RỒ DẠI VÀ THIÊN TÀI 32
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tài năng của Lưu Chí Vũ bộc lộ rõ nhất ở môn Toán. Toán học có thể gây căng thẳng cho không ít người, nhưng đối với anh thì môn học này như một món đồ chơi và anh có thể “chơi” say sưa cả ngày không biết chán.
Năm 2005, Lưu Chí Vũ lúc đó đã là học sinh trung học phổ thông, đại
diện cho cả nước đi thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 31. Vào thời điểm
đó, anh dễ dàng giành được huy chương vàng mà không gặp bất kỳ trở ngại
nào. Năm sau anh cũng tiếp cuộc thi Olympic học sinh trung học quốc tế
và cũng giành được huy chương vàng.
Với 2 huy chương vàng này, Lưu Chí Vũ dễ dàng có một tấm vé để đến nhập học tại Đại học Bắc Kinh. Đối với những thiên tài Toán học như vậy, các trường quốc tế sẽ tạo rất nhiều điều kiện để thu hút họ tới học. Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology) của Mỹ cũng hứa cung cấp cho anh học bổng toàn phần. Con đường học tập của anh vô cùng thuận lợi, nhưng khi đối diện với học bổng lớn này, anh quyết định từ chối trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Cha mẹ của Lưu Chí Vũ ngày đêm thuyết phục con trai mình suy nghĩ lại
nhưng anh kiên quyết muốn trở thành một nhà sư. Thậm chí mẹ anh buồn bã
đến mức ngã bệnh phải nhập viện.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, Lưu Chí Vũ đã đến chùa Long Tuyền một cách không do dự. Trên thực tế, việc anh chọn trở thành một nhà sư không phải là một quyết định bồng bột. Ngay từ nhỏ, anh là một người có tính cách hướng nội. Lúc lên cấp 2, anh luôn thích ở một mình và nghĩ về những bí mật trong cuộc sống.
Lúc học tại Đại học Bắc Kinh, Lưu Chí Vũ tham gia nhiều vào các hoạt
động nông nghiệp. Khi đó, một người bạn của anh là Đặng Văn Khánh cũng
đã đến chùa Long Tuyền sau khi tốt nghiệp đại học. Trong một lần tâm sự
với nhau, mong muốn trở thành nhà sư của anh lại càng được thôi thúc
mạnh mẽ.
Nhiều người không hiểu được lý do đằng sau quyết định của Lưu Chí Vũ mà thất vọng nghĩ rằng đó là một sự lãng phí tài nguyên chất xám. Có nhiều người nghĩ anh không muốn đến Mỹ học vì sợ rằng như nhiều người khác sẽ không trở về nước làm việc.
Trong một lần bày tỏ suy nghĩ của mình, Lưu Chí Vũ nói rằng bản thân
cảm thấy Toán học không thể cứu thế giới, chỉ có Phật pháp mới có thể
tịnh hóa chúng sinh. Sau khi anh đưa ra quyết định này nó đã thu hút sự
chú ý của đông đảo mọi người. Một số bày tỏ sự đánh giá cao quyết định
của anh, số khác lại bày tỏ sự khó hiểu.
Nhà văn trẻ Giang Phương Châu, Trung Quốc cũng bày tỏ ý kiến của mình sau khi nghe tin Lưu Chí Vũ trở thành một nhà sư. Cô tin rằng suy nghĩ của anh về cuộc sống và thế giới rất sâu sắc, không có gì ngạc nhiên khi anh quyết định như vậy.
Những người trước giờ ngưỡng mộ Lưu Chí Vũ nghĩ rằng anh thờ ơ với danh tiếng và tài sản, dám chọn cho mình một con đường khác biệt với số đông, điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Trong khi đó các nhà giáo dục cảm thấy rằng việc anh từ chối học bổng toàn phần của Học viện công nghệ Massachusetts, trở thành nhà sư là điều rất lãng phí tài năng và nguồn lực giáo dục.
Theo Phan Hằng (Theo Sina & QQ) (Báo GT)
Trước đó, vào ngày 25/1/2018, tại phòng thính giả thuộc Tòa lãnh sự Ấn Độ, Suchetha Satish từng thiết lập kỷ lục Guinness khi thể hiện khả năng ca hát bằng 102 thứ tiếng khác nhau trong 6 tiếng 15 phút tại buổi hòa nhạc có tên "Music Beyond Boundaries" (Âm nhạc phá vỡ mọi giới hạn).
Suchetha Satish đã xuất sắc trình diễn khả năng ca hát với 26 ngôn ngữ của Ấn Độ, 76 ngoại ngữ khác nhau bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập. Ngoài ra, cô bé còn thể hiện một số ngôn ngữ ít người biết đến như tiếng Maithili, Kokborok, Quechua...
Suchetha Satish cũng từng gây ấn tượngvới khả năng ca hát bằng 80 ngôn ngữ. Cô bé cũng là cây văn nghệ quen thuộc tại các cuộc thi hát tiếng Anh do trường tổ chức.
Người từng xác lập kỷ lục Guinness hát nhiều thứ tiếng nhất trong một buổi hòa nhạc trước đây là một cô gái người Romania, tên là Andra Gogan, từng thể hiện 55 ca khúc trong 3 tiếng 20 phút khi mới 11 tuổi vào năm 2009.
Hiện tại, Suchetha có thể hát bằng 120 thứ tiếng. Em vừa ra album thứ hai bằng tiếng Ả Rập.
Nữ sinh người Ấn Độ cho biết được biểu diễn tại Opera Dubai trong chuyến thăm thứ hai của Thủ tướng Narendra Modi năm 2018 là khoảnh khắc tuyệt vời nhất đối với em.
Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)
Năm 1997, Sufiah Yusof, khi ấy 12 tuổi, trở thành tiêu điểm của báo chí thế giới khi vượt qua bài kiểm tra A-level và trúng tuyển vào Đại học Oxford.
Suốt một thời gian dài, cha của Sufiah - ông Farooq - được ca tụng như người cha mẫu mực. Các phương pháp giáo dục của ông được xem là thú vị và hiệu quả trong việc dạy học tại nhà. Minh chứng cho thành công của ông là 5 đứa trẻ giỏi giang, thông minh. Gia đình Yusof lúc đó được xem là gia đình thông minh nhất nước Anh.
Cha của Sufiah có cách giáo dục con rất nghiêm khắc. Để đảm bảo sự tâm của con, ông Farooq luôn để nhiệt độ trong nhà thấp. Hàng ngày, Sufiah phải cầu nguyện và tập hít thở hàng giờ vào buổi sáng. Những thứ như truyền hình, âm nhạc hay bất cứ điều gì gây mất tập trung cho việc học đều bị cấm.
Sufiah đã phải vật lộn với áp lực gia đình ngày càng tăng.
Trong một lá thư gửi cho cha mẹ, Sufiah viết rằng cô không thể chịu đựng khi phải sống trong "địa ngục" cha cô đã dựng lên. Suốt 15 năm, cô bị lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, nữ sinh từng 2 lần cố tự tử khi mới 11 tuổi.
Sau đó, tòa án quyết định đưa cô đến sống cùng gia đình khác, cho tới lúc nữ sinh đủ 18 tuổi. 3 năm sau khi bỏ học, Sufiah quay trở lại trường để hoàn thành nốt năm cuối.
Năm 2004, cô kết hôn với một luật sư 24 tuổi, bỏ dở chuyện học hành và chuyển sang làm trợ lý hành chính tại một công ty chuyên về xây dựng.
Cuộc hôn nhân này nhanh chóng đổ vỡ sau 13 tháng.
Năm 2008, ở tuổi 23, một lần nữa cái tên Sufiah lại nổi bật trên hàng loạt tờ báo nước Anh, giống như thời cô được tuyển vào đại học. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra cô đang hành nghề như một gái bán hoa, dưới cái tên Shilpa Lee.
Sufiah cho biết, cô hài lòng với mức lương 260 USD mỗi giờ nhờ vào nhan sắc của mình. Cô còn chụp ảnh gợi cảm, thậm chí là khỏa thân cho nhiều tạp chí người lớn.
Cô hạnh phúc vì cuộc sống như địa ngục trước kia đã biến mất, mọi kỳ vọng quá đáng của cha mẹ không còn nữa.
Chia sẻ với báo chí, Sufiah từng tâm sự: “Mọi người cứ nghĩ làm gái bán hoa là bẩn thỉu và kinh tởm. Nhưng tôi thì không. Tôi có những thứ mình cần và có thể làm chủ cuộc đời mình. Lúc trước, tôi chỉ biết học, học và học. Thậm chí, tôi còn không có nổi một người bạn”
Năm 2015, Sufiah từ bỏ công việc gái bán hoa và trở lại làm sinh viên, theo đuổi con đường nghiên cứu truyền thông và tích cực hoạt động cho các phong trào nữ quyền.
Tuy nhiên khi nhớ lại quãng thời gian đã qua, Sufiah cho biết không hề hối hận khi làm gái bán hoa. Bởi với cô, lúc đó cô vẫn hạnh phúc hơn rất nhiều so với thời gian sống trong sự ép buộc của cha mẹ, cô được tự quyết định cuộc sống của chính mình.
Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)
Những Phát Minh Điên Rồ Của Những Bộ Óc Thiên Tài
Nhà khoa học 'điên' tử nạn vì tên lửa tự chế
MỹMike
Hughes, nhà khoa học muốn chứng minh Trái Đất phẳng, qua đời ở tuổi 64
trong tai nạn tên lửa hôm 22/2 ở Barstow, California.
Chiếc tên lửa của Hughes bay chệch hướng. Ảnh: NPR.
|
Justin Chapman, phóng viên có mặt tại bãi phóng, kể lại, tai nạn xảy ra
trong lần phóng thứ ba của Hughes với tên lửa do ông tự chế tạo. Nguyên
nhân do chiếc thang thép được gắn vào dốc lên bệ phóng để giúp Hughes
vào khoang lái tên lửa dễ dàng hơn. Nhưng khi cất cánh, tên lửa va vào
thang, dẫn tới dù hạ cánh bị rách và mắc vào động cơ đẩy.
Kết quả là tên lửa bay chệch đường và lắc lư và bay theo đường vòng cung trước khi đâm chúi xuống sa mạc sau chưa đầy một phút, cách bệ phóng 800 m. Đồn
cảnh sát quận San Bernardino cho biết, họ nhận được cuộc gọi vào lúc
1h52 chiều hôm 22/2 theo giờ địa phương thông báo một người đàn ông chết
sau khi tên lửa đâm xuống sa mạc ở một khu đất tư nhân cạnh cao tốc 247
ở Barstow.
Mike Hughes bên mẫu tên lửa tự chế. Ảnh: New York Times.
|
"Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra", Waldo Stakes, bạn thân của
Hughes, người cũng có mặt tại bãi phóng, chia sẻ. Ngoài Stakes, có
khoảng 50 - 60 người đến theo dõi buổi phóng tên lửa, bao gồm nhóm làm
phim của kênh Science Channel.
Tên lửa do Hughes chế tạo hoạt động bằng động cơ hơi nước. Theo Chapman,
mục tiêu của Hughes là bay lên độ cao 1.524 m. Hồi tháng 5/2018, ông
từng phóng tên lửa thành công tới độ cao 572 m trên sa mạc Mojave trước
khi mở dù và điều khiển tên lửa tiếp đất. Khi chui ra khỏi tên lửa,
Hughes chia sẻ ông bị đau lưng nhưng rất mừng vì buổi phóng diễn ra suôn
sẻ.
Hughes được mệnh danh là nhà khoa học "điên" bởi quan điểm cực đoan cho
rằng Trái Đất có hình dạng phẳng như chiếc đĩa. Để chứng minh cho quan
điểm của mình, Hughes đã dành nhiều tháng chế tạo tên lửa để có thể bay
lên không trung quan sát Trái Đất.
An Khang (Theo NPR)Thần đồng Toán học từ chối đại học danh tiếng ở Mỹ để trở thành nhà sư
Thứ Bảy, ngày 15/02/2020 01:00 AM (GMT+7)
Không phải ai cũng đủ dũng cảm để chọn con đường mà mình thực sự muốn đi, dám bỏ lại sau lưng danh tiếng, tiền tài, địa vị và một tương lai tươi sáng phía trước như thần đồng này.
Lưu Chí Vũ sinh ra và lớn lên ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Từ nhỏ anh luôn là một đứa trẻ ngoan trong mắt phụ huynh và là học sinh thông minh được nhiều thầy cô quý trọng. Cuộc đời của anh được nhiều người nghĩ rằng có lẽ sẽ giống như bao thiên tài khác trong giới học thuật hoặc tài chính. Nhưng, anh đã có một sự lựa chọn khác khiến nhiều người bất ngờ.Tài năng của Lưu Chí Vũ bộc lộ rõ nhất ở môn Toán. Toán học có thể gây căng thẳng cho không ít người, nhưng đối với anh thì môn học này như một món đồ chơi và anh có thể “chơi” say sưa cả ngày không biết chán.
Với 2 huy chương vàng này, Lưu Chí Vũ dễ dàng có một tấm vé để đến nhập học tại Đại học Bắc Kinh. Đối với những thiên tài Toán học như vậy, các trường quốc tế sẽ tạo rất nhiều điều kiện để thu hút họ tới học. Học viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology) của Mỹ cũng hứa cung cấp cho anh học bổng toàn phần. Con đường học tập của anh vô cùng thuận lợi, nhưng khi đối diện với học bổng lớn này, anh quyết định từ chối trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, Lưu Chí Vũ đã đến chùa Long Tuyền một cách không do dự. Trên thực tế, việc anh chọn trở thành một nhà sư không phải là một quyết định bồng bột. Ngay từ nhỏ, anh là một người có tính cách hướng nội. Lúc lên cấp 2, anh luôn thích ở một mình và nghĩ về những bí mật trong cuộc sống.
Nhiều người không hiểu được lý do đằng sau quyết định của Lưu Chí Vũ mà thất vọng nghĩ rằng đó là một sự lãng phí tài nguyên chất xám. Có nhiều người nghĩ anh không muốn đến Mỹ học vì sợ rằng như nhiều người khác sẽ không trở về nước làm việc.
Nhà văn trẻ Giang Phương Châu, Trung Quốc cũng bày tỏ ý kiến của mình sau khi nghe tin Lưu Chí Vũ trở thành một nhà sư. Cô tin rằng suy nghĩ của anh về cuộc sống và thế giới rất sâu sắc, không có gì ngạc nhiên khi anh quyết định như vậy.
Những người trước giờ ngưỡng mộ Lưu Chí Vũ nghĩ rằng anh thờ ơ với danh tiếng và tài sản, dám chọn cho mình một con đường khác biệt với số đông, điều đó thật đáng ngưỡng mộ. Trong khi đó các nhà giáo dục cảm thấy rằng việc anh từ chối học bổng toàn phần của Học viện công nghệ Massachusetts, trở thành nhà sư là điều rất lãng phí tài năng và nguồn lực giáo dục.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/than-dong-toan-hoc-tu-choi-dai-hoc-danh-tieng-o-my-de-tro-thanh-nha-su-d...
Không ai nghĩ những bức tranh đang triển lãm được vẽ từ một người bị tự kỷ không thể giao tiếp và còn đang mắc thêm...
Nữ sinh hát bằng 102 thứ tiếng suốt 6 giờ giành giải thưởng “thần đồng toàn cầu”
Thứ Tư, ngày 08/01/2020 09:00 AM (GMT+7)
Từng được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với thành tích hát liên tục 102 ngôn ngữ trong hơn 6 giờ, mới đây nữ sinh Suchetha tiếp tục giành giải thưởng “thần đồng toàn cầu”.
Sự kiện:
Giáo dục
Suchetha Satish vừa giành giải thưởng "Thần đồng toàn cầu". Ảnh: Gulf News.
Suchetha Satish, 14 tuổi, học sinh trường Trung học Ấn Độ ở Dubai,
vừa được trao giải thưởng "Thần đồng toàn cầu" hôm 3/1. Ngoài Suchetha,
99 bạn trẻ xuất sắc khác cũng đoạt giải.Trước đó, vào ngày 25/1/2018, tại phòng thính giả thuộc Tòa lãnh sự Ấn Độ, Suchetha Satish từng thiết lập kỷ lục Guinness khi thể hiện khả năng ca hát bằng 102 thứ tiếng khác nhau trong 6 tiếng 15 phút tại buổi hòa nhạc có tên "Music Beyond Boundaries" (Âm nhạc phá vỡ mọi giới hạn).
Suchetha Satish đã xuất sắc trình diễn khả năng ca hát với 26 ngôn ngữ của Ấn Độ, 76 ngoại ngữ khác nhau bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập. Ngoài ra, cô bé còn thể hiện một số ngôn ngữ ít người biết đến như tiếng Maithili, Kokborok, Quechua...
Suchetha Satish cũng từng gây ấn tượngvới khả năng ca hát bằng 80 ngôn ngữ. Cô bé cũng là cây văn nghệ quen thuộc tại các cuộc thi hát tiếng Anh do trường tổ chức.
Người từng xác lập kỷ lục Guinness hát nhiều thứ tiếng nhất trong một buổi hòa nhạc trước đây là một cô gái người Romania, tên là Andra Gogan, từng thể hiện 55 ca khúc trong 3 tiếng 20 phút khi mới 11 tuổi vào năm 2009.
Hiện tại, Suchetha có thể hát bằng 120 thứ tiếng. Em vừa ra album thứ hai bằng tiếng Ả Rập.
Nữ sinh người Ấn Độ cho biết được biểu diễn tại Opera Dubai trong chuyến thăm thứ hai của Thủ tướng Narendra Modi năm 2018 là khoảnh khắc tuyệt vời nhất đối với em.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/nu-sinh-hat-bang-102-thu-tieng-suot-6-gio-gianh-giai-th...
Trong khi các bé cùng độ tuổi đang còn học đánh vần và nhớ từng chữ cái thì cậu bé Lee Jeong-woo có thể làm Toán bậc...
Chạy trốn kỳ vọng của gia đình, thần đồng toán học trở thành “gái bán hoa” ở tuổi 23
Chủ Nhật, ngày 08/12/2019 12:00 PM (GMT+7)
Được mệnh danh là thần đồng toán học với những năng lực vượt trội hoàn toàn so với các bạn đồng trang lứa, chẳng ai ngờ rằng Sufiah trở thành gái bán hoa.
Sự kiện:
Giáo dục
Sufiah (đứng giữa) được mệnh danh là thần đồng toán học.
Thần đồng toán học - Sufiah Yusof sinh năm 1984 trong một gia đình
Hồi giáo mộ đạo tại vùng Northampton, nước Anh. Cha cô là người Pakistan
còn mẹ là người Malaysia.Năm 1997, Sufiah Yusof, khi ấy 12 tuổi, trở thành tiêu điểm của báo chí thế giới khi vượt qua bài kiểm tra A-level và trúng tuyển vào Đại học Oxford.
Suốt một thời gian dài, cha của Sufiah - ông Farooq - được ca tụng như người cha mẫu mực. Các phương pháp giáo dục của ông được xem là thú vị và hiệu quả trong việc dạy học tại nhà. Minh chứng cho thành công của ông là 5 đứa trẻ giỏi giang, thông minh. Gia đình Yusof lúc đó được xem là gia đình thông minh nhất nước Anh.
Cha của Sufiah có cách giáo dục con rất nghiêm khắc. Để đảm bảo sự tâm của con, ông Farooq luôn để nhiệt độ trong nhà thấp. Hàng ngày, Sufiah phải cầu nguyện và tập hít thở hàng giờ vào buổi sáng. Những thứ như truyền hình, âm nhạc hay bất cứ điều gì gây mất tập trung cho việc học đều bị cấm.
Trong một lá thư gửi cho cha mẹ, Sufiah viết rằng cô không thể chịu đựng khi phải sống trong "địa ngục" cha cô đã dựng lên. Suốt 15 năm, cô bị lạm dụng cả về thể chất lẫn tinh thần. Thậm chí, nữ sinh từng 2 lần cố tự tử khi mới 11 tuổi.
Sau đó, tòa án quyết định đưa cô đến sống cùng gia đình khác, cho tới lúc nữ sinh đủ 18 tuổi. 3 năm sau khi bỏ học, Sufiah quay trở lại trường để hoàn thành nốt năm cuối.
Năm 2004, cô kết hôn với một luật sư 24 tuổi, bỏ dở chuyện học hành và chuyển sang làm trợ lý hành chính tại một công ty chuyên về xây dựng.
Cuộc hôn nhân này nhanh chóng đổ vỡ sau 13 tháng.
Năm 2008, ở tuổi 23, một lần nữa cái tên Sufiah lại nổi bật trên hàng loạt tờ báo nước Anh, giống như thời cô được tuyển vào đại học. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra cô đang hành nghề như một gái bán hoa, dưới cái tên Shilpa Lee.
Áp lực của gia đình khiến Sufiah trở thành gái bán hoa.
Sufiah bắt đầu đi vào con đường này vì cô mắc một khoản nợ khoảng
6.800 USD, khi làm nhân viên văn phòng cho một công ty xây dựng tại
Manchester.Sufiah cho biết, cô hài lòng với mức lương 260 USD mỗi giờ nhờ vào nhan sắc của mình. Cô còn chụp ảnh gợi cảm, thậm chí là khỏa thân cho nhiều tạp chí người lớn.
Cô hạnh phúc vì cuộc sống như địa ngục trước kia đã biến mất, mọi kỳ vọng quá đáng của cha mẹ không còn nữa.
Chia sẻ với báo chí, Sufiah từng tâm sự: “Mọi người cứ nghĩ làm gái bán hoa là bẩn thỉu và kinh tởm. Nhưng tôi thì không. Tôi có những thứ mình cần và có thể làm chủ cuộc đời mình. Lúc trước, tôi chỉ biết học, học và học. Thậm chí, tôi còn không có nổi một người bạn”
Năm 2015, Sufiah từ bỏ công việc gái bán hoa và trở lại làm sinh viên, theo đuổi con đường nghiên cứu truyền thông và tích cực hoạt động cho các phong trào nữ quyền.
Tuy nhiên khi nhớ lại quãng thời gian đã qua, Sufiah cho biết không hề hối hận khi làm gái bán hoa. Bởi với cô, lúc đó cô vẫn hạnh phúc hơn rất nhiều so với thời gian sống trong sự ép buộc của cha mẹ, cô được tự quyết định cuộc sống của chính mình.
Hiện tại Sufiah đang tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ nữ quyền.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/chay-tron-ky-vong-cua-gia-dinh-than-dong-toan-hoc-tro-t...
William James Sidis sở hữu IQ khoảng 250-300 và được ghi nhận là người thông minh nhất thế giới tuy nhiên cuộc đời của...
Nhận xét
Đăng nhận xét