Thứ Năm, 19 tháng 3, 2020

CHUYỆN ÍT BIẾT 80

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Top 5 Kiểu TRA TẤN PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH Tàn Độc Nhất Thời Phong Kiến Trung Quốc

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ

Thu Trang, Theo nguoiduatin.vn 12/03/2020 14:34:40(GMT+7)

90% người sẽ ngã ngửa khi biết sự thật về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ

(Techz.vn) - Chiếc đai trinh tiết là vật đã xuất hiện nhiều các câu chuyện thần thoại. Vậy trong thực tế chiếc đai trinh tiết có thật hay không? 

Nói đến chiếc đai trinh tiết, nhiều người sẽ nhớ đến các câu truyện trong thời Trung cổ. Tương truyền có 1 người đàn ông thời Trung Cổ xưa trước khi chinh chiến xa nhà đã dùng đai trinh tiết để khóa bộ phận sinh dục của vợ mình nhằm đảm bảo rằng bà không thể lừa dối ông đi quan hệ với người khác. Và đương nhiên, chìa khóa của chiếc đai cũng theo ông ra chiến trường.
Tuy nhiên vì sự bất tiện mà chiếc đai này mang lại, hơn nữa còn rất mất vệ sinh, bà đã qua đời sau vài ngày đeo đai trinh tiết.
Bao năm trôi qua, chiếc đai trinh tiết được nhiều người tin rằng đó là để đánh giá sự chung thủy của người phụ nữ.
90-phan-tram-nguoi-nga-ngua-khi-biet-su-that-ve-dai-trinh-tiet-1
Tuy nhiên, câu chuyện trên chưa ai xác minh được đó là thật và theo các chuyên gia, nguồn tin về chiếc đai trinh tiết thời Trung Cổ này chỉ là câu chuyện "giả mạo" mà thôi.
Tiến sĩ David Reuben, một bác sĩ kiêm chuyên gia phẫu thuật, mô tả đai trinh tiết là một bộ bikini bọc sắt với tấm chắn phía trước để tiểu tiện và phần kim loại dày hai centimet che ngoài âm đạo. Trước khi đi chinh chiến xa nhà, đàn ông thời Trung cổ dùng đai trinh tiết khóa bộ phận sinh dục của vợ mình nhằm đảm bảo họ không thể quan hệ tình dục với người khác.
Theo Reuben, đai trinh tiết là một trong những công cụ được thiết kế để áp bức phụ nữ và từng được sử dụng phổ biến trong nhiều thế kỷ. Đai trinh tiết bằng kim loại tại bảo tàng và phòng trưng bày là chứng tích Trung cổ, đại diện cho sự thô bạo của đàn ông ở thời kỳ này.
90-phan-tran-nguoi-nga-ngua-khi-biet-su-that-ve-dai-trinh-tiet

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những chiếc đai trinh tiết chưa bao giờ được sử dụng cho mục đích này mà chỉ tồn tại trong câu chuyện thần thoại mà thôi.

Albrecht Classen, tác giả của cuốn "Thời kỳ Trung cổ: Một quá trình tạo ảo tưởng" đã chia sẻ với Time rằng, chiếc đai trinh tiết này được đề cập lần đầu tiên trong một bài luận của Konrad Kyeser vào năm 1405. Ban đầu, chúng được cho là 1 trong những câu chuyện cười của Kyeser. Và các tác phẩm sau này khi nói đến đai trinh tiết đều mang hàm ý ngụ ngôn, châm biếm.
Classen đã nói rằng: "Chưa có 1 tài liệu lịch sử, hay tài liệu pháp luật nào từng đề cập đến chiếc đai trinh tiết bởi có lẽ ý nghĩa đằng sau chiếc đai này bởi chúng mâu thuẫn với nghiên cứu y học hiện đại. Một người phụ nữ khó có thể sống sốt sau vài ngày đeo chiếc đai trinh tiết này bởi họ vướng vào những vấn đề vệ sinh và cả sức khỏe nữa".
90-phan-tran-nguoi-nga-ngua-khi-biet-su-that-ve-dai-trinh-tiet-3
Lesley Smith - nhà sử học vào cuối thế kỉ 16 và là người quản lý của lâu đài Tutbury ở Anh Quốc đồng tình với ý kiến của Classen.
Trong một bài viết năm 2007 đăng trên Tạp chí Y học Anh, bà viết rằng: "Tôi đã đi du lịch khá nhiều nơi, tìm hiểu gốc tích của những bộ sưu tập nghệ thuật nhưng chưa thấy 1 chiếc đai trinh tiết đúng nghĩa - có nguồn gốc từ thời Trung cổ cả. Nhưng xu hướng tin vào huyền thoại của chiếc đai trinh tiết là điều dễ hiểu".
90-phan-tran-nguoi-nga-ngua-khi-biet-su-that-ve-dai-trinh-tiet-4
Sarah Bond, phó giáo sư nghiên cứu trường phái cổ điển tại Đại học Iowa (Mỹ) cho rằng các sử gia thế kỷ trước đều tin rằng đai trinh tiết có thật vì nó gắn bó với cấu trúc quyền lực trong gia đình.
Ông cho rằng: "Đai trinh tiết chủ yếu chỉ xuất hiện trong tiểu thuyết thời kỳ Phục Hưng và đầu thời hiện đại như hình ảnh mang tính khơi gợi về thời Trung cổ trước đây. Ý tưởng người đàn ông khóa vợ mình bằng chiếc đai kim loại để ngăn họ không ngoại tình là quan điểm hoang đường và chúng được dựng lên chỉ nhằm nói rõ sự thiếu văn minh ở thời kỳ trước đó mà thôi".

Tỷ phú công nghệ Elon Musk: “Vào đại học chỉ là cho vui”

(Techz.vn) - Tỷ phú công nghệ Elon Musk cho rằng học đại học và đạt được những bằng cấp này bằng cấp kia không chứng minh ta có khả năng đặc biệt. 
Link gốc 


Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay

QUANG PHONG, MINH THẦN KÌ |

Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay
Hình minh họa

Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay

Cacilie Bertha, con gái thứ 9 của nhà Karl Friedrich Ringer và Auguste Friederike, sinh ngày 3/5/1849 tại Pforzheim, Đức được nhiều nhà sử học trong ngành ô tô đánh giá là một trong những người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn nhất (nếu không muốn nói là số 1) trong sự phát triển của nền công nghiệp ô tô hiện đại.
Cha bà, khi đó là một thợ mộc kiêm thợ xây bậc thầy, có đủ điều kiện tài chính để hỗ trợ cả 9 đứa con của mình nhận được nền giáo dục đầy đủ và Bertha, người con gái thứ 3 trong gia đình, cũng không ngoại lệ. Chính nền tảng kiến thức vững chắc đã góp một phần rất lớn vào vai trò quan trọng sau này của Bertha mà có lẽ bà cũng không ngờ tới.
Mùa hè năm 1870, Bertha gặp anh chàng kỹ sư Carl Benz trẻ tuổi và tình yêu nhanh chóng chớm nở giữa cả 2. Tuy nhiên và quan trọng hơn cả, tham vọng cũng như kiến thức của họ giống như "trời sinh một cặp" với những dự định lớn mà bầu trời nhỏ bé tại Pforzheim khó lòng chứa nổi.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 1.
Carl Benz sau đó thành lập xưởng chế tạo tại Mannheim cùng Augus Ritter một thời gian ngắn sau khi gặp Bertha và cả 2 sau đó nhanh chóng quyết định tổ chức lễ cưới, dự kiến sau khi xưởng chế tạo của kỹ sư người Đức xong xuôi. Tuy nhiên, những bất đồng giữa Carl và đối tác khiến mọi chuyện đình trệ.
Bertha, khi đó vẫn còn ở với gia đình tại Pforzheim, biết chuyện trong một lần Carl ghé thăm và nhanh chóng đưa ra quyết định. Cô hối thúc cha mình đưa tiền hồi môn cho Benz trước lễ cưới và thậm chí tạm ứng cả tiền thừa kế sau này cô nhận được để vị hôn thê có thể tự mình xây dựng xưởng chế tạo mà không cần hỏi tới ý kiến đối tác nữa. "Hành trình ma thuật" của Carl Benz từ đó bắt đầu…
Tiếng chuông nhà thờ báo hiệu lễ cưới của Carl Benz và Bertha Ringer vang lên tại Pforzheim vào 20/7/1872 nhưng địa điểm họ chọn để sinh sống là Mannheim. Carl tự tay xây dựng một ngôi nhà 2 phòng nhỏ cho mình và vợ tại chính xưởng cơ khí nơi ông làm việc. Khi đứa con trai đầu tiên lọt lòng là Eugen vào 1/5/1873, gia đình Bertha chìm trong vui mừng khôn xiết nhưng đồng thời cũng… chìm trong nợ nần.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 2.
Gia đình nhỏ của Carl và Bertha Benz cũng chào đón thêm thành viên mới là Richard (1874), tuy nhiên mọi chuyện ngày càng khó khăn hơn khiến họ buộc phải bán hầu hết trang thiết bị trong xưởng 3 năm sau đó ngay trước khi con gái thứ 3 là Klara chào đời.
Bất chấp khó khăn chất cao như núi, chính Bertha là điểm tựa tinh thần vững chắc cho Carl Benz trong chương đen tối nhất của sự nghiệp. Trái với người chồng tài giỏi nhưng tự ti, cố chấp và hay nghi ngờ bản thân, Bertha là một người phụ nữ mạnh mẽ, giàu năng lượng và nghị lực – những giá trị siêu hiếm của một người phụ nữ - giới tính bị cho là "phụ thuộc" trong xã hội gia trưởng của Đế quốc Đức khi đó.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 3.
Ngay cả khi Carl Benz thất bại liên tục, cô vẫn luôn tìm được cách động viên chồng đứng lên hết lần này tới lần khác và tiếp tục làm vậy trong suốt 60 năm chung sống cùng nhau.
Không chỉ là chỗ dựa tinh thần, nền tảng kiến thức của Bertha còn trợ giúp Carl Benz vô cùng hiệu quả. Cô luôn là nhân viên duy nhất có mặt bên cạnh chồng tại xưởng, liên tục thảo luận và góp ý với Carl Benz về các phát minh của ông và nhờ thế thu được cho mình kiến thức chuyên môn sâu đậm. Các chuyên gia sau này cũng như nhân chứng thời đó đều đồng ý rằng Bertha hiểu biết về ô tô và động cơ của chúng không kém chồng mình.
Tới 1878, Carl bắt tay vào thử nghiệm động cơ thương mại đầu tiên trong lịch sử. Ngay trong đêm giao thừa khi 3 đứa con còn đang say giấc, tiếng động cơ xe vang vọng cùng tiếng chuông báo hiệu năm mới cho thấy thử nghiệm ban đầu của Carl và Bertha đã thành công.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 4.
4 năm sau đó (1882) ngay sau khi đứa con thứ 4 là Thilde chào đời, gia đình Benz một lần nữa đối diện với tình trạng "rỗng túi", đúng thời điểm Carl thành lập công ty sản xuất động cơ xăng Mannheim cùng một vài đối tác nhưng sau đó tự rút lui vì tham vọng không hợp nhau. Trong tình cảnh trắng tay, Carl Benz thành lập công ty mới sau khi tìm được các đối tác chung chí hướng với tham vọng chế tạo chiếc ô tô của riêng mình.
Tua nhanh tới 1886, Bertha liên tục xuất hiện trong các buổi chạy thử của Benz, bà không chỉ là người góp ý trong quá trình chế tạo, người xuống xe đẩy khi động cơ bất ngờ chết máy mà còn là chỗ dựa, "bùa may mắn" của chồng.
Những lần chạy thử trên quãng đường ngắn dần mượt mà hơn khiến Carl bắt đầu tự hỏi liệu chiếc xe mình chế tạo có đủ sức vận hành đường dài và những khó khăn có thể gặp phải. Tuy vậy, ông không có cách nào giải quyết mối đau đầu trên khi chính quyền đưa ra lệnh cấm lái xe vào thời điểm đó.
Một lần nữa, người tới giải cứu Carl là Bertha. Vào tháng 8 năm 1888, hành trình kỳ diệu của bà bắt đầu. Giấu nhẹm mọi chuyện với Carl, Bertha cùng các con trai quyết định mang xe chạy thử trên hành trình 180 km tới Pforzheim và quay trở lại Mannheim, cùng với đó là những đề xuất mới, ý tưởng mới để hoàn thiện xe.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 5.
Patent Motor Car – chiếc xe mà Bertha cầm lái khi đó cũng là chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới. Bertha, tin tưởng vào khả năng và tầm nhìn của chồng bằng kiến thức bản thân, quyết định tự thực hiện hành trình đường dài đầu tiên bằng ô tô ghi nhận trong lịch sử để chứng minh cái nhìn của mình là đúng đắn, đồng thời ghi lại những cải tiến có thể áp dụng để hoàn thiện phiên bản thương mại.
Điểm đến được chọn là Pforzheim, quê nhà của Bertha. Không nói một lời với chồng, Bertha đưa theo 2 người con trai Eugen và Richard vào một buổi sáng tinh mơ đầu tháng 8/1888. Đẩy xe ra khỏi xưởng chế tạo một quãng đường dài, bà nổ máy chỉ khi chắc chắn rằng tiếng động cơ sẽ không đánh thức người chồng của mình và hành trình kỳ thú bắt đầu. Carl chỉ biết rằng họ đã rời đi qua mẩu lưu bút bà để lại trên bàn làm việc của ông khi nhận ra chiếc xe "không cánh mà bay".
Cả 3 người có mặt trên xe khi đó hoàn toàn mù đường dù biết chính xác điểm đến, vậy nên họ quyết định chỉ đi theo đúng tuyến đường mình hay sử dụng để về quê trước đó.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 6.
Xăng để vận hành xe cũng là một vấn đề lớn bởi "bình xăng" của Patent Motor Car đặt sát bộ chế hòa khí khi đó chỉ có dung tích 4,5 lít trong khi ở thời điểm đó đây không phải nhiên liệu dễ kiếm. May mắn cho họ là nhà dược tại Wiesloch có bán thứ đồ hiếm này giúp 3 người tiếp tục hành trình.
Làm mát động cơ (khi đó có công suất 2,5 mã lực) ra sao cũng là một mối đau đầu của Bertha và Carl Benz trước đó. Hệ thống làm mát sử dụng nước bay hơi yêu cầu Carla luôn phải tìm nguồn cung ở mọi nơi có thể: sông, suối, nhà vệ sinh công cộng hay đôi lúc là cả mương.
Trong suốt hành trình 180 km cả đi và về, chính Bertha là người chăm chút, để ý tới từng chi tiết nhỏ nhất của Patent Motor Car và xử lý mọi vấn đề nảy sinh, dù là thông đường dẫn nhiên liệu bằng kẹp tóc hay bọc lại lớp cách điện cho dây đánh lửa bị mòn…
Chiếc Patent Motor Car Model III, một bản sao gần như y hệt chiếc mà Bertha cùng 2 người con trai chạy thử hiện vẫn đang được lưu giữ tại bảo tàng và là chiếc xe Benz lâu đời nhất còn được bảo quản.
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 7.
Quả ngọt tới với gia đình Benz vào 1906, thời điểm họ đã rời khỏi Mannheim và chuyển tới Ladenburg thành lập nhà máy riêng Carl Benz Sohne. Chiếc xe đầu tiên lăn bánh khỏi nhà máy vào 1908 đánh dấu một chương mới trong nền công nghiệp ô tô toàn cầu – giai đoạn những cỗ máy cơ khí chính thức thay thế ngựa trở thành phương tiện vận chuyển hàng đầu.
Trong suốt quãng thời gian vinh quang sau này, Carl Benz luôn nhớ công người vợ đã cùng ông theo đuổi đam mê và giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Gần như không bao giờ Carl xuất hiện trên các lễ trao giải, những bục vinh danh mà không có Bertha đứng cạnh. Bà đồng hành cùng ông tới cuối con đường – 4/4/1929, thời điểm kỹ sư người Đức vĩ đại qua đời.
Về phần Bertha Benz, bà mất ngày 5/5/1944, thọ 95 tuổi. Tên tuổi bà cho tới tận bây giờ vẫn chỉ phần lớn được người Đức biết đến nhưng không một ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của Bertha trong việc thúc đẩy nền công nghiệp ô tô toàn cầu. Không có Bertha, chúng ta không có một Carl Benz đằng sau chiếc ô tô nguyên bản đầu tiên của thế giới (1888) và không rõ tiến độ phát triển động cơ cũng như ô tô sẽ bị đẩy lùi bao nhiêu năm…
Chuyện ít biết về người vợ liều lĩnh của Benz: Không có bà thì không có Mercedes-Benz và càng không có ô tô hiện đại như ngày nay - Ảnh 9.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét