CÂU CHUYỆN TÂM LINH 191
(ĐC sưu tầm trên NET)
Miếu Đường Vòng với vô vàn câu chuyện rùng rợn.
Anh Tuyến giữ ga, điều khiển xe chạy thật chậm trên con đường hun hút gió. Miếu Đường Vòng mờ hiện ra trước mặt. Bỗng nhiên có một cơn gió quẩn, lốc bụi vào mặt anh. Anh Tuyến loạng choạng đạp phanh nhưng cần phanh cứng đơ. Anh đứng cả người trên xe, hối hả nhấn phanh nhưng vẫn không có tác dụng gì. Chiếc xe như bị ai đó nhấc bổng lên rồi hất văng ra vạt cỏ. Cả anh và người khách đằng sau bị quật mạnh xuống đất.
Chuyện tâm linh có thật - Rùng rợn chuyện xung quanh những ngôi miếu ven đường
Rùng rợn miếu hoang và những cung đường chết chóc
Những câu chuyện mà tôi sắp kể ra đây có nhiều chi tiết được ghi rành rành trong sổ sách của CSGT và cũng nhiều chi tiết được kể lại từ sự chứng kiến của người dân.
Những sự trùng hợp kỳ lạ về
những cung đường chết chóc ấy dù tôi đã cố gắng tìm kiếm thông tin, hỏi
han nhiều người nhưng vẫn không sao lý giải được thỏa đáng.
Từ những vụ tai nạn hy hữu
Trời nhập nhoạng tối, gió hun hút thổi trên con
đường ngoằn ngoèo rậm rạp bóng cây. Anh Tuyến – người lái xe ôm ở đầu
đường Quốc lộ 70, đoạn qua xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội xốc lại cổ áo,
chuẩn bị ra về.
Từ bên kia đường, có người phụ nữ trạc 30 tuổi,
bụng bầu vượt mặt hớt hải gọi: “Anh ơi, chở giúp tôi xuống Hoài Đức
với”. Anh Tuyến ngoảnh lại, nhìn trời đất, lòng thầm nhủ: “Giờ này về
Hoài Đức mà qua miếu Đường Vòng là ớn lắm đây”. Anh ngần ngại định chối
từ nhưng rồi tặc lưỡi: “Mình sống lương thiện thì sợ gì ma mãnh, cố nốt
chuyến này rồi về nghỉ”.
Miếu Đường Vòng với vô vàn câu chuyện rùng rợn.
Anh Tuyến giữ ga, điều khiển xe chạy thật chậm trên con đường hun hút gió. Miếu Đường Vòng mờ hiện ra trước mặt. Bỗng nhiên có một cơn gió quẩn, lốc bụi vào mặt anh. Anh Tuyến loạng choạng đạp phanh nhưng cần phanh cứng đơ. Anh đứng cả người trên xe, hối hả nhấn phanh nhưng vẫn không có tác dụng gì. Chiếc xe như bị ai đó nhấc bổng lên rồi hất văng ra vạt cỏ. Cả anh và người khách đằng sau bị quật mạnh xuống đất.
Người phụ nữ mang bầu lăn lốc trên nền ruộng khô.
Nhưng một sự may mắn thần kỳ đã xảy ra. Cú ngã quăng người mạnh như thế
nhưng người khách không hề hấn gì, anh Tuyến không bị làm sao, chiếc xe
cũng chỉ bị xây xước nhẹ. Anh Tuyến lồm cồm bò dậy, mặt tái dại, miệng
lắp bắp: “Thánh thần trong miếu lại trêu ghẹo tôi rồi”.
Cần có nhiều hơn nữa những cảnh báo này.
Đó là một trong rất nhiều những vụ tai nạn kỳ lạ
xảy ra tại khúc đường qua ngôi miếu hoang mà người dân địa phương gọi là
miếu Đường Vòng nổi tiếng linh thiêng.
Trung úy Nguyễn Văn Sơn, Cảnh sát Giao thông, Công an
huyện Từ Liêm đã có một thời gian làm nhiệm vụ điều khiển giao thông
trên đoạn đường qua khu vực miếu Đường Vòng đã vài lần chứng kiến những
vụ tai nạn thương tâm khi đang làm nhiệm vụ ở đây. Trung úy Sơn khẳng
định: “Những vụ tai nạn thường xuyên xảy ra trên cung đường này hoàn
toàn có thể lý giải được. Mặt đường nhỏ, vòng cua hình chữ S, chỉ cần
không chú ý giảm tốc độ là có thể xảy ra. Bên cạnh đó, tại những khúc
cua gấp không đặt gương cầu, chỉ cần hai xe có trọng tải lớn đi qua là
có thể chiếm hết mặt đường, rất khó tránh nhau nên hay xảy ra tai nạn.
Không hề có những tai nạn bất thường nào xảy ra ở khu vực này”.
Từ những hiện tượng thực tế cộng thêm nhiều lời đồn
thổi trong dân gian, những câu chuyện hư hư, thực thực về ngôi miếu
hoang này được thêu dệt làm dựng tóc gáy bất cứ ai đã từng nghe.
Truyền kỳ miếu hoang
Câu chuyện kể lại của ông Nguyễn Văn Xuyền, 70
tuổi, bán nước cạnh miếu Đường Vòng đã mấy chục năm nay làm ai nghe cũng
nổi da gà. Chính ông là người đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu
vụ tại nạn tại cung đường này.
Ông Xuyền kể: “Tôi cũng không biết, chỉ nghe các cụ
cao tuổi trong làng kể lại rằng, bãi đất chỗ miếu Đường Vòng trước kia
là nơi quy tập, chôn cất những nạn nhân chết đói năm 1945. Xác người
chất thành đống, không rõ quê hương bản xứ”.
Theo lời ông Xuyền, trong những xác người được đem
chôn cất ở đây, nhiều người khi đó vẫn còn sống, có nghĩa là họ bị chết
oan. Họ được chôn trần, không áo quan, không khâm liệm gì cả.
Ngày trước, cạnh khu vực miếu Đường Vòng có một đầm
lớn, rất nhiều tôm cá. Thời thanh niên, ông Xuyền hay ra đây thả lưới
bắt cá hàng đêm. Ông kể: “Đã không biết bao nhiêu lần tôi bị “ma trêu”,
dựng giường, hay lấy cắp mất chài lưới.
Có lần, vào lúc nửa đêm, qua ánh trăng mờ ảo, chính
ông đã thấp thoáng trông thấy một toán người nằm ngổn ngang cạnh mép
đầm, miệng rên rỉ: “Ông ơi, cho tôi ăn đi, tôi đói lắm”. Tưởng có người
gặp nạn, ông Xuyền đốt đèn kỳ rồi chạy lại phía đó. Ông soi đèn tìm mỏi
mắt nhưng không thấy bóng dáng một ai, chỉ toàn đám cỏ lau lách vượt
quá đầu người.
Nhiều đêm sau nữa, mỗi lần đi đánh cá khuya, ông
thường trông thấy những bóng người và những tiếng rên rỉ như thế. Ông
hãi quá, đốt hương, cúng lễ mặn thì những đêm sau bóng người và tiếng
rên rỉ tự nhiên biến mất”.
Nhiều người khẳng định, những vong hồn chết đường,
chết chợ không người thân thích hương khói thường rất linh thiêng. Ở
miếu Đường Vòng, có quá nhiều vong hồn như thế nên sự linh thiêng ấy
càng rõ rệt.
Người dân mỗi lần đi qua đều lẳng lặng, tự nguyện vứt
xuống đó một viên gạch. Cánh lái xe chở vật liệu xây dựng nghe kể
chuyện cũng “ớn” nên mỗi lần đi qua xúc xuống đó dăm ba xẻng cát, có khi
là cả một bao xi măng. Lâu dần, chỗ gạch cát đó chất thành đống, người
dân tự bảo nhau cất ngay tại đó một ngôi miếu nhỏ để tiện việc thờ cúng
hương khói.
Từ đó, những bóng người bí hiểm không còn thấy xuất hiện nữa, thế nhưng những vụ tai nạn giao thông thì vẫn thường xuyên xảy ra.
Nỗi ám ảnh đằng sau những bóng ma
Mật độ tai nạn trầm trọng hơn nhiều phải kể đến
khúc đường chạy qua mả Ông Đống trên Quốc lộ 39, đoạn qua xã Tân Dân,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Từ nhiều năm nay, tại khúc đường này,
tai nạn giao thông nhiều đến nỗi nó như là chuyện “thường ở huyện”. Theo
phản xạ tự nhiên, người ta chỉ cần nghe thấy một tiếng động mạnh là
biết ngay đó là tai nạn.
Điều đặc biệt là những vụ tai nạn ấy chỉ xảy ra tại đúng một điểm, cạnh mô đất nhô lên, có cây bạch đàn nhỏ.
Nhiều thầy địa lý nổi tiếng cao tay trong vùng đã
bấm số mà phán rằng: “Tại khúc đường đó có một ngôi mả thiêng, cánh phu
làm đường khi xưa khi thi công đúc móng đường đã vô tình làm kinh động
đến người nằm dưới mộ. Vong hồn nổi giận nên thường “chơi khăm”, bịt mắt
người đi đường, giật tay lái gây tai nạn. Nếu không trấn yểm kịp thời,
chắc chắn sẽ còn nhiều người nữa bỏ mạng tại khúc đường này”.
Miếu Ông Đống là nỗi kinh hoàng của nhiều lái xe qua khúc đường này.
Theo nhiều người dân xã Tân Dân kể lại, ngôi mộ đó
là ngôi mộ của một đại địa chủ giàu có khét tiếng ngày xưa. Vì thời thế
loạn lạc, người này đã tán gia bại sản, mất hết ruộng đất, trâu bò, gia
đình ly tán đến nỗi phải đi ăn mày mà kiếm sống. Trong một đêm mưa gió,
ông lang thang đến đây rồi kiệt sức, chết bên vệ đường. Thời gian
nghiệt ngã đi qua, mưa gió, đất cát cốn lên vùi xác người sâu dưới lòng
đất mà không ai biết để có thể hương tuần rằm.
Có lẽ những ẩn ức của ông ta khi còn sống không được
siêu thoát nên vong hồn vẫn lẩn khuất trên cõi dương gian mà “trêu đùa”
người sống.
Biết ở nơi đó có
mả thiêng nên chẳng ai dám khai quật làm kinh động đến ông. Anh Minh,
chủ quán cơm đầu đường kể: “Là người ta đồn đại thế thôi chứ không biết ở
đó có xác người thật không. Thế nhưng, vì tai nạn quá nhiều nên người
làng xây ngay tại đó một ngôi miếu nhỏ, thắp hương đều đặn. Nhiều người
qua đường không biết nhưng thấy ngôi miếu lạnh lẽo cũng dừng xe thắp ở
đó vài nén nhang. Miếu Ông Đống từ lâu đã nổi tiếng khắp vùng vì sự linh
thiêng”.
Cánh tài xế chở hàng biết chuyện, qua lại đoạn đường
đó đều giảm tốc độ, cho xe từ từ bò qua, không dám hỗn hào. Đang hút
thuốc họ phải dập bỏ ngay, cởi trần thì phải mặc áo cài khuy cẩn thận,
mở nhạc thì phải vặn nhỏ volume. Họ truyền tai nhau một quy ước bất
thành văn: “Đi qua chốn linh thiêng thì phải biết cúi đầu”.
Thế nhưng, tai nạn tại miếu Ông Đống vẫn không hề
thuyên giảm. Có nhiều vụ ngã xe chết người vô lý đến kỳ quặc. Giữa ban
ngày, trên con đường thẳng tắp giữa cánh đồng vắng, có người phụ nữ lái
xe với tốc độ rất chậm nhưng qua khúc đường này vẫn bị ngã văng vì mất
lái. Cú ngã rất nhẹ, chiếc xe máy chẳng xây xước gì nhưng người phụ nữ
thì đập gáy vào hòn đá nhỏ, chết luôn tại chỗ.
Điều gì đằng sau những tai nạn thương tâm?
Hãi hùng hơn cả là vụ tai nạn kinh hoàng giữa xe
máy và xe ben vào hồi đầu tháng 5/2009 tại miếu Ông Đống làm nhiều người
choáng váng đến tận bây giờ.
Trên con đường nhựa thẳng tắp xuyên qua đồng lúa
rộng mênh mông không một khúc cua có chiếc xe ben lặc lè chở cát, lầm
lũi bám đường tiến lại. Phía ngược chiều, chẳng hiểu từ đâu, một chiếc
xe máy cũng rầm rập phi tới. Chiếc xe máy như bị một lực đẩy vô hình,
lồng lên rồi bất thần táp mạnh vào hông xe ben. Xe máy văng mạnh xuống
bờ ruộng, xe ben thắng gấp, mất đà rồi đổ ụp thùng sau xuống mặt đường.
Nghe tiếng động mạnh, người dân đang gặt lúa trên
cánh đồng hò nhau chạy tới cứu người. Cạnh lề đường, hai thanh niên đi
xe máy chết ngay tại chỗ. Tay tài xế xe ben hoảng quá, vứt lại chìa khóa
cùng giấy tờ xe rồi cuống cuồng băng đồng chạy trốn.
Tại hiện trường, người ta phát hiện ra cạnh xác chết
của hai thanh niên đi xe có tận 4 đôi dép dính máu. Hai đôi của hai nạn
nhân, một đôi của gã tài xế đã bỏ trốn còn một đôi dép nữa không hiểu là
của ai.
Lúc đó, trời bỗng đổ cơn mưa tầm tã, cát từ thùng
chiếc xe ben theo dòng nước trôi đi. Mọi người hãi hùng trông thấy vài
vệt máu đỏ thẫm chảy ra từ thùng xe bị lật úp. Họ hò nhau lật thùng xe
lên và bàng hoàng phát hiện thấy một người nữa bị vùi trong cát, đã chết
từ bao giờ.
Nói về hiện tượng này, ông Nguyễn Minh Giảng, Phó chủ
tịch xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm khẳng định: “Hiện tượng có nhiều vụ tai
nạn xảy ra tại khúc cua miếu Đường Vòng là có thật. Nhưng theo chúng
tôi, nó không hề kỳ lạ mà có nguyên nhân khách quan”.
Ông Giảng giải thích rằng: “Khúc đường này có hình
chữ S, tức là có hai khúc cua liền, vặn trái chiều nhau. Nhiều người
không quen đường sau khi đi hết vòng cua thứ nhất tưởng rằng đường phía
trước là đường thẳng nên cứ thế tăng tốc rồi gây tai nạn. Bên cạnh đó,
đoạn đường này lại vắng nên nhiều người đã chủ quan phóng nhanh vượt ẩu
nên thường xảy ra tai nạn”.
Để giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông, chính
quyền xã Đại Mỗ đã đề nghị lực lượng Cảnh sát Giao thông chặt hết những
cây to, tán lớn che khuất tầm nhìn của người đi đường. Đó chỉ là cách
khắc phục tạm thời, những hạn chế của khúc đường này chứ chưa giải quyết
được triệt để nên thỉnh thoảng vẫn có vài vụ tai nạn giao thông xảy ra
tại đây.
Những vụ tai nạn thương tâm như vậy rất có thể là do
sự chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông. Thế nhưng, về
mặt xã hội, những cái miếu ấy xem như “biển báo” cho người điều khiển xe
trên đường biết rằng “nơi đây thường xảy ra tai nạn chết người rùng
rợn”.
Cũng có thể, chuyện oan hồn xô đẩy dẫn đến tai nạn
giao thông chết người là chuyện hoang đường do một số người chứng kiến
tai nạn bị ám ảnh. Tuy nhiên, nếu tham gia giao thông đến đoạn đường có
cất miếu oan hồn ven đường, chúng ta cần tin rằng, nơi ấy đã từng xảy ra
những vụ tai nạn giao thông thảm khốc.
Nếu không tin vào những chuyện huyền bí, hoang
đường, bạn cũng nên tin rằng, đoạn đường ấy tồn tại nhiều vấn đề về độ
an toàn như: Tán cây che khuất tầm nhìn, mặt đường có ổ gà, chiều ngang
đường bị hẹp, mặt đường trơn… Đó là tác nhân tạo nên những vụ tai nạn
giao thông chết người. Hãy cẩn thận tay lái và giảm tốc độ khi trông
thấy miếu oan hồn.
Con đường "ma" ở Tiền Giang và những bí ẩn lần đầu được tiết lộ
Thứ tư, 26/11/2014 | 18:57 GMT+7
(ĐSPL) - Những câu chuyện đồn thổi về "oan hồn"
ở con đường mang tên Lộ Ma đã trở thành những "giai thoại" ly kỳ khiến
người dân tỉnh Tiền Giang một thời sợ hãi. Vì "thần hồn nát thần tính",
nhiều người dân nơi đây không dám bén mảng hay qua lại khu vực đường Lộ
Ma. Miếu Cây Gạo cũng được hình thành từ đó để người dân quanh vùng
hương khói cho những người đã khuất.
Tuy nhiên, sự thật về con đường có vẻ như đáng sợ này lại không giống như những "giai thoại" mà người dân nơi đây đồn thổi.
Những câu chuyện ly kỳ
Những
ngày cuối năm, tìm về thành Định Tường cũ (nay là TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền
Giang), PV được nghe người dân nơi đây kể không ít câu chuyện ly kỳ rùng
rợn về con đường mang tên Lộ Ma. Theo tìm hiểu của PV, con đường "ma"
mà người dân nơi đây nhắc tới chính là đường Thái Sanh Hạnh (trước đây
gọi là Lộ Ma, giáp ranh giữa phường 8 và phường 9, TP.Mỹ Tho).
Được
biết, một thời gian dài, nhiều người dân nơi đây không dám đi ngang qua
con đường này, bởi họ nghe kể về những lời khóc than văng vẳng của ai
đó nghe lạnh người.
Lộ Ma cũ nay là đường Thái Sanh Hạnh (ảnh Thơ Trịnh). |
Bà
Nguyễn Thị Bé (60 tuổi, ngụ huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) cho hay:
"Vào đầu những năm 1990, người dân Tiền Giang vẫn rỉ tai nhau những câu
chuyện về "oan hồn" trên con đường Lộ Ma. Theo đó, người ta đồn thổi
rằng có người thấy "ma" không đầu thường ngồi vắt vẻo trên gốc cây gạo
với bộ đồ trắng toát và trêu khi thấy bóng dáng ai đi ngang qua đây".
Không
những thế, anh Nguyễn Văn Minh (46 tuổi, ngụ TP.Mỹ Tho) còn cho biết:
"Ông bà tôi còn kể lại mỗi khi đi ngang qua đoạn đường này, ai cũng
khiếp sợ khi nghe như có tiếng ai đó than khóc nức nở. Tưởng có người
gặp nạn, mọi người len lỏi đi tìm trong các bụi rậm. Thế nhưng, tìm mãi
vẫn không thấy người phát ra tiếng khóc héo hắt ấy nên mọi người mới sực
tỉnh nghĩ đó là "oan hồn". Cứ như thế, dù là ban ngày cũng ít ai dám
lui tới con đường đó".
Là người sống ở
khu vực này từ thời còn hoang vắng, ông Tám (ngụ TP.Mỹ Tho) cho hay:
"Có nhiều lần, tôi đi bắt cá, hái củi ở gần con đường Lộ Ma đã vô cùng
hoảng sợ khi thấy như có bóng người lủng lẳng trên cây me. Quá hãi hùng,
chúng tôi đã bỏ củi, bỏ cá chạy thục mạng. Hồi đó, khu vực này khá vắng
vẻ, hoang vu nên người ta càng sợ hãi hơn".
Vì
nghĩ rằng đã có không ít người chết oan ở khu vực con đường Lộ Ma nên
người dân nơi đây đã lập một miếu nhỏ dưới gốc cây gạo (hay còn gọi là
miếu Cây Gạo) để hương khói cho những cô hồn. Bà Nguyễn Thị Hồng (55
tuổi, ngụ TP.Mỹ Tho) cho biết: "Người ta đồn rằng, mỗi khi đi ngang qua
miếu Cây Gạo, mọi người phải đi đứng, ăn nói nhỏ nhẹ và cúi đầu vái lạy.
Nhưng có nhiều người vì không tôn trọng, nhạo báng miếu Cây Gạo, nên đã
bị loạn trí buộc phải nhờ các sư thầy cúng bái mới khỏi bệnh".
Sự thật được hé lộ...
Để
giải mã những câu chuyện ly kỳ nói trên về Lộ Ma, PV quyết định đi tìm
những người dân sống lâu nhất ở đây. Là một trong những người dân đầu
tiên đến sống gần khu vực đường Lộ Ma, ông Nguyễn Văn Hợi (SN 1932, ngụ
phường 8, TP.Mỹ Tho) cho hay: "Năm 1949, tôi về đây sinh sống thì xung
quanh con đường Lộ Ma rất hoang vắng. Lúc bấy giờ, tìm một người hàng
xóm ở đây quả là hiếm hoi, cây cỏ rậm rạp, mọc nhiều hơn người. Theo đó,
đường sá bị cây cối che phủ khiến người dân gặp nhiều khó khăn khi đi
lại nơi đây".
Nhớ lại cuộc sống của
người dân tại khu vực đường Lộ Ma thời hoang vu ấy, ông Hợi cho hay:
"Cuộc sống của người dân ở đây lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Mọi người
tồn tại bằng nghề cá bắt dưới vũng sâu và hái rau dại làm thức ăn. Thời
gian đầu, khi gia đình tôi về đây mới chỉ có 2 - 3 hộ sống lác đác ở hai
ven đường. Mãi đến năm 1960 trở đi, dân cư ở khu vực này mới tăng lên
dần. Mọi người tập trung khai hoang, lập địa để kiếm kế sinh nhai".
Cũng
theo ông Hợi, đường Lộ Ma trước giải phóng là một con đường hoang lạnh,
dẫn vào một trong những pháp trường thảm khốc nhất của triều Nguyễn
(tại thành Định Tường cũ).
Theo như
các bậc tiền bối kể lại, pháp trường của triều Nguyễn là nơi xử chém tội
nhân được thi hành án vào mùa thu. Tuy nhiên, nếu tội nhân phạm tội
nặng thì sẽ bị đem ra thi hành ngay chứ không cần chờ đến kỳ xét án.
Không chỉ chém đầu, pháp trường của triều Nguyễn còn là nơi thi hành án
"giảo" (treo cổ), án cưu thủ (chém rồi đem thủ cấp bêu ở chốn đông
người).
Theo đó, khu đất nơi thành
Định Tường cũ, trong đó có Lộ Ma bao phủ cảnh chết chóc, hoang lạnh
chẳng khác gì bãi tha ma. Kể từ đó, những câu chuyện đồn đại về ma quỷ
trên Lộ Ma được hình thành và phát tán khắp nơi.
Giải
thích về những lời đồn ma quỷ ở Lộ Ma ông Châu Văn Ngay (SN 1937, ngụ
phường 8, TP.Mỹ Tho) cho biết: "Khu vực xung quanh Lộ Ma trước kia là
nghĩa địa tự do dành cho những người nghèo. Những gia đình có hoàn cảnh
khó khăn không có tiền mua đất chôn cất người thân trong nghĩa trang nên
mang tới đây an táng. Theo thời gian, những ngôi mộ này trở thành mộ
không tên, đã được chính quyền địa phương di dời đi nơi khác, để tạo
điều kiện cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng sau này. Riêng đường Lộ Ma
trước kia chỉ dành cho xe ngựa đi, chứ ít khi có phương tiện khác đi vào
đây".
Ông Ngay khẳng định không có "oan hồn" trên Lộ Ma (ảnh Thơ Trịnh). |
Khi
PV thắc mắc về việc người dân nơi đây nghe được những tiếng khóc than
trên khu vực đường Lộ Ma, ông Ngay chia sẻ: "Theo như ông bà nói lại,
khu vực này trước kia là nơi hoạt động của lực lượng Việt Minh. Trong
khi đó, đây lại là nơi dân hay lui tới bắt cá, hái củi. Do vậy, để không
cho ai biết mình đang hoạt động tại khu vực này, có người giả gào khóc,
hú để nhát người đi đường. Sợ hãi bởi những tiếng khóc, gào hú ấy,
không ít người dân cho rằng khu vực này có nhiều ma quỷ nên không dám bén mảng hay qua lại".
Kết
thúc cuộc trò chuyện với PV, ông Ngay khẳng định: "Tôi sống ở đây mấy
chục năm qua nhưng chưa hề nhìn thấy bóng ma nào cả". Riêng Lộ Ma, nay
đã được gọi bằng cái tên khác là Thái Sanh Hạnh với nhiều thay đổi tươi
mới hơn.
Vì sao gọi là Lộ Ma?
Trao
đổi với PV, anh Dương Hồng Dũng, Trưởng ban quản lý di tích tỉnh Tiền
Giang cho biết: "Theo tài liệu lịch sử cho biết Lộ Ma trước kia là con
đường trung tâm của thành Định Tường cũ được xây dựng vào năm 1792. Năm
1836, triều Nguyễn đo đạc khu vực này được 40 mẫu để bán nhưng không ai
mua, cũng không ai mướn. Thấy vậy, các quan tỉnh Định Tường trưng dụng
làm pháp trường xử bắn tội nhân. Pháp trường này tồn tại đến đời Tự Đức.
Bao
nhiêu người đã bị hành quyết không rõ, nhưng người dân địa phương cho
dựng tại chỗ này một ngôi miếu thờ cô hồn hay còn gọi là miếu Cây Gạo.
Pháp trường, ngôi miếu cộng với sự hoang vắng trong khu vực nên người
dân nơi đây gọi con đường này là Lộ Ma. Địa danh Lộ Ma hiện nay nằm
trong địa bàn phường 9 (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Khu vực này giờ
khá sầm uất với nhiều cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đóng trên tuyến
đường".
|
Thơ Trịnh
Thực hư 'hồn ma nữ' báo oán tại khúc cua tử thần
(Đời sống) - Tất cả những chuyện dị thường ấy đều chung một lí do là "hồn ma nữ" hận người yêu phụ bạc mà trả thù.
Nhiều tin đồn rùng rợn xung quanh "linh hồn ma nữ" báo oán.
Đầu
tiên phải kể đến là tin đồn hàng loạt những cô gái xinh đẹp nết na
trong làng đột nhiên trở nên ngây ngây dại dại, suốt ngày thẩn thơ lảm
nhảm những lời oán than như hờn như trách. Kì lạ hơn, những cô gái xinh
đẹp mà đám thanh niên làng ít người dám mơ tới ấy lại sẵn sàng ôm chầm
lấy những người khác giới và nhận đó là người yêu của mình.
Ngôi miếu được xây dựng ở khúc cua gần trường bắn Miếu Môn. |
Thậm
chí nhiều người còn truyền tai nhau rằng vào những đêm trăng sáng xuất
hiện một bóng trắng vật vờ đi đi lại lại nơi khúc cua tử thần khiến mọi
người đều sởn da gà. Sở dĩ ai cũng tin chuyện này là bởi cách đó ít lâu
có ba chàng trai đi chơi đêm về không biết nhìn gà hóa cuốc thế nào mà
bỏ cả xe máy ở đoạn đường này để chạy thoát thân. Mãi sáng hôm sau,
người nhà của họ mới đến mang về.
Người dân đã lập miếu thờ tại khúc cua có nhiều vụ tai nạn xảy ra để cầu siêu cho những người xấu số và cầu mong bình an. |
Mọi
người bảo, khi còn sống cô gái quá đau khổ và oán hận người yêu nên khi
chết đi trở thành oan hồn vất vưởng, luôn tìm cách trả thù kẻ bạc tình.
Từ đó, người dân địa phương đã lập một ngôi miếu nhỏ ven đường để khói
nhang cho người xấu số.
Chị Nguyễn Thị Xuân, chủ
quán cắt tóc ở gần đấy cho biết: "Bà con nơi đây không mê tín dị đoan
nhưng những sự việc trùng hợp liên tiếp xảy ra khiến mọi người đều hoang
mang, e ngại khi đi qua đoạn đường này".
Những vụ tai nạn thảm khốc
Nhắc
đến góc cua tử thần người dân nơi đây không chỉ hoang mang ám ảnh bởi
sự việc có hơi hướng tâm linh mà còn khiếp sợ những vụ tai nạn giao
thông thảm khốc.
Theo sự ước tính của anh Trần Văn
Lực thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm (Chương Mỹ- Hà Nội ) thì số người chết vì
tai nạn mỗi năm lên đến hơn chục người. Nạn nhân thường bị rất nặng ở
phần đầu, thậm chí là biến dạng toàn bộ khuôn mặt.
Không
biết có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà nạn nhân của những vụ
tai nạn ở đây chủ yếu là những người thanh niên khỏe mạnh, vậy mà khi
đi đến góc cua tử thần nếu họ không đâm đấu đầu xe khác thì cũng tự đâm
vào cột mốc ven đường, thậm chí có trường hợp một mình một đường cũng tự
lăn đùng ra ngã. Người dân địa phương cho rằng những người này đã bị
"ma nữ" "chấm" nên đi qua đây đều không tránh khỏi tai nạn
Tìm gặp nhân chứng
Trước
những tin đồn về câu chuyện rùng rợn của ngôi miếu oan hồn ở khúc cua
tử thần gần trường bắn Miếu Môn, chúng tôi đã đến đây để tìm hiểu thực
hư.
Đoạn đường mà người dân nơi đây đặt cho cái tên
rùng rợn "khúc cua tử thần" trước mắt chúng tôi là một cung đường vòng
với khúc cua rất hẹp. Một bên là hàng cây lâu năm với những tán lá um
tùm, một bên là dãy núi đá cao sừng sững khiến cho đoạn đường trở nên âm
u, heo hút. Theo quan sát của chúng tôi, ngôi miếu được người dân lập
bên vệ đường lúc nào cũng khói hương nghi ngút. Chốc chốc lại có một vài
chiếc xe đỗ lại để thắp hương cầu cho chuyến đi được bình an.
Nhiều người lái xe qua đây đã dừng lại để thắp hương tại ngôi miếu thiêng. |
Tìm
gặp anh Nguyễn Văn Tráng là bố của cô gái mà theo nhiều người cho là bị
"hồn ma áo trắng" nhập vào và trở nên điên dại. Anh T. cũng là người
nhiều lần chứng kiến những vụ tai nạn thảm khốc và trực tiếp tham gia
cứu giúp người bị nạn ở khúc cua này.
Khi
được hỏi về câu chuyện người con gái tự vẫn vì bị phụ tình và những
hiện tượng bất bình thường xảy ra sau khi cô gái chết anh Tráng không
khỏi nhạc nhiên cho biết: "Tôi không hiểu tại sao mọi người lại có thể
đồn thổi một câu chuyện không đúng sự thật như thế. Quả thật ngày trước ở
đây có một vụ tự tử nhưng đó là đàn ông. Nghe đâu anh này ở tận Hà Nam
do mâu thuẫn tranh chấp đất đai với anh em trong gia đình nên đã giết
chết một người thợ xây. Chắc vì biết không thoát án tử nên anh ta chạy
xe máy đến đây rồi giấu xe vào bụi cây, sau đó tự tử. Khi xác chết bị
phân hủy, mùi hôi thối nồng nặc bốc lên mọi người mới phát hiện ra cái
xác thối rữa trong bụi cây từ bao giờ".
Anh Tráng
cũng vô cùng bức xúc khi biết gia đình anh bị kéo vào câu chuyện li kì
trên. Theo lời anh nói thì chuyện cô con gái anh "bị hồn ma nữ" nhập vào
và phát điên phát dại là hoàn toàn bịa đặt. Con gái anh rất thông minh,
khỏe mạnh và hiện giờ đang lao động, sinh sống ở Đài Loan.
Theo
anh Cao Xuân Lin, Trưởng thôn Đồng Mít thì những tin đồn ma quỷ như
trên hoàn toàn là vô căn cứ. Đa số nạn nhân là những thanh niên không
chấp hành quy định khi tham gia giao thông như chạy quá tốc độ, không
đội mũ bảo hiểm, uống bia rượu...
"Một
nguyên nhân nữa khiến khúc cua tử thần thường xuyên xảy ra tai nạn là
vì đoạn đường đó trước đây rất xấu, đá sỏi và ổ gà lởm chởm. Những người
gặp nạn thường hay bị bất ngờ, phanh gấp xe nên khi ngã thường bị đập
xuống mặt đường. Nhiều người vỡ đầu nát mặt cũng là điều dễ hiểu".
Anh
Lin cũng cho biết thêm, kể từ khi con đường dẫn qua khúc cua tử thần
được làm lại thì những vụ tai nạn giao thông giảm đi đáng kể. Nếu như
trước đây một năm số người chết vì tai nạn lên đến hơn chục người thì
giờ còn rất ít, thậm chí là không có người tử vong. Người dân sống trong
khu vực khúc cua tử thần cũng tự giác chặt bỏ những tán cây che lấp tầm
nhìn của người đi đường, làm cho cung đường trở nên thông thoáng và dễ
quan sát hơn.
Theo Trí thức trẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét