Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN, YÊNG HÙNG NGỤY TẶC 27

-Chế độ Việt nam cộng hòa là chế độ "lộng giả thành chân" thứ thiệt.
-Quân tướng VNCH mạo danh là quân tử nhưng thực ra chính danh là ngụy quân tử. Hầu hết tướng lĩnh VNCH đều bắt đầu đường binh nghiệp bằng việc đầu quân cho Thực dân Pháp, phản quốc. Đó là lũ "tướng tiền" chứ không phải "tướng tài". 
-Việt Cộng sinh ra nhằm giải phóng đất nước, thống nhất giang sơn. VNCH do ngoại bang nhào nặn ra nhằm vì danh lợi mà làm tay sai cho chúng, yêu Tổ Quốc bằng cách cam tâm và cả mù quáng "cõng rắn cắn gà nhà", âm mưu chia cắt giang sơn của giống nòi mình, gieo rắc hận thù Dân Tộc cho chính giống nòi mình.

           Không nỗi đau nào bằng nỗi đau "nồi da xáo thịt"
           Không nỗi buồn nào bằng nỗi buồn chia cắt giang sơn
          Yêu Tổ Quốc là phải biết thương tận lòng Tổ Quốc
          Thật bụng khen chê, thà ngây như kẻ thất phu.
---------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

"LỘNG GIẢ THÀNH CHÂN"

Thành ngữ Việt Nam có câu "lộng giả thành chân” có nghĩa là “bỡn quá hóa thật”. Trước khi tìm hiểu định nghĩa này, tôi và nhiều người thường hiểu câu thành ngữ này nôm na là, biến cái giá thành cái thật, hay lời nói dối được nói đi nói lại nhiều lần lâu ngày ngưòi ta sẽ tin là thật.(...)
                   Trận Phước Long 1974 - Bi Kịch Chiến Trường 1975 - Quân Sử VNCH - Chiến Tranh Việt Nam

Chiến thắng Phước Long, tạo đà cho thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Đại thắng mùa xuân năm 1975

Cập nhật lúc 09:58 13/09/2019
“Trận tiến công và giải phóng thị xã Phước Long và giải phóng toàn bộ tỉnh Phước Long (từ ngày 31/12/1974 - ngày 6/1/1975) là đỉnh cao của chiến dịch Đường 14 - Phước Long”. (Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Duy Hồng, nguyên Cán bộ Ban Tuyên huấn Phòng Chính trị Quân khu 10).
   
Đồng chí Nguyễn Duy Hồng (mang súng đứng bên phải) và lực lượng vũ trang địa phương trên chiến lợi phẩm (xe Jeep địch) trong chiến dịch giải phóng Phước Long (Ảnh tư liệu).
 Diễn biến trận đánh
     Sau khi các Chi khu quân sự Đồng Xoài, Bù Đốp, Bù Đăng và quốc lộ 14 bị ta chiếm. Quân địch ở Phước Long rơi vào thế cô lập, bị cắt khỏi Quân đoàn 3 Ngụy. Chúng chỉ còn chiếm đóng một phạm vi hẹp hơn 2kmhình tam giác mà 3 đỉnh là: Thị xã Phước Long, Chi khu Phước Bình và núi Bà Rá. Trong đó núi Bà Rá là vị trí chiến lược có thể khống chế được toàn vùng. Núi Bà Rá cao 736m, nơi địch đặt vị trí đài quan sát, căn cứ chỉ huy thông tin. Thế bố trí phòng thủ thị xã Phước Long là thế “chân vạc”, muốn giữ được thị xã Phước Long thì phải giữ được Phước Bình, Bà Rá. Muốn giữ được Bà Rá, Phước Bình phải giữ được chu vi Thác Mơ, Phước Lộc và vòng cung 309, đường 10. Cách phòng thủ thị xã của địch là phòng thủ chu vi, có tuyến trong tuyến ngoài, có khu vực tự thủ, khu vực phòng thủ cơ bản, có nhiều vị trí phòng thủ cố định. Vòng ngoài chúng bố trí hệ thống lính bảo an dân vệ do Tiểu đoàn 340 bảo an làm nồng cốt. Tiểu đoàn 1 của Chiến đoàn 7 được đổ xuống sau khi ta tấn công Đồng Xoài, có các căn cứ: trung tâm chỉ huy hành quân, dinh tỉnh trưởng, sân bay, kho tàng và công sở ngụy quyền…
      Về phía lực lượng ta có Tiểu đoàn 2 bộ binh của Trung đoàn 165, tiểu đoàn pháo cao xạ và 2 khẩu đội pháo 105 chiếm lĩnh cao điểm ở hướng tây nam Phước Bình. Trung đoàn 165, thuộc Sư đoàn 7 triển khai tiến công Phước Bình trên hai hướng tây bắc và đông nam. Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 141 làm nhiệm vụ chia cắt Phước Long và Phước Bình. Trung đoàn 429 đứng ở chân núi Bà Rá; Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 là dự bị chiến lược. Trung đoàn 16 hợp vây phía đông bắc thị xã (phía bờ bắc sông Bé). Lữ đoàn 25 đảm bảo cầu phà vượt sông Bé tại Trà Thanh. Các đơn vị binh chủng: 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ. Bộ đội địa phương tỉnh đứng ở Phước Lộc và Trung đoàn 271 làm nhiệm vụ vu hồi ở hướng Thác mơ.
       Rạng sáng ngày 31/12/1974, ta nổ súng tấn công Chi khu Phước Bình và pháo kích Phước Long. Các mũi tiến công của Trung đoàn 165 phối hợp nhịp nhàng, đúng kế hoạch, song địch phản kích quyết liệt nên nhịp độ tiến công bị chậm. Được xe tăng chi viện hỏa lực, tăng sức đột phá, các Tiểu đoàn 4,5 (Trung đoàn 165) nhanh chóng chiếm các mục tiêu. Đến 15 giờ 30 phút, Chi khu quân sự Phước Bình bị quân ta đánh chiếm, “chân vạc 1” bị ta xóa sổ. Đêm 30 rạng 31/12, hỏa lực cao xạ của Sư đoàn 7 bắn thẳng lên đỉnh núi hỗ trợ cho Tiểu đoàn 79, Đoàn đặc công 429. Đến sáng ngày 1/1/1975 “chân vạc 2”, núi Bà Rá bị ta đánh chiếm, thế phòng thủ chân kiềng của địch bị bẻ gãy. Từ các hướng bộ đội nhanh chóng áp sát thị xã, tiêu diệt các vị trí vòng ngoài của địch. Chiều tối ngày 1/1, Trung đoàn 165 đến cầu Suối Dung, Trung đoàn 141 chiếm các ấp Nhơn Hòa 1,2. Trung đoàn 271 vượt qua Thác Mơ đến Tư Hiền 2. Bộ đội địa phương Bình Phước tiêu diệt đồn Phước Lộc. Tiểu khu Phước Long bị đặt trong tầm súng bắn thẳng của Trung đoàn 16, 141, 165, 201, 271, vòng vây ngày càng khép chặt. Đài quan sát của ta trên núi Bà Rá đã hiệu chỉnh các loại hỏa lực bắn vào thị xã gây nên cảnh hỗn loạn, làm cho địch hoang mang lo sợ. Các đơn vị binh chủng nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa: Trận địa pháo 105 (6 khẩu) và pháo 85 (4 khẩu) ở phía bắc Phước Bình, trận địa cối 160 ở phía tây thị xã, phía đông là trận địa pháo 130 ly (6 khẩu). Hai tiểu đoàn pháo cao xạ 37 và 57, 10 xe tăng, tiểu đoàn công binh đứng ở khu vực cầu Suối Dung, khu đồi Sơn Giang đến ngã ba Tư Hiền. Sáng ngày 2/1, pháo binh bắn vào các mục tiêu quân sự trong thị xã, bộ binh xung phong đánh chiếm các vị trí được phân công. Hướng nam, Trung đoàn 165 đánh chiếm Trại đoàn Văn Kiều (do Tiểu đoàn 1, Chiến đoàn 7 và Tiểu đoàn 340 bảo an trấn giữ) thu 2 khẩu pháo và phát triển về hướng hồ Long Thủy. Hướng đông nam, Trung đoàn 271 chiếm Tư Hiền 2 phát triển về hướng bãi để xe của địch ở đông nam thị xã. Trung đoàn 141 chiến đấu quyết liệt với Tiểu đoàn 1 Chiến đoàn 7 của Ngụy ngay tại của mở, 4 đại đội vào được thị xã giật với địch từng căn nhà, khu phố. Tình huống chiến đấu ngày càng căng thẳng, ác liệt... Tốc độ chiến đấu chậm, một phần do quân ta trải qua hơn 20 ngày chiến đấu liên tục (tính từ ngày mở chiến dịch 14/12/1974) quân số, vũ khí chưa kịp bổ sung. Hơn nữa, địch bị dồn vào thế cùng đường, chúng ngoan cố dựa vào hệ thống công sự kiên cố để chống cự quyết liệt. Quân đoàn 3 Ngụy cho tăng cường không quân ném bom (53 chiếc F5, A37) gây khó khăn cho ta. Để tăng sức chiến đấu, Trung đoàn 201 tăng cường cho hướng tiến công của Trung đoàn 141, các đơn vị được lệnh xốc lại đội hình, củng cố lực lượng.
       Ngày 3/1 bộ đội ta tiếp tục đánh chiếm thị xã, tuy ta đã chiếm được một số bàn đạp tốt, thế bao vây đã hình thành hoàn chỉnh. Song địch bị dồn vào thế cùng, chống trả quyết liệt. Nhưng chúng đang đứng trước tình huống bị tiêu diệt, nên bị dao động, quân tiếp viện chưa thể đưa tới được. Trước tình huống đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định tập trung lực lượng đột phá khu vực then chốt phía Nam tiểu khu, bao vây chặt và chia cắt quân địch trong thị xã, diệt từng bộ phận tiến tới diệt toàn bộ. Ngày 4/1, từ 5 giờ sáng pháo binh tiếp tục bắn phá mãnh liệt vào các mục tiêu. Trung đoàn 165 được tăng cường 6 xe tăng và 2 pháo 85, 11 khẩu 105 (thu được của địch) chi viện hỏa lực đột phá theo hướng đường 10, lần lượt tiêu diệt các ổ đề kháng, đánh chiếm ngã ba Tư Hiền và bãi để xe. Trung đoàn 141 có 4 xe tăng hỗ trợ đánh chiếm khu vực bắc sân vận động tiến về hướng Dinh tỉnh trưởng. Địch dùng máy bay oanh tạc dữ dội, bộ đội ta phải dừng lại đào công sự. Phía đông sau khi chiếm được trại Lê Lợi, Trung đoàn 271 qua cầu Sông Bé, tốc độ tiến công cũng bị chậm lại do địch chống trả quyết liệt. Vào lúc 10 giờ sáng, máy bay lên thẳng của địch liều lĩnh luồn qua lưới lửa phòng không đổ 2 đại đội thuộc Liên đoàn biệt kích 81 xuống đồi Bắc Son, cầu Đắc Lung và gần Tòa thị chính, bị pháo binh ta bắn cấp tập, 1/3 quân địch bị tiêu diệt, số còn lại chạy tán loạn. Sự phản công kịp thời của pháo binh và Trung đoàn 16 xuất hiện đã bẻ gãy ý đồ dùng trực thăng đổ quân xuống Sông Bé của địch.
     Đến chiều ngày 4/1 ta đã chiếm được 2/3 thị xã, lực lượng còn lại của địch co cụm ở hai khu vực chính là Trung tâm hành quân và Dinh tỉnh trưởng. Quân ta cũng bị tổn thất khá lớn, trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 lệnh cho pháo vào sâu hơn, chi viện hỏa lực cho bộ binh đồng thời điều chỉnh lại các trận địa pháo cao xạ kiên quyết không để cho máy bay lên thẳng đổ quân xuống và hất máy bay cường kích của địch lên cao không cho chúng ném bom vào trận địa ta.
      Sáng ngày 5/1 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 141, được tăng cường 4 xe tăng, tiến theo trục đường 10 tiêu diệt các chốt địch ở khu vực hồ Long Thủy, xe tăng xuất hiện trong thị xã làm cho quân địch náo loạn. Bộ binh ngồi trên xe tăng tiến theo đường Mai Văn Mừng, đường Cách Mạng chọc thẳng vào trung tâm thị xã, đánh chiếm Ty cảnh sát. Trận chiến trở nên rất quyết liệt, lúc này Đại đội 7 chỉ còn lại 8 cán bộ chiến sỹ trụ lại ở Ty ngân khố, liên tục đánh lui nhiều đợt phản công của địch (sau này Đại đội 7 được phong tặng đơn vị anh hùng).
      Để nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu, lực lượng dự bị chiến dịch là Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 được lệnh xông trận, dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Lê Tấn Cẩm và Chính ủy Lê Giao, được tăng cường 10 xe tăng phối hợp với Trung đoàn 141, 165 cùng đánh thẳng vào trung tâm thị xã, đập tan các ổ kháng cự của địch trên đường Cách Mạng, Đinh Tiên Hoàng. 9 giờ 30 ngày 6/1, Đại đội 7 Trung đoàn 2, Đại đội 7 Trung đoàn 141 hợp thành 1 mũi tấn công Dinh tỉnh trưởng. Sau hơn 1giờ chiến đấu, lá cờ Quyết chiến, quyết thắng tung bay trên Dinh tỉnh trưởng Phước Long (người cắm cờ là chiến sỹ Nguyễn Văn Hoan, Đại đội 7, Trung đoàn 141). Những tên sống sót cố bỏ chạy bị pháo binh ta tiêu diệt và bị Trung đoàn 201, 271 bắt làm tù binh. Đến 19 giờ, hầm ngầm trong Sở chỉ huy hành quân, vị trí cố thủ cuối cùng của địch bị diệt. Thị xã Phước Long được giải phóng.
      Đòn nắn gân chiến lược
      Tỉnh Phước Long hoàn toàn giải phóng, là tỉnh nằm ngay cửa ngõ Sài Gòn - một vị trí chiến lược rất quan trọng bị quân cách mạng đánh chiếm, nhưng Mĩ-Ngụy phản ứng lúng túng. Mĩ dọa can thiệp trở lại. Ngụy hò hét tự thủ, tái chiếm. Song, thế và lực đã khác, Mĩ đã rút quân, Ngụy suy yếu. Chiến thắng Phước Long vang đến Hà Nội, khi công cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc lên tầm cao nhất. Lãnh đạo Đảng, nhà nước, quân đội ta đang bàn kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, đã làm nức lòng mọi người. Một cục diện mới của chiến trường mở ra sau chiến thắng của chiến dịch Đường 14- Phước Long. Bộ Chính trị nhận định: “Mĩ rút lực lượng chiến đấu ra khỏi chiến trường thì khó có thể quay trở lại. Tình hình miền Nam, nội tình nước Mĩ và thế giới không cho phép Mĩ làm việc đó”. Đây là một nhận định quan trọng, một trong những căn cứ để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược hoàn toàn giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chiến thắng Phước Long là đòn nắn gân chiến lược để biết rõ địch, ta, tạo đà cho thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và các chiến dịch khác, dẫn đến Đại thắng mùa xuân năm 1975.
                                                                                                           DUY HIẾN
 
Hình ảnh chiến sĩ Giải phóng quân - Mỗi Bước Ta Đi

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 14 – PHƯỚC LONG

Chiến dịch Đường 14– Phước Long diễn ra trong thời kỳ cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1974 – 1975) là trận đụng độ quân sự giữa quân giải phóng miền Nam Việt Nam và quân lực Việt Nam Cộng Hòa  diễn ra trên địa bàn tỉnh Phước Long. Kết quả quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi, giải phóng toàn tỉnh Phước Long. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa như một trận trinh sát chiến lược, một trận thăm dò phản ứng của địch.
Thắng lợi Đường 14 – Phước Long  còn là sự tổng hợp của nhiều yếu tố trong đó then chốt là biết lựa chọn cách đánh, thời điểm đánh, địa hình và vận dụng sáng tạo chiến lược chiến đấu.... .Tất cả đó tạo nên 1 nghệ thuật với nhiều nét đặc sắc, độc đáo của quân đội và điều đó được thể hiện như sau:
1. Lựa chọn địa bàn và hướng chiến dịch đúng đắn, phù hợp:
 Vào thời điểm cuối 1974, Bộ chính trị đã phân tích và thấy được trên chiến trường B2 nói chung và chiến trường miền Đông Nam Bộ nói riêng có những khó khăn và thuận lợi của ta và địch.
Vũ Nguyệt 01.pngẢnh: Hành quân về giải phóng Phước Long – Nguồn Bảo tàng tỉnh Bình Phước
Đối với địch: Bộ chính trị phân tích, khi ta chưa mở chiến dịch Phước Long nhìn chung vào cuối năm 1974 địch ở trong tư thế bị động, sa sút toàn diện, co về phòng thủ là chính trong lực lượng quân chủ lực luôn phải dàn mỏng, lực lượng cơ động chiến lược phải sa lầy, lực lượng địa phương lỏng lẻo. Chính vì vậy, trên địa bàn tỉnh Phước Long chủ yếu giao cho lực lượng bảo an chúng cho rằng Phước Long là hướng thứ yếu trong hoạt động mùa khô 1974 – 1975. Nhận định được tình hình đó của địch nếu  ta mở chiến dịch Đường 14 – Phước Long sẽ làm cho địch bị lúng túng, bị động. Đồng thời Bộ chính trị cũng xác định nếu địch bị mất Phước Long thì đây sẽ là một đòn choáng váng về quân sự, chính trị và tinh thần, mất Phước Long địch không chỉ bị thất thủ về quân sự mà còn kéo theo mất thế về chính trị, ngoại giao, gây hoang mang dao động, tạo ra trạng thái tâm lý hoảng sợ. Đồng thời giặc bị chặn hành lang giao thông đến các tỉnh Bắc Sài Gòn và Nam Tây Nguyên.
Về phía ta: Bộ chính trị đã sớm nhận thấy được vị trí, tầm quan trọng của Phước Long. Ta xác định vai trò, vị thế Phước Long có địa hình đồi núi, rừng tự nhiên và rừng cao su tương đối bằng phẳng và kín đáo đây sẽ là nơi dấu, ém quân chiến lược, là bàn đạp của các binh đoàn chủ lực để chọc thủng vùng trung tuyến tiền duyên Sài Gòn trên hướng Đông Bắc. Để tiến thẳng vào Sài Gòn, vùng nam Sông Bé, Đồng Xoài là vị trí dừng chân của các binh đoàn tiến công từ hướng Bắc hơn nữa Phước Long cũng chính là áng ngữ hành lang vận tải của quân giải phóng miền Nam Việt Nam qua Lào, Campuchia. Chiếm được Phước Long thì chúng ta cũng có thể chia cắt thế liên hoàn các vùng, cô lập vùng Lộc Ninh với các vùng, khống chế giao thông địch vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ. Chính vì vậy, ta quyết địch mở chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
Việc Xác định, đánh giá địa bàn mở chiến dịch như trên là chính xác nhưng thắng lợi của chiến dịch còn phụ thuộc vào chọn hướng tiến công ở chiến dịch, cụ thể ở Đường 14 – Phước Long địch phòng thủ theo 3 tuyến từ ngoài vào trong vì vậy quá trình thực hiện chiến dịch ta cũng hình thành 3 đợt chiến đấu. Mỗi đợt ta chọn khu vực tương đối nhỏ, trên mỗi khu vực đó ta đã xác định chính xác các hướng tiến công, hướng chủ yếu đánh vào nơi then chốt nhất của địch. Đợt 1 ta chọn hướng từ Bù Đăng đến Bù Na, hướng chủ yếu là Bù Đăng, đợt 2 ta chọn khu vực Đồng Xoài là hướng chính bởi vì đây là vị trí quan trọng nhất của địch, đánh chiếm Đồng Xoài sẽ cô lập được thị xã Phước Long. Trong đợt 3 khu vực tiến công là chi khu Phước Bình và thị xã Phước Long. Từ đó hình thành thế trận bao vây, chia nhỏ, cô lập từng mục tiêu địch trên đường 14 tạo thế chủ động đưa địch vào thế bị động.
 Việc chọn địa bàn, hướng tiến công như vậy ta đã biết đặt Phước Long – Đường 14 vào những ý định chiến lược lớn, xa hơn mà trong thời điểm đó địch chưa đánh giá được thực tiễn diễn biến chiến dịch. Điều đó đã được chứng minh, khi ta tiêu diệt các mục tiêu: Bù Đăng, Bù Na và uy hiếp Đồng Xoài trên chiến trường địch vẫn chủ quan cho rằng đó chỉ là hoạt động phối hợp chiến trường của các đơn vị nhỏ và địa phương. Cho đến khi ta mở đợt tiến công Đồng Xoài đánh chiếm Phước Long và sau đó giải phóng toàn tỉnh Phước Long thì địch mới bất ngờ và phản ứng yếu ớt.
Bằng thắng lợi ta thu được ở chiến dịch này cho thấy việc Bộ chính trị quyết địch mở chiến dịch Đường 14 – Phước Long là hoàn toàn đúng đắn, chính xác và đúng thời điểm. Đây cũng chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự mà Bộ chính trị đã sử dụng trong chiến dịch, góp phần tạo nên một nét đặc sắc trong nghệ thuật đánh giặc về việc chọn địa điểm, chọn hướng của quân đội ta.
2.Tạo lập thế trận chiến dịch vững chắc, chuyển hóa linh hoạt luôn đánh địch ở thế chủ động giành thắng lợi:
Vũ Nguyệt 01 - 2.png
Ảnh: Truy kích địch trong thị xã Phước Long ngày 05/1/1975 – nguồn Bảo tàng tỉnh Bình Phước
Trước khi chiến dịch Đường 14 – Phước Long diễn ra để giữ được bí mật ý định hành động của ta trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch cũng như kế hoạch chiến lược trong năm 1975, Bộ tư lệnh chiến dịch chủ trương đẩy mạnh hoạt động nghi binh: cho Tây Ninh hoạt động mạnh trước, dùng trung đoàn 16 và lực lượng địa phương có cả xe tăng, pháo xe kéo tiến công suối Đá, đặc công đánh  chiếm trung tâm, trinh sát truyền tin trên đỉnh núi Bà Đen, cho Sư đoàn 9 và một bộ phận của Sư đoàn 7 hoạt động trên đường số 7 và số 16 thu hút sự chú ý của quân đoàn 3 ngụy  làm cho địch rơi vào tình trạng lo sợ cho Tây Ninh. Tận dụng sơ hở của địch các lực lượng chiến dịch bí mật triển khai thế trận hiểm hóc, vững chắc trên các hướng. Thực hiện chỉ đạo của chiến lược là tiết kiệm lực lượng và không để địch phát hiện nên phải triển khai bí mật, toàn diện. Do đó, chiến dịch đã tích cực triển khai trên các hướng. Nhờ thực hiện chỉ đạo nghi binh mà trong đợt 1 ta đánh hướng chủ yếu Bù Đăng và Bù Na địch nhanh chóng bị mất hai vị trí này mà không phản ứng gì, Đồng Xoài bị cô lập, ta cũng thu được số chiến lợi phẩm để phục vụ cho các đợt tiếp theo mà lực lượng quân giải phóng vẫn được bảo toàn. Chớp thời cơ ta chuyển sang đánh đợt 2 vào Đồng Xoài, trong đợt 2 ta giải quyết nhanh Đồng Xoài và tuyến 2, thị xã Phước Long bị uy hiếp nhưng địch chỉ tăng cho đây 1 tiểu đoàn số lượng địch chi viện tương đối ít không đủ sức để kháng cự.
Cùng với đó là liên tục tạo thế và phát triển nhanh thế trận chiến dịch cũng là nét đặc sắc. Gần cuối đợt 1 ta cho Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 cơ động, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 429 cùng 1 bộ phận hỏa lực triển khai ở Bù Đốp để hình thành trước hướng tiến công thứ yếu đợt 2. Trong khi địch bị thu hút về hướng Bù Đốp và tập trung lo giữ Tây Ninh với thế trận được triển khai trước ta nhanh chóng bao vây, tiến công chi khu quân sự Đồng Xoài tại đây địch bị cô lập, tinh thần giảm sút nên chỉ sau 5 giờ ta làm chủ Đồng Xoài. Phát huy lợi thế đợt 2 ta lại cho Trung đoàn 12 thuộc Sư đoàn 7 lên phía Nam Phước Bình để tạo thế cho đợt 3. Trong đợt 3 bao vây tiến công thị xã đưa trung đoàn 2/Sư đoàn 9 lực lượng dự bị vào đẩy mạnh tốc độ tiến công. Nên trong đợt 3 từ bước 1chuyển sang bước 2 hầu như không có khoảng cách thời gian. Nhờ biết tạo thế trong quá trình chiến đấu nên trong chiến dịch Phước Long ta phát triển nhanh và giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long.
3.Vận dụng cách đánh sáng tạo đây cũng là nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong tác chiến chiến dịch Đường 14 – Phước Long.
Trong chiến dịch ta sử dụng cách đánh lần lượt từ ngoài vào trong, vừa đánh, vừa thăm dò địch, lần lượt tiến công từng mục tiêu kết hợp sử dụng lực lượng tăng dần từng bước cách đánh này lại được giữ bí mật ý định chiến dịch, vì rải rác chỗ nào cũng đánh nên địch không phán đoán ra được hướng tập trung của chiến dịch, cụ thể:
Ở Bù Đăng: Trước hết tập trung diệt 2 căn cứ chính là chi khu và căn cứ sau khi tiêu diệt xong toàn bộ chốt dân vệ và cả chốt bảo an trên Đường 14 đều tan rã.
Ở Đồng Xoài: Ta tiêu diệt chi khu xong dùng đó làm bàn đạp phát triển chiến đấu các mục tiêu xung quang trong vòng nửa ngày.
Ở cụm thị xã Phước Long ta hình thành 2 bước: Bước 1 tiêu diệt chi khu Phước Bình và Bà Rá, bởi vì chi khu Phước Bình có sân bay ta có thể khống chế diệt máy bay địch, khống chế trên không, không cho máy bay địch đổ quân xuống thị xã Phước Bình và núi Bà Rá. Bước 2 đánh vào thị xã. Đây chính là cách đánh sáng tạo trong chiến dịch để đưa đến sự thành công trong chiến dịch.
Ở chiến trường B2, lần đầu tiên chủ lực của ta vận dụng cách đánh hợp đồng binh chủng đánh chiếm thị xã có cấu trúc tương đối kiên cố, ta sử dụng 1 tiểu đoàn xe tăng, 6 khẩu 130 ly, pháo 122 ly, 105 ly. Ở đây ta sử dụng phương pháp đánh bằng hợp đồng binh chủng chủ yếu là bộ binh, xe tăng, pháo lớn. Bằng cách đánh hợp đồng binh chủng đầu tiên của quân đoàn tham gia chiến dịch với tinh thần quyết tâm cao, xử lý tình huống linh hoạt đã luôn tạo thời cơ chủ động tiến công tiêu diệt, giành thắng lợi rực rỡ.
Như vậy, Chiến dịch Đường 14 – Phước Long ta đã biết tập trung thời gian trí tuệ, sức lực giải quyết dứt điểm khâu quan trọng nhất trong thế “ Nhàn thắng sức mỏi” theo truyền thống nghệ thuật quân sự dân tộc. Bộ đội ta càng đánh càng mạnh, chiến thắng càng dồn dập làm rung động toàn bộ chiến dịch từ lúc mở màn đến lúc kết thúc. Trong cách đánh đầy biến hóa làm cho địch không phán đoán nổi để đỡ đòn. Ta liên tục tấn công, vừa đánh, vừa thăm dò, phát triển từ nhỏ tới to, từ từ tới ồ ạt luôn luôn hợp lý đem đến thắng lợi cho chiến dịch. Giải phóng được mở rộng, tạo ra vùng đất đai rộng lớn, nối liền tuyến vận tải “ Đường mòn Hồ Chí minh” trên núi rừng Trường Sơn từ Bắc vào Nam, liên hoàn với vùng biên giới Campuchia và Tây Nguyên. Sau chiến thắng Phước Long, thế và lực của ta trên chiến trường miền Nam nói chung và miền Đông Nam Bộ nói riêng càng lớn mạnh. Tạo bước phát triển, thắng lợi cho đại thắng mùa Xuân 1975.
Qua đây ta thấy nghệ thuật quân sự trong chiến dịch là cách đánh không phải là mới trong lịch sử đánh giặc của dân tộc ta nhưng trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long lại là cách đánh sáng tạo, đúng đắn và chính xác tạo nên một nét sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật đánh giặc truyền thống của quân và dân ta./.
(*Trong bài có sử dụng tài liệu: “chiến thắng Phước Long” tài liệu hội thảo khoa học của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 – Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Bình Phước.)
Tác giả: Vũ Thị Nguyệt
 
Quân Đội VNCH Được Tổ Chức Như Thế Nào – Có Thực Sự Đứng Thứ 4 Thế Giới

Quân giải phóng Miền Nam và liều thuốc thử hạng nặng: Tiến công Phước Long - VNCH hoảng sợ

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt |

Quân giải phóng Miền Nam và liều thuốc thử hạng nặng: Tiến công Phước Long - VNCH hoảng sợ
Xe tăng cùng bộ binh tấn công vào Dinh tỉnh trưởng Phước Long ngày 6-1-1975. Ảnh tư liệu.

17h25 ngày 2.1.1975, trận tiến công bắt đầu. Quân đội VNCH hoảng sợ. Thê đội 1 xe tăng ta đã theo đường Đinh Tiên Hoàng vào đến chợ thị xã, chỉ còn cách dinh tỉnh trưởng không xa.

Mùa khô 1974-1975, chiến trường miền Nam đã có sự chuyển biến quan trọng. Sau khi quân Mỹ rút, Quân đội Việt Nam cộng hòa (VNCH) nhanh chóng suy yếu về nhiều mặt. Kết hợp với mặt trận chính trị và ngoại giao, lực lượng cách mạng đang thắng thế.
Trong bối cảnh đó, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình "Ta đã thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi, tạo nên những yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn", đồng thời quyết định đẩy mạnh các hoạt động trong mùa khô 1975.
Chiến dịch Đường 14 - Phước Long - Chiến dịch mở đầu cho Mùa Xuân lịch sử 1975
Thực hiện chỉ đạo của trên, cuối tháng 11-1974, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở đợt hoạt động mùa khô 1974-1975 ở miền Đông Nam Bộ với nội dung: Hoàn chỉnh khu giải phóng, nối liền hành lang chiến lược từ biên giới xuống bờ biển, xây dựng căn cứ địa vững chắc, liên hoàn, tạo thế bao vây Sài Gòn…
Trong hồi ký "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại:
"Về mục tiêu của chiến dịch, đã có một cuộc tranh luận sôi nổi giữa Bộ Tổng Tham mưu với đoàn cán bộ B2. Các đồng chí ở B2 chủ trương trước hết đánh Đồng Xoài, chi khu quận lỵ và là vị trí then chốt của tỉnh Phước Long. Tiếp đó tiến đánh Phước Long, giành một chiến thắng mở đầu vang dội.
Các đồng chí Bộ Tổng Tham mưu, trước tình hình ta rất thiếu đạn, nhất là đạn súng lớn, chủ trương đánh Bù Đăng, Bù Na là những vị trí quan trọng hơn ở phía bắc Đồng Xoài để có thêm đạn pháo chiến lợi phẩm đánh Đồng Xoài.
Cuối cùng mọi người thống nhất ý kiến về kế hoạch tiến công và mục tiêu tiến công là Bù Đăng, Bù Na, Đồng Xoài và cả Phước Long, mặc dù lúc đầu Bộ Tổng Tham mưu không đặt ra nhiệm vụ đánh mục tiêu này".
Quân giải phóng Miền Nam và liều thuốc thử hạng nặng: Tiến công Phước Long - VNCH hoảng sợ - Ảnh 2.
Quân Giải phóng tấn công sân bay Phước Long ngày 07.1.1975.
Ngày 13.12-1974 chiến dịch bắt đầu. Quân giải phóng (QGP) Miền Nam đã tiến công mạnh mẽ quân địch trên đường 14, lần lượt giải phóng Bù Đăng, Bù Na, chi khu Bù Đốp, Châu Thành, chi khu Đồng Xoài, diệt các đồn bót trên tỉnh lộ 1A, giải phóng đoạn từ Phước Vĩnh lên Đồng Xoài.
Mất toàn bộ đường 14 và Đồng Xoài, tàn quân Sài Gòn dồn hết về thị xã Phước Long để phòng thủ. Lực lượng quân đội VNCH ở đây có khoảng 6 tiểu đoàn cùng với các đơn vị bảo an, dân vệ và cảnh sát vũ trang. Trang bị chính gồm 10 khẩu pháo 105, 155 mm và 1 chi đội xe thiết giáp V100...
Quân giải phóng Miền Nam và liều thuốc thử hạng nặng: Tiến công Phước Long - VNCH hoảng sợ - Ảnh 3.
Trong lúc địch đang hoang mang, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 hạ quyết tâm giải phóng Phước Long. Kế hoạch giải phóng Phước Long được Bộ Chính trị - lúc đó đang họp tại Hà Nội - chấp thuận. Bộ Chính trị còn cho phép sử dụng 1 đại đội pháo 130mm và 1 đại đội xe tăng tham gia chiến đấu.
Thị xã Phước Long cách Sài Gòn 120km về hướng đông bắc, có 50 ngàn dân. Địa hình xung quanh là rừng núi, phía Bắc và phía Đông bị con sông Bé bao bọc, phía Tây có suối Đắc Gion nên nếu dùng xe tăng chỉ có thể tiến công từ phía Nam lên. Trong khi đó, phía nam thị xã lại có chi khu Phước Bình và núi Bà Rá cao 763m án ngữ.
Để tiến công Phước Long, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định sử dụng Sư đoàn 7 (gồm 2 trung đoàn 12 và 14) được tăng cường Đại đội xe tăng 1 tiến công trên hướng chủ yếu từ phía Nam lên; Trung đoàn 271 tiến công trên hướng thứ yếu (Đông Nam) và Trung đoàn 16 (thiếu) tiến công trên hướng phối hợp (Tây Bắc).
Trận đánh bắt đầu lúc 6h10 ngày 31.12.1974 bằng việc tiến công Chi khu Phước Bình. Ngay trong ngày, QGP đã làm chủ chi khu Phước Bình song buộc phải ngừng tiến công vì phải dò gỡ mìn trên đoạn đường từ chi khu về thị xã.
17h25 ngày 2.1.1975, trận tiến công vào thị xã bắt đầu. Quân đội VNCH hoảng sợ, chống cự yếu ớt. Thê đội 1 của xe tăng đã theo đường Đinh Tiên Hoàng tiến vào đến chợ thị xã, chỉ còn cách dinh tỉnh trưởng không xa nhưng không có bộ binh đi cùng. Tuy nhiên, do e ngại rằng sẽ có 1 An Lộc mới nên xe tăng ta buộc phải quay ra.
Cũng trong ngày 2.1.1975, một cuộc họp khẩn cấp do Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Tại cuộc họp, Trung tướng Du Quốc Đống - Tư lệnh Quân Ðoàn 3 và Quân khu 3 nhận định rằng Quân Ðoàn 3 cần ít nhất một sư đoàn Bộ Binh hay Nhảy Dù để giải vây cho Phước Long.
Quân giải phóng Miền Nam và liều thuốc thử hạng nặng: Tiến công Phước Long - VNCH hoảng sợ - Ảnh 4.
Chiến sĩ Quân đoàn 4 cắm cờ “Quyết chiến quyết thắng” trên dinh Tỉnh trưởng Phước Long lúc 10 giờ 30 phút ngày 6-1-1975. Ảnh: Tư liệu
Kế hoạch của tướng Đống là dùng trực thăng vận để đưa sư đoàn này vào Phước Long và phải được sự yểm trợ tối đa bằng Không Quân chiến thuật. Sau đó Trung tướng Đống xin Tổng thống Thiệu cho từ chức vì ông cho rằng ông không có khả năng thay đổi tình hình tại Quân Khu 3.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bác bỏ lời xin từ chức của tướng Đống và lo lắng hơn nữa về kế hoạch tăng cường lực lượng để giữ Phước Long. Kế hoạch này được xem xét rất kỹ lưỡng nhưng cuối cùng bị bãi bỏ vì Bộ Tổng Tham Mưu không còn đơn vị tổng trừ bị nào trong tay.
Cuối cùng việc giải vây cho Phước Long được Bộ Tổng Tham Mưu giao cho Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 3 trực tiếp đảm trách với lực lượng sẵn có trong tay. Tướng Đống quyết định tung 2 đại đội của Liên đoàn Biệt cách dù 81 vào tiếp viện cho Phước Long.
Do nhiều nguyên nhân, trận đánh kéo dài qua ngày 5.1.1975 vẫn chưa kết thúc. Đêm 5.1.1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định tung lực lượng dự bị (Trung đoàn 2, Sư đoàn 9) cùng Đại đội xe tăng 10 (7 xe) vào trận.
Trận đánh bắt đầu sáng 6.1.1975. Lực lượng tiến công chia thành 2 mũi đồng loạt đánh vào thị xã. Một mũi theo đường Trần Hưng Đạo đánh vào dinh tỉnh trưởng, một mũi theo đường sân bay đánh vào Trung tâm hành quân và Tòa hành chính.
9 giờ 50 ngày 6.1.1975, QGP làm chủ dinh tỉnh trưởng và Tòa hành chính. Tuy nhiên, lính VNCH tại Trung tâm hành quân vẫn ngoan cố chống cự nên trận đánh phải kéo dài đến 17h30 QGP mới làm chủ hoàn toàn thị xã. Đến giờ phút đó, tỉnh Phước Long được giải phóng hoàn toàn.
Một trận đánh đạt được nhiều mục đích - Liều thuốc thử hạng nặng và đa năng
Về mặt quân sự, trong trận tiến công thị xã Phước Long QGP đã tiêu diệt 500 tên địch, bắt 1.179 tên, bắn rơi 12 máy bay, phá huỷ 10 xe cơ giới; thu 1.498 súng các loại, 190 máy thông tin, 80 xe cơ giới và một kho đạn đại bác trên 10.000 viên.
Đồng thời, qua trận đánh cho phép đánh giá một cách chính xác khả năng chiến đấu của quân đội VNCH ở thời điểm đó: Bị mất một tỉnh ngay sát nách Thủ Đô mà bất lực chứng tỏ sự rệu rã của quân đội VNCH.
Quan trọng hơn, giải phóng Phước Long đã mở rộng hành lang tiếp tế, hình thành nơi tiếp nhận, triển khai binh khí, kỹ thuật và cơ sở vật chất từ Trung ương xuống các chiến trường; đồng thời là địa bàn tập kết các cánh quân lớn tiến công vào Sài Gòn sau này.
Trận Phước Long cũng cho phép Quân đoàn 4 rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong tác chiến hợp đồng binh chủng và tác chiến ở đô thị, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Bài học lớn nhất từ trận chiến này là vấn đề sử dụng lực lượng và hiệp đồng chiến đấu. Nếu sử dụng tập trung nhằm vào mục tiêu chủ yếu, đồng thời hiệp đồng chặt chẽ hơn giữa bộ binh với xe tăng thì trận đánh đã kết thúc sớm hơn.
Quân giải phóng Miền Nam và liều thuốc thử hạng nặng: Tiến công Phước Long - VNCH hoảng sợ - Ảnh 5.
Bộ Tư lệnh chủ lực Miền tiến công giải phóng cứ điểm Bộ Chỉ huy Cảnh sát VNCH ở Phước Long. Ảnh tư liệu.
Về chính trị, việc để mất Phước Long đã gây ra những suy sụp về tinh thần trong quân đội cũng như chính trường Sài Gòn. Đại tá Phạm Bá Hoa, phụ tá hành quân của đại tướng Cao Văn Viên nhận xét:
"Có thể nói tất cả chúng tôi đều bàng hoàng. Không khí lo ngại bao trùm, ưu tư đè nặng mọi người. Cái chính là thất bại Phước Long đã nói lên thế và lực của Quân lực Việt Nam Cộng hoà. Chỉ mới bị đánh một điểm mà đã không còn lực lượng để đối phó, hỏi bị đánh mạnh nhiều nơi thì sẽ ra sao? Tình hình đó đã dồn chúng tôi đến sự hoang mang, bi quan".
Trận tiến công Phước Long cũng là một liều thuốc thử để kiểm tra đánh giá khả năng tái can thiệp của quân Mỹ vào chiến trường Việt Nam. Và kết quả phía Hoa Kỳ không có phản ứng gì hơn là điều một hạm đội vừa phải đến Biển Đông với những mục tiêu không rõ ràng là đe dọa hay thực sự tham chiến trở lại.
Mục đích đó được giải đáp trong lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James R. Schlesinger trước báo chí: "Đây chưa phải là một cuộc tiến công ồ ạt của Bắc Việt Nam" và thông báo của Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Graham Martin với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Việc yểm trợ của Hoa Kỳ lúc này là chưa được phép".
Trước những diễn tiến đó, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và QGP miền Nam đã rút ra kết luận: "Người Mỹ không còn muốn can thiệp vào miền Nam Việt Nam nữa". Trên cơ sở đó đã hạ quyết tâm giải quyết cuộc chiến này trong vòng 2 năm 1975-1976.
Và thực tế đã diễn ra nhanh hơn những gì họ dự định!


 
Kế Hoạch Phòng Thủ Sài Gòn Của QL VNCH Dưới Sự Chỉ Đạo Của Tướng Mỹ Siêu Đẳng

Giải mật kế hoạch phòng thủ Sài Gòn 1975 của tướng Mỹ Weyand


Những ngày cuối tháng 3/1975, chính quyền Mỹ đã điều tướng Frederick C. Weyand sang gấp Sài Gòn để tìm cách kéo dài “cơn hấp hối” của VNCH.
Ngày 28/3/1975, Tổng tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ, nguyên là chỉ huy quân sự tối cao của Mỹ tại Nam Việt Nam trước khi có Hiệp định Paris, tướng Frederick C. Weyand cùng những chuyên gia hàng đầu về Việt Nam sang Sài Gòn thực hiện công vụ do Tổng thống Gerald Ford trực tiếp giao phó là nghiên cứu tình hình miền Nam nguy cấp đến mức nào để có giải pháp ứng phó. Sở dĩ có quyết định này là do vào thời điểm ấy, một số thành phố quan trọng từ Nha Trang ra Huế đã bị quân giải phóng làm chủ. Sài Gòn liên tục bị đe dọa từ nhiều phía. Thiệu liên tục hối thúc Mỹ tăng cường viện trợ vũ khí cho Nam Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Kissinger đã trình lên Tổng thống Mỹ Ford gói tài trợ cho Nam Việt Nam ở mức 722 triệu USD, nhưng chưa đến thời điểm Quốc hội Mỹ xem xét. Trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn liên tục bị đe dọa, thì việc Tổng thống Ford cử Weyand sang là hết sức cần thiết cho cả hai bên.
Tin tức về nhiệm vụ của phái đoàn Weyand khiến giới chóp bu Sài Gòn phấn khởi, hy vọng Mỹ viện trợ quân sự khẩn cấp và trước mắt máy bay B-52 của Mỹ có thể trở lại Việt Nam. Cùng với việc Weyand sang Sài Gòn. Mỹ lập cầu hàng không khẩn cấp chuyển vũ khí từ Băng Cốc sang Nam Việt Nam. Để trấn an quân ngụy Sài Gòn, tàu sân bay USS Hancock (CV/CVA-19) cùng với 300 lính thủy đánh bộ Mỹ tiếp cận Nam Việt Nam. Một bộ phận Hạm đội 7 rập rình trên biền Đông, sẵn sàng ứng phó. Truyền thông Sài Gòn rùm beng về việc vũ khi viện trợ Mỹ vào miền Nam… Coi đây là thời cơ có một không hai. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiết lộ hết cho phái đoàn Weyand những bức thư cam kết mật của cựu Tổng thống Richard Nixon gửi riêng cho Thiệu, lâu nay vẫn được giữ kín. Thiệu khẩn thiết kêu gọi nước Mỹ trở lại Việt Nam vì danh dự của những cam kết nước lớn.

Từ lúc đặt chân lên đất Sài Gòn, Weyand dành tất cả nghị lực ra để tìm một chiến thuật mới để có thể cứu Nam Việt Nam. Nhưng tướng Weyand và Đại sứ Graham Martin cùng nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm ra cách cứu Nam Việt Nam. Trong khi đó, từ lúc Weyand trở lại Sài Gòn thì Quân khu I và Quân khu II của ngụy sụp đổ. Weyand đã biết rằng, Nam Việt Nam đang nguy to.
Một thay đổi về “chiến lược cố thủ” của Thiệu. Thoạt đầu, Thiệu định đặt phòng tuyến bảo vệ Sài Gòn từ Tây Ninh ở phía Tây đến Nha Trang ở bờ biển. Nhưng nay, do quân giải phóng đã thâm nhập quá sâu vào phía Nam Quân khu II, nhất thiết phải thay đổi phòng tuyến ấy. Weyand đề nghị phòng tuyến mới chạy từ thị xã Phan Rang, bên bờ biển, đến Xuân Lộc. Weyand thống nhất với Nguyễn Văn Thiệu chủ trương cố giữ toàn bộ Quân khu 3, Quân khu 4 kể từ Phan Rang trở vào, tổ chức tuyến phòng thủ từ xa, cố giữ thế cầm cự cho tới mùa mưa, sau đó sẽ củng cố lực lượng còn lại, tổ chức phản công giành lại những khu vực đã mất. Tướng Weyand chỉ đạo củng cố vững chắc và tăng cường lực lượng phòng thủ mạnh tuyến Xuân Lộc – Phan Rang (thường được gọi là phòng tuyến Weyand), coi đây là mặt trận quyết định, đồng thời tăng cường phòng thủ tuyến đường 4 nam Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm hậu phương. Trong đó Xuân Lộc được coi là “cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn, nếu mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn.
Về yêu cầu chi viện máy bay chiến lược B-52, trước đó Nguyễn Văn Thiệu đã trực tiếp thỉnh cẩu nhưng phía Mỹ không đồng ý, biết vậy nên Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn Viên đề nghị với Weyand viện trợ cho một số loại bom có sức tàn phá mạnh như Daisy Cutter, CBU55… và được Weyand chấp thuận đem sang một số.
Biện pháp đầu tiên của Thiệu là đặt Phan Rang dưới quyền kiểm soát của tướng Toàn, tư lệnh Quân khu III. Toàn lại ra lệnh cho người bạn cũ là tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, nguyên tư lệnh Quân khu IV (bị thải hồi mùa Thu trước vì tham nhũng) thiết lập ở Phan Rang một sở chỉ huy tiền phương với một phần sư đoàn dù. Tiếp đó phải thu thập tàn quân những sư đoàn đã bị đánh tơi bời ở Quân khu I và Quân khu II. Tổ chức này rất ô hợp không thể chống lại đối phương. Việc chuyên chở thiết bị quân sự gặp nhiều khó khăn. Phải nhờ phái bộ quân sự Mỹ mới thực hiện được. Nhưng việc đó sẽ bị Bắc Việt Nam tố cáo là Mỹ lại vi phạm lệnh ngừng bắn vì đã cho cố vấn quân sự đến giúp quân Nam Việt Nam.
Trước khi rời Sài Gòn, Weyand hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sẽ hỗ trợ và trình bày trước Quốc hội Mỹ những yêu cầu của Thiệu. Nhưng trước khi Weyand về Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Schlesinger chỉ đạo thẳng Weyand không được hứa gì nhiều với chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vì không thể đảo ngược được tình thế và tinh hình đã trở nên quá tồi tệ.
Việc Weyand từ Sài Gòn trở về báo cáo những bức thư cam kết tối mật của Richard Nixon với Nguyễn Văn Thiệu và để đạt thỉnh cầu của Sài Gòn xin ném bom B-52, cung cấp loại bom sát thương lớn và viện trợ quân sự khẩn cấp, lại gây tranh cãi mới ở Quốc hội Mỹ, cả Nhà trắng lẫn Lầu Năm Góc. Trình bày trước ủy ban, tướng Weyand nói: “Nếu không có viện trợ bổ sung, Sài Gòn sẽ sụp đổ trong một tháng. Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger lấy danh nghĩa cá nhân, còn đưa ra một giả thuyết đen tối hơn. Theo ông, nếu cộng sản nắm chính quyền thì có thể hai trăm nghìn người Việt Nam sẽ bị gi.ế.t”.
Thấy rõ xu hướng thất bại không thể cứu vãn nổi, sau khi xem xét báo cáo, đề đạt của Weyand, Ngoại trưởng Kissinger đã phải thốt lên: “Sao họ không chết đi sớm hơn. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu họ sống vất vưởng”.
Một số nghị sĩ không thuộc phái “diều hâu” trong Quốc hội công khai buộc tội những “cam kết mật” của Nixon với Nguyễn Văn Thiệu, cho rằng những thỏa thuận ấy chưa bao giờ được thừa nhận về mặt pháp lý.
Thời điểm này Tồng thống Ford đang vướng vào yêu cầu chiến lược tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai theo tinh thần phải chấm dứt chiến tranh và xoa dịu dư luận trước cuộc bầu cử năm 1976. Nếu kéo dài chiến tranh, mọi trách nhiệm sẽ đỏ lên đầu Ford. Vì vậy, dù muốn hay không. Tổng thống Ford vẫn phải tỏ thái độ phù hợp với xu hướng phần lớn cử tri Mỹ, phần lớn nhân vật tai mắt trong Quốc hội và Chính phủ là Mỹ nhảy vào lại Việt Nam, Mỹ cũng không thể đảo ngược được tình thế đang sụp đồ hoàn toàn của chế độ Sài Gòn. Vấn đề cấp bách hơn lúc này là phải đưa những người Mỹ còn lại ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Thực tế thì kế hoạch phòng thủ của Weyand đã gây không ít khó khăn cho quân giải phóng. Bởi ngay sau khi Weyand về nước ít lâu, nhất là khi Phan Rang thất thủ, Xuân Lộc bị đe dọa thì tình hình Sài Gòn còn nguy cập hơn rất nhiều. Sau hai ngày 9 và 10/4/1975, một trung đoàn quân giải phóng đã chọc thủng phòng tuyến Xuân Lộc, vào thị xã. Đêm sau, lực lượng chính phủ gồm 25.000 người, gần một phần ba quân đội Nam Việt Nam, phản công lấy lại. Cũng trong các trận chiến đấu bảo vệ Xuân Lộc, được sự giúp đỡ của kỹ thuật viên phái bộ quân sự Mỹ, phi công Nam Việt Nam đã lắp vào máy bay một loại bom đặc biệt do Von Marbod và Weyand đưa sang: đó là bom CBU. 55. Loại bom này đã gây ra nhiều thương vong lớn cho bộ đội ta. Sau đó, quân VNCH được Mỹ hà hơi tiếp sức còn đem nhiều máy bay chở bom Daisy Cutters phát quang 750kg và bom bi 250kg ném xuống các đơn vị quanh Xuân Lộc.
Như vậy, cho dù Weyand có cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa, cho dù có xây dựng “phòng tuyến Weyand” kiên cố thì sự thật là vẫn bị thất bại cay đắng khi chính quyền VNCH phải đầu hàng vô điều kiện vào ngày 30/4/1975.
Theo KIẾN THỨC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét