LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 28

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)





Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc


NGUYỄN – MINH – THANH
https://i1.wp.com/hon-viet.co.uk/TuongHuynhVanLac.JPG
Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc (Cựu Tư – Lệnh Sư Đoàn 9 BB từ 1973 – 1975)
 Tướng Huỳnh – Văn – Lạc, trước khi về làm Tư – Lệnh Sư – Đoàn 9/BB, vùng đồng bằng sông Cửu – Long,trách nhiệm các tỉnh : Châu -đốc, An – giang, Kiến – phong, Sa – đéc… Ông là Tham – Mưu -Trưởng của Quân – Đoàn IV & Quân – Khu IV. Tướng Huỳnh -Văn – Lạc người Mằng- Lăng, quận Tuy – An, tỉnh Phú – Yên, nghe nói ông là người Tu – Xuất (?) từ Nhà -Dòng, Tôi rất hân hạnh có thời gian dài làm việc dưới quyền Ông, tuy không trực tiếp. Vì tôi ở cấp Tiểu đoàn, qua Trung đoàn, rồi mới tới Sư đoàn. Nhưng thói thường, người cấp dưới hay nhìn và tìm hiểu người cấp trên. Tôi, cũng vậy. Theo chỗ tôi biết , Tướng Huỳnh – Văn – Lạc hiền lành và không hề tai tiếng về những chuyện lem nhem … Lúc còn làm Tư Lệnh Sư Đoàn Ông rất quan tâm đên đời sống anh em và gia đình binh sĩ. Nghe nói có lần Ông ra đơn vị hành quân, thấy anh em binh sĩ có một số ăn mặc thiếu thốn, Ông đã ta thán: ” Thiệt là không có quân đội nào nghèo khổ như quân đội ta!!”
Rồi ngày đau thương của dân tộc ập đến, ngày VNCH thất thủ, tôi cũng ở tù chung với Ông ở trại Quân – Lao Cần – Thơ. Tôi ở cách Ông hơi xa, khu trong, khu ngoài, có khi tôi cũng đến thăm Ông . Ông rất phiền muộn vì vận nước nổi trôi! Tôi cấp nhỏ, dưới rất xa chỉ biết ngậm ngùi …! Và, trong bước đường gian nan đăng đẳng cái gọi là Học Tập Cải Tạo cũng có khi nghe nói về Ông, mà ai nói, tại đâu cũng không nhớ nữa, là khi ở trong những trại tù của VC, Ông từng than rằng : “Nhục quá , muốn tự tử cho rôì, nhưng vì có Đạo”. Cho đến khoảng tháng 6 năm 1976, hầu hết tù Chính Trị trong Nam đều chuyển ra cái gọi là Miền Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa, thì trại tù ở quân lao Cần Thơ (giam từ cấp Thiếu Tá đến Thiếu Tướng ) cũng chung số phận. Từ ấy, Ông và tôi chưa hề gặp lại nhau. Khi nghe tin Ông mới qua Mỹ khoảng năm 1996(?), tôi có tìm gọi phôn thăm Ông một lần, sau đó số phôn đổi khác và mất liên lạc!! 
Hôm nay, tình cờ đọc lại trang báo cũ (vì cắt xén còn chút xíu nên không rõ tên báo ), do anh bạn cùng ở tù trại Thanh – Cẩm (1979 – 1782), anh Phạm – Văn – Tiến ở Seattle ( tiểu bang Washington ) gửi cho. Trong trang báo có mục ” BƯỚC PHONG TRẦN CỦA TƯỚNG ” , Tác giả Vũ – Văn – Qúy có kể lại chuyện liên hệ với cấp trên của tôi là Chuẩn – Tướng HUỲNH – VĂN – LẠC, tôi mạn phép tác giả trích đoạn liên quan nguyên văn như sau:
“”- Trở lại câu chuyện của Tướng Lê – Minh – Đảo. Chắc ông biết rõ vụ Tướng Huỳnh – Văn – Lạc đưọc trại mời ra nói chuyện để giao công tác gặp phái đoàn ngoại quốc. Việt Cộng thấy không lay chuyển được Tướng cao bồi Lê – Minh – Đảo nên thấy Tướng Lạc hiền lành như một thầy tu, tưởng dễ sai khiến. Tướng Lạc được hứa hẹn rằng gặp phái đoàn ngoại quốc chỉ cần nói một câu là trước kia ông đã từng bắn vào dân chúng thì sẽ được ghi tên tha ngay tức thời, nhưng đã bị ông thẳng thắng từ chối. Tướng Lạc từ tốn nói:”-Tôi không thể nói dối.Tôi không thể làm gương xấu cho bạn bè, cho thuộc cấp của tôi đang cải tạo ở đây. Các ông muốn bắn bỏ tôi, xin cứ việc bắn ”
Ngoài ra, cũng trong tiểu đề ” BƯỚC PHONG TRẦN CỦA TƯỚNG “, tác giả Vũ – Văn – Quí có viết một đoạn, xin phép trích nguyên văn : ” Tập thể tướng lãnh bị giam giữ trong tù đều là những người rất xứng đáng, sống trong những năm tháng đen tối ngụp lặn dưới đường hầm cải tạo gần như mịt mùng vô định, cho dù chịu đói, chịu rét, lao động khổ cực và thiếu thăm nuôi tiếp tế, các vị ấy vẫn giữ được phong độ, vẫn giữ được cốt cách của những người làm tướng. Một chén canh rau rừng, một củ khoai hay khúc sắn, lúc nào cũng chia xẻ no đói chan hoà, đùm bọc thưong yêu nhau trong tình ” huynh đệ chi binh”. Tôi thường nghe các vị dặn dò nhau”- Những con mãnh hổ ở ngoài rừng hay bị nhốt trong cũi sắt, luôn luôn vẫn là cọp chứ không thể thay hình đổi dạng thành con chó được.”
Kính thưa quí độc giả, quí anh chị, hôm nay tôi viết tiểu đoạn này với những mục đích:
Một là để bày tỏ lòng kính mến của tôi đối với cấp trên cũ của tôi là Tướng HUỲNH – VĂN – LẠC cùng hầu hết quí tướng lãnh khác, trừ tên NCK…
Hai là để các cháu Thanh Thiếu Niên thế hệ sau hiểu rõ thêm rằng quí vị Tướng Lãnh trong Quân lực VNCH rất xứng đáng để được tôn vinh chứ không phải tệ hại như VC tuyên truyền xuyên tạc và bóp méo sự thật!!
Sau hết, tôi cũng xin ô. Vũ – Văn – Qúy , tác giả bài báo “BƯỚC PHONG TRẦN CỦA TƯỚNG” thứ lỗi cho tôi v/v trích đoạn bài viết mà không xin phép trước. Trân trọng.
NGUYỄN – MINH – THANH
http://hung-viet.org/p24a6135/tuong-huynh-van-lac
 
Vén Màn Bí Mật Sự Ra Đi Của LÊ QUANG TUNG Và HỒ TẤN QUYỀN Trong Nội Các VNCH

LÊ QUANG TUNG – ÔNG TRÙM ĐẦY QUYỀN LỰC VÀ CÁI CHẾT BI THẢM
Lê Quang Tung sinh ngày 13-06-1919 tại làng An Vân Thượng, xã Hương An, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, là con trai thứ 5 trong số 9 anh chị em. Cha mẹ Tung là giáo dân Thiên chúa giáo nên ông còn có tên thánh là Andre. Lê Quang Triệu là em trai út của ông.
Lê Quang Tung có dáng thấp, chắc, luôn mang kính đen để che giấu ánh mắt và suy nghĩ nên nhiều người luôn có cảm giác bất an khi đối diện vì không ai biết phía sau cặp tròng kính đen thui, con người ấy nghĩ gì và sắp hành động gì. Đã có không ít người đang cười nói thân mật với ông, ít phút sau đã bị thuộc hạ của ông tóm cổ đưa vào khám.
Cha mẹ của ông Lê Quang Tung vốn là gia nhân trong gia đình Ngô Đình Khả (thân sinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm). Vì ơn nghĩa với nhau truền đời nên Lê Quang Tung luôn trung thành với Tổng thống Diệm.
Ngày 01-06-1946, khi tái chiếm miền Nam, người Pháp muốn có một chính phủ "người Việt thân Pháp" nên thành lập một chính phủ gọi là "Nam Kỳ quốc", giao cho Nguyễn Văn Thinh làm thủ tướng. Thời gian này, Lê Quang Tung được Sở An ninh Trung kỳ tuyển dụng làm mật thám viên. Nhờ có nhiều công trạng chỉ điểm, bắt bớ những người có tư tưởng Cộng sản, Lê Quang Tung nhanh chóng được Pháp cất nhắc lên chức Trưởng ty An ninh Quảng Trị.
Khi cựu hoàng Bảo Đại được Pháp lôi từ các sòng bài Hongkong về nước làm Quốc trưởng, Lê Quang Tung từ Quảng Trị được rút lên Nha Công an Trung phần đặt tại Huế, phụ trách đội mật vụ. Lúc này Trần Trọng Sanh làm giám đốc Nha.
Trong thời gian này, Lê Quang Tung gia nhập Đảng Cần Lao Nhân Vị và tham gia phong trào Thanh niên Công giáo của Ngô Đình Nhu. Nhờ ở cương vị chỉ huy đám mật vụ của chính quyền, Lê Quang Tung đã tích cực tống tiền, bóp hầu bao các thương gia miền Trung để lấy tiền nuôi phong trào Cần Lao khi đảng này mới manh nha hoạt động. Chi tiết này đã khiến Lê Quang Tung trở thành người đạc biệt thân cận của Ngô gia.
Năm 1952, Lê Quang Tung được tuyển đi học Khóa 2 sinh viên sĩ quan Nam Định nhưng sau đó trường này đóng cửa nên ông ta được chuyển vào Trường Sĩ quan trù bị Thủ Đức. Vì trường Thủ Đức chưa xây cất xong, nên năm 1953 ông ta được cho vào Khoá 3 phụ và thụ huấn tại Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Con đường học vấn lòng vòng như thế nên đến năm 1954 ông ta mới mang được cấp hàm Thiếu úy.
Sau đó, Thiếu úy Lê Quang Tung được phiên về phục vụ công tác an ninh quân đội tại Tiểu đoàn 53 Bộ binh tại Duy Xuyên, Quảng Nam. Nếu như Ngô Đình Diệm không được người Mỹ đưa lên ngồi ghế Thủ tướng của chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại thì chắc chắn rằng còn đường hoạn lộ của Lê Quang Tung vẫn còn nhiêu khê, trắc trở. Cũng có thể ông ta cũng chỉ giữ nhiệm vụ sỹ quan an ninh ở các đơn vị bộ binh.
Cuộc đời của Lê Quang Tung sang trang mới kể từ khi Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam Bảo Đại. Vừa được làm Thủ tướng, Ngô Đình Diệm đưa Lê Quang Tung từ tiểu đoàn bộ binh vô danh lên làm Trưởng ty An ninh Quân đội Huế, được thăng lên Đại úy rồi làm Chánh Sở 2 (An ninh Quân đội) Huế.
Vì là một tín đồ Công giáo, đảng viên Cần Lao, lại là một sĩ quan quân đội, ông sớm được sự tín cẩn của ông Ngô Đình Cẩn. Vì vậy, cùng trong năm này, ông cùng với Trung úy Nguyễn Văn Châu được ông Ngô Đình Nhu giao nhiệm vụ tham gia thành lập Quân ủy Trung ương đảng Cần Lao.
Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm chính thức trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ông được thuyên chuyển về Sài Gòn giữ chức vụ Giám đốc Nha Tổng Nghiên huấn thuộc Bộ Quốc phòng và được thăng cấp Thiếu tá. Tuy nhiên, không lâu sau thì Nha Tổng Nghiên huấn bị giải thể, ông được thăng cấp Trung tá và được cử làm Giám đốc Sở Liên lạc Phủ Tổng thống, phụ tá cho ông là Đại úy Trần Khắc Kính.Trên thực tế, đây là một đơn vị nghiên cứu phương án huấn luyện và tung biệt kích ra phá hoại miền Bắc. Chính vì vậy, ông được cử sang Honolulu tham gia một khóa huấn luyện đặc biệt của CIA về hoạt động bí mật và xâm nhập.
Khi về nước, năm 1958, ông chỉ huy một Trung tâm Huấn luyện Biệt kích với quân số 1.840 người đặt dưới sự chỉ huy trực của Cố vấn Tổng thống Ngô Đình Nhu, mà không phải thông qua quyền lãnh đạo của các chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, các hoạt động biệt kích này rất kém hiệu quả. Các toán xâm nhập đều bị tóm cổ khi đặt chân lên đất miền Bắc không bao lâu. Chính vì điều này, ông đã bị chỉ trích mãnh liệt do yếu kém trong điều hành chỉ huy. Trên thực tế, ngoài yếu tố bị tình báo miền Bắc phát hiện, ông chỉ là người thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Cố vấn Nhu và các Cố vấn Mỹ. Cùng thời điểm, Đại úy Trần Khắc Kính và Trung úy Lê Quang Triệu (em trai của ông) cũng được cử đi học khóa Tình báo Đặc biệt tại Saipan (một hòn đảo lớn ở phía bắc đảo Guam). Khi trở về Trung úy Triệu được giao cho nhiệm vụ tuyển dụng điệp viên.
Tháng 4 năm 1960, Sở Liên lạc được đổi tên thành Sở Khai thác Địa hình, nhưng tổ chức và hoạt động vẫn như cũ. Ngày 1 tháng 1 năm 1961, ông được thăng cấp Đại tá, kiêm luôn Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống vừa được thành lập. Ngày 15 tháng 3 năm 1963, Tổng thống Diệm chính thức đổi tên Sở Khai thác Địa hình thành Lực lượng Đặc biệt, ông tiếp tục là Chỉ huy trưởng đơn vị mới này.
Thời gian sau đó, uy tín của Tổng thống Diệm ngày càng xuống thấp. Đỉnh điểm với Sự kiện Phật Đản 1963 đã làm dấy lên cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng tại miền Nam Việt Nam. Để nhanh chóng trấn áp phong trào Phật giáo và các nhóm đối lập, Ngô Đình Nhu đã lên kế hoạch tấn công các cơ sở Phật giáo, quan trọng nhất là vụ tấn công chùa Xá Lợi. Trong sự việc này, Lực lượng quân đội bị cấm trại và các đơn vị dưới quyền chỉ huy của ông đã tấn công vào chùa Xá Lợi vào ngày 21 tháng 8 năm 1963 dưới bộ quân phục của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Một kế hoạch khác cũng được giao cho ông nhưng chưa kịp thực hiện. Theo đó, các binh sĩ thuộc Lực lượng Đặc biệt sẽ cải trang và ám sát Đại sứ Henry Cabot Lodge, Jr. và một số quan chức chủ chốt của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Tòa Đại sứ cũng sẽ bị người của Lực lượng Đặc biệt đốt cháy. Tuy nhiên, có lẽ giờ chót, kế hoạch này đã bị hoãn lại.
Các quan chức Mỹ rất phẫn nộ trước vụ việc, đe dọa sẽ rút lại viện trợ cho Lực lượng Đặc biệt, trừ khi họ được sử dụng trong cuộc chiến chống Cộng. Vụ tấn công tuy tạm thời làm lắng xuống sự chống đối, nhưng đó chỉ là sự ngấm ngầm để bùng phát dữ dội hơn. Vì là một người trung thành với họ Ngô, đồng thời phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong vụ tấn công chùa Xá Lợi, ông tự nhiên trở thành người đầu tiên phải diệt trừ nếu có đảo chính xảy ra. Chính vì vậy, ngày 19 tháng 10 năm 1963, tướng Paul D. Harkins, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam đã thông báo cho Tổng thống Diệm biết ngân khoản Hoa Kỳ dành cho Lực lượng Đặc biệt đã bị cắt giảm.
Trước khi Cuộc đảo chính 1/11/1963 nổ ra, các tướng lĩnh đảo chính đã khéo léo tạo ra một tin giả, làm Tổng thống Diệm ra lệnh điều Lực lượng Đặc biệt ra vùng Hố Bò, Củ Chi, đồng thời điều Sư đoàn 5 Bộ binh về bảo vệ Sài Gòn nhằm đưa bớt Lực lượng bảo vệ ông Diệm ra ngoài và điều Lực lượng đảo chính vào nội ô.
Lúc 7 giờ sáng ngày 1-11-1963, Đại úy Phạm Bá Hoa - Chánh văn phòng của tướng Trần Thiện Khiêm nhận được 2 danh sách liệt kê các nhân vật quan trọng "phải mời cho bằng được" đến Bộ tổng Tham mưu họp. Những nhân vật trong danh sách này đều thuộc cánh trung thành với Ngô Đình Diệm, sẽ bị câu lưu tại phòng số 1, hạn định thời gian chậm nhất là 1 giờ trưa. Một danh sách khác gồm những người thuộc phe ủng hộ đảo chánh được mời đến dùng cơm trưa tại câu lạc bộ Bộ tổng Tham mưu lúc 12 giờ.
Từ sáng sớm ngày định mệnh, Tôn Thất Đính đã gọi điện cho Lê Quang Tung trò chuyện để thăm dò xem ông ta có mặt ở Bộ chỉ huy lực lượng đặc biệt hay không.
Khoảng 11 giờ, xác định Lê Quang Tung đang thư giãn ở nhà, Trần Thiện Khiêm đích thân gọi điện mời đến Bộ Tổng Tham mưu họp khẩn về vấn đề an ninh quốc gia. Lê Quang Tung hoàn toàn không nghi ngờ, đã cùng tài xế lái chiếc xe du lịch Tration đến Bộ Tổng Tham mưu.
Đến 1 giờ trưa, hầu hết các tướng tá đảo chính cùng với những người trung thành nhất của Ngô Đình Diệm đã có mặt đông đủ tại phòng họp số 1 Bộ tổng Tham mưu. Tướng Dương Văn Minh và tướng Trần Văn Đôn cùng bước vào phòng họp, quát lớn: "Hội đồng tướng lĩnh quyết định lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm…" Lê Quang Tung trợn mắt quát: "Tụi bây đeo lon, mặc áo, thụ hưởng phú quí, lạy lục để được Tổng thống Diệm ban ơn mà nay lại giở trò bất nhân bất nghĩa...". Tung chưa dứt câu đã bị Đại úy Nguyễn Văn Nhung kè vai, khóa tay lôi xềnh xệch ra khỏi phòng họp. Thiếu tá Lê Quang Triệu - Phó Tham mưu Hành quân và Tiếp vận lực lượng đặc biệt, là em ruột của Tung sau đó cũng bị bắt.
Đến 10 giờ tối, hai anh em Lê Quang Tung và Lê Quang Triệu bị đẩy vào một chiếc xe cứu thương của quân đội. Chiếc xe chạy về hướng cổng sau của Bộ Tổng tham mưu. Đại úy Nguyễn Văn Nhung được lệnh đi theo chiếc xe này.
Khi chiếc xe cứu thương chạy ra khỏi cổng sau của Bộ tổng Tham mưu, đến đoạn đường vắng của nghĩa địa Bắc Việt Tương Tế, Nhung ra lệnh cho xe dừng lại rồi dùng báng súng thúc mạnh vào be sườn Lê Quang Tung bảo xuống xe. Lê Quang Tung thét: "Các anh định làm gì tôi?". Nhung chẳng nói chẳng rằng rút lưỡi lê đâm tới tấp khiến Tung gục chết tại chỗ. Sau đó, Nhung cùng 1 một quân cảnh khác lôi cổ Triệu xuống xe đâm tới tấp cho đến chết.
Khi cả hai anh em Tung, Triệu đã chết hẳn, Nhung ra lệnh vùi xác cả hai vào một đống cỏ, rác.
Sau khi kết thúc đảo chính, thân nhân của Tung và Triệu men theo lời kể của các nhân chứng, vào nghĩa trang tìm thi thể để an táng, nhưng xác của 2 người đã không còn ở đó nữa.
* Tham khảo :
a. Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa: Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thuy
b. Báo An ninh Thế giới ngày 17 tháng 3 năm 2017
#Yeonwoo
Quote: #Mon_2K_siêu_cấp_dễ_thương
  
Tại Sao Mỹ Chọn Lấy Mạng LÊ QUANG TUNG Đầu Tiên Sau Sự Ra Đi Của NGÔ ĐÌNH DIỆM



HQ Đại tá Hồ Tấn Quyền với chiến dịch sóng tình thương


Bảo Bình Nguyễn Văn Ơn
https://i1.wp.com/hqvnch.net/media/images3/hotanquyen-portrait.jpg
Kể từ ngày 20/08/1955, Pháp trao quyền chỉ huy Hải quân VNCH lại cho Tư lệnh Hải quân đầu tiên HQ/Đại tá Lê-Quang-Mỹ, thì HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền là vị Tư lệnh thứ ba nhậm chức ngày 06/08/1959 và bị hạ sát ngày 01/11/1963.
Trong quyển Hải-sử tuyển tập 2004, Ban biên tập ghi nhận ông Hồ-Tấn-Quyền là một sĩ quan hải quân đầy nhiệt tình và giàu khả năng khi phục vụ mọi đơn vị từ Giang đoàn đến Hải lực. Lúc nắm chức vụ cao nhất, HQ/Đại tá Quyền đã phát huy vượt bực viễn kiến sắc bén của mình để xây dựng sự vững mạnh cho Quân chủng như thành lập Lực lượng Hải-Thuyền, tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương… và trở thành một hiện tượng đặc thù trong các vị Tư lệnh Hải quân (1). Theo lời kể lại của Sĩ quan thuyết trình viên về danh xưng và bảng cấp số 1958 cho các Hải đoàn Xung-Phong bị Bộ Tổng tham mưu (TTTM) bác bỏ, Tham mưu trưởng Hồ-Tấn-Quyền rất bực bội về việc Hải quân bị thượng cấp chèn ép không cho phát triển lên. Có lẽ vì lý do này mà Ông Quyền quyết tâm dùng con đường tắt “Cần-Lao”, vượt hệ thống quân giai để bành trướng quân chủng. Tưởng cũng nên nhắc lại, Tư lệnh Hải quân Quyền – thành viên trung kiên của đảng Cần-Lao thuộc nền Đệ I Cộng-Hòa – tuyệt đối ủng hộ Tổng thống Ngô-Đình-Diệm, chống lại bất kỳ cuộc đảo chánh nào xảy ra trong thời kỳ này; cho nên Ông bị hai sát thủ là HQ/Thiếu tá Trương-Ngọc-Lực và Đại úy TQLC Nguyễn-Kim-Hương-Giang bức hại.
Trong hơn bốn năm giữ chức Tư lệnh, Đại tá Quyền đã thực hiện hai đại công tác có tầm vóc chiến lược là thành lập Lực lượng Hải-thuyền và tổ chức Chiến dịch Sóng-Tình-Thương ở Năm-Căn (Cà-Mau).

CHIẾN DỊCH SÓNG-TÌNH-THƯƠNG.
Theo Nghị quyết khởi nghĩa tháng 11/1940 của Xứ ủy Nam-Kỳ, ngày 14/12/1940 nhà giáo kiêm đảng viên CSVN Phan-Ngọc-Hiển xung phong cầm đầu một tiểu đội địa phương đánh chiếm hòn đảo Hòn-Khoai (Poulo Obi, mũi Cà-Mau), giết chết đảo trưởng Oliver và tịch thu một số vũ khí. Một tuần lễ sau, Quân đội Pháp phản kích chiếm lại đảo, bắt được ông Hiển cùng đồng bọn tại Xóm-Rạch-Gốc (Năm-Căn). Ông giáo Hiển với 9 người trực tiếp tổ chức cướp đảo bị Pháp xử bắn tại sân vận động Cà-Mau vào ngày 12/07/1941, còn lại một số tòng phạm bị lưu đài biệt xứ, trong đó có đảng viên Cộng-Sản trung thành Bông-Văn-Dĩa. Gặp dịp may hiếm có, Văn-Dĩa thả bè vượt thoát khỏi Côn-Đảo, trở về với bí danh Tư-Hoa, lập Làng-Rừng đầu tiên tại quê nhà Tân-An (Cửa Bồ-Đề), giữ chức Đoàn phó vận tải đường biển 962 của quân khu 9, đồng thời biến Năm-Căn thành khu giải phóng của Việt-cộng (2).
Giữa tháng 12/1962, Bộ TTM nhanh chóng chấp thuận kế hoạch hành quân Sóng-Tình-Thương tại An-Xuyên do Bộ Tư Lệnh Hải quân đệ trình (có thể Đại tá Quyền đã thuyết trình trước bên Tổng thống phủ rồi), nhưng sửa lại là Chiến dịch Sóng-Tình-Thương, với lý do là diễn tiến hành quân kéo dài đến 2 tháng và Chính quyền diện địa thống thuộc Bộ Nội vụ cũng có phần hành trong đó. Nhất là phụ bản tình báo của BTL/HQ/Phòng 2 đính kèm cho biết đích xác nguồn tin lấy từ các đội Hải-Thuyền thì vào tháng 10/1962, tàu vỏ gỗ trọng tải 30 tấn Đông-Phương thuộc Đoàn 759 xuất phát từ cảng Đồ-Sơn (bến cảng chánh của Đoàn 125, trawler sau này), dưới sự điều động của cán bộ Dĩa đổ thành công 30 tấn vũ khí đạn dược tại Vàm-Lũng (Cà-Mau); theo tài liệu của đảng thì Thiếu tá CSBV Bông-Văn-Dĩa còn tiếp tục chỉ đạo đổ nhiều chuyến hàng thành công như vậy cho Quân khu 9 sau này (3). Đơn vị Việt-Cộng có mặt tại Năm-Căn là Đại đội Quyết-Thắng thuộc Tiểu đoàn 306 U-Minh và Đại đội du kích địa phương.
Vị sĩ quan thiết kế Chiến dịch là HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng (khóa 2 SQHQ/Nha-Trang), đang giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải lực.
DVH Cam Ranh HQ500 và Tieu giap dinh FOM .jpg
1- Quan Niệm
Vùng Năm-Căn thuộc tỉnh An-Xuyên (tên cũ là Cà-Mau) bị bỏ hoang phế gần một thập niên (1953-1963), không có chính quyền quận huyện và mất an ninh. Ngoại trừ cuộc hành quân của Tiểu đoàn 2 TQLC Trâu-Điên do Đại úy Nguyễn-Thành-Yên chỉ huy nhằm bảo vệ Biệt khu Hải-Yến của Linh mục Nguyễn-Lạc-Hóa tại dinh điền Cái-Đôi-Ngọn, quận Cái-Nước vào năm 1961, không có cuộc hành quân nào của QLVNCH để ổn định tình hình địa phương Năm-Căn cả. Vào thời điểm đó tại đây, Việt-Cộng ra lệnh cho mọi người dân muốn an ổn mưu sinh, tự do đi lại hành nghề đốn củi hầm than, đánh cá làm mắm, bắt ong lấy mật đều phải gia nhập Làng Rừng – làng kháng chiến trong rừng đước rậm do đảng CSVN lập ra từ thời kỳ 1958-1959) – và tuyệt đối cấm định cư trong các ấp chiến lược của VNCH. Hơn nữa, áp dụng chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao-Trạch-Đông, Việt-Cộng cũng ráo riết ngăn chận cư dân bán thổ sản lên tỉnh để An-Xuyên và Bạc-Liêu đều phải lâm vào tình trạng khan hiếm, không đủ hàng hóa tập trung sang Ba-Xuyên (Sóc-Trăng), nơi có Giang đoàn 81 Hộ-Tống chuyển vận nhu yếu phẩm về thủ đô Sài-Gòn mỗi tháng 2 lần.
Như vậy, ngoài mục tiêu an ninh quân sự thuần túy là hành quân tìm diệt và tái chiếm, Chiến dịch Sóng-Tình-Thương còn phải thể hiện thêm những mặt khác như kiêm soát tài nguyên lưu thông, thu phục nhân tâm về với chính nghĩa Quốc-Gia, tạo luồng sinh khí mới … ngõ hầu qui tụ được số lưu dân đáng kể cho quận tân lập Năm-Căn.

2- Phân Nhiệm
(Tham khảo văn thư lưu trử trong văn khố Hải quân VNCH/1970, V/v Chiến dịch STT/1963 và Hải sử tuyển tập 2004, trang 78).
– Tư lệnh chiến dịch: HQ/Đại tá Hồ-Tấn-Quyền.
– Tham mưu trương: HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng
– Chỉ huy trưởng Lực lượng đổ bộ: Trung tá TQLC Lê-Nguyên-Khang, Liên đoàn trưởng hai Tiểu đoàn Quái-Điểu và Trâu-Điên.
– Bộ Tư lệnh Chiến dịch đặt trên soái hạm: Dương vận hạm HQ500 Cam-Ranh do HQ/Thiếu tá Nguyễn-Ngọc-Quỳnh (khóa 2 SQHQ/Brest) làm Hạm trưởng.
a)- Thành phần tham dự:
–   Dương vận hạm HQ.500 Cam-Ranh, neo tại xóm Mới trên sông Cửa-Lớn làm Tổng hành dinh và trạm tiếp vận chính cho Chiến dịch.
–   Hải vận hạm HQ.402 Lam-Giang làm trạm tiếp liệu lưu động và nơi tạm trú cho thành phần đổ bộ.
–   Hải vận hạm HQ.404 Hương-Giang được phân nhiệm giống như HQ.402.
–   Hộ tống hạm HQ.04 Tụy-Động yểm trợ hải pháo khi được yêu cầu và chuyên chở phái đoàn thanh tra giám sát Chiến dịch.
–   Giang pháo hạm HQ.330 Lôi-Công yểm trợ hải pháo, dọn bãi đổ quân và làm nơi tạm trú cho toán xung kích đổ bộ.
–   Trợ chiến hạm HQ.225 Nỏ-Thần có nhiệm vụ giống như HQ.330.
–  Giang đoàn 22 Xung-Phong với 18 chiến đĩnh do HQ/Thiếu tá Huỳnh-Duy-Thiệp chỉ huy có nhiệm vụ khai thông thủy lộ, đổ bộ lục soát và tuần tiểu giữ an ninh.
–  Tiểu đoàn 2 TQLC Trâu-Điên do Thiếu tá Nguyễn-Thành-Yên làm Tiểu đoàn trưởng (nhiệm kỳ thứ 2: 1961-1963) là  lực lượng đổ bộ chánh trong kế hoạch tìm diệt (4).
–   Đội 41 Hải-Thuyền (Hòn-Khoai) tăng phái thường trực 10 ghe Kiên-Giang để chuyển quân đổ bộ và tuần tiểu an ninh.
–   1 Trung đội Người-Nhái để thành lập 4 toán xung kích đổ bộ.
–  1 Trung đội Quân y Dân sự vụ do BTL/HQ/Phòng tâm lý chiến phối hợp với Bộ TL/HQ/Phòng quân y điều hành.
https://i0.wp.com/brownwater-navy.com/vietnam/photos2/hq226.jpg
b)- Thành phần trừ bị:
–   Trợ chiến hạm HQ.226 Linh-Kiếm
–   Tiểu đoàn 1 TQLC Quái-Điểu đóng quân trong thị xã An-Xuyên.
–   Đội 43 Hải-Thuyền (Hòn-Tre).
3- Diễn Tiến
Chiến dịch Sóng-Tình-Thương khai diễn ngày 03/01/1963 (ngẫu nhiên trùng hợp với ngày sinh nhhật của Tổng thống Đệ I VNCH Ngô-Đình-Diệm) và chấm dứt vào ngày 28/02/1963. Trong thời gian này, diễn tiến Chiến dịch chia làm 2 giai đoạn:
a)- Giai đoạn 1: từ 03/01/1963 đến 31/01/1963.
HQ/Trung tá Đinh-Mạnh-Hùng chỉ huy toàn bộ những cuộc hành quân tìm diệt Việt-Cộng đồng thời khuyến khích người dân về lập nghiệp tại quận mới Hàm-Rồng với kế hoạch Quân y Dân sự vụ; lần lượt thực hiện tại những vị trí trên bờ Nam sông Cửa-Lớn như Xóm-Mới, Xóm-Tắc-Biển, Xóm-Cây-Me, Xóm-Ông-Trang, Xóm-Cái-Chồn. Còn trên bờ Bắc sông Cửa-Lớn, vùng đất giữa rạch Năm-Căn và kinh Ngang dự trù lập quận, nên được toán Quân y Dân sự vụ đóng ống lấy nước ngọt tại Cái-Nai, Hàm-Rồng và Ông-Do để người dân khỏi phải vất vả ra tận đảo Hòn-Khoai chở nước ngọt về trong mùa nắng. Trong khi đó, chính quyền địa phương tỉnh An-Xuyên cũng ra thông cáo cung cấp tôn và gỗ cất nhà, nếu người dân chịu về định cư tại Hàm-Rồng.
b)- Giai đoại 2: từ 01/02/1963 đến 28/02/1963.
HQ/Trung tá Nghiêm-Văn-Phú thay thế HQ/Trung tá Hùng, nổ lực xây dựng quận mới và hành quân mở rộng vùng bình định về phía ngã ba Tam-Giang (cửa Bồ-Đề). Khoảng thượng tuần tháng hai, trong công tác khai thông kinh Cái-Nháp đến Cái-Keo, Giang đoàn 22 Xung-Phong áp dụng chiến thuật cặp FOM song xa, đánh bại cuộc phục kích tại đây của Đại đội 1 Quyết-Thắng thuộc Tiểu đoàn Việt-Cộng 306 U-Minh-Hạ, thu được một số vũ khí (5). Những ngày sau đó, Giang đoàn 22 Xung-Phong dùng tất cả 18 chiến đĩnh cơ hữu vào việc rà mìn, phá rào, triệt cản để khai thông thủy đạo sông Đầm-Dơi, từ ngã ba Tam-Giang lên tận Tân-Duyệt mà không bị một tổn thất nào. Ngoài ra, Giang đoàn 22 Xung-Phong còn bảo vệ toán Quân y Dân sự vụ hoàn tất công tác tại những xã ấp xa xôi như Tam-Giang, An-Hải và Đầm-Chim.
tieu-giap-dinh-fom
Tính đến ngày 28/02/1963, Lực lượng hành quân bình định đã gom được hơn 3 ngàn dân cho 15 xã ấp mà trước đây họ đã bị Việt-Cộng khống chế đời sống nên phải ra đi tản mát. Trong buổi lễ chấm dứt Chiến dịch Sóng-Tình-Thương được tổ chức trên soái hạm HQ.500 Cam-Rang hôm đó, để tưởng thưởng những chiến sĩ có công và bàn giao quận tân lập lại cho chính quyền An-Xuyên, Đại tá Tư lệnh Chiến dịch ca ngợi sự làm việc đầy nhiệt tình của mọi người trong suốt 57 ngày qua đã đem lại cuộc sống mới tại vùng đất Năm-Căn và ông hy vọng là chính quyền địa phương sẽ trân trọng kết quả này mà tiếp tục giúp đở cư dân ổn định đời sống trong xã ấp để tạo trù phú cho vùng đất vừa tái chiếm.
Chú Thích
(1) Mặc dù Hải Quy không ấn định, nhưng truyền thống mặc nhiên công nhận của HQVN từ năm 1955 đến 1963 là vị sĩ quan nào làm Tham mưu trưởng rồi sẽ được Bộ TTM đề bạt làm Tư lệnh Hải quân. Hai vị Tư lệnh Trần-Văn-Chơn và Hồ-Tấn-Quyền đều được hưởng truyền thống đặc biệt này. Vì vậy, nhiều người cho rằng Đại tá Quyền không cần phải gia nhập đảng Cần-Lao cũng đương nhiên lên làm Tư lệnh, và ông ta cũng không bị ám sát trong ngày đảo chính 01/11/1963.
(2) Theo quyển tự điển Bách khoa Quân sự Hà-Nội 2004. Để làm cuộc thử nghiệm, đầu năm 1961 Trung ương đảng ra lệnh cho các quân khu 7,8 và 9 cử các đội thuyền địa phương ra Bắc nhận vũ khí đạn dược. Nhưng sau 6 tháng, thử nghiệm này thất bại, nên đảng vội vàng khai sanh thêm Đoàn vận tải biển trong Nam 962 (tháng 9/1962) và chỉ định Thiếu tá Bông-Văn-Dĩa – con sói biển cửa Bồ-Đề – làm Đoàn phó.
Còn theo nhà văn CSBV Nguyễn-Tư-Đương (tác giả quyển Đường Mòn Trên Biển, Hà-  Nội 2002), đồng chí kiên cường Bông-Văn-Dĩa đi lại trên vùng biển Cà-Mau như đi chợ, đã kể lại cuộc vượt ngục kỳ thú của mình cho nhà văn Phùng-Quán có đủ chất liệu sống viết thành quyển tiểu thuyết nổi tiếng Vượt Côn-Đảo, xuất bản 1963.
(3) (Chú thích kèm theo chút riêng tư, nhưng nhiều cực nhục khởi đầu cho giai đoạn bị hành hạ, trả thù trong lao tù cải tạo dài hạn, đồng thời cũng để nhớ lại tấm lòng vị tha thương mến chiến hữu của HQ/Đại tá Nguyễn-Văn-May, vị Tư lệnh khả kính vào cuối đời binh nghiệp của người sưu tập này. Xin tham khảo thêm bài Vùng 5 Duyên hải trong Hải sử tuyển tập 2004, trang 236)
Khi còn làm việc trong ban Nghiên cứu và Hải sử BTL/HQ/Phòng 5, vốn bản chất hiếu kỳ, tôi để tâm theo dõi hoạt động ngang dọc nổi tiếng trên vùng biển Cà-Mau của Thiếu tá Bông-Văn-Dĩa bằng những tin tình báo. Đến năm 1974, tôi có dịp trở lại mũi đất cực Nam này thì Ông Dĩa – người chỉ đạo những chuyến đổ hàng tiếp tế cho Quân khu 9 – đã được Đại tá CSBV Phan-Văn-Nhờ, Chỉ huy trưởng Đoàn 962 cất nhắc lên chức vụ cao hơn tại Miệt-Thứ (U-Minh) từ năm 1972, làm cho cơ hội đối đầu giữa đôi bên coi như khó có thể xảy ra.
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, sau khi duyệt lại toàn bộ kế hoạch phòng thủ và di tản chiến thuật của BTL/Vùng 5 Duyên-Hải, Đại tá May thổ lộ là trong hoàn cảnh một mất một còn của đơn vị như hiện nay, ông không đành lòng cùng với gia đình xé lẻ ra đi, bỏ anh em và gia đình họ (hơn 250 đàn bà và trẻ con) ở lại nơi chạm súng hàng ngày đầy nguy hiểm này.
Về phần tôi, với tinh thần kỷ luật của người lính tác chiến, tôi luôn luôn nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của vị Tư lệnh mình. Chiều ngày 01 tháng 05 năm 1975, từ Hòn-Khoai qua một phút mật điện ngắn gọn, Tư lệnh chỉ thị cho tôi là bằng mọi giá phải đưa toàn bộ Vùng 5 cùng gia đình ra cửa Bảy-Hạp. Để rồi sau đó, đoàn tàu di chuyển an toàn ủi bãi Kiên-Giang cho mọi người tự do về nguyên quán.
Hết thực phẩm và cạn dầu, sáng ngày 04 tháng 5 năm 1975, Đại tá May và tôi cặp PCF vào Hòn-Tre (hậu cứ Duyên đoàn 43) để tìm tiếp tế, nhưng thất vọng vì đảo đã bị Việt-Cộng chiếm giữ từ chiều 30 tháng 4. Hai chúng tôi bị Trung đoàn trưởng Bảy-Hổ bắt giữ, kế đến gửi mỗi người riêng vào một nhà dân quản thúc tại quân An-Biên (Thứ 3 biển) còn thủy thủ đoàn được cho về nhà. Nhờ chút may mắn còn sót lại, tôi gặp gia chủ hiền lành và đối xử tốt với người lính VNCH. Bị cách ly, cấm liên hệ triệt để, tôi chỉ mong sao cho Tư lệnh mình cũng được an bình như vậy. Bỗng một hôm, gia chủ báo cho tôi biết là Trung tá Quận trưởng Bông-Văn-Dĩa cần hỏi cung lúc giữa trưa. Trước đây, tôi nghĩ rồi có một ngày nào đó, tôi và ông Tư-Hoa (Bông-Văn-Dĩa) sẽ chạm mặt nhau trên biển, một cuộc tao ngộ chiến mà đôi bên có hỏa lực tương đồng. Nhưng hiện tại, người thắng kẻ bại đã quá rõ ràng, giờ lại đối diện nhau trong hoàn cảnh này quả là một sự phủ phàng cho kẻ không còn tấc sắt trong tay.
Xế trưa hôm đó, tôi gặp ông quân Dĩa cùng anh du kích bảo vệ trước sân nhà, còn gia chủ lánh mặt vào bên trong. Mặc quần áo nylon bộ đội, mũ lưởi trai phù hiệu giải phóng, dép Nhật, không mang kính lão, ông quận Dĩa đã ngụy trang được phần nào làn da ngăm trổ đồi mồi và mái tóc bạc thất tuần của mình, bằng tướng đi khá mau lẹ. Sau khi đối chiếu cẩn thận lý lịch trính ngang của tôi với danh sách những đại gia phải truy bắt trong sổ tay, ông quân lạnh lẽo ra lệnh: “Phải nghe lệnh chủ nhà, không được gời khỏi cửa, gồi tôi gút anh ga tỉnh.”
Bóng cả hai khuất đã lâu mà tôi vẫn còn đứng tần ngần ngoài cửa. Cổ nhân có câu Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình (Nghe tiếng nhưng không bằng gặp mặt), nay thấy được Tư-Hoa rồi, cuống họng tôi dường như bị bóp nghẹt, uất nghẹn vì sự hết sức nghịch lý của cuộc chiến là một Quân lực có quá trình 21 năm chiến đấu can trường vừa bị tan rã mà kẻ chiến thắng lại là những người về từ làng Rừng như Bông-Văn-Dĩa chẳng hạn. Đột nhiên tôi thấy đầu óc tỉnh táo lại, mặc cảm tự ti thua trận không còn nữa, dẫu cho vài ngày trước đó, mấy dòng thơ thật não lòng của thi sĩ Thanh-Nam an ủi người chiến bại cứ lởn vởn hoài trước mắt mình:
Tôi là người lính vừa thua trận,
 Nằm giữa sa trường, nát gió mưa.
 Khép mắt cố quên đời thủy thủ*,
 Làm thân cây cỏ gục ven bờ.
* (Để hợp với hoàn cảnh, xin phép Thanh-Nam cho tôi được đổi hai chữ chiến sĩ thành thủy thủ).
(4)  Năm 1961, Đại úy Nguyễn-Thành-Yên, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trâu-Điên có nhiệm vụ đưa đơn vị mình về quận Cái-Nước (An-Xuyên) để bảo vệ Biệt khu Hải-Yến (Cái-Đôi-Ngọn) của Linh mục Nguyễn-Lạc-Hóa đang bị áp lực nặng nề của Tiểu đoàn 306 U-Minh. Đại úy Yên khinh địch, nên bị Đại đội Quyết-Thắng của Tiểu đoàn Việt-cộng này phục kích bắn trọng thương trên sông Cả-Bát. Sau khi bình phục, Thiếu tá Yên lại đưa Tiểu đoàn mình xuống tìm diệt địch tại vùng Năm-Căn đầu năm 1963.
(5)  Theo lời thật lại của ông chủ quán chạp phô ở Tam-Giang (Năm-Căn) vào đầu năm 1975, thì khoảng đầu Tết âm lịch 1963, hai Trung đội của Đại đôi Quyết Thắng phục kích đoàn tàu trong kinh Cái-Nháp, bị súng máy trên tàu bắn lên làm tổn thất nặng, mất cả chục khẩu súng. Gần 30 Bộ đội tử thương, trong đó có Liên Trung đội trưởng Nguyễn-Viết-Khải (Nguyễn-Văn-Huôi), người quận Cái-Nước.
Bảo Bình Nguyễn Văn Ơn
http://hqvnch.net/
 
Nghi Án Tướng VNCH LÊ QUANG TUNG Còn Sống Hay Kẻ Mạo Danh Được MỸ Âm Mưu Dựng Lên

Vụ Thảm Sát Đại tá Hồ-tấn-Quyền

Hôm nay, khi sắp đến ngày ghi nhớ biến cố CIA dùng một số tướng lãnh Việt Nam tổ chức đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm để đổ quân vào miền Nam Việt Nam, chúng tôi xin ghi lại những chi tiết liên quan đến vụ thảm sát Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân VNCH, để làm sáng tỏ lịch sử, đồng thời giúp nhiều người hiểu được tại sao Tổng Thống Johnson đã gọi những tướng Việt Nam được Mỹ thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa”.
hải quân đại tá hồ tấn quyền, tự lịnh hải quân việt nam cộng hòaCÂU CHUYỆN ĐƯỢC GHI LẠI
Trong cuốn “Chín năm máu lửa dưới chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm”, một trong những cuốn sách viết về lịch sử đấu tranh của Phật Giáo năm 1963, hai tác giả Nguyệt Đam và Thần Phong đã nói về cái chết của Đại Tá Hồ Tấn Quyền như sau:
“Sau khi được lệnh của Nhu qua hệ thống “Điện thoại trắng”, Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân liền ra lệnh cho hai chiếc chiến hạm nhổ neo ra khơi với nhiệm vụ bắn máy bay của phe Cách Mạng.
“- Chính những phát đạn bắn lên những phi cơ bay lên nền trời chiều hôm ấy là từ hai chiến hạm này…
“Nhưng mọi hành động của vị Tư Lệnh Hải Quân này đều không lọt qua cặp mắt của những sĩ quan trực thuộc (có chân trong phe Cách Mạng) là Đại Úy Y. Nhiệm vụ của Đại Úy Y là hể thấy Đại Tá Quyền chống lại thì phải bắt giữ ngay.
“Do đó, khi hai chiến hạm vừa nhổ neo thì Đại Úy Y cùng với mấy quân nhân nữa lái xe díp đến tư dinh của Đại Tá Quyền để định bắt sống ông này. Nhưng khi vừa đến nơi, thì thấy Đại Tá Quyền lái xe ra khỏi cổng.
“Thế là một cuộc rượt bắt sôi nổi đã diễn ra trên xa lộ Biên Hoà, chiếc xe “Traction 15” chạy rất nhanh, nên Đại Úy Y cố rồ ga mà không sao qua mặt được. Khi còn cách ngã tư đường rẽ vào Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức độ 200 thước thì chiếc xe díp còn cách xe Traction vài chục thước.
“Đại Úy Y thấy không thể nào qua mặt xe của Đại Tá Quyền để bắt sống nên đành hạ sát bằng súng tiểu liên, vì nếu chậm 10 phút nữa đã đến khu vực Đại Tá X nói trên.”
SỰ THẬT NHƯ THẾ NÀO?
Qua các tài liệu được tiết lộ sau này, chúng ta thấy đa số các sách viết về cuộc đấu tranh của Phật Giáo năm 1963 đều là phịa sử, có khi rất trắng trợn, kể ca cuốn “Tiểu truyện tự ghi” của Hoà Thượng Thích Trí Quang.
Chúng tôi viết bài này dựa trên cuộc phỏng vấn các nhân chứng và bà Hồ Tấn Quyền, tài liệu của ngothelinh.tripod.com và Wikipedia.
1.- Vài nét về Đại Tá Hồ Tấn Quyền.
Đại Tá Hồ Tấn Quyền sinh năm 1927 tại Đà Nẵng, xuất thân từ Khóa 1 Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, có vợ và 8 người con. Ông được cử làm Tư Lệnh Hải Quân VNCH từ ngày 6.8.1959 cho đến ngày 1.11.1963 là ngày ông bị hạ sát, lúc đó ông mới 36 tuổi. Hai vị Tư Lệnh Hải Quân VNCH trước ông là Đại Tá Lê Quang Mỹ và Trung Tá Trần Văn Chơn. Trước khi được chỉ định làm Tư Lệnh, Đại Tá Quyền là Tham Mưu Trưởng Hải Quân cho ông Chơn.
Đại Tá Hồ Tấn Quyền được coi là người có lòng nhiệt thành và có nhiều công lao trong việc xây dựng binh chủng hải quân. Ông là người có sáng kiến thành lập Lực Lượng Hải Thuyền để ngăn chặn sự xâm nhập người và vũ khí của quân đội miền Bắc. Đặc biệt, ông rất trung thành với Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Trong cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 của nhóm Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng, Đại Tá Quyền đã đích thân đem 2 đại đội của Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến vào dinh Độc Lập, hợp sức với Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống bảo vệ dinh.
Ngày 27.2.1962, khi hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dùng máy bay dội bom dinh Độc Lập, Đại Tá Quyền chỉ đạo các chiến hạm Hải Quân bắn đạn bay đan kín vùng trời, bảo vệ dinh Độc Lập. Máy bay do Phạm Phú Quốc lái bị bắn rơi ở Nhà Bè, còn phi cơ do Nguyễn Văn Cử lái bay được qua Cao Mên.
2.- Việc hạ sát Đại Tá Quyền.
Để thực hiện cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm theo kế hoạch của CIA, các tướng Việt Nam phụ trách tiến hành cuộc đảo chánh đã gặp một trở ngại lớn là không thuyết phục được Đại Tá Hồ Tấn Quyền tham gia. Vì thế, Tướng Dương Văn Minh, người lãnh đạo cuộc đảo chánh, phải tìm cách loại Đại Tá Hồ Tấn Quyền và vô hiệu hoá lực lượng Hải Quân. Tướng Dương Văn Minh đã móc nối được với những sĩ quan Hải Quân sau đây chống lại Đại Tá Hồ Tấn Quyền:
– Trung Tá Chung Tấn Cang, Chỉ Huy Trưởng Giang Lực,
– Thiếu Tá Khương Hữu Bá, Chỉ Huy Trưởng Duyên Lực.
– Thiếu Tá Trương Ngọc Lực, Chỉ Huy Trưởng Vùng III Sông Ngòi.
– Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang, gốc Thủy Quân Lục Chiến, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 24 Xung Phong, kiêm Chỉ Huy Trưởng Đoàn Giang Vận.
Thiếu Tá Trương Ngọc Lực và Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang là hai người được Đại Tá Hồ Tấn Quyền đặc biệt nâng đỡ và được coi là như người thân của Đại Tá Quyền, nên nhóm đảo chánh đã thuyết phục hai sĩ quan này gài mưu bắt giam hay giết Đại Tá Quyền.
Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang cho biết Thiếu Tá Lực đã nói với ông như sau:
Ông Quyền trung thành với ông Diệm lắm, không cách nào thuyết phục ông ta theo phe cách mạng được đâu, mà có khi còn nguy cho tính mạng và đại cuộc. Ông Lực được ông Minh (Dương Văn Minh) cho biết là giữa Tổng Thống Diệm và ông Quyền có một kế hoạch di tản bí mật bằng tàu Hải Quân khi có biến, lánh nạn khi có đảo chánh. Chi tiết thế nào thì không được biết, chỉ nghe ông Lực nói lại mà thôi.”
Khoảng 10 giờ sáng hôm 1.11.1963, ngày lễ Chư Thánh được nghỉ buổi sáng, Đại Tá Quyền đã đi đánh tennis với Trung Tá Đặng Cao Thăng. Để thực hiện việc loại trừ Đại Tá Quyền, Thiếu Tá Lực đã đến sân tennis mời Đại Tá Quyền đi Thủ Đức ăn trưa, mừng lễ sinh nhật thứ 36 của Đại Tá Quyền, do một số anh em Hải Quân tổ chức. Đại Tá Quyền không muốn đi vì đã được điện thoại mời đến họp tại Bộ Tổng Tham Mưu vào buổi trưa. Thiếu Tá Lực năn nỉ mãi ông mới chấp nhận.
Đại Tá Quyền đã trở về nhà thay quần áo rồi lái chiếc xe citroen đen chở Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang cùng đi lên Thủ Đức. Đại Tá Quyền cầm lái, Thiếu Tá Lực ngồi ở ghế trên, bên cạnh Đại Tá Quyền, còn Đại Úy Giang ngồi ở ghế sau. Khi xe từ xa lộ Biên Hoà rẽ vào đường đi Thủ Đức, xe nghiêng, Thiếu Tá Lực ngã vào Đại Tá Quyền rồi rút dao găm ra đâm Đại Tá Quyền. Đại Tá Quyền nhanh tay đỡ và giựt được cây dao găm, đâm vào tay Thiếu Tá Lực. Khi hai người giằng co nhau, xe ủi xuống lề đường. Đại Úy Giang ngồi ở ghế sau chồm lên dí súng vào vai phải Đại Tá Quyền và nổ súng. Đại Tá Quyền ngả gục trên tay lái, con dao găm đầy máu rớt xuống phía trước. Ngay lúc đó, một chiếc xe dân sự do tài xế của Thiếu Tá Lực lái từ sau chạy tới. Thiếu Tá Lực và anh tài xế bê xác Đại Tá Quyền bỏ vào thùng xe dân sự và cả ba lên xe này chạy về Sài Gòn.
Theo bà Đại Tá Quyền, bác sĩ bệnh viện Cộng Hòa cho bà biết ông Quyền bị giết khoảng 11 giờ trưa, nhưng được đưa về nhà Tướng Lê Văn Kim, đến 11 giờ 30 tối mới được đưa vào bệnh viện Cộng Hoà. Trung Tá Lực đã chiếm luôn chiếc xe citroen của chồng bà.
CHIẾM BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN
Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang cấp tốc trở lại Sài Gòn, thay quần áo tác chiến Hải Quân và đến ngã ba Bến Bạch Đằng và đường Nguyễn Huệ vào lúc 1 giờ trưa, để đón 2 đại đội khoá sinh từ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung lên, do Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu đích thân trao lại. Thiếu Tá Lực và Đại Úy Giang hướng dẫn đoàn xe chở 2 đại đội này chạy ào vào chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Quân nhân Hải Quân thấy sĩ quan Hải Quân hướng dẫn đoàn xe, nên không chống cự, vì thế việc chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân không gặp trở ngại nào.
Trong khi Đại Úy Giang phân chia lính bộ binh tước khí giới và canh gác Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Thiếu Tá Lực chạy thẳng vào Văn Phòng Tư Lệnh Hải Quân, nói với Trung Tá Đặng Cao Thăng, Tham Mưu Trưởng Hải Quân: “Cách Mạng đem quân tới chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân”. Sau này, Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng cho biết Tổng Thống Diệm có gọi ông. Hết sức bình tĩnh, ông Diệm hỏi Hải Quân ra sao, anh Quyền đâu. Ông chỉ thị phải đẩy quân của Thiếu Tá Lực ra. Nhưng lúc đó Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã bị tước khí giới rồi, ông không làm gì được.
 Trong thời gian này, có 2 máy bay của Không Quân bay rất thấp quanh Bộ Tư Lệnh Hải Quân, có lẻ để uy hiếp Hải Quân. Các chiến hạm liền nổ súng dày đặc bầu trời. Đặc biệt, chiến hạm HQ-06 đậu tại cầu A, vị trí 1, do Đại Úy Đỗ Kiểm làm Hạm Trưởng, bắn lên rất dữ dội. Thiếu Tá Lực yêu cầu Trung Tá Thăng ra cột cờ trước Bộ Tư Lệnh ra lệnh cho các chiến hạm ngưng bắn. Người trực tiếp áp tải ông là Trung Úy Thái Quang Chức. em của Trung Tướng Thái Quang Hoàng, một sĩ quan thuộc đơn vị của Đại Úy Giang.
Lúc 1 giờ 30, Trung Tá Chung Tấn Cang đem đoàn chiến đĩnh sang chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Ông đứng trên chiếc Monitor Combat (Tiền Phong Đĩnh) do Trung Sĩ Thạch Sơn lái và ra lệnh cặp vào cầu tàu Tư Lệnh. Sau đó ông lên Văn phòng Tư Lệnh đảm nhiệm vai trò Tư Lệnh Hải Quân.
Hôm sau, 2.11.1963, Trung Tá Cang được thăng Đại Tá, Thiếu Tá Lực được thăng Trung Tá và Đại Úy Giang được thăng Thiếu Tá.
Sau này Thiếu Tá Giang cho biết một hôm Trung Tá Lâm Ngươn Tánh, lúc ấy là Tham Mưu Trưởng, đã kéo ông ra kè xi măng ở bờ sông trước cầu C và nói: “Tụi bây liệu đường đi đâu thì đi xa đi. Tụi nó dự trù giết mày và thằng Lực đó.” Ít lâu sau, Trung Tá Lực được cử đi làm Tùy Viên Quân Sự tại Hán Thành, còn Thiếu Tá Giang được đổi ra Phú Quốc, làm cố vấn cho vị chỉ huy Hải Quân tại đây.
TÂM TÌNH CỦA BÀ HỒ TẤN QUYỀN
Trong một cuộc phỏng vấn của đài VNCR được thu lại bằng Video và phổ biến trên Website của Hải Quân VNCH, bà Hồ Tấn Quyền cho biết khi Đại Tá Quyền bị hạ sát, bà đang đi học về thẩm mỹ ở Nhật. Bỗng nhiên bà nhận được một công điện do Toà Đại Sứ Việt Nam ở Nhật trao lại, trong đó ghi vỏn vẹn chỉ có mấy chữ: “Tư lệnh bị thương nặng, bà về gấp.” Ở dưới ghi Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nhưng không có ai ký tên.
Khi bà về tới phi trường, có một ông bác sĩ và mấy ông Hải Quân đi đón bà. Khi về tới nhà, đứa con nhỏ chạy ra cho biết chú Lực đã giết ba chết rồi. Bà rất ngạc nhiên. Sáng hôm sau, bà được đưa đến nhà xác bệnh viện Cộng Hoà để nhận xác Đại Tá Quyền. Bà thấy ông bị bắn ba viên đạn, một viên ở tay trái, một viên trên vai và một viên ngay tim. Bà không có tiền chôn cất nên ông bà Hà Kim đã cho bà muợn 30.000 đồng và sau đó cho luôn.
Bà có đến gặp Tướng Dương Văn Minh và hỏi tại sao đã giết chồng bà, tướng này nói “chúng nó làm bậy” và chỉ xin lỗi. Tướng Đôn cũng nói như thế. Nhưng về sau bà nghe nói chính Tướng Dương Văn Minh đã giao việc thanh toán Đại Tá Quyền cho Thiếu Tá Trương Ngọc Lực. Bà cho biết Đại Úy Trương Ngọc Lực mới được chồng bà thăng Thiếu Tá hôm 25.10.1963.
Theo bà Quyền, Đại Úy Nguyễn Kim Hương Giang vốn thuộc binh chủng Thủy Quân Lục chiến, nhưng Trung Tá Lê Nguyên Khang, chỉ huy trưởng Thủy Quân Lục Chiến không thích Đại Úy Giang. Lúc đó, vợ của Đại Úy Giang đang làm việc xã hội với bà nên đã năn nỉ bà nói với Đại Tá Quyền đưa ông ta về Hải Quân, vì lúc đó Đại Tá Quyền kiêm Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến. Đại Tá Quyền đồng ý và đưa Đại Úy Giang về Hải Quân. Không ngờ việc làm ơn này đã gây thảm họa cho ông. Về sau, Thiếu Tá Giang muốn gặp riêng bà để thanh minh về cái chết của Đại Tá Quyền, nhưng bà không muốn gặp. Hiện nay, Nguyễn Kim Hương Giang đang định cư tại San Diego, California.
Cũng theo bà Quyền, Trung Tá Trương Ngọc Lực khi làm tùy viên quân sự ở Toà Đại Sứ Việt Nam tại Hán Thành đã vi phạm lỗi nặng, bị triệu hồi về và bị đưa ra trước toà án quân sự. Đại Tá Lê Nguyên Khang có điện thoại cho bà biết sáng hôm sau ông sẽ ngồi xử Trương Ngọc Lực và tuyên án nặng. Nhưng sáng hôm sau, Đại Tá Khang cho bà biết người ta đã tìm cách thả Trương Ngọc Lực ra và đưa anh ta đi trốn qua Cao Miên. Nghe nói sau đó ông ta đã đi qua Pháp nhưng bị điên nên phải đưa vào nhà thương điên và chết tại đó.
Sau khi Đại Tá Quyền chết, bà phải nuôi 8 đứa con, đứa lớn nhất mới 9 tuổi và đứa nhỏ nhất mới 8 tháng. Vợ chồng bà để dành trong 10 năm được hơn 10.000 đồng. Số tiền này bà gởi ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín, nhưng khi đến lấy tiền ra thì được cho biết Hội Đồng Cách Mạng đã tịch thu!
Bà cho biết thêm: Một số sĩ quan Hải Quân tới thăm và đốt hương cho chồng bà cũng bị cảnh cáo. Vì năm 1960 Đại Tá Quyền đã lập ra Hội Người Nhái nên có 6 anh em người nhái đến nói với bà rằng họ sẽ thanh toán tên Lực và tên Giang, nhưng bà khuyên họ: “Thôi để trời phạt mấy người đó, mấy anh đừng có làm bậy.” Một tuần sau, có 4 người nhái khác cũng đến nói như vậy, nhưng bà cũng bảo họ đừng làm.
Tổng Thống Johnson đã chí lý khi gọi các tướng lãnh Việt Nam được CIA thuê làm đảo chánh là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa”.
Ngày 12.10.2010
Lữ-Giang
Mời xem Video:
BÀ QỦA PHỤ HỒ TẤN QUYỀN KỂ AI ĐÃ GIẾT CHẾT HAI ANH EM TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.
Ngô Đình Diệm
(Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)
http://ngodinhdiem.net/01111963/ThamSatDTHoTanQuyen.html
 
Ai sát hại HQ Đại tá Hồ Tấn Quyền.

Cuộc triệt thoái tuyệt vời – Phó Ðô Ðốc Chung Tấn Cang

on

Thủ Ðô Sài Gòn trong những giờ phút hấp hối, khi các đại đơn vị CSBV áp sát tất cả bốn hướng Ðông, Tây, Nam, Bắc, sau khi SÐ 18 BB và Bộ Tư Lệnh QÐ III cùng các đơn vị trực thuộc di tản về Sài Gòn từ đêm 28 tháng 4, 1975.
Xung quanh thủ đô Sài Gòn hàng chục SÐ CSBV hiện diện, những trận mưa pháo vào phi trường Tân Sơn Nhất, nội thành Sài Gòn và các đơn vị đồn trú trong lãnh thổ của Biệt Khu Thủ Ðô. Sài Gòn náo loạn, chính phủ mới của “Ðại Tướng” Dương Văn Minh không biết phải làm gì để đối phó với tình hình nguy kịch này. Lúc bấy giờ nhiều phái đoàn của cái gọi là thành phần thứ ba, các nghị sĩ, dân biểu gọi là thiên tả, đối lập hay xìu xìu ển ển, thường chống chính quyền và kể cả phái đoàn chánh thức của chánh phủ Dương Văn Minh-Vũ Văn Mẫu, chạy tới chạy lui vào Camp Davis trong khu vực phi trường Tân Sơn Nhất để xin yết kiến xin xỏ VC tìm giải pháp. Nhưng, VC trên đà chiến thắng, họ không “quởn” nói chuyện với các phái đoàn đó.
Trong bối cảnh, các đơn vị lớn nhỏ QLVNCH đang hiện diện trong nội thành Sài Gòn và vùng ngoại ô, không nhận được lệnh lạc gì của cấp trên, Bộ Tổng Tham Mưu hay của chính phủ mới. Các đơn vị trưởng còn bám trụ ở đơn vị, không vọt đi ra biển hay đi bằng phi cơ thì tùy nghi quyết định lấy số phận của đơn vị mình, tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng hay bỏ đơn vị về nhà hay tìm cách vượt thoát ra biển Ðông…
Ngày 29 tháng 4, 1975 Sài Gòn hỗn loạn, cảnh người chen chúc đến Tòa Ðại Sứ Mỹ để hy vọng được lên trực thẳng di tản hay người ta đổ xô xuống các bến tàu tìm chỗ để ra đi khỏi Sài Gòn đang ngột ngạt giẫy chết.
BTL HQVNCH.
Trong khi đó, Phó Ðô Ðốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh Hải Quân, ông mới về đảm nhận chức vụ này chỉ được một thời gian rất ngắn. Với tầm nhìn của vị tướng lãnh sáng suốt, sau khi Quân Khu II … I thất thủ, đô đốc đã tự hoạch định một phương cách bảo toàn lực lượng để có thế ứng phó với cơn dầu sôi lửa bỏng đang ầm ập lao tới. Với tư cách là Tư Lệnh Hải Quân mới, ông thường xuyên mở những cuộc họp tham mưu và những cuộc họp lớn có tất cả các đơn vị trưởng các hạm đội, vùng duyên hải, vùng sông ngòi… đang có mặt tại 4 quân khu để đô đốc nắm chắc những gì hải quân sẽ sử dụng hiệu quả khi có biến cố, cần tới.
Qua bài viết của Hải Quân Ðại Tá Nguyễn Bá Trang được phổ biến trên các diễn đàn sau khi Ðô Ðốc Chung Tấn Cang qua đời ngày 24 tháng 1 năm 2007 tại thành phố Bakersfield-California, hưởng thọ 82 tuổi, chúng ta đọc không khỏi ngậm ngùi thương cảm cho một vị tướng hải quân kỳ tài vì có quá ít thời gian phục vụ ngành chuyên môn của mình.
Ðô Ðốc Chung Tấn Cang dù phục vụ trong hải quân, thời gian chỉ có 5% cuộc đời binh nghiệp của ông, như Hải Quân Ðại Tá Nguyễn Bá Trang viết, nhưng, Tướng Cang biểu tỏ thiên tài của ông về sự chỉ huy, điều động các đơn vị hải quân dưới quyền. Tướng Quân Cang tâm sự với người viết bài này, cách đây 6 năm khi đến thăm ông vì tình thầy trò trong quân đội, ông nói rằng rất tiếc, BTL Hải Quân đặt tại một địa điểm nhỏ hẹp tại thủ đô Sài Gòn, cách biển khá xa mà hải quân là quân chủng cần vẫy vùng hoạt động hữu hiệu ở vùng sông nước, biển cả.
Lúc bấy giờ, tôi có ý nghĩ, cấp lãnh đạo quốc gia chưa có tầm nhìn đúng về khả năng tinh nhuệ của quân chủng Hải Quân, họ phải hoạt động ở trên mặt nước, khi đưa hải quân lên bờ là chặt tay chặt chân họ. Ðô Ðốc Cang có ý ám chỉ về số phận của ông, là một phó đô đốc (Tướng Lãnh 3 sao), cấp bậc cao nhất trong quân chủng Hải Quân lại phải xa rời màu nước xanh biên biếc của biển cả, ông không được phục vụ hay chỉ huy ngành chuyên môn của mình một thời gian quá dài.
Cuộc chính biến 1 tháng 11, 1963, Tư Lệnh Hải Quân, Hải Quân Ðại Tá Hồ Tấn Quyền bị quân đảo chánh giết và quân chủng Hải Quân là đại đơn vị không được quân đảo chánh tin dùng vì sợ còn trung thành với chế độ của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm.
Vật đổi sao dời, có một thời gian ngắn, Ðô Ðốc Chung Tấn Cang cũng được về làm Tư Lệnh Hải Quân và sau đó ông bị cho “lên bờ,” ông đi lang thang trên bộ, giữ những chức vụ như Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy Tham Mưu ở tận Ðà Lạt, cách xa Sài Gòn và xa biển cả mênh mông. Sau đó, Ðô Ðốc Cang được đổi về làm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn-Gia Ðịnh vài năm mà người viết bài này được may mắn làm việc dưới quyền của một vị tướng mà tôi kính trọng nhất trong cuộc đời binh nghiệp 13 năm của mình. Ðô Ðốc Chung Tấn Cang đã chứng tỏ, đặc biệt là cựu chiến sĩ QLVNCH, rất hãnh diện có một vị tướng tài, có tầm nhìn chiến thuật, chiến lược sâu rộng và Ðô Ðốc Cang xứng đáng là vị tướng tài nhất trong QLVNCH về phương diện hành quân triệt thoái thành công và tuyệt vời nhất
Mới đây, trước ngày Trung Tướng Nguyễn Văn Minh tức Tướng Minh Ðờn ra đi ngày 24 tháng 11, 2006 ở thành phố San Diego-California, khoảng hơn một tuần trước đó, tôi có dịp đi viếng thăm ông thầy cũ, Ðô Ðốc Chung Tấn Cang sau nhiều lần đi bệnh viện về, dưỡng bệnh tại nhà riêng ở thành phố Bakersfield, một thành phố buồn hiu so với miền Nam Cali.
Trong một ngôi nhà khiêm nhường, cũ kỹ tuổi thọ của ngôi nhà cũng 3, 4 chục năm. Phu nhân của Ðô Ðốc tuổi cũng vào hàng gần 80, bà còn khỏe mạnh chuẩn bị sẵn bữa ăn trưa để đãi khách. Chúng tôi, gồm có cựu Trung Tướng Ðặng Văn Quang, bà Ðặng Văn Quang, ông Ðỗ Bá Ngữ, một người bạn đồng môn cùng học Trường Hàng Hải Thương Thuyền với Ðô Ðốc Cang và cùng khóa với cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào thập niên 40, lại đồng tuế tuổi Bính Dần, năm 1926, và đồng cư ngụ ở Sài Gòn cạnh nhau hàng mấy chục năm dài và vợ chồng tôi là đàn em của các vị ấy. Trước đây, hễ mỗi lần vợ chồng chúng tôi đến thăm viếng Ðô Ðốc Cang, phu nhân của ông đều mời chúng tôi ăn, đúng đặc trưng của người gốc miền Nam chân chất, thành thật và hiếu khách.
Ðô Ðốc Chung Tấn Cang mời khách uống rượu vang mà thứ rượu quý ông cất giữ lâu ngày. Gặp bạn xưa là ông Ðỗ Bá Ngữ, ông vui gọi xưng mầy tao giữa hai ông cụ già 82 tuổi, tôi nghe sao dễ thương như thấm vào tim mình và sẽ viết về tình thâm giao của hai cụ cao niên này trong một bài khác.


Saigon, South Vietnam falls to the communist from the North
N 336635 029: Saigon, South Vietnam falls to the communist from the North after intense fighting. Many try to flee by ground, air and sea with the help of American Soldiers, South Vietnam, April, 1975. (Photo by Dirck Halstead / Liaison Agency)
Trở lại cuộc triệt thoái của Quân Chủng Hải Quân, tất cả hạm đội được Ðô Ðốc Chung Tấn Cang ra lệnh “Lên Neo,” nghĩa là sẵn sàng tham dự cuộc hành quân triệt thoái vĩ đại nhất của Quân Chủng Hải Quân và điểm hẹn là đảo Côn Sơn và Phú Quốc. Lệnh hành quân triệt thoái lịch sử được ban ra vào ngày N tức là sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975 trong khi chính phủ Dương Văn Minh-Vũ Văn Mẫu hết có thuốc chữa, ngăn chận được sự tiến quân bôn tập của CSBV về cưỡng chiếm thủ đô Sài Gòn.
Lúc này, Ðô Ðốc Chung Tấn Cang không nhận được bất một lệnh lạc gì của chính phủ của Bộ Tổng Tham Mưu. Tướng Quân Chung Tấn Cang chứng tỏ khả năng nhìn xa hiểu rộng của một vị tướng tài trong QLVNCH, ông đã có kế hoạch sẵn sàng chờ lệnh là thi hành, nhưng lệnh không có thì không lẽ ông bó tay chờ CSBV đến tiếp thu BTL Hải Quân mà ông đang ngồi ở đó. Ðô Ðốc Chung Tấn Cang tự ý ra lệnh cho hạm đội của quân chủng Hải Quân “Lên Neo” và tất cả những chiến hạm, tàu tuần duyên, các giang đoàn còn khiển dụng nhổ neo ra khơi theo lệnh của ông để khi được lệnh của thượng cấp là quay tàu về giải cứu Sài Gòn mà bài viết “Một Thoáng Suy Tư” của Hải Quân Ðại Tá Nguyễn Bá Trang, nguyên tư lệnh đơn vị Ðặc Nhiệm Thủy Bộ 211 đã mô tả chi tiết về cuộc hành quân triệt thoái này.
Ðô Ðốc Cang tâm sự với tôi rằng, đến bây giờ (nghĩa là 6 năm trước đây), ông tự cho mình là một quân nhân vô kỷ luật, không chờ lệnh thượng cấp, tự ý ban lệnh hành quân triệt thoái cho các đơn vị dưới quyền. Ðô đốc vừa nói đến đó. bỗng ông nở một cười tươi dù mình vô kỷ luật nhưng đã cứu được hơn 40 chục ngàn nhân mạng được các chiến hạm Hải Quân VNCH chở ra khơi và đến bến bờ tự do an toàn.
Cac chien ham hai quan VNCH tren duong di tan den Subic Bay
Ðô Ðốc Cang sau khi uống thêm một ngụm rượu vang nữa, ông cười tươi hơn, ông nhìn tôi nói thật tình với lòng ông: “Chú nghĩ coi, tôi đã bảo toàn được hầu hết các chiến hạm, tàu thuyền của Hải Quân QLVNCH, đưa đi an toàn, nếu trị giá bằng đô la Mỹ, các tàu chiến cũng trị giá hàng triệu triệu, người Mỹ để vậy hoặc tân trang lại viện trợ cho các nước khác mà họ cũng tính ra bằng đô la. Nếu người Mỹ biết điều, họ thưởng cho chúng tôi, Hải Quân VNCH chừng vài ngàn hay vài chục ngàn đô mỗi chiếc tàu chiến, chắc ngày nay cuộc sống của tôi và anh em Hải Quân không phải cơ cực làm việc lao động tầm thường như tôi đã trải qua.”
Những lời nói chân tình của Ðô Ðốc Chung Tấn Cang, dù nói chơi hay nói thật cũng làm cho chúng ta suy nghĩ. Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ không muốn cho nhiều người VN di tản ồ ạt sang Hoa Kỳ, họ muốn bỏ lại tất cả tài sản và QLVNCH cũng phải làm như vậy. Một hay hai ngày trước cuộc triệt thoái 29 tháng 4, 1975, một phụ tá Bộ Quốc Phòng Mỹ cùng đi với một người Mỹ nói tiếng Việt rất giỏi đến thuyết phục đô đốc ra đi bằng chiếc trực thăng họ đã lái tới đậu ở BTL Hải Quân. Nếu Ðô Ðốc Chung Tấn Cang chỉ biết mình mà không lo đến sự an toàn sinh mạng của các chiến sĩ dưới quyền và đồng bào, thân nhân của Hải Quân, lấy chiếc trực thăng cùng với gia đình bay ra khơi, an toàn cho gia đình ông, dễ dàng quá.
Nếu thế, chúng ta không có gì để phải nói nhiều về Ðô Ðốc Chung Tấn Cang. Chính đô đốc là người anh hùng bảo toàn được tài sản quý giá hàng triệu triệu Mỹ kim của quốc gia VNCH và của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ không để lọt vào tay địch. Quan trọng hơn, có trên 40 ngàn người VN đã được di tản an toàn đến bến bờ tự do, biết bao gia đình nhờ có cuộc ra đi của vị chỉ huy “vô kỷ luật” chưa có lệnh của thượng cấp mà tự ý cho lệnh “Lên Neo” mà ngày nay nhiều gia đình ăn nên làm ra.
Chúng ta hãy hiệp ý cầu nguyện hương linh Gioan Baotixita Chung Tấn Cang sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa nơi cõi Thiên Ðàng.
Anh Phương Trần Văn Ngà.
http://vietland.net/showthread.php?t=23664&page=2&s=495ac6d893c7d79e9152da0b13311841
 
Đề Đốc VNCH CHUNG TẤN CANG - Quân Cờ Của Đại Sứ Mỹ | Kẻ Phản Bội Đâm Sau Lưng ông Ngô Đình Diệm

Ý nghĩa thắng lợi của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/01/1973 - 27/01/2020) (15/01/2020, 14:10)

Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Từ Hiệp định này, quân xâm lược Mỹ đã phải cuốn cờ rút khỏi Việt Nam, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng Việt Nam. Là sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Ảnh: Tư liệu nguồn internet
Với thắng lợi của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Đây cũng chính là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đế quốc Mỹ nhanh chóng nhảy vào miền Nam, thế chân thực dân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. Việt Nam một lần nữa trải qua cuộc chiến tranh trường kỳ, bền bỉ chống Mỹ để đi tới việc ký kết Hiệp định Pari, ngày 27 tháng 1 năm 1973.
Do liên tiếp bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam, nhất là sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện hội nghị đàm phán với đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 13/5/1968), và sau đó với đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 25/1/1969).
Hội nghị Pa-ri là cuộc đối thoại giữa hai thế lực đối đầu trên chiến trường, giữa một bên là lực lượng xâm lược có thế mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế nhưng lại yếu về chính trị, tinh thần; với một bên là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, tuy có điểm yếu tương đối về quân sự và kinh tế nhưng lại có thế mạnh tuyệt đối về chính trị - tinh thần và chính nghĩa. Hội nghị còn là cuộc đối chọi giữa hai nền ngoại giao: Nền ngoại giao nhà nghề của một siêu cường với nền ngoại giao của một nhà nước cách mạng còn non trẻ. Bởi vậy, đây là một cuộc đấu quyết liệt giữa hai ý chí, hai trí tuệ, hai loại pháp lý và đạo lý và mưu lược… khác nhau.
Từ phiên họp đầu tiên (ngày 13/5/1968) đến khi đạt được dự thảo Hiệp định Pari về Việt Nam (tháng 10/1972), Hội nghị bốn bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) ở Pari đã trải qua 201 phiên họp chung công khai và 54 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm 9 tháng.
Tháng 1 năm 1969, Hội nghị 4 bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên tại Pari. Lập trường bốn bên, mà thực chất là của hai bên, Việt Nam và Mỹ, giai đoạn đầu rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt trên bàn hội nghị, đến mức nhiều lúc phải gián đoạn thương lượng. Trong thời gian này, trên chiến trường cả hai bên Việt Nam và Mỹ đều tìm mọi cách giành thắng lợi quyết định về quân sự để thay đổi cục diện chiến trường, lấy đó làm áp lực cho mọi giải pháp chấm dứt chiến tranh trên thế mạnh mà cả hai phía đang giành giật trên bàn đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, Đông Bắc và Đông Nam Campuchia trong năm 1971; các chiến dịch tiến công Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bình Định, Khu 8 Nam Bộ… trong năm 1972 đã làm quân Mỹ - nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán.
Ngày 8/10/1972, phái đoàn Việt Nam đưa cho Mỹ bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến ký kết. Lúc đầu, bản dự thảo được các bên nhất trí nhưng đến ngày 22/10/1972 phía Mỹ lật lọng viện dẫn chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đòi sửa đổi bản dự thảo. Đêm 18/12/1972, tổng thống Mỹ Nixon ra lệnh ném bom huỷ diệt Hà Nội và Hải Phòng bằng B52. Cuộc đụng đầu lịch sử trong 12 ngày đêm được ví là "Trận Điện Biên Phủ trên không" kết thúc bằng việc 38 pháo đài bay B52 và 43 máy bay chiến đấu khác của Mỹ bị bắn rơi ngay trên bầu trời Hà Nội. Thất bại của Mỹ trên chiến trường miền Nam cùng với thất bại của không quân chiến lược Mỹ trên bầu trời Hà Nội, đẩy Mỹ vào thế thua không thể gượng nổi, buộc chúng phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán tại Pari. Trên tư thế bên chiến thắng, phái đoàn ta tại cuộc đàm phán đã kiên quyết đấu tranh giữ vững nội dung của dự thảo Hiệp định đã thoả thuận.
Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam chính thức được ký kết ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các hội nghị phố Clêbe ở Pari. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 7 giờ sáng ngày 28/1/1973.
Nội dung Hiệp định nêu rõ:
Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ViệtNam.
Hoa Kỳ phải hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Rút hết quân đội của Mỹ và của các nước khác, cố vấn và nhân viên quân sự, vũ khí và dụng cụ chiến tranh, hủy bỏ tất cả các căn cứ quân sự.
Tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ.
Hiệp định Pari năm 1973 là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. Hiệp định góp phần ngăn chặn mọi âm mưu can thiệp trở lại của Mỹ khi toàn dân, toàn quân ta giành thắng lợi hoàn toàn với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuộc đấu tranh này phản ánh sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, trên cơ sở chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hiệp định Pari về Việt Nam mãi mãi là trang sử vàng chói lọi, thể hiện cao độ bản lĩnh, tinh thần, trí tuệ của con người và nền văn hóa Việt Nam được kết tinh từ lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau những bài học vô giá./.
Nguồn: Tuyết Mai – Phòng VH&TT
Ai phá Hiệp định Paris?
 
Giải Mật 27 Bức Thư Bí Ẩn Tìm Được Trong Tư Dinh NGUYỄN VĂN THIỆU VNCH
 

Sau ngày 27/1/1973 và chính sách 4 không của ông Thiệu

 - Được khuyến khích bởi cả Kissinger và Nixon, Tổng thống Thiệu đã tái khẳng định chính sách “4 không” ngay khi Hiệp định Paris được ký: Không thừa nhận kẻ thù, không có chính phủ liên minh dưới bất kỳ vỏ bọc nào, không trung lập hóa những người thân Cộng sản ở miền Nam Việt Nam, và không nhượng đất cho người Cộng sản.
LTS45 năm đã qua, kể từ ngày ký Hiệp định Paris, những chứng nhân lịch sử không còn bao nhiêu. Bản vẽ ký ức về Hiệp định Paris, vì thế, bắt đầu xuất hiện những chấm mờ, trong khi câu chuyện lịch sử này vẫn còn những ý kiến trái chiều, gây nhiều tranh cãi.
Chúng tôi đã liên hệ với giáo sư Ngô Vĩnh Long, đang giảng dạy tại khoa Lịch sử, đại học Main, Hoa Kỳ, một học giả lâu năm về lịch sử Đông Nam Á, Đông Á và quan hệ châu Á - Mỹ. Năm 1964 ông Ngô Vĩnh Long từng tham gia biểu tình chống chế độ Nguyễn Khánh ở Sài Gòn. Tháng 10/1964 khi sang học tại Harvard College (Hoa Kỳ), ông Ngô Vĩnh Long đã làm dậy sóng xứ cờ hoa bằng hàng loạt nỗ lực chống chiến tranh, chỉ trích mạnh mẽ việc quân đội Mỹ đẩy mạnh chiến tranh tại Việt Nam.
Ngày 14/4/1965, chỉ hơn một tháng sau khi quân Mỹ chính thức đổ bộ vào Đà Nẵng, thì một sự kiện đã diễn ra gây rúng động Washington D.C. Đó là cuộc xuống đường của khoảng 25.000 người tại thủ đô của Mỹ để phản đối việc nước này triển khai quân đội tham chiến tại Việt Nam. Và ông Long chính là thành viên nhóm tổ chức cuộc biểu tình trên.
Ông đã cùng GS Noam Chomsky và một số nhân vật khác đã đi đến nhiều đại học Mỹ trình bày về vai trò của Mỹ ở Việt Nam và cảnh báo là Mỹ sẽ đưa quân vào Việt Nam. Diễn biến này khiến chính trị gia đầy quyền lực của đảng Cộng hòa là Richard Nixon, người trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 1969, đã viết một bức thư gửi đến tờ The New York Times cho rằng cuộc biểu tình là “một chiến thắng của Việt cộng”.
Ngày 30/4/2005, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã tổ chức một sự kiện để 2 giáo sư Ngô Vĩnh Long và Chomsky nói chuyện trước 2.000 người để kể về những ngày lịch sử trên.
Hôm nay, kỷ niệm 45 năm ngày ký Hoà đàm Paris, giáo sư Ngô Vĩnh Long đã chia sẻ với Tuần Việt Nam nghiên cứu của ông về giai đoạn thực thi Hiệp định Paris. Mời quý vị độc giả theo dõi.
Sau ngày 27/1/1973 và chính sách 4 không của ông Thiệu
Ông Lê Đức Thọ, đại diện đoàn đại biểu của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bên phải) và ông Henry Kissinger, phái viên của Tổng thống Mỹ, cùng ký tắt vào Hiệp định Paris tại Trung tâm hội nghị quốc tế ngày 23/1/1973. Các bên tham gia đàm phán và ký kết hiệp định Paris gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn miền bắc Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ làm cố vấn) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (đoàn miền nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn), Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Ảnh: AP
Các cuộc chiến tranh thường tạo ra mọi loại thay đổi – như về tự nhiên, kinh tế, xã hội và đạo đức – và để lại một di sản phân cực. Chiến tranh càng kéo dài, thay đổi càng tồi tệ hơn và phân cực càng sâu sắc hơn. Vì vậy, các nỗ lực tái hòa giải và thích nghi phải được thúc đẩy ngay trong khi chiến tranh đang diễn ra nhằm tạo nền tảng để xây dựng một đất nước.
Ký kết Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam ngày 27/1/1973, Mỹ cam kết sẽ rút khỏi Việt Nam cả về quân sự và chính trị để cho phép người dân miền Nam “tự quyết định tương lai chính trị của Nam Việt Nam thông qua các cuộc bầu cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát của quốc tế” (Điều 9b).
Điều 4 nói rằng “Mỹ sẽ không tiếp tục can thiệp quân sự hoặc can dự vào các công việc nội bộ của Nam Việt Nam”. Và điều 9c một lần nữa nhấn mạnh “Các nước ngoài không nên áp đặt bất kỳ xu hướng chính trị nào hay cá nhân nào đối với người dân miền Nam”. Thỏa thuận trên đã chia hai phần song song và bằng nhau ở miền Nam: RVN và PRG (Chính phủ cách mạng lâm thời của RVN).
Theo điều 11, ngay sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngày 27/1, hai bên phải “ngừng mọi hành động trấn áp và phân biệt đối với các cá nhân và tổ chức từng hợp tác với bên kia” và đảm bảo “tự do về người, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do các hoạt động chính trị, tự do tôn giáo, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm việc, quyền sở hữu tài sản, và quyền tự do lập doanh nghiệp”.
Điều 12 nói rõ hơn: “Ngay sau ngừng bắn, hai bên ở miền Nam sẽ tiến hành các cuộc tham vấn… để thiết lập một Hội đồng Quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm 3 thành phần. Hội đồng sẽ vận hành trên nguyên tắc đa số. Sau khi Hội đồng đảm nhận các chức năng của mình, hai bên ở miền Nam sẽ tham vấn về thành lập các hội đồng cấp thấp hơn”. Hội đồng Quốc gia này sẽ có nhiều nhiệm vụ khác nhau, trong đó có nhiệm vụ “hòa giải và hòa hợp dân tộc và đảm bảo các quyền tự do dân chủ”. “Thành phần” thứ ba trong thỏa thuận được hiểu là “Lực lượng thứ ba”, gồm các cá nhân và tổ chức không liên kết với chính quyền RVN của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Lực lượng thứ nhất) hay chính phủ PRG (Lực lượng thứ hai).
Như vậy, Hội đồng Quốc gia được cho là đại diện của cho các lực ượng chính trị khác nhau ở miền Nam và có quyền lực cao hơn cả chính quyền Sài Gòn và chính phủ PRG trong một số lĩnh vực của đời sống chính trị ở miền Nam.
Tuy nhiên, 3 ngày trước khi ký Hiệp định Hòa bình Paris, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vẫn nhấn mạnh trong một cuộc họp báo rằng chính sách của Mỹ là phản đối việc “áp đặt một chính phủ liên minh hoặc một chính phủ giả danh liên minh ở miền Nam”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Richard M.Nixon loại bỏ mọi vai trò của PRG trong chính phủ tương lai ở miền Nam.
Chuyên gia về Việt Nam Gareth Porter giải thích: “Trong các tuyên bố trên đài báo ngày 23/1/1973, Nixon… thông báo rằng Mỹ sẽ ‘tiếp tục thừa nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam”… Tuyên bố rằng Nixon thừa nhận RVN là ‘chính phủ hợp pháp duy nhất’ ở miền Nam chỉ làm reo giắc một cuộc chiến mới”.
Được khuyến khích bởi cả Kissinger và Nixon, Tổng thống Thiệu đã tái khẳng định chính sách “4 không” ngay khi Hiệp định Paris được ký: không thừa nhận kẻ thù, không có chính phủ liên minh dưới bất kỳ vỏ bọc nào, không trung lập hóa những người thân Cộng sản ở miền Nam Việt Nam, và không nhượng đất cho người Cộng sản.
Sau này, trong một bài phỏng vấn đăng trên tờ Vietnam Report số ra ngày 14/7/1973, một ấn bản bằng tiếng Anh của Hội đồng các vấn đề đối ngoại Sài Gòn do Đại sứ Mỹ tại RVN phát hành, Tổng thống Thiệu nói rằng: “Việt Cộng hiện đang cố biến các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của họ thành một nhà nước với một chính phủ mà họ gọi nói là giống kiểu thể chế thứ hai ở miền Nam. Họ cũng có thể hy vọng rằng khi chính phủ này được quốc tế công nhận, dư luận quốc tế sẽ buộc hai chính quyền sáp nhập vào một chính phủ liên minh. Nếu điều đó xảy ra, họ sẽ chỉ đồng ý với một chính phủ liên minh hời hợt, chính phủ mà sau đó sẽ tìm cách dễ dàng đàm phán với Hà Nội”.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, ông Thiệu tuyên bố: “Trước tiên, chúng ta phải cố hết sức để Việt Cộng (Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam) không thể được xây dựng thành một nhà nước, một nhà nước thứ hai ở miền Nam”. Ông nói tiếp rằng sau đó chính phủ của ông sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để ngăn cản việc thành lập một Lực lượng thứ ba, coi mọi cá nhân thuộc Lực lượng thứ ba là những người thân Cộng sản. 
Sau ngày 27/1/1973 và chính sách 4 không của ông Thiệu
Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hoà trong Ban Liên hợp quân sự bốn bên trung ương. Ảnh tư liệu.
Bá Cẩn, Chủ tịch Hạ viện ở Sài Gòn và một trong những người ủng hộ ông Thiệu nhất, cho biết: “Không có cái gọi là hòa hợp dân tộc và hòa giải dân tộc” với các lực lượng chính trị khác. Đây là những phản ứng công khai của RVN đối với đề xuất của ông Nguyễn Văn Hiếu rằng Hội đồng Quốc gia về hòa giải và hòa hợp dân tộc lập ra càng sớm càng tốt, khi ông dẫn dầu phái đoàn PRG đến dự phiên họp thứ 14 của Hội nghị tham vấn thực thi Hiệp định Hòa bình Paris giữa các bên ở miền Nam diễn ra ngày 28/6/1973 ở La Celle-Saint-Cloud, Pháp.
Đề xuất của ông Hiếu là “Hội đồng Quốc gia nên bao gồm 3 thành phần ngang nhau có chỗ đứng như nhau. Môi bên trong hai bên ở miền Nam nên chỉ định các phái đoàn cho các thành phần của mình trong Hội đồng. Thành phần thứ ba sẽ gồm những người thuộc các xu hướng tôn giáo và chính trị khác nhau không thuộc bên nào trong hai bên trên nhưng đều ủng hộ Hiệp định Hòa bình Paris. Cần đảm bảo rằng các xu hướng tôn giáo và chính trị nói trên được lắng nghe, rằng thành phần này phải thực sự được có đại diện và có một vai trò độc lập và hưởng một quy chế công bằng trong Hội đồng”.
Cuối tháng 4/1973, Hoàng Đức Nhã, anh họ của ông Thiệu và là cố vấn thân cận nhất, đã tuyên bố: “Nếu bạn không phải là người theo Cộng sản thì bạn là một người Dân tộc chủ nghĩa [tức ủng hộ Thiệu]; nếu bạn không phải là một người Dân tộc chủ nghĩa thì bạn là một người theo Cộng sản. Không có kiểu một thành phần thứ ba hay thứ tư nào hết”. Một lần nữa, đầu tháng 10/1973, ông Thiệu tuyên bố rằng mọi nhóm Lực lượng thứ ba đều bị coi là “phản quốc”, “do Cộng sản giật dây”.
Để hiểu rõ hơn các lý do và ý định đằng sau các tuyên bố của ông Thiệu và các quan chức dưới quyền ông, cần phải nói vài từ về Lực lượng thứ ba, hoặc “thành phần thứ ba”, và tại sao Hiệp định Hòa bình Paris lại nêu rõ rằng “ngay sau ngừng bắn, hai bên của miền Nam phải tiến hành tham vấn… để lập ra một Hội đồng Quốc gia về hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm 3 thành phần”.
Lực lượng thứ ba
Cụm từ Lực lượng thứ ba hay Giải pháp thứ ba đã được đặt đối lập với các chế độ khác nhau ở Sài Gòn từ đầu những năm 1960.
“Thành phần thứ ba” sau đó được đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc (DRV) sử dụng từ năm 1968 cho đến khi thỏa thuận được ký nhằm thúc đẩy một chính phủ liên minh gồm 3 thành phần. Đến năm 1972 các ấn bản bằng tiếng Anh của Hà Nội đã bắt đầu sử dụng cụm từ Lực lượng thứ ba để chỉ tổng thể các nhóm ở khu vực thành thị ở miền Nam phản đối chế độ của ông Thiệu. Ví dụ tờ Vietnam Courier, một ấn phẩm hàng tháng của Bộ Ngoại giao DRV, số ra tháng 12/1972 viết rằng “tại Sài Gòn, một lực lượng thứ ba đã bắt đầu trở thành một thách thức đối với nhà độc tài nhãi nhép [Thiệu] đang tìm cách phủ nhận sự tồn tại của lực lượng này”.
Từ năm 1969 đến khi ký kết Hiệp định Hòa bình Paris, khoảng 100 nhóm Lực lượng thứ ba với quy mô lớn nhỏ khác nhau và xu hướng chính trị khác nhau đã trở thành các vùng thành thị ở miền Nam, và một vài trong số này đã không đồng tình với DRV và PRG trong một số lĩnh vực, một phần vì chính quyền Nixon leo thang chiến tranh thông qua chương trình gọi là Việt Nam hóa, gây thêm nỗi đau cho nhiều tầng lớp nhân dân miền Nam ở nông thôn và thành thị.
Ngô Vĩnh Long
Kỳ 2:Dùng người Đông Dương diệt người Đông Dương và sự giả dối có hệ thống
Kỳ 3: Sự đầu hàng vô điều kiện đã đặt dấu chấm hết
--------------------
Chú thích:
RVN = Republic of Vietnam = Chính quyền Saigon.
PRG = Provisional Revolutionary Government (of South Vietnam) = Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam.
DRV = Democratic Republic of Vietnam = Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TT&HĐ I - 9/d

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH