LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 29
-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài".
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.
Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"
Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
Chuẩn Tướng VNCH LÊ VĂN TƯ Cung Phụng Người Đẹp Đến Thân Bại Danh Liệt
Chuyện “thân bại danh liệt” của một chuẩn tướng ngụy quyền
Cuối cùng ông Tư lại phủ phục dưới gót chân vũ nữ Ánh Hoa tại nơi vũ trường Vân Cảnh, đến nỗi thân bại danh liệt.
Thời
kỳ miền Nam Việt Nam trước giải phóng, phòng trà và vũ trường tại Sài
Gòn không chỉ là nơi thành danh của những giọng ca, mà còn là nơi nảy nở
những mối tình đình đám của giới tướng tá ngụy quyền với các cô ca sỹ,
vũ nữ. Trong đó không ít những mối tình dưới gót chân son đã khiến số
tướng tá này phải "thân bại danh liệt".
Thời đó tại đất Sài Gòn, Lê Văn Tư -
một Chuẩn tướng lừng danh khét tiếng, lại có thói tiêu xài "như nước",
đi đâu cũng kè kè một vài lính theo hầu nên nhiều vũ nữ đã coi ông Tư
như thần tượng. Ấy vậy mà cuối cùng ông Tư lại phủ phục dưới gót chân vũ
nữ Ánh Hoa tại nơi vũ trường Vân Cảnh, đến nỗi thân bại danh liệt.
Năm 1971, khi còn mang hàm đại tá, Lê
Văn Tư được giữ chức vụ tỉnh trưởng Long An, nằm sát bên cạnh Sài Gòn
hoa lệ. Sẵn quyền cùng tiền của trong tay, không tuần nào Lê Văn Tư
không về thành phố một hai lần để du hí. Ông ta có mặt ở hầu hết những
vũ trường sang trọng, nơi tập trung những vũ nữ trẻ đẹp nhất.
Ánh Hoa khi ấy vừa tròn 23 tuổi, đẹp
như cái tên của nàng. Bên cạnh nhan sắc lộng lẫy, cô ta còn có một thân
hình bốc lửa, đầy quyến rũ. Ánh Hoa như tiếng sét ái tình, nhanh chóng
trở thành đào nhất của Vân Cảnh và được đồng nghiệp xếp loại vũ nữ hạng
nhất của Sài Gòn dạo đó.
Để "chiếm" trọn trái tim nàng cũng
không dễ, Lê Văn Tư đã phải rất dày công săn đón và lấy lòng người đẹp
bằng những món quà đắt giá mà những cô gái bình thường có nằm mơ cũng
không thấy. Những chuyến du lịch Hồng Kông, Tokyo mang về những vòng
vàng, xuyến ngọc.
Dĩ nhiên, Ánh Hoa cũng sẽ không tài
nào thoát được cái mạng lưới vô hình nhưng đầy uy lực này, dưới bàn tay
của Lê Văn Tư. Có điều, cô ta dám chơi trò bắt cá hai tay. Bên cạnh Lê
Văn Tư là người tình chung chi, Ánh Hoa còn có một người tình trẻ để
tung tăng phố xá.
Tháng 1/1972, Lê Văn Tư được điều về làm Tư lệnh sư đoàn 25 bộ
binh, bản doanh đóng tại căn cứ Đồng Dù, bên cạnh Củ Chi, rồi được thăng
hàm chuẩn tướng. Bấy giờ, ông ta đã trở thành là vua một cõi. Ngang
nhiên gạt vợ con ra ngoài để rước vũ nữ ánh Hoa về làm "áp trại phu
nhân".
Biết mình được tướng Tư sủng ái, muốn gì cũng được đáp ứng, Ánh Hoa
cũng sinh thói "coi trời bằng vung". Nhiều buổi chiều, Ánh Hoa thỏ thẻ
với Lê Văn Tư rằng muốn lên trực thăng bay một vòng thư giãn. Ngay lập
tức, tướng Tư cho gọi viên phi công lái máy bay riêng cho ông ta, luôn
túc trực ngoài bãi, chở Ánh Hoa đi chơi. Có lần, bay gần đến Tây Ninh,
bị súng phòng không dưới đất bắn lên, viên phi công phải bay vòng trở
lại. Từ đó, Ánh Hoa không còn dám chơi trò này nữa.
Chuyện trong đám lính hầu của chuẩn tướng Tư kể lại, lâu lâu Ánh
Hoa thèm ăn ngỗng quay Hồng Kông, Lê Văn Tư vội cho người tháp tùng máy
bay dân dụng sang tận bên đó, chỉ để mua hai con ngỗng quay mang về
trong ngày. Nhiều đêm, không ngủ được, Ánh Hoa thấy nhớ tô mì La-Cai ở
Chợ Lớn mà trước đây, khi còn làm vũ trường cô ta vẫn thường ghé ăn
khuya. Thế là Lê Văn Tư lệnh cho một xe quân cảnh lên đường ngay. Đi về
hơn trăm cây số giữa khuya, nhưng khi mang được mì về thì áp trại phu
nhân đã say giấc nồng, đành bỏ vào tủ lạnh. Sáng mai mang ra thì người
đẹp lắc đầu: “Không muốn ăn mì La-Cai nữa mà chỉ thèm bồ câu quay Thiên
Nam”. Xe quân cảnh lại lên đường.
Một bước thành bà, vài ba tháng Ánh Hoa lại rủ bạn bè thân thiết
sang tận Paris mua sắm cho ngang tầm với đẳng cấp của mình. Tất nhiên là
mọi chi phí đã có Lê Văn Tư bao trọn gói.
Để cung phụng cho người đẹp tiêu xài còn hơn cả bà hoàng, tướng Lê
Văn Tư trượt dài trên con đường tha hóa. Ông ta tổ chức lính ma, lính
kiểng, có tên nhưng không có người để lãnh lương của họ, đút túi riêng.
Cho thuộc cấp bán quân trang, quân dụng và nhu yếu phẩm (ăn chặn của
lính) ra ngoài thị trường...
Lê Văn Tư thời đó vơ vét quá đỗi và lộ liễu. Bất cứ việc gì hái ra
tiền là tướng Tư đều lao thân, hăng hái tham gia. Cuối cùng Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu ngày đó đã đành lòng đem Lê Văn Tư ra làm vật tế thần.
Tháng 11/1973, Lê Văn Tư bị cách chức và giáng cấp, ngậm đắng nuốt cay
nhìn vũ nữ Ánh Hoa ca bài từ biệt để ra đi không hẹn ngày trở lại.
1926: | Năm sinh |
1951: | Tốt nghiệp khóa 3 Trần Hưng Đạo, Vő Bị Đŕ Lạt |
1953-1954: | Trung Úy Tiểu Đoŕn Phó TĐ13 VN. |
1954-1955: | Đại Úy Tiểu Đoŕn Trưởng TĐ 9 Sơn Cước. |
09/1955 đến 11/1955: | Thiếu Tá Trưởng Phňng 2 BTTM. |
11/1955 đến 1958: | CHT Trường Quân Báo & Tâm Lý Chiến Cây Mai |
1958-1961: | Trung Tá Trưởng Phňng 2 BTTM. |
1961: | Trung Tá TP2 BTTM kięm CHT Trung Tâm Quân Báo. |
1962-1963: | Đại Tá Trưởng Phňng 2 BTTM. |
1963: | Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội |
1965: | Tư Lệnh Sư Đoŕn 21 Bộ Binh Bạc Lięu |
1966: | Tư Lệnh Biệt Khu 24 Kontum |
1968: | Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoŕng |
18/05/1971: | Tử nạn tại Phong Thuận, Cần Thơ |
Hình chụp của Captain James Van Thạch
Với sự đóng góp bổ túc của gia đěnh Tướng Phước
Nguồn dấu binh lửa
Tướng Hię́u, Một Thięn Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu.com
Trung Tướng VNCH LÊ VĂN NGHIÊM vị tướng kiệt xuất dưới thời đệ nhất cộng hòa NGÔ ĐÌNH DIỆM
Không như thời đệ nhị VNCH cộng hòa của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Dưới thời đệ nhất VNCH cộng hòa của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM có rất ít sĩ quan được phong hàm tướng, thế nhưng với những sĩ quan đã được phong tướng thì thường rất giỏi và có rất nhiều kinh nghiệm trận mạc.
Nổi bật trong số đó có thể kể đến Trung Tướng VNCH Lê Văn Nghiêm, với những trận đánh lừng lẫy một thời, và những chức vụ mà ông từng kiêm nhiệm dưới chế độ VNCH là mơ ước của rất nhiều sĩ quan. chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vị Tướng Lĩnh VNCH này nhé.
Tiểu Sử Tướng VNCH Nguyễn Văn Minh - Răm Rắp Nghe Lời Thầy Bói Cả Việc Quân Khiến Cấp Dưới Cười Chê
Nhớ về một chiến sĩ tài hoa: Trung Tướng Nguyễn Văn Minh
Sau những ngày nghỉ phép mãn khóa 13 Thủ
Đức, một chuẩn úy, từ Sài Gòn đi xe đò về tỉnh lỵ Bạc Liêu trình diện Bộ
Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, đầu tháng 1 năm 1963. Ngày xa xưa ấy, nay
đã qua hơn 43 năm.
Sư Đoàn 21 Bộ Binh có 3 trung đoàn cơ hữu:
31, 32, 33. Tôi may mắn được thuyên chuyển về Trung Đoàn 33, Bộ Chỉ Huy
đang đóng ở thành lính Gạt (Garde – Vietnam Sud), phía sau Tòa Hành
Chánh và khám lớn Châu Đốc. Thật là hạnh phúc, cơ hội bằng vàng, tôi
được về lại nơi sinh trưởng và nơi đi dạy học đầu tiên của mình đúng vào
những ngày giáp Tết Nguyên Đán.
Trong nhóm 13 sĩ quan mới ra trường về
trình diện Trung Đoàn 33, con số 13 lại đeo đuổi, không phải là con số
xui xẻo mà con số hên cho cá nhân tôi. Chúng tôi, gồm có 3 khóa: 13 Thủ
Đức, 16 Đà Lạt và 3 Nha Trang. Khóa 16 Đà Lạt, sĩ quan hiện dịch đeo lon
thiếu úy, khóa 13 Thủ Đức quy tụ hầu hết là những thanh niên vào hạng
tuổi tổng động viên, ra trường với cấp bậc chuẩn úy trừ bị và khóa 3 Nha
Trang ra trường cũng cấp chuẩn úy, nhưng ngạch Hiện Dịch (gồm những hạ
sĩ quan ưu tú được tuyển chọn học khóa sĩ quan đặc biệt này). Cả 3 khóa
đều được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm đặt tên là Khóa Ấp Chiến Lược và
đích thân tổng thống đến chủ tọa lễ mãn khóa liên tiếp từ giữa tháng 12
đến ngày 28 tháng 12 năm 1962 là lễ tốt nghiệp của khóa 13 Thủ Đức,
thời Đại Tá Lam Sơn Phan Đình Thứ giữ chức chỉ huy trưởng; Trung Tá Vĩnh
Lộc, chỉ huy phó; Thiếu Tá Đồng Văn Khuyên, giám đốc huấn luyện (?).
Sau 3 vị này đều là tướng lãnh mà mọi quân nhân hình như đều nghe tên
biết tiếng.
Trong cái rủi lại có cái may, như chuyện
tái ông mất ngựa, khi trình diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BB, mất hơn 1
tuần mới biết mình về trung đoàn nào và còn đợi xe của đơn vị đi công
tác đến đón. Nhân cơ hội chờ đợi, tôi cùng vài anh em, chiều thường thả
bộ “bát phố” của cái xứ “dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu.” Cơ may,
tôi gặp lại vài cô nữ sinh của trường Trung Tiểu Học Phước Kiến ở số 266
đại lộ Khổng Tử-Chợ Lớn mà tôi có dịp làm giám học về các môn dạy Việt
Ngữ, nơi mà nhiều sĩ quan cấp tá chết và bị thương do phi cơ trực thăng
phe ta bắn nhằm phe mình trong vụ VC tổng tấn công Tết Mậu Thân, năm
1968.
Cùng đánh vũ cầu với các em nữ sinh gốc
người Hoa đã từng học với tôi ở trường Phước Kiến, mãi lo chạy theo một
đường cầu, chẳng may, bị sụp ổ gà, cổ bàn chân trái bị trẹo gân và sau
đó sưng phù. Cái bàn chân trái bị phù, không mang giày được, dù mặc quân
phục số 2, thắt cà vạt đen và đội cát-két nghiêm túc lại kéo lê đôi
dép, không giống ai khi trình diện Đại Tá Tư Lệnh Bùi Hữu Nhơn. Lúc về
trình diện Thiếu Tá Trung Đoàn Trưởng Nguyễn Văn Thanh cũng mặc quân
phục vàng số 2 mà đi dép, chẳng giống con giáp nào. Có lẽ vì lý do đó,
tôi được giữ lại đại đội trọng pháo của trung đoàn và mấy tháng sau lại
nắm chức vụ trưởng Ban 5 của trung đoàn (sau này, gọi là Phụ Tá Chiến
Tranh Chính Trị Trung Đoàn), còn 12 sĩ quan khác được chia đều mỗi tiểu
đoàn 4 người.
Ngay chiều ngày trình diện và nhận nhiệm
vụ tại Trung Đoàn 33 đang đóng quân ở Châu Đốc cũng là dịp đầu tiên tôi
được gặp trung tá tỉnh trưởng An Giang, Nguyễn Văn Minh, tuổi đời rất
trẻ mới trên tam thập nhi lập. Trung tá tỉnh trưởng đến thăm Bộ Chỉ Huy
Trung Đoàn 33, đơn vị này mới di chuyển về Châu Đốc và cũng cận ngày Tết
Nguyên Đán năm 1963. Lý do Trung Đoàn 33 BB về Châu Đốc (lúc bấy giờ
tỉnh Châu Đốc bị sáp nhập vào tỉnh Long Xuyên, thành tỉnh mới An Giang)
vì trước đó chừng 1 tuần, nhà máy điện của thị xã Châu Đốc bị đặc công
CS đặt chất nổ phá hủy.
Trung Tá Nguyễn Văn Minh, vóc dáng trung
bình, nghĩa là không cao lắm, không mập, không ốm, có làn da trắng khỏe
mạnh, chân mày dày rậm, mũi cao, đôi mắt rất sáng có nhiều “power” khi
nhìn người khác. Ông nói mau, nhỏ tiếng và rất bặt thiệp với tất cả mọi
người, đặc biệt với cấp dưới, ông rất vui vẻ bắt tay, làm thân, hỏi thăm
chuyện này chuyện nọ cởi mở và thoải mái. Cái tính chất nhạy bén, mềm
mỏng, khéo léo và chinh tâm vi thượng sách từ cấp nhỏ, đàn em đến thượng
cấp của Trung Tá Nguyễn Văn Minh trước sau như một.
Từ ngày tôi biết lần đầu khi ông còn là
trung tá cho đến khi ông là tướng 3 sao tư lệnh Quân Đoàn 3 & Quân
Khu 3 kiêm đại biểu chính phủ miền Đông, cung cách giao tế của ông không
thay đổi. Những tháng ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng
Nguyễn Văn Minh được bổ nhiệm trở lại chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm
tổng trấn Sài Gòn-Gia Định thay thế Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang và đô đốc
trở về giữ chức tư lệnh Hải Quân.
Phong cách của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh
đối với mọi người vẫn như xưa, nhưng thời điểm dầu sôi lửa bỏng này,
những ngày cuối cùng của miền Nam Việt Nam, ông ít nói hơn trước và
gương mặt luôn đăm chiêu suy nghĩ. Lúc bấy giờ tôi là thiếu tá trưởng
phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Đô nên có nhiều dịp họp tham mưu, gần
gũi ông thường xuyên hơn.
Ăn xong cái Tết Nguyên Đán năm 1963 tại
Châu Đốc, Trung Đoàn 33 BB được lệnh di chuyển Bộ Chỉ Huy về thị xã Long
Xuyên, đóng trong một căn cứ, cạnh cầu Hoàng Diệu, ngang hông trường
trung học Thoại Ngọc Hầu, trường trung học lớn nhất của tỉnh An Giang.
Nhiều năm sau, khi BCH Trung Đoàn 33 di chuyển về thị xã Sóc Trăng, khu
quân sự này trở thành Quân Y Viện Long Xuyên cho đến ngày 30 tháng 4,
1975.
Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn ổn định cơ ngơi mới,
trung tá tỉnh trưởng lại đến thăm viếng xã giao trung đoàn trưởng và Bộ
Chỉ Huy, cùng đi với ông có Thiếu Tá Trần Chí Thẩm và Thiếu Tá Nguyễn
Văn Bê là phụ tá đắc lực của trung tá tỉnh trưởng An Giang về Nội An và
chỉ huy các đơn vị Bảo An của tỉnh.
Thiếu tá trung đoàn trưởng 33 trình bày về
3 tiểu đoàn cơ hữu đang hành quân ở 3 tỉnh gần An Giang, trung tá tỉnh
trưởng hỏi trung đoàn cần gì thì ông sẽ giúp và giúp thật tình. Ông còn
mời thiếu tá trung đoàn trưởng và BCH Trung Đoàn đến Tòa Hành Chánh tỉnh
để nghe ông trình bày tỉ mỉ về mọi vấn đề quân sự, an ninh, tình báo,
các khu trù mật, dinh điền của tỉnh… và kế hoạch đào con kinh mới nối
liền với con kinh số 1 ở Quận Tri Tôn (vùng Thất Sơn), vòng qua núi
Tượng, tức là xã Ba Chúc của tỉnh Châu Đốc cũ để nối liền với kinh Vĩnh
Tế (từ tỉnh lỵ Châu Đốc, kinh Vinh Tế được Ngài Thoại Ngọc Hầu chỉ huy
đào cách đây hơn 200 năm trước chạy dài chừng 80 cây số đến địa phận
quận Giang Thành của tỉnh Hà Tiên cũ, một công trình vô cùng vĩ đại của
Triều Nguyễn).
Lúc đầu Bộ Chỉ Huy Hành Quân của trung
đoàn đóng tại đầu con kinh số 1 gần cầu Cây Me, sau Sư Đoàn 21 chỉ thị
đóng ở vùng vòng cung giữa đoạn con kinh mới đào để giữ an ninh cho 2
đoàn dân công luôn luôn có đến trên 500 người, gọi là làm xâu (làm nghĩa
vụ của người dân trong tỉnh phải tham gia công việc chung). Một đoàn từ
bên núi Tượng đào qua và 1 đoàn đào từ hướng Tri Tôn tới, cách chân núi
Tượng cũng không xa. Trung đoàn đóng chốt tại đây khoảng 4 tháng giữ an
ninh cho công cuộc đào kinh to lớn cho đến ngày dứt điểm. Tại nơi đây,
nếu không có 3 tiểu đoàn cơ động của trung đoàn thường xuyên hành quân
xa trong vùng Thất Sơn, vấn đề an ninh cũng sẽ có nhiều rắc rối vì đầu
não VC của Tỉnh Ủy An Giang đóng trong các hang động trên núi Dài, cách
kinh mới đào hơn 5 cây số đường chim bay. Về đêm, VC thường cho các toán
nhỏ ra tấn công quấy phá các đơn vị bảo vệ an ninh cho việc đào kinh
kéo dài cũng khoảng 2 năm rồi.
Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm hướng dẫn một
phái đoàn hùng hậu gồm có đại sứ Mỹ, Anh, Pháp… nhiều tổng bộ trưởng
trong chính phủ cùng đoàn tùy tùng đông đảo đến khánh thành đoạn kinh
đào mới này. Lần đầu tiên, tôi thấy Trung Tá Minh thuyết trình bằng
tiếng Pháp rất gãy gọn, có giọng rất Tây và tiếp theo là BCH Hành Quân
của Trung Đoàn 33 thuyết trình do Đại Úy Lê Thọ Trung, trung đoàn phó,
trình bày việc bảo vệ an ninh của đơn vị. Đại Úy Lê Thọ Trung vốn xuất
thân từ trường Pháp Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, nói tiếng Tây như Tây
chính cống. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa, nơi nào có tổng thống đến lại có
ngoại giao đoàn tháp tùng thường tổng thống chỉ thị thuyết trình bằng
tiếng Pháp để khỏi mất thì giờ thông dịch chuyển ngữ vì lúc bấy giờ các
sĩ quan VNCH và giới chức hành chánh cao cấp lớn tuổi ít có người biết
tiếng Anh giỏi như tiếng Pháp vì tiếng Pháp như là tiếng mẹ đẻ.
Trong vấn đề giao tế, xã giao hàng ngang
hay hàng dọc từ thời năm 1963, Trung Tá Nguyễn Văn Minh luôn chu toàn,
được lòng mọi người. Với con mắt của nhà giáo thường hay chấm điểm, tôi
nói với bạn bè ở Trung Đoàn, tôi cho điểm 10/10 cách giao tế tuyệt vời
tròn trịa của Trung Tá Minh. Một việc làm rất tế nhị và dễ chinh phục
cảm tình với người khác, trong túi của Trung Tá Nguyễn Văn Minh thường
có nhiều tiền lẻ, khi ông gặp em út làm việc dưới quyền, nhất là các cấp
nhỏ, ông vừa hỏi thăm việc này việc nọ vừa móc bóp lấy tiền tặng biếu
cho gọi là tiền nhẩm xà, ca phê hủ tíu. Làm như thế, Trung Tá Nguyễn Văn
Minh đã đắc nhân tâm và chinh tâm vi thượng sách.
Lúc bấy giờ tôi thường nghĩ, nếu chẳng
may, giả sử Trung Tá Minh có bị VC ám sát bằng cách bắn hay ném lựu đạn,
nếu cận vệ thấy chắc sẽ dùng thân mình nhảy ra che chắn hy sinh cứu ông
vì ông luôn đối xử tốt với thuộc cấp. Cái tình cảm của Trung Tá Minh
luôn đối với anh em cấp dưới đúng câu tình huynh đệ chi binh, ít có cấp
chỉ huy nào có được cách đối xử với cấp dưới như ông.
Những quân nhân từng phục vụ thời Đệ Nhất
Cộng Hòa, tôi làm việc ở cấp trung đoàn được biết trong hệ thống Quân Ủy
của đảng Cần Lao có đặt người để báo cáo thẳng với cấp cao không qua hệ
thống quân giai. Vì vậy, mọi sĩ quan phải chú ý, dè chừng những việc
làm của mình, lạm dụng quân xa hay xăng dầu… của đơn vị đều có tai mắt
báo cáo qua hệ thống đảng mà ông đơn vị trưởng không hay biết. Khi có
lệnh trên đưa xuống bảo ông đơn vị trưởng khiển trách hay phạt người vi
phạm, lúc ấy ông đơn vị trưởng mới vỡ lẽ.
Các ông tỉnh trưởng thời Đệ Nhất Cộng Hòa,
người ta thường nghĩ là người nằm trong đảng Cần Lao, nhưng không biết
có hay không. Tuy nhiên, thời đó việc được bổ nhiệm giữ nhiệm vụ như
Tỉnh Tưởng, chắc chắn phải được chế độ tin dùng, cánh tay đắc lực của
chế độ. Khi Đệ Nhất Cộng Hòa bị sụp đổ sau cuộc đảo chánh đẫm máu 1
tháng 11, 1963, nhiều cấp chỉ huy mật thiết với chế độ đều bị thay thế
hoặc bị đưa ra tòa, giải ngũ… Trung tá tỉnh trưởng An Giang Nguyễn Văn
Minh cùng chung số phận với các vị có chức quyền cao của chế độ. Nếu tôi
nhớ không lầm, Trung Tá Nguyễn Văn Minh cũng nằm trong danh sách bị
“thanh trừng,” nghĩa là sẽ bị đưa ra tòa xét xử có thể bị giải ngũ hay
ngồi tù…
Lúc bấy giờ, dư luận đồn ầm lên là Trung
Tá Tỉnh Trưởng An Giang Nguyễn Văn Minh nào nuôi nhiều chim yến quý mua
từ Nhật Bản, bông hoa cây kiểng hiếm quý mua từ nước ngoài, giàu sang…
Người ta đồn đãi 1001 chuyện về một ông trung tá tỉnh trưởng hào hoa,
chịu chơi, khôn khéo, giao tế giỏi, bị đưa ra tòa. Nhưng, khi Trung Đoàn
33 chuẩn bị đưa Bộ Chỉ Huy Hành Quân xuống Cà Mau thì có lệnh của Sư
Đoàn 21, tuân hành chỉ thị của Bộ Tổng Tham Mưu, thay vì Sư Đoàn có 3
Trung Đoàn, nay Sư Đoàn 21 làm thí điểm thành lập 2 Lữ Đoàn. Lữ Đoàn A
do Trung Tá Nguyễn Văn Minh làm lữ đoàn trưởng (Lữ Đoàn A gồm 2 Trung
Đoàn 31 và 32), Lữ Đoàn B, nòng cốt là Trung Đoàn 33 do Trung Tá Nguyễn
Văn Thanh (được thăng cấp sau 1 tháng 11, 1963) trung đoàn trưởng, nay
đươc bổ nhiệm làm lữ đoàn trưởng. Tin này đến với sĩ quan các cấp của
TRĐ 33 thật bất ngờ vì có tin đồn Trung Tá Nguyễn Văn Minh bị nhốt và bị
đưa ra tòa xét xử về tội danh là cán bộ tin cậy, người của chế độ Ngô
Đình Diệm.
Điều này chứng tỏ sự khéo léo giao tế của
Trung Tá Nguyễn Văn Minh đối với cấp trên, cấp dưới đều nhận được sự cảm
tình quý mến của mọi người nên ông được “quới nhơn” che chở, thoát hiểm
trong đường tơ kẽ tóc. Từ chức lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn A chỉ được một
thời gian ngắn, mô hình Sư Đoàn Bộ Binh có 2 Lữ Đoàn cũng được Bộ Tổng
Tham Mưu hủy bỏ.
Từ thời điểm đó, cuộc đời binh nghiệp của
Trung Tá Nguyễn Văn Minh qua bước ngoặt mới, lên hương. Ông được thăng
lên đại tá sau mấy lần có biến động chính trị “chỉnh lý, biểu dương lực
lượng.” Đại Tá Nguyễn Văn Minh có một thời gian ngắn giữ chức tham mưu
trưởng Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật. Sau đó, Đại Tá Minh được bổ
nhiệm nắm chức tư lệnh Sư Đoàn 21 thay thế Thiếu Tướng Cao Hảo Hớn
thuyên chuyển về trung ương. Từ chức vụ của đơn vị này, Đại Tá Nguyễn
Văn Minh thăng hoa lên tướng 1 sao rồi 2 sao và được thuyên chuyển với
chức vụ cao hơn, tư lệnh Quân Đoàn 3 và Quân Khu 3 và sao thứ 3 cũng đến
với ông. Đến ngày 28 tháng 4, 1975, ông lên trực thăng bay ra Hạm Đội 7
để sang Hoa Kỳ tỵ nạn, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh tri bỉ tri kỷ nên
ông hoàn toàn im lặng suốt 31 năm cho đến ngày ông giã từ vũ khí trên
cõi trần này.
Trong QLVNCH có đến 3 trung tướng tên
Minh: Trung Tướng Trần Văn Minh thuộc Lục Quân, xuất thân từ hàng ngũ sĩ
quan Pháp, vóc dáng hơi thấp, nhỏ con một chút, có biệt danh Minh nhỏ,
sau khi quân đội nắm quyền lãnh đạo quốc gia, hình ảnh của ông tướng này
mờ nhạt và được đi làm đại sứ một nước nào đó và chúng ta quên lãng tên
ông. Người thứ hai là Trung Tướng Trần Văn Minh, tư lệnh Không Quân cho
đến 30 tháng 4, 1975, gốc xứ “Bồ Líu” (Bạc Liêu), nước da không trắng
lắm, có người gọi là Minh đen. Thứ ba là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh
thuộc típ “bô trai,” hào hoa thích văn nghệ và biết đàn nữa nên có biệt
danh là Minh Đờn, một tên gọi thân thương của mọi người đối với ông.
Trong QLVNCH còn có thêm 2 ông tướng cũng
tên Minh. Đại Tướng Dương Văn Minh, gọi là Big Minh hay Minh Cồ vì ông
tướng này cao lớn to con hơn nhiều vị tướng lãnh khác. Một ông tướng
thuộc Hải Quân cũng tên Minh mới đeo một sao không lâu lắm trước ngày
chế độ VNCH bị sụp đổ vào Tháng Tư Đen 75, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Tỵ
nạn sang Hoa Kỳ, Đề Đốc Hoàng Cơ Minh thành lập Mặt Trận nhằm phục quốc
bằng quân sự, có tên gọi tắt là Mặt Trận Hoàng Cơ Minh.
Cả 5 ông tướng có tên đẹp là Minh lần lượt ra đi, giới kaki gọi là được thuyên chuyển về “Vùng 5 Chiến Thuật.”
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, có biệt danh
là Minh Đờn, nhận sự vụ lệnh sau cùng về Vùng 5 Chiến Thuật vào mùa Lễ
Tạ Ơn của xứ Cờ Hoa tại thành phố du lịch San Diego ngày Thứ Sáu, 24
tháng 11 năm 2006. Lễ an táng của vị tướng lãnh có thể nói là hào hoa,
dễ cảm mến nhất và giao tế khôn khéo nhất trong hàng tướng lãnh, được cử
hành trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách do các Hội Đoàn Cựu Quân
Nhân ở miền Nam Cali phụ trách. Tướng Minh rất xứng đáng được các Cựu
Chiếu Binh đàn em ngậm ngùi đưa tiễn một cấp chỉ huy tài giỏi, biết
thương mến và thông cảm với anh em cấp dưới, nêu một tấm gương sáng lãnh
đạo chỉ huy tuyệt vời. Lễ an táng được cử hành vào chiều ngày Chủ Nhật,
3 tháng 12 năm 2006 tại nghĩa trang Peek Family đầy cảm động, chúng ta
vô cùng thương tiếc.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có pháp danh Hằng Minh, sanh năm 1928, tính theo tuổi ta, ông mất lúc 79 tuổi.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trước khi vào
quân đội, ông là một công chức, hình như làm việc tại Tòa Đô Chính Sài
Gòn, nhập ngũ khóa 4 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (sau này có tên gọi
là Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam) và tốt nghiệp năm 1951.
Thời vàng son, có quyền có chức, Trung
Tướng Nguyễn Văn Minh luôn có cử chỉ đẹp với đàn em, thuộc cấp của mình.
Trong quân đội, người chiến sĩ cần có lon, có chức, có nhiều huy
chương, tưởng lục. Những chiến sĩ làm việc dưới quyền ông luôn được che
chở, nâng đỡ và trong phạm vi thẩm quyền, Tướng Minh Đờn không tiếc sự
ân thưởng cho những nhân viên dưới quyền có công nhiều hay ít. Ông luôn
tỏ ra một tướng lãnh gentleman hết lòng với cấp dưới . Vì vậy, những
người may mắn làm việc trực tiếp dưới quyền ông đều được ông cất nhắc,
giúp đỡ.
Một đặc tính khác làm cho tôi nhớ mãi. Khi
Tướng Minh Đờn nắm chức tư lệnh Sư Đoàn 21, Bộ chỉ Huy Hành Quân của sư
đoàn đặt tại sân bay tỉnh Chương Thiện, ông chỉ thị sĩ quan báo chí của
SĐ gọi về Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ xin đưa phái đoàn báo chí xuống Chương
Thiện làm phóng sự viết bài. Đích thân ông tướng tư lệnh chiến trường
trình bày diễn tiến cuộc hành quân đang đụng mạnh với VC và đã chiến
thắng trong ngày đầu.
Từ Cần Thơ, tôi xin trực thăng đưa một
phái đoàn báo chi chừng 8 người, trong đó có 3 phóng viên ngoại quốc
đang có mặt ở Cần Thơ. Về phía báo chí VN có phóng viên Việt Tấn Xã, đài
phát thanh Quân Đội, nhật báo Tiền Tuyến, đài phát thanh Cần Thơ và
phóng viên chiến trường Mai Hòa của Quân Đoàn 4. Lúc bấy giờ, tôi làm
Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn 4 phụ trách đưa đón ký giả đi
tham gia các cuộc hành quân, thực hiện tờ bán nguyệt san Chiến Sĩ Miền
Tây và phụ trách chương trình phát thanh Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật
trên đài phát thanh Cần Thơ.
Khi trực thăng vừa đáp xuống phi trường
Chương Thiện, bụi mù chưa tan hết, chiếc xe Jeep có biển đỏ với 1 sao
trắng chạy đến gần sát càng trực thăng, tôi bước xuống trước và thấy
Tướng Minh Đờn, cầm can chỉ huy đến gần, tôi đứng nghiêm chào và ông
Tướng chào lại nghiêm chỉnh, bắt tay vỗ vai tôi, ông hỏi đi như thế này
có khỏe không và hỏi nhanh phái đoàn báo chí có mấy người, rồi ông tướng
lần lượt bắt tay niềm nở từng người và cũng hỏi thăm sức khỏe, xã giao.
Tướng Minh Đờn quay lại tôi bảo: “Em đưa phái đoàn báo chí đi ra chợ
Chương Thiện vào ăn ở nhà hàng, rửa mặt cho mát mẻ, có tỉnh lo mọi thứ.”
Ông tướng đã chỉ thị trước, Tiểu Khu chuẩn
bị cho 3 chiếc xe Jeep, phần tôi, trưởng đoàn, 1 chiếc cùng đi với sĩ
quan báo chí sư đoàn và 1 sĩ quan của tiểu khu, hai xe còn lại chở ký
giả. Mất gần 2 giờ ăn uống và nghỉ ngơi, ông tướng cho mời phái đoàn báo
chí đến phòng hành quân, có đầy đủ sĩ quan tham mưu của ông hiện diện.
Thay vì, như nhiều ông tướng khác để cho Phòng 2, Phòng 3 trình bày,
chính ông tướng đích thân trình bày. Thỉnh thoảng ông hỏi lại sĩ quan
tham mưu liên hệ xác nhận con số hay chi tiết gì đó. Tất cả phái đoàn
báo chí đều khen ông Tướng hào hoa, tài giỏi trình bày rõ ràng, đến 3 ký
giả ngoại quốc cũng tỏ vẻ khen ông giỏi vì trình bày bằng tiếng Việt
xong, ông trình bày lại bằng tiếng Anh rất gãy gọn. Tóm lại mọi phóng
viên đều có cảm tình và nể phục Tướng Minh Đờn về phương diện giao tế và
tế nhị trong lúc tiếp chuyện.
Tôi sực nhớ đến 1 ông tướng cũng 1 sao tư
lệnh SĐ21, đang hành quân ở giữa lòng Rừng U Minh, khi tôi về phục vụ ở
Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ở Sài
Gòn, khoảng năm 71, 72, tôi có hướng dẫn một phái đoàn báo chí có hơn
10 người, phân nửa là ký giả ngoại quốc. Khi phái đoàn báo chí đến lều
làm Trung Tâm Hành Quân, ông tướng chẳng buồn bắt tay tiếp đón nhà báo,
tỏ vẻ hách dịch ra mặt, sau ông tướng này cũng lên 3 sao và có làm tư
lệnh Quân Đoàn 4.
So sánh giữa hai ông tướng tư lệnh Sư Đoàn
21 thời tướng Minh Đờn và ông tướng sau này, chắc chắn tướng Minh Đờn
được báo chí quý mến và viết bài ca tụng, nói tốt đủ thứ cho đơn vị của
ông và chiến thắng của ông trong cuộc hành quân này cũng được đề cao
xứng đáng hơn ông tướng kia. Đây là một bài học căn bản về giao tế và
đắc nhân tâm để chiếm trọn cảm tình của người khác.
Cuộc đời là vô thường, sanh ký tử quy,
nhưng phẩm cách của người này hơn người khác ở chỗ biết người biết ta và
biết xử thế đúng cách có kết quả tốt nhất.
Người viết bài này rất ngưỡng mộ Trung
Tướng Nguyễn Văn Minh từ năm 1963 dù chưa hề được ông tướng ban tặng một
ân huệ nào về lon lá, huy chương hay tiền bạc.
Anh Phương Trần Văn Ngà
Tướng VNCH Mạch Văn Trường - Thừa Nhận Lóa Mắt Vì Tiền Và Lời Tự Thú Viết Trong Lớp Cải Huấn
Người "hùng" Mạch Văn Trường (t.t)
Phần kết: Về miền tây, vùng đồng bằng sông Cửu Long _T/g Nguyễn Văn Dưỡng [Kí sự chiến trường]
Tháng 8 hay 9, năm 1974, tôi không nhớ rõ, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ được bổ nhậm vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh thay thế Chuẩn Tướng Trần Quốc Lịch thuyên chuyển về làm Chánh Thanh Tra Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật. Đại Tá Lê Nguyên Vỹ có cơ hội này là vì Trung Tướng Phạm Quốc Thuần đã thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Minh ở chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật. Tướng Phạm Quốc Thuần trước là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, khi đó ông Lê Nguyên Vỹ là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8. Tôi biết đã đến lúc nên xin trở lại Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, vì từ đó tôi thuyển chuyển ra Sư Đoàn 22 Bộ Binh đầu năm 1969, rồi về Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật và Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Đã hơn 5 năm rồi. Gian truân cũng lắm, hứng đạn pháo cũng nhiều. Tôi xin trở về Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu và được chấp thuận.
Đến cuối năm 1974, Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu nhận thấy tình hình bất ổn càng ngày càng trầm trọng từ sau ngày ‘’Hiệp ước Đình Chiến Paris tháng Giêng 1973’’, được thi hành mà hầu hết các điều khoản đều cho thấy rõ rệt thực chất của một bản hiệp…đầu hàng này của Nixon và Kissinger trước cộng sản Bắc Việt mà hầu hết các nhà chính trị hiểu biết thế giới đều gọi như vậy…nên Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đánh giặc một mình theo lối nhà nghèo như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói. Tình trạng càng ngày càng nguy cấp thêm và người chiến sĩ miền Nam đã xả thân đánh giặc với vũ khí, chiến cụ, trang bị cũ kỹ và số đạn dược quá ít oi còn lại…ở tất cả các Binh Chủng Hải, Lục, Không Quân trong các Vùng Chiến Thuật. Đại lược, với hiệp ước đầu hàng này, Hoa Kỳ không phải ‘’rút ra khỏi Nam Việt Nam trong danh dự’’ mà mà ngược lại vì…khi ký hiệp ước trên Kissinger biết mình đã chịu thua Lê đức Thọ của Bắc Việt rồi. Theo đó thì Hoa Kỳ phải rút toàn bộ quân tác chiến ra khỏi Nam Việt Nam trong những ngày giờ ấn định, kể cả toàn bộ cố vấn trong mọi cơ quan và đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chỉ để lại một số chuyên viên kỹ thuật và nhân viên Tòa Đại Sứ và các Lãnh Sự Quán. Bộ Tư Lệnh Viên Trợ MACV to lớn giải thể, gom lại thành một tổ chức nhỏ gọi là D.A.O., hay DAO (Defense Attaché Office hay là Phòng Tùy Biên Quốc Phòng, do một Tướng hai sao Hoa Kỳ chỉ huy phụ trách liên lạc và yểm trợ Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa).
Ở các Vùng Chiến Thuật các tổ chức viện trợ và yểm trợ quân sự lớn trong hệ thống của MACV như FRAC, SRAC, TRAC và DRAC (First Regional Assistance Commmand, Second Regional Assistance Command, Third Regional Assistance Command & Delta Regional Assistance Command, Hoa Kỳ gọi Vùng 4 Chiến Thuật là Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long) cũng giải thể. Mọi hoạt động yểm trợ cũng gom về Tòa Lãnh Sự ở thủ phủ của các Vùng Chiến Thuật.
Toàn thể đạo quân rất lớn của cộng sản Bắc Việt từ trước đánh phá trong lãnh thổ miền Nam vẫn được Nixon-Kissinger chịu để cho trú đóng các vùng chúng chiếm được ở miền Nam, dĩ nhiên kể cả lãnh thổ Lào và Kampuchia…Chính thức, Hoa Kỳ ước tính cố ý hạn chế đến mức thấp vừa phải để ép buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của Nam Việt Nam chấp nhận ký hiệp ước là chừng 150.000 quân tác chiến cộng sản Bắc Việt ở lại miền Nam. Nhưng trên thực tế phải trên 250.000 người vì những đơn vị tác chiến, hậu cần và công binh ở Lào, Miên đang hoạt động ráo riết trên đường mòn Hồ chí Minh, lúc đó đã trở thành Đại Lộ Sullivan (xin xem ‘’The Tragedy of the Vietnam War’’ để biết rõ chi tiết về các việc đề cập trên và chi tiết về Chiến Tranh Việt Nam trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội trước, trong và sau khi chiến tranh kết thúc). Với hiệp ước đó, Không Lực Hoa Kỳ đã chấm dứt mọi hoạt động trên hệ thống tiếp vận khổng lồ này, kể cả không thám, không kích bằng các loại bom CBU hay B-52. Do đó, chẳng những cộng sản Bắc Việt tu bổ rộng lớn Đường Trường Sơn Tây bên kia dãy Trường Sơn trong lãnh thổ Lào và Miên, mà chúng còn mở thêm con đường mới bằng cách mở rộng Quốc Lộ 14 từ phía Tây Cam Lộ, Quảng Trị vào tận Đôn Luân, Tỉnh Phước Long…sau khi chúng đã đánh chiếm xong tỉnh này trong tháng 1.1974. Chúng gọi con đường mới kiến thiết này là Đường Trường Sơn Đông. Trong khi chúng sử dụng hàng nghìn chuyến xe Molotova đêm ngày vận chuyển tự do trên Đường Trường Sơn Tây đưa hàng nghìn tấn vũ khí, quân dụng và đạn dược vào miền Nam để chuẩn bị một chiến dịch lớn nhất ‘’giải phóng’’ toàn bộ miền Nam thì Đường Trường Sơn Đông sau này dẫn đến trận chiến Ban Mê Thuột, từ đó…Tổng Thống Thiệu quyết định bỏ Cao Nguyên miền Trung mà gây thảm họa cho miền Nam sớm hơn là bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam dự phóng. Nhưng thảm họa sẽ không thể có nếu Hoa Kỳ không thực sự muốn bỏ rơi Nam Việt Nam mà với các điều khoản khác trong Hiệp Ước Paris tháng Giêng, 1973 cũng nói rõ ràng. Đó là các điều khoản Hoa Kỳ phải thu vét lại hệ thống mìn phong tỏa Cảng Hải Phòng mà Hải Quân Hoa Kỳ đã thiết lập phong tỏa Cảng này trong cuối năm 1972, theo lệnh Tổng Thống Nixon…cùng một lúc với lệnh không tập dữ dội…Bắc Việt, bất kể Hà Nội, Hải Phòng và các tuyến đường xe lửa vận chuyển vũ khí, thiết bị chiến tranh nặng, của Trung Cộng tiếp tế cho quân cộng sản Bắc Việt từ biên giới Trung Quốc vào Yên Bái và Việt Trì…để trả đũa chiến dịch mùa Hè năm 1972 của cộng sản Bắc Việt tấn công miền Nam.
Điều khoản giải tỏa Vịnh Bắc Việt và Cảng Hải Phòng có nghĩa là chấp thuận để cho cộng sản Bắc Việt tái tiếp nhận hàng trăm tấn trang thiết bị chiến tranh…tank, đại bác, các loại vũ khí tối tân nhất và đạn dược Liên Xô, do hai hạm đội gồm 150 chiếc tàu vận tải loại lớn từ hai Quân Cảng Odessy và Vladivostok thay phiên nhau cập bến cảng Hải Phòng hàng ngày…cũng như điều khoản ‘’không được tái tấn công quân sự vào Bắc Việt, Lào và Kampuchia bằng bộ binh, không quân hay hải quân’’…nên hai tuyến xe lửa từ Trung Quốc sang Hà Nội càng hoạt động liên tục hơn, không còn hạn chế tiếp vận thiết bị chiến tranh của cộng sản Trung Quốc cho Bắc Việt. cộng sản Bắc Việt tái tiếp nhận hàng trăm tấn vũ khí đạn dược tiếp viện từ kẻ thù phương Bắc. Cùng với việc tổng động viên thanh niên từ 16 tuổi trở lên và với khối thiết bị chiến tranh khổng lồ nhận được liên tục, quân đội nhân dân cộng sản Bắc Việt trở thành một quân đội mạnh vào hàng thứ tư thế giới, chỉ sau hai nước cộng sản quan-thầy nói trên và Hoa Kỳ. Trong khi đó thì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ…được một điều khoản khác của Hiệp Ước đó cho phép thay thế ‘’một đổi một’’, nghĩa là Hoa Kỳ sẽ thay thế một một chiến xa, một khẩu đại bác hay các loại súng khác hư không xài được…bằng một chiếc hay một khẩu khác. Cho nên tại chiến trường chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chịu đựng trăm bề…bất lợi, thua thiệt. Đạn đại bác lúc trước bắn không hạn chế, sau Hiệp Ước Paris-1973, một khẩu đại bác 155 ly hay 105 ly chỉ được phép bắn 3 quả đạn mỗi ngày và sau cùng chỉ 1 quả mỗi ngày…Còn quân cộng sản Bắc Việt thì sao ? Chúng xài thả ga…vì các quan thầy của chúng cho phép mà. Thêm nữa, và quan trọng hơn là Viện Trợ Quân Sự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị Hoa Kỳ cắt giảm quá mức so với các năm trước. Chiến tranh sau hiệp ước đầu hàng của Hoa Kỳ này càng gia tăng dữ dội hơn ở Nam Việt Nam. Chúng sử dụng vũ khí tối tân hơn, đại dược nhiều hơn và chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh nhiều hơn…nhất là ở vùng hỏa tuyến và dọc theo biên giới Việt Nam với Lào, Miên.
Trước hoàn cành đó, nhất là sau khi quân cộng sản Bắc Việt chiếm được Tỉnh Phước Long trong tháng 1.1.1974, vi phạm trầm trọng Hiệp Ước Paris-1.1973 và Hoa Kỳ làm ngơ, mặc dù chính phủ Ford đề nghị Quốc Hội Hoa Kỳ cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngân khoản viện trợ đặc biệt 300 triệu Mỹ Kim cũng bị…từ chối sau cả năm bàn cãi. Các tháng cuối của năm 1974 cộng sản Bắc Việt định cắt đôi Nam Việt Nam ở phía Nam Đà Nẵng với việc đánh chiếm các Quận Nông Sơn, Đức Dục và Thường Đức, Tỉnh Quảng Nam, và định tiến ra đánh chiếm Hội An thì bị chận đứng ở phía Tây Quận Đại Lộc. Sư Đoàn Nhẩy Dù của Tướng Lê Quang Lưỡng được Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I và Vùng 1 Chiến Thuật rút từ Quảng Trị vào đã đánh nhau dữ dội với các sư đoàn 304 và 308 cộng sản Bắc Việt ở vùng núi phía Bắc Thường Đức, nhất là ở vùng đồi 1062, từ tháng 8 đến tháng 12, năm 1974, mà Washington tiếp tục làm ngơ. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ của ông biết rõ hơn Hoa Kỳ đã bỏ rơi miền Nam. Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng đã nhiều lần báo cáo những âm mưu chiến lược của cộng sản Bắc Việt là sẽ có trận Tổng Công Kích của quân cộng sản Việt Nam trong mùa Xuân năm 1975…Hai sĩ quan cấp bậc Đại Tá được Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, Trưởng Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu đưa đến Quân Đoàn I và Vùng 1 Chiến Thuật và Quân Đoàn II và Vùng 2 Chiến Thuật đặt cạnh Phòng 2 Bộ Tư Lệnh của các vùng chiến thuật này, để làm sĩ quan liên lạc. Riêng tôi, lúc ấy đang biệt phái cho một đoàn tình báo thuộc Đơn Vị 101, được đưa làm sĩ quan liên lạc của Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu cạnh Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật. Nhiệm vụ của các sĩ quan liên lạc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu là giúp theo dõi và chuyển tin tức chiến sự, địch tình, từ vùng này sang vùng khác, từ địa phương về trung ương và ngược lại.
Lúc đó, Tướng Lê Văn Hưng đã được Tướng Nguyễn Khoa Nam đưa về làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật. Trước đó, Tướng Hưng khi đang làm Phụ Tá Hành Quân cho Tướng Nguyễn Văn Minh ở Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật khoảng tháng 7 hay 8.1972, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được bổ nhậm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật (thay thế Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ra Đà Nẵng nắm quyền Tư Lệnh Quân Đoàn I và Vùng 1 Chiến Thuật thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm để mở cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị sau trận Mùa Hè năm đó) đã đề nghị đưa ông về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Khi Tướng Nguyễn Khoa Nam về thế Tướng Nghi, đưa Tướng Hưng lên Cần Thơ làm Tư Lệnh Phó, trở thành nhân vật quân sự thứ nhì ở miền Tây, tức là cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trong âm thầm tôi biết rằng Tướng Hưng được hai Tướng Nghi và Nam hiểu tài, quý trọng, nhưng chiến dịch bôi biếm ông ta trước đó, đã được đưa trình đến những cấp lãnh đạo cao hơn cấp tư lệnh quân đoàn và vùng chiến thuật từ lâu rồi….
Khi đến Cần Thơ sau khi gặp Trưởng Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Vùng 4 Chiến Thuật tôi đến Văn Phòng Tư Lệnh Phó, trình diện Tướng Hưng. Ông bắt tay mừng rỡ và hỏi tôi xuống Cần Thơ làm gì…Tôi nói nhiệm vụ mới của tôi. Ông hỏi tôi…ở đâu ? Tôi trả lời: ‘’Xin nhờ anh lo cho…’’ Ông nói: ‘’Đến ở nhà tôi.’’ Tôi chỉ có cái rương sắt màu xanh từ thuở học trò, đựng mấy bộ quân phục, thường phục và mấy quyển sách, thêm một cặp vợt tennis. Từ cuối năm 1974, tôi ở trong tư dinh của Tướng Hưng, Chị Hoàng phu nhân của Hưng lại…đãi cơm cho tôi hằng ngày. Trên bàn cơm chỉ có hai vợ chồng ông và tôi. Việc làm không có gì, sáng chiều vào Phòng 2 gọi hotline về Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hỏi tin tức quan trọng ở các vùng chiến thuật khác trình Tướng Hưng. Chiến sự có gia tăng ở khắp nơi, nhưng nhiệm vụ của tôi chỉ có vậy. Khi nào cần thiết lắm và nếu Tướng Hưng muốn biết những tin tức quan trọng ban đêm, tôi dùng hotline trong phòng hành quân ở tư dinh Tướng Hưng hỏi Sài Gòn. Miền Tây tình hình yên ả hơn, nên tôi vẫn có thì giờ đánh tennis đôi ba buổi chiều trong tuần. Ngày Chúa Nhật thường xoa mạt chược ở nhà ông Chánh Án Đỗ Nam Kỳ, mà tôi quen biết được ở sân Tennis Ngọc Lợi. Ông Chánh Án Cần Thơ người Bắc nhưng tên…Nam. Những ngày như vậy, không ăn cơm, thì nhờ Trung Úy Tùng hoặc Trung Úy Anh, các Sĩ Quan Tùy Viên của Tướng Hưng, thưa lại với chị Hoàng. Ông bà Hưng có hai con, một trai chừng 6 tuổi và một gái 2 tuổi, bà ngoại các bé lo chăm sóc, phụ với Chị Hoàng.
Ông Hưng để tôi hoàn toàn tự do. Ăn, ở, hay đi chơi đâu đó mặc ý, không bao giờ hỏi. Khi nào buổi chiều ăn cơm ở…nhà, trời sập tối sau khi cơm nước xong, ông và tôi thường ra trước nhà, ngồi nhìn qua bên kia đường là một công viên trống trơn hình tam giác khá dài, mũi nhọn hướng về ‘’bến bắc’’ Cần Thơ. Những buổi đó thường nói chuyện chiến sự…lẫn tình người. Những câu hỏi và câu trả lời đều ngắn gọn như lối đối thoại giữa ông và tôi. Nhưng mỗi câu đều có ý nghĩa nào đó, mang nhiều suy tư vì thường không có những giải đáp rõ ràng. Thí dụ như, hỏi: ‘’Sao tụi nó đánh Thường Đức, Đại Lộc ? Định cắt đôi miền Nam, cô lập Đà Nẵng hả ?’’ Trả lời: ‘’Không! Không hẳn! Nếu nó chiếm Hội An, mình sẽ mất Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị. Nếu Mỹ nín…tụi nó đánh bứt luôn Quốc Lộ 19.’’ Hỏi: ‘’Rồi sao ?..’’ Trả lời: ‘’Đánh hết phía Bắc Nha Trang, đưa chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam vào lãnh thổ chiếm được, lập…nước…trái độn trung lập.’’ Tiếp: ‘’Nhưng Tướng Lưỡng đánh tụi nó lui rồi…’’ Trả lời: ‘’Thì thôi. Mai mốt đánh nữa! Nhưng không có ông Trưởng, ông Lưỡng đánh giỏi, mình mất miền Trung thì…đỡ cho miền Nam hơn!’’ Câu hỏi cuối: ‘’Sao vậy ?…Không có câu trả lời…Than: ‘’Mình không thiếu người tài, anh hùng!’’
Tướng Hưng nói câu này tất nhiên là ông thừa nhận tài dùng binh của Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I và Vùng 1 Chiến Thuật và Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù, đã cứu nguy cho ông và giúp ông giữ An Lộc. Nhưng ông có biết ông cũng là một trong những người tài, anh hùng đó không ?
left align image
Cũng tại Tư Dinh Tướng Hưng, một buổi tối tôi gặp lại Đại Tá Mạch văn Trường. Tướng Hưng mời ông Mạch Văn Trường ăn cơm tối, mừng ông này vừa được bổ nhậm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Từ khi xuống Cần Thơ, tôi được biết nhiều hơn về ông này vì…‘’tiếng tốt đồn xa…tiếng xấu…đồn xa.’’
Người ta nói rằng Đại Tá Mạch Văn Trường, khi làm Tỉnh Trưởng Long Khánh, bị Giám Sát Viện điều tra về tội tham nhũng và hối mại quyền thế, với đề nghị ngưng chức, phạt trọng cấm, cấm chỉ huy trong 5 năm và giáng cấp.
Trong khi chờ đợi ra Tòa Án Quân Sự ông thuyên chuyển về làm Trưởng Phòng Thanh Tra Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Bỗng nhiên, cả Tướng Tá vùng Đồng bằng Sông Cửu Long kinh ngạc vì…lệnh từ Sài Gòn xuống phong cho ông Mạch Văn Trường làm Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, qua mặt hàng chục Đại Tá kỳ cựu, kể cả Đại Tá Nguyễn Văn Kiểm đang là quyền Tư Lệnh Sư Đoàn này và Đại Tá Lâm Chánh Ngôn, Tham Mưu Trưởng, từng là cấp chỉ huy trực tiếp của Mạch Văn Trường.
Người ta cũng nói là ông Mạch Văn Trường đã có…vấn đề với quan thầy cũ, Tướng Nguyễn Văn Minh, lúc đó đã về làm Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô thế cho Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang trở lại làm Tư Lệnh Hải Quân. Ông Mạch Văn Trường đang có các quan thầy mới nắm quyền hạn và vận mệnh quốc gia và quân đội…nên đề nghị của Giám Sát Viện đã bị vất vào sọt rác.
Đêm đó, ở Tư Dinh Tướng Hưng, sau buổi cơm ông Hưng đi nghỉ, ông Mạch Văn Trường ở lại cùng tôi chuyện trò ở cái băng ngồi trước dinh ngó ra công viên mũi tàu, tôi chưa hỏi thì ông Mạch Văn Trường đã nói:
‘’Tôi biết khi ở trường học anh là học trò giỏi nhưng vào quân đội anh trung thực quá nên không tiến xa được. Phải có ông thầy, bà cô.’’ Và ông tự động nói vì sao ông…chinh phục được Tướng Minh lúc trước và các ông…tướng cầm quyền lúc đó. Ông nói trong tử vi, thân và mệnh của ông ‘’không có sao chính, nhưng ba vì sao mang chữ ‘’không’’ đều đắc địa, sách nói là ‘’thân mệnh đồng cung vô chính diện’’ nhưng được cách ‘’đắc tam không’’ và vì vậy nên ông sẽ lên Tướng không bao lâu nữa.
Quả thực chỉ mấy tuần sau ông được phong Tướng. Tôi khen ngợi ông là người có chí lớn và thực hiện được mộng làm Tướng mà lúc trước, khi còn ở Sư Đoàn 5 Bộ Binh, lúc nào ông cũng cầm quyển sách ‘’Học Làm Tướng’’ (không rõ tác giả) trong tay mỗi khi tôi gặp ông.
Tôi tin tưởng rằng nếu chế độ Cộng Hòa miền Nam còn tồn tại, chỉ vài năm sau ông Mạch Văn Trường sẽ thăng đến cấp Tướng hai ba sao hay giữ chức vụ cao trong chính phủ và quân đội, tổng trưởng hay tư lệnh quân đoàn, vùng chiến thuật.
Còn Tướng Hưng và cả Tướng Lưỡng đã bị các sao lớn Tử Vi, Tham Lang và Phá Quân án mất bóng rồi. Các ông đã bị ‘’triệt’’ rồi… Tướng Hưng không biết có biết hay không…nhưng Tướng Lưỡng đã biết. Sau này định cư ở Hoa Kỳ, khi ông còn sinh tiền, tôi hân hạnh được điện đàm nhiều lần với ông, một lần ông nói rõ vì sao lúc đó ông bị bạc đãi và nghi ngờ…tuy vẫn được sử dụng vì chưa…có người thay thế. Các Tướng trẻ lúc đó đang được tín cẩn là các ông Lân, Đảo, Nhựt, Vỹ và Trường.
Thời điểm đó là sau khi quân cộng sản Bắc Việt vừa đánh chiếm Ban Mê Thuột, Tướng Hưng và tôi mấy đêm liền bàn về việc tại sao chúng tấn công Ban Mê Thuột và nghĩ rằng cộng sản Bắc Việt thực hiện chủ trương mà tôi đã trình bày cùng ông lần trước là chúng tấn công suốt dọc Quốc Lộ 19 từ Ban Mê Thuột xuống tận Ninh Hòa ra bờ duyên hải và lập chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam thành một quốc gia trái độn từ phía Bắc Nha Trang trở ra đến Bến Hải. Nhưng…không phải.
Có thể là chúng làm chưa xong con đường Trường Sơn Đông vì bị nghẽn ở Quận Đức Lập, Tỉnh Quảng Đức, làm trở ngại cho việc việc chuyển quân từ Khe Sanh vào Phước Long và Lộc Ninh là vùng tập trung gần nhất để đánh thẳng vào Sài Gòn…vì vậy chúng tấn công Ban Mê Thuột, chiếm Tỉnh Quảng Đức như đã chiếm Tỉnh Phước Long đầu năm 1974 theo như ước tính của Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II và Vùng 2 Chiến Thuật. Tình hình tiến triển quá nhanh làm cho tất cả mọi người ngạc nhiên và bỡ ngỡ, vì những quyết định của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, kể cả cộng sản Bắc Việt…vì chúng dự trù sẽ giải phóng…được miền Nam ít nhất là đến năm 1977, kể cả Hoa Kỳ…vì hình như chưa đủ thời điểm…Kissinger dự trù mất miền Nam mà Hoa Kỳ không mang tiếng phản bội bỏ rơi miền Nam mà sau này một sĩ quan CIA từng làm việc ở Sài Gòn, Frank Snepp, gọi là ‘’decent interval’’, khoảng cách thích nghi. Gom lại là chuyện Tổng Thống Thiệu ra lệnh bỏ Vùng 2 Chiến Thuật và Vùng 1 Chiến Thuật. Thôi thì về các quyết định này và hậu quả ra sao ai cũng biết rồi, tưởng không nên nhắc lại ở đây.
Từ ngày 20 tháng 4.1975, Tướng Hưng muốn cho tôi về Sài Gòn tìm hiểu thực rõ ràng tình hình chính trị và quân sự sau khi Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Hành Quân Quân Đoàn III và Vùng 3 Chiến Thuật và Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân Việt Nam bị… mất tích ở Sân Bay Ninh Thuận và Tướng Lê Minh Đảo đang đánh nhau dữ dội và chận đứng quân cộng sản Bắc Việt ở Long Khánh.
Nhưng đường bộ bị cả mấy sư đoàn của cộng sản Bắc Việt thuộc cánh quân 232 của Lê đức Anh mới thành lập cắt đứt ở vùng Tân Trụ, Tỉnh Long An, từ mấy tuần trước, nên không về được. Sư Đoàn 7 Bộ Binh không thể giải tỏa được. Chờ cả tuần liền. Cuối cùng, đêm 27.4.1975, sau buổi cơm tối, Tướng Hưng cùng tôi ngồi trước nhà nói chuyện…
Sài Gòn đã thay chủ, từ tay Tổng Thống Thiệu sang Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và nghe đâu sẽ chuyển sang tay Đại Tướng Dương Văn Minh…Ông nói ngày hôm sau, sau khi đi thăm mấy đơn vị trở về, ông sẽ cho trực thăng chỉ huy của ông đưa tôi về Sài Gòn. Ngay lúc đó ông chỉ thị Trung Úy Tùng, Sĩ Quan Tùy Viên, mang ra hai khẩu tiểu liên Tiệp Khắc do một đơn vị trưởng biếu ông ở chiến trường An Lộc. Loại súng này khi xếp lại nhỏ như khẩu súng lục, băng đạn 79 viên, bắn từng loạt hay từng phát cũng được. Ông chỉ vào một trong hai cây tiểu liên đó và nói: ‘’Tặng Dưỡng một cây, nếu tụi việt cộng hôm nào xuất hiện ở công viên trước nhà, tràn vào, nhớ bắn cho đến viên đạn cuối cùng. Còn tôi, tôi sẽ chừa lại…bốn viên…’’ Tôi hiểu ngay và cướp lời ông: ‘’Không! Anh chỉ…có quyền chừa lại…một viên thôi…’’ Im lặng. Không biết ông Trung Úy Tùng có nghe hay không…
Hôm sau, 28.4.1975 trực thăng của ông chở tôi về Sài Gòn, đáp xuống sân cờ Bộ Tổng Tham Mưu. Khi đó hình như Đại Tướng Dương Văn Minh đang được bàn giao vai trò lãnh đạo…lịch sử về sự sụp đổ miền Nam.
Chỉ mấy ngày sau ngày 30.4.1975, tôi nghe tin Tướng Lê Văn Hưng đã tuẫn tiết. Hình như không phải bằng cây tiểu liên Tiệp Khắc…Nhưng bằng súng gì hay bằng cách nào thì cũng đã thành Thần.
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?216283-T%C6%B0%E1%BB%9Bng-L%C3%AA-V%C4%83n-H%C6%B0ng-v%C3%A0-nh%E1%BB%AFng-s%E1%BB%B1-th%E1%BB%B1c-%E1%BB%9F-chi%E1%BA%BFn-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-An-L%E1%BB%99c-trong-m%C3%B9a-h%C3%A8-1972&p=1309170#post1309170
Trận Ấp Bắc 1963 - Thử Lửa Hỏa Công - Quân Sử VNCH - Chiến Tranh Việt Nam
TRẬN ẤP BẮC – Cái Kết Đắng Cho Quân Lực VNCH Dưới Sự Chỉ Huy Của HUỲNH VĂN CAO, BÙI ĐÌNH ĐẠM
Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích.
Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn cho sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Đối với đồng minh thân thiết nhất của mình, Quân đội VNCH bị nhiều báo cáo của các cố vấn quân sự Hoa Kỳ chỉ trích là một con hổ giấy, một mớ hổ lốn tha hóa và tham nhũng, kém hiệu quả và thiếu tinh thần yêu nước. Một lính thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam thậm chí còn tức giận lên tiếng rằng: “Họ không muốn chiến đấu. Ngoại trừ thiểu số, hầu hết quân lính thuộc Quân đội VNCH đều không có tinh thần chiến đấu. Thậm chí có người bỏ chạy ngay khi xảy ra giao tranh với những nhóm Việt Cộng”.
Những cáo buộc “tiện lợi” này nhanh chóng được cả hai bên cộng sản và Hoa Kỳ lợi dụng. Đối với quân đội Bắc Việt, đây là một cơ hội không thể rõ ràng hơn để hạ thấp tính chính danh của Quân đội VNCH và sự ủng hộ của người dân miền Nam Việt Nam dành cho họ. Đối với Hoa Kỳ, đổ lỗi cho Quân đội VNCH là cách tốt nhất để lý giải một cách ít nhục nhã nhất cho thất bại của họ trong chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến tốn kém nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia sau Thế Chiến II.
Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, ít có tài liệu nào thật sự phân tích rõ các yếu tố khách quan dẫn đến tính kém hiệu quả của Quân đội VNCH, và bài học mà hậu thế có thể học được. Bài viết này hy vọng có thể tóm lược vài vấn đề mà người viết cho là quan trọng.
Tinh thần chiến đấu rệu rã
Đối với nhiều quân nhân của Quân đội VNCH, mối liên hệ giữa họ và
giới lãnh đạo chính trị Sài Gòn không được tốt đẹp cho lắm. Theo họ,
chính quyền Sài Gòn rất kém cỏi và thiếu hiệu quả trong việc quản lý các
nguồn lực quân sự khiến cho quân nhân phải tự lo nghĩ đến các nhu cầu
thiết yếu hằng ngày, và vì vậy bị sao nhãng khi thực thi nhiệm vụ. Quân đội VNCH có truyền thống luôn luôn phàn nàn về chất lượng cuộc sống trong quân ngũ, đặc biệt khi so sánh với quân đội Hoa Kỳ. Điều này được thể hiện khá rõ trong bình luận của đại úy Trâm Bửu, phát ngôn viên cho tướng Nguyễn Việt Thanh và Nguyễn Hữu Hạnh, vào năm 1973:
“Quân đội Hoa Kỳ đang rút khỏi Việt Nam, và chúng ta kỳ vọng quân nhân Việt Nam Cộng hòa phải đảm nhận hoàn toàn vai trò mà Hoa Kỳ để lại. Nhưng hãy nhìn vào chất lượng cuộc sống của quân nhân Hoa Kỳ: họ có mức lương tốt, chế độ dinh dưỡng tốt, được hỗ trợ tốt với các quân trường và nhà ở tốt, họ không phải lo lắng về sự an toàn của gia đình họ khi tham gia chiến dịch , họ có những kỳ nghỉ phép, đôi khi còn được phép về thăm nhà.
Còn hãy nhìn lại các quân nhân Việt Nam Cộng hòa. Chúng tôi không được hỗ trợ, thu nhập thấp, phải sống trong tình trạng thiếu thốn ngay cả khi được cho nghỉ phép. Và chúng tôi phải đối mặt với sự thật là kỳ quân ngũ của mình chưa biết bao giờ sẽ chấm dứt”.
[Có thể tìm đọc trong tài liệu: Memorandum to C. E. Mehlert from Lacy Wright, April 24, 1970, Conversation with Captain Tram Buu, April 23,1973, Can Tho, Vietnam]
Một lập luận có phần… ích kỷ trong chiến tranh, như thể Quân đội VNCH đang đánh thay trận chiến của người Mỹ. Vậy nên không khó để hiểu vì sao Hoa Kỳ khó chịu về cách tiếp cận này. Nhiều người cho rằng Quân đội VNCH đang dành quá nhiều thời gian để phàn nàn về “chất lượng cuộc sống”, không hề quan tâm đến việc chiến đấu chống lại quân cộng sản để bảo vệ sự tồn tại của nhà nước VNCH. Một cựu đại tá quân đội Hoa Kỳ từng phục vụ nhiều năm tại Việt Nam tức giận nói:
“Vấn đề không phải ở chỗ quân nhân VNCH có được ăn no hay ở nhà đẹp hay không, vấn đề ở chỗ là họ có thật sự muốn chiến đấu để bảo vệ miền Nam Việt Nam để mọi người dân của quốc gia này được cơm no áo ấm hay không. Và tôi nghĩ là họ không quan tâm đến chuyện đó”.
Điều này không có nghĩa rằng Quân đội VNCH là một đội quân tệ hại. Các chuyên gia và cố vấn quân sự Hoa Kỳ đều nhận định rằng Quân đội VNCH không chỉ sở hữu khí tài quân sự với chất lượng vượt trội hơn (một bình luận có vẻ khá chủ quan vì Hoa Kỳ là người hỗ trợ hoặc bán những vũ khí này cho chính phủ VNCH), họ cũng có kỹ thuật chiến đấu hiện đại, hiệu quả và ít tốn nhân mạng hơn so với các chiến thuật quân sự cổ điển mà quân đội Bắc Việt hay áp dụng.
Song điều này vẫn không đủ để ngăn Quân đội VNCH trở thành một tập hợp rời rạc, rệu rã và thiếu tinh thần chiến đấu. Phân tích một cách khách quan, đây là hệ quả của các chính sách quân sự và tổ chức thể chế yếu kém cho thời chiến của chính quyền Sài Gòn.
Tỉ lệ đào ngũ cao nhất lịch sử quân sự hiện đại thế giới?
Các sử gia quân sự thường xem tỉ lệ đào ngũ (desertion rate) là một
chỉ số để nhận diện tính kỷ cương, hiệu quả và tinh thần chiến đấu
(morale) của một đội quân. Tại miền Nam Việt Nam, tỉ lệ đào ngũ luôn là
một cơn ác mộng. Theo một báo cáo chính thức của Hoa Kỳ (xem thêm ở tài liệu: RWAF Assessments, 1970, “Assessment of ARW/VNMC Operations, February 1970, Center for Military History, Washington, DC) tỉ lệ đào ngũ của Quân đội VNCH vào năm 1968 lên đến 17,7 người trên 1.000 quân nhân. Nếu đây là con số chính xác, tỉ lệ đào ngũ của quân đội miền Nam Việt Nam có thể xem là cao nhất trong lịch sử quân sự hiện đại thế giới – bao gồm cả các cuộc chiến tranh tàn khốc như Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến.
Để tìm hiểu nguyên do, cũng trong năm 1968, Tổ chức Cố vấn Quân sự Hoa Kỳ thực hiện một khảo sát dành cho quân nhân Quân đội VNCH để tìm hiểu các nhân tố gây ảnh hưởng đến vấn đề đào ngũ (Tìm đọc thêm trong ‘Causes for Quân đội VNCH Desertion’ US Army Advisory Group, October 7, 1968, I1 Corps Tactical Zone, John W. Barnes, Brigadier General, USA Commanding, CMH). Với số phiếu trả lời lớn và áp đảo, các nhóm bộ binh Quân đội VNCH cho rằng có rất nhiều nguyên do, bao gồm việc họ không được tiếp xúc thường xuyên với gia đình, các chiến dịch liên khu kéo dài quá lâu và xa rời khu vực đóng quân thường trực của họ, và đóng góp của họ không được tưởng thưởng xứng đáng, v.v.
Các báo cáo khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (như State Department Briefing Book on Vietnam, 1968) cũng cho thấy các cố vấn quân sự Hoa Kỳ hiểu được thực trạng rằng rất nhiều quân nhân VNCH có gia đình làm nông (số lượng rất đáng kể) thường xuyên bỏ đơn vị để về phụ giúp gia đình, đặc biệt trong mùa thu hoạch. Sau đó họ mới trở lại đơn vị hoặc đôi khi báo danh với đơn vị gần gia đình hơn.
Trong khi đó, pháp luật liên quan đến mô hình quản lý quân ngũ của VNCH quá cứng nhắc, gây phương hại lớn đến hình ảnh của quân đội trong mắt công chúng cũng như tới tinh thần chiến đấu của quân đội. Ví dụ, bắt đầu từ năm 1957, cơ quan chỉ huy Quân đội VNCH và chính quyền Sài Gòn sẽ xếp một cá nhân vào danh sách đào ngũ bất kỳ khi nào người này không có mặt trong các buổi duyệt binh sáng (morning muster). Đây là một biện pháp quản lý quân ngũ khá bất thường, vì ngay cả quân đội Hoa Kỳ cũng chỉ xác định những quân nhân không duyệt binh sáng nằm trong diện “vắng không phép” (absent over leave – AOL / absent without leave – AWOL).
Tháng 7/1970, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ban hành chính sách mới với mục tiêu tách hoàn toàn quân nhân VNCH ra khỏi vùng đóng quân quen thuộc gần với gia đình, bạn bè hay khu vực thành thị. Thậm chí, trong một số trường hợp, đây cũng là nơi các quân nhân tìm được các nguồn thu nhập từ hoạt động làm thêm, v.v. Chính sách kỳ vọng rằng tách rời quân nhân hoàn toàn khỏi gia đình sẽ khiến họ buộc phải ở lại với đơn vị của mình. Tuy nhiên, chính sách này lại có tác dụng ngược, nhiều người thậm chí bỏ trốn, và tỉ lệ đào ngũ chỉ càng tăng cao hơn.
Chính sách quân dịch lạc hậu
Để tham gia một cuộc chiến hiệu quả, một quốc gia cần kiểm soát toàn
diện và chắc chắn đối với nguồn cung nhân lực của mình. Do không thành
công trong việc hạn chế tỉ lệ đào ngũ, chính quyền Sài Gòn chỉ còn cách
vét quân để duy trì quân số mà họ nghĩ là cần thiết để duy trì cuộc
chiến với phe cộng sản. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chính phủ miền Nam
Việt Nam cho thi hành một trong những chính sách quân dịch bắt buộc và
luân chuyển quân vụ lạc hậu nhất thế giới. Tính đến năm 1968, có một trên sáu đàn ông trưởng thành tại miền Nam Việt Nam đang phục vụ trong Quân đội VNCH, với tổng số lượng quân nhân lên đến 700 nghìn người. Để hình dung ra quy mô của cách thức huy động này, chúng ta biết rằng nếu sử dụng chính sách quân dịch tương tự với chính quyền Sài Gòn, Hoa Kỳ có khả năng gửi đến Việt Nam tám triệu quân mỗi năm.
Sau trận Tết Mậu Thân năm 1968, chính sách quân dịch tại miền Nam Việt Nam lại ngày càng gắt gao hơn. Cơ chế hoãn nghĩa vụ quân sự dành cho sinh viên đại học bị sửa đổi, bắt buộc nhiều sinh viên tham gia quân ngũ hơn. Tuổi tuyển quân bị kéo dài ra thành từ 18 đến 33 tuổi. Tuổi xuất ngũ dành cho quân nhân phục vụ trong các vị trí kỹ thuật lên đến 34 tới 45 tuổi. Mọi cựu chiến binh sẽ bị gọi trở lại quân dịch nếu còn trong tuổi phục vụ.
Chính sách mới cũng cấm toàn bộ các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ dựa trên các lý do khác như tôn giáo hay đang tạm trú ở nước ngoài, v.v. Làn sóng phản chiến trong học sinh – sinh viên một phần được làm bùng phát từ cách tiếp cận nói trên của chính quyền Sài Gòn.
Kén chọn thực phẩm
Napoleon từng nói: Quân đội di chuyển bằng bụng. Nhưng có vẻ kể cả
việc này quân đội VNCH cũng thực hiện không tốt như quân đội Bắc Việt và
Mặt trận Giải phóng (Việt Cộng). Trong chiến tranh Việt Nam, các nhóm quân cộng sản lừng danh với khả năng “bám đất mà sống” (living off the land). Với nguồn viện trợ lương thực khó khăn từ miền Bắc, phe cộng sản vẫn có khả năng di chuyển nhanh và sâu vào các khu vực đồi núi, rừng rậm để tránh né các cuộc hành quân của quân đội Hoa Kỳ và VNCH.
Giới quân sự Bắc Việt tiết lộ rằng các cán bộ cộng sản thường vận động được những người dân có cảm tình với cộng sản tại địa phương cho thóc, gạo và lương thực. Trong những trường hợp đặc biệt, vũ lực cũng có thể được sử dụng. Tuy nhiên, do khẩu phần của quân cộng sản thường rất tối giản: chỉ một vắt cơm nắm và muối cho một ngày hành quân, và vì vậy rất khó để phát hiện ra hoạt động xin, thu mua hay cưỡng bức lương thực địa phương của họ.
Ngược lại, thực phẩm luôn là vấn đề với Quân đội VNCH – dù họ chiến đấu ngay trên lãnh thổ của mình. Hầu hết các quân nhân bộ binh VNCH đều không hài lòng với khẩu phần quân đội. Về mặt số lượng, Quân đội VNCH thường xuyên dựa vào nguồn thức ăn chia sẻ từ quân đội Hoa Kỳ nếu cả hai cùng thực hiện chung chiến dịch thông qua hệ thống “bằng hữu” (buddy system), một cơ chế chia sẻ lương thực không chính thức nhưng được quân nhân Hoa Kỳ thực hiện để thể hiện thiện chí và sự đồng lòng vì mục tiêu chung của hai quân đội.
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến dịch một cách độc lập, quân nhân VNCH cũng thường từ chối dùng khẩu phần chiến dịch (operational ration) và ưa thích khẩu phần loại A hơn, một loại khẩu phần cho phép các nhóm quân mua thịt và rau tươi từ các cửa hàng địa phương để nấu ăn. Việc này đi kèm với các rủi ro an ninh, có thể làm lộ thông tin hành quân và vị trí đóng quân, song cố vấn quân sự Hoa Kỳ vẫn buộc phải cho phép hoạt động này diễn ra.
Một quan chức thuộc Quân đội VNCH diễn giải rằng chế độ dinh dưỡng hằng ngày rất quan trọng đối với người Việt Nam, rằng họ đã quen với những món ăn truyền thống giàu dinh dưỡng và rau xanh. Họ muốn phát bệnh với việc bị ép phải dùng thịt và đậu hộp nhập khẩu từ Mỹ.
Không chỉ vậy, tình trạng tham ô, tham nhũng trong hoạt động phân bổ lương thực quân đội cũng khiến cho tinh thần chiến đấu tồi tệ hơn. Một trong những ví dụ cho vấn đề này là các khẩu phần tài trợ mà Hoa Kỳ dành cho quân đội VNCH ít khi đến tay quân nhân.
***
Với tất cả sự tôn trọng, vẫn khó có thể cho rằng Quân đội Việt Nam
Cộng hòa và giới cầm quyền tại Sài Gòn đã hoàn thành tốt trách nhiệm
quản lý và chiến đấu của mình. Tham nhũng, thiếu vắng lý tưởng và niềm
tin, cũng như các sai lầm chính sách khiến cho họ trở thành một tập hợp
rệu rã ngay sau khi quân đội Hoa Kỳ rời Việt Nam. Dù đó là định mệnh hay
bị Hoa Kỳ phản bội, nó cũng là một bài học đắt giá cho hậu thế.
Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến - Thủy Thần Mũ Xanh - Quân Sử VNCH Chiến Tranh Việt Nam
Nhận xét
Đăng nhận xét