ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 73

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thanh Hóa: Huyện Yên Định bị tố nợ hơn 50 tỷ đồng tiền… tiếp khách, sửa xe | VTC14

Cơ quan Huyện ủy, UBND huyện mắc nợ 50 tỉ: Hàng trăm cán bộ, nhân viên là chủ nợ

34 Thanh Niên
Liên quan vụ Cơ quan Huyện ủy, UBND huyện nợ 50 tỉ, hầu như tất cả các phòng chuyên môn của UBND H.Yên Định (Thanh Hóa) đều có cán bộ, nhân viên bỏ tiền túi ra chi tiêu cho hoạt động của UBND huyện này.
Ông Trịnh Minh Tuyến bức xúc khi nhiều năm không đòi được hết nợ
Ảnh: Minh Hải
Ngay sau khi Báo Thanh Niên ngày 15.3 đăng bài Cơ quan Huyện ủy, UBND huyện mắc nợ 50 tỉ đồng, nhiều người là cán bộ, nguyên cán bộ ở H.Yên Định đã liên lạc với PV Thanh Niên, phản ánh những bức xúc của mình, với mong mỏi được H.Yên Định giải quyết dứt điểm nợ nần.

Hai bố con bị nợ hơn 2 tỉ đồng

Nghỉ hưu từ năm 2016, nhưng đến nay ông Trịnh Minh Tuyến, cán bộ thuộc Văn phòng UBND H.Yên Định, vẫn chưa đòi được hết số tiền đã vay mượn, đứng nợ để mua thực phẩm cho cơ quan. Ông Tuyến kể, năm 1981, ông được nhận vào làm nhân viên theo dạng hợp đồng lao động với Văn phòng UBND H.Yên Định. Đầu tiên là phục vụ hội trường, sau đó ông được giao quản lý nhà ăn của UBND H.Yên Định. Công việc cụ thể là mua sắm thực phẩm và nấu ăn mỗi khi huyện có khách, hoặc tổ chức các bữa ăn, tiệc liên hoan của huyện.
Trong giai đoạn từ 2012 - 2015, khi bà Ngô Thị Hoa làm Chủ tịch UBND H.Yên Định (hiện đã nghỉ hưu), ông Tuyến phải bỏ tiền túi, hoặc mua nợ thực phẩm nấu ăn cho cơ quan, nhưng không được thanh toán. Tổng số tiền cộng dồn từ năm 2012 - 2015 lên tới hơn 1,2 tỉ đồng.
“Tôi phụ trách bếp ăn. Ngày nào huyện có khách, hoặc tổ chức các cuộc họp, liên hoan, tôi đều phải mua thực phẩm về nấu ăn theo chỉ đạo của Văn phòng UBND huyện, hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện. Mua cái gì, hết bao nhiêu tiền đều có giấy xác nhận chi của lãnh đạo huyện. Nhưng khi chuyển cho kế toán thì không thanh toán được vì “huyện chưa có tiền”. Nhiều lần tôi có hỏi, xin thanh toán, thì lãnh đạo huyện lúc bấy giờ bảo “cứ chi đi rồi sẽ thanh toán sau”, nhưng giờ tôi đã nghỉ hưu nhiều năm mà vẫn chưa lấy lại đủ số tiền đã bỏ ra. Mà đó đều là tiền tôi đi vay mượn. Mấy năm rồi những người bán thực phẩm đè tôi đòi nợ. Họ đòi căng quá, tôi phải vay cả tiền ngân hàng, bán đất, bán ô tô để trả nợ. Giờ vẫn còn nợ người cung ứng thực phẩm khoảng 300 triệu đồng”, ông Tuyến nói.

Nhiều lần tôi có hỏi, xin thanh toán, thì lãnh đạo huyện lúc bấy giờ bảo “cứ chi đi rồi sẽ thanh toán sau”, nhưng giờ tôi đã nghỉ hưu nhiều năm mà vẫn chưa lấy lại đủ số tiền đã bỏ ra. Mà đó đều là tiền tôi đi vay mượn

Ông Trịnh Minh Tuyến, cán bộ thuộc Văn phòng UBND H.Yên Định (đã nghỉ hưu)
Trong năm 2018, ông Tuyến đã làm đơn gửi cả Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND H.Yên Định để được giải quyết món nợ hơn 1,2 tỉ đồng mà UBND H.Yên Định nợ ông. Nhưng suốt 2 năm, UBND H.Yên Định cũng chỉ mới trả cho ông được 140 triệu đồng, số tiền còn lại đến nay vẫn chưa nhận được.
Không chỉ ông Tuyến, mà ngay cả con trai ông làm lái xe cho bà Ngô Thị Hoa cũng bị nợ hơn 1,2 tỉ đồng. Trong thời gian lái xe phục vụ bà Hoa, con trai ông Tuyến phải vay mượn, bỏ tiền của gia đình để trả tiền đi tiếp khách của chủ tịch, trả tiền xăng, sửa xe, đến nay vẫn chưa được thanh toán hết.

Chủ nhà hàng đến trụ sở huyện chửi, đòi nợ

Trước tình trạng nợ tiền các cán bộ, nguyên cán bộ, vừa qua UBND huyện và Huyện ủy Yên Định đã cho rà soát, thống kê lại số nợ. Bước đầu, UBND H.Yên Định đã có thống kê công nợ phải trả trong giai đoạn 2012 -2015 là hơn 24,5 tỉ đồng. Trong đó năm 2012 là hơn 4,6 tỉ đồng; 2013 gần 9,5 tỉ đồng; 2014 hơn 5,6 tỉ đồng và 2015 hơn 4,7 tỉ đồng. Riêng tại cơ quan Huyện ủy, số nợ cũng lên tới 28 - 29 tỉ đồng theo xác nhận của một lãnh đạo H.Yên Định. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thống kê chi tiết từng người.
Tại UBND H.Yên Định, tổng số cán bộ, nhân viên thuộc 11 phòng, ban trong cơ quan UBND huyện này bị nợ tiền lên tới hơn 100 người. Riêng Văn phòng UBND huyện có 23 cán bộ, nhân viên phải bỏ tiền cá nhân ra chi tiêu cho cơ quan, với hơn 11,2 tỉ đồng; Phòng Nội vụ có 11 cán bộ, nhân viên bỏ ra hơn 3,8 tỉ đồng; Phòng NN-PTNT 15 người với hơn 2,8 tỉ đồng; Phòng Kinh tế - Hạ tầng 19 người với hơn 1,3 tỉ đồng...
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Thanh Niên thì thống kê trên vẫn chưa hết, vì còn nhiều cán bộ, nguyên cán bộ ở các đơn vị trực thuộc UBND huyện bị nợ nhưng chưa được thống kê, trong đó có người bị nợ hơn 4 tỉ đồng. Chưa kể nhiều cán bộ bị nợ tiền, nhưng do đang đương chức, sợ bị mang tiếng nên hiện vẫn không dám công khai số tiền đã bỏ ra chi tiêu cho tập thể.
Không chỉ nợ hàng trăm cán bộ, nhân viên trong cơ quan, cả Huyện ủy và UBND H.Yên Định còn nợ tiền các nhà hàng trên địa bàn để ăn uống, liên hoan, mời khách. Chủ nhà hàng Mỹ Hạnh (tại TT.Quán Lào, H.Yên Định) cho biết, cả Huyện ủy và UBND H.Yên Định có thời điểm nợ nhà hàng này gần 1 tỉ đồng. Nhiều lần chủ nhà hàng đến tận 2 cơ quan đòi nợ, thậm chí phải chửi bới mới lấy được tiền. Dù vậy, đến nay nhà hàng này vẫn còn bị 2 cơ quan trên nợ khoảng 200 triệu đồng.

Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân

Tối 15.3, ông Đào Xuân Yên, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa, cho biết chiều cùng ngày, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo lãnh đạo H.Yên Định xác minh làm rõ thông tin bài báo Cơ quan Huyện ủy, UBND huyện mắc nợ 50 tỉ đồng đăng trên Báo Thanh Niên ngày 15.3.
Theo đó, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Định khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra các sai phạm (nếu có) trong chi tiêu thường xuyên ở 2 cơ quan Huyện ủy và UBND của huyện này, đồng thời xử lý theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa trước ngày 30.3. 
Ái Châu

Tiếp tục điều tra cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài

Dân trí Ngày 17/3, Viện KSND tối cao đã trả toàn bộ hồ sơ vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại khu “đất vàng” số 8 – 12 Lê Duẩn.
>>Khu đất vàng “đẩy” cựu Phó Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài vào vòng lao lý
>>Cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài gây thiệt hại hơn 2.000 tỉ đồng
>>Đề nghị truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài

Theo đó, Viện Kiểm sát yêu cầu làm rõ cụ thể hành vi của từng bị can cũng như xác định lại thiệt hại trong vụ án.
Trước đó, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua Viện KSND tối cao đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thành Tài (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM giai đoạn 2008-2011) và 4 đồng phạm: Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TPHCM), Nguyễn Hoài Nam (nguyên Bí thư Quận ủy Quận 2, TPHCM), Trương Văn Út (nguyên Phó phòng Quản lý đất, Sở Tài chính) và Lê Thị Thanh Thúy (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm và Công ty Lavenue) cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí.




Tiếp tục điều tra cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Bị can Nguyễn Thành Tài
Theo hồ sơ vụ án, quá trình mở rộng điều tra vụ án vi phạm các quy định về quản lý đất đai liên quan đến dự án tại khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM) do bị can Nguyễn Hữu Tín (nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM giai đoạn 2011-2016) và đồng phạm thực hiện, cơ quan điều tra đã phát hiện hành vi tội phạm đối với bị can Nguyễn Thành Tài và đồng phạm trong việc giao đất, cho thuê đất tại số 8-12 Lê Duẩn (phường Bến Nghé, Quận 1).
Theo đó, kết quả điều tra xác định khu đất 8-12 Lê Duẩn có tổng diện tích hơn 4.800 m2 là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, giao cho công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM quản lý và cho thuê.
Tuy nhiên, trong thời gian giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TPHCM được phân công phụ trách lĩnh vực quy hoạch-  kiến trúc, quản lý nhà…, ông Nguyễn Thành Tài nhận thức rõ khu đất 8-12 Lê Duẩn là tài sản công; việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc Ban chỉ đạo 09 (Sở Tài chính), nhưng vì có mối quan hệ tình cảm với bị can Lê Thị Thanh Thúy, nên ông Nguyễn Thành Tài đã ký nhanh, ký nhiều văn bản chỉ đạo, chấp thuận cho công ty Hoa Tháng Năm được tham gia góp 30% vốn góp tại dự án theo đề xuất của công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM và Sở Tài nguyên & Môi trường.
Cụ thể, Nguyễn Thành Tài chấp thuận đề xuất của công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM cho thành lập pháp nhân mới để đầu tư dự án, không thẩm định kinh nghiệm, năng lực tài chính, và bản chất là chuyển dịch tài sản từ nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân; ký quyết định giao đất và cho thuê đất chỉ định tại 8-12 Lê Duẩn cho công ty Lavenue không đúng đối tượng, trái với quy định; chấp thuận cho công ty Lavenue thanh lý nhà số 12 Lê Duẩn mà không giao cơ quan chức năng thẩm định giá trị còn lại.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định hành vi vi phạm trên của Nguyễn Thành Tài có tính hệ thống, xảy ra trong một thời gian dài, dẫn đến thiệt hại đặc biệt lớn cho nhà nước. Bị can Nguyễn Thành Tài giữ vai trò là người tổ chức, thực hiện tích cực; các bị can Kiệt, Nam, Út là đồng phạm với vai trò người thực hành và bị can Thúy là đồng phạm với vai trò giúp sức.
Tại thời điểm cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, hậu quả, thiệt hại và lãng phí do hành vi phạm tội của các bị can gây ra được xác định tối thiểu là 2.047 tỷ đồng.
Riêng bị can Nguyễn Thị Thu Thủy (nguyên Giám đốc công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TPHCM) đang bỏ trốn nên cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã, sẽ xử lý sau khi bắt được bị can.
 Xuân Duy

Truy tố Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Dân trí Cáo trạng của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương xác định, sai phạm của cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến làm thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền hơn 939 tỷ đồng.
>>Khởi tố nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Viện Kiểm sát quân sự trung ương vừa hoàn tất cáo trạng truy tố cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến và 7 bị can liên quan đến vụ sai phạm đất đai xảy ra tại 3 khu đất trên đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1 (TP.HCM).
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiến bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Các bị can: Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo, Trần Trọng Tuấn bị truy tố về tội "vi phạm quy định về quản lý đất đai"; Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan bị truy tố tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".




Truy tố Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến - 1
Nhấn để phóng to ảnh
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến.
Cáo trạng kết luận, quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, bị can Nguyễn Văn Hiến đã không kiểm tra, tin tưởng cấp dưới nên đã ký, phê duyệt các văn bản để đưa 3 khu đất quốc phòng vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định của Bộ Quốc phòng, của Chính phủ và Luật Đất đai năm 2003; không kiểm tra và chỉ đạo kiểm tra năng lực thực tế của Công ty Yên Khánh; không kiểm tra việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất 3 khu đất; không kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Sau khi ủy quyền cho Giám đốc Công ty Hải Thành ký hợp đồng, bị can Hiến đã không trực tiếp kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan và Công ty Hải Thành, dẫn đến bị đối tác sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thứ ba; không nắm được quy định của pháp luật về việc phải nộp tiền sử dụng đất,...
Hậu quả, Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý, sử dụng 3 khu đất (số 2, số 7-9, số 9-11 đường Tôn Đức Thắng, TP HCM) trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 939 tỷ đồng. 
Nguyễn Dương

Khởi tố, bắt tạm giam thuyền trưởng buôn lậu ở Bà Rịa – Vũng Tàu

Cập nhật lúc 13:51, Thứ tư, 18/03/2020
print  

(BVPL) – Ngày 18/3, lãnh đạo VKSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xác nhận đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Hải Đăng (SN 1987, ngụ đường Trần Phú, phường 5, TP Vũng Tàu) để điều tra về hành vi "buôn lậu xăng dầu trên biển".


Lo ngại buôn lậu khẩu trang di chuyển từ vùng dịch không được kiểm soát


Chống buôn lậu sẽ không hiệu quả nếu không ngăn chặn từ biên giới

Bắt hàng loạt cán bộ hải quan liên quan đường dây buôn lậu dược liệu khủng

Cảnh báo tình trạng lợi dụng sự thông thoáng trong quản lý xuất nhập khẩu để buôn lậu

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam.
Lực lượng chức năng kiểm tra tàu Kim Minh 68. 
Trước đó, ngày 27/12/2018, trên khu vực biển cách Côn Đảo 40 hải lý, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã phát hiện tàu Kim Minh 68 số hiệu BV96768TS có dấu hiệu vi phạm.
Thời điểm kiểm tra, trên tàu có ông Đăng (làm thuyền trưởng) và 6 người khác chở 93.000 lít dầu. Làm việc với cơ quan chức năng, Đăng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng sau đó đã khởi tố vụ án, chuyển vụ án đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để điều tra theo thẩm quyền.
Công an xác định, Đăng đã điều khiển tàu "Kim Minh 68" ra vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mua dầu của một tàu nước ngoài chưa rõ số hiệu với giá 14.000 đồng/lít đưa đến vùng biển Côn Đảo để bán cho các ghe cá với giá 14.800 đồng/lít./.
Nguyễn Đại

Bộ Chính trị cách chức nguyên bí thư Thành ủy TP.HCM của ông Lê Thanh Hải

  • 20 tháng 3 2020




Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image captionÔng Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM 2006-2016 Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM 2006-2016

Bộ Chính trị, do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, cách chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 với ông Lê Thanh Hải, sau khi xem xét cả cống hiến cách mạng của ông.
Ông Lê Thanh Hải chờ kỷ luật, ông Nguyễn Văn Đua ‘được tha’
Ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải ‘chờ mức kỷ luật Đảng’
Đây là kết luận cuộc họp ngày 20/3 do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì, xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Dựa theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Đảng kết luận:
"Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Thành uỷ; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật."
Ban Thường vụ Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 bị Khiển trách
Ông Lê Thanh Hải bị cách chức bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Vẫn giữ 'nguyên ủy viên Bộ Chính trị?

Ông Lê Thanh Hải nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI.
Ông còn là Bí Thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh hai khóa, từ 2006 tới cuối 2015.
Thông báo của Bộ Chính trị ngày 20/3 chỉ nói "kỷ luật đồng chí Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015".
Như vậy có thể hiểu rằng ông Lê Thanh Hải vẫn sẽ được gọi là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI.
Tương tự, ông cũng vẫn giữ vị trí "nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM khóa 2006-2010".

Chịu trách nhiệm chính

Bộ Chính trị kết luận ông Hải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành uỷ nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
"Cá nhân đồng chí đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc của Thành uỷ, trực tiếp kết luận về nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Thành uỷ."
"Với cương vị là Phó Bí thư Thành uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về các vi phạm của Uỷ ban nhân dân Thành phố; trực tiếp ký một số văn bản không đúng với chủ trương của Hội đồng nhân dân Thành phố và quy định của Luật Ngân sách năm 2002, Luật Xây dựng năm 2003."
Ngoài ra, ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố, bị Bộ Chính trị Cảnh cáo.
Hồi đầu tháng Ba, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015; ông Lê Thanh Hải, ông Lê Hoàng Quân.
Thông báo ngày 5/3 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cập nhật mới nhất, sau một thông báo của cơ quan này hồi tháng Giêng.
Ủy ban này cũng đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật ông Lê Hoàng Quân, nguyên Chủ tịch UBND TPHCM.
Hồi tháng Giêng, thông cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói một loạt lãnh đạo cao cấp của TPHCM giai đoạn 2010-2016 đã có vi phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tuy vậy, hôm 5/3, cơ quan này nói vi phạm của hai ông, Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và Vũ Hùng Việt, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách, song đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
Người còn lại, bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố, bị ủy ban kỷ luật khiển trách.
Ông Lê Thanh Hải, từng là một trong những chính khách nổi tiếng và quyền lực nhất Việt Nam, đã nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12 năm 2016.

Thanh tra Chính phủ nói về Thủ Thiêm

Vào tháng Sáu 2019, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết luận thanh tra Thủ Thiêm đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý kỷ luật Đảng.


Image captionKhu đô thị mới Thủ Thiêm ở TPHCM được lên quy hoạch tổng thể từ 1993, nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Ðông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2. Khu đô thị mới Thủ Thiêm ở TPHCM được lên quy hoạch tổng thể từ 1993, nằm trong bán đảo Thủ Thiêm, đối diện với trung tâm quận 1 qua sông Sài Gòn, gồm các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Ðông, một phần phường Bình An, Bình Khánh thuộc địa bàn quận 2.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nói về các nguyên nhân, trách nhiệm chủ yếu dẫn đến khuyết điểm, vi phạm ở dự án Thủ Thiêm.
Họ cho rằng Nguyên nhân khách quan là:
  • Những khó khăn, biến động khó lường về kinh tế, xã hội trong và ngoài nước; nhất là thị trường bất động sản có nhiều diễn biến xấu bất thường, thay đổi liên tục, có lúc có chiều hướng đi xuống, khó thu hút các nhà đầu tư;
  • Cơ chế thực hiện quản lý đầu tư KĐTM Thủ Thiêm cũng như cơ chế thanh toán bằng quỹ đất sạch cho các dự án BT không rõ ràng, có nhiều hạn chế, khó thực hiện.
Thanh tra Chính phủ nói Nguyên nhân chủ quan là:
  • Việc nhận thức, chấp hành các chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành cũng như các quy định của pháp luật chưa đúng, chưa đầy đủ, có lúc chưa nghiêm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố và các sở, ngành tham mưu; sự phối hợp giữa các sở, ngành của Thành phố còn chậm trễ, chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ;
  • Một số nơi còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý đầu tư và xây dựng, nhiều vi phạm chưa được kiểm tra, xử lý kịp thời.
  • Hậu quả là đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm, gây lãng phí, nguy cơ gây thất thoát tiền của nhà nước với giá trị lớn; xét tổng thể đến thời điểm thanh tra, việc đầu tư KĐTM Thủ Thiêm là chưa có hiệu quả, mất cân đối về tài chính.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH