw (Warsaw Ghetto)

Một trái tim nhân hậu

Là nhân viên của Sở Phúc lợi Warsaw (Ba Lan) phụ trách các căng-tin của các quận trong thành phố, bà Irena Sendler đã có điều kiện gần gũi những gia đình nghèo Do Thái. Trước chiến tranh, các căng-tin này chuyên chu cấp bữa ăn, trợ giúp tài chính và những dịch vụ khác cho trẻ mồ côi, người già và người nghèo khó.
Năm 1939, khi Đức quốc xã xâm chiếm Ba Lan và bắt đầu sàng lọc người Do Thái, dù bị cấm nhưng Irena vẫn tổ chức được các căng-tin quyên góp quần áo, thuốc men và tiền bạc cho người Do Thái. Ba năm sau, quân phát xít Đức quyết định dồn 450.000 người Do Thái ở Ba Lan vào 16 khu nhà tại Warsaw Ghetto.
irena sendler nguoi phu nu cuu song 2500 dua tre do thai khoi phat xit duc
Irena Sendler thời còn trẻ. (Nguồn: Wikimedia Commons)
Cuối năm 1942, Irena Sendler tham gia phong trào Zegota (Hội đồng trợ giúp người Do Thái) do chính phủ Ba Lan lưu vong thành lập với mục đích giải cứu người Do Thái Ba Lan. Trong những năm 1942 và 1943, bà Sendler và một nhóm nhỏ nhân viên xã hội khác đã giúp trẻ em Do Thái trốn thoát.
Vượt qua lệnh cấm của Đức quốc xã, với tư cách nhân viên xã hội, Irena được quyền đi lại tự do trong khu ghetto và tiếp tục giúp đỡ những gia đình Do Thái ở đây theo nhiều cách khác nhau, nhất là giúp đỡ các em bé, những người còn ngây thơ và không biết gì đến hậu quả của chiến tranh. Nhớ lại thời kỳ này, Irena từng viết: “Lúc đầu tôi chủ yếu hành động theo cảm tính: Nhận thức được sự khủng khiếp của cuộc sống sau những bức tường, tôi cố giúp những người bạn cũ”.
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Zegota là giải thoát những đứa trẻ trong ghetto trước khi phát xít Đức đốt bỏ khu này, đồng nghĩa với việc chúng sẽ theo cha mẹ bị lùa lên các toa tàu chở gia súc để đưa đi “lao động” ở miền Đông, nhưng thực ra là đưa về Treblinka, một ngôi làng nhỏ ở Mazovia, nơi Đức quốc xã đã tổ chức các trại tử thần như một phần của chiến dịch Reinhard Aktion - mật mã của cuộc tàn sát người Do Thái ở Ba Lan.

Cuộc giải cứu bí mật

Để giải cứu những đứa trẻ Do Thái, Irena cùng đồng đội đã sử dụng nhiều cách khác nhau để đưa các em ra ngoài. Bà dặn lũ trẻ giả vờ bị bệnh và di chuyển chúng tới các bệnh viện ngoài khu ghetto.
Tuy vậy, đầu năm 1943, Đức quốc xã bắt đầu đóng cửa các ghetto và cấm luôn các nhân viên xã hội. Canh gác trở nên nghiêm ngặt hơn. Irena Sendler liền xoay xở để trở thành nhân viên y tế bằng giấy tờ giả của Sở Kiểm dịch Warsaw. Irena và cộng sự của mình gần như được vào trại hợp pháp.
irena sendler nguoi phu nu cuu song 2500 dua tre do thai khoi phat xit duc
Bà Irena Sendler cùng với những "đứa trẻ" được bà cứu sống trong Thế chiến II. (Nguồn: Wikipedia)
Đến lúc này, Irena đành phải sử dụng tính sáng tạo của mình. Bà giấu lũ trẻ bên trong những chiếc xe cấp cứu, trong những quan tài, vali, và cốp xe ô tô. Những đứa trẻ vài tháng tuổi được cho uống thuốc ngủ và xách ra ngoài bằng những cái túi có đục lỗ để tránh bị ngạt. Những đứa lớn hơn được dẫn ra qua đường cống ngầm, nhiều đứa được ném qua hàng rào có người chờ đón sẵn.
Với Irena, khi đó là một bà mẹ trẻ, việc thuyết phục các bậc cha mẹ chia ly con mình là một nhiệm vụ đau đớn và nặng nề. Tìm được các gia đình sẵn lòng cưu mang các em và như thế, đặt cả gia đình họ vào vòng mạo hiểm, cũng là một việc không đơn giản. Tuy nhiên, bà đã làm được những điều tưởng như không thể.
Bằng những hành động có phần liều lĩnh này, Irena Sendler đã cứu giúp được cho hơn 2.500 đứa trẻ Do Thái trốn thoát khỏi khu Warsaw Ghetto. Sau đó, chúng được cấp giấy tờ giả, với lai lịch mới là những đứa trẻ Kitô giáo và đưa tới những gia đình Ba Lan, các cô nhi viện hay tu viện; nơi chúng sẽ được nhận quần áo và những hỗ trợ vật chất từ Zegota.
Về tên và số liệu về tất cả trẻ em được cứu, Irena ghi lại trong hai danh sách được viết trên những tờ giấy ăn mỏng dính. Bà cho hai danh sách vào hai cái chai rồi chôn sâu trong một khu vườn. Đó là niềm hi vọng của bà về sự đoàn tụ gia đình của những đứa trẻ Do Thái.
Thế nhưng, không được bao lâu, ngày 20/10 năm 1943, hành động của bà Sendler đã bị phát hiện, bà bị Gestapo bắt và giam giữ tại nhà tù Piawiak, được coi là chốn “tử vì đạo” của hàng trăm người kháng chiến Ba Lan. Bà bị chúng tra hỏi và tra tấn dã man, bị gãy cả hai cánh tay và chịu nhiều vết thương khác. Tuy vậy, bà một mực không chịu hé răng về những hoạt động của mình hay của Zegota. Không moi móc được thông tin, bà Sendler bị chúng kết tội tử hình.
May mắn thay, những người đồng đội của bà đã kịp mua chuộc được tên đao phủ và giúp bà trốn thoát trên đường đến địa điểm hành hình. Thoát chết, bà lui vào ẩn náu nhưng vẫn tiếp tục cứu giúp những người Do Thái với một mật danh khác.
Sau khi chiến tranh kết thúc, Irena đã cung cấp chiếc lọ đựng danh sách những đứa trẻ được giải cứu cho Ủy ban cứu nạn người Do Thái để giúp họ đoàn tụ. Buồn thay, hầu hết những đứa trẻ không được nhìn thấy cha mẹ mình một lần nữa...

Người hùng dân tộc

Không như nhà tư bản người Đức O.Schindler, người cứu sống hơn 1.000 trẻ Do Thái bằng cách tuyển dụng chúng vào nhà máy của mình ở Krakow và được mọi người biết đến nhờ vào một bộ phim đoạt giải của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, chuyện của bà Sendler vẫn “nằm im trong bóng tối”. Mãi đến năm 1999, khi một nhóm học sinh ở trường Kansas (Mỹ) tình cờ phát hiện ra câu chuyện và viết thành một vở kịch mang tên “Cuộc sống trong cái lọ”, câu chuyện anh hùng của bà Irene Sendler mới được biết đến.
Năm 2003, bà Sendler được nhận giải thưởng Jan Karski dành cho sự quả cảm (được đặt theo tên nhà hoạt động kháng chiến người Ba Lan). Năm 2007, bà được Quốc hội Ba Lan vinh danh là công dân danh dự, người hùng dân tộc. Cùng năm, bà cũng được trao giải Nobel Hòa bình vì đã cứu sống 2.500 đứa trẻ Do Thái.
irena sendler nguoi phu nu cuu song 2500 dua tre do thai khoi phat xit duc
Poster bộ phim Hollywood về cuộc đời bà Irena Sendler.
Tổng thống Lech Kaczynski gọi bà Sendler là một nữ anh hùng tuyệt vời và xứng đáng được cả đất nước kính trọng. Tuy nhiên, bà Sendler khẳng định rằng mình chẳng làm gì đặc biệt. “Tôi không phải là một anh hùng. Ngược lại thì đúng hơn. Tôi đã có thể làm hơn thế. Tôi luôn bị cắn rứt lương tâm vì đã cứu được quá ít người. Sự nuối tiếc này sẽ theo tôi cho đến lúc chết”.
Trả lời phỏng vấn báo giới, bà nói:“Tôi được dạy dỗ phải cứu sống một người nào đó khi họ sắp bị chết đuối cho dù họ mang quốc tịch hoặc tôn giáo gì”. Bà cho rằng vinh dự này lẽ ra phải dành cho toàn nhóm Zegota - những người đã không còn sống để chứng kiến sự kết thúc của phát xít Đức. Họ đã trả giá cả cuộc đời mình cho việc cứu người.
Vào ngày 12/5/2008, Irena Sendler đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 98 tại thành phố Warsaw. Người Mỹ đã vinh danh bà bằng bộ phim “The Courageous Heart of Irena Sendler” (Trái tim dũng cảm của Irena Sendler) nhưng tiếc thay bà đã không kịp xem.

Con tàu Mỹ thần kỳ cứu 14.000 người Bắc Hàn vào đêm Giáng sinh

  • 24 tháng 12 2019


Bản quyền hình ảnh Lee Gyong-pil
Image captionKimchi 5 Lee Gyong-pil, được đặt tên là Kimchi 5, sinh ra trên một con tàu chở hàng

Gần 70 năm trước, một con tàu chở hàng của Mỹ đã cứu 14.000 người tỵ nạn trên một con tàu đến từ một cảng Bắc Hàn.
Đây là câu chuyện về hành trình đó, và về một số người trên tàu.
Phụ nữ Bắc Hàn bị bán vào nhà thổ TQ ra sao?
Thế giới bí mật của công nhân Bắc Hàn tại Nga
10 triệu người Bắc Hàn cần cứu đói khẩn cấp
Đó là Giáng sinh năm 1950, và đó không phải là một ca sinh thường.
Người mẹ là một trong 14.000 người di cư Bắc Hàn chen chúc trên một con tàu chở hàng của Mỹ, chạy khỏi những họng súng tiến công của quân đội Trung Quốc.
Trên tàu chỉ vừa đủ chỗ để đứng - và không có nhiều phương tiện y tế.
"Bà đỡ đã phải dùng răng để cứt dây rốn của tôi," ông Lee Gyong-pil hồi tưởng lại với tôi về khoảng thời gian từ 69 năm trước. "Mọi người nói việc tôi không chết và được sinh ra là điều kỳ diệu của Giáng sinh," ông nói với tôi.
Ông Lee là đứa trẻ thứ năm sinh ra trên con tàu SS Meredith Victory mùa đông năm đó, trong những ngày đen tối nhất của cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Hành trình ba ngày của tàu Meredith Victory đã cứu hàng ngàn cuộc đời, bao gồm cha mẹ của Tổng thống Hàn Quốc hiện thời, ông Moon Jae-in.
Nhờ thế mà con tàu có một biệt danh - Con tàu của Điều kỳ diệu.

Bản quyền hình ảnh Lee Gyong-pil
Image captionKimchi 5's family Gia đình Kimchi 5

Cuộc di tản

Tháng 12/1950, khoảng 100.000 lính Liên Hiệp Quốc bị mắc kẹt ở cảng Hungnam của Bắc Hàn. Họ đã bị quân đội Trung Quốc áp đảo trong trận chiến được gọi là Cuộc chiến của Chosin, và đã may mắn thoát khỏi vùng núi và sống sót.
Họ đối mặt với một đội quân đông gần gấp 4 lần lực lượng của họ.
Và giờ, họ chỉ có một con đường để thoát ra an toàn. Nhưng họ có rất ít thời gian để làm điều đó: Quân Trung Quốc đang ở rất gần.
Nhưng những người lính không đơn độc. Hàng ngàn người di tản Bắc Hàn cũng đã chạy tới bãi biển lạnh cóng. Nhiều người đã đi bộ nhiều dặm trên tuyết dày cùng với những đứa trẻ, với hi vọng được cứu.
Họ lạnh cóng, kiệt sức và tuyệt vọng.
Khoảng 100 tàu Mỹ, bao gồm SS Meredith Victory, đã cập cảng Hungnam để nhận quân, đồ tiếp tế, đạn dược, và đưa chúng tới các cảng ở Busan và đảo Geoje của Nam Hàn.
Cứu người di cư chưa từng là một phần trong kế hoạch của những con tàu này.

Bản quyền hình ảnh National Archives US
Image caption Refugees at Hungnam, December 1950 Người di cư tập trung ở Hungnam tháng 12/1950
Đại tá Edward Forney của Thủy quân lục chiến Mỹ, cùng nhiều người khác, đã cố gắng để biến điều này thành một phần sứ mệnh của con tàu. Cháu trai ông, Ned, đang sống ở Seoul.
"Nếu bạn muốn thắng một cuộc chiến - công việc của bạn không phải là cứu người dân," Ned, một cựu binh, nói với tôi. "Đó là điều tốt để làm. Nhưng quân đội phải là ưu tiên."
"Bằng cách nào đó việc này đã xảy ra," ông giải thích. "Những người lính ở Hungnam đã làm điều mà tôi muốn nói là đúng đắn, vì những lý do đúng đắn, trong một tình huống rất khó khăn."
Phải mất vài ngày để đưa tất cả mọi người lên tàu. Những người tị nạn rúc vào nhau trên bờ biển, chờ đợi và hy vọng đến lượt của họ.
Trong số đó có Han Bo-bae lúc đó 17 tuổi, cùng với mẹ.
"Đó là một tình huống giữa sống và chết," bà nói. "Chúng tôi đã không nghĩ về bất cứ điều gì hơn là việc chúng tôi cần lên tàu hoặc chúng tôi sẽ chết.
"Chúng tôi không biết nó sẽ đi tới đâu, nhưng điều đó không thành vấn đề. Chúng tôi chỉ biết rằng chúng tôi có thể sống sót nếu lên được tàu."
Nhưng rời bỏ quê hương, với bà, là việc khó khăn.
"Nhìn lại bờ biển đang xa dần, trái tim non trẻ của tôi đau buồn. Tôi đang rời xa quê hương, tôi nghĩ."
Điều kiện trên các con tàu rất khó khăn. Những người tỵ nạn bị nhét giữa các xe cộ, thùng đạn và hàng hóa.
Không có nước hay thực phẩm. Con tàu lớn nhất, SS Meredith Victory, được thiết kế để mang nhiều nhất là 60 người. Nay nó mang theo 14.000 người, cùng với hàng hóa.

Bản quyền hình ảnh Al Franzon
Image captionThe deck of the SS Meredith Victory Con tàu, vốn để chở hàng, nay tràn ngập người tỵ nạn
Han Bo-bae ở trên boong một con tàu nhỏ. Mẹ bà đã cố gắng mang theo một cái chăn, nhưng những thứ khác thì rất ít ỏi.
"Mẹ tôi, em gái út và tôi rúc vào nhau. Có rất nhiều người trên tàu. Chúng tôi đều kẹt cứng.
"Những con sóng tạt vào người tôi, và mẹ tôi lo rằng chúng tôi sẽ chết đuối và trở thành các linh hồn dạt trôi trên biển."
Không ai chết trên các con tàu này. Toàn bộ 200.000 người đã tới được Nam Hàn trên hành trình giông bão - khoảng một nửa trong số họ là người tỵ nạn, nửa còn lại là binh lính.
Họ đã tới đất liền, sống sót.
Đó là cuộc di tản quân sự của thường dân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ trong điều kiện chiến tranh.
Và, khi tàu SS Meredith Victory cập cảng Geoje, có thêm năm cuộc đời mới trên tàu.

Bản quyền hình ảnh US Marine Corps Archives
Image caption Civilians-evacuating-at-Hungnam Hàng ngàn người xếp hàng chờ lên tàu
Những thủy thủ Mỹ đã không biết bất cứ cái tên Hàn Quốc nào, do đó họ gọi các bé sơ sinh là Kimchi.
Ông Lee là Kimchi 5.
"Ban đầu tôi không thực sự thích cái tên này, Bởi vì tôi có tên riêng của tôi. Nhưng khi tôi nghĩ về nó thấu đáo hơn, tôi không thấy phiền về cái tên này và tôi cám ơn người đã đặt cái tên đó cho tôi."
Ông Lee vẫn còn sống trên đảo Geoje, nơi tàu Meredith Victory cập cảng gần 70 năm trước. Ông đã trở thành cựu binh và vẫn còn một tấm thiếp có tên Kimchi 5 trên đó.
Ông giúp lưu giữ câu chuyện về cuộc di cư từ Hungnam, và đã gặp một số cựu thủy thủ tàu Meredith Victory - bao gồm những người đã giúp mẹ ông sinh nở.
Ông hi vọng một ngày nào đó sẽ xây dựng một đài tưởng niệm những con tàu ở cảng Geoje.

Image captionKimchi 5 Lee Gyong-pil, hay còn gọi Kimchi 5, hiện tại

Cuộc chia lìa

Không ai biết điều gì đã xảy ra với Kimchi 2, 3 và 4.
Nhưng cha mẹ của Kim chi 1 - đứa trẻ ra đời đầu tiên trên tàu - hay còn được gọi là Sohn Yang-young, đã có một quyến định đau lòng ở Hungnam, điều sẽ ám ảnh họ cả đời.
Hầu hết những người tỵ nạn đều nghĩ rằng họ sẽ chỉ đi vài ngày - có lẽ vài tuần là tối đa. Kế hoạch của họ luôn luôn là quay về. Nhưng không ai thực hiện được điều đó.
Cha mẹ của Sohn Yang-young có hai người con nữa vào thời điểm đó. Taeyoung, 9 tuổi, và Youngok, 5 tuổi. Trời lạnh cắt da cắt thịt. Bến cảng hỗn loạn.
Cha của ông Sohn nhìn người vợ mang bầu và biết rằng bà phải lên tàu. Ông đã quyết định bỏ lại hai con ở nhà với bác và hứa rằng ông sẽ sớm quay lại Bắc Hàn.
Nhưng họ không bao giờ nhìn thấy nhau lần nữa. Thậm chí, khi cuộc chiến chấm dứt và một hiệp định đình chiến được ký kết, bán đảo vẫn bị chia cắt. Hai miền Triều Tiên trên danh nghĩa vẫn còn chiến tranh.
Trong suốt hàng năm trời, mẹ ông Sohn đã vật nài chồng quay về với các con của họ, nhưng bà biết rằng, bà đang muốn một điều không thể.
Mỗi buổi sáng bà đều lấy một bát nước và gạo, và cầu nguyện trước chúng như một vật lễ, cho các con của bà ở Bắc Hàn.
"Tôi là bằng chứng sống về nỗi đau mà một gia đình ly tán phải mang theo," ông Sohn nói.
"Gia đình tôi đã tan đàn xẻ nghé. Bây giờ tôi đã có con và cháu. Và mỗi ngày từ nơi làm trở về nhà tôi đều kiểm tra xem con cháu mình có ổn không.
"Tôi vẫn không thể hiểu được một đứa trẻ may mắn đến thế nào khi được ở với cha mẹ - trong khi những đứa trẻ khác cùng chui ra từ một bào thai lại bị ly biệt với cha mẹ mình và trải qua vô vàn khó khăn.
"Họ hẳn đã phải chờ đợi trong hi vọng, rằng cha mẹ họ sẽ trở về."
Ông Sohn đã nộp đơn cho Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế để gặp lại anh chị của mình như một phần trong các cuộc gặp gỡ hiếm hoi của các gia đình ly tán, do phía Hàn Quốc cho phép.
Ông không thể cố không khóc khi ông kể với chúng tôi rằng, ông hi vọng bán đảo Triều Tiên sẽ thống nhất và ông có thể gặp lại các anh chị của mình.
"Chừng nào họ còn sống, tôi sẽ tìm họ," ông nói.
Ông chỉ cho chúng tôi một bức ảnh ông khi còn là một đứa nhỏ, với một tấm bảng có dòng chữ viết tay đính kèm. "Hãy giữ bức ảnh này thật tốt cho tới khi con gặp lại anh cả Taeyoung," dòng nhắn nhủ do cha ông viết.

Bản quyền hình ảnh Sohn Yang-young
Image captionKimchi 1 Kimchi 1
Người ta cho rằng, có khoảng một triệu người là con cháu của những người tỵ nạn năm xưa từ Hungnam hiện đang sống ở Nam Hàn và khắp thế giới.
Đây là một câu chuyện về sự sinh tồn. Nhưng có một nỗi buồn sâu thẳm đối với những người bị bỏ lại phía sau.
Khi những người lính Mỹ lên tàu rời Hungnam lần cuối vào đêm Giáng sinh, Đô đốc James Doyle nhìn qua ống nhòm.
"Ông ấy thấy còn nhiều người tỵ nạn trên bờ khi các tàu Mỹ đã thực hiện xong cuộc giải cứu," Ned Forney, người đang viết một cuốn sách để lưu lại ký ức về cuộc di tản.
Nhưng phía Mỹ nói, họ không còn lựa chọn nào khác. Họ đã cho nổ tung bến cảng để bảo đảm rằng quân Trung Quốc không lấy những nhu yếu phẩm hoặc đạn dược còn lại.
Han Bo-bae nhìn từ boong tàu của bà và mô tả rằng, bến cảng trông như "một biển lửa".
Không lâu sau khi bến cảng bị nổ tung, quân đội Trung Quốc đã tràn vào thị trấn.
"Vẫn còn nhiều người chờ ở bến cảng. Rất nhiều người không thể lên được tàu," bà nói với chúng tôi.
"Vẫn còn nhiều người chờ đợi nhưng họ đã phải bỏ mạng. Điều đó khiến tôi tan nát, pháo binh, bom. Chiến tranh không nên xảy ra. Chiến tranh không nên xảy ra."

Bản quyền hình ảnh US Naval Historical Center
Image caption Explosions caused by UN on Hungnam beachVụ nổ ở bờ biển Hungnam
Ông Sohn vẫn hi vọng gia đình họ vẫn còn sống. Cuối cùng thì, chính ông là người bước ra từ Con tàu Thần kỳ. Giờ đây, ông mong ước điều kỳ diệu ấy xảy ra một lần nữa, và ông có thông điệp này gửi tới anh chị mình.
"Cha mẹ chúng ta từng nhớ tới anh chị mỗi ngày khi họ còn sống. Dù bây giờ họ đang ở trên thiên đàng, tôi tin rằng họ vẫn dõi theo anh chị.
"Tôi hi vọng giấc mơ của chúng ta sẽ thành hiện thực trong tương lai gần. Tôi thực sự hi vọng điều đó."
Hơn 8.000 người Do Thái đã được bác sĩ Lazowski cứu sống như thế nào?
Cập nhật lúc 09:55, Thứ Tư, 26/10/2016 (GMT+7)
Nói đến Chiến tranh thế giới thứ 2, người ta lại nhớ đến tội ác tày trời của Đức quốc xã với vụ thảm sát kinh hoàng mang tên Holocaust.
Cuộc diệt chủng ghê tởm nhất trong lịch sử nhân loại khiến 6 triệu người Do Thái bị thiệt mạng, chưa kể 5 triệu nạn nhân khác không phải người Do Thái. Nhưng ít người biết rằng có một vị bác sĩ được xem như là một “Schindler của Ba Lan” đã cùng đồng nghiệp tạo ra dịch sốt phát ban giả để đánh lừa Đức quốc xã Đức và cứu sống hơn 8.000 người. Công lao ấy của ông mãi mãi được hậu thế ghi nhớ…
Eugene Lazowski là ai?
Eugene Lazowski sinh năm 1913 tại Czestochowa, một thành phố nhỏ trên bờ sông Warta ở miền nam Ba Lan. Trước khi Thế chiến 2 diễn ra, Lazowski theo học và được cấp bằng y khoa tại Đại học Jozef Pilsudski tại Warsaw, phục vụ trong quân đội Ba Lan với hàm thiếu úy trong đơn vị huấn luyện của Hội Chữ thập đỏ, sau đó trở thành bác sĩ quân y trong quân đội Ba Lan.
Sau khi Đức chiếm đóng Ba Lan, Lazowski từng có thời gian sống trong trại tù binh trước khi được đoàn tụ cùng vợ và con gái tại Rozwadow. Hành động anh hùng của Lazowski bắt đầu từ khi ông giảng dạy trong trường y cùng với đồng nghiệp, bác sĩ Stanislaw Matulewicz. Cả hai đã sử dụng ngay phát minh của Matulewicz cho dự án táo bạo này. Theo đó, những người khỏe mạnh được tiêm vắcxin, nhưng khi thử test lại bị dương tính với sốt phát ban (nhưng thực tế không hề mang bệnh). Hành động nói trên đã tạo ra một đợt bùng phát dịch sốt phát ban giả (Ofepidemic typus) ngay bên trong và khu vực lân cận thị trấn Rozwadow (nay là một quận của thành phố Stalowa Wola, thuộc tỉnh Podkarpackie, miền đông nam Ba Lan), nơi Đức quốc xã từng kiểm soát. Hành động này đã cứu sống hơn 8.000 người Do Thái gốc Ba Lan thoát khỏi cái chết trong các trại tập trung Holocaust.
Những người được Lazowski cứu sống đang bị lính Đức xua tới nơi cách lý  FLECKFIEBER.   Ảnh: T. L
Những người được Lazowski cứu sống đang bị lính Đức xua tới nơi cách lý FLECKFIEBER. Ảnh: T. L
Khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, năm 1958 bác sĩ Lazowski di cư sang Mỹ theo  học bổng của Quỹ Rockefeller. Năm 1976, ông trở thành giáo sư nhi khoa của Đại học Illinois. Cũng trong giai đoạn này, ông đã cho ra mắt hồi ký mang tên Prywatna wojna (Cuộc chiến cá nhân), sách được tái bản nhiều lần, được dựng thành phim. Cuối thập niên 80, Lazowski nghỉ hưu, qua đời năm 2006 tại Eugene, Oregon, nơi ông đã sống những năm cuối đời bình yên cùng con gái duy nhất của mình.
Bí quyết tạo dịch sốt phát ban giả của Lazowski
Bác sĩ Stanislaw Matulewicz phát hiện thấy việc chủng ngừa cho một người khỏe mạnh một liều vắcxin vi khuẩn chết, người đó sẽ có kết quả test dương tính sốt phát ban mà không hề có triệu chứng. Từ phát hiện của đồng nghiệp, bác sĩ Lazowski đã ấp ủ kế hoạch bí mật và lập phương án chi tiết để cứu người dân của hàng chục ngôi làng gần thị trấn Rozwadow và Zbydniow khỏi bị thiệt mạng, đồng thời sử dụng vũ khí này để tấn công lại bọn phát xít Đức.
Chuyện bắt đầu từ khi một người đàn ông đến gặp Lazowski cho hay, hàng nghìn người Ba Lan đang bị phát xít Đức ép lao động khổ sai. Bản thân anh ta được phép nghỉ 14 ngày về thăm gia đình, thời gian nghỉ gần hết và thực sự tuyệt vọng đến nỗi muốn tự tử, muốn bác sĩ xác nhận mắc bệnh nghiêm trọng để không phải quay lại trại. Nhân sự kiện trên, hai bác sĩ Lazowski và Matulewicz đã quyết định giúp đỡ người đàn ông thoát nạn bằng cách tiêm loại vắcxin nói trên.
Sau đó, các bác sĩ Đức quốc xã đã lấy mẫu máu của người đàn ông này và gửi cho một phòng thí nghiệm của Đức để kiểm tra. Ngay lập tức, họ nhận được kết quả qua bức điện "dương tính Weil-Felix", tức là tù nhân này bị nhiễm bệnh sốt phát ban. Bức điện được lan truyền trong hàng ngũ chóp bu Đức quốc xã. Chúng nghĩ rằng bệnh truyền nhiễm đã xuất hiện, trước sau người đàn ông này sẽ là vật mang bệnh lan truyền cho các tù nhân còn lại. Tuy dương tính với mầm bệnh nhưng tù nhân lại không đổ bệnh hay bị ốm. Đây là điều không tưởng đối với chính người trong cuộc, nó có tác dụng không khác gì giả dược, nếu có ốm cũng chỉ là trạng thái "vờ" nhưng họ lại bị người thân xa lánh, thậm chí còn bị ngược đãi nên cuối cùng "dịch giả" đã thành công ngoài ý muốn.
Ngày càng có nhiều ca dương tính Weil-Felix được phòng thí nghiệm của Đức quốc xã công bố, lan rộng tới hàng chục ngôi làng, tạo ra một khu vực dịch bệnh thực sự. Dịch sốt phát ban hoành hành mạnh tại Rozwadow, buộc phát xít Đức phải công nhận dịch và không gì có ngăn cản nổi.
Lazowski viết trong hồi ký Prywatna wojna.
Vào thời gian này, thử nghiệm sốt phát ban phổ biến nhất vẫn là phép thử có tên Weil-Felix. Dựa trên nghiên cứu từ năm 1916 cho biết, các kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch có thể hưởng ứng với nhiễm trùng sốt phát ban, đồng thời gây phản ứng với Proteus OX-19, một chủng khuẩn thủ phạm gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khi có được kết quả, Lazowski đã quyết định dùng vắcxin để tạo ra trận dịch có quy mô rộng lớn. Ngay trong thời gian đang nghỉ phép, Lazowski đã làm cho nhóm bệnh nhân không phải người Do Thái xuất hiện các triệu chứng tương tự như giai đoạn đầu của bệnh sốt phát ban như: sốt, ho, phát ban và đau… bằng cách tiêm cho họ vi khuẩn Proteus OX-19, dưới tên gọi Chương trình thử nghiệm PST hay Liệu pháp kích thích protein (Protein Stimulation Therapy).
Do dịch bệnh lan rộng, các bác sĩ cấp cao của Đức đã tới thăm vùng dịch bệnh. Tại đây, Lazowski đã tập hợp những bệnh nhân ốm yếu nhất, tất cả đã được tiêm vi khuẩn Proteus OX-19. Sợ bị nhiễm trùng, các bác sĩ của Đức quốc xã đã tiến hành một vài xét nghiệm chóng vánh và nhanh chóng rời khỏi khu vực cách ly có tên FLECKFIEBER mà Lazowski và Matulewicz đã thiết lập sẵn. Còn đối với những người Do Thái,  FLECKFIEBER lại là thiên đường, họ được Lazowski bảo trợ bằng công cụ dịch bệnh giả mà không hề bị phát hiện, và quan trọng hơn,  không phải quay trở lại trại tập trung nữa. Tổng cộng có trên  8.000 người, trong đó có 12 người da đen đã được Lazowski cứu thoát.
Khắc Nam
(Dịch từ Scribol/Atlasobscura-9/2016)

Trong Chiến tranh Thế giới II, có một nước đã cứu người Do-thái, mà lại là một nước Hồi giáo!

“Trong chiến tranh thế giới thứ hai, 6 triệu người Do-thái đã bị phát xít giết hại tại châu Âu. Có một nước là nơi cứu nạn của người Do-thái, và là một nước Hồi giáo, đó là Albania.

Albania là nơi người Hồi giáo và người Do-thái sống hàng thế kỷ cạnh nhau trong hòa bình. Năm 1943 phát xít Đức vào Albania và đòi người dân Albania phải nộp danh sách những người Do-thái, nhưng họ đã không nộp. Người Do-thái ở khắp nơi đã tìm đến Albania kiếm nơi ẩn náu. Người Albania có một nguyên tắc danh dự  tên là ‘besa’, là ‘giữ lời’. Nguyên tắc này đã thúc đẩy người dân Albania giúp đỡ người gặp hoạn nạn.

Albania là nước duy nhất trong châu Âu mà sau chiến tranh thì số lượng người Do-thái tăng lên 10 lần.

Sau chiến tranh, khi được hỏi tại sao lại giúp đỡ những người Do-thái, thì người Albania trả lời rằng họ chỉ làm những gì mà họ cần phải làm.

–– Bản dịch của chị Nguyễn Thanh Mai

Hình ảnh của Gia đình Ulma Hình ảnh của Gia đình Ulma 

Gương hy sinh cứu giúp người Do thái của gia đình Ulma

Ngày 24.03 vừa qua, Balan đã tổ chức kỷ niệm lần thứ nhất Ngày toàn quốc tưởng nhớ các gia đình Balan đã giúp đỡ người Do thái trong cuộc bách hại của quân phát xít Đức. Ngày 24.03 là ngày gia đình Ulma, gồm có cha mẹ và 7 đứa con, đã bị phát xít Đức tàn sát vào năm 1944, vì đã cho người Do thái trú ẩn trong nhà của mình.
Hồng Thủy - Vatican
Năm 1939, Hitler đã khai mào chiến tranh thế giới thứ hai khi tấn công Balan. Năm 1941 quân Đức đã quyết định tiêu diệt người Do thái, và họ bắt đầu kế hoạch tàn sát 11 triệu người Do thái ở Chấu Âu. Khi đó tại Balan có 4 triệu người Do thái, chiếm 10% dân số cả nước. Vì thế quân Đức đã tổ chức những trại tập trung ngay trên đất Balan để tiêu diệt người Do thái, trong đó có trại tập trung Auschwitz.
Ngay cả khi chính họ là đối tượng bách hại của quân Đức, người Balan đã phát động một chiến dịch giúp đỡ người Do thái, do các tổ chức và hiệp hội bí mật của Balan hướng dẫn, trong đó có Hội đồng trợ giúp người Do thái, được gọi là “Zegota”, được thành lập năm 1942.
Giáo hội Balan cứu giúp người Do thái
Giáo hội Balan cũng dấn thân, tổ chức trợ giúp vật chất, che dấu người Do thái trong các tu viện và đan viên, kêu gọi giúp đỡ họ dưới mọi hình thức, trên hết là gương sáng của các Giám mục, linh mục và nữ tu, những người đã sống lý tưởng t yêu thương Ki-tô giáo dành cho tha nhân, trong thời khắc đen tối và vô nhân đạo.
Khi đó, quân Đức áp dụng một đạo luật ở Balan: những ai giúp đỡ người Do thái, dưới bất cứ hình thức nào, cũng phải nhận án tử hình. Nhưng dù cho nguy hiểm đến mạng sống, người Balan đã cứu sống rất nhiều người Do thái; người ta tính rằng khoảng 1 triệu người Balan bằng những cách thế khác nhau đã cứu được khoảng 300 ngàn người Do thái.
Danh sách những người Balan cứu giúp người Do thái cũng có tên của các Giám mục và linh mục. 11 trong số 13 Giám mục trong vùng vẫn ở lại Balan trong cuộc diệt chủng và đã tham gia cứu giúp người Do thái. Một giám mục di cư đến Anh quốc cũng đã lên tiếng trên Radio Luân đôn để tố cáo tội ác chống lại người Do thái của quân phát xít Đức.
Gia đình Ulma
Gia đình Ulma, một gia đình nông dân bình thường, làm nghề thuộc da ở làng Markowa, miền đông nam Balan, nơi bị quân Đức chiếm đóng, thuộc vào số những người Balan anh hùng đã giúp đỡ người Do thái. Đối với họ, không có so đo tính toán, hay sợ hãi, chỉ đơn giản là cứu giúp người khốn cùng, bị đối xử bất công, vô nhân đạo. Vào khoảng cuối năm 1942, dù cho sống trong hoàn cảnh nghèo khổ và biết rằng sẽ gặp nguy hiểm, gia đình Ulma đã cho 8 người Do thái ẩn trú trong gia đình họ. Một cảnh sát đã tố cáo với quân Đức việc gia đình Ulma đang che dấu người Do thái. Sáng ngày 24.03.1944, 5 tên lính Đức và một số cảnh sát đã đến trước nhà của gia đình Ulma. Những người lính Đức bắt đầu bắn những người Do thái, sau đó đến đôi vợ chồng trẻ nhà Ulma: Józef 44 tuổi và Wiktoria 32 tuổi, khi đó bà Wiktoria đang mang thai đứa con thứ 7.
Một nhân chứng kể lại: “Vào lúc quân Đức xử bắn tại gia đình Ulma, người ta nghe thấy những tiếng la hét than khóc khủng khiếp. Những đứa trẻ cầu cứu với cha mẹ các em khi họ đã bị giết chết . Đó là một cảnh thật đau lòng.” Vài phút sau đó, viên sĩ quan chỉ huy quyết định sát hại cả 6 đứa trẻ con cái của ông bà Ulma, để “cho cộng đồng không gặp rắc rối”. 6 đứa trẻ ở các độ tuổi: 8 tuổi, 6 tuổi, 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi và 1,5 tuổi. Thế là trong vòng vài phút, hơn một chục mạng người đã bị sát hại.
Trên đường hiển thánh
Năm 1995, ông bà Józef và Wiktoria Ulma được Ủy ban Do thái công nhận là “Người công chính giữa các dân nước”. Giáo hội Công giáo nhìn nhận lòng đạo đức nhiệt thành của họ cũng như hành động anh hùng được thúc đẩy bởi tình yêu Ki-tô giáo đối với tha nhân. Vào năm 2003, án phong chân phước cho gia đình Ulma bắt đầu được tiến hành tại giáo phận Przemyśl và đầu năm 2017, Vatican đã cho phép tách hồ sơ phong chân phước của gia đình Ulma khỏi hồ sơ chung của các vị tử đạo Balan. Như thế, tiến trình điều tra và hoàn tất hồ sơ phong chân phước cho gia đình này sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn.
Để ghi nhớ sự hy sinh của gia đình Ulma, hồi tháng 11 vừa qua (2018), Đức tổng Giám mục giáo phận Przemyśl và Quỹ Gia đình Ulma đã tổ chức một cuộc triễn lãm tại đại học Giáo hoàng Urbaniana ở Roma để vinh danh họ.
Người phụ nữ này chôn giấu bí mật mình đã cứu hơn 2.500 đứa trẻ Do Thái khỏi bàn tay Đức Quốc xã suốt 54 năm.
Bà chỉ là một y tá bình thường nhưng đã cứu mạng hơn 2.500 đứa trẻ từ bàn tay của Đức Quốc xã, khi còn sống bà luôn khiển trách bản thân: Những gì tôi làm không hề đủ, bởi vì có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn nữa.
nguoi do thai
Bà Irena Sendler sinh ra tại Warsaw, Ba Lan vào năm 1910. Cha là bác sĩ duy nhất ở một trấn nhỏ, đã qua đời năm bà 7 tuổi do bị nhiễm bệnh khi chữa cho một người bị thương hàn. Sinh thời cha bà đã từng nói với bà: Nếu như nhìn thấy người chết đuối, dù cho có không biết bơi thì con cũng phải cố gắng cứu người đó.
Chính câu nói đơn giản này cùng tinh thần xả thân cứu người của cha đã ảnh hưởng đến bà Sendler cả một đời.
森德勒
Tháng 9/1939, Đức Quốc xã tiến vào Warsaw, Ba Lan, 450.000 người Do Thái chiếm hơn 1/3 người dân trong thành phố bị cách ly ở một nơi rất lớn giống như công viên trung tâm New York. Khi đó Sendler là một y tá, bà có thẻ thông hành được ra vào nơi cách ly người Do Thái, vì thế bà đã dùng chức vụ làm bia đỡ, liên tục cung cấp quần áo, thức ăn và thuốc cho người Do Thái.
duc quoc xa
Ba năm sau, tình hình bỗng trở nên cực kỳ gay go, mỗi ngày có hàng ngàn người Do Thái bị đưa vào các trại tập trung giết chóc, đối mặt với tình thế gay gắt này, bà Sendler không thể ngồi yên được nữa, bà lập tức cùng đồng nghiệp tạo ra “mạng lưới” giải thoát trẻ con Do Thái, đồng lời dùng thân phận công tác xã hội của mình để vào trong khu vực người Do Thái.
Đức quốc xã
Liên tục 18 tháng, mỗi ngày bà phải mạo hiểm tính mạng, ra vào khu tập trung che chắn cho vài đứa trẻ trốn thoát. 
Dù vậy, có rất nhiều gia đình Do Thái không dám để bà Sendler cùng đồng nghiệp đưa con mình đi.
Câu đầu tiên mà họ hỏi chính là: Có gì đảm bảo con họ sẽ được sống?
Bà chỉ có thể trả lời thật lòng: Không có. Bởi vì đến cả chính bà cũng không biết ngày hôm nay bà có còn sống mà rời khỏi nơi tập trung hay không.
Trong tình thế mạo hiểm tính mạng mà lại không có bất cứ sự bảo đảm nào như vậy, bà Sendler đã giấu được hơn 2.500 em nhỏ người Do Thái dưới các băng ca, vali xách tay, hòm, thậm chí bắt các em giả trang thành những người bị bệnh truyền nhiễm, rồi âm thầm đưa ra khỏi khu tập trung đến nhà thờ bằng những chiếc xe cứu thương.
60 năm sau, bà Sendler vẫn còn gặp ác mộng bởi những gì trải qua năm đó, bà nhớ lại: Có gia đình để chúng tôi đưa con đi, có người lại bảo chúng tôi vài ngày sau quay lại, nhưng khi quay lại thì rất nhiều gia đình đã bị đưa đến trại tử hình rồi.
nguoi do thai
Những đứa trẻ dù đã may mắn được cứu ra ngoài nhưng vẫn đối mặt với cái chết bất cứ lúc nào, bởi vì những người trong thành phố Warsaw lúc bấy giờ ai nấy cũng đều lo cho sự an toàn của mình, khắp nơi đều là những kẻ tố giác lạnh lùng vô tình, mỗi ngày Gestapo đều lục soát khắp nơi để tìm cho ra những người Do Thái bỏ trốn khỏi khu cách ly.

森德勒
Gestapo là cảnh sát chìm của Đức Quốc xã.

Để bảo vệ các em nhỏ phải gian nan mới cứu ra được này, bà Sendler và đồng nghiệp ngày đêm nhanh chóng làm ra hơn 3.000 giấy tờ giả, bao gồm giấy khai sinh có chữ ký của mục sư và chứng minh thư có chữ ký của quan chức cấp cao.
Dù vậy thì chỉ có những giấy tờ này là hoàn toàn không đủ, bà bắt các em nhỏ học thuộc tên mới của mình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần, dạy các em những câu cầu nguyện, để tránh bị lộ khi Gestapo kiểm tra. Mỗi đứa trẻ đi trên đường đều có thể bị tra hỏi bất cứ lúc nào, nếu như không biết cầu nguyện thì sẽ lập tức bị giết.
Người Do Thái không theo đạo Thiên Chúa, vì vậy nên cũng không biết cầu nguyện, đây cũng chính là cách để đoán ra được đó có phải là trẻ em Do Thái hay không, bà Sendler dạy các em cầu nguyện là để bảo vệ chúng.
nguoi do thai
Ở Warsaw lúc đó, che giấu người Do Thái là bị tội chết, cả người nhà cũng sẽ bị giết, thậm chí còn nặng hơn cả tội danh in “báo phản động”, vận chuyển vũ khí để lật đổ Đức Quốc xã.
Chính trong hoàn cảnh vô cùng áp lực này, vào năm 1943, bà Sendler bị phát hiện và bắt giữ, Gestapo tra tấn bà, đánh gãy chân bà, nhưng cũng không hề moi được bất cứ tin tức nào giá trị từ bà.
Đức Quốc xã cực kỳ tức giận đã quyết định xử tử bà, may mắn là tổ chức ngầm ở Ba Lan đã chi nhiều tiền mua giấy thông hành quân đội nên mới cứu được bà.
Dù được cứu ra ngoài, bà Sendler không hề dừng lại, bà tiếp tục bí mật cứu người Do Thái, còn ghi chép cẩn thận lại thông tin của các em nhỏ từng được cứu, chôn những chiếc bình chứa bảng tên dưới gốc cây nhà hàng xóm để sau chiến tranh các em nhỏ có thể đoàn tụ với gia đình.
nguoi do thai duc quoc xa
Năm 1945, Đức Quốc xã rời khỏi Ba Lan, bà Sendler đào số bảng tên lên, trả các em nhỏ về cho những phụ huynh còn sống, đáng tiếc là hầu như tất cả đều đã bị sát hại hoặc mất tích, chỉ có vài đứa trẻ tìm lại được cha mẹ.
nguoi do thai
Từ đó trở đi, bà sống như một người bình thường suốt 54 năm, không hề nói về việc mình từng cứu hơn 2.500 đứa trẻ.
Cho đến 54 năm sau, vào năm 1999, có bốn học sinh trung học ở Kansas, Mỹ đã phát hiện ra cái tên Irena Sendler trong bài báo “Một Schindler khác” khi làm đề tài lịch sử, trong đó chỉ có một câu đơn giản: Bà đã cứu hơn 2.500 đứa trẻ.
“Không thể nào đâu? Schindler đã cứu 1.100 người Do Thái, nếu Sendler cứu 2.500 người, vậy sao chúng ta chưa từng được nghe qua tên của bà ấy? Hay là in nhầm 250 thành 2.500 rồi?”
Họ vội vàng lên mạng tìm tên Irena Sendler, chỉ có dòng chữ, toàn bộ là từ cùng một trang mạng. Tổ chức gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi thư xác nhận có phải in lầm số hay không, nhưng cũng không có bất cứ tin tức nào của bà Sendler.
Mấy tháng sau đó, vài học sinh trung học nhân kỳ nghỉ và cuối tuần chạy đến thư viện và viện tư liệu tìm các tài liệu có liên quan đến Thế chiến thứ II, thậm chí họ còn tìm xem tất cả các bảng tên ở tất cả các đài kỉ niệm trong Thế chiến thứ II nhằm hy vọng tìm được nơi an nghỉ cuối cùng của bà Sendler nhưng cũng không biết được gì.
Cuối cùng, Hội gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi đến một tin tức khiến người ta không thể tin nổi: Bà Sendler vẫn còn sống, hiện sinh sống ở Warsaw, Ba Lan, bà đã 90 tuổi.
nguoi do thai
Nhờ vậy, với sự tìm kiếm của bốn bạn học sinh này mà câu chuyện năm xưa của bà Sendler mới được nhắc lại.
Sự dũng cảm và trí tuệ của bà Sendler không chỉ khiến người Mỹ cảm động, mà cũng giúp cho Warsaw phát hiện ra được người anh hùng của họ.
森德勒
Tại một viện dưỡng lão ở Warsaw, rất nhiều người cao tuổi ngồi xe lăn, đi lại khó khăn, tổng thống Ba Lan và phu nhân đã đích thân đến viện dưỡng lão thăm bà.
Vị anh hùng tuổi xế chiều cũng đã nhận được rất nhiều những lời vinh danh muộn màng.
森德勒
Năm 2003, Đức Giáo hoàng Paul Đệ nhị đích thân viết thư cho bà Sendler, tán dương sự nỗ lực phi thường của bà trong thời chiến.
森德勒
Tháng 10/2003, bà được trao tặng huy chương Đại Bàng Trắng (Order of the White Eagle), hình ảnh của bà cũng được in trên đồng tiền kỷ niệm của Ba Lan năm 2009.
森德勒
Ngày 30/7/2006, bà Sendler 96 tuổi được nhận huy chương vinh dự tại Lễ tưởng niệm được tổ chức ở Munich, Đức, rất nhiều người đến tham dự đều là những trẻ em mà bà cứu năm đó.
森德勒
Elzbieta Ficowska từng là một đứa bé sơ sinh được bà Sendler cứu, cô nói: “Bà Sendler chẳng những đã cứu chúng tôi mà còn cứu thế hệ con cháu của chúng tôi nữa”.
森德勒
Tháng 10/2006, bà Sendler 96 tuổi đã được xướng tên trong lễ trao giải thưởng Nobel Hòa Bình.
森德勒
Ngày 12/5/2008, bà Irena Sendler lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại Ba Lan, hưởng thọ 98 tuổi.
森德勒
森德勒
Lời bà nói trước khi ra đi khiến nhiều người xúc động: “Tôi chưa từng xem bản thân là anh hùng, những đứa trẻ Do Thái được cứu sống đã chứng minh giá trị của tôi trên đời, thế nhưng đây hoàn toàn không phải là lý do để xứng đáng được tán dương. Ngược lại, tôi luôn tự trách mình, những gì tôi làm hoàn toàn không đủ, có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn, sự tiếc nuối này sẽ theo tôi đến cuối đời”.
Theo SecretchinaThanh Tâm

Bản Danh Sách Của SchindlersSchindler's List (1993)

Trạng thái:
Hoàn tất

Điểm IMDb:
8.9
(1,052,070 votes)

Đạo diễn:
Steven Spielberg,

Quốc gia:
Mỹ,

Năm:
1993

Ngày phát hành:
25/12/1993

Thời lượng:
195 phút

Chất lượng:
Bản đẹp

Độ phân giải:
Full HD

Ngôn ngữ:
Phụ đề Việt

Thể loại:
Phim chiến tranh, Phim tài liệu, Phim chính kịch - Drama, Phim kinh điển, Phim lẻ

Công ty SX:
Universal Pictures, Amblin Entertainment
Đánh giá phim (32 lượt)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bản Danh Sách Của Schindlers - Schindler's List

Nội dung phim

Bộ phim nói về hành động cứu hàng nghìn người Do Thái tại Ba Lan trong Đại chiến thế giới II đã được nhận các giải Oscar, Quả cầu vàng, BAFTA và Grammy dành cho Phim xuất sắc. Viện điện ảnh Mỹ xếp "Schindler's List" ở vị trí thứ 9 trong danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại.

Tháng 9/1939, không tuyên chiến, phát xít Đức tấn công nước láng giềng Ba Lan, mở màn cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Quân đội Ba Lan bị đánh bại sau một tháng giao chiến. Sau khi chiếm đóng Ba Lan, quân Đức dồn tất cả người Do Thái tại nước này vào các trại tập trung ở Krakow.

Trong không khí hoảng loạn thời chiến tranh, không ít doanh nhân lại tìm thấy cơ hội làm ăn. Một trong số đó là Oskar Schindler, một doanh nhân người Đức gốc Tiệp Khắc. Ông tới Ba Lan với ý định ban đầu là thành lập một nhà máy để tận dụng nguồn lao động nô lệ của hàng triệu người Do Thái trong các trại tập trung ở Krakow. Bằng những khoản tiền hậu hĩnh và những món quà đắt giá, Schindler đã tạo được mối quan hệ tốt với những quan chức hàng đầu của Đức tại Krakow. Thậm chí ông còn được kết nạp vào đảng Quốc xã và trở thành bạn thân của Julian Scherner, người đứng đầu lực lượng cảnh sát và SS (mật vụ) của lực lượng chiếm đóng. Với những lợi thế đó, Schindler nhanh chóng được cấp giấy phép thành lập một nhà máy sản xuất đồ nấu bếp cho quân đội.

Nhưng đến lúc xây dựng xong nhà máy thì Schindler chẳng còn tiền để mua máy móc, thiết bị. Thông qua một kế toán của đảng Quốc xã tên là Itzhak Stern, ông bí mật gặp một số doanh nhân gốc Do Thái để hợp tác làm ăn. Theo sáng kiến của Schindler thì họ sẽ cho ông vay tiền để sản xuất. Đổi lại, ông sẽ cung cấp cho họ một phần sản phẩm để bán ngoài chợ đen. Trong thời điểm đó, đây là một hành động mạo hiểm, vì chính quyền chiếm đóng cấm người Đức quan hệ làm ăn với người Do Thái.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét