Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 62

HỒN MA BIÊN GIỚI , HOANG PHUONG NGUYEN

 
Khu Phố Ngày Xưa - Nhạc Lính VNCH - Chế Linh 1975 Chiến Tranh Việt Nam


-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Bob Dylan - Masters of War 
  
Bob Dylan - Senor (Señor) (Vietnam War Music)
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
(a bridge too far 1977) สะพานนรก​ หนังสงคราม​โลก​ครั้ง​ที่​2​
  
Trận Gaugamela năm 331BC - 47.000 quân Macedonia đánh bại 94.000 quân Ba Tư

Phòng không Syria bị Thổ vùi dập không thương tiếc: Máu đã đổ, cực kỳ nghiêm trọng

Bình Nguyên |


Phòng không Syria bị Thổ vùi dập không thương tiếc: Máu đã đổ, cực kỳ nghiêm trọng
Ảnh minh họa.

Mặc dù gần đây phòng không Syria đã lật ngược thế cờ, tung ra những cú phản đòn hữu hiệu nhưng họ cũng đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề.

Máu đã đổ
Còn nhớ trước và ngay sau khi Ankara triển khai Chiến dịch "Lá chắn mùa Xuân" ở Idlib thì phòng không Syria đã "toang".
Họ chẳng những không bảo vệ được quân nhà, để mặc máy bay không người lái tấn công (UCAV) của Thổ Nhĩ Kỳ tha hồ hoành hành gây thiệt hại lớn cho các đơn vị mặt đất, mà còn liên tiếp thiệt hại về vũ khí trang bị.
Theo nhiều nguồn tin thì bên cạnh những tổ hợp tên lửa phòng không đời cũ (như Pechora) và pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 bị đánh tan nát đã có những tổ hợp phòng không rất hiện đại như tên lửa tầm trung Buk-M2E và pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 cũng tổn thất nặng nề.
Những video do máy bay trinh sát không người lái (UAV) và máy bay UCAV Thổ Nhĩ Kỳ ghi lại được cho thấy chúng như những tay súng bắn tỉa thiện nghệ, săn diệt lực lượng mặt đất của Quân đội Syria (SAA) thật dễ dàng.
Chiến thuật "bầy đàn UAV" ồ ạt tấn công cùng lúc của Thổ Nhĩ Kỳ đã thành công bước đầu, các phương tiện cơ giới, vũ khí trang bị và binh lực của Quân đội Syria liên tiếp bị đánh trúng, tan hoang.
UAV Thổ Nhĩ Kỳ tập trung tìm diệt các loại vũ khí hiện đại, uy lực cao của SAA như xe tăng, xe thiết giáp và đặc biệt là các tổ hợp pháo phản lực BM-21 để bẻ gãy nền tảng mũi nhọn hỏa lực và sức mạnh đột kích, nắm đấm thép của lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad.
Đồng thời Thổ Nhĩ Kỳ cũng vùi dập các hệ thống phòng không Syria để làm chủ bầu trời nhằm mặc sức tung hoành.
Bên cạnh đó các tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ được sự hỗ trợ đặc lực của máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không cũng bắn hạ 2 máy bay ném bom Su-24 và 1 máy bay cường kích nhẹ L-39 làm suy yếu sức mạnh của Không quân Syria.
Chắc hẳn Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Syria khi đó hết sức sốt ruột bởi những thiệt hại rất lớn cả trên không lẫn trên bộ.
Phòng không Syria bị Thổ vùi dập không thương tiếc: Máu đã đổ, cực kỳ nghiêm trọng - Ảnh 2.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria.
Cú phản đòn hữu hiệu và những bài học đắt giá
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã tiêu diệt tới 8 tổ pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 cùng một số tổ hợp tên lửa phòng không khác như Pechora, Buk-M2E của Quân đội Syria nhưng Nga chỉ thừa nhận có 2 tổ hợp Pantsir-S1 bị bắn hỏng và có lẽ là khôi phục sửa chữa được trong thời gian ngắn.
Ngay trước khi cuộc đàm phán giữa 2 người đồng cấp Putin và Erdogan diễn ra ở Moscow thì phòng không Syria đã tung ra những cú phản đòn hữu hiệu, họ liên tiếp bắn hạ bầy UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Hai chủ công đóng góp lớn vào thành tích đó là các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 và tên lửa Buk-M2.
Riêng các tổ hợp Buk-M2 đã có hiệu suất chiến đấu rất cao, khai hỏa 25 lần thì bắn trúng và diệt mục tiêu 20 lần, 2 lần bắn trúng nhưng chỉ làm bị thương UAV Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ có 3 lần bắn trượt mà thôi.
Nếu tính chung kết quả thì Buk-M2 đã làm nên điều thần kỳ với xác suất trúng đích hoàn toàn là 80%, còn nếu cộng cả 2 lần bắn bị thương UAV Thổ thì hiệu suất đạt tới 88%. Thật đáng nể!
Sau khi liên tiếp bị mất nhiều UAV, hiệu quả tìm diệt của Thổ Nhĩ Kỳ suy giảm hẳn và khiến Tổng thống Erdogan bước vào bàn đàm phán với Tổng thống Putin ở thế "cửa dưới".
Tất nhiên bên nào cũng tuyên bố mình giành phần thắng và nói quá lên chiến tích của mình, Thổ Nhĩ Kỳ hay Nga-Syria cũng không ngoại lệ nhưng có thể thấy thiệt hại của phòng không Syria là có thật bởi lẽ họ vẫn đang mắc phải những sai lầm cố hữu vốn đã khiến nhiều kíp chiến đấu phòng không đổ máu khi đối đầu với lực lượng Không quân Israel rất ranh ma.
Thổ Nhĩ Kỳ ghi hình hệ thống phòng không Nga tại Syria
Tương tự, Thổ Nhĩ Kỳ cũng thuộc hàng "tay to" trong khối NATO, có sức mạnh quân sự ngang ngửa với Israel do vậy đối đầu với một đối thủ cứng như thế không hề là điều dễ dàng với phòng không Syria. Bất cứ sai lầm nào cũng phải trả giá đắt.
Thứ nhất, phòng không Syria không có phương án đối phó hữu hiệu với UAV Thổ Nhĩ Kỳ. Nhẽ ra trong thời gian đầu họ phải "tiên hạ thủ vi cường", tức là phải bẻ gãy chiến thuật "UAV bầy đàn" của Thổ Nhĩ Kỳ, tìm cách bắn hạ được càng nhiều càng tốt, làm sạch bầu trời.
Sau này tăng cường săn diệt UAV Thổ Nhĩ Kỳ thì đã giành lại được thế trận, nhưng như thế vẫn là hơi muộn.
Phòng không Syria bị Thổ vùi dập không thương tiếc: Máu đã đổ, cực kỳ nghiêm trọng - Ảnh 4.
Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 của Syria.
Phòng không Syria thiếu các hệ thống pháo cao xạ có khả năng đánh đêm, bắn bằng máy chỉ huy trên cơ sở hệ thống quang hồng ngoại. Nếu chỉ có pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 tham chiến thôi thì không đủ, còn thì phải hạn chế dùng Pantsir-S1 và Buk-M2 bởi đạn tên lửa rất đắt, cần để dành cho những mục tiêu giá trị và khó bắn hơn.
Thứ hai, chủ quan khinh địch khiến máu đã đổ. Có thể thấy UAV Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi và phát hiện rất chính xác vị trí trận địa của các tổ hợp phòng không Syria, đa phần chẳng có công sự chiến đấu cũng như không hề ngụy trang, rất dễ bị bắn trúng. Vì vậy, đã có không ít tổ hợp phòng không Syria bị UAV Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.
Có ngụy trang thì mới đánh lừa được địch, có công sự che chắn thì mới hạn chế được thiệt hại khi bị bom, tên lửa đối phương bắn trúng khu vực trận địa. Cả hai điều này phòng không Syria làm chưa tốt nên thiệt hại là tất yếu.
Thứ ba, nghi binh lừa địch được chú trọng nhưng chưa triệt để. Gần đây phòng không Syria đã đưa vào sử dụng các mô hình nghi trang những tổ hợp tên lửa phòng không, nhất là Pantsir-S1. chiến thuật này đã phần nào lừa được UAV Thổ Nhĩ Kỳ và giúp hạn chế các tổ hợp phòng không "thật" bị tiêu diệt.
Nhẽ ra phòng không Syria nên tăng cường sử dụng mô hình khí tài nghi trang sớm hơn và với quy mô rộng hơn thì hiệu quả đánh lửa UAV Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cao hơn nữa.
Những bài học xương máu đã có, nhưng xem ra phòng không Syria vẫn chưa thực sự chú trọng nghệ thuật tác chiến phòng tránh, đánh trả. Điều cốt tử hiện nay là phải bảo toàn được lực lượng, có giữ được thực lực thì mới ra được những cú phản đòn hữu hiệu, đầy uy lực.
Thổ Nhĩ Kỳ công bố video ghi lại cảnh hệ thống Pantsir do Nga chế tạo bị UAV của nước này tấn công phá hủy


Tên lửa Pantsir Nga phản pháo ở Syria: Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến "thời khắc đen tối" nhất!

Bảo Lam |


Tên lửa Pantsir Nga phản pháo ở Syria: Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến "thời khắc đen tối" nhất!

Khi các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir được triển khai tới Idlib, các UAV tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chứng kiến một ngày "đen tối" nhất với gần 10 chiếc bị rơi.

Một trong những tin tức quan trọng trên thế giới trong thời gian vừa qua là chiến sự tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria. Ngày 27/02 Thổ Nhĩ Kỳ chính thức mở màn chiến dịch "Lá chắn Mùa Xuân" với mục đích nhằm đẩy lùi các đơn vị quân đội chính phủ Syria khỏi vùng lãnh thổ mà lực lượng nổi dậy do Ankara hậu thuẫn đang chiếm đóng.
Trước đây, Ankara chỉ âm thầm ủng hộ phiến quân của Quân đội Quốc gia Syria (SNA) bằng các chuyên gia quân sự nhưng giờ đây những đơn vị vũ trang chính quy của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào Idlib.
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai hỏa lực ứng cứu phiến quân Syria
Đầu tháng 2, QĐ Syria đã chiếm được thành phố Seraqip (Idlib, Syria). Ngày 10/02 các lực lượng của chính phủ mở đợt tấn công tại khu vực Aleppo. Mục đích là chiếm mỏm Anadan – một vùng đất ở tây bắc Aleppo. Khi đó, các phiến quân đã chống trả quyết liệt, và quân chính phủ đã không thể đánh bật chúng ra khỏi nơi này.
Tại mỏm Anadan, kẻ địch đã có thể thiết lập tuyến phòng thủ đa lớp. Địa hình phức tạp cũng hỗ trợ nhiều cho các phiến quân. Aleppo nằm ở vùng đồng bằng, nhưng chỉ vài km về phía tây, tại khu dân cư Anadan địa hình bắt đầu dốc lên thành vùng núi.
Bởi vậy, tấn công mỏm Anadan trực diện, thậm chí với cả sự yểm trợ ồ ạt của không quân Nga, quân đội Syria vẫn không thể giành được thắng lợi. Có thể đi vòng qua phía nam, từ hướng tuyến đường M-5, nhưng các phiến quân cũng đã kịp thiết lập một khu vực phòng thủ đúng nghĩa ở đó.
Sau khi chiếm được Seraqip, quân đội Syria mở cuộc tấn công dọc tuyến đường hướng về phía bắc tới Aleppo. Cuộc hành quân thần tốc đến mức các phiến quân không kịp phản ứng, bỏ lại những cứ điểm của mình và tháo chạy. Đến ngày 11-12/02 các đơn vị quân đội Syria đã hoàn toàn chiếm được tuyến đường chiến lược M-5.
Cả phòng tuyến ở phía nam của mỏm Anadan cũng thất thủ. Sau 3 ngày, quân đội Syria bằng hai cuộc tấn công với hỏa lực tập trung đã đập tan những tàn quân tại khu vực Anadan và ngày 18/02 hoàn toàn giải phóng tỉnh Aleppo.
Thắng lợi của cuộc tấn công tại Idlib là điều hoàn toàn bất ngờ đối với Ankara. Sau khi mỏm Anadan thất thủ và quân đội chính phủ giải phóng được tuyến đường M-5, thì đã thấy rõ rằng những phòng tuyến chủ yếu của phiến quân ở phía đông và phía bắc đã bị tiêu diệt và không gì có thể ngăn được quân đội Syria tiến công vào sâu bên trong Idlib.
Bởi vậy, ngay ngày 18/02, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đưa tới Syria các đội SNA (nguyên là Quân đội Giải phóng Syria). Đây là một kiểu lực lượng ủy thác được Ankara tích cực sử dụng tại Syria và Libya. Các chiến binh SNA được trang bị hoàn toàn bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì tình hình thực tế phức tạp, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ quyết địch triển khai một cuộc tấn công ở hướng Seraqip. Nếu như các đội SNA giành lại được khu dân cư này, Damacus có lẽ đã mất quyền kiểm soát đối với tuyến đường M-5, có nghĩa là nhiệm vụ chính của đợt tấn công được quân đội Syria triển khai bị gián đoạn.
Để tấn công Seraqip, các đội SNA cần phải được yểm trợ bởi pháo binh, UAV tấn công, những đơn vị xe tăng của Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong hàng ngũ chiến đấu của SNA còn có các đơn vị đặc nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ và được cung cấp số lượng lớn những tổ hợp tên lửa phòng không vác vai cũng như xe vận tải thiết giáp ACV-15.
Giữa thủ phủ Idlib và thành phố Seraqip là khu dân cư Al-Nairab. Từ ngày 10/02, quân đội chính phủ Syria đã thiết lập quyền kiểm soát ở đây. Bởi vậy, để tiến về Seraqip, các đội SNA cần phải đánh bật những đơn vị của quân đội chính phủ ra khỏi Nairab ở ngay giai đoạn đầu.
Cuộc đánh chiếm thành phố bắt đầu vào ngày 20/02. Trong vòng 2 ngày sau khi triển khai chiến dịch, Thổ Nhĩ Kỳ không kịp điều tới Syria đủ lực lượng SNA cùng những phương tiện yểm trợ.
Bởi vậy ngay khi có mặt, các đội SNA được lập tức xung trận. Đồng thời, lực lượng không quân Syria làm chủ toàn bộ trên không và thực hiện các cuộc không kích nhằm vào những phiến quân khi còn chưa kịp rút khỏi Nairab. Cuộc đánh chiếm đầu tiên bất thành, các phiến quân chịu tổn thất lớn.
Tên lửa Pantsir Nga phản pháo ở Syria: Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến thời khắc đen tối nhất! - Ảnh 1.
Máy bay không người lái Anka-S của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: TAI
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bổ sung thêm các lực lượng SNA và tăng cường những cuộc tấn công bằng UAV và pháo binh. Trong bối cảnh phòng vệ chắc chắn của Nairab, Bộ tư lệnh quân đội Syria quyết định liều lĩnh. Những lực lượng tinh nhuệ nhất được rút khỏi Seraqip để triển khai tấn công tại khu vực thung lũng Al-Gab, nằm ở phía nam của tỉnh Idlib.
Al-Gab là tuyến đường chạy xuyên thuận tiện tại vùng núi của tỉnh Idlib, tạo nên một lối tiến quân tới thẳng thành phố quan trọng về mặt chiến lược Jisr ash-Shugur và tuyến đường M-4.
Các lực lượng quân chính phủ đã vài lần cố gắng giải phóng Al-Gab, nhưng các phiến quân hiểu được giá trị của thung lũng và bảo vệ nó bằng tất cả lực lượng của mình. Trong những năm xảy ra xung đột, đã có một vài khu phòng tuyến được hình thành trong thung lũng này, và vào năm 2015 quân đội Syria đã chịu tổn thất nặng nề về người khi cố gắng đánh chiếm nó.
Nhưng vào tháng 2 năm nay, tình hình đã diễn ra theo chiều hướng có lợi cho quân đội Syria - trong tháng 1 và đầu tháng 2, phần lớn các phiến quân đã được điều từ Al-Gab tới khu vực Seraqip và Anadan.
Hôm 24/02, các lực lượng của quân đội chính phủ đã chuyển sang tấn công tại phía nam của tỉnh. Chỉ đến cuối ngày, những phòng tuyến chủ yếu của địch đã bị xuyên thủng và các đơn vị của quân đội Syria lần đầu tiên từ năm 2015 đã tiến vào thung lũng Al-Gab.
Nhưng cùng lúc đó, các đội SNA bắt đầu chuyển sang tấn công tại khu vực Al-Nairab. Các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai của Thổ Nhĩ Kỳ đã tác chiến trong hàng ngũ của những phiến quân.
Các đội lính dự bị động viên của Syria đã phải chống trả lại những xe tăng M60 Sabra tham gia cuộc đột kích. Các tổ hợp phòng không đã làm giảm đi hiệu quả của không quân Syria. Bởi vậy, đến cuối ngày các phiến quân SNA đã xộc thẳng được vào thành phố.
Hệ thống phòng không Pantsir lâm trận
Ngày 26/02, các đội SNA đã đánh bật hoàn toàn những đơn vị của quân đội chính phủ Syria ra khỏi Nairab và tiến quân về phía Seraqip. Cùng lúc đó, quân đội Syria gần như đã quét sạch thung lũng Al-Gab. Thành phố Arima đã được giải phóng.
Lực lượng chính trong cuộc tiến công của Thổ Nhĩ Kỳ là các UAV tấn công. Chúng săn lùng các khí tài thiết giáp của Syria, triển khai những cuộc không kích nhằm vào các vị trí của pháo binh, nhưng điều quan trọng – đã tạo ra áp lực tâm lý vô cùng mạnh mẽ lên những binh lính dự bị động viên thực hiện nhiệm vụ phòng thủ Seraqip.
Phương tiện hiệu quả để chống lại các UAV săn mồi của Thổ Nhĩ Kỳ có thể là những tổ hợp pháo-tên lửa phòng không "Pantsir", nhưng chúng được triển khai ở phía nam Syria để bảo vệ Damacus.
Ngoài UAV, Ankrara còn tiếp tục gia tăng sự hiện diện phi quân sự của mình tại Syria một cách phi chính thức. Một vài nhóm tác chiến của các lữ đoàn cơ giới bắt đầu có mặt tại Idlib. Những tổ hợp pháo phản lực bắn loạt tầm xa 300mm đã được triển khai ở giáp biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.
Tên lửa Pantsir Nga phản pháo ở Syria: Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng kiến thời khắc đen tối nhất! - Ảnh 2.
Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir. Ảnh: Sputnik
Ngày 27/02, các đội trung thành với chính phủ của quân đội Syria đã bị lực lượng SNA đánh bật khỏi Seraqip. Những cuộc không kích liên tục từ trên không của các UAV đã khiến những binh lính dự bị động viên Syria vứt bỏ khí tài và tháo chạy khỏi các vị trí.
Cũng trong ngày hôm đó, đoàn xe của Lữ đoàn cơ giới số 65 thuộc Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và trạm chỉ huy gần đó đã bị trúng không kích của Không quân Syria. Hơn 30 binh nhì, hạ sĩ và sĩ quan thiệt mạng.
Trong bối cảnh những tổn thất lớn như vậy, một cuộc khủng hoảng chính trị đã nổ ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vậy, chính phủ của Recep Erdogan đã quyết định mở chiến dịch quân sự chính thức chống lại Syria được đặt tên là "Lá chắn mùa xuân".
Mục tiêu về mặt hình thức của cuộc tiến công này được cho là nhằm đánh bật quân đội Syria ra khỏi ranh giới của tỉnh Idlib và những khu vực được đề cập trong Thỏa thuận Sochi.
Ngày 28 và 29/02 đã biến thành giai đoạn khó khăn nhất đối với các đơn vị của quân đội chính phủ Syria. Sau khi Seraqip thất thủ dưới những cuộc pháo kích tới tấp của các UAV tấn công và pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ, những đơn vị của quân đội Syria đã bị đẩy lùi ra khỏi tuyến đường M-5.
Nhưng ngay trong ngày 01/3, các tổ hợp pháo tên lửa phòng không Pantsir đã được đưa tới khu vực chiến sự. Hôm đó đã biến thành ngày đen tối của các UAV tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, đến cuối ngày đã có gần 10 cỗ máy bị bắn rơi.
Thực ra, trong ngày hôm đó, Không quân Syria đã mất hai chiếc máy bay ném bom tiền phương Su-24. Ankara tuyên bố rằng cả hai chiếc đều bị binh lính Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Damacus thừa nhận thiệt hại này. Các tổ phi công đã phóng ghế thoát hiểm thành công và được quân đội Syria sơ tán kịp thời.
Cùng lúc đó, các đơn vị thiện chiến hơn của quân đội Syria đã được đưa tới khu vực xung quanh Seraqip từ phía nam của tỉnh Idlib. Trong bối cảnh các cuộc pháo kích của không quân và pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ không còn dồn dập, quân đội Syria đã chuyển sang tấn công, Trong vòng vài tiếng đồng hồ, các đội SNA đã bị đánh bật ra xa khỏi tuyến đường M-5.
Các lực lượng quân chính phủ Syria đã xộc thẳng vào Seraqip và đến giữa ngày 02/3, các đội SNA đã phải rút lui khỏi đó với tổn thất lớn. Một vài lính đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiệt mạng trong các trận giao chiến này.
Video giới thiệu hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Nga


Thổ Nhĩ Kỳ đã "thấy quan tài và đổ lệ": Su-34 và Su-35 Nga ra chiêu sấm sét

Bảo Lam |


Thổ Nhĩ Kỳ đã "thấy quan tài và đổ lệ": Su-34 và Su-35 Nga ra chiêu sấm sét
Ảnh minh họa

Cuối tháng 2, tình hình tại Syria đột ngột trở nên căng thẳng khi TT Erdogan chuyển từ đe dọa sang bắt đầu một chiến dịch nhằm "giải phóng" Idlib khỏi các đơn vị Quân đội Syria.

Su-34 và Su-35 Nga bẻ gãy mưu đồ Thổ Nhĩ Kỳ?
Tuy nhiên, kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" mà vừa mới bắt đầu đã bị phá vỡ bởi sự can thiệp của lực lượng không quân Nga.
Trước đó, dưới sự yểm trợ của pháo binh và đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân đã triển khai đợt phản công quy mô lớn nhằm vào quân đội Syria. Mục tiêu trước tiên đối với các phiến quân là "giải phóng" thị trấn Nairab, gần thủ phủ Idlib của tỉnh cùng tên. Khu dân cư này vừa được Quân đội Syria (SAA) kiểm soát cách đây không lâu.
Mặc dù phiến quân đã giành thắng lợi ban đầu khi chiếm được thị trấn quan trọng này và cắt đứt đường cao tốc M5, huyết mạch nối giữa Damascus và Aleppo. Chúng đã tiêu diệt và thậm chí còn bắt sống nhiều xe tăng, xe thiết giáp và bộ binh của SAA.
Tuy nhiên, nơi đây lập tức biến thành túi bom khổng lồ khi Không quân Nga với chủ công là các chiến đấu cơ Su-24, Su-34 và cả tiêm kích Su-35 tối tân nhất đồng loạt xuất kích ồ ạt khiến cuộc phản công của phiến quân chững lại, chúng không thể phát triển kết quả ban đầu để mở rộng khu vực kiểm soát ra thêm nữa.
Những đợt ném bom dữ dội của Không quân Nga đã hủy diệt binh lực và sinh lực của lực lượng khủng bố, giúp Quân đội Syria giành lại được địa bàn chiến lược này.
Gấu Nga nói có người nghe, đe có người sợ
Với sức mạnh của cường quốc quân sự đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, thế nên "Gấu Nga nói có người nghe, đe có người sợ", Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ngoại lệ.
Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy quan tài và đổ lệ: Su-34 và Su-35 Nga ra chiêu sấm sét - Ảnh 2.
Su-34 Không quân Nga chưa khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ?
Tuy nhiên, khi đó điều mà giới quan sát quốc tế căng tai căng mắt ra để theo dõi tiếp theo sẽ là gì: Các bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán hay là tiếp tục lún sâu vào cuộc xung đột?
Như từng lưu ý trước đó, Ankara đã đưa tới Idlib lực lượng bao gồm khoảng 15 nghìn binh lính với sự tham gia của gần 3.000 xe thiết giáp và thậm chí có ý định đưa nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực tới các trạm quan sát mà Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập ở Idlib.
Nếu lực lượng này, thay vào chỗ các phiến quân khủng bố, triển khai tấn công một cách thực sự, thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể làm giảm đi ít nhiều khả năng chiến đấu của Không quân Nga bằng việc chặn tuyến đường tiếp vận đi qua các eo biển của mình.
Đúng, theo Công ước Montreux, điều này chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp xảy ra chiến tranh, nhưng trên thực tế người Thổ có thể "vô tình nhưng cố ý" tạo ra các sự cố đối với các tàu chiến và tàu vận tải quân sự của Nga tạo ra rối loạn tối đa đối với "tuyến hải vận Syria" đi ngang qua các eo biển Bosporus và Dardanelles.
Chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ có ý đồ, họ có thể yêu cầu các tàu thuyền đi qua phải theo thứ tự, rồi thả lưới, khiến chân vịt của tàu Nga bị quấn vào, gây va chạm một cách "tình cờ",… Người Thổ cũng có thể đóng cửa không phận của mình, buộc các máy bay Nga phải bay vòng qua Iran, nhưng chỉ với một tuyến không vận thì khó có thể chiến đấu lâu dài.
Ngoài ra,phiến quân đã bắt đầu tăng cường sử dụng những tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) để chống lại không quân Nga tại Idlib, cả Su-24 và Su-34 đều đã bị ngắm bắn. Bên cạnh đó, Ankara còn khẩn thiết yêu cầu Mỹ cung cấp tổ hợp phòng không "Patriot".
Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy quan tài và đổ lệ: Su-34 và Su-35 Nga ra chiêu sấm sét - Ảnh 3.
Không quân Nga có sẵn lực lượng đủ mạnh ở Syria.
Nói chung, nếu Nga không đếm xỉa tới những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng là điều vô cùng bất cẩn trọng.
Mặt khác, tất cả các đồng minh đang vô cùng hiếu chiến. Damacus cam kết sẽ quét sạch hoàn toàn Idlib và Aleppo. Chính quyền Syria cảnh báo rằng chiến dịch trực diện của các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ chống lại quân đội chính phủ Syria sẽ bị coi như lời tuyên chiến.
Được biết rằng cả Mỹ, lẫn khối NATO chưa sẵn sàng tham chiến trong bối cảnh này. Không quân Nga cũng không ngồi khoanh tay, khi có mặt để hỗ trợ những người Syria kịp thời thay đổi tình thế.
Ngày 19/02, các máy bay ném bom siêu âm tầm xa Tu-22M3, dưới sự yểm trợ của những tiêm kích đã cất cánh từ Nga và công khai bay lượn vài tiếng đồng hồ trên Biển Đen.
Vấn đề tương lai ở miền Bắc Syria rất không đơn giản, bởi vì nó đẩy tất cả những thành tựu trước đây của Tổng thống Erdogan vào sự nghi ngờ. Ban đầu những tham vọng của ông dường như, hướng tới toàn bộ Syria. Nhưng rồi mọi thứ phải "gói lại" và giới hạn ở tỉnh Idlib.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thực hiện các trách nhiệm của mình về phi quân sự hoá Idlib, bởi vậy các đồng minh sẽ phải giải quyết vấn đề liên quan tới những phần tử khủng bố bằng vũ lực. Gần như người Thổ đã đánh mất hơn một nửa "thắng lợi" của mình tại Idlib.
Căn cứ vào những bình luận trên báo chí, Moscow đã đề xuất Ankara dùng một tuyến vùng đệm vừa phải chạy dọc biên giới để bảo vệ lực lượng người Kurd và tạo ra một thứ giống như kiểu Dải Gaza.
Ý tưởng này không làm cho Tổng thống Erdogan vui lòng, và ông đã thử thay đổi tình hình bằng bàn tay của "các phần tử khủng bố", nhưng không mang lại kết quả.
Cuối cùng thì quân Thổ Nhĩ Kỳ và tay sai đã "thấy quan tài và đổ lệ", điều đó buộc ông Erdogan phải thân chinh tới Moscow để cầu hòa với TT Nga Putin. Kết quả đã rõ, Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận thua thiệt trên bàn đàm phán, những thắng lợi tại chiến trường đã giúp Nga-Syria ở thế cửa trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét